Bai giang quan tri nhan luc (post by Vu Van Hoa)
<h2 class="h-slideshow-title" style="margin: 61px 0px 15px; font-family: 'Helvetica Neue', Helvetica, Arial, sans-serif; color: #777777; text-rendering: optimizelegibility; font-size: 14px; line-height: 1.5; padding: 0px; border: 0px; text-align: start; background-color: #f6f5ef;"><span class="notranslate">Bài giảng quản trị nhân lực</span> — Document Transcript</h2>
<ul class="transcripts h-transcripts" style="padding: 0px; margin: 0px 180px 0px 0px; list-style: none; color: #3b3835; font-family: 'Helvetica Neue', Helvetica, Arial, sans-serif; text-align: start; background-color: #f6f5ef;">
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">1. Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC1.1. Khái niệm, vai trò và ý nghĩa của quản trị nhân lựcQuản trị nhân lực (Human Resource Management) liên quan đến hai vấn đề cơ bản “quảntrị” và “nhân lực”. Quản trị là quá trình làm cho những hoạt động được hoàn thành vớihiệu quả cao, bằng và thông qua người khác. Vấn đề quản trị có sự phối hợp giữa tínhkhoa học và nghệ thuật lãnh đạo. Về phương diện khoa học, quản trị gia thành công làngười nắm vững các kiến thức và kỹ năng quản trị. Về phương diện nghệ thuật, quản trịgia thành công là người có các năng lực bẩm sinh như thông minh, có tài thuyết phục, lôicuốn người khác làm theo, có khả năng mau chóng nắm bắt vấn đề và ra quyết định, dễhòa hợp với mọi người, tự tin, linh hoạt xử lý các tình huống trong thực tế,… Nhân lựccủa một tổ chức được hình thành trên cơ sở của các cá nhân có vai trò khác nhau và đượcliên kết với nhau theo những mục tiêu nhất định. Nhân lực khác với các nguồn lực kháccủa doanh nghiệp do chính bản thân của con người. Nhân viên có các năng lực, đặc điểmcá nhân khác nhau, có tiềm năng phát triển, có khả năng hình thành các nhóm hội, các tổchức công đoàn để bảo vệ quyền lợi của họ, có thể đánh giá và đặt câu hỏi đối với hoạtđộng của các quản trị gia, hành vi của họ có thể thay đổi phụ thuộc vào chính bản thân họhoặc sự tác động của môi trường xung quanh. Do đó, quản trị nhân lực khó khăn và phứctạp hơn nhiều so với quản trị với các yếu tố khác của quá trình sản xuất kinh doanh. Quản trị nhân lực nghiên cứu các vấn đề về quản trị con người trong các tổ chức ởtầm vi mô và có hai mục tiêu cơ bản: a. Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức. b. Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên được phát huy tối đa các năng lực cá nhân, được kích thích, động viên nhiều nhất tại nơi làm việc và trung thành, tận tâm với doanh nghiệp. Nghiên cứu quản trị nhân lực giúp cho nhà quản trị đạt được mục đích, kết quảthông qua người khác. Một quản trị gia có thể lập kế hoạch hoàn chỉnh, xây dựng sơ đồtổ chức rõ ràng, có hệ thống kiểm tra hiện đại, chính xác,… nhưng nhà quản trị đó vẫn cóthể thất bại nếu không biết tuyển đúng người cho đúng việc, hoặc không biết cách khuyếnkhích nhân viên làm việc. Để quản trị có hiệu quả, nhà quản trị cần biết cách làm việc vàhòa hợp với người khác, biết cách lôi kéo người khác làm theo mình. Nhiều khi các quảntrị gia có thế mạnh trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật nhưng lại không được đào tạo hoàn</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">2. chỉnh trong cách lãnh đạo nhân viên. Họ điều khiển giỏi và giành nhiều thời gian làmviệc với các máy móc, trang bị kỹ thuật hơn làm việc với con người. Thực tế cho thấy,một lãnh đạo giỏi cần phải giành nhiều thời gian nghiên cứu giải quyết các vấn đề nhânsự hơn các vấn đề khác. Nghiên cứu quản trị nhân lực giúp cho các nhà quản trị học đượccách giao dịch với người khác, biết tìm ra ngôn ngữ chung và biết cách nhạy cảm với nhucầu của nhân viên, biết cách đánh giá nhân viên chính xác, biết lôi kéo nhân viên say mêvới công việc, tránh được các sai lầm trong tuyển chọn, sử dụng nhân viên, biết cách phốihợp thực hiện mục tiêu của tổ chức và mục tiêu của các cá nhân, nâng cao hiệu quả của tổchức và dần dần có thể đưa chiến lược con người trở thành một bộ phận hữu cơ trongchiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Tầm quan trọng của quản trị nhân lực tăng mạnh trên toàn thế giới trong mấy thậpkỷ gần đây khi hầu hết các doanh nghiệp đều phải đối đầu với sự cạnh tranh gay gắt trênthị trường, vật lộn với cuộc suy thoái kinh tế và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng củanhân viên. Đặc biệt, trong nền kinh tế chuyển đổi, nơi mà các sản phẩm đã được hoạchđịnh, mọi người đã quen với việc đứng xếp hàng khi mua sắm, các nhà quản lý không hềcó ý tưởng về quản trị kinh doanh, kết quả là họ không có khả năng để ra quyết định,không có khả năng để chấp nhận rủi may, làm việc đơn thuần như một nhân viên hànhchính, vấn đề áp dụng và phát triển quản trị nhân lực được coi như một trong những điểmmấu chốt của cải cách quản lý. Việt Nam không phải là một trường hợp ngoại lệ. Quá trình chuyển đổi sang nềnkinh tế thị trường đã bộc lộ nhiều yếu kém trong quản lý kinh tế. Điều này được coi nhưmột trong những nguyên nhân quan trọng nhất cản trở kinh tế phát triển. Thêm vào đó,Việt Nam còn phải đối đầu với những vấn đề gay gắt của một đất nước sau chiến tranh vàmột nền kinh tế kém phát triển. Đất nước lâm vào tình trạng thiếu thốn đủ thứ, ngoại trừlao động không có trình độ lành nghề. Trong khi vấn đề này chưa kịp giải quyết xong,vấn đề khác đã xuất hiện. Cuộc đấu tranh khốc liệt vì tồn tại và phát triển trong hòa bìnhcó lẽ còn gay gắt và quyết liệt hơn nhiều so với cuộc đấu tranh với hai thế lực quân sựhùng hậu hàng đầu trên thế giới. Đổi mới quản lý kinh tế nói chung, quản trị nhân lực nóiriêng thực sự là nguồn tiềm năng to lớn thúc đẩy kinh tế phát triển và nâng cao mức sốngcho nhân dân. Tuy nhiên, khái niệm và thực tiễn áp dụng quản trị nhân lực không giống nhau ởcác quốc gia khác nhau. Trong một nền kinh tế chuyển đổi như ở Việt Nam, nơi trình độ</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">3. công nghệ, kỹ thuật còn ở mức độ thấp, kinh tế chưa ổn định và nhà nước chủ trương“quá trình phát triển phải thực hiện bằng con người và vì con người”, thì quản trị nhânlực là hệ thống các quan điểm, chính sách và hoạt động thực tiễn được sử dụngtrong quản trị con người của một tổ chức nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả tổchức và nhân viên.1.2. Chức năng, triết lý của quản trị nhân lực1.2.1. Các chức năng cơ bản của quản trị nhân lựcCác hoạt động liên quan đến quản trị nhân lực rất đa dạng và thay đổi trong các tổ chứckhác nhau. Tuy nhiên có thể phân chia các hoạt động chủ yếu của quản trị nhân lực theoba nhóm chức năng chủ yếu sau đây: (a) Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực: Nhóm chức năng này chú trọng vấnđề đảm bảo có đủ số lượng nhân viên với các phẩm chất phù hợp cho công việc củadoanh nghiệp. Để có thể tuyển được đúng người cho đúng việc, trước hết doanh nghiệpphải căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh và thực trạng sử dụng nhân viên trongdoanh nghiệp nhằm xác định được những công việc nào cần tuyển thêm người. Thực hiệnphân tích công việc sẽ cho biết doanh nghiệp cần tuyển thêm bao nhiêu nhân viên và yêucầu tiêu chuẩn đặt ra đối với các ứng viên là như thế nào. Việc áp dụng các kỹ năng tuyểndụng như trắc nghiệm và phỏng vấn sẽ giúp doanh nghiệp chọn được ứng viên tốt nhấtcho công việc. Do đó, nhóm chức năng tuyển dụng thường có các hoạt động: dự báo vàhoạch định nguồn nhân lực, phân tích công việc, phỏng vấn, trắc nghiệm, thu thập, lưugiữ và xử lý các thông tin về nguồn nhân lực của doanh nghiệp. (b) Nhóm chức năng đào tạo, phát triển: Nhóm chức năng này chú trọng việcnâng cao năng lực của nhân viên, đảm bảo cho nhân viên trong doanh nghiệp có các kỹnăng, trình độ lành nghề cần thiết để hoàn thành tốt công việc được giao và tạo điều kiệncho nhân viên được phát triển tối đa các năng lực cá nhân. Các doanh nghiệp áp dụngchương trình hướng nghiệp và đào tạo cho nhân viên mới nhằm xác định năng lực thực tếcủa nhân viên và giúp nhân viên làm quen với công việc của doanh nghiệp. Đồng thời,các doanh nghiệp cũng thường lập các kế hoạch đào tạo, huấn luyện và đào tạo lại nhânviên mỗi khi có sự thay đổi về nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc quy trình công nghệ, kỹthuật. Nhóm chức năng đào tạo, phát triển thường thực hiện các hoạt động như: hướngnghiệp, huấn luyện, đào tạo kỹ năng thực hành cho công nhân; bồi dưỡng nâng cao trình</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">4. độ lành nghề và cập nhật kiến thức quản lý, kỹ thuật công nghệ cho cán bộ quản lý và cánbộ chuyên môn nghiệp vụ. (c) Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực: Nhóm chức năng này chú trọng đếnviệc duy trì và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Nhóm chức năngnày gồm hai chức năng nhỏ hơn là kích thích, động viên nhân viên và duy trì, phát triểncác mối quan hệ lao động tốt đẹp trong doanh nghiệp. Chức năng kích thích, động viên liên quan đến các chính sách và các hoạt độngnhằm khuyến khích, động viên nhân viên trong doanh nghiệp làm việc hăng say, tận tình,có ý thức trách nhiệm và hoàn thành công việc với chất lượng cao. Giao cho nhân viênnhững công việc mang tính thách thức cao, cho nhân viên biết sự đánh giá của cán bộlãnh đạo về mức độ hoàn thành và ý nghĩa của việc hoàn thành công việc của nhân viênđối với hoạt động của doanh nghiệp, trả lương cao và công bằng, kịp thời khen thưởngcác cá nhân có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, có đóng góp làm tăng hiệu quả sản xuất kinhdoanh và uy tín của doanh nghiệp,… là những biện pháp hữu hiệu để thu hút và duy trìđược đội ngũ lao động lành nghề cho doanh nghiệp. Do đó, xây dựng và quản lý hệ thốngthang bảng lương, thiết lập và áp dụng các chính sách lương bổng, thăng tiến, kỷ luật,tiền thưởng, phúc lợi, phụ cấp, đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên lànhững hoạt động quan trọng nhất của chức năng kích thích, động viên. Chức năng quan hệ lao động liên quan đến các hoạt động nhằm hoàn thiện môitrường làm việc và các mối quan hệ trong công việc như: ký kết hợp đồng lao động, giảiquyết khiếu tố, tranh chấp lao động, giao tế nhân viên, cải thiện môi trường làm việc, ytế, bảo hiểm và an toàn lao động. Giải quyết tốt chức năng quan hệ lao động sẽ vừa giúpcác doanh nghiệp tạo ra bầu không khí tâm lý tập thể và các giá trị truyền thống tốt đẹp,vừa làm cho nhân viên được thỏa mãn với công việc và doanh nghiệp.1.2.2. Triết lý quản trị nhân lực Mỗi một tổ chức đối xử với người lao động theo một cách riêng của mình tùythuộc vào triết lý được xây dựng và duy trì trong đó. Chúng ta có thể hiểu là: Triết lý QTNL là những tư tưởng, quan điểm của ngườilãnh đạo cấp cao về cách thức quản lý con người trong tổ chức. Từ đó mà tổ chức có cácbiện pháp, chính sách về QTNL và chính các biện pháp, phương pháp quản lý đó có tácdụng nhất định tới hiệu quả, tinh thần và thái độ làm việc của người lao động.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">5. Triết lý QTNL trước hết phụ thuộc vào các quan điểm về yếu tố con người tronglao động sản xuất. Nếu điểm lại trong lịch sử nhân loại, bỏ qua quan niệm con người là động vật biếtnói ở thời kỳ nô lệ, thì còn có các quan niệm sau: Thứ nhất: "Con người được coi như một loại công cụ lao động". Quan niệm này lưuhành rộng rãi dưới thời kỳ của F. W. Taylor vào cuối thế kỷ thứ XIX khi các nhà tư bảntheo đuổi lợi nhuận tối đa đã kéo dài ngày lao động có khi tới 16 giờ, sử dụng rộng rãi laođộng phụ nữ và trẻ em. Quan niệm này cho rằng: Về bản chất đa số con người không muốn làm việc họquan tâm nhiều đến cái mà họ kiếm được chứ không phải là công việc họ làm. Ít ngườimuốn và có thể làm những công việc đòi hỏi tính sáng tạo, sự độc lập và tự kiểm soát. Vềthế, chính sách quản lý xác định là: người quản lý (đốc công) trực tiếp phải giám sát vàkiểm tra thật chặt chẽ những người giúp việc, phải phân chia công việc ra thành từng bộphận đơn giản lặp đi lặp lại, dẽ dàng học được. Con người có thể chịu đựng được côngviệc rất nặng nhọc, vất vả khi họ được trả lương cao hơn và họ có thể tuân theo các mứcsản lượng được ấn định. Kết quả là các phương pháp khoa học áp dụng trong định mứcvà tổ chức lao động, năng suất lao động đã tăng lên, những sự bóc lột công nhân cũngđồng thời gắn liền với tên gọi "chế độ vắt kiệt mồ hôi sức lực" của người lao động. Thứ hai: "Con người muốn được cư xử như những con người". Quan niệm này docác nhà tâm lý xã hội học ở các nước tư bản công nghiệp phát triển. Họ nhận thấy cácquan niệm trước khi quan tâm đến việc khai thác con người mà không chú ý đến các quyluật chi phối thái độ cư xử của con người khi họ làm việc. Quan niệm này lưu ý ngườiquản lý phải tạo ra một bầu không khí tốt, dân chủ, thông tin cho những người giúp việcvà lắng nghe ý kiến của họ. Đại diện cho quan niệm này là Elton Mayo. Thứ ba: "Con người có các tiềm năng cần được khai thác và làm cho phát triển".Quan niệm này cho rằng: Bản chất con người không phải là không muốn làm việc, họmuốn góp phần thực hiện mục tiêu, họ có năng lực độc lập sáng tạo. Chính sách quản lýphải động viên, khuyến khích con người để họ đem hết khả năng tham gia vào công việcchung. Mở rộng quyền độc lập và tự kiểm soát của họ sẽ có lợi cho việc khai thác cáctiềm năng trong con người. Đồng thời cũng xuất hiện những chính sách thương lượngthỏa thuận giữa chủ và thợ trên một số điểm nào đó.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">6. Tương ứng với ba quan niệm về con người lao động có 3 mô hình quản lý conngười: -Mô hình cổ điển. -Mô hình các quan hệ con người. -Mô hình các tiềm năng con người. Cũng có 3 thuyết: -Thuyết X. -Thuyết Y. -Thuyết Z. So sánh ba học thuyết về con người Thuyết X Thuyết Y Thuyết Z Cách nhìn nhận đánh giá về con người- Con người về bản chất là - Con người muốn cảm - Người lao động sungkhông muốn làm việc. thấy mình có ích và quan sướng là chìa khóa dẫn tới- Cái mà họ làm không trọng, muốn chia sẻ trách năng suất lao động cao.quan trọng bằng cái mà họ nhiệm và tự khẳng địnhkiếm được. mình.- Rất ít người muốn làmmột công việc đòi hỏi tínhsáng tạo, tự quản, sángkiến hoặc tự kiểm tra. Phương pháp quản lý- Người quản lý cần phải - Phải để cho cấp dưới - Người quản lý quan tâmkiểm tra, giám sát chặt thực hiện một số quyền tự và lo lắng cho nhân viênchẽ cấp dưới và người lao chủ nhất định và tự kiểm của mình như cha mẹ lođộng. soát cá nhân trong quá lắng cho con cái.- Phân chia công việc trình làm việc. - Tạo điều kiện để họcthành những phần nhỏ dễ - Có quan hệ hiểu biết và hành, phân chia quyền lợilàm, dễ thực hiện, lặp đi thông cảm lẫn nhau giữa thích đáng, công bằng,lặp lại nhiều lần các thao cấp trên và cấp dưới. thăng tiến cho cấp dướitác. khi đủ điều kiện.- Áp dụng hệ thống trật tựrõ ràng và một chế độkhen thưởng hoặc trừngphạt nghiêm ngặt. Tác động tới nhân viên</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">7. - Làm cho người lao động - Tự thấy mình có ích và - Tin tưởng, trung thànhcảm thấy sợ hãi và lo quan trọng, có vai trò nhất và dồn hết tâm lực vàolắng. định trong tập thể do đó công việc.- Chấp nhận cả những họ càng có trách nhiệm. - Đôi khi ỷ lại, thụ độngviệc nặng nhọc và vất vả, - Tự nguyện, tự giác làm và trông chờ.đon giản miễn là họ được việc, tận dụng khai tháctrả công xứng đáng và tiềm năng của mình.người chủ công bằng.- Lạm dụng sức khỏe, tổnhại thể lực, thiếu tính sángtạo. Và cũng có 3 trường phái. -Trường phái cổ điển (tổ chức lao động khoa học). -Trường phái tâm lý xã hội (trường phái các quan hệ con người). -Trường phái QTNL hiện đại (trường phái nguồn nhân lực).1.2.2.1 Trường phái cổ điển (tổ chức lao động khoa học) Người đứng đầu trường phái này là Frederick Wilson Taylor (1856-1915), một kỹsư người Mỹ. Ngoài ra còn có H. Fayol, Gantt, Gilbreth và một số người khác. Một số nguyên tắc quản lý con người của trường phái cổ điển: a. Thống nhất chỉ huy và điều khiển: một người cấp dưới chỉ nhận mệnh lệnh củamột người thủ trưởng (chef). Với nguyên tắc này, họ không thừa nhận có nhiều kênh,nhiều tuyến cùng chỉ huy, cùng ra lệnh trong sản xuất vì sẽ rối, sẽ chồng chéo, có khi còncạnh tranh lẫn nhau (về quyền lực, về uy tín). b. Phân công lao động và chuyên môn hóa các chức năng: thực hiện phân cônglao động thật tỉ mỉ, chia nhỏ công việc ra thành từng bộ phận, mỗi bộ phận giao cho mộtcông nhân, thực hiện trên một máy chuyên môn hóa. Mỗi chức năng đều được huấnluyện, đào tạo theo hướng chuyên môn hóa. c. Thực hiện phân chia những người trong doanh nghiệp ra làm hai bộ phận: mộtbộ phận làm công việc thiết kế sản phẩm, tổ chức sản xuất... gồm các kỹ sư, một bộ phậnchuyên thực hiện công việc gồm những người công nhân. d. Về mặt tổ chức: cần có sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý, quy chế, văn bản tổ chứcđối với mỗi doanh nghiệp.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">8. e. Tập trung quyền lực (điều khiển, chỉ huy) cho cấp cao nhất của doanh nghiệp,không phân tán quyền lực cho các cấp dưới. Làm như vậy ra quyết định nhanh, đỡ tốnthời gian và phương tiện. f. Tìm mọi biện pháp đạt được tính vô ngã (impersonalitics) trong tổ chức doanhnghiệp, không ai có thể lợi dụng để mưu cầu lợi ích riêng, đưa cái "tôi" vào công việcchung của doanh nghiệp. g. Tiêu chuẩn hóa và thống nhất các thủ tục (về hành chính, về quản lý). h. Thiết lập trật tự và kỷ luật nghiêm ngặt trong sản xuất. i. Lợi ích bộ phận phụ thuộc vào lợi ích chung. j. Công bằng, không thiên vị, khước từ mọi đặc quyền, đặc lợi. k. Phân tích hợp lý, khoa học mọi công việc. l. Nhà quản lý, các kỹ sư có nhiệm vụ tìm ra được con đường (phương pháp) tốtnhất để thực hiện công việc, rồi huấn luyện cho công nhân làm. m. Ưu tiên cho nguyên tắc chuyên gia: điều khiển doanh nghiệp là công việc củacác chuyên gia đã được đào tạo (kỹ sư, nhà kinh tế). Trường phái cổ điển này đã có những ưu điểm sau: • Đã đưa ra sự phân tích khoa học, tỉ mỉ mọi công việc. • Trên cơ sở đó, phân công lao động chặt chẽ, huấn luyện cho từng người thực hiện các phương pháp lao động khoa học. • Ấn định các mức lao động, các tiêu chuẩn thực hiện công việc. • Đưa ra cách trả công tương xứng với kết quả công việc (tiền lương theo sản phẩm, tiền thưởng). • Thiết lập trật tự, một kỷ luật lao động nghiêm ngặt trong sản xuất... Nhưng đồng thời cũng có một số nhược điểm lớn: • Không tin vào con người và đánh giá thấp con người (cho rằng bản chất con người là lười biếng, không muốn làm việc). • Vì họ không tin con người nên nhất thiết phải kiểm tra, kiểm soát họ từng giây, từng phút. • Buộc con người phải làm việc với cường độ lao động cao, liên tục, dẫn đến chỗ chóng suy nhược cơ thể, giảm khả năng làm việc. • Muốn hay không cũng xuất hiện sự chống đối giữa người lao động và nhà quản lý, với giới chủ.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">9. 1.2.2.2 Trường phái tâm lý - xã hội học Thuộc trường phái này gồm có: Argyris, Mac-Gregore, Likert, Maier, Lewin,Elton Mayo, Rogers, Maslow... Một số nguyên tắc quản lý con người của trường phái tâm lý xã hội. a. Phân bớt quyền lực và trách nhiệm cho cấp dưới, đặc biệt khi quy mô sản xuấtđã lớn, nếu quá tập trung sẽ làm mất quyền chủ động, sáng tạo của cấp dưới và gây tổnhại về thời gian. b. Tìm kiếm sự tham gia, đóng góp của mọi nhân viên cấp dưới vào công việcchung. c. Đánh giá cao vai trò động viên của người quản lý, điều khiển. d. Xây dựng các mối quan hệ dựa trên lòng tin cậy lẫn nhau hơn là dựa trên quyềnlực. e. Phát triển tinh thần trách nhiệm, tự kiểm tra. f. Phát triển công việc theo tổ, đội (một tập thể người), chú ý xây dựng các tập thểnày. g. Tạo ra bầu không khí tâm lý tốt đẹp trong lao động (đoàn kết, thân thiện, tránhđố kỵ, ghen ghét nhau). h. Chú trọng thông tin cho mọi người, đồng thời nhà quản lý phải liên lạc thườngxuyên với từng người (hiểu họ nghĩ gì, cần gì, có khó khăn gì). i. Tạo ra sự gắn bó, hưởng ứng, đồng cảm giữa người với người. j. Cần chú ý tới dư luận, đến các luồng tin tức trao đổi giữa những con ngườitrong doanh nghiệp để xử lý một cách khách quan và có lợi cho công việc chung. k. Đào tạo các nhà tâm lý học lao động, chịu trách nhiệm nghiên cứu, xây dựngcác mối quan hệ con người trong doanh nghiệp. l. Ưu tiên cho các quan hệ con người trong hoạt động: nhà quản lý, nhà tổ chứctrước tiên là phải là một nhà thực hành về tâm lý học, một người giỏi động viên và thôngtin, liên lạc với mọi người.1.2.2.3 Trường phái hiện đại (khai thác các tiềm năng con người) Trường phái này gồm Drucker, Chandler, Lewrence, Lorscho, Woodwward,March, Simon, Bennis, Beckhanrd, Hugo Munsterberg... Một trong số nguyên tắc quản lý con người của trường phái hiện đại:</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">10. a. Cách tiếp cận hệ thống: coi doanh nghiệp, bao gồm nhiều người là một hệthống mở, cần luôn thích ứng với môi trường (thị trường, công nghệ mới, luật pháp củaChính phủ, thị trường vốn...). b. Các bộ phận bên trong của tổ chức (những con người) phải được vận hành mộtcách thống nhất, gắn kết như một. c. Quản lý cần mềm dẻo, uyển chuyển để thích ứng với môi trường xung quanhluôn phát triển, biến đổi và có lúc không ổn định. d. Tìm cách cải thiện các điều kiện lao động và chất lượng cuộc sống của ngườilao động. e. Phát triển các hình thức mới về tổ chức lao động, làm phong phú các chứcnăng, các tổ, đội tự quản, các câu lạc bộ chất lượng cao... f. Giải quyết các vấn đề về kinh tế, về kỹ thuật trong doanh nghiệp không đượctách rời các vấn đề xã hội (có nghĩa là yếu tố con người). g. Bàn bạc, thuyết phục, thương lượng với con người để đạt được sự đổi mới, đặcbiệt chú ý đến bộ phận tích cực. h. Nhà quản lý phải có chiến lược, có đầu óc tổ chức, giỏi làm việc với con người,động viên, phát huy được khả năng của con người. Người ta thấy: -Trường phái hiện đại muốn phát triển tư tưởng quản lý của trường phái tâm lý - xã hội lên một mức cao hơn. -Họ đánh giá con người cao hơn nhiều so với trường phái tổ chức lao động khoa học, đặc biệt họ cho rằng con người có nhiều khả năng mà các nhà quản lý cần tìm cách khai thác, huy động vào sản xuất. -Họ coi con người như "một hệ thống mở, phức tạp và độc lập". Cần phải thấy rõ hệ thống đó khi điều khiển con người. -Tuy nhiên, muốn thỏa mãn con người trong lao động, trong cuộc sống cần có nhiều điều kiện. Như vậy: Triết lý QTNL thường ở điểm nào đó trong các quan niệm mô hình, các thuyết, các trường phái QTNL nói trên, do đó phải chú ý tính hợp lý của từng mô hình, trường phái. Điều này đòi hỏi những kiến thức quản lý con người và tài năng của từng người giám đốc, từng nhà kinh tế, nhà quản trị. Không có một công thức chung nào</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">11. áp dụng cho mọi lúc mọi nơi. Kinh nghiệm các nước công nghiệp phát triển ngày nay đều sử dụng kết hợp các mô hình, các thuyết trên vào quản lý con người một cách có chọn lọc. Triết lý QTNL của cán bộ lãnh đạo cao nhất ở tổ chức, ở doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng hoặc tác động trực tiếp đến cách thức QTNL của các nhà quản trị cấp dưới và tất nhiên tác động đến các quyết định QTNL. Khi hoạch định chính sách quản lý con người cần phải quan tâm đầy đủ đến những điểm sau:-Tôn trọng và quý mến người lao động.-Tạo ra những điều kiện để con người làm việc có năng suất lao động cao, đảm bảo yêucầu của doanh nghiệp.-Quan tâm đến những nhu cầu vật chất, tinh thần, đặc biệt là những nhu cầu về tâm lý, xãhội của con người.-Làm cho con người ngày càng có giá trị trong xã hội.-Thấy rõ được các mối quan hệ tác động giữa kỹ thuật, kinh tế, pháp luật, xã hội khi giảiquyết các vấn đề liên quan đến con người.-Quản lý con người một cách văn minh, nhân đạo, làm cho con người ngày càng có hạnhphúc trong lao động và trong cuộc sống. Đó là những điểm không phải dễ dàng thực hiện nhưng vẫn là những đòi hỏi mấuchốt đối với các nhà quản lý trong các tổ chức và các nhân viên chuyên môn về quản trịnhân lực trong thời đại hiện nay. 1.3. Phòng quản trị nguồn nhân lực 1.3.1. Vai trò của phòng quản trị nguồn nhân lực Mục đích cơ bản của phòng quản trị nguồn nhân lực là bảo đảm cho nguồn nhânlực của doanh nghiệp được quản lý và sử dụng có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, trong thựctiễn, bộ phận chuyên trách về nguồn nhân lực có thể có nhiều tên gọi, phải thực hiện cácchức năng khác nhau và có vai trò rất khác biệt trong các doanh nghiệp. Thông thường,vai trò của phòng quản trị nguồn nhân lực được thể hiện rõ trong các lĩnh vực sau đây: 1.3.1.1 Thiết lập hoặc tham gia thiết lập các chính sách nguồn nhân lực Cán bộ phòng nhân lực đề xuất cùng với các lãnh đạo trực tiếp soạn thảo ra cácchính sách, thủ tục cần thiết liên quan đến vấn đề quản trị nguồn nhân lực của tổ chức.Các chính sách này nên được viết thành văn bản, phát cho tất cả các quản gia và cán bộphòng quản trị nhân lực, đồng thời thông báo cho toàn bộ nhân viên biết. Các chính sáchnguồn nhân lực trong doanh nghiệp thể hiện tính đặc thù cho doanh nghiệp và rất khác</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">12. nhau, phụ thuộc vào ngành hoạt động, quy mô, đặc điểm, tính chất của doanh nghiệp,trình độ, năng lực và quan điểm của cán bộ lãnh đạo. Sau đây là một số các chính sáchnguồn nhân lực quan trọng nhất của doanh nghiệp: - Các chính sách về quyền hạn, trách nhiệm, quy chế hoạt động và làm việc chungcủa các phòng ban, nhân viên. - Các chính sách, quy chế về tuyển dụng - Các chính sách và chế độ về lương bổng, phụ cấp, khen thưởng, thăng tiến - Các chính sách đào tạo - Các quy chế về kỷ luật lao động và các quy định về phúc lợi, y tế công ty, cácquy định về an toàn vệ sinh lao động. 1.3.1.2. Thực hiện hoặc phối hợp cùng các lãnh đạo trực tuyến hoặc cácphòng ban khác thực hiện các chức năng, hoạt động quản trị nguồn nhân lực trongdoanh nghiệp Các hoạt động quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp rất đa dạng. Đại bộphận các hoạt động này có thể được thực hiện bởi phòng quản trị nguồn nhân lực hoặcphòng quản trị nguồn nhân lực phối hợp với các lãnh đạo trực tiếp hoặc các phòng bankhác cùng thực hiện. Hoạt động quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp1. Hoạch định nguồn nhân lực 15. Thu hút công nhân tham gia quản lý2. Phân tích công việc doanh nghiệp3. Mô tả công việc 16. Định giá công việc4. Phỏng vấn 17. Ký kết hợp đồng lao động5. Trắc nghiệm 18. Giải quyết khiếu tố lao động6. Lưu giữ hồ sơ nhân viên 19. Giao tế nhân sự7. Định hướng công việc 20. Thực hiện các thủ tục cho nhân viên thuyên chuyển, nghỉ việc, nghỉ hưu,…8. Đào tạo, huấn luyện công nhân 21. Thủ tục cho nhân viên nghỉ phép, nghỉ9. Bình bầu, đánh giá thu đua không ăn lương,…10. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán 22. Kỷ luật nhân viênbộ chuyên môn và quản lý 23. Các chương trình thúc đẩy sáng kiến,11. Quản trị tiền lương cải tiến kỹ thuật12. Quản trị các vấn đề về phúc lợi 24. Chương trình chăm sóc sức khỏe, y tế13. Quản trị tiền thưởng 26. Điều tra về quan điểm của nhân viên14. Công đoàn 1.3.1.3. Cố vấn cho các lãnh đạo trực tuyến về các kỹ năng quản trị nguồnnhân lực</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">13. Cán bộ phòng quản trị nguồn nhân lực thường phải giúp các lãnh đạo trực tuyếngiải quyết các vấn đề khó khăn như: - Sử dụng có hiệu quả nhất các chi phí quản trị nguồn nhân lực như thế nào? - Đối xử như thế nào đối với những nhân viên đã gắn bó với doanh nghiệp haimươi năm, chưa đến tuổi về hưu nhưng giờ thực hiện công việc không hiệu quả nữa? - Làm thế nào để tạo ra môi trường văn hóa phù hợp với các chiến lược kinhdoanh của doanh nghiệp? - Làm thế nào để khuyến khích nhân viên nâng cao lòng trung thành và gắn bó vớidoanh nghiệp? 1.3.1.4. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chính sách và thủ tục về nguồnnhân lực Phòng nguồn nhân lực là bộ phận chịu trách nhiệm chính trong doanh nghiệpnhằm bảo đảm cho các chính sách, thủ tục về nguồn nhân lực của tổ chức doanh nghiệpđược thực hiện đầy đủ, chính xác. 1.3.2. Quy mô, cơ cấu của bộ phận quản lý nguồn nhân lực Quy mô và cơ cấu của bộ phận nguồn nhân lực của một tổ chức được quyết địnhtùy thuộc vào lượng thông tin cần thu thập, xử lý phục vụ cho việc ra các quyết định tứclà khối lượng các công việc quản lý cần phải giải quyết và cách thức thực hiện chúng. Dođó, tùy thuộc vào quy mô của tổ chức (xưởng sản xuất, công ty, tổng công ty...) và cácyếu tố thuộc điều kiện bên trong, bên ngoài của tổ chức như: đặc điểm công việc và sựphức tạp của hoạt động; trình độ của nhân lực và quản lý nhân lực; quan hệ sở hữu của tổchức và các quan hệ giữa công nhân với lãnh đạo và công đoàn; tình hình thị trường laođộng và cạnh tranh; tình hình phát triển kinh tế của đất nước; các chính sách kinh tế - xãhội của Nhà nước; các quy định về pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực lao động, sựphát triển của công nghệ và kỹ thuật; tư tưởng, tư duy của người quản lý để lựa chọn quymô và cơ cấu bộ phận nguồn nhân lực cho phù hợp... Khi hình thành bộ phận chức năng quản lý nguồn nhân lực trong một tổ chức hoặctrong mỗi cấp quản lý của tổ chức phải tính đến chức năng, nhiệm vụ đặt ra cho bộ phậnđó trên cơ sở phân tích khối lượng công việc và các yếu tố ảnh hưởng đến nó. Mục tiêu làxây dựng được một cơ cấu gọn nhẹ, tránh sự cồng kềnh, chồng chéo giữa các chức năngđể có thể giải quyết nhanh và hiệu quả các vấn đề đặt ra. Bộ phận quản lý nhân lực được thành lập phải đáp ứng các yêu cầu chủ yếu sauđây:</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">14. Yêu cầu cân đối: cân đối về số người thực hiện, cơ sở vật chất, tiền vốn được phân bổ trong tương quan với khối lượng công việc phải thực hiện và sự đóng góp vào các mục tiêu của tổ chức cũng như trong tương quan với các bộ phận chức năng khác. Yêu cầu linh hoạt: phải có cơ cấu tổ chức và những quy định linh hoạt, có thể điều chỉnh để đáp ứng kịp thời, có hiệu quả các yêu cầu về nguồn nhân lực của tổ chức. Hiện nay, trong các tổ chức, bộ phận chức năng về nguồn nhân lực được thành lậpvới quy mô rất đa dạng và tên gọi cũng không thống nhất. Các doanh nghiệp nước ngoàihoặc liên doanh với nước ngoài thường thành lập phòng nguồn nhân lực, thể hiện mộtcách nhìn hiện đại hơn đối với công tác quản lý lao động. Ở các doanh nghiệp nước ta, bộphận này thường được thành lập thành một phòng, một ban độc lập với các tên gọi khácnhau như phòng hay ban "tổ chức lao động", "tổ chức cán bộ", "lao động - tiền lương"hoặc sáp nhập với chức năng quản trị hành chính thành phòng "tổ chức - hành chính","hành chính tổng hợp"... Như trên đã đề cập, vấn đề đặt ra là tùy thuộc vào các điều kiện cụ thể của tổ chứcmà lựa chọn và hình thành bộ phận chức năng cho phù hợp về mặt quy mô, cách tổ chức,tên gọi cũng như sự phân nhóm các chức năng nhỏ bên trong như tuyển dụng, tiền lương,đào tạo, an toàn, quan hệ lao động... Mặc dù không có hình mẫu chung cho mọi tổ chức và bất cứ moọt sự sao chépcứng nhắc nào cũng sẽ đem lại sự bất hợp lý, kinh nghiệm thực tế cho thấy những gợi ýcho việc hình thành có hiệu quả bộ phận chức năng về nguồn nhân lực như sau: Trong các tổ chức rất nhỏ (dưới 100 công nhân viên), công tác quản lý nguồn nhân lực thậm chí có thể chỉ cần được kiêm nhiệm bởi chủ doanh nghiệp hoặc giám đốc điều hành hoặc trợ lý của họ hoặc một người lãnh đạo nào đó. Trường hợp này phù hợp với các công ty tư nhân có quy mô nhỏ. Trong các doanh nghiệp nhỏ (khoảng trên 100 công nhân viên), chỉ cần một chuyên gia để đảm nhận mọi công việc về nguồn nhân lực. Với các doanh nghiệp vừa (vài trăm công nhân viên), có thể thành lập ban hay phòng nguồn nhân lực. Với các doanh nghiệp lớn (hàng nghìn công nhân viên, tổng công ty, tập đoàn), thì tùy mức độ có thể thành lập phòng nguồn nhân lực hay cả một cơ cấu chức năng</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">15. được chuyên môn hóa với nhiều phòng, nhiều chuyên gia để thực hiện các công việc khác nhau thuộc lĩnh vực quản lý nguồn nhân lực. Trong các doanh nghiệp Việt Nam, người đứng đầu lĩnh vực nguồn nhân lựcthường là Trưởng phòng nhân sự (tổ chức lao động), chịu sự lãnh đạo trực tiếp của mộtPhó giám đốc công ty. Trong các công ty lớn hay tổng công ty, bộ phận nhân sự ở cáccấp cũng thường được gọi là phòng và chịu sự lãnh đạo của phòng nhân sự ở cấp caohơn. Các phòng thường bao gồm các chuyên gia và nhân viên nguồn nhân lực để thựchiện các công việc có tính chất tổ chức, điều hành chung cho toàn công ty hay tổng côngty. Trong cấp xưởng sản xuất hay xí nghiệp thành viên, bộ phận nhân sự thường chỉ làmột ban hay một nhóm gồm các nhân viên phụ trách các công việc quản lý nguồn nhânlực trong phạm vi xưởng hoặc xí nghiệp. Tóm lại, quy mô của phòng nguồn nhân lực phần lớn bị ảnh hưởng trực tiếp bởiquy mô của tổ chức. Mặc dù các tổ chức lớn hơn thường có các phòng nguồn nhân lựclớn hơn, tỷ lệ giữa biên chế phòng nguồn nhân lực trên tổng số lao động có xu hướnggiảm khi tổ chức phát triển lớn hơn. 1.3.3. Các yêu cầu đối với các nhân viên của bộ phận quản lý nguồn nhân lực Ngày nay, các cán bộ nguồn nhân lực được coi là (hay cần được gọi là những nhânviên quan trọng) bởi vì họ cùng với những người quản lý khác quản lý một nguồn lựcquan trọng của doanh nghiệp. Với chức năng là những người trợ giúp cho các cán bộ lãnhđạo và quản lý ở các cấp, các bộ phận, các nhân viên nguồn nhân lực đóng góp rất lớntrong việc đề ra và tổ chức thực hiện mọi chủ trương, chính sách của công ty. Do đó, họphải là những người được chuẩn bị và đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ. Trên thực tế, các chức danh nghề nghiệp về nguồn nhân lực thay đổi tùy từng côngty, nói chung thường có ba loại hình như sau: (a) Giám đốc (hay Trưởng phòng) nguồnnhân lực, (b) Nhân viên chuyên môn nguồn nhân lực và (c) các nhân viên trợ giúp. Giám đốc (hay Trưởng phòng) nguồn nhân lực: là người quản lý chung quản lýtất cả các chức năng về nguồn nhân lực và phối hợp các chức năng này cùng với các hoạtđộng khác của tổ chức. Ở các công ty nhỏ, Giám đốc nguồn nhân lực có thể là một ngườiđược thuê từ bên ngoài hoặc là một cán bộ trực tuyến chuyển từ một lĩnh vực khác củacông ty. Trong các công ty lớn, các chức danh nguồn nhân lực cao nhất thường được đềbạt từ những nhân viên chuyên môn nguồn nhân lực ở bậc thấp hơn. Do tính quan trọngngày càng tăng của quản lý nguồn nhân lực, các Giám đốc điều hành hay Trưởng phòngnguồn nhân lực cần phải hiểu biết rộng và đặc biệt cần phải được đào tạo về chuyên môn,nghiệp vụ nếu họ là những người chuyển từ lĩnh vực khác sang. Các nhân viên chuyên môn nguồn nhân lực: là những người chuyên nghiệp vàkỹ thuật, có kinh nghiệm đặc biệt ở một trong những lĩnh vực chức năng như: xây dựng</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">16. biên chế; lương, thưởng, phúc lợi; quan hệ lao động; đào tạo, huấn luyện... Ở các công tyđủ lớn, có thể có nhiều mức độ kỹ năng và trách nhiệm ở một trong những lĩnh vực kỹnăng nói trên. Ví dụ: một vị trí khởi điểm trong lĩnh vực biên chế bao gồm việc tuyểnchọn và phỏng vấn những người xin làm các công việc đơn giản, theo giờ, hoặc theo hợpđồng ngắn hạn. Từ vị trí đó, nhân viên này có thể được thăng tiến để quản lý việc sửdụng những người lao động có chuyên môn và lao động quản lý. Từ vị trí lại có thể tiếptục thăng tiến tới vị trí điều phối tất cả các hoạt động xây dựng biên chế. Công việc củamột nhân viên chuyên môn quản lý nguồn nhân lực thường được xem là một bàn đạp đểtiến tới vị trí cao hơn trong quản lý chẳng hạn Giám đốc (hay Trưởng phòng) nguồn nhânlực hay Phó giám đốc công ty. Các nhân viên trợ giúp: khoảng một nửa số các vị trí trong một phòng nguồnnhân lực điển hình là các công việc trợ giúp như tiếp tân, đánh máy và những vị trí thư kýkhác. Các công việc này bao gồm cả việc quản lý hồ sơ, thu thập và báo cáo dữ liệuthường được đảm nhiệm bởi những người tốt nghiệp các trường trung học và kỹ thuật.Những người lao động này có thể được đề bạt lên những vị trí như nhân viên chuyên mônnguồn nhân lực hay Giám đốc (Trưởng phòng) nguồn nhân lực với điều kiện họ phảiđược đào tạo bổ sung về nguồn nhân lực. Các nhân viên chuyên môn nguồn nhân lực và các Giám đốc, Trưởng phòng vềnguồn nhân lực (mà trước hết họ cũng phải là cán bộ chuyên môn) là những người phảinghiên cứu, tiếp xúc với mọi người lao động trong tổ chức với trình độ chuyên môn, vănhóa rất khác nhau; giới tính, người cũ, người mới khác nhau; thậm chí tôn giáo, chínhkiến cũng khác nhau... nên phải là những người có kiến thức ở trình độ đại học. Nhânviên chuyên môn nguồn nhân lực phải có các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ về kinhtế, quản lý và tổ chức lao động, tâm lý - xã hội học lao động, kiến thức về luật pháp nóichung và luật pháp về lao động (Luật Lao động) cũng như các kiến thức có liên quan nhưkinh tế học, thống kê học, quản trị kinh doanh v.v... Các kiến thức về nguồn nhân lực và tâm lý học lao động giúp cho các nhân viênchuyên môn nguồn nhân lực biết cách đối xử hợp lý với người lao động để có thể giảiquyết các vấn đề về quan hệ con người; bố trí, sắp xếp lao động; khơi dậy động cơ vàtinh thần lao động; giải quyết các bất đồng trong lao động và nhiều vấn đề về lao độngkhác. Nhân viên chuyên môn nguồn nhân lực cần phải biết các kiến thức về kinh tế laođộng và tổ chức lao động khoa học để giải quyết những vấn đề về năng suất lao động, vềhiệu quả kinh tế, về tổ chức tiền lương, tiền thưởng, lập kế hoạch nhân lực, bảo hiểm,phân chia lợi nhuận, lập quỹ phúc lợi, tổ chức nơi làm việc và điều kiện lao động... Nhân viên chuyên môn nguồn nhân lực phải hiểu biết về luật pháp, về các mốiquan hệ chủ và thợ (người sử dụng lao động và người lao động), về quyền lợi, nghĩa vụvà trách nhiệm của cả hai phía trong các vấn đề như: ngày, giờ làm việc; tiền công, tiềnlương; bảo hiểm; kỷ luật lao động; đình công... để thực hiện các hoạt động quản lý đúngvới quy định của luật pháp và để giải quyết tốt mối quan hệ giữa người sử dụng lao độngvà người lao động.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">17. Các kiến thức xã hội học giúp cho nhân viên chuyên môn nguồn nhân lực hiểu biếtnhững quan hệ xã hội và sự tiến hóa tất yếu của xã hội cũng như của từng bộ phận, từngnhóm xã hội, các quy luật điều khiển các tổ chức và chức năng con người. Thống kê học giúp cho các nhân viên chuyên môn nguồn nhân lực biết cách thuthập, tập hợp số liệu, biết phân tích, giải thích, đưa ra những nhận xét xác đáng. Các kiếnthức về kỹ thuật tạo điều kiện cho họ có thể thiết lập được những tiêu chuẩn để đánh giásự thực hiện công việc của người lao động và các khuyến khích về tài chính. Còn cáckiến thức về quản trị kinh doanh như quản lý sản xuất, marketing, tài chính - kế toán,quản lý chất lượng... giúp cho các nhân viên chuyên môn nguồn nhân lực hiểu được mốiquan hệ tổng thể giữa các lĩnh vực chuyên môn, quan hệ qua lại giữa các sự việc, quátrình để đưa ra được các chương trình, biện pháp về nguồn nhân lực mang tính đồng bộvà khả thi. Một cơ sở kiến thức rộng về các môn khoa học như tâm lý học, xã hội học, triếthọc, luật học và kinh tế học là đặc biệt quan trọng đối với người Tổng điều hành (Trưởngphòng) nguồn nhân lực để giúp cho họ có thể tham gia có hiệu quả vào việc lập kế hoạchlao động; thiết lập các mối quan hệ con người và tổ chức; khuyến khích người lao độnglàm việc tự giác và có năng suất cao; kiểm soát và đánh giá mức độ sử dụng nhân lựctrong việc thực hiện mục tiêu của tổ chức; tuyển mộ, tuyển chọn và bố trí sử dụng nhữngngười lao động có trình độ; đưa ra các kế hoạch phát triển nhân lực; điều hòa các nhu cầucá nhân, tổ chức và xã hội. Để hoàn thành nhiệm vụ, các nhân viên chuyên môn nguồn nhân lực phải làm việcsáng tạo, phải học cách xử lý các tình huống xung đột, phải điều hòa giữa tự do và kỷluật. Các nhân viên chuyên môn nguồn nhân lực còn là những người am hiểu sâu sắc tổchức của mình, không chỉ về mặt con người mà cả về thực trạng kinh tế, tài chính, cácyếu tố môi trường và công nghệ ảnh hưởng tới công việc kinh doanh của doanh nghiệpcũng như mục tiêu, chiến lược và các đặc trưng văn hóa của doanh nghiệp. Nhân viên chuyên môn nguồn nhân lực cũng phải nhanh nhạy, nắm bắt đượcnhững thay đổi, tiến bộ của quản lý trong nước, cũng như của nước ngoài để vận dụnglinh hoạt, sáng tạo vào tổ chức của mình. Nhân viên chuyên môn nguồn nhân lực phải nắm được các phương tiện và kỹthuật quản lý hiện đại trong hệ thống thông tin, tổ chức, tài chính - kế toán, lập kế hoạchkinh doanh và kiểm soát. Đặc biệt, họ phải sử dụng thành thạo các công cụ và kỹ thuậtquản lý nguồn nhân lực như: khảo sát, phỏng vấn, các phương pháp đánh giá công việc,xây dựng hệ thống trả công, các phương pháp đào tạo và phát triển... cũng như ứng dụngtin học trong quản lý nguồn nhân lực. Trong điều kiện phát triển kinh tế và kinh doanh hiện nay, các nhân viên chuyênmôn nguồn nhân lực cũng cần có kỹ năng về ngoại ngữ để giao tiếp với các chuyên gianước ngoài, để đọc, nghiên cứu các tài liệu, sách báo về kiến thức và kinh nghiệm quản</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">18. lý của nước ngoài để nâng cao kỹ năng quản lý và áp dụng các phương pháp quản lý hiệnđại phù hợp với xu thế vào tổ chức của mình một cách có lựa chọn và hợp lý. Nhân viên chuyên môn nguồn nhân lực phải tích lũy kinh nghiệm, tiếp xúc rộngrãi, làm việc có trách nhiệm, biết lắng nghe, thu thập ý kiến của quần chúng, giải quyếtdứt khoát, công bằng, không thiên vị các xung đột và có khả năng xây dựng các tổ nhómlàm việc có hiệu quả. Nhân viên chuyên môn nguồn nhân lực cần phải có tính năng động, khả năng thíchnghi, nghị lực cao, sức khỏe tốt để có thể nhạy cảm, linh hoạt định hướng, sáng tạo trongcông việc cũng như liên hệ, tiếp xúc với từng người lao động để giải quyết đến nơi đếnchốn, hợp tình hợp lý các vấn đề có liên quan đến công việc và quyền lợi của từng ngườinhư bố trí công việc, thuyên chuyển, đề bạt, cho thôi việc, kỷ luật, bất bình, tranh chấpv.v... 1.4. Những xu hướng chủ yếu của quản trị nhân lựcCó bốn xu hướng lớn trong các lĩnh vực chức năng của quản trị nguồn nhân lực, đó làcách tiếp cận chiến lược, toàn cầu hóa các hoạt động quản trị nguồn nhân lực, sự duy trìtính chất nhân văn và hành vi tổ chức, và sự cần thiết của định chuẩn, đo lường và đánhgiá hiệu quả của nguồn nhân lực. 1.4.1. Tiếp cận chiến lượcCác tổ chức kinh doanh sử dụng những nguồn lực sẵn sàng của mình để cạnh tranh vớicác công ty khác. Đó là những nguồn lực vật lý (như nhà xưởng, thiết bị, công nghệ),những lợi thế của tổ chức (như cấu trúc, hệ thống liên kết) và nguồn nhân lực. Nguồnnhân lực được phân bổ và kết hợp nhau để tạo lập lợi thế cạnh tranh cho công ty.Nguồn nhân lực có mối liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đến tất cả các quá trình của tổchức và do đó giữ vai trò quan trọng trong việc tạo lập và duy trì lợi thế cạnh tranh cho tổchức. Để tạo nên hiệu quả tối đa, chức năng quản trị nguồn nhân lực cần được tích hợpvới tất cả các quá trình chiến lược của tổ chức. Điều đó có nghĩa những vấn đề liên quanđến con người cần được xem xét cẩn thận trong các quyết định về tổ chức. Hơn thế nữanhiều nghiên cứu hiện nay chứng tỏ rằng, một khi tích hợp chiến lược, các hoạt độngnguồn nhân lực trở nên tác động mạnh mẽ, hiệu quả lên cả các yếu tố đầu ra của nguồnnhân lực (doanh số và năng suất) và cả hiệu quả tài chính ngắn và dài hạn.Quan điểm về các lĩnh vực chủ yếu của quản trị nguồn nhân lực không chỉ hoạch địnhnguồn nhân lực, phân tich và thiết kế công việc, đảm bảo nguồn nhân lực, tạo dựng thànhtích và duy trì nguồn nhân lực mà còn kết hợp các yếu tố này với mục tiêu chiến lược củatổ chức. Trong bất kì tổ chức nào, sự thách thức đặt ra là quản trị sự tương tác, ảnh hưởng</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">19. lẫn nhau của các nguồn lực, trong đó có nguồn nhân lực nhằm tạo lập và duy trì lợi thếcạnh tranh. 1.4.2. Tính chất quốc tế hoá của quản trị nhân lựcNhững ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế và hội nhập diễn ra trên thế giớitrở thành lực lượng tác động chủ yếu đến quá trình kinh doanh và quản trị nguồn nhânlực. Ngày nay càng ngày càng nhiều công ty hoạt động trong các lĩnh vực có mối quan hệvới khách hàng và đối tác nước ngoài, cũng như các nhân viên càng có nhiều cơ hội làmviệc trong môi trường tương tác với nước ngoài, trong đó có đồng nghiệp của họ. 1.4.3. Duy trì hành vi và những chuẩn mựcĐiều rõ ràng là các nhà quản trị phải có trách nhiệm bảo vệ lợi ích hoạt động kinh doanhvà các chủ sở hữu. Tuy nhiên trong những thập niên gần đây, thực tiễn chứng tỏ lợinhuận không thể là mục tiêu duy nhất của kinh doanh, vì vậy các nhà quản trị và cáccông ty phải có trách nhiệm thể hiện hành vi phù hợp với lợi ích của các giới hữu quanmà các chủ sở hữu chỉ là một bộ phận của nó. Các giới hữu quan của công ty gồm kháchhàng, công chúng nơi doanh nghiệp hoạt động, nhân viên và thậm chí những yếu tố môitrường.Vai trò đặc biệt của quản trị viên nguồn nhân lực là đảm bảo rằng tổ chức xử sự tốt vàchuẩn mực đối với nhân viên của mình, những nhân viên này xử sự tốt với nhau, vớicông ty và với khách hàng. Một số lý thuyết về chuẩn mực xác định các trách nhiệm màmỗi người có bổn phận với tổ chức và những người khác. Đó là các trách nhiệm:- Liên quan đến những người khác và không sử dụng sự đơn độc của họ như phương tiệncho mục đích của mình.- Không làm hại người khác- Nói sự thật- Giữ lời hứa- Xử sự đẹp với mọi người và không phân biệt đối xử- Không tước bỏ những quyền cơ bản của con người như quyền tự do ngôn luận và giaothiệpChức năng của quản trị nguồn nhân lực còn bảo vệ cho tổ chức tránh khỏi những nhânviên phi chuẩn mực tiềm năng. 1.4.4. Định chuẩn và đánh giá kết quả nhân lực</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">20. Định chuẩn (benchmarking) nguồn nhân lực là quá trình so sánh hoạt động nguồn nhânlực của một tổ chức với các tổ chức khác, kể cả đối thủ cạnh tranh như là một phươngthức để nhận diện cách thức tạo lập lợi thế cạnh tranh. Định chuẩn là một phương phápqua đó quản trị viên nguồn nhân lực tìm kiếm phương án cách thức thực hành tốt nhất vàso sánh các chi phí liên qua đến tuyển chọn, đào tạo và tưởng thưởng nhân viên vớinhững lợi ích thu được bởi những ảnh hưởng của nó.1.5. Công tác quản trị nhân lực ở các doanh nghiệp Châu Á và Việt Nam 1.5.1. Thực trạng và thách thức của quản trị nhân lực trong các doanh nghiệp ViệtNama. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản trị nhân sự ở các công ty vừa và nhỏ ViệtNam.• Các nhân tố môi trường bên ngoài.- Sự thay đổi nhanh chóng của bên ngoài.- Xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế.- Tính cạnh tranh ngày càng gay gắt.- Các yếu tố văn hóa Việt nam cũng như giá trị công việc của người Việt Nam.- Tỉ lệ thất nghiệp trong các vùng.- Sự quan tâm và ủng hộ của Chính phủ Việt Nam cho các DNNVV.- Phong cách quản trị nhân sự trong các công ty nhà nước và công ty lớn.• Các nhân tố thuộc về tổ chức.- Qui mô của doanh nghiệp cũng như số lượng công nhân trong các doanh nghiệp.- Loại hình kinh doanh.- Cấu trúc tổ chức doanh nghiệp.- Nguồn gốc hình thành doanh nghiệp: chủ yếu xuất phát từ kinh doanh hộ gia đình và sửdụng các hình thức quản lý truyền thống của kinh tế gia đình.- Các yêu cầu của công việc.• Các nhân tố thuộc về người lao động và các lãnh đạo.- Sự nhận thức về vai trò của các công tác quản trị nhân lực trong công ty cũng như mốiquan hệ quản trị nhân lực với các chức năng quản lý khác trong công ty của cán bộ quảnlý và chủ doanh nghiệp.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">21. - Sự nhận thức về vai trò của nguồn nhân lực trong công ty. Thiên về khía cạnh là nguồnlực hay yếu tố con người trong quản trị sản xuất kinh doanh.- Công nhân làm việc là năng động sáng tạo hay thụ động.- Công nhân làm việc chỉ vì tiền hay vì các nhu cầu khác nữa.- Kỹ năng, tay nghề của các công nhân là cao hay thấp.- Công nhân có kế hoạch phát triển cá nhân dài hạn hay chỉ chú ý đến từng giai đoạnngắn.b. Xu hướng quản trị nguồn nhân lực trong các DNNVV Việt nam.- Sự cần thiết phải quản trị nhân sự cũng như các hoạt động quản lý khác trong các côngty một cách bài bản hơn, có khoa học hơn, giảm tính tự phát trong quản lý hoặc quản lýtheo thói quen.- Thiên hướng quản lý theo “quá trình”.- Sự thay đổi trong phong cách lãnh đạo.- Sự thay đổi mục đích làm việc của công nhân và cán bộ trong công ty từ ngắn hạn sangdài hạn.- Quá trình tuyển dụng sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn do sự thay đổi của nguồn laođộng cũng như do sự xuất hiện của nhiều khu công nghiệp lớn.- Nhu cầu về lao động có kỹ thuật và chuyên môn hóa cao ngày càng lớn.- Sự cần thiết phải có kế hoạch và xây dựng chiến lược nguồn nhân lực cho công ty.- Nhu cầu đào tạo về phát triển nguồn nhân lực ngày càng cao.- Các chính sách quản trị nhân sự càng phải rõ và chi tiết hơn.- Vai trò quan trọng của việc chỉ rõ chức trách nhiệm vụ cụ thể cho từng vị trí công việccũng như hệ thông thông tin về nhân lực trong công ty ngày càng được coi trọng.- Các công ty sẽ ngày càng nhận rõ sự cần thiết phải có một cán bộ chuyên môn phụ tráchcác vấn đề quản trị nhân lực trong công ty của mình.c. Một số vấn đề mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt nam đang phải đối mặt liênquan đến chức năng quản trị nhân sự Dấu hiệu Nguyên nhân• Gặp khó khăn trong • Thiếu cơ sở về việc đánh giá các kinh nghiệm, trình độ đào tạoviệc xác định lương và các công việc trước đây cũng như sự phát triển kỹ năng củađúng, đủ cho người lao</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">22. động từng cán bộ nhân viên• Thường xuyên gặp • Thiếu cơ sở để chỉ ra số lượng và loại kỹ năng thực tế đang sẵnnhững sự phàn nàn về có trong công tychính sách lương • Thiếu cơ sở trong việc phân tích và phân loại các mức lương cho người lao động • Thiếu căn cứ trong việc định ra định mức đánh giá kết quả hoạt động • Không đủ căn cứ xác đáng cho việc chỉ ra những yêu cầu cần thiết cho từng công việc • Không thể hiện đầy đủ mối quan hệ giữa tiền lương và giá trị công việc • Thiếu sự linh hoạt trong hệ thống tiền lươngĐôi khi dư thừa nguồn • Không đủ cơ sở để chỉ ra số lượng thực tế và các loại kỹ năngnhân lực hoặc có sự cần thiết cho việc tuyển dụng, sắp xếp lại nhân viên hoặc đề bạtthiếu hụt nhân lực phát triển nhân viên • Thường xuyên lặp lại các sai lầm trong việc tuyển dụng bởi vì thiếu các căn cứ và các thông tin về nguồn lao động có thể tuyển dụngtrong vùng. • Không biết hoặc không có các căn cứ về những yêu cầu tối thiểu cơ bản đối với lao động trong một tương lai • Không biết hay không có đủ các cơ sở cần thiết về các điều kiện đào tạo• Không kiểm soát nổi • Không biết và không có các căn cứ chính xác cho việc xác địnhchi phí lao động hoặc tỉ lệ lương, lợi ích và chi phí của người lao động cũng như thờicác chi phí quản lý gian nghỉ phép và thái độ làm việc của người lao động.• Để cho chi phí lao • Không biết và chưa có một căn cứ hợp lý cho việc xác định chiđộng tăng hoặc giảm phí đào tạo người lao độngmột cách không bình • Không biết hoặc thiếu cơ sở xác định liệu công ty có thể trangthường trong một thời trải các chi phí lao động hay không?gian ngắn • Không xác định rõ nguyên tắc, chính sách cũng như các ưu tiên• Tỉ lệ luân chuyển lao khi quản trị nhân sựđộng cao • Người lao động không biết, không hiểu hay không đồng ý với những nguyên tắc quản lý, chính sách hay các ưu tiên trong quản</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">23. lý nhân lực. • Tuyển dụng và thuê những lao động không tốt • Người lao động thực hiện những công việc giống nhau vì có sự không rõ ràng và trùng lắp trong phân công trách nhiệm và quyền hạn cho họ • Không công bằng, không chính xác hay không nhất quán trong việc trả lương • Chọn các chương trình đào tạo không đúng , thiếu hợp lý dẫn đến chất lựơng và năng suất lao động của ngừơi lao động thấp • Cấu trúc của lương là không nhất quán • Các mức lương là thiếu sự linh hoạt• Gặp khó khăn trong • Thiếu các căn cứ cơ bản cho việc xác định số lượng và loại kỹviệc xác định quĩ đào năng cần thiết để tuyển dụng, thuyên chuyển và đề bạt lao độngtạo và các quĩ khác cho • Không có các thông tin cần thiết cho việc xác định số lượng vàcác hoạt động quản trị cá loại các chương trình đào tạo cần thiết cho từng công nhânnhân sự. trong công ty• Chi tiêu quá nhiều cho • Không đủ các thông tin và cơ sở cần thiết cho việc xác định mộtcác hoạt động quản trị cách chi tiết các chi phí đào tạonhân sự • Không biết hay không có đủ các thông tin cơ bản cho các hoạt động đào tạo và phát triển của công ty • Không có hệ thống để kiểm soát chi phía và duy trì vị thế cạnh tranh của công ty• Có các dấu hiệu • Công nhân không biết, không hiểu hay không đồng ý với cácnghiêm trọng về việc trì chính sách nhân sự của công tyhoãn sản xuất, phải làm • Công nhân có nhiều phàn nàn, và có đề nghị đang chờ được giảilại sản phẩm hay sự từ quyết.chối và phàn nàn củakhách hàng • Công nhân rất khó có thể đưa ra các lời chất vấn hay than phiền trên các khía cạnh khác nhau. • Công nhân có tinh thần làm việc chưa tốt • Công nhân có năng suất lao động thấp • Thiếu căn cứ để đưa ra tiêu chuẩn về kết quả công việc cho nhân viên</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">24. • Không có căn cứ để chỉ ra sự cần thiết phải xác định rõ chức năng cho từng công việc • Không có đủ các thông tin cho việc cất nhắc, sắp xếp lại lao động hay thuê thêm lao động. • Công nhân thường làm các công việc giống nhau do sự không rõ ràng trong việc phân công trách nhiệm và quyền hạn của họ. • Công nhân thường hay tranh cãi và có nhiều mâu thuẫn và thường hay nhầm lẫn về vai trò và chức năng của từng người trong công việc. • Công nhân được đào tạo không đúng và không tốt dẫn đến chất lượng làm việc tồi và năng suất lao động • Thiếu các thông tin để so sánh kết quả hoạt động thực tế với tiêu chuẩn đã đề ra• Năng suất lao động • Thiếu cơ sở để so sánh thực tế với tiêu chuẩn kết quả công việccủa công nhân thấp Không biết hay không có đủ thông tin về các loại và các mức độ kỹ năng cần thiết của người lao động • Không có đủ các thông tin về sự phát triển nguồn nhân lực cần thiết cuả công ty • Thiếu sự nhất quán trong cấu trúc lương của công ty• Tỉ lệ tai nạn lao động • Không biết hay không có đủ thông tin về yêu cầu nguồn laocao động• Tỉ lệ nghỉ việc và đi • Không có đủ thông tin về các loại và các mức độ kỹ năng cầnlàm muộn cao thiết• Tỉ lệ người xin chuyển• Công nhân không biết, không hiểu hay không đồng ý với cáccông tác cao chính sách nhân lực của công ty• Tỉ lệ luân chuyển lao • Công nhân có những phàn nàn, chất vấn chưa được giải quyếtđộng cao • Công nhân rất khó đưa ra các lời chất vấn và phàn nàn trên các khía cạnh khác nhau • Công nhân có đạo đức chưa tốt lắm • Thuê và tuyển chọn công nhân không bảo đảm chất lượng • Công nhân luôn thắc mắc về những sự trùng lặp trong việc phân định trách nhiệm và quyền hạn</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">25. • Công nhân thường xuyên tranh cãi, có mâu thuẫn và hiểu nhầm về trách nhiệm của các cán bộ phụ trách • Trả lương không công bằng và không chính xác • Có các khoá đào tạo không đúng hay kém chất lượng làm giảm năng suất lao động trong công ty• Gặp khó khăn trong • Thiếu các thông tin về số lượng thực tế và các loại kỹ năng laoviệc bắt đầu hay thiết kếđộng cần thiết để làm cơ sở cho việc tuyển dụng, cất nhắc hay xắplại chương trình phát xếp lại nhân viêntriển nghề nghiệp cho • Thiếu các thông tin về số lượng cũng như loại kỹ năng sẵn cócán bộ công nhân viên trong công tycủa công ty • Thiếu các thông tin cơ bản về số lượng thưc tế cũng như các loại• Khó khăn trong việc chương trình đào tạo cần có cho từng nhân viên của công tytuyển dụng, cất nhắc vàxắp xếp lại lao động• Khó khăn trong việc • Không có đủ các tài liệu cơ bản để xác định phạm vi và mức độxác định các hình thức vi phạm hay làm thiệt hại cho công typhạt hay buộc phải điềuchỉnh hoạt động do viphạm nội qui của côngty hay làm thiệt hại đếncông ty• Gặp khó khăn trong • Không có một hệ thống chuẩn cho việc xác định đầy đủ kỹviệc xác định một công năng, trí lực và tinh thần thái độ làm việc cần thiết cho từng côngviệc là thành công hay việcthất bại • Không có một hệ thống chuẩn cho việc tuyển chọn những người• Gặp khó khăn trong có thể làm việc một cách hiệu quả trong môi trường cụ thể củaviệc bảo vệ các quyết công tyđịnh trong quá trình • Chưa có một hệ thống chuẩn để có thể xác định được liệu ngườituyển dụng xin việc là thực sự có kiến thức và các kỹ năng như họ nói, đặc biệt là đối với các loại kỹ năng khó xác định. • Không có một hệ thống chuẩn cho việc xác định đầy đủ kỹ năng, trí lực, tinh thần thái độ làm việc cần thiết cho từng công việc • Không có một hệ thống chuẩn cho việc tuyển chọn những người có thể làm việc một cách hiệu quả trong môi trường cụ thể của</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">26. công tyd. Chủ doanh nghiệp và các chức năng quản trị nhân sự ở các công ty vừa và nhỏViệt Nam Trong các công ty vừa và nhỏ ở Việt Nam, chức năng quản lý nhân lực được mở rộngcho tất cả các nhà quản lý trực tuyến. Có nghĩa là, quản lý nhân lực không những lànhiệm vụ của cán bộ phòng nhân sự mà còn là nhiệm vụ của tất cả các cán bộ quản lý cácbộ phận trong doanh nghiệp hay tổ chức. Sự thống nhất hoá trong quản trị nhân sự đòi hỏi sự thống nhất hoá trong việc xây dựngchiến lược quản trị nhân sự và chiến lược kinh doanh của DN. Chiến lược, chính sáchquản trị nhân sự trong DN gắn liền chặt chẽ với chiến lược chung, tác động qua lại lẫnnhau. Trong nhận thức, hầu hết các chủ doanh nghiệp đều thống nhất rằng: - Con người được coi là yếu tố quan trọng nhất của cả hệ thống để xây dựng chiến lượckinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh. - Quản trị nhân sự không chỉ là phương tiện để đạt mục đích mà vừa là phương tiện, vừalà mục đích hoạt động của hệ thống.- Kết quả hoạt động của DN được tạo dựng do con người và cũng là vì con người.- Nguồn nhân lực được coi là lợi thế cạnh tranh then chốt và quyết định của DN.- Chính sách kinh doanh được xây dựng dựa trên lợi thế của nguồn nhân lực- Nguồn nhân lực cũng trở thành động lực chủ yếue. Chức năng và trách nhiệm chủ yếu của cán bộ quản trị nhân sự trong các doanhnghiệp ở Việt Nam• Chức năng chủ yếu của cán bộ quản trị nhân sự.Lập kế hoạch sử dụng và phát triển nguồn nhân lực.Đào tạo và phát triển nguồn nhân lựcQuản lý duy trì và khuyến khích nguồn nhân lực.• Các trách nhiệm chủ yếu của cán bộ quản trị nhân sự Thiết kế và đưa ra các mục tiêu về nguồn nhân lực trong một kế hoạch kinh doanh tổngthểChỉ rõ sự đóng góp của công tác quản trị nhân sự đối với các mục tiêu của doanh nghiệp. Nhận ra các vấn đề về quản lý có thể xuất hiện khi nâng cao hiệu hiệu quả quản trị nhânsự</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">27. Thiết kế, gợi ý và thực hiện các chính sách lao động để nâng cao năng suất lao động,thoả mãn yêu cầu công việc đem lại lợi nhuận cao. Giúp cho các cán bộ quản lý chức năng khác nhận thức được trách nhiệm của họ trongviệc quản trị nhân sự trong chính bộ phận của mình. Cung cấp các công cụ và các phương tiện cần thiết tạo một môi trường kinh doanh thuậnlợi phù hợp với sự phát triển của lực lượng lao động. Thiết kế ra các thủ tục cần thiết cho công tác tuyển dụng, lựa chọn, sử dụng và đề bạt,phát triển và trả lương cho nhân viên trong tổ chức. Đảm bảo rằng các thủ tục này cũngđựơc sử dụng trong đánh giá kết quả công việc. Hình thành nên các tổ chức đoàn thể để khuyến khích tính sáng tạo của người lao độngcũng như các tổ chức công đoàn (nếu có), quan tâm đến các lợi ích cá nhân của người laođộng, quan tâm đến công tác đào tạo và phát triển, công tác truyền đạt thông tin, phânphối lợi ích cho ngừơi lao động, và việc giải quyết các vấn đề tranh chấp của người laođộng. Giúp cho người lao động hiểu rõ các chính sách quản lý và và nâng cao hiểu biết củangười lao động đối với công tác quản lý. Giúp đỡ các cá nhân người lao động giải quyết các vấn đề tác động đến tinh thần và hiệuquả làm việc trong công tyQuan tâm đến các qui định của chính phủ trong việc bảo đảm lợi ích cho ngừơi lao động.• Các kỹ năng, kiến thức và khả năng cần có của cán bộ quản trị nhân sự.- Thông thạo và hiểu biết về các nguyên tắc Marketing, sản xuất và tài chính- Tính cách thật thà thẳng thắn, kiên trì và nhạy cảm- Có kỹ năng truyền đạt bằng lời và bằng văn bản tốt- Có khả năng phỏng vấn, thuyết phục động viên, khả năng ra chính sách và đào tạo tốt - Có khả năng tính toán tốt để làm việc có hiệu quả trong chương trình tính toán lươngcho nhân viên- Có khả năng sử dụng máy tính cá nhân - Có hiểu biết sâu sắc về luật và các qui định của chính phủ Việt nam đặc biệt là luật laođộng - Có hiểu biết chung về các mức lương truyền thống và chương trình đảm bảo lợi ích củangừơi lao động- Có kỹ năng quan hệ cá nhân tốt</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">28. - Có khả năng đảm bảo bí mật các thông tin cần thiết - Có kỹ năng giải quyết mâu thuẫn một cách hiệu quả - Có hiểu biết nhất định về tâm lý để có thể thông cảm với các hành vi của ngừơi laođộng trong các mối quan hệ xã hội và quan hệ với môi trường xung quanh. - Thật sự tế nhị khi làm việc với các tổ chức đoàn thể về tuyển chọn và đề bạt nhân viêncũng như khi giải quyết các tranh chấp, kiện tụng, tai nạn, chậm trễ hay khi động viênkhích lệ và đào tạo nhân viên trong công ty. - Có hiểu biết nhất định về kinh tế học vì quản trị nhân sự chính là quản lý một yếu tốcủa quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm để đem lại lợi nhuận cho công ty, cần phảihiểu rõ các vấn đề liên quan đến lương và các lợi ích khác của ngừơi lao động. - Có khả năng phân tích, phân loại, hệ thống hoá và đưa vào bảng các số liệu cần thiếtliên quan đến việc quản trị nhân sự - Có khả năng sáng tạo, tưởng tượng để giải quyết tốt các mâu thuẫn trong công ty - Hiểu sâu sắc về văn hoá và phong cách quản lý của Việt nam để có được nhóm làmviệc hiệu quả. 1.5.2. Kinh nghiệm quản trị nhân sự trong các công ty vừa và nhỏ ở Châu Á Nhiều công ty vừa và nhỏ ở Châu á nói chung vẫn có các quan niệm không rõ ràng vềquản trị nhân lực là gì và vai trò của nó trong tổ chức như thế nào. Tuy nhiên, nhiều dấuhiệu về các suy nghĩ và hoạt động quản lý đã thể hiện rõ tính chất của quản trị nguồnnhân lực trong các tổ chức này. Việc quản lý các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực này chịu ảnh hưởng rất mạnhcủa yếu tố văn hoá. Theo tổng kết của các nhà quản lý, có ba loại hình quản trị nhân sựđiển hình trong các công ty vừa và nhỏ ở Châu á là: cách quản lý theo kiểu Trung Quốc,cách quản lý theo kiểu Nhật Bản và cách quản lý theo kiểu Phương Tây. So sánh các phong cách quản trị nhân sự ở các công ty vừa và nhỏ ở Châu ÁCác khía cạnh Theo kiểu Theo kiểu Trung Quốc Theo kiểu cơ bản Nhật Bản Truyền thống Hiện đạị Phương TâyKhái quát chung Con người là nhân Ông chủ quản lý Nhấn mạnh lòng Chính thống, cụnhững điểm nổi tố số 1; Quan hệ quán xuyến mọi trung thành; thể, chi tiết; Nhấnbật chủ thợ kiểu việc; Nhấn mạnhQuan hệ; áp dụng mạnh vào kết quả; “trong nhà”; Nhấn lòng trung linh hoạt qui trình Nhấn mạnh tính cá mạnh yếu tố tập thành; Nhấn quản lý chính nhân thể; Nhấn mạnh mạnh quan hệ; thống thâm niên và sự Không áp dụng</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">29. ổn định của công qui trình quản lý việc chính thốngThiết kế, bố trí Chung, rộng và Không rõ ràng; Qui định rõ chức Qui định rõ ràngcông việc linh hoạt; Luân Linh hoạt; bố trí trách nhiệm vụ chức trách nhiệm chuyển công việc; người theo độ đối với công việc vụ, chi tiết cụ thể; Nhấn mạnh trình tin cậy nhưng vẫn bảo Nhấn mạnh sự tự phát triển đảm sự linh hoạt; “làm giàu” công việc.Thu hút, tuyển Nhấn mạnh tư Nhấn mạnh yếu Nhấn mạnh yếu Dựa vào khả năng;chọn chất; Ưu tiên tố quan hệ; Thu tố khả năng; Có Dựa vào sự phù người mới rời ghế hút từ các nguồn tính đến yếu tố hợp với văn hoá nhà trường; Tuyển người quen, bạn quan hệ; Mở rộng công ty; Bài bản “đồng đội”; Nhấn bè; Không có các nguồn thu hút trong tuyển chọn; mạnh các nguồn qui định, chính nhân viên khác Thu hút từ nhiều bên trong. sách chung về ngoài nguồn từ nguồn quá trình thu hút người quen. tuyển chọnĐánh giá kết quảKhả năng hợp tác; Lòng trung Nhấn mạnh hơn Đánh giá theo kết Đánh giá theo thành; Đánh giá vào kết quả cuối quả; Phương pháp hành vi; Đánh giá theo hành vi; cùng, song vẫn đánh giá rõ ràng để phát triển Nhấn mạnh tính đến yếu tố phương pháp hành vi. thực hiệnThanh toán Dựa nhiều vào yếuKhông xác định Xác định cụ thể, Trả lương theo tố thâm niên làm cụ thể rõ ràng; rõ ràng; Có tính công việc và kết việc tại công ty; Dựa nhiều vào đến yếu tố trung quả công việc; sự trung thành thành song cũng và quan hệ; trên cơ sở kết quả Nhấn mạnh yếu công việc; Yếu tố tố thâm niên; thâm niên cũng Vai trò công được tính đến; đoàn ít Công đoàn có vai trò nhất địnhĐào tạo và phát Đào tạo kỹ năng Xem xét đào tạo Nhấn mạnh đào Công ty có vai tròtriển cụ thể cho công trên cơ sở: “Có tạo trên cơ sở nhu chủ động. Cá nhân ty; Đào tạo suốt ảnh hưởng đến cầu công ty. Cá cũng có kế hoạch đời bằng nhiều lòng trung thành nhân đóng vai trò phát triển cá nhân cách; Đào tạo qua không?” chủ động; Công mình. Nhu cầu cá công việc ty tạo điều kiện nhân và yêu cầu</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">30. ủng hộ của công ty luôn được xem xét cân đối TÓM TẮT NỘI DUNG Quản trị nhân lực là hệ thống các quan điểm, chính sách và hoạt động thực tiễnđược sử dụng trong quản trị con người của một tổ chức nhằm đạt được kết quả tối ưu chocả tổ chức và nhân viên. Quản trị nhân lực là một lĩnh vực quan trọng của quản lý trongmọi tổ chức. Quản lý các nguồn lực khác sẽ không có hiệu quả nếu tổ chức không quảnlý tốt nguồn nhân lực. Tầm quan trọng của quản trị con người trong các tổ chức, doanhnghiệp tăng mạnh trên toàn thế giới do sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật, sự cạnh tranhgay gắt trên thị trường và do nhu cầu ngày càng tăng của nhân viên. Các hoạt động chủ yếu của quản trị nhân lực theo 3 chức năng chủ yếu: thu hút(hình thành) nguồn nhân lực; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; duy trì nguồn nhânlực. Triết lý quản trị nhân lực là những tư tưởng, quan điểm của người lãnh đạo cấpcao về cách thức quản lý con người trong tổ chức. Từ đó các tổ chức có biện pháp, chínhsách về quản trị nhân lực và chính các biện pháp, phương pháp quản lý đó có tác dụngnhất tới hiệu quả, tinh thần, thái độ làm việc của người lao động. Trong các tổ chức thường có sự phân chia trách nhiệm quản lý nguồn nhân lựcgiữa các bộ phận chức năng về nguồn nhân lực và các cán bộ quản lý khác. Các cán bộtrực tiếp là người chịu trách nhiệm chính và có quyền ra quyết định về các vấn đề nhânsự đối với các nhân viên trong bộ phận của mình và được sự trợ giúp của các nhân viênchuyên môn của bộ phận chức năng về nguồn nhân lực. Quy mô và tên gọi của bộ phậnchức năng về nguồn nhân lực thường được quy định tùy thuộc vào quy mô và quan điểmquản lý của tổ chức. Bộ phận chức năng về nguồn nhân lực đóng ba vai trò quan trọng làtư vấn, phục vụ và kiểm tra/kiểm soát các hoạt động quản lý nhân sự trong toàn bộ tổchức. Bộ phận này thường được trao các quyền hạn tương xứng như quyền hạn thammưu và quyền hạn chức năng. Để làm tốt nhiệm vụ, các cán bộ/nhân viên chuyên môn vềnguồn nhân lực phải được đào tạo một cách cẩn thận và là người am hiểu tường tận về tổchức của mình. Những xu hướng chủ yếu của quản trị nhân lực bao gồm: Tiếp cận chiến lược,Tính chất quốc tế hoá, Duy trì hành vi và những chuẩn mực, Định chuẩn và đánh giá kếtquả nhân lực Công tác quản trị nhân lực ở các doanh nghiệp Việt Nam và Châu Á đang còn gặpnhiều khó khăn, vẫn có các quan niệm không rõ ràng về quản trị nhân lực là gì và vai trò</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">31. của nó trong tổ chức như thế nào. Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu về các suy nghĩ và hoạtđộng quản lý đã thể hiện rõ tính chất của quản trị nguồn nhân lực trong các tổ chức này. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Thế nào là Quản trị nhân lực trong tổ chức? Vai trò, sự cần thiết của Quản trịnhân lực? 2. Trình bày các chức năng chủ yếu của Quản trị nhân lực? 3. Triết lý Quản trị nhân lực là gì? Tầm quan trọng của triết lý Quản trị nhân lực? 4. Trình bày các quan niệm về con người lao động, các học thuyết, các trường pháiQuản trị nhân lực? Các nhà quản lý đã vận dụng các triết lý này như thế nào khi xây dựngmột chính sách về quản lý con người trong tổ chức? 5. Vai trò của phòng quản trị nhân lực thể hiện ở những điểm nào? 6. Bộ phận chức năng về nguồn nhân lực có thể có quy mô và cơ cấu như thế nào? 7. Các cán bộ, nhân viên chuyên môn về nguồn nhân lực cần đáp ứng những yêucầu gì? 8. Phân tích những xu hướng quản trị nhân lực hiện nay? 9. Công tác quản trị nhân lực ở các doanh nghiệp Châu Á và Việt Nam hiện naynhư thế nào?</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">32. Chương 2: HOẠCH ĐỊNH NGUỒN NHÂN LỰC2.1. Vai trò của hoạch định nguồn nhân lực 2.1.1 Khái niệmThật là viển vông và phi kinh tế khi chúng ta xây một nhà máy mới, tiến hành nghi lễ cắtbăng khánh thành rồi mới tính đến chuyện bố trí nhân sự cho nhà máy. Điều hợp lí là cầnsự tính trước về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực cho việc triển khai các kế hoạchsẽ được triển khai. Tương tự như thế, trong nền kinh tế thị trường, hoạch định xa hơn vềphía trước là yếu tố then chốt để ngăn chặn tình trạng dư thừa nhân viên. Hoạch địnhnguồn nhân lực là quá trình nghiên cứu, xác định nhu cầu nguồn nhân lực, đưa racác chính sách và thực hiện các chương trình, hoạt động đảm bảo cho doanh nghiệpcó đủ nguồn nhân lực với các phẩm chất, kỹ năng phù hợp để thực hiện công việc cónăng suất, chất lượng và hiệu quả cao. 2.1.2. Vai trò Hoạch định nguồn nhân lực giữ vai trò trung tâm trong quản lý chiến lược nguồn nhân lực. Lực lượng lao động có kỹ năng của một tổ chức ngày càng được nhận biết, đã vàđang trở thành lợi thế cạnh tranh của tổ chức. KHHNNL của tổ chức có vai trò quantrọng như kế hoạch hóa về vốn và các nguồn tài chính của tổ chức. Bất kỳ tổ chức nàomuốn tồn tại và đứng vững trong cạnh tranh cần thiết phải tiến hành kế hoạch hóa chiếnlược nguồn nhân lực. Kế hoạch hóa chiến lược nguồn nhân lực là quá trình xây dựng các chiến lượcnguồn nhân lực và thiết lập các chương trình hoặc các chiến thuật để thực hiện các chiếnlược nguồn nhân lực đó. Do đó, vai trò của kế hoạch hóa nguồn nhân lực là giúp cho tổchức đạt được mục tiêu công việc. Hoạch định nguồn nhân lực của tổ chức một khi được xây dựng đúng sẽ mang lại nhiềulợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp cho tổ chức. Cụ thể, hoạch định nguồn nhân lực giúp cho tổ chức chủ động thấy trước được cáckhó khăn và tìm biện pháp khắc phục; xác định rõ khoảng cách giữa tình trạng hiện tại vàđịnh hướng tương lai của tổ chức; tăng cường sự tham gia của những người quản lý trựctuyến vào quá trình kế hoạch hóa chiến lược; nhận rõ các hạn chế, cơ hội nguồn nhân lựctrong tổ chức. Hoạch định nguồn nhân lực có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của tổ chức. Hoạch định nguồn nhân lực có quan hệ chặt chẽ với kế hoạch chiến lược sản xuất kinh doanh của tổ chức. Để đạt được các mục tiêu trong thời gian dài, mỗi tổ</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">33. chức phải có một tập hợp hợp lý những người lao động với kiến thức, kỹ năng và khả năng cần thiết. Hoạch đinh nguồn nhân lực là cơ sở cho các hoạt động biên chế nguồn nhân lực, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Ví dụ: để tuyển mộ những người lao động mới, tổ chức cần làm rõ: loại lao động nào cần tuyển? bao nhiêu người? Khi nào?... trả lời câu hỏi này có liên quan chặt chẽ với các kế hoạch chiến lược kinh doanh của tổ chức đó. Hoạch định nguồn nhân lực nhằm điều hòa các hoạt động nguồn nhân lực. 2.1.3. Chiến lược nhân lực và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp Trong thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp, theo Torrington và Hall, có nămmức độ phối hợp của các chiến lược, chính sách quản trị nguồn nhân lực vào với cácchiến lược, chính sách kinh doanh của doanh nghiệp, xem sơ đồ….Ở mức độ A, không có mối quan hệ nào giữa các chiến lược kinh doanh với các chiếnlược, chính sách quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Ở các nước công nghiệp pháttriển, điều này thường chỉ phổ biến trong các doanh nghiệp vào khoảng thời gian 25 nămtrước đây, tuy nhiên tình trạng này hiện nay vẫn còn tồn tại, đặc biệt là trong các doanhnghiệp nhỏ.Ở mức độ B, vai trò của yếu tố con người trong doanh nghiệp được đánh giá quan trọngngang với các yếu tố khác của quá trình sản xuất kinh doanh như marketing, tài chính,nghiên cứu và phát triển, …Nguồn nhân lực được coi là một yếu tố cơ bản trong quátrình thực hiện các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Các mục tiêu kinh doanhđược phân bổ từ cấp lãnh đạo cao nhất đến cơ sở, phòng ban chức năng. Chiến lượcnguồn nhân lực, cũng như các chiến lược chức năng khác trong doanh nghiệp được xâydựng nhằm đáp ứng và phù hợp với các yêu cầu của các chiến lược kinh doanh của toàndoanh nghiệp.Ở mức độ C, đã bắt đầu có mối quan hệ song phương giữa các chiến lược, chính sáchkinh doanh với các chiến lược, chính sách nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Các chiếnlược, chính sách kinh doanh của doanh nghiệp có thể cần được xem xét lại về mức độthực tiễn, hợp lý cho phù hợp với tình hình, đặc điểm phân công, bố trí và sử dụng nguồnnhân lực trong doanh nghiệp.Ở mức độ D, các chiến lược, chính sách kinh doanh và các chiến lược, chính sách nguồnnhân lực trong doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và được phát triển trongmối tác động qua lại lẫn nhau. Nguồn nhân lực được coi là một lợi thế cạnh tranh then</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">34. chốt của doanh nghiệp, không phải đơn thuần chỉ là phương tiện để thực hiện các chiếnlược, chính sách kinh doanh.Ở mức độ E, chiến lược nguồn nhân lực có vị trí then chốt quyết định trong doanhnghiệp. Nguồn nhân lực là một lợi thế cạnh tranh then chốt của doanh nghiệp và cácchiến lược, chính sách kinh doanh được xây dựng và phát triển dựa trên các lợi thế củanguồn nhân lực. Nguồn nhân lực trở thành động lực chủ yếu để hình thành các chiếnlược, chính sách của doanh nghiệp. CHIẾN LƯỢC CHIẾN LƯỢC A QUẢN TRỊ NNL KINH DOANH CHIẾN LƯỢC CHIẾN LƯỢC B QUẢN TRỊ NNL KINH DOANH C CHIẾN LƯỢC CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ NNL KINH DOANH CHIẾN LƯỢC D CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ NNL KINH DOANH E CHIẾN LƯỢC CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ NNL KINH DOANH2.2. Quá trình hoạch định nguồn nhân lực 2.2.1. Phân tích hiện trạng quản trị nhân lực trong doanh nghiệpPhân tích hiện trạng quản trị nhân lực nhằm xác định được các điểm mạnh, điểm yếu,những khó khăn, thuận lợi của doanh nghiệp. Quản trị nhân lực trong doanh nghiệp vừacó tính chất hệ thống, vừa có tính chất quá trình. Về phương diện hệ thống, quản trị nhânlực của một doanh nghiệp bao gồm các yếu tố: (a) Nguồn nhân lực: số lượng, cơ cấu, trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, kinh nghiệm,khả năng hoàn thành nhiệm vụ và các phẩm chất cá nhân khác như mức độ nhiệt tình, tậntâm, sáng kiến, trong công việc.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">35. (b) Cơ cấu tổ chức: loại hình tổ chức, phân công chức năng quyền hạn giữa các bộphận cơ cấu trong doanh nghiệp. (c) Các chính sách: ví dụ, chính sách tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện, khenthưởng,… Về phương diện quá trình, quản trị nhân lực là tổng hợp các quá trình thu hút, đàotạo, phát triển và duy trì nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Việc phân tích quản trị nhânlực của doanh nghiệp đòi hỏi phải đặt các yếu tố của hệ thống và quá trình hoạt độngquản trị nhân lực vào trong môi trường làm việc cụ thể với các yếu tố: công việc, phongcách lãnh đạo, các giá trị văn hóa, tinh thần trong doanh nghiệp. Kết quả hoạt động củaquản trị nhân lực cần được phản ánh ở cả hiệu quả làm việc của tổ chức doanh nghiệp lẫnhiệu quả làm việc của các cá nhân trong doanh nghiệp. Có thể áp dụng phương pháp bảngcâu hỏi, phỏng vấn để thu thập những thông tin, đánh giá của nhân viên về những vấn đềsau: • Mức độ động viên, kích thích của doanh nghiệp và công việc đối với nhân viên. • Sự thỏa mãn của nhân viên đối với công việc. • Môi trường văn hóa của tổ chức. • Cách thức con người được quản lý trong doanh nghiệp. • Sự cam kết thực hiện đối với công việc của công ty. • Tính rõ ràng của các mục tiêu trong doanh nghiệp. • Những vấn đề khó khăn và tồn tại trong doanh nghiệp. • Cách thức giải quyết các khó khăn, tồn tại và hoàn thiện quản trị nhân lực trong doanh nghiệp. Hiệu quả quản trị nhân lực trong doanh nghiệp thường được thể hiện qua các chỉtiêu: năng suất lao động, giá trị gia tăng bình quân đầu người, chi phí lao động, mức độsử dụng quỹ thời gian lao động, hiệu quả sử dụng công suất máy móc, thiết bị tai nạn laođộng, tỷ lệ nghỉ việc trong nhân viên, mức độ vắng mặt, ý thức thực hiện kỷ luật laođộng,…2.2.2. Dự báo cầu nhân lực Cầu nhân lực là số lượng và cơ cấu nhân lực cần thiết để hoàn thành số lượng sảnphẩm, dịch vụ hoặc khối lượng công việc của tổ chức trong một thời kỳ nhất định.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">36. Khi xác định cầu nhân lực phải xem xét và tính đến ảnh hưởng của các yếu tố như:các nhân tố bên ngoài như cạnh tranh trong nước và ngoài nước; tình hình kinh tế; luậtpháp; thay đổi công nghệ và kỹ thuật. Các nhân tố bên trong tổ chức gồm hạn chế về ngân sách chi tiêu; mức sản lượngsẽ tiến hành sản xuất năm kế hoạch; số loại sản phẩm và dịch vụ mới; cơ cấu tổ chức. Dự báo cầu nhân lực được chia làm hai loại: cầu nhân lực ngắn hạn và cầu nhânlực dài hạn. Mỗi loại cầu nhân lực có thể áp dụng các phương pháp dự báo khác nhau kểcả định tính và định lượng.2.2.2.1. Dự báo cầu nhân lực ngắn hạn Dự báo cầu nhân lực ngắn hạn là cầu nhân lực trong thời hạn 1 năm. Tuy vậy, dođặc điểm của mỗi tổ chức khoảng thời gian có thể linh hoạt hơn. Ví dụ đối với các tổchức sản xuất kinh doanh mang tính thời vụ, theo mùa thì khoảng thời gian có thể ngắnhơn (từ 3 đến 6 tháng) như các tổ chức xây dựng, các doanh nghiệp chế biến lương thực,thực phẩm, rau quả… Trong thời hạn ngắn cầu nhân lực phải xác định rõ số nhân lực cụthể trong từng nghề, từng loại nhân lực. Phương pháp chủ yếu để dự đoán cầu nhân lực trong thời hạn ngắn là phân tíchnhiệm vụ/ phân tích khối lượng công việc. Theo trình tự sau: (i) Xác định nhiệm vụ/ khối lượng công việc của tổ chức cần phải hoàn thành. (ii) Sử dụng các tỷ số quy đổi hoặc tiêu chuẩn định biên, lượng lao động hao phícho một đơn vị sản phẩm… để tính tổng số giờ lao động cần thiết cho hoàn thành mỗiloại công việc/ mỗi loại sản phẩm. (iii) Quy đổi tổng số giờ lao động ra số người lao động của mỗi nghề, mỗi loạicông việc, mỗi loại sản phẩm. Tổng hợp các nghề ta sẽ có nhu cầu nhân lực của tổ chứctrong năm tới. Tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, loại sản phẩm, cơ cấu của mỗi tổchức. Phương pháp phân tích nhiệm vụ dự báo cầu nhân lực ngắn hạn được biểu hiện cụthể thành các phương pháp sau đây:a. Phương pháp tính theo lượng lao động hao phí Theo phương pháp này, xác định nhu cầu nhân lực cho năm tới (năm kế hoạch)dựa vào các căn cứ sau đây: tổng số lượng lao động hao phí để hoàn thành số lượng sảnphẩm, hoặc khối lượng công việc, nhiệm vụ của năm kế hoạch; quỹ thời gian làm việc</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">37. bình quân của một lao động năm kế hoạch; hệ số tăng năng suất lao động dự tính năm kếhoạch. n ti SLiTrong đó: Σi=1 D n m T KD: Cầu lao động năm kế hoạch của tổ chức (người).ti: Lượng lao động hao phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm i (giờ - mức).SLi: Tổng số sản phẩm i cần sản xuất năm kế hoạch.Tn: Quỹ thời gian làm việc bình quân của một lao động năm kế hoạch (giờ/người).Km: Hệ số tăng năng suất lao động dự tính năm kế hoạch.n: Số loại sản phẩm cần sản xuất năm kế hoạch. Để xác định lượng lao động hao phí cho 1 đơn vị sản phẩm ta phải dựa vào mứclao động tức mức thời gian hao phí cho từng công việc, theo từng nghề. Quỹ thời gian làm việc bình quân của một lao động năm kế hoạch xác định thôngqua xây dựng bảng cân đối thời gian lao động của một lao động năm kế hoạch trên cơ sởphân tích bảng cân đối thời gian lao động của một lao động năm báo cáo. Dự kiến nhữngyếu tố ảnh hưởng như thay đổi về kỹ thuật, tổ chức… để ước tính hệ số tăng năng suấtlao động. Dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của tổ chức ta sẽ có số lượng sản phẩmtừng loại. Phương pháp này áp dụng để dự đoán cầu nhân lực cho những công việc, nhữngsản phẩm xác định được hao phí lao động cần thiết tức là có mức lao động làm căn cứkhoa học, thường là những nghề cơ khí, dệt, may… Để tính được hao phí lao động chomột đơn vị sản phẩm phải thực hiện tính toán cho từng công việc nên tốn thời gian vàphức tạp, nhưng kết quả khá chính xác.b. Phương pháp tính theo năng suất lao động Nội dung cơ bản của phương pháp này là lấy tổng sản lượng năm kế hoạch (hiệnvật và giá trị) chia cho năng suất lao động của một người lao động năm kế hoạch sẽ đượccầu nhân lực năm kế hoạch của tổ chức. Q D WTrong đó:D: Cầu lao động năm kế hoạch.Q: Tổng sản lượng năm kế hoạch.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">38. W: Năng suất lao động bình quân của một lao động năm kế hoạch. Theo phương pháp này cần chú ý tổng sản lượng năm kế hoạch và năng suất laođộng của một lao động năm kế hoạch phải thống nhất đơn vị tính. Nếu tổng sản lượngtính bằng tiền (giá trị) thì năng suất lao động cũng tính bằng tiền. Nếu tổng sản lượngtính bằng hiện vật (cái, chiếc, tấn, tạ, kg…) thì năng suất lao động của một lao động nămkế hoạch cũng phải tính bằng hiện vật.c. Phương pháp tính theo tiêu chuẩn định biên Tiêu chuẩn định biên là khối lượng công việc/ nhiệm vụ mà một người phải đảmnhận. Ví dụ số học sinh mà một giáo viên phải đảm nhận; số giường bệnh mà một hộ lýphải phục vụ. Dự báo cầu nhân lực năm kế hoạch theo phương pháp này sẽ căn cứ vào nhiệm vụcần hoàn thành năm kế hoạch như: Tổng số học sinh nhập trường theo từng loại lớp học(lớp 1; lớp 2…) của trường; hoặc tổng số giường bệnh cần phục vụ năm kế hoạch củabệnh viện; và định mức phục vụ của một giáo viên hoặc của một y sỹ, bác sỹ năm kếhoạch. Phương pháp tính theo tiêu chuẩn định biên thích hợp để dự báo cầu nhân lực nămkế hoạch của các tổ chức thuộc ngành giáo dục, y tế, phục vụ,…2.2.2.2. Dự báo cầu nhân lực dài hạn Hoạch định nguồn nhân lực dài hạn thường được tiến hành cho thời hạn trên 1năm, có thể từ 3 đến 5 năm hoặc 7 năm. Dự báo cầu nhân lực dài hạn là nhiệm vụ của các chuyên gia quản lý nhân lực.Mỗi tổ chức tiến hành sản xuất các loại sản phẩm khác nhau, trình độ tổ chức và quản lý,trình độ kỹ thuật áp dụng vào sản xuất kinh doanh cũng rất khác nhau cho nên cầu về sốlượng và chất lượng nhân lực năm kế hoạch rất khác nhau. Do đó, phải căn cứ vào mụctiêu và kế hoạch chiến lược sản xuất kinh doanh của tổ chức trong tương lai, dự đoánnhững thay đổi về kỹ thuật, công nghệ, tác động của môi trường… để dự báo cầu nhânlực ở những bộ phận chính của tổ chức hoặc là dự đoán chi tiết cầu nhân lực cho từngloại công việc, từng nghề, từng loại sản phẩm cho thời kỳ kế hoạch. Có nhiều phương pháp dự báo cầu nhân lực dài hạn. Sau đây là một số phươngpháp:a. Phương pháp dự báo cầu nhân lực của tổ chức dựa vào cầu nhân lực của từngđơn vị</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">39. Theo phương pháp này, người quản lý ở từng đơn vị (phân xưởng, phòng, ban)dựa vào mục tiêu của đơn vị, xác định khối lượng công việc cần phải hoàn thành cho thờikỳ kế hoạch, dự đoán cần bao nhiêu nhân lực để hoàn thành khối lượng công việc đó.Cầu nhân lực của tổ chức trong thời kỳ kế hoạch sẽ được tổng hợp từ cầu nhân lực củatừng đơn vị. Ưu điểm cơ bản của phương pháp này là người quản lý ở từng bộ phận, đơn vị ởtrong tổ chức thường có những thông tin chính xác về nhiệm vụ, sản lượng, khối lượngcông việc… mà đơn vị mình sẽ hoàn thành trong thời kỳ kế hoạch, do đó sẽ dự đoánđược số nhân lực cần thiết kể cả những người lao động mới dự kiến cần được thu hút vàbổ sung. Nhược điểm của phương pháp này là để có số liệu cần thiết cho dự báo đòi hỏiphải có sự hợp tác của nhiều người trong đơn vị. Hơn nữa mỗi người quản lý ở từng bộphận, đơn vị có thể sử dụng những giả định khác nhau cho sự phát triển đơn vị mìnhtrong tương lai để dự báo cầu nhân lực. Để khắc phục nhược điểm này người đứng đầu tổchức phải thông báo rõ mục tiêu dài hạn của tổ chức trong thời kỳ kế hoạch, đưa ranhững ràng buộc về tài chính, vốn, lao động… dựa vào đó người quản lý từng đơn vị dựbáo cầu nhân lực của đơn vị mình.b. Phương pháp ước lượng trung bình Dự báo cầu nhân lực của tổ chức thời kỳ kế hoạch dựa vào cầu nhân lực bình quânhàng năm của tổ chức trong thời kỳ trước. Theo phương pháp này, việc tính toán cầu nhân lực đơn giản, số liệu dễ thu thậpnhưng phương pháp này dựa vào số liệu của quá khứ, khi dự báo có thể không thấy hếtnhững biến động có thể xảy ra trong thời kỳ kế hoạch ảnh hưởng đến cầu nhân lực của tổchức.c. Phương pháp tính theo tiêu chuẩn hao phí lao động của một đơn vị sản lượng Nội dung cơ bản của phương pháp này là lấy tiêu chuẩn hao phí lao động để sảnxuất ra một đơn vị sản lượng (1.000.000 đồng giá trị sản lượng; hoặc là một đơn vị sảnphẩm) tính theo giờ - mức nhân với tổng sản lượng năm kế hoạch. Sau đó chia cho quỹthời gian làm việc bình quân của một lao động năm kế hoạch ta được cầu lao động nămkế hoạch. D = (Q x t) / TTrong đó:</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">40. D: Cầu nhân lực năm kế hoạch.Q: Tổng sản lượng cần phải sản xuất năm kế hoạch.t: Tiêu chuẩn hao phí lao động cho một đơn vị sản lượng năm kế hoạch.T: Tổng số giờ làm việc bình quân của một lao động năm kế hoạch.d. Phương pháp dự đoán xu hướng Nội dung của phương pháp này là: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh vàmục tiêu cần đạt được của tổ chức trong thời kỳ kế hoạch như: số lượng sản phẩm hoặcdịch vụ; doanh số bán ra; ước tính những thay đổi về kỹ thuật ảnh hưởng đến quá trìnhsản xuất kinh doanh của tổ chức… so với thời kỳ hiện tại, ước tính cầu nhân lực cần thiếtđể hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức thời kỳ kế hoạch. Áp dụng phương pháp này, công việc dự báo cầu nhân lực được thực hiện mộtcách dễ dàng nhưng ước lượng thường ít chính xác và chủ yếu dựa vào số liệu của thờikỳ trước đó.e. Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính Sử dụng hàm số toán học phản ánh mối quan hệ của cầu nhân lực với các biến sốnhư: doanh số bán ra; sản lượng sẽ sản xuất kỳ kế hoạch; năng suất lao động; số học sinh/sinh viên dự kiến sẽ nhập trường thời kỳ kế hoạch… để dự báo cầu nhân lực của tổ chứctrong thời kỳ kế hoạch. Để áp dụng phương pháp này cần thu thập số liệu phản ánh mối quan hệ giữa cầunhân lực theo thời gian và các yếu tố theo chuỗi thời gian. Chẳng hạn: y = f (X1, X2, X3…) Chuỗi thời gian thu thập được số liệu càng dài thì kết quả dự báo cầu nhân lực thờikỳ kế hoạch càng chính xác. Có thể áp dụng phương pháp này để xác định cầu nhân lực của các tổ chức dựavào phân tích mối quan hệ của nhiều yếu tố. Tuy vậy, phương pháp này thường thích hợpkhi thu thập được số liệu của tổ chức trong một chuỗi thời gian dài trong quá khứ hoặc cómẫu số liệu khá lớn. Phương pháp này chỉ thích hợp trong trường hợp môi trường của tổchức rất ổn định.f. Phương pháp chuyên gia Dự báo cầu nhân lực dài hạn dựa vào ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệmtrong từng lĩnh vực, có thể là ý kiến của một nhóm chuyên gia hoặc là ý kiến của cá nhânnhư giám đốc nguồn nhân lực hoặc là chuyên gia kế hoạch hóa dài hạn. Các chuyên gia</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">41. dựa vào đánh giá của họ về tình hình tổ chức trong tương lai, điều kiện kinh tế, xã hội củatổ chức, với kinh nghiệm mà họ đã từng tích lũy được sẽ đưa ra phương án dự báo cầunhân lực của tổ chức trong thời kỳ kế hoạch. Để đạt được kết quả mong muốn tổ chức cần phải sử dụng tổng hợp kết quả ướclượng cầu nhân lực thời kỳ kế hoạch của tổ chức mà nhiều chuyên gia đã hiến kế. Kinhnghiệm cho thấy có 03 phương pháp sau : Phương pháp 1: Yêu cầu mỗi chuyên gia nộp bảng tường trình về ước tính cầunhân lực của tổ chức theo kinh nghiệm riêng của họ, sau đó sẽ tính trung bình cầu nhânlực của tổ chức theo ước tính của các chuyên gia. Phương pháp 2: Tổ chức hội thảo mời các chuyên gia đến dự và phát biểu, thảoluận nhóm. Kết luận cuối cùng là ý kiến thống nhất của các chuyên gia về ước tính cầunhân lực của tổ chức trong thời kỳ kế hoạch. Phương pháp 3: Để thực hiện phương pháp này, một người có trách nhiệm dự báocầu nhân lực của tổ chức – có thể là chuyên viên của phòng quản lý nguồn nhân lực thựchiện các công việc sau : Lựa chọn danh sách các chuyên gia am hiểu về tổ chức và có kiến thức, kinhnghiệm dự báo cầu nhân lực. Xác định rõ những vấn đề có liên quan đến dự báo nhân lực: khó khăn, thuận lợi,mục tiêu và chiến lược phát triển tổ chức trong tương lai. Soạn một bảng hỏi về dự báo cầu nhân lực của tổ chức trong thời kỳ kế hoạch vàgửi đến từng chuyên gia. Các chuyên gia ước tính cầu nhân lực của tổ chức theo kiến thức và kinh nghiệmcủa mình, chuyển đến cho người có trách nhiệm tổng hợp. Kết quả dự báo cầu nhân lựcđược gửi trở lại các chuyên gia xem xét cho ý kiến về phương pháp lựa chọn. Nếu mộtchuyên gia nào đó chưa đồng tình về phương án tổng hợp dự báo cầu nhân lực đã chọnthì yêu cầu giải thích rõ: nguyên nhân không đồng tình, cần thay đổi như thế nào vàchuyển bản góp ý đó đến người có trách nhiệm tổng hợp cầu nhân lực. Phương án cuốicùng dự báo nhu cầu nhân lực của tổ chức là kết quả nhất trí cao của các chuyên gia. Với phương pháp này, các chuyên gia không tiếp xúc trực tiếp với nhau trongcuộc họp hoặc hội thảo mà chỉ thông qua văn bản nên thuận lợi hơn và tránh được nhữnghạn chế (như nể nang hoặc ngại bất đồng quan điểm…) trong thảo luận nhóm.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">42. 2.2.3. Dự báo cung nhân lực Sau khi dự báo cầu nhân lực, cần tiến hành dự báo cung nhân lực của tổ chứctrong thời kỳ kế hoạch. Tổ chức phải đánh giá, phân tích và dự báo khả năng có baonhiêu người sẵn sàng làm việc cho tổ chức để có biện pháp thu hút, sử dụng và khai tháctiềm năng của người lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức. Dự báo cung nhân lực từ hai nguồn: cung nhân lực từ bên trong tổ chức (tức làphân tích nhân lực hiện có trong tổ chức) và cung nhân lực từ bên ngoài tổ chức.2.2.3.1. Dự báo cung nhân lực trong nội bộ tổ chức/ Phân tích nhân lực hiện có củatổ chức Hoạch định nguồn nhân lực yêu cầu phân tích kỹ lực lượng lao động hiện có củatổ chức về số lượng và cơ cấu lực lượng lao động. Muốn vậy cần thực hiện theo trình tự sau đây:A. Phân loại lực lượng lao động hiện có trong tổ chức Số lượng nhân lực hiện có trong tổ chức trước hết phải được phân loại theo cáctiêu thức khác nhau như: Giới tính; tuổi; theo nghề; theo trình độ lành nghề; sức khỏe;thâm niên công tác; tình trạng gia đình; theo chức năng; tiềm năng cho phát triển và đềbạt… làm cơ sở cho phân tích.B. Phân tích nhân lực hiện có trong tổ chức a. Nội dung phân tích Phân tích cơ cấu tuổi của lực lượng lao động hiện có trong tổ chức. Phân tích cơcấu nhân lực theo giới tính: nam, nữ để đánh giá mức độ phù hợp với yêu cầu công việc. Phân tích trình độ văn hóa của người lao động theo các nghề, loại công việc. Phân tích kết cấu trình độ, nghề nghiệp của người lao động theo từng cấp bậc(chẳng hạn: bậc 1; bậc 2; bậc 3; bậc 4…) so với nhu cầu. Hoặc phân tích so sánh trình độ(bằng cấp đạt được, chuyên ngành đã được đào tạo) của cán bộ quản lý, lãnh đạo với yêucầu của công việc. Phân tích so sánh mức độ phức tạp của công việc và trình độ lành nghề của côngnhân thông qua so sánh cấp bậc công việc và cấp bậc công nhân theo từng nghề, từng bậcbiết được mức độ phù hợp, không phù hợp và có chiến lược nguồn nhân lực thích ứngcho thời kỳ kế hoạch.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">43. Tập trung phân tích những công việc cụ thể hoặc loại công việc thường có tỷ lệthay thế lao động cao; vắng mặt nhiều; vi phạm kỷ luật lao động hoặc hoàn thành côngviệc ở mức độ thấp, tình hình sử dụng thời gian lao động của các loại lao động. Chỉ rõ những người sẽ về hưu, sẽ nghỉ việc trong từng năm kế hoạch để có kếhoạch thông báo cho người lao động biết trước đồng thời chuẩn bị người thay thế mộtcách chủ động. b. Phương pháp phân tích Sử dụng phương pháp so sánh lực lượng nhân lực hiện có trong tổ chức theo từngtiêu thức với yêu cầu công việc mà họ đang đảm nhận hoặc so sánh tình hình nhân lựchiện có với yêu cầu công việc trong năm kế hoạch sắp tới nhằm đạt được mục tiêu sảnxuất kinh doanh của tổ chức. (a) Phân tích kết cấu nghề nghiệp của lao động trong doanh nghiệp Đảm bảo nhu cầu lao động theo từng nghề trong doanh nghiệp chẳng những đảmbảo tính đồng bộ về lao động giữa các nghề trong dây chuyền sản xuất mà còn tạo điềukiện để sử dụng lao động hợp lý theo các nghề, tận dụng năng lực máy móc thiết bị hiệncó. Bởi vì nếu một nghề nào đó bị thừa lao động so với nhu cầu sẽ dẫn đến bố trí laođộng không đúng ngành nghề, trong khi đó nghề nào bị thiếu lao động sẽ không đảm bảotính đồng bộ trong dây chuyền sản xuất. Phương pháp phân tích: So sánh số lao động cần có theo nhu cầu sản xuất kinhdoanh, phục vụ kinh doanh với số lao động hiện có theo từng nghề, từng công việc, từngchức danh. Bảng 2.1: Phân tích kết cấu nghề nghiệp của công nhân sản xuất tại Công ty May X (Đơn vị tính: người) Các nghề Số lao động theo Số lao động Thừa/ thiếu lao nhu cầu kế hoạch hiện có động (+/ -)Nghề Dệt 100 95 -5Nghề May 90 90 0Nghề Tẩy nhuộm 25 30 +5Tổng hợp 215 215 0 Số liệu trong biểu cho thấy: tổng số nhân lực hiện có của doanh nghiệp cân đối vớinhu cầu nhân lực năm kế hoạch. Nhưng phân tích sâu từng nghề lại có tình trạng thừacông nhân nghề tẩy nhuộm và thiếu công nhân nghề dệt. (b) Phân tích tình hình sử dụng công nhân sản xuất theo trình độ lành nghề</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">44. Bằng việc so sánh cấp bậc công việc bình quân với cấp bậc công nhân bình quâncủa từng nghề; từng bộ phận sản xuất và toàn doanh nghiệp theo bảng sau: Bảng 2.2: Thống kê cấp bậc công việc bình quân và cấp bậc công nhân bình quân theo nghề tại Công ty May X Các nghề Cấp bậc công việc Cấp bậc công So sánh bình quân nhân bình quân (CBCVbq-CBCNbq)Dệt 3,5 3 +0,5May 3 4 -1Tẩy nhuộm 4 4 0Cơ khí 5 6 -1 Theo ví dụ trên sự phù hợp trong bố trí lao động theo trình độ lành nghề của côngty được đảm bảo trong các nghề: Dệt, Tẩy; trong khi ở các nghề May, Cơ khí bị lãng phísức lao động vì công nhân phải làm các công việc yêu cầu trình độ lành nghề thấp hơntrình độ lành nghề của họ. (c) Phân tích tình hình sử dụng cán bộ chuyên môn, kỹ thuật theo ngành nghề đàotạo, trình độ chuyên môn, thâm niên nghề… So sánh tình hình thực tế (số người hiện có) với yêu cầu công việc (số người cầncó theo nhu cầu) nhằm đánh giá mức độ phù hợp theo các tiêu thức: ngành nghề đào tạo;trình độ chuyên môn; thâm niên nghề; trình độ ngoại ngữ,… c. Đề xuất các kế hoạch thích ứng cho tuyển mộ, tuyển chọn, đào tạo, pháttriển để thỏa mãn nhu cầu thay thế và phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh Hệ thống thông tin nguồn nhân lực sẽ cung cấp các thông tin, tư liệu, số liệu phântích tình hình lực lượng lao động của tổ chức. Các thông tin, số liệu này được thu thập từnhiều nguồn khác nhau thuộc hồ sơ của người lao động như: các mẫu đơn xin việc; bảngđánh giá tình hình thực hiện công việc thường kỳ của người lao động; những bổ sungthay đổi của cá nhân người lao động; tình hình khen thưởng, kỷ luật; lịch sử về đào tạo,tiền lương; hồ sơ sức khỏe của người lao động… Hệ thống thông tin nguồn nhân lựckhông chỉ làm cơ sở cho phân tích tình hình nhân lực hiện có trong tổ chức để tiến hànhhoạch định nguồn nhân lực mà còn làm cơ sở cho hoạch định sản xuất, thị trường, tàichính.2.2.3.2. Dự đoán cung nhân lực từ bên ngoài</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">45. Dự đoán cung nhân lực từ bên ngoài là công việc rất quan trọng bởi vì nhân lựccủa tổ chức thường bị biến động do một số người đang làm việc trong tổ chức nhưng lạicó nhu cầu thuyên chuyển đi nơi khác, về hưu, ốm đau, chết, tai nạn, bị kỷ luật buộc thôiviệc… Vì vậy, nhu cầu bổ sung nhân lực xuất hiện và nguồn bổ sung cho số này phải tìmtừ thị trường lao động bên ngoài. Mặt khác, do nhu cầu phát triển và mở rộng sản xuấtnên tổ chức cần có thêm nhân lực để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất. Do đó, dự đoán cungnhân lực từ thị trường lao động bên ngoài cho phép tổ chức thấy rõ tiềm năng lao động,các nguồn nhân lực có thể cung cấp cho tổ chức và có biện pháp thu hút nguồn nhân lựcphù hợp với yêu cầu của tổ chức khi cần thiết. Dự đoán cung nhân lực từ bên ngoài tổ chức cần được xem xét và phân tích ở tầmvĩ mô bởi vì nó phụ thuộc vào nguồn nhân lực của xã hội, quy mô và cơ cấu nguồn nhânlực trong xã hội lại phụ thuộc vào quy mô, cơ cấu và sự gia tăng dân số. Do đó các yếutố: kinh tế, văn hóa, xã hội, tâm lý, phong tục, tập quán… lại ảnh hưởng đến mức sinh.Việc tăng hoặc giảm mức sinh sẽ tác động đến tăng giảm các nguồn nhân lực. Chẳng hạn,xu hướng giảm sinh ở các nước phát triển trong các thập kỷ vừa qua đã và đang dẫn đếnthiếu nhân lực hiện tại và tương lai cho các nước này. Từ đó các chức năng của quản lýnguồn nhân lực trong tổ chức như: tuyển mộ, tuyển chọn, đào tạo, phát triển, thù lao laođộng, các quan hệ lao động… cũng phải được xem xét, điều chỉnh, giải quyết căn cứ vàotình hình khan hiếm các nguồn lao động của xã hội. Trong khi đó ở các nước chậm pháttriển và đang phát triển như nước ta, do kết quả của gia tăng dân số nhanh trong cuốinhững năm 70 và đầu những năm 80, số lượng nguồn nhân lực hiện tại của đất nước rấtdồi dào. Do đó, khi đánh giá cung nhân lực từ bên ngoài để có các biện pháp thu hút laođộng, duy trì và phát triển lực lượng lao động của tổ chức phải đặt trong điều kiện thừanhân lực về mặt số lượng, nhưng chất lượng nguồn nhân lực thấp, nhiều nghề thiếu nhânlực có trình độ lành nghề. Khi đánh giá và dự đoán nguồn nhân lực từ thị trường lao động bên ngoài cần tậptrung vào các nội dung sau đây:a. Biến động mức sinh, mức chết, quy mô và cơ cấu dân số Dân số là cơ sở hình thành các nguồn nhân lực. Tuy vậy, việc tăng giảm dân sốcủa thời kỳ này chỉ có thể tác động đến tăng hoặc giảm dân số của thời kỳ sau đó từ 15đến 16 năm. Bởi vì con người từ khi sinh ra cho đến khi bước vào tuổi có khả năng laođộng phải mất một khoảng thời gian ít nhất 15 đến 16 năm. Mà việc tăng, hoặc giảm mức</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">46. sinh và mức chết sẽ trực tiếp làm tăng hoặc giảm quy mô và cơ cấu dân số, từ đó làmthay đổi quy mô và cơ cấu lực lượng lao động. Do đó, phân tích quy mô cơ cấu dân số,sự tăng hoặc giảm mức sinh, mức chết sẽ cho phép tổ chức nhìn thấy rõ các nguồn nhânlực trong tương lai để có biện pháp thích ứng. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay có quy mô dân số lớn đứng thứ 12 trên thếgiới và thứ 2 trong khu vực châu Á Thái Bình Dương đã và đang tạo ra một nguồn nhậnlực rất đông đảo về mặt số lượng. Hơn nữa cơ cấu dân số Việt Nam trẻ nên số ngườibước vào độ tuổi lao động hàng năm lớn. Theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở1/4/1999 dân số Việt Nam 77 triệu người, dự đoán tốc độ phát triển dân số hàng năm đạt1,011% giai đoạn 2001 – 2005 thì đến năm 2005 dân số Việt Nam sẽ là 82.492.600người. Bên cạnh thuận lợi quy mô dân số lớn, tỷ lệ phát triển dân số cao đã cung cấp mộtnguồn nhân lực dồi dào về mặt số lượng thì cũng đang đặt ra những khó khăn về nhà ở,giáo dục, nâng cao mức sống và nhất là cung cấp số người bước vào tuổi lao động hàngnăm từ 1,4 đến 1,6 triệu người cần có việc làm. Do đó cung nhân lực của các tổ chức cónhiều thuận lợi trong đáp ứng về mặt số lượng nhưng các tổ chức cũng gặp phải không ítkhó khăn trong việc tìm được đúng người cho công việc yêu cầu của tổ chức, đặc biệt vềmặt chất lượng lao động.b. Phân tích quy mô và cơ cấu lực lượng lao động xã hội Các thông tin và số liệu thu thập được từ các cơ quan thuộc Bộ Lao động và cáccơ quan Thống kê như: tổng số lực lượng lao động; cơ cấu lực lượng lao động theo giớitính; theo tuổi; tỷ lệ người có việc làm, thất nghiệp, giờ làm việc bình quân, thu nhậpbình quân, số lao động làm việc theo mùa, tỷ lệ lao động hoạt động trong các ngành hoặctrong các thành phần kinh tế. Trên tầm vĩ mô sẽ giúp cho các tổ chức nhìn thấy rõ khảnăng cung nhân lực cho tổ chức khan hiếm hay dồi dào, từ đó có kế hoạch và biện phápthu hút lao động cho tổ chức hoàn thành nhiệm vụ trong thời kỳ kế hoạch. Theo kết quả điều tra mẫu quốc gia về lao động – việc làm 1/7/2000 quy mô lựclượng lao động của Việt Nam lớn và tiếp tục gia tăng với tốc độ cao. Năm 2000 lựclượng lao động là 38.643.089 người, với tốc độ tăng 2,7%/năm thời kỳ 1996-2000 trongkhi tốc độ tăng dân số chỉ có 1,5%/năm trong cùng kỳ. Dự đoán đến năm 2005 lực lượnglao động sẽ là 42.689.900 người. Do đó, khả năng cung về số lượng nguồn nhân lực trongphạm vi xã hội cho các tổ chức rất phong phú. 77,74% lực lượng lao động tập trung vào</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">47. khu vực nông thôn, khu vực thành thị chỉ có 22,56%, lực lượng lao động trẻ từ 15-34 tuổichiếm 50% lực lượng lao động. Với số lượng phong phú như trên tỷ lệ thất nghiệp vàthiếu việc làm của lực lượng lao động tương đối cao, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động củalực lượng lao động nông thôn chỉ đạt khoảng 70%.c. Phân tích chất lượng nguồn nhân lực Chất lượng nguồn nhân lực là một tiêu thức rất quan trọng trong phân tích cungnhân lực từ bên ngoài. Nếu chất lượng nguồn nhân lực cao, đa dạng sẽ tạo cơ hội cho cáctổ chức có khả năng thu hút được lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu công việc. Chất lượng nguồn nhân lực được phân tích theo các tiêu thức: • Trình độ học vấn của lực lượng lao động ngày càng được nâng cao do đòi hỏi của tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, thay đổi của môi trường… Ngày nay, lực lượng lao động trẻ có học vấn cao, có nhu cầu việc làm và cũng có nhiều nhu cầu đặt ra cho người sử dụng lao động như: muốn được thử thách, muốn làm những công việc có mức lương cao, hay di chuyển và không gắn bó suốt đời với tổ chức (biên chế suốt đời) như thế hệ người lao động của thời kỳ bao cấp trước đây. Do đó, việc phân tích trình độ học vấn của lực lượng lao động sẽ giúp cho các chuyên gia quản lý nguồn nhân lực nhìn thấy rõ chất lượng nguồn nhân lực từ thị trường lao động bên ngoài và có biện pháp để thu hút được những lao động có chất lượng cao và đối xử, đãi ngộ xứng đáng để giữ chân họ ở lại với tổ chức. • Tình hình giáo dục và đào tạo của đất nước trong từng thời kỳ như: giáo dục nghề nghiệp; đào tạo công nhân kỹ thuật; đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp… hàng năm sẽ cung cấp cho các tổ chức một lực lượng lao động có trình độ chuyên môn lành nghề phù hợp với yêu cầu công việc. Ở Việt Nam hiện nay, mặc dù số lượng nguồn nhân lực phong phú nhưng chấtlượng nguồn nhân lực thấp: 84,49% lực lượng lao động không có chuyên môn kỹ thuật,lực lượng lao động đã qua đào tạo từ sơ cấp, học nghề chỉ có 15,51%. Hệ thống giáo dụcphổ thông, đào tạo nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học còn nhiều bất hợplý cộng với tâm lý thích vào đại học của đa số thanh niên sau khi tốt nghiệp phổ thông đãlàm cho cấu trúc đào tạo của lực lượng lao động đã qua đào tạo rất bất hợp lý. Năm 1996cấu trúc đào tạo là 1 – 1,7 – 2,4 (tức ứng với 1 lao động có trình độ cao đẳng, đại học trởlên thì có 1,7 lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp và 2,4 lao động có trình độ sơcấp/học nghề/công nhân kỹ thuật). Năm 2000 cấu trúc này là 1 – 1,2 – 1,7.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">48. d. Phân tích tình hình di dân Tình hình di dân giữa các vùng trong nước, giữa các tỉnh/thành phố có ảnh hưởnglớn đến số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực của địa bàn từ đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đếncung lao động từ thị trường bên ngoài cho tổ chức. Đặc biệt di dân tự do từ nông thông rathành phố với mục tiêu kinh tế xã hội như tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập ở các nướcđang phát triển đã và đang tạo nên những biến động lớn về nguồn nhân lực.e. Dự đoán nguồn lao động từ nước ngoài về Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam có nguồn lao động dồi dào và đang tìmkiếm các biện pháp xuất khẩu lao động sang thị trường các nước châu Á: Nhật Bản, HànQuốc, Hồng Kông, Đài Loan, Malaysia… cũng như các nước châu Phi, châu Âu như: LiBi, Công hòa Ship, Liên Xô cũ… Đồng thời với việc đưa lao động đi nước ngoài thì hàngnăm các địa phương trong toàn quốc lại tiếp nhận số lao động hết thời hạn trở về và cónhu cầu được làm việc. Đây cũng là nguồn cung cấp lao động cho các tổ chức. Ngoài những nội dung trên còn phân tích xu hướng phát triển của các nghề nghiệphoặc một số khía cạnh khác tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi tổ chức, trong mỗi thời kỳ.Cùng với quá trình phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ sẽ làm xuất hiện nhữngnghề nghiệp mới trong khi một số nghề nghiệp cũ có thể mất đi hoặc bị thu hẹp lại. Dođó, khi phân tích cung nhân lực từ thị trường lao động bên ngoài cũng cần quan tâm đếnxu hướng phát triển của các nghề nghiệp. Sau khi phân tích cung nhân lực từ thị trường lao động bên trong và bên ngoài,mỗi tổ chức cần đưa ra được kết quả dự đoán tổng số lao động sẵn sàng cung cấp cho tổchức là bao nhiêu? Thuộc các nghề, các bậc cụ thể như thế nào? Vào từng thời điểm cụthể trong thời kỳ kế hoạch.2.2.4. Cân đối cung – cầu nhân lực, các giải pháp khắc phục mất cân đối cung – cầu Sau khi dự đoán được cầu và cung nhân lực cho thời kỳ kế hoạch của tổ chức, tiếnhành cân đối/so sánh cầu với cung về nhân lực không chỉ về nhân lực ở các nhóm lớn màcòn chi tiết đến từng nghề, từng loại công việc, từng công việc. Kết quả so sánh cầu vàcung nhân lực của tổ chức sẽ xảy ra 03 trường hợp sau đây: Cầu nhân lực lớn hơn cungnhân lực (thiếu nhân lực); Cung nhân lực lớn hơn cầu nhân lực (thừa nhân lực); Cầu nhânlực bằng cung nhân lực (Cân đối). Mỗi trường hợp cụ thể đòi hỏi tổ chức phải có các biệnpháp cụ thể, thích ứng.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">49. 2.2.4.1. Cầu nhân lực lớn hơn cung nhân lực (thiếu lao động) Trường hợp này nhu cầu lao động cho sản xuất và hoạt động sản xuất kinh doanhcủa tổ chức đòi hỏi lớn hơn số lượng có khả năng cung cấp. Tổ chức cần tìm kiếm cácbiện pháp khai thác và huy động lực lượng lao động từ bên trong và bên ngoài tổ chức.Cụ thể gồm các giải pháp sau: • Thực hiện chương trình đào tạo kỹ năng và đào tạo lại những người lao động hiện có để họ đảm nhận được những chỗ trống trong tổ chức nhằm làm cho tổ chức hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch mà không cần tuyển mộ nhân viên mới từ thị trường bên ngoài. • Đề bạt người lao động trong tổ chức, bồi dưỡng để người lao động có thể đảm nhận được công việc ở vị trí cao hơn. • Kế hoạch hóa kế cận và phát triển quản lý: thu thập và nắm các thông tin về các chức vụ/vị trí công việc sẽ bị trống do người lao động muốn chuyển đi nơi khác hoặc sẽ được thăng chức, về hưu trong thời gian tới. Tiếp theo cần lựa chọn người có đủ tài, đức thực hiện công việc hoặc lựa chọn người có tiềm năng cho chức vụ đang trống để đào tạo, bồi dưỡng, phát triển thay thế từng bước và đảm nhận được công việc. • Tuyển mộ người lao động mới từ ngoài tổ chức. • Ký hợp đồng phụ với các công ty, tổ chức khác để tăng thêm gia công sản phẩm. • Biện pháp thuê những lao động làm việc không trọn ngày hoặc sử dụng lao động tạm thời để khắc phục tình trạng thiếu nhân lực trước mắt. • Huy động người lao động trong tổ chức làm thêm giờ, nhưng giải pháp này chỉ áp dụng trong thời hạn ngắn và được coi là giải pháp tình thế bị khống chế bởi Bộ luật Lao động. Hơn nữa do giới hạn về sinh lý và sức khỏe của người lao động, nếu làm thêm giờ trong thời gian dài có thể là nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động, sức khỏe của người lao động không được đảm bảo. Chẳng hạn theo quy định của Bộ luật Lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Điều 69 trang 49: “Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận làm thêm giờ nhưng không được quá bốn giờ trong ngày, 200 giờ trong một năm”.2.2.4.2. Cung nhân lực lớn hơn cầu nhân lực (thừa lao động) Ngược lại với trường hợp trên, có thể do nhu cầu của xã hội về sản phẩm hoặcdịch vụ từ tổ chức bị giảm sút so với thời kỳ trước dẫn đến tổ chức bị thừa lao động so</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">50. với nhu cầu. Hoặc cũng có thể do tổ chức làm ăn thua lỗ nên thu hẹp sản xuất, lực lượnglao động cần phải giảm bớt, vì thế mà thừa lao động. Để có biện pháp hữu hiệu cần căn cứ vào tình hình cụ thể của tổ chức. Nhưng nhìnchung có thể gồm các biện pháp sau: • Thuyên chuyển nhân lực đến bộ phận đang thiếu nhân lực. • Tam thời không thay thế những người chuyển đi. • Giảm giờ lao động trong tuần, trong tháng và trong ngày nhưng phải thảo luận với người lao động và thông báo cho người lao động biết. Thông thường biện pháp giảm giờ chỉ áp dụng đối với những nhân viên làm việc theo giờ. Ví dụ, hiện mỗi nhân viên đang làm 40 giờ một tuần, để khắc phục tình trạng thừa nhân lực mỗi nhân viên chỉ được bố trí làm 30 giờ trong tuần. • Chia sẻ công việc: hai nhân viên thay nhau cùng làm chung một công việc. • Nghỉ luân phiên: nghỉ không lương tạm thời khi cần lại huy động. Biện pháp này trước hết thường được áp dụng cho những công nhân mới vào nghề, thâm niên nghề thấp hoặc cũng có công ty áp dụng đối với công nhân có năng suất thấp, ý thức chấp hành kỷ luật lao động thấp. Còn đối với người quản lý và cán bộ chuyên môn kỹ thuật khi áp dụng biện pháp tạm nghỉ không lương hoặc nghỉ luân phiên chủ yếu xem xét các đối tượng có năng lực kém hoặc khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao thường ở mức thấp. • Cho các tổ chức khác thuê nhân lực: Đưa những người lao động của tổ chức đi làm việc cho các tổ chức khác có nhu cầu thuê lao động nhưng vẫn giữ tên họ trong dánh sách bảng lương của tổ chức. Biện pháp này thường áp dụng đối với đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, lành nghề cao trong giai đoạn tổ chức gặp khó khăn. • Vận động nghỉ hưu sớm: Thường áp dụng đối với những nhân viên còn từ 1 đến 5 năm nữa sẽ đến tuổi nghỉ hưu nhưng đã có đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội như điều lệ về bảo hiểm xã hội quy định. Người lao động có thể chấp nhận nghỉ hưu sớm nếu được thêm khoản phụ cấp nào đó vào tiền lương hưu. • Vận động nhân viên về mất sức hoặc tự thôi việc và hưởng chế độ trợ cấp một lần: Có thể áp dụng đối với nhân viên có sức khỏe yếu không đáp ứng được yêu cầu</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">51. công việc của tổ chức nhưng bản thân và gia đình họ có thể tự tạo được việc làm hoặc có thể tìm được việc làm phù hợp tại cơ sở khác với mức thu nhập khá hơn. Áp dụng bất cứ biện pháp nào kể trên nhằm giảm biên chế nhân lực, tổ chức cũngnên có chương trình trợ cấp, hướng dẫn cho nhân viên nhanh chóng thích nghi với điềukiện mới bằng cách cố vấn, hướng dẫn cho nhân viên cách thức xin việc, động viên kíchthích nhân viên về vật chất và tinh thần để giúp họ giảm bớt mặc cảm tâm lý và khó khănban đầu khi không còn việc làm ở tổ chức.2.2.4.3. Cầu nhân lực bằng cung nhân lực (cân đối) Trong trường hợp này nhu cầu nhân lực cần thiết để hoàn thành khối lượng côngviệc, số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ kỳ kế hoạch bằng số lượng người hiện có của tổchức. Do đó, công việc cần làm trong trường hợp này là: • Bố trí sắp xếp lại nhân lực trong nội bộ tổ chức. • Thực hiện kế hoạch hóa kế cận. • Thực hiện chương trình đào tạo và phát triển kỹ năng cho người lao động để có thể áp dụng những thành tựu mới của tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh. • Đề bạt, thăng chức cho nhân viên dựa vào sự thực hiện công việc, tiến bộ trong nghề nghiệp và yêu cầu của công việc. • Tuyển mộ nhân viên từ bên ngoài nhằm thay thế những người về hưu, chuyển đi nơi khác, hoặc chết do ốm đau, tai nạn… Ví dụ: tiến hành cân đối cung cầu nhân lực của doanh nghiệp Z trên cơ sở dự đoáncầu nhân lực để đạt được mục tiêu công việc năm 2005 và phân tích cung nhân lực hiệncó năm 2000, số nhân lực giảm trong giai đoạn 2000-2005. Bảng 2.3: Cân đối cung – cầu nhân lực của doanh nghiệp Z Chức Nhân % nhân Số nhân Số nhân Dự đoán Dự đoán số danh lực hiện lực giảm lực giảm lực còn lại cầu nhân nhân lực cần có năm từ tính đến ở DN năm lực của được tuyển 2000 1995-2000 2005 2005 DN năm mới 2005 2005 A (1) (2) (3)=(2)x(1) (4)=(1)-(3) (5) (6)=(5)-(4)Ban giám 3 33,0 1 2 3 1đốcTrưởng,phó phòng 10 10,0 1 9 10 1banQuản đốc</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">52. và phóquản đốc 5 20,0 1 4 6 2phânxưởngTổ trưởng 12 8,0 1 11 13 2Cán bộquản lý 21 4,9 1 20 25 5kinh tếCán bộ kỹ 25 20,0 5 20 18 -2thuậtNhân viên 20 10,0 2 18 15 -3hànhchínhCông 350 4,0 14 336 325 -11nhân sảnxuấtTổng số 446 26 420 415 -5 Theo kết quả dự đoán cầu nhân lực năm 2005 của doanh nghiệp cần 415 người,nhưng cung nhân lực thực tế của doanh nghiệp là 420 người, cung lớn hơn cầu nhân lực(thừa 5 người). Nhưng phân tích sâu từng chức danh công việc lại chỉ rõ cung nhân lựccho các chức danh ban giám đốc, trưởng phó phòng, quản đốc và phó quản đốc phânxưởng, tổ trưởng sản xuất, cán bộ quản lý kinh tế nhỏ hơn cầu nhân lực (tức thiếu cungnhân lực), trong khi cung về cán bộ kỹ thuật, nhân viên hành chính, công nhân sản xuấtlớn hơn cầu (thừa cầu nhân lực). Vì vậy doanh nghiệp cần căn cứ vào điều kiện cụ thểcủa mình để áp dụng các biện pháp đã nêu trên nhằm điều hòa và cân đối nhân lực trongdoanh nghiệp, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực. TÓM TẮT NỘI DUNGHoạch định nguồn nhân lực là quá trình nghiên cứu, xác định nhu cầu nguồn nhân lực,đưa ra các chính sách và thực hiện các chương trình, hoạt động đảm bảo cho doanhnghiệp có đủ nguồn nhân lực với các phẩm chất, kỹ năng phù hợp để thực hiện công việccó năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Nó giữ vai trò trung tâm trong quản lý chiếnlược nguồn nhân lực, có mối quan hệ chặt chẽ với kế hoạch sản xuất kinh doanh và ảnhhưởng lớn đến hiệu quả của tổ chức. Từ việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kếhoạch hóa nguồn nhân lực, phương pháp phân tích nhiệm vụ/khối lượng công việc đượcsử dụng để dự đoán cầu nhân lực trong thời hạn ngắn, các phương pháp: ước lượng trungbình, dự đoán xu hướng, phân tích hồi quy tuyến tính, phương pháp chuyên gia được sửdụng để dự đoán cầu nhân lực dài hạn. Dự đoán cung nhân lực được thực hiện trên cơ sởphân tích nhân lực hiện có trong nội bộ tổ chức kết hợp với dự đoán dân số, quy mô và</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">53. cơ cấu lực lượng lao động xã hội. Cân đối cung cầu nhân lực được thực hiện bằng cácgiải pháp thích ứng cho các trường hợp để khắc phục tình trạng thiếu hoặc thừa lao động. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày vai trò của hoạch định nguồn nhân lực? 2. Trình bày các phương pháp dự đoán cầu nhân lực của tổ chức? 3. Dự đoán cung nhân lực của tổ chức? 4. Cân đối cung - cầu nhân lực của tổ chức và các giải pháp khắc phục mất cân đốigiữa cung - cầu nhân lực? Chương 3: PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">54. 3.1. Phân tích công việc - công cụ quản lý nguồn nhân lực Phân tích công việc là quá trình thu thập các tư liệu và đánh giá một cách có hệthống các thông tin quan trọng có liên quan đến các công việc cụ thể trong tổ chức nhằmlàm rõ bản chất của từng công việc. Đó là việc nghiên cứu các công việc để làm rõ: ởtừng công việc cụ thể, người lao động có những nhiệm vụ và trách nhiệm gì; họ thực hiệnnhững hoạt động nào, tại sao phải thực hiện và thực hiện như thế nào; những máy móc,thiết bị, công cụ nào được sử dụng; những mối quan hệ nào được thực hiện ; các điềukiện làm việc cụ thể; cũng như những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và các khả năng màngười lao động cần phải có để thực hiện công việc. Phân tích công việc có ý nghĩa quan trọng bởi vì có phân tích công việc mà ngườiquản lý xác định được các kỳ vọng của mình đối với người lao động và làm cho họ hiểuđược các kỳ vọng đó; và nhờ đó, người lao động cũng hiểu được các nhiệm vụ, nghĩa vụvà trách nhiệm của mình trong công việc. Đồng thời, phân tích công việc là điều kiện đểcó thể thực hiện được các hoạt động quản lý nguồn nhân lực đúng đắn và có hiệu quảthông qua việc giúp cho người quản lý có thể đưa ra được các quyết định nhân sự nhưtuyển dụng, đề bạt, thù lao... không dựa trên các tiêu chuẩn mơ hồ và mang tính chủquan. Trong xu thế chung của ngày nay là công tác quản lý nhân sự ngày càng phải tuânthủ các yêu cầu ngày càng cao của luật pháp về nhân quyền và quyền bình đẳng củangười lao động, phân tích công việc ngày càng trở thành một bộ phận quan trọng củaquản lý nguồn nhân lực trong các tổ chức. Không biết phân tích công việc, nhà quản trị sẽ không thể tạo ra sự phối hợp đồngbộ giữa các bộ phận cơ cấu trong doanh nghiệp; không thể đánh giá được chính xác yêucầu của các công việc, do đó, không thể tuyển được đúng nhân viên cho đúng việc, khôngthể đánh giá được đúng năng lực thực hiện công việc của nhân viên và do đó, không thểtrả lương, kích thích họ kịp thời, chính xác. công việc phân tích công việc là công cụ rất Phân tích Đặc biệt,hữu hiệu giúp các tổ chức, doanh nghiệp mới thành lập hoặc đang cần có sự cải tổ hoặcthay đổi về cơ cấu tổ chức, tinh giản biên chế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh Bản mô tả công việc Bản tiêu chuẩn công việcdoanh. Tóm tắt lợi ích của việc sử dụng các thông tin trong phân tích công việc đối vớihoạt động quản trị nhân lực trong doanh nghiệp được trình bày trong sơ đồ 3.1. Đánh giá năng Tuyển dụng, Trả công, khen Đào tạo, huấn lực thực hiện Định giá công chọn lựa nhân thưởng đối với luyện nhân viên công việc của việc viên nhân viên nhân viên</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">55. Sơ đồ 3.1: Ích lợi của phân tích công việc Đối với mỗi một công việc cụ thể, có thể thu thập một số lượng khá lớn các thôngtin quan trọng có liên quan đến công việc đó. Tuy nhiên, cần thu thập loại thông tin nào,ở mức độ nào chi tiết như thế nào là tùy thuộc ở mục đích sử dụng các thông tin đó cũngnhư tùy thuộc vào lượng thông tin đã có sẵn và thậm chí tùy thuộc cả vào quỹ thời gian,ngân sách dành cho việc đó. Nói chung, để làm rõ bản chất của một công việc cụ thể cầnphải thu thập các loại thông tin sau: -Thông tin về các nhiệm vụ, trách nhiệm, các hoạt động, các mối quan hệ cần thực hiện thuộc công việc. Đối với loại thông tin này, yêu cầu là phải thu thập đầy đủ, không bỏ sót tất cả những gì mà người lao động cần phải làm, các trách nhiệm, cần phải gánh chịu cũng như làm rõ mức độ thường xuyên, tầm quan trọng của từng nhiệm vụ và kể cả hao phí thời gian (ước tính) để thực hiện từng nhiệm vụ đó. -Thông tin về máy móc, thiết bị, công cụ, nguyên vật liệu cần phải sử dụng và các phương tiện hỗ trợ công việc. -Thông tin về các điều kiện làm việc như điều kiện về vệ sinh, an toàn lao động; điều kiện về chế độ thời gian làm việc; khung cảnh tâm lý xã hội... -Thông tin về các đòi hỏi của công việc đối với người thực hiện như các khả năng và kỹ năng cần phải có, các kiến thức, các hiểu biết và kinh nghiệm làm việc cần thiết... Các tư liệu và thông tin thu thập được sẽ được xử lý phù hợp tùy thuộc vào mụcđích của phân tích công việc. Tuy nhiên, chúng thường được hệ thống hóa và trình bàydưới dạng các bản mô tả công việc, bản yêu cầu của công việc với người thực hiện và bảntiêu chuẩn thực hiện công việc. Đó là những công cụ hữu ích cho tất cả những ai có liênquan tới các chức năng quản lý nhân sự trong một tổ chức.3.2. Tiến trình phân tích công việc Quá trình phân tích công việc bao gồm nhiều hoạt động, nhìn chung có thể chia rathành bốn bước như sau: Bước 1: Xác định các công việc cần phân tích</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">56. Danh mục các công việc cần phân tích được xác định tùy thuộc vào mục đích vànhu cầu phân tích công việc của doanh nghiệp. Thông thường, phân tích công việc đượctiến hành trong bốn dịp sau: Khi một tổ chức bắt đầu hoạt động và chương trình phân tích công việc lần đầu tiên được tiến hành. Khi xuất hiện các công việc mới. Khi các công việc có sự thay đổi đáng kể về nội dung do kết quả của các phương pháp mới, các thủ tục mới hoặc công nghệ mới. Khi tổ chức tiến hành rà soát lại theo chu kỳ tất cả các công việc (thường là ba năm một lần). Bước 2: Lựa chọn các phương pháp thu thập thông tin thích hợp với mục đích củaphân tích công việc; thiết kế các biểu mẫu ghi chép hoặc các bản câu hỏi cần thiết. Bước 3: Tiến hành thu thập thông tin. Bước 4: Sử dụng thông tin thu thập được vào các mục đích của phân tích côngviệc, chẳng hạn kế hoạch hóa nguồn nhân lực, xác định nhu cầu đào tạo, viết bản mô tảcông việc, bản yêu cầu của công việc, bản tiêu chuẩn thực hiện công việc... Để viết bản mô tả công việc, bản yêu cầu của công việc cần phải làm những việcnhư sau: Viết bản thảo lần thứ nhất. Lấy ý kiến góp ý của người lao động và người lãnh đạo bộ phận có liên quan. Sửa lại bản thảo trên cơ sở các ý kiến góp ý đó. Tổ chức hội thảo với giám đốc nguồn nhân lực và những người quản lý cấp cao để tiếp tục hoàn thiện bản thảo (nếu cần thiết). Sửa lại bản thảo theo những góp ý đó. Lấy chữ ký phê chuẩn của người lãnh đạo cao nhất trước khi ban hành để thực hiện. Đánh máy thành nhiều bản để lưu tại phòng Nguồn nhân lực và gửi tới các bộ phận có liên quan.3.3. Các phương pháp thu thập thông tin trong phân tích công việcKhi thu thập thông tin phân tích công việc, cần lưu ý là không những cần làm rõ những gìngười lao động đang thực hiện mà quan trọng hơn là phải làm rõ những gì người lao độngcần phải thực hiện. Có thể sử dụng nhiều phương pháp để thu thập thông tin phân tíchcông việc như quan sát, ghi chép các sự kiện quan trọng, nhật kí công việc, phỏng vấn, sửdụng bảng câu hỏi, hội thảo chuyên gia. Không có phương pháp nào là phù hợp với mọitình huống, bởi vì mỗi phương pháp có những ưu điểm và nhược điểm riêng. 3.3.1. Phỏng vấnPhỏng vấn thu thập thông tin phân tích công việc có thể thực hiện trực tiếp tới từng cánhân, với nhóm nhân viên thực hiện cùng một công việc hoặc cùng với cán bộ phụ tráchnhân viên thực hiện công việc đó. Phương pháp này được sử dụng rất hữu hiệu khi mụcđích của phân tích công việc là xây dựng tiêu chuẩn mẫu đánh giá năng lực thực hiên</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">57. công việc của nhân viên, xác định nhu cầu đào tạo và xác định giá trị của công việc.Phỏng vấn cho phép phát hiện ra nhiều thông tin về các hoạt động và các mối quan hệquan trọng trong phân tích công việc mà các phương pháp khác không thể tìm ra. Đồngthời phỏng vấn cũng cho ta cơ hội để giải thích các yêu cầu và chức năng của công việc.Nhược điểm chủ yếu của phỏng vấn phân tích công việc là người bị phỏng vấn có thểcung cấp các thông tin sai lệnh hoặc không muốn trả lời đầy đủ các câu hỏi của ngườiphỏng vấn. Nhân viên thường cảm thấy rằng việc phân tích công việc được sử dụng nhưmàn mở đầu để thay đổi cơ cấu tổ chức, tinh giản biên chế, nâng cao định mức, v.v…dođó họ thường có xu hướng muốn đề cao trách nhiệm và những khó khăn trong công việccủa mình; ngược lại, giảm thấp mức độ và tầm quan trọng trong công việc của ngườikhác. Thêm vào đó, phỏng vấn đòi hỏi cán bộ thu thập thông tin phải tốn nhiều thời gianlàm việc với từng nhân viên. Để nâng cao chất lượng của phỏng vấn phân tích công việc, nên chú ý:Nghiên cứu công việc trước khi thực phỏng vấn sao cho có thể đưa ra đúng các câu hỏicần thiết. Chọn người thực hiện công việc giỏi nhất và chọn người có khả năng mô tả quyền hạn,trách nhiệm, cách thức thực hiện công việc giỏi nhất. Nhanh chóng thiết lập mối quan hệ tốt đối với người bị phỏng vấn và giải thích cho họrõ ràng về mục đích của phỏng vấn.Đặt những câu hỏi rõ ràng và gợi ý sao cho người bị phỏng vấn dễ trả lờiCơ cấu của các thông tin cần thu thập phải hợp lý sao cho khi phỏng vấn không bị bỏ sótnhững thông tin quan trọng.Kiểm tra lai tính chính xác của các thông tin với người bị phỏng vấn. 3.3.2. Bảng câu hỏi Bản câu hỏi được đánh giá là phương pháp hữu hiệu nhất đẻ thu thập thông tin phântích công việc. Bản câu hỏi liệt kê những câu hỏi đã chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước và phânphát cho nhân viên điền các câu trả lời.Tổng kết các câu trả lời của nhân viên, cán bbojphân tích sẽ có được những thông tin cơ bản đặc trưng về các công việc thực hiện trongdoanh nghiệp. Khi cảm thấy thông tin thu thập qua bản câu hỏi không được đầy đủ, cánbộ phân tích nên thảo luận lại với các nhân viên thực hiện công việc. Nhìn chung, bảncâu hỏi cung cấp các thông tin nhanh hơn và dễ thực hiện hơn so với hình thức phỏngvấn. Để nâng cao chất lượng thông tin thu thập qua bản câu hỏi, cần lưu ý các vấn đề sau: Cấu trúc của các câu hỏi. Ngoài các câu hỏi về các chức năng, nhiệm vụ chính, trong bản câu hỏi cần thiếtphải có những câu hỏi về các nhiệm vụ phụ nhân viên phải thực hiện thêm tại nơi làmviệc. Tuy nhiên các câu hỏi cần xoay quanh trọng tâm các vấn đề phải nghiên cứu và bản</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">58. câu hỏi nên ngắn gọn. Thông thường, không ai thích phải trả lời một câu hỏi dài. Một bảncâu hỏi càng dài thì người trả lời càng ít chú ý đến nội dung của các câu hỏi. Cách thức đặt câu hỏi. Các câu hỏi cần thiết kế sao cho đơn giản, dễ hiểu, dễ trả lời và có thể trả lời ngắngọn. Ở những nơi nào có thể, nên thiết kế các câu hỏi đóng mở, ví dụ, “theo anh (chị)cường độ làm việc có cao quá không?” hoặc các câu hỏi chọn lựa phương án trả lời. Vídụ với câu hỏi” Theo anh (chị), một nhân viên cần tối thiểu bao nhiêu thời gian để có thểlàm quen với công việc và thực hiện công việc được tốt?” có thể sẽ có các câu trả lời sauđây đối với công nhân trên dây chuyền lắp ráp điện tử: Dưới 1 tháng; 3 tháng; 6 tháng; 1 năm; 3 năm hoặc hơn nữa; Nơi thực hiện Nên để cho nhân viên thực hiện bản câu hỏi tại nơi làm việc. Những bản câu hỏithực hiện ở nhà thường được trả lời kém trung thực và ít chính xác. Phân tích công việccó ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của doang nghiệp, do đó, việc trả lời bản câu hỏinên được thực hiện trong giờ làm việc sao cho nhân viên không cảm thấy khó chịu vì mấtthêm thời gian cá nhân của họ. 3.3.3. Quan sát tại nơi làm việc Quan sát tại nơi làm việc cho phép các nhà phân tích chỉ ra đầy đủ và chi tiết thờigian, mức độ thường xuyên, tính phức tạp của các nhiệm vụ, trách nhiệm khi thực hiệncác công việc khác nhau, các thông tin về điều kiện làm việc, các máy móc, dụng cụ,nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình làm việc và hiệu quả thực hiện công việc.Phương pháp quan sát được sử dụng hữu hiệu đối với những công việc có thể đo lường,dễ quan sát thấy, những công việc không mang tính chất tình huống như công việc củangười y tá trực hoặc không phải tính toán suốt ngày như công việc của các nhân viênphòng kế toán. Tuy nhiên, phương pháp quan sát có thể cung cấp các thông tin thiếuchính xác do hội chứng Hawthone (khi biết mình đang được quan sát, nhân viên có thểlàm việc với phương pháp, tốc độ, cách thức, kết quả khác với khi thực hiện công việctrong những lúc bình thường), điều này phản ánh rõ rệt nhất khi cán bộ phân tích vừaquan sát vừa phỏng vấn nhân viên thực hiện công việcĐể nâng cao chất lượng thu thập thông tin, nên áp dụng:- Quan sát kết hợp với các phương tiện kỹ thuật như quay phim video, đèn chiếu hoặcđồng hồ bấm giây nhằm ghi lại các hao phí thời gian trong thực hiện công việc.- Quan sát theo chu kỳ của công việc hoàn chỉnh. (Lưu ý, chu kỳ của công việc là thờigian cần thiết để hoàn thành trọn vẹn một công việc).</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">59. - Nói chuyện trực tiếp với các nhân viên thự hiện công việc để tìm hiểu những điều chưarõ hoặc bổ sung những điều bỏ sót trong quá trình quan sát.3.4. Bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc 3.4.1. Bản mô tả công việcDo đặc thù về quy mô, trình độ và cách thức tổ chức của các doanh nghiệp và do mụcđích phân tích công việc khác nhau nên trong thực tế không có biểu mẫu thống nhất chobản mô tả công việc. Tuy nhiên, các bản mô tả công việc thường có các nội dung chủ yếusau đây: • Nhận diện công việc gồm có: tên công việc; mã số của công việc; cấp bậc công việc; nhân viên thực hiện công việc; cán bộ lãnh đạo, giám sát tình hình thực hiện công việc; mức tiền lương trả cho nhân viên thực hiện công việc; người thực hiện và người phê duyệt bản mô tả công việc. • Tóm tắt công việc: mô tả tóm tắt thực chất đó là công việc gì. • Các mối quan hệ trong thực hiện công việc: nên ghi rõ mối quan hệ của người thực hiện công việc với những người khác ở trong và ngoài doanh nghiệp. • Chức năng, trách nhiệm trong công việc: nên liệt kê từng chức năng nhiệm vụ chính, sau đó nên giải thích các công việc cụ thể cần thực hiện trong nhiệm vụ, trách nhiệm chính đó. Ví dụ một trong số những nhiệm vụ chủ yếu của trưởng phòng nhân sự là “chọn lựa, đào tạo và nâng cao trình độ cho nhân viên cấp dưới” sẽ được giải thích như sau: + Phát triển tinh thần hợp tác và hiểu biết trong công việc. + Đảm bảo cho nhân viên cấp dưới có được sự đào tạo đặc biệt theo yêu cầu cần thiết của công việc. + Chỉ đạo việc đào tạo, bao gồm cả giảng dạy, hướng dẫn và cố vấn cho nhân viên cấp dưới. • Quyền hành của người thực hiện công việc: nên xác định rõ giới hạn hay phạm vi quyền hành trong các quyết định về mặt tài chính và nhân sự. • Tiêu chuẩn mẫu trong đánh giá nhân viên thực hiện công việc: nên chỉ rõ người thực hiện công việc cần đạt được các tiêu chuẩn gì về số lượng sản phẩm hay khối lượng công việc cần thực hiện trong ngày, doanh số bán hàng, mức tiêu hao nguyên vật liệu, chất lượng sản phẩm,…</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">60. • Điều kiện làm việc: liệt kê những điều kiện làm việc đặc biệt như làm ca ba, thêm giờ, mức độ ô nhiễm, tiếng ồn, sự may rủi trong công việc,…3.4.2. Bản tiêu chuẩn công việc Như đã trình bày ở trên, bản tiêu chuẩn công việc là văn bản liệt kê tất cả nhữngyêu cầu chủ yếu đối với nhân viên thực hiện công việc. Do các công việc rất đa dạng nêncác yêu cầu chủ yếu đối với nhân viên thực hiện công việc cũng rất đa dạng. Những yếutố chính thường đề cập đến trong bản tiêu chuẩn công việc là: • Trình độ văn hóa, chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và các kỹ năng khác có liên quan đến công việc như biết ghi tốc ký, đánh máy,… • Kinh nghiệm công tác. • Tuổi đời. • Sức khỏe. • Hoàn cảnh gia đình. • Các đặc điểm cá nhân có liên quan đến thực hiện công việc như tính trung thực, khả năng hòa đồng với mọi người, tham vọng, sở thích, nguyện vọng cá nhân,… Khi tuyển chọn các nhân viên đã được đào tạo, những tiêu chuẩn trên có thể xácđịnh thông qua nghiên cứu hồ sơ nhân viên, thông qua các cuộc trắc nghiệm và phỏngvấn. Tuy nhiên, vấn đề sẽ khó khăn hơn khi cần tuyển chọn nhân viên để đào tạo trướckhi tuyển họ thành nhân viên chính thức. Trong trường hợp này, việc tuyển chọn nênthực hiện theo trình tự sau: • Dự đoán những đặc điểm cá nhân cần thiết để thực hiện công việc tốt như sự khéo léo, trí thông minh, mức độ nhạy cảm về tâm lý,… • Tuyển các ứng viên có các tiêu chuẩn tương ứng. • Thực hiện chương trình đào tạo. • Đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên sau đào tạo và tuyển chọn những học viên tốt nhất trong đào tạo. • Phân tích mối quan hệ giữa những đặc điểm yêu cầu đề ra ban đầu với thực tế thực hiện công việc của nhân viên. Từ đó rút ra kết luận cần thiết về những yêu cầu, tiêu chuẩn đối với học viên cho các khóa đào tạo sau.3.5. Phân tích công việc ở Việt Nam</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">61. Trong khi việc sử dụng các bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc đã trởthành hiện tượng “thâm canh, cố đế” ở các nước công nghiệp phát triển trên thế giới, thìviệc phân tích công việc vẫn chưa được phổ biến trong các cơ quan và doanh nghiệp ởViệt Nam. Một số văn bản, tài liệu quan trọng do Nhà nước ban hành có liên quan đếnnội dung phân tích công việc là: (a) bản phân loại ngành nghề; (b) bản tiêu chuẩn nghiệpvụ công chức nhà nước, (c) tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công việc; và (d) tiêu chuẩn cấpbậc kỹ thuật công nhân. Trong đó, bản phân loại ngành nghề được xây dựng trên cơ sởxác định ảnh hưởng của các yếu tố điều kiện vệ sinh lao động, hao phí năng lượng trongquá trình làm việc đối với người lao động. Bản phân loại ngành nghề được sử dụng chủyếu để làm cơ sở trả lương, phụ cấp cho cán bộ, công nhân viên chức nhà nước. Bản tiêuchuẩn nghiệp vụ công chức nhà nước xác định các vấn đề: trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể,những yêu cầu về hiểu biết và trình độ cần có đối với tất cả các công chức nhà nước. Bảntiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật được xây dựng cho hầu hết các công việc phổ biến của côngnhân, quy định công nhân ở một bậc nào đó phải biết gì về lý thuyết kỹ thuật sản xuất vàkỹ năng thực hành. Bản tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật là cơ sở để xét xếp bậc, trả lương chocông nhân trong khu vực quốc doanh. TÓM TẮT NỘI DUNG Phân tích công việc giúp cho tổ chức xây dựng được các văn bản làm rõ bản chấtcủa công việc như: Bản mô tả công việc, Bản xác định yêu cầu của công việc với ngườithực hiện, Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc. Các văn bản này là công cụ đắc lực củaquản lý nhân lực trong tổ chức. Tuy nhiên, Phân tích công việc ở Việt Nam vẫn chưa thựcsự có hiệu quả. Tiến trình phân tích công việc cần được thực hiện qua 4 bước. Để thu thập cácthông tin về công việc, tổ chức có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như: quan sát,tự quan sát, ghi chép các sự kiện quan trọng, phỏng vấn, bản câu hỏi hoặc hội thảo chuyêngia. Trong tiến trình thực hiện phân tích công việc, phòng nguồn nhân lực đóng vai tròchính, trực tiếp. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Giải thích tại sao nói phân tích công việc là công cụ của quản lý nhân lực trongtổ chức? 2. Trình bày các phương pháp thu thập thông tin trong phân tích công việc? TheoAnh/chị, phương pháp nào là hiệu quả nhất? 3. Trình bày nội dung của Bản mô tả công việc, Bản xác định yêu cầu với ngườithực hiện, Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc? Lấy ví dụ minh họa?</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">62. Chương 4: TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN4.1. Quá trình tuyển mộ4.1.1. Khái niệm, tầm quan trọng của tuyển mộ nhân lực Tuyển mộ là quá trình thu hút những người xin việc có trình độ từ lực lượng laođộng xã hội và lực lượng lao động bên trong tổ chức. Mọi tổ chức phải có đầy đủ khảnăng để thu hút đủ số lượng và chất lượng lao động để nhằm đạt được các mục tiêu củamình. Quá trình tuyển mộ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của quá trình tuyển chọn.Trong thực tế sẽ có người lao động có trình độ cao nhưng họ không được tuyển chọn vìhọ không được biết các thông tin tuyển mộ, hoặc họ không có cơ hội nộp đơn xin việc.Chất lượng của quá trình lựa chọn sẽ không đạt được như các yêu cầu mong muốn hayhiệu quả thấp nếu như số lượng người nộp đơn xin việc bằng hoặc ít hơn số nhu cầu cầntuyển chọn. Công tác tuyển mộ có ảnh hưởng lớn đến chất lượng nguồn nhân lực trong tổchức. Tuyển mộ không chỉ ảnh hưởng tới việc tuyển chọn, mà còn ảnh hưởng tới cácchức năng khác của quản trị nguồn nhân lực như: Đánh giá tình hình thực hiện công việc,thù lao lao động; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; các mối quan hệ lao động...4.1.2 Các nguồn và phương pháp tuyển mộ nhân lực Khi có nhu cầu tuyển người, các tổ chức có thể tuyển mộ từ lực lượng lao động ởbên trong tổ chức cũng như từ thị trường lao động ở bên ngoài. Nguồn bên trong thườngđược ưu tiên hơn. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp tuyển mộ từ các nguồn bên ngoài cóý nghĩa hơn. a. Đối với nguồn tuyển mộ từ bên trong tổ chức chúng ta có thể sử dụng cácphương pháp sau (i)Phương pháp thu hút thông qua bản thông báo tuyển mộ, đây là bản thông báo về các vị trí công việc cần tuyển người. Bản thông báo này được gửi đến tất cả các nhân viên trong tổ chức. Thông báo này bao gồm các thông tin về nhiệm vụ thuộc công việc và các yêu cầu về trình độ cần tuyển mộ. (ii)Phương pháp thu hút thông qua sự giới thiệu của cán bộ, công nhân viên trong tổ chức. Qua kênh thông tin này chúng ta có thể phát hiện được những người có năng lực phù hợp với yêu cầu của công việc, một cách cụ thể và nhanh. (iii)Phương pháp thu hút căn cứ vào các thông tin trong: "Danh mục các kỹ năng", mà các tổ chức thường lập về từng cá nhân người lao động, lưu trữ trong phần mềm nhân sự của các công ty. Trong bảng này thường bao gồm các thông tin như: các kỹ năng hiện có, trình độ giáo dục và đào tạo, quá trình làm việc đã trải qua, kinh nghiệm nghề nghiệp và các yếu tố liên quan khác đến phẩm chất cá nhân người lao động cần tuyển mộ. b. Đối với nguồn tuyển mộ từ bên ngoài chúng ta có thể áp dụng các phương phápthu hút sau đây (i)Phương pháp thu hút thông qua sự giới thiệu của cán bộ công chức trong tổ chức (tương tự như trên).</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">63. (ii)Phương pháp thu hút nguồn tuyển mộ qua quảng cáo trên các phương tiện truyền thông như: Trên các kênh của đài truyền hình, đài phát thanh, trên các báo, tạp chí và các ấn phẩm khác. Nội dung quảng cáo tùy thuộc vào số lượng cũng như chất lượng lao động cần tuyển mộ và tính chất của công việc mà có thể tập trung thành chiến dịch quảng cáo với sự kết hợp của nhiều phương tiện khác nhau hay quảng cáo riêng biệt. Đối với phương pháp thu hút này nên chú ý nội dung quảng cáo để người xin việc khẩn trương liên lạc với cơ quan tuyển mộ. (iii)Phương pháp thu hút các ứng viên thông qua các trung tâm môi giới và giới thiệu việc làm. Đây là phương pháp thu hút đang áp dụng phổ biến ở nước ta nhất là đối với các doanh nghiệp hay tổ chức không có bộ phận chuyên trách về Quản trị nhân lực. Các trung tâm này thường được đặt trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các tổ chức quần chúng cũng như các cơ quan quản lý lao động ở địa phương và Trung ương. (iv)Phương pháp thu hút các ứng viên thông qua các hội chợ việc làm. Đây là phương pháp mới đang được nhiều các tổ chức áp dụng. Phương pháp thu hút này cho phép các ứng viên được tiếp xúc trực tiếp vơi nhiều nhà tuyển dụng, mở ra khả năng lựa chọn rộng hơn với quy mô lớn hơn. Cùng một thời điểm các ứng viên và các nhà tuyển dụng sẽ nhận được nhiều thông tin hơn, tạo ra những căn cứ xác đáng hơn để đi tới những quyết định đúng nhất cho các ứng viên và nhà tuyển dụng. (v)Phương pháp thu hút các ứng viên thông qua việc cử cán bộ của phòng nhân sự tới tuyển mộ trực tiếp tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề.4.1.3 Quá trình tuyển mộ Các hoạt động tuyển mộ chịu tác động của nhiều yếu tố. Bao gồm: Các yếu tố thuộc về tổ chức -Uy tín của công ty. -Quảng cáo và các mối quan hệ xã hội. -Các quan hệ với công đoàn, các chính sách nhân sự và bầu không khí tâm lý trong tập thể. -Chi phí. Các yếu tố thuộc về môi trường. -Các điều kiện về thị trường lao động (cung, cầu lao động). -Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác. -Các xu hướng kinh tế. -Thái độ của xã hội đối với một số nghề nhất định. Để đạt thắng lợi, quá trình tuyển mộ cần được tiến hành có kế hoạch và mang tínhchiến lược rõ ràng. Quá trình tuyển mộ bao gồm các bước sau:4.1.3.1 Xây dựng chiến lược tuyển mộ Tuyển mộ là chức năng cơ bản của quản trị nguồn nhân lực. Phòng nguồn nhânlực có chức năng quảng cáo và thông báo tuyển người, sàng lọc người xin việc. Phòngnguồn nhân lực là cơ quan tham mưu cho các cấp lãnh đạo trong tổ chức (Ban giám đốc,</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">64. Hội đồng quản trị, Giám đốc công ty, Tổng công ty...) về việc hoạch định các chính sáchtuyển mộ như: Xác định nhu cầu tuyển mộ, xác định địa chỉ tuyển mộ, kinh phí tuyểnmộ, các mục tiêu tuyển mộ cụ thể. Phòng nguồn nhân lực chịu trách nhiệm hầu hết cáchoạt động tuyển mộ của tổ chức, khuyến nghị các chính sách lên các cấp lãnh đạo vàquản lý các cấp về xây dựng chiến lược và các quy trình quảng cáo tìm người xin việc,thu thập các thông tin từ người xin việc, lựa chọn và sàng lọc các thông tin này, để đưa rađược những người có đủ các phẩm chất đáp ứng được các yêu cầu do công việc đòi hỏi,để có khả năng được lựa chọn. Phòng nhân lực cũng chịu trách nhiệm việc đánh giá quátrình tuyển mộ, nghiên cứu để đưa ra được những quy trình tuyển mộ có hiệu quả nhất. Các "Bản mô tả công việc" và "Bản xác định yêu cầu của công việc đối với ngườithực hiện" có vai trò rất quan trọng trong quá trình tuyển mộ. Phòng Nhân lực phải lấy"Bản mô tả công việc" và "Bản yêu cầu công việc với người thực hiện" làm căn cứ đểquảng cáo, thông báo tuyển mộ, để xác định các kỹ năng, kỹ xảo cần thiết mà người xinviệc cần phải có nếu như họ muốn làm việc tại các vị trí cần tuyển mộ. "Bản xác định yêucầu của công việc đối với người thực hiện" giúp cho những người xin việc quyết địnhxem họ có nên nộp đơn hay không. Nội dung của chiến lược tuyển mộ bao gồm: a. Lập kế hoạch tuyển mộ Trong hoạt động tuyển mộ, một tổ chức cần xác định xem cần tuyển mộ bao nhiêungười cho từng vị trí cần tuyển. Do có một số người nộp đơn không đủ điều kiện hoặcmột số người khác không chấp nhận các điều kiện về công việc nên tổ chức cần tuyển mộđược số người nộp đơn nhiều hơn số người hơn cần thuê mướn. Các tỷ lệ sàng lọc giúpcho các tổ chức quyết định được bao nhiêu người cần tuyển mộ cho từng vị trí cần tuyển.Các tỷ lệ sàng lọc thể hiện mối quan hệ về số lượng các ứng viên còn lại ở từng bướctrong quá trình tuyển chọn và số người sẽ được chấp nhận vào bước tiếp theo. Trong kếhoạch tuyển mộ, chúng ta phải xác định các tỷ lệ sàng lọc chính xác và hợp lý. Tỷ lệ sàng lọc có ảnh hưởng tới chi phí tài chính, tâm lý của người dự tuyển và kỳvọng của người xin việc. Tỷ lệ sàng lọc ở các tổ chức của nước ta hiện nay được xác địnhtùy theo ý định chủ quan của người lãnh đạo mà chưa có những căn cứ xác đáng trên cơsở khoa học. Các tỷ lệ sàng lọc phần lớn do tính đặc thù của công việc, tâm lý xã hội củangười xin việc quyết định, trong đó yếu tố thu nhập có ý nghĩa quan trọng nhất. Do đókhi xác định tỷ lệ sàng lọc ta cần phải căn cứ vào các yếu tố như: (i)Căn cứ vào thị trường lao động (cung - cầu lao động); (ii) Căn cứ vào chất lượng của nguồn lao động; (iii)Căn cứ vào mức độ phức tạp của công việc; (iv)Căn cứ tâm lý chọn nghề của tập thể người lao động; (v) Kinh nghiệm của tổ chức trong công tác tuyển mộ. Chúng ta có thể tham khảo ví dụ sau: Tỷ lệ sàng lọc ở Công ty Da giày X:</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">65. Tỷ lệ giữa số người được phỏng vấn và số người được mời đến ở vòng tiếp theo là 6/1. Tỷ lệ số người được mời đến và số người được đề xuất tuyển là 5/1. Tỷ lệ giữa số người được đề xuất và số người được chấp nhận là 2/1. Như vậy tỷ lệ chung cho cả quá trình tuyển mộ là 60/1, điều này có nghĩa là cứ 60người được mời đến phỏng vấn thì có 1 người được chấp nhận vào làm việc. Khi lập kế hoạch tuyển mộ cần phải chú ý tới cơ hội có việc làm công bằng chongười lao động, không nên có các biểu hiện thiên vị, định kiến khi tuyển mộ. Khi đã xácđịnh được số lượng người cụ thể cần tuyển mộ thì vấn đề còn lại là phải xác định đượccác nguồn tuyển mộ, thời gian và phương pháp tuyển mộ. b. Xác định nguồn và phương pháp tuyển mộ Để tuyển mộ được đủ số lượng và chất lượng người lao động vào các vị trí việclàm còn thiếu người, tổ chức cần cân nhắc, lựa chọn xem ở vị trí công việc nào nên lấyngười từ bên trong tổ chức và vị trí nào nên lấy người từ bên ngoài tổ chức và đi kèm vớinó là phương pháp tuyển phù hợp. Tuyển mộ từ bên ngoài hay đề bạt người lao động từ vị trí công việc thấp hơn lênvị trí cao hơn là một vấn đề phải xem xét kỹ vì các lý do sau: Nguồn nhân lực bên trong tổ chức, bao gồm những người đang làm việc cho tổ chức đó. Đối với những người đang làm việc trong tổ chức, khi ta tuyển mộ những ngườinày vào làm tại các vị trí cao hơn vị trí mà họ đang đảm nhận là ta đã tạo ra được động cơtốt cho tất cả những người làm việc trong tổ chức. Vì khi họ biết sẽ có cơ hội được đề bạthọ sẽ làm việc với động lực mới và họ sẽ thúc đẩy quá trình làm việc tốt hơn, sẽ làm tăngsự thỏa mãn đối với công việc, sẽ tăng được tình cảm, sự trung thành của mọi người đốivới tổ chức. Ưu điểm của nguồn này là: Đây là những người đã quen với công việc trong tổ chức, họ đã qua thủ thách vềlòng trung thành. Cái được lớn nhất khi đề bạt nguồn này là tiết kiệm được thời gian làmquen với công việc, quá trình thực hiện công việc diễn ra liên tục không bị gián đoạn, hạnchế được một cách tối đa ra các quyết định sai trong đề bạt và thuyên chuyển lao động. Nhược điểm của nguồn này là: + Khi đề bạt những người đang làm việc trong tổ chức chúng ta phải đề phòng sự hìnhthành nhóm "ứng cử viên không thành công" (đây là những người không được bổ nhiệm)nhóm này thường có biểu hiện như không phục lãnh đạo, không hợp tác với lãnh đạov.v... Những nhược điểm này thường tạo ra những xung đột về tâm lý như chia bè phái,gây mâu thuẫn nội bộ. + Đối với các tổ chức có quy mô vừa và nhỏ, nếu chúng ta chỉ sử dụng nguồn trongnội bộ thì sẽ không thay đổi được chất lượng lao động. + Khi xây dựng chính sách đề bạt trong tổ chức cần phải có một chương trình pháttriển lâu dài với cách nhìn tổng quát hơn, toàn diện hơn và phải có quy hoạch rõ ràng.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">66. Đối với nguồn tuyển mộ từ bên ngoài tổ chức, đây là những người mới đến xin việc, những người này bao gồm: -Những sinh viên đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học và dạy nghề (Bao gồm cả những người được đào tạo trong nước và ngoài nước); -Những người đang trong thời gian thất nghiệp, bỏ việc cũ; -Những người đang làm việc tại các tổ chức khác. Ưu điểm của nguồn này là: -Đây là những người được trang bị những kiến thức tiên tiến và có hệ thống; -Những người này thường có cách nhìn mới đối với tổ chức; -Họ có khả năng làm thay đổi cách làm cũ của tổ chức mà không sợ những người trong tổ chức phản ứng. Nhược điểm của nguồn này là: -Tuyển người ở ngoài tổ chức chúng ta sẽ phải mất thời gian để hướng dẫn họ làm quen với công việc; -Nếu chúng ta thường xuyên tuyển người ở bên ngoài tổ chức (nhất là trong việc đề bạt, thăng chức) thì sẽ gây tâm lý thất vọng cho những người trong tổ chức vì họ nghĩ rằng họ sẽ không có cơ hội được thăng tiến, và sẽ nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp khi thực hiện các mục tiêu của tổ chức. -Nếu chúng ta tuyển mộ những người đã làm việc ở các đối thủ cạnh tranh thì phải chú ý tới các điều bí mật của đối thủ cạnh tranh nếu không họ sẽ kiện. Vì xưa nay còn tồn tại ý kiến cho rằng người lao động khi chạy sang với chủ mới thường hay lộ bí mật về các thông tin kinh doanh của họ. Khi tuyển nguồn từ bên ngoài tổ chức chúng ta cần chú ý tới một số rủi ro có thểxảy ra bởi vì những kỹ năng của các ứng viên này mới chỉ dừng ở dạng tiềm năng nóchưa được thể hiện trực tiếp ra bên ngoài do đó người được tuyển mộ sẽ không đáp ứngđược ngay cho công việc. Phòng Nhân lực cũng cần quyết định xem sẽ sử dụng những phương pháp nào đểcó thể tìm được những người nộp đơn xin việc. Các trung tâm giới thiệu việc làm, các ápphích, quảng cáo trên báo chí là những phương pháp hay được sử dụng để thu hút ngườixin việc. c. Xác định nơi tuyển mộ và thời gian tuyển mộ Các tổ chức cần phải lựa chọn các vùng để tuyển mộ, vì đây là những yếu tố quyếtđịnh sự thành công của quá trình tuyển. Ở nước ta hiện nay thị trường lao động nôngnghiệp là nơi tập trung chủ yếu lao động có chất lượng rất thấp, do vậy khi tuyển mộ laođộng phổ thông với số lượng lớn thì ta chú ý vào thị trường này. Đối với các loại laođộng cần chất lượng cao thì chúng ta tập trung vào các địa chỉ sau: -Thị trường lao động đô thị nơi tập trung hầu hết các loại lao động có chất lượng cao của tất cả các ngành nghề như kỹ thuật, kinh tế quản lý và nhất là các nghề đặc biệt. -Các trường đại học, cao đẳng, trung học, dạy nghề.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">67. -Các trung tâm công nghiệp và dịch vụ, các khu chế xuất và có vốn đầu tư nước ngoài. Khi xác định các địa chỉ tuyển mộ chúng ta cần phải chú ý tới một số vấn đề sauđây: -Các tổ chức cần xác định rõ thị trường lao động quan trọng nhất của mình, mà ở đó có nhiều đối tượng thích hợp nhất cho công việc trong tương lai. -Phân tích lực lượng lao động hiện có để từ đó xác định nguồn gốc của những người lao động tốt nhất. Ví dụ, cùng đào tạo trong khối ngành kinh tế, nhưng sẽ có một số trường đại học cho ta những sinh viên thích ứng với mọi công việc và luôn đạt được hiệu quá cao. Nhưng nếu ta lạm dụng quá nhiều vào một nguồn cụ thể khi tuyển mộ thì sẽ làmtăng khả năng phân biệt đối xử, làm mất đi tính đa dạng, phong phú của nguồn tuyển mộ. Khi các địa chỉ tuyển mộ đã được khẳng định thì vấn đề tiếp theo của các tổ chứclà xác định thời gian và thời điểm tuyển mộ. Để xác định thời gian và thời điểm trongchiến lược tuyển mộ ta cần lập kế hoạch cho thời gian trước mắt và lâu dài (< 1 năm, 3năm, 5 năm). Kế hoạch thời gian tuyển mộ phải căn cứ vào mục tiêu của các tổ chức đãxây dựng tương ứng (quy mô kinh doanh, tốc độ tăng trưởng, tính chất công nghệ).4.1.3.2 Tìm kiếm người xin việc Khi đã xây dựng xong chiến lược tuyển mộ và đã lập kế hoạch tuyển mộ thì cáchoạt động tuyển mộ được tiến hành. Quá trình tìm kiếm người xin việc có vị trí quantrọng, nó được quyết định bởi các phương pháp thu hút người xin việc. Ở nước ta hiệnnay có nhiều phương pháp thu hút người xin việc, các phương pháp này phụ thuộc vàocác nguồn tuyển mộ mà tổ chức dự định sẽ thu hút. Trong quá trình tuyển mộ các tổ chức sẽ gặp khó khăn khi thu hút những ngườilao động có trình độ cao trong những thị trường cạnh tranh gay gắt. Trong cá điều kiệnnhư thế thì các tổ chức phải đưa ra được các hình thức kích thích hấp dẫn để tuyển đượcnhững người phù hợp với yêu cầu của công việc với mục tiêu là tuyển được người tài vàđảm bảo họ sẽ làm việc lâu dài trong tổ chức. Hình thức gây sự chú ý đầu tiên đối với người lao động là hình ảnh về tổ chức. Đểcó một ấn tượng mạnh về tổ chức ta nên truyền tải các hình ảnh đẹp có lợi cho tổ chức vàphải vẽ ra được những viễn cảnh tương lai của tổ chức. Tuy vậy, khi giải quyết vấn đềnày các nhà tuyển mộ thường có tâm lý sợ rằng nếu nói sự thật thì các ứng viên sẽ khôngnộp đơn còn quá tô hồng sẽ gây những cú sốc cho những người được nhận vào làm việc,sẽ làm cho họ vỡ mộng, thiếu tin tưởng và các cảm giác khác khi chưa được chuẩn bị kỹvề trạng thái tâm lý. Kinh nghiệm thực tế đã cho chúng ta thấy rằng: Khi người lao động được cung cấp các thông tin đúng với thực tế của công việc thìsố người nộp đơn xin việc không giảm và tỷ lệ người bỏ việc giảm rõ rệt so với việc cungcấp thông tin tô hồng. Khi các tổ chức cung cấp cho người xin việc các thông tin trung thực thì sẽ ngănchặn được các cú sốc do kỳ vọng của người lao động tạo nên bởi họ đã nắm được các</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">68. thông tin chính xác tại nơi làm việc nên họ sẵn sàng đón nhận các tình huống được coi làxấu nhất. Trong chiến lược thu hút nguồn nhân lực của mình các tổ chức cần phải cân nhắccác hình thức kích thích để đưa ra khi công bố trên các phương tiện quảng cáo. Trongthực tế những người nộp đơn xin việc thường bị thu hút bởi mức lương và mức tiềnthưởng cao. Đây là hình thức hấp dẫn nhất, còn trong trường hợp những người này từchối tiền lương cao thì tổ chức phải xem xét đưa ra các hình thức thích hợp nhất. Vấn đề tiếp theo là xác định các cán bộ tuyển mộ có hiệu quả bởi vì năng lực củangười tuyển mộ có tính chất quyết định nhất đến chất lượng của tuyển mộ. Trong quátrình tuyển mộ những nhân viên và các cán bộ tuyển mộ là người đại diện duy nhất cho tổchức, vì vậy những người xin việc coi những người này là hình mẫu của họ, do đó cán bộtuyển mộ cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: Những người làm công tác tuyển mộ phải là những người có phẩm chất đạo đứctốt, am hiểu công việc chuyên môn, hiểu cặn kẽ kỹ thuật tuyển chọn, có đủ các kiến thức,kỹ năng về các lĩnh vực như tâm lý xã hội, công nghệ và kỹ thuật, tâm lý lao động, kỹnăng trắc nghiệm, phỏng vấn v.v... Ngoài ra cán bộ tuyển mộ cần phải chú ý tới các vấn đề sau: -Quan tâm tới người xin việc với tư cách là một cá nhân; -Người tuyển mộ phải nhiệt tình, đây là cầu nối làm cho cơ hội xin việc trở nên hấp dẫn vì người tham gia tuyển mộ cởi mở bộc bạch những suy nghĩ của bản thân, tạo ra sự hưng phấn khi trả lời các câu hỏi của hội đồng tuyển mộ; -Người tham gia phỏng vấn phải hội đủ các tố chất vê nhân cách, kỹ năng nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc, am hiểu về các vấn đề xã hội của lao động; -Trong quá trình tuyển mộ phải tạo ra bầu không khí tâm lý thân thiện hòa đồng, phải bố trí thời gian cân đối giữa hỏi và nghe các ứng viên.4.1.3.3 Đánh giá quá trình tuyển mộ Sau một quá trình tuyển mộ thì các tổ chức cần phải đánh giá các quá trình tuyểnmộ của mình để hoàn thiện công tác này ngày càng tốt hơn. Trong quá trình đánh giá thìcần chú ý tới nội dung và các chi phí tuyển mộ. Để đảm bảo nội dung này ta cần chú ý tớicác vấn đề sau đây: -Tỷ lệ sàng lọc có hợp lý không? Đây là vấn đề có ý nghĩa lớn đến chi phí tài chính, chúng ta có thể giảm tỷ lệ này xuống ở một mức độ cho phép, song không ảnh hưởng tới chất lượng người được chấp nhận. -Đánh giá hiệu quả của các quảng cáo tuyển mộ đánh giá hiệu quả của tuyển mộ với mục tiêu của tổ chức. -Sự đảm bảo công bằng của tất cả các cơ hội xin việc. -Các thông tin thu thập được, đã đảm bảo đủ mức tin cậy cho việc xét tuyển chưa. -Các tiêu chuẩn dùng để loại bỏ những người xin việc đã hợp lý chưa, đã bao quát hết được các trường hợp phải loại bỏ chưa.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">69. -Chi phí tài chính cho quá trình tuyển mộ.4.1.3.4 Các giải pháp thay cho tuyển mộ Khi các tổ chức gặp các khó khăn về tài chính cho việc tuyển mộ, ta có thể dùngcác biện pháp dưới đây để thay thế tuyển mộ. a. Hợp đồng thầu lại Trong điều kiện hiện nay một số tổ chức vì khó khăn về lao động không thể tuyểnmộ được thì có thể cho một tổ chức khác thực hiện công việc dưới dạng hợp đồng thuêlại. Tuy nhiên giải pháp này muốn thực hiện có hiệu quả thì cần phải phân tích kỹ lưỡngcác mặt như chất lượng công việc chi phí và lợi ích các bên. Trong quá trình cho thầu lạithì phải chú ý tới các công việc có chuyên môn cao để cho thầu lại từng phần. Vì các đơnvị nhận thầu các phần việc này là các đơn vị có trình độ chuyên môn hóa cao, do vậy chiphí cho các công việc này thường là thấp. Ví dụ: Các công ty xử lý rác thải môi trường, có thể nhận thầu xử lý rác thải của các bệnhviện. Các công ty công trình đường hầm của Tổng công ty xây dựng Sông Đà có thểnhận thầu lại của các công ty xây dựng đường hầm giao thông v.v... b. Làm thêm giờ Trong sản xuất kinh doanh, thực hiện các dịch vụ, nhiều khi các công ty phải hoànthành trong một thờ gian rất eo hẹp do vậy các công ty không thể tuyển chọn ngay đượcmà phải áp dụng biện pháp phổ biến là làm thêm giờ, biện pháp này cho phép tiết kiệmđược chi phí tuyển thêm người và tăng khả năng sản xuất mà không cần tăng lao động.Mặt khác cũng cần phải thấy rằng các nhân viên trẻ thường thích làm thêm giờ để tăngthu nhập. Tuy nhiên việc tổ chức làm thêm giờ cũng cần phải chú ý các điều sau đây: -Việc làm thêm giờ phải tuân theo những điều khoản đã được quy định trong "Bộ luật Lao động của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam". -Khi huy động làm thêm giờ mà tổ chức không khoa học sẽ dẫn đến tình trạng là: Số người làm giờ hành chính sẽ giảm, sẽ tăng khả năng gây tai nạn lao động. -Nếu lạm dụng làm thêm giờ quá nhiều thì sẽ dẫn đến tình trạng vi phạm luật lao động, dẫn đến tình trạng tranh chấp và xung đột giữa người sử dụng lao động và người lao động. Do đó khi bố trí làm thêm giờ phải thật chú ý tới các điều trên đây nếu không sẽkhông có hiệu quả. c. Nhờ giúp tạm thời Đây là phương pháp thay thế tuyển mộ khi một công ty nhờ một công ty khác giúpđỡ thực hiện các dịch vụ trong thời gian ngắn mang tính chất tam thời.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">70. Ưu điểm của phương pháp này là các tổ chức không phải trả tiền phúc lợi, tiền đàotạo nhân viên mới, không phải lo bố trí lao động khi khan hiếm công việc. Nhược điểm của phương pháp này là người thuê mướn không có sự trung thành vàtâm huyết, gắn bó với công việc như những công nhân chính thức. Hình thức này chỉ thực sự có hiệu quả về chi phí đối với lao động cần trình độ đàotạo thấp và làm việc lâu dài. d. Thuê lao động từ công ty cho thuê Hình thức này tiến bộ hơn so với nhờ giúp tạm thời ở chỗ: -Giảm bớt các chi phí có liên quan đến nhân sự. -Các lao động thuê được có thể tham gia vào các kế hoạch lâu dài tốt hơn là công nhân thuê tạm thời vì trình độ chuyên môn đã được chuẩn bị kỹ hơn, tính kỷ luật cao hơn. Khi sử dụng các biện pháp thay thế tuyển mộ chúng ta cần chú ý một số điểm sau: Những người lao động thuê từ các công ty khác về thường họ không được hưởng các loại phúc lợi của đơn vị họ đang làm việc do đó phần nào gây trạng thái tâm lý không phấn khởi và thực chất đây là hạ thấp mức sống của người lao động, do vậy phải ngăn chặn tư tưởng "Lợi dụng người lao động". Để nâng cao sự gắn bó của người lao động với công việc và hạn chế tình trạng làm thua thiệt người lao động ta cần phải đưa ra được một số quy định như sau: - Công việc tạm thời phải được quy định thời gian là bao nhiêu ngày hoặc giờ. -Những người sử dụng lao động phải mua bảo hiểm y tế, phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động và phải thực hiện các quy định khác cho người lao động về phúc lợi. -Đề nghị các công ty cho thuê lao động phải giải quyết các phúc lợi cho người lao động theo các chế độ hiện hành.4.2. TUYỂN CHỌN NHÂN LỰC4.2.1 Khái niệm và tầm quan trọng của tuyển chọn nhân lực Quá trình tuyển chọn nhân lực là quá trình đánh giá các ứng viên theo nhiều khíacạnh khác nhau dựa vào các yêu cầu của công việc, để tìm được những người phù hợpvới các yêu cầu đặt ra trong số những người đã thu hút được trong quá trình tuyển mộ.Cơ sở của tuyển chọn là các bản yêu cầu của công việc đã được đề ra theo bản mô tảcông việc và bản yêu cầu đối với người thực hiện công việc. Quá trình tuyển chọn phảiđáp ứng được các yêu cầu dưới đây: -Tuyển chọn phải xuất phát từ kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch nguồn nhân lực. -Tuyển chọn được những người có trình độ chuyên môn cần thiết cho công việc để đạt tới năng suất lao động cao, hiệu suất công tác tốt. -Tuyển được những người có kỷ luật, trung thực, gắn bó với công việc với tổ chức.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">71. Quá trình tuyển chọn là khâu quan trọng nhằm giúp cho các nhà Quản trị nhân lựcđưa ra các quyết định tuyển dụng một cách đúng đắn nhất. Quyết định tuyển chọn có ýnghĩa rất quan trọng đối với chiến lược kinh doanh và đối với các tổ chức, bởi vì quátrình tuyển chọn tốt sẽ giúp cho các tổ chức có được những con người có kỹ năng phùhợp với sự phát triển của tổ chức trong tương lai. Tuyển chọn tốt cũng sẽ giúp cho tổchức giảm được các chi phí do phải tuyển chọn lại, đào tạo lại cũng như tránh được cácthiệt hại rủi ro trong quá trình thực hiện các công việc. Để tuyển chọn đạt được kết quảcao thì cần phải có các bước tuyển chọn phù hợp, các phương pháp thu thập thông tinchính xác và đánh giá các thông tin một cách khoa học.4.2.2 Quá trình tuyển chọn Quá trình tuyển chọn là một quy trình gồm nhiều bước, mỗi bước trong quá trìnhđược xem như là một hàng rào chắn để sàng lọc loại bỏ những ứng viên không đủ cácđiều kiện đi tiếp vào các bước sau. Số lượng các bước trong quá trình tuyển chọn khôngphải là cố định mà nó tùy thuộc vào mức độ phức tạp của công việc khi tuyển chọn laođộng, tính chất của loại lao động cần tuyển chọn. Để được nhận vào làm việc thì các ứngviên phải vượt qua được tất cả các bước trong quá trình tuyển chọn đề ra. Để đánh giá cácứng viên của mình thì có nhiều tổ chức thực hiện theo các cách khác nhau, hầu hết các tổchức loại bỏ các ứng viên không thích hợp qua từng bước để giảm lượng người phải theodõi trong quá trình xin việc, có một số tổ chức lại thực hiện theo cách cho toàn bộ cácứng viên tham gia toàn bộ quá trình tuyển chọn cho tới khi tuyển được những ứng viênphù hợp nhất. Việc vận dụng theo cách nào là tùy thuộc vào tỷ lệ tuyển mộ của từng tổchức, khả năng tài chính cho phép, mức độ tin cậy của thông tin thu được. Khi thiết kế số bước và nội dung của từng bước trong quá trình tuyển chọn chúngta cần phải thiết kế sao cho thu được các thông tin đặc trưng nhất và đáng tin cậy để từ đómới làm căn cứ quyết định cho việc tuyển hay không. Quá trình tuyển chọn gồm các bước như sau: Bước 1: Tiếp đón ban đầu và phỏng vấn sơ bộ Đây là bước đầu tiên trong quá trình tuyển chọn, là buổi gặp gỡ đầu tiên giữa cácnhà tuyển dụng với các ứng viên. Bước này nhằm xác lập mối quan hệ giữa người xinviệc và người sử dụng lao động, đồng thời bước này cũng xác định được những cá nhâncó những tố chất và khả năng phù hợp với công việc hay không để từ đó ra những quyếtđịnh có tiếp tục mối quan hệ với ứng viên đó hay không. Quá trình phỏng vấn ở bước nàynếu phát hiện được các cá nhân không có khả năng phù hợp với công việc cần tuyển thìloại bỏ ngay, tuy nhiên để ra được quyết định này thì các tiêu chuẩn cần được xây dựngmột cách kỹ lưỡng. Bởi vì khi phỏng vấn thì ý chủ quan của người phỏng vấn là có tínhchất quyết định nhất do đó các tiêu chuẩn có tính độc đoán thì không nên dùng nó để loạingười xin việc. Những lý do chính để loại bỏ các ứng viên ở bước đầu tiên là họ chưa đápứng được các yêu cầu về giáo dục, đào tạo, kinh nghiệm cần thiết để thực hiện công việcnhư không có các kỹ năng như đã thông báo, trái nghề, không đầy đủ các văn bằng chính</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">72. chỉ, kết quả phỏng vấn cho thấy quá yếu về nghiệp vụ, nhận thức nghề nghiệp chưa đạtyêu cầu v.v... Bước 2: Sàng lọc qua đơn xin việc Trong các tổ chức, các ứng viên muốn có việc làm thì đều phải nộp đơn xin việc.Đơn xin việc là nội dung quan trọng của quá trình tuyển chọn. Đơn xin việc thường được các tổ chức thiết kế theo mẫu, người xin việc có tráchnhiệm điền vào đơn xin việc theo yêu cầu mà các nhà sử dụng lao động đề ra. Các mẫuđơn xin việc được thiết kế một cách khoa học và hợp lý có thể được coi là một công cụquan trọng để tuyển chọn một cách chính xác người xin việc, vì đơn xin việc giúp cho tacác thông tin đáng tin cậy về các hành vi hoạt động trong quá khứ cũng như các kỹ năng,kinh nghiệm và kiến thức hiện tại, các đặc điểm về tâm lý cá nhân, các kỳ vọng, ướcmuốn và các khả năng đặc biệt khác. Đơn xin việc là cơ sở cho các phương pháp tuyểnchọn khác như phương pháp phỏng vấn, đơn xin việc cung cấp tên, nơi đã làm việc, cáchồ sơ nhân sự khác. Khi thiết kế các mẫu đơn xin việc ta nên cân nhắc kỹ lưỡng các thông tin cần phảicó, nội dung các thông tin cần thu thập phải đảm bảo được tính toàn diện, tính chính xácvà làm sao cho người xin việc trả lời được đúng các yêu cầu đề ra. Ví dụ: Trong đơn xin việc thường bao gồm 4 loại thông tin điển hình -Các thông tin thiết yếu như họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, địa chỉ nơi ở, hộ khẩu v.v... -Các thông tin về quá trình học tập, đào tạo, các văn bằng chứng chỉ đã đạt được, trình độ học vấn khác. -Lịch sử quá trình làm việc (5 năm hoặc 10 năm) những công việc đã làm, tiền lương và thu nhập, lý do bỏ việc hoặc chưa có việc làm. -Các thông tin về kinh nghiệm đã có, các thói quen sở thích, các đặc điểm tâm lý cá nhân, các vấn đề thuộc công dân và các vấn đề xã hội khác. Ngoài ra các mẫu đơn xin việc còn có các câu hỏi mở, xét mẫu chữ viết v.v... Mẫu đơn xin việc mặc dù có nhiều ưu điểm song cũng không tránh khỏi nhữnghạn chế nhất định. Đơn xin việc là thủ tục khách quan nó không thể thay thế cho việc gặpgỡ trực tiếp giữa người xin việc với người đại diện cho công ty, mặt khác đơn xin việcchỉ hỏi được một số hạn chế các vấn đề do vậy nó mất đi tính đa dạng và phong phú củaquá trình làm việc, kinh nghiệm của người xin việc, họ không thể lý giải được kỹ lưỡngnhững vấn đề mà họ đã làm trong quá khứ. Trong đơn, người xin việc chỉ luôn nói tốt vềmình, chỉ nói cái lợi cho bản thân họ. Trong đơn xin việc mới cho chúng ta thấy hiệntrạng theo kiểu mô tả mà nó chưa cho ta biết được "như thế nào" hoặc "tại sao" v.v...Thông qua nội dung của mẫu đơn xin việc, các nhà tuyển chọn sẽ có chứng cớ của mìnhđể tuyển chọn tiếp các bước sau hay chấm dứt quá trình tuyển chọn. Bước 3: Các trắc nghiệm nhân sự trong tuyển chọn Để giúp cho các nhà tuyển chọn nắm được các tố chất tâm lý, những khả năng, kỹnăng và các khả năng đặc biệt khác của các ứng viên khi mà các thông tin về nhân sự</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">73. khác không cho ta biết được một cách chính xác và đầy đủ. Các trắc nghiệm nhân sựmang lại cho ta những kết quả khách quan về các đặc trưng tâm lý của con người như khảnăng bẩm sinh, sở thích, cá tính của cá nhân này so với các cá nhân khác. Các trắcnghiệm giúp cho việc tìm hiểu được các đặc trưng đặc biệt trong thực hiện công việc củatừng cá nhân, các công việc có tính đặc thù. Khi dùng phương pháp trắc nghiệm để tuyển chọn ta cũng nên chọn các phươngpháp thích hợp thì mới dự đoán được thành tích thực hiện công việc. Muốn thế thì khixây dựng các bài trắc nghiệm cần phải có những người am hiểu về công việc hoặc đãnghiên cứu kỹ về công việc nhất là bản mô tả công việc, bản yêu cầu của công việc đốivới người thực hiện. Hiện nay trong thực tế có rất nhiều loại trắc nghiệm do đó việc lựachọn để sử dụng loại trắc nghiệm nào là một vấn đề khó khăn. Để đánh giá các khía cạnhcủa các ứng viên người ta thường sử dụng các bài trắc nghiệm bằng chính công việc màsau này các ứng viên phải làm, hoặc là bài trắc nghiệm mẫu. Bước 4: Phỏng vấn tuyển chọn Phỏng vấn tuyển chọn là quá trình giao tiếp bằng lời (thông qua các câu hỏi và câutrả lời) giữa những người tuyển chọn và người xin việc, đây là một trong những phươngpháp thu thập thông tin cho việc ra quyết định tuyển chọn. Phương pháp phỏng vấn trongtuyển chọn giúp chúng ta khắc phục được những nhược điểm mà quá trình nghiên cứuđơn xin việc không nắm được, hoặc các loại văn bằng chứng chỉ không nêu hết được. Mục tiêu của các cuộc phỏng vấn trong tuyển chọn -Để thu thập các thông tin về người xin việc: Bởi vì các thông tin thu thập được từ các công cụ tuyển chọn khác có thể chưa đủ, chưa rõ ràng, quá trình phỏng vấn tạo cơ hội cho thông tin được rõ ràng hơn, được giải thích cặn kỹ hơn. -Đề cao công ty: Qua phỏng vấn giúp cho các nhà tuyển chọn giới thiệu về công ty của mình, làm cho người xin việc hiểu rõ về những mặt mạnh, ưu thế của công ty. Đây là hình thức quảng cáo tốt nhất. -Để cung cấp các thông tin về tổ chức cho người xin việc, trong khi phỏng vấn nên giải thích cho các ứng viên biết rõ về tình hình công ty như mục tiêu của công ty, cơ cấu bộ máy quản lý, các chính sách về nhân sự, các cơ hội thăng tiến, việc làm v.v... -Thiết lập quan hệ bạn bè, tăng cường khả năng giao tiếp. Độ tin cậy và tính đúng đắn của các cuộc phỏng vấn Phỏng vấn là công cụ giúp cho các nhà tuyển chọn đánh giá đúng được nhiều khíacạnh của các ứng viên, xong các thông tin từ các cuộc phỏng vấn cũng còn nhiều tranhluận về độ tin cậy và tính chính xác của nó, qua nghiên cứu về kiểm tra tính tin cậy vàđúng đắn của các thông tin thu thập của các cuộc phỏng vấn cho chúng ta một số kết luậnsau đây: -Tính tin cậy tương quan khá thấp khi người phỏng vấn cùng một người mà lại cho kết quả không đồng nhất. -Tính tin cậy của thông tin phụ thuộc vào năng lực, trình độ của người phỏng vấn và mục tiêu của cuộc phỏng vấn.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">74. -Sự tiếp xúc trực tiếp sẽ cho kết quả đánh giá cao hơn qua quan sát hình dáng, khả năng giao tiếp, cách trả lời câu hỏi, phong cách, sự gần gũi và các tố chất thông minh. -Các cuộc phỏng vấn theo mẫu, chuẩn bị kỹ thì cho kết quả đáng tin cậy hơn. -Các thông tin thu được qua phỏng vấn không phải là yếu tố duy nhất dự đoán chính xác về kết quả thực hiện công việc. Kết quả của các cuộc phỏng vấn còn phụ thuộc vào thái độ, tâm trạng, cảm xúc,điều kiện thể lực của người phỏng vấn và người trả lời. Đồng thời các đánh giá của ngườiphỏng vấn cũng chịu ảnh hưởng của các tình huống phỏng vấn như người vào phỏng vấnđầu tiên là người giỏi hoặc người quá kém. Hay người phỏng vấn lý tưởng hóa một hìnhmẫu để đánh giá chung cho các ứng viên. Tổ chức các cuộc phỏng vấn Để đảm bảo cho kết quả các cuộc phỏng vấn đạt kết quả cao thì chúng ta phải chúý khâu tổ chức cho chu đáo, tiến hành các bước theo đúng trình tự của quá trình phỏngvấn, phải chuẩn bị kỹ về nghiệp vụ phỏng vấn, tài chính, các thiết bị phục vụ cho cuộcphỏng vấn. Bước 5: Khám sức khỏe và đánh giá thể lực của các ứng viên Để đảm bảo cho các ứng viên có sức làm việc lâu dài trong các tổ chức và tránhnhững đòi hỏi không chính đáng của người được tuyển về đảm bảo sức khỏe thì bướcquan trọng tiếp theo là tiến hành khám sức khỏe và đánh giá thể lực của các ứng viên.Bước này do các chuyên gia về y tế đảm nhận, phòng nguồn nhân lực cần cung cấp cáctiêu chuẩn về thể lực cho các vị trí việc làm để các chuyên gia y tế dựa vào đó để tuyểnchọn. Bước này cần phải được xem xét và đánh giá một cách khách quan, tránh các hiệntượng hình thức, qua loa. Bước 6: Phỏng vấn bởi người lãnh đạo trực tiếp Để đảm bảo sự thống nhất từ hội đồng tuyển chọn cho đến người phụ trách trựctiếp và sử dụng lao động thì cần phải có sự phỏng vấn trực tiếp của người phụ trách đểđánh giá một cách cụ thể hơn các ứng viên, đây là một bước nhằm xác định vai trò quantrọng của các cấp cơ sở. Nó giúp ta khắc phục được sự không đồng nhất giữa bộ phậntuyển chọn và nơi sử dụng lao động. Bước 7: Thẩm tra các thông tin thu được trong quá trình tuyển chọn Để xác định độ tin cậy của các thông tin thu được qua các bước tuyển chọn ta phảithực hiện bước thẩm tra lại xem mức độ chính xác của các thông tin. Có nhiều cách đểthẩm tra các thông tin như trao đổi với các tổ chức cũ mà người lao động đã làm việc, đãkhai trong đơn xin việc, hoặc là nơi đã cấp các văn bằng chứng chỉ... Các thông tin thẩmtra lại là những căn cứ chính xác để các nhà tuyển dụng ra quyết định cuối cùng. Bước 8: Tham quan công việc Những người xin việc luôn có kỳ vọng về sự thỏa mãn công việc do đó nếu ta tạora sự thất vọng đối với công việc do không có đầy đủ các thông tin thì sẽ gây rất nhiềubất lợi cho người mới đến nhận công việc. Do đó để tạo điều kiện cho những người xin</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">75. việc đưa ra những quyết định cuối cùng về việc làm thì tổ chức có thể cho những ứngviên tham quan hoặc nghe giải thích đầy đủ về các công việc mà sau khi được tuyển dụnghọ sẽ phải làm. Điều này giúp cho người lao động biết được một cách khá chi tiết về côngviệc như: mức độ phức tạp của công việc, tình hình thu nhập, sự thỏa mãn đối với côngviệc. Các điều kiện làm việc khác... Qua đó người tham gia dự tuyển sẽ nắm được nhữnggì họ phải thực hiện trong ương lai để khỏi phải ngỡ ngàng khi gặp những điều khôngphù hợp với sự suy nghĩ của họ. Bước 9: Ra quyết định tuyển chọn Sau khi đã thực hiện đầy đủ các bước trên đây và các thông tin tuyển dụng đã đảmbảo theo đúng yêu cầu tuyển chọn đề ra thì hội đồng tuyển chọn sẽ ra quyết định tuyểndụng đối với người xin việc. Cơ sở của việc ra quyết định này là dựa vào phương phápđánh giá chủ quan theo thủ tục loại trừ dần và theo kết quả đánh giá của phỏng vấn vàtrắc nghiệm. Khi đã có quyết định tuyển dụng thì người sử dụng lao động và người laođộng cần tiến hành ký kết hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động. Những cơ sở pháplý của hợp đồng lao động là Bộ luật Lao động mà Nhà nước ban hành. Trong hợp đồnglao động nên chú ý một số điều khoản sau đây: Thời gian thử việc, tiền công, thời gianlàm thêm giờ, các loại bảo hiểm đóng cho người lao động.4.2.3 Một số vấn đề cần quan tâm khi thực hiện công tác tuyển chọn trong tổ chức Để công tác tuyển chọn đạt đươch hiệu quá cao hiện nay người ta có xu hướngthành lập các trung tâm đánh giá. Đây là phương pháp tốt nhất nhằm giúp ta lựa chọnngười vào vị trí việc làm khi có một nhóm người muốn xin vào vị trí đó. Trung tâm đánhgiá bao gồm nhiều thành viên được phân công đánh giá theo từng hoạt động riêng biệtcủa từng người trong nhóm. Sau khi tham gia đánh giá, những thành viên hội đồng đưa ranhững kết luận của mình và thảo luận những đánh giá đó để đưa ra được kết luận chungvề từng người tham gia xin việc. Đánh giá các giá trị của thủ tục tuyển chọn Thủ tục tuyển chọn đóng góp rất lớn vào sự thành công trong việc xác định đượcnhững người thực hiện tốt công việc. Tuy vậy thủ tục tuyển chọn cũng cần phải đượcđánh giá để xem xét đã hợp lý hay chưa. Bởi vì nếu tỷ trọng người xin việc đạt thànhcông cao thì thủ tục tuyển chọn không có ý nghĩa còn trong trường hợp chỉ có một tỷ lệnhỏ số người được tuyển lựa thì thủ tục tuyển chọn cẩn thận trở nên có giá trị, đặc biệt ởcác vị trí công việc quan trọng. Người ta thường sử dụng: Tỷ lệ tuyển chọn để đánh giáthủ tục tuyển chọn như sau: Sä ngæìi xin vã c â å c t ã n ú å i û æü uy ø T l û t ã n choü = yí ã uy ø n T ø sä ngæìi nä p â n xin vã c ä ng ú å ü å iû Tỷ lệ tuyển chọn cho ta biết được có bao nhiêu phần số người được tuyển trongtổng số người xin việc, nếu số người xin việc là 10 người mà số được chọn cũng là 10 thìtỷ lệ là 1,00 còn số được chọn là 2 thì tỷ lệ là 0,20. Tuyển chọn chủ quan (Tự tuyển chọn)</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">76. Trong tuyển chọn để đạt được kết quả cao thì phải chú ý tới tuyển chọn chủ quanđó là sự lựa chọn của chính những người đi xin việc, họ đóng một vai trò thúc đẩy đối vớitổ chức khi tổ chức quyết định thuê ai, vì họ mới nắm được thông tin đầy đủ và đúng nhấtvề bản thân mình, dự đoán chính xác nhất về mức độ thực hiện các công việc trong tươnglai của bản thân. Những người xin việc biết được các điểm mạnh, yếu của bản thân về cáctố chất tâm lý, sinh lý, các kỳ vọng, ước muốn, kỹ năng, kỹ xảo hơn là các nhà tuyểnchọn. Do đó việc tuyển chọn không chỉ đặt trách nhiệm lên vai người đi tuyển mà phải cósự tham gia từ người xin việc. Đây là sự kết hợp khoa học giữa tuyển chọn khách quan vàtuyển chọn chủ quan. Thử việc Các tổ chức có thể sử dụng một giai đoạn thử việc trong giai đoạn đầu thuê muốnđể giúp những người làm thuê mới và cũng là để bảo vệ tổ chức. Trong giai đoạn thửviệc, các công nhân, nhân viên mới được nhận những lời chỉ bảo và khuyến khích đặcbiệt để giúp họ phát triển kỹ năng và khả năng để tiến hành công việc đầy đủ. Cuối giaiđoạn thử việc, họ sẽ nhận được các thông tin phản hồi về thành tích của họ từ nhữngngười giám sát hoặc những người đã kèm cặp họ. Những công nhân viên thất bại trongquá trình thử việc sẽ bị sa thải.4.3.1. Trắc nghiệm Trắc nghiệm được áp dụng trong tuyển chọn nhân viên lần đầu tiên ở Mỹ vào năm1918. Đây là kỹ năng tuyển chọn rất hữu hiệu, có thể giúp cho các quản trị gia chọn đượcđúng người cho đúng việc và giúp cho mỗi người có cơ hội tìm hiểu rõ hơn về năng lựccủa mình, chọn được một nghề, một công việc phù hợp. Các bài trắc nghiệm cho phépđánh giá nhiều vấn đề khác nhau như tri thức hiểu biết, sự khéo léo,… bằng định lượng,do đó sẽ thuận lợi, dễ dàng cho việc so sánh một người với tiêu chuẩn mẫu hoặc so sánhvới những người khác trong quá trình tuyển chọn.4.3.1.1. Các hình thức trắc nghiệm4.3.1.1.1. Trắc nghiệm tìm hiểu về tri thức hiểu biết Đây là loại trắc nghiệm được sử dụng để đánh giá ứng viên về các kiến thức hiểubiết chung, về khả năng làm việc lao động trí óc, về khả năng tiếp thu, học hỏi các vấn đềmới. Trắc nghiệm về tri thức hiểu biết gồm có các bài trắc nghiệm tìm hiểu về trí thôngminh và các khả năng hiểu biết đặc biệt khác của ứng viên. (a) Trắc nghiệm trí thông minh Đầu tiên, loại trắc nghiệm này được áp dụng trong trường hợp để dự đoán khảnăng thành công trong học tập của học sinh. Sau đó, loại trắc nghiệm này được áp dụngvào trong lĩnh vực tuyển dụng nhằm chọn lựa những ứng viên thông minh cho các chứcvụ quan trọng hoặc để tiếp tục đào tạo chuẩn bị cho các chức vụ quan trọng sau này. Trí</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">77. thông minh của ứng viên thường được đánh giá thông qua chỉ số IQ, thể hiện mức độhiểu biết về xã hội, tự nhiên, khả năng tư duy toán học, logic, óc phán đoán, nhanh nhạytìm ra vấn đề,… Bài trắc nghiệm thường bao gồm nhiều câu hỏi thuộc nhiều lĩnh vựckhác nhau về đời sống xã hội, tự nhiên, các bài toán đơn giản và các bài toán có các lờigiải độc đáo, về sự logic của vấn đề,… Số lượng các câu hỏi và thời gian thực hiện mỗibài trắc nghiệm thường thay đổi. Căn cứ vào số lượng các câu trả lời đúng, hội đồnggiám khảo sẽ đánh giá được điểm về trí thông minh của ứng viên. (b) Trắc nghiệm các khả năng hiểu biết đặc biệt của ứng viên Đây là loại trắc nghiệm được sử dụng để tìm hiểu các khả năng hiểu biết đặc biệtkhác của ứng viên như khả năng suy luận, quy nạp, phân tích, hùng biện, trí nhớ hay khảnăng tính toán. Ví dụ trong trắc nghiệm tìm hiểu về trí nhớ, ứng viên được yêu cầu nhắclại một loạt con số hoặc các từ rời rạc sau khi nghe đọc một lần. Các khả năng hiểu biếtđặc biệt ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thành công trong nghề nghiệp tương ứng vì khicó năng khiếu, con người thường say mê và dễ dàng thực hiện công việc hơn nhữngngười khác.4.3.1.1.2. Trắc nghiệm tìm hiểu về sự khéo léo và thể lực của ứng viên Đánh giá sự khéo léo của ứng viên được thể hiện qua các bài tập tìm hiểu về sựkhéo léo của bàn tay, sự thuần thục và mềm mại của các chuyển động, sự phối hợp thựchiện các bộ phận trên cơ thể con người của ứng viên,… Ví dụ ứng viên được yêu cầu xếpcác vật nhỏ bằng một hoặc hai tay vào các hình mẫu sẵn. Trắc nghiệm đánh giá sự khéoléo của nhân viên thường được áp dụng để tuyển chọn nhân viên thực hiện các công việcở dây chuyền lắp ráp thiết bị điện tử, các công việc của thợ thủ công,… Đánh giá thể lực của ứng viên được thực hiện qua các bài tập về khả năng chịuđựng, mức độ dẻo dai, trọng lượng tối đa có thể dịch chuyển,… của ứng viên. Loại trắcnghiệm này thường áp dụng để tuyển nhân viên vào làm các công việc có yêu cầu sứckhỏe rất tốt như lái xe, phi công,…4.3.1.1.3. Trắc nghiệm về các đặc điểm cá nhân và sở thích (a) Trắc nghiệm về các đặc điểm cá nhân Ngoài trí thông minh, sự khéo léo và thể lực tốt còn có nhiều yếu tố khác tác độngmạnh mẽ đến khả năng thành công của một nhân viên như ý chí, sở thích, nguyện vọng,động lực cá nhân,… Nhiều doanh nghiệp thường sử dụng loại trắc nghiệm này để đánhgiá ứng viên về khí chất, tính cách, mức độ tự tin, sự linh hoạt, trung thực, cẩn thận trong</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">78. công việc,… của ứng viên. Tuy nhiên loại trắc nghiệm này có thể có độ tin cậy khôngcao, kết quả của bài trắc nghiệm có thể không liên hệ chặt chẽ với kết quả thực hiện côngviệc của ứng viên. (b) Trắc nghiệm về sở thích Trắc nghiệm về sở thích thường được dùng để tìm hiểu các ngành nghề, nơi làmviệc phù hợp nhất đối với ứng viên. Khi công việc, điều kiện làm việc thích hợp với sởthích, ứng viên sẽ dễ ham mê công việc, có khả năng thực hiện công việc tốt hơn, ít bỏviệc hơn.4.3.1.1.4. Trắc nghiệm thành tích Các trắc nghiệm năng khiếu đánh giá khả năng của ứng viên có thể học hỏi, tiếpthu các kỹ năng nghề nghiệp, còn trắc nghiệm thành tích đánh giá mức độ hiểu biết và kỹnăng thực tế nghề nghiệp mà ứng viên đã nắm được. Ví dụ, trắc nghiệm tìm hiểu kiếnthức của ứng viên về tài chính, kinh tế, nhân sự,… cần thiết để thực hiện công việc, hoặcmức độ thuần thục của ứng viên khi sử dụng các trang bị, dụng cụ tại nơi làm việc. Điểmsố của bài trắc nghiệm thường dự báo khá chính xác kiến thức và kinh nghiệm thực tế củaứng viên trong thực hiện công việc.4.3.1.1.5. Trắc nghiệm thực hiện mẫu công việc Trắc nghiệm thực hiện mẫu công việc được áp dụng nhằm đánh giá kinh nghiệm,khả năng thực hành của ứng viên. Loại trắc nghiệm này có độ tin cậy và chính xác cao.Mẫu công việc được rút ra từ những phần công việc thực tế ứng viên sẽ thường phải thựchiện, ví dụ trắc nghiệm về khả năng soạn thảo văn bản, tài liệu đối với công việc của thưký văn phòng. Ứng viên khó có thể giả mạo về kinh nghiệm, kỹ năng thực hành và khảnăng giải quyết vấn đề trong loại trắc nghiệm này. Tóm tắt mục đích và ứng dụng của các hình thức trắc nghiệm trong tuyển chọnđược trình bày trong bảng 4.1. Bảng 4.1: Mục đích và ứng dụng của các hình thức trắc nghiệm Hình thức trắc nghiệm Mục đích đánh giá Ứng dụng trong tuyển chọn loại ứng viên nàoTrí thông minh Sự thông minh, khả năng Quản trị gia, cán bộ chuyên học vấn. môn, kỹ thuật.Các khả năng hiểu biết đặc Các năng khiếu đặc biệt Các cán bộ chuyên môn, kỹbiệt (ngôn ngữ, toán học, cần thiết cho các công việc thuậttư duy không gian,…) chuyên mônSự khéo léo Sự khéo léo tay chân Công nhân kỹ thuật trong các dây chuyền lắp ráp</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">79. điện tử, sửa đồng hồ,…Trắc nghiệm về cá nhân Xúc cảm, động cơ cá nhân, Quản trị gia, cán bộ chuyên tính tình, mức độ tự tin, môn, kỹ thuật, thư ký, nhân khả năng hòa đồng với viên bán hàng,… người khác, trung thực, khí chất,…Trắc nghiệm về sở thích Lĩnh vực hoạt động nghề Phát triển nghề nghiệp nghiệp phù hợp4.3.1.2. Quá trình xây dựng bài trắc nghiệm Các hình thức trắc nghiệm khác nhau thường có giá trị và mức độ tin cậy khácnhau trong việc dự đoán tính cách, năng lực của ứng viên. Những bài trắc nghiệm về tríthông minh của ứng viên, về khả năng thực hành của ứng viên như: soạn thảo văn bảntrên máy vi tính, thực hành may trên vải,… sẽ thường có độ chính xác cao hơn so vớinhững bài trắc nghiệm đánh giá tính cách của ứng viên thông qua chữ ký, hoặc phát biểucảm tưởng sau khi xem một bức hình. Để có được những bài trắc nghiệm có giá trị, đángtin cậy, đánh giá đúng vấn đề cần tìm hiểu ở ứng viên và đánh giá chính xác về ứng viên,quá trình xây dựng các bài trắc nghiệm cần theo nội dung, trình tự sau: Bước 1: Phân tích công việc Phân tích công việc để xây dựng bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc.Căn cứ vảo bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc để dự đoán những đặc điểmcá nhân và những kỹ năng nghề nghiệp ứng viên cần có để thực hiện công việc tốt nhất.Ví dụ, công nhân trong các dây chuyền lắp ráp điện tử hoặc thợ may thường cần phải cósự khéo léo của đôi tay và tính kiên nhẫn, còn nhân viên bán hàng cần có khả năng giaotiếp tốt, linh hoạt, khả năng tính toán về tiền bạc nhanh chóng và tính tình trung thực,đáng tin cậy. Bước 2: Lựa chọn bài trắc nghiệm Lựa chọn các bài trắc nghiệm có các nội dung yêu cầu đánh giá nhân viên theo dựđoán là phù hợp và quan trọng nhất đối với việc thực hiện công việc. Việc lựa chọn nàyphải dựa trên cơ sở kinh nghiệm thực tiễn; các nghiên cứu và những dự đoán tốt nhất.Thông thường, các bài trắc nghiệm không thực hiện theo kiểu riêng lẻ, mà được phối hợplại thành một bài tổng hợp nhằm đánh giá ứng viên về nhiều mặt theo yêu cầu của côngviệc. Bước 3: Tổ chức thực hiện bài trắc nghiệm Trong thực tiễn có thể áp dụng hai cách tổ chức thực hiện bài trắc nghiệm:</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">80. * Áp dụng đối với các nhân viên đang thực hiện công việc và đối chiếu kết quảthực hiện công việc hàng ngày của nhân viên với kết quả trắc nghiệm. Hình thức này dễthực hiện nhưng kết quả có thể không chính xác do các nhân viên đang làm việc có thểkhông đặc trưng cho các ứng viên mới vì họ đã được tuyển, đào tạo và làm việc một thờigian trong doanh nghiệp, đã thích ứng với các điều kiện làm việc và đã được chọn lọc,đánh giá theo cách chọn lọc của doanh nghiệp. * Áp dụng đối với các ứng viên trước khi tuyển chọn chính thức. Sau khi đạt đượckết quả tốt trong các bài trắc nghiệm, ứng viên sẽ làm việc thử một thời gian trong doanhnghiệp. Khi đó, đối chiếu kết quả trắc nghiệm với kết quả thực hiện công việc chúng ta sẽrút ra được những kết luận cần thiết cho bài trắc nghiệm. Bước 4: Rút kinh nghiệm, hoàn chỉnh Trước khi đưa các bài trắc nghiệm vào áp dụng để tuyển ứng viên, cần áp dụngthử như trong bước ba, từ đó, rút kinh nghiệm để điều chỉnh, sửa đổi bài trắc nghiệm chohợp lý, đáng tin cậy hơn.4.3.2. Phỏng vấn Phỏng vấn được coi là khâu quan trọng nhất và được áp dụng rộng rãi để làm sángtỏ về ứng viên trong quá trình tuyển chọn. Phỏng vấn cho phép tìm hiểu và đánh giá ứngviên về nhiều phương diện như tướng mạo, tác phong, tính tình, khả năng hòa đồng, mứcđộ đáng tin cậy,… mà các chứng chỉ tốt nghiệp, các bài trắc nghiệm không thể đánh giáđược hoặc không thể đánh giá một cách rõ ràng. Thông thường trong quá trình phỏngvấn, doanh nghiệp và ứng viên muốn tìm hiểu những điều như trình bày trong bảng 4.2. Bảng 4.2: Những điều ứng viên và doanh nghiệp muốn tìm hiểu thông qua phỏng vấn Ứng viên Doanh nghiệp- Lương bổng - Hiểu biết về công việc- Đề bạt - Nhiệt tình, tận tâm trong công ?- Các cơ hội để phát triển việc- Thách thức tiềm tàng - Kỹ năng, năng khiếu- An toàn - Động cơ, quá trình công tác- Điều kiện làm việc khác - Tính tình, khả năng hòa đồng với người khác - Các hạn chế4.3.2.1. Các hình thức phỏng vấna. Phỏng vấn không chỉ dẫn</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">81. Hình thức phỏng vấn không chỉ dẫn là hình thức phỏng vấn kiểu nói chuyện,không có bản câu hỏi kèm theo. Sau khi nghiên cứu bản mô tả công việc, bản tiêu chuẩncông việc và hồ sơ của ứng viên, người phỏng vấn sẽ ghi lại những điểm mạnh, điểm yếucủa ứng viên, và những điểm chưa rõ, cần được làm sáng tỏ trong phỏng vấn. Phỏng vấnviên có thể hỏi những câu chung chung như: “Hãy nói cho tôi biết về kinh nghiệm củaanh (chị) trong công việc cũ”, “Hãy kể cho tôi nghe về những người đồng nghiệp của anh(chị) trong công việc cũ”. Ứng viên được phép trình bày tự do, hầu như không bị giánđoạn, ngắt quãng, phỏng vấn viên thường lắng nghe chăm chú, không tranh luận, ít thayđổi đề tài một cách đột ngột và thường khuyến khích ứng viên nói thêm bằng những câuhỏi như: “Thực ra sự việc như thế nào?”, “Rồi sao nữa”, “Thế anh (chị) nghĩ gì về vấn đềđó?”,… Người phỏng vấn thường căn cứ vào câu trả lời trước của ứng viên để đặt câu hỏitiếp theo nên nội dung các câu hỏi có thể thay đổi theo nhiều hướng khác nhau. Phỏngvấn viên có thể đặt ra những câu hỏi hoàn toàn khác nhau cho những ứng viên khác nhaucủa cùng một công việc. Hình thức phỏng vấn này thường tốn nhiều thời gian, mức độ tincậy và chính xác không cao do chịu ảnh hưởng tính chủ quan của người phỏng vấn vàthường áp dụng để phỏng vấn các ứng viên vào các chức vụ cao trong các tổ chức, doanhnghiệp.b. Phỏng vấn theo mẫu Đây là hình thức phỏng vấn có sử dụng bản câu hỏi mẫu trong quá trình phỏngvấn ứng viên. Các câu hỏi thường được thiết kế trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng các yêucầu của công việc, tiêu chuẩn cần có của ứng viên và thường bao trùm lên tất cả nhữngvấn đề quan trọng nhất cần tìm hiểu về ứng viên: động cơ, thái độ, năng lực, khả nănggiao tiếp,… Để nâng cao hiệu quả của phỏng vấn, đối với từng câu hỏi sẽ có các hướngdẫn cần tìm hiểu hoặc các thông tin cần biết về ứng viên. Ví dụ với câu hỏi: “Tại sao anh(chị) lại nộp đơn vào chức vụ này?” trong bản câu hỏi có thể sẽ có các gợi ý: (a) Do muốn được học hỏi, thăng tiến trong nghề nghiệp. (b) Do ước muốn danh tiếng, địa vị. (c) Do tiền lương và các khoản thu nhập vật chất khác. (d) Do tính chắc chắn, ổn định, an toàn cao của công việc. Các câu trả lời của ứng viên thường rất đa dạng, phong phú. Ví dụ, ứng viên có thểtrả lời tôi muốn xin làm việc này vì: • Doanh nghiệp ở gần nhà, tiện cho sinh hoạt trong gia đình của tôi.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">82. • Tôi nghe nói làm việc này sẽ có cơ hội để được đi tu nghiệp tiếp ở nước ngoài. • Tôi tốt nghiệp đại học đã hai năm mà vẫn chưa tìm được việc làm. • Tôi nghĩ rằng công việc trong doanh nghiệp này rất thú vị, được tiếp xúc với những người có trình độ học vấn cao, được thường xuyên sử dụng ngoại ngữ và có cơ hội được đi nhiều nơi. • Tôi mới tốt nghiệp đại học, đọc báo, thấy quảng cáo công việc này có vẻ hợp, nên đăng ký xin tuyển,… Phỏng vấn viên cần được huấn luyện để biết cách điền vào mẫu câu trả lời theogợi ý ở trên cho chính xác. Hình thức phỏng vấn này ít tốn thời gian và có mức độ chínhxác, độ tin cậy cao hơn so với hình thức phỏng vấn không chỉ dẫn.c. Phỏng vấn tình huống Đây là hình thức phỏng vấn, trong đó người phỏng vấn đưa ra những tình huốnggiống như trong thực tế người thực hiện công việc thường gặp, và yêu cầu ứng viên phảitrình bày cách thức giải quyết vấn đề. Các tình huống được xây dựng căn cứ vào quyềnhạn, trách nhiệm, điều kiện làm việc, các mối quan hệ trong công việc thực tế. Ví dụ, tìnhhuống đặt ra đối với ứng viên vào công việc tiếp viên hàng không có thể là: • Anh (chị) sẽ làm gì nếu trong lúc phục vụ khách hàng trên tuyến bay, một hành khách sơ ý làm đổ ly nước trên tay anh (chị) vào một hành khách khác? • Anh (chị) sẽ nói gì khi khách hàng phàn nàn về chuyến bay quốc tế bị chậm tới ba giờ? Công việc càng đòi hỏi trách nhiệm cao và có tính thử thách cao, điều kiện làmviệc càng đa dạng thì các tình huống trong phỏng vấn càng phong phú. Đặc biệt, do tínhchất thử thách, phức tạp trong công việc của nhà quản trị, ứng viên vào các chức vụ giámđốc thường được yêu cầu giải quyết rất nhiều tình huống nan giải trong điều kiện rất hạnhẹp về thời gian.d. Phỏng vấn liên tục Đây là hình thức phỏng vấn, trong đó, ứng viên bị nhiều người phỏng vấn hỏi liêntục, riêng biệt và không chính thức. Ứng viên thường không biết là mình đang bị phỏngvấn, nên hành vi, cách nói năng dễ bộc lộ tính cách của ứng viên một cách chân thựcnhất. Hình thức này cho kết quả đáng tin cậy hơn so với hình thức phỏng vấn thuần túykhông chỉ dẫn.e. Phỏng vấn nhóm</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">83. Trong hình thức phỏng vấn nhóm, hội đồng phỏng vấn hoặc nhóm phỏng vấn viêncùng hỏi ứng viên, cách thức thực hiện giống như một cuộc họp báo. Trong phỏng vấnnhóm thường sẽ có nhiều câu hỏi sắc sảo, về nhiều vấn đề khác nhau. Mỗi phỏng vấnviên đều nghe được câu trả lời của ứng viên đối với các phỏng vấn viên khác, do đó, cácphỏng vấn viên có điều kiện tìm hiểu và đánh giá về ứng viên chính xác hơn. Nhómphỏng vấn viên thường có nhiều quan điểm khác nhau trong việc đánh giá, giải quyết vấnđề, do đó phỏng vấn nhóm thường có tính khách quan hơn. Tuy nhiên hình thức phỏngvấn nhóm có thể gây ra tâm lý căng thẳng thái quá ở ứng viên. Để làm giảm bớt sự căngthẳng này, có thể áp dụng cách phỏng vấn cùng lúc một nhóm ứng viên. Khi đó, hội đồngphỏng vấn sẽ đặt câu hỏi và quan sát cách thức từng ứng viên tham gia thực hiện các câutrả lời.f. Phỏng vấn căng thẳng Phỏng vấn căng thẳng là hình thức phỏng vấn làm cho ứng viên cảm thấy khôngđược thoải mái, bị căng thẳng về tâm lý vì những câu hỏi có tính chất nặng nề, thô bạohoặc những câu hỏi xoáy mạnh vào những điểm yếu của ứng viên. Loại phỏng vấn nàyđược sử dụng nhằm đánh giá mức độ nhạy cảm tâm lý, lòng độ lượng khoan dung, cáchthức phản ứng, giải quyết vấn đề của ứng viên khi bị căng thẳng trong công việc. Tuynhiên, nếu thực hiện hình thức phỏng vấn này không khéo có thể dẫn tới tình trạng xúcphạm ứng viên quá đáng, hoặc gây ra những sự giận dữ, xung đột không kiểm soát được.Do đó, chỉ trong những trường hợp thật cần thiết theo yêu cầu của công việc và phỏngvấn viên phải có nhiều kinh nghiệm mới nên thực hiện hình thức phỏng vấn này.4.3.2.2. Quá trình phỏng vấn Quá trình phỏng vấn thường được thực hiện theo năm bước sau đây: Bước 1: Chuẩn bị phỏng vấn Để phỏng vấn có hiệu quả tốt, trong bước chuẩn bị phỏng vấn cần thực hiện cáccông việc sau đây: • Xem xét lại công việc, nghiên cứu bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc để hiểu rõ những yêu cầu, đặc điểm của công việc và mẫu nhân viên lý tưởng để thực hiện công việc. • Nghiên cứu hồ sơ của ứng viên, ghi lại những điểm mạnh, điểm yếu và những điểm cần làm sáng tỏ trong phỏng vấn.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">84. • Xác định địa điểm và thời gian phỏng vấn thích hợp. Báo cho ứng viên biết trước ít nhất một tuần về cuộc phỏng vấn. Bước 2: Chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn Sau khi nghiên cứu kỹ về công việc, phỏng vấn viên cần chuẩn bị các câu hỏi chophỏng vấn. Câu hỏi phỏng vấn có thể phân thành ba loại: • Câu hỏi chung: Những câu hỏi chung được sử dụng nhằm tìm hiểu động cơ, quan điểm sở thích, khả năng hòa đồng,… của ứng viên. Loại câu hỏi phỏng vấn này được sử dụng để phỏng vấn tuyển ứng viên cho nhiều loại công việc khác nhau trong doanh nghiệp. • Câu hỏi đặc trưng cho từng loại công việc: Mỗi loại công việc thường có một số yêu cầu đặc biệt hơn so với các công việc khác. Loại câu hỏi phỏng vấn này được sử dụng để phỏng vấn tuyển ứng viên cho một loại công việc nhất định. Các câu hỏi đặc trưng cho từng loại công việc sẽ giúp hội đồng phỏng vấn xác định xem năng lực, sở trường, đặc điểm của ứng viên có thực sự phù hợp cho loại công việc cần tuyển không? • Câu hỏi riêng biệt: Sau khi nghiên cứu hồ sơ của ứng viên, phỏng vấn viên sẽ đặt một số câu hỏi riêng biệt, liên quan đến những điểm mạnh, điểm yếu, những điểm đặc biệt trong cuộc đời nghề nghiệp hoặc đặc điểm cá nhân của ứng viên. Do đó, các ứng viên khác nhau thường phải trả lời nhiều câu hỏi riêng biệt khác nhau. Loại câu hỏi này thường được sử dụng trong các cuộc phỏng vấn không chỉ dẫn. Bước 3: Xây dựng hệ thống thang điểm đánh giá các câu trả lời Mỗi câu hỏi phỏng vấn cần dự đoán được các phương án có thể trả lời, xác địnhnhững câu trả lời như thế nào sẽ được đánh giá tốt, khá, trung bình, yếu và kém hoặc theothang điểm 10. Việc xây dựng thang điểm đánh giá các câu trả lời liên quan đến các đặcđiểm tâm lý cá nhân thường căn cứ vào quan điểm, triết lý của các lãnh đạo cao nhất đốivới nhân viên và các giá trị, văn hóa, tinh thần được duy trì trong doanh nghiệp. Do đó,cùng một câu trả lời có thể được đánh giá rất tốt ở doanh nghiệp này nhưng lại có thể bịđánh giá rất kém ở doanh nghiệp khác. Ví dụ, đối với câu hỏi về động cơ xin việc làmcủa ứng viên, với bốn mức độ đánh giá câu trả lời: (a) Do muốn được học hỏi, thăng tiến trong nghề nghiệp. (b) Do ước muốn danh tiếng, địa vị. (c) Do tiền lương và các khoản thu nhập vật chất khác.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">85. (d) Do tính chắc chắn, ổn định, an toàn cao của công việc. Trong những doanh nghiệp có vị giám đốc điều hành giỏi, thực sự mong muốn tìmkiếm những ứng viên có năng lực, có tham vọng cầu tiến, ứng viên sẽ được đánh giá rấttốt trong câu trả lời (a). Ngược lại, cũng câu trả lời này, trong những doanh nghiệp có vịgiám đốc có năng lực kém và tư tưởng đố kỵ, ứng viên sẽ bị đánh giá rất xấu, thậm chí cóthể bị loại ngay. Bước 4: Thực hiện phỏng vấn Tất cả các thành viên của hội đồng phỏng vấn nên có sự thống nhất về bản câu hỏivà cách đánh giá các câu trả lời của ứng viên trước khi bắt đầu phỏng vấn. Một thànhviên trong hội đồng phỏng vấn sẽ giới thiệu tóm tắt về ứng viên với các thành viên kháctrong hội đồng. Để giúp cho các ứng viên không bị hồi hộp, lo lắng thái quá trong phỏngvấn, hội đồng phỏng vấn có thể nói chuyện thân mật với ứng viên trong một hai câu banđầu, ví dụ như: “Anh ở Đồng Tháp đến à? Trước đây tôi cũng có sống ở đó một thời gian,chỗ ‘nhà Bác Hồ’ bây giờ có gì mới không?”. Phỏng vấn viên nên chú ý hỏi hết các câuhỏi và trước khi kết thúc phỏng vấn, đồng thời cũng nên để giành thời gian để trả lời cáccâu hỏi của ứng viên. Hội đồng phỏng vấn nên kết thúc phỏng vấn bằng một nhận xéttích cực nhằm khích lệ ứng viên và thông báo cho ứng viên biết về thời gian, địa điểm vàcách thức gặp gỡ, tiếp xúc trong lần sau. Sau khi phỏng vấn hết các ứng viên trong ngày,các thành viên của hội đồng phỏng vấn sẽ thận trọng xem xét lại nhận xét và điểm đánhgiá đối với từng ứng viên.4.4. Các mô hình thu hút, phân công bố trí nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Hệ thống thu hút, phân công bố trí nguồn nhân lực trong doanh nghiệp liên quanchủ yếu đến dòng cung ứng nhân lực và dòng phân công bố trí nhân lực cho các trọngtrách, chức vụ, công việc trong doanh nghiệp. Dòng cung ứng nguồn nhân lực cho doanhnghiệp cung cấp nhân lực cho doanh nghiệp từ thị trường sức lao động hoặc từ trong nộibộ doanh nghiệp. Dòng cung ứng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp đánh giá mức độ“mở” của hệ thống tuyển chọn nguồn nhân lực của doanh nghiệp đối với thị trường sứclao động. Nó phản ánh mức độ thuyên chuyển nhân viên, mức độ an toàn nghề nghiệp, vàmức độ trung thành của nhân viên đối với doanh nghiệp. Dòng phân công bố trí nguồnnhân lực mô tả các tiêu thức phân công, bố trí, đề bạt nhân viên trong doanh nghiệp. Nóphản ánh tốc độ và áp lực thăng tiến, phát triển nghề nghiệp và được đo bằng tốc độ tăngtrưởng và tỷ lệ các chức vụ trống trong doanh nghiệp. Các cá nhân được tuyển chọn cho</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">86. các chức vụ, công việc khác nhau trên cơ sở mức độ hoàn thành thực hiện công việc hoặcđóng góp của cá nhân đối với tổ chức. Điều này được quyết định bởi các yếu tố như:trình độ học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng cá nhân, sự sáng tạo, linh hoạt, nhiệt tình, tíchcực trong công việc. Các mô hình thu hút, phân công bố trí nguồn nhân lực trong doanh nghiệp phảnánh ba vấn đề cơ bản: (a) cách thức lao động từ thị trường hoặc từ trong nội bộ doanhnghiệp được thu hút, bổ nhiệm vào các trọng trách, công việc khác nhau trong nghiệp; (b)cách thức duy trì phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp; và (c) cách thức các nhânviên rời khỏi doanh nghiệp. Trong thực tế có bốn loại mô hình thu hút, phân công bố trínguồn nhân lực cơ bản trong các doanh nghiệp, xem sơ đồ 4.1. Những nét đặc trưng vàcác chiến lược về quản trị nguồn nhân lực của các mô hình thu hút, phân công, bố trínguồn nhân lực có thể tóm tắt như sau: Sơ đồ 4.1: Các mô hình thu hút, phân công bố trí nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Bên ngoài Thành trì Đội banh (Tinh giản) (Tuyển) Câu lạc bộ Học viện Dòng cung ứng (Duy trì) (Phát triển) Nội bộ Dòng phân công, bố trí Đóng góp nhóm Đóng góp cá nhân Mô hình “học viện”. Mô hình “học viện” có cơ cấu tổ chức tương đối ổn định vàluôn chú trọng phát triển các kiến thức, kỹ năng và sự cam kết trung thành của các thànhviên, khen thưởng dựa trên các thành tích cá nhân. Mô hình này thực hiện chính sáchthăng tiến, đề bạt từ trong nội bộ và thường “đóng cửa” đối với thị trường bên ngoài. Môhình học viện được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp IBM, Proster and Gamble,General Moto, Johnson & Johnson. Các doanh nghiệp thuộc mô hình học viện thường ápdụng chiến lược của “nhà phân tích” trong kinh doanh; chiến lược “phát triển” trong quảntrị nguồn nhân lực. Doanh nghiệp thường đứng vào vị trí ở giữa của tính sáng tạo nơi cácnhà thăm dò ở thị trường mới và tính hiện thực của các nhà bảo vệ ở thị trường ổn định.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">87. Họ không có những rủi ro của nhà thám hiểm nhưng lại phân phối xuất sắc các sản phẩmvà dịch vụ mới. Hệ thống thu hút và phân công bố trí nguồn nhân lực doanh nghiệp cầnphấn đấu để có được sự mới lạ đồng thời vẫn bảo vệ được tính trung thành với doanhnghiệp. Mô hình “câu lạc bộ”. Mô hình “câu lạc bộ” chú trọng việc đối xử công bằng đốivới mọi thành viên, yếu tố trung thành thường được thể hiện thông qua thâm niên côngtác. Mô hình câu lạc bộ cũng chú trọng hình thức thăng tiến, đề bạt từ trong nội bộ,nhưng lại quan tâm nhiều đến yếu tố nhóm, tập thể khi phân công bố trí công việc. Antoàn nghề nghiệp và tính đồng đội là cơ sở của sự cam kết của các thành viên đối vớidoanh nghiệp. Trình độ học vấn trước khi tuyển dụng được đánh giá rất cao. Nhân viênthường coi doanh nghiệp là tổ chức có sứ mạng phục vụ lợi ích của nhân dân, ví dụ nhưcác tổ chức chính quyền, các nhà bảo tàng, ngân hàng,… Vấn đề phát triển nghề nghiệpđược coi là mục tiêu cá nhân và trách nhiệm đối với cộng đồng. Nhân viên cảm thấydường như họ là các thành viên của các phường hội. Các kỹ năng của tổ, nhóm đượcđánh giá cao hơn các hoạt động cá nhân. Các doanh nghiệp thuộc mô hình câu lạc bộthường áp dụng chiến lược của “nhà bảo vệ” trong kinh doanh nhằm chú trọng lên tínhliên tục và sự ổn định, các sản phẩm, thị trường hẹp và áp dụng chiến lược “duy trì” trongquản trị nguồn nhân lực. Các nhà lãnh đạo chú ý duy trì các thành viên trung thành, gắnbó lâu dài với doanh nghiệp. Mô hình “đội banh”. Mô hình “đội banh” rất mở đối với thị trường bên ngoài ởtất cả các cấp. Nhân viên được giao nhiệm vụ và thăng tiến, đề bạt theo thành tích cánhân. Sáng tạo cá nhân được trọng thưởng. Tính chất không ổn định trong nghề nghiệptạo ra áp lực lớn kích thích tính sáng tạo và thành tích cá nhân. Mỗi thành viên của tổchức thường tự cho mình là có khả năng nổi danh và hết sức cố gắng để có thể trở thànhmột ngôi sao thực thụ. Mức độ cam kết trung thành của các nhân viên đối với doanhnghiệp thường thấp hơn so với mô hình học viện và mô hình câu lạc bộ. Mô hình nàythường gặp trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực quảng cáo, giải trí công cộng, các độibanh,… Các doanh nghiệp thuộc mô hình đội banh thường áp dụng chiến lược “nhà thămdò”, với việc chú trọng lên cải tiến sản phẩm và phát triển các thị trường mới trong kinhdoanh và áp dụng chiến lược “tuyển” trong quản trị nguồn nhân lực. Các nhà lãnh đạotrong mô hình này sẵn sàng hi sinh hiệu quả nội bộ để giữ được tính sáng tạo, đổi mớitrong hoạt động của doanh nghiệp.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">88. Mô hình “thành trì”. Mô hình “thành trì” áp dụng khi tổ chức, doanh nghiệpđang bị bao vây, phải vật lộn cho sự sinh tồn của mình hoặc đang trong giai đoạn khủnghoảng. Mô hình này thể hiện sự cam kết rất thấp đối với các cá nhân. Doanh nghiệp cóthể thuê mướn hoặc sa thải nhân viên theo phản ứng đối với thị trường. Mô hình nàykhông giới hạn kênh cung ứng nguồn nhân lực, cũng không giao nhiệm vụ trên cơ sở cácđóng góp của các cá nhân. Mục tiêu chính của tổ chức này là tồn tại, sống sót được mặcdù có phải hi sinh quyền lợi của các thành viên trong tổ chức. Nhân viên trong doanhnghiệp có thể đã bị thu hút bởi ánh hào quang, danh tiếng của doanh nghiệp (ví dụ, doanhnghiệp là một nhà xuất bản hoặc khách sạn nổi tiếng,…) cũng có thể nhân viên đã thamgia doanh nghiệp khi doanh nghiệp đang làm ăn phát đạt. Trong mô hình này, nhân viêncảm thấy tình thế của họ như những người lính bị kẹt trong trận đấu. Các doanh nghiệpthuộc mô hình học viện thường áp dụng chiến lược của “nhà phản ứng” trong kinhdoanh, và chiến lược tinh giản trong quản trị nguồn nhân lực. Các doanh nghiệp nàythường chỉ có được rất ít sự kiểm soát đối với các nguồn lực chủ yếu hoặc không dự đoánđược những thay đổi trên thị trường. Doanh nghiệp thường phải chú trọng tinh giản biênchế đồng thời hạn chế tuyển các chuyên gia mới. TÓM TẮT NỘI DUNG Tuyển mộ và tuyển chọn nhân lực là nội dung quan trọng của quản trị nguồn nhânlực trong các tổ chức. Tuyển mộ là quá trình thu hút các ứng viên (người xin việc) vềphía các tổ chức để các nhà tuyển dụng lựa chọn và sàng lọc những người đủ điều kiệnvào làm việc tại một vị trí nào đó trong tổ chức. Tuyển mộ, tuyển chọn và các chức năngkhác của Quản trị nhân lực có mối quan hệ qua lại với nhau. Một tổ chức có thể tuyển mộtừ bên trong hoặc từ thị trường lao động bên ngoài với nhiều phương pháp khác nhau.Quá trình tuyển mộ bao gồm các bước như: xây dựng chiến lược tuyển mộ với các nộidung lập kế hoạch tuyển mộ, xác định các nguồn và phương pháp tuyển mộ, xác định nơituyển mộ, thời gian tuyển mộ; tìm kiếm người xin việc; đánh giá quá trình tuyển mộ. Tuyển chọn là quá trình đánh giá các ứng viên theo nhiều khía cạnh khác nhau,dựa vào các yêu cầu của công việc, trong số những người đã thu hút qua tuyển mộ. Cơ sởcủa tuyển chọn dựa vào yêu cầu của công việc thể hiện trong các tài liệu như: Bản mô tảcông việc; Bản yêu cầu đối với người thực hiện công việc. Quá trình tuyển chọn bao gồm 9 bước sau đây: Bước 1 - Phỏng vấn sơ bộ Bước 2 - Sàng lọc các ứng viên qua đơn xin việc Bước 3 - Trắc nghiệm tuyển chọn Bước 4 - Phỏng vấn tuyển chọn</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">89. Bước 5 - Khám sức khỏe và đánh giá thể lực Bước 6 - Phỏng vấn bởi người lãnh đạo trực tiếp Bước 7 - Thẩm định các thông tin đã thu thập được Bước 8 - Tham gia thử việc Bước 9 - Ra quyết định tuyển chọn (Tuyển dụng) Hệ thống thu hút, phân công bố trí nguồn nhân lực trong doanh nghiệp liên quanchủ yếu đến dòng cung ứng nhân lực và dòng phân công bố trí nhân lực cho các trọngtrách, chức vụ, công việc trong doanh nghiệp. Có 4 mô hình: mô hình học viện, mô hìnhcâu lạc bộ, mô hình đội banh và mô hình thành trì. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Vai trò của tuyển mộ trong Quản trị nhân lực? Nếu không làm tốt quá trìnhtuyển mộ thì sẽ gây ảnh hưởng như thế nào đối với tổ chức và các nội dung khác củaQuản trị nhân lực? 2. Hãy trình bày những nội dung cơ bản của quá trình tuyển mộ trong tổ chức? 3. Hãy nêu các nguồn tuyển mộ? Ưu, nhược điểm của mỗi nguồn? Tại sao chúngta phải kết hợp các nguồn trong quá trình tuyển mộ? 4. Hãy trình bày các phương pháp tuyển mộ và ưu, nhược điểm của từng phươngpháp đó? 5. Vai trò, ý nghĩa của công tác tuyển chọn trong tổ chức và trong Quản trị nhânlực? 6. Trình bày quá trình tuyển chọn? 7. Hãy trình bày các loại trắc nghiệm và phỏng vấn trong tuyển chọn? Tại sao nênkết hợp chặt chẽ giữa phương pháp trắc nghiệm và phỏng vấn tuyển chọn? 8. Trình bày các mô hình thu hút, phân công bố trí nguồn nhân lực trong doanhnghiệp?</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">90. Chương 5: ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN5.1. Quan niệm về đào tạo và phát triển5.1.1. Khái niệm Đào tạo và phát triển là các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nguồnnhân lực của tổ chức, là điều kiện quyết định để các tổ chức có thể đứng vững và thắnglợi trong môi trường cạnh tranh. Do đó trong các tổ chức, công tác đào tạo và phát triểncần phải được thực hiện một cách có tổ chức và có kế hoạch. Phát triển nguồn nhân lực (theo nghĩa rộng) là tổng thể các hoạt động học tập có tổchức được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định để nhằm tạo ra sự thay đổi hànhvi nghề nghiệp của người lao động. Xét về nội dung phát triển nguồn nhân lực bao gồm ba loại hoạt động là: giáo dục,đào tạo và phát triển. - Giáo dục: được hiểu là các hoạt động học tập để chuẩn bị cho con người bướcvào một nghề nghiệp hoặc chuyển sang một nghề mới, thích hợp hơn trong tương lai. - Đào tạo (hay còn được gọi là đào tạo kỹ năng): được hiểu là các hoạt động họctập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụcủa mình. Đó chính là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về côngviệc của mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người laođộng để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn. - Phát triển: là các hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm vi công việc trước mắtcủa người lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở những địnhhướng tương lai của tổ chức. Đào tạo Phát triển 1. Tập trung Công việc hiện tại Công việc tương lai 2. Phạm vi Cá nhân Cá nhân và Tổ chức 3. Thời gian Ngắn hạn Dài hạn Khắc phục sự thiếu hụt về kiến 4. Mục đích Chuẩn bị cho tương lai thức và kỹ năng hiện tại 5.1.2. Mục đích và vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Giáo dục, đào tạo và phát triển năng lực của người lao động có ảnh hưởng vô cùngto lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia và khả năng cạnh tranh quốc tếcủa doanh nghiệp. Giáo dục, đào tạo là cơ sở của thế mạnh của Anh trong cuộc cáchmạng công nghiệp lần thứ nhất; là nguồn gốc thành công của Mỹ trong cuộc cách mạngcông nghiệp lần thứ hai và là gốc rễ của các ưu thế của Nhật Bản trong cuộc cách mạngkỹ thuật cao cấp trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba. Nhu cầu đào tạo và phát</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">91. triển nhân viên trong các tổ chức tăng nhanh cùng sự phát triển của hợp tác và cạnh tranhquốc tế, công nghệ tiên tiến và những áp lực về kinh tế xã hội. Đào tạo được xem như làmột yếu tố cơ bản nhằm đáp ứng các mục tiêu chiến lược của tổ chức. Giờ đây, chấtlượng nhân viên đã trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của cácdoanh nghiệp trên toàn thế giới. Thực tế đã chứng minh rằng đầu tư vào nguồn nhân lựccó thể mang lại hiệu quả cao hơn hẳn so với việc đầu tư đổi mới trang bị kỹ thuật và cácyếu tố khác của quá trình sản xuất kinh doanh. Đó cũng chính là lý do vì sao các nhà lãnhđạo doanh nghiệp giàu kinh nghiệm của Mỹ và Nhật đều chú trọng hàng đầu đến công tácđào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Ở Việt Nam, nơi trình độ văn hóa, giáo dục chung của người lao động còn rấtthấp, nhu cầu đào tạo và nâng cao trình độ lành nghề cho người lao động càng trở nênquan trọng và cần thiết hơn nữa. Thống kê năm 2007 cho thấy, chúng ta đã chấm dứtđược hiện tượng người lao động mù chữ, tỉ lệ công nhân đã tốt nghiệp tiểu học là 7,4%,tốt nghiệp THCS là 28,4% và tốt nghiệp PTTH trở lên là 62,3%. Cả nước có khoảng 25%công nhân và 39% lao động phổ thông chưa qua đào tạo tay nghề, đặc biệt là lao độngtrong một số khu vực ngành nghề như cao su, thuỷ sản… Trong các tổ chức, vấn đề đàotạo và phát triển được áp dụng nhằm: • Trực tiếp giúp nhân viên thực hiện công việc tốt hơn, đặc biệt khi nhân viên thực hiện công việc không đáp ứng được các tiêu chuẩn mẫu, hoặc khi nhân viên nhận công việc mới. • Cập nhật các kỹ năng, kiến thức mới cho nhân viên, giúp họ có thể áp dụng thành công các thay đổi công nghệ, kỹ thuật trong doanh nghiệp. • Tránh tình trạng quản lý lỗi thời. Các nhà quản trị cần áp dụng các phương pháp quản lý sao cho phù hợp được với những thay đổi về quy trình công nghệ, kỹ thuật và môi trường kinh doanh. • Giải quyết các vấn đề tổ chức. Đào tạo và phát triển có thể giúp các nhà quản trị giải quyết vấn đề về mâu thuẫn, xung đột giữa các cá nhân và giữa công đoàn với các nhà quản trị, đề ra các chính sách về quản lý nguồn nhân lực của doanh nghiệp có hiệu quả. • Hướng dẫn công việc cho nhân viên mới. Nhân viên mới thường gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ trong những ngày đầu làm việc trong tổ chức, doanh nghiệp, các</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">92. chương trình định hướng công việc đối với nhân viên mới sẽ giúp họ mau chóng thích ứng với môi trường làm việc mới của doanh nghiệp. • Chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn kế cận. Đào tạo và phát triển giúp cho nhân viên có được những kỹ năng cần thiết cho các cơ hội thăng tiến và thay thế cho các cán bộ quản lý, chuyên môn khi cần thiết. • Thỏa mãn nhu cầu phát triển cho nhân viên. Được trang bị những kỹ năng chuyên môn cần thiết sẽ kích thích nhân viên thực hiện công việc tốt hơn, đạt được nhiều thành tích tốt hơn, muốn được trao những nhiệm vụ có tính thách thức cao hơn có nhiều cơ hội thăng tiến hơn.- Về mặt xã hội: đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là vấn đề sống còn của một đấtnước, nó quyết định sự phát triển của xã hội, là một trong những giải pháp để chống lạithất nghiệp. Đầu tư cho đào tạo và giáo dục là những khoản đầu tư chiến lược chủ chốtcho sự phồn vinh của đất nước.- Về phía doanh nghiệp: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là để đáp ứng được yêucầu công việc của tổ chức, nghĩa là đáp ứng được nhu cầu tồn tại và phát triển của doanhnghiệp. Đó là hoạt động sinh lợi đáng kể.Nếu làm tốt công tác đào tạo và phát triển sẽ đem lại nhiều tác dụng cho tổ chức.- Trình độ tay nghề của người thợ nâng lên, từ đó mà nâng cao năng suất và hiệu quảcông việc.- Nâng cao chất lượng thực hiên công việc.- Giảm tai nạn lao động do người lao động nắm nghề nghiệp tốt hơn và có thái độ tốthơn.- Giảm bớt sự giám sát vì người lao động được đào tạo là người có khả năng tự giám sátcông việc nhiều hơn do hiểu rõ qui trình, hiểu rõ công việc.- Nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức. 5.1.3. Nguyên tắc của đào tạo và phát triển nguồn nhân lựcĐào tạo và phát triển nguồn nhân lực dựa trên 4 nguyên tắc sau:Thứ nhất: Con người hoàn toàn có năng lực phát triển. Mọi người trong một tổ chức đềucó khả năng phát triển và sẽ cố gắng để thường xuyên phát triển để giữ vững sự tăngtrưởng của doanh nghiệp cũng như của cá nhân họ.Thứ hai: Mỗi người đều có giá trị riêng, vì vậy mỗi người là một con người cụ thế khácvới những người khác và đều có khả năng đóng góp những sáng kiến.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">93. Thứ ba: Lợi ích của người lao động và những mục tiêu của tổ chức có thể kết hợp vớinhau. Hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu của doanh nghiệp và lợi ích của người laođộng. Sự phát triển của một tổ chức phụ thuộc vào nguồn lực của tổ chức đó. Khi nhu cầucủa người lao động được thừa nhận và đảm bảo thì họ sẽ phấn khởi trong công việc.Thứ tư: Đào tạo nguồn nhân lực là một nguồn đầu tư sinh lời đáng kể, vì đào tạo nguồnnhân lực là những phương tiện để đạt được sự phát triển của tổ chức có hiệu quả nhất.5.3. Phân loại các hình thức đào tạo Có nhiều phương pháp để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Mỗi một phươngpháp có cách thức thực hiện, ưu nhược điểm riêng mà các tổ chức cầncân nhắc để lựachọn cho phù hợp với điều kiện công việc, đặc điểm về lao động và về nguồn tài chínhcủa mình. Sau đây, chúng ta nói tới các phương pháp đào tạo và phát triển nhân lực chủyếu đang được thực hiện ở các nước và ở nước ta hoặc có thể áp dụng ở nước ta.5.1 Đào tạo trong công việc Đào tạo trong công việc là các phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc,trong đó người học sẽ học được những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc thôngqua thực tế thực hiện công việc và thường là dưới sự hướng dẫn của những người laođộng lành nghề hơn. Nhóm này bao gồm những phương pháp như:5.1.1 Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc Đây là phương pháp phổ biến dùng để dạy các kỹ năng thực hiện công việc chohầu hết các công nhân sản xuất và kể cả một số công việc quản lý. Quá trình đào tạo bắtđầu bằng sự giới thiệu và giải thích của người dạy về mục tiêu của công việc và chỉ dẫn tỉmỉ, theo từng bước về cách quan sát, trao đổi, học tập và làm thử cho tới khi thành thạodưới sự hướng dẫn và chỉ dẫn chặt chẽ của người dạy.5.1.2 Đào tạo theo kiểu học nghề Trong phương pháp này, chương trình đào tạo bắt đầu bằng việc học lý thuyết ởtrên lớp, sau đó các học viên được đưa đến làm vịêc dưới sự hướng dẫn của công nhânlành nghề trong một vài năm; được thực hiện các công việc thuộc nghề cần học cho tớikhi thành thạo tất cả các kỹ năng của nghề. Phương pháp này dùng để dạy một nghề hoànchỉnh cho công nhân. Các phương pháp này thực chất là sự kèm cặp của công nhân lành nghề đối vớingười học và là phương pháp thông dụng ở Việt Nam.5.1.3 Kèm cặp và chỉ bảo Phương pháp này thường dùng để giúp cho các cán bộ quản lý và các nhân viên giámsát có thể học được các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc trước mắt và công việc</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">94. cho tương lai thông qua sự kèm cặp, chỉ bảo của những người quản lý giỏi hơn. Có ba cáchđể kèm cặp là: Kèm cặp bởi người lãnh đạo trực tiếp Kèm cặp bởi một cố vấn Kèm cặp bởi người quản lý có kinh nghiệm hơn5.1.4 Luân chuyển và thuyên chuyển công việc Luân chuyển và thuyên chuyển công việc là phương pháp chuyển người quản lý từcông việc này sang công việc khác để nhằm cung cấp cho họ những kinh nghiệm làmviệc ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong tổ chức. Những kinh nghiệm và kiến thức thu đượcqua quá trình đó sẽ giúp cho họ có khả năng thực hiện những công việc cao hơn trongtương lai. Có thể luân chuyển và thuyên chuyển công việc theo ba cách: Chuyển đối tượng đào tạo đến nhận cương vị quản lý ở một bộ phận khác trong tổ chức nhưng vẫn với chức năng và quyền hạn như cũ. Người quản lý được cử đến nhận cương vị công tác mới ngoài lĩnh vực chuyên môn của họ. Người quản lý được bố trí luân chuyển công việc trong phạm vi nội bộ một nghề chuyên môn. (a) Những ưu điểm của đào tạo trong công việc: -Đào tạo trong công việc thường không yêu cầu một không gian hay những trang thiết bị riêng biệt đặc thù. -Đào tạo trong công việc có ý nghĩa thiết thực vì học viên được làm việc và có thu nhập trong khi học. -Đào tạo trong công việc mang lại một sự chuyển biến gần như ngay tức thời trong kiến thức và kỹ năng thực hành (mất ít thời gian đào tạo) -Đào tạo trong công việc cho phép học viên thực hành những gì mà tổ chức trông mong ở họ sau khi quá trình đào tạo kết thúc. -Đào tạo trong công việc tạo điều kiện cho học viên được làm việc cùng với những đồng nghiệp tương lai của họ; và bắt chước những hành vi lao động của những người đồng nghiệp. (b) Những nhược điểm của các phương pháp đào tạo trong công việc: -Lý thuyết được trang bi không có hệ thống. -Học viên có thể bắt chước những kinh nghiệm, thao tác không tiên tiến của người dạy. (c) Các điều kiện để đào tạo trong công việc đạt hiệu quả là: - Các giáo viên dạy nghề phải được lựa chọn cẩn thận và phải đáp ứng những yêu cầu chương trình đào tạo về trình độ chuyên môn, mức độ thành thạo công việc và khả năng truyền thụ. -Quá trình (chương trình) đào tạo phải được tổ chức chặt chẽ và có kế hoạch.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">95. 5.2 Đào tạo ngoài công việc Đào tạo ngoài công việc là phương pháp đào tạo trong đó người học được táchkhỏi sự thực hiện các công việc thực tế.5.2.1 Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp Đối với những nghề tương đối phức tạp, hoặc các công việc có tính đặc thù, thìviệc đào tạo bằng kèm cặp không đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng.Các doanh nghiệp có thể tổ chức các lớp đào tạo với các phương tiện và thiết bị dànhriêng cho học tập. Trong phương pháp này chương trình đào tạo gồm hai phần: lý thuyếtvà thực hành. Phần lý thuyết được giảng tập trung do các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật phụtrách. Còn phần thực hành thì được tiến hành ở các xưởng thực tập do các kỹ sư hoặccông nhân lành nghề hướng dẫn. Phương pháp này giúp cho học viên học tập có hệ thốnghơn.5.2.2 Cử đi học ở các trường chính quy Các doanh nghiệp cũng có thể cử người lao động đến học tập ở các trường dạynghề hoặc quản lý do các Bộ, ngành hoặc do Trung ương tổ chức. Trong phương phápnày, người học sẽ được trang bị tương đối đầy đủ cả kiến thức lý thuyết lẫn kỹ năng thựchành. Tuy nhiên phương pháp này tốn nhiều thời gian và kinh phí đào tạo.5.2.3 Các bài giảng, các hội nghị hoặc các hội thảo Các buổi giảng bài hay hội nghị có thể được tổ chức tại doanh nghiệp hoặc ở một hộinghị bên ngoài, có thể được tổ chức riêng hoặc kết hợp với các chương trình đào tạo khác.Trong các buổi thảo luận, học viên sẽ thảo luận theo từng chủ đề dưới sự hướng dẫn củangười lãnh đạo nhóm và qua đó họ học được các kiến thức, kinh nghiệm cần thiết.5.2.4 Đào tạo theo kiểu chương trình hóa, với sự trợ giúp của máy tính Đây là phương pháp đào tạo kỹ năng hiện đại ngày nay mà nhiều công ty ở nhiềunước đang sử dụng rộng rãi. Trong phương pháp này, các chương trình đào tạo được viếtsẵn trên đĩa cứng của máy tính, người học chỉ việc thực hiện theo các hướng dẫn của máytính, phương pháp này có thể sử dụng để đào tạo rất nhiều kỹ năng mà không cần cóngười dạy.5.2.5 Đào tạo theo phương thức từ xa Đào tạo từ xa là phương thức đào tạo mà giữ người dạy và người học không trựctiếp gặp nhau tại một điểm và cùng thời gian mà thông qua phương tiện nghe nhìn trunggian. Phương tiện trung gian này có thể là sách, tài liệu học tập, băng hình, băng tiếng,đĩa CD và VCD, Internet (Video-Conferencing). Cùng với sự phát triển của khoa họccông nghệ thông tin các phương tiện trung gian này càng đa dạng. Phương thức đào tạo này có ưu điểm nổi bậc là người học có thể chủ động bố tríthời gian học tập cho phù hợp với kế hoạch của cá nhân; người học ở các địa điểm xatrung tâm đào tạo vẫn có thể tham gia được những khóa học, chương trình đào tạo có</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">96. chất lượng cao. Tuy nhiên, hình thức đào tạo này đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải có tínhchuyên môn hóa cao, chuẩn bị bàu giảng và chương trình đào tạo phải có sự đầu tư lớn.5.2.6 Đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm Phương pháp này bao gồm các cuộc hội thảo học tập trong đó sử dụng các kỹ thuậtnhư: bài tập tình huống, diễn kịch, mô phỏng trên máy tính, trò chơi quản lý hoặc là cácbài tập giải quyế vấn đề. Đây là cách đào tạo hiện đại ngày nay nhằm giúp cho người họcthực tập giải quyết các tình huống giống như trên thực tế.5.2.7 Mô hình hóa hành vi Đó cũng là phương pháp diễn kịch nhưng các vở kịch được thiết kế sẵn để môhình hóa các hành vi hợp lý trong các tình huống đặc biệt.5.2.8 Đào tạo kỹ năng xử lý công văn, giấy tờ Đây là một kiểu bài tập, trong đó người quản lý nhận được một loạt các tài liệu,các bản ghi nhớ, các tường trình, báo cáo, lời dặn dò của cấp trên và các thông tin khácmà một người quản lý có thể nhân được khi vừa tới nơi làm việc và họ có trách nhiệmphải xử lý nhanh chóng và đúng đắn. Phương pháp này giúp cho người quản lý học tậpcách ra quyết định nhanh chóng trong công việc hàng ngày. Bảng tổng kết về các ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp đào tạo trongvà ngoài công việcPhương pháp Ưu điểm Nhược điểmA. Đào tạotrong công việc1. Đào tạo theo - Giúp cho quá trình lĩnh hội kiến - Can thiệp vào sự tiếnchỉ dẫn công thức và kỹ năng cần thiết được dễ hành công việc.việc. dàng hơn. - Làm hư hỏng các trang - Không cần phương tiện và trang thiết bị. thiết bị học tập riêng cho học tập.2. Đào tạo theo - Không can thiệp (ảnh hưởng) tới - Mất nhiều thời gian.kiểu học nghề. việc thực hiện công việc thực tế. - Đắt. - Việc học được dễ dàng hơn. - Có thể không liên quan - Học viên được trang bị một lượng trực tiếp tới công việc. khá lớn các kiến thức và kỹ năng.3. Kèm cặp và - Việc tiếp thu lĩnh hội các ký năng - Không thực sự được làmchỉ bảo. kiến thức cần thiết khá dễ dàng. công việc đó một cách đầy - Có điều kiện làm thử các công đủ. việc thật. - Học viên có thể bị lây nhiễm một số phương pháp, cách thức làm việc</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">97. không tiên tiến.4. Luân phiên và - Được làm thật nhiều công việc. - Không hiểu biết đầy đủthuyên chuyển - Học tập thực sự. về một công việc.công việc. - Mở rộng kỹ năng làm việc của - Thời gian ở lại một công học viên. việc hay một vị trí quá ngắn.B. Đào tạongoài công việc1. Tổ chức các - Học viên được trang bị hóa đầy - Cần có các phương tiệnlớp cạnh doanh đủ và có hệ thống các kiến thức lý và trang thiết bị riêng chonghiệp. thuyết và thực hành. học tập. - Tốn kém.2. Cử người đi - Không can thiệp (ảnh hưởng) tới - Tốn kém.học ở các trường việc thực hiện công việc của ngườichính quy. khác, bộ phận. - Học viên được trang bị đầy đủ và có hệ thống cải cách kiến thức lý thuyết và thực hành. - Chi phí không cao khi cử đi nhiều người đi học.3. Bài giảng, hội - Đơn giản, dễ tổ chức. - Tốn nhiều thời gian.nghị hay thảo - Không đòi hỏi phương tiện trang - Phạm vị hẹp.luận. thiết bị riêng.4. Đào tạo theo - Có thể sử dụng để đào tạo rất - Täún keïm, noï chèkiểu chương nhiều kỹ năng mà không cần người hiãûu quaí vãö chi phê kitrình hóa với sự dạy. sæí duûng cho säú låïn hoüc viãn.trợ giúp của máy - Học viên có điều kiện học hỏi - Yãu cáöu nhán viãn âatính. cách giải quyết các tình huống nàng âãø váûn haình. giống thực tế mà chi phí lại thấp hơn nhiều. - Cung cấp cho mọi học viên mọi cơ hội học tập trong thời gian linh hoạt, nội dung học tập đa dạng và tùy thuộc vào sự lựa chọn của cá nhân, và đặc biệt là cung cấp tức thời những phản hồi đối với câu trả lời của người học là đúng hay sai ở đâu thông qua việc cung cấp lời giải ngay sau câu trả lời của bạn.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">98. - Việc học tập diễn ra nhanh hơn. - Phản ánh nhanh nhạy hơn và tiến độ học và trả bài là do học viên quyết định.5. ĐT từ xa. - Cung cấp cho học viên một lượng - Chi phí cao. lớn thông tin trong nhiều lĩnh vực - Đầu tư cho việc chuẩn bị khác nhau. bài giảng rất lớn. - Các thông tin cung cấp cập nhật - Thiếu sự trao đổi trực và lớn về mặt số lượng. tiếp giữa học viên và giáo - Người học chủ động trong bố trí viên. kế hoạch học tập. - Đáp ứng được nhu cầu học tập của các học viên ở xa trung tâm đào tạo.6. Đào tạo theo - Học viên ngoài việc được trang bị - Tốn nhiều công sức, tiềnkiểu phòng thí các kiến thức lý thuyết còn có cơ của và thời gian để xâynghiệm. hội được đào luyện những kỹ năng dựng lên các tình huống thực hành. mẫu. - Nâng cao khả năng/kỹ năng làm - Đòi hỏi người xây dựng việc với con người cũng như ra lên tình huống mẫu ngoài quyết định. giỏi lý thuyết còn phải giỏi thực hành.7. Đào tạo kỹ - Được làm việc thật sự để học hỏi. - Có thể ảnh hưởng tớinăng xử lý công - Có cơ hội rèn luyện kỹ năng làm việc thực hiện công việcvăn, giấy tờ. việc và ra quyết định của bộ phận. - Có thể gây ra những thiệt hại.5.3. Trình tự xây dựng một chương trình đào tạo Việc xây dựng một chương trình đào tạo hoặc phát triển có thể được thực hiệntheo 7 bước:5.3.1 Xác định nhu cầu đào tạo Là xác định khi nào? Ở bộ phận nào? Cần phải đào tạo, đào tạo kỹ năng nào, choloại lao động nào và bao nhiêu người? Nhu cầu đào tạo được xác định dựa trên phân tíchnhu cầu lao động của tổ chức, các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cần thiết cho việc thựchiện các công việc và phân tích trình độ, kiến thức, kỹ năng hiện có của người lao động. Việc xác định nhu cầu công nhân kỹ thuật cần đào tạo có thể theo các phươngpháp sau:</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">99. a. Phương pháp tính toán căn cứ tổng hao phí thời gian lao động kỹ thuật cần thiếtcho từng loại sản phẩm và quỹ thời gian lao động của từng loại (công) nhân viên kỹ thuậttương ứng. Ti KT i = Q i .H i KTi: Nhu cầu (công) nhân viên thuộc nghề (chuyên môn) i. Ti: Tổng hao phí thời gian lao động kỹ thuật thuộc nghề (chuyên môn) i cần thiếtđể sản xuất. Qi: Quỹ thời gian lao động của một (công) nhân viên kỹ thuật thuộc nghề (chuyênmôn) i. Hi: Khả năng hoàn thành vượt mức ở kỳ triển vọng của (công) nhân viên kỹ thuậtthuộc nghề (chuyên môn) i. b. Phương pháp tính toán căn cứ vào số lượng máy móc, thiết bị kỹ thuật cần thiếtcho quá trình sản xuất, mức đảm nhiệm của một (công) nhân viên kỹ thuật và hệ số calàm việc của máy móc thiết bị. SM . H ca KT = N SM: Số lượng máy móc trang thiết bị kỹ thuật cần thiết ở kỳ triển vọng. Hca: Hệ số ca làm việc của máy móc thiết bị. N: Số lượng máy móc trang thiết bị do công nhân viên kỹ thuật phải tính. c. Phương pháp chỉ số Dự đoán nhu cầu công nhân viên kỹ thuật căn cứ vào chỉ số tăng của sản phẩm,chỉ số tăng của công nhân viên kỹ thuật trên tổng số công nhân viên và chỉ số tăng năngsuất lao động ở kỳ kế hoạch. I SP . I t I KT = IW IKT: Chỉ số tăng công nhân viên kỹ thuật. ISP: Chỉ số tăng sản phẩm. It: Chỉ số tăng tỉ trọng công nhân viên kỹ thuật trên tổng số. IW: Chỉ số tăng năng suất lao động. Phương pháp này cho số liệu không chính xác bằng cách tính ở hai phương pháptrên. Thường dùng để dự toán nhu cầu công nhân viên kỹ thuật của các công ty lớn trongcác kế hoạch dài hạn. Căn cứ vào bảng phân tích công việc và việc đánh giá tình hình thực hiện côngviệc, căn cứ vào cơ cấu tổ chức, công ty sẽ xác định được số lượng, loại lao động và loạikiến thức kỹ năng cần đào tạo.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">100. 5.3.2 Xác định mục tiêu đào tạo Kết quả cần đạt được của chương trình đào tạo. Bao gồm: Những kỹ năng cụ thể cần được đào tạo và trình độ kỹ năng có được sau đào tạo. Số lượng và cơ cấu học viên. Thời gian đào tạo. 5.5.3 Lựa chọn đối tượng đào tạo Là lựa chọn người cụ thể để đào tạo, dựa trên nghiên cứu và xác định nhu cầu vàđộng cơ đào tạo của người lao động, tác dụng của đào tạo đối với người lao động và khảnăng nghề nghiệp của từng người.5.3.4 Xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo Chương trình đào tạo là một hệ thống các môn học và bài học được dạy, cho thấynhững kiến thức nào, kỹ năng nào cần được dạy và dạy trong bao lâu. Trên cơ sở đó lựachọn phương pháp đào tạo phù hợp.5.3.5 Dự tính chi phí đào tạo Chi phí đào tạo quyết định việc lựa chọn các phương án đào tạo, bao gồm các chiphí cho việc học, chi phí cho việc giảng dạy.5.3.6 Lựa chọn và đào tạo giáo viên Có thể lựa chọn các giáo viên từ những người trong biên chế của doanh nghiệphoặc thuê ngoài (giảng viên của các trường đại học, trung tâm đào tạo...). Để có thể thiếtkế nội dung chương trình đào tạo phù hợp nhất với thực tế tại doanh nghiệp, có thể kếthợp giáo viên thuê ngoài và những người có kinh nghiệm lâu năm trong doanh nghiệp.5.3.7 Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo Chương trình đào tạo có thể được đánh giá theo các tiêu thức như: mục tiêu đàotạo có đạt được không? Những điểm yếu điểm mạnh của chương trình đào tạo và đặc tínhhiệu quả kinh tế của việc đào tạo thông qua đánh giá chi phí và kết quả của chương trình,từ đó so sánh chi phí và lợi ích của chương trình đào tạo. Kết quả của chương trình đào tạo bao gồm: kết quả nhận thức, sự thỏa mãn củangười học đối với chương trình đào tạo, khả năng vận dụng những kiến thức và kỹ nănglĩnh hội được từ chương trình đào tạo, sự thay đổi hành vi theo hướng tích cực... Để đolường các kết quả trên, có thể sử dụng các phương pháp như phỏng vấn, điều tra thôngqua bảng hỏi, quan sát, yêu cầu người học làm bài kiểm tra. Phòng Quản trị nhân sự (bộ phận chuyên trách về lao động), có vai trò lãnh đạotrong việc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình này, trong sự ủng hộ của lãnh đạotrực tuyến và các phòng ban chức năng khác. Có thể tổng hợp lại trình tự xây dựng một chương trình đào tạo/phát triển bằng sơđồ dưới đây:</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">101. Trình tự xây dựng một chương trình đào tạo/phát triển Caïc quy trçnh âaïnh giaï âæåüc xaïc âënh pháön naìo båíi sæû coï thãø âo læåìng âæåüc caïc muûc tiãu Âaïnh giaï laûi nãúu cáön thiãút Xác định nhu cầu đào tạo Xác định mục tiêu đào tạo Lựa chọn đối tượng đào tào Xác định chương trình đào tạo và phương pháp5.4. Thứ tự ưu tiên trong đào tạo và phát triển nhân viên ở thế kỷ 21 đào tạo Từ những năm 1980, các chương trình đào tạo và phát triển trong các doanhnghiệp đã chuyển từ hình thức đào tạo theo quá trình sản xuất – chú trọng cung cấp các Lựa chọn và đào tạo giáo viênkỹ năng kỹ thuật cần thiết để thực hiện theo yêu cầu công nghệ, kỹ thuật của công việcsang hình thức đào tạo để nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Ba vấn đề ưu Dự tính chi phí đào tạotiên quan trọng hàng đầu trong đào tạo và phát triển trong những năm cuối thế kỷ 20 vàđầu thế kỷ 21 sẽ là: (a) nâng cao chất lượng, (b) đổi mới công nghệ, kỹ thuật, (c) phục vụkhách hàng. Thiết lập quy trình đánh giá Chương trình nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của củakhách hàng và yêu cầu cạnh tranh trong kinh tế toàn cầu. Nhân viên được huấn luyện vềcách thức làm việc và cách thức phối hợp thực hiện công việc theo nhóm, đội, cách thứctham gia vào việc ra quyết định và giải quyết vấn đề,… Nâng cao khả năng thủ lĩnh, xâydựng tổ nhóm, xếp đặt mục tiêu, giải quyết vấn đề, ra quyết định, sử dụng máy tính hỗ trợtrong các mô hình là những bộ phận quan trọng trong chương trình quản trị chất lượngđồng bộ.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">102. Các chương trình đổi mới công nghệ, kỹ thuật vẫn tiếp tục thách thức đối với cácdoanh nghiệp trong thế kỷ 21. Tốc độ phát triển nhanh chóng của các công nghệ kỹ thuậttrong cuộc cách mạng công nghệ đòi hỏi các doanh nghiệp phải tiếp tục đào tạo các kỹnăng về công nghệ, kỹ thuật và máy tính cho nhân viên của mình để họ không bị trở nênlạc hậu trong công việc. Yêu cầu cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải chú ý đặc biệt tới các hoạt độngnâng cao chất lượng phục vụ khách hàng để có thể tăng cường lợi thế cạnh tranh củamình. Kinh tế càng phát triển, tỷ trọng các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dịch vụcàng tăng. Càng ngày, càng có nhiều doanh nghiệp thấy cần thiết phải nâng cao khả năngcạnh tranh trên cơ sở nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Ví dụ, phòng sạch và giáphải chăng không đủ để các khách sạn có lợi thế cạnh tranh đối với các đối thủ khác nữa.Giờ đây, các khách sạn cần phải cung cấp các dịch vụ khách hàng tốt nhất, từ khâu làmthủ tục thuê và trả phòng đến các món quà lưu niệm, các dịch vụ gửi thư qua Internet,…Chương trình đào tạo định hướng phục vụ khách hàng trở nên đặc biệt quan trọng vàchiếm vị trí ưu tiên hàng đầu trong các doanh nghiệp. Nhân viên của doanh nghiệp đượcđào tạo, huấn luyện cách thức giao tiếp, cung cách phục vụ và làm vừa lòng khách hàngnhất về tất cả các vấn đề: chất lượng, sự đa dạng, tiện lợi và thời gian. TÓM TẮT NỘI DUNG Đào tạo và phát triển là các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nguồnnhân lực của tổ chức, là điều kiện quyết định để các tổ chức có thể đứng vững và thắnglợi trong môi trường cạnh tranh. Phát triển nguồn nhân lực (theo nghĩa rộng) là tổng thế các hoạt động học tập có tổchức được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định để nhằm tạo ra sự thay đổihành vi nghề nghiệp của người lao động. Phát triển nguồn nhân lực gồm 3 loại hoạt động: Giáo dục - Đào tạo - Phát triển. Giáo dục, đào tạo và phát triển năng lực của người lao động có ảnh hưởng vô cùngto lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia và khả năng cạnh tranh quốc tếcủa doanh nghiệp. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực dựa trên các nguyên tắc nhấtđịnh. Có hai nhóm phương pháp đào tạo và phát triển là đào tạo trong công việc và đàotạo ngoài công việc, trong các nhóm đó có nhiều phương pháp đào tạo cụ thể.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">103. Khi tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo và phát triển, tổ chức cần xem xét cácvấn đề về mặt chiến lược để đưa ra một kế hoạch tổng thể về đào tạo và phát triển. Trìnhtự xây dựng một chương trình đào tạo/phát triển nhân lực gồm 7 bước là: -Xác định nhu cầu đào tạo. -Xác định mục tiêu đào tạo. -Lựa chọn đối tượng đào tạo. -Xác định chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo. -Lựa chọn và đào tạo giáo viên. -Dự tính kinh phí đào tạo. -Đánh giá chương trình đào tạo. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Tại sao trong các tổ chức, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cầnđược thực hiện một cách có tổ chức và có kế hoạch? 2. Có những phương pháp đào tạo và phát triển nhân lực nào đang và có thể thựchiện được ở nước ta. Có cần kết hợp các phương pháp đào tạo và phát triển hay không? 3. Tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong tổchức như thế nào? Chương 6: ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN6.1. Khái niệm và mục đích của công tác đánh giá nhân viên Các chương trình đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên được sửdụng rộng rãi từ những năm 1980 khi cạnh tranh trên thị trường gay gắt, các doanhnghiệp bắt buộc phải chú trọng và khuyến khích nhân viên thực hiện tốt các mục tiêu, yêucầu của công việc.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">104. Đánh giá nhân viên thường được hiểu là sự đánh giá có hệ thống và chính thứctình hình thực hiện công việc của người lao động trong quan hệ so sánh vơi các tiêuchuẩn đã được xây dựng và thảo luận về sự đánh giá đó với người lao động.Các chương trình đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên được sử dụngrộng rãi từ những năm 1980 khi cạnh tranh trên thị trường trở nên gay gắt, các doanhnghiệp bắt buộc phải chú trọng và khuyến khích nhân viên thực hiện tốt các mục tiêu, yêucầu trong công việc. Đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên được sử dụngtrong nhiều mục đích khác nhau như: • Cung cấp các thông tin phản hồi cho nhân viên biết mức độ thực hiện công việc của họ so với các tiêu chuẩn mẫu và so với các nhân viên khác. • Giúp nhân viên điều chỉnh, sửa chữa các sai lầm trong quá trình làm việc. • Kích thích, động viên nhân viên thông qua những điều khoản về đánh giá, ghi nhân và hỗ trợ. • Cung cấp các thông tin làm cơ sở cho các vấn đề đào tạo, trả lương, khen thưởng, thuyên chuyển nhân viên, cải tiến cơ cấu tổ chức,… • Phát triển sự hiểu biết về công ty thông qua đàm thoại về các cơ hội và hoạch định nghề nghiệp. • Tăng cường quan hệ tốt đẹp giữa cấp trên và cấp dưới. Đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên sẽ có tác động lên cả tổ chứclẫn các cá nhân. Nhân viên, đặc biệt là những người có xu hướng tự đánh giá họ thấp;những người thường có kết quả thực hiện công việc không cao hoặc những người khôngtin tưởng là việc đánh giá là công bằng, hợp lý sẽ cảm thấy không an toàn, thậm chí lolắng, sợ hãi khi làm việc trong doanh nghiệp. Ngược lại, những nhân viên thực hiện côngviệc ở mức độ xuất sắc, có nhiều tham vọng, cầu tiến sẽ coi việc đánh giá năng lực thựchiện công việc của nhân viên như những cơ hội giúp họ khẳng định vị trí của họ trongdoanh nghiệp và thêm cơ hội thăngThông trong nghềtổ chức Đối với doanh nghiệp, các tiến tin phản hồi nghiệp. Mụcthông tin đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên sẽ giúp doanh nghiệp kiểm đích của tổ chứctra lại chất lượng của các hoạt động quản trị nhân lực khác như tuyển chọn, định hướngvà hướng dẫn công việc, đào tạo, trả công,… Hệ thống đánh giá năng lựctrong hoạch công Tiêu chuẩn mẫu từ Sử dụng thực hiện Đánh giá bản mô tả côngviệc của nhân viên được thể hiện trong sơ đồ 6.1. hiện định nguồn nhân lực, trả thực việc và mục đích lương, khen thưởng, đào công việc của tổ chức tạo và kích thích. Mục đích của cá nhân Thông tin phản hồi cá nhân</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">105. Sơ đồ 6.1: Hệ thống đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên6.2. Nội dung và trình tự thực hiệnCác doanh nghiệp thường áp dụng nhiều cách đánh giá khác nhau. Tuy nhiên phần lớncác doanh nghiệp thường đánh giá thực hiện công việc theo trình tự sau:6.2.1. Xác định các yêu cầu cơ bản cần đánh giá Bước đầu tiên trong quá trình đánh giá, các nhà lãnh đạo cần xác định các lĩnhvực, kỹ năng, kết quả nào cần đánh giá, và những yếu tố này liên hệ với việc thực hiệncác mục tiêu của doanh nghiệp như thế nào. Thông thường, những yêu cầu này có thể suyra từ bản mô tả công việc và bao gồm cả hai phần: tiêu chuẩn hành vi và tiêu chuẩn vềkết quả thực hiện công việc.6.2.2. Lựa chọn phương pháp đánh giá Trong thực tế có rất nhiều phương pháp đánh giá thực hiện công việc khác nhau vàkhông có phương pháp nào được cho là tốt nhất cho tất cả mọi tổ chức. Ngay trong nộibộ một doanh nghiệp, cũng có thể sử dụng các phương pháp khác nhau đối với các bộphận, đơn vị khác nhau hoặc đối với các đối tượng nhân viên khác nhau như bộ phậnnhân viên bán hàng, sản xuất, tiếp thị và bộ phận hành chính.6.2.3. Huấn luyện các nhà lãnh đạo và những người làm công tác về kỹ năng đánhgiá năng lực của nhân viên Sử dụng phương pháp không thích hợp hoặc xác định các nguyên tắc, các tiêuchuẩn và điểm đánh giá không chính xác sẽ dẫn đến tình trạng không công bằng, hoặclàm cho các quyết định trả lương, khen thưởng không chính xác. Do đó, các nhà lãnh đạo</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">106. và những người làm công tác đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên cầnđược huấn luyện về kỹ năng này.6.2.4. Thảo luận với nhân viên về nội dung và phạm vi đánh giá Trước khi thực hiện đánh giá, cần thảo luận với nhân viên về nội dung, phạm viđánh giá. Các cuộc thảo luận này sẽ chỉ rõ lĩnh vực cần đánh giá, đánh giá như thế nào,chu kỳ thực hiện đánh giá và tầm quan trọng của kết quả đánh giá đối với cả doanhnghiệp lẫn nhân viên.6.2.5. Thực hiện đánh giá theo tiêu chuẩn mẫu Thực hiện so sánh, phân tích kết quả thực tế thực hiện công việc của nhân viên vớitiêu chuẩn mẫu. Chú ý tránh để các tình cảm, ấn tượng của nhà lãnh đạo ảnh hưởng đếnkết quả đánh giá.6.2.6. Thảo luận với nhân viên về kết quả đánh giá Nhà lãnh đạo nên thảo luận với nhân viên về kết quả đánh giá, tìm hiểu nhữngđiều nhất trí và những điều chưa nhất trí trong cách đánh giá, chỉ ra những điểm tốt cũngnhư những điểm cần khắc phục, sửa chữa trong thực hiện công việc của nhân viên.6.2.7. Xác định mục tiêu và kết quả mới cho nhân viên Điều quan trọng trong đánh giá thực hiện công việc là cần vạch ra các phươnghướng, cách thức cải tiến thực hiện công việc, đề ra các chỉ tiêu mới cho nhân viên.6.3. Các phương pháp đánh giá6.3.1 Đánh giá bằng bảng điểm và đồ thị. Đây là phương pháp đơn giản và phổ biến nhất để đánh giá thực hiện công việc.Trong bảng liệt kê những điểm chính yếu theo yêu cầu của công việc như chất lượng, sốlượng công việc... và sắp xếp thứ tự theo đánh giá thực hiện công việc từ mức kém nhấtđến xuất sắc, hoặc theo các thang điểm (ví dụ: thang điểm 10, thang điểm 100). Mỗi nhânviên sẽ được cho điểm phù hợp với mức độ thực hiện từng điểm chính theo yêu cầu củacông việc. Sau đó tổng hợp lại, đưa ra đánh giá chung về tình hình thực hiện công việccủa nhân viên.- Họ tên nhân viên- Công việc- Bộ phận</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">107. - Giai đoạn đánh giá từ …………đến………….. Các yếu tố Điểm đánh giá Ghi chú Tốt KháKhối lượng công việc hoàn thành Trung bình Kém Tốt KháChất lượng thực hiện công việc Trung bình Kém Tốt KháHành vi, tác phong trong công việc Trung bình Kém Tốt KháTổng hợp kết quả Trung bình Kém Bảng đánh giá tình hình thực hiện công việc của nhân viên theo phương pháp cho điểm6.3.2 Xếp hạng luân phiên. Một phương pháp đơn giản để đánh giá nhân viên là sắp xếp họ từ người giỏi nhấtđến người kém nhất, theo một số điểm chính như: Thái độ làm việc, kết quả công việc ...Cách thực hiện:- Liệt kê tất cả các nhân viên cần đánh giá.- Trên biểu mẫu, đối với từng điểm chính, xác định nhân viên được đánh giá cao nhất, lầnlượt đến người kém nhất.6.3.3 So sánh cặp. Phương pháp so sánh cặp giúp cho việc sắp xếp nhân viên theo phương pháp sắpxếp, có hiệu quả cao hơn. Đối với mỗi yêu cầu (hay điểm) chính yếu như số lượng vàchất lượng công việc... Mỗi nhân viên sẽ được so sánh với một nhân viên khác trong từngcặp. Ví dụ Chất lượng công việc So sánh Tên nhân viên được đánh giá Tổng hợp A B C D</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">108. A 2 1 1 4 B 2 3 2 7 C 3 1 1 5 D 3 2 3 8 Theo kết quả so sánh trên, nhân viên D được đánh giá tốt nhất, nhân viên A bị đánh giá kém nhất.6.3.4 Phê bình lưu giữ. Theo phương pháp này cán bộ nhân sự lưu giữ lại một số vấn đề rắc rối, trục trặcliên quan đến tư cách thực hiện công việc của mỗi nhân viên, sau khoảng thời gian 6tháng, cán bộ nhân sự gặp nhân viên để bàn về việc thực hiện công việc của nhân viên,nhắc lại các rắc rối hay trục trặc đó, và kiểm tra xem nhân viên có tự giải quyết được cácrắc rối trục trặc đó chưa.Ưu điểm của phương pháp này là nó yêu cầu các cán bộ nhân sự phải luôn luôn nhắc nhởđến các rắc rối, các trục trặc trong việc thực hiện công việc của nhân viên và từ đó cóbiện pháp kiểm tra, nhắc nhở nhân viên, tìm cách loại trừ các sai sót của họ trong thựchiện công việc.6.3.5 Phương pháp phối hợp. Phương pháp này phối hợp những ưu điểm của phương pháp mẫu tường thuật phê bìnhvà cho điểm. Trình tự thực hiện như sau: 1. Xác định các điểm mấu chốt và rắc rối trong công việc . 2. Chia các điểm mấu chốt và rắc rối thành nhiều nhóm nhỏ. Mỗi nhóm là một đại lượng. 3. Với mỗi đại lượng cần được đánh giá chia theo nhiều mức khác nhau, phân loại từ mức kém nhất đến mức tốt nhất. Ở mỗi mức có minh họa giải thích bằng điểm mấu chốt hoặc rắc rối trong thực hiện công việc.Ưu điểm của phương pháp này là: Tiêu chuẩn đánh giá được chọn lọc chính xác, rõ ràng,dễ hiểu. Cung cấp thông tin nhận xét, đánh giá về người thực hiện công việc nhanhchóng. Các đại lượng đánh giá độc lập với nhau và phù hợp với thực tế.6.3.6. Phương pháp quản trị theo mục tiêuQuản trị theo mục tiêu chú trọng lên các vấn đề: • Sự phối hợp của lãnh đạo và nhân viên đối với việc xếp đặt mục tiêu cho nhân viên trong một khoảng thời gian nhất định. • Định kỳ xem xét các tiến bộ đã đạt được. • Đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu đã đề ra trong công việc. Trong phương pháp quản trị theo mục tiêu, các nhà lãnh đạo thường chú trọng đếncác mục tiêu được lượng hóa, mặc dù trong thực tế sẽ có nhiều mục tiêu chỉ có thể đánhgiá theo định tính hoặc chất lượng. Quá trình thực hiện quản trị theo mục tiêu được thể hiện trong sơ đồ 6.2.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">109. Xác định những vấn đề cơ bản Thực hiện đánh giá trong công việc hàng năm Xác định các mục tiêu trong thời gian ấn định Phát triển kế hoạch Xem xét sự tiến bộ, điều chỉnh kế thực hiện hoạch và mục tiêu Sơ đồ 6.2: Quá trình quản trị theo mục tiêu Ưu điểm của quản trị theo mục tiêu: • Chương trình quản trị mục tiêu đề ra các mục tiêu và phương pháp đánh giá nhân viên theo mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. • Nhân viên có định hướng về cách thức, yêu cầu hoàn thành công việc, tự tin và được kích thích, động viên tốt hơn trong quá trình phát triển cá nhân. • Các quan hệ giao tiếp trong doanh nghiệp được phát triển, lãnh đạo và nhân viên có điều kiện gần gũi, hiểu biết, phối hợp làm việc tốt hơn. Nhược điểm của quản trị theo mục tiêu: • Khi lãnh đạo đề ra các mục tiêu không phù hợp, chương trình quản trị theo mục tiêu dễ trở nên độc đoán, tốn nhiều thời gian. • Quản trị theo mục tiêu thường chú trọng quá nhiều vào các mục tiêu đo lường được do đó có thể làm giảm chất lượng hoặc coi nhẹ một số yếu tố trách nhiệm trong công việc. • Nhân viên thích đặt ra các mục tiêu thấp để dễ hoàn thành.6.3.7. Phương pháp định lượng Các quản trị gia thường gặp nhiều khó khăn trong việc đánh giá năng lực thực hiệncông việc của các nhân viên, nhất là đối với những nhân viên làm việc tại các bộ phậnhành chính, quản trị, văn phòng và các nhân viên khác hưởng lương theo thời gian. Trongnhiều đơn vị doanh nghiệp, không có tiêu chuẩn mẫu về đánh giá năng lực thực hiện</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">110. công việc, hoặc nếu có, cũng không rõ ràng, mang tính chất chung chung. Điều này khiếncho các nhân viên dễ gây thắc mắc, mỗi khi cần bình bầu tuyển chọn, xét nâng lương,khen thưởng,… Phương pháp đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên bằngđịnh lượng sẽ giúp cho bạn đọc có cái nhìn tổng quát, chính xác và rõ ràng về việc thựchiện công việc của nhân viên. Bước 1: Xác định được các yêu cầu chủ yếu khi thực hiện công việc Trước hết nhà lãnh đạo cần chỉ cho nhân viên biết là họ có những yêu cầu chủ yếugì đối với nhân viên thực hiện công việc. Các công việc khác nhau sẽ có các yêu cầu chủyếu khác nhau về chuyên môn nghiệp vụ, tính tình, sức khỏe,… Nếu bị điểm kém đối vớibất cứ yêu cầu chủ yếu nào, nhân viên cũng có thể bị thuyên chuyển công tác hoặc bị chonghỉ việc. Do đó, số lượng các yêu cầu chủ yếu này không nên nhiều quá, cũng khôngnên ít quá. Bước 2: Phân loại các mức độ thỏa mãn yêu cầu khi thực hiện công việc Mỗi yêu cầu thường được phân thành 5 mức độ: xuất sắc, khá, trung bình, yếu vàkém. Mức độ kém là không thể chấp nhận được, xứng đáng cho nghỉ việc hoặc phảichuyển sang thực hiện công việc khác. Mức độ xuất sắc thể hiện nhân viên hoàn toàn đápứng yêu cầu cao nhất về mặt đó, và xứng đáng được điểm 9 hoặc 10. Ở mỗi mức độ, nêncó các điểm minh họa cụ thể cho nhân viên. Bước 3: Đánh giá tầm quan trọng của mỗi nhóm yêu cầu đối với hiệu quảthực hiện công việc của nhân viên Các yêu cầu khác nhau có tầm quan trọng khác nhau đối với hiệu quả thực hiệncông việc, điều này cần được thể hiện qua điểm trọng số của từng yêu cầu. Cần lưu ý làtầm quan trọng của mỗi yếu tố chủ yếu trong hoạt động của nhân viên sẽ không giốngnhau ở các doanh nghiệp khác nhau. Có thể áp dụng các phương pháp sau đây để xácđịnh tầm quan trọng của mỗi yêu cầu đối với kết quả thực hiện công việc: • Sắp xếp thứ tự và cho điểm. • So sánh cặp và cho điểm. Bước 4: Đánh giá tổng hợp về năng lực thực hiện công việc của nhân viên Một nhân viên có thể được đánh giá xuất sắc về mặt này, khá về mặt khác. Đánhgiá tổng hợp về năng lực thực hiện công việc của nhân viên sẽ được căn cứ trên điểm sốtrung bình của các yêu cầu, có tính đến trọng số của các yêu cầu đó, theo công thức: n Ki x Gi Gt/b Σ i=1 Ki</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">111. Trong đó:Gt/b: Điểm tổng hợp cuối cùng, đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên.n: Số lượng các yêu cầu chủ yếu đối với nhân viên thực hiện công việc (xem bước 1).Ki: Điểm số chỉ tầm quan trọng của yêu cầu chủ yếu i.Gi: Điểm số đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên theo yêu cầu i. Gi đượcxác định căn cứ trên cơ sở so sánh tình hình thực hiện công việc của nhân viên với mứcđộ phân loại trong bước 2. Kết quả đánh giá cuối cùng về năng lực thực hiện công việc của một nhân viêndựa theo nguyên tắc sau: • Nếu nhân viên bị đánh giá kém ở bất kỳ yêu cầu nào, nhân viên sẽ bị đánh giá chung là kém và có thể bị cho nghỉ việc hoặc thuyên chuyển công tác. • Khi nhân viên không bị bất kỳ điểm kém nào, căn cứ vào số điểm Gt/b, nhân viên sẽ được đánh giá như sau: Nếu Gt/b >= 8,5: nhân viên được đánh giá là xuất sắc. Nếu 7 =< Gt/b <8,5: nhân viên được đánh giá là khá. Nếu 5,5 =< Gt/b <7,0: nhân viên được đánh giá là trung bình. Nếu Gt/b <5,5: nhân viên được đánh giá là yếu. Với cùng một loại công việc, tại các đơn vị, doanh nghiệp khác nhau, có thể sẽ cósự khác nhau về số lượng, nội dung các yêu cầu tiêu chuẩn và điểm trọng số của các yêucầu khác nhau trong thực hiện công việc.6.4. Các tiêu chuẩn cho một hệ thống đánh giá tốt Để đánh giá có hiệu quả, hệ thống đánh giá thực hiện công việc phải đáp ứng cácyêu cầu sau: Tình phù hợp Yêu cầu này đòi hỏi phải có sự liên quan rõ ràng giữa các tiêu chuẩn thực hiệncông việc. Các tiêu thức đánh giá với các mục tiêu của tổ chức. Nói cách khác, hệ thốngđánh giá phải phù hợp với mục tiêu quản lý, phục vụ được mục tiêu quản lý. Đồng thời,phải có sự liên quan rõ ràng giữa các yếu tố chủ yếu của công việc đã được xác địnhthông qua phân tích công việc với các chỉ tiêu đánh giá được thiết kế trong phiếu đánhgiá.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">112. Tính nhạy cảm Đòi hỏi hệ thống đánh giá phải có những công cụ đo lường có khả năng phân biệtđược những người hoàn thành tốt công việc và những người không hoàn thành tốt côngviệc. Tính tin cậy Được thể hiện ở sự nhất quán của đánh giá. Có nghĩa là, hệ thống đánh giá phảiđảm bảo sao cho đối với mỗi một người lao động bất kỳ, kết quả đánh giá độc lập củanhững người đánh giá khác nhau về họ phải thống nhất với nhau về cơ bản. Tính được chấp nhận Đòi hỏi hệ thống đánh giá phải được chấp nhận và ủng hộ bởi người lao động. Tính thực tiễn Để có thể thực hiện được trên thực tế, các phương tiện đánh giá phải đơn giản, dểhiểu và dể sử dụng đối với người lao động và với người quản lý.6.5. Các lỗi thường gặp trong đánh giá - Tiêu chuẩn không rõ ràng: Cần phân biệt rõ yêu cầu ở mỗi mức: xuất sắc, khá,trung bình, kém là gì. Làm được những việc gì, kỹ năng cụ thể ra sao thì xếp vào loạixuất sắc. Những người khác nhau sẽ có cách hiểu và áp dụng khác nhau về các tiêu chuẩnxuất sắc, khá, trung bình và kém. Nếu như không có cách hướng dẫn phân loại cụ thể vớitiêu chuẩn không rõ ràng, cùng một nhân viên có thể được đánh giá ở mức khác nhau.Điều này sẽ làm giảm tính chính xác và hiệu quả của việc đánh giá thực hiện công việccủa nhân viên. - Thiên kiến: Thể hiện khi đánh giá chung, việc thực hiện công việc của nhân viên,cán bộ nhân sự chỉ căn cứ trên một tiêu chuẩn nào đó hoặc một nét chính nào đó. - Xu hướng trung bình: Xu hướng đánh giá nhân viên về mức trung bình, khôngcó người xuất sắc, cũng không có người quá kém. - Xu hướng cực đoan: Cán bộ nhân sự có xu hướng đánh giá nhân viên theo cáchquá cao hoặc quá thấp. Tất cả nhân viên đều được đánh giá tốt cả hoặc kém cả. - Định kiến: Xu hướng để cho các yếu tố khác biệt về cá nhân như tuổi tác, màuda, giới tính ảnh hưởng đến đánh giá thực hiện công việc.6.6. Phỏng vấn đánh giá6.6.1 Mục đích của phỏng vấn. Phỏng vấn đánh giá thực hiện công việc nhằm nghiên cứu, phát hiện và điều chỉnhcác sai sót trong thực hiện công việc của nhân viên hoặc duy trì và nâng cao kỹ năng thựchiện công việc của nhân viên.Có ba hình thức phỏng vấn dựa trên ba mục tiêu khác nhau.1. Thoả mãn - thăng tiến.Việc thực hiện công việc của nhân viên thoả mãn, hay đáp ứng các nhu cầu tiêu chuẩnđặt ra thì nhân viên đó sẽ có khả năng thực hiện thăng tiến. Mục đích của phỏng vấn là</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">113. thảo luận với nhân viên về kế hoạch nghề nghiệp và các kế hoạch hành động đặc biệt đểnâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn cho nhân viên, tạo cho họ có đủ khả năng để thựchiện những công việc, chức vụ và yêu cầu cao hơn.2. Thoả mãn không thăng tiến: Nhằm duy trì và nâng cao kỹ năng thực hiện công việccủa nhân viên.Hình thức phỏng vấn này áp dụng đối với các nhân viên đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụở cương vị hiện nay nhưng họ không có cơ hội thăng tiến do các nguyên nhân:- Nhân viên đã đạt được điểm hoặc mức cao nhất trong các cuộc thi.- Không có chức vụ trống.- Do hạn chế về trình độ giáo dục đào tạo của nhân viên.- Bản thân nhân viên không có nguyện vọng thăng tiếnVì việc thực hiện công việc của nhân viên đã thoả mãn các yêu cầu tiêu chuẩn cho nênngười phỏng vấn phải tìm ra các biện pháp thích hợp để khuyến khích họ tiếp tục duy trìvà nâng cao kỹ năng thực hiện công việc, thông qua các hình thức khen thưởng thíchhợp.3. Không thoả mãn - điều chỉnh:Loại phỏng vấn này áp dụng đối với những nhân viên không đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩntrong thực hiện công việc. Có hai cách giải quyết:- Yêu cầu nhân viên điều chỉnh, sửa chữa những sai sót của họ trong thực hiện công việc.- Những nhân viên không có khả năng điều chỉnh lại hoạt động của mình, không thể đạtđược yêu cầu tiêu chuẩn thì phải chuyển họ sang thực hiện công việc khác, đơn giản nhấthoặc phải cho nghỉ việc.6.6.2. Những điều cần tránh Các nhà lãnh đạo có thể gặp một số khó khăn khi thảo luận với nhân viên về đánhgiá thực hiện công việc như sau: • Không có khả năng phê bình. Nhiều nhà lãnh đạo cảm thấy rất khó khăn khi phải phê bình nhân viên, ngược lại, nhân viên cảm thấy khó chấp nhận những phê bình của cấp trên. Các nghiên cứu cho thấy, có khoảng một nửa số nhân viên sẽ trở nên phòng ngự khi bị phê bình và phần lớn nhân viên cảm thấy họ thực hiện công việc tốt hơn là lãnh đạo đánh giá về họ. • Không có khả năng cung cấp thông tin phản hồi. Một số người lãnh đạo không biết cung cấp các thông tin phản hồi cho nhân viên. • Không biết cách phê phán các sự việc, vấn đề cụ thể. Nhiều nhà lãnh đạo đã phê phán cá nhân thay vì cần phê phán các sự việc, vấn đề cụ thể. Một số người lãnh</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">114. đạo thường tự cho mình là các nhà tâm lý và cố gắng đạt được những sự thay đổi về cá nhân của nhân viên và hi vọng những sự thay đổi này sẽ làm cho nhân viên thực hiện công việc tốt hơn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đó không phải là cách giải quyết thông minh.6.6.3. Trình tự thực hiện phỏng vấn Những sơ suất trong phỏng vấn có thể giảm thiểu bằng cách nghiên cứu kỹ lưỡngvà có hoạch định cụ thể cho cuộc phỏng vấn. Trình tự phỏng vấn thường thay đổi ở cácdoanh nghiệp khác nhau, tuy nhiên phỏng vấn cần thực hiện theo năm bước sau đây: • Chuẩn bị phỏng vấn Trong bước chuẩn bị, nhà lãnh đạo cần thu thập được các thông tin cần thiết vềnhân viên như: khối lượng và chất lượng thực hiện công việc; mức độ tuân thủ kỷ luật laođộng;… Tất cả các chỉ tiêu đặt ra trong thực hiện công việc cần được xem xét kỹ lưỡng,nhân viên đã đạt được các chỉ tiêu nào, chỉ tiêu nào chưa đạt được, mức độ cụ thể là baonhiêu? Nhà lãnh đạo nên ghi lại những điểm cần thảo luận với nhân viên trong phỏngvấn. Cuối cùng, nhà lãnh đạo nên thông báo cho nhân viên biết trước thời gian phỏng vấnđể nhân viên có thể chuẩn bị trước các câu hỏi hoặc các vấn đề cần thảo luận với lãnhđạo. • Thông báo về những quyền lợi của nhân viên có thể liên quan đến phỏng vấn Nhân viên cần được thông báo trước về những quyền lợi của họ có thể liên quanđến phỏng vấn như phỏng vấn có đề cập đến các vấn đề về lương thưởng, thuyên chuyểnhoặc thăng tiến nghề nghiệp hay không. • Chỉ ra những phần việc, những lĩnh vực công việc cụ thể nhân viên đã thực hiện tốt và những lĩnh vực nhân viên cần thực hiện tốt hơn Thông thường nhà lãnh đạo nên bắt đầu bằng những đánh giá tốt về những lĩnhvực công việc mà nhân viên đã thực hiện tốt. Ghi nhận những cố gắng và tiến bộ củanhân viên là phần rất quan trọng trong phỏng vấn đánh giá năng lực thực hiện công việccủa nhân viên. Sau đó, nhà lãnh đạo mới chỉ ra những lĩnh vực mà nhân viên cần cố gắngthực hiện tốt hơn, trong đó có chỉ ra những điểm còn yếu kém cụ thể và thảo luận vớinhân viên, hướng dẫn cho họ cách thức khắc phục. • Mời hợp tác</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">115. Trong suốt quá trình phỏng vấn, nhân viên cần được khuyến khích đề hợp tác vàtrình bày ý kiến cá nhân. Điều này cho phép nhà lãnh đạo tìm hiểu được nguyên nhânthực sự của những vấn đề tồn tại trong thực hiện công việc của nhân viên, đồng thời, đâycũng là cơ hội làm xóa đi những hiểu biết sai lệch có thể có giữa doanh nghiệp và nhânviên về các tiêu chuẩn mẫu trong đánh giá thực hiện công việc. • Chú trọng lên vấn đề phát triển Bước cuối cùng là cần đề ra được chương trình phát triển cho nhân viên. Nhà lãnhđạo nên chỉ ra chương trình huấn luyện, các phương pháp cụ thể nhân viên cần áp dụngđể nâng cao kỹ năng của mình và mối liên hệ của các chương trình phát triển với sựthành công trong công việc của nhân viên. TÓM TẮT NỘI DUNG Đánh giá nhân viên là một hoạt động quản lý nhân sự quan trọng thường được tiếnhành một cách có hệ thống và chính thức trong các tổ chức nhằm hoàn thiện sự thực hiệncông việc của người lao động và giúp người quản lý đưa ra các quyết định nhân sự đúngđắn. Hệ thống đánh giá thực hiện công việc bao gồm 3 yếu tố là: các tiêu chuẩn thực hiệncông việc; đo lường sự thực hiện công việc và thông tin phản hồi. Để xây dựng và thựchiện thành công một chương trình đánh giá thực hiện công việc, tổ chức cần làm tốt cáccông việc như: lựa chọn và thiết kế phương pháp; lựa chọn người đánh giá; xác định chukỳ đánh giá; đào tạo người đánh giá và phỏng vấn đánh giá. Phòng nguồn nhân lực đóngvai trò quan trọng trong thiết kế và tổ chức thực hiện chương trình. Có nhiều phươngpháp để đánh giá nhân viên mà các tổ chức cần sử dụng chúng một cách kết hợp và cólựa chọn. Phỏng vấn đánh giá là một việc làm hết sức quan trọng trong đánh giá nhânviên, cần được thực hiện một cách tuần tự và tránh những sai sót có thể xảy ra. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày khái niệm, mục đích và tầm quan trọng của đánh giá thực hiện côngviệc? 2. Trình tự thực hiện đánh giá nhân viên? Các yêu cầu đối với một hệ thống đánhgiá? 3. Trình bày nội dung, ưu, nhược điểm của các phương pháp đánh giá thực hiệncông việc?</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">116. Chương 7: TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG 7.1. Những vấn đề chung về thù lao 7.1.1 Khái niệma. Tiền lươngTrong thực tế, khái niệm và cơ cấu tiền lương rất đa dạng ở các nước trên thế giới. Tiềnlương có thể có nhiều tên gọi khác nhau như thù lao lao động, thu nhập lao động,… ỞPháp, “sự trả công được hiểu là tiền lương, hoặc lương bổng cơ bản, bình thường hay tốithiểu và mọi thứ lợi ích, phụ khoản khác, được trả trực tiếp hay gián tiếp bằng tiền hayhiện vật, mà người sử dụng lao động phải trả cho lao động theo việc làm của người laođộng”. Ở Nhật, “tiền lương, bất luận được gọi là tiền lương, lương bổng, tiền được chialãi hoặc bằng những tên gọi khác, là chỉ thù lao cho lao động mà người sử dụng lao độngchi trả cho công nhân”</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">117. Ở Việt Nam, Tiền lương là số tiền trả cho người lao động một cách cố định và thườngxuyên theo một đơn vị thời gian (tuần, tháng, năm). Tiền lương thường được trả cho cáccán bộ quản lý và các nhân viên chuyên môn, kỹ thuật.b. Tiền lương tối thiểuMức lương tối thiểu là một chế định quan trọng bậc nhất của pháp luật lao động nhằmbảo vệ quyền và lợi ích của người lao động, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trườngvà trong điều kiện sức lao động cung lơn hơn cầu.Mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt, đảm bảo cho người lao động làmcông việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đắp sức lao động giảnđơn và một phần tích lũy tái sản xuất sức lao động mở rộng và được dùng làm căn cứ đểtính các mức lương cho các loại lao động”. Mức lương tối thiểu hiện nay được Chính Phủquy định làc. Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tếTiền lương trả cho người lao động dưới hình thức tiền tệ là tiền lương danh nghĩa. Tiềnlương thực tế sử dụng để xác định số lượng hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ mà người laođộng có được thông qua tiền lương danh nghĩa. Tiền lương thực tế phụ thuộc vào hai yếutố cơ bản:- Số lượng tiền lương danh nghĩa- Chỉ số giá cả hàng hóa và dịch vụ Wm WR CPITrong đó:WR: Tiền lương thực tếWm: Tiền lương danh nghĩaCPI: Chỉ số giá cả hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ7.1.2. Cơ cấu thu nhậpThu nhập của người lao động từ việc làm bao gồm các khoản: tiền lương cơ bản, phụ cấp,tiền thưởng và các loại phúc lợi. • Tiền lương cơ bản: Tiền lương cơ bản là tiền lương được xác định trên cơ sở tính đủ các nhu cầu cơ bản về sinh học, xã hội học, về mức độ phức tạp và mức độ tiêu hao lao động trong những điều kiện lao động trung bình của từng ngành nghề, công việc.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">118. • Phụ cấp lương: Đây là tiền trả công lao động ngoài tiền lương cơ bản. Nó bổ sung cho lương cơ bản, bù đắp thêm cho người lao động khi họ phải làm việc trong những điều kiện không ổn định hoặc không thuận lợi mà chưa được tính đến khi xác định lương cơ bản. Ví dụ như phụ cấp độc hại, nguy hiểm, khu vực,… • Tiền thưởng: Tiền thưởng là một loại kích thích vật chất có tác dụng rất tích cực đối với người lao động trong việc phấn đấu thực hiện công việc tốt hơn. Các loại thưởng cũng rất đa dạng như: thưởng năng suất, chất lượng; thưởng tiết kiệm; thưởng sáng kiến; thưởng ngày công; thưởng về lòng trung thành; thưởng quý, tết, … • Phúc lợi: Các loại phúc lợi mà người lao động được hưởng rất đa dạng và phục thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Phúc lợi của doanh nghiệp bao gồm:- Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế- Hưu trí- Nghỉ phép- Nghỉ lễ- Ăn trưa do doanh nghiệp đài thọ- Trợ cấp đông con hoặc có hoàn cảnh khó khăn- Quà tăng nhân dịp sinh nhật, cưới hỏi, mừng thọ cha mẹ nhân viên,…7.1.3. Ý nghĩa của tiền lương trong doanh nghiệp Đối với người lao động: người lao động quan tâm đến tiền công vì nhiều lý do: Tiền công, tiền lương là phần cơ bản nhất trong thu nhập của người lao động, giúp cho họ và gia đình trang trải các chi tiêu, sinh hoạt, dịch vụ cần thiết. Tiền công, tiền lương kiếm được ảnh hưởng đến địa vị của người lao động trong gia đình, địa vị của họ trong tương quan với các bạn đồng nghiệp cũng như giá trị tương đối của họ đối với tổ chức và đối với xã hội. Khả năng kiếm được tiền công cao hơn sẽ tạo ra động lực thúc đẩy người lao động ra sức học tập để nâng cao giá trị của họ đối với tổ chức thông qua sự nâng cao trình độ và sự đóng góp cho tổ chức. Đối với tổ chức: Tiền công là một phần quan trọng của chi phí sản xuất. Tăng tiền công sẽ ảnh hưởng tới chi phí, giá cả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm của công ty trên thị trường. Tiền công, tiền lương là công cụ để duy trì, gìn giữ, thu hút những người lao động giỏi, có khả năng phù hợp với công việc của DN.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">119. Tiền công, tiền lương cùng với các loại thù lao khác là công cụ để quản lý chiến lược nguồn nhân lực và có ảnh hưởng đến các chức năng khác của quản lý nguồn nhân lực. Đối với xã hội: Tiền công có thể có ảnh hưởng quan trọng tới các nhóm xã hội và các tổ chức khác nhau trong xã hội. Tiền công cao hơn giúp cho người lao động có sức mua cao hơn và điều đó làm tăng sự thịnh vượng của cộng đồng nhưng mặt khác có thể dẫn tới tăng giá cả và làm giảm mức sống của những người có thu nhập không đuổi kịp mức tăng của giá cả. Giá cả tăng cao lại có thể giảm cầu về sản phẩm và dịch vụ và dẫn tới giảm công việc làm.Tiền công đóng góp một phần đáng kể vào thu nhập quốc dân thông qua con đường thuếthu nhập và góp phần làm tăng nguồn thu của chính phủ cũng như giúp cho chính phủđiều tiết được thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội.7.1.4. Mục tiêu của hệ thống tiền lương Trả công lao động luôn luôn là một trong những vấn đề thách thức nhất của cácnhà quản trị ở các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường có nhiều quan điểm, mục tiêukhác nhau khi xếp đặt hệ thống trả công, nhưng nhìn chung các doanh nghiệp đều hướngtới bốn mục tiêu cơ bản: thu hút nhân viên, duy trì những nhân viên giỏi, kích thích độngviên nhân viên và đáp ứng yêu cầu của pháp luật.7.1.4.1. Thu hút nhân viên Ứng viên đi tìm việc thường không thể biết chính xác mức lương cho những côngviệc tương tự ở các doanh nghiệp khác nhau, không thể hoặc rất khó so sánh tất cả nhữnglợi ích từ công việc như phúc lợi, khen thưởng, cơ hội thăng tiến, tính thách thức, thú vị,… của công việc trong các doanh nghiệp khác nhau. Tuy nhiên, mức lương doanh nghiệpđề nghị thường là một trong những yếu tố cơ bản nhất cho ứng viên quyết định có chấpnhận việc làm ở doanh nghiệp hay không. Các doanh nghiệp càng trả lương cao càng cókhả năng thu hút được những ứng viên giỏi từ trên thị trường địa phương. Thực hiện cáccuộc điều tra tiền lương trên thị trường sẽ giúp doanh nghiệp đề ra các chính sách trảcông và các mức lương phù hợp.7.1.4.2. Duy trì những nhân viên giỏi Để duy trì được những nhân viên giỏi cho doanh nghiệp, trả lương cao chưa đủ màcòn phải thể hiện tính công bằng trong nội bộ doanh nghiệp. Khi nhân viên nhận thấyrằng doanh nghiệp trả lương cho họ không công bằng, họ sẽ thường cảm thấy khó chịu,bị ức chế và chán nản, thậm chí rời bỏ doanh nghiệp. Tính công bằng trong trả lương thểhiện không chỉ ở sự công bằng giữa những nhân viên thực hiện cùng công việc, có kết</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">120. quả tương đương, không phân biệt giới tính, dân tộc, màu da, nguồn gốc gia đình,… màcòn ở sự công bằng giữa những công việc có tầm quan trọng, yêu cầu mức độ phức tạp,kỹ năng thực hiện tương đương, hoặc giữa những nhân viên làm việc trong tất cả các bộphận khác nhau của doanh nghiệp. Mặc dù không có hệ thống trả lương nào có thể làmcho tất cả mọi nhân viên trong doanh nghiệp luôn được hài lòng, nhưng thực hiện địnhgiá công việc và nghiên cứu tiền lương trên thị trường sẽ giúp doanh nghiệp vừa đảm bảođược tính công bằng nội bộ, vừa đảm bảo được tính công bằng với thị trường bên ngoài.7.1.4.3. Kích thích, động viên nhân viên Tất cả các yếu tố cấu thành trong thu nhập của người lao động: lương cơ bản,thưởng, phúc lợi, trợ cấp cần được sử dụng có hiệu quả nhằm tạo động lực kích thích caonhất đối với nhân viên. Nhân viên mong đợi những cố gắng và kết quả thực hiện côngviệc của họ sẽ được đánh giá và khen thưởng xứng đáng. Những mong đợi này sẽ hìnhthành và xác định mục tiêu, mức độ thực hiện công việc nhân viên cần đạt được trongtương lai. Nếu các chính sách và hoạt động quản trị trong doanh nghiệp để cho nhân viênnhận thấy rằng sự cố gắng, vất vả và mức độ thực hiện công việc tốt của họ sẽ khôngđược đền bù tương xứng, họ sẽ không cố gắng làm việc nữa, dần dần, có thể hình thànhtính ỳ, thụ động trong tất cả nhân viên của doanh nghiệp.7.1.4.4. Đáp ứng các yêu cầu của luật pháp Những vấn đề cơ bản của luật pháp liên quan đến trả công lao động trong cácdoanh nghiệp thường chú trọng đến các vấn đề sau đây:- Quy định về lương tối thiểu- Quy định về thời gian và điều kiện lao động- Quy định về lao động trẻ em- Các khoản phụ cấp trong lương- Các quy định về phúc lợi xã hội như bảo hiểm xã hội, ốm đau, thai sản, tai nạn laođộng,…7.2. Thiết lập một hệ thống tiền lương và tiền công (phần này có nên đưa vào khôngthầy?)7.2.1. Các đặc điểm của một hệ thống tiền lương và tiền công tốt7.2.2. Quy trình xây dựng một hệ thống tiền lương và tiền công7.2.2.1 Tiến hành phân tích công việc cho từng vị trí trong doanh nghiệp7.2.2.2. Đánh giá giá trị cho từng vị trí so với các vị trí khác</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">121. 7.2.2.3. Quy định các ngạch công việc cho từng nhóm vị trí công việc giống nhau7.2.2.4. Quy định một thang lương cho từng ngạch công việc7.2. Các hình thức trả công lao độngNgười lao động có thể được trả công dưới dạng tiền lương (salary) cố định theo một đơnvị thời gian như tuần, tháng, năm hoặc dưới dạng tiền công (wage) được tính toán dựatrên cơ sở số lượng thời gian làm việc thực tế hoặc khối lượng công việc thực tế đã hoànthành theo mức tiền công đã được xác định trước. Tiền lương thường được dùng để trảcông cho các nhân viên quản lý, nhân viên giám sát và các loại nhân viên chuyên mônkhông giám sát. Còn tiền công (được đề cập đến ở chương này) thường được dùng để trảcho các loại công nhân sản xuất hoặc các nhân viên ở các vị trí công việc không ổn định. Tùy vào cơ sở tính toán lượng tiền trả cho công nhân, tiền công lại được trả dướihai hình thức: tiền công trả theo thời gian và tiền công trả theo sản phẩm.7.2.1 Hình thức trả công theo thời gian Trong hình thức trả công theo thời gian, tiền công của công nhân được tính toándựa trên cơ sở mức tiền công đã được xác định cho công việc và số đơn vị thời gian (giờhoặc ngày) thực tế làm việc, với điều kiện họ phải đáp ứng các tiêu chuẩn thực hiện côngviệc tối thiểu đã được xây dựng trước nếu muốn tiếp tục được nhận mức tiền công chocông việc đó. Tiền công trả theo thời gian thường được áp dụng cho các công việc sản xuấtnhưng khó định mức được cụ thể; hoặc các công việc đòi hỏi chất lượng cao, các côngviệc mà năng suất, chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào máy móc, thiết bị hay các hoạtđộng tạm thời, sản xuất thử. Ưu điểm của hệ thống này là dễ hiểu, dễ quản lý, tạo điều kiện cho cả người quảnlý và công nhân có thể tính toán tiền công một cách dễ dàng. Các mức thời gian được sửdụng cũng như các ghi chép về số lượng sản phẩm sản xuất thực tế của các cá nhân chỉ làđể nhằm mục đích kiểm tra, chứ không dùng để tính toán trực tiếp lượng tiền công.Nhược điểm chủ yếu của hình thức trả công theo thời gian là tiền công mà công nhânnhận được không liên quan trực tiếp đến sự đóng góp lao động của họ trong một chu kỳthời gian cụ thể. Vì thế, sự khuyến khích thực hiện công việc dựa trên những đòi hỏi tốithiểu của công việc cần phải được thực hiện bởi những biện pháp tạo động lực khác ngoàicác khuyến khích tài chính trực tiếp. Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức trả công theothời gian có thể được khắc phục nhờ chế độ thưởng. Do vậy, trả công theo thời gian cóthể được thực hiện theo hai chế độ: Trả công theo thời gian đơn giản: theo số ngày (hoặc giờ) thực tế làm việc và mức tiền công ngày (hoặc giờ) của công việc. Trả công theo thời gian có thưởng: gồm tiền công theo thời gian đơn giản cộng với tiền thưởng. Tiền thưởng có thể tính cho tất cả các sản phẩm được sản xuất, cũng có thể được tính cho số sản phẩm vượt mức hoặc mức độ thực hiện công việc xuất sắc.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">122. 7.2.2 Hình thức trả công theo sản phẩm Với mục tiêu khuyến khích tăng năng suất lao động, người lao động còn có thểđược trả công theo số lượng đơn vị sản phẩm mà họ sản xuất ra. Trong hình thức này, tiền công của người lao động sẽ phụ thuộc trực tiếp vào sốlượng đơn vị sản phẩm được sản xuất ra và đơn giá trả công cho một đơn vị sản phẩm. Công thức: TC = ĐG x Qtt Trong đó: TC: Tiền công ĐG: Đơn giá Qtt: Số lượng sản phẩm thực tế Đơn giá được tính bằng cách chia mức lương giờ của công việc cho số đơn vị sảnphẩm định mức mà người lao động có nghĩa vụ phải sản xuất trong một đơn vị thời gianhoặc nhân mức lương giờ của công việc với số giờ định mức để sản xuất được một đơn vịsản phẩm. Các mức lao động này thể hiện khối lượng sản phẩm mà người lao động cần sảnxuất ra trong một đơn vị thời gian (hay lượng thời gian được phép hao phí cho một đơn vịsản phẩm) với nhịp độ làm việc bình thường và thường được xác định bằng các phươngpháp nghiên cứu thời gian (chụp ảnh ngày làm việc và bấm giờ thời gian làm việc) vànghiên cứu chuyển động. Ưu điểm của trả công theo sản phẩm là có tác dụng khuyến khích tài chính đối vớingười lao động, thúc đẩy họ nâng cao năng suất lao động, đặc biệt đối với những ngườicó mong muốn mạnh mẽ nâng cao thu nhập, vì lượng tiền công mà họ nhận được phụthuộc trực tiếp vào lượng sản phẩm của họ. Việc tính toán tiền công cũng đơn giản và cóthể được giải thích dễ dàng đối với người lao động. Tuy nhiên, trả công theo sản phẩm cóthể dẫn đến tình trạng người lao động ít quan tâm đến đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiếtkiệm nguyên vật liệu và sử dụng hợp lý máy móc, thiết bị. Nhiều trường hợp người laođộng không muốn làm những công việc đòi hỏi trình độ lành nghề cao vì khó vượt mứclao động. Trong những giờ ngừng việc vì lý do về phía doanh nghiệp như: dây chuyền bịngừng trệ, thiếu nguyên vật liệu hoặc nguyên liệu không đảm bảo chất lượng, máy mócthiết bị hỏng, mất điện v.v... người lao động được hưởng tiền công theo thời gian hoặcmột lượng tiền bằng với mức tiền công sản phẩm trung bình mà đáng ra họ có thể kiếmđược trong khoảng thời gian đó. Do các nhược điểm đó nên tiền công theo sản phẩm chỉ phù hợp với những côngviệc mà ở đó dây chuyền sản xuất đảm bảo được liên tục, các công việc có thể định mứcđược, có tính lặp đi lặp lại và không đòi hỏi trình độ lành nghề cao, năng suất lao độngphụ thuộc chủ yếu vào sự nổ lực của người lao động và việc tăng năng suất không gâyảnh hưởng lớn tới chất lượng của sản phẩm.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">123. Để đảm bảo tác dụng khuyến khích đối với người lao động và hiệu quả kinh tế đốivới doanh nghiệp, khi tiến hành trả công theo sản phẩm cần có những điều kiện cơ bảnsau: Phải xây dựng được các mức lao động có căn cứ khoa học để tạo điều kiện tính toán các đơn giá trả công chính xác. Tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc để hạn chế tối đa thời gian ngừng việc, tạo điều kiện để người lao động hoàn thành và hoàn thành vượt mức lao động. Thực hiện tốt công tác thống kê, kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm được sản xuất ra vì thu nhập của người lao động phụ thuộc vào số lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng đã sản xuất ra và đơn giá. Làm tốt công tác giáo dục ý thức trách nhiệm và đánh giá thực hiện công việc đối với người lao động để tránh khuynh hướng chỉ chú ý tới số lượng mà không chú ý tới chất lượng sản phẩm, sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị. Hình thức trả công theo sản phẩm có thể được thực hiện theo nhiều chế độ khácnhau, tuỳ thuộc vào đối tượng trả công. Dưới đây là một số chế độ đã và đang được ápdụng trong sản xuất:7.2.2.1 Chế độ trả công theo sản phẩm trực tiếp cá nhân Chế độ trả công này thường được áp dụng đối với những công nhân sản xuất chínhmà công việc của họ mang tính chất độc lập tương đối, có thể định mức và kiểm tra,nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể và riêng biệt. Tuỳ vào điều kiện sản xuất và quanđiểm khuyến khích lao động của doanh nghiệp, người lao động có thể được trả công theođơn giá cố định, lũy tiến hay lũy thoái. Đơn giá cố định được tính theo công thức sau đây: ĐG = L : Q hoặc ĐG = L x T Trong đó: ĐG: Đơn giá sản phẩm L: Mức lương cấp bậc của công việc Q: Mức sản lượng T: Mức thời gian (tính theo giờ) Ví dụ 1: Một công nhân làm công việc bậc 5, mức lương ngày là 40.000 đồng. Mức sảnlượng ca là 5 sản phẩm. Vậy đơn giá sản phẩm là: 40.000 đồng : 5 sp = 8.000 đ/sp. Ví dụ 2: Một công nhân làm công việc bậc 6, mức thời gian để chế tạo một đơn vị sảnphẩm là 5 giờ. Mức lương giờ của công việc bậc 6 là 5.315 đồng. Vậy đơn giá sản phẩm là: 5.315 đồng x 5 giờ = 26.575 đồng/sp.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">124. Tiền công của công nhân tính theo công thức: TC = ĐG x Qtt TC: Tiền công tính theo chế độ trả công sản phẩm trực tiếp cá nhân Qtt: Số lượng sản phẩm thực tế được nghiệm thu Trong trường hợp doanh nghiệp muốn trả công theo đơn giá lũy tiến hoặc lũythoái thì phải xây dựng bảng đơn giá khuyến khích. Bảng đơn giá khuyến khích là bảngquy định các mức tiền công cho 1 đơn vị sản phẩm theo các mức năng suất. Bảng đơn giá được xây dựng theo trình tự như sau: Bước 1: Xác định đơn giá tiêu chuẩn dựa trên mức lương cấp bậc và mức lao động(giống như đơn giá cố định). Ví dụ: mức lương cấp bậc là 5.000 đ/giờ, mức sản lượng là 100 sp/giờ. Vậy đơngiá tiêu chuẩn là 50 đ/sp. Bước 2: Xác định mức tiền công tối đa mà doanh nghiệp muốn trả cho người laođộng ở mức năng suất tối đa. Mức năng suất tối đa là mức năng suất có thể đạt được bởi không nhiều hơn 5% sốngười lao động. Để xác định mức tiền công tối đa trong một hệ thống lũy tiến hay lũy thoái, doanhnghiệp cần phải biết khả năng tăng năng suất lao động, độ lớn của chi phí sản xuất giántiếp cố định để từ đó điều chỉnh một cách thực nghiệm giữa mức năng suất tối đa và chiphí sản xuất gián tiếp cố định cho một đơn vị sản phẩm để xác định mức đơn giá có thểcho mức tiền công như mong muốn. Bước 3: Phân chia các mức đơn giá tương ứng với từng mức năng suất Khi áp dụng hệ thống tiền công với đơn giá lũy thoái, công ty thường khó giảithích về tính hợp lý của nó đối với người lao động. Vì thế, hệ thống này ít được sử dụng.Trong hệ thống tiền công với đơn giá lũy tiến, mức tăng của tiền công lớn hơn mức tăngcủa năng suất lao động. Vì thế, công ty cũng cần cân nhắc khi đưa ra quyết định sử dụnghệ thống này. Ưu điểm của chế độ trả công theo sản phẩm trực tiếp cá nhân là mối quan hệ giữatiền công mà công nhân nhận được và kết quả lao động thể hiện rõ ràng, do đó kích thíchngười công nhân cố gắng nâng cao năng suất lao động nhằm nâng cao thu nhập. Việc tínhtoán tiền công đơn giản, công nhân có thể dễ dàng tính được số tiền công nhận được saukhi hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, chế độ tiền công này có nhược điểm là làm cho công nhân ít quan tâmđến việc sử dụng tốt máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu, ít chăm lo đến công việc chungcủa tập thể v.v...7.2.2.2 Chế độ trả công theo sản phẩm tập thể Chế độ trả công này thường được áp dụng với những công việc cần một nhómcông nhân, đòi hỏi sự phối hợp giữa các công nhân và năng suất lao động chủ yếu phụ</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">125. thuộc vào sự đóng góp của cả nhóm như lắp ráp các thiết bị, sản xuất ở các bộ phận làmviệc theo dây chuyền, trông nom máy liên hợp. Đơn giá ở đây được tính theo công thức: n ∑L i  = n  = ∑ L i x Ti i =1 G G Q hoặc: i =1 hoặc:  = L x T G Trong đó: ĐG: Đơn giá tính theo sản phẩm tập thể n ∑L i i =1 : Täøng læång cáúp báûc cuía caí nhoïm Q: Mức sản lượng của cả nhóm Li: Lương cấp bậc của công việc bậc i Ti: Mức thời gian của công việc bậc i n: Số công việc trong tổ L : Læång cáúp báûc cäng viãûc bçnh quán cuía caí täø T: Mức thời gian của sản phẩm 1 .950 â x 2 + 2.160 â x 3 + 2.676 â x 3 + 3.960 â x 1 = 7.4 â 56 3 Ví dụ: Nhóm công nhân B lắp ráp sản phẩm có cơ cấu công việc với mức thời giannhư sau: 15 giờ công việc bậc 1 với mức lương giờ là 1.950đ; 20 giờ công việc bậc 2 vớimức lương giờ là 2.160đ; 5 giờ công việc bậc 4 với mức lương giờ là 2.676đ. Vậy đơn giá của sản phẩm là: (15 giờ x 1.950đ) + (20 giờ x 2.160đ) + (5 giờ x 2.676đ) = 85.830đ/sp. Ví dụ : Nhóm công nhân C lắp ráp sản phẩm có cấp bậc công việc bình quân làbậc 4 với mức tiền lương giờ là 2.676đ. Mức thời gian quy định để hoàn thành một sảnphẩm là 30 giờ. Vậy đơn giá của sản phẩm là: 2.676đ x 30 giờ = 80.280đ. Tiền công của cả tổ công nhân cũng tính theo công thức: TC = ĐG x Qtt Theo chế độ trả công này, vấn đề cần chú ý khi áp dụng là phải phân phối tiềncông cho các thành viên trong tổ, nhóm phù hợp với bậc lương và thời gian lao động củahọ. Ví dụ : Một nhóm công nhân lắp ráp sản phẩm với mức sản lượng là 4 sảnphẩm/ngày. Trong tháng tổ lắp ráp được 110 sản phẩm với cơ cấu lao động như sau: 1 công nhân bậc II làm 170 giờ công việc bậc 2, với mức lương 3.238đ/giờ. 1 công nhân bậc III làm 180 giờ công việc bậc 3, với mức lương 3.668đ/giờ.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">126. 1 công nhân bậc V làm 175 giờ công việc bậc 4, với mức lương 4.148đ/giờ. 1 công nhân bậc VI làm 160 giờ công việc bậc 5, với mức lương 4.687đ/giờ. Chế độ làm việc theo quy định là 8 giờ/ngày và 22 ngày/tháng. Đơn giá 1 sản phẩm được tính là: (3.23 â + 3.668 â + 4.14 â + 4.68 â) x 8giå 8 8 7 ì = 3 .4 2 â 1 8 4 Tiền công của cả tổ là: 31.482đồng x 110sp = 3.463.020đồng Việc phân phối tiền công có thể được thực hiện theo các phương pháp sau: Phương pháp thứ nhất: Dùng hệ số điều chỉnh Quá trình tính toán như sau: Bước 1: Tính tiền công theo cấp bậc và thời gian làm việc của mỗi công nhân: Công nhân bậc II: 3.238đ x 170 giờ = 550.460đ Công nhân bậc III: 3.668đ x 180 giờ = 660.240đ Công nhân bậc V: 4.148đ x 175 giờ = 725.900đ Công nhân bậc VI: 4.687đ x 160 giờ = 749.920đ ---------------------------------------------------------- Cộng: 2.686.520đồng Bước 2: Xác định hệ số điều chỉnh của tổ bằng cách lấy tổng số tiền được lĩnh chiacho số tiền công vừa tính trên. Hệ số điều chỉnh là: 3.463.020đồng : 2.686.520đồng = 1,289 Bước 3: Tính tiền công của từng người: Do tổng số tiền công thực lĩnh của cả nhóm cao hơn 28,9% so với tiền công lĩnhtheo cấp bậc và thời gian làm việc nên tiền công của từng người cũng cao hơn 28,9%. Cụ thể, tiền công của từng người là: Công nhân bậc II: 550.460đồng x 1,289 = 709.543đồng Công nhân bậc III: 660.240đồng x 1,289 = 851.049đồng Công nhân bậc V: 725.900đồng x 1,289 = 935.685đồng Công nhân bậc VI: 749.920đồng x 1,289 = 966.647đồng ------------------------------------------------------------ Cộng: 3.462.924đồng Phương pháp thứ hai: Dùng giờ - hệ số Quá trình tính toán như sau: Bước 1: Tính đổi số giờ làm việc thực tế của từng công nhân với cấp bậc khácnhau thành số giờ làm việc thực tế ở bậc 1 để so sánh. Muốn thế, cần phải biết hệ số lương ở từng bậc.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">127. Trong nhóm công nhân nêu trên, hệ số lương của bậc 2 là 1,14; bậc 3 là 1,29; bậc5 là 1,46; bậc 6 là 1,65. Do đó, số giờ làm việc thực tế của từng công nhân đổi ra giờ bậc 1 là: - Công nhân bậc II: 170 giờ x 1,14 = 193,8 giờ bậc 1 - Công nhân bậc III: 180 giờ x 1,29 = 232,2 giờ bậc 1 - Công nhân bậc V: 175 giờ x 1,46 = 255,5 giờ bậc 1 - Công nhân bậc VI: 160 giờ x 1,65 = 264,0 giờ bậc 1 ---------------------------------------------------------------- Cộng: 945,5 giờ bậc 1 Bước 2: Lấy tổng số tiền công thực tế nhận được chia cho số giờ làm việc đã tínhđổi để biết tiền công thực tế của mỗi giờ bậc 1: 3.463.020đồng : 945,5 giờ = 3.662,6đồng Bước 3: Tính tiền công thực lĩnh của mỗi công nhân theo tiền công cấp bậc và sốgiờ làm việc đã tính lại: - Công nhân bậc II: 3.662,6đồng x 193,8 giờ = 709.812đồng - Công nhân bậc III: 3.662,6đồng x 232,2 giờ = 850.456đồng - Công nhân bậc V: 3.662,6đồng x 255,5 giờ = 935.794đồng - Công nhân bậc VI: 3.662,6đồng x 264,0 giờ =966.926đồng ---------------------------------------------------------------- Cộng: 3.462.988đồng Hai phương pháp chia ở trên đều đem lại kết quả giống nhau. Chế độ trả công theo sản phẩm tập thể có ưu điểm là khuyến khích công nhântrong tổ, nhóm nâng cao trách nhiệm trước tập thể, quan tâm đến kết quả cuối cùng củatổ. Song, nó có nhược điểm là sản lượng của mỗi công nhân không trực tiếp quyết địnhtiền công của họ. Do đó, ít kích thích công nhân nâng cao năng suất lao động cá nhân.7.2.2.3 Chế độ trả công theo sản phẩm gián tiếp Chế độ trả công này chỉ áp dụng cho những công nhân phụ mà công việc của họcó ảnh hưởng nhiều đến kết quả lao động của công nhân chính hưởng tiền công theo sảnphẩm, như công nhân sửa chữa, phục vụ máy sợi, máy dệt trong nhà máy dệt, công nhânđiều chỉnh thiết bị trong nhà máy cơ khí v.v... Đặc điểm của chế độ trả công này là thu nhập về tiền công của công nhân phụ lạitùy thuộc vào kết quả sản xuất của công nhân chính. Do đó, đơn giá tính theo công thứcsau: L Â = G M .Q ĐG: Đơn giá tính theo sản phẩm gián tiếp</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">128. L: Lương cấp bậc của công nhân phụ Q: Mức sản lượng của công nhân chính M: Số máy phục vụ cùng loại Ví dụ: Công nhân điều chỉnh bậc III, mức lương ngày là 19.200đ, phục vụ 3 máycùng loại. Mức sản lượng của công nhân chính trên mỗi máy là 20 sản phẩm, tức 60 sảnphẩm/ca. Thời gian phục vụ mỗi máy trong ca xấp xỉ bằng nhau. Đơn giá của 1 sản phẩm là:G Sản lượng thực tế của mỗi máy trong ca làm việc như sau: Máy I là 25 sản phẩm Máy II là 24 sản phẩm Máy III là 18 sản phẩm Sản lượng của cả ca là: 24 + 24 + 18 = 67 sản phẩm Do đó, tiền công thực lĩnh của công nhân phụ sẽ là: 320đ x 67 = 21.440đ. Tiền công của công nhân phụ cũng có thể tính bằng cách lấy số phần trăm hoànthành mức sản lượng của công nhân chính nhân với mức lương theo cấp bậc của côngnhân phụ. Từ thí dụ nêu trên, thấy phần trăm hoàn thành mức sản lượng của công nhân chínhlà 111,6% {(67/60)*100}. Vì vậy, tiền công của công nhân phụ tính theo cách này là: 19.200đ x 1,116 = 21.427,2đ Chế độ tiền công này khuyến khích công nhân phụ phục vụ tốt hơn cho công nhânchính, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động của công nhân chính.7.2.2.4 Chế độ trả công theo sản phẩm có thưởng Chế độ trả công này, về thực chất là các chế độ trả công sản phẩm kể trên kết hợpvới các hình thức tiền thưởng. Khi áp dụng chế độ trả công này, toàn bộ sản phẩm được áp dụng theo đơn giá cốđịnh, còn tiền thưởng sẽ căn cứ vào trình độ hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉtiêu về số lượng của chế độ tiền thưởng quy định. Tiền công trả theo sản phẩm có thưởng (Lth) tính theo công thức: L (m . h ) L th = L + 100 Ở đây: L: Tiền công trả theo sản phẩm với đơn giá cố định</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">129. m: % tiền thưởng cho 1% hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thưởng h: % hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thưởng. Ví dụ: Một công nhân hoàn thành kế hoạch sản lượng là 102%, tiền công sảnphẩm theo đơn giá cố định của công nhân đó là 760.000đ. Theo quy định, cứ hoàn thànhvượt mức 1% thì được thưởng là 1,5% so với tiền công tính theo đơn giá cố định. Vậy tiền công tính theo sản phẩm có thưởng của công nhân đó là: 760 .0 0 â x 1 ,5 x 2 0 760 .0 0 â + 0 = 78 .8 0 â 2 0 100 Yêu cầu cơ bản khi áp dụng chế độ tiền công tính theo sản phẩm có thưởng là phảiquy định đúng đắn các chỉ tiêu, điều kiện thưởng và tỷ lệ thưởng bình quân.7.2.2.5 Chế độ trả công khoán Chế độ trả công khoán áp dụng cho những công việc nếu giao từng chi tiết, từngbộ phận sẽ không có lợi mà phải giao toàn bộ khối lượng cho công nhân hoàn thành trongmột thời gian nhất định. Chế độ trả công này được áp dụng chủ yếu trong xây dựng cơbản và một số công việc trong nông nghiệp. Trong công nghiệp, thường dùng cho cáccông việc sửa chữa, lắp ráp các sản phẩm, máy móc, thiết bị v.v... Đơn giá khoán có thể được tính theo đơn vị công việc như xây 1 m2 tường hoặccũng có thể tính cho cả khối lượng công việc hay công trình như lắp ráp một sản phẩm,hoặc xây tường và lắp cấu kiện bê tông của một gian nhà. Tiền công sẽ được trả theo khốilượng công việc mà công nhân hoàn thành ghi trong phiếu giao khoán. Chế độ trả côngnày có thể áp dụng cho cá nhân hoặc tập thể. Nếu đối tượng nhận khoán là tập thể tổ, nhóm thì cách tính đơn giá và cách phânphối tiền công cho công nhân trong tổ nhóm giống như chế độ tiền công tính theo sảnphẩm tập thể. Chế dộ tiền công khoán khuyến khích công nhân hoàn thành nhiệm vụ trước thờihạn mà vẫn đảm bảo chất lượng công việc thông qua hợp đồng giao khoán chặt chẽ. Tuynhiên, trong chế độ trả công này, khi tính toán đơn giá phải hết sức chặt chẽ, tỷ mỉ để xâydựng đơn giá trả công chính xác cho công nhân làm khoán. Một dạng khác của trả công khoán là chế độ trả công theo giờ tiêu chuẩn (StandardHour Plans). Theo chế độ trả công theo giờ tiêu chuẩn, cần phải xác định số giờ tiêuchuẩn (số giờ định mức) để thực hiện công việc và mức tiền công của một giờ làm việc.Trả công theo giờ tiêu chuẩn là một dạng của trả công theo sản phẩm nhưng khác với chếđộ trả công theo sản phẩm ở trên là thay vì xác định đơn giá cho một đơn vị sản phẩm thìlại xác định đơn giá cho một giờ làm việc. Người lao động có thể được hưởng toàn bộphần chi phí lao động trực tiếp tiết kiệm được do tăng năng suất lao động, cũng có thể chỉđược hưởng một phần số chi phí tiền công tiết kiệm được đó theo tỷ lệ phân chia củadoanh nghiệp đưa ra như trong kế hoạch Halsey, kế hoạch Rowan, kế hoạch Gantt.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">130. Trên đây là những hình thức và chế độ trả công chủ yếu thường được áp dụngtrong các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế các phương pháp trả công rất đa dạng,tùy thuộc vào các điều kiện cụ thể về tổ chức - kỹ thuật của các công việc và cũng nhưquan điểm quản lý doanh nghiệp. Không có một chế độ trả công nào là tối ưu, vì thếdoanh nghiệp phải lựa chọn để áp dụng cho phù hợp. 7.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến trả công lao độngCác yếu tố ảnh hưởng đến việc trả lương rất đa dạng, phong phú và có thể chia thành 4nhóm: các yếu tố bên ngoài, các yếu tố thuộc về tổ chức, các yếu tố thuộc về công việc vàcác yếu tố thuộc về cá nhân người lao động. Tất cả những yếu tố này có tác động khácnhau tùy theo những điều kiện cụ thể và cần được cân nhắc, xem xét một cách tổng thể.Tóm tắt các yếu tố ảnh hưởng đến việc trả lương được trình bày trong bảng Yếu tố từ bên ngoài1. Thị trường sức lao động: - Sự thay đổi trong cơ cấu 3. Sự khác biệt về trả lương- Cung cầu sức lao động đội ngũ lao động theo vùng địa lý- Các định chế về giáo dục - Điều kiện kinh tế và tỷ lệ 4. Các quy định và luậtvà đào tạo lao động thất nghiệp trên thị pháp của Chính phủ trường 5. Các mong đợi của xã hội, 2. Các tổ chức công đoàn phong tục, tập quán Yếu tố thuộc về tổ chức, doanh nghiệp1. Tổ chức, doanh nghiệp 4. Quy mô của doanh - Cơ cấu hỗn hợp giữa tiềnthuộc về ngành hoặc lĩnh nghiệp lương và phúc lợivực sản xuất kinh doanh 5. Trình độ trang bị kỹ thuậtnào 6. Quan điểm, triết lý của - Các mối quan hệ công việc2. Doanh nghiệp có tổ chức doanh nghiệp sẵn cócông đoàn hay không - Doanh nghiệp đặt mức - Các chính sách, thực tiến,3. Lợi nhuận và khả năng lương hay theo các mức thủ tục trả lươngtrả lương lương trên thị trường - Nhân viên làm việc đầy đủ hay một phần thờigian 7. Tầm quan trọng của công việc đối với doanh nghiệp Yếu tố thuộc về công việc1. Kỹ năng: - Sự khéo léo của tay chân - Tính chất phụ thuộc, chu- Yêu cầu lao động trí óc - Khả năng sáng tạo đáo – chất lượng công việc- Mức độ phức tạp của công - Khả năng bẩm sinh - Vật liệu, dụng cụ, tài sảnviệc - Tính linh hoạt/ tháo vát - Chính sách của doanh</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">131. - Các phẩm chất cá nhân - Kinh nghiệm trước đây nghiệpcần thiết 2. Trách nhiệm về các vấn - Đầy đủ thông tin- Khả năng ra quyết định, đề: 3. Cố gắngđánh giá - Tiền bạc, khen thưởng tài - Yêu cầu về thể lực- Kỹ năng quản trị chính, sự cam kết trung - Yêu cầu về trí óc- Các kiến thức về giáo dục, thành - Quan tâm đến những điềuđào tạo cần thiết cho công - Ra quyết định chi tiếtviệc - Kiểm soát. Lãnh đạo - Áp lực của công việc- Các kỹ năng xã hội người khác - Những yêu cầu cần quan- Khả năng hòa đồng với - Kết quả tài chính tâm khácngười khác - Quan hệ với cộng đồng, 4. Điều kiện làm việc- Khả năng thực hiện các khách hàng và các đối - Điều kiện công việccông việc chi tiết tượng khác - Các rủi ro khó tránh- Khả năng thực hiện cáccông việc đơn điệu Yếu tố thuộc về cá nhân1. Thực hiện công việc, 5. Sự ưu thích cá nhân: - Thời gian làm việcnăng suất - Thích thú công việc - Mức độ đều đều, đơn điệu2. Kinh nghiệm - Thích vị trí xã hội, tên gọi, - Ưu thích được đi làm việc,3. Thâm niên điều kiện đòi hỏi du lịch ra thành phố4. Khả năng thăng tiến - Mức độ an toàn trong trả lương7.5. Yếu tố luật pháp trong trả công lao động tại Việt Nam 7.5.1. Quy định lương tối thiểuTheo quy định của Chính phủ, lương tối thiểu có thể áp dụng thống nhất trong toàn quốchoặc khác nhau giữa các vùng, các ngành, các thành phần kinh tế khác nhau.Mức 980.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộcvùng I (trước đây là 800.000 đồng/tháng); Vùng II là 880.000 đồng/tháng (trước đây là740.000 đồng/tháng); Vùng III là 810.000 đồng/tháng (trước đây là 690.000 đồng/tháng)và vùng IV là 730.000 đồng/tháng.Đối với người lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">132. Theo đó, mức 1.340.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bànthuộc vùng I; Vùng II là 1.190.000 đồng/tháng; Vùng III là 1.040.000 đồng/tháng vàvùng IV là 1.000.000 đồng/tháng.Thời gian lao động quy định 8 giờ/ngày hoặc 40 giờ/tuần. Người sử dụng lao động vàngười lao động có thể thỏa thuận làm việc thêm giờ, nhưng không được quá 4 giờ trongmột ngày và 200 giờ trong một năm, trừ một số trường hợp đặc biệt được làm thêmkhông được quá 300 giờ trong một năm (Điều 69 Bộ luật Lao động).Người lao động được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương trong các dịp: • Ngày lễ: Tết dương lịch: ngày 1/1 (1 ngày) Tết âm lịch: 4 ngày ( một ngày cuối năm và 3 ngày đầu năm âm lịch) Ngày Chiến thắng: ngày 30/4 (1 ngày) Ngày Quốc tế lao động: ngày 1/5 (1 ngày) Ngày Quốc khánh: 2/9 (1 ngày) Ngày giỗ tổ Hùng Vương: 10/3 âm lịch (1 ngày) • Nghỉ phép: (sau khi làm việc đủ 12 tháng), 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; 14 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt và đối với người dưới 18 tuổi; 16 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt. • Nghỉ cá nhân: Kết hôn (3 ngày); con kết hôn (1 ngày); bố hoặc mẹ của bản thân người lao động; bố hoặc mẹ hoặc của vợ hoặc chồng; hoặc vợ hoặc chồng; hoặc con chết (3 ngày) 7.5.2. Quy định về lao động trẻ em, phụ nữ Đối với trẻ em: Căn cứ vào Điều 120, cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, trừ một số nghềvà công việc Bộ Lao Động – Thương Binh – Xã Hội quy định</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">133. Đối với ngành nghề và công việc được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, họcnghề, tập nghề thì việc nhận và sử dụng trẻ em này phải có sự đồng ý và theo dõi của chamẹ hoặc người đỡ đầu. Cấm sử dụng người lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, nguyhiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại hoặc chỗ làm việc, công việc ảnh hưởng xấu tớinhân cách của họ theo danh mục do BLĐ- TBXH và bộ y tế đã ban hành Điều 122 thời gian làm việc của người lao động chưa thành niên không được quá 7giờ 1 ngày hoặc 42 giờ trong 1 tuần. Đối với phụ nữ: Nhà nước bảo đảm quyền làm việc của phụ nữ bình đẳng về mọimặt với nam giới. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấmdứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôicon dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động. Khi sinh con,phụ nữ được nghỉ từ 4 đến 6 tháng và hưởng quyền lợi thai sản. 7.5.3. Các quy định về phúc lợi xã hộiNhà nước quy định bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng cho những doanh nghiệp sửdụng từ 10 lao động trở lên, ở những doanh nghiệp đó, người lao động được hưởng cácchế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưutrí và tiền tử tuất. Theo quy định này, người sử dụng lao động phải đóng quỹ bảo hiểm xãhội bằng 15% so với tổng quỹ lương, người lao động phải đóng 5% tiền lương. Người laođộng được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng khi đã đóng bảo hiểm xã hội 20 năm trở lênvà tuổi đời đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ. Trong thời gian thai sản, ngườilao động nữ đã đóng bảo hiểm xã hội sẽ được trợ cấp bảo hiểm bằng 100% tiền lương vàđược trợ cấp thêm một tháng lương đối với trường hợp sinh con thứ nhất, thứ hai. Trongthời gian làm việc, nếu người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thìthân nhân được hưởng chế đọ tử tuất và được quỹ bảo hiểm xã hội trợ cấp thêm một lầnbằng 24 tháng tiền lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ.7.6. Tạo động lực làm việc cho người lao động 7.6.1. Khái niệm động lực lao động và các yếu tố ảnh hưởng tói động lực lao động Một tổ chức chỉ có thể đạt được năng suất khi có những nhân viên làm việc tíchcực và sáng tạo. Điều đó phụ thuộc cách thức và phương pháp mà những người quản lýsử dụng để tạo động lực lao động cho nhân viên. Động lực lao động là sự khao khát và tự nguyện của người lao động để tăng cườngnổ lực nhằm hướng tới việc đạt các mục tiêu của tổ chức. Động lực cá nhân là kết quả</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">134. của rất nhiều nguồn lực hoạt động đồng thời trong con người và trong môi trường sốngvà làm việc của con người. Do đó, hành vi có động lực (hay hành vi được thúc đẩy, đượckhuyến khích) trong tổ chức là kết quả tổng hợp của sự kết hợp tác động của nhiều yếu tốnhư văn hóa của tổ chức, kiểu lãnh đạo, cấu trúc của tổ chức và các chính sách về nhânlực cũng như sự thực hiện các chính sách đó. Các yếu tố thuộc về cá nhân người lao độngcũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo động lực làm việc cho chính họ, chẳng hạn:nhu cầu, mục đích, các quan niệm về giá trị v.v...7.6.2. Các phương hướng tạo động lực trong lao động Để tạo động lực cho người lao động, người quản lý cần hướng hoạt động của mìnhvào ba lĩnh vực then chốt với các phương hướng chủ yếu sau đây:7.6.2.1 Xác định nhiệm vụ và tiêu chuẩn thực hiện công việc cho nhân viên Xác định mục tiêu hoạt động của tổ chức và làm cho người lao động hiểu rõ mục tiêu đó. Xác định nhiệm vụ cụ thể và các tiêu chuẩn thực hiện công việc cho người lao động. Ở đây, các bản mô tả công việc và tiêu chuẩn thực hiện công việc đóng vai trò quan trọng. Đánh giá thường xuyên và công bằng mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người lao động, từ đó giúp họ làm việc tốt hơn.7.6.2.2 Tạo điều kiện thuận lợi để người lao động hoàn thành nhiệm vụ Loại trừ các trở ngại cho thực hiện công việc của người lao động. Cung cấp các điều kiện cần thiết cho công việc. Tuyển chọn và bố trí người phù hợp để thực hiện công việc.7.6.2.3 Kích thích lao động Sử dụng tiền công/tiền lương như một công cụ cơ bản để kích thích vật chất đối với người lao động. Tiền công/tiền lương là bộ phận chủ yếu trong thu nhập và biểu hiện rõ ràng nhất lợi ích kinh tế của người lao động. Do đó, nó phải được sử dụng như là một đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ nhất để kích thích người lao động. Tiền công/tiền lương phải được trả thỏa đáng so với sự đóng góp của người lao động, và phải công bằng. Sử dụng hợp lý các hình thức khuyến khích tài chính như: tăng lương tương xứng thực hiện công việc, áp dụng các hình thức trả công khuyến khích, các hình thức tiền thưởng, phần thưởng... để nâng cao sự nổ lực và thành tích lao động của người lao động. Sử dụng hợp lý các hình thức khuyến khích phi tài chính để thỏa mãn các nhu cầu tinh thần của người lao động như: khen ngợi, tổ chức thi đua, xây dựng bầu không khí tâm lý - xã hội tốt trong các tập thể lao động, tạo cơ hội học tập, phát triển, tạo cơ hội nâng cao trách nhiệm trong công việc, cơ hội thăng tiến... TÓM TẮT NỘI DUNG</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">135. Thù lao lao động có ảnh hưởng rất lớn đến sự thực hiện công việc của người laođộng, chất lượng sản phẩm, hiệu quả hoạt động của tổ chức. Chính sách thù lao của tổchức phải tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức đồng thời phải đápứng được các mục tiêu: hợp pháp, kích thích, thỏa đáng, công bằng, bảo đảm và hiệu suấtnhằm thu hút vè gìn giữ những người lao động giỏi, nâng cao sự hài lòng của người laođộng khi thực hiện công việc đồng thời đáp ứng các yêu cầu của pháp luật. Bốn nhóm yếu tố thuộc: môi trường bên ngoài,; tổ chức; công việc và cá nhânngười lao động cần được phân tích và vận dụng chính xác trong các định mức tiềncông/tiền lương cho mỗi công việc cụ thể. Hơn nữa, khi xây dựng hệ thống thù lao laođộng cần lựa chọn các tiêu thức phù hợp với điều kiện của tổ chức. Các tổ chức cần quản lý có hiệu quả chương trình tiền công, tiền lương của mìnhvì tiền công không chỉ ảnh hưởng lớn đối với người lao động mà còn tới cả tổ chức và xãhội. Khi xây dựng hệ thống trả công tổ chức cần cân nhắc nhiều yếu tố để đưa ra được baquyết định quan trọng là: quyết định về mức trả công; quyết định về cấu trúc tiền công vàquyết định về tiền công cho cá nhân. Quản trị tiền công/tiền lương bao gồm việc quản trịhệ thống trả công được xây dựng và các công việc khác có liên quan đến trả công chongười lao động như xếp hạng, tăng lương, điều chỉnh tiền công, quản lý quỹ tiềncông/tiền lương... Người lao động có thể được trả công dưới dạng tiền lương hay dưới dạng tiềncông. Tiền công lại có thể được trả dưới hai hình thức: tiền công theo thời gian và tiềncông theo sản phẩm. Tiền công theo thời gian được tính toán dựa trên cơ sở mức tiềncông đã được xác định cho công việc và số đơn vị thời gian thực tế làm việc, với điềukiện người lao động phải đáp ứng các tiêu chuẩn thực hiện công việc đã được xây dựngtrước. Chế độ trả công theo thời gian có thưởng khuyến khích người lao động thực hiệncông việc tốt hơn mức tiêu chuẩn. Tiền công theo sản phẩm được tính toán dựa trên cơ sởsố đơn vị sản phẩm được nghiệm thu và đơn giá trả công cho một đơn vị sản phẩm. Trảcông theo sản phẩm thực chất là một dạng của khuyến khích tài chính, do đó các chế độtrả công theo sản phẩm có tác dụng tốt trong việc khuyến khích người lao động tăng năngsuất lao động nhưng cũng có rất nhiều nhược điểm. Tiền công theo sản phẩm chỉ phù hợpvới những công việc ổn đinh, có thể định mức được, không đòi hỏi trình độ lành nghề vàchất lượng cao. Khi áp dụng trả công theo sản phẩm phải đảm bảo xây dựng được cácmức lao động có căn cứ kỹ thuật, tổ chức phục vụ tốt nơi làm việc, thống kê/nghiệm thusản phẩm chính xác và giáo dục ý thức trách nhiệm cho công nhân. Các quy định của pháp luật ngày càng được hoàn thiện nhằm đảm bảo quyền lợicủa người lao động. Động lực lao động là kết quả tổng hòa của nhiều yếu tố tác động đến con ngườitrong lao động. Nhận thức về các học thuyết sẽ giúp cho người quản lý có phương hướngvà biện pháp hợp lý để tạo động lực cho người lao động trên cả ba lĩnh vực: xác địnhnhiệm vụ và tiêu chuẩn thực hiện công việc cho nhân viên; tạo điều kiện thuận lợi đểngười lao động hoàn thành nhiệm vụ; kích thích lao động.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">136. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Khái niệm về tiền lương? Hãy phân tích cơ cấu thu nhập của người lao động? 2. Giải thích ý nghĩa của tiền lương trong doanh nghiệp? Mục tiêu của hệ thốngtiền lương là gì? 3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến trả công lao động? 4. Trình bày hình thức trả công theo thời gian? Trả công theo thời gian thườngđược áp dụng cho những công việc nào? 5. Trình bày hình thức trả công theo sản phẩm? Trả công theo sản phẩm có nhữngưu, nhược điểm gì? Trả công theo sản phẩm thường được áp dụng cho những công việcnào? 6. Giải thích các điều kiện để đảm bảo trả công theo sản phẩm có hiệu quả? 7. Trình bày các yếu tố pháp luật trong trả công tại Việt Nam? Anh/chị có nhận xétgì về các yếu tố đó? 8. Giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến động lực? 9. Giải thích các phương hướng, biện pháp tạo động lực lao động? Chương 8: QUAN HỆ LAO ĐỘNG8.1 KHÁI NIỆM, NỘI DUNG QUAN HỆ LAO ĐỘNG8.1.1 Khái niệm Hoạt động lao động tập thể sản sinh ra mối quan hệ xã hội giữa người với người.Các mối quan hệ đó liên quan tới lợi ích của tập đoàn người này với tập đoàn người kháccó địa vị khác nhau trong toàn bộ quá trình sản xuất và đó chính là quan hệ lao động. Có hai nhóm quan hệ cấu thành mối quan hệ lao động cụ thể là: Nhóm thứ nhất: gồm các mối quan hệ giữa người với người trong quá trình laođộng. Nhóm này gần gũi với các khái niệm về tổ chức, quản lý lao động. Nó gồm các nộidung như: quan hệ hợp tác giữa những người lao động, giữa các tổ nhóm, các khâu trongmột dây chuyền sản xuất, quan hệ giữa chỉ huy điều hành với việc tiến hành những công</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">137. việc cụ thể. Nhóm các quan hệ này chủ yếu do những nhu cầu khách quan của sự phâncông và hợp tác sản xuất, trang bị kỹ thuật và công nghệ quyết định. Nhóm thứ hai: gồm các mối quan hệ giữa người và người liên quan trực tiếp tớiquyền, nghĩa vụ, quyền lợi trong và sau quá trình lao động. Như vậy, hiểu theo nghĩa thông thường, quan hệ lao động chủ yếu gồm các quanhệ thuộc nhóm thứ hai và luật pháp về quan hệ lao động của mỗi quốc gia cũng thườngchỉ thể chế hoá và điều chỉnh các nội dung thuộc nhóm này. Như vậy có thể hiểu quan hệ lao động là toàn bộ những quan hệ có liên quan đếnquyền, nghĩa vụ, quyền lợi giữa các bên tham gia quá trình lao động. Hoạt động của con người vô cùng đa dạng, phong phú bao gồm nhiều lĩnh vựcnhư: công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, hành chính v.v... Quan hệ lao độngở từng lĩnh vực cũng có những đặc điểm riêng. Tuy nhiên, tiêu biểu nhất, bao trùm nhấtcủa quan hệ lao động trong xã hội hiện đại là lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Mỗi một hình thái kinh tế xã hội đều có sự tương ứng với một quan hệ sản xuấtchủ đạo. Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người được hình thành trong quátrình sản xuất. Nó bao gồm các nội dung chủ yếu là: quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất,địa vị các tập đoàn xã hội trong sản xuất, quan hệ phân phối sản phẩm. Trong đó quan hệsở hữu về tư liệu sản xuất là quan trọng nhất. Các quan hệ phân phối sản phẩm và cácquan hệ trao đổi khác hình thành giữa các bên và có vị trí khác nhau về sở hữu tư liệu sảnxuất và địa vị trong quá trình sản xuất thực chất đó là các nội dung thuộc về quan hệ laođộng. Nhà kinh tế học Mỹ E. Bonneet có định nghĩa: ở mức độ đầy đủ nhất quan hệ laođộng là sự điều chỉnh mâu thuẫn về quyền lợi giữa người chủ và người thợ. Loài người đã trải qua hai hình thức sở hữu chính về tư liệu sản phẩm là tư hữuvà công hữu. Tư hữu gồm tư hữu nô lệ, tư hữu phong kiến, tư hữu tư bản chủ nghĩa, còncông hữu thì có công hữu xã hội chủ nghĩa (nếu không kể công hữu của công xã nguyênthuỷ). Quan hệ lao động được xác định tương ứng với các chế độ sở hữu trên là: quan hệgiữa chủ nô - nô lệ; chủ đất - người nông dân; giữa chủ tư bản - lao động làm thuê, chủquản lý điều hành - người lao động và mỗi mối quan hệ có vai trò quan trọng nhất trongtiến trình phát triển của xã hội. Trong phương thức sản xuất tư bản, người lao động được tự do hoàn toàn về thânthể, được quyền chọn nghề, chọn nơi làm việc, chọn nơi cư trú... còn người chủ sản xuất(nhà tư bản) cũng được quyền tự do kinh doanh - tự do lập xưởng, tự do mua bán sức laođộng để sản xuất. Sự kết hợp giữa tư liệu sản xuất với sức lao động dưới hình thức thuêmướn (quan hệ làm công ăn lương). Nền kinh tế thị trường nói chung và kinh tế tư bản nói riêng tạo ra những tiền đềthúc đẩy sản xuất phát triển bởi trong mối quan hệ này nhà tư bản dễ dàng tìm được yếutố đầu vào "sức lao động" để kết hợp với các yếu tố đầu vào khác (tư liệu lao động, đốitượng lao động) nhằm đạt được lợi nhuận tối đa còn người lao động cũng dễ dàng tìmđược nơi bán sức lao động để có thu nhập đảm bảo đời sống.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">138. 8.1.2 Các chủ thể cấu thành và nội dung quan hệ lao động trong cơ chế thị trường Quan hệ lao động chỉ xuất hiện khi một người (hoặc một tập thể người) phải làmviệc theo yêu cầu của người khác, tức là có sự tách bạch tương đối về mục đích, lợi íchgiữa người lao động và người sử dụng lao động. Bởi vậy, trong kinh tế thị trường hiệnđại, quan hệ làm công ăn lương - thuê người lao động - là quan hệ lao động có tính đặctrưng nhất. Nó được hình thành trong các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhântư bản chủ nghĩa (kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) còn đối với các hìnhthức sở hữu nhỏ (những gia đình nông dân canh tác trên thửa ruộng của mình, nhữngngười buôn bán nhỏ, thợ thủ công) tổ chức sản xuất kinh doanh theo cách sử dụng laođộng của chính mình hoặc người trong gia đình thì không nằm trong khái niệm quan hệvề lao động, nó không chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Lao động. Ví dụ người chủ hộ thuêthợ mộc đóng một vài bộ bàn ghế dùng cho sinh hoạt gia đình (không phải thuê lao độngđể sản xuất sản phẩm hàng hoá vì mục đích lợi nhuận). Ở đây, quan hệ giữa chủ hộ vàngười lao động thuộc khái niệm quan hệ dân sự do Luật dân sự điều chỉnh. Quan hệ lao động chỉ xuất hiện khi có hai chủ thể: người lao động và người sửdụng lao động. Người sử dụng lao động và người lao động có thể là những cá nhân, cũngcó thể là một nhóm người, hoặc một tập thể (sở hữu toàn dân hay tập thể). Chúng ta hãyxem xét kỹ hơn các bên chủ thể của quan hệ lao động. Chủ sử dụng lao động (gọi tắt là người chủ) Chủ sử dụng lao động là những ông chủ tư liệu sản xuất đồng thời là người quảnlý điều hành doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân) hoặc là những người được người chủtư liệu sản xuất uỷ quyền, thuê mướn, bổ nhiệm để trực tiếp thực hiện công việc quản lýđiều hành doanh nghiệp và được toàn quyền sử dụng và trả công người lao động. Họ có những quyền, nghĩa vụ, quyền lợi nhất định trong mối quan hệ với ngườichủ tư liệu sản xuất, với người lao động được pháp luật quy định. Thông thường họ làngười đứng đầu doanh nghiệp (Giám đốc, Tổng giám đốc). Tập thể giới chủ sử dụng lao động: Đại diện cho giới chủ sử dụng lao độngthường tổ chức nghiệp đoàn của giới chủ sử dụng lao động được thành lập trong mộtngành trong một phạm vi nghề nghiệp. Nghiệp đoàn giới chủ thành lập nhằm vào mụcđích bảo vệ quyền lợi cho giới chủ. Đồng thời khi có thoả ước lao động tập thể (ký kếtgiữa liên đoàn lao động của người lao động với nghiệp đoàn giới chủ) thì nó đóng vai tròmột bên chủ thể quan hệ lao động cộng đồng. Các tổ chức nghiệp đoàn của giới sử dụnglao động đã hình thành ngay từ nửa cuối thế kỷ 19 (ở các nước Âu, Mỹ). Công ước số 87:"Công ước về quyền tự do an toàn và việc bảo vệ quyền công đoàn" của Tổ chức Laođộng quốc tế (ILO) ngày 17 tháng 6 năm 1948 công nhận tính hợp pháp của các tổ chứcnày. Ở các nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các tổ chức nghiệp đoàn của giớichủ sử dụng lao động khá phong phú. Năm 1995 ở Thái Lan có 19 tổ chức của giới chủsử dụng lao động, trong đó riêng ở thủ đô Băng Cốc đã có tới 18 tổ chức. Người lao động</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">139. Khái niệm "người lao động" bao gồm tất cả những người làm việc với các chủ sửdụng lao động nhằm mục đích lấy tiền và thuộc quyền điều khiển của người chủ trongthời gian làm việc. Người lao động có thể là: Viên chức, cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý. "Thợ": những người có chuyên môn, tay nghề làm những công việc kỹ thuật hay thủ công. "Lao động phổ thông": những người làm công cho doanh nghiệp và thực hiện những công việc thuộc lao động giản đơn (không đòi hỏi có khả năng hay qua đào tạo chuyên môn). Tập thể người lao động Đại diện cho tập thể người lao động tại các doanh nghiệp và các tổ chức côngđoàn hay nghiệp đoàn hoặc ban đại diện công nhân do tập thể người lao động cử lênnhằm mục đích duy nhất là bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Đồng thời khi có thoảước lao động tập thể nó là người đại diện cho tập thể, là một bên chủ thể của quan hệ laođộng. Trong điều kiện tư bản cổ điển, quan hệ lao động là quan hệ giữa tập đoàn ngườinắm giữ tư liệu sản xuất với giới thợ - những người vô sản làm thuê. Còn trong điều kiện chủ nghĩa tư bản hiện đại và phân công lao động phát triểnmạnh, quan hệ lao động không chỉ bó hẹp giữa chủ sở hữu tư liệu sản xuất và người laođộng mà còn giữa những người do phân công lao động mà có được vị trí chủ sử dụng laođộng đối với người lao động. Họ là những người không có số tư bản bào nào thuộc quyềntư hữu của chính mình, nhưng do khả năng kinh doanh, tài năng quản lý điều hành hoặcđược sự tin cậy của chủ tư liệu sản xuất nên được giao quyền điều hành quản lý doanhnghiệp. Thuộc diện này còn gồm cả những người không có vốn tự đứng ra huy động vốncủa người khác và được cử đứng đầu doanh nghiệp. Một khía cạnh khác, ngay cả những người thợ họ cũng có thể không còn lànhững người làm thuê đơn thuần mà cũng có thể có một số tài sản (cổ phần). Bởi thế,trong quan hệ với người đứng đầu doanh nghiệp họ vừa là lao động làm thuê - được trảlương, vừa là cổ đông - được hưởng lợi tức cổ phần. Sự xuất hiện của Nhà nước và cơ chế ba bên trong quan hệ lao động Buổi sơ khai quan hệ lao động là quan hệ giữa hai bên: giới chủ và giới thợ chưacó sự can thiệp của Nhà nước và thường là sự yếu thế thiệt thòi dồn về giới thợ. Để đảm bảo cho sự ổn định xã hội lâu dài, Nhà nước thấy cần phải can thiệp vàomối quan hệ này như: khống chế mức lương tối thiểu, thời gian làm việc tối đa trongngày, một tuần, quy định tỷ lệ phân phối lợi nhuận... Cũng chính từ đó, quan hệ lao động hình thành "ba bên" (Nhà nước - giới chủ sửdụng lao động - giới lao động). Cơ chế "ba bên" trong quan hệ lao động thể hiện ở việc Nhà nước xây dựng, banhành, giám sát luật lệ quan hệ lao động, xử lý các tranh chấp lao động, giới chủ sử dụng</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">140. lao động và giới thợ có đại diện tham gia, xây dựng, chấp hành, giám sát luật lệ lao động,tham gia xử lý tranh chấp lao động. Khi giới thợ muốn được tăng lương hoặc muốn cải thiện điều kiện lao động hoặcnêu yêu sách với người sử dụng lao động mà không được đáp ứng, họ có thể sử dụngquyền đình công. Và nếu đình công kéo dài, sẽ gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế - chính trị- an ninh xã hội, buộc Nhà nước phải cùng hai bên quan hệ lao động tìm các biện pháp xửlý thoả đáng. Bởi thể, trong mối quan hệ ba bên, luôn tạo thế cân bằng (tương đối) và quyềnlợi, trách nhiệm không chỉ của người sử dụng lao động, người thợ mà còn của cả Nhànước trong việc điều hoà mối quan hệ chung. Sự linh hoạt của cơ chế ba bên ví như ba thanh truyền của một động cơ. Bất cứsự chuyển động của một thanh nào cũng kéo theo sự chuyển động của các thanh khác.Hay nói cụ thể là cơ chế ba bên thể hiện sự gắn bó về quyền lợi, trách nhiệm của mỗibên; nếu có sự "bất ổn" dù ở một bên nào đều kéo theo việc "nhập cuộc" của các bênkhác. Nội dung quan hệ lao động là toàn bộ các mối quan hệ qua lại giữa các bên thamgia quan hệ lao động. Tuỳ theo hai cách tiếp cận có thể phân chia các nội dung của quanhệ lao động theo các nhóm khác nhau: a. Phân loại theo trình tự thời gian hình thành và kết thúc của một quan hệ laođộng. Theo cách này các quan hệ lao động gồm có: Các quan hệ lao động thuộc thời kỳ tiền quan hệ lao động như học nghề, tìm việc làm, thử việc... Đó là các mối quan hệ trước khi tiến tới quan hệ chính thức giữa các bên tham gia quan hệ lao động - là những mối quan hệ mang tính điều kiện, nó diễn ra trong quá trình tuyển dụng lao động. Các mối quan hệ lao động trong quá trình lao động tức là quan hệ từ khi hợp đồng có hiệu lực đến khi kết thúc. Đây là giai đoạn cơ bản nhất của mọi quan hệ lao động. Đó là những quan hệ lợi ích vật chất, quan hệ liên quan đến an toàn và bảo vệ sức khoẻ của người lao động, liên quan đến chất lượng chuyên môn tay nghề, đến thời gian làm việc, số lượng, chất lượng công việc, liên quan đến cung cấp việc làm, kỷ luật lao động, liên quan đến bảo hiểm xã hội, tới chấm dứt quan hệ lao động trước thời hạn, liên quan đến tự do nghiệp đoàn, tự do đình công. Các quan hệ thuộc hậu quan hệ lao động tức là các quan hệ còn tiếp tục phải giải quyết giữa người sử dụng lao động và người lao động mặc dù hợp đồng đã kết thúc. Đó là những quan hệ xử lý các vấn đề khi chấm dứt hợp đồng lao động giữa các bên mà nghĩa vụ và quyền lợi vẫn còn tiếp tục đặc biệt là nghĩa vụ của người chủ sử dụng lao động đối với người lao động. b. Phân loại theo quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động Theo cách này quan hệ lao động gồm có: Các quan hệ liên quan đến quyền lợi của người lao động như: − Các quan hệ về quyền lợi vật chất: quy chế về tiền lương, tiền thưởng, hưu trí...</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">141. − Các quan hệ liên quan đến quyền lợi được nghỉ ngơi, bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động. − Các quan hệ liên quan đến quyền lợi về hoạt động chính trị - xã hội: quyền được tham gia công đoàn, nghiệp đoàn, được đình công... Các quan hệ liên quan đến nghĩa vụ của người lao động: nghĩa vụ chấp hành nội quy kỷ luật lao động, phải đóng bảo hiểm xã hội (theo quy định) và một số nghĩa vụ khác. Với cách tiếp cận này, ứng với mỗi quyền của người lao động là một nghĩa vụcủa người sử dụng lao động hoặc của Nhà nước và xã hội nói chung. Nội dung của quan hệ lao động chủ yếu là: Một là, những vấn đề tiền lương, tiền thưởng và phân phối lợi nhuận. Hai là, những vấn đề về điều kiện lao động, thời gian lao động và nghỉ ngơi. Ba là, những vấn đề về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm sức khoẻ. Bốn là, vấn đề tham gia các hoạt động chính trị, gia nhập công đoàn, nghiệp đoàncủa người lao động. Năm là, tranh chấp lao động và đình công.8.2. THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ8.2.1 Khái niệm, nội dung và đại diện ký thoả ước lao động tập thể Điều 44 khoản 1 Bộ luật Lao động nêu rõ: Thoả ước lao động tập thể (viết tắt làTƯLĐTT) là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về cácđiều kiện sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động. Theo Nghị định số 18/CP (28/12/92) của Chính phủ ban hành quy định vềTƯLĐTT chỉ rõ: TƯLĐTT áp dụng trong tất cả các đơn vị tổ chức có quan hệ thuê mướn laođộng, tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và các doanh nghiệp lựclượng vũ trang có quan hệ làm năng lượng trong đó có tổ chức công đoàn tất cả cácdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có sử dụng người lao động Việt Nam. TƯLĐTT không áp dụng đối với: Công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước (trừ các tổ chức sự nghiệp dịch vụ hạch toán độc lập của các đơn vị hành chính sự nghiệp). Những người làm trong các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị. Những người làm trong các doanh nghiệp đặc thù thuộc lực lượng vũ trang. TƯLĐTT là một sự tiến bộ xã hội, thừa nhận quyền của mọi người làm công ănlương, được thông qua người đại diện của mình là công đoàn để xác định một cách tậpthể những điều kiện lao động, đặc biệt là những điều kiện có lợi cho người lao động sovới các quy định của pháp luật. Thông qua TƯLĐTT, sẽ thống nhất hoá được chế độ laođộng đối với những người lao động trong cùng một ngành, nghề, công việc trong cùng</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">142. một doanh nghiệp, cùng một ngành, có tác dụng làm giảm đi sự cạnh tranh không chínhđáng. Trong các doanh nghiệp không có tổ chức công đoàn, không có TƯLĐTT, ngườisử dụng lao động được tự do trong các quyết định liên quan đến vấn đề lương, khenthưởng, điều kiện làm việc... Với việc ra quyết định một chiều, người lao động sẽ phảichấp nhận các quy định không có lợi cho bản thân, hoặc thoả thuận cá nhân để thay đổi,hoặc phải nghỉ việc tại doanh nghiệp. Khi tồn tại hệ thống ra quyết định hai chiều ởnhững nơi có công đoàn, người sử dụng lao động phải thoả thuận với đại diện công đoànvề quyền lợi và nghĩa vụ giữa hai bên xây dựng TƯLĐTT một công cụ pháp lý quantrọng, để thực hiện chức năng bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng cho cả người laođộng và người sử dụng lao động. TƯLĐTT thường được thực hiện giữa đại diện của tập thể người lao động và đạidiện của người sử dụng lao động dưới các dạng: Thoả thuận giữa công đoàn và một người sử dụng lao động. Thoả thuận giữa công đoàn và nhiều người sử dụng lao động. Thoả thuận phối hợp hay liên minh giữa nhiều người lao động với một người sử dụng lao động. Thoả thuận giữa nhiều công đoàn với nhiều người sử dụng lao động. Việc ký kết thoả ước lao động tập thể được ký kết trên cơ sở thương lượng tự nguyện, bình đẳng và công khai. Nội dung của thoả ước tập thể không được trái với pháp luật lao động và pháp luật khác mà Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích việc ký kết thoả ước tập thể với những quy định có lợi hơn cho người lao động so với các quy định của pháp luật lao động. Theo quy định của Bộ luật Lao động Việt Nam, nội dung chủ yếu của TƯLĐTT gồm: Tiền lương, tiền thưởng và các phụ cấp lương trả cho người lao động. Việc làm và bảo đảm việc làm cho người lao động. Thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Bảo hiểm xã hội. Điều kiện lao động, an toàn và vệ sinh lao động. Ngoài ra, tuỳ tình hình cụ thể của doanh nghiệp, có thể thêm những nội dungkhác mà hai bên thấy cần như: khen thưởng và kỷ luật lao động, hiếu hỉ, sinh nhật củangười lao động và các vấn đề khác nếu có. Trong các TƯLĐTT ở nhiều nước trên thế giới, ngoài việc công đoàn tích cựctham gia vào các hoạt động quản lý nguồn nhân lực như tuyển dụng, thù lao, để bảo vệquyền lợi của người lao động, nhiều công đoàn còn muốn mở rộng ảnh hưởng đến cáclĩnh vực khách quan của quản lý nguồn nhân lực như lập thời gian biểu, xây dựng cáctiêu chuẩn thực hiện công việc, áp dụng các phương pháp, hoặc trang thiết bị, dụng cụmới tại nơi làm việc. Khi tham gia ký TƯLĐTT ở Việt Nam, đại diện của tập thể người lao động làban chấp hành công đoàn ở những nơi có trên 50% công nhân viên của doanh nghiệp làcông đoàn viên. Nếu công đoàn cơ sở thu hút 50% số công nhân viên của doanh nghiệp</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">143. thì cần bầu thêm người đại diện của những người lao động không phải là công đoàn viên.Những nơi không có tổ chức công đoàn thì ban đại diện người lao động cần có ít nhất 3người do tập thể lao động bầu ra và được cơ quan lao động cấp tỉnh công nhận. Đại diệncủa người sử dụng lao động là giám đốc doanh nghiệp hoặc người do giám đốc doanhnghiệp uỷ quyền. Số người đại diện tham gia thương lượng do hai bên tự cử ra từ nhữngngười đại diện của mỗi phía, nhưng phải ngang nhau và do hai bên thoả thuận. Đại diệnđể ký TƯLĐTT là chủ tịch Ban chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc trưởng ban đại diệnngười lao động (hoặc người có giấy uỷ quyền của Ban chấp hành Công đoàn); còn phíangười sử dụng lao động là Giám đốc doanh nghiệp hoặc người đại diện uỷ quyền. Thực tế, số doanh nghiệp ký TƯLĐTT còn ít, theo báo cáo sơ bộ của các sở laođộng gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì chỉ có gần 70% doanh nghiệp nhànước, gần 40% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 20% doanh nghiệp quốcdoanh đã ký TƯLĐTT. (1)8.2.2 Hiệu lực của thoả ước lao động tập thểVô hiệu thoả ước lao động tập thể Ở Việt Nam, TƯLĐTT bị vô hiệu từng phần khi một phần nội dung của thoả ướctrái với quy định của pháp luật. TƯLĐTT bị vô hiệu toàn bộ khi: - Toàn bộ nội dung thoả ước trái pháp luật. - Người ký kết thoả ước không đúng thẩm quyền. - Không tiến hành đúng trình tự ký kết. Cơ quan quản lý Nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cóquyền công bố TƯLĐTT vô hiệu từng phần hoặc toàn phần.Hiệu lực của thoả ước lao động tập thể TƯLĐTT có hiệu lực từ ngày hai bên thoả thuận ghi trong TƯLĐTT, nếu hai bênkhông thoả thuận thì TƯLĐTT có hiệu lực kể từ ngày lấy. Người sử dụng lao động phải thông báo đến mọi người lao động trong doanhnghiệp về TƯLĐTT đã có hiệu lực. Nếu quyền lợi của người lao động đã thoả thuận trong hợp đồng lao động thấphơn so với TƯLĐTT, thì phải thực hiện những điều kiện tương ứng của TƯLĐTT, mọiquy định về lao động trong doanh nghiệp phải được sửa đổi cho phù hợp với TƯLĐTT. Mọi người trong doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện đầy đủ TƯLĐTT đã kýkết. Khi một bên vi phạm TƯLĐTT, bên kia có quyền yêu cầu thi hành đúng TƯLĐTTvà hai bên phải cùng nhau thương lượng, nếu không thương lượng được thì mỗi bên cóquyền yêu cầu phải theo trình tự giải quyết tranh chấp lao động.Thời hạn của thoả ước lao động tập thể TƯLĐTT được ký kết với thời hạn từ 1 - 3 năm. Riêng với doanh nghiệp lần đầutiên ký TƯLĐTT thì có thể ký kết TƯLĐTT dưới 1 năm.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">144. Các bên có quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung TƯLĐTT chỉ được thực hiện sau 3tháng, kể từ ngày có hiệu lực đối với TƯLĐTT có thời hạn dưới 1 năm và sau 6 thángvới TƯLĐTT có thời hạn từ 1 - 3 năm. Trước khi TƯLĐTT hết hạn, hai bên có thể thương lượng để ký TƯLĐTT mớihoặc kéo dài thời hạn TƯLĐTT cũ. Nếu hai bên vẫn tiếp tục thương lượng khi TƯLĐTThết hạn, thì TƯLĐTT cứ vẫn có hiệu lực. Nhưng nếu quá 3 tháng việc thương lượngkhông đạt, thì TƯLĐTT cũ đương nhiên hết hiệu lực. Trường hợp sáp nhập, hợp nhất,chia, tách doanh nghiệp, chuyển quyền sử dụng, quyền quản lý, quyền sử dụng tài sảndoanh nghiệp thì người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở căn cứ vàphương án sử dụng lao động để xem xét việc tiếp tục thực hiện, sửa đổi, bổ sung hoặc kýTƯLĐTT mới.8.2.3 Quá trình ký kết thoả ước lao động tập thể Việc ký kết thoả ước được tiến hành theo trình tự bốn bước sau đây. Bước 1: Các bên đưa ra yêu cầu và nội dung thương lượng. Mỗi bên đều có quyền đề xuất yêu cầu ký kết và nội dung thoả ước. Khi nhậnyêu cầu, bên nhận yêu cầu phải chấp nhận việc thương lượng và phải thoả thuận thời gianbắt đầu thương lượng chậm nhất 20 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu (Điều 46 -khoản 1 - Bộ luật Lao động Việt Nam). Thông thường, đại diện của người lao động sẽ đưa ra yêu cầu cần trước, đại diệnsử dụng lao động nhận yêu cầu, đặt câu hỏi để làm rõ vấn đề nêu ra. Các nguyên tắc vàthủ tục ký kết trong suốt quá trình thoả thuận cũng nêu được thông qua trong lần gặpchính thức đầu tiên của hai bên. Ở bước này, thái độ và cung cách làm việc của hai bên là rất quan trọng, có ảnhhưởng nhiều đến tiến trình thương lượng và thoả thuận sau này. Những yêu cầu có tầm quan trọng đặc biệt, nhất thiết phải đạt được khi đàm phán. Có những yêu cầu mong đợi, nhưng không nhất thiết phải đạt được. Tuy nhiên, nếu đạt được các yêu cầu này sẽ có lợi hơn cho bên đưa ra yêu cầu. Có những yêu cầu chỉ đưa ra nhằm để thương lượng nhằm đạt được các yêu cầu trên. Bước 2: Tiến hành thương lượng, trên cơ sở xem xét các yêu cầu và nội dung củamỗi bên. Khi làm rõ các yêu cầu đặt ra của bên đối phương thương lượng cả hai bên cầnkiểm tra, phân tích rõ bản danh mục các yêu cầu của bên kia. Xác định rõ thực chất yêu cầu của đối phương là gì? Các yêu cầu nào là thiếtyếu? Các yêu cầu là thứ yếu? Xác định phạm vi trong đó mỗi bên có thể chấp nhận thoảthuận gọi là vùng thoả thuận. Mỗi bên đại diện thường đặt ra một số giới hạn trong thoả thuận.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">145. Chẳng hạn, tại một doanh nghiệp tư nhân kinh doanh khách sạn trên địa bàn HàNội, đại diện bên sử dụng lao động có thể không chấp nhận trả lương tối thiểu trongdoanh nghiệp cao hơn 450.000 đồng. Đại diện tập thể người lao động không chấp nhậnlương tối thiểu trong doanh nghiệp thấp hơn 400.000 đồng. Vậy vùng thoả thuận về mứclương tối thiểu trong doanh nghiệp này là 400.000 - 450.000 đồng. Khi các yêu cầu về quyền lợi của mỗi bên cần giành được trong thương lượng làkhông quá mâu thuẫn và cách biệt, hai bên có thể nhanh chóng dung hoà đi đến thốngnhất thoả thuận ngay. Đủ các yêu cầu có mâu thuẫn lớn, hai bên cần có hội đồng tạm thờiđại diện để cùng làm việc, nghiên cứu vấn đề và cố gắng đưa ra phương án có thể chấpnhận được. Đồng thời, cũng cần phải xác định được tổng chi phí dự kiến do các phươngán thoả thuận dẫn đến để có cách thức lựa chọn hợp lý. Bước 3: Mỗi bên tổ chức lấy ý kiến về dự thảo, có thể tham khảo ý kiến của cơquan lao động của Liên đoàn Lao động. Bước 4: Các bên hoàn thiện dự thảo thoả ước tập thể và tiến hành ký kết sau khiđại diện của hai bên nhất trí. Một bản do người sử dụng lao động giữ. Một bản do Ban chấp hành Công đoàn cơ sở giữ. Một bản gửi cho Công đoàn cấp trên. Một bản do người sử dụng lao động gửi đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày ký. Thoả ước có hiệu lực kể từ ngày ký hoặc do các bên thoả thuận.8.2.4 Các chiến lược thoả thuận Khi tham gia thương lượng để ký thoả ước tập thể, các bên có thể áp dụng chiếnlược thoả thuận khác nhau nhằm thương thảo để đạt được các yêu cầu đặt ra và đi đếnthống nhất để xây dựng thoả ước tập thể. Các chiến lược này có thể phân thành hai loại là chiến lược thoả thuận phân phốivà chiến lược thoả thuận phối hợp. Chiến lược thoả thuận phân phối là chiến lược thoảthuận tạo nên những tình trạng xung đột, trong đó hai bên đại diện đều tranh đấu quyếtliệt để nhằm đạt được phần lợi ích lớn nhất trong các khoản phân chia. Trong những tìnhhuống như vậy, hai bên có quan hệ thắng thua, đôi khi các bên tham gia phải dùng đếnmọi thủ đoạn, kể cả doạ dẫm, che giấu thông tin, lừa gạt để đạt được mục đích. Chiến lược thoả thuận phối hợp áp dụng khi hai bên đều nhất trí phối hợp giảiquyết các vấn đề trong thoả ước. Hai bên cùng nghiên cứu vấn đề và cùng cố gắng đạtđược giải pháp chung có lợi nhất cho cả hai phía. Quan hệ trong đàm phán là cởi mở,trung thực, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau. Với việc áp dụng chiến lược này cả hai bên mongmuốn đạt được giải pháp tốt nhất cho cả hai phía, phần lợi cho cả hai bên có thể tăng lêntrong suốt quá trình hợp tác làm việc diễn ra trong một bầu không khí làm việc thoải mái,thân thiện và tránh mâu thuẫn.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">146. Tuy nhiên, trong một số tình huống đặc biệt, khi doanh nghiệp lâm vào tình trạngkhó khăn như giảm cầu, khan hiếm tài chính, có nguy cơ đóng cửa hoặc phải cấu trúc lạitổ chức cắt giảm nhân lực thì đại diện tập thể người lao động và đại diện người sử dụnglao động có thể áp dụng hình thức thoả ước nhượng bộ trong thời gian ngắn. Công đoàncó thể tạm thời nhất trí giảm lương trả cho người lao động để doanh nghiệp đỡ khó khănvề tài chính hoặc để người lao động không bị nghỉ việc. Việc nhượng bộ này có thể giúpcho doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh và lại áp dụng trả lương như trước khigặp khó khăn của người lao động với doanh nghiệp. Đồng thời, ở một số doanh nghiệpcòn dành cho người lao động một phần lợi ích từ hoạt động sản xuất kinh doanh dướihình thức phân chia lợi nhuận.8.3. TRANH CHẤP LAO ĐỘNG 8.3.1. Khái niệmTranh chấp lao động thường phát sinh từ những mâu thuẫn phải giải quyết trong phạm viquan hệ lao động…. Tranh chấp lao động được thể hiện dưới nhiều hình thức (nhiều dạng): Bãi công: Sự ngừng bộ phận hoặc toàn bộ quá trình sản xuất, dịch vụ do tập thể những người lao động cùng nhau tiến hành. Đây là một biện pháp đấu tranh của công nhân viên phản đối là người sử dụng lao động (giới chủ) đòi thực hiện những yêu sách về kinh tế, nghề nghiệp và nhiều khi cả những yêu sách về chính trị. Đình công: là một dạng bãi công ở quy mô nhỏ trong một hay nhiều xí nghiệp cơ quan. Hình thức này thường không kèm theo những yêu sách về chính trị. Lãn công: là một dạng đình công mà người công nhân không rời khỏi nơi làm việc nhưng không làm việc hay làm việc cầm chừng.8.3.2. Phòng ngừa và giải quyết tranh chấp lao động Hai vấn đề quan trọng của tranh chấp lao động là phòng ngừa và giải quyết tranhchấp lao động. a. Phòng ngừa tranh chấp lao động là sự thực hiện những biện pháp phòng ngừanhằm ngăn chặn trước những tranh chấp lao động có thể xảy ra. Các biện pháp thườngđược thực hiện là: Tăng cường mối quan hệ thông tin kịp thời giữa chủ sử dụng lao động với tập thể đại diện người lao động về tình hình thi hành các thoả thuận về quan hệ lao động. Tăng cường các cuộc thương thảo định kỳ giữa chủ sử dụng lao động với người lao động. Điều chỉnh và sửa đổi kịp thời các nội dung của hợp đồng lao động phù hợp với những quy định mới của Nhà nước. Tăng cường sự tham gia của đại diện tập thể người lao động vào công việc giám sát, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức ký kết lại hợp đồng lao động tập thể theo định kỳ hợp lý.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">147. Về phía Nhà nước cần tăng cường công tác thanh tra lao động, kịp thời sửa đổi luật lệ quan hệ lao động phù hợp với thực tiễn (đặc biệt là lương tối thiểu). Khi có sửa đổi phải tổ chức phổ biến rộng rãi đến từng doanh nghiệp. b. Giải quyết tranh chấp lao động: có tranh chấp lao động phải có việc giải quyếtnó bởi vì tiến trình thương lượng tập thể có thể đổ vỡ vì thiếu lý do khác nhau như sự bấtđồng về một vài điểm nào đó hay thông tin bị sai lệch, hoặc do có sự khác biệt về mụcđích giữa các bên thương lượng, phong cách đàm phán hay thái độ cự tuyệt không chấpnhận tất cả mọi giải pháp. Giải quyết tranh chấp lao động ở mỗi quốc gia thực hiện một cách thống nhất,theo một cơ chế hoàn chỉnh được pháp luật quy định. Cụ thể: Bộ máy giải quyết tranh chấp lao động gồm: Ban hoà giải tranh chấp lao động (cấp cơ sở); toà án lao động. Ngoài ra trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động còn có sự tham gia của hoà giải việc thuộc thanh tra lao động, hoặc của bộ máy quản lý quan hệ lao động các cấp. Tuy nhiên, tuỳ thuộc đặc điểm tình hình về tranh chấp mà các nước có sự tổ chức bộ máy chuyên trách phù hợp với nước mình. Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp lao động thuộc tổ chức bộ máy các nước có tổ chức bộ máy khác nhau do đó trình tự giải quyết cũng khác nhau. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động: tranh chấp lao động thường được giảiquyết theo những nguyên tắc sau đây: Thương lượng trực tiếp và tự dàn xếp giữa hai bên tranh chấp tại nơi phát sinh tranh chấp. Thông qua hoà giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên, tôn trọng lợi ích chung của xã hội và tuân theo pháp luật. Giải quyết công khai, khách quan, kịp thời, nhanh chóng, đúng pháp luật. Có sự tham gia của đại diện công đoàn và của đại diện người sử dụng lao động trong quá trình giải quyết tranh chấp. Việc giải quyết tranh chấp lao động tại các cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấplao động được tiến hành khi một bên từ chối thương lượng hoặc hai bên đã thương lượngmà vẫn không giải quyết và một hoặc hai bên có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp laođộng. Trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động các bên tranh chấp có quyền: Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện của mình để tham gia quá trình giải quyết tranh chấp. Rút đơn hoặc thay đổi nội dung tranh chấp. Yêu cầu thay người trực tiếp tiến hành giải quyết tranh chấp, nếu có lý do chính đáng cho rằng người đó không thể bảo đảm tính khách quan, công bằng trong việc giải quyết tranh chấp. Trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động, các bên tranh chấp có nghĩa vụ: Cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">148. Nghiêm chỉnh chấp hành các thoả thuận đã đạt được của biên bản hoà giải thành, quyết định đã có hiệu lực của cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động, bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực của toà án nhân dân. Cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động trong phạm vi nhiệm vụ quyềnhạn của mình có quyền yêu cầu các bên tranh chấp lao động, các cơ quan, tổ chức, cánhân hữu quan cung cấp tài liệu, chứng cứ, trưng cầu giám định, mời nhân chứng vàngười có liên quan trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động. Thẩm quyền và trình tự giải quyết tranh chấp lao động Trong trường hợp tranh chấp lao động cá nhân thì các cơ quan có thẩm quyền giải quyết gồm: Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động của cơ quan lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) đối với những nơi không có Hội đồng hoà giải lao động cơ sở. Toà án nhân dân Trình tự tiến hành tranh chấp lao động được quy định như sau: Hội đồng hoà giải cơ sở tiến hành hoà giải chậm nhất 7 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải. Tại phiên họp hoà giải, phải có mặt hai bên tranh chấp hoặc đại diện được uỷ quyền của họ. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở đưa ra phương án hoà giải để các bên xem xét. Nếu hai bên chấp nhận phương án hoà giải thì lập biên bản giải thành, có chữ ký hội đồng hoà giải lao động cơ sở. Hai bên có nghĩa vụ chấp hành các thoả thuận ghi trong biên bản hoà giải thành. Trong trường hợp hoà giải không thành thì Hội đồng hoà giải cơ sở lập biên bản hoà giải không thành, ghi ý kiến của hai bên tranh chấp và của hội đồng, có chữ ký của hai bên tranh chấp, của thư ký và chủ tịch Hội đồng. Bản sao biên bản phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày hoà giải không thành. Mỗi bên tranh chấp đều có quyền yêu cầu toà án nhân dân cấp huyện xét xử tranh chấp. Hồ sơ gửi toà án nhân dân phải kèm biên bản hoà giải không thành (Hình XV - 1. Trình tự giải quyết tranh chấp lao động cá nhân). Những tranh chấp lao động cá nhân sau đây có thể yêu cầu toà án nhân dân cấphuyện giải quyết, không nhất thiết phải qua hoà giải tại cơ sở: - Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợpbị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. - Tranh chấp về bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động. Trong trường hợp là tranh chấp lao động tập thể. - Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể gồm: - Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động của cơ quan laođộng cấp huyện, nơi không có hội đồng hoà giải lao động cơ sở. - Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh. - Toà án nhân dân. Trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể được giải quyết như sau:</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">149. - Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động tiến hành hoà giảichậm nhất 7 ngày, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu hoà giải. Tại phiên họp hoà giải, phải cómặt hai bên tranh chấp hoặc đại diện uỷ quyền của họ. - Hội đồng hoà giải lao động cơ sở đưa ra phương án hoà giải để các bên xem xét.Nếu hai bên chấp nhận phương án hoà giải thì lập biên bản hoà giải thành, có chữ ký hộiđồng hoà giải lao động cơ sở. Hai bên có nghĩa vụ chấp hành các thoả thuận ghi trongbiên bản hoà giải thành. - Trong trường hợp hoà giải không thành thì hội đồng hoà giải cơ sở lập biên bảnhoà giải không thành, ghi ý kiến của hai bên tranh chấp và của hội đồng, có chữ ký củahai bên tranh chấp, của thư ký và chủ tịch hội đồng hoặc của hoà giải viên lao động. Mỗibên tranh chấp hoặc cả hai bên tranh chấp đều có quyền yêu cầu hội đồng trọng tài laođộng cấp tỉnh giải quyết. Trình tự cụ thể như sau: - Tại các phiên họp giải quyết tranh chấp lao động tập thể phải có mặt các đại diệnđược uỷ quyền của hai bên tranh chấp. Trường hợp cần thiết, hội đồng trọng tài lao độngmời đại diện công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở và đại diện cơ quan Nhà nước hữuquan tham dự phiên họp. - Hội đồng hoà giải lao động cơ sở đưa ra phương án hoà giải để các bên xem xét.Nếu hai bên chấp nhận phương án hoà giải thì lập biên bản hoà giải thành, có chữ ký củahai bên tranh chấp, của chủ tịch hội đồng trọng tài lao động. Trong trường hợp hoà giảikhông thành thì hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp, nếu hai bên không có ýkiến thì quyết định đương nhiên có hiệu lực thi hành. Sơ đồ Trình tự giải quyết tranh chấp lao động cá nhân HỘI ĐỒNG HÒA GIẢI LAO ĐỘNG CƠ SỞ Người lao động Người sử dụng lao động PHƯƠNG ÁN HOÀ GIẢI Hòa giải thành Hòa giải không thành Lập biên bản hòa giải Lập biên bản hòa giải thành không thành Tòa án cấp huyện</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">150. - Trong trường hợp hai bên không đồng ý với quyết định của hội đồng trọng tàilao động thì có quyền yêu cầu Toà án nhân dân giải quyết hoặc đình công. - Trong trường hợp người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định của hộiđồng trọng tài lao động thì có quyền yêu cầu Toà án nhân dân xét lại quyết định của hộiđồng trọng tài. Việc người sử dụng lao động yêu cầu toà án nhân dân xét lại quyết địnhcủa hội đồng trọng tài không cản trở quyền đình công của tập thể lao động. Trong khi hội đồng hoà giải, hội đồng trọng tài lao động đang tiến hành việc giảiquyết tranh chấp lao động thì không bên nào được hành động đơn phương chống lại bênkia HỘI ĐỒNG HÒA GIẢI CƠ SỞ Tập thể lao động Người sử dụng lao động PHƯƠNG ÁN HOÀ GIẢI Sơ đồ Trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể Hòa giải thành Hòa giải không thành Hội đồng trọng tài lao động tỉnh Tập thể lao động Người sử dụng lao động Phương án Hòa giải thành Hòa giải không thành Thông báo Không có ý kiến Có ý kiến Tòa án Đình công</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">151. 8.4. BẤT BÌNH CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG8.4.1 Khái niệm, phân loại, nguyên nhân bất bình của người lao dộng8.4.1.1 Khái niệm Bất bình là sự không đồng ý, là sự phản đối của người lao động đối với người sửdụng lao động về các mặt: thời gian lao động, tiền lương, điều kiện lao động... Bất bình có ảnh hưởng đến năng suất lao động, quan hệ lao động và đời sống củamọi người trong doanh nghiệp.8.4.1.2 Phân loại Có thể phân loại bất bình thành như sau: Bất bình rõ ràng: là bất bình có nguyên nhân chính đáng, các sự kiện được biểuhiện rõ ràng, người lao động có thể được tranh luận với người quản lý. Bất bình tưởng tượng: những bất bình này chỉ tồn tại trong ý nghĩ của người laođộng, họ cảm thấy mình đang bị kêu ca "người phụ trách không ưa tôi". Những ý nghĩ đóthường là kết quả của những đồn đại, bán tín bán nghi và chuyện lượm lặt. Bất bình im lặng: người lao động giữ sự bực bội trong lòng, không nói ra, nhưngđó là sự uất ức, bất mãn. Bất bình được bày tỏ: người lao động phàn nàn một cách cởi mở, công khai, nóira sự bất bình, trình bày với những người phụ trách những điều "trong suy nghĩ" của anh(chị) ta và không giấu trong lòng.8.4.1.3 Các nguyên nhân của bất bình Những bất bình bắt nguồn từ những bất đồng cá nhân. Các chính sách và việc thihành của doanh nghiệp có thể được người lao động hiểu theo cách khác với những ý địnhcủa ban quản lý.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">152. Một số bất bình liên quan đến tiền công hoặc số giờ làm việc, điều kiện lao động,phân công công việc không thích hợp, không giữ đúng lời hứa, dối gian về trả lương,không có sự thúc đẩy từ bên trong hoặc thiếu sự quan tâm của người lao động đến quátrình quản lý... Hầu hết sự bất bình của người lao động nảy sinh từ việc không đạt đượcsự hài lòng với nghề nghiệp, từ sự đe doạ về an toàn lao động, từ sự thiếu hiểu biết nhânviên của những người quản lý... Những nguồn gốc của bất bình cần được người quản lý hiểu rõ. Có 3 dạng nguồngốc: Trong nội bộ tổ chức: những điều kiện làm việc thấp kém, những lời phê bình philý, việc đề bạt hay tăng lương không công bằng của người chủ, sự không yêu thích côngviệc được phân công, hay do thoả ước lao động không được diễn đạt rõ ràng, do thái độvà cách hoạt động của Công đoàn là chưa hợp lý, hay do phong cách lãnh đạo và ngườilãnh đạo bộ phận chưa hợp lý... Bên ngoài tổ chức: sự tuyên truyền về kinh tế và chính trị đưa đến người laođộng những quan điểm sai lệch, bị bạn bè thuyết phục, những người đó không biết nhữngtình tiết chứng tỏ anh ta đang được đối xử công bằng... Trong nội bộ người lao động (những vấn đề cá nhân từ sự khác biệt giữa cá nhânngười lao động) người lao động rất nhạy cảm, thấy bị xúc phạm họ rất dễ chấn động vềtinh thần, mỗi khi có những lời phê bình thiếu cân nhắc.8.4.2 Các nguyên tắc giải quyết bất bình của người lao động Việc chú trọng đến những bất bình của người lao động đòi hỏi sự hiểu biết đầyđủ. Có thể tránh được những vấn đề gay cấn hơn bằng việc ngăn chặn những điều khôngthoả mãn từ khi chúng mới nảy sinh, với nguyên tắc giải quyết bình đẳng công khai, thoảthuận trên cơ sở tự nguyện.8.4.2.1 Người phụ trách Người phụ trách (quản lý trực tiếp) có trách nhiệm phát hiện và giải quyết nhữngbất bình. Anh ta cần đề phòng để khắc phục những tình trạng bất mãn trước khi nảy sinhsự bất bình. Nếu Thủ trưởng (người quản lý trực tiếp) có thái độ thù địch với người laođộng - những người phàn nàn - thì cuối cùng không tránh khỏi sự kêu ca của họ. Điều đáng lo ngại là, nếu người quản lý trực tiếp dùng những hành động quyếtliệt chống lại nhân viên dưới quyền thì họ sẽ chuyển sự bất bình đến với công đoàn. Khi một người lao động đến gặp người quản lý trực tiếp để phàn nàn hoặc bày tỏsự bất bình, người phụ trách phải tỏ ra tôn trọng họ. Đó là biểu hiện một sự lãnh đạo tốt.Hơn nữa, đây là dịp để nói rõ cho một người lao động cá biệt hay với người khác rằng,tình hình sẽ được cải thiện. Người quản lý trực tiếp phải nhớ rằng, hành vi, phản ứng củabản thân có quan hệ đến từng con người và kết quả mà người ta mong đợi phụ thuộc vàoviệc anh ta đem lại những gì cho người lao động, cho ban quản lý và cho chính quyền</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">153. lãnh đạo của anh ta. Trong việc giải quyết những phàn nàn của người lao động, ngườiquản lý trực tiếp phải: Là một người biết lắng nghe. Có khả năng khơi gợi tâm sự đầy đủ và trọn vẹn của người lao động. Là một người trọng tài phán xét những sai phạm. Đối xử công bằng đối với người lao động. Có khả năng suy xét xem người lao động đang cố gắng để giành được những lợi ích gì từ doanh nghiệp. Có khả năng thuyết phục được người khác về quan điểm của mình. Có thể chỉ rõ người lao động sẽ có lợi như thế nào? Có thể chỉ ra những tổn thất do các rủi ro đối với người lao động. Thẳng thắn nói ra cái anh ta có thể và không thể làm được. Có thể theo sát những diễn biến tiếp theo. Có thể nói "không" đúng cách, nếu như "không" là một câu trả lời đúng. Có thể tránh được lối cư xử cục cằn.8.4.2.2 Ban quản lý Ban quản lý cần hoan nghênh những người lao động bày tỏ sự bất đồng nhằmgiải quyết nhanh chóng trước khi chúng lan sang các bộ phận khác. Thái độ đó, tạo cơ hộiđể cải thiện mối quan hệ giữa những người quản lý và người lao động. Ban quản lý cầnphải hiểu rõ nguyên nhân, gốc rễ của sự phàn nàn, điều gì thực sự làm người lao độngđang bực bội. Ban quản lý cần khuyến khích người lao động đầu tiên đã phàn nàn vớinhững người quản lý trực tiếp của họ. Ban quản lý cần xem xét những điểm sau đây: Trong cuộc phỏng vấn liên quan đến những lời phàn nàn của người lao động, ban quản lý cần chiếm được lòng tin của họ. Cần tránh nghĩ rằng người dưới quyền là dốt nát, thiếu hiểu biết. Ban quản lý cần thể hiện sự quan tâm chân thành của họ đối với những người lao động và có thiện chí giúp đỡ họ. Mọi sự bất bình cần được xem xét thận trọng. Trong phỏng vấn về bất bình, mọi người cần được đưa ra những điểm mạnh và điểm yếu của họ. Việc giải quyết bất bình liên quan đến một số người có quan hệ với những vấn đề, trải qua một số bước và có thể mở rộng từ nhiều ngày thành nhiều tháng.8.4.2.3 Quản trị viên nhân lực Quản trị viên nhân lực cần phải thiết lập và duy trì quan hệ chặt chẽ với nhữngngười quản lý trực tiếp và những nàh quản lý cao cấp nhằm giải quyết có hiệu quả những</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">154. bất bình của người lao động. Cần làm cho những người quản lý trực tiếp hiểu rõ nhữngbất bình đó thuộc loại nào, thái độ chung của họ đối với doanh nghiệp như thế nào? Họcó vô tư và trung thực hay không? Họ có mặt ở mọi sự kiện không? Họ có nói với Banchỉ đạo bộ phận làm việc của bạn như thế nào? Những định hướng chỉ đạo dưới đây sẽ giúp cho người quản lý trực tiếp ngănchặn những sự bất bình từ khi chúng trở thành những vấn đề quan trọng: Luôn luôn tôn trọng người lao động trong công việc của họ. Họ có hài lòng với công việc không? Nếu không thì có điều gì trục trặc? Anh/chị ta có muốn làm việc không? Số lượng và chất lượng công việc của anh/chị ta có bị giảm sút không? Cần hiểu biết người lao động với tư cách là một cá nhân. Thái độ của anh/chị ta thế nào? Có điều gì làm anh/chị ta buồn chán không? Anh/chị ta làm việc cùng nhóm ra sao? Anh/chị ta có khó khăn riêng tư gì không? Cần nhận biết những dấu hiệu đe doạ: sự phân công, sắp xếp không thích hợp, thay đổi thói quen nghề nghiệp, thay đổi nề nếp về giờ giấc, năng suất giảm sút, khí thế trong bộ phận giảm xuống, những lời đồn đại và chuyện xì xào lượm lặt. Nêu hiểu biết những cán bộ đại diện cho tổ chức Công đoàn. Họ có tính kiên định và có lý không? Họ có nhã nhặn không?8.4.3 Quá trình giải quyết bất bình8.4.3.1 Ghi nhận bất bình Có 3 bước trong việc nghe và ghi nhận bất bình: Hãy lắng nghe câu chuyện của người lao động. Hãy để cho anh ta bày tỏ sự phàn nàn "từ trong lòng". Bình tĩnh kiềm chế anh ta một cách thân mật. Khích lệ anh ta bày tỏ tâm tư và làm cho anh ta thấy thoả mãn và có tinh thần hợp tác. Khi anh ta tiếp cận đến một mức độ hợp lý thì hãy thực hiện điều gì đó để giải quyết bất bình.8.4.3.2 Các bước giải quyết bất bình Hãy xác định tính chất của sự bất bình rõ ràng và đầy đủ đến mức có thể được. Thu lượm tất cả những tình tiết giải thích sự bất bình diễn ra ở đây, khi nào, với ai, tại sao và như thế nào? Xác định những giải pháp đề nghị, thử nghiệm. Thu thập thông tin bổ sung nhằm xác định giải pháp tốt nhất có thể thực hiện. Áp dụng các giải pháp. Theo sát diễn biến để nhận biết sự việc đang được giải quyết ổn thoả và loại trừ những việc rắc rối.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">155. Sự bất bình được giải quyết có tổ chức với sự tham gia của những người quản lýtrực tiếp, ban quản lý và những thành viên quản lý trung gian, ban quản lý cao nhất và đạidiện công đoàn lao động.8.4.3.3 Thủ tục đối với bất bình Đây là quá trình, trong đó người quản lý trực tiếp, người lao động và công đoànphân tích, thảo luận về một sự phàn nàn với mục đích xác định cơ chế có hiệu quả đối vớigiải pháp. Đặc biệt, mục đích của thủ tục đối với bất bình là: Bảo vệ những quyền dân chủ về nghề nghiệp của người lao động. Ban quản lý thực thi đầy đủ quyền lực và điều khiển toàn bộ thời gian sử dụnglao động khi không có công đoàn. Tuy nhiên, trong hệ thống quản lý có thể đặt ra yêu cầukỷ luật. Những người lao động chán nản có thể đề nghị thông qua thủ tục về bất bìnhđược quy định trong thoả ước thương lượng tập thể. Thiết lập một hệ thống kiểm tra và thực thi hiệu lực của hợp đồng. Tạo ra những luồng thích hợp trong việc nêu ra những phàn nàn hoặc bất bình. Tạo ra cho người lao động tìm kiếm sự phân xử hoặc khắc phục sự bất bình với sự ủng hộ tập thể của công đoàn. Cải thiện hiệu quả của doanh nghiệp. Phương pháp tìm hiểu bất bình, khám phá ra những nguồn gốc va chạm trước khichúng lan rộng và làm giảm sút sản xuất. Những người đã thoả mãn có sản lượng cao hơn những người không hài lòng. Cơ chế về bất bình cho phép những uỷ viên quản trị cao cấp nhất của doanhnghiệp có thể kiểm tra tính hiệu lực đối với những người phụ trách. Xúc tiến những quan hệ hài hoà giữa người lao động và người quản lý. Bằng việc yêu cầu cả hai bên cùng tham gia giải quyết những tranh chấp nhỏ, thủtục giải quyết bất bình sẽ tạo ra cho họ những kinh nghiệm có giá trị để đàm phán về hợpđồng sau này. Thủ tục đối với những bất bình tạo thuận lợi cho việc thương lượng tập thể đượcchu đáo, kỹ lưỡng.8.4.3.4 Phạm vi giải quyết đối với bất bình Các bước giải quyết đối với bất bình đưa ra một phương pháp đòi hỏi quyền lựccao hơn. Số bước phụ thuộc vào quy mô, số cấp quản lý, quy mô và cấu trúc của côngđoàn hoặc là ở địa phương, hoặc là toàn quốc. Bước 1: Người lao động chuyển sự bất bình tới người quản lý trực tiếp. Giới hạnthời gian là 2 ngày hoặc thoả thuận trên mức đó.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">156. Bước 2: Nếu không đạt được sự giải quyết hay sự điều chỉnh nào, người quản lýtrực tiếp trao đổi với người quản lý bộ phận hoặc uỷ ban về bất bình của công đoàn, vàchuyển trường hợp này đến người quản lý của doanh nghiệp hoặc quản lý khu vực củacông ty. Bước 3: Nếu không đạt được sự giải quyết nào ở bước 2 thì sau đó có thể chuyểntrường hợp đó đến chủ tịch công đoàn địa phương và người đại diện Liên đoàn lao độngtoàn quốc và chuyển lên người phụ trách chung của công ty hoặc người quản lý các quanhệ lao động. Bước 4: nếu không giải quyết được ở các bước trên thì sẽ trở thành tranh chấplao động, nếu được xem xét tại hội đồng hoà giải lao động cơ sở trước khi chuyển tiếpđến toà án lao động để giải quyết lần cuối cùng.8.5. KỶ LUẬT LAO ĐỘNG8.5.1 Khái niệm, hình thức và nguyên nhân vi phạm kỷ luật8.5.1.1 Khái niệm và nội dung của kỷ luật Kỷ luật lao động là những tiêu chuẩn quy định hành vi cá nhân của người laođộng mà tổ chức xây dựng nên dựa trên cơ sở pháp lý hiện hành và các chuẩn mực đạođức xã hội. Mục tiêu của kỷ luật là nhằm làm cho người lao động làm việc dựa trên tinh thầnhợp tác theo cách thức thông thường và có quy củ, do đó kỷ luật tốt nhất chính là sự tựgiữ kỷ luật. Bởi vậy, người làm công tác quản lý nguồn nhân lực cần làm cho mọi ngườilao động hiểu được những mong đợi, yêu cầu của tổ chức đối với bản thân họ. Từ đó, họcó thể định hướng cách thức làm việc có hiệu quả ngay từ khi bắt đầu thực hiện công việcvới một tinh thần làm việc hợp tác và phấn khởi. Nội dung của kỷ luật lao động bao gồm các điều khoản quy định về hành vi củangười lao động trong các lĩnh vực có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ lao động của họnhư: số lượng và chất lượng công việc cần đạt được, thời giờ làm việc và thời giờ nghỉngơi, giữ gìn trật tự tại nơi làm việc, an toàn lao động và vệ sinh lao động, bảo vệ tài sảnvà bí mật công nghệ, kinh doanh của tổ chức, các hành vi vi phạm pháp luật lao động, cáchình thức xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất. Theo Điều 42 - Bộ luật Lao động Việt Nam, kỷ luật lao động được thể hiện trongnội quy lao động, không được trái với pháp luật lao động và pháp luật khác và phải thểhiện bằng văn bản đối với tổ chức có từ 10 người trở lên. Để giúp người lao động hiểu và tuân thủ kỷ luật lao động thì nội quy lao độngphải được thông báo đến từng người và những điểm chính phải được niêm yết ở nhữngnơi cần thiết trong tổ chức.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">157. 8.5.1.2 Hình thức kỷ luật Có 3 hình thức kỷ luật: Kỷ luật ngăn ngừa (phê bình) dựa trên cơ sở đưa ra những sự nhắc nhở và phêbình nhẹ nhàng có tính xây dựng. Người lao động thấy bản thân không bị bôi xấu, sỉnhục. Trong kỷ luật ngăn ngừa, thông qua những người quản lý trực tiếp sẽ giải thíchrõ những sai sót hoặc những điều có thể sai sót, sử dụng cách tiếp cận hữu ích khôngchính thức và cho phép người dưới quyền tự chủ làm việc. Kỷ luật khiển trách là hình thức kỷ luật chính thức hơn và được tiến hành tế nhịkín đáo "phía sau cánh cửa". Mục đích là tiếp cận tích cực nhằm tạo cơ hội cho người viphạm sửa chữa vấn đề và tránh lặp lại trong tương lai, làm cho người lao động hiểu rõđiều họ đang làm không được chấp nhận nhưng mọi việc có thể sẽ đủ thoả mãn nếu họthực sự có chuyển biến theo hướng mong đợi của tổ chức. Người quản lý phải có trách nhiệm trong việc đạt được sự nhất trí với nhữngngười dưới quyền bằng những thủ tục và phải giám sát họ. Kỷ luật trừng phạt (cảnh cáo): là cách cuối cùng áp dụng đối với người vi phạmkỷ luật - đôi khi còn được gọi là "kỷ luật đúng đắn" hoặc "kỷ luật tiến bộ", bởi nó đưa ranhững hình phạt nghiêm khắc hơn, tăng theo thời gian đối với những người bị kỷ luật. Thông thường, các mức nối tiếp của kỷ luật trừng phạt như sau: Cảnh cáo miệng. Cảnh cáo bằng văn bản. Đình chỉ công tác. Sa thải. Trừ những sai phạm rất nghiêm trọng như ăn cắp hoặc làm giả tài liệu cơ quan,một người mắc lỗi lầm rất hiếm khi bị sa thải ngay khi mắc lỗi lần đầu. Bởi vậy, khi ápdụng hình thức sa thải, người quản lý cần chứng tỏ được rằng đã cố gắng giáo dục ngườiphạm lỗi nhưng không có biến chuyển tích cực.8.5.1.3 Các loại và nguyên nhân vi phạm kỷ luật Việc vi phạm kỷ luật lao động cũng tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như: Người lao động vi phạm các quy định và nội quy của tổ chức đã được niêm yết và thông báo. Người lao động thực hiện công việc không đạt các yêu cầu, tiêu chuẩn thực hiện công việc làm ảnh hưởng đến hiệu quả của bộ phận và của tổ chức. Người lao động có biểu hiện các hành vi thiếu nghiêm túc và phạm pháp chống đối tổ chức và làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức trên thị trường. Nguyên nhân dẫn đến vi phạm kỷ luật có thể do phía người quản lý hoặc dochính bản thân người lao động.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">158. Về phía người lao động có thể do các đặc trưng cá nhân khác nhau dẫn tới họ cóquan niệm, mục tiêu, hành vi khác nhau trong quá trình làm việc. Hoặc cũng có thể dothái độ và ý thức của bản thân người lao động không hợp tác trong quá trình làm việc. Về phía người quản lý có thể sai sót trong việc xây dựng chính sách nhân sự vàthực hiện chính sách nhân sự không hợp lý. Do thiếu sót trong công tác tuyển mộ, tuyển chọn nhân lực, tuyển không đúngngười, đúng việc và đúng thời điểm cần. Do bố trí lao động không hợp lý, người lao động sẽ phản kháng hoặc không đủnăng lực để thực hiện tốt công việc. Do hoạt động đào tạo và phát triển không đúng hướng, thiếu đồng bộ, không cóchất lượng. Công tác hướng dẫn công việc không được thực hiện tốt dẫn tới người lao độnghiểu sai hay vin cớ cố tình hiểu sai. Do việc truyền tải thông tin đến người lao động không đầy đủ và kịp thời nênngười lao động không nắm bắt được những yêu cầu của tổ chức một cách kịp thời, họ cóthể vi phạm các quy định do không có điều kiện để hiểu chúng. Do các quy định phát sinh từ những chính sách không hợp lý. Do đó khi xử lý viphạm kỷ luật người quản lý phải xác định rõ nguyên nhân phát sinh từ đâu để có hướnggiải quyết hợp lý.8.5.2 Nguyên tắc và trách nhiệm thi hành kỷ luật8.5.2.1 Nguyên tắc Nền tảng của kỷ luật trong quản lý nguồn nhân lực là việc giáo dục, đào tạo vàchỉ dẫn tốt. Ban quản lý phải luôn luôn giúp người lao động hiểu rằng, nếu mọi việckhông được thực hiện theo đúng quy tắc đã định thì những hình phạt sẽ được áp dụng. Chính vì vậy, người lao động phải được hướng dẫn các quy tắc và những hìnhphạt áp dụng trong trường hợp sai phạm một cách kịp thời, để họ hiểu rằng ban quản lýcó quyền áp dụng những hình phạt. Một người giữ gìn kỷ luật tốt là người biết tâm lý củamọi người, họ tiến hành công việc theo đúng yêu cầu và chỉ dẫn, thì vấn đề vi phạm kỷluật trong tổ chức sẽ giảm bớt. Muốn kỷ luật có hiệu quả trong tổ chức cần tuân thủ theo những nguyên tắc sau: Xây dựng hệ thống kỷ luật một cách rõ ràng, hợp lý và cụ thể không dựa vào ýmuốn cá nhân, trong đó quy định rõ các điều khoản kỷ luật, các mức độ vi phạm kỷ luậtvà các hình thức kỷ luật tương ứng, đồng thời phải xây dựng cơ chế khiếu nại tạo điềukiện cho việc thông tin hai chiều trong kỷ luật một cách dân chủ, công khai, công bằngvới mọi người lao động. Để xây dựng, tổ chức cần căn cứ vào tính chất và bản chất hành vi vi phạmKLLĐ, dự đoán mức độ ảnh hưởng của nó đến tổ chức như giảm chất lượng sản phẩm,</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">159. ảnh hưởng gây hại đến người lao động khác, ảnh hưởng xấu đến văn hoá của tổ chức, làmgiảm uy tín tổ chức trên thị trường, hay vi phạm pháp luật hiện hành. Đồng thời, có thểcăn cứ vào điều kiện cụ thể xảy ra hành vi, tính chất nghề nghiệp, vị trí công việc mà họđảm nhiệm cũng như trình độ hiểu biết của người lao động đến đâu để xác định mức độnặng nhẹ của hành vi vi phạm. Phải quy định rõ ràng trách nhiệm của người có liên quan đến kỷ luật laođộng, nhằm tránh tình trạng ỷ lại, thụ động, chồng chéo và đổ lỗi cho nhau khi vi phạmkỷ luật và xử lý kỷ luật. Phải thông tin đầy đủ và kịp thời các điều khoản của kỷ luật lao động đến mọingười lao động nhằm khuyến khích ý thức tốt, tự thực hiện giữ gìn kỷ luật trong từngngười lao động và kỷ luật tổ, nhóm trong các tổ nhóm làm việc. Việc phổ biến các điều khoản của kỷ luật đến mọi người lao động có thể thôngqua các cuốn sổ tay hướng dẫn, giới thiệu về tổ chức qua các văn bản, công văn, hợpđồng, thoả ước tập thể, hay niêm yết trên bảng thông báo của tổ chức. Khi thông báo các nội dung kỷ luật lao động, điều khôn khéo là phải thông báonhững xử phạt đối với những hành vi vi phạm. Tuy nhiên, kỷ luật không được cướp đilòng tự trọng của người lao động ở bất cứ nơi nào, lúc nào. Việc giải thích rõ lý do đốivới mỗi điều khoản trong kỷ luật đều là cần thiết. Trước khi tiến hành kỷ luật, cần phải tiến hành điều tra, xác minh được các viphạm, mức độ vi phạm và các hình thức kỷ luật tương ứng đã được quy định và thôngbáo cho người vi phạm biết. Trong hầu hết các trường hợp, đặc biệt trong việc sai thải, người quản lý phảichứng minh rõ ràng người lao động đã phạm lỗi hoặc bị coi là tội phạm. Khi đã xácđịnh rõ các sai phạm thì việc xử lý kỷ luật phải được thực hiện một cách nhất quán vàcông minh theo đúng nội quy, quy chế đã đề ra và thông báo cho người lao động biết vềhình thức kỷ luật họ phải gánh chịu và giới hạn về thời gian đối với hình thức kỷ luật đó.8.5.2.2 Trách nhiệm đối với kỷ luật Kỷ luật là trách nhiệm của mọi người trong hoạt động của một tổ chức, mộtdoanh nghiệp. Tuy nhiên, mỗi người ở mỗi vị trí khác nhau đều có một trách nhiệm khácnhau trong việc gìn giữ kỷ luật trong tập thể lao động. Việc phân định trách nhiệm với kỷluật càng rõ ràng càng tạo điều kiện cho việc duy trì kỷ luật trong tổ chức nhằm thúc đẩyhoạt động sản xuất kinh doanh. Dưới đây là trách nhiệm đặc biệt đối với việc duy trì kỷluật trong nội bộ tổ chức. Người quản lý bộ phận: họ là người thay mặt cho tổ chức tiếp xúc hàng ngày vớingười lao động trong bộ phận quản lý. Là người đương nhiên chịu trách nhiệm chính vàtrực tiếp về kỷ luật lao động.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">160. Do đó, người quản lý bộ phận phải hiểu biết về kỷ luật, các quy tắc, thông lệ cầnthiết để quản lý tốt, phải hiểu rõ nhân cách của mọi người dưới quyền và có cách thức đốixử công bằng, đúng mực. Người quản lý bộ phận cần đào tạo cho nhân viên của mình về kỷ luật lao độngtrong tổ chức, để họ biết điều gì nên hay không nên làm. Khi gia nhập vào nhóm làm việcvới các đặc tính cá nhân là phải tuân theo kỷ luật lao động chứ không thể theo lề thóithông thường của bản thân. Đây thực sự là một thử thách lớn, một trách nhiệm nặng nềvới người quản lý bộ phận. Phòng Quản trị nhân lực: phải là người đào tạo và hướng dẫn cho người quảnlý bộ phận về những vấn đề liên quan đến kỷ luật nhằm giúp họ làm quen với những khíacạnh của công tác kỷ luật. Phòng quản trị nhân lực chịu trách nhiệm chính về việc thiếtkế chính sách, thủ tục và thực hiện kỷ luật lao động trong tổ chức. Công đoàn: là một lực lượng hỗ trợ trong việc thi hành kỷ luật như hỗ trợ giáodục ý thức kỷ luật và xử trí các vụ việc vi phạm kỷ luật, cũng như hỗ trợ trong việc đề racác chính sách đúng đắn về kỷ luật lao động. Tiếng nói của công đoàn về các hoạt độngđúng đắn liên quan đến người lao động được thể hiện trong các hợp đồng lao động, thoảước tập thể, ban hành nội quy lao động. Ban quản lý cấp cao: hội đồng quản trị thông qua giám đốc doanh nghiệp (ngườiđứng đầu tổ chức) phải ủng hộ và hỗ trợ phát triển và duy trì hệ thống kỷ luật trongdoanh nghiệp. Ban quản lý cấp cao đại diện là Giám đốc, là người chủ trì việc xây dựngvà phê duyệt các chính sách và thủ tục hợp lý trong doanh nghiệp, trực tiếp tổ chức thựchiện tốt các quy chế này. Người lao động có trách nhiệm tuân thủ các quy tắc, quy chế làm việc để đạt tớimục tiêu chung của tổ chức.8.5.3 Quá trình kỷ luật và hướng dẫn kỷ luật có kết quả8.5.3.1 Cách tiếp cận với kỷ luậtThi hành kỷ luật mà không phạt Đây là cách tiếp cận tích cực. Khi một người lao động vi phạm một quy định nàođó, nhiều trường hợp nhà quản lý cũng chưa nhất thiết cần dùng biện pháp trừng phạt, màhọ "nhắc nhở" hoặc "khuyên bảo" cấp dưới sửa chữa vấn đề, cố gắng làm việc tốt hơn,tránh các vấn đề lặp lại trong tương lai nhằm giúp người lao động làm việc có hiệu quảtheo hướng mong đợi của tổ chức.Thi hành kỷ luật bằng trừng phạt, răn đe Theo cách này, người quản lý cảnh báo trước với người dưới quyền rằng nếu tiếptục vi phạm thì sẽ bị phạt. Cách thức này được mô tả như sau:</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">161. Phỏng tay ngay: tức là cần phải thi hành kỷ luật ngay nếu có vi phạm, nếu bỏ quangười phạm lỗi thường có khuynh hướng tự thuyết phục mình rằng lỗi đó nhẹ hoặc khôngcó lỗi. Cảnh cáo: cần cảnh cáo trước cho nhân viên, nếu vi phạm sẽ bị phỏng như lò lửanóng. Hình phạt phù hợp: giống như khi ta chạm tay vào lò lửa nóng, tuỳ theo thờigian, mức độ chạm vào lò lửa mà người ta chạm vào sẽ bị phỏng khác nhau. Phỏng tay với bất kỳ ai: bất kỳ ai vi phạm kỷ luật đều bị hình phạt không loại trừ,thiên vị ai cả như bất kỳ ai chạm tay vào lửa đều bị phỏng.Thi hành kỷ luật theo trình tự Việc thi hành kỷ luật nhân viên phải theo một trình tự khoa học và hợp lý, đúngtheo thủ tục. Tuỳ theo mức độ nặng nhẹ mà việc thi hành kỷ luật phải theo đúng trình tựxử phạt từ thấp lên cao. Trước khi ra quyết định thi hành kỷ luật, người quản lý cần thiếtphải đặt ra một loạt câu hỏi, cân nhắc trước xem nên làm gì? Rà soát lại những hành vi đãthể hiện của nhân viên và tính khách quan khi ra quyết định thi hành kỷ luật của nhà quảnlý.Quá trình kỷ luật Một quá trình kỷ luật chung trải qua 5 bước. Bước 1: Khiển trách bằng miệng Nói cho người lao động hiểu hành vi sai trái của họ, đưa ra lời khuyên về cáchthức sửa chữa, đồng thời tạo điều kiện giúp đỡ họ sửa chữa. Tuy nhiên, khi áp dụng hìnhthức này không cần ghi vào bằng văn bản. Bước 2: Cảnh cáo miệng Khi một người vi phạm những tiêu chuẩn hoặc quy tắc thì việc cảnh cáo miệng làthích hợp. Người quản lý bộ phận thông báo cho người lao động biết tình trạng hành vicủa họ là không thể chấp nhận được và yêu cầu họ phải sửa chữa. Tuy nhiên, chưa ghivào hồ sơ nhân sự. Để có tác dụng giáo dục người lao động vi phạm sửa sai, người quản lý phải giảithích cho họ thấy họ đã vi phạm như thế nào, ảnh hưởng đến kết quả của tổ chức ra sao.Từ đó giúp đỡ cho họ vạch ra những phương pháp, cách thức để sửa chữa và ngăn chặnviệc tái diễn những sai phạm đó trong tương lai. Bước 3: Cảnh cáo bằng văn bản Văn bản cảnh cáo là văn bản mô tả tình trạng của vấn đề vi phạm phát sinh vàhình thức kỷ luật tương ứng. Văn bản này có thể là chứng cứ cho việc trừng phạt nặnghơn nếu người lao động tái phạm sai lầm, hoặc trong việc phán xử của trọng tài (Toà án)lao động.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">162. Chính vì vậy, người quản lý phải làm rất cẩn thận. Trước hết, người quản lý phảitiếp xúc, thảo luận với người vi phạm, tạo điều kiện cho họ được nói và giải thích vềnguyên nhân vi phạm. Nội dung trong cuộc tiếp xúc được ghi vào văn bản và cần có chữký của 3 bên: người lao động, người quản lý và công đoàn vào văn bản kỷ luật. Bước 4: Đình chỉ công tác Đây là sự ngừng tạm thời đối với những người lao động tái vi phạm chính sáchhoặc quy tắc của tổ chức. Tổ chức sẽ không cho phép người lao động làm việc trong mộtkhoảng thời gian nhất định và tiền lương (tiền công) của họ sẽ bị giảm đi tương ứng. Bước 5: Sa thải Sa thải là việc chấm dứt hợp đồng lao động giữa người lao động và người sửdụng lao động. Khi áp dụng hình thức này, người quản lý phải có đầy đủ chứng cứ chứngminh mức độ vi phạm nặng của người lao động. Thực tế, hình thức này ngày càng được sử dụng ít hơn và được coi là giải phápcuối cùng. Khi ra quyết định áp dụng, người quản lý cần bình tĩnh, sáng suốt cân nhắc tácđộng của nó đối với người lao động và chi phí phát sinh để tuyển dụng và đào tạo laođộng mới. Theo điều 84.1 Bộ luật Lao động Việt Nam: Tuỳ theo mức độ vi phạm, có bahình thức xử lý. Khiển trách Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa 6 tháng hoặc cách chức; Sa thải Điều 85 Bộ luật Lao động Việt Nam quy định, hình thức sa thải chỉ áp dụng khi: - Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật hoặc có hành vi làm thiệt hại nghiêm trọng tài sản, lợi ích của tổ chức. - Trong thời hạn bị xử lý kỷ luật kéo dài thời gian nâng lương hoặc chuyển làm công việc khác lại tái phạm hoặc bị cách chức mà tái phạm. - Tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng. Khi áp dụng sa thải người lao động, người sử dụng lao động phải báo cho cơquan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương biết.8.5.3.2 Tổ chức công tác thi hành kỷ luật lao động Khi có hành vi vi phạm kỷ luật, người liên đới bị xử lý kỷ luật. Để có thể đưa raquyết định áp dụng hình thức kỷ luật nào là phù hợp, thì người quản lý cần thiết phải tiếnhành thẩm tra đánh giá mức độ vi phạm của hành vi sai trái. Từ đó ra quyết định thi hànhkỷ luật và thực hiện quyết định một cách nhất quán.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">163. Phỏng vấn kỷ luật Đây là một thủ tục phải được thực hiện trước khi đề xuất một hình thức kỷ luậtnào đó với người lao động. Chuẩn bị phỏng vấn: Đây là khâu hết sức quan trọng đảm bảo cho cuộc phỏngvấn được thành công. Bởi vậy, người quản lý cần xem xét lại hồ sơ về sự sai phạm vàviệc thi hành trước đây của người lao động. Đồng thời, thông báo đầy đủ cho người liênquan đến vấn đề biết về phương diện của họ, cũng như thời điểm tiến hành phỏng vấn.Người quản lý còn cần phải lựa chọn cách tiếp cận phỏng vấn khác nhau với các cá nhânkhác nhau liên quan đến vấn đề cần xác định, điều tra để làm rõ. Thực hiện phỏng vấn: Việc phỏng vấn nên được tiến hành riêng để tránh sự ngạingùng của những người có thể cung cấp thông tin trung thực. Người quản lý cần khẳngđịnh cho họ thấy rằng những thông tin họ cung cấp sẽ được giữ kín. Việc phỏng vấn nênđược thực hiện ngay sau khi xảy ra vi phạm nếu có thể và phải xác minh được nhữngthông tin thu thập được về những trường hợp tương tự xảy ra ở bộ phận đó hoặc ở nhữngbộ phận khác. Trong khi phỏng vấn, người quản lý cần đưa ra những lời nhắc nhở giúp ngườilao động sửa đổi những hành vi, thái độ không đúng mực. Đồng thời hướng dẫn người trảlời đi theo đúng hướng cung cấp thông tin cần thu thập tránh rườm rà và mất thời gian. Khi tiến hành phỏng vấn kỷ luật, người quản lý cần phải nắm rõ những vấn đềsau: - Mở đầu phỏng vấn bằng một câu hỏi hay một đề nghị cung cấp thông tin chứkhông phải là một lời kết tội với những lời lẽ thân mật để hỏi về ai? Cái gì? Ở đâu? Khinào? Tại sao?... - Đề nghị người lao động cho biết quan điểm với vấn đề mà họ đã gây ra. Ngườiquản lý cần tỏ ra đang lắng nghe, thông cảm với những lý do mà người lao động đưa ra.Hơn nữa, phải bình tĩnh không bộc lộ tức giận, hay đe doạ gây ra tranh cãi với người laođộng. - Cho phép người lao động tự giải thích và bảo vệ lập luận của họ thông quanhững chứng cứ và tư liệu có giá trị. - Cần phê phán những việc làm sai và người làm sai nhưng cần giữ gìn sự tôntrọng người lao động trong phê phán. - Lưu tâm đến dự định sửa chữa sai lầm của người lao động và có chiếu cố đối vớingười sai phạm thành khẩn. - Khuyến khích người lao động đưa ra những giải pháp có thể để sửa chữa việclàm sai của họ. Người quản lý nên đồng ý với những việc làm để sửa chữa sai phạm củangười lao động mà phù hợp với tình hình thực tế. - Người quản lý nên đề xuất sự giúp đỡ chân thành để cải biến hành vi của ngườilao động.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">164. Lựa chọn biện pháp kỷ luật Với những thông tin về vi phạm kỷ luật thu thập được trước và sau phỏng vấn kỷluật, để việc kỷ luật được thực hiện nghiêm túc, người quản lý nên làm theo một số việcsau: Phát hiện những việc đã thực hiện trong các trường hợp tương tự ở trong bộ phậnvà ở những bộ phận khác trong tổ chức. Không để các cá nhân chi phối đến quyết định kỷ luật. Lựa chọn hình thức kỷ luật tương ứng với mức độ sai phạm và có tác dụng ngănngừa sự tái phạm. Đảm bảo quy định kỷ luật là sáng suốt và chắc chắn. Lưu ý các biện pháp kỷ luật có tác dụng củng cố thái độ đạo đức và khuyến khíchsự chủ động sáng tạo của người lao động theo hướng làm việc đúng đắn. Cần kiểm tra biện pháp được lựa chọn với cấp trên trực tiếp và phòng Quản trịnhân lực. Nếu người lao động đã từng bị kỷ luật về cùng loại sai phạm, người quản lý cầnnghiên cứu kỹ biện pháp áp dụng.Thực hiện biện pháp kỷ luật Đề việc thực hiện biện pháp kỷ luật đã được lựa chọn mang lại kết quả mongmuốn cho tổ chức, người quản lý cần: Giải thích để người lao động có liên quan hiểu được lý do của biện pháp lý luận đưa ra và thi hành đối với anh ta. Chú ý thuyết phục người lao động hiểu rằng thi hành kỷ luật là để chính họ sửa chữa thiếu sót, để làm việc ngày càng tốt hơn. Cho người lao động thấy rằng anh ta không bị ác cảm về sau này nếu cố gắng sửa sai và không tái phạm. Làm cho người lao động hiểu tổ chức nhìn nhận cả những ưu và nhược điểm của anh ta để khơi gợi những phản ứng tốt tránh sự phản kháng từ người liên quan. Cần bày tỏ sự tin tưởng và lòng tin vào người lao động. Khẩn trương báo cáo việc thi hành kỷ luật với phòng Quản trị nhân lựcĐánh giá việc thi hành kỷ luật Sau khi thi hành kỷ luật, người quản lý cần nhìn nhận và đánh giá lại kết quả đạtđược từ những biện pháp kỷ luật đã được áp dụng dưới các khía cạnh chính sau: Nghiên cứu và đánh giá tác động mong muốn của biện pháp kỷ luật với người vi phạm như cải biến hành vi, thay đổi thái độ làm việc, không tái phạm... Khen ngợi và thừa nhận những việc làm tốt và chuyển biến tích cực của người lao động. Đánh giá xem các biện pháp kỷ luật đã thực hiện có tác động mong uốn đối với người lao động khác trong tổ chức hay không.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">165. Thông qua việc đánh giá đúng và kịp thời sẽ giúp cho tổ chức nhìn nhận lại chínhcác quyết định về thi hành kỷ luật đã được ban hành, tính khả thi của các biện pháp kỷluật. Từ đó, tổ chức sẽ tìm ra các hướng tốt hơn để giải quyết các vi phạm phát sinh trongtương lai và để củng cố kỷ luật lao động trong tổ chức của mình.8.5.3.3 Các hướng dẫn với người phụ trách kỷ luật Sự hiểu biết, sự tôn trọng nội quy và quy chế và tính khách quan của người phụtrách kỷ luật trong tổ chức có một vai trò quan trọng với việc đạt kết quả mong đợi củakỷ luật lao động trong tổ chức đó. Bởi vậy, người phụ trách kỷ luật cần hiểu và lưu tâmnhững vấn đề sau: Coi trọng quyền hỏi ý kiến của người lao động. Mọi người lao động có quyền tìm kiếm sự giúp đỡ khi họ được gọi tới buổi phỏng vấn mà họ tin rằng có thể bản thân sẽ phải nhận một hình thức kỷ luật nào đó. Cần nhấn mạnh vào các nguyên tắc đã được hiệu lực hoá một cách nhất quán, hợp lý và công khai, chứ không phải dựa vào mong muốn của cá nhân. Trong mọi tình huống không nên cướp mất phẩm giá nhân viên của bạn. Kỷ luật nếu tiến hành riêng, hãy tránh lừa dối, không làm ảnh hưởng đến giá trị riêng tư của người lao động, áp dụng hình phạt kỷ luật một cách nhất quán. Mọi sự vi phạm nguyên tắc hay quy định cần phải được chứng minh bằng chứng cứ chuẩn xác trước khi chứng minh được người lao động bị phạm lỗi và phải gánh chịu hình phạt. Chính vì vậy, đừng quên thu thập thông tin về sự thật, đừng dựa trên những bằng chứng mới nghe để ra quyết định vội vàng. Đừng làm gì khi đang cáu giận, nên bình tĩnh trở lại trước khi kỷ luật cấp dưới của mình. Chuẩn bị lời biện luận một cách rõ ràng trước khi làm việc với người vi phạm: phải làm rõ, chính xác các nguyên tắc và quy định nào đã bị phá vỡ, chúng bị vi phạm như thế nào và hành vi đúng ở đây là gì? Đừng thi hành kỷ luật quá nghiêm khắc, bởi các hình phạt quá nghiêm khắc sẽ bị người lao động coi là không công bằng, không chính đáng và đôi khi gây ra sự phản kháng của người lao động. Cho nên khi phạt, người quản lý nên bắt đầu bằng lời thừa nhận những thành tích tốt của người lao động. Đảm bảo kỷ luật công bằng, không thiên vị hay cảm tình cá nhân với mọi người lao động trong tổ chức theo đúng quy định đặt ra. Đừng để việc kỷ luật trở thành việc cá nhân, thể hiện cảm tình riêng hay định kiến khi đưa ra hình thức kỷ luật. Điều đó sẽ làm cho người lao động mất lòng tin vào tổ chức. Không được dễ dãi khi thi hành kỷ luật, nếu không người lao động sẽ cho rằng các quy chế là phù phiếm hay quy chế, quy định sẽ bị áp dụng không nhất quán và dần làm mất đi tính kỷ luật trong tổ chức. Đảm bảo thông tin hai chiều trong kỷ luật, cho phép đương sự giải thích đầy đủ nguyên nhân và lý do vi phạm kỷ luật. Từ đó có thể tìm thấy các trường hợp</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">166. giảm nhẹ hoặc biết được là người lao động đó đã không biết rõ các nguyên tắc, quy định mà họ cần biết. Cuối cùng, người quản lý cần cung cấp sự báo trước về việc thi hành kỷ luật đầy đủ. Một số kỷ luật đòi hỏi sự đình chỉ hay thải hồi ngay lập tức, do đó, với hầu hết các trường hợp, sự báo trước bằng lời hoặc văn bản là cần thiết. TÓM TẮT NỘI DUNG Quan hệ lao động là toàn bộ những quan hệ có liên quan đến quyền, nghĩa vụgiữa các bên tham gia quá trình lao động. Quan hệ lao động chỉ xuất hiện khi có hai chủ thể: người lao động và người sửdụng lao động. Cơ chế "ba bên" (Nhà nước, giới chủ sử dụng lao động, giới lao động) trong quanhệ lao động thể hiện ở việc Nhà nước xây dựng, ban hành, giám sát luật lệ quan hệ laođộng, xử lý các tranh chấp lao động, giới chủ sử dụng lao động và giới lao động có đạidiện tham gia xây dựng, chấp hành, giám sát luật lệ lao động, tham gia xử lý tranh chấplao động. Nội dung của quan hệ lao động là toàn bộ các mối quan hệ qua lại giữa các bêntham gia quan hệ lao động. Có hai cách phân chia nội dung của quan hệ lao động: Phân loại theo trình tự thời gian hình thành và kết thúc một quan hệ lao động Phân loại theo quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động. Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền lợi và lợi ích của các bên liênquan đến việc làm, thu nhập và các điều kiện lao động khác.Tuỳ thuộc vào các chủ thể tham gia quan hệ lao động có thể là tranh chấp lao động cánhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp giữa tập thể ngườilao động với người sử dụng lao động. Thoả ước lao động tập thể là văn bản pháp quy, là cơ sở để thực hiện quan hệ laođộng. Đó là văn bản thoả thuận giữa tập thể người lao động với người sử dụng lao độngvề các điều kiện sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của 2 bên trong quan hệ laođộng. Có hai loại chiến lược thoả thuận nhằm thương thảo để đạt được các yêu cầu đặtra và đi đến thống nhất để xây dựng thoả ước lao động tập thể đó là chiến lược thoả thuậnphân phối và chiến lược thoả thuận phối hợp. Chiến lược thoả thuận phân phối là chiến lược thoả thuận tạo nên những tình trạng xung đột trong đó hai bên đại diện đều tranh đấu quyết liệt để nhằm đạt được phần lợi ích lớn nhất trong các khoản phân chia. Chiến lược thoả thuận phối hợp áp dụng khi hai bên đều nhất trí phối hợp giải quyết các vấn đề trong thoả ước. Hai bên cùng nghiên cứu vấn đề và cùng cố gắng đạt được giải pháp chung có lợi nhất cho cả hai phía.</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">167. Bất bình của người lao động là sự không đồng ý, là sự phản đối của người laođộng đối với người sử dụng lao động về các mặt thời gian lao động, tiền lương, điều kiệnlao động... Nguồn gốc của bất bình có thể do: trong nội bộ tổ chức; bên ngoài tổ chức hoặcnội bộ người lao động. Nguyên tắc giải quyết bất bình: ngăn chặn những điều không thoả mãn từ khichúng mới nảy sinh, với nguyên tắc giải quyết bình đẳng, công khai, thoả thuận trên cơsở tự nguyện. Người phụ trách, ban quản lý, quản trị viên nhân lực có trách nhiệm phát hiện vàgiải quyết những bất bình. Kỷ luật lao động là những tiêu chuẩn quy định hành vi cá nhân của người laođộng mà tổ chức xây dựng nên dựa trên cơ sở pháp lý hiện hành và các chuẩn mực xãhội. Theo Điều 42 Bộ luật Lao động Việt Nam kỷ luật lao động được thể hiện trongnội quy lao động, không được trái với pháp luật lao động và các pháp luật khác, phảiđược thông báo đến từng người và những điều chính phải được niêm yết ở những nơi cầnthiết trong tổ chức. Có 3 hình thức kỷ luật: Kỷ luật ngăn ngừa (phê bình) Kỷ luật khiển trách Kỷ luật trừng phạt (cảnh cáo) với các mức nối tiếp - Cảnh cáo miệng - Cảnh cáo bằng văn bản - Đình chỉ công tác - Sa thải Nguyên nhân dẫn đến hành vi kỷ luật có thể do người quản lý hoặc do chínhngười lao động. Nguyên tắc và trách nhiệm kỷ luật càng đầy đủ, rõ ràng càng tạo điều kiện choviệc duy trì kỷ luật trong tổ chức. Quá trình kỷ luật qua 5 bước: Khiển trách miệng Cảnh cáo miệng Cảnh cáo bằng văn bản Đình chỉ công tác Sa thải</li>
<li style="line-height: 18px; margin: 0px 0px 15px;">168. Tổ chức công tác thi hành kỷ luật gồm các nội dung: phỏng vấn kỷ luật; lựa chọnbiện pháp kỷ luật; thực hiện kỷ luật; đánh giá việc thi hành kỷ luật. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Khái niệm, chủ thể, nội dung của quan hệ lao động? 2. Tranh chấp lao động là gì? Các hình thức (dạng) tranh chấp lao động? 3. Biện pháp phòng ngừa tranh chấp lao động? 4. Bộ máy, trình tự thủ tục, nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động? 6. Khái niệm, nội dung và quá trình ký kết thoả ước lao động tập thể? 7. Các chiến lược thoả thuận khi tham gia thương lượng ký thoả ước lao động tậpthể? 8. Khái niệm, phân loại, nguyên nhân bất bình của người lao động? 9. Trách nhiệm của người phụ trách, ban quản lý, quản trị viên nhân lực khi giảiquyết bất bình của người lao động? 10. Quá trình giải quyết bất bình diễn ra như thế nào? 11. Khái niệm, hình thức và nguyên nhân vi phạm kỷ luật? 12. Nguyên tắc và trách nhiệm kỷ luật ra sao? 13. Quá trình kỷ luật và các hướng dẫn cho việc kỷ luật có kết quả như thế nào?</li>
</ul>
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro