chương 3
CHƯƠNG BA
LÝ THUYẾT HIỆN ĐẠI VỀ MẬU DỊCH QUỐC TẾ
3.1. LÝ THUYẾT CHUẨN VỀ MẬU DỊCH QUỐC TẾ
3.1.1. Giới hạn khả năng sản xuất với chi phí cơ hội tăng (Frontier with Increasing Opportunity Costs)
Khác với chi phí cơ hội không đổi, chi phí cơ hội tăng nghĩa là để có đủ tài nguyên sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm này, quốc gia phải hy sinh ngày càng nhiều hơn một đơn vị sản phẩm khác. Trong trường hợp này, đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) là một đường cong.
A
Y
C
B
-∆y D
∆x
20 40 60 80 100 X
Biểu đồ 3.1: Đường PPF của quốc gia với chi phí cơ hội tăng
Biểu đồ 3.1 chỉ ra rằng để sản xuất thêm 20X thì quốc gia phải hy sinh ngày càng nhiều Y hơn.
Chi phí cơ hội tăng được biểu thị bằng một khái niệm mới, đó là Tỷ lệ biên tế của sự di chuyển (MRT – The marginal rate of transformation). MRT của sản phẩm X đối với sản phẩm Y được biểu thị qua số lượng sản phẩm Y mà quốc gia phải bỏ ra để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm X. MRT được đo bằng độ nghiêng tuyệt đối của đường PPF tại điểm sản xuất (MRT = ∆y/ ∆x).
Như vậy, trên biểu đồ 3.1, giả sử MRT của quốc gia tại điểm A bằng 1/4 có nghĩa là quốc gia phải hy sinh 1/4 đơn vị sản phẩm Y để có đủ tài nguyên sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm X. Tương tự, tại điểm D, MRT bằng 1, nghĩa là quốc gia phải bỏ ra 1 đơn vị sản phẩm Y để có đủ tài nguyên sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm X.
Sự di chuyển từ điểm A xuống điểm D trên đường PPF chính là sự tăng dần lên chi phí cơ hội để sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm X. Điều này khác hẳn với trường hợp khi đường PPF là một đường thẳng, khi đó chi phí cơ hội của sản phẩm X là không đổi.
Câu hỏi: Tại sao chi phí cơ hội tăng? (Học viên tự trả lời)
3.1.2. Đường cong bàng quan đại chúng (The Community Indifference curves)
Đường cong bàng quan đại chúng chỉ ra những sự kết hợp khác nhau của 2 sản phẩm mà sản lượng của chúng tương đương với sự thoả mãn đúng như nhau của người tiêu dùng. Nghĩa là người tiêu dùng có thái độ “bàng quan” giữa 2 điểm bất kỳ trên đường cong đó.
Trên bểu đồ 3.2, điểm A và B tương đương nhau về sự thoả mãn đối với người tiêu dùng vì chúng cùng nằm trên đường bàng quan I, tức là có cùng một độ hữu dụng như nhau. Điểm C và D có mức độ thoả dụng cao hơn và điểm có mức độ thoả dụng cao nhất là điểm E: (A = B) < (C = D) < E.
Như vậy, sự tiêu dùng của quốc gia chuyển động trên đường cong. Giả sử tiêu dùng của quốc gia di chuyển từ điểm A xuống điểm B trên đường bàng quan I, sản phẩm X sẽ được tiêu dùng nhiều lên và sản phẩm Y sẽ ít đi. Nếu quốc gia cứ tiếp tục tiêu dùng 1 lượng sản phẩm Y như cũ trong khi mức tiêu dùng X tăng lên thì quốc gia đó phải chuyển dịch lên 1 đường bàng quan khác cao hơn.
Để biểu thị số lượng sản phẩm Y mà quốc gia phải bỏ ra để thay thế tiêu dùng trên 1 đơn vị sản phẩm X mà mức độ thoả mãn chung là không thay đổi, người ta dùng đại lượng Tỷ lệ thay thế biên tế (MRS – The marginal of substitution). MRT được đo bằng độ nghiêng của đường bàng quan đại chúng tại điểm tiêu dùng.
3.1.3. Lợi ích từ mậu dịch với chi phí cơ hội tăng
* Khi không có mậu dịch: Một quốc gia đạt trạng thái cân bằng khi đường cong bàng quan cao nhất gặp đường PPF tại điểm tiếp tuyến. Điểm này cho thấy sự cân bằng nội địa tại giá cả sản phẩm so sánh và biểu hiện lợi thế so sánh của quốc gia.
Y I Quốc gia 1 140 Quốc gia 2
PA’ = 4
40
I’
50 X 80 X
Biểu đồ 3.3: Trạng thái cân bằng của 2 quốc gia khi không có mậu dịch
Như vậy, khi không có mậu dịch, điểm cân bằng của quốc gia 1 chính là điểm A (điểm gặp nhau giữa đường I và đường PPF). Tại điểm này, quốc gia 1 đạt cực đại cả về sản xuất và tiêu dùng. Tương tự, quốc gia 2 đạt trạng thái cân bằng tại điểm A’. Giá cả sản phẩm so sánh cân bằng (the equilibrium relative commodity price) được xác định bởi độ nghiêng của đường tiếp tuyến chung giữa đường PPF và đường I tại điểm cân bằng. Ở quốc gia 1, giá cả sản phẩm so sánh cân bằng là PA = PX/PY = 1/4, ở quốc gia 2, PA’ = PX/PY = 4 (biểu đồ 3.3). Vì PA < PA’ nên quốc gia 1 có lợi thế so sánh đối với sản phẩm X và quốc gia 2 có lợi thế so sánh đối với sản phẩm Y. Theo quy luật lợi thế so sánh, cả 2 quốc gia sẽ cùng có lợi nếu quốc gia 1 chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu sản phẩm X, quốc gia 2 chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu sản phẩm Y.
* Khi có mậu dịch, mỗi quốc gia sẽ chuyên môn hoá sản xuất sản phẩm mà họ có lợi thế so sánh. Quá trình chuyên môn hoá sẽ tiếp tục cho đến khi nào giá cả sản phẩm so sánh ở cả 2 quốc gia trở nên bằng nhau, và tại đó mậu dịch đạt trạng thái cân bằng. Như vậy, khi có mậu dịch, cả 2 quốc gia đều tiêu dùng nhiều hơn so với khi không có mậu dịch.
Bắt đầu từ điểm A (điểm cân bằng khi không có mậu dịch), quốc gia 1 chuyên môn hoá sản xuất sản phẩm X và di chuyển xuống phía dưới trên đường PPF. Bắt đầu từ diểm A’, quốc gia 2 chuyên môn hoá sản xuất sản phẩm Y và di chuyển lên phía trên trên đường PPF. Quá trình chuyên môn hoá cứ tiếp tục cho đến khi giá cả sản phẩm so sánh trở nên bằng nhau giữa 2 quốc gia. Giá cả sản phẩm so sánh chung đó sẽ đạt tới ở đâu đó giữa 1/4 và 4. Trên biểu đò 3.4, giá cả sản phẩm so sánh chung đó chính là tại điểm cân bằng, tức là PB = PB’ = 1.
80 E III 140 B’
60 I 120 PA’ = 4 III’
40 60 E’
20 B 40 A’
I’
50 70 130 X 40 80 100 X
Biểu đồ 3.4: Lợi ích từ mậu dịch với chi phí cơ hội tăng
Khi có mậu dịch, sản xuất của quốc gia 1 chuyển động từ điểm A (50X và 60Y) xuống điểm B (130X và 20Y) trên đường PPF. Tại đây, quốc gia 1 đổi 60X lấy 60Y từ quốc gia 2 (vì tỷ lệ trao đổi bây giờ là 1). Như vậy, tiêu dùng của quốc gia 1 sẽ chuyển đến điểm E (70X và 80Y) trên đường bàng quan III. Đó là mức thoả mãn cao nhất mà quốc gia 1 có thể đạt được nhờ mậu dịch. Nếu so sánh với trước khi có mậu dịch, thì quốc gia 1 có lợi 20X và 20Y.
Tương tự như vậy, quốc gia 2 chuyển động từ điểm A’(80X và 40Y) lên phía trên, đến điểm B’(40X và 120Y) trên đường PPF và trao đổi 60Y lấy 60X từ quốc gia 1. Cuối cùng quốc gia 2 sẽ đạt điểm tiêu dùng tại E’(100X và 60Y) trên đường bàng quan III’. Nếu so sánh với trước khi có mậu dịch, thì quốc gia 2 cũng có lợi 20X và 20Y.
3.2. CẦU – CUNG, ĐƯỜNG CONG NGOẠI THƯƠNG VÀ TỶ LỆ MẬU DỊCH
3.2.1. Phân tích cân bằng cục bộ (Partial Equilibrium Analysis) với giá cả sản phẩm so sánh cân bằng
Px/Py Px/Py Px/Py
Quốc gia 1 Cân bằng MD quốc tế Quốc gia 2 S’x
P3 S A’
Sx
P2 B E
A B* E* B’ E’ D’x
P1 D
Dx
X X X
Xuất khẩu Nhập khẩu
Biểu đồ 3.5: Phân tích cân bằng cục bộ và mậu dịch quốc tế
Trên biểu đồ 3.5, Px/Py là giá cả sản phẩm so sánh của sản phẩm X. Khi không có mậu dịch, quốc gia 1 sản xuất và tiêu dùng tại điểm A với giá cả so sánh của sản phẩm X là P1. Trong khi đó, ở quốc gia 2, mức sản xuất và tiêu dùng tại điểm A’, với giá cả so sánh của sản phẩm X là P3.
Khi có mậu dịch, giá cả so sánh của sản phẩm X sẽ nằm ở giữa P1 và P3. Ở mức giá lớn hơn P1, quốc gia 1 sẽ sản xuất nhiều hơn mức tiêu dùng để xuất khẩu. Mặt khác, ở mức giá nhở hơn P3, quốc gia 2 sẽ cầu một khối lượng sản phẩm lớn hơn cung nội địa và nhập khẩu phần chênh lệch đó từ quốc gia 1.
Trên biểu đồ 3.5, tại mức giá P2, lượng dư cung là BE chính là lượng xuất khẩu. Cũng tại mức giá này, nhu cầu nhập khẩu sản phẩm X của quốc gia 2 là B’E’ đúng bằng lượng xuất khẩu của quốc gia 1. Như vậy, đường cung xuất khẩu của quốc gia 1 sẽ cắt đường cầu nhập khẩu của quốc gia 2 chính tại điểm E*, với mức giá cả so sánh cân bằng của sản phẩm X tại điểm P2.
Thực tế, khi Px/Py > P2, nghĩa là cung xuất khẩu vượt cầu nhập khẩu thì giá cả sản phẩm so sánh của sản phẩm X giảm xuống đến P2. Ngược lại, khi Px/Py < P2, tức là cầu nhập khẩu vượt cung xuất khẩu sẽ làm cho giá cả so sánh của sản phẩm X tăng lên đến P2.
3.2.2. Đường cong ngoại thương của quốc gia (The Offer Curves )
Đường cong ngoại thương (còn có thể gọi là đường cầu đảo nghich – Reciprocal demand curves) của một quốc gia cho biết bao nhiêu sản phẩm X mà quốc gia 1 sẵn sàng xuất khẩu để có một lượng sản phẩm Y nhập khẩu với các giá cả so sánh khác nhau
Y
80 E III
60 I
40 C
20 F B
50 70 130 X
Y
PB = 1
80 -
60 - E PF = ½
40 -
20 -
A 40 60
Biểu đồ 3.6: Nguồn gốc đường cong ngoại thương của quốc gia 1
Ở biểu đồ 3.6, điểm A là điểm tự cung tự cấp của quốc gia 1 (PA = Px/Py = ¼), chuyển động đến điểm B khi xuất hiện mậu dịch với giá cả sản phẩm so sánh PB = Px/Py = 1. Tại đây, quốc gia 1 đổi 60X lấy 60Yvà đạt tới điểm E trên đường bàng quan III (xem thêm biểu đồ 3.4).
Giả sử tại điểm C trên đường PPF ở giữa điểm A và điểm B, tại đó PC = Px/Py = ½. Ở mức giá cả sản phẩm so sánh này, quốc gia 1 sẽ đổi 40X lấy 20Y và tiêu dùng tại điểm H bên ngoài đường PPF.
Như vậy, cách xác định đường cong ngoại thương của quốc gia 1 dựa vào 3 điểm (hình thứ 2 trên biểu đồ 3.6):
+ Điểm A(0,0): điểm tự cung, tự cấp (không có mậu dịch)
+ Điểm E (60X, 60Y): quốc gia 1 đổi 60X lấy 60Y từ quốc gia 2
+ Điểm H (40X, 20Y): quốc gia 1 đổi 40X lấy 20Y từ quốc gia 2.
Tam giác mậu dịch BFE chính là tam giác mậu dịch EGA.
140 B’
120 C’ PA’ = 4
60 F’ E’
40 A’ H’ III’
I’
40 80 100 X
Y
PF’ = 2 PB’ = 1
80
60 G’ E’
40 H’
20
A’
20 40 60 X
Biểu đồ 3.7: Nguồn gốc đường cong
ngoại thương của quốc gia 2
Trên hình 2 của biểu đồ 3.7, tam giác mậu dịch B’F’E’ cũng chính là tam giác mậu dịch E’G’A’.
Tương tự, đường cong ngoại thương của quốc gia 2 được xác định trên biểu đồ 3.7. Như đã nghiên cứu ở biểu đồ 3.4, điểm A’ là điểm tự cung, tự cấp. Khi có mậu dịch, sản xuất của quốc gia 2 sẽ chuyển đến điểm B’ với giá cả so sánh PB’ = Px/Py = 1. Tại điểm này, quốc gia 2 sẽ đổi 60Y lấy 60X từ quốc gia 1 và tiêu dùng đạt tới điểm E’ trên đường bàng quan III’.
Giả sử tại điểm C’ trên đường PPF mà tại đó PC’ = Px/Py = 2. Tại đây, quốc gia 2 sẽ đổi 40Y để lấy 20X từ quốc gia 1 và tiêu dùng sẽ đạt tới điểm H’ bên ngoài đường PPF.
Như vậy đường cong ngoại thương của quốc gia 2 được xác định sựa vào 3 điểm sau:
+ Điểm A’(0, 0): không có mậu dịch
+Điểm E’ (60X, 60Y): đổi 60Y lấy 60X
+Điểm H’ (20X, 40Y):đổi 40Y lấy 20X
3.2.3. Phân tích cân bằng tổng quát (General Equilibrium Analysis) với giá cả sản phẩm so sánh cân bằng
Trạng thái cân bằng mậu dịch tổng quát của 2 quốc gia được minh hoạ bằng biểu đồ 3.8.
Y Quốc gia 1
PB = PB’ = 1
E’
60 Quốc gia 2
H’ E
40
20 H
0 20 40 60 X
Biểu đồ 3.8: Cân bằng mậu dịch tổng quát với giá cả sản phẩm so sánh cân bằng
Bằng phân tích cân bằng cục bộ từng quốc gia, chúng ta đã xác định được đường cong ngoại thương của từng nước. Điểm giao nhau giữa 2 đường cong ngoại thương của 2 quốc gia chính là giá cả sản phẩm so sánh cân bằng mà ở đó 2 quốc gia giao thương với nhau. Tại đó, mậu dịch cân đối hay khối lượng hàng hoá xuất khẩu chính bằng khối lượng hàng hoá nhập khẩu. Tại bất kỳ điểm nào khác hay một giá cả sản phẩm so sánh nào khác, mậu dịch không cân đối.
Biểu đồ 3.8 được xây dựng trên cơ sở các hình 2 của biểu đồ 3.6 và 3.7. Hai đưòng cong ngoại thương của 2 quốc gia cắt nhau tại điểm E trùng với điểm E’. Tại đó, Px/Py = PB = PB’ = 1, tức là giá cả sản phẩm so sánh cân bằng. Tại mức giá này, quốc gia 1 sẵn sàng xuất khẩu 60X để nhập khẩu 60Y từ quốc gia 2 và quốc gia 2 cũng sẵn sàng xuất khẩu 60Y để nhập khẩu 60X từ quốc gia 1.
3.2.4. Tỷ lệ mậu dịch (The Terms of Trade - Tt)
Tt của một quốc gia được đo bằng tỷ lệ giữa chỉ số giá cả hàng xuất khẩu và chỉ số giá cả hàng nhập khẩu.
Công thức xác định Tt:
Px
Với: Px = ∑ XiPi
Tt = x 100 (%)
PM
PM = ∑ MiPi
Trong đó: Px, PM: chỉ số giá cả hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu
Xi, Mi: tỷ lệ của sản phẩm thứ i trong tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu
Pi: giá cả sản phẩm thứ i
3.3. LÝ THUYẾT HECKSCHER – OHLIN (HECKSCHER – OHLIN THEORY)
Theo các nhà kinh tế học cổ điển (ở các phần trước), lý do có sự giao thương giữa các quốc gia đó là sự khác biệt về năng suất lao động. Đây là cơ sở dẫn đến sự khác nhau về giá cả sản phẩm so sánh giữa 2 quốc gia. Tuy nhiên, một cách nhìn hiện thực về thương mại phải tính đến tầm quan trọng không chỉ của lao động, mà của cả các yếu tố sản xuất khác như đất đai, vốn và tài nguyên khoáng sản.
Lý thuyết Heckscher – Ohlin khẳng định thương mại quốc tế được đẩy mạnh phần lớn là do sự khác biệt về nguồn lực giữa các nước. Lý thuyết này do 2 nhà kinh tế học Thuỵ Điển Eli Heckscher và Bertil Ohlin đưa ra, nên được gọi là lý thuyết Heckscher – Ohlin (H-O).
3.3.1. Những giả thiết của lý thuyết H-O
- Đối tượng nghiên cứu chỉ bao gồm 2 quốc gia 1 và 2, 2 sản phẩm X và Y và 2 yếu tố sản xuất lao động (L) và tư bản (K).
- Cả 2 quốc gia có cùng 1 trình độ kỹ thuật – công nghệ như nhau.
- Sản phẩm X là sản phẩm thâm dụng lao động và sản phẩm Y là sản phẩm thâm dụng tư bản ở cả 2 quốc gia.
- Lợi suất theo quy mô không đổi trong sản xuất cả 2 sản phẩm ở cả 2 quốc gia.
- Chuyên môn hoá không hoàn toàn trong sản xuất ở cả 2 quốc gia.
- Thị hiếu hay sở thích người tiêu dùng giống nhau ở cả 2 quốc gia. Điều đó có nghĩa là khi giá cả sản phẩm so sánh bằng nhau, 2 quốc gia sẽ tiêu dùng X và Y với cùng 1 tỷ lệ.
- Cạnh tranh hoàn toàn trong cả 2 sản phẩm và thị trường yếu tố sản xuất.
- Các yếu tố sản xuất (L và K) chuyển động hoàn toàn trong mỗi quốc gia nhưng không chuyển động trên địa bàn quốc tế.
- Mậu dịch quốc tế là hoàn toàn tự do, không tính chi phí vận chuyển, không có thuế quan và những cản trở khác.
3.3.2. Yếu tố thâm dụng, yếu tố dư thừa
* Yếu tố thâm dụng (Factor intensive)
- Thâm dụng lao động (Labor Intensive): Trong phạm vi của 2 sản phẩm (X và Y) và 2 yếu tố sản xuất (L và K), sản phẩm X là sản phẩm thâm dụng lao động nếu tỷ số L/K sử dụng trong sản xuất sản phẩm X lớn hơn tỷ lệ L/K trong sản xuất sản phẩm Y.
- Thâm dụng tư bản (Capital Intensive): Sản phẩm Y là sản phẩm thâm dụng tư bản nếu tỷ số K/L sử dụng trong sản xuất sản phẩm Y lớn hơn tỷ lệ K/L trong sản xuất sản phẩm X.
Ví dụ: Để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm X cần 4L và 1K; trong khi đó, để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm Y cần 2L và 2K. Như vậy, tỷ lệ L/K để sản xuất 1X và 1Y tương ứng là: L/K(X) = 4/1 = 4, L/K(Y) = 2/2 = 1. Do đó, sản phẩm X là sản phẩm thâm dụng lao động và sản phẩm Y là sản phẩm thâm dụng tư bản.
Có thể minh hoạ yếu tố thâm dụng đối với sản phẩm X và Y của quốc gia bằng biểu đồ 3.9.
* Yếu tố dư thừa (Factor Abundance)
Khái niệm này chỉ ra sự dồi dào của một quốc gia về một yếu tố sản xuất nào đó, có thể là L hay K.
Có 2 cách xác định yếu tố dư thừa của một quốc gia.
- Cách 1 (căn cứ vào đơn vị vật chất): tổng số lượng lao động (TL) và tư bản (TK) sẵn có dùng vào sản xuất của một quốc gia.
Theo cách này, một quốc gia là dư thừa lao động nếu nếu tỷ số giữa tổng số lao động và tổng số tư bản (TL/TK) lớn hơn tỷ số này của quốc gia khác:
TL/TK (1) > TL/TK (2) à quốc gia 1 dư thừa lao động và quốc gia 2 dư thừa tư bản.
K
L/K(Y) = 1
4 2Y
1Y 2X
2 L/K(X) = 4
1X
2 4 8 L
Biểu đồ 3.9: Yếu tố thâm dụng đối với sản phẩm X và Y
- Cách 2 (căn cứ vào giá cả yếu tố sản xuất): chúng ta biết rằng giá cả lao động chính là tiền lương (PL = w), giá cả tư bản chính là lãi suất – the interest rate (PK = r).
Theo cách này, một quốc gia là dư thừa lao động nếu tỷ số giữa giá cả lao động và giá cả tư bản (w/r) là thấp hơn tỷ số này của quốc gia khác:
w/r (1) < w/r (2) à quốc gia 1 dư thừa lao động và quốc gia 2 dư thừa tư bản.
3.3.3. Lý thuyết Heckscher – Ohlin (H-O)
Với những giả thiết ở phần 2.2.3.1, lý thuyết H-O được phát biểu như sau: “Một quốc gia sẽ xuất khẩu sản phẩm thâm dụng yếu tố mà quốc gia đó dư thừa tương đối và nhập khẩu sản phẩm thâm dụng yếu tố mà quốc gia đó khan hiếm tương đối”.
Trong các ví dụ trước đây, quốc gia 1 xuất khẩu sản phẩm X và nhập khẩu sản phẩm Y vì: X là sản phẩm thâm dụng lao động mà lao động là yếu tố dư thừa tương đối và rẻ; trong khi đó, Y là sản phẩm thâm dụng tư bản mà tư bản là yếu tố khan hiếm tương đối và giá cao. Giải thích tương tự với quốc gia 2 (xuất khẩu sản phẩm Y và nhập khẩu sản phẩm X).
Biểu đồ 3.10 phản ánh rõ bản chất của lý thuyết H-O
Y
I
140 PPF2 PA’
120
100 A’
80 PPF1
60 A
40
20 PA
. . . . . . .
0 20 40 60 80 100 120 140 X
Y
140 PPF2 PB’
120 B’ II
100
80 PPF1 A’ E=E’
60 F’
40 A
20 F B PB
. . . . . . .
0 20 40 60 80 100 120 140 X
Biểu đồ 3.10: Mô hình H-O
Trên hình 1 của biểu đồ 3.10, đường giới hạn khả năng sản xuất của quốc gia 1 và quốc gia 2 là PPF1 và PPF2. Theo giả thiết, 2 quốc gia có thị hiếu như nhau nên họ có đường bàng quan là như nhau (đường I). Điểm A và A’ thể hiện những điểm cân bằng giữa sản xuất và tiêu dùng của 2 quốc gia khi không có mậu dịch. Đường tiếp tuyến với đường bàng quan I tại các điểm A và A’ xác định giá cả so sánh khi không có mậu dịch (giá cả tự cung, tự cấp PA và PA’). Vì PA < PA’ nên quốc gia 1 có lợi thế so sánh đối với sản phẩm X và quốc gia 2 có lợi thế so sánh dối với sản phẩm Y.
Khi có mậu dịch (hình 2 của biểu đồ 3.10), quốc gia 1 chuyên môn hoá sản xuất sản phẩm X, quốc gia 2 chuyên môn hoá sản xuất sản phẩm Y. Quá trình chuyên môn hoá tiếp tục cho đến khi quốc gia 1 đạt tới điểm B, quốc gia 2 đạt tới điểm B’ trên các đường PPF, khi đó PB = PB’ = 1 (xem thêm biểu đồ 3.4). Nhờ có mậu dịch, tiêu dùng của 2 quốc gia tăng lên đến điểm E và E’ (trùng nhau) trên đường bàng quan II (điểm tiếp tuyến giữa II và PB). Quốc gia 1 xuất khẩu sản phẩm X và nhập khẩu sản phẩm Y, còn quốc gia 2 xuất khẩu sản phẩm Y, nhập khẩu sản phẩm X.
Lưu ý rằng sản phẩm X xuất khẩu của quốc gia 1 bằng nhập khẩu sản phẩm X của quốc gia 2 nên BF = F’E. Tương tự xuất khẩu sản phẩm Y của quốc gia 2 bằng nhập khẩu sản phẩm Y của quốc gia 1 nên B’F’ = EF.
CHƯƠNG BỐN
CHÍNH SÁCH MẬU DỊCH QUỐC TẾ
4.1. THUẾ QUAN (TARIFF)
4.1.1. Ảnh hưởng của thuế quan đến các nhóm xã hội (phân tích cân bằng cục bộ)
P
PD S
A E
PE
220 B C D Pt
200 F G H I K Pw
L D
PS
0 QS0 QS1 QE QD1 QD0 Q
Biểu đồ 4.1: Ảnh hưởng của thuế nhập khẩu
* Những thay đổi ban đầu khi Chính phủ đánh thuế quan
Trên biểu đồ 4.1, khi chưa có mậu dịch, cung cầu gặp nhau tại điểm E, tại đó người cầu sẽ cần QE đơn vị sản phẩm và người cung sẽ bán với giá PE.
Khi có mậu dịch tự do, giá cả thế giới của sản phẩm X sẽ là Pw = 200 USD. Ở mức giá này, quốc gia 2 sẽ tiêu thụ QD0 sản phẩm, trong đó lượng QS0 là sản xuất trong nước, còn lại lượng (QD0 – QS0) là nhập khẩu từ bên ngoài.
Bây giờ, giả sử quốc gia 2 đánh thuế 10% trên sản phẩm nhập khẩu X. Giá cả sản phẩm này sẽ là Pt = 220. Ở mức giá này, tiêu dùng sẽ giảm đi, tức là còn QD1, trong đó lượng QS1 được sản xuất trong nước và phần còn lại là (QD1 – QS1) được nhập khẩu từ bên ngoài.
Rõ ràng, khi có thuế quan, tiêu dùng của quốc gia 2 đã bị giảm đi một lượng là (QD0 – QD1), còn sản xuất lại tăng lên một lượng là (QS1 – QS0). Hiệu quả mậu dịch giảm, tức là giảm hàng nhập khẩu một lượng là (QS1 – QS0) + (QD0 – QD1). Lợi tức mà Chính phủ thu được (khoản thuế nhập khẩu) là diện tích hình chữ nhật (H+I).
Như vây, thuế quan đã làm tăng giá, giảm tiêu dùng, giảm nhập khẩu, tăng sản xuất và tăng thu cho Chính phủ.
* Ảnh hưởng của thuế đến thặng dư người tiêu dùng (CS – Consumer Surplus)
Ở biểu đồ 4.1, trước khi có thuế quan, thặng dư người tiêu dùng CS bao gồm diện tích các hình (A + B + C + D + F + G + H + I + K), nghĩa là bao gồm toàn bộ diện tích phía dưới đường cầu D và phía trên đường phía thế giới Pw.
Sau khí có thuế nhập khẩu, thặng dư người tiêu dùng CS’ chỉ còn bao gồm diện tích các hình (A + B + C + D), nghĩa là bao gồm toàn bộ diện tích phía dưới đường cầu D và phía trên đường giá có thuế Pt.
Như vậy, khi có thuế nhập khẩu, thặng dư người tiêu dùng bị giảm đi một lượng đúng bằng CS – CS’, nghĩa là toàn bộ diện tích các hình ( F+ G + H + I + K).
* Ảnh hưởng của thuế đến thặng dư người sản xuất (PS – Producer Surplus)
Tương tự, đối với thặng dư của người sản xuất, trước khi có thuế quan, PS là diện tích hình tam giác L (diện tích phía trên đường cung S và phía dưới đường giá thế giới Pw.
Khi có thuế nhập khẩu, thặng dư người sản xuất PS’ bao gồm diện tích các hình (F+L), nghĩa là toàn bộ diện tích phía trên đường cung S và phía dưới đường giá có thuế Pt.
Như vậy, khi có thuế nhập khẩu, thặng dư người sản xuất tăng lên một lượng PS’ – PS, đúng bằng diện tích hình tứ giác F.
* Phân tích tổng quát
Để thấy rõ sự tác động tổng hợp của thuế quan đến toàn xã hội, chúng ta xem xét bảng 4.1:
Trước khi có thuế, nguồn thu từ thuế = 0, sau khi có thuế, nguồn thu từ thuế là H+I. Như vậy, thu nhập của Chính phủ tăng lên nhưng tổng thặng dư của toàn xã hội (TS) giảm đi một lượng (G+H). Phần mất đi này gọi là tổn thất ròng (Deadweight Loss).
Bảng 4.1: Tác động tổng hợp của thuế quan đến các nhóm xã hội
Chưa có Tariff
Có Tariff
Thay đổi
CS
A+B+C+D+F+
+G+H+I+K
A+B+C+D
-(F+G+H+I+K)
PS
L
F+L
+F
Nguồn thu từ thuế (Gt)
0
H+I
+(H+I)
Tổng thặng dư (TS)
(A+B+C+D+F+
+G+H+I+K) + L
(A+B+C+D) + (F+L) + (H+I)
- (G+K)
4.1.2. Hiệu quả của chính sách bảo hộ cho các nhà sản xuất
* Thuế quan danh nghĩa và tỷ lệ bảo hộ thực sự
Thuế quan danh nghĩa (Nominal Tariff - Tn) là thuế quan đánh trên hàng nhập khẩu hay xuất khẩu (sản phẩm cuối cùng) làm gia tăng giá cung cấp của ngoại quốc.
Rõ ràng mức thuế nhập khẩu càng cao, thì lợi ích của nhà sản xuất càng được bảo vệ. Thuế vừa bảo vệ các doanh nghiệp trong ngành sản xuất sản phẩm được bảo hộ, đồng thời nó cũng bảo hộ cho những ngành sản xuất ra nguyên liệu cung ứng cho ngành sản xuất sản phẩm đó.
Ví dụ, khi quốc gia A đánh thuế trên sản phẩm quần áo nhập khẩu sẽ khuyến khích ngành may trong nước, đồng thời khuyến khích cả ngành sản xuất bông sơ. Bên cạnh đó, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp của nước này.
Khi thuế quan đánh trên nguyên liệu nhập khẩu sẽ làm giá cung sản phẩm trong nước tăng lên.
Mối tương quan giữa thuế quan danh nghĩa (thuế đánh trên sản phẩm) và thuế quan đánh trên nguyên liệu nhập khẩu (Tariff on Imported Inputs) được xác định bằng tỷ lệ bảo hộ thực sự (The rate of Effective Protection - REP).
Trong khi thuế quan danh nghĩa (Tn) là cần thiết đối với người tiêu dùng vì nó cho biết giá cả sản phẩm cuối cùng là bao nhiêu do thuế quan làm tăng thêm thì tỷ lệ bảo hộ thực sự (REP) lại cần thiết đối với nhà sản xuất vì nó cho biết sự bảo hộ ở mức nào để họ có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu.
* Công thức tính REP
Tn – ai*Ti
REP =
1 - ai
Trong đó: REP: tỷ lệ bảo hộ thực sự
Tn: thuế quan danh nghĩa
Ti: thuế quan đối với nguyên liệu nhập khẩu
ai: tỷ lệ giữa giá trị nhập khẩu nguyên liệu và giá trị sản phẩm cuối cùng khi không có thuế quan.
Ví dụ: Chi phí để sản xuất 1 bộ quần áo là 80 USD nguyên liệu bông nhập khẩu. Giá mậu dịch tự do của 1 bộ quần áo là 100 USD. Bây giờ quốc gia đánh thuế 10% trên mỗi bộ quần áo nhập khẩu.
Như vậy, ta có: Tn = 10% = 0,1
ai = 80 USD/100 USD = 0,8
Nếu Chính phủ không đánh thuế nhập khẩu nguyên liệu: Ti = 0, ta có:
0,1 – 0,8 * 0
REP = = 0,5 = 50%
1 – 0,8
Khi Chính phủ đánh thuế nhập khẩu nguyên liệu: Ti = 5% = 0,05 thì:
0,1 – 0,8 * 0,05
REP = = 0,3 = 30%
1 – 0,8
Khi Chính phủ đánh thuế nhập khẩu nguyên liệu: Ti = 10% = 0,1 thì:
0,1 – 0,8 * 0,1
REP = = 0,1 = 10%
1 – 0,8
Khi Chính phủ đánh thuế nhập khẩu nguyên liệu: Ti = 20% = 0,2 thì:
0,1 – 0,8 * 0,2
REP = = -0,3 = -30%
1 – 0,8
* Kết luận về mối quan hệ giữa Tn và REP
+ Nếu ai = 0 (không nhập khẩu nguyên liệu) à REP =Tn
+ Nếu Ti = 0 (không đánh thuế vào nguyên liệu nhập khẩu) à REP max
+Ti càng tăng à REP càng giảm: Không có lợi cho nhà sản xuất trong nước
+ Ti = Tn à REP = Tn
+ ai*Ti > Tn à REP < 0
Như vậy, không đánh thuế hoặc đánh thuế thấp đối với nguyên liệu nhập khẩu sẽ kích thích các nhà sản xuất trong nước.
4.2. CÁC HÀNG RÀO MẬU DỊCH PHI THUẾ QUAN (NONTARIFF TRADE BARRIERS – NTBs)
4.2.1. Quota nhập khẩu
* Khái niệm
Quota xuất khẩu (nhập khẩu) là công cụ phổ biến trong các hàng rào mậu dịch phi thuế quan. Hạn ngạch là quy định của Nhà nước về số lượng cao nhất của một mặt hàng hay nhóm hàng được phép xuất khẩu (nhập khẩu) đến (từ) một thị trường trong một thời gian nhất định, thông qua hình thức cấp giấy phép xuất khẩu (nhập khẩu). Quota nhập khẩu là hình thức phổ biến hơn quota xuất khẩu.
* Tác động của Quota nhập khẩu
Từ biểu đồ 4.2 và bảng phân tích tác động tổng hợp của quota nhập khẩu (bảng 4.2) cho thấy, tác động của quota nhập khẩu cũng tương tự như tác động của thuế quan. Với mậu dịch tự do, giá cả thế giới là Pw. Nếu quốc gia hạn chế nhập khẩu bằng một quota (QD1 – QS1), giá cả nội địa của sản phẩm sẽ tăng lên đến PQ. Tại mức giá cả này, tiêu dùng giảm xuống còn QD1, trong đó, sản xuất trong nước là QS1, nhập khẩu (QD1 – QS1). Như vậy, hình thức này cũng làm cho người tiêu dùng bị thiệt hại (toàn bộ diện tích các hình (F+G+H+I+K). Người sản xuất được lợi bằng diện tích hình F. Người có quota nhập khẩu được lợi (H+I). Tổn thất xã hội là (G+K).
P
PD S
A E
PE
PQ B C D Giá khi có quota NK
Pw F G H I K Giá MDTD
L D
PS
0 QS0 QS1 QE QD1 QD0 Q
Biểu đồ 4.2: Ảnh hưởng của quota nhập khẩu
Bảng 4.2: Phân tích tác động tổng hợp của quota nhập khẩu
Chưa có quota NK
Có quota NK
Thay đổi
CS
A+B+C+D+F+
+G+H+I+K
A+B+C+D
-(F+G+H+I+K)
PS
L
F+L
+F
Thặng dư của người có quota nhập khẩu
0
H+I
+(H+I)
Tổng thặng dư (TS)
(A+B+C+D+F+
+G+H+I+K) + L
(A+B+C+D) + (F+L) + (H+I)
- (G+K)
* Các hình thức phân phối quota nhập khẩu
+ Hình thức đấu giá cạnh tranh: Theo hình thức này, giới hạn giá có thể đạt được tương đương mức chênh lệch giữa giá quốc tế và giá nội địa cao nhất. Trên đồ thị 4.2, giá 1 giấy phép có thể tương đương với mức chênh lệch 20 USD cho mỗi 1 sản phẩm nhập khẩu. Như vậy, việc hạn chế mậu dịch bằng quota nhập khẩu, Chính phủ cũng sẽ thu về một khoản lợi tức đúng bằng đánh thuế (trên đồ thị 4.2 là phần diện tích H+I).
+ Hình thức cố định những người được phân phối: Nhà nước phân phối theo tỷ lệ nhất định cho các doanh nghiệp. Thường là Nhà nước quy định những doanh nghiệp nào được phép nhập với số lượng là bao nhiêu. Với hình thức này, phần lợi ích (H+I) sẽ thuộc về các doanh nghiệp được cấp phép.
+ Hình thức xếp hàng: Hình thức này ưu tiên cho doanh nghiệp nào đăng ký trước, buộc các doanh nghiệp đứng trước sự cạnh tranh không giá.
4.2.2. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (Voluntary Export Restraints – VER)
VER là một biện pháp hạn chế xuất khẩu mà ở đó, một quốc gia nhập khẩu đòi hỏi quốc gia xuất khẩu phải hạn chế bớt lượng hàng xuất khẩu sang nước họ một cách tự nguyện, nếu không họ sẽ áp dụng biện pháp trả đũa kiên quyết.
Khi VER thành công, chúng cũng có tác động kinh tế giống như quota nhập khẩu tương đương. Tuy nhiên, VER ít hiệu quả hơn bởi vì các quốc gia xuất khẩu chỉ đồng ý hạn chế lượng xuất khẩu một cách miễn cưỡng.
4.2.3. Những trở ngại về hành chính, kỹ thuật
Đó là những quy định hoặc tập quán của các quốc gia làm cản trở sự lưu thông tự do các hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất giữa các nước:
+ Các quy định hành chính nhằm phân biệt đối xử chống lại hàng hoá nước ngoài bằng các thủ tục rườm rà cố ý gây ra.
+ Những quy định kỹ thuật của các nước nhập khẩu, bao gồm yêu cầu rất cao về các tiêu chuẩn vệ sinh, đo lường, an toàn lao động, đóng gói bao bì, nhãn hiệu.
4.2.4. Bán phá giá (Dumping)
Dumping là hình thức xuất khẩu một sản phẩm nào đó thấp hơn giá nội địa nhằm chiếm lĩnh thị trường thế giới. Có 3 hình thức bán phá giá:
+ Bán phá giá bền vững (Persistent dumping): là xu hướng tiếp tục của nhà độc quyền nội địa nhằm cực đại hoá lợi tức của mình bằng cách bán sản phẩm với giá cao hơn ở thị trường trong nước so với giá cả ở thị trường thế giới và bán sản phẩm ở thị trường thế giới với giá cả thấp hơn ở thị trường nội địa.
+ Bán phá giá chớp nhoáng (Predatory dumping): là hình thức bán tạm thời một loại sản phẩm nào đó ra nước ngoài với giá thấp hơn cả giá thành sản xuất để loại các nhà sản xuất nước ngoài, sau đó tăng giá để dành lợi thế của sức mạnh độc quyền mới thu được.
+ Bán phá giá không thường xuyên (Sporadic dumping): thỉnh thoảng bán một loại sản phẩm nào đó ở nước ngoài với giá thấp hơn so với giá bán ở trong nước để hạn chế những rủi ro không dự kiến trước và số dư tạm thời của sản phẩm mà không cần phải giảm giá nội địa.
4.2.5. Trợ cấp xuất khẩu (Export Subsidies)
Trợ cấp xuất khẩu là hình thức khuyến khích xuất khẩu bằng cách Chính phủ tiến hành trợ cấp trực tiếp hoặc cho vay với lãi suất thấp đối với các nhà xuất khẩu. Bên cạnh đó, Chính phủ có thể thực hiện một khoản cho vay ưu đãi đối với những bạn hàng nước ngoài để họ có điều kiện nhập khẩu các sản phẩm xuất khẩu từ quốc gia.
P
PEX S
Pw a b c d
PIM e f g
D
0 QD QS Q
Lượng xuất khẩu
Biểu đồ 4.3: Tác động của trợ cấp xuất khẩu (đối với quốc gia XK)
Tác động của trợ cấp xuất khẩu được thể hiện ở biểu đồ 4.3.
Tác động của trợ cấp xuất khẩu đối với giá cả hoàn toàn ngược lại với tác động thuế quan. Với mậu dịch tự do, giá cả thế giới của sản phẩm là Pw. Khi có trợ cấp xuất khẩu, giá tại nước xuất khẩu tăng từ Pw lên PEX, nhưng giá tại nước nhập khẩu giảm từ Pw xuống PIM. Ở mức giá PEX, quốc gia xuất khẩu sẽ sản xuất lượng sản phẩm là QS, tiêu dùng là QD và xuất khẩu một lượng (QS – QD).
Ở nước xuất khẩu, người tiêu dùng bị tổn thất, các nhà sản xuất được lợi, còn Chính phủ bị thiệt do phải chi tiền cho khoản trợ cấp.
Trên biểu đồ 4.3, thặng dư của người tiêu dùng (CS) trước khi có trợ cấp xuất khẩu là toàn bộ phần diện tích phía trên đường Pw và phía dưới đường cầu D. Sau khi có trợ cấp xuất khẩu, CS chỉ còn là phần diện tích phía trên đường giá PEX và phía dưới đường cầu D, nghĩa là CS giảm một lượng, bao gồm diện tích (a + b).
Phân tích tương tự, thặng dư của nhà sản xuất tăng một lượng bao gồm toàn bộ diện tích các hình (a + b +c). Khoản chi phí mà Chính phủ phải trả cho trợ cấp xuất khẩu bằng lượng xuất khẩu (QS – QD) nhân với khoản chênh lệch giá do trợ cấp (PEX– Pw), nghĩa là toàn bộ diện tích các hình (b + c + d). Tuy nhiên, do trợ cấp xuất khẩu của quốc gia xuất khẩu làm cho giá ở nước nhập khẩu giảm từ Pw xuống PIM nên nước xuất khẩu sẽ bị tổn thất kèm theo một khoản (Pw – PIM)* (QS – QD) bằng toàn bộ diện tích các hình (e + f + g). Như vậy, tổng thiệt hại của nước xuất khẩu do thực hiện trợ cấp xuất khẩu là (b + c + d + e + f + g). Thiệt hại ròng của toàn xã hội sẽ là: Deadweight Loss = (a + b +c) - (a+b) - (b + c + d + e + f + g) = -(b + d + e + f + g).
CHƯƠNG NĂM
LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ
(ECONOMIC INTERGRATION)
5.1. CÁC HÌNH THỨC LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ
5.1.1. Thoả thuận mậu dịch ưu đãi (Preferential Trade Arangement - PTA)
Đây là hình thức liên kết lỏng lẻo nhất, là hình thức liên kết phổ biến trước chiến tranh thế giới lần thứ hai. Hình thức này quy định các hàng rào mậu dịch đối với các nước thành viên thấp hơn so với các nước không phải là thành viên.
5.1.2. Khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area - FTA)
Đây là hình thức liên kết kinh tế quốc tế khá phổ biến hiện nay, trong đó tất cả các hàng rào mậu dịch sẽ được bãi bỏ dần giữa các nước thành viên, nhưng không thống nhất một mức thuế quan chung với các nước bên ngoài.
Ví dụ: + ASEAN Free Trade Area (AFTA)
+ European Free Trade Area (EFTA)
+ North America Free Trade Area (NAFTA)
+ The Latin American Free Trade Area (LAFTA)
5.1.3. Liên hiệp quan thuế (Customs Union - CU)
Là hình thức liên kết kinh tế cao hơn so với FTA, ngoài việc bãi bỏ các hàng rào mậu dịch giữa các nước thành viên, còn thống nhất một mức thuế quan chung để áp dụng đối với các nước không phải là thành viên.
5.1.4. Thị trường chung (Common Market - CM)
Hình thức liên kết này cao hơn so với CU, ngoài hàng rào thuế quan, khu vực này còn cho phép di chuyển tự do lao động và tư bản giữa các nước thành viên.
5.1.5. Liên hiệp kinh tế (Economic Union - EU)
Đây là hình thức liên kết kinh tế quốc tế cao hơn so với CM, thực hiện thống nhất các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ.
5.1.6. Liên minh tiền tệ (Monetary Union – MU)
Là hình thức liên kết kinh tế cao nhất, tiến tới thành lập một “quốc gia kinh tế chung” với các đặc trưng:
+ Xây dựng chính sách kinh tế, chính sách ngoại thương chung.
+ Hình thành đồng tiền chung thống nhất thay thế cho đồng tiền riêng của mỗi nước.
+ Xây dựng hệ thống ngân hàng chung thay cho các ngân hàng trung ương của mỗi quốc gia, có chính sách lưu thông tiền tệ thống nhất.
+ Ngoài lĩnh vực kinh tế, các thành viên gắn bó với nhau về nhiều mặt khác như xã hội, chính trị, quốc phòng.
5.2. TÁC ĐỘNG CỦA LIÊN MINH THUẾ QUAN
5.2.1. Liên hiệp thuế quan tạo lập mậu dịch (Trade Creation)
Px
Sx
E
3
2 G J H P1 +t
A a b c d P1 = 1
C M N B
Dx
O V U QE Z W Qx
Biểu đồ 5.1: Liên minh thuế quan với việc tạo lập mậu dịch
Gọi Dx và Sx là đường cầu và đường cung sản phẩm nội địa của quốc gia 2.
Giá của sản phẩm X khi có mậu dịch tự do ở quốc gia 1 là Px = P1 = 1USD và giá sản phẩm X ở các nước còn lại của thế giới là 1,5USD.
Quốc gia 2 nhập khẩu sản phẩm X:
+ Trường hợp quốc gia 2 đánh thuế 100% trên sản phẩm X nhập khẩu (không phân biệt xuất xứ hàng hoá). Quốc gia này sẽ nhập khẩu sản phẩm X từ quốc gia 1. Lúc này mức giá có thuế là P1 + t = 2USD. Ở mức giá 2USD, quốc gia 2 sẽ tiêu thụ lượng hàng hoá là OZ, trong đó lượng sản xuất trong nước là OU và nhập khẩu là UZ. Khoản thuế nhập khẩu thu được là diện tích hình chữ nhật c (JHNM).
+ Trường hợp quốc gia 1 và 2 thành lập liên minh thuế quan, nghĩa là xoá bỏ thuế quan đánh vào sản phẩm trao đổi giữa 2 nước. Lúc này giá cả sản phẩm X ở cả 2 quốc gia là Px = P1 = 1. Tại mức giá này, quốc gia 2 tiêu thụ lượng hàng hoá là OW, trong đó sản xuất trong nước là OV, nhập khẩu khẩu từ quốc gia 1 là VW. Trong trường hợp này, quốc gia 2 không thu được thuế. Nhưng CS ở quốc gia này tăng lên một lượng đúng bằng diện tích hình ABHG, bao gồm (a + b + c + d). PS ở quốc gia 2 giảm xuống bằng diện tích hình a (ẠCJG). Lợi ích ròng từ mậu dịch của quốc gia 2 sẽ là (a + b + c + d) - (a) - (c) = (b+d); trong đó b là lợi ích do việc di chuyển sản xuất từ các nhà sản xuất kém hiệu quả của quốc gia 2 sang các nhà sản xuất có hiệu quả hơn ở quốc gia 1; d là phần lợi ích do gia tăng tiêu dùng ở quốc gia 2 (tiêu dùng tăng thêm một lượng ZW).
5.2.2. Liên hiệp thuế quan chuyển hướng mậu dịch (Trade Diverson)
* Khái niệm
Chuyển hướng mậu dịch là sự thay thế những nước cung cấp sản phẩm cùng loại có chi phí thấp hơn nhưng không được hưởng các chính sách ưu đãi (nước bên ngoài liên hiệp thuế quan) bằng những nước cung cấp sản phẩm với chi phí cao hơn (kém hiệu quả) nhưng được hưởng sự ưu đãi của khối.
* Ví dụ
Giả sử giá cà phê của Braxin là 1.500 USD/tấn, giá cà phê của Việt Nam là 1.600 USD/tấn. Singaore đánh thuế nhập khẩu cà phê không kể xuất sứ là 20%. Khi đó, giá cà phê nhập khẩu từ Braxin là 1.800 USD/tấn và từ Việt Nam là 1.920 USD/tấn.
+ Khi chưa có liên minh thuế quan giữa Việt Nam và Singapore, Singapore sẽ nhập khẩu cà phê từ Braxin do giá thấp hơn của Việt Nam.
+ Sau khi Việt Nam gia nhập liên minh thuế quan với Singapore, thuế nhập khẩu cà phê từ Việt Nam bằng không, Singapore sẽ nhập khẩu cà phê từ Việt Nam với giá là 1.600 USD/tấn, thấp hơn giá nhập khẩu cà phê từ Braxin (do phải chịu thuế). Như vậy, việc nhập khẩu cà phê của Singapore sẽ chuyển hướng từ thị trường Braxin sang thị trường Việt Nam.
Như vậy, việc chuyển hướng mậu dịch chỉ đem lại lợi ích cục bộ cho các quốc gia trong nội bộ liên minh. Còn xét tổng thể trên phạm vi toàn thế giới thì liên minh thuế quan đã làm giảm phúc lợi chung của thế giới do việc chuyển sản xuất từ các nhà sản xuất có hiệu quả ở bên ngoài liên minh sang các nhà sản xuất ít hiệu quả hơn trong liên hiệp thuế quan.
Minh hoạ các kết quả của một liên hiệp thuế quan chuyển hướng mậu dịch (biểu đồ 5.2).
P (USD)
S (cà phê)
ao
1.800 do P(Braxin) + t (20%)
a b c d
1.600 P(Việt Nam)
bo e P(Braxin)
1.500 co
D (cà phê)
0 QS1 QS0 QD0 QD1 Q
Biểu đồ 5.2: Liên hiệp thuế quan chuyển hướng mậu dịch
+ D và S là đường cầu và đường cung sản phẩm nội địa cà phê của quốc gia Singapore.
+ P(Braxin) và P(Việt Nam) là giá trong trường hợp mậu dịch tự do của quốc gia Braxin và Việt Nam.
+ P(Braxin) + t (20%) là mức giá có thuế của Braxin (20%).
@ Khi chưa có liên minh thuế quan giữa Việt Nam và Singapore, Singapore sẽ nhập khẩu cà phê từ Braxin với mức giá P(Braxin) + t (20%) = 1.800 USD.
@ Sau khi Việt Nam gia nhập liên minh thuế quan với Singapore, Singapore sẽ nhập khẩu cà phê từ Việt Nam với giá là P(Việt Nam) =1.600 USD/tấn.
Bảng 5.1: Phân tích tác động tổng hợp của liên hiệp thuế quan CHMD
Chưa có LHTQ
Có LHTQ
Thay đổi
CS
ao + do
ao+do+a+b+c+d
+(a+b+c+d)
PS
a+bo+co
bo+co
-a
Thuế (Singapore thu)
c+e
0
-(c+e)
Tổng thặng dư (TS)
(b+d) - e
Kết luận về các lợi ích tĩnh của quốc gia Singapore:
+ a + b + c + d: lợi ích của người tiêu dùng do kết quả của việc tạo lập mậu dịch.
+ a: biểu thị sự di chuyển lợi ích của người sản xuất sang người tiêu dùng.
+ c+e: thuế quan trước khi tạo lập LHTQ, trong đó, c chuyển cho người tiêu dùng, e là phần thuế quan bị mất đi (phúc lợi mất đi do việc chuyển hướng MD, nghĩa là do chi phí sản xuất của Việt Nam cao hơn Braxin)
+ b + d: phúc lợi từ việc tạo lập mậu dịch.
Lưu ý: Tổng diện tích của (b + d) có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn diện tích e do độ co giãn của cầu và cung. Thật vậy, liên hiệp thuế quan chuyển hướng mậu dịch có thể làm cho quốc gia bị mất đi hoặc tăng lên phúc lợi thật sự.
5.3. MỘT SỐ HÌNH THỨC LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ
5.3.1. European Union (EU)
* Quá trình hình thành
+ Thành lập năm 1957, bao gồm 6 thành viên: Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan và Luc xăm bua. Mức liên kết ban đầu là liên minh thuế quan (Customs Union).
Bảng 4.2: Một số chỉ tiêu của các nước EU
STT
Nước
Diện tích
Dân số
Mật độ DS
GDP*
GDP/ng*
HDI**
(Ngàn km2)
(Triệu người)
(Người/ km2)
(Triệu USD)
(USD)
1
Sip
9
0.9
97
11385
14785.1
0.883
2
Đan Mạch
43
5.4
125
212404
39429
0.932
3
Estonia
45
1.3
29
8383
6210
0.853
4
Phần Lan
338
5.2
15
161549
31007.5
0.935
5
Ai Len
70
4.1
58
148553
37640
0.936
6
Latvia
65
2.3
36
9671
4167
0.823
7
Litva
65
3.4
52
18213
5273
0.842
8
Thuỵ Điển
450
9.0
20
300795
33586
0.946
9
Anh
245
59.7
244
1794858
30278
0.936
10
Bungaria
111
7.8
70
19859
2538
0.796
11
CH Sec
79
10.2
129
85438
8375
0.868
12
Hungary
93
10.1
109
82805
8182
0.848
13
Ba Lan
323
38.2
118
209563
5487
0.850
14
Romania
238
21.7
91
60358
2719
0.778
15
Slovakia
49
5.4
110
31868
5922
0.842
16
Hy Lạp
132
11.0
83
173045
16203
0.902
17
Italy
301
57.8
192
1465895
25429
0.920
18
Malta
0.3
0.4
1245
3870
9748
0.875
19
BĐ Nha
92
10.5
114
149454
14665
0.897
20
Slovenia
20
2.0
99
26284
13383
0.895
21
TB Nha
506
42.5
84
836100
20343
0.922
22
Áo
84
8.1
97
251456
31202
0.934
23
Bỉ
31
10.4
341
302217
29205
0.942
24
Pháp
551
60.0
109
1747973
29267
0.932
25
Đức
357
82.6
231
2400655
29081
0.925
26
Lúcxămbua
2.6
0.5
193
26228
58545
0.933
27
Hà Lan
41
16.3
399
511556
31548
0.942
Tổng EU
4340.9
486.8
112
11050435
22700
Toàn thế giới
135641
6396.0
47
36356000
5684
EU so với TG(%)
3.2
7.6
30.4
Ghi chú: Các số liệu thống kê năm 2004, * năm 2003,** năm 2002
Nguồn: Niên giám Thống kê 2005
+ 1973 – 1986 kết nạp thêm 6 thành viên: Anh, Ailen, Đan Mạch, Hi Lạp, Tây Ba Nha và Bồ Đào Nha. Mức liên kết cao hơn, đến năm 1992 chuyển thành thị trường chung Châu Âu (ECM).
+ 1993 kết nạp thêm 3 nước: Áo, Phần Lan, Thuỵ Điển. Đến 1/1/1994, tổ chức này chính thức trở thành Liên hiệp Châu Âu (EU).
+ 2004 kết nạp thêm 10 thành viên: CH Sip, CH Sec, Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Malta, Balan, Slovakia, Slovenia.
+ 1/1/2007 kết nạp thêm 2 thành viên: Bungaria và Romania.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khối là 15.107 tỷ USD, chiếm 41% kim ngạch xuất nhập khẩu toàn thế giới.
* Mục đích của EU là thống nhất về chính trị, thúc đẩy mậu dịch tự do và hợp tác chặt chẽ trong phát triển kinh tế. Công dân của EU được đi lại tự do trong nội bộ EU, một ngân hàng trung ương đã được thành lập tại Frunkfurt, đồng tiền chung Châu Âu cũng đã chính thức được sử dụng từ 1/1/1999.
* Nguyên tắc hoạt động của EU
+ Nguyên tắc biểu quyết đa số
+ Nguyên tắc Luật cộng đồng cao hơn Luật quốc gia.
5.3.2. Association of Southeast Asian Nations (ASEAN)
* Sự ra đời
+ Thành lập năm 1967, bao gồm 5 nước: Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia, Philipin và Singapore.
+ 1984 kết nạp thêm Brunei.
+ 1995 kết nạp thêm Việt Nam.
+ 1997 kết nạp thêm Lào và Myanmar.
+ 1999 kết nạp thêm Campuchia, tạo thành A-10
* Mục tiêu
Đường lối chung: Xây dựng ASEAN thành một khu vực hoà bình, ổn định và phát triển thịnh vượng.
Mục tiêu
+ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văieät nam hoá trong khu vực thông qua các chương trình hợp tác.
+ Bảo đảm ổn định chính tị và phát triển kinh tế trong khu vực, chống lại các thế lực thù địch bên ngoài.
+ LÀ diễn đàn để giải quyết tranh chấp và xung đột trong khu vực.
* Nguyên tắc hoạt động
+ Nguyên tác cơ bản: Tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các nước, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hoà bình.
+ Nguyên tắc nhất trí
+ Nguyên tắc bình đẳng.
* ASEAN Free Trade Area - AFTA
Để nâng cao hơn nữa mức độ hợp tác trên lĩnh vực thương mại của ASEAN, tháng 1/1992, AFTA được thành lập.
@ Mục tiêu của AFTA:
+ Tự do hoá thương mại trong khối bằng cách xoá bỏ hàng rào thuế quan xuống còn 0 – 5%, đồng thời xoá bỏ những hạn chế về các hàng rào phi thuế quan; qua đó thúc đẩy hoạt động thương mại.
+ Thu hút đầu tư nước ngoài vào ASEAN cũng như thúc đẩy đầu tư trong ASEAN.
+ Mở rộng quan hệ thương mại với các nước trên thế giới.
@ Công cụ thực hiện AFTA: chương trình ưu đãi thế quan có hiệu lực chung (Common Effective Prefrential Tarriff scheme - CEPT)
- Mục tiêu của CEPT: cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan giữa các nước thnàh viên, cụ thể:
+ Hàng rào thuế quan: cắt giảm thuế xuống còn 0 – 5%.
+ Hàng rào phi thuế quan: dỡ bỏ các hạn chế về số lượng và các hàng rào phi thuế quan khác.
+ Đơn giản hoá các thủ tục hải quan, thống nhất biểu thuế quan và hệ thống tính giá hải quan…
- Nội dung của CEPT: 2 nội dung chính
+ Nội dung 1: Lịch trình cắt giảm thuế.
Quy định các nước thành viên cắt giảm thuế quan xuống còn từ 0 – 5% trong vòng 10 năm. Sau khi các sản phẩm được hưởng ưu đãi theo CEPT thì sẽ dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan trong vòng 5 năm. Cụ thể:
Đối với 6 nước gia nhập ASEAN đầu tiên: thực hiện từ 1/1/1993 đến 1/1/2003.
Đối với Việt Nam: thực hiện từ 1/1/1996 đến 1/1/2006.
Đối với Lào và Myanmar: thực hiện từ 1/1/1998 đến 1/1/2008.
Đối với Campuchia: thực hiện từ 1/1/2000 đến 1/1/2010.
+ Nội dung 2: Danh mục các sản phẩm CEPT (4 danh mục)
•Danh mục 1: Danh mục cắt giảm thuế ngay (Inclusion List – IL) bao gồm các sản phẩm mà các nước đã sẵn sàng cắt giảm thuế ngay.
Việc cắt giảm được thực hiện theo 2 phương thức:
(1) cắt giảm nhanh: với những hàng hoá có thuế suất > 20% thì giảm xuống còn 0 – 5% trong 7 năm; với những hàng hoá có thuế suất ≤ 20% thì giảm xuống còn 0 – 5% trong vòng 5 năm.
(2) cắt giảm bình thường: với những hàng hoá có thuế suất > 20% thì giảm xuống còn 20% trong vòng 5 năm đầu và giảm xuống 0 – 5% trong vòng 5 năm tiếp theo; với những hàng hoá có thuế suất ≤ 20% thì giảm xuống còn 0 – 5% trong vòng 7 năm.
•Danh mục 2: Danh mục loại trừ tạm thời (Temporary Exception List – TEL) bao gồm các sản phẩm mà các nước chưa sẵn sàng giảm thuế ngay. Trong vòng 5 năm, các mặt hàng trong TEL sẽ được chuyển dần sang IL, mỗi năm chuyển 20% số mặt hàng. Danh mục này chủ yếu bao gồm các mặt hàng có thuế suất lớn hơn 20% hoặc nhỏ hơn 20% nhưng trước mắt cần được bảo hộ.
•Danh mục 3: Danh mục nhạy cảm (Sensitive List – SL) bao gồm các mặt hàng nông sản chưa chế biến mà từng nước cho là nhạy cảm đối với nền kinh tế của mình. Thời hạn hoàn thành cắt giảm thuế được xem xét riêng, mức thuế quan cuối cùng là 0 – 5%, cụ thể:
6 thành viên đầu tiên của ASEAN: hoàn thành vào 1/1/2013.
Việt Nam: hoàn thành vào 1/1/2016.
Lào, Myanmar: hoàn thành vào 1/1/2015.
Campuchia: hoàn thành vào 1/1/2017.
•Danh mục 4: Danh mục loại trừ hoàn toàn (General Exception List – GEL) bao gồm các mặt hàng không tham gia CEPT. Ví dụ các mặt hàng ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, đạo đức xã hội, cuộc sống và sức khoẻ của con người, động thực vật; ảnh hưởng đến việc bảo tồn các giá trị văn hoá - nghệ thuật, di tích lịch sử, khảo cổ học, tôn giáo,…
5.3.3. Asian Pacific Economic Cooperation (APEC)
* Quá trình hình thành
+ Tháng 11/1989: Hội nghị Bộ trưởng Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ nhất được tổ chức tại Canbera – Úc, thông qua tuyên bố thành lập APEC, bao gồm 12 nước sáng lập viên: Úc, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Singapore, Philipin, Malaixia, Thái Lan, Brunei, New Zealand, Indonexia và Hàn Quốc.
+ 1991: Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông gia nhập.
+ 1993: Mehicô và Papua New Ghinê gia nhập.
+ 1994: Chilê gia nhập.
+ 1998: Việt Nam, Pêru và Nga gia nhập
Bảng 4.3: Những chỉ số cơ bản của các nền kinh tế thành viên APEC -2005
STTNướcDiện tíchDân sốGDPGDP/ng XK*NK*
(ngàn km2)(Tr. người)(tỷ.USD)(USD)(tr. USD)(tr. USD)
1Úc769220.2692.43362986551103863
2Brunei60.45.71567447131638
3Canada997132.01084.133648315858271869
4Chile75715.4105.868073254824769
5T.Quốc95611299.81851.21416593647560811
6H.Kông16.9174.025006265763273361
7Indo1905223.8280.912377158546525
8N.Bản378127.34694.336841566191455661
9H.Quốc9948.2819.216897253845224463
10Malai33025.5129.44989125857105297
11Mêhicô1958105.0734.96920177095171714
12N.Zealand2714.1108.7263732033421716
13Papua.N4635.93.558543211463
14Pêru128527.578.22798121118872
15Philipin30086.295.610883958840297
16Nga17075144.0719.2501517143186593
17Singapore14.2116.327180179755163892
18Đài Loan3622.5335.214857174350168715
19Thái Lan51364.6178.127369709895195
20Mỹ9364293.012365.9418158187751469704
21VN33282.651.06102606132734
22Tổng622982639.124623.6933040374774329152
Nguồn: Economic Fact Sheets; * Thương mại và đầu tư của APEC năm 2005.
* Mục tiêu
+ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế;
+ Phát triển và củng cố hệ thống thương mại đa phương;
+ Tăng cường sự phụ thuộc lẫn nhau và thịnh vượng của các nền kinh tế thành viên.
* Các lĩnh vực hợp tác của APEC
+ Phát triển nguồn nhân lực, khoa học kỹ thuật ứng dụng trong công nghiệp;
+ Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ;
+ Hỗ trợ đầu tư để phát triển hạ tầng cơ sở về kinh tế, năng lương, giao thông vận tải, viễn thông, du lịch, tạo cơ sở dữ liệu thông tin thương mại và đầu tư, xúc tiến thương mại;
+ Hợp tác bảo tồn tài nguyên biển, ngư nghiệp và kỹ thuật nông nghiệp.
* Nguyên tắc hoạt động:
+ Nguyên tắc cùng có lợi;
+ Nguyên tắc đồng thuận;
+ Nguyên tắc tự nguyện.
5.3.4. World Trade Organization (WTO)
* Tiền thân của WTO: Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT – General Agreement on Trade and Tariff).
- GATT là một hiệp định đa phương giữa các quốc gia nhằm thúc đẩy tự do hoá thương mại, được thiết lập sau Chiến tranh thế giới lần II. GATT được coi là một công cụ đa biên duy nhất điều chỉnh nền thương mại quốc tế từ năm 1948 cho đến khi thành lập WTO.
- Mục đích chủ yếu của GATT: tự do hoá thương mại quốc tế.
@ Công cụ thực hiện AFTA: chương trình ưu đãi thế quan có hiệu lực chung (Common Effective Prefrential Tarriff scheme - CEPT)
- Mục tiêu của CEPT: cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan giữa các nước thnàh viên, cụ thể:
+ Hàng rào thuế quan: cắt giảm thuế xuống còn 0 – 5%.
+ Hàng rào phi thuế quan: dỡ bỏ các hạn chế về số lượng và các hàng rào phi thuế quan khác.
+ Đơn giản hoá các thủ tục hải quan, thống nhất biểu thuế quan và hệ thống tính giá hải quan…
- Nội dung của CEPT: 2 nội dung chính
+ Nội dung 1: Lịch trình cắt giảm thuế.
Quy định các nước thành viên cắt giảm thuế quan xuống còn từ 0 – 5% trong vòng 10 năm. Sau khi các sản phẩm được hưởng ưu đãi theo CEPT thì sẽ dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan trong vòng 5 năm. Cụ thể:
Đối với 6 nước gia nhập ASEAN đầu tiên: thực hiện từ 1/1/1993 đến 1/1/2003.
Đối với Việt Nam: thực hiện từ 1/1/1996 đến 1/1/2006.
Đối với Lào và Myanmar: thực hiện từ 1/1/1998 đến 1/1/2008.
Đối với Campuchia: thực hiện từ 1/1/2000 đến 1/1/2010.
+ Nội dung 2: Danh mục các sản phẩm CEPT (4 danh mục)
•Danh mục 1: Danh mục cắt giảm thuế ngay (Inclusion List – IL) bao gồm các sản phẩm mà các nước đã sẵn sàng cắt giảm thuế ngay.
Việc cắt giảm được thực hiện theo 2 phương thức:
(1) cắt giảm nhanh: với những hàng hoá có thuế suất > 20% thì giảm xuống còn 0 – 5% trong 7 năm; với những hàng hoá có thuế suất ≤ 20% thì giảm xuống còn 0 – 5% trong vòng 5 năm.
(2) cắt giảm bình thường: với những hàng hoá có thuế suất > 20% thì giảm xuống còn 20% trong vòng 5 năm đầu và giảm xuống 0 – 5% trong vòng 5 năm tiếp theo; với những hàng hoá có thuế suất ≤ 20% thì giảm xuống còn 0 – 5% trong vòng 7 năm.
•Danh mục 2: Danh mục loại trừ tạm thời (Temporary Exception List – TEL) bao gồm các sản phẩm mà các nước chưa sẵn sàng giảm thuế ngay. Trong vòng 5 năm, các mặt hàng trong TEL sẽ được chuyển dần sang IL, mỗi năm chuyển 20% số mặt hàng. Danh mục này chủ yếu bao gồm các mặt hàng có thuế suất lớn hơn 20% hoặc nhỏ hơn 20% nhưng trước mắt cần được bảo hộ.
•Danh mục 3: Danh mục nhạy cảm (Sensitive List – SL) bao gồm các mặt hàng nông sản chưa chế biến mà từng nước cho là nhạy cảm đối với nền kinh tế của mình. Thời hạn hoàn thành cắt giảm thuế được xem xét riêng, mức thuế quan cuối cùng là 0 – 5%, cụ thể:
6 thành viên đầu tiên của ASEAN: hoàn thành vào 1/1/2013.
Việt Nam: hoàn thành vào 1/1/2016.
Lào, Myanmar: hoàn thành vào 1/1/2015.
Campuchia: hoàn thành vào 1/1/2017.
•Danh mục 4: Danh mục loại trừ hoàn toàn (General Exception List – GEL) bao gồm các mặt hàng không tham gia CEPT. Ví dụ các mặt hàng ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, đạo đức xã hội, cuộc sống và sức khoẻ của con người, động thực vật; ảnh hưởng đến việc bảo tồn các giá trị văn hoá - nghệ thuật, di tích lịch sử, khảo cổ học, tôn giáo,…
5.3.3. Asian Pacific Economic Cooperation (APEC)
* Quá trình hình thành
+ Tháng 11/1989: Hội nghị Bộ trưởng Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ nhất được tổ chức tại Canbera – Úc, thông qua tuyên bố thành lập APEC, bao gồm 12 nước sáng lập viên: Úc, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Singapore, Philipin, Malaixia, Thái Lan, Brunei, New Zealand, Indonexia và Hàn Quốc.
+ 1991: Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông gia nhập.
+ 1993: Mehicô và Papua New Ghinê gia nhập.
+ 1994: Chilê gia nhập.
+ 1998: Việt Nam, Pêru và Nga gia nhập
Bảng 4.3: Những chỉ số cơ bản của các nền kinh tế thành viên APEC -2005
STTNướcDiện tíchDân sốGDPGDP/ng XK*NK*
(ngàn km2)(Tr. người)(tỷ.USD)(USD)(tr. USD)(tr. USD)
1Úc769220.2692.43362986551103863
2Brunei60.45.71567447131638
3Canada997132.01084.133648315858271869
4Chile75715.4105.868073254824769
5T.Quốc95611299.81851.21416593647560811
6H.Kông16.9174.025006265763273361
7Indo1905223.8280.912377158546525
8N.Bản378127.34694.336841566191455661
9H.Quốc9948.2819.216897253845224463
10Malai33025.5129.44989125857105297
11Mêhicô1958105.0734.96920177095171714
12N.Zealand2714.1108.7263732033421716
13Papua.N4635.93.558543211463
14Pêru128527.578.22798121118872
15Philipin30086.295.610883958840297
16Nga17075144.0719.2501517143186593
17Singapore14.2116.327180179755163892
18Đài Loan3622.5335.214857174350168715
19Thái Lan51364.6178.127369709895195
20Mỹ9364293.012365.9418158187751469704
21VN33282.651.06102606132734
22Tổng622982639.124623.6933040374774329152
Nguồn: Economic Fact Sheets; * Thương mại và đầu tư của APEC năm 2005.
* Mục tiêu
+ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế;
+ Phát triển và củng cố hệ thống thương mại đa phương;
+ Tăng cường sự phụ thuộc lẫn nhau và thịnh vượng của các nền kinh tế thành viên.
* Các lĩnh vực hợp tác của APEC
+ Phát triển nguồn nhân lực, khoa học kỹ thuật ứng dụng trong công nghiệp;
+ Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ;
+ Hỗ trợ đầu tư để phát triển hạ tầng cơ sở về kinh tế, năng lương, giao thông vận tải, viễn thông, du lịch, tạo cơ sở dữ liệu thông tin thương mại và đầu tư, xúc tiến thương mại;
+ Hợp tác bảo tồn tài nguyên biển, ngư nghiệp và kỹ thuật nông nghiệp.
* Nguyên tắc hoạt động:
+ Nguyên tắc cùng có lợi;
+ Nguyên tắc đồng thuận;
+ Nguyên tắc tự nguyện.
5.3.4. World Trade Organization (WTO)
* Tiền thân của WTO: Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT – General Agreement on Trade and Tariff).
- GATT là một hiệp định đa phương giữa các quốc gia nhằm thúc đẩy tự do hoá thương mại, được thiết lập sau Chiến tranh thế giới lần II. GATT được coi là một công cụ đa biên duy nhất điều chỉnh nền thương mại quốc tế từ năm 1948 cho đến khi thành lập WTO.
- Mục đích chủ yếu của GATT: tự do hoá thương mại quốc tế.
Bằng cách thông qua các vòng đàm phán thương mại, GATT tiến hành cắt giảm và đi đến loại bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, đồng thời đưa ra các luật lệ tạo cơ sở pháp lý để thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển.
Bảng 5.4: Các vòng đàm phán thương mại của GATT
Năm
Địa điểm
Đối tượng đàm phán
Số nước tham gia
1947
Geneva
Thuế
23
1949
Annecy
Thuế
12
1951
Torguay
Thuế
38
1956
Geneva
Thuế
26
1960-1961
Geneva (vòng Dillon)
Thuế
26
1964-1967
Geneva (vòng Kenedy)
Thuế và các biện pháp chống phá giá
62
1973-1979
Geneva (vòng Tokyo)
Thuế, các biện pháp phi thuế quan và hiệp định khung
102
1986-1993
Geneva (vòng Uruguay)
Thuế, các biện pháp phi thuế quan, các nguyên tắc, dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp, dệt, may mặc, nông nghiệp, thành lập WTO…
123
- Trong 47 năm tồn tại, GATT đã trải qua 8 vòng đàm phán về thương mại để tìm ra các giải pháp nhằm từng bước tiến tới tự do hoá thương mại quốc tế và giải quyết các vấn đề thương mại quốc tế được các thành viên quan tâm nhất.
+ 5 vòng đàm phán đầu chỉ tập trung vào giảm thuế nhập khẩu.
+ 3 vòng đàm phán sau diễn ra sôi động và kéo dài, mở rộng đến nhiều vấn đề; đặc biệt là vòng đàm phán Uruguay kéo dài 7 năm.
- Hai kết quả nổi bật của vòng đàm phán Uruguay:
+ Ký kết Hiệp định nông nghiệp trong khuôn khổ vòng đàm phán Uruguay (AAUR – Agricultural Agreement of Uruguay Round).
AAUR được ký kết tại Marrakesh (Maroc) năm 1994. Việc ký kết AAUR là một bước ngoặt lớn trong tiến trình giao lưu, trao đổi nông sản vì lần đầu tiên khu vực nông nghiệp được đưa vào kỷ luật buôn bán của GATT. AAUR được triển khai từ năm 1995.
+ Thành lập WTO: trong vòng đàm phán Uruguay, các nước thành viên của GATT đã quyết định thành lập WTO để thay thế cho GATT nhằm khắc phục những hạn chế của GATT. Như vậy, WTO ra đời là hiện thân cho kết quả vòng đàm phán Uruguay.
* Quá trình hình thành WTO
+ Ngày 15/4/1994: Hội nghị cấp cao gồm 125 nước thành viên của GATT đã ký tuyên bố Marrakesh, thành lập WTO.
+ 1/1/1995: chính thức hoạt động.
+ Trụ sở của WTO đặt tại Geneva. Hiện nay, WTO có 150 nước thành viên. Trong đó, Việt Nam là thành viên thứ 150, gia nhập ngày 7/11/2006. Có 30 quốc gia đang là quan sát viên và đang đàm phán gia nhập WTO.
* Mục tiêu hoạt động của WTO
- Mục tiêu chung: Nâng cao mức sống của nhân dân các nước, bảo đảm việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại, sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực của thế giới.
- Mục tiêuc cụ thể
+ Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hoá và dịch vụ trên thế giới phục vụ cho sự phát triển ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường.
+ Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các thành viên; bảo đảm cho các nước đang phát triển được thụ hưởng những lợi ích thực sự từ tăng trưởng của thương mại quốc tế và khuyến khích các nước này ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới.
+ Nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm cho người dân của các thành viên, bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôn trọng.
* Chức năng cơ bản của WTO: Để đạt được các mục tiêu trên, chức năng cơ bản của WTO bao gồm:
- Quản lý các hiệp định thương mại thuộc hệ thống thương mại WTO;
- Diễn đàn đàm phán thương mại;
- Giải quyết các tranh chấp thương mại;
- Giám sát các chính sách thương mại của các thành viên;
- Hợp tác với các tổ chức quốc tế, hỗ trợ các nước đang phát triển về chính sách thương mại, thông qua các chương trình hỗ trợ kỹ thuật và huấn luyện.
* Nguyên tắc hoạt động của WTO
- Nguyên tắc không phân biệt đối xử: là nguyên tắc pháp lý quan trọng nhất của WTO, bao gồm 2 nội dung:
+ Đãi ngộ tối huệ quốc (Most Favoured Nation – MFN): là nguyên tắc quy định mỗi thành viên sẽ dành cho sản phẩm của một thành viên khác sự đối xử không kém ưu đãi hơn sự đối xử mà thành viên đó dành cho sản phẩm của một thành viên thứ ba.
+ Đãi ngộ quốc gia (National Treatment - NT): là nguyên tắc quy định mỗi thành viên sẽ không dành cho sản phẩm của công dân nước mình sự đối xử ưu đãi hơn so với sản phẩm của người nước ngoài.
- Nguyên tắc mở cửa thị trường, hay còn gọi là tiếp cận thị trường (Market Access) thực chất là tự do hoá thương mại, mở cửa thị trường cho hàng hoá, dịch vụ và đầu tư nước ngoài.
- Nguyên tắc dễ dự đoán: để bảo đảm tính dễ dự đoán của chính sách, WTO không cấm bảo hộ mà vẫn cho phép bảo hộ, nhưng với điều kiện phải ở mức độ hợp lý và phải thể hiện thông qua thuế quan.
- Nguyên tắc cạnh tranh công bằng (Fair Competition): nhằm bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng, hạn chế các tác động tiêu cực của các biện pháp cạnh canh không bình đẳng như bán phá giá, trợ cấp, hay dành các đặc quyền cho một số doanh nghiệp nhất định.
- Nguyên tắc dành cho các thành viên đang phát triển và các nước đang chuyển đổi một số ưu đãi. Hơn 3/4 số thành viên WTO là các nước đang phát triển hoặc có nền kinh tế đang chuyển đổi. Do đó, nhu cầu và lợi ích của các nước này luôn được tính đến trong mọi hoạt động của WTO.
CHƯƠNG SÁU
SỰ DI CHUYỂN NGUỒN LỰC QUỐC TẾ
6.1. THỊ TRƯỜNG VỐN QUỐC TẾ VÀ SỰ DI CHUYỂN VỐN QUỐC TẾ
6.1.1. Khái niệm
* Thị trường vốn quốc tế là thị trường tại đó tài sản được trao đổi giữa các quốc gia, bao gồm 3 hình thức:
1.Trao đổi hàng hoá, dịch vụ lấy hàng hoá, dịch vụ.
2.Trao đổi hàng hoá, dịch vụ lấy tài sản.
3.Trao đổi tài sản lấy tài sản.
* Thị trường vốn quốc tế khác với thị trường vốn trong nước ở những điểm sau:
- Thứ nhất, thị trường vốn quốc tế phải đối phó với những luật lệ đặc biệt do các nước áp đặt đối với đầu tư nước ngoài.
- Thứ hai, thị trường vốn quốc tế đôi khi cũng lẩn tránh các quy định áp đặt đối với đầu tư trong nước.
- Thứ ba, thị trường vốn quốc tế chịu nhiều rủi ro như sự thay đổi của tỷ giá hối đoái, các quốc gia không có khả năng thanh toán,…
* Các chủ thể chính của thị trường vốn quốc tế
- Các ngân hàng thương mại: là trung tâm của thị trường vốn quốc tế;
- Các công ty, nhất là các công ty đa quốc gia: có thể bán cổ phiếu,…;
- Các tổ chức tài chính phi Chính phủ như các công ty bảo hiểm,…;
- Các ngân hàng trung ương: thông qua sự can thiệp vào thị trường ngoại hối;
- Các cơ quan Chính phủ: thông qua vay vốn từ nước ngoài.
6.1.2. Sự di chuyển vốn quốc tế (International Capital Transfer)
* Khái niệm
Sự di chuyển vốn quốc tế là sự vận động của tiền tệ và tài sản giữa các quốc gia nhằm điều chỉnh tỷ lệ giữa các yếu tố sản xuất, tạo điều kiện cho các nền kinh tế phát triển, góp phần thúc đẩy kinh tế toàn cầu tăng trưởng.
* Các hình thái di chuyển vốn quốc tế
- Vay mượn vốn;
- Viện trợ;
- Đầu tư giữa các quốc gia.
* Nguyên nhân của sự di chuyển vốn quốc tế: thể hiện ở biểu đồ 4.3
PK PK
SK1
A SK2’
PA SK1’ E2
E1 Pw SK2
Pw B
PB
0 K1 K1’ K K2’ K2 K
Biểu đồ 6.1: Nguyên nhân của sự di chuyển vốn quốc tế
Thị trường vốn của quốc gia 1 cân bằng tại điểm A với giá vốn là PA, lượng vốn đầu tư vào quá trình sản xuất là K1. Thị trường vốn của quốc gia 2 cân bằng tại B với giá vốn là PB, lượng vốn đầu tư vào quá trình sản xuất là K2. Do giá vốn của quốc gia 1 lớn hơn giá vốn của quốc gia 2 (PA > PB), nếu vốn được di chuyển tự do thì một lượng vốn của quốc gia 2 sẽ di chuyển sang quốc gia 1. Cung vốn của quốc gia 1 tăng và dịch chuyển sang phải (SK1 SK1’), giá vốn giảm (PA Pw). Ngược lại, quốc gia 2, cung vốn giảm và dịch chuyển sang trái (SK2 SK2’) làm giá vốn tăng (PB Pw). Sự di chuyển vốn sẽ dừng lại khi giá vốn của quốc gia 1 bằng giá vốn của quốc gia 2 (tại Pw).
6.1.3. Các hình thức đầu tư quốc tế
a) Đầu tư gián tiếp
* Khái niệm
Đầu tư gián tiếp là loại hình di chuyển vốn giữa các quốc gia, trong đó chủ đầu tư nước ngoài (chủ sở hữu vốn) không trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động sử dụng vốn ở nước nhận đầu tư.
* Các hình thức đầu tư gián tiếp
- Nếu chủ đầu tư là các Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ (NGOs – Non-governmental Organizations), hoặc các tổ chức quốc tế: đầu tư gián tiếp được thực hiện thông qua 2 hình thức:
+ Viện trợ (hoàn lại hoặc không hoàn lại);
+ Cho vay (ưu đãi hoặc không ưu đãi).
- Nếu chủ đầu tư là cá nhân (công ty, tập đoàn kinh doanh nước ngoài): đầu tư trực tiếp được thực hiện thông qua hình thức mua cổ phiếu, trái phiếu .
* ODA (Official Development Assistance) - Một hình thức quan trọng của đầu tư gián tiếp.
- ODA là các khoản viện trợ hoặc tín dụng ưu đãi của các Chính phủ, NGOs, các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc, các tổ chức tài chính quốc tế dành cho các nước đang và chậm phát triển.
- Mục đích sử dụng ODA
+ Nếu là viện trợ không hoàn lại:
•Y tế, dân số, sức khoẻ cộng đồng;
•Giáo dục, đào tạo;
•Giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo;
•Nghiên cứu các chương trình, dự án phát triển;
•Bảo vệ môi trường sinh thái;
•Hỗ trợ ngân sách;
•Hỗ trợ nghiên cứu chuyển giao công nghệ.
+ Nếu là khoàn tín dụng ưu đãi (viện trợ có hoàn lại):
•Năng lượng;
•Giao thông vận tải;
•Thuỷ lợi;
•Thông tin liên lạc;
•Phát thanh truyền hình;
•Cấp thoát nước;
•Y tế, giáo dục, đào tạo.
- Ưu và nhược điểm của ODA: Học viên tự phân tích
b) Đầu tư trực tiếp (FDI - Foreign Direct Investment)
* FDI là hình thức di chuyển vốn giữa các quốc gia, trong đó chủ sở hữu vốn (chủ đầu tư) là người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động sử dụng vốn ở nước nhận đầu tư.
* Các hình thức FDI
- Hợp đông hợp tác kinh doanh (thường áp dụng trong lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên).
- Xí nghiệp liên doanh.
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Riêng trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng còn áp dụng một số hình thức sau:
- Hợp đồng BOT ( Building – Operation – Transfer);
- Hợp đồng BTO;
- Hợp đồng BT.
* Ưu và nhược điểm của FDI: Học viên tự phân tích
6.2. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA SỰ DI CHUYỂN VỐN QUỐC TẾ
Lợi ích kinh tế của sự di chuyển vốn quốc tế được biểu hiện qua biểu đồ 6.2.
PK PK
F VMPK1
J
i
a M H = PK2
k
PKE = N E h R T = PKE
b e
PK1 = C d G
c VMPK2 I g l
O B A O’
Biểu đồ 6.2: Lợi ích kinh tế của sự di chuyển vốn quốc tế
Trên biểu đồ 6.2: đường VMPK1 và VMPK2 (Value Marginal Products of Capital) là đường biểu diễn giá trị sản phẩm biên do vốn tạo ra của quốc gia 1 và quốc gia 2. 2 trục đứng PK biểu diễn giá vốn của 2 quốc gia.
Giả sử thế giới chỉ có 2 quốc gia 1 và 2: Tổng lượng vốn đầu tư của 2 quốc gia là OO’, trong đó lượng vốn đầu tư của quốc gia 1 là OA, của quốc gia 2 là O’A. Tại mỗi quốc gia, khi đầu tư vốn sẽ kéo theo đầu tư các yếu tố khác (lao động, đất đai,…).
Khi chưa có sự di chuyển vốn giữa 2 quốc gia, quốc gia 1 đầu tư vốn là OA. Tổng sản phẩm nội địa được tạo ra là diện tích OFGA (a+b+c+d+g), trong đó (c+g) là chi phí về vốn còn (a+b+d) là chi phí các yếu tố phối hợp khác.
Quốc gia 2 lượng vốn đầu tư là O’A, tổng sản phẩm nội địa được tạo ra là diện tích O’JMA (i+k+l), trong đó (k+l) là chi phí về vốn còn i là chi phí các yếu tố phối hợp khác.
Do lượng vốn của quốc gia 1 lớn hơn quốc gia 2 (OA > O’A) nên quốc gia 1 thừa vốn, còn quốc gia 2 khan hiếm vốn. Vì vây, giá vốn của quốc gia 1 thấp hơn giá vốn của quốc gia 2 (PK1 < PK2).
Nếu vốn được di chuyển tự do thì 1 lương vốn là AB của quốc gia 1 sẽ chuyển sang quốc gia 2 làm cho giá vốn của 2 quốc gia cân bằng tại điểm E (PKE). Kết quả của việc di chuyển vốn được phân tích trong bảng 4.5.
Bảng 6.1: Phân tích tác động của việc di chuyển vốn quốc tế
Trước di chuyển vốn
Sau di chuyển vốn
So sánh
Quốc gia 1
SP nội địa (GDP)
OFGA (a+b+c+d+g)
OFEB (a+b+c)
- (d+g)
Lợi do đầu tư
0
ABER (d+e+g)
+ (d+e+g)
SP ròng tăng lên (GNP tăng)
+ e
Quốc gia 2
SP nội địa (GDP)
O’JMA (i+k+l)
O’JEB (i+k+l+h+e+d+g)
+ (h+e+d+g)
Trả lợi tức vốn
0
ABER (d+e+g)
+ (d+e+g)
SP ròng tăng lên (GDP tăng)
+h
6.3. DI CHUYỂN LAO ĐỘNG QUỐC TẾ (INTERNATIONAL LABOUR TRANSFER)
6.3.1. Bản chất của di chuyển lao động quốc tế
* Khái niệm
Sự di chuyển quốc tế về lao động là hiện tượng người lao động di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia kia có kèm theo sự thay đổi về chỗ ở và thường trú.
* Nguyên nhân của sự di chuyển lao động quốc tế
+ Lí do phi kinh tế (áp lực của tôn giáo, chính trị, chiến tranh,…).
+ Lí do kinh tế (do động cơ thu nhập hay môi trường làm việc).
Nguồn nhân lực của các quốc gia khác nhau về quy mô và chất lượng, không cân xứng với nguồn lực vốn, do vậy dẫn đến tình trạng tiền lương (giá lao động) tại các quốc gia rất khác nhau. Chính sự chênh lệch về giá lao động giữa các quốc gia là nguyên nhân cơ bản hình thành thị trường lao động (biểu đồ 6.3).
PL PL
SL1
A SL2’
PA SL1’ E2
E1 Pw SL2
Pw B
PB
0 L1 L1’ L L2’ L2 L
Biểu đồ 6.3: Nguyên nhân của sự di chuyển lao động quốc tế
Thị trường lao động của quốc gia 1 cân bằng tại điểm A với giá lao động là PA, lượng lao động sử dụng vào quá trình sản xuất là L1. Thị trường lao động của quốc gia 2 cân bằng tại B với giá lao động là PB, lượng lao động sử dụng vào quá trình sản xuất là L2. Do giá lao động của quốc gia 1 lớn hơn giá lao động của quốc gia 2 (PA > PB), nên một lượng lao động của quốc gia 2 sẽ di chuyển sang quốc gia 1. Cung lao động của quốc gia 1 tăng và dịch chuyển sang phải (SL1 à SL1’), giá lao động giảm (PA à Pw). Ngược lại, quốc gia 2, cung lao động giảm và dịch chuyển sang trái (SL2 à SL2’) làm giá lao động tăng (PB à Pw). Sự di chuyển lao động sẽ dừng lại khi giá lao động của quốc gia 1 bằng giá lao động của quốc gia 2 (tại Pw).
6.3.2. Phân tích tác động của sự di chuyển lao động quốc tế
Di chuyển lao động vì lí do kinh tế có thể được phân tích bằng những công cụ giống như di chuyển vốn. Tác động của di chuyển lao động quốc tế được thể hiện ở biểu đồ 6.4:
Trên biểu đồ 6.4: đường VMPL1 và VMPL2 (Value Marginal Products of Labour) là đường biểu diễn giá trị sản phẩm biên do lao động tạo ra của quốc gia 1 và quốc gia 2.
Giả sử thế giới chỉ có 2 quốc gia 1 và 2: Tổng lượng lao động đưa vào sản xuất là OO’, trong đó lượng lao động của quốc gia 1 là OA, của quốc gia 2 là O’A.
PL PL
F VMPL1
J
i
a M H = PL2
k
PLE = N E h R T = PLE
b e
PL1 = C d G
c VMPL2 I g l
O B A O’
Biểu đồ 6.4: Lợi ích kinh tế của sự di chuyển lao động quốc tế
Khi chưa có sự di chuyển lao động giữa 2 quốc gia, quốc gia 1 sử dụng lượng lao động là OA. Tổng sản phẩm nội địa được tạo ra là diện tích OFGA (a+b+c+d+g), trong đó (c+g) là chi phí về lao động còn (a+b+d) là chi phí các yếu tố phối hợp khác.
Quốc gia 2 sử dụng lượng lao động là O’A, tổng sản phẩm nội địa được tạo ra là diện tích O’JMA (i+k+l), trong đó (k+l) là chi phí về lao động còn i là chi phí các yếu tố phối hợp khác.
Do lượng lao động của quốc gia 1 lớn hơn quốc gia 2 (OA > O’A) nên quốc gia 1 thừa lao động, còn quốc gia 2 thiếu lao động. Vì vây, giá lao động của quốc gia 1 thấp hơn giá lao động của quốc gia 2 (PL1 < PL2).
Nếu lao động được di chuyển tự do thì 1 lương lao động là AB của quốc gia 1 sẽ chuyển sang quốc gia 2 làm cho giá lao động của 2 quốc gia cân bằng tại điểm E (PLE). Kết quả của việc di chuyển lao động được phân tích trong bảng 6.2.
Bảng 6.2: Phân tích tác động của việc di chuyển lao động quốc tế
Trước di chuyển vốn
Sau di chuyển vốn
So sánh
Quốc gia 1
SP nội địa (GDP)
OFGA (a+b+c+d+g)
OFEB (a+b+c)
- (d+g)
TN LĐ từ QG 2
0
ABER (d+e+g)
+ (d+e+g)
GNP tăng
+ e
Quốc gia 2
SP nội địa (GDP)
O’JMA (i+k+l)
O’JEB (i+k+l+h+e+d+g)
+ (h+e+d+g)
Trả công LĐ cho QG 1
0
ABER (d+e+g)
+ (d+e+g)
GDP tăng
+h
CHƯƠNG BẢY
THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
VÀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
7.1. THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI (FOREIGN EXCHANGE MARKET - FOREX)
7.1.1. Khái niệm
Thị trường ngoại hối (Forex) là thị trường tiền tệ quốc tế tại đó đồng tiền của các quốc gia khác nhau có thể trao đổi được với nhau.
Hoặc: Forex là nơi thực hiện, trao đổi mua bán các ngoại tệ và phương tiện chi trả có giá trị như ngoại tệ được xác định trên cơ sở cầu - cung.
7.1.2. Các đối tượng tham gia Forex
1. Những người trực tiếp tạo ra cầu hoặc cung về ngoại tệ
Như mọi thị trường khác, Forex tồn tại do mối quan hệ cầu và cung về ngoại tệ.
Hai thành phần cầu và cung ngoại tệ của Forex được thể hiện qua bảng 7.1.
Bảng 7.1: Cầu và cung của Forex
Cầu ngoại tệ
Cung ngoại tệ
1. Nhà nhập khẩu
1. Nhà xuất khẩu
2. Cư dân đi du lịch nước ngoài
2. Khách du lịch tới quốc gia
3. Gửi tiền cho thân nhân ở nước ngoài
3. Thân nhân từ nước ngoài gửi tiền về
4. Cư dân đi đầu tư ra nước ngoài
4. Các nhà đầu tư đến
5. Trả tiền vay và lãi vay
5. Các khoản vay, nhận viện trợ
6. Chi trả tiếp nhận đầu tư
6. Thu nhập từ đầu tư
7. Các khoản chi khác
7. Các khoản thu khác
2. Hệ thống ngân hàng thương mại
Cung và cầu ngoại tệ được thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng thương mại. Để làm tốt chức năng của mình, hệ thống ngân hàng thương mại phải có đủ khả năng cung ứng đồng ngoại tệ.
3. Chính phủ thông qua ngân hàng trung ương
Sự thay đổi giữa tổng cầu và tổng cung về ngoại tệ dẫn đến sự thay đổi tỷ giá hối đoái. Quy mô cầu, cung ngoại tệ của quốc gia thay đổi liên tục, gây ra sự biến động về tỷ giá hối đoái. Sự biến động của tỷ giá có thể dẫn đến những xáo trộn tình hình sản xuất, xuất khẩu của quốc gia. Trước tình hình đó, Chính phủ phải có những biện pháp can thiệp vào Forex nhằm ổn định tỷ giá theo hướng có lợi cho nền kinh tế.
Đồng nội tệ
Đồng ngoại tệ S
E1
R1
Eo
R0 A
D’
D
0 Qo Q1 Q
Biểu đồ 7.1: Sự can thiệp của ngân hàng trung ương vào Forex
Giả sử Forex đang cân bằng tại Eo, lượng ngoại tệ trao đổi là Qo, giá cả đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ là Ro.
Khi nhu cầu đồng ngoại tệ tăng lên (ví dụ do tăng nhập khẩu hàng hoá), khi đó đường cầu sẽ dịch chuyển sang D’. Nếu cung ngoại tệ không đổi và để Forex tự điều tiết thì điểm cân bằng mới là E1 (đồng ngoại tệ tăng giá hay giảm giá đồng nội tệ). Chính phủ muốn duy trì tỷ giá vẫn ở mức Ro à cân bằng cung cầu ngoại tệ tại điểm A và mức cầu về ngoại tệ là Q1. Trong khi lượng cung ngoại tệ thực tế trên thị trường chỉ đạt Qo à tình trạng dư cầu ngoại tệ (biểu hiện bằng đoạn QoQ1). Như vậy, để giữ tỷ giá là Ro, Chính phủ sẽ thông qua ngân hàng trung ương can thiệp bằng cách xuất bán lượng ngoại tệ QoQ1 từ nguồn dự trữ với mức giá Ro.
Trường hợp ngược lại, cầu ngoại tệ không đổi, cung ngoại tệ thay đổi: Học viên tự vẽ biểu đồ và giải thích.
7.1.3. Tỷ giá hối đoái (Foreign Exchange Rate)
7.1.3.1. Khái niệm
Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ nước khác.
Hay: Mức giá mà 2 đồng tiền của 2 quốc gia khác nhau có thể trao đổi được với nhau được gọi là tỷ giá hối đoái.
7.1.3.2. Phương pháp yết giá
* Yết giá trực tiếp (Direct Quotation): lấy ngoại tệ là đơn vị so sánh với đồng tiền trong nước.
1 ngoại tệ = A nội tệ
+ Ngoại tệ là đồng tiền yết giá, có đơn vị cố định và thường bằng 1.
+ Nội tệ là đồng tiền định giá, có số đơn vị thay đổi phụ thuộc vào quan hệ cầu, cung trên thị trường ngoại hối.
Ví dụ: Ngân hàng Vietcombank công bố 1 USD = 16.000 VND
à Ký hiệu tỷ giá: E (VND/USD) = 16.000 hay E = 16.000 VND/USD.
Trong ký hiệu tỷ giá thì đồng tiền đứng trước (VND) gọi là đồng tiền định giá còn đồng tiền đứng sau (USD) là đồng tiền yết giá.
+ E giảm à đồng tiền VND lên giá (appreciation): để mua 1 USD cần ít VND hơn.
+ E tăng à đồng tiền VND xuống giá (depreciation) hay mất giá: để mua 1 USD cần nhiều VND hơn.
* Yết giá gián tiếp (Indirect Quotation): lấy đồng tiền trong nước so sánh với đồng ngoại tệ.
1 nội tệ = B ngoại tệ
+ Nội tệ là đồng tiền yết giá, có đơn vị cố định và thường bằng 1.
+ Ngoại tệ là đồng tiền định giá, có số đơn vị thay đổi phụ thuộc vào quan hệ cầu, cung trên thị trường ngoại hối.
Ví dụ: Ngân hàng Trung ương Anh công bố 1 GBP = 1,425 DEM.
Trên thực tế, với vai trò nổi bật của nền kinh tế Mỹ, cho nên trên thị trường ngoại hối, đồng USD đóng vai trò là đồng tiền yết giá đối với hầu hết các đồng tiền khác. Ngoại trừ một số đồng tiền (ví dụ GBP, NZD, AUD, EUR), đồng USD đóng vai trò là đồng tiền định giá.
7.1.3.3. Các loại tỷ giá hối đoái
* Tỷ giá hối đoái theo chế độ bản vị vàng
Hệ thống tỷ giá này xuất phát từ lịch sử tiền tệ thế giới, đồng tiền của nhiều quốc gia được đúc bằng vàng ròng. Khi trao đổi hàng hoá, người ta căn cứ vào trọng lượng vàng của mỗi đồng tiền để xác định tỷ lệ trao đổi.
Ví dụ: 1 GBP có hàm lượng vàng là 7,32 g
1 USD có hàm lượng vàng là 1,50463 g.
à 1 GBP = 7,32/1,50463 = 4,865 USD
* Tỷ giá hối đoái cố định (Fixed exchange rate)
Chính phủ mỗi quốc gia duy trì tỷ giá giữa đồng nội tệ ở một mức tỷ giá cố định, bằng cách can thiệp vào thị trường ngoại hối thông qua ngân hàng trung ương (đã nghiên cứu ở phần trước).
* Tỷ giá hối đoái thả nổi tự do (Freely floating exchange rate)
Là tỷ giá được hình thành trên cơ sở quan hệ cung, cầu ngoại hối trên thị trường, không có sự can thiệp của Chính phủ.
* Tỷ giá hối đoái thả nổi có sự quản lý (Managed floating exchange rate)
Chính phủ chỉ can thiệp vào thị trường ngoại hối khi cần thiết để ổn định tỷ giá hối đoái (ngân hàng trung ương mua, bán ngoại tệ khi thị trường ngoại hối trở nên mất trật tự hoặc khi tỷ giá hối đoái đi chệch khỏi quỹ đạo, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế).
* Tỷ giá hối đoái hiện hành (sport rate) và tỷ giá hối đoái có thời hạn (forward rate)
- Tỷ giá hối đoái hiện hành (sport rate) hay còn gọi là tỷ giá hối đoái giao ngay (sport transaction) là tỷ giá được thực hiện tại điểm giao dịch.
- Tỷ giá hối đoái có thời hạn (forward rate) là tỷ giá được thực hiện thông qua hợp đồng giao dịch có thời hạn (hợp đồng về mua hoặc bán một số lượng ngoại tệ tại thời điểm nhất định, nhưng việc thanh toán lại xảy ra trong tương lai, với tỷ giá hối đoái được thoả thuận trước).
* Tỷ giá chéo (cross rate)
Là tỷ giá được xác định dựa vào những tỷ giá đã cho trước.
- Trường hợp 1: Đồng tiền trung gian (USD) đóng vai trò là đồng tiền yết giá trong cả 2 tỷ giá.
Ví dụ: Nhà nhập khẩu Việt Nam phải thanh toán tiền hàng cho Singapore, ghi bằng SGD. Do SGD không phải là đồng tiền tiêu chuẩn nên tại Việt Nam tỷ giá VND/SGD không được hình thành trên cơ sở cung, cầu. Vì vậy, ngân hàng trung ương phải áp dụng phương pháp tính tỷ giá chéo từ 2 tỷ giá VND/USD và SGD/USD.
1 USD = a VND, 1 USD = b SGD
à a VND = b SGD à 1 SGD = (a/b)VND
- Trường hợp 2: Đồng tiền trung gian (USD) vừa đóng vai trò là đồng tiền định giá, vừa đóng vai trò là đồng tiền yết giá.
Ví dụ: 1 USD = a VND, 1GBP = c USD à 1 USD = (1/c)GBP
à a VND = (1/c)GBP à 1 GBP = (a.c) VND
- Trường hợp 3: Đồng tiền trung gian (USD) đóng vai trò là đồng tiền định giá trong cả 2 tỷ giá.
Ví dụ: 1GBP = c USD, 1 AUD = d USD
à 1USD = (1/c) GBP, 1 USD = (1/d)AUD
à (1/c) GBP = (1/d)AUD à GBP = (c/d)AUD
7.1.3.4. Tỷ giá mua, tỷ giá bán, chênh lệch tỷ giá mua vào bán ra
Tỷ giá mua (bid rate) là tỷ giá tại đó ngân hàng chào giá sẵn sàng mua vào đồng tiền yết giá.
Tỷ giá bán (offer rate) là tỷ giá tại đó ngân hàng chào giá sẵn sàng bán ra đồng tiền yết giá.
Chênh lệch tỷ giá mua vào bán ra (spread) là khoản chênh lệch giữa tỷ giá bán ra và tỷ giá mua vào.
Ví dụ: E(VND/USD) = (16.250 – 16.260)
Bid rate = 16.250, Offer rate = 16.260,
Spread = 16.260 - 16.250 = 10 VND.
7.1.3.5. Tác động của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế
* Tác động đến ngoại thương
Tỷ giá hối đoái thay đổi sẽ làm cho giá trị hàng hoá của các quốc gia có thương mại qua lại với nhau thay đổi. Điều này làm thay đổi cán cân thương mại giữa 2 quốc gia.
+ E tăng (đồng nội tệ giảm giá) à xuất khẩu của quốc gia tăng và ngược lại.
Ví dụ: Doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm áo sơ mi với giá xuất là 90.000 VND/áo, với tỷ giá E (VND/USD) = 15.000 thì giá áo sơ mi của doanh nghiệp trên thị trường thế giới là 6 USD/áo. Nếu tỷ giá hối đoái tăng, giả sử E(VND/USD) = 20.000 thì giá áo sơ mi của doanh nghiệp trên thị trường chỉ còn 4,5 USD/áo. Như vậy, sự giảm giá sản phẩm do tỷ giá thay đổi làm cho sản phẩm của doanh nghiệp có sức cạnh tranh cao hơn trên thị trường thế giới, nhờ đó xuất khẩu tăng.
+ E tăng (đồng nội tệ mất giá) à nhập khẩu của quốc gia giảm và ngược lại
Ví dụ: Giá thép trên thế giới là 300 USD/tấn. Với tỷ giá E (VND/USD) = 15.000 thì chi phí 1 tấn thép là 4.500.000 VND. Nếu tỷ giá hối đoái tăng E (VND/USD) = 20.000 thì chi phí thép sẽ là 6.000.000 VND. Điều này sẽ làm giảm lợi nhuận của các nhà kinh doanh, do đó làm sụt giảm lượng thép nhập khẩu.
* Tác động của tỷ giá hối đoái đến lĩnh vực đầu tư nước ngoài
Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và tài sản của nhà đầu tư nước ngoài tại nước tiếp nhận đầu tư.
Ví dụ: Hãng Coca Cola đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất nước ngọt. Giá bán 1 lon Coca tại Việt Nam là 6.000 VND. Với tỷ giá E (VND/USD) = 15.000, doanh thu của hãng là 0,4 USD/ 1 lon. Nếu tỷ giá hối đoái tăng, giả sử E (VND/USD) = 20.000 thì doanh thu của hãng chỉ còn 0,3 USD/ 1 lon.
Như vậy, nếu đồng tiền nội tệ mất giá sẽ làm cho môi trường đầu tư về tài chính xấu đi.
* Tác động của tỷ giá hối đoái đến vấn đề thanh toán nợ nước ngoài
Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và thanh toán nợ nước ngoài là mối quan hệ ngược chiều. Đồng nội tệ mất giá sẽ làm cho gánh nặng nợ nước ngoài tăng. Do vậy, chính phủ phải có chính sách tỷ giá phù hợp để có lợi cho quốc gia.
Vai trò của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế là rất quan trọng. Do vậy, chính sách về tỷ giá là một trong những chính sách quan trọng của Chính phủ trong vai trò can thiệp vào nền kinh tế nói chung và ngoại thương nói riêng.
7.1.3.6. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa, tỷ giá hối đoái thực và sức cạnh tranh thương mại quốc tế
* Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (Norminal exchange rate - E)
Tỷ giá danh nghĩa là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác mà không đề cập đến tương quan sức mua hàng hoá và dịch vụ giữa chúng.
Tỷ giá danh nghĩa là tỷ giá phổ biến được sử dụng hàng ngày trong giao dịch ở các thị trường ngoại hối. Ví dụ, tại Việt Nam E(VND/USD) = 16.000 chính là tỷ giá danh nghĩa.
* Tỷ giá hối đoái thực (Real exchange rate – Er
Er bằng E đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát giữa trong nước và nước ngoài. Do đó, nó là chỉ số phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ.
PW
Er = E *
PD
Ví dụ: PD = 16.000 VND, PW = 1 USD, E = 16.000 VND/USD
1
Er = 16.000 * = 1
16.000
Giả sử E = 17.000 VND/USD à Er = 1,0625 > 1
Còn nếu E = 15.000 VND/USD à Er = 0,9375 < 1
* Er và sức cạnh tranh thương mại quốc tế
+ Khi Er > 1 (E.PW > PD): VND được coi là định giá thực thấp à hàng hoá trong nước trở lên rẻ hơn hàng hoá ở nước ngoài (vì nếu chuyển VND sang USD theo E thì sẽ mua được ít hàng hoá hơn ở nước ngoài so với ở Việt Nam) à sức cạnh tranh thương mại của hàng hoá trong nước tốt hơn (xuất khẩu được nhiều hơn).
+ Khi Er < 1 (E.PW < PD): VND được coi là định giá thực cao à hàng hoá trong nước trở lên đắt đỏ hơn hàng hoá ở nước ngoài (vì nếu chuyển VND sang USD theo E thì sẽ mua được nhiều hàng hoá hơn ở nước ngoài so với ở Việt Nam) à sức cạnh tranh thương mại của hàng hoá trong nước kém hơn (xuất khẩu được ít hơn).
+ Khi Er = 1 (E.PW = PD): Ta nói rằng 2 đồng tiền là ngang giá sức mua (PPP – Purchasing Power Parity), nghiã là khi chuyển đổi nội tệ ra ngoại tệ có thể mua được số hàng hoá là như nhau ở cả trong nước và nước ngoài.
Bảng 7.2: Ký hiệu quốc tế của một số đồng tiền trên thế giới
Ký hiệu
QG - Tên đồng tiền
Ký hiệu
Tên đồng tiền - QG
AUD
Australia - dollar
INR
India - Roupie
BND
Brunei - dollar
JPY
Japan - Yen
BRC
Braxil - Cruzado
KRW
Korea - Won
CAD
Canada - dollar
LAK
Laos - Kip
SFR
Switzerland - Franc
MXP
Mexico - Peso
CNY
China - Yuan
MYR
Malaysia - Ringitt
CUP
Cuba - Peso
PLP
Philippines - Peso
EGP
Egypt - Pound
SGD
Singapore - dollar
GBP
Great Britain - Pound
THB
Thailand - Baht
HKD
HongKong - dollar
VND
Viet Nam - Dong
IDR
Indonesia - Roupiah
AED
United Arab Emirates Dirham
IEP
Ireland - Pound
EUR
EURO Currency
ITL
Italy - Lira
NZD
New Zealand - Dollar
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro