các hàng thời trang tiếp
hanel
Là một trong 100 người có ảnh hưởng lớn trên thế giới,CoCo Chanel được coi là một biểu tượng đáng ngưỡng mộ trong làng thời trang thế kỷ 20.Những thiết kế Chanel luôn thuyết phục giới sành điệu, dù rằng giá của nó thường ..trên trời ...
Gabrielle Bonheur Coco Chanel (1883 -1971)
Chắc chắn là những kỷ niệm thời thơ ấu đã khiến cho Gabrie lle Chanel vào những năm cuối đời đã phải nói “Nếu bạn sinh ra mà không có đôi cánh, thì cũng đừng bắt ai không được chấp cánh”.
Người ta không rõ những năm đầu đời của bà như thế nào, chỉ biết bà mồ côi mẹ năm tuổi 12 và được cha bỏ vào cô nhi viện miền trung nước Pháp. Ở tuổi vị thành niên bà đã tỏ ra cứng cõi và độc lập; ngay khi rời ghế nhà trường, bà đã vào giúp việc cho một xưởng làm bít tất ở Moulins. Những lúc rảnh rỗi, bà đi hát ở thính phòng La Rotonde nơi lui tới của những sĩ quan trung đồn trú gần đó. Bà chỉ hát hai bài, Ko Ko Ri Ko và Qui qu’a vu Coco; và khán giả mến giọng ca đã đặt cho bà biệt danh Coco.
Năm 1910 Chanel khai trương cửa hiệu của riêng mình ở phố Cambon của Paris, bảng hiệu như sau ”Chanel, thợ làm nón". Vài năm sau bà lấy Étienne Balsan, một thanh niên giàu có cho bà một cuộc sống xa hoa nhàn nhã. Tuy nhiên chẳng bao lâu sau Coco đâm chán cuộc sống quá dễ dãi ấy, và khi Boy Capel, bạn thân nhất của Étienne và sau này là người yêu của bà, đồng ý giúp vốn cho tiệm nón của bà ở Paris, bà đã lập tức nhận lời.
Nổi tiếng với nghề làm nón, bà bước ngay sang nghề cắt may với tác phẩm đầu tay chưa từng có trước đó: đồ thể thao dành cho phái nữ. Bà mặc một cái áo khoác ngoài bằng len của một ngư dân và một cái váy dài rũ xuống rồi đi qua đi lại trên bãi tắm. Thời ấy quần áo đan là không hợp mốt.
Năm 1913 bà mở hiệu may đầu tiên ở Deauville và cho ra đời thời trang Chanel vừa đơn giản, tiện dụng lại thanh lịch và đã sớm thu hút được lượng khách trung thành.
Chiến tranh bùng nổ năm 1914, nữ giới cần bộ y phục thích ứng với hoàn cảnh mới, và thế là kiểu áo may rộng không cần nịt vú của Chanel là một giải pháp lý tưởng.
Hai năm sau bà tung ra mốt áo chui cổ, thiết kế một kiểu áo khoác ngoài không đai lưng, không họa tiết với những đường cắt vuông vức đầy nam tính để che giấu ngực và hông. Bà còn sáng tạo ra “áo sơ mi duyên dáng”được nhiệt liệt đón nhận. Sau khi Paul Poiret, nhà cắt may lớn đầu thế kỷ, nâng gấu áo lên khỏi mặt đất, bà đã nâng thêm một bước nữa lên khỏi mắt cá chân. Thế là phụ nữ đổ xô đến những cửa hàng của Chanel, và Chanel là thời trang.
Một buổi tối bà đến rạp Opéra của Paris trong mái tóc cắt ngắn, và theo truyền thuyết thì sau đó có 35.000 mỹ viện ra đời ở Pháp. Bà may giày mũi tròn, và mọi phụ nữ đều quẳng đi đôi giày mũi nhọn ba dây. Bà đeo ngọc trai lên áo len, và mọi phụ nữ đều đeo ngọc. Bà thử đủ trò, kể cả chường mặt ra nắng trời vào cái thời mà nước da rám nắng được xem là quê mùa. Với óc sáng tạo, bà khởi xướng ra rất nhiều thời trang: thắt lưng xệ, quần tây cho phái nữ, Pyjama bãi tắm, áo dài đen mà người Mỹ gọi là “Model. T Ford của Chanel”, váy xếp nếp, áo mưa, áo khoác đính nút vàng, bộ quần áo vải tweed, nữ trang cài áo, chuỗi ngọc trai, túi khoác vai, túi xách chần bông có quai xích vàng, giày cao gót màu beige mũi đen, ruban cột tóc, và bộ y phục Chanel nổi tiếng trên toàn thế giới.
Chỉ còn thiếu có nước hoa, và cái đầu sáng tạo của Chanel không bỏ qua điều đó. Coco thường xuyên mượn lời của bạn bà là Pau Valéry “phụ nữ mà không có nước hoa là không có tương lai”. Bà không muốn mọi người dùng thứ phấn vô duyên thơm mùi hoa tím. Thế là bà nhờ đến Ernest Beaux, nhà pha chế nước hoa lớn nhất lúc bấy giờ, người ta không ngần ngại sử dụng chất tổng hợp aldehyde có mùi hương cực kỳ mạnh mà lúc bấy giờ chỉ được người ta dùng hàm lượng rất nhỏ. Pha chung với những hương tự nhiên khác, thế là ra đời nước hoa số 5, tiền thân của tất cả nước hoa thuộc nhánh Aldehidic Floral của dòng họ hoa.
Nó không chỉ nổi tiếng ở Pháp, và sau khi Paris được giải phóng, người lính Mỹ nào cũng xếp hàng đến tận cuối phố để chờ mua một lọ số 5 mang về nước. Khi các phóng viên hỏi Marilyn Monroe thích xức nước hoa gì lúc đi ngủ, nàng đã thì thầm “ vài giọt số 5”. Sau khi Catherine Deneuve và Carole Bouquet dùng số 5,thì nóđã trở nên bất tử, là biểu tượng truyền thuyết của thời đại chúng ta. Sau số 5 là số 22, Cuir de Russie, Gardena và Bois des Iles. Tất cả nước hoa này sau đó đã được “cái mũi” của nhà Chanel là Jacques Polge cải biên lại năm 1983. Rồi sau đến nước hoa Cristalle, nước hoa số 19 (ngày sinh cua Chanel), nước hoa Pour Monsieur, nước hoa Antaeus. Năm 1984 Polge lại làm mọi người thán phục với nước hoa Coco có mùi cay nồng để lại dấu ấn lâu dài trong ngành nước hoa.
Năm 1990 nhà Chanel lại tung ra nước hoa Égoiste dành cho đàn ông với mùi gỗ đàn hương của Ấn Độ, bản thân nước hoa đã đôc đáo mà cả chiến dịch quảng cáo của Gonde cũng không kém phần độc đáo.
Năm 1996 ra đời nước hoa Allure là sản phẩm mới nhất của nhà Chanel. Khi thế chiến thứ hai bùng nổ, Chanel đóng cửa hiệu cắt may và chỉ khai trương lại 15 năm sau, lúc ấy thời trang “New Look” của nhà Doir đã làm cuộc cách mạng về thời trang rồi. Chanel nhanh chóng lấy lại sự thành công và vẫn còn mãi thành công. Có thể nhà văn Paul Morand, bạn của Coco, đã nhận ra bí quyết thành công của bà khi ông mô tả bà có “cái khát khao trả thù mãnh liệt đã làm nên những cuộc cách mạng”.
sau đây là 1 số mẫu thời trang CHANNEL :
Dolce & Gabbana: Biểu tượng của sự quyến rũ
"Quyến rũ của bản năng" - đó là từ dùng để diễn tả phong cách của Dolce & Gabbana. Nhắc đến Dolce & Gabbana, người ta nghĩ ngay đến những đường nét tinh tế, quyến rũ hay hình ảnh những chàng trai, cô gái thật gợi tình, kiêu hãnh và mạnh mẽ của đảo Sicile, miền nam nước Ý.
Nhãn hiệu Dolce & Gabbana lần đầu tiên ra mắt công chúng vào năm 1985, do hai ông Domenico Dolce và Srefano Gabbana sáng lập. Vào thời điểm ra mắt đó, Dolce & Gabbana không chỉ khẳng định được tên tuổi của mình trên toàn thế giới, mà trong hai chữ Dolce & Gabbana còn ẩn chứa nhiều bí ẩn về những đối nghịch nhau. Vậy ai là Dolce và ai là Gabbana? Nhân vật nào thực sự là linh hồn của những đường nét thiết kế tài hoa đó?
2 NTK: Dolce & Gabbana là cặp bài trùng hoàn hảo
Domenio Dolce sinh năm 1958 tại Sicile, là con trai của một thợ may. Còn Stefano Gabbana sinh tại Milan vào năm 1962, là gã trai trẻ yêu thích điệu nhảy Fiorucci điệu đàng vào thập niên 70, nhưng lại có sự đam mê kỳ lạ với thời trang hiện đại.
Dolce là mẫu người của kỹ thuật với độ chính xác rất cao. Còn Gabbana là biểu hiện của những đường nét bay bổng và ấn tượng Dolce là phương Nam. Gabbana là phương Bắc. Đó là trạng thái bất cân giữa hai tính cách rất đặc thù, tạo nên phong cách thời trang có tính xuyên suốt, hoàn hảo và xuất sắc trong làng thời trang thế giới.
Phong cách Dolce & Gabbana
Hầu hết những bộ sưu tập thời trang của Dolce & Gabbana là sự kết hợp phong cách sang trọng, đài các và quyến rũ của vẻ đẹp hoàng gia xa xưa.
Những thiết kế lãng mạn cổ xưa được lấy cảm hứng từ thời Napoleon Đại Đế bên sắc đẹp tuyệt vời của những người đẹp, người vợ thậm trí những người tình của vị tướng hào hoa này.
hững thiết kế của D&G là sự kết hợp phong cách sang trọng, đài các và quyến rũ của vẻ đẹp hoàng gia xa xưa
Dolce & Gabbana thiết kế từng sản phẩm như một tác phẩm nghệ thuật. Những đường may kết nối tuyệt vời mang lại vẽ đẹp cổ điển nhưng cũng rất hiện đại và thích hợp cho đời sống hàng ngày.
Tùy theo mùa, Dolce & Gabbana sử dụng nhiều mảng màu như đen, trắng, xanh, da trời, đỏ tía và xanh cẩm thạch... tạo nên sự sang trọng vương giả của kinh thành thời xa xưa. Đây cũng là biểu tượng hấp dẫn của người phụ nữ có lập trường, biết mình muốn gì và sẽ nỗ lực không ngừng cho lý tưởng đó.
hững thiết kế của Gabbana là biểu hiện của những đường nét bay bổng
Sản phẩm thời trang cho quý ông cũng mang sắc thái đặc biệt của hoàng tộc, quý phải và độc lập. Thời trang Dolce & Gabbana thể hiện hình tượng một người đàn ông cường tráng, mạnh mẽ, và hoàn hảo từ cơ thể cho đến tinh thần.
Những bước ngoặt của Dolce & Gabbana
- Năm 1982: Họ mở một tiệm chụp ảnh thời trang. Sau đó, tự bỏ vốn và sản xuất ra bộ phim đầu tiên từ nhà máy do gia đình Dominico Dolce làm chủ.
- Năm 1985: Lần đâu tiên nhãn hiệu Dolce & Gabbana xuất hiện tại buổi trình diễn thời trang Milano Collezioni trong danh mục những tài năng mới.
- Năm 1989: D&G cho ra đời bộ trang phục lót và quần áo tắm đầu tiên, đồng thời thực hiện buổi trình diễn thời trang nữ tại Tokyo.
- Năm 1990: Tung ra hàng loạt bộ sưu tập cao cấp dành cho nam. Cũng là năm họ mở rộng hệ thống các cửa hàng bán quần áo thời trang trên toàn thế giới, từ Milan, New York, London, Rome, Paris, Tokyo đến Hồng Kông, Sigapore...
- Năm 1992: Dolce & Gabbana chính thức triển lãm bộ sưu tập nước hoa Dolce & Gabbana parfum dành cho nữ giới đầu tiên do Euroitalia phân phối. Một năm sau, nước hoa này đạt giải thưởng quốc tế của Perfume Academy cho hương thơm nữ giới tuyệt vời nhất trong năm.
- Năm 1994: Giới thiệu Dolce & Gabbana Pour Homme. Chữ viết tắt D&G ra mắt giới trẻ.
- Năm 1996: Lần đầu tiên giải thưởng Oscar des Parfums của Pháp được trao cho Dolce & Gabbana Pour Homme.
- Năm 1998: Ra mắt bộ sưu tập kính D&G.
Levi và thương hiệu Levi"s
Năm 1853, Levi Strauss đến San Francisco bán quần áo và vải. Thực ra không phải là các sản phẩm chăn mềm và khăn trải bàn làm cho Levi trở nên nổi tiếng với thương hiệu tồn tại hơn 150 năm, mà thực ra là những chiếc quần Levi"s do thợ mỏ ở California lần đầu tiên mặc.
Levi đã bán sản phẩm này trên thị trường và trong suốt các thập niên tiếp theo chúng là sản phẩm được yêu thích trên toàn thế giới - những chiếc quần bò màu xanh.
Levi Strauss và chiếc quần bò màu xanh nổi tiếng
Mọi người đều mặc chiếc quần Levi"s, từ những chàng cao bồi bị quên lãng ở miền Tây nước Mỹ đến những người trẻ tuổi ở bên bờ bức tường Beclin bị đổ. Các thế hệ mặc chiếc quần Levi"s và coi đây là một biểu tượng của sự tự do, độc lập, trẻ trung.
Sự tích... Levi"s
Những năm 1850, San Francisco còn trong thời chiến tranh. Người dân lũ lượt kéo nhau bỏ thành phố để tìm vận may ở các vùng đào vàng. Năm 1853, lúc này Levi Strauss mới chỉ 24 tuổi đến San Francisco để mở chi nhánh bán quần áo cho anh trai tại các vùng ven biển miền Tây. Đầu tiên Levi bán quần và áo, cũng như là khăn tay và phụ tùng cho quần áo. Một trong những khách hàng mua vài phụ kiện cho quần áo là một thủy thủ tên là Jacob David đến từ Nevada.
Jacob có một khách hàng luôn luôn làm rách quần và vợ anh ta cũng yêu cầu Jacob làm cách nào đó để chiếc quần không bị rách nữa. Vì những chiếc đinh tán bằng đồng sẽ làm cho túi quần chắc thêm, nên Jacob đã may thêm chúng vào các đường mép của quần như góc túi quần và đường may cuối cùng của chiếc khuy quần, và Jacob đã có một sản phẩm độc đáo.
Khi Jacob không thể chi trả được 68$ tiền đăng kí bản quyền, Jacob đã viết thư tay cho Levi đề nghị cả 2 cùng trả khoản tiền này. Levi một nhà kinh doanh khôn ngoan, nhanh chóng nhìn thấy tiềm năng của món hàng mới mẻ và hào hứng chớp lấy thời cơ này. Năm 1873, Levi và Jacob nhận được giấy đăng kí bản quyền, họ đã cùng nhau sản xuất ra những chiếc quần bò màu xanh có đinh tán bằng đồng được biết đến tận ngày hôm nay.
Trong một thời gian ngắn, tất cả người lao động đều mua loại quần mới này và đã lan rộng khắp nơi với câu nói "đây là quần Levi"s và độ bền của nó thì không loại nào sánh kịp". Khoảng năm 1890, những chiếc quần này được đánh số là "501". Cùng với thời gian, chiếc quần yếm Levi"sR nhanh chóng phổ biến khắp nơi và Levi Strauss & Co cũng nổi tiếng với sản phẩm độc đáo và các hoạt động kinh doanh.
Người đàn ông nhân đức
Levi là một người đặt nền tảng cho công ty, ông chỉ bán sản phẩm tốt nhất với giá cả phải chăng. Ông đối xử với nhân viên rất tốt và nghiêm khắc. Và ông cũng thường thể hiện trách nhiệm của mình đối với xã hội. Trong suốt cuộc đời mình Levi Strauss hào phóng ủng hộ tiền cho các tổ chức xã hội, ông nổi tiếng là người rộng lượng và đặc biệt quan tâm đến thế hệ trẻ. Trong những năm đầu tiên ở San Francisco và ngay cả khi ông bắt đầu làm công việc kinh doanh, Levi tặng 5$ cho trại mồi côi San Francisco (tương đương với hơn 100$ hiện nay).
Miếng da thật hình 2 con ngựa một trong những đặc trưng của quần Levi"s
Cho đến tận sau này ông vẫn tiếp tục làm việc thiện và năm 1902, trước khi chết, Levi đã để lại 28 suất học bổng cho trường Đại học Berkeley, California. Nhiều báo đã đưa tin về cái chết của Levi trên trang nhất và dòng tít trên báo San Francisco viết: "Levi Strauss nhà thương nhân và nhà nhân đức, chết một cách bình yên tại nhà". Levi không chỉ là người đưa chiếc quần bò xanh đến với thế giới, ông còn là tấm gương về đạo đức trong giới lãnh đạo kinh doanh có trách nhiệm với xã hội.
Hành động đối xử tốt với xã hội của Levi Strauss vẫn tiếp tục kéo dài. Hơn 50 năm sau, quỹ Levi Strauss vẫn tiếp tục ủng hộ và làm cho xã hội thay đổi. Ngay từ ngày khởi đầu, tổ chức đã chi hàng chục triệu đô la cho các hoạt động từ thiện khắp thế giới, giúp đỡ các gia đình khó khăn.
Sự đổi mới ở thế kỉ 20
Mỗi bộ quần áo, kể cả bộ thời trang hay truyền thống, đều là một phần trong di sản của Levi Strauss. Trong thế kỉ 20 này những chiếc quần jeans truyền thống được khôi phục lại bằng loại vải bò mới có tên là Levi"s. Đường may được làm nổi bật đậm, những chi tiết đặc trưng của chiếc quần Levi"s được làm to ra: khuyết bằng đồng, nhãn đỏ, miếng da thật hình 2 con ngựa và đường may trên túi sau giống như cánh chim. Thế giới thời trang nhanh chóng đón nhận dòng sản phẩm này bao gồm quần Levi"s Engineered Jeans và quần Levi"s Superlow...
Đến gần đây nhất dòng sản phẩm Levi"s Copper ra đời đã thực sự gây được sự cuốn hút. Tinh thần sáng tạo chung của dòng sản phẩm này là sự quyến rũ thô ráp. Mang đậm tinh thần cổ điển, qua những đường nét khéo léo tỉ mỉ, những chiếc đinh tán to bản bằng đồng, chi tiết da thô và sự hoàn thiện kiểu cũ như bày tỏ sự kính trọng tới những chiếc quần jeans có đinh tán đầu tiên được phát minh ra hơn 130 năm trước. Đường may viền màu đồng sáng ở túi nhỏ phía ngoài làm nổi bật lên đường cong đặc trưng của Levi"s, những đường cong may nối chịu áp lực ở cạnh quần. Những chiếc cúc và đinh tán dòng Copper được sử dụng cũng nhuộm màu đồng theo một môtíp thống nhất.
Sản phẩm chính của dòng này là các loại quần jeans với túi sau may nghiêng và túi trước may hình mũi xẻng một cách tinh vi. Miếng da thật có in hình 2 con ngựa đặc trưng cho nhãn hiệu Levi"s cũng được làm theo kiểu không cân xứng. Những chiếc quần được hoàn thiện theo kiểu cổ với tông màu từ trung tới tối, phủ ra ngoài màu đỏ của chất vải. Những đường chỉ không cắt hết, các vết nhăn và những mảng miếng rời như sự cẩu thả đều lại là sự hữu ý mang đến sự tương phản tinh tế cho dòng Copper. Khâu hoàn thiện cũng mang cái tên lấy cảm hứng của những chàng cao bôi miền Tây như Orange Country, Gold Rush, American Cowboy.
Từ một chiếc quần bò và đến nay vẫn là chiếc quần, nhưng Levi"s vẫn không ngừng sáng tạo để chiếc quần thương hiệu Levi"s trở thành phong cách và kinh nghiệm sống cho người sử dụng chúng. Riêng đối với những tín đồ của mốt, sở hữu sản phẩm của Levi"s còn thể hiện đẳng cấp và sự am hiểu về thời trang.
Calvin Klein Inc. là một thương hiệu thời trang được nhà thiết kế Calvin Klein thành lập năm 1968. Công ty có trụ sở tại Midtown Manhattan,New York City[1] và hiện tại do Phillips-Van Heusen sở hữu. Giống như các thương hiệu thời trang khác, Calvin Klein nổi tiếng với biểu tượng viết tắt của tên công ty là "cK".
Calvin Klein – một con người, một thương hiệu…
Có một điều chắc chắn rằng không một ai trong chúng ta lại không sở hữu hoặc quen biết một người đang sử dụng sản phẩm mang hiệu CK. Và đây chính là thành công lớn nhất của Calvin Klein trong xây dựng thương hiệu CK.
Calvin Klein sinh ngày 19/11/1942 trong một gia đình nhập cư Áo -Hungary tại Bronx, New York.
Khởi nghiệp
Niềm đam mê mà Klein có được bắt nguồn từ những năm tháng tuổi thơ.
Cha Klein có một cửa hàng tạp hóa và Calvin hay ở đó giúp ông bán hàng. Không bao giờ chơi thể thao với bọn trẻ hàng xóm, sở thích của cậu khá lạ đời: ở nhà tự học cách tạo mẫu và may vá.
Niềm yêu thích tiếp theo của cậu là đi mua sắm quần áo giảm giá cùng mẹ. Vì thế, cậu có rất ít bạn.Tuy nhiên, cậu không cô đơn, bởi cậu có một tình yêu đặc biệt với thời trang. Rất rõ ràng với mục tiêu của mình, khi chỉ mới 20 tuổi, Klein đã tốt nghiệp Học viện Kỹ thuật Thời trang ở New York. Hai năm sau đó, năm 1964, Klein cưới người vợ đầu tiên - cô bạn học Jayne Centre, và khởi nghiệp tại quận thời trang New York.
Calvin kẻ chinh phục
Ngoại trừ một sự thật hiển nhiên rằng Calvin Klein là một nhà tạo mẫu đại tài. Điều làm người khác ấn tượng hơn về ông chính là kỹ năng kinh doanh sắc sảo và tài tiếp thị siêu hạng khi dàn dựng những mẩu quảng cáo về nội y thật tinh tế, thanh lịch và cả trong việc phát triển kinh doanh của một tập đoàn hàng đầu thế giới trong một lĩnh vực vốn được xem là có quá ít “đất” cho đa dạng hoá.
Tuy vậy, danh tiếng của bản thân Calvin Klein vẫn chưa bì được với thương hiệu trang phục mang tên ông. Không những thế CK còn nắm cả thị trường nước hoa với những sản phẩm hàng đầu như Obsession, One và Eternity. Thương hiệu CK luôn sánh ngang hàng với những thương hiệu lớn nhất thế giới như Pepsi, Kodak, Nike, IBM.
Có một điều chắc chắn rằng không một ai trong chúng ta lại không sở hữu hoặc quen biết một người đang sử dụng sản phẩm mang hiệu CK. Và đây chính là thành công lớn nhất của Calvin Klein trong xây dựng thương hiệu CK. Klein được đánh giá là thiên tài tiếp thị nhờ xây dựng thành công cho mình kênh phân phối toàn cầu mà chỉ có một số ít tập đoàn khổng lồ như Coke mới có thể làm được.
Xuất thân từ Bronx, Klein đã khởi đầu sự nghiệp của mình với việc thiết kế áo khoác trước khi trở thành nhà thiết kế thời trang jean hàng đầu nước Mỹ. Tiếng tăm đến với ông đồng thời với việc con gái ông bị bắt cóc. Việc Klein chấp nhận trả số tiền chuộc cao ngất theo yêu sách của bọn bắt cóc đã khiến cả thế giới đứng về phía Klein.
Sau một đoạn phim quảng cáo đầy ấn tượng và thu hút với sự góp mặt của Brooke Shields trong thập niên 70, cái tên Calvin Klein nghiễm nhiên trở nên đồng nghĩa với khái niệm của nhà thiết kế thời trang jean. Hiện nay, ông còn nổi tiếng với dòng sản phẩm nội y, nước hoa, những sản phẩm đặc trưng phong cách Mỹ và dĩ nhiên, ông vẫn trung thành với những quảng cáo ấn tượng và quyến rũ. Sau gần 30 năm trong ngành thời trang, ông đã tạo dựng cho mình tên tuổi vững chắc của nhà thiết kế thời trang hàng đầu và có ảnh hưởng sâu rộng trong ngành.
Xét về tài năng, không ai có thể phủ nhận được đầu óc sáng tạo và khéo léo của Klein, ông đã mang đến cho khách hàng thuộc mọi giới và mọi lứa tuổi những bộ trang phục đơn giản nhưng sang trọng, quý phái với phong cách đặc trưng. Ngoài ra ông còn là một nhà kinh doanh sắc sảo hiếm ai bằng. Dù không hề theo học bất kỳ một khoá marketing nào nhưng hiểu biết và sự nhạy bén của ông về thị hiếu và tâm lý khách hàng đủ để bất kỳ một chuyên gia marketing nào cũng phải ghen tị.
Sau cuộc gặp gỡ với Bonwit Teller, bộ đôi Klein và Schwartz nhận được một đơn đặt hàng khổng lồ và cả thế giới thời trang lúc này đã biết đến tên tuổi của họ. Sau đó, Klein bắt đầu tự mình cho ra đời những trang phục thể thao cho phụ nữ nhờ vào nhu cầu và sự khích lệ từ chủ nhân của các cửa hiệu thời trang.
Đến những năm 70, dòng trang phục thể thao của Klein đã có thêm sự hiện diện của những trang phục dành cho nữ giới và dòng trang phục may sẵn.
Phong cách thiết kế cổ điển và sắc sảo của Klein đã mang đến cho làng thời trang một luồng gió mới tương tự như Ralph Lauren đã từng làm.
Nhưng phải đến cuối những năm 70-80 Klein mới giới thiệu một khái niệm hoàn toàn mới: thời trang jean với giá cả phải chăng. Và từ đó người mẫu thiếu niên Brook Shields trong bộ trang phục Calvin Klein Jeans đã tuyên bố với cả thế giới rằng “không gì có thể ngăn cô đến với trang phục của Klein”, và thông điệp này được tất cả phụ nữ đồng ý hết mình.
Tuy nhiên tài năng của Klein không chỉ có thế. Năm 1992, ông cho ra đời sản phẩm Calvin Klein Underwear, làm thay đổi hoàn toàn nhận định trước đây về đồ lót và biến trang phục này thành một mặt hàng thời trang thật sự. Sản phẩm này mang lại cho nam giới cảm giác chính họ trông cũng quyến rũ không kém gì các người mẫu của Calvin Klein Underwear như Antonio Sabato Jr. và Mark Wahlberg.
Nước hoa là bước tấn công kế tiếp của Klein, với sự ra đời của các mùi hương nổi tiếng từ thập niên 70 như Obsession, Eternity, Escape, CK One, và Contradiction.
Ông cũng là người đầu tiên giới thiệu nước hoa đặc biệt dành cho cả hai giới CK One. Với những quảng cáo ấn tượng và táo bạo, Klein đã đưa sản phẩm nước hoa của mình đến với những thành công to lớn và trở thành thương hiệu vĩnh cửu.
Không những thế, Klein còn là một thiên tài marketing thật sự luôn biến hoá đa dạng trong thực hiện các hình thức quảng bá. Những chiến dịch gây nhiều tranh luận của ông bắt đầu từ quảng cáo của Brooke Shileds năm 80 và Kate Moss năm 90 tuy dẫn đến nhiều tranh cãi nhưng càng làm tăng thêm tiếng tăm cho Klein.
Nỗ lực sáng tạo của Klein đã được đền đáp bằng các giải thưởng quan trọng trong ngành thiết kế thời trang như Coty Award năm 1973, 1974, 1975 (ông là nhà tạo mẫu trẻ nhất đựơc trao giải này), Council of Fashion Designers of America Award năm 1982, 1983, 1986 cho trang phục nam và nữ (ông là người đầu tiên đựơc trao giải ở cả hai hạng mục trong cùng một năm), năm 1993 ông được giải CDFA và America’s Best Designer of 1993 Award.
Ngoài ra ông còn là thành viên của nhiều hội đoàn danh tiếng trong đó có Hiệp hội các nhà tạo mẫu Hoa Kỳ (Council of Fashion Designersn of America) và là nhà thiết kế tin cẩn của các ngôi sao hàng đầu Hollywood. Ông còn được xem là người đã để lại những ảnh hưởng sâu sắc đến những nhà thiết kế mới như Miuccia Prada và Donna Karan; tạp chí Time đã từng bầu chọn ông là một trong số 25 nhân vật có ảnh hưởng mạnh nhất nước Mỹ.
Tài năng sáng tạo, phong cách thiết kế độc đáo và những quảng cáo táo bạo ấn tượng đã đưa Calvin Klein vào hàng ngũ những nhân vật tiêu biểu của thế kỷ 20.
Tuy nhiên không phải là lúc nào mọi việc cũng thuận lợi đối với Klein. Ông đã từng trải qua những ngày tháng khó khăn khi mới quyết định kinh doanh riêng và đứng trước bờ vực phá sản, tuy nhiên thành công của một loạt sản phẩm áo khoác cho Bloomingdale đã cứu công ty ông thoát khỏi giai đoạn đen tối và mở đầu cho một thời kỳ hoàng kim mới, đưa đế chế Calvin Klein đến mức doanh thu khoảng 5 tỉ USD/ năm.
Năm 1993 Klein được bình chọn là nhà tạo mẫu hàng đầu Hoa Kỳ. Hàng tá những đại minh tinh của Hollywood như Julia Roberts, Gwyneth Paltrow và Helen Hunt tin tưởng chọn ông là nhà thiết kế trang phục cho riêng mình.
Mọi thành công ngày nay của Klein đã bắt đầu từ những ngày ông còn là một cậu bé ở vùng Bronx, suốt ngày ham vẽ vời và cắt may đủ kiểu áo quần. Lớn lên Klein giành được suất học ở New York High School of Art and Design và sau này là Fashion Institute of Technology.
Năm 1968, Klein cùng người bạn thuở thiếu thời Barry Schwartz bắt tay vào kinh doanh mặt hàng trang phục áo khoác nam nữ. Với tài năng thiết kế của Klein và đầu óc kinh doanh của Schwartz, công ty Calvin Klein Limited bước vào công cuộc chinh phục vương quốc thời trang.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro