Bài 6. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới ở Việt Nam
CÂU 17,18.
1. Nhà nước của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN.
2. Sự thống nhất giữa bản chất giai cấp CN với tính nd, dân tộc của nhà nước
3. Nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ.
4. Xây dựng nhà nước tư sản vững mạnh, hoạt động hiệu quả.
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về một Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Sau cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước cách mạng ra đời, HCM khẳng định một số điểm: Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân.... Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra... Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Đó là điểm khác nhau về bản chất giữa nhà nước dân chủ nhân dân với các nhà nước của giai cấp bóc lột đã từng tồi tại trong lịch sử.
- Nhà nước của dân.
+ Quyền lực cao nhất thuộc về nhân dân : Quyền lực đó được nhân dân thực hiện thông qua đại biểu quốc hội và đại biểu HĐND các cấp do mình bầu ra.
Tuy nhiên các vị đại diện của dân, do dân cử ra, chỉ là thừa ủy quyền của dân, chỉ là "công bộc của dân". HCM phê hán những "vị đại diện" lầm lẫn sự uy quyền đó với quyền lực cá nhân, sinh lộng quyền, cửa quyền: "Cậy thế mình ở trong ban này ban nọ, rồi ngang tàng, phóng túng, muốn sao được vậy, coi khinh dư luận, không nghĩ đến dân. Quên rằng dân bầu mình ra để làm việc cho dân, chứ không phải để cậy thế với dân". Vì thế nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.
+ Quyền quyết định của nhân dân về các vấ đề liên quan đến vận mệnh quốc gia: Thực chất đó là chế độ trưng cầu dân ý, một hình thức dân chủ trực tiếp được đề ra khá sớm ở nước ta.
+ Người dân được hưởng mọi quyền dân chủ, có quyền làm bất cứ việc gì pháp luật không cấm, và có nghĩa vụ tuân theo pháp luật.
+ Nhà nước của dân phải bằng mọi nỗ lực hình thành các thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của người dân.
- Nhà nước do dân.
+ Nhà nước do dân lựa chọn thông qua bầu cử
Quyền dân chủ trực tiếp: nd bầu ra ĐBQH, HĐND.
Quyền dân chủ gián tiếp: thông qua ĐBQH, HĐND các cấp bầu ra bộ máy chính quyền.
+ Nhà nước do dân xây dựng và bảo vệ: nhân dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để Nhà nước chi tiêu, hoạt động. Tham gia lực lượng vũ trang để bảo vệ nhà nước.
+ Nhà nước do dân phê quản lý, đóng góp và phê bình. Hồ Chí Minh yêu cầu: Tất cả các cơ quan nhà nước là phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và sự kiểm soát của nhân dân.
- Nhà nước vì dân.
+ Hồ Chí Minh khẳng định: chỉ có Nhà nước thực sự của dân, do dân tổ chức, xây dựng và kiểm soát mới có thể là nhà nước vì dân.
+ Nhà nước vì dân là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, bản thân nhà nước không có đặc quyền lợi gì, nhà nước phải thật sự trong sạch, cần kiệm liêm chính. Hồ Chí Minh yêu cầu: "Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm.Việc gì hại cho dân, ta phải hết sức tránh..."
+ Về phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ công chức: Cán bộ Nhà nước phải là đầy tớ của dân, đồng thời là người lãnh đạo hướng dẫn nhân dân. Đầy tớ thì phải trung thành, tận tụy, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ. Người lãnh đạo phải trí tuệ hơn người, minh mẫn, sáng suốt, nhìn xa, trông rộng, gần gũi nhân dân, trọng dụng hiền tài. Như vậy, "Người thay mặt dân phải đủ cả đức và tài, vừa hiền lại vừa minh".
2.Tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ.
- Một nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ, trước hết phải là một nhà nước hợp hiến.
+ Hợp pháp: phù hợp với luật pháp quốc tế.
+ Hợp hiến: phù hợp với hiến pháp dân chủ của nhân dân.
- Một nhà nước pháp quyền có hiệu lực mạnh là nhà nước quản lý đất nước bằng pháp luật và phải làm cho pháp luật có hiệu lực trong thực tế.
+ Nhà nước dân chủ, thì dân chủ và pháp luật phải luôn luôn đi đôi với nhau, nương tựa vào nhau mới bảo đảm cho chính quyền trở nên mạnh mẽ.
+ Hồ Chí Minh hết sức chăm lo đưa pháp luật vào đời sống, tạo ra cơ chế bảo đảm cho pháp luật được thi hành, cơ chế kiểm tra, giám sát việc thi hành đó trong các cơ quan nhà nước và trong nhân dân. Theo Người, công bố luật chưa phải là mọi việc đã xong, phải tuyên truyền giáo dục lâu dài mới thực hiện được tốt.
+ Hồ Chí Minh rất coi trọng việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng ý thức làm chủ, phát triển văn hóa chính trị và tính tích cực công dân, khuyến khích nhân dân tham gia vào các công việc của Nhà nước, khắc phục mọi thứ dân chủ hình thức.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức nhà nước đủ cả đức và tài:
+ Phải có phẩm chất đạo đức trong sáng, tinh thần phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dâm.
+ Ngoài tài năng thì phải biết tổ chức và quản lý XH.
- Lực chọn và sử dụng cán bộ công chức phù hợp:
+ Lựa chọn đảm bảo công bằng, dân chủ, khách quan, đúng tiêu chuẩn, ngành nghề.
+ Bố trí sử dụng cán bộ công chức đúng người đúng việc.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro