bai 2
ĐỒ HOẠ:
Đồ hoạ là nghệ thuật của mảng, nét và chấm. Thật ra thì mảng là châm to và nét là chấm di động, nhưng phải phân biệt như vậy vì cả 3 đều được sử dụng theo tính năng riêng. Với 3 yếu tố ấy, đồ hoạ tạo ra mọi thứ trê mặt phẳng., gồm đủ thể loại như ở hội hoạ. Các sắc độ trong tranh được tổ chức bằng các nét gạch, nét chấm và các mảng hình đan xen nhau hoặc chồng chéo hoặc song song. Đồ hoạ cũng dung màu sắc nhưng chỉ xem đấy là yếu tố phụ trợ, điểm xuyết.
A- TRANH CỔ ĐỘNG:
Với điểm xúc tích, phổ biến và kịp thời ,từ trước đến nay, tranh cổ động thường giữ 1 vị trí đặc biệt quan trọng trong đồ hoạ. Trong công tác tuyên truyền cách mạng.
· Xúc tích: tranh cổ động thường khơi dậy những vấn đề nóng hổi của thời đại, nhanh chóng bắt lấy những sự kiện mới mẻ và sinh động trước mắt hơn. Tranh cổ động được xây dựng trên 1 sự rung cảm nhất định, dù là nhỏ nhất với người xem. Nó gây niềm lạc quan, phấn khởi hoặc kích thích mối căm thù, phẫn nộ. tiếng nói của tranh cổ động cũng ko cho phép chúng ta tham lam, dàn đều nhiều hình tượng quá. Nếu làm ngược lại thì ý của tranh sẽ bị loãng đi, hình tượng trung tâm sẽ mờ nhạt, chung chung. Do đó, nhân dạng của tranh vẽ thiếu sức mạnh.
· Phổ biến: tranh cổ động phát sinh, phát triển và nhanh chóng trở nên thứ vũ khí sắc bén nhất, đắc lực nhất, do nhu cầu thực tiễn của cách mạng, của quần chúng công nông binh. Tranh cổ động trở nên người bạn thân thiết của tất cả chúng ta, được phổ biến rộng từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi lên miền ngược. Từ Bắc chí Nam và mang trong mình nó tính quần chúng rõ rệt.
· Kịp thời: tranh cổ động thường được ra mắt quần chúng trong một khoảng thới gian nhất định, tại 1 nơi nhất định, sau đó lại được cất đi. Nhưng nó đã làm rung động được lòng người, nhất là đã trở thành kim chỉ nam, thành vũ khí sắc bén, giúp cho việc đẩy mạnh phong trào cách mạng tiến lên 1 bước mới cao hơn.
Vấn đề hình hoạ, màu sắc và chữ kẻ cũng là những yếu tố hết sức quan trọng. Với tranh cổ động, hình hoạ cần được gãy gọn, dứt khoát, khoẻ khoắn. Màu sắc cần được trong sang, tinh tế, gợi cảm, chữ kẻ cần được rõ ngắn, xúc tích, đậm nét, sao cho thật gắn chặt với hình tượng miêu tả.
Về nội dung, người vẽ còn phải tìm những yếu tố bất ngờ gây ấn tượng mạnh với người xem hầu tạo sự hấp dẫn và chú ý tức khắc.
B- TRANH CHÂM BIẾM:
Chỉ riêng 2 tiếng cũng có nội dung cụ thể: 1 là “châm”, 2 là “biếm”. “Châm” là hành động gây sự kích thích với người đó, có thể là về mặt sinh lý, có thể về mặt tâm lý. “Châm” bằng tranh, tất nhiên ko đau cho sinh lý nhưng đau cho tâm lý. Có đau mới tác dụng, mới có sự sửa chữa cần thiết. Còn “biếm” là tính chất gây vui, gây cười, càng có chất biếm sâu và sắc, bức tranh càng có tác dụng mạnh. Ngược lại nó sẽ trở nên nhạt nhẽo, khô khan, 1 bức tranh vừa “châm” vừa “biếm” giỏi là 1 bức tranh hay sẽ được người xem nhớ lâu. Do đó “châm” và “biếm” luôn luôn đi đôi với nhau để cùng làm 1 nhiệm vụ, 1 mục đích giáo dục cùng tiến tới các chân, thiện, mỹ.
Nội dung và nghệ thuật của tranh châm biếm đòi hỏi 1 sự cô đúc cao độ, 1 mũi xung kích chính xác. Để từ đó nổi bật lên ý chính vừa sắc sảo, đậm đà; vừa thông mình, ý nhị.
Tính châm biếm: vẽ tranh châm biếm là làm 1 việc có tính chiến đấu, hay nói cách khác, tranh châm biếm phải có tính chiến đấu mạnh mẽ, bằng ko sẽ trở nên nhạt nhẽo, vô vị, ko còn giữ được tiếng nói tự thân của nó nữa. cũng do tranh châm biếm có tính chiến đấu mà người ta đã coi nó là thứ vũ khí sắc bén và lợi hại. Muốn chiến đấu tốt luôn luôn cần theo sát trực tiếp, tìm hiểu kỹ đối tượng, có làm được như vậy, bức tranh vẽ ra mới ko lạc lõng, với nhắm trúng đích.
Tính hài hước: nội dung tính hài hước vô cùng quan trọng, bởi, đã làm tranh châm biếm thì phải gây cười cho người xem, nhưng gây cười thế nào cho đúng. Ko xác định được rõ bức tranh châm sẽ gây phản tác dụng hoặc gây hiệu quả ngược. Tiếng cười đặc nhất phải là tiếng cười phát ra từ bức vẽ. Tất nhiên cách vẽ của tranh cũng sẽ góp phần ko nhỏ vào việc tạo ra tiếng cười, lúc ấy cách vẽ, lối diễn đạt từ phạm trù nghệ thuật chuyển sang nội dung.
Tính cường điệu: trong việc tạo hình tượng, đặc điểm của tranh châm biếm là cường điệu, cách điệu. Nhờ cường điệu, cách điệu hình tượng mà ý tranh, nội dung tranh trở nên sắc hơn, hấp dẫn hơn và gây cười nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, cách điệu hoặc cường điệu phải được đúng chỗ, đúng lúc.
Cạnh đó, hoạ sĩ châm biếm cũng có quyền bịa như thật các hình tượng đề nói lên lý nào đó. Tuy nhiên, dù có cách điệu, cường điệu, hoặc bịa y như thật, hoạ sĩ cũng cần tôn trông sự ‘ chính xác’ của hình tượng. Chữ “chính xác” nói ở đây nhằm vào tính logic, tất là “cường điệu quá mức” (bịa đặt hoàn toàn) nhất định bức tranh ko đạt đc hiệu quả gây cười mà lắm khi còn khiến cho người xem ko tin hoặc bực dọc, khó chịu.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro