Part 1
GIÁO DỤC CÔNG DÂN
TỔ 1
TRƯỜNG THPT THĂNG LONG
LỚP 11D5
BÀI 13. CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, KHOA HỌC, VÀ
CÔNG NGHỆ, VĂN HÓA
1. CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
a) Định nghĩa
- Giáo dục là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng, và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu
- Đào tạo là việc huấn luyện, giảng dạy, tập huấn cho một nhóm người, một tổ chức, một xã hội về một vấn đề, và nhằm đạt đến một mục đích nào đó.
- Giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực của con người.
b) Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo
Nhiệm vụ -Nâng cao dân trí
-Đào tạo nhân lực
-Bồi dưỡng nhân tài
Mục đích : nhằm triển tiềm năng trí tuê, cung cấp cho đất nước nguồn lao động có chất lượng cao
c) Phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo
Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
Ưu tiên đầu tư cho giáo dục.
Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.
Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục.
Mở rộng quy mô giáo dục
+Mầm non
+Đại học
Tăng nhanh dạy nghề và trung cấp chuyên nghiệp
Nhà nước huy động mọi nguồn lực cho giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa nhà trường.
Đảm bảo cho tất cả mọi người đều được đi học
Xây dựng xã hội học tập đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người
Đào tạo được một đội ngũ chuyên gia giỏi phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế nước nhà
Thực hiện những phương hướng cơ bản trên sẽ góp phần vào việc đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
d) Những thành tựu đạt được trong giáo dục-đào tạo
Nguồn http://vietbao.vn/Giao-duc/Viet-Nam-dat-nhieu-thanh-tuu-trong-giao-duc-dao-tao/70022977/202/
Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Bình Thuận vừa tổ chức trao học bổng năm học 2005 -2006 cho hơn 100 trẻ em mồ côi và gần 270 học sinh nghèo hiếu học, con thương binh liệt sỹ được bảo trợ tại cộng đồng với tổng số tiền trên 165 triệu đồng, được trích từ nguồn vận động nhà tài trợ và ngân sách Quỹ Bảo trợ. Ảnh: Hải Yên Việt Nam được nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đánh giá là nước có những thành tựu đáng kể về giáo dục, đào tạo so với nhiều nước có thu nhập tính theo đầu người tương đương. Việt Nam hoàn toàn có khả năng hoàn thành Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) về phổ cập giáo dục tiểu học trước năm 2015. Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống giáo dục đầy đủ các cấp học ở mọi vùng, miền với nhiều loại hình trường lớp với số lượng học sinh đến trường ở các cấp ngày một tăng. Năm học 2004 - 2005, đã có hơn 22 triệu học sinh, sinh viên theo học trong hơn 37.000 cơ sở giáo dục - đào tạo. Giáo dục đại học, cao đẳng cũng ngày càng được mở rộng về quy mô đào tạo, cơ sở vật chất ngày càng được nâng cấp, chương trình đào tạo dần dần được đổi mới. Nền giáo dục đại học Việt Nam một mặt đã đáp ứng xu hướng thế giới là tiến tới phổ cập giáo dục đại học, mặt khác vẫn giữ nền tảng giáo dục tinh hoa. Trong những năm qua, để thúc đẩy giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng dạy và học, Nhà nước đã thực hiện xã hội hóa để huy động tiềm năng của các thành phần kinh tế cho giáo dục và đào tạo. Ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục và đào tạo đã tăng từ 15% năm 2000 lên 18% năm 2005 với cơ cấu tăng chi cho những nhiệm vụ trọng tâm của ngành như đổi mới chương trình, bồi dưỡng giáo viên, tăng cường giáo dục miền núi. Các dự án ODA trong giáo dục đào tạo cũng đã dành phần lớn cho giáo dục cơ bản và đang được triển khai với tổng vốn vay hàng trăm triệu USD. Việt Nam cũng đang tiến hành một dự án đặc biệt "Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn" với khoản kinh phí lớn nhằm tạo mọi cơ hội, điều kiện cho những trẻ có hoàn cảnh khó khăn được đi học. Dự án đã được triển khai tại 219 huyện khó khăn thuộc 40 tỉnh trong cả nước với gần 15.000 điểm trường. Bên cạnh đó, Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách công bằng trong tiếp cận giáo dục, đặc biệt đối với trẻ dân tộc thiểu số, trẻ ở vùng khó khăn. Trước hết là ưu tiên đầu tư theo mục tiêu cho các địa bàn có nhiều khó khăn, phát hành công trái giáo dục để hỗ trợ cho các tỉnh miền núi, vùng khó khăn xây dựng trường học kiên cố, đạt chuẩn chất lượng và thực hiện xoá đói giảm nghèo, thông qua đó tạo nhiều cơ hội cho trẻ tiếp cận nhiều hơn với dịch vụ giáo dục. Hệ thống các trường phổ thông nội trú và bán trú được củng cố và mở rộng với 13 trường trung ương, 50 trường tỉnh, 266 trường huyện và 519 trường bán trú xã, cụm xã. Năm 2000, Việt Nam đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập tiểu học. Từ năm học 2002-2003, tỷ lệ biết chữ của người lớn trong độ tuổi 15-24 đã đạt gần 95%, số năm đi học trung bình của người dân đạt mức 7,3 năm. Việc dạy chữ dân tộc đã được đẩy mạnh ở các địa phương, nhờ đó tỷ lệ người dân tộc thiểu số mù chữ giảm mạnh. Ngành giáo dục và đào tạo đã đạt và vượt các chỉ tiêu cơ bản mà Chiến lược phát triển giáo dục đề ra cho năm 2005 trong năm học 2003-2004. Phổ cập giáo dục tiểu học đã đạt được thành tích đáng kể ở tất cả các vùng miền trong cả nước. Việt Nam được đánh giá là có tiến bộ nhanh hơn so với phần lớn các nước có thu nhập thấp khác trên thế giới trong việc khắc phục những sự chênh lệch về giới và về tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi. Tỷ lệ học sinh tiểu học nhập học đúng độ tuổi đã tăng từ 90% trong thập niên 1990 lên gần 98% trong năm học 2004-2005 (mục tiêu quốc gia đề ra là đạt 97% vào năm 2005). Nếu như năm học 1997-1998, tỷ lệ học sinh hoàn thành bậc tiểu học đạt 68% thì đến năm học 2004-2005, tỷ lệ này đã đạt từ 99%-100% ở các vùng miền và tăng nhanh ở khu vực Tây Nguyên. Có gần 120.000 trẻ khuyết tật học hòa nhập trong các trường phổ thông và mầm non. Trong năm học 2003-2004, hầu hết các địa phương trong cả nước đã huy động được gần 90% trẻ khuyết tật độ tuổi lớp 1 đi học hòa nhập theo chương trình và sách giáo khoa mới. Tất cả những con số nói trên cho thấy Việt Nam đã tạo được sự công bằng trong tiếp cận học tập cho tất cả trẻ em gái, trai của các dân tộc, ở các vùng, miền và đặc biệt quan tâm tới những trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Không chỉ quan tâm tới việc phổ cập tiểu học mà Nhà nước còn có sự quan tâm đặc biệt tới giáo dục mầm non, bậc học tiền đề cho giáo dục tiểu học. Bậc học này hiện đã được khôi phục sau một thời gian dài gặp khó khăn ở nhiều địa phương. Hiện nay, cả nước chỉ còn 4 xã mới tách chưa có lớp học mầm non. Những thay đổi trong chính sách đãi ngộ đối với giáo viên đã tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của bậc học này trong mấy năm gần đây. Các trường lớp của Việt Nam đã và đang phấn đấu đạt chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn về hạ tầng cơ sở đảm bảo cho việc dạy và học có chất lượng tương đương với các nước khác trong khu vực. Hiện tại, cả nước đã có gần 500 trường mầm non, gần 3.200 trường tiểu học, trên 400 trường trung học cơ sở và phổ thông trung học đạt trường chuẩn quốc gia. Việc đầu tư cho đội ngũ giáo viên nói chung được chú trọng đặc biệt. Mạng lưới trường sư phạm rộng khắp cả nước với 10 trường đại học sư phạm, 11 trường đại học đa ngành được nâng cấp từ cao đẳng sư phạm (trong đó chủ yếu là đào tạo sư phạm), trên 80 trường cao đẳng tham gia đào tạo giáo viên. Trong vòng 5 năm qua, mạng lưới đào tạo này đã cung cấp thêm gần 250.000 giáo viên từ mầm non tới phổ thông trung học. Hiện có gần 1 triệu giáo viên, giảng viên, trong đó có 700 giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng sư phạm trong lĩnh vực dạy trẻ khuyết tật và gần 9.000 giáo viên mầm non, tiểu học được tập huấn đào tạo về giáo dục hòa nhập. Theo TTXVN
2. Chính sách khoa học công nghệ
a) Nhiệm vụ của khoa học công nghệ
- Muốn đất nước phát triển nhanh phải nhận thức đúng đắn vè tầm quan trọng và sử dụng những thành tựu của Khoa học và công nghệ. Từ một nền kinh tế kém phát triển, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nền kinh thế tri thức ngày càng nổi bật vì vậy Đảng nhà nước ta coi trọng khoa học và công nghẹ là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy sự nghiệp phát triển của đất nước.
Nhiệm vụ của khoa học và công nghệ
- Giải đáp kịp thời những vấn đề lí luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra
- Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước
- Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nen Kinh tế quốc dân
- Nâng cao trình độ quản lí, hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ
b) Nhiệm vụ của người dân hiện nay
- Đối với học sinh
Tích cực học tập
Tham học hỏi
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro