Chương 5: Kết Nghĩa Phụ Tử
Sau cơn hôn mê tưởng chừng như bất tận, tiểu nha đầu kia đã dần tỉnh lại Với thần trí vô cùng mơ hồ tựa như vừa uống phải chén canh Mạnh Bà.
Chỉ khi đã hoàn toàn lấy lại sự tỉnh táo, em khẽ đảo mắt nhìn quanh một lượt rồi mới ngỡ ngàng nhận ra quang cảnh trước mắt mình lúc này chẳng còn là chốn rừng xanh quen thuộc nữa mà đã được thay thế bằng một địa điểm vô cùng xa lạ.
Nơi đây là một mái nhà tranh được tạo dựng có phần đơn sơ, khi cả gian nhà chỉ thấm đậm một màu u tối và với một nguồn sáng duy nhất chính là ánh trăng bạc đang chiếu rọi ngoài cửa sổ. Xung quanh gian phòng là muôn vàn những chiếc kệ gỗ và giá treo được lấp đầy bằng những chum lọ được đặt san sát nhau.
Khi đã dần lấy lại được nhận thức cũng là lúc mà các giác quan trong cơ thể dần được khôi phục thì một nỗi đau thấu tận trời xanh bất ngờ ập đến.
Tại nơi bờ vai nhỏ của thân hình mảnh mai ấy đã phải trải qua những cơn đau nhức liên hoàn chẳng kém cạnh gì những cực hình như lăng trì.
Thế nhưng nỗi đau ấy đã phần nào thuyên giảm vì vết thương của em sớm đã được sơ cứu và đắp thuốc một cách vô cùng cẩn thận. Dường như có ai đó đã cẩn thận băng bó cho em trong khi bản thân vẫn còn đang đắm chìm trong cơn mê mang tưởng chừng như bất tận.
Bất chợt khứu giác của cô bé đánh hơi được một mùi hương kỳ lạ. Cứ ngỡ rằng đó là cùng một giuộc với các loại độc phấn từ những cây nấm độc tại nơi rừng sâu nên em liền theo bản năng mà nín thở.
Mùi hương ấy đượm chút hơi nồng và có phần khó ngửi nhưng kỳ thực đó chẳng qua cũng chỉ là một loại dược liệu được chế tác từ các loài thảo mộc lành tính mà ta có thể tìm thấy nơi bìa rừng.
Dường như nó phát ra từ gian bếp trước nhà, nơi ánh lửa đỏ đang bập bùng toả sáng nơi khe cửa gỗ.
Thế rồi sau một hồi lâu chờ đợi trong màn đêm tĩnh mịch thì từ ngoài bước vào trong là hình bóng của một ông lão độ lục tuần trong một bộ áo bào màu nâu vô cùng đơn sơ, giản dị.
Đôi mắt lão sáng ngời tựa như sao trời ẩn dưới những nếp nhăn hằn rõ vết tích của tuổi già. Với những bước đi chậm rãi cùng thái độ và cử chỉ vô cùng hiền hoà và phúc hậu đã tạo cho bé gái một cảm giác an toàn và gần gũi hơn bao giờ hết trong suốt cuộc đời lăn lộn trong núi rừng.
Mặc cho đã có những ấn tượng ban đầu vô tốt đẹp ấy nhưng thoạt đầu thì tiểu nữ ấy vẫn luôn giữ một thái độ kiên định và đề cao cảnh giác đối với ông, nhưng để đáp lại những cử chỉ kém thân thiện ấy thì ông cũng chỉ khẽ nở một nụ cười.
Trên tay ông lúc này là một chén sứ nhỏ đang nghi ngút khói trắng và ẩn bên dưới đó là một thứ chất lỏng đen ngòm, thứ mà được em cho rằng chính là nguồn cơn của mùi hương khó ngửi kia.
Ông lão lững thững bước đến bên cạnh chiếc giường gỗ nơi tiểu nha đầu đó đang nằm rồi sau đó liền lấy chiếc gậy trong tay để với lấy một chiếc ghế tre gần đó rồi ngồi xuống gần nơi đầu giường. Sau khi đã yên vị trên chiếc ghế đẩu gần đó, ông liền hướng chén thuốc kia đến trước mặt em rồi khẽ đưa mắt ra hiệu cho em uống thuốc.
Mùi thảo dược nồng từ chén thuốc bốc lên lúc này đây đã lan tỏa ra cả gian nhà , và như một lẽ thường tình thì trên khuôn mặt của bé gái ấy lộ rõ một thái độ chống đối khi mà tiểu nữ ấy vì không chịu được mùi thuốc nên liền mím chặt hai bờ môi rồi nghiêng đầu ngả sang hướng khác với vẻ vẻ mặt lộ rõ sự kiên quyết cự tuyệt.
Lần này ông cũng chỉ khẽ lắc đầu thổi nguội chén thuốc rồi lại hé môi nở một nụ cười, hai mắt ông híp lại tựa như chính Phật Di Lặc đang cười.
Chính nụ cười dịu dàng ấy đã phần khiến cho em phải phần nào hạ thấp cảnh giác trong lòng, để rồi trong vô thức em chỉ còn biết giương mắt lên nhìn như thể đang muốn khắc sâu khuôn mặt ấy vào trong tâm trí của mình.
"Thuốc đắng dã tật".
Có lẽ đó là tất cả những gì mà nha đầu đó nghe được trước khi cơ thể em đột ngột bị một ngoại lực lạ tác động vào khiến cho toàn thân lập tức tê liệt.
Vào khoảnh khắc ấy, ông ta đã đưa tay trái ra để đỡ đầu em dậy rồi kề miệng chén lên đôi bờ môi và nghiêng chén thuốc mà từ từ dốc vào. Ngay lập tức nơi đầu lưỡi của em liền tràn ngập những dư vị đắng ngắt của thứ thuốc đen ngòm kia.
Mãi đến khi chén thuốc được uống cạn thì ông mới giải huyệt cho em. Ngay sau đó tiểu nữ ấy liền buông mình nằm vật xuống giường, trên mặt của em lúc này lộ rõ ba phần bất mãn, bảy phần bất lực và không ngừng quấy phá.
Sau khi ông mới chống gậy đứng lên để bước ra ngoài, thì tiểu nha đầu kia đã không còn buồn cựa quậy nữa mà sớm chìm sâu trong giấc nồng.
Nhờ có sự chăm sóc chu đáo cùng những liều thuốc bổ của lão ông nên tiểu nha đầu ấy cũng sớm ngày bình phục và đã có thể sinh hoạt bình thường. nhưng có lẽ vì lang bạt trong chốn rừng thiên nước độc núi đã lâu nên hành vi và cách ứng xử của nữ tử ấy vẫn có phần hoang dã và thú tính.
*****
Trong một lần xuống núi để hành y, lão ông đã chạm mặt với một chàng thợ săn trẻ với một bộ cung tiễn được giắt sau lưng. Trên đường đi cả hai người họ đã tán gẫu không ngừng về đủ thứ chuyện trong đời sống cả hai.
"Nếu khi ấy chẳng nhờ có... món nghề phi đao bách phát bách trúng của Lý tiểu đệ thì e rằng... số phận của lão phu trong chuyến hái thuốc hôm ấy cũng chẳng khác gì tiểu nữ ấy là bao..."
Ông lão khẽ mở lời với một giọng nói trầm ấm có phần nặng nề.
"Bạch lão tiền bối quá khen rồi chẳng qua khi ấy con sói ấy vốn đã bị phân tâm nên vãn bối mới có thể đắc thủ chỉ với một đao mà thôi."
Chàng thợ săn khẽ đáp bằng một giọng đầy vẻ khiêm nhường. Và nhân lúc đang có dịp cùng lão ông kia ôn chuyện cũ, cậu liền mở lời tiếp chuyện với ông:
"Tính đến nay cũng đã mấy tháng rồi kể từ ngày Bạch đại nhân đưa tiểu nữ kia về tịnh thất thì phải, vãn bối có chút hiếu kỳ rằng chẳng biết nha đầu ấy có gây ra nhiều phiền hà gì cho lão tiền bối hay chăng?"
Nghe thấy vậy,ông chỉ khẽ cười rồi lại đưa tay lên vuốt bộ râu bạc phơ của mình một hồi lâu rồi mới ôn tồn đáp lời:
"Có chăng vì đã phải sinh tồn ở rừng sâu đã lâu... nên tiểu nữ ấy nhiều lúc vẫn hành xử có phần thuận theo bản năng... Thế nhưng bù lại thì lão phu có nhận thấy rằng... dường như tiểu nha đầu ấy đang ẩn chứa một tiềm năng rất lớn..."
Nghe vậy, chàng thiếu niên kia lúc này mới khẽ gật gù một cách đầy cảm thán rồi đáp:
"Bạch lão đại tiền bối à, vãn bối thấy rằng từ ngày lão tiền bối quy ẩn ở chốn thâm sâu cùng cốc tại nơi núi rừng Tây Sơn này thì cuộc sống sao mà cô đơn và tịch mịch quá, chi bằng tiền bối hãy nhận tiểu nữ ấy làm nghĩa tử. Ngoài việc có thêm một chân sai vặt thì nếu nữ tử đó thật sự có thiên chất phi phàm như lời tiền bối khen ngợi, thì không ít thì nhiều con bé cũng có thể kế thừa những tinh hoa y học vô giá của người để trở thành truyền nhân của Bạch Đàn Lãn Ông đây. Có thế thì thành tựu vĩ đại của cả đời của lão tiền sẽ không bị lãng phí."
Nghe vậy, Bạch Đàn Lãn Ông cũng chỉ biết khẽ cười trừ gật đầu đáp:
"Lão phu đến cái tuổi này rồi... dĩ nhiên cũng đã tính tìm kiếm một hậu nhân để tiếp kế tục...cơ mà để lãnh hội được ngần ấy kiến thức y học e rằng chẳng hề đơn giản... thế nhưng nếu tiểu nữ ấy có thể kế thừa cơ nghiệp này thì đó chính là diễm phúc lớn của đời lão phu..."
Bất chợt ông phải ngắt lời để nhường chỗ cho những tiếng ho đầy khô khan và khàn đặc, dường như đó đã là đặc sản của tuổi xế chiều. Nhưng rồi ông vẫn ráng nói nốt những điều còn khúc mắc của bản thân:
"Có điều... Lão phu xưa nay chỉ chuyên tâm mỗi nghề hành y cứu người... e rằng chẳng có tí kiến thức nào trong việc nuôi dạy con trẻ..."
Nghe thấy vậy, chàng thợ săn họ Lý liền bật cười một cách đầy sảng khoái rồi đáp lời ông bằng một giọng nói đầy hớn hở:
"Bạch đại nhân chớ bận tâm, vãn bối dù chẳng dám nhận học rộng tài cao nhưng dám chắc vẫn đủ để chỉ dạy tiểu nữ ấy về lễ nghĩa và chữ viết còn những chuyện khác thì vãn bối đều có cách nên xin người hãy yên tâm. Thế nhưng chỉ còn một điều là nếu lão tiền bối quả thật đã chịu nhận tiểu nữ ấy làm nghĩa tử thế thì điều tiên quyết chính là đặt tên, không biết tiền bối đã có ý tưởng gì chăng?"
Bạch lão ông ngẫm nghĩ trong giây lát rồi khẽ lắc đầu đầy ngao ngán.
"Lão phu chẳng mấy thành thạo chuyện thơ văn chữ nghĩa... thế nên chẳng biết liệu rằng tiểu huynh đệ đây có gợi ý gì chăng?"
Sau khi chìm sâu vào trong hồi lâu trầm tư thì cậu mới cất lời:
"Lão tiền bối sau này sẽ cùng nha đầu ấy kết nghĩa phụ tử, vậy thì theo lý thì em sẽ mang họ "Bạch". Vì có đầu óc lanh lợi, tài trí hơn người vậy thì sẽ đệm một chữ "Tuệ". Thế nhưng thiên tài tự cổ chí kim đều luôn mắc một căn bệnh nan y rất đỗi quen thuộc là "kiêu ngạo" và "lười biếng" nên chi bằng đặt tên cho con bé là "Mẫn" để luôn gợi nhắc nha đầu ấy rằng dù có tài trí đến đâu cũng không quên lấy nhân làm trọng, cần mẫn mà chuyên tâm tu học, có thế mới làm nên đại sự."
Thế rồi hai người họ vẫn tiếp tục đàm đạo rôm rả mãi đến khi họ lúc khuất bóng sau hàng sương mù nơi chân đồi.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro