Chương 3.
Vương Hải An thêm lên được hai tuổi nữa liền chán ngấy việc học. Cô bé không có mục đích và cảm thấy quá chán nản với cuộc sống học đường của bản thân.
Nhưng xã hội luôn cố ép con người ta theo cái khuôn đẹp đẽ, mặc dù ta không hẳn tự nguyện.
Vương Hải An không thích học. Cha và mẹ cũng chẳng ép, chỉ cần không học yếu thôi. Nhưng lạ thật, chẳng phải hai người bọn họ nên la mắng cô thật to hay sao?
Mãi đến khi cô lớn hơn, cụ thể là tận bốn năm sau đó cô mới nhận ra lợi ích, và mục đích của việc học. Cô bé Vương Hải An thoáng thoáng đã là học sinh lớp tám. Vì lớn hơn nên có phần hiểu chuyện hơn, thế nên cô mới nhận ra được mấy sự việc linh tinh mà bình thường không để ý đến.
Tại sao cô không được thăm ngoại, hay nội vào mỗi dịp tết?
Khi biết được hai bên nội, ngoại khinh nhau ra mặt, cạch mặt con cái, coi thường nhau vì nghèo thì lửa giận trong An dường như bập bùng cháy mạnh dữ dội. Đau đớn thay cho cha mẹ mình. Sau đó cô cũng để ý thêm ánh mắt và nụ cười của những người xung quanh. Chẳng thể thấy được bao nhiêu phần thật lòng vui tươi, mà chỉ thấy họ không xem trọng nên nhìn gia đình cô bằng nữa con mắt. Có lẽ vì trong cái làng này, ai cũng ganh ghét gia đình họ, hoặc cũng có lẽ là vì Vương Hải An suy đoán quá nhiều.
Vương Hải An vẫn còn nhớ mãi những lời cha cô nói hôm ấy. Cha cô bị sếp mắng, trong khi đã làm việc hết sức mình. Sau đó ông buồn hết cả một buổi tối. Hải An hỏi ra thì biết được ông sếp kia là giám đốc của công ty ông Vương đang làm, nay ghé qua cơ quan nhỏ xíu, kím cái cớ để nói này nói nọ.
Thế là Vương Hải An lần đầu tiên trong đời có được mục tiêu mình phải theo đuổi. Chính là trở thành giám đốc. Để hả dạ, cũng như là để làm dịu đi mọi xúc tác của xã hội mà Hải An vẫn luôn nghĩ rằng nó tàng độc. Vậy nên khi vừa bắt đầu năm học lớp tám, Vương Hải An đã có quyết tâm nỗ lực nên đã học tập rất chăm chỉ. Chỉ là vốn kiến thức cô bỏ lỡ, chưa được lấy lại hết.
Không có nền làm sao xây nhà đây?
Không xây nhà bằng nền móng vững chắc, thì tạm xây bằng nền móng thiếu xót cũng không sao. Rồi sau này từ từ xây lại cho chắc, cho đẹp. Nếu muốn tự giác, bản thân An đã làm được rồi vì tình hình gia đình cô thật sự không ổn. Bao nhiêu năm vẫn chẳng thể khá hơn, bữa no bữa thiếu. Nhưng cô bé cần một sự trợ giúp nhỏ từ mẹ, mong sao mẹ cô sẽ dành thời gian ra cho Hải An. Tâm lý con bé không ổn định bởi tuổi mới lớn, khoảng xa cách với cha mẹ không được hàng gắn kín kẻ, thoáng chốc như sắp rời ra. Nhưng đây quả thật là một cơ hội, một cơ hội mà bản thân Vương Hải An thật sự có lợi.
Học tập là một điều tốt, nhưng cứ liên tục tìm hiểu sâu và tâm trí chẳng lúc nào thả lỏng thì không hề tốt một chút nào. Nó ngày càng khiến cho bản thân học sinh chẳng thể tiếp thu nổi những thứ kiến thức mới mẻ. Vương Hải An vô tình đã ép bản thân thành ra như thế, nhưng đến khi nhận ra thì cô lại chủ động làm như vậy. Chắc có lẽ Hải An một mai sợ cái ý chí sục sôi trong mình bỗng dưng tan biến, và rồi chẳng còn điều gì để cô bé có thể cố gắng nữa.
Vì là học sinh trung bình nên thầy cô cũng chẳng mảy may để ý nhiều đến An. Vì vậy một khi bất chợt bị rầy la, cảm giác ấy quả thật là buồn gấp mấy lần những người bạn thường xuyên mắc lỗi.
Những lần mắc lỗi lại khiến Hải An ám ảnh. Trong tâm trí cô bé luôn vang lên những khoảng thanh âm tự mình tạo ra. Những từ ngữ đáng sợ như chuông báo thức vào mỗi buổi sáng.
"Phải học thật giỏi lên. Phải thật giỏi."
Nhưng vì học tập cần phải có thời gian, cho nên những một năm cố gắng, Vương Hải An cũng chẳng gặt hái được thành công gì to lớn. Và chỉ có duy nhất bản thân cô mới hiểu mình, Vương Hải An biết bản thân đã tiến bộ hơn trước rất nhiều rồi. Và đã kịp tiến gần đến bên gia đình mình hơn.
Lên lớp chín, cuối cấp là một tác nhân gì đấy áp lực đến kì lạ. Mặc dù Vương Hải An xuất phát chậm, nhưng dù chậm cũng vẫn hơn hẳn mấy bật những phần tử không thèm xuất phát. Một năm học vất vả, thật sự vất vả.
Thời gian nguyên một năm học trôi qua vừa nhanh vừa chậm. Thoáng chốc đã phải thi chuyển cấp. Với khả năng của An, cô tự cho rằng mình sẽ đi đời với kì thi này. Thật sự rất lo rằng mình không đậu vì tỉ lệ chọi cao ngất ngưỡng. Vương Hải An lo sợ vì lúc còn bé đã từng nghĩ rằng chỉ cần bằng cấp trung học cơ sở thôi, rồi An sẽ tìm đại một nghề nào đấy sau đó sống với nó cả đời. Và cả giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn liên tục dọa rằng cô không thể đậu, à không. Dọa cả một thế hệ có tiềm năng phát triển lớn hơn bản thân mình.
Giữa tháng sáu là bắt đầu thi. Thời gian trôi qua nhanh thật nhanh. Sự chuẩn bị kĩ lưỡng là không thể thừa, vậy nên vào đầu tháng tư khi chưa kết thúc chương trình học Vương Hải An đã nhờ cậu Vương giúp đỡ. Nhưng Hải Đăng tự cho là mình không đủ khả năng nên đành nhờ một người bạn của mình kèm cho con.
Quả thật trình độ của thầy hoàn toàn khác hẳn những giáo viên dạy toán mà Vương Hải An đã từng gặp. Do tiếp thu được và rất hợp với cách dạy của thầy, Hải An đã lấy lại được phần kiến thức cô thiếu sót. Sau cùng đi đến trọng tâm, phần nền móng cũng đã được bôi thêm chút vữa để thêm vào một chút vững chắc.
Nhật Mạnh cũng đành níu áo Hải An mà đi theo con bé học tập. Bởi vì Vương Hải An đã rót vào trong tận óc thằng bé những tư tưởng về học tập của bản thân mình, thôi miên thằng bạn và cho nó biết xã hội đáng sợ ra sao.
Hai môn còn lại cũng chỉ biết lặng lẽ mà đi ôn thi. Dù cho là môn nào cũng cố gắng hết sức.
Hơn hai tháng cố gắng. Ngày mưa, râm hay là nắng Hải An cũng không bỏ hôm nào. Kiến thức tiếp nhận khá nhiều. Đến khi chương trình trên lớp đã xong thì việc ôn thi cũng đã đi vào sâu trong trọng tâm. Càng đi sâu thì thời gian càng gấp rút, vậy nên lịch học ba môn chật kín cả tuần không một hôm rảnh rỗi.
Tâm trí Hải An lúc này do ám ảnh lâu dài mà mỗi sáng thức dậy đều nghĩ đến việc học.
Dựa vào đâu mà phải nỗ lực nhiều đến như vậy?
Chính con người Hải An khi đang trưởng thành cũng tự mình hỏi một câu như thế. Không hẳn vì bản thân thật sự muốn làm một chức vụ cao cả để sau này an nhàn. Nhưng cuối cùng cũng đã bị bản thân thuyết phục đủ đường.
Vì bản thân Vương Hải An không chịu được cảnh bản thân sinh ra chỉ để làm một điều đơn giản như hít thở. Chỉ hít thở thôi là không đủ. Hoàn thiện bản thân mới là mục đích chính của cuộc đời cô.
Một đứa trẻ sinh ra lành lặn, trí não phát triển hoàn toàn bình thường thì tại sao lại không vận dụng?
Ngày thi rồi cũng đã đến.
Khi đi thi, Hải An cùng với Nhật Mạnh tiến vào trường cấp ba mong ước. Ánh mắt hai đứa thâm quần một mảng. Trước khi thi mấy ngày đã kịp ăn chè đậu đỏ, nhưng Hải An lơ đễnh không thể nhớ bản thân đã bước ra khỏi nhà hay đã bước vào phòng thi bằng chân nào. Kiến thức bị dồn ứ lại trong đầu, đến khi được bộc phát ra thì lại tuôn ra ào ạt.
Sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ của bản thân. Cảm xúc đọng lại trong An lạ lẫm đến hoang mang. Thứ chất chứa nhiều năm, nỗi niềm nhiều năm trong cô bé giờ đây hóa thành từng giọt nước ấm. Giọt nước mắt nhẹ như lông vũ tuông rơi không thể nào dừng.
Khoảng thời gian chờ điểm thi là khoảng thời gian địa ngục của An và Mạnh.
Nhật Mạnh: "Tao với mày...hay là đi lụm ve chai đi, làm quen với nghề sớm một chút."
Hải An dù biết Mạnh nói đùa, nên cũng đáp lại.
Vương Hải An: "Tao muốn làm giám đốc. Lụm đồng nát sau này làm giám đốc quản lý vựa ve chai à? Tao không tin tao với mày lại không đậu."
Nhật Mạnh ậm ừ cho qua. Hải An thấy vậy liền tiếp tục công tác tiêm nhiễm vào đầu thằng bạn vài câu nói.
Vương Hải An: "Chúng ta đã dùng mười lăm năm để sống, dùng chín năm để học. Dù cho con đường này có khép lại, thì tao cũng sẽ tìm cách khác để bắt đầu lại một lần nữa."
Nhật Mạnh thở dài ra mấy hơi, sau đó cũng nhẹ cười rồi gật đầu cho qua.
Sau thi khoảng độ mười ngày cũng đã biết được điểm thi.
Hôm ấy là một ngày hè rực nắng. Nắng sáng chiếu rực trên khoảng sân trước nhà Hải An, có chút nóng rát cũng có chút mát mẻ do gió vẫn thổi đều. Khi An tra điểm trên chiếc điện thoại nhỏ, cảm xúc ngay lập tức vỡ òa mà la lên trong vui sướng.
Ở nhà giờ này chẳng có ai cả. Cha đi làm còn mẹ thì đi chợ chưa về, chỉ có cô em gái nhỏ đang nằm tô vẽ những ngôi nhà đầy màu sắc. Vương Hải An vui vẻ nhìn lên màn hình điện thoại cũ kĩ, sau đó lại nhìn qua em gái mình. Hải An đi lại chỗ em, dùng hai tay nhất em đang nằm sấp ngồi dậy đàng hoàng sau đó liền nhào đến ôm chặt cô bé. Vừa ôm lại vừa vùi đầu mình vào hõm cổ nhỏ xíu mà khóc. Thanh Nguyệt dù muốn đẩy chị ra cũng chẳng thể được. Được một lúc sau thì An nghe thấy Nhật Mạnh chạy vội qua nhà mình mà la lên, vừa la vừa khóc.
Sau đó Hải An mới chịu bỏ em mình ra rồi chạy vội ra trước nhà, lại tiếp tục ôm lấy thằng bạn.
Ngọc Thy chạy theo sau Nhật Mạnh vừa vào đến sân nhà An cũng đã bị cuống vào cái ôm của hai đứa em. Sau cùng là ôm riêng từng đứa. Điểm của cả hai đứa đều rất lớn, quả thật là rất xứng đáng với nỗ lực của mình.
Cuối cùng cũng có thể bước tiếp từng bước, từng bước để hoàn thiện bản thân. Mùa hè đẹp nhất là khi nghe tin bản thân mình đỗ cấp ba. Đoạn hành trình kéo dài chín năm tuy không thật sự hết mình nhưng cũng là một khoảng thời gian đáng để trân trọng. Giờ đây An đã có thể bước tiếp để tiếp tục hoàn thiện mình, thay đổi chính mình.
Cha mẹ An hay tin cũng chỉ nở một vài nụ cười, nhưng khi Hải An đi ngủ rồi thì ông Vương và cậu Vương mới thật sự vừa vui, vừa cười, phấn khích như chính họ mới là người đỗ.
Thanh Nguyệt biết tin đó thì mừng lắm, cô bé còn chủ động sẽ tặng cho Hải An một món quà bất ngờ. Nhưng cô bé không có tiền, cũng còn quá nhỏ nên chỉ đành lấy thân mình ra làm quà.
Vương Thanh Nguyệt từ ngày ấy luôn luôn nằm gọn vào trong vòng tay chị hai mình lúc ngủ. Cả cơ thể nhỏ bé dùng thân chị mình làm màn bảo vệ thật kín kẻ.
.....
Các bạn đọc truyện thì cho tôi vài comment với ạ. Tôi thật sự cô đơn sắp chết rồiiiii.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro