Phần 4: Câu chuyện buồn
Cách đây 3 năm trước, kho gạo của gia đình Ngọc Anh hiện tại được thành lập bởi 5 người gồm: mẹ Ngọc Anh làm tổng giám đốc, nắm giữ 30% cổ phần; dì của Ngọc Anh là kĩ sư kĩ thuật, có 10% cổ phần; một người tên Thị là nông dân, chuyên bênh sản xuất và đảm bảo chất lượng, chiếm 20% cổ phần; hai người còn lại là bà Ánh và bà Nguyệt, chuyên bênh quảng cáo là tiêu thụ sản phẩn, mỗi người giữ 20% cổ phần.
Ban đầu công ty có hơi bấp bênh, nhưng vì sản xuất "lúa gạo sạch" nên được tỉnh rất ủng hộ. Thêm vào đó là các mối quan hệ của bà Ánh- có chồng là phó chủ tịch tỉnh- đồng thời bà củng là một giám đốc công ty tư nhân chuyên phân phối nước giải khác. Nên bà Ánh có nhiều mối quan hệ cả trong và ngoài tỉnh. Từ đó sự bấp bênh của công ty được thay thế dần bằng hàng lọt các sự kiện hội chợ, các sự cổ vũ ủng hộ từ tỉnh, các cuộc thi lúa gạo,...Qua một năm, công ty đã có chổ đứng nhất định trên thi trường và ngày dần đi vào ổn định. Và cũng là lúc mâu thuẩn xảy ra.
"Tay làm hàm nhai" là điều tất yếu để tồn tại trong cuộc sống, nhưng "trâm người làm một người hưởng" lại là điều khó chấp nhận được.
Trong mắt của dì Ngọc Anh.
Trái ngược với bà Ánh đang luôn luôn không ngừng cố gắng xây đựng và tiêu thụ sản phẩm để tạo danh tiếng cho công ty ngày một van xa, thì bà Nguyệt lại không làm gì cả.
Bà Nguyệt cũng có chồng là trưởng phòng một công ty lớn, chồng bà cũng có nhiều mối quan hệ. Riêng bà Nguyệt, bà cũng là người trong giới bất động sản. Đáng lẽ ra bà Nguyệt cũng có thể làm những điều tương tự như bà Ánh. Nhưng những gì bà Nguyệt làm- trong mắt dì của Ngọc Anh- chỉ là mở một tiệm gạo và giới thiệu một vài đối tác lúc ban đầu cho mẹ Ngọc Anh và cứ ngồi đó hưởng, mặt xác ai làm gì thi làm.
Hành động của bà nguyệt đã làm cho dì của Ngọc Anh và bà Thị bực dọc đã lâu. Tích tụ lâu ngày dần dần trở thành khối u ác tính trong mắt họ. Và rồi việc gì đến cũng đến, vài tháng trước bà nguyệt bị khai trù ra khỏi công ty. Mẹ của Ngọc Anh không nói gì. Bà Nguyệt thì hậm hực bỏ đi. Bà Thị và dì của Ngọc Anh thì cảm thấy thoải mái vô cùng vì giống như trúc được một cục nợ "ăn ngồi ở không vậy".
Vui sướng chưa được bao lâu thì một sự thật như một gáo nước lạnh tạc thẳng vào mặt của bà Thị và dì của Ngọc Anh. Thì ra bà Nguyệt không giống như họ nghĩ là một kẻ " ăn ngồi ở không", mà thực ra hơn một nữa các mối làm ăn của công ty có hiện tại đều là nhờ công của bà Nguyệt nhờ vào các mối quan hệ của mình là tìm được. Mà bà Ánh – nắm giữ xuất nhập hàng hóa của kho- đã thay đổi sự thật đó, khiến cho toàn bộ mọi người đều nghĩ đó là công lao của bà Ánh; vì khi cần giao hàng cho khách thì bà Nguyệt thường "alo" cho bà Ánh và thế là có linhs của bà đi giao thay ngây. Dĩ nhiên, mọi sổ sách đều nằm trong tay của bà Ánh, nên chỉ cần tạo một chút kĩ xảo là chuyện quá trẻ con với một người lành nghề như bà. Từ đó bà gây ra lục đục nội bộ và cố chiếm đoạt 20% cổ phần của bà Nguyệt với giá thấp hết mức có thể. Và bà đã thành công.
Với 40% cổ phần trong tay thì bà Ánh không cần phải giả "thiện lương" nữa, mà bà ta trực tiếp bộc lộ tính "khẩu phật tâm xà" vốn có của mình.
Bước đầu đã xong, bước tiếp theo bà chuyển mục tiêu của mình sang bà Thị. Và kết cục của bà Thị cũng giống như bà Nguyệt nhưng khác một điểm là bà Thị bị ép từ cổ đông xuống thành "đối tác cung cấp sản phẩm", đồng thới 20% của bà Thị cũng bị bà Ánh mua nốt. Dĩ nhiên với 60% cổ phần trong tay thì bà Ánh chiếm được công ty nhưng không vội ra tay chiếm lấy nó, vì vẫn còn thứ bà chưa đạt được. Đó chính là công thức "canh tác theo quy trình hữu cơ bềnh vững" chỉ thuộc riêng về dì của Ngọc Anh. Cho nên bà Ánh không vội mà chỉ đang chờ "cá cắn câu".
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro