Ba điểm tinh yếu của đường tu Giác Ngộ
5 Chính Văn Ba Điểm Tinh Yếu của Đường Tu Giác Ngộ Tác giả: Lama Tsong Khapa (Tông Khách Ba) Bài giảng của Ribur Rinpoche dựa theo chính văn này. Kính lễ đấng tôn sư [Jetsun Lama] [1] Nay thầy xin tận sức giải thích về
Ý nghĩa tinh túy của giáo pháp của chư Thế Tôn;
Con đường mà các đấng con Phật đều tán dương;
Cánh cửa mở ra cho kẻ thiện duyên khát khao giải thoát.
[2] Xin hãy lắng nghe với tâm trong sáng
Hỡi những người may mắn, không tham cầu lạc thú cõi thế gian,
Biết tận dụng thân người thong dong thuận tiện,
Hướng về con đường làm đẹp dạ đấng Thế tôn.
[3]Nếu thiếu tâm buông xả luân hồi
Sẽ không thể dứt tâm tìm cầu lạc thú trong biển sinh tử
Lòng tham cầu sự sống lại là dây trói,
Buộc thắt chúng sinh vào cõi luân hồi
Vậy việc đầu tiên phải làm, là phát tâm buông xả.
6BaĐiểm Tinh Yếu CủaĐường Tu Giác Ngộ -6 - [4] Thân người thong dong thuận tiện,
Khó tìm mà dễ mất
Phải thường xuyên nhớ nghĩ như vậy,
Tâm sẽ thôi không đắm chuyện đời này.
Luôn nhớ rằng nhân quả vốn không sai,
Toàn bộ luân hồi vốn không ngoài khổ não.
Phải thường xuyên nhớ nghĩ như vậy,
Tâm sẽ thôi không đắm chuyện đời sau.
[5] Quán niệm như thế cho đến khi
Tâm tuyệt không còn đuổi theo chuyện phồn vinh thế tục,
Ngày cũng như đêm luôn hướng về giải thoát,
Đó là lúc thành tựu tâm buông xả luân hồi.
[6] Nhưng dù có tâm buông xả mà thiếu tâm bồ đề,
Cũng không thể thành tựu đại lạc
Của vô thượng chánh đẳng giác.
Vì vậy bậc đại trí luôn gắng công phát khởi tâm bồ đề.
[7] Nghĩ đến chúng sinh bị bốn dòng nước xoáy cuốn phăng đi,
Nghiệp cũ ràng buộc khó lòng tháo gỡ,
Kẹt trong cũi sắt chấp ngã,
Ngạt trong bóng tối vô minh,
[8] Trôi lăn theo vòng tái sinh không gián đoạn
Chịu ba loại khổ, bức bách không ngừng
Tất cả chúng sinh sống như thế đó, và đều đã từng là mẹ của ta.
Hãy nhớ nghĩ như vậy, để phát tâm bồ đề.
BaĐiểm Tinh Yếu CủaĐường Tu Giác Ngộ7 -7 - [9] Nhưng dù tâm buông xả và tâm bồ đề có đủ
Nếu thiếu đi trí tuệ chứng chân tướng thực tại
Vẫn không thể chặt đứt gốc rễ luân hồi.
Vậy phải bằng mọi cách giác ngộ lý duyên sinh.
[10] Người khởi bước vào con đường khiến chư Phật hoan hỉ
Là người thấy mọi sự, dù luân hồi hay niết bàn
Đều thuận theo nhân quả không sai
Và hoàn toàn rã tan mọi vọng cảnh [có tự tánh]
[11] Tướng hiện – là duyên sinh không thể khác,
Tánh không – vượt mọi khẳng định, bất khả tư nghì
Nếu chứng tướng hiện và chứng tánh không còn riêng lẻ tách lìa,
Thì vẫn chưa thấy được ý thật của Phật.
[12] Bao giờ tướng hiện và tánh không đồng loạt không xen kẻ,
Càng chứng duyên sinh càng rã tan vọng chấp,
Đó là lúc chánh kiến đã vẹn toàn.
[13] Hơn nữa,
Vì hiện, nên không thường
Vì không, nên không đoạn
18BaĐiểm Tinh Yếu CủaĐường Tu Giác Ngộ -18 - sống hiện tại. Đây là điều sẽ xảy đến cho tất cả mọi người, tôi không cần phải giải thích dông dài làm gì. Cái chết là điều đương nhiên sẽ đến. Vấn đề chỉ là không thể biết chắc khi nào mình sẽ chết. Đây là chuyện hiển nhiên. Khi cái chết đến, điều duy nhất đáng nói là Phật pháp đã tu được bao nhiêu, tâm đã tiến bộ được bao nhiêu. Ngoài ra không có gì có thể mang theo. Hãy quán niệm như vậy. Thấy rõ hoàn cảnh tự tại và thuận tiện của kiếp làm người, nhờ đó hiểu được giá trị vĩ đại của đời sống mình đang có. Lại biết đời sống này không kéo dài vĩnh viễn, sẵn sàng chấm dứt bất cứ lúc nào. Khi chấm dứt rồi, việc duy nhất đáng kể chỉ là những tiến bộ tâm thức. Cứ quán như vậy, sẽ thấy mọi ước mơ khát vọng, mọi dựng xây mong đợi, thật ra chỉ là sắc tướng của đời sống này. Sắc tướng của đời sống là điều đầu tiên cần buông xả, và buông xả được là nhờ noi theo phương pháp nói trên. Sắc tướng của đời sống tương lai có nghĩa là mong cầu một kiếp tương lai thành công mỹ mãn, được sinh làm người, khỏi đọa ác đạo. Ngang đây, quí vị cần chiêm nghiệm về mối tương quan giữa hành động và nghiệp quả, thấy rằng hành động một khi đã làm, sẽ mang đến hậu quả cho chính mình trong tương lai, có khi là trong tương lai rất xa. Phật Pháp dành hẳn một phần để giải thích về nhân quả, về cái thường gọi là nghiệp. Ngoài ra cũng cần hiểu về các nỗi khổ trong luân hồi, như khổ đau của loài người, hay của những loài không phải người. Sinh, già, bịnh, chết, là khổ. Bất luận sinh vào cõi nào trong luân hồi, hễ đã từ nghiệp và phiền não mà sinh ra, đời sống này ngay từ căn bản đã phải là khổ. Suy nghĩ như vậy rồi phải khởi ý
BaĐiểm Tinh Yếu CủaĐường Tu Giác Ngộ19 -19 - muốn giải thoát chính mình ra khỏi luân hồi. Đây là cái gọi là tâm cầu giải thoát, là tâm buông xả. Phải suy nghĩ cho tận tường về các nỗi khổ trong luân hồi, về nỗi bất hạnh khi phải trôi lăn trong sinh tử, để hiểu sâu xa rằng mọi điều gọi là hạnh phúc trần gian thật ra vẫn mang tính chất của khổ đau, vì loại hạnh phúc này không bền. Từ đó mà khởi tâm mãnh liệt muốn buông xả cảnh luân hồi, thôi thúc trong tim niềm khao khát muốn tức thì vượt thoát sinh tử. Bao giờ mỗi ngày liên tục 24 tiếng đồng hồ tâm trí của quí vị chỉ hướng về giải thoát sinh tử, không đặt tâm ở bất cứ việc gì khác, khi ấy có thể nói là đã có được tâm cầu giải thoát. Phải liên tục tư duy quán niệm về vấn đề này, cần hiểu rằng dù ta thấy luân hồi tốt lành toàn hảo đến đâu chăng nữa, tính chất thật sự của luân hồi vẫn là khổ đau. Đây là điều cần mang hết sức lực khả năng của mình ra để tư duy quán niệm, cho đến khi chuyển được tâm vui sinh tử thành tâm cầu giải thoát. Phần 2 - chiều ngày 01.01.1998 Khi sáng tôi giảng về nhân duyên dẫn tới tâm cầu giải thoát. Trước hết phải biết thân người là quí, đồng thời biết lẽ vô thường và cái chết. Được như vậy sẽ có khả năng xả bỏ mọi ước vọng, mọi sắc tướng của kiếp sống hiện tại và tương lai. Nói về nhân duyên rồi, bây giờ tôi sẽ giảng tiếp về phương pháp thiền quán. Chữ "thiền", tiếng Tây tạng gọi là "gom", có nghĩa là "làm quen", là "tu", là "huân tập". Vậy thiền là tập sao cho tâm trở nên
20BaĐiểm Tinh Yếu CủaĐường Tu Giác Ngộ -20 - cực kỳ quen thuộc với đề mục được chọn. Thiền như vậy mang nhiều lợi ích cho tâm thức hơn bất cứ điều gì khác. Chúng ta thường thích nghe giảng pháp, thầy nào giảng pháp gì cũng muốn nghe, nghe từ năm nay qua tháng nọ không chán. Lúc ngồi nghe thường siêng năng ghi chép, nhưng xong buổi giảng bước ra thì đâu lại hoàn đó, những gì vừa nghe xong đều quên sạch, thói quen cũ vẫn còn. Làm như vậy chẳng ích gì cho tâm thức, hoàn toàn không thể phá bỏ phiền não. Điều cần phải làm, là phải có cho được chút kinh nghiệm tâm thức tạo ấn tượng sâu đậm trong tâm. Như khi sáng tôi có nói, lúc kinh nghiệm bắt đầu khởi trong tâm, tâm bắt đầu tan hòa vào đề mục thiền, đây chưa phải là thành tựu mà chỉ là điểm khởi hành. Quí vị cần thiền quán liên tục không ngưng nghỉ, đừng quán một hai ngày rồi quên đi vài tháng, rồi lại ngồi quán thêm ít hôm. Phải tư duy quán niệm liên tục về đề mục thiền cho đến khi dù không nghĩ tới đề mục vẫn ở lại trong tâm, kinh nghiệm sẵn sàng hiện ra bất cứ lúc nào mình muốn. Đó là những dấu hiệu khả quan, có thể gọi là "nếm được chút mùi vị", là con đường dẫn đến mọi chứng ngộ. Chúng ta đều là người khởi bước trên con đường tu chứng, vì vậy phải bắt đầu bằng bước đầu tiên. Con đường chúng ta đang theo, đang cố gắng tìm hiểu, là một hệ thống tổng kết các giáo pháp Phật dạy, gọi là "Con đường tuần tự giác ngộ", cũng gọi là "Ba Điểm Tinh Yếu của Đường Tu Giác Ngộ". Hệ thống này hướng dẫn từng bước tuần tự, từ điểm khởi đầu cho đến quả vị Phật. Vậy phải bắt đầu từ bước đầu tiên, thiền quán miên mật cho đến khi nảy sinh kinh nghiệm rồi mới bước sang bước thứ
36BaĐiểm Tinh Yếu CủaĐường Tu Giác Ngộ -36 - Trước tiên cần phải giữ tâm địa cho thật bình đẳng, lấy đó làm nền tảng để vận chuyển từng bước nhân quả cho đến khi phát được tâm bồ đề. Cũng tương tự như khi vẽ một bức tranh, trước tiên cần xét xem mặt vải có bằng phẳng sạch sẽ hay không, ở đây tâm địa phải thật bình đẳng đối với tất cả chúng sinh. Cho dù không tu theo phương pháp phát tâm bồ đề vừa nói, đại xả cũng vẫn là điều rất cần thiết. Nếu có được tâm đại xả, sẽ được nhiều lợi lạc, dù là lợi lạc nhất thời hay lợi lạc rốt ráo, vì đây là yếu tố căn bản của tâm an lạc. Nếu quí vị thấy tâm mình thiếu an lạc, đó chỉ vì đang thiếu đại xả, vì không có được tinh thần bình đẳng đối với tất cả chúng sinh. Đối với người này quí vị thấy lưu luyến thương yêu, đối với người kia, thấy oán ghét hận thù, đối với người nọ, lại cảm thấy dửng dưng. Khi quán tâm đại xả, quí vị nghĩ tới người nào quí vị cảm thấy thương yêu nhất, không muốn rời xa dù chỉ trong phút giây. Rồi quí vị nghĩ tới người quí vị oán ghét, đến nỗi chỉ nhìn thôi đã thấy khó chịu cực kỳ. Ở giữa là một người hoàn toàn xa lạ, quí vị chẳng màng đoái hoài đến. Rồi quí vị bắt đầu suy nghĩ thử xem tại sao mình lại quyến luyến người mình thương đến như vậy. Có đáng cho mình quyến luyến ràng buộc đến nỗi một giây cũng không muốn xa? Ở đây phải nhớ đến tâm cầu giải thoát, nhớ đến khuyết điểm của đời sống luân hồi. Bạn hay thù là việc khó biết, vì bất cứ lúc nào bạn cũng có thể thành thù, thù biến thành bạn. Nhớ lại điều này, tư duy quán niệm như sau: "Người này tốt với tôi vì vậy tôi cảm thấy quyến luyến thương yêu, nhưng bạn không phải lúc nào cũng là bạn, sự đời thay đổi luôn luôn, thay đổi liền liền, thay đổi rất nhiều lần, vì
BaĐiểm Tinh Yếu CủaĐường Tu Giác Ngộ37 -37 - vậy quyến luyến thương yêu vì họ đã tốt, đang tốt, hay sẽ tốt với mình là điều vô nghĩa, vì điều ngược lại cũng đã từng xảy ra rất nhiều lần". Quán chiếu như vậy sẽ làm giảm bớt mức độ quyến luyến đối với người mình yêu. Tiếp theo, hãy nghĩ tới người mình oán ghét, vì họ đã, đang, hay sẽ hại mình. Thử nghĩ xem oán ghét như vậy có đáng không. Không đáng. Không hợp lý chút nào. Trong quá khứ kẻ thù cũng đã từng là bạn, đã từng giúp đỡ mình rất nhiều, và trong tương lai cũng sẽ nhiều lần như vậy. Vì vậy không lý do gì lại đi oán ghét người ấy. Tiếp theo, hãy nghĩ đến người xa lạ. Suy nghĩ về cảm giác dửng dưng của mình đối với người ấy. "Người này chẳng liên quan gì đến tôi, trong quá khứ không quen, trong hiện tại không quen, trong tương lai cũng không quen, vậy việc gì tôi phải quan tâm đến người ấy?" Nghĩ như vậy là lầm. Trong quá khứ đã từng quen nhau rất thân thiết, rất nhiều lần. Đã từng có rất nhiều liên hệ với nhau, qua nghiệp oán hận, nghiệp thương yêu, nghiệp xa cách, nghiệp gần gũi, v.v... Không lý do gì lại dửng dưng với người này, chỉ vì mình tưởng họ là xa lạ. Cứ như vậy, dần dần cảm giác bén nhọn đối với kẻ thù, với bằng hữu, hay với người xa lạ sẽ mòn bớt, cho đến khi tâm đối trước cả ba đều hoàn toàn bình đẳng. Quí vị phải an trú trong tâm bình đẳng, tâm đại xả, đây là điều rất quan trọng. Chúng ta tu theo Phật pháp, thường vẫn đọc tụng câu này: "nguyện tất cả chúng sinh cùng thoát khỏi khổ đau và mầm khổ đau, nguyện tất cả chúng sinh cùng được hạnh phúc và mầm hạnh phúc". Nếu không có tâm bình đẳng đại xả, đọc như vậy thật không có ý
38BaĐiểm Tinh Yếu CủaĐường Tu Giác Ngộ -38 - nghĩa gì cả, chỉ như con vẹt không phải là lời chân thành phát tự đáy lòng. Nói nguyện chúng sinh thoát khổ đau, được hạnh phúc, nhưng người mình không thích thì loại bỏ không lý tới. Thiếu tâm đại xả, câu tụng này mất hết ý nghĩa. Nếu quí vị có thể san bằng được lòng lưu luyến hay oán ghét đối với người thân kẻ thù, thì như vậy tâm sẽ được an trú thanh tịnh. Nói bạn hay thù thật ra không thể biết chắc, đó là điều chúng ta có thể nhìn vào kinh nghiệm bản thân mà thấy được. Chúng ta có khi có những người bạn, thân đến nỗi không thể nghĩ đến chuyện xa cách. Rồi vì một lý do nào đó phải xa nhau, khổ đau triền miên không thể nói. Tôi đã từng gặp rất nhiều người, rất có khả năng, nhưng lại không từng nghĩ qua mình sẽ phải rời xa người bạn đời của mình, tưởng hai người đã là một, xa nhau là điều vô lý không thể xảy ra. Đến khi phải chia cách, họ khổ đau năm này tháng nọ không thể nguôi. Tôi xin quí vị nên giảm bớt độ quyến luyến, hiểu rằng đời sống này không có gì là chắc chắn cả, không cần phải đắm đăm tình cảm nơi một người. Được như vậy, sẽ không phải rơi vào cảnh đớn đau tuyệt vọng. Khổ đau này, thực trạng này, là điều chúng ta có thể nhìn vào kinh nghiệm bản thân mà hiểu được. Hôm qua vì không đủ giờ, tôi không thể nói hết về những nỗi khổ trong cảnh luân hồi, ví dụ như khổ vì không thể biết bạn hay thù, và khổ vì muốn mà không thỏa mãn, khổ vì không được sự bền vững, lên đến đỉnh rồi lại rơi trở xuống, rơi chạm đáy rồi lại phải trồi lên v.v... Đó là những loại khổ não lớn lao trong cuộc sống, chúng ta đều đã trải qua, đều có thể hiểu được. Phần lớn những khổ như vậy chỉ đến từ lòng thiếu tự chủ, không chế ngự
90BaĐiểm Tinh Yếu CủaĐường Tu Giác Ngộ -90 - Hội ngộ với thầy Rendawa Ngài Tông Khách Ba đến vùng Tzechen, tìm gặp Nyapon Kunga Pel để xin học thêm về Bát Nhã. Vị thầy này vì khi ấy sức khỏe quá kém nên gửi gắm Lama Tông Khách Ba lại cho một vị đệ tử là thầy Rendawa. Je Rinpoche thấy phương pháp giảng dạy A tì đạt ma [Treasury of Knowledge] của ngài Rendawa, lòng tràn đầy kính ngưỡng. Vị thầy này có vô lượng tánh đức, về sau Lama Tông Khách Ba xem thầy này là vị thầy chính của mình. Cả hai bên thầy trò cùng sinh lòng kính trọng ngưỡng mộ nhau, nên tình nghĩa thầy trò nảy sinh một cách tự nhiên. Ngài Tông Khách Ba thọ nhận pháp Trung quán từ vị thầy này. Để tán dương ngài Rendawa, Lama Tông Khách Ba có viết một bài thơ, thường xuyên đọc tụng. Tuy vậy ngài Rendawa nói rằng lời tán dương này ứng vào Tông Khách Ba thì đúng hơn, vì vậy đã sửa mấy câu thơ lại. Bài thơ này ngày nay trở thành minh chú của Lama Tông Khách Ba: Ngài là Quan Thế Âm,
Kho tàng đại bi tâm
Ngài là đức Văn Thù
Là đấng đại đạo sư
Với trí tuệ vô cấu
Ngài là Kim Cang Thủ
Phá tan tành tất cả
Đội quân của ma vương
Lama Tông Khách Ba
Là ngọc quí trên đỉnh
Tiểu Sử Lama Tông Khách Ba91 Bậc thánh hiền xứ tuyết
Thầy Losang Drakpa
Con xin về đảnh lễ
Dưới chân sen của thầy
Kính xin thầy từ bi hộ niệm.
Tầmđạo và thuyết pháp Hai mùa thu đông năm ấy, Lama Tông Khách Ba kiên trì tu học bộ luận Nhập Trung Quán Đạo của đại sư Nguyệt xứng [Chandrakirti]. Sau đó ngài trở lại Nyetang, tu học với một vị thầy nổi tiếng nắm vững Luật tạng, là vị trụ trì Kazhiwa Losal. Dưới sự hướng dẫn của vị thầy này, ngài học chính văn Luật tạng và A tì đạt ma. Khi rời chùa, hiểu biết của ngài sâu rộng còn hơn cả sư phụ. Mỗi ngày ngài học thuộc lòng một bộ luận giải về Luật tạng dài mười bảy chương Tây tạng, nghĩa là ba mươi bốn trang. Khi tụng kinh với các thầy khác, ngài không cần dụng công mà vẫn có thể nhập định quán tánh Không. Tuy vậy ngài vẫn chưa cảm thấy đủ, vẫn tìm thầy, tìm pháp. Mùa đông năm ấy ngài khởi chứng đau lưng, muốn trở về bên cạnh thầy Rendawa, nhưng vì thời tiết quá lạnh, ngài phải trú lại ở Naying. Ở đây ngài thuyết pháp lần đầu tiên. Các vị học giả đến thỉnh ngài thuyết về A tì đạt ma (Abhidharma), đặc biệt là bộ "Đại thừa A tì đạt ma tập luận" [Compendium of Knowledge]của đại sư Vô Trước. Vì đã nắm vững nhiều kiến giải cao hơn, nên dù mới đọc bộ luận này lần đầu, ngài vẫn có thể giảng giải lưu loát chính xác.
92BaĐiểm Tinh Yếu CủaĐường Tu Giác Ngộ -92 - Sau đó ngài trở về bên cạnh thầy Rendawa, lúc ấy đang ở Sakya. Trong suốt mười một tháng tiếp theo đó, ngài giảng về Đại thừa A tì đạt ma tạp luận [Compendium of Knowledge]. Cũng vào thời gian này, ngài thọ nhận nhiều giáo pháp về bộ Tập Lượng Luận [Compendium of Valid Cognition]của đại sư Pháp xứng (Dharmakirti), cùng nhiều bộ luận giải khác như Nhập Trung Quán Luận [của ngài Long thọ]. Ngài cũng đồng thời thọ nhận truyền thừa bộ Luật tạng hiển tông. Trong thời gian lưu lại Sakya, ngài thọ nhận luận giải về chính văn mật pháp Hevajra từ ngài Dorje Rinchen. Vị thầy này có dạy cho ngài phương pháp chữa chứng bịnh đau lưng. Đến mùa xuân năm sau, ngài cùng thầy Rendawa đi đến miền bắc Tây tạng, ở lại tu viện Ngamring Choday cho đến hết mùa hạ.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro