
Vol.21,5 Ngoại truyện: Đội cấp dưỡng
(Cái này chỉ là ngoại truyện nên chi tiết hầu như không quá liên quan gì đến mạch truyện chính nhé, trừ nhân vật ra thôi :>)
Tôi là Nguyễn Kim Dung, 12 tuổi. Do hoàn cảnh bệnh dịch nên cùng gia đình chạy lên Hà Nội tránh nạn nhưng mà bố mẹ tôi lại không qua khỏi, chỉ còn anh trai là Trương Hoàng Nam là người thân. Bạn bè người thân mất gần hết, hai anh em nương tựa vào nhau mà sống giữa thời đại khó khăn và loạn lạc. Nhưng mà từ lúc Chính Phủ ban hành quân lệnh thời chiến thì anh Nam lại bước chân vào đội dân quân và bỏ tôi lại trại trẻ như 1 đứa vô dụng mà không chịu hỏi ý tôi làm tôi thực sự rất cáu. Để chống đối lại thì tôi cũng tình nguyện tham gia đội dân quân tự vệ nốt. Và tất nhiên là ông anh Nam của tôi gần như điên lên vì chuyện đó, chúng tôi cãi nhau trong nhiều ngày và cuối cùng thì tôi cũng chịu nhượng bộ 1 chút nên lùi về đơn vị cấp dưỡng nhưng anh Nam thì cũng chưa bằng lòng về chuyện đó lắm nên thỉnh thoảng cả hai vẫn cãi nhau.
Còn về phần hoà nhập với mọi thứ ở đây thực sự rất nhanh, đội cấp dưỡng thực sự rất quý tôi và coi tôi như em út trong nhà. Đứng đầu là chị Huyền Anh, con người quyền lực canh giữ kho lương đồng nghĩa với việc nắm giữ mạng của gần 10.000 lính dân quân đóng tại đây nhưng mọi người thường gọi chị là Minko, tôi cũng không hiểu sao mọi người lại gọi chị như vậy hỏi ai thì ai cũng trả lời rằng: "Gọi thế nghe hay mà!". Chị ấy thực sự rất mạnh cùng với tài võ thuật cũng như khả năng dùng dao của mình, cộng với khả năng kháy đểu và tư duy tốt khiến các đối thủ của thế lực ngầm muốn dành quyền kiểm soát khu cổng đông thực sự khó khăn, kể cả anh Phú thư kí quân đoàn ngay cả khi anh ấy cũng là 1 con người quyền lực khi chỉ dưới chức "Tư lệnh cổng Đông" 2 chức và tài trí hơn người nhưng cũng phải có phần lép vế 1 phần trước chị Huyền Anh.
Dưới trướng chị Huyền Anh là 12 nhân viên cấp dưỡng và 1 phụ bếp là tôi. Đứng đầu tốp này là anh Tiến Đạt, mọi người thường gọi anh là Đụt chắc vì có lẽ anh quá hiền. Nhưng tôi vẫn có cảm giác người này có 1 lực gì đó rất đáng gờm, chả qua là không thể hiện ra. Những người còn lại trong đội có vẻ như là bạn của anh Đạt từ trước, đa phần toàn là Việt Kiều từ nước ngoài về nên tôi vẫn chưa nhớ được hết tên.
Đã 1 năm rưỡi từ lúc bùng nổ bệnh dịch tới giờ, đội dân quân ngày càng đông nên công việc ngày càng khó khăn vì phải dậy sớm từ lúc 3 giờ sáng để nấu cơm 3 bữa 1 ngày cho gần 10.000 người. Anh Nam đã gần như không còn phàn nàn với tôi về chuyện tôi làm cấp dưỡng nữa, chỉ thỉnh thoảng nhắc nhở tôi giữ sức khoẻ. Với lại giờ Nam có vẻ bận rộn hơn tôi rất nhiều với những nhiệm vụ tuần tra bên ngoài dồn dập, có vẻ là sắp có cái gì đấy to lớn xảy đến.
Hơn nữa không hiểu vì sao mà dạo này trông chị Huyền Anh và mọi người trong đội nét mặt xuống sắc lắm. Mấy bữa nay trông mọi người đều nhìn chán đời và căng thẳng ra rõ, với lại dạo này khẩu phần của tất cả đều bị cắt bớt đi 1 ít. Tất cả mọi người đều nhận ra khẩu phần bị cắt xén nên mọi ánh mắt đều nhìn về chị Huyền Anh bởi vì chị là người cầm chìa khoá giữ kho lương, và từ trước đến giờ chỉ có anh Đạt và chị Huyền Anh là được vào ngoài ra không có ai khác nên tất nhiên là trách nhiệm sẽ đè lên 2 người họ. Rất nhiều tin đồn được tung ra rằng họ ăn bớt ăn xén khẩu phần và giấu một lượng lớn thức ăn trong kho để dùng riêng. Do đó nên rất nhiều người chỉ trích đáp đá cả trên phương thức trực tiếp và gián tiếp vào cả đội. Ngày nấu đủ 3 bữa cho ăn mà còn không cảm ơn, đã thế còn chửi ngược lại thì có cáu với buồn không cơ chứ?
Có lần anh Đạt cáu quá không chịu nổi liền xách dao ra chửi thẳng mặt lũ đang nói và tí nữa chém chết chúng nó thật, may có chị Huyền Anh can không là rắc rối to. Sau khi dẹp loạn thì chị Huyền Anh lẳng lặng nói với cả đội với vẻ mặt buồn:
- Nếu họ thích ý kiến gì thì cứ để họ ý kiến, đó là quyền tự do ngôn luận của họ nên ta không có quyền để cấm đoán điều đó. Nên cứ cố nhịn vài hôm nữa đi, mọi chuyện đều sẽ đâu vào đấy thôi.
Anh Đạt nghe thế chửi lớn:
- Địt mẹ, mấy con đĩ lồn này mất dạy vl ra, đéo dạy chúng nó đéo được chị ạ!
Chị Huyền Anh nghe thế lắc đầu nhẹ, không nói gì chỉ lẳng lặng quay đầu cất bước về lán. Cả đội nhìn cảnh đó đành cố nhịn nhục làm việc. Nửa đêm hôm đó khi tôi dậy uống nước vẫn thấy bàn làm việc của chị Huyền Anh sáng đèn, chị ngồi ôm mặt cùng đống giấy tờ và đang khóc. Đó là lần đầu tiên trong 1 năm rưỡi tôi ở đây lần đầu tôi thấy chị khóc, tôi cũng không nghĩ rằng chị ấy lại có thể khóc chỉ vì vài chục lời đàm tiếu . Tôi cảm giác như mình phải có trách nhiệm gì đó vì dù gì cũng cùng đội nên bèn nhẹ nhàng tiến đến. Nhưng chị Huyền Anh đã cảm nhận được sự hiện diện của tôi nên vội gạt nước mắt và ngồi dậy, nhìn tôi và hỏi 1 cách ân cần:
- Dung à? Đêm hôm rồi còn sao đấy em?
Thấy chị nói tỉnh bơ thế tôi bèn chững lại mấy giây rồi bẽn lẽn:
- Em....em đi uống nước thôi, chị ngủ sớm đi, khuya lắm rồi!
Chị Huyền Anh chỉ mỉm cười gật gật rồi tiếp tục cầm bút lên vật lộn với đống giấy tờ, tôi về giường vẫn không ngủ được. Cứ nhìn hình bóng chị Huyền Anh đang ngồi bàn giấy đến tận 2h rưỡi sáng mới chợp mắt được nửa tiếng rồi lại dậy làm việc.
Sự căng thẳng của tất cả mọi người ở cổng Đông với đội cấp dưỡng chúng tôi kéo dài thêm 3 ngày. Đến ngày thứ 4 thì họ u sầu và buồn chán, có lẽ cả họ và tôi đều đã tự nhận ra rằng khẩu phần suy giảm đồng nghĩa là kho lương sắp hết và tất cả sẽ chết đói dù sớm hay muộn nên không đáp đá như mọi ngày nữa. Họ ăn trong yên lặng một cách rợn người. Nhìn cái cảnh chán đời đấy, chị Huyền Anh tiến gần lại anh Đạt và thì thầm:
- Đã đến lúc rồi, hẹn tất cả mọi người tại kho lương đêm nay.
Anh Đạt gật nhẹ rồi lại tiếp tục làm việc. Đêm đó, tôi bật dậy vào lúc 12h đêm đi vệ sinh nhưng cả lán không còn một ai, cả đội đã đi đâu đấy chỉ bỏ lại tôi lại lán 1 mình. Thấy đèn làm việc của chị Huyền Anh vẫn sáng, tôi liền mò đến xem chỗ giấy tờ trên bàn. Tôi nhìn mà sốc khi thấy những tờ giấy đều là những bản báo cáo về việc kho lương đang ngày càng thiếu hụt và sẽ hết sạch trong 3 ngày nữa. Sự hoảng sợ bao trùm và hoang mang bao trùm lên tôi. Cảm giác bất an bùng lên và tôi bắt đầu nghĩ rằng cả đội cấp dưỡng sẽ đi tự tử để bớt được vài miệng ăn và để tôi lại một mình vì có lẽ tôi vẫn còn nhỏ. Đây cũng là lúc tôi cáu điên người lên vì là lần thứ 2 bị coi là đứa trẻ vô dụng rồi bị bỏ lại như người ngoài. Trong cơn tức, tôi lấy đèn pin đi ra ngoài lán và chạy 1 mạch đến kho lương.
Tôi dừng lại trước cửa kho lương, 1 tia sáng đèn soi qua khe cửa đang mở hé, tôi khẽ lẻn vào và núp sau 1 chồng thùng các tông và nhìn lén phía trước. Tất cả mọi người, kể cả chị Huyền Anh đang đứng xung quanh anh Đạt, họ đều cầm dao trên tay và lăm lăm như sắp hỗn chiến đến nơi. Tôi muốn lao ra cản nhưng toàn thân bất lực, tay chân không di chuyển được, chỉ núp được 1 chỗ nhìn lén. Bỗng chị Huyền Anh lao lên, cầm dao chém 1 nhát vào người anh Đạt, nhưng lạ là không có máu bắn ra, thay vào đó là 1 chùm sáng loá chiếu rực kho, lúc này tất cả mọi người xung quanh lại gần anh Đạt, đút tay vào vết thương và chung tay kéo 1 tảng thịt lớn bằng người anh Đạt ra khỏi vết thương vừa nãy. Họ vẫn tiếp tục rút ra thêm rất nhiều tảng thịt nữa, thậm chí sau đó là cả đồ hộp và mì tôm.
Chị Huyền Anh cầm đôi dao lên và đứng trước những tảng thịt lớn, chị xoay cả 2 cổ tay rồi bắt đầu múa dao, chỉ 15 phút là từ những tảng thịt to bằng người anh Đạt đã được thái mỏng bằng những miếng vừa ăn rồi được đóng hộp cẩn thận và cất vào kho đông lạnh, những người khác thì sắp xếp đống đồ hộp, mì tôm thành từng chồng cao bằng người xong để gọn lên các giá. Tôi quan sát trong sửng sốt và sợ hãi, nghĩ thầm rằng chị Huyền Anh đang xẻ thịt anh Đạt, vậy là tất cả thịt từ trước đến giờ đều là thịt người của các cấp dưỡng đời trước à? Và tại sao anh Đạt lại cho nhiều thịt đến thế trong khi cỡ người anh ấy chỉ bằng một người bình thường?
Nghĩ xong đầu tôi đau như búa bổ, sợ hãi khi nhìn thấy anh Đạt bị xẻ thịt tàn nhẫn như thế chắc đau lắm. Nhưng anh ấy lại ngồi phịch xuống sàn và tu nước như chưa có chuyện gì xảy ra, thậm chí còn ăn nói bình thường và biểu cảm trên mặt chả có gì đau đớn cả. Tôi mở to mắt quan sát trong sợ hãi thêm lần nữa và bất giác làm rơi đèn pin tạo tiếng "Cạch" khá to. Tôi hốt hoảng vội nhặt đèn pin lên và lùi dần ra cửa nhưng chị Huyền Anh lao lên rất nhanh, đạp bay cái thùng các tông mà tôi đang núp đằng sau, tay cầm dao và nhìn tôi với con mắt đáng sợ. Chị hỏi bằng 1 giọng lạnh lùng:
- Em đã nhìn thấy những gì rồi?
Trước áp lực đó, tôi muốn nói dối là chưa thấy gì nhưng không hiểu sao lại buột miệng lắp bắp:
- Tấ...tất cả.
Tôi vội vàng giơ tay và đang định nói là sẽ không nói với ai về việc này nhưng chị Huyền Anh lại cử động tay 1 chút làm tôi giật mình cùng với cơn đau nhói trước ngực. Tôi bất giác sờ lên ngực thì cảm thấy cán dao cùng với 1 chất lỏng nóng, sệt sệt chảy ra từ ngực. Tôi vội nhìn xuống đã thấy con dao cắm trước ngực từ cơ nào. Tôi lại ngước lên nhìn chị Huyền Anh đang nhìn tôi với ánh mắt lạnh như băng rồi bắt đầu mếu máo khóc. Mắt tôi mờ đi, người tôi lạnh dần, tôi gục xuống đất, tay nắm quần chị Huyền Anh và cố thì thào vừa khóc:
- Tại...tại sao?
- Xin lỗi em.
Một câu trả lời nghe sao mà lạnh lùng vang lên. Tôi lịm đi dần trong sụ lạnh lẽo, cả cuộc đời ngắn ngủi hiện lên trước mắt, bao kí ức tươi đẹp hiện ra cùng với 1 giọng nói thì thầm bên tai:
- Dậy đi Dung ơi! Đến giờ ăn rồi!
Tôi bật dậy trong sự hoảng hốt, người toát mồ hôi hột nhìn sang bên. Anh Đạt và chị Huyền Anh đang đứng ngay cạnh, tất cả mọi người đều đứng xung quanh. Tôi sợ hãi la toáng lên và vùng vẫy vì không biết mình đang ở đâu. Nhưng gần như ngay lập tức tôi tự thấy chính bản thân tôi đang ngồi trên giường, ở trán là 1 miếng dán hạ sốt. Chị Huyền Anh đang cầm bát cháo với thìa sẵn đứng bên cạnh làm tôi rất bối rối và hoảng sợ. Tôi vội xuống khỏi giường và chạy khỏi lán kệ cho anh Đạt cùng chị Huyền Anh gọi ý ới đằng sau. Ở bên ngoài tất cả mọi người đều đang ăn trưa, khẩu phần đều trông đầy đủ và không thiếu, anh Nam từ trước mặt đang tiến về phía tôi, tay cầm theo gói bánh gấu. Thấy tôi đang đứng như trời trồng Nam liền nắm tay kéo tôi vào lại lán và nhắc nhở:
- Ơ sao đang ốm mà lại ra đây?
Lúc này chị Huyền Anh bước lại gần tôi và nói nhẹ nhàng:
- Em sốt cao lắm đó, nằm li bì 2 ngày rồi.
Thấy mặt tôi vẫn sửng sốt, anh Đạt ân cần hỏi:
- Sao vậy Dung? Nhìn em như vừa nhìn thấy ma ấy!
Tôi dụi mắt, đưa tay lên trán hoang mang và bối rối nhớ lại những việc đã xảy ra và tự hỏi đó có phải là 1 giấc mơ?
End
Tobecontinue
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro