atmt de cuong
Chương 1: Những vấn đề chung về bảo hộ lao động và pháp lệnh bảo hộ lao động.
1.1 Những nhận thức về an toàn lao động.
An toàn trong lao động không phải chỉ do người lao động, người sử dụng lao độngmới có trách nhiệm mà nó là nhận thức, trách nhiệm của mọi người tham gia quá trình lao động.
1.2 Tầm quan trọng của an toàn lao động.
1.2.1.Tầm quan trọng của an toàn lao động đối với các doanh nghiệp.
Đem lại năng suất cao.
Tránh chi phí cho việc sửa chữa thiết bị.
Tránh chi phí để mua thuốc men cho những công nhân bị tai nạn.
Chi phí cho bảo hiểm ít hơn.
Tạo uy tín trên thị trường.
Tránh được những lý do kinh tế khác.
Đối với những lý do luật pháp qui định phải tuân theo luật lao động việt nam.
1.2.2. Tầm quan trọng của an toàn lao động đối với công nhân.
Bảo vệ khỏi sự nguy hiểm. Bằng các trang bị, phương tiện bảo vệ do đố công nhân làm việc tự tin và nhanh gọn.
Tạo cho công nhân lòng tin do đó khuyến khích một lực lượng lao động ổn định và trung thành.
Tránh cho công nhân những lý do kinh tế khác: tiền thuốc...
1.2.3. Tầm quan trọng của an toàn lao động đối với cộng đồng.
Giảm đáng kể nhu cầu về dịch vụ cho những tình trạng khẩn cấp: bệnh viện, dịch vụ chữa cháy, cảnh sát…
Giảm những chi phí cố định: tiền trợ cấp bệnh tật, phúc lợi xã hội, chi phí cho sức khoẻ.
Giảm những thiệt hại khác.
Việc tạo ra lợi nhuận cho xã hội giảm đi: Những nhà maý không làm tốt công tác bảo hộ lao động năng xuất lao động không cao, phải chi phí nhiều cho các trường hợp tai nạn lao động dẫn đến mất khả năng chi chả thuế.
1.3. Mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác bảo hộ lao động.
1.3. 1. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động.
Mục tiêu của công tác bảo hộ lao động là thông qua các biện pháp về khoa học kĩ thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản suất, tạo nên một điều kiện lao động thuận lợi hơn để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp nhằm bảo vệ sức khoẻ người lao động.
Bảo hộ lao động trước hết là một phạm trù sản suất, nhằm bảo vệ yếu tố năng động nhất của lực lượng sản suất là người lao động. Mặt khác việc chăm lo sức khoẻ cho người lao động còn có ý nghĩa nhân đạo.(chăm sóc sức khoẻ, ...)
1.3. 2. Tính chất của bảo hộ lao động.
a. Tính chất pháp lý.
Là những chính sách, chế độ, quy phạm, tiêu chuẩn được ban hành trong công tác bảo hộ lao động được soạn thảo thành luật của nhà nước. Luật pháp về bảo hộ lao động được nghiên cứu, xây dựng nhằm bảo vệ con người trong sản xuất, nó là cơ sở pháp lý bắt buộc các tổ chức nhà nước, các tổ chức xã hội, người sử dụng lao động và người lao động trong các thành phần kinh tế có trách nhiệm nghiên cứu thi hành.
b.Tính khoa học kỹ thuật.
Trong công tác bảo hộ lao động cũng áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới nhất để phát hiện, ngăn ngừa những trường hợp đáng tiếc trong lao động cũng như bảo vệ sức khoẻ cho người lao động.
Phòng chống tai nạn lao động cũng xuất phát từ cơ sở khoa học và bằng các biện pháp khoa học kỹ thuật. Các hoạt động điều tra khảo sát, phân tích điều kiện lao động, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố độc hại đến cơ thể con người, các giải pháp sử lý ô nhiễm, các giải pháp đảm bảo an toàn…đều là những hoạt động khoa học.
c. Tính quần chúng.
Bảo hộ lao động liên quan đến tất cả mọi người, từ người sử dụng lao động đến người lao động. Họ là những người thường xuyên tiếp xúc với máy móc, trực tiếp thực hiện các qui trình công nghệ, do đó họ có nhiều khả năng phát hiện những sơ hở trong công tác bảo hộ lao động, đóng góp xây dựng các biện pháp về kỹ thuật an toàn, tham gia ý kiến về mẫu mực, qui cách dụng cụ phòng hộ, quần áo làm việc…mặt khác dù các qui trình, qui phạm an toàn được đề ra tỉ mỉ đến đâu, nhưng công nhân chưa được học tập, chưa được thấm nhuần, chưa thấy rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của nó, thì họ rất rễ vi phạm. Nên công tác bảo hộ lao động phải được toàn thể quần chúng thi hành mới đem lại hiệu quả.
1.4. Một số khái niệm cơ bản.
1.4. 1. Điều kiện lao động.
Điều kiện lao động là một tập hợp tổng thể các yếu tố về tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế, xã hội được thể hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao động, qui trình công nghệ, môi trường lao động và sự xắp xếp, bố trí, tác động qua lại gữa chúng trong mối quan hệ vói con người tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động.
*Các yếu tố tác động đến điều kiện lao động.
Công cụ, phương tiện lao động: tiện nghi, thuận lợi hay ngược lại gây khó khăn, nguy hiểm cho người lao động.
Sự đa dạng của đối tượng lao động: có thể ảnh hưởng tốt hay xấu, an toàn hay nguy hiểm.
Quá trình công nghệ: dù ở trình độ cao hay thấp đều tác động đến người lao động trong. còn có thể làm thay đổi vai trò, vị trí của người lao động trong sản xuất.
Môi trường lao động: môi trường lao động rất đa dạng, có nhiều yếu tố có thể gây bất lợi hay thuận lợi đều ảnh hưởng tới người lao động.
* Khi đánh giá, phân tích điều kiện lao động phải tiến hành đánh giá, phân tích đồng thời trong mối quan hệ tác động qua lại của các yếu tố
trên.
1.4.2Các yếu tố nguy hiểm và có hại.
Những yếu tố vật chất có ảnh hưởng xấu, nguy hiểm, có nguy cơ gây tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động trong một điều kiện lao động cụ thể gọi là các yếu tố nguy hiểm và có hại cụ thể là:
Các yếu tố vật lý: nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, rung động, các bức xạ có hại, bụi…
Các yếu tố hoá học: chất độc, các loại hơi, khí, bụi độc, chất phóng xạ
Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật: các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng, côn trùng, rắn…
Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi do không gian chỗ làm việc, nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh…
Các yếu tố về tâm lý không thuận lợi .
1.4.3. Tai nạn lao động.
Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động do kết quả tác động đột ngột từ bên ngoài làm chết người hoặc làm tổn thương, hoặc phá huỷ chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó của cơ thể.
* Tai nạn lao động chia thành:
Chấn thương: là trường hợp tai nạn kết quả gây ra vết thương, dập thương hoặc sự huỷ hoại khác cho cơ thể con người. Hậu quả của chấn thương có thể làm tạm thời hay vĩnh viễn mất khả năng lao động, có thể là chết người.
Nhiễm độc nghề nghiệp: là sự huỷ hoại sức khoẻ do kết quả tác dụng của các chất độc khi chúng xâm nhập vào cơ thế con người trong các điều kiện sản xuất.
* Để đánh giá tình hình tai nạn lao động sử dụng hệ số tần suất tai nạn lao động K (số tai nạn lao động tính trên 1000 người trong một năm)
K=n.1000/N
Trong đó:
n- Số người bị tai nạn lao động (tính cho một cơ sở, địa phương, ngành hay cả nước).
N- Số lao động tương ứng.
1.4.4. Bệnh nghề nghiệp.
Là sự suy yếu dần dần sức khoẻ của người lao động gây nên bệnh tật xảy ra trong quá trình lao động do tác động của các yếu tố có hại phát sinh trong sản xuất lên cơ thể người lao động.
1.5 Nôi dung chủ yếu của công tác bảo hộ lao động.
Để đạt được mục tiêu và thể hiện 3 tính chất như đã nêu trên công tác bảo hộ lao động phải bao gồm 3 nội dung sau:
Nội dung khoa học kỹ thuật.
Nội dung xây dựng và thực hiện pháp luật về bảo hộ lao động.
Nội dung giáo dục, vận động quần chúng làm tốt công tác bảo hộ lao động
1.5.1. Nội dung khoa học kỹ thuật.
Khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động là lĩnh vực khoa học tổng hợp và liên ngành, được hình thành và phát triển trên cơ sở kết hợp và sử dụng thành tựu của nhiều ngành khác nhau. Từ khoa học tự nhiên (toán, lý, hoá, sinh vật…) khoa học kỹ thuật chuyên ngành (y học, kỹ thuật thông gió điều hoà không khí, kỹ thuật ánh sáng, âm học, điện, cơ học, kỹ thuật chế tạo máy…) đến các ngành khoa học kinh tế xã hội (kinh tế lao động, luật học, xã hội học, tâm lý học…) những nội dung chính của khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động gồm:
Khoa học vệ sinh lao động
Khoa học về kỹ thuật vệ sinh
Kỹ thuật an toàn
Khoa học phương tiện bảo vệ người lao động
Khoa học Ergonomics
a. Khoa học vệ sinh lao động.
Khoa học vệ sinh lao động đi sâu Khảo sát, đánh giá các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất. Nghiên cứu ảnh hưởng của chúng đến cơ thể người lao động. Từ đó đề ra tiêu chuẩn giới hạn cho phép của các yếu tố có hại, nghiên cứu đề ra các chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý, đề xuất các biện pháp y học và các phương hướng cho các giải pháp để cải thiện điều kiện lao động và đánh giá hiệu quả của các giải pháp đó đối với người lao động.
Khoa học vệ sinh lao động có nhiệm vụ quản lý, theo dõi sức khoẻ người lao động, sớm phát hiện các bệnh nghề nghiệp và đề xuất các biện pháp để phòng ngừa và điều trị bệnh nghề nghiệp.
b. Khoa học về kỹ thuật vệ sinh.
Các ngành khoa học về kỹ thuật vệ sinh: Thông gió chống nóng và điều hoà không khí, chống bụi và hơi khí độc, chống ồn và rung động, chống các tia bức xạ có hại, kỹ thuật chiếu sáng... là những lĩnh vực khoa học chuyên ngành đi sâu nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật để loại trừ những yếu tố có hại phát sinh trong sản xuất, cải thiện môi trường lao động, nhờ đó người lao động làm việc rễ chịu, thoải mái và có năng xuất lao động cao hơn, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cũng sẽ giảm đi.
Mỗi một giải pháp kỹ thuật vệ sinh cải thiện môi trường lao động cũng sẽ góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường xung quanh. Bởi vậy, bảo hộ lao động và bảo vệ môi trường thực sự là 2 khâu của một quá trình, gắn bó mật thiết với nhau.
c. Kỹ thuật an toàn.
Là một hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương sản xuất đối với người lao động.
Để đạt được điều đó khoa học về kỹ thuật an toàn đi sâu nghiên cứu và đánh giá tình trạng an toàn của các thiết bị và quá trình sản xuất, đề ra những yêu cầu an toàn để bảo vệ con người khi làm việc tiếp xúc với vùng nguy hiểm, tiến hành xây dựng các tiêu chuẩn, qui trình, hướng dẫn, nội qui an toàn để buộc người lao động phải tuân theo trong khi làm việc. Việc áp dụng thành tựu của tự động hoá, điều khiển học để thay thao tác cách ly người lao động khỏi nơi nguy hiểm và độc hại là một phương hướng hết sức quan trọng của kỹ thuật an toàn. Việc chủ động loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại ngay từ đầu trong giai đoạn thiết kế, thi công các công trình, thiết bị máy móc là một phương hướng tích cực để thực hiện việc chuyển từ "Kỹ thuật an toàn"sang "An toàn kỹ thuật".
d. Khoa học phương tiện bảo vệ người lao động.
Ngành khoa học này có nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo những phương tiện bảo vệ tập thể hay cá nhân người lao động để sử dụng trong sản xuất nhằm chống lại những ảnh hưởng của các yếu tố nguy hiểm và có hại, khi các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh và kỹ thuật an toàn không thể loại trừ được chúng.
Để có được những phương tiện bảo vệ hiệu quả cao, có chất lượng và thẩm mỹ cao, người ta đã sử dụng thành tựu của nhiều ngành khoa học.Từ khao học tự nhiên: vật lý, hoá học, khoa học vật liệu, mỹ thuật công nghiệp…đến các ngành sinh lý học, nhân chủng học…Ngày nay các phương tiện bảo vệ cá nhân: mặt nạ phòng độc, kính màu chống bức xạ, quần áo chống nóng, quần áo kháng áp suất, các loại bao tay, dầy, ủng cách điện v.v…là những phương tiện thiết yếu trong quá trình lao động.
e. Khoa học Ecgonomics.
Ngày nay với sự ra đời của nhiều ngành khoa học mới và được ứng dụng rất hiệu quả trong bảo hộ lao động. Các ngành khoa học về điện tử, điều khiển, công nghệ thông tin...được ứng dụng rộng rãi khi giải quyết các vấn đề về bảo hộ lao động đặc biệt là khoa học về Ecgônmics.
Định nghĩa: Ecgonomics từ tiếng gốc hy lạp "engon"- lao động và "nomos"- quy luật. Nghiên cứu và ứng dụng những qui luật chi phối giữa con người và lao động
Tiêu chuẩn nhà nước Việt Nam định nghĩa: Ecgonomics là môn khoa học liên ngành nghiên cứu tổng hợp sự thích ứng giữa các phương tiện kỹ thuật và môi trường lao động với khả năng của con người về giải phẫu, sinh lý, tâm lý nhằm đảm bảo cho lao động có hiệu quả cao nhất, đồng thời bảo vệ sức khoẻ, an toàn cho con người .
Khoa học Ecgonomics với tính đa dạng và phong phú đã thâm nhập nhanh chóng vào hầu hết các nội dung của bảo hộ lao động. việc áp dụng các thành tựu về Ecgonomics để nghiên cứu, đánh giá thiết bị và công cụ lao động,chỗ làm việc, môi trường lao động, cũng như việc áp dụng các chỉ tiêu tâm sinh lý, dữ kiện nnhân trắc học người lao động trong thiết kế chỗ làm việc.
* Những nội dung Ecgonomics nghiên cứu:
Sự tác động giữa người - máy- môi trường.
Nhân trắc học Ecgônômi với chỗ làm việc.
Đánh giá và chứng nhận chất lượng về an toàn lao động
e1. Sự tác động giữa người - máy móc thiết bị- môi trường lao động :
*Tại chỗ làm việc, Ecgonomics coi cả 2 yếu tố bảo vệ sức khoẻ cho người lao động và năng suất lao động quan trọng như nhau.
Ecgonomics tập trung vào sự thích ứng của máy móc, công cụ với người điều khiển nhờ vào việc thiết kế.
Tập trung vào sự thích nghi giữa người lao động với máy nhờ sự tuyển chọn, luyện tập.
Tập trung vào việc tối ưu hoá môi trường xung quanh với con người và sự thích nghi của con người với điều kiịen môi trường…
*Mục tiêu chính của Ecgonomics trong quan hệ người - máy và người- môi trường là tối ưu hoá các tác động tương hỗ.
Tác động tương hỗ giữa người điều khiển và trang thiết bị.
Giữa người điều khiển và chỗ làm việc.
Giữa người điều khiển với môi trường lao động .
Khả năng sinh học của con người chỉ điều chỉnh được trong một giới hạn vì vậy khi thiết kế các trang thiết bị phải chú ý đến tính năng sử dụng phù hợp với người sử dụng nó.
Môi trường tại chỗ làm việc chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, nhưng phải đảm bảo sự thuận lợi cho người lao động khi làm việc: Các yếu tố về ánh sáng, tiếng ồn, rung động, độ thông thoáng tác động đến hiệu quả công việc. Các yếu tố về sinh lý, xã hội, thời gian và tổ chức lao động ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần của người lao động.
e2.Nhân trắc học Ecgonomics với chỗ làm việc:
Nhân trắc học Ecgonomics là khoa học với mục đích là nghiên cứu những tương quan giữa người lao động và các phương tiện lao động, đảm bảo sự thuận tiện tối ưu cho người lao động khi làm việc để đạt được năng suất lao động cao nhất và đảm bảo sức khoẻ cho người lao động.
*Những nguyên tắc Ecgonomics trong thiết kế hệ thống lao động.
Chỗ làm việc là đơn vị nguyên vẹn nhỏ nhất của hệ thống lao động trong đó có người điều khiển, phương tiện kỹ thuật (cơ cấu điều khiển, thiết bị thông tin, trang bị phụ trợ ) và đối tượng lao động.
Các đặc tính thiết kế phương tiện kỹ thuật hoạt động cần phải tương ứng với khả năng con người, dựa trên nguyên tắc:
Cơ sở nhân trắc học, cơ sinh, tâm sinh lý và đặc tính khác của người lao động.
Cơ sở về vệ sinh lao động.
Cơ sở về an toàn lao động.
Các yêu cầu thẩm mỹ kỹ thuật.
*Thiết kế không gian làm việc và phương tiện lao động.
Thích ứng với hình dáng người điều khiển.
Phù hợp với tư thế của cơ thể, lực cơ bắo và chuyển động.
Các tín hiệu, cơ cấu điều khiển, thông tin phản hồi.
*Thiết kế môi trường lao động.
Môi trường lao động cần phải được thiết kế và đảm bảo tránh được tác động có hại của các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học và đạt được điều kiện tối ưu cho hoạt động chức năng của con người.
*Thiết kế quá trình lao động.
Thiết kế quá trình lao động nhằm bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho người lao động, tạo điều kiện dễ chịu, thoải mái để dễ dàng thực hiện mục tiêu lao động. Phải loại trừ sự quá tải gây nên bởi tính chất công việc vượt quá giới hạn chức năng hoạt động tâm sinh lý của người lao động.
e3. Đánh giá và chứng nhận chất lượng về an toàn lao động:
Phạm vi đánh giá về Ecgonomics và an toàn lao động đối với máy, thiết bị bao gồm:
An toàn vận hành.
Tư thế và không gian làm việc.
Các điều kiện nhìn rõ ban ngày và ban đêm
Chịu đựng về thể lực.
Đảm bảo an toàn đối với các yếu tố có hại phát sinh trong sản xuất.
Những yêu cầu về thẩm mỹ, bố cục không gian, sơ đồ bố chí, tạo dáng, màu sắc.
Những yêu cầu về an toàn và vệ sinh lao động ở mỗi quốc gia thường được thành lập hệ thống chứng nhận và dấu chất lượng về an toàn và Ecgonomics đối với máy móc thiết bị.
1.5.2. Nội dung xây dựng và thực hiện pháp luật về bảo hộ lao động.
Bao gồm các văn bản pháp luật, chỉ thị, nghị quyết, thông tư và hướng dẫn của nhà nước và các ngành liên quan về bảo hộ lao động.
1.5.3.Nội dung giáo dục, vận động quần chúng.
Bảo hộ lao động liên quan đến tất cả mọi người, từ người sử dụng lao động đến người lao động. Do đó giáo dục vận động quần chúng thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động có một ý nghĩa rất quan trọng. Để thực hiện tốt công tác này cần có các biện pháp tuyên truyền hợp lý với các đối tượng lao động tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể đối với mỗi đối tượng.
1.6. Trách nhiệm của các ngành, các cấp và tổ chức công đoàn trong công tác bảo hộ lao động.
1.6.1. Trách nhiệm của tổ chức cơ sở trong công tác bảo hộ lao động.
a. Nghĩa vụ và quyền của người sử dụng lao động.
nghĩa vụ:
Khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động.
Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và thực hiện các chế độ khác về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động theo qui định của nhà nước.
Cử người giám sát việc thực hiện các qui định, nội dung, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp. Phối hợp với công đoàn cơ sở xây dựng và duy trì sự hoạt động của mạng lưới an toàn viên.
Xây dựng nội qui, qui trình an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với từng loại máy móc, thiết bị, vật tư kể cả khi đổi mới và nơi làm việc theo tiêu chuẩn qui định của nhà nước.
Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn qui định biện pháp an toàn, vệ sinh lao động với người lao động.
Chấp hành nghiêm chỉnh qui định khai báo, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và định kỳ 6 tháng. Hàng năm phải báo cáo với sở lao động thương binh và xã hội nơi doanh nghiệp hoạt động.
Quyền:
Buộc người lao động phải tuân thủ các qui địn, nội qui hiến pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Khen thưởng, kỷ luật kịp thời.
Khiếu lại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyết định của thanh tra về an toàn lao động, vệ sinh lao động nhưng vẫn phải chấp hành nghiêp chỉnh quyết định đó.
b. Nghĩa vụ và quyền của người lao động.
Nghĩa vụ:
Chấp hành các qui định, nội qui về an toàn lao động, vệ sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.
Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, nếu làm mất, hư hỏng thì phải bồi thường.
phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động.
Quyền:
Yêu cầu của người sử dụng lao động bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh cải thiện điều kiện lao động, trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, huấn luyện, thực hiện biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe doạ nghiêm trọng tính mạng, sức khoẻ của mình và phải báo cáo ngay với người phụ trách trực tiếp, từ trối trở lại làm việc nơi nói trên nếu những nguy cơ nói trên không được khắc phục.
Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi người sử dụng lao động vi phạm qui định của nhà nước hoặc không thực hiện đúng các giao kết về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động.
1.6.2. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và của cấp trên cấp cơ sở trong công tác bảo hộ lao động.
1.6.3. Trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức công đoàn trong công tác bảo hộ lao động.
a. Trách nhiệm:
Tham gia với các cấp chính quyền, cơ quan quản lý và người sử dụng lao động xây dựng các văn bản pháp luật, các tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động, chế độ chính sách bảo hộ lao động, kế hoạch bảo hộ lao động các biện pháp bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động.
Tham gia với các cơ quan nhà nước xây dựng chương trình bảo hộ lao động quốc gia, tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động. Tổng liên đoàn quản lý và chỉ đạo cá viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động, tiến hành các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động.
Cử đại diện tham gia vào các đoàn điều tra tai nạn lao động, phối hợp theo dõi tình hình tai nạn lao động, cháy nổ, bệnh nghệ nghiệp.
Tham gia việc xét khen thưởng, xử lý các vi phạm về bảo hộ lao động.
Thay mặt người lao động ký thoả ước lao động tập thể với người sử dụng lao động trong đó có các nội dung bảo hộ lao động.
Thực hiện quyền kiểm tra giám sát việc thi hành pháp luật, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, qui định về bảo hộ lao động.
Tham gia tổ chức việc tuyên truyền phổ biến kiến thức an toàn, vệ sinh lao động. Giáo dục người lao động và sử dụng lao động thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của họ.
Tổ chức phong trào quần chúng về bảo hộ lao động, phát huy sáng kiến cải thiện điều kiện làm việc, tổ chức quản lý mạng lưới an toàn vệ sinh viên.
b. Quyền.
Tham gia xây dựng các qui chế, nội qui về quản lý bảo hộ lao động, an toàn lao động và vệ sinh lao động với người sử dụng lao động.
Tham gia các đoàn kiểm tra công tác bảo hộ lao động do doanh nghiệp tổ chức, tham dự các cuộc họp kết luận của các đoàn thanh tra, kiểm tra, các đoàn điều tra tai nạn lao động.
Tham gia điều tra tai nạn lao động, nắm tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và việc thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động và các biện pháp bảo đảm an toàn sức khoẻ người lao động trong sản xuất, đề xuất các biện pháp khắc phục thiếu sót, tồn tại.
c. Nhiệm vụ.
Thay mặt người lao động ký thoả ước lao động tập thể trong đó có các nội dung về bảo hộ lao động.
Tuyên truyền vận động, giáo dục người lao động thực hiện tốt các qui định pháp luật về bảo hộ lao động, kiến thức khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động, chấp hành qui trình, qui phạm các biện pháp làm việc an toàn và phát hiện kịp thời những hiện tượng thiếu an toàn vệ sinh trong sản xuất, đấu tranh với những hiện tượng làm bưà, làm ẩu vi phạm qui trình kỹ thuật an toàn.
Động viên khuyến khích người lao động phát huy sáng kiến cải tiến thiết bị, máy nhằm cải thiện môi trường làm việc, giảm nhẹ sức lao động.
Tổ chức lấy ý kiến tập thể người lao động tham gia xây dựng nội qui, qui chế quản lý về an toàn vệ sinh lao động, xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động, đánh gía việc thực hiện các chế độ chính sách bảo hộ lao động, biện pháp bảo đảm an toàn , sức khoẻ người lao động. Tổng kết rút kinh nghiệm hoạt động bảo hộ lao động của công đoàn ở doanh nghiệp để tham gia với người sử dụng lao động.
Phối hợp tổ chức các hoạt động để đẩy mạnh cá phong trào bảo đảm an toàn vệ sinh lao động bồi dưỡng nghiệp vụ và các hoạt động bảo hộ lao động đối với mạng lưới an toàn vệ sinh viên.
1.7 .Tình hình công tác bảo hộ lao động của Việt Nam hiện nay và những vấn đề cấp thiết giải quyết.
1.7.1. Tình hình điều kiện lao động, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
a. Tình hình điều kiện lao động.
Những cơ sở mới xây dựng hay những cơ sở mới nhập công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển thì điều kiện lao động tương đối được đảm bảo. Còn nhìn chung điều kiện lao động trong nhiều cơ sở, địa phương, ngành sản xuất hiện nay còn xấu, chậm được cải thiện, thậm chí nhiều nơi còn xấu đi và rất khắc nghiệt. Những biểu hiện chủ yếu:
Trình độ công nghệ và tổ chức lao động lạc hậu, lao động thủ công và nặng nhọc còn chiếm tỷ lệ cao.
Cơ sở hạ tầng yếu kém, thiết bị, máy móc, công cụ lao động có thời gian sử dụng lâu ngày (trên 20 ¸30 năm) vừa cũ vừa lạc hậu do đó có nguy cơ gây ra sự cố nguy hiểm và tai nại lao động cao. Một số cơ sở nhập trang thiết bị tiên tiến tuy có trình độ cơ khí hoá, tự động hoá cao nhưng không phù hợp với thể trạng và chỉ tiêu nhân trác học người việt, Do đó tính hiệu quả cũng giảm đi.
Nhiều cơ sở sản xuất hầu như không có các hệ thống kỹ thuật vệ sinh (thông gió chống nóng, chống bụi và hơi khí độc, chống ồn, chống bức xạ…), các hệ thống thiết bị an toàn, hoặc có nhưng để hư hỏng lâu ngày, không còn hoạt động nữa. Phương tiện bảo vệ cá nhân vừa thiếu nhất là các loại đặc chủng, vừa kém về chất lượng.
Môi trường lao động bị ô nhiễm nghiêm trọng, các yếu tố nguy hiểm và có hại (bụi, hơi khí độc, tiếng ồn, rung động, bức xạ…) còn rất cao, vượt giới hạn cho phép đến mức báo động. Ngay cả khu vực liên doanh và có vốn đầu tư nước ngoài tuy tình hình có khá hơn song vì lợi nhuận cũng rất ít cơ sở đảm bảo vệ sinh an toàn lao động.
Tình hình trên đối với khu vực sản xuất tư nhân, cá thể thì còn nghiêm trọng hơn. ở đây không chỉ môi trường lao động bị ô nhiễm nghiêm trọng mà các yếu tố nguy hiểm còn lan rộng ra ngoài môi trường xung quanh, môi trường dân cư gây ô nhiễm một vùng rộng lớn.
b.Tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Tai nạn lao động: hiện nay chưa có đầy đủ tài liệu thống kê về tai nạn lao động do chúng ta không thực hiện nghiêm chỉnh chế độ báo cáo tai nạn lao động. Theo số liệu thống kê gần nhất hệ số tần suất tai nạn lao động K rất cao khoảng trên 20 trong khi đó K cho phép chỉ dao động dưới 5.
Bệnh nghề nghiệp: hiện nay chưa có đủ điều kiện phát hiện và giám định hết số người bị bệnh nghề nghiệp con số những người nhiễm bệnh nghề nghiệp rất cao 7495 (theo 1997). Hiện nay bổ xung thêm 8 bệnh nghề nghiệp được nhà nước bảo hiểm nâng tổng số bệnh nghề nghiệp lên 16 bệnh. Chúng ta chưa thực sự quan tâm, chỉ đạo phát hiện và giám định nên thực tế chưa có nhiều người được công nhạn bảo hiểm với 8 bệnh nghề nghiệp mới này. Ngoài ra có một số bệnh nghề nghiệp mới phát sinh nhưng chưa được nghiên cứu để bổ xung.
1.7.2. Tình hình thực hiện các chính sách về bảo hộ lao động
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế việc thực hiện công tác bảo hộ lao động là rất quan trọng đối với mỗi thành phần kinh tế. Nhưng trong những năm gần đây việc thực hiện pháp lệnh về bảo hộ lao động của các cơ sở sản xuất kinh doanh mang tính chất đối phó đặc biệt là khu vực sản xuất kinh doannh tư nhân và vốn đầu tư nước ngoài, Tuy nhiên cũng đã có phần giảm bớt. Vì mục đích kinh doanh thuận lợi của doanh nghiệp lên công tác bảo hộ lao động cũng được quan tâm hơn.
1.7.3. Tình hình công tác bảo hộ lao động ở nước ta trong thời gian qua.
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tiến tới nền kinh tế tri thức trong tương lai. Việt nam đã quan tâm và có nhiều chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn về công tác bảo hộ lao động cũng như trong thực thi. Duy trì công tác bảo hộ lao động, phong trào đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc. Trong công tác nghiên cứu khoa học về bảo hộ lao động cũng có nhiều đề tài nghiên cứu và ứng dụng thành công vào sản xuất, hai chương trình tiến bộ khoa học kỹ thuật cấp nhà nước về bảo hộ lao động (1981-1990) được công nhận là tiến bộ khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên công tác bảo hộ lao động còn có nhiều thiếu sót và tồn tại bao gôm:
Nhận thức về bảo hộ lao động còn lệch lạc và yếu biểu hiện chủ yếu là coi nhẹ, vin vào khó khăn trong sản xuắt, đời sống hay chạy theo lợi nhuận mà không quan tâm đến công tác này. một số doanh nghiệp còn vô trách nhiệm, đổ lỗi cho khách quan đem lại, không quan tâm đến việc kiểm tra và khước từ sự thanh tra của nhà nước.
Hệ thống tổ chức quản lý về bảo hộ lao động từ trung ương đến cơ sở chưa được củng cố, còn nhiều đầu mối, tản mạn, thiếu hiệu quả. Phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng với tổ chức công đoàn, giữa các cấp các ngành chưa hiệu quả.
Các văn bản pháp luật về bảo hộ lao động về cơ bản đã hoàn chỉnh nhưng còn thiếu nhiều văn bản hướng dẫn kem theo. Sự điều chỉnh phù hợp theo sự biến động của môi trường xã hội còn chậm và thời gian triển khai luật kéo dài.
1.7.4. Vấn đề cấp thiết về bảo hộ lao động giải quyết trong thời gian tới.
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng cao trong xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế việt nam cần phải giải quyết một cách đồng bộ các nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách sau:
Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mọi cán bộ quản lý, người sử dụng lao động và người lao động trong công tác bảo hộ lao động.
Nhanh chóng ban hành, hoàn chỉnh các văn bản pháp qui, chế độ chính sách về bảo hộ lao động. Tăng cường hệ thống thanh tra nhà nước về công tác bảo hộ lao động, sự kiểm tra giám sát của công đoàn với việc thực hiện pháp luật, chế độ chính sách về bảo hộ lao động.
Củng cố tổ chức, tăng cường cán bộ cho công tác bảo hộ lao động. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý công tác bảo hộ lao động.
Đẩy mạnh và đưa phong trào bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động đi vào chiều sâu, với nôi dung thiết thực và có hiệu quả hơn, phù hợp với cơ chế mới, chú ý đến các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, huấn luyện bảo hộ lao động cho cán bộ quản lý, người sử dụng lao động và cả người lao động. Tạo điều kiện để phòng tránh tai nạn lao động, các yếu tố có hại. Cần đưa môn học an toàn lao động vào giảng dạy trong các nhà trường, đặc biệt là các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, trường đào tạo cán bộ quản lý. Các cơ quan báo chí, truyền thông đại chúng cần tăng cường tuyên truyền công tác bảo hộ lao động cho mọi người.
Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học. Phát huy mạnh mẽ phong trào sáng kiến cải thiện điều kiện làm việc.
Nhà nước cần tránh phần kinh phí hợp lý cho công tác quản lý, thanh tra, tuyên truyền, huấn luyện và nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động. Nhà nước cần có chính sách khen thưởng kịp thời cho các cơ sở làm tốt công tác bảo hộ lao động.
Bảo hộ lao động vừa là nội dung gắn liền với sản xuất, vừa là vấn đề có tính chất xã hội và nhân đạo sâu sắc. làm tốt công tác bảo hộ lao động là góp phần thiết thực vào đẩy mạnh sản xuất, bảo vệ sức khoẻ, tính mạng người lao động.
Chương 2: Vệ sinh lao động
I. Những vấn đề chung về vệ sinh lao động.
1. Đối tượng, nhiệm vụ của vệ sinh lao động.
a. Đối tượng.
Đối tượng của vệ sinh lao động: những yếu tố có hại trong sản xuất đối với sức khoẻ người lao động, tìm các biện pháp nhằm cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp cho người lao động trong điều kiện sản xuất và nâng cao khả năng lao động.
b. Nhiện vụ.
Nghiên cứu đặc điểm vệ sinh của các quá trình sản xuất.
Nghiên cứu các biến đổi sinh lý, sinh hoá của cơ thể trong các điều kiện lao động khác nhau.
Nghiên cứu việc tổ chức lao động và nghỉ ngơi hợp lý.
Nghiên cứu các biện pháp đề phòng tình trạng mệt mỏi trong lao động, hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố tác hại nghề nghiệp trong sản xuất, đánh giá hiệu quả của các biện pháp đó.
Quy định các tiêu chuẩn vệ sinh, chế độ vệ sinh xí nghiệp và cá nhân, chế độ bảo hộ lao động.
Tổ chức khám tuyển và sắp xếp hợp lý công nhân vào làm việc ở các bộ phậm khác nhau trong xí nghiệp.
Quản lý theo dõi tình hình sức khoẻ người lao động, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp.
Giám định khả năng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, mắc bệnh nghề nghiệp và các bệnh mãn tính khác.
Tiến hành kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các biện pháp vệ sinh và an toàn lao động trong sản xuất.
Như vậy vệ sinh lao động đóng vai trò rất quan trọng vào việc bảo vệ sức khoẻ cho người lao động và nâng cao khả năng làm việc.
2. Các yếu tố tác hại nghề nghiệp trong sản xuất.
Phát hiện các yếu tố tác hại nghề nghiệp và đánh giá mức độ ảnh hưởng của nó đối với cơ thể người lao động là 1 nội dung quan trọng của vệ sinh lao động. Tác hại nghề nghiệp có thể phân thành các loại sau:
Tác hại liên quan đến quá trình sản xuất.
Tác hại liên quan đến tổ chức lao động.
Tác hại liên quan đến điều kiện vệ sinh an toàn.
a. Tác hại liên quan đến quá trình sản xuất.
-Yếu tố vật lý và hoá học.
Điều kiện vi khí hậu trong sản xuất không phù hợp như: nhiệt độ, độ ẩm, thoáng khí, cường độ bức xạ nhiệt.
-Bức xạ điện từ, bức xạ cao tần và siêu cao tần trong khoảng sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, tia tử ngoại…
-Các chất phóng xạ và các tia phóng xạ như a, b, g…
-Tiếng ồn và rung động.
áp suất cao (thợ lặn, thợ làm trong thùng chìm) hoặc áp suất thấp (lái máy bay, leo núi, làm việc ở cao nguyên).
-Bụi và các chất độc hại trong sản xuất.
-Yếu tố sinh vật.
Vi khuẩn và siêu vi khuẩn gây bệnh.
Ký sinh trùng và nấm mốc gây bệnh.
b. Tác hại liên quan đến tổ chức lao động.
Thời gian làm việc: liên tục quá lâu, làm liên tục không nghỉ , làm thông ca.
Cường độ lao động: quá nặng nhọc, không phù hợp với tình trạng sức khoẻ người lao động.
Chế độ làm việc và nghỉ ngơi bố trí không hợp lý.
Làm việc với tư thế không thuận lợi: gò bó, lom khom, vặn mình, ngồi, đứng quá lâu.
Sự hoạt động khẩn trương, căng thẳng quá độ của các hệ thống và giác quan: hệ vận động thần kinh, thị giác, thính giác… trong thời gian làm việc.
Công cụ sản xuất không phù hợp với cơ thể về mặt trọng lượng, hình dáng, kích thước.
c. Tác hại liên quan đến điều kiện vệ sinh an toàn.
Chiếu ánh sáng hoặc sắp xếp bố trí hệ thống chiếu sáng không hợp lý.
Làm việc ở ngoài trời có thời tiết xấu, nóng về mùa hè, lạnh về mùa đông.
Phân xưởng chật chội và việc sắp xếp nơi làm việc lộn xộn, mất trật tự ngăn nắp.
Thiếu thiết bị thông gió, chống bụi, chống nóng, chống hơi khí độc.
Thiếu trang bị phòng hộ lao động, hoặc có những sử dụng bảo quản không tốt.
Việc thực hiện quy tắc vệ sinh an toàn lao động còn chưa triệt để và nghiêm chỉnh.
Làm những công việc nguy hiểm và có hại, nhưng chưa được cơ khí hoá, phải thao tác hoàn toàn theo phương pháp thủ công.
ở các điều kiện sản xuất khác nhau, ảnh hưởng của những tác hại nghề nghiệp kể trên cũng có thể khác nhau . Dựa theo tính chất nghiêm trọng của tác hại nghề nghiệp và phạm vi tồn tại của nó rộng hay hẹp, người ta còn phân các yếu tố tác hại nghề nghiệp ra làm 4 loại:
Loại có tính chất tác hại tương đối lớn, phạm vi ảnh hưởng tương đối rộng bao gồm: Các chất độc hại trong sản xuất gây nên nhiễm độc nghề nghiệp thường gặp như chì, benzen, thuỷ ngân, mangan, CO, SO2, Cl2,…. Thuốc trừ sâu, lân hữu cơ, bụi oxit silic gây bệnh bụi phổi, nhiễm bụi silico, nhệt độ cao bức xạ mạnh gây ra say nóng.
Loại có tính tác hại tương đối nghiêm trọng, phạm vi ảnh hưởng còn chưa phổ biến: các hợp chất hữu cơ của kim loại và á kim như thuỷ ngân hữu cơ, asen hữu cơ, các hợp chất hoá hợp cao phân tử và các nguyên tố hiếm; các chất phóng xạ và tia phóng xạ. Các loại này tương lai dùng nhiều có thể gây ra nhiễm độc cấp tính hoặc bệnh nghề nghiệp nặng, cần phải hết sức chú ý.
Loại có phạm vi ảnh hưởng rộng, tính chất tác hại không rõ: ánh sáng mạnh và tia tử ngoại gây bệnh viêm mắt, chiếu sáng không tốt, có thể gây ra loạn thị và ảnh hưởng đến năng suất lao động, tiếng ồn, rung động gây tổn thương đến khả năng làm việc, thiếu sót trong việc xây dựng, thiết kế phân xưởng sản xuất.
Loại có tính chất đặc biệt: Làm việc trong điều kiện áp suất cao hoặc thấp, làm việc với các loại máy phát sóng cao tần và siêu cao tần (ra đa, vô tuyến), làm việc trong điều kiện có gia tốc, những vấn đề có liên quan đến khai thác dầu mỏ, hơi đốt và chế biến các sản phẩm của dầu mỏ… đều dẫn đến phát sinh bệnh (bệnh nghề nghiệp)
3. Biện pháp đề phòng tác hại nghề nghiệp.
Loại trừ các yếu tố tác hại nghề nghiệp là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều bộ phận như kỹ thuật sản xuất, an toàn lao động, y tế, thiết kế thi công… Tuỳ tình hình cụ thể áp dụng các biện pháp đề phòng:
Biện pháp kỹ thuật công nghệ: Cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, cơ giới hoá, tự động hoá, dùng các chất không độc hoặc ít độc thay thế cho những chất có tính độc cao.
Biện pháp kỹ thuật vệ sinh: Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh như hệ thống thông gió, hệ thống chiếu sáng…nơi sản xuất. Tận dụng triệt để thông gió tự nhiên, chiếu sáng tự nhiên cũng là những biện pháp góp phần cải thiện điều kiện làm việc.
Biện pháp tổ chức lao động khoa học: Thực hiện việc phân công lao động hợp lý theo đặc điểm sinh lý của công nhân, tìm ra những biện pháp cải tiến làm cho lao động bớt nặng nhọc, tiêu hao năng lượng ít hơn hoặc làm cho người lao động thích nghi được với công sụ sản xuất mới, hoặc làm cho lao động thích nghi được với con người, vừa có năng suất lao động cao hơn lại an toàn hơn.
Biện pháp y tế bảo vệ sức khoẻ: Kiểm tra định kỳ sức khoẻ người lao động nhằm phát hiện bệnh nghề nghiệp, khám tuyển chọn lọc để xắp xếp nơi lao động hợp lý.Ngoài ra còn phải tiến hành giám định khả năng lao động và hướng dẫn tập luyện phục hồi lại khả năng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, mắc bệnh nghề nghiệp và các bệnh mãn tính khác đã được điều trị. Thường xuyên kiểm tra vệ sinh an toàn lao động và đảm bảo điều kiện cho người lao động làm việc với các chất độc hại.
Biện pháp phòng hộ lao động: Đây là biện pháp bổ trợ, khi các biện pháp cải tiến quá trình công nghệ, biện pháp kỹ thuật vệ sinh chưa thực hiện được thì nó đóng vai trò chủ yếu trong việc đảm bảo an toàn cho người lao động trong sản xuất và phòng bệnh nghề nghiệp. Dựa theo tính chất độc hại trong sản xuất mỗi nghề người lao động sẽ được trang bị dụng cụ phòng hộ thích hợp.
II. Vi khí hậu trong sản xuất.
a. Định nghĩa:
Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian thu hẹp gồm các yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt, và vận tốc chuyển động không khí. Điều kiện vi khí hậu trong sản xuất phụ thuộc vào tính chất của quá trình công nghệ và khí hậu địa phương.
b. Phân loại:
Theo tính chất toả nhiệt của quá trình sản xuất người ta chia ra 3 loại vi khí hậu sau:
Vi khí hậu ổn định: nhiệt toả ra khoảng 20kcal/m3 không khí 1 giờ (xưởng cơ khí, xưởng dệt…)
Vi khí hậu nóng: nhiệt toả nhiều hơn 20kcal/m3 không khí 1giờ (xưởng đúc, rèn, dát cán thép…)
Vi khí hậu lạnh: nhiệt toả ít hơn 20kcal/m3 không khí 1 giờ (xưởng lên men rượu, bia, nhà ướp lạnh, chế biến thực phẩm…)
1. Các yếu tố vi khí hậu
Nhiệt độ.
Bức xạ nhiệt.
Độ ẩm.
Vận tốc không khí.
a. Nhiệt độ.
Là yếu tố khí tượng quan trọng trong sản xuất, phụ thuộc vào các hiện tượng phát nhiệt của quá trình sản xuất: lò phát nhiệt, ngọn lửa, bề mặt máy bị nóng, năng lượng điện, cơ biến thành nhiệt, phản ứng hoá học sinh nhiệt, bức xạ nhiệt của mặt trời, nhiệt do người sản ra…. Chính các nguồn nhiệt này đã làm cho nhiệt độ không khí lên cao, có khi tới 500C đến 600C. Điều lệ vệ sinh quy định nhiệt độ tối đa cho phép ở nơi làm việc của công nhân về mùa hè là 300C và không được vượt quá nhiệt độ bên ngoài từ 3 đến 50C.
b. Bức xạ nhiệt.
Là những hạt năng lượng truyền trong không khí (hạt photon e=h.f; h=6,635.1034) dưới dạng dao động sóng điện từ: tia hồng ngoại (l³0,75mm), tia sáng thường (0,42mm £ l £ 0,75mm), tia tử ngoại (l £ 0,42mm).
Về mặt vệ sinh, cường độ bức xạ nhiệt được biểu thị bằng cal/cm2.phút và được đo bằng nhiệt kế cầu hoặc bằng actinometre. ở các xưởng rèn, đúc, dát, cán thép có cường độ bức xạ nhiệt tới 5-10cal/cm2.phút (tiêu chuẩn vệ sinh cho phép là 1cal/cm2 phút).
c. Độ ẩm.
Là khối lượng hơi nước có trong một đơn vị thể tích không khí (gam/m3), hoặc bằng sức trưng hơi nước tính ra bằng mm cột thuỷ ngân.
Về mặt vệ sinh, thường lấy độ ẩm tương đối: là tỷ lệ phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối ở một thời điểm nào đó so với độ ẩm bão hoà để biểu thị mức ẩm cao hay thấp.
Điều lệ vệ sinh quy định độ ẩm tương đối ở nơi sản xuất trong khoảng 75-85%.
d. Vận tốc chuyển động không khí.
Vận tốc chuyển động không khí không được vượt quá 3 m/s, trên 5m/s có thể gây kích thích bất lợi cho cơ thể.
2. Nhiệt độ hiệu quả tương đương.
Để đánh giá tác dụng tổng hợp của các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm và vận tốc gió của môi trường không khí đối với cảm giác nhiệt của của cơ thể, đưa ra khái niệm “nhiệt độ hiệu quả tương đương ”, ký hiệu là thqtđ.
Nhiệt độ hiệu quả tương đương của một môi trường không khí có nhiệt độ t, độ ẩm j và vận tốc gió V là nhiệt độ của môi trường không khí bão hoà hơi nước (j = 100%) và không có gió V = 0 m/s, gây ra cho cơ thể cảm giác nhiệt giống như cảm giác nhiệt gây ra bởi môi trường không khí có t, j và V đang xét.
Người Việt Nam có thể lấy vùng ôn hoà dễ chịu về mùa hè là thqtđ =230C¸270C và mùa đông là thqtđ =200C¸250C. Trong vùng đó trị số nhiệt độ hiệu quả tương đương cho cảm giác nhiệt ôn hoà dễ chịu nhất là 250C về mùa hè và 230C về mùa đông.
ưu điểm của phương pháp dùng nhiệt độ hiệu quả tương đương: là xác định nhanh thqtđ của môi trường thực. Từ đó xác định được điều kiện vi khí hậu thực của môi trường đang xét thuận lợi cho người lao động không.
Nhược điểm: không tính đến các yếu tố ảnh hưởng bằng trao đổi nhiệt bức xạ.
3. Chỉ số nhiệt tam cầu.
Hiện nay trong thực tế sản xưất, mức giới hạn cho phép tiếp xúc với điều kiện vi khí hậu nóng bằng cách tính chỉ số nhiệt tam cầu WBGT (Wet-Bulb-Globe- Temperature) cho các loại lao động khác nhau (về tiêu hao năng lượng và chế độ lao động, nghỉ ngơi).
Chỉ số nhiệt tam cầu, khi có ánh sáng mặt trời được tính theo công thức:
WBGT= 0.7WB + 0.2GT + 0.1DB
ở trong nhà hoặc khi không có ánh sáng mặt trời:
WBGT= 0.7WB + 0.3GT
Trong đó:
WB: nhiệt độ của nhiệt kế ướt.
GT: nhiệt độ của nhiệt kế cầu.
DB: Nhiệt độ của nhiệt kế khô.
4. Điều hoà thân nhiệt ở người.
Nhiệt độ cơ thể dao động ổn định trong khoảng 370C ± 0,50C là nhờ 2 quá trình điều nhiệt do trung tâm chỉ huy điều nhiệt điều khiển. Để duy trì thăng bằng nhiệt trong điều kiện vi khí hậu nóng, cơ thể thải nhiệt thừa bằng cách giãn mạch ngoại biên và tăng cường tiết mồ hôi. Trong điều kiện vi khí hậu lạnh cơ thể tăng cường quá trình sinh nhiệt và hạn chế quá trình thải nhiệt để duy trì sự thăng bằng nhiệt. Vượt quá giới hạn này về phía dưới cơ thể sẽ bị nhiễm lạnh, ngược lại về phía trên cơ thể sẽ bị quá nóng.
a. Điều nhiệt hoá học.
Là quá trình dị hoá biến đổi sinh nhiệt do sự ôxy hoá các chất, chuyển hoá thay đổi theo nhiệt độ không khí bên ngoài và trạng thái lao động hay nghỉ ngơi của cơ thể. Quá trình chuyển hoá tăng khi nhiệt độ bên ngoài thấp và lao động nặng, ngược lại quá trình giảm khi nhiệt độ môi trường cao và cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi.
b. Điều nhiệt lý học.
Là tất cả quá trình biến đổi thải nhiệt của cơ thể gồm truyền nhiệt, đối lưu, bức xac, bay hơi mồ hôi…
Thải nhiệt bằng truyền nhiệt: Là hình thức mất nhiệt của cơ thể, khi nhiệt độ không khí, các vật thể tiếp xúc có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ da.
Thải nhiệt bằng đối lưu: Là hình thức truyền nhiệt theo thuyết động học phân tử, do lớp không khí ở xung quanh được thay bằng lớp không khí lạnh hơn.
Thải nhiệt bằng bức xạ: Cơ thể phát ra các tia bức xạ nhiệt, khi nhiệt độ trung bình của các bề mặt quanh thấp hơn nhiệt độ da và ngược lại.
Thải nhiệt bằng bay hơi mồ hôi: khi nhiệt độ không khí cao hơn nhiệt độ da (340C). Lúc này cơ thể chỉ còn thải nhiệt bằng bay hơi mồ hôi để duy trì thăng bằng nhiệt.
Các yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng đến khả năng điều hoà nhiệt của cơ thể. nhiệt độ không khí và vận tốc không khí quyết định sự trao đổi nhiệt bằng đối lưu. Nhiệt độ bề mặt các vật xung quanh (tường, trần, sàn, máy) quyết định sự trao đổi nhiệt bằng bức xạ. Độ ẩm tương đối của không khí quyết định sự trao đổi nhiệt bằng bay hơi mồ hôi. Vì vậy, cần thay đổi các yếu tố vi khí hậu trên, tạo điều kiện cho cơ thể duy trì sự thăng bằng nhiệt trong điều kiện dễ chịu.
5. ảnh hưởng của vi khí hậu đến cơ thể.
a. ảnh hưởng của vi khí hậu nóng.
Làm việc trong điều kiện vi khí hậu nóng có thể xảy ra các biến đổi sinh lý, bệnh lý.
Biến đổi sinh lý:
Nhiệt độ da: Đặc biệt là vùng da trán, rất nhạy cảm đối với các biến đổi nhiệt bên ngoài gây ra cảm giác nhiệt: rất lạnh, lạnh, mát, dẽ chịu.
Nhiệt thân (ở dưới lưỡi): Nếu thấy tăng thêm 0.3¸10C là cơ thể có sự tích nhiệt. Nhiệt thân ở 38.50C được coi là nhiệt báo động, có sự nguy hiểm sinh lý như say nóng.
Chuyển hoá nước: làm việc ở nhiệt độ cao lên cơ thể mất ngiều nước do thải nhiệt gây ảnh hưởng tới tim, thận, gan, hệ tiêu hoá, hệ thần kinh.
* Trong điều kiện vi khí hậu nóng, các bệnh thường gặp tăng lên gấp 2 so với lúc bình thường. Rối loạn bệnh lý do vi khí hậu nóng thường gặp là chứng say nóng và chứng co giật, gây ra chóng mặt, đau đầu, buồn nôn và đau thắt lưng.
b. ảnh hưởng của vi khí hậu lạnh.
Làm cho cơ thể mất nhiệt, nhịp tim, nhịp thở giảm và mức tiêu thụ oxy tăng. Cơ vân, cơ trơn co lại gây hiện tượng nổi da gà, mạch máu co thắt sinh cảm giác tê cóng chân tay, vận động khó khăn. trong điều kiện vi khí hậu lạnh dễ xuất hiện một số bệnh: viêm dây thần kinh, viêm khớp, viêm phế quản, hen và một số bệnh mãn tính khác do máu lưu thông kém và đề kháng cơ thể giảm.
c. ảnh hưởng của bức xạ nhiệt.
Tia hồng ngoại: tuỳ theo cường độ bức xạ, bước sóng, diện tích chiếu, góc chiếu tia hồng ngoại có thể phát sinh mức tác dụng nhiệt khác nhau. Tia hồng ngoại có lngắn sức rọi sâu vào dưới da 3cm gây bỏng, rộp phồng da, cảm giác bỏng. Với tia có ldài xuyên qua xương hộp sọ gây biến đổi cho não.
Tia tử ngoại: gây ra các bệnh về mắt, da (bỏng, ung thư...)
Tia Laze: gây bỏng da, võng mạc ngoài ra còn gây tác dụng điện học, hóa học, cơ học...
6. Các biện pháp phòng chống tác hại vi khí hậu xấu.
a. Phòng chống vi khí hậu nóng.
Gồm có:
Biện pháp kỹ thuật.
Biện pháp vệ sinh.
Biện pháp phòng hộ cá nhân.
Biện pháp kỹ thuật: Để duy trì tiêu chuẩn vi khí hậu cho các nhà sản xuất dùng các biện pháp:
Trong các phân xưởng, nhà máy nóng độc cần được tự động hoá và cơ khí hoá, điều khiển và quan sát từ xa.
Cách ly nguồn nhiệt đối lưu, bức xạ nơi lao động bằng cách dùng vật liệu cách nhiệt bao bọc lò, ống dẫn.
Lập thời gian biểu sản xuất thích hợp, những công đoạn sản xuất toả nhiều nhiệt không hoạt động cùng một lúc mà rải ra trong ca lao động.
Khi thiết kế xắp đặt hợp lý các nguồn sinh nhiệt xa nơi lao động. Đảm bảo thông gió tự nhiên và thông gió cơ khí chống nóng.
Giảm nhiệt, bụi: dùng thiết bị giảm nhiệt, lọc bụi (màn nước, thông gió...)
Biện pháp vệ sinh:
Quy định chế độ lao động thích hợp. Trong điều kiện vi khí hậu nóng lấy chỉ số nhiệt tam cầu làm tiêu chuẩn xét mức giới hạn cho phép khi tiếp xúc với nhiệt cho các chế độ lao động, nghỉ ngơi khác nhau.
Tổ chức tốt nơi nghỉ cho công nhân làm việc ở nơi có nhiệt độ cao bằng các phòng đặc biệt hoặc ở nơi xa nguồn phát nhiệt: có nhiệt độ thấp, tốc độ chuyển động không khí thích hợp, thoải mái khi nghỉ ngơi.
Thiết kế không gian nghỉ với kích thước tuỳ ý, xung quanh được bao 1 màn nước hình trụ đứng cao 2m. Ngoài ra còn trang bị các vòi nước ấm và lạnh cho công nhân tắm trong thời gian nghỉ hoặc cấp cứu khi bị say nóng.
Chế độ uống: làm việc trong điều kiện vi khí hậu nóng mồ hôi ra nhiều làm mất các muối khoáng, vitamin, để giữ cân bằng nước trong cơ thể cần uống nước có pha thêm các muối kali, natri, canxi, phốtpho và bổ xung thêm các vitamin B, C, đường, axít hữu cơ.
Chế độ ăn hợp lý: làm việc trong điều kiện nóng, năng lượng tiêu hao cao hơn bình thường, nhưng do mất nước, mất muối, gây mất cảm giác thưởng thức ăn uống. Bởi vậy hậu cần phải hợp khẩu vị, kích thích được ăn uống.
Hàng năm khám tuyển định kỳ phát hiện người bị mắc bệnh không được phép tiếp xúc với nóng: bệnh tim mạch, thận, hen, lao...
Biện pháp phòng hộ cá nhân.
Quần áo bảo hộ lao động: cản nhiệt từ bên ngoài vào và thoát nhiệt thừa từ bên trong ra.
Bảo vệ đầu: mũ bảo vệ, mặt lạ.
Bảo vệ chân tay bằng giày chịu nhiệt, găng tay đặc biệt.
Bảo vệ mắt bằng kính màu đặc biệt để giảm tối đa bức xạ nhiệt cho mắt.
b. Phòng chống vi khí hậu lạnh.
Phòng cảm lạnh: bằng cách che chắn tốt, tránh gió lùa. Các xưởng lớn dùng hệ thống gió sưởi ấm ở cửa ra vào, màn khí nóng để cản không khí lạnh tràn vào.
Bảo vệ chân: dùng giày da, ủng khô.
Trang cấp đầy đủ quần áo đúng tiêu chuẩn.
Khẩu phần ăn chống rét phải đủ mỡ, dầu thực vật. Tỷ lệ mỡ tốt nhất nên đạt được 35-40% tổng năng lượng.
III. Chống tiếng ồn và rung động trong sản xuất.
1. Tiếng ồn.
a. Định nghĩa: là những âm thanh gây khó chụi quấy rối sự làm việc và nghỉ ngơi của con người.
Về mặt vật lý, tiếng ồn là dao động sóng của môi trường vật chất đàn hồi, gây ra bởi sự dao động của các vật thể.
b. Các đặc trưng vật lý của âm (tiếng ồn).
Tần số: f
Bước sóng: l
Vận tốc truyền âm: C
Biên độ âm: y
Cường độ âm: I
Có: C=l.f (m/s)
Vận tốc truyền âm phụ thuộc vào tính chất và mật độ của môi trường (t, r...)
Không gian trong đó có sóng âm lan truyền gọi là trường âm,
áp suất dư trong trường âm gọi là áp suất âm P đơn vị là đyn/cm2 hay là bar.
Cường độ âm I là năng lượng sóng truyền qua diện tích 1 cm2, vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian (erg/cm2.s hoặc W/cm2). Cường độ âm và áp suất âm liên hệ với nhau theo biểu thức:
Trong đó:
P: áp suất âm.
r: mật độ môi trường (g/cm3).
C: Vận tốc truyền âm.
Trong không gian tự do cường độ âm giảm tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách r đến nguồn âm.
Trong đó:
Ir : cường độ âm ở điểm cách nguồn là r.
c. Một số khái niệm về âm thường gặp.
Mức áp suất âm và cường độ âm: tai có khả năng thu nhận âm thanh trong một phạm vi áp suất nhất định. Trong kỹ thuật đánh giá áp suất và cường độ âm theo đơn vị tương đối và dùng thang lôgarit thay cho thang thập phân gọi là mức âm. Đơn vị của mức âm là đềxiben (dB). ở tần số trung bình phạm vi âm nghe được nằm từ 0 ¸ 120 dB.
mức áp suất âm:
Trong đó p là áp suất âm đo được N/m2, p0 là ngưỡng qui ước của áp suất âm p0 =2.10-5 N/m2.
Mức cường độ âm:
Trong đó:
I : cường độ âm W/m2
I0 : cường độ âm tương ứng với mức ngưỡng quy ước (mức 0)
I0=10-12W/m2 nếu không I0 là mức cường độ âm tối thiểu mà tai người có khả năng cảm nhận được. Tuy nhiên ngưỡng nghe được thay đổi theo tần số.
Mức công suất của nguồn âm:
Trong đó: W0 là ngưỡng quy ước của công suất âm bằng W0=10-12W.
Cảm giác âm (mức to): Dao động âm mà tai nghe được có tần số từ 16¸20.000Hz. Giới hạn này ở mỗi người không giống nhau, tuỳ theo lứa tuổi và trạng thái của cơ quan thính giác. Dưới tác dụng của tiếng ồn mạnh kéo dài, giới hạn trên của tần số nhạy cảm của tai có thể hạ thấp đến 5¸6KHz.
d. Phân loại tiếng ồn.
Tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng chia nhiều cách phân loại:
Tiếng ồn thống kê: là những âm sinh ra trong sản xuất, nguồn âm là các vật thể rắn, lỏng và khí dao động. Tổ hợp hỗn loạn các âm khác nhau về cường độ và tần số trong phạm vi từ 16-20.000Hz gọi là tiếng ồn thống kê.
Tiếng ồn có âm sắc rõ rệt gọi là tiếng ồn có âm sắc.
Theo môi trường truyền âm có thể phân ra tiếng ồn kết cấu và tiếng ồn không khí.
Theo đặc tính của nguồn ồn có thể phân ra:
Tiếng ồn cơ học: sinh ra do sự chuyển động của các chi tiết hoặc bộ phận máy có khối lượng không cân bằng. Đặc biệt nó rất lớn ở các mối lắp ghép đã bị rơ mòn.
Tiếng ồn và chạm: sinh ra do các quá trình công nghệ: rèn, dập, tán…
Tiếng ồn khí động: sinh ra khi hơi, khí chuyển động với vận tốc cao: tiếng ồn do các luồng hơi của động cơ phản lực, tiếng ồn khi máy nén hút không khí.
Tiếng nổ hoặc xung: sinh ra khi động cơ đốt trong hoặc động cơ đieden làm việc.
Theo dải tần:
Tiếng ồn tần số cao khi f >1.000Hz.
Tiếng ồn tần số trung bình khi f=300¸1.000Hz.
Tiếng ồn tần số thấp khi f < 300Hz.
Trong phân xưởng thường bố trí nhiều máy. mức ồn tổng cộng không thể xác định bằng cách cộng số học mức ồn của từng máy lại. Mức ồn tổng cộng ở một điểm cách đều nhiều nguồn có thể xác định theo công thức sau:
Nếu có n nguồn có cường độ như nhau thì mức ồn tổng cộng sẽ là:
Trong đó:
L1: mức ồn của một nguồn do sản xuất.
n: số nguồn phát âm.
Nếu 2 nguồn ồn có mức ồn khác nhau:
Trong đó:
L1: mức ồn của nguồn lớn hơn
Dl: trị số tăng thêm phụ thuộc vào (L1-L2)
Nếu có n nguồn ồn có mức ồn khác nhau thì xác định tương tự cứ lấy 2 nguồn một bắt đầu từ to đến nhỏ.
e. ảnh hưởng của tiếng ồn
Tiếng ồn tác động đến cơ quan thính giác đầu tiên nhưng lại gây ảnh hưởng trước hết đến hệ thần kinh trung ương, sau đó đến hệ thống tim mạch và nhiều cơ quan khác, cuối cùng đến cơ quan thính giác. tác hại của tiếng ồn chủ yếu phụ thuộc vào mức ồn. Tuy nhiên tần số lặp lại, đặc điểm của của tiếng ồn cũng ảnh hưởng lớn. Tiếng ồn phổ liên tục gây tác dụng khó chịu ít hơn tiếng ồn gián đoạn. tiếng ồn tần số cao khó chịu hơn có tần số thấp. Khó chịu nhất là tiếng ồn thay đổi cả về tần số và cường độ. ảnh hưởng của tiếng ồn đối với cơ thể còn phụ thuộc vào hưởng của năng lượng âm, thời gian tác dụng.
ảnh hưởng của tiếng ồn đến cơ quan thính giác: khi chịu tác dụng của tiếng ồn, độ nhạy cảm thính giác giảm xuống, ngưỡng nghe tăng lên, làm việc lâu trong môi trường có tiếng ồn phải mất một thời gian nhất định sau khi làm việc mới phục hồi thính giác. Làm việc trong môi trường iếng ồn kéo dài gây bệnh nặng tai, giảm thính lực.
ảnh hưởng tới các cơ quan khác:
Gây rối loạn trạng thái bình thường của hệ thần kinh: đau đầu, chóng mặt, cảm giác sợ hãi...
Gây rối loạn hệ thống tim mạch: rối loạn sự co cơ của mạch máu, nhịp tim
Gây các bệnh khác: đau dạ dày, cao huyết áp...
Giảm chất lượng công việc do thông tin bị nhiễu.
f. Biện pháp chống tiếng ồn.
Biện pháp chung:
Chống tiếng ồn phải được thực hiện ngay từ khâu thiết kế (máy móc...), qui hoạch tổng mặt bằng.
Hạn chế sự lan truyền ngay trong phạm vi xí nghiệp, ngăn chặn lan ra xung quanh.
Trồng cây xanh giữa các khu nhà, khu sản xuất tạo rào cản và giảm tiếng ồn.
Đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa khu sản xuất và các khu khác để tiếng ồn không vượt mức cho phép.
Máy ồn trong phân xưởng được bố trí vào một khu vực cách xa nơi làm việc.
Giảm tiếng ồn tại nguồn phát sinh: đây là biện pháp chủ yếu.
Nguyên nhân sinh tiếng ồn tại nguồn phát sinh:
Đặc điểm của máy: ma sát, va chạm...
Chế tạo không chính xác.
Chất lượng lắp ráp kém.
Vi phạm qui tắc sử dụng máy.
Không sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ.
Qui trình công nghệ chưa hoàn thiện.
Biện pháp công nghệ:
Hiện đại hoá trang thiết bị, thay thế thiết bị gây ồn.
Hoàn thiện qui trình công nghệ: thay dập, tán bằng ép...
Biện pháp kết cấu: thay thế các chi tiết, kết cấu gây ồn lớn bằng chi tiết, kết cấu gây ồn thấp hơn.
Biện pháp tổ chức: lập thời gian biểu thích hợp cho các xưởng ồn.
Bố trí các xưởng ồn làm việc vào những buổi ít người.
Lập đồ thị làm việc cho công nhân để họ có khả năng nghỉ ngơi hợp lý, làm giảm thời gian có mặt của công nhân ở những xưởng có mức ồn cao.
Giảm tiếng ồn trên đường lan truyền: dùng nguyên tắc hút âm hoặc cách âm.
Nguyên tắc hút âm: Năng lượng âm lan truyền trong không khí, khi gặp bề mặt kết cấu thì một phần năng lượng bị phản xạ lại, một phần bị vật liệu của kết cấu hút đi và một phần xuyên qua kết cấu rồi lan truyền tiếp. Sự phản xạ và hút năng lượng âm phụ thuộc vào tần số, góc tới của sóng âm, tính chất vật lý của vật hút âm. Quá trình hút âm là do sự biến đổi cơ năng thành nhiệt năng. nhiệt năng bao gồm ma sát nhớt của không khí trong vật hút âm và vật liệu làm vật hút âm.
Nguyên tắc cách âm: Khi sóng âm tới bề mặt 1 kết cấu, dưới tác dụng của âm kết cấu này chịu dao động cưỡng bức, do đó trở thành 1 nguồn âm mới và tiếp tục bức xạ năng lượng.Tiếng ồn từ nơi có nguồn ồn xuyên qua kết cấu cách âm truuyền đi bằng 3 con đường.
Đi qua kết cấu phân cách.
Đi trực tiếp theo không khí qua các khe hở và các lỗ.
Đi theo nhờ rung động do các kết cấu gây ra.
Tường cách âm: Thực chất của tường cách âm là năng lượng âm truyền đến được phản xạ lại lớn hơn nhiều năng lượng âm đi qua nó. Tường cách âm thường có 1 lớp hoặc nhiều lớp.
Vỏ (bao) cách âm: Dùng để che thiết bị hoặc một phần của thiết bị gây ồn cao. Vỏ bọc thường làm bằng kim loại, gỗ, chất dẻo, kính và các vật liệu khác tuỳ theo mức độ phòng cháy và khả năng sản xuất. Mặt trong dán hoặc ốp một lớp vật liệu hút âm chọn tương ứng với phổ tiếng ồn của máy và theo yêu cầu phòng cháy (bông, xỉ than, các loại vật liệu sợi...)
Buồng, tấm cách âm: khi làm việc không thường xuyên, trực tiếp với các thiết bị máy móc mà chỉ cần quan sát quá trình làm việc và không thể ngăn cách nguồn ồn do khó khăn về mặt sản xuất thì sử dụng buồng hay tấm cách âm (phản xạ âm) di động.
Chống tiếng ồn khí động: Tiếng ồn khí động gồm các loại sau:
Tiếng ồn không đồng nhất của dòng hơi xả vào bầu khí quyển theo chu kỳ (tuốc bin, quạt máy...)
Tiếng ồn sinh ra do tạo thành xoáy ở mặt giới hạn của dòng. Hiện tượng này xảy ra ở giới hạn giữa lớp hơi chuyển động và lớp đứng yên hoặc ở mặt cứng của ống dẫn hơi.
Tiếng ồn chảy rối khi có các dòng hơi tốc độ khác nhau chảy lẫn với nhau.
Việc giảm tiếng ồn khí động từ nguồn là rất khó khăn, do vậy dùng các kết cấu tiêu âm để giảm tiếng ồn trên đường lan truyền.
Bộ tiêu âm tích cực: vật liệu tiêu âm hút năng lượng âm vào nó. Làm việc theo nguyên tắc của hộp cộng hưởng. Khi âm truyền qua, hệ thống sẽ dao động tiêu hao năng lượng âm đặc biệt khi f » friêng của hệ thống tiêu âm.
Bộ tiêu âm phản lực thụ động: vật liệu tiêu âm phản xạ năng lượng âm về nguồn. Làm việc theo nguyên tắc của bộ lọc âm thanh. Nghĩa là cho một số sóng âm có f nào đó đi qua và cản trở âm ở một tần số khác.
Biện pháp phòng hộ cá nhân: dùng các trang bị cá nhân: bao tai, nút bịt tai...
g. Tiêu chuẩn tiếng ồn trong sản xuất.
Đã được định mức trong tiêu chuẩn an toàn lao động.
2. Rung động trong sản xuất.
a. Định Nghĩa: Rung động là dao động cơ học của vật thể đàn hồi sinh ra khi trọng tâm hoặc trục đối xứng của chúng xê xích trong không gian hoặc do sự thay đổi có tính chu kỳ hình dạng mà chúng có ở trạng thái tĩnh.
b. Các thông số đặc trưng.
Biên độ dịch chuyển
Biên độ vậ tốc
Biên độ gia tốc
Bề mặt dao động bao giờ cũng tiếp xúc với không khí xung quanh. Do đó Khi bề mặt dao động sẽ hình thành những sóng âm ngược pha trong lớp không khí kề sát. Mức to của sóng âm này được đo bằng áp suất âm hình thành.
c. ảnh hưởng của tiếng ồn tới cơ thể con người.
Theo hình thức tác động rung động phân thành:
Rung động chung: gây ra dao động cho toàn cơ thể.
Rung động cục bộ: gây ra dao động cho từng bộ phận cơ thể.
Trong thực tế cơ thể có thể chịu cả hai hình thức rung tạo nên rung động tổ hợp.
Rung động cục bộ ảnh hưởng không chỉ giới hạn trong phạm vi chịu tác dụng của nó, mà đến cả hệ thống thần kinh trung ương và có thể thay đổi chức năng của các cơ quan, bộ phận khác, gây ra các phản ứng bệnh lý tương ứng. Đặc biệt là xảy ra cộng hưởng frung » friêng của cơ thể (friêng = 6¸9Hz). Tư thế làm việc có ảnh hưởng nhiều đến tác dụng cộng hưởng. khi xảy ra cộng hưởng với các bộ phận cơ thể, gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu, tê ở chân và vùng thắt lưng và nhiều dị cảm khác làm cho con người thấy khó chịu.
Rung động chung gây nên rối loạn thần kinh, tuần hoàn và hội chứng tiền đình.
d. Biện pháp giảm rung.
Biện pháp chung:
Phương pháp kỹ thuật công trình: áp dụng phương tiện tự động hoá, công nghệ tiên tiến để loại bỏ các công việc tiếp xúc với rung động, thay đổi các thông số thiết kế máy, thiết bị công nghệ và các dụng cụ cơ khí.
Phương pháp tổ chức: kiểm tra sau khi lắp đặt thiết bị. Bảo quản, sửa chữa định. Thực hiện đúng qui định sử dụng máy. Khám chữa bệnh định kỳ cho công nhân. bố trí thời gian sản xuất, lắp đạt máy hợp lý.
Phương pháp phòng ngừa: xây dựng phòng riêng trong đó đảm bảo điều kiện vi khí hậu tốt. Tổ hợp phương pháp vật lý trị liệu.
Giảm rung động tại nguồn phát sinh:
Cân bằng các chi tiết.
Nâng cao độ chính xác của các khâu truyền động.
Nâng cao độ cứng vững của hệ thống công nghệ.
Dùng thiết bị giảm rung.
Giảm rung động trên đường lan truyền: cách rung và hút rung
Cách rung: là thiết bị gây rung động được lắp thêm bộ giảm rung khi cố định với nền xưởng. Bộ giảm rung có thể được lắp dưới máy cách rung. Bộ giảm rung phải có độ lún, độ mềm theo tính toán, tránh xảy ra cộng hưởng. Để tăng hiệu quả cách rung nền móng cần làm trọng lượng lớn hơn nhiều so với trọng lượng máy.
Hút rung: Thực chất là biến năng lượng dao động cơ phát sinh thành các dạng năng lượng khác. Gồm các biện pháp:
Sử dụng vật liệu cấu tạo có ma sát trong lớn (nội ma sát)
Sử dụng vật liệu đàn hồi dẻo có tổn thất trong lớn phủ lên bề mặt kết câú dao động của máy. có tác dụng chủ yếu với tần số thấp và trung bình: cao su, chất dẻo...
Chuyển năng lượng dao động cơ thành năng lượng dòng phu cô.
Biện pháp phòng hộ cá nhân.
Bao tay có đệm đàn hồi tắt rung.
Giày có đế chống rung.
Dùng hệ thống kiểm tra, tín hiệu tự động
Dùng điều khiển từ xa.
e. Tiêu chuẩn rung động trong sản xuất.
Theo tiêu chuẩn an toàn lao động.
IV. Phòng chống nhiễm độc trong sản xuất.
1. Khái niệm về tác dụng của chất độc.
Định nghĩa: Chất độc công nghiệp Là những chất dùng trong sản xuất, khi xâm nhập vào cơ thể con người dù chỉ một liều lượng nhỏ cũng gây nên tình trạng bệnh lý. Bệnh do chất độc gây ra trong sản xuất gọi là nhiễm độc nghề nghiệp.
Phân loại.
Có nhiều cách phân loại chất độc nhưng theo tác hại chủ yếu đến cơ thể phân ra chất độc:
Gây kích thích và gây bỏng: xăng, dầu, axit, kiềm, hologen...
Gây dị ứng: nhựa êpoxy, thuốc nhuộm hữu cơ...
Gây ngạt thở: Co, CH4, C2H6, N, H2...
Gây mê và gây tê: C2H5OH, C3H7OH, axeton, H2S...
Gây tác hại hệ thống cơ quan chức năng: gan, thận, hệ thần kinh...
Gây ung thư: As, Ni, amiăng...
Gây biến đổi ghen: điôxin...
Gây xảy thai: Hg, khí gây mê...
Gây bệnh bịu phổi.
ảnh hưởng của chất độc đối với cơ thể.
ảnh hưởng của chất độc đối với cơ thể con người lao động là do hai yếu tố quyết định
Ngoại tố: do tác động của chất độc
Nội tố: do trạng thái cơ thể.
Tuỳ theo hai yếu tố này mà xảy ra mức độ tác dụng khác nhau. Khi độc tính chất độc yếu, nồng độ dưới mức cho phép, cơ thể khoẻ mạnh, mặc dù thời gian tiếp xúc lâu, cũng không gây ảnh hưởng gì. Khi cơ thể yếu gây ra tác dụng không đặc hiệu của chất độc như cảm, viêm mũi, viêm họng…Khi nồng độ vượt quá giới hạn cho phép, sức đề kháng của cơ thể yếu, độc chất sẽ gây ra nhiễm độc nghề nghiệp. Khi nồng độ chất độc cao, dù thời gian tiếp xúc không lâu và cơ thể khoẻ mạnh, vẫn bị nhiễm độc cấp tính, thậm chí có thể chết.
Sự xâm nhập, chuyển hoá và đào thải chất độc.
Con đường xâm nhập của chất độc.
Đường hô hấp: Thường gặp khi hít, thở các hoá chất ở dạng khí, hơi, bụi. Chất độc xâm nhập qua phế quản và bẩy triệu phế bào đi thẳng vào máu đến khắp các cơ quan, gây nhiễm độc. Đây là dạng nhiễm độc nghề nghiệp nguy hiểm nhất chiếm 95%.
Đường tiêu hoá: Thường do ăn, uống, hút thuốc trong khi làm việc, hoặc nuốt phải chất độc đọng lại trên đường hô hấp. Chất độc qua gan và được giải độc bằng các phản ứng sinh hoá phức tạp nên ít nguy hiểm hơn.
Thấm qua da: Chủ yếu là các chất độc có thể hoà tan trong mỡ và trong nước vào máu: bengen, rượu atilic. Các chất độc khác còn trực tiếp qua lỗ tuyến bã, tuyến mồ hôi, lỗ chân lông đi vào máu.
Chuyển hoá biến đổi.
Các chất độc trong cơ thể tham gia vào các quá trình sinh hoá phức tạp trong các tổ chức của cơ thể và chịu các biến đổi như phản ứng ôxi hoá khử, thuỷ phân… phần lớn được biến thành chất ít độc hoặc hoàn toàn không độc. (NO Þ gốc –NO3, C2H5OH Þ oxi hoá thành CO2 + H2O). Một vài chất lại chuyển hoá thành chất độc hơn (CH3OH Þ oxi hoá thành fomanđêhit). Trong quá trình này gan, thận có vai trò rất quan trọng, đó là những cơ quan tham gia giải độc.
Phân bố và tích tụ.
Một số chất độc không gây tác dụng độc ngay khi xâm nhập vào cơ thể, nó tích tụ ở một số cơ quan, dưới dạng các hợp chất không độc: Pb, FCl tập trung vào trong xương, As vào trong da, hoặc lắng đọng vào gan, thận. Đến khi đủ lượng và dưới ảnh hưởng của điều kiện nội ngoại môi trường thay đổi, các chất này được huy động nhanh chóng, đưa vào máu gây nhiễm độc.
Đào thải chất độc.
Chất độc hoá học hoặc sản phẩm chuyển hoá sinh học của nó được đưa ra ngoài cơ thể bằng phổi, thận, và các tuyến nội tiết. Các chất kim loại nặng: Pb, Hg, Mn thải qua đường ruột, thận. Các chất tan trong mỡ: Hg, Cr, Pb được thải qua da, qua sữa (gây nhiễm độc cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ), theo nước bọt (gây viêm nhiễm miệng), theo kinh nguyệt (gây rối loạn kinh nguyệt ). Các chất có tính bay hơi: rượu, ête, xăng theo hơi thở ra ngoài.
Các yếu tố quyết định tác dụng của chất độc.
Tác dụng của chất độc phụ thuộc vào các yếu tố:
Cấu trúc hoá học.
Quá trình công nghệ.
Nồng độ.
Thời gian tác dụng.
Trạng thái cơ thể người lao động.
ảnh hưởng của tia phóng xạ và chất phóng xạ
ảnh hưởng sớm - bệnh nhiễm phóng xạ cấp tính.
ảnh hưởng muộn – bệnh nhiễm xạ mãn tính.
Biện pháp phòng chống nhiễm độc nghề nghiệp
Cấp cứu:
Đưa ngay nạn nhân ra khỏi nơi nhiễm độc, thay bỏ quần áo, chú ý giữ yên tĩnh, ủ ấm cho nạn nhân.
Cho ngay thuốc trợ tim, tự hô hấp hoặc hô hấp nhân tạo.
Mất tri giác thì châm vào 3 huyệt: khúc tri, uỷ trung, thập tuyền cho chảy máu hoặc bấm ngón tay vào các huyệt đó.
Rửa da bằng nước xà phòng nơi bị thấm chất độc có tính ăn mòn như kiềm, axit phải rửa ngay bằng nước sạch.
Đề phòng chung về kỹ thuật.
Loại trừ nguyên liệu độc trong sản xuất hoặc dùng chất ít độc hơn: Cấm dùng chì trong sản xuất sơn màu, thay trì trắng bằng kẽm hoặc titan, dùng xăng, cồn thay cho benzen. Không dùng Bnaphtilamin trong sản xuất thuốc nhuộm (chất gây ung thư).
Cơ khí hoá tự động trong quá trình sản xuất hoá chất.
Bọc kín máy móc và thường xuyên kiểm tra sự dò rỉ và sửa chữa kịp thời.
Tổ chức hợp lý quá trình sản xuất
Nếu không thể bịt kín được quá trình công nghệ thì phải tổ chức thông gió hút khử khí độc tại chỗ. Ngoài ra phải thiết kế hệ thống thông gió, bơm không khí sạch vào.
Xây dựng và kiện toàn chế độ công tác an toàn lao động.
Dụng cụ phòng hộ cá nhân.
Dùng mặt lạ phòng độc: tuỳ theo chất độc mà dùng các loại mặt lạ có chất khử độc tương ứng.
Biện pháp y tế.
Tổ chức khám tuyển định kỳ cho người lao động tiếp xúc với chất độc hại, có chế độ bồi dưỡng hợp lý.
Các yêu cầu vệ sinh và an toàn khi làm việc với tia phóng xạ.
Tiếp xúc với nguồn phóng xạ kín.
Tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở.
V. Phòng chống bụi trong sản xuất.
1. Định nghĩa và phân loại.
a. Định nghĩa: Bụi là một tập hợp nhiều hạt, có kích thước nhỏ bé, tồn tại lâu trong khôngg khí dưới dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí rung nhiều pha: hơi khói, mù.
b. Phân loại:
Theo nguồn gốc được hình thành:
Bụi hữu cơ: từ len, lụa, da...
Bụi nhân tạo: cao su, nhựa hoá hoc...
Bụi vô cơ: bụi vôi, kim loại...
Theo kích thước hạt bụi:
Bụi lắng: những hạt có kích thước ³ 10mm.
Bụi bay: những hạt có kích thước 0,1mm ¸10mm.
Bụi khói: những hạt có kích thước £ 0,1mm.
Theo tác hại:
Bụi gây nhiễm độc chung: Pb, Hg, C6H6
Bụi gây dị ứng: bụi bông, len, gai...
Bụi gây ung thư: bụi quặng phóng xạ...
Bụi gây nhiễm trùng: bụi bông...
Bụi gây sơ hoá phổi: SiO2, Si...
2. Tính chất hoá lý của bụi.
Độ phân tán: là trạng thái của bụi trong không khí phụ thuộc vào trọng lượng hạt bụi và sức cản của không khí.
Tính nhiễm điện: dưới tác dụng của điện trường mạnh các hạt bụi bị nhiễm điện và bị hút về điện cực.
Tính cháy nổ: Bụi càng nhỏ điện tích tiếp xúc với ôxy càng lớn thì hoạt tính hoá học càng mạnh và càng dễ bốc cháy, dễ gây nổ: bột cacbon, bột côban …
Tính lắng bụi do nhiệt: ụi khói khi đi qua vùng nóng sang vùng lạnh làm các phần tử bụi giảm vận tốc và lắng đọng trên bề mặt vùng lạnh.
3. Tác hại của bụi.
a. Bệnh phổi nhiễm bụi.
Bệnh phổi nhiễm bụi là một bệnh gây ra do thường xuyên hít phải bụi khoáng và kim loại, đưa tới hiện tượng xơ hoá phổi làm suy chức năng hô hấp. Tuỳ theo loại bụi hít phải mà gây ra các bệnh phổi nhiễm bụi có tên khác nhau.
b. Bệnh đường hô hấp.
Tuỳ theo nguồn gốc các loại bụi mà gây ra các bệnh khác nhau: viêm mũi, họng, khí quản. Bụi hữu cơ như bông, sợi, gai, lanh dính vào niêm mạc gây viêm phù thũng, tiết nhiều niêm dịch, về lâu dài bụi lanh gai còn có thể gây viêm loét vào lòng khí phế quản. Bụi vô cơ rắn, cạnh sắc nhọn, ban đầu thường gây ra viêm mũi phì đại làm cho niêm mạc dày, tiết nhiều niêm dịch làm cho thở hít khó khăn. Sau vài năm, chuyển thành thể viêm.
c. Bệnh ngoài da.
Bụi đồng có thể gây nhiễm trùng ngoài da rất khó chữa. Bụi tác động đến các tuyến nhờn làm cho khô da, phát sinh ra các bệnh da (như trứng cá, viêm da) gặp ở công nhân đốt lò hơi, thợ máy, sản xuất xi măng, sành xứ v.v…
Bụi gây kích thích da, sinh mụn nhọt, lở loét như bụi vôi, thiếc,bụi dược phẩm, thuốc trừ sâu, đường (ghẻ của người làm bánh kẹo )
Bụi nhựa than dưới tác dụng của ánh nắng làm cho da sưng tấy đỏ như bỏng, rất ngứa và làm cho mắt sưng đỏ, chảy nước mắt. Các hiện tượng này sẽ không xảy ra nếu làm việc trong bóng râm hoặc về đêm.
d. Chấn thương mắt.
Bụi bắn vào mắt gây kích thích màng tiếp hợp, lâu dần gây ra viêm màng tiếp hợp, viêm mi mắt …Bụi kiềm, axít có thể gây ra bỏng giác mạc để lại sẹo lớn làm giảm thị lực, nặng hơn có thể làm mù mắt.
e. Bệnh đường tiêu hoá.
Bụi đường, bột có thể làm sâu răng, do bụi đọng lại trên mặt răng bị vi trùng phân giải thành axít lactic làm hỏng men răng. Bụi kim loại, bụi khoáng to, nhọn cạnh sắc vào dạ dày có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây ra rối loạn tiêu hoá.
4. Biện pháp phòng chống bụi.
a. Biện pháp kỹ thuật.
Giữ bụi không cho lan toả ra ngoài không khí bằng cách cơ khí hoá, tự động hoá các quá trình sản xuất sinh bụi, để công nhân không phải tiếp xúc với bụi. Đây là biện pháp cơ bản nhất.
Bao kín thiết bị và dây chuyền sản xuất: Dùng các tấm che kín máy sinh bụi, kèm theo các máy hút bụi tại chỗ, chỉ chừa chỗ thao tác tối thiểu cho nhu cầu kỹ thuật (trong máy mài, cưa đĩa, máy nghiền đá …)
Thay đổi phương pháp công nghệ: Trong phân xưởng đúc làm sạch vật đúc bằng nước thay cho làm sạch bằng phun cát. dùng phương pháp ướt thay cho phương pháp khô trong công nghiệp sản xuất xi măng, trong ngành luyện kim bột thay phương pháp trộn khô bằng phương pháp trộn ướt...
Thay vật liệu ít bụi độc hơn: dùng đá mài nhân tạo cacbuarunđun có ít bioxit silic thay cho đá mài tự nhiên nhiều Si02 .
Thông gió hút bụi trong các phân xưởng nhiều bụi.
Đề phòng bụi cháy nổ: Cần loại trừ điều kiện sinh ra cháy nổ. theo dõi nồng độ bụi không để đạt tới giới hạn nổ đặc biệt là các máy dẫn và máy lọc bụi. Cách ly mồi lửa.
b. Biện pháp vệ sinh cá nhân.
Sử dụng quần áo bảo hộ lao động.
Tăng cường chế độ vệ sinh cá nhân thường xuyên và triệt để, nhất là nơi có bụi độc.
c. Biện pháp y tế.
Khám tuyển định kỳ, quản lý sức khoẻ công nhân làm việc với bụi, giám định khả năng lao động và bố trí nơi lao động thích hợp.
Nghiên cứu chế độ làm việc thích họp cho một số nghề có nhiều bụi.
Đảm bảo khẩu phần ăn cho công nhân làm ở nơi có nhiều bụi cần nhiều sinh tố, nhất là sinh tố C
Tổ chức tốt điều kiện an dưỡng nghỉ ngơi cho thợ tiếp xúc với bụi.
d. Kiểm tra bụi.
Đo kiểm để đánh giá tình trạng bụi và so sánh với tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.
VI. Chiếu sáng trong sản xuất.
1. Các khái niệm cơ bản.
a. ánh sáng thấy được.
ánh sáng thấy được là những bức xạ (photon) có bước sóng trong khoảng từ 380 đến 760 nm (nanômet). Mặt trời và những vật thể được nung nóng đến nhiệt độ cao hơn 5000C đều có khả năng phát sáng. Bức xạ đơn sắc (là những chùm tia sáng chỉ có một độ dài bước sóng l) khác nhau cho ta cảm giác sáng khác nhau. Cùng một công suất bức xạ như nhau, bức xạ màu vàng lục có bước sóng l = 555 nm cho ta thấy rõ nhất. Để đánh giá độ sáng tỏ của các loại tia khác, lấy độ sáng tỏ của tia vàng lục làm tiêu chuẩn so sánh.
b. Quang thông F.
Là đai lượng để đánh giá khả năng phát sáng của vật. Quang thông là phần công suất bức xạ có khả năng gây ra cảm giác sáng cho thị giác của con người.
Quang thông của nguồn sáng đơn sắc là: Fl= C. Fl. Vl
Trong đó:
Fl là công suất bức xạ của chùm sáng l
Vl là độ sáng tỏ tương đối của nguồn sáng đơn sắc l
C là hằng số phụ thuộc đơn vị đo (nếu Fl đo bằng lumem, Fl đo bằng W thì C=638)
Với chùm tia đa sắc không liên tục:
F = C. (lm)
với chùm tia đa sắc liên tục từ l1 đến l2 thì :
(lm)
c. Cường độ sáng I.
Cường độ sáng theo phương là mật độ quang thông bức xạ phân bố theo phương đó. Cường độ sáng In là tỷ số giữa lượng quang thông bức xạ dF trên vi phân góc khối dw theo phương . Đơn vị đo cường độ sáng là candela (cd)
Cường độ sáng đặc trưng cho khả năng phát sáng của nguồn theo các phương khác nhau.
d. Độ rọi E.
Là đại lượng để dánh giá độ sáng của bề mặt được chiếu sáng. Độ rọi tại một điểm M trên bề mặt được chiếu sáng là mật độ quang thông của luồng sáng tại điểm đó. Độ rọi EM tại điểm M là tỷ số giữa lượng quang thông chiếu đến dF trên vi phân diện tích ds được chiếu sáng tại điểm đó (hình 2-36)
Đơn vị đo độ rọi là lux (lx)
f. Độ chói.
Độ chói nhìn theo phương là tỷ số giữa cường độ phát sáng theo phương đó trên diện tích hình chiếu mặt sáng xuống mặt phẳng thẳng góc với phương .
đơn vị đo độ chói là nít (nt). Nít là độ chói của một nguồn sáng diện tích 1m2 có cường độ 1cd khi ta nhìn thẳng góc với nó.
2. Chiếu sáng và sự nhìn của mắt.
Sự nhạy cảm của mắt.
Khả năng phân giải của mắt.
Tốc độ phân giải của mắt.
Hiện tượng loá mắt.
3. Kỹ thuật chiếu sáng.
trong sản xuất dùng 2 loại nguồn sáng:
Nguồn sáng tự nhiên.
Nguồn sáng nhân tạo.
A. Chiếu sáng tự nhiên.
1.Nguồn sáng.
nguồn sáng tự nhiên là mặt trời. ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt đất khi xuyên qua lớp khí quyển một phần bị các hạt trong tầng không khí hấp thụ và tiếp tục truyền thẳng (trực xạ). Phần hấp thụ vào các phần tử không khí lại được phát tán sinh ra ánh sáng tản xạ làm cho bầu trời sáng lên. Do đó ánh sáng tự nhiên có hai nguồn chính là ánh sáng trực xạ của mặt trời và ánh sáng tản xạ của bầu trờ. Ngoài ra, ánh sáng tự nhiên trong các phòng còn có ánh sáng phản xạ từ các mặt phản xạ nằm trong hoặc ngoài phòng: mặt sàn, mặt tường, mặt trần, các kết cấu che nắng trên ô cửa cũng như bề mặt đất, bề mặt ngoài của các công trình kiến trúc đứng đối diện.
2. Tiêu chuẩn chiếu sáng tự nhiên.
ánh sáng tự nhiên chiếu xuống mặt đất có trị số luôn thay đổi. Do đó chế độ ánh sáng tự nhiên trong phòng cũng biến đổi theo, cho nên khoa học chiếu sáng tự nhiên quy định tiêu chuẩn chiếu sáng tự nhiên không phải là độ rọi hay là độ chói trên mặt phẳng lao động mà theo một đại lượng quy ước là hệ số chiếu sáng tự nhiên – viết tắt là HSTN.
Hệ số chiếu sáng tự nhiên tại một điểm M trong phòng là tỷ số giữa độ rọi tại điểm đó (EM) với độ rọi sáng ngoài nhà (Eng) trong cùng một thời điểm tính theo tỉ số phần trăm.
trong đó eM là hệ số chiếu sáng tự nhiên tại điểm M trong phòng.
Trong tiêu chuẩn chiếu sáng tự nhiên có quy định hai hệ số tiêu chuẩn chiếu sáng tự nhiên để đáng giá hai phương pháp chiếu sáng tự nhiên khác nhau. Dùng chiếu sáng tự nhiên bằng cửa trời, cửa sổ tầng cao được đáng giá bằng hệ số chiếu sáng tự nhiên trung bình etb. Dùng chiếu sáng tự nhiên bằng cửa sổ bên cạnh được đánh giá bằng hệ số chiếu sáng tự nhiên tối thiểu emin.
3. Thiết kế chiếu sáng tự nhiên.
Nhiệm vụ cơ bản của việc thiết kế chiếu sáng tự nhiên cho nhà là chọn hình dáng, kích thước, vị trí của các cửa để tạo được điều kiện tiện nghi về ánh sáng trong phòng, bảo đảm cho mắt người làm việc trong điều kiện thích hợp nhất.
Độ rọi ánh sáng tự nhiên trong phòng phải được đảm bảo đầy đủ theo tiêu chuẩn chiếu sáng tự nhiên quy định.
Đối với nhà công nghiệp phải đảm bảo điều kiện nhìn rõ, nhìn tinh, phân giải nhanh các vật nhìn của mắt. vì vậy khi thiết kế chiếu sáng phải chú ý bảo đảm cho tán xạ trong phòng không quá lớn, nếu không sẽ làm cho các vật nhìn mất tính tập thể (không rõ hình khối) dẫn đến sự nhìn của mắt rất căng thẳng và mau mệt mỏi.
Hướng của ánh sáng sao cho không gây ra bóng đổ của người, thiết bị và các kết cấu nhà nên trường nhìn của công nhân.
Tránh được hiện tượng loá do các cửa lấy ánh sáng có độ chói quá lớn nằm trong trường nhìn của công nhân.
Bề mặt làm việc phải có độ sáng cao hơn các bề mặt khác ở trong phòng.
Thiết kế các cửa chiếu sáng tự nhiên cho nhà sản xuất chỉ nên đảm bảo vừa đủ tiêu chuẩn chiếu sáng tự nhiên quy định, không nên vượt quá, để đảm bảo chế độ vi khí hậu, giảm bớt được chi phí bảo dưỡng trong quá trình sử dụng. Cửa chiếu sáng cho nhà công nghiệp phải đơn giản và thống nhất trong nhà máy để sử dụng, bảo quản được dễ dàng. Mỗi hệ thống chiếu sáng có nhiều hình thức phong phú.
Cửa sổ chiếu sáng thường dùng là cửa sổ một tầng, cửa sổ nhiều tầng, cửa sổ liên tục, cửa sổ bố trí gián đoạn.
Cửa trời chiếu sáng thường dùng là cửa trời hình chữ nhật, hình chữ M, hình thang, hình chỏm cầu, hình răng cưa, mái sáng…
Thiết kế chiếu sáng tự nhiên phải đảm bảo yêu cầu thông gió thoát nhiệt kết hợp với những giải pháp che mưa, nắng mà chọn hình thức cửa chiếu sáng thích hợp.
Xác định diện tích cửa chiếu sáng.
Diện tích cửa chiếu sáng có thể xác định sơ bộ theo công thức:
Nếu chiếu sáng bằng cửa sổ :
Nếu chiếu sáng bằng cửa trời:
Trong đó:
Scs; Sct - diện tích cửa sổ, cửa trời cần xác định.
Ss - diện tích của phòng.
t0 - hệ số xuyên sáng của cửa.
etcmin ; etctb - HSTN tiêu chuẩn khi dùng cửa sổ, cửa trời chiếu sáng.
hcs ; hct - hệ số đặc trưng cho diện tích cửa sổ, cửa trời cần thiết đảm bảo cho HSTN trong phòng bằng 1%.
r1; r2 - hệ số kể đến ảnh hưởng của các mặt phản xạ ở trong phòng khi chiếu sáng bằng cửa sổ và bằng cửa trời.
K - hệ số kể đến ảnh hưởng che tối của công trình bên cạnh.
4. Tính toán chiếu sáng tự nhiên.
Sau khi sơ bộ thiết kế hệ thống cửa sổ chiếu sáng phải kiểm tra tính toán lại xem hệ thống chiếu sáng đó có đạt được HSTN trong phòng theo tiêu chuẩn không.
Hệ số chiếu sáng tự nhiên của một điểm M ở trong phòng được xác định theo công thức:
eM = ebt + e0 + ekt + eđ
Trong đó:
ebt - HSTN do bầu trời gây nên.
e0 - HSTN do ánh sáng phản xạ từ các bề mặt trong phòng gây ra.
ekt - HSTN do ánh sáng phản xạ từ các bề mặt của các công trình kiến trúc đứng trước cửa .
eđ - HSTN do ánh sáng phản xạ từ mặt đất xung quanh cửa bên ngoài công trình.
Khi phía trước cửa có công trình đối diện thì ta tính ekt bỏ qua eđ vì thực tế eđ<<ekt.
Xác định các HSTN.
Tính ebt:
ebt = eĐ.m.t0.q
Trong đó:
eĐ - hệ số chiếu sáng tự nhiên được xác định bằng biểu đồ Đanlulux.
q - hệ số kể đến ảnh hưởng do phân bố không đều của độ chói trên bầu trời.
t0 - hệ số xuyên sáng của cửa.
m - hệ số làm giảm HSTN của bầu trời do kết cấu che nắng nhỏ như cửa chip, mành mành …
Tính e0:
Khi trước cửa không có kết cấu che nắng: e0 = ebt min (r-1)
Khi trước cửa có kết cấu che nắng:
e0 = c1. ebt ( r-1) cho những điểm gần cửa.
e0 = c2. ebt ( r-1) cho những điểm giữa phòng.
e0min = eminbt ( r-1) cho những điểm ở trong cùng.
Trong đó:
ebt min - HSTN do bầu trời gây ra tại điểm tối nhất trong phòng.
r - hệ số kể đến ảnh hưởng của các bề mặt phản xạ trong phòng.
c1, c2 - hệ số kể đến sự tăng HSTN do phản xạ ánh sáng của các kết cấu che nắng.
Tính ekt, eđ:
Khi trước cửa có công trình kiến trúc gần và không có cây xanh thì tính ekt:
ekt = eĐ.m.t0.c
Khi kiến trúc đối diện ở xa (trên 30m) hay giữa kiến trúc đó và cửa có cây xanh thì tính eđ:
eđ = ebtmin .(rđ -1).t0
Trong đó:
c - hệ số kể đến ảnh hưởng của sự khác nhau giữa độ chói của bầu trời và độ chói của kiến trúc đối diện.
rđ - hệ số kể đến ảnh hưởng của phản xạ mặt đất lên trần nhà rồi hắt xuống mặt phẳng lao động.
B. Chiếu sáng nhân tạo.
Chiếu sáng nhân tạo trong công nghiệp hiện nay là chiếu sáng điện. ở nước ta hiện nay do ánh sáng tự nhiên nhiều, kéo dài trong ngày nên chiếu sáng nhân tạo chỉ dùng trong những thời gian chiếu sáng tự nhiên không đủ.
Chiếu sáng điện cho sản xuất phải tạo ra trong một chế độ ánh sáng đảm bảo điều kiện nhìn rõ, nhìn tinh và phân giải nhanh các vật nhìn của mắt trong quá trình lao động. Tất cả những yêu cầu đó phụ thuộc vào những đặc điểm của nguồn sáng, cách bố trí các nguồn sáng trong phòng cũng như việc duy tu bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng trong suốt quá trình sử dụng.
1. Nguồn sáng điện.
Gồm đèn dây tóc và đèn huỳnh quang.
Ưu điểm đèn dây tóc: rẻ, đơn giản, rễ sử dụng, là ánh sáng thật, năng suất cao, phát sáng ổn định
Ưu điểm đèn huuỳnh quang: hiệu suất phát cao, tuổi thọ cao.
Nhược điểm đèn huỳnh quang: không ổn định, ánh sáng không thật, giá cao, sử dụng và bảo dưỡng phức tạp.
2. Thiết bị chiếu sáng.
Nhiệm vụ: phân bố lại ánh sáng theo yêu cầu, thay đổi xạ phổ nếu cần, bảo vệ mắt không bị loá.
Phân loại: bộ phận phản xạ, bộ phận khuyếch tán, bộ phận khúc xạ, bộ phận che tối.
Các thiết bị thường dùng: thết bị chiếu sáng trực tiếp, thiết bị chiếu sáng bán trực tiếp, thiết bị chiếu sáng tán xạ, thiết bị chiếu sáng đèn huỳnh quang.
3. Tiêu chuẩn độ rọi ánh sáng nhân tạo.
4. Thiết kế chiếu sáng điện.
Thiết kế chiếu sáng điện cho nhà là tìm ra những phương thức và giải pháp chiếu sáng nhằm đảm bảo những yêu cầu ánh sáng cho lao động trong phòng tốt nhất mà lại kinh tế nhất. Có ba phương thức cơ bản sau đây:
Phương thức chiếu sáng chung: trong toàn phòng có một hệ thống chiếu sáng từ trên xuống gây ra một độ chói không gian nhất định và một độ rọi nhất định trên toàn bộ các mặt phẳng lao động. Được dùng khi phòng đòi hỏi nhiều ánh sáng, không khắt khe về hướng ánh sáng, mật độ chỗ lao động cao, cùng một loại công việc, thiết bị hay bị thay đổi.
Phương thức chiếu sáng cục bộ: chia không gian lớn của phòng ra nhiều không gian nhỏ, mỗi không gian nhỏ của phòng có một chế độ chiếu sáng khác nhau. Dùng khi yêu cầu cao hướng ánh sáng, độ sáng với từng vị trí hay trong phong có lao động tập trung, thiết bị bố trí cố định.
Phương thức chiếu sáng hỗn hợp: là phương thức chiếu sáng chung được bổ xung thêm những đèn cần thiết đảm bảo độ rọi lớn tại những chỗ làm việc của yêu cầu. Dùng khi yêu cầu độ sáng lớn tại các vị trí lao động, hướng ánh sáng phải thay đổi trong quá trình làm việc, những vị trí mà chiếu sáng chung che lấp, mật độ chỗ làm việc không cao, diện tích lao động không lớn.
Cách thức bố trí các đèn:
Chiếu sáng bằng những đèn đơn hay thành những cụm lớn.
Chiếu sáng bằng nhiều đèn lớn bố trí thành các tấm sáng hay trần sáng.
5. Tính toán chiếu sáng điện.
Tính toán chiếu sáng điện là xác định công suất điện cần thiết để chiếu sáng cho nhà theo tiêu chuẩn chiếu sáng do quy định. Trong kỹ thuật chiếu sáng có một số phương pháp tính toán chiếu sáng chủ yếu sau đây:
a. Phương pháp công suất đơn vị.
dựa vào tính chất lao động và các thông số của loại đèn dùng chiếu sáng để xác định công suất cần thiết cho một đơn vị diện tích (1m2) của gian nhà:
trong đó:
E - độ rọi nhỏ nhất theo tiêu chuẩn (lx)
K - hệ số dự trữ của đèn (k=1,5¸ 1,7) phụ thuộc vào đặc điểm của gian phòng. Phòng nhiều bụi khói lấy trị số lớn.
Z= - tỷ số giữa độ rọi bình quân và đọ rọi nhỏ nhất.
g - hiệu suất phát quang của đèn (lm/w)
x= - hệ số hữu ích của đèn.
- quang thông của thiết bị chiếu sáng xuống mặt phẳng làm việc.
n - quang thông phát ra từ nguồn
Công suất cần thiết cho cả gian phòng là:
P = S. W (w)
Khi biết số lượng đèn, chọn công suất đơn vị thích hợp thì xác định công suất của một đèn p là:
(w)
Trong đó:
p - công suất cho cả gian phòng (w)
N - số đèn dùng để chiếu sáng
W - công suất đơn vị w/ m2
S - diện tích gian phòng m2.
Phương pháp công suất đơn vị là phương pháp tính toán đơn giản nhất nhưng cũng kém chính xác nhất. Người ta thường dùng phương pháp này để tính toán trong thiết kế sơ bộ, để kiểm nghiệm kết quả của các phương pháp tính toán khác và để so sánh tính kinh tế của hệ thống chiếu sáng.
b. Phương Pháp điểm.
Là phương pháp xác định chính xác độ rọi tại một điểm bất kỳ trong phòng do thiết bị tạo ra theo phương ngang hay đứng.
Ia - đường cong phân bố cường độ ánh sáng.
H – khoảng cách từ nguồn O đến mặt phẳng ngang qua A.
L – khoảng cách từ nguồn O đến mặt phẳng đứng qua A.
a - góc hợp bởi phương chiếu sáng với pháp tuyến mặt phẳng ngang.
r=OA – khoảng cách từ nguồn tới A.
Độ rọi theo phương ngang tại điểm A là:
Eng =
Trong đó:
dF - lượng quang thông chiếu xuống diện tích dS theo phương ngang.
dS - vi phân diện tích theo phương ngang tại điểm A.
dF =
vây độ rọi theo phương ngang qua A và đưa vào hệ số dự trữ K:
Eng =
Tương tự độ rọi đối với điểm A theo phương đứng:
Eđ = = Eng.tga = Eng .
Nếu L>H thì Eđ>Eng ngược lại L<H thì Eđ<Eng điều này chú ý khi xắp xếp hệ thống chiếu sáng cho hợp lý.
c. Phương pháp hệ số sử dụng.
Thường được dùng để tính toán chiếu sáng chung. Khi tính toán theo phương pháp này thì kể đến tia sáng chiếu thẳng từ đèn, những tia phản xạ từ tường và trần. Trình tự tính toán ánh sáng theo phương pháp này như sau:
Việc đầu tiên là xác định phương pháp bố trí đèn. Có thể bố trí đối xứng hoặc không đối xứng. Khi bố trí đối xứng, đèn được treo từng hàng dọc hoặc hàng ngang gian nhà với khoảng cách thống nhất theo hình chữ nhật hoặc hình thoi. Bố trí đối xứng thì đảm bảo ánh sáng đều nhưng tốn điện hơn. Khi bố trí không đối xứng quan tâm tới vị trí lắp đặt thiết bị, chỗ làm việc, nơi kiểm tra...Bố trí đèn theo phương pháp này tiết kiệm điện, thường dùng trong các phân xưởng bố trí thiết bị không đều.
xác định tỷ số khoảng cách treo đèn L và độ cao treo đèn HC phụ thuộc vào kiểu đèn và cách bố trí đèn mà tỷ số L/ HC có thể lấy từ 1,4 ¸2 khi Bố trí theo hình chữ nhật và từ 1,7 ¸ 2,5 khi bố trí theo hình thoi.
Độ cao treo đèn có thể xác định theo công thức :
HC = H - hC - h P (m)
Trong đó :
H - chiều cao từ sàn tới trần (m)
hc - chiều cao từ trần tới đèn (m) thường hc = (0,2 ¸ 0,25).H
hP - chiều cao từ sàn tới bề mặt làm việc (m).
Lc- khoảng cách từ dãy đèn ngoài cùng tới tường có thể lấy: LC=(1/2 ¸ 1/3).L
Dựa vào tỷ số L/ HC xác định được L
Khi La = Lb có thể xác định số đèn cần thiết theo công thức: n= S/ L2
Xác định chỉ số của phòng i =
a, b – chiều rộng và dài của phòng (m)
S – diện tích phòng S = a.b (m2)
Căn cứ vào i, hệ số phản xạ của tường và trân, loại đèn xác định được hệ số sử dụng h đèn: h = F1 / F
F1 , F - tổng quang thông chiếu lên mặt phẳng làm việc và tông quang thông do đèn phát ra.
Vậy quang thông của một đèn cần phát ra: Fn = (lm)
E - độ rọi nhỏ nhất theo tiêu chuẩn nhà nước (lx).
K - hệ số an toàn K = (1,5¸1,7)
Z = Etb / Emin =(1¸1,25) là tỷ số giữa độ rọi bình quân và độ rọi nhỏ nhất.
n - số đèn chiếu sáng trong gian phòng.
Từ Fn và kiểu đèn xác định được công suất cần thiết cho một đèn.
VII. Thông gió công nghiệp
1. Nhiệm vụ của thông gió công nghiệp.
Thông gió chống nóng: Tổ chức trao đổi không khí giữa bên trong và bên ngoài nhà. Yêu cầu của thông gió chống nóng là phải đảm bảo được nhiệt độ, độ ẩm tương đối và vận tốc trong toàn nhà hoặc ở từng khu vực làm việc.
Thông gió khử bụi và hơi khí độc: hút không khí bị ô nhiễm và làm sạch rồi thải ra ngoài. Đồng thời cũng tổ chức trao đổi không khí, đưa không khí sạch từ ngoài vào để hoà loãng lượng bụi, hơi khí độc hại trong nhà xuống đến mức cho phép.
2. Các biện pháp thông gió và các loại hệ thống thông gió.
Theo khả năng tạo ra sự lưu thông và trao đổi không khí giữa bên trong và bên ngoài nhà chia thành:
Thông gió tự nhiên: Là trường hợp thông gió mà sự lưu thông Không khí bên trong và bên ngoài nhà thực hiện nhờ những yếu tố tự nhiên như nhiệt thừa và gió.
Thông gió cơ khí: Là trường hợp thông gió sử dụng các cơ cấu cơ khí (quạt máy...) để tạo sự lưu thông không khí trong không gian làm việc.
Hệ thống thông gió cơ khí thổi.
Hệ thông thông gió cơ khí hút.
Theo phạm vi phục vụ của hệ thống thông gió, chia thành:
Hệ thống thông gió chung: Là hệ thống thông gió tác dụng trong toàn bộ không gian phân xưởng, có khả năng khử nhiệt thừa và các chất độc hại xuống mức cho phép.
Hệ thống thông gió cục bộ: là hệ thống thông gió phạm vi tác dụng trong từng vùng hẹp riêng biệt của phân xưởng.
Theo dạng độc hại cần hút:
Hệ thống hút nhiệt: thường bố trí trên các nguồn nhiệt.
Hệ thống hút khí và hơi độc hại: sử dụng trong quá trình sản xuất hoa chất.
Hệ thống hút bụi.
Hệ thống thông gió phối hợp.
Hệ thống thông gió dự phòng.
Hệ thống điều hoà không khí: là dạng thông gió hoàn thiện nhất. Việc sử lý không khí ở dạng thông gió này được thực hiện bằng thiết bị chuyên dùng gọi là máy điều hoà. Máy điều hoà là thiết bị thông gió nhờ các khí cụ điều khiển tự động, không phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài và chế độ dao động của quá trình công nghệ giữ cho bên trong phòng điều kiện môi trường không khí cố định.
3. Xác định lưu lượng trao đổi không khí trong hệ thống thông gió chung.
Lưu lượng trao đổi không khí: là thể tích hay trọng lượng không khí thổi vào hoặc hút ra khỏi phòng trong một giờ. Lưu lượng trao đổi không khí còn gọi là lưu lượng thông gió. Lấy lưu lượng thông gió tính theo thể tích chia cho thể tích phòng được trị số m và được gọi là bội số trao đổi không khí hay bội số thông gió.
Tuỳ theo nhiệm vụ của thông gió là khử nhiệt hay khử khí hơi có hại và bụi mà cách xác định lưu lượng thông gió sẽ khác nhau.
a.Xác định lưu lượng thông gió khử nhiệt.
Lượng nhiệt toả ra từ các nguồn nhiệt trong nhà có thể lớn hơn lượng nhiệt mất đi do truyền nhiệt qua kết cấu bao che của nhà, sinh ra lượng nhiệt thừa và làm cho nhiệt độ trong nhà tăng cao.
Qth = - (Kcal /giờ)
Trong đó:
- tổng lượng nhiệt toả ra trong nhà.
- lượng nhiệt mất mát qua kết cấu bao che.
Qth - nhiệt thừa.
Để khử nhiệt thừa cần thổi không khí vào nhà có nhiệt độ thấp hơn để khi thổi qua nó sẽ khử nhiệt thừa trong nhà và tăng dần nhiệt độ rồi thoát ra ngoài.
Xác định lượng nhiệt mất mát qua các kết câu: Qm
= .F (tT - tN) (kcal/giờ)
Trong đó:
tT, tN - nhiệt độ không khí trong nhà và ngoài trời (0C.)
F - diện tích kết cấu bao che (m2)
K - hệ số truyền nhiệt của kết cấu bao che 9kcal/ m2.giờ.0C).
K =
Trong đó:
aN, aT - hệ số trao đổi nhiệt trên bề mặt bên ngoài và bên trong của kết cấu bao che.
di - chiều dày từng lớp vật liệu riêng biệt trong kết cấu (m)
li - hệ số dẫn nhiệt của lớp vật liệu (kcal/ m.giờ. 0C )
Xác định lượng nhiệt toả ra: Qt
Lượng nhiệt do người: gồm nhiệt ẩn và nhiệt hiện.
Nhiệt hiện: lượng nhiệt toả ra bằng đối lưu, bức xạ và do nguội dần của hơi thở cũng như hơi nước bốc hơi từ bề mặt da đến nhiệt độ không khí xung quanh.
Nhiệt ẩn là lượng nhiệt hoá hơi chứa trong hơi nước từ cơ thể toả ra.
Chính lượng nhiệt này là phần nhiệt có tác dụng làm tăng nhiệt độ không khí xung quanh .
Lượng nhiệt do các máy chạy bằng động cơ điện.
Q = 860.m1 . m2 . m3.m4.N (kcal/giờ )
Trong đó:
860 - đương lượng nhiệt của điện năng kcal/ kW.giờ
N - công suất đặt máy tổng cộng của các động cơ điện kW.
m1 - Hệ số sử dụng công suất đặt máy của đông cơ điện: m1= 0,9 ¸ 0,7
m2 - Hệ số phụ tải: m2 = 0,8 ¸ 0,5 .
m3 - Hệ số hoạt động đồng thời của các động cơ: m3 = 1 ¸ 0,5.
m4 - Hệ số chuyển biến thành nhiệt toả ra trong phòng.
Lượng nhiệt toả ra từ bề mặt nung nóng: tường lò nung; thành bể chứa...
Q = K . F (t0 - tk ) = aN .F ( tbm - tk ) (kcal/ giờ)
Trong đó:
t0- nhiệt độ của không khí bên trong thiết bị 0C.
tbm - nhiệt độ bề mặt ngoài của thiết bị 0C.
tk- nhiệt độ không khí xung quanh.
F - diện tích bề mặt toả nhiệt (mặt phẳng) của thiết bị m2
aN - hệ số trao đổi nhiệt bề mặt của thành thiết bị (kcal/ m2. giờ.0C )
K- hệ số truyền nhiệt.
Ngoài ra lượng nhiệt từ lò nung còn có thể xác định qua biểu đồ.
Lượng nhiệt toả ra từ các sản phẩm, vật liệu nóng.
Trong các phân xưởng ra công nóng kim loại, các sản phẩm và vật liệu nóng được để nguội dần trong phân xưởng cũng là nguồn toả nhiệt đáng kể. Lượng nhiệt toả ra từ những nguồn đó cũng được xác định theo công thức:
Q = C . G (t0 - tk ) (kcal/ giờ)
Trong đó:
t0- nhiệt độ ban đầu 0C.
tk- nhiệt độ cuối.
C – tỷ nhiệt của vật liệu.
G – trọng lượng của vật liệu
Trường hợp nếu trong quá trình nguội dần, vật liệu biến đổi trạng thái từ thể lỏng sang thể rắn thì lượng nhiệt toả ra được xá định theo công thức sau:
Q=[Cl(t0-tnc)+qnc+Cr(tnc-tk)] G (kcal/giờ)
Trong đó, ngoài các ký hiệu đã biết còn có:
Cl, Cr - tỷ nhiệt của vật liệu tương ứng với thể lỏng và thể rắn của nó (kcal/kg0c)
tnc- nhiệt độ nóng chảy của vật liệu 0c
qnc - nhiệt nóng chảy của vật liệu (kcal/kg).
Sau khi xác định được lượng nhiệt thừa trong nhà Qth, lưu lượng thông gió chung L được tính:
Trong đó:
C- tỷ nhiệt của không khí có thể lấy C=0,24 kcal/kg0c
tR- nhiệt độ không khí ra khỏi nhà 0c.
tv- nhiệt độ không khí thổi vào nhà 0c. Khi không khí thổi vào được lấy trực tiếp từ bên ngoài không qua khâu gia công nhiệt làm nóng hay làm lạnh gì cả thì tv là nhiệt độ không khí ngoài trời (tn).
g- trọng lượng đơn vị của không khí. Kg/m3
Từ công thức trên ta nhận thấy nếu nhiệt độ không khí thổi vào tv càng thấp thì lưu lượng thông gió sẽ càng nhỏ, hệ thống gió sẽ càng được gọn nhẹ và kinh tế. Tuy nhiên nhiệt độ khong khí thổi vào tv không được thấp quá so với nhiệt độ không khí trong nhà. Thông thường cho phép lấy nhiệt độ không khí thổi vào thấp hơn nhiệt độ trong nhà từ 3¸80C. Nếu nhiệt độ tv thấp hơn nữa thì không khí thổi vào sẽ gây ra cảm giác khó chịu, có khi gây cảm lạnh nếu các miệng thổi gió bố trí ngay ở vùng làm việc của công nhân. trong trường hợp này, để khắc phục tác hại vừa nói trên, ta có thể bố trí các miệng thổi hoặc cửa gió ở trên cao với tính toán sao cho luồng gió mát chìm dần xuống đến vùng làm việc thì nhiệt độ của nó cũng đã tăng dần lên xấp xỉ với nhiệt độ không khí trong nhà.
b. Xác định lưu lượng thông gió khử khí độc và bụi.
Lưu lượng được tính:
Trong đó:
G – lượng độc bụi (hơi, khí hoặcbụi) toả ra trong phòng kg/h
ycp, yv –nồng độ cho phép của loại độc hại cần khử và nồng độ của chất độc hại đó trong không khí thổi vào, g/m3 hoặc mg/h.
Lượng hơi khí rò rỉ qua khe hở của các thiết bị áp lực.
(kg/h)
Trong đó:
n – hệ số dự trữ kể đến mức độ hư hỏng của thiết bị : n=1¸2
C – hệ số phụ thuộc vào áp xuất của hơi hoặc khí trong thiết bị .
V – Thể tích bên trong của thiết bị: m3
M – trọng lượng phân tử của hơi hoặc khí chứa trong thiết bị.
T – Nhiệt độ tuyệt đối của hơi, ok
Trong nhiều trường hợp lượng khí, hơi có hại cũng như bụi toả ra trong phòng không thể xác định bằng tính toán lý thuyết được. Trường hợp đó, ta có thể tiến hành đo đạc cụ thể và tính toán theo công thức sau đây:
(kg/h)
Trong đó:
V- thể tích của gian phòng m3
L- lưu lượng thông gió m3/h
y1, y2 – hàm lượng của chất khí, hơi hoặc bụi trong không khí thổi vào và trong không khí hút ra khỏi phòng g/m3
z- thời gian giờ
4. Thông gió tự nhiên.
Thông gió tự nhiên là giải pháp làm thông thoáng và mát cho nhà xưởng nhờ tác dụng theo quy luật tự nhiên của gió và nhiệt.
Thông gió tự nhiên được áp dụng rất rộng rãi trong công trình công nghiệp, đặc biệt là trong các phân xưởng xản suất có toả nhiều nhiệt: nhà lò hơi (trạm nhiệt), xưởng đúc, xưởng mài, xưởng luyện kim...Thông gió tự nhiên là biện pháp thông gió kinh tế nhất. Nó cho phép thực hiện được một lưu lượng trao đổi không khí rất lớn, bội số trao đổi không khí có thể đạt được từ 10¸20 lần, trong khi đó không đòi hỏi tốn kém năng lượng.
Lưu lượng trong trường hợp khử nhiệt:
Lưu lượng trong ttrường hợp khử độc hại:
Trong đó:
tN – nhiệt độ không khí ngoài trời oC
tR – nhiệt độ không khí ra khỏi nhà oC
yN – hàm lượng độc hại trong không khí ngoài trời g/m3 hay mg/l
g - trọng lượng đơn vị của không khí Kg/m3
a. Thông gió tự nhiên dưới tác dụng của nhiệt thừa.
Do có nhiệt thừa, nhiệt độ không khí tại vùng làm việc bên trong nhà sẽ có trị số tT cao hơn nhiệt độ không khí ngoài trời tự nhiên. Không khí nóng tại vùng làm việc bốc lên cao, trên đường đi nó tiếp tục khử nhiệt thừa nên nhiệt độ của tăng dần lên đến tR rồi theo cửa F2 thoát ra ngoài. Ngược lại, không khí ngoài trời mát và nặng hơn không khí trong nhà, sẽ theo cửa F1 đi vào thay chỗ cho lượng không khí đã thoát ra ngoài. Hiện tượng nêu trên có được là vì có sự chênh lệch áp suất bên trong và bên ngoài nhà tại các cửa. ở cửa dưới F1 áp suất không khí bên ngoài cao hơn áp suất không khí trong nhà, còn ở cửa trên F2 thì ngược lại, áp suất bên trong cao hơn áp suất bên ngoài. Như vậy nếu đi từ dưới lên trên thì sẽ tìm được một độ cao trung bình h1 nào đó kể từ tâm cửa dưới mà tại đó áp suất không khí trong và ngoài nhà bằng nhau. Mặt phẳng a-a nằm ở độ cao đó gọi là mặt phẳng trung hoà. Nếu gọi áp suất không khí trên mặt phẳng trung hoà là pa, thì áp suất trong nhà ở tại tâm cửa bên dưới và bên trên sẽ là:
PT1=Pa+h1.gtbT (Kg/m2)
PT2=Pa- h2.gtbT (Kg/m2)
Cũng tương tự như vậy, áp suất không khí ngoài nhà tại tâm các cửa là:
PN1=Pa+h1.gtbN (Kg/m2)
PN2=Pa- h2.gtbN (Kg/m2)
Độ chênh lệch áp suất tại tâm các cửa:
ở cửa dưới F1: DP1=PN1-PT1=h1(gN - gtbT)
ở cửa trên F2: DP1=PT2-PN2=h2(gN - gtbT)
Trong công thức trên: gtbT là trọng lượng đơn vị của không khí trong nhà ứng với nhiệt độ trung bình:
Theo thuỷ lực học tại một tiết diện nào đó nếu có chênh lệch áp suất là DP thì dịch thể sẽ chuyển động qua tiết diện đó với vận tốc V:
Trong đó:
DP chênh lệch áp suất ở hai bên tiết diện đang xét (kg/m2).
g- gia tốc trọng trường (m/s2).
g- trọng lượng đơn vị của dịch thể (kg/m3)
Nếu thay DP vừa tìm được ở trên sẽ xác định được vận tốc chuyển động của không khí V1và V2 qua các cửa F1và F2:
và
gN và gR – trọng lượng đơn vị của không khí ứng với nhiệt độ tNvà tR.
Do có sức cản cục bộ, vận tốc thực tế của không khí tại các cửa sẽ nhỏ hơn một ít so với trị số vận tốc tính được theo công thức nêu trên. Để tìm vận tốc thực tế đưa thêm vào hệ số vận tốc j (j=0,97). Ngoài ra, khi qua cửa dòng không khí bị thắt nhỏ lại, tức là tiết diện thực tế dòng không khí đi qua bé hơn diện tích cửa. Hệ số thắt nhỏ dòng chảy là a. tích số của hai hệ số a và j gọi là hệ số lưu lượng m. Thông thường có thể lấy m=0,64.
Vậy lưu lượng không khí thực tế đi vào nhà qua cửa dười sẽ là:
và từ nhà thoát ra ngoài qua cửa trên là:
áp dụng phương trình cân bằng lưu lượng và cho rằng m1=m2=m, lưu lượng vào = lưu lượng ra tính được:
Trong đó:
H- Khoảng cách thẳng đứng giữa tâm các cửa (m)
Vị trí mặt trung hoà:
coi gần đúng
vậy khoảng cách từ mặt phẳng trung hoà đến tâm các cửa gió vào và gió ra tỷ lệ nghịch với bình phương diện tích. Nếu F1=F2 thì mặt phẳng trung hoà sẽ nằm ở độ cao cách đều tâm các cửa đó.
Khi tính toán thông gió tự nhiên dưới tác dụng của nhiệt thừa, lưu lượng trao đổi không khí, các trị số nhiệt độ không khí vào, không khí trong nhà và không khí ra đã biết. Do vậy cần xác định diện tích các cửa sổ. Trước tiên chọn tỷ số sau đó tính được h1, h2 từ giải hệ phương trình:
h1, h2 đã biết tính được F1, F2
b. Thông gió tự nhiên dưới tác dụng của gió.
Khi gió thổi vào bề mặt nhà sinh ra một áp suất P:
(kg/m2)
Trong đó:
vg- Vận tốc gió ngoài trời m/s
g- gia tốc trọng trường g= 9,81 m/s2
g- trọng lượng đơn vị không khí, kg/m3.
k- hệ số khí động, Trên mặt đón gió k >o thì P >0 và ngược lại.
áp suất gió gây ra tại cửa 1 và 2 là:
áp suất tại phần ở bên ngoài nhà tại tâm các cửa 1 và 2 là:
ở cửa 1: PN1=Pa+P1
ở cửa 2: PN2=Pa-Hg+P2
Do ảnh hưởng của gió, trên mặt phẳng chuẩn 1-1 về phía trong nhà chênh nhau một lượng so với áp suất khí quyển Pa một đại lượng Px (Px gọi là áp suất dư)
áp suất toàn phần bên trong nhà tại tâm các cửa 1 và 2 là:
ở cửa1: PT1=Pa+Px
ở cửa2: PT2=Pa+Px-H.g
Lượng chênh lệch áp suất DP giữa bên ngoài và bên trong nhà tại các cửa:
ở cửa1: DP1=PN1-PT1=(Pa+P1)-(Pa+Px)=P1-Px
ở cửa2: DP2=PT2-PN2=(Pa- H.g+P2)-(Pa+Px- H.g )=Px-P2
do sự chênh lệch về áp suất nên đã tạo ra sự lưu thông không khí. Không khí đi vào nhà với V1 và ra qua cửa thoát V2
từ phương trình cân bằng lưu lượng ta có:
Khi m1=m2 ta rút ra được:
vậy áp suất dư bên trong nhà Px đã xác định được do đó tính được vận tốc không khí tại các cửa V1, V2 từ đó xác định diện tích các cửa F1, F2 nếu cho trước lưu lượng thông gió L1, L2 hoặc ngược lại xác định lưu lượng thông gió L1, L2 khi biết diện tích cửa F1, F2
Vậy để lợi dụng sức gió để thông gió tự nhiên tốt thì cần tạo áp suất gió ra P2 càng giảm càng tốt. Có thể dùng tấm chắn cho cửa ra.
Chú ý: trong vùng bóng khí động, áp suất không khí giảm thấp và không khí chuyển xoáy. Do đó các ống khói, ống thải khí độc hại và bụi không được bố trí trong vùng bóng khí động. Hoặc nhô lên cao hơn đường ranh giới của vùng này để tránh gây ô nhiễm môi trường không khí khu vực nhà máy.
5. Thông gió cơ khí.
Trong công nghiệp thông thường thông gió cơ khí được áp dụng phối hợp cùng với thông gió tự nhiên. Vì chỉ dùng thông gió tự nhiên thì không đáp ứng được yêu cầu cải thiện điều kiện vi khí hậu. Đặc biệt là khi thông gió cục bộ thì nhất thiết phải dùng thông gió cơ khí.
a. Các bộ phận chủ yếu:
Hệ thống thường gồm các miệng hút hay thổi, bộ phận lọc bụi, khử độc, quạt máy, bộ phận xử lý nhiệt (nếu cần thiết), các đường ống dẫn khí,. Cửa lấy gió đặt trên tường, ngoài nhà hay trên mái. Cửa lấy gió cần đảm bảo gió lấy vàophải sạch. Cửa lấy gió phải có cao độ hợp lý thường cách mặt đất đến mép cửa dưới ³ 2,5m. mặt ngoài có lưới chắn (rác, côn trùng), tiếp theo là lưới thép. Lớp lá chắn được bố trí hợp lý có thể chắn mưa và điều chỉnh sơ bộ lưu lượng gió. Kích thước cửa tuỳ thuộc vào lưu lượng gió và vận tốc khí qua cửa, tránh gây ồn khí động.
b. Tính toán thông gió cơ khí.
Bao gồm:
Tính toán thuỷ khí hệ thống đường ống.
Chọn quạt máy
xuất phát từ hệ thống đường ống đã được vạch sẵn hợp lý. Tính toán thuỷ khí động lực học:
(kg/m2)
Trong đó:
DP- tổng sức cản thuỷ lực của hệ thống (sức cản ma sát và sức cản cục bộ)
l- hệ số ma sát
li, di- chiều dài và đường kính của ống (m)
vi- vận tốc không khí trên đoạn ống (m/s)
g- khối lượng đơn vị của không khí 9kg/m3)
g- gia tốc trọng trường, g= 9,81m/s2
Sxi- tổng hệ số sức cản cục bộ trên đường ống (cửa van, lá chắn, chỗ chuyển tiếp).
biết được sức cản thuỷ lực DP và lưu lượng không khí L của toàn hệ thống, ta tiến hành chọn loại quạt thích hợp, sao cho khi quạt làm việc với số vòng quay n thì lưu lượng và áp suất do quạt tạo ra lớn hơn một ít (5%) so với lưu lượng và sức cản của hệ thống.
Công suất điện do máy quạt tiêu thụ được xác định:
(KW)
Trong đó:
L- lưu lượng của hệ thống, m3/h
DP- sức cản thuỷ lực của hệ thống, kg/m2.
h1- hiệu suất của quạt phụ h1=0,3¸0,8
h2- hiệu suất truyền động. Khi quạt nối liền trục với động cơ thì h2»1. Nếu nối qua bộ truyền đai thì h2=0,85¸0,9.
Căn cứ vào công suất tính được N và số vòng quay của quạt n chọn động cơ điện.
6 Biện pháp phòng cháy nổ trong hệ thống thông gió.
nguyên nhân: do trong luồng khí động có chứa các chất bụi, hơi, khí dễ gây cháy nổ do vậy cần phải đề phòng.
Biện pháp phòng ngừa.
Không được bố trí động cơ điện bên đường ống không khí.
Tránh khả năng phát tia lửa điện khi có va chạm giữa cánh và vỏ quạt.
Nếu có nhiều khả năng gây cháy nổ thì sử dụng ống phun để vận chuyển không khí thay quạt.
Nối đất vào các đai truyền động để tránh gây nổ tĩnh điện.
7. Kiểm tra, vận hành hệ thống thông gió.
Kiểm tra hệ thống có đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật khi lắp ráp và trong quá trình vận hành định kỳ bao gồm: đo áp suất, lưu lượng gió, vận tốc gió trong đường ống tại miệng hút, thổi, độ ẩm, hàm lượng chất độc hại...
Chương 3: Kỹ thuật an toàn
I. Những yêu cầu đảm bảo khi thiết kế các xí nghiệp.
1. Vị trí xí nghiệp và các toà nhà trong xí nghiệp.
Vị trí để xây dựng xí nghiệp đã được lựa chọn trước khi tiến hành xây dựng. địa điểm xây dựng cần đảm bảo qui định về vệ sinh công nghiệp.vị trí xây dựng phải bằng phẳng, địa chất ổn định, thuận lợi về giao thông. Giữa các toà nhà được bố trí hợp lý để đảm bảo các điều kiện về an toàn.
2. An toàn phòng cháy nổ.
Khoảng cách an toàn phòng cháy: khả năng nguy hiểm nhất có thể làm bốc cháy các ngôi nhà và công trình bên cạnh là sự tác dụng của năng lượng bức xạ kể cả tác dụng tiếp xúc của ngọn lửa, tác dụng của các dòng đối lưu và tia lửa. Khoảng cách an toàn phòng cháy giữa các nhà máy và công trình đã được tiêu chuẩn.
Khoảng cách an toàn phòng nổ: Khoảng cách giữa các ngôi nhà chứa chất nổ hoặc các nhà trong đó tiến hành công việc nổ được xác định.
Khoảng cách an toàn địa chấn (m: là khoảng cách mà chấn động của đất do kết quả nổ dưới đất không gây ra sự phá hoại hoặc xụp đổ nhà.
Khoảng cách an toàn (m) dưới tác dụng của sóng xung kích không khí.
Đường và đường đi qua: phải tạo đường đi cho xe chữa cháy đến được bất kỳ ngôi nhà nào ở về hai phía và bốn phía với nhà có diện tích hơn 10 hecta.
3. Những yêu cầu đảm bảo an toàn khi thiết kế các phân xưởng sản xuất.
Thiết kế nhà công nghiệp trước hết phải xuất phát từ qúa trình công nghệ, mức độ nguy hiểm về cháy và nổ, các đặc tính và kích cỡ của thiết bị công nghiệp, thiết bị nâng hạ. Nói chung bất kỳ một gian sản xuất nào cũng phải đáp ứng các yêu cầu:
Kích thước, thể tích, diện tích, chiều cao của gian, cấu tạo mặt bằng, diện tích làm việc, máy móc thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu phải đảm bảo an toàn.
Cao ráo, sạch sẽ, sáng sủa, tận dụng được nhiều chiếu sáng và thông gió tự nhiên.
Cách âm, cách rung động tốt để ngăn cách tiếng ồn từ bên ngoài vào hoặc từ gian này sang gian khác. Những gian đặt máy rung động phải có biện pháp cách rung phù hợp.
Cách nhiệt tốt để chống nóng về mùa hè và giữ nhiêt về mùa đông.
Các kết cấu xây dựng của phân xưởng phải đảm bảo điều kiện bền dưới tác dụng của điều kiện làm việc.
Các cửa chớp lấy ánh sáng hoặc thông gió tự nhiên phải có kết cấu đóng mở dẽ dàng, thuận tiện cho công nhân đứng thao tác trên ràn của gian sản xuất.
a. Kích thước gian sản suất.
Không gian, diện tích nơi làm việc phải đảm bảo đủ lượng không khí, không gian đi lại, các thao tác sản xuất an toàn cho người lao động. Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể mà lấy các kích thước khác nhau và đảm bảo điều kiện vi khí hậu bình thường.
Bố trí máy móc, thiết bị hợp lý để nâng cao hệ số, hiệu suất sử dụng diện tích sản xuất, dây truyền công nghệ, thuận tiện vận chuyển và đảm bảo an toàn lao động. Diện tích chỗ làm việc không kể vào khoảng cách giữa các thiết bị.
b. Bố trí phòng và thiết bị sản xuất.
Để tạo điều kiện tốt cho thông gió tự nhiên trục dọc nhà bố trí thẳng góc hướng gió hoặc nhỏ hơn 450 đối với hướng gió chính. trong xí nghiệp có nhiều phòng sản xuất có yêu cầu khác nhau về kỹ thuật vệ sinh thì phân nhóm và tập trung các phòng có cùng tính chất một nhóm để bố trí. Các nhà dùng sản xuất khkông được làm tầng khoan mái để đảm bảo thông gió, chiếu sáng.
Các thiết bị kỹ thuật làm việc có thể thoát ra các chất độc hại cần phải được bố trí hợp lý cần thiết thì cách ly.
c. Kết cấu nhà sản xuất.
Khi thiết kế nhà sản xuất ngoài yêu cầu đảm bảo điều kiện bền còn phải chú ý đến các yêu cầu:
Tính chịu hoá chất.
Tính chịu nhiệt, cháy.
Tính chống thấm ẩm, khí.
Khả năng chống ngưng tụ.
Ngoài ra với những trường hợp cụ thể phải tính toán đưa thêm những điều kiện cụ thể cần đảm bảo trên cơ sở đó xác định vật liệu, kết cấu cụ thể cho nhà sản xuất.
d. Các phòng phụ.
Các phòng phụ là tất yếu với mỗi nhà máy. việc bố trí các phòng phụ phải đảm bảo các nguyên tắc và tiêu chuẩn vệ sinh.
II. Kỹ thuật an toàn khi thiết kế và sử dụng máy, trang thiết bị.
1. Khái niệm về vùng nguy hiểm.
Vùng nguy hiểm: là khoảng không gian trong đó các nhân tố nguy hiểm đối với sự sống và sức khoẻ của con người xuất hiện tác dụng một cách thường xuyên, chu kỳ hoặc bất ngờ.
Vùng nguy hiểm của các cơ cấu truyền động: mâm cặp, trục chính, bộ truyền bánh răng, đai..., vùng gia công của các máy công cụ, vùng quay tròn của các bộ phận lồi lõm, vùng văng ra của các mảnh dụng cụ cắt...
2. Nguyên nhân gây chấn thương khi sử dụng máy và trang thiết bị.
Căn cứ vào mục đích, yêu cầu sử dụng máy và trang thiết bị chia ra 3 loại:
Nguyên nhân thiết kế.
Nguyên nhân chế tạo.
Nguyên nhân bảo quản, sửa chữa.
a. Nguyên nhân thiết kế.
Xuất phát từ điều kiện làm việc thực tế của thiết bị, yêu cầu kỹ thuật khi thiết kế phải tính toán về độ bền, độ cứng, khả năng chống chịu điều kiện làm việc để đảm bảo máy làm việc ổn định và an toàn. Tuy nhiên khi thiết kế do những lý do khác nhau không đảm bảo điều kiện an toàn của thiết bị nên gây ra tai nạn.
b. Nguyên nhân chế tạo.
Về nguyên lý thiết kế đã đúng nhưng do quá trình chế tạo không đảm bảo các yêu cầu đề ra của máy do vậy khi làm việc thiết bị gây nên nguy hiểm cho người lao động.
c. Nguyên nhân bảo quản, sử dụng.
Máy và trang thiết bị trong quá trình sử dụng phải được bảo dưỡng định kỳ theo lịch định sẵn. việc không bảo dưỡng sẽ gây ra độ mất tin cậy và làm việc ổn định. Việc sử dụng trang thiết bị không đúng kỹ thuật cũng tạo ra những nguy hiểm cho lao động.
3. Những biện pháp an toàn chủ yếu.
A1. Yêu cầu chung.
Khi thiết kế trang thiết bị phải hợp lý, thảo mãn trước tiên các yêu câu:
Đảm bảo an toàn làm việc
Tạo điều kiện lao động tốt.
Điều khiển, điều chỉnh thuận lợi, nhẹ nhàng.
Ngoài còn phải đảm bảo:
phù hợp với thể lực, thần kinh, các đặc điểm của các bộ phận cơ thể ngay trong quá trình thiết kế máy.
tránh việc phải thực hiện quá nhiều thao tác dễ dẫn đến nhầm lẫn, gây chú ý và căng thẳng.
Công việc nặng bố trí làm việc ở tư thế đứng kết hợp với tư thế ngồi để đảm bảo khả năng thay đổi tư thế, kết cấu chỗ làm phù hợp với các tư thế.
Nhịp sản xuất hợp lý để giảm tính đơn điệu, lặp lại. Do vậy không lên phân tán quá nhiều nguyên công lầm nội dung nguyên công quá đơn giản, nhịp sản suất quá ngắn.
Quan tâm đến nhân chủng học cơ thể người. Chú ý trường hoạt động của tay, chân. không thao tác ngoài vùng thuận lợi.
Quan tâm đến hình dáng bên ngoài máy, tạo tính thẩm mỹ (màu sắc...), không gây chấn thương khi tiếp xúc (cạnh sắc, gồ ghề...)
Bố trí trang bị phòng ngừa, cơ cấu đảm bảo an toàn.
A2. Cơ cấu che chắn và cơ cấu bảo vệ.
a. Cơ cấu che chắn.
Mục đích:
Cách ly người lao động với vùng nguy hiểm.
Ngăn ngừa tai nạn lao động: rơi, ngã, vật rắn bắn vào người.
Yêu cầu:
Ngăn ngừa được tác động xấu do bộ phận của thiết bị sản xuất gây ra.
Không gây trở ngại cho thao tác của người lao động.
Không ảnh hưởng đến năng suất người lao động, công suất của thiết bị.
Phân loại cơ cấu che chắn.
Che chắn các bộ phận, cơ cấu chuyển động.
Che chắn vùng văng bắn các mảnh dụng cụ, vật liệu gia công.
Che chắn bộ phận dẫn điện.
Che chắn nguồn bức xạ có hại.
Rào chắn vùng làn việc trên cao, hào hố.
Che chắn tạm thời có thể di chuyển được hay che chắn cố định không di chuyển được.
b. Cơ cấu bảo vệ.
Khi không thể che chắn hoàn toàn khu vực nguy hiểm, thiết kế cơ cấu bảo vệ nhằm tạo ra một khu vực an toàn đủ bảo vệ cho người lao động (cơ cấu chứn phoi...)
A3. Cơ cấu phòng ngừa.
a. Định nghĩa: Cơ cấu phòng ngừa là cơ cấu đề phòng sự cố của thiết bị có liên quan đến điều kiện an toàn của người lao động.
b. Nhiệm vụ: tự động ngắt máy, thiết bị hoặc bộ phận của máy khi có một thông số nào đó vượt quá trị số giới hạn cho phép.
c. Phân loại: Theo khả năng phục hồi lại sự làm việc của thiết bị, cơ cấu phòng ngừa được chia:
Hệ thống tự động phục hồi: tự động phục hội lại khả năng làm việc khi thông số nguy hiểm đêmtrở về mức quy định: li hợp ma sát, li hợp vấu – lò xo...
Hệ thống phục hồi bằng tay: trục vít rơi...
Hệ thống phục hồi bằng thay thế: cầu chì, chốt cắt....(đây là những bộ phận yếu nhất của hệ thống)
A4. Cơ cấu điều khiển và phanh hãm.
a. Cơ cấu điều khiển: là những cơ cấu dùng để điều khiẻn hay điều chỉnh các thông số trong quá trình làm việc hay thực hiện những chức năng máy: tay gạt, tay quay...
Cơ cấu điều khiển khi thiết kế cần đảm bảo:
Sự phù hợp giữa chuyển động và vị trí của cơ cấu điều khiển với cơ cấu chấp hành.
Hiệu quả khi sử dụng và bảng chỉ dẫn thực hiện.
Khi bố trí trên máy phải đảm bảo sự phù hợp với vị trí và người điều khiển cả về kỹ thuật lẫn sinh học.
b. Cơ cấu phanh hãm: là những cơ cấu dùng để dừng hay giảm bớt chuyển động. Các cơ cấu phanh hãm phải đảm bảo tính tin cậy, thuận tiện, thời gian tác động.
A5. Khoá liên động.
Là cơ cấu tự động loại trừ khả năng gây ra nguy hiểm cho thiết bị sản xuất và người lao động trong quá trình sử dụng máy thao tác không đúng nguyên tắc an toàn.
A6. Tín hiệu an toàn.
a. Tín hiệu an toàn: là các tín hiệu báo hiệu tình trạng làm việc của máy (an toàn hay sắp sảy ra sự cố).
b. Phân loại: trên cơ sở giác quan của người phân ra:
Tín hiệu ánh sáng: là biện pháp an toàn được sử dụng rộng rãi bằng việc dùng tín hiệu là các dải ánh sáng.
Qui định quốc tế:
ánh sáng đỏ: tín hiệu cấm, nguy hiểm...
ánh sáng vàng: tín hiệu đề phòng, chú ý...
ánh sáng xanh: tín hiệu cho phép, an toàn...
Tín hiệu màu sắc: dùng màu sắc giúp người lao động xác định nhanh, không nhầm lẫn điều kiện an toàn cũng như kỹ thuật an toàn. chia hai nhóm:
Nhóm chính: màu đỏ, xanh, vàng
Màu đỏ: gây tăng huyết áp, kích thích hoạt động gây phản xạ có điều kiện hướng người lao động tự bảo vệ.
Màu vàng: gây kích thích ít hướng người lao động tập trung, chú ý do đó làm tín hiệu đề phòng.
Màu xanh: làm hạ huyết áp làm tín hiệu an toàn
Nhóm phụ: trắng, da cam, xanh lá ngọc...
Tín hiệu âm thanh: dùng sóng âm làm tín hiệu, tác dụng nhanh trên khu vực rộng. Do đó dùng những nơi có tập trung nhiều lao động hay nơi khó phát tín hiệu màu sắc. tín hiệu âm phải phân biệt tiếng ồn.
Dấu hiệu an toàn: là các dấu hiệu có tác dụng nhắc nhở, đề phòng tai nạn lao động. Các dấu hiệu này thường được treo dưới dạng biển báo.
A7. thử máy trước khi sử dụng.
Thử khuyết tật: dùng khi chi tiết máy hay máy móc là những thiết bị quan trọng.
Thử quá tải: dùng đối với những thiết bị chịu tải trọng lớn: cầu trục, nồi áp suất, cần trục...
A8. Khoảng cách và kích thước an toàn.
Là khoảng không gian tối thiểu giữa người lao động và các phương tiện, thiết bị hoặc khoảng cách nhỏ nhất giữa chúng với nhau để không bị tác động xấu của các yếu tố sản xuất. Tuỳ thuộc vào quá trình công nghệ, đặc điểm từng loại thiết bị để quy định các khoảng cách an toàn.
Khoảng cách an toàn giữa các phương tiện vận chuyển hoặc với người lao động.
Khoảng cách an toàn về vệ sinh lao động.
Khoảng cách an toàn trong một số ngành nghề đặc thù: lâm nghiệp, xây dựng, điện...
Khoảng cách an toàn cháy nổ: an toàn không gây cháy nổ hay an toàn khi nổ
A9. Cơ khí hoá, tự động hoá và điều khiển từ xa.
Cơ khí hoá, tự động hoá và điều khiển từ xa là tất yếu cần thiết. Khi thiết kế các dây truyền cần đảm bảo vệ sinh và an toàn:
Các bộ phận truyền động đều phải che chắn.
Phải có cơ cấu phòng ngừa và khoá liên động.
Phải có hệ thống tín hiệu.
Có thể điều khiển độc lập từng máy, từng bộ phận.
Phải thoả mãn các quy phạm an toàn điện.
Phải trang bị các cơ cấu kiểm tra tự động.
Sửa chữa, sử dụng đúng qui tắc an toàn.
Không thu dọn phoi bằng tay.
Điều khiển từ xa có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo an toàn do vậy lên nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong sản xuất.
A10. Các trang bị phòng hộ cá nhân.
Các trang bị phòng hộ cá nhân: là các trang bị cho cá nhân dùng trong thời gian làm việc để bảo vệ cho người lao động: bao tai, bao tay, ủng, dày, kính...
4. An toàn trên một số máy thường gặp.
a. An toàn trên máy tiện.
Máy tiện rất phổ biến trong các nhà máy cơ khí. Trên máy tiện có các chi tiết quay: mâm cặp, đồ gá..., các chi tiết chuyển động tịnh tiến: bàn dao, ụ sau...nguy hiểm do máy gây ra: quần, áo, tóc...bị quấn vào máy và khi quay cũng tạo vùng nguy hiểm. Để khắc phục tai nạn do các gnuyên nhân này gây ra, các bộ phận chuyển động phải được che kín, đồ gá quay bề mặt ngoài lên tròn, nhẵn, cân bằng, lực kẹp ổn định đảm bảo không lới lỏng trong quá trình gia công.
Phoi cắt trên máy cũng dễ gây tai nạn. do tính liên tục khi cắt lên dễ tạo phoi dây nó có thể quấn vào chi tiết hay đầu dao tạo thành búi hay quay cùng chi tiết văng ra gây nguy hiểm. Vởy phải dùng dao có kết cấu bẻ phoi với phoi vụn dùng kính chắn.
Khi gia công các chi tiết dài, yếu. Lực ly tâm làm cho chi tiết văng ra hay bị uốn cong do đó phải dùng luynét đỡ. Phôi thanh trên máy tự động phải có kết cấu che phôi. Dao cắt gá không được dài quá dễ bị gẫy.
b. An toàn trên máy mài.
Do kết cấu, cấu tạo của đá mài, điều kiện làm việc. Đá làm việc quay với tốc độ rất cao (35 ¸ 300m/s) sinh ra lực ly tâmlớn. Do vậy đá vỡ gây ra nguy hiểm rất nghiêm trọng. Trong quá trình mài phát sinh bụi mài. Do dung dịch trơn lạnh bám vào mặt đá bị văng ra tạo hạt sương mù. Bụi mài và hạt nước gây bệnh về phổi, mắt. nhiệt cắt khi mài rất lớn (1000 0C) nên đối với các máy mài cầm tay phoi nóng đỏ có thể gây bỏng hay chạm vào vùng gia công. Vậy để đảm bảo an toàn trên máy mài phải kiểm tra đúng yêu cầu ký thuật, cân bằng đá khi lắp, có kết cấu che chắn đá, cơ cấu hút bụi, phoi phát sinh trong quá trình gia công.
c. An toàn với các thiết bị nâng hạ.
nguy hiểm phát sinh khi vận chuyển nâng hạ:
Thiếu hiểu biết về chuyên môn và kinh nghiệm nâng hạ, vận chuyển.
Rơi tải trọng.
Vận chuyển bằng băng tải: đứt băng tải, rơi vãi khi vận chuyển.
Hệ thống điện không đảm bảo: hở điện, phóng điện hồ quang...
Các biện pháp kỹ thuật an toàn.
Đảm bảo yêu cầu an toàn với một số chi tiết và cơ cấu quan trọng của thiết bị nâng: cáp, xích, tang, ròng rọc, phanh
Đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị, cơ cấu an toàn:
d. An toàn đối với thiết bị chịu áp lực.
Thiết bị chịu áp lực là những thiết bị dùng chứa các chất có trạng thái áp suất: khí nén, chất lỏng...hay chịu áp suất khi thay đổi các thông số trạng thái (P, V, T)
Yừu tố nguy hiểm đặc trưng của thiết bị chịu áp:
Nguy cơ nổ.
Nguy cơ bỏng.
Nguy cơ sinh ra các chất nguy hiểm và có hại
Nguyên nhân sinh ra sự cố:
Nguyên nhân kỹ thuật: thiết kế, chế tạo, sử dụng, bảo dưỡng
Nguyên nhân tổ chức: trình độ hiểu biết, khai thác thiết bị...
Biện pháp phòng ngừa sự cố:
Biện pháp tổ chức: quản lý thiết bị đúng qui định, đào tạo người sử dụng, xây dựng tài liệu
Biện pháp kỹ thuật: thiết kế, chế tạo, sử dụng, bảo dưỡng đúng.
Yêu cầu an toàn với thiết bị chịu áp lực.
Yêu cầu về quản lý thiết bị.
Yêu cầu thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa.
Dụng cụ kiểm tra.
Cơ cấu an toàn phải được đảm bảo.
Đường ống dẫn phải đảm bảo kỹ thuật: kín khít...
e. An toàn sử dụng thiết bị gia công bằng áp lực.
Nguy hiểm phát sinh trong các phân xưởng gia công bằng áp lực.
Trong quá trình làm việc thiết bị (lò nung) sinh ra lượng nhiệt lớn tạo ra vi khí hậu nóng gây chứng say nóng và co giật.
Muội than, khói và cácbonoxit làm ô nhiễm không khí do sự cháy không hoàn toàn ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Các thiết bị làm việc va đập gây rung động tạo nguy hiểm cho máy móc và người lao động.
Các mảnh vỡ văng ra khi làm việc.
Trang thiết bị thiết kế chưa hoàn thiện, qui trình công nghệ chưa hoàn chỉnh gây tai nạn.
Các biện pháp an toàn.
Tạo nền móng tốt nơi đặt máy, đảm bảo cho máy làm việc ổn định, tin cậy và an toàn.
Máy phải có đầy đủ cơ cấu che chắn và cơ cấu phòng ngừa.
Khi dùng đe thì phải được chế tạo bằng vật liệu chịu tải trong khi va đập.
Nếu sử dụng máy trục giữ vật rèn dưới máy búa thì phải có bộ giảm sóc để thiết bị nâng không bị tác động của tải trọng va đập khi rèn.
Dùng lưới di động để che chắn những vùng nguy hiểm do các mảnh vụn có thể gây ra
Dùng tấm chắn phòng ngừa cho bàn đạp để tránh đạp ngẫu nhiên
Máy ép, máy dập cần có cơ cấu an toàn: dùng hai nút bấm mở máy (mở máy bằng hai tay).
Cách ly nguồn nhiệt đối lưu và bức xạ bằng vật liệu cách nhiệt bọc quanh lò, dùng màn nước hấp thụ các tia bức xạ trước cửa lò.
Bố trí hợp lý các lò và các nguồn nhiệt lớn cách xa nơi làm việc.
Có chế độ thông gió thích hợp để cải thiện điều kiện vi khí hậu.
Kiểm tra, chạy thử máy khi nghiệm thu. thử tình trạng máy trước khi làm việc.
Bố trí hợp lý vị trí làm việc cho công nhân.
Kiểm tra thường xuyên, định kỳ các trang thiết bị.
f. An toàn trong các phân xưởng đúc.
Từ đặc thù của phân xưởng đúc: sin bụi, khí, nhiệt…do vậy đã làm cho điều kiện khí tượng xấu, gây căng thẳng về thể lực…bởi vậy người lao động trong các phân xưởng đúc phải chịu điều kiện nặng nhọc.
Các biện pháp để cải thiện điều kiện làm việc.
Cơ khí hoá, tự động hoá một phần hay toàn bộ quá trình sản xuất từ việc xếp vật liệu vào nồi náu đến làm khuôn, rót kim loại, rỡ khuôn, làm sạch vật đúc, vận chuyển vật liệu và các công việc khác.
Lên dùng nhà một tầng, mái nhà chọn sao cho đạt hiệu quả cao nhất về thông gió, khử khí, bụi, hơi khí độc. Với các bộ phận có thải nhiệt thừa lớn thì lên bố trí trục dọc nhà góc 600¸900 so với hướng gió chính. Không lên thiết kế nhà dạng nhiều nhịp kín theo chu vi của nhà (xấu đi đkvkh).
Phòng làm việc của phân xưởng ẩiphỉ thông gió lên bảo đảm điều kiện khí tượng bình thường. Thông gió lên kết hợp với hệ thống lò sưởi để đảm bảo nhiệt độ và mức sạch cao của không khí.
Tốc độ chuyển động của dòng khí ảnh hưởng đến sức khoẻ, vì vậy tốc độ khi thông gió cục bộ là 0,7¸2 m/s. thông gió chung 0,3 ¸0,5 m/s. cờng độ bức xạ tại chỗ làm việc 0,25 ¸1 cal/cm2.phút. chống dòng khí lạnh thổi vào cửa từ bên ngoài bố trí buồng đệm cửa hay màn không khí nóng.
Thiết bị máy móc ẩiphỉ đặt đúng vị trí, có cơ cấu đảm bảo an toàn khi làm việc.
Sử dụng các trang thiết bị phòng hộ cá nhân.
g. An toàn khi hàn.
Các yếu tố có hại phát sin khi hàn.
Các tia tử ngoại.
Hơi, khí độc sin ra.
điện giật.
Hoa lửa bắn ra khi tương tác que hàn vật hàn gây bỏng.
Nổ bình đựng khí hàn.
Các biện pháp an toàn.
Để bảo vệ sự tác động có hại của tia tử ngoại dùng tấm chắn chuyên dùng hay mặt nạ có kính lọc ánh sáng tối vàng xanh không cho tia tử ngoại đi qua.
Để bảo vệ mắt cho công nhân ở gầm trạm hàn thì khi hàn cố định phải có buồng chuyên dùng còn khi hàn tạm thời phải có kết cấu ngăn di chuyển được ở dạng màn chắn, tấm chắn.
Đảm bảo an toàn điện giật.
Tránh hoa lửa bắn ra gây bỏng.
Đảm bảo an toàn cháy nổ khi dùng khí cháy: Axetylen
f. An toàn sử dụng dụng cụ cầm tay.
Các dụng cụ cầm tay rất phổ biến để tránh tai nạn ẩiphỉ chấp hành đúng qui phạm an tàon sử dụng thiết bị.
5. Kỹ thuật an toàn điện.
a. Những khái niệm cơ bản về an toàn điện.
Tác động của dòng điện đối với cơ thể.
Dòng điện đi qua cơ thể con người gây nên phản ứng sinh lý phức tạp: huỷ hoại bộ phận thần kinh điều khiển các cơ quan bên trong cơ thể làm tê liệt cơ, sưng màng phổi, huỷ hoại cơ quan hô hấp và tuần hoàn máu. Tác động của dòng điện còn tăng lên với những người có nồng độ cồn.
Thông số gây tác động chủ yếu là dòng điện và đường đi của dòng qua cơ thể người vào đất. Tổn thương do điện được chia làm 3 loại:
Tổn thương do chạm phải vật dẫn điện có điện áp.
Tổn thương do chạm phải những bộ phận bằng kim loại hay vỏ thiết bị điện có mang điện áp vì bị hỏng cách điện.
Tổn thương do điện áp bước xuất hiện ở chỗ bị hư hỏng hay chỗ dòng điện đi vào đất.
Dòng điện có thể tác động vào cơ thể qua một mạch điện kín hay bằng tác động bên ngoài như phóng điện hồ quang. Tác hại của dòng điện gây nên và hậu quả của nó phụ thuộc vào độ lớn và loại dòng điện, điện trở của người, đường đi của dòng điện qua cơ thể, thời gian tác dụng và tình trạng sức khoẻ của người.
Nguyên nhân: gây chết người do dòng điện phần lớn là làm huỷ hoại khả năng làm việc của các cơ quan của người hoặc ngừng thở do thay đổi những hiện tượng sin hoá trong cơ thể người. Ngoài ra còn gây bỏng rất trầm trọng.
Cơ chế tác dụng (có nhiều thuyết khác nhau)
Dòng điện qua cơ thể gây hiện tượng phân tích máu và các chất khác làm tẩm ướt tổ chức huyết cầu, làm đầy huyết quản làm ảnh hưởng tới hoạt động thần kinh gây tổn thương.
Dòng diện qua cơ thể gây co giãn cơ làm tim mạch bị rối loạn dẫn đến đình trệ lưu thông máu.
Hiện nay có quan điểm cho rằng: dòng điện gây hiẹn tượng phản xạ do quá trình kích thích và đình trệ hoạt động của não bộ kéo theo huỷ hoại chức năng hô hấp. Mức độ kích thích thần kinh và khả năng chịu đưng quyết định nguồn gốc tổn thương.
Điện trở người.
Phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ và cơ thể thông thường 10¸100 KW
Trị số dòng điện qua người.
Thường rất nhỏ: 0,6¸100 (mA)
Thời gian tác dụng
Thời gian tác dụng lâu sinh nhiệt lớn đốt cháy lớp vảy sừng trên da làm giảm điện trở người làm dòng điện tăng càng gây nguy hiểm.
Thời gian tác dụng ngắn thì nguy hiểm phụ thuộc nhịp tim.
Đường đi của dòng điện qua người.
Đường đi của dòng gây nguy hiểm phụ thuộc vào đường đi.
Tần số dòng điện.
Tổng trở người giảm khi f tăng. Thực tế khi f tăng thì mức độ nguy hiểm càng giảm.
Môi trường xung quanh.
Nhiệt độ, độ ẩm ảnh hưởng tới điện trở người và vật cách điện do vậy cũng gây nguy hiểm.
Điện áp cho phép.
Do điện trở người là hàm của nhiều biến số do vậy rất khó khăn để tìm điện áp cho phép. Tuy vậy điện áp cho phép đã được qui chuẩn.
b. Phân bố điện áp trong đất vùng rò rỉ.
Điện đi trong đất.
Dòng điện tản đi theo hình cầu, độ lớn điện áp phân bố:
Điện áp tiếp xúc.
Nếu người và đoạn mạch còn lại tạo thành mạch kín thì điện áp giáng rơi trên người gọi là điện áp tiếp xúc mà độ lớn phụ thuộc vào điện trở nối tiếp với người.
Điện áp bước.
Thiết bị rò rỉ điện tạo nên những hình cầu đẳng thế. Trên mặt đất là những vòng tròn đẳng thế, giữa các vòng tròn chênh lệch điện thế tạo điện áp bước gây nguy hiểm cho người lao động.
c. Các dạng tai nạn điện.
Chấn thương: là sự phá huỷ cục bộ các mô của cơ thể do dòng điện hoặc hồ quang điện (da, xương). Chấn thương do điện ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng lao động cao nhất là tử vong. Bao gồm các kiểu :
Bỏng điện: do dòng điện qua cơ thể hay do tác động của hồ quang điện. Bỏng do hồ quang một phần do tác động đốt nóng của tia lửa hồ quang có nhiệt độ rất cao (từ 35000 - 150000) một phần do bột kim loại nóng bắn vào gây bỏng.
Dấu vết điện: trên bề mặt da tại điểm tiếp xúc với điện cực có dòng điện chạy qua sẽ in dấu vết.
Kim loại hoá mặt da do các hạt kim loại nhỏ bắn với tốc độ lớn thấn sâu vào trong da, gây bỏng.
Co giật cơ: Khi có dòng điện qua người, các cơ bị co giật.
Viêm mắt do tác dụng của tia cực tím hay tia hồng ngoại của hồ quang điện.
Điện giật.
Dòng điện qua cơ thể sẽ kích thích các mô kèm theo giật cơ ở các mức độ khác nhau.
Cơ bị co giật nhưng người không bị ngạt.
Cơ co giật, người bị ngất, nhưng vẫn duy trì được hô hấp và tuần hoàn.
Người bị ngất, hoạt động của tim và hô hấp rối loạn.
Chết lâm sàng (không thở, hệ tuần hoàn không hoạt động)
Điện giật tỷ lệ chết rất lớn, khoảng 80% trong tổng số nạn nhân điện giật và 85%¸87% số vụ tai nạn điện chết người là do điện giật.
d. Các biện pháp an toàn sử dụng điện.
Các qui tắc chung đảm bảo an toàn điện.
Phải che chắn các thiết bị và bộ phận của mạng điện đẻ tránh nguy hiểm khi tiếp xúc bất ngờ vào vật dẫn điện.
Phải chọn đúng điện áp sử dụng và thực hiện nối đất hoặc nối dây trung tính các thiết bị điện cũng như thắp sáng theo đúng quy chuẩn.
Nghiêm chỉnh sử dụng các thiết bị, dụng cụ an toàn và bảo vệ khi làm việc
Tổ chức kiểm tra, vận hành theo đúng các quy tắc an toàn.
Thường xuyên kiểm tra dự phòng cách điện của các thiết bị cũng như của hệ thống điện.
Kinh nghiệm cho thấy tai nạn điện giật hầu hết là do vận hành qui tắc, trình độ vận hành kém, sức khoẻ không đảm bảo.
Các biện pháp kỹ thuật an toàn điện.
Đề phòng tiếp xúc vào các bộ phận mang điện.
Đảm bảo tốt cách điện của thiết bị điện: bảo vệ không cho điện rò rỉ ra vỏ máy gây nguy hiểm và tránh truyền điện giữa các pha với nhau gây ngắn mạch.
Đảm bảo khoảng cách an toàn, bao che, rào chắn các bộ phận mang điện.
Sử dụng điện áp thấp, máy biến áp cách ly.
Sử dụng biẻn báo, tín hiệu, khoá liên động.
Đề phòng điện rò ra bộ phận bình thường không có điện.
Nối đất an toàn: để tản dòng điện vào đất và giữ mức điện thế thấp trên vật được nối đât.
Nối đất bảo vệ: bảo vệ an toàn khi chạm phải thiết bị hư hỏng cách điện
Nối đất tập trung: dùng thếp ống Æ40 ¸ Æ60 làm điện cực, nhưng gây ra điện áp bước.
Nối đất hình lưới: dùng lưới sắt lớn làm điện cực chôn phía dưới khu vực đặt thiết bị. Khắc phục điện áp bước lớn khi nối tập trung.
Nối đất dây trung tính: bảo vệ lưới điện 3 pha có dây trung tính.
Nối đất lặp lại: dây trung tính được nối lặp lại với khoảng cách 250m. đảm bảo khi ngắn mạch điện áp dây trung tính không tăng đến điện áp pha.
Cắt điện bảo vệ: dùng khi nối đất không đạt được các yêu cầu về an toàn.
Các dụng cụ sửa chữa điện.
Yêu cầu: đảm bảo cách điện an toàn cho người sử dụng: sào, ủng, gang tay, thảm, bục cách điện
Các dụng cụ kiểm tra: bút thử điện, vônmét.
Yêu cầu cơ bản với thiết bị điện.
Cách điện: là yêu cầu quan trọng nhất.
Dây dẫn: phải được cách điện bàng vỏ bọc cách điện.
Cầu chì: cơ cấu tự động cắt điện bảo vệ được lắp sau cầu dao.
Dao cắt điện : để đóng, cắt mạch điện.
Các dụng cụ điện xách tay : khoan tay, máy mài…
Cấp cứu khi điện giật.
Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
Làm hô hấp nhân tạo.
Xoa bóp tim ngoài nồng ngực
e. Đề phòng tĩnh điện.
Hiện tượng tĩnh điện.
Các biện pháp phòng tránh ảnh hưởng tĩnh điện.
f. chống sét
Những khái niệm cơ bản.
tính toán phạm vi bảo vệ chống sét.
Chương 4: Phòng cháy và chữa cháy
I. ý nghĩa, vai trò quá trình cháy và vấn đề phòng chống cháy nổ.
Quá trình cháy đóng vai trò rất to lớn trong sản suất công gnhiệp, đời sống, quốc phòng. Việc phát minh ra lửa là một vĩ đại của loài người, tuy nhiên nếu quá trình cháy không được kiểm soát nó sẽ gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng về người và tài sản. Do vậy việc đề phòng chống cháy nổ là một nhiệm vụ tất yêu và cần thiết.
II. Phương châm, tính chất và nhiệm vụ công tác phòng chữa cháy.
Để công tác phòng cháy, chữa cháy đạt hiệu quả cao nhất cần tuân theo phương châm :
“ Tích cực phòng ngừa, kịp thời cứu chữa, bảo đảm hiệu quả cao nhất”
Hai mặt phòng ngừa và cứu chữa đều rất quan trọng, nhưng trước hết là phải tích cực phòng ngừa nếu đã xảy ra cháy nổ thì ít nhiều đều gây thiệt hại. Cùng với đó phải cứu chữa kịp thời. Muốn vậy phải nghiên cứu kỹ tính chất sản xuất, cấp bậc công trình, có phương án phòng ngừa, chữa cháy chu đáo, trang thiết bị đầy đủ, có tổ chức luyện tập thường xuyên.
Tính chất: ngoài 3 tính chất chung của bảo hộ lao động: tính quàn chúng, tính pháp luật, tính khoa học kỹ thuật thì nó còn thêm tính chuyên ngannhf là tính chiến đấu.
tính chiến đấu: cháy là giặc lửa xảy ra bất ngờ và có thể lan rộng nhanh chóng do vậy phải sãn sàng chiến đấu, nắm tình hình, áp dụng chiến thuật thích hợp để đánh nhanh, thắng nhanh đồng thời cũng đòi hỏi một tinh thần dũng cảm dám hy sin và ý thức tổ chức kỷ luật cao.
Nhiệm vụ:
Nghiên cứu để bộ công an ban hành các điều lệ, biện pháp và tiêu chuẩn kĩ thuật phòng cháy chữa cháy
Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các điều lệ, biện pháp và tiêu chuẩn kĩ thuật phòng cháy chữa cháy trong các cơ quan, xí nghiệp, công trường...
Thoả thuận về thiết kế và thiết bị phòng cháy chữa cháy của các công trình trước khi thi công.
Chỉ đạo công tác, nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy và tổ chức phối hợp chiến đấu của các đội chữa cháy.
Tổ chức nghiên cứu và phổ biến khoa học kĩ thuật phòng cháy chữa cháy .
Hướng dẫn, tuyên truyền giáo dục cho nhân dân về nhiệm vụ và cách thức phòng cháy chữa cháy.
Hướng dẫn, kiểm tra việc sản xuất và mua sắm máy móc, phương tiện, dụng cụ và hoá chất chữa cháy.
Kết hợp với cơ quan chức năng tiến hành điều tra và kết luận về các vụ cháy.
III. Khái niệm cơ bản về cháy, nổ.
1. Định nghĩa về cháy.
“Cháy: là một phản ứng hoá học có toả nhiệt và phát ra ánh sáng.”
Quá trình cháy được đặc trưng bởi 3 dấu hiệu sau:
Là một phản ứng hoá học.
Có toả nhiệt.
Phát ra ánh sáng.
2. Định nghĩa về nổ.
Căn cứ vào tính chất nổ chia ra:
Nổ lý học là nổ do áp suất trong một thể tích tăng cao vượt quá giới hạn chịu đựng của thiết bị. Nổ lý học rất nguy hiểmdo áp lực và mảnh vỡ của thiết bị bắn ra.
Nổ hoá học là nổ do cháy với vận tốc rất nhanh, sự thay đổi áp suất đột ngột. Nổ hoá học có đầy đủ dấu hiệu phản ứng hoá học, toả nhiệt, phát sáng.
3. Nhiệt độ chớp cháy, bốc cháy, tự bốc cháy.
4. áp suất tự bốc cháy.
5. thời gian cảm ứng của quá trình tự bốc cháy.
6. Điều kiện cần thiết cho quá trình cháy.
Để quá trình cháy xuất hiện và phát triển được phải có 3 yếu tố là: chất cháy, Oxy trong không khí, nguồn nhiệt thích ứng. Ba yếu tố trên phải kết hợp với nhau đúng tỷ lệ, xảy ra cùng một thời gian, tại cùng một địa điểm thì mới đảm bảo sự cháy hình thành.
a. chất cháy.
Chất rắn: gồm các vật liệu thể rắn : tre, gỗ…
Chất lỏng : xăng, dầu, cồn…
Chất khí : CH4, H2, C2H2…
b. Oxy cần cho sự cháy:
Oxy trong không khí chiếm 21% thể tích, hầu hết mọi chất cháy đều cần có sự tham gia của Oxy trong không khí. Nếu lượng Oxy giảm xuống 14-15% thì cháy không duy trì được nữa.
c. Nguồn nhiệt:
có nhiều loại khác nhau: nguồn nhiệt trực tiếp, nguồn nhiệt do ma sát và các chất rắn sin ra, nguồn nhiệt do tác dụng hoá chất sin ra.
Việc xác định các yếu tố cần thiết cho sự cháy rất quan trọng trong việc loại trừ cháy nổ.
7. Đặc điểm cháy của các vật liệu khác nhau.
Cháy, nổ của hỗn hợp hơi, khí với không khí.
Cháy nổ của chất lỏng trong không khí.
Cháy nổ của bụi trong không khí.
Cháy của chất rắn trong không khí.
Một vài dạng cháy đặc biệt.
IV. Nguyên nhân gây cháy.
Có hai nguyên nhân : nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp. ở đây chỉ xét nguyên nhân trực tiếp.
1. cháy do tác động của ngọn lửa trần hay tia lửa, tàn lửa.
Đây là nguyên nhân phổ biến, nhiệt độ ngọn lửa trần rất cao đủ sức đốt cháy hầu hết các vật liệu.
2. Cháy do ma sát, va chạm giữa các vật.
Thường gặp trong các trường hợp máy móc không được bôi trơn tốt, các ổ bi, cổ trục cọ sát vào nhau sinh ra nhiệt hay phát tia lửa gây cháy.
3. cháy do tác dụng hoá chất.
Các phản ứng hoá học toả nhiệt hay hình thành ngọn lửa phải được chủ động kiểm soát.
Các hoá chất tác dụng với nhau sinh ra nhiệt hay ngọn lửa dẫn đến cháy. phải được chủ động kiểm soát.
Hoá chất gặp không khí, gặp nước xảy ra phản ứng và toả nhiệt, tạo ngọn lửa gây cháy do vậy phải bảo quản đúng qui định.
4. Cháy do tác dụng của năng lượng điện.
Là trường hợp chuyển từ năng lượng điện sang nhiệt năng trong các trường hợp: chập mạch, quá tải…
Tóm lại: nguyên nhân thì có rất nhiều, ngoài những nguyên nhân phổ biến trên còn có nhiều những nguyên nhân khác: do sét, thao tác không đúng…
V. Biện pháp phòng chống cháy nổ.
Phòng cháy là khâu quan trọng nhất trong công tác phòng cháy chữa cháy vì khi đám cháy đã xảy ra thì dù các biện pháp chống cháy có hiệu quả như thế nào thiệt hại vẫn to lớn và kéo dài. trên cơ sở phân tích được các nguyên nhân và điều kiện gây cháy ta có thể chủ động đề ra các biện pháp phòng ngừa thích hợp, không để xảy ra cháy hoặc ngăn chặn kịp thời không cho đám cháy phát triển.
1. Biện pháp giáo dục, tuyên truyền, huấn luyện.
Giáo dục, tuyên truyền, huấn luyện thường xuyên cần làm rõ bản chất và đặc điểm quá trình cháy của các loại vật liệu, các yếu tố dẫn đến cháy và nổ, các biện pháp đề phòng.
2. Biện pháp kỹ thuật.
Thay thế các khâu sản xuất nguy hiểm bằng khâu ít nguy hiểm hơn hoặc tiến hành cơ khí hoá, tự động hoá.
Thiết bị phải đảm bảo kín tại các chỗ nối, tháo rút, nạp vào của thiết bị cần phải kín để hạn chế thoát hơi.
Quá trình sản xuất dùng dung môi chọn dung môi khó bay hơi, khó cháy.
Dùng thêm các chất phụ gia trơ, các chất ức chế, các chất chống nổ để giảm tính cháy nổ của hỗn hợp cháy. Thực hiện các khâu kĩ thuật nguy hiểm về cháy nổ trong môi truờng khí trơ, trong điều kiện chân không.
Cách ly hoặc đặt các thiết bị hay công đoạn dễ cháy nổ ra một khu vực xa, nơi thoáng gió hay ra ngoài trời.
Loại trừ mọi khả năng phát sinh ra mồi lửa tại những chỗ sản xuất có liên quan đến chất dễ cháy, nổ. Tránh mọi khả năng tạo ra nồng độ nổ nguy hiểm của chất lỏng trong các thiết bị, ống dẫn khí hay trong hệ thống thông gió.
Giảm tới mức thấp nhất lượng chất cháy, nổ trong khu vực sản xuất.
Thiết kế lắp đặt các hệ thống thiết bị chống cháy lan truyền.
Xử lý sơn chống cháy, vật liệu không bị cháy.
Trang bị hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động.
3. Biện pháp hành chính, pháp lý.
Nhà nước quản lý phòng cháy chữa cháy bằng pháp lệnh, nghị định, tiêu chuẩn do đó mọi công dân bắt buộc phải tuân theo.
VI. Chữa cháy và phương tiện chữa cháy.
1. Quá trình phát triển đám cháy.
a. Đặc điểm của đám cháy.
Toả nhiệt.
Sản phảm cháy.
Tốc độ cháy.
b. Diễn biến đám cháy và sự phát triển.
Giai đoạn đầu.
Giai đoạn cháy to
Giai đoạn kết thúc.
2. Nguyên lý chữa cháy.
Xuất phát từ bản chất, điều kiện của quá trình cháy và diễn biến của một đám cháy thấy rằng, sự cháy sẽ được chấm dứt khi giảm tốc độ phát nhiệt từ vùng cháy và khi tăng tốc độ truyền nhiệt từ vùng cháy ra môi trường xung quanh.
Giảm tốc độ phát nhiệt hoặc ngừng phát nhiệt trong vùng cháy có thể đạt được bằng cách ức chế phản ứng cháy bằng phương pháp hoá học, pha loãng chất cháy bằng chất không cháy hoặc cách ly chất phản ứng ra khỏi vùng cháy.
Tăng giữa tốc độ truyền nhiệt từ vùng cháy ra môi trường xung quanh có thể đạt được bằng cách làm lạnh nhanh chóng vùng cháy hoặc chất phản ứng.
Để thực hiện các qua trình đó có nhiều phương pháp khác nhau gọi là phương pháp chữa cháy:
“ Phương pháp chữa cháy là hoạt động liên tục, chính xác theo một trình tự nhất định hướng vào tâm, gốc đám cháy nhằm tạo điều kiện để dập tắt đám cháy.”
Làm loãng chất tham gia phản ứng bằng cách đưa vào vùng cháy những chất không tham gia phản ứng cháy: CO2....
ức chế phản ứng cháy bằng cách đưa vào vùng cháy những chất có tham gia phản ứng, những có khả năng biến đổi chiều của phản ứng từ toả nhiệt thành thu nhiệt: brommetyl..
Ngăn cách không cho Oxy thâm nhập vào vùng cháy: dùng bọt, cát...
Làm lạnh vùng cháy cho đến nhiệt độ bắt cháy của các chất cháy.
Phương pháp tổng hợp: tổng hợp hai hay nhiều phương pháp trên.
Ngoài phương pháp chữa cháy ra còn có chiến thuật chữa cháy.
3. Các chất chữa cháy.
Chất chữa cháy: là chất đưa vào đám cháy nhằm dập tắt nó. Có nhiều loại chất chữa cháy: rắn, lỏng, khí có phạm vi ứng dụng riêng, nhưng chúng có các yêu cầu cơ bản sau:
Có hiệu quả chữa cháy cao, là tiêu hao chất chữa cháy trên một đơn vị diện tích cháy trong một đơn vị thời gian phải là nhỏ nhất.
Dễ kiếm và rẻ tiền.
Không gây độc hại khi sử dụng, bảo quản.
Không gây hư hỏng thiết bị cứu chữa đồ vật được cứu chữa.
Một số chất chữa cháy thông dụng.
Nước.
Hơi nước.
Bụi nước.
Bọt chữa cháy: bọt hoá học và bọt không khí
Bột chữa cháy.
Các loại khí.
Các chất halogen
4. Tổ chức lực lượng phòng cháy chữa cháy tại chỗ.
Tổ chức chữa cháy tại chỗ là hết sức cần thiết vì nếu đám cháy đã xảy ra thì dù sao vẫn gây thiệt hại về vật chất hay con người. Nhiệm vụ cơ bản của đội phòng cháy, chữa cháy:
Tuyên truyền vận động mọi người thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy ước và biện pháp phòng cháy chữa cháy ở cơ sở.
Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy định an toàn phòng cháy chữa cháy.
Xây dựng kế hoạch huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy, xây dựng phương án chữa cháy ở cơ sở, thường xuyên luyện tập theo phương án đề ra.
Tổ chức cứu chữa kịp thời các vụ cháy xảy ra, cùng các lực lượng chuyên nghiệp cứu chữa những vụ cháy lớn.
Bảo vệ hiện trường chữa cháy để giúp đỡ cơ quan xác minh nguyên nhân gây cháy.
5. Dụng cụ, phương tiện chữa cháy.
a. Phân loại phương tiện chữa cháy.
Gồm 2 loại: cơ giới và thô sơ.
Phương tiện, dụng cụ chữa cháy cơ giới bao gồm loại di động và loại cố định.
Loại di động: xe chữa cháy, xe chuyên dùng, xe thang, xe chỉ huy...
Loại cố định: hệ thống phun bọt chữa cháy, hệ thống nước…
Phương tiện, dụng cụ chữa cháy thô sơ bao gồm: các loại bơm tay, gầu vẩy, thang…những loại này được trang bị rộng rãi ở các cơ sở.
b. Xe chữa cháy.
Có nhièu loại: xe chữa cháy, xe phun bọt… nhưng chúng đều có cấu tạo chung: động cơ máy nổ, bộ chế hoà khí chất chữa cháy, vời chữa cháy, nước..
c. phương tiện báo cháy và chữa cháy tự động.
Các phương tiện báo cháy và chữa cháy tự động thường đặt ở những mục tiêu quan trọng cần được bảo vệ. Thiết bị báo cháy tự động dùng để phát hiện cháy từ đầu và báo ngay về trung tâm chỉ huy chữa cháy, ngoài ra nó còn gồm cả thông tin liên lạc hai chiều giữa đám cháy và trung tâm chỉ huy, hệ thống máy tính để có những thông số kỹ thuật vê chữa cháy.
Phương tiện chữa cháy tự động là phương tiện tự động đưa chất chữa cháy vào đám cháy và dập tắt ngọn lửa. Nó thường được bố trí những nơi quan trọng.
d. Các dụng cụ chữa cháy thô sơ.
Các loại: bình bọt, bình CO2, bình chữa cháy chất rắn, bơm tay, cát, xẻng, thùng…dùng để chữa cháy lúc đầu khi đội chữa cháy chưa đến kịp. Một số loại binnhf chữa cháy:
Bình bọt hoá học.
Bình bọt hoà không khí.
Bình chữa cháy bằng CO2.
e.phương án chữa cháy tại chỗ.
6. Chữa cháy những đám cháy đặc biệt.
a. Chữa cháy chất rắn.
b. Chữa cháy chất độc, chất nổ.
c. Chữa cháy thiết bị điện.
d. Chữa cháy chất lỏng.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro