Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

APD.PPNC- de tai khoa hoc

Câu 7: Đề tài khoa học:

1. Khái niệm: là một phạm vi của kiến thức khách quan cần đặt ra để phám phá, nghiên cứu, tìm hiểu bản chất của hiện thực đó nhằm cải tạo một cách hiệu quả nhất phục vụ cho nhu cầu con người.

2. Cở sở hình thành và lựa chọn một đề tài KH
- Thực tiễn hoạt động nói chung, đặt ra nhiều vấn đề lớn đòi hỏi phải tìm ra câu trả lời.
- Từ những thành tựu mới, các nguyên lí mới, các quan điểm mới.
- Phương tiện thông tin đại chúng.
- Sự tiếp xúc với cơ sở, quần chúng nhân dân
- Theo dõi các đề tài hợp tác quốc tế.

=> Tìm ra các vấn đề cần khám phá nghiên cứu
=> Lựa chọn một trong những vấn đề phù hợp nhất làm đề tài khoa học, đó là những chủ đề cấp thiết nhất, vấn đề khả thi, chọn đề tài có giá trị hữu ích lâu dài, chọn đề tài sở trường.

3. Cách đặt tên một đề tài khoa học
Tên đề tài cần ngắn gọn, xúc tích nhưng vẫn phản ánh được đối tượng hành vi, mục tiêu nghiên cứu.

4. Cách trình bày một đề tài khoa học
Chương 1: Cơ sở KH hay cơ sở lí luận của việc giải quyết vấn đề đặt ra.
1.1 Các khái niệm liên quan đến vấn đề đặt ra.
1.2 Các nhà KH đã nghiên cứu vấn đề này như thế nào, quan điểm như thế nào, còn vấn đề gì chưa được giải quyết.
1.3 Kinh nghiệm nghiên cứu và giải quyết vấn đề.
Chương 2 : Cớ sở thực tiễn của vấn đề
Nghiên cứu khách thể và đối tượng nghiên cứu, những điều kiện địa lí tự nhiên, kinh tế, xã hội đang chi phối vấn đề đang nghiên cứu.
Chương 3: Những kết luận và giải pháp giải quyết vấn đề.
Trình bày những quan điểm, phương hướng, giải pháp để giải quyết vấn đề như thế nào.


* Quy trình tiến hành một đề tài khoa học:

1. Xây dựng đề cương ( 3 phần )
- Mở đầu :
+ Tên đề tài : ngắn gọn, phản ánh được đối tượng
+ Tính cấp thiết của đề tài: hiện trạng của vấn đề
+ Tình hình nghiên cứu: những tài liệu đã được công bố
+ Mục tiêu nghiên cứu: Cái đích mà người nghiên cứu tìm kiếm
+ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : ( nội dung bản chất cần được khám phá – một bộ phận đủ đại diện của khách thể nghiên cứu được lựa chọn để xem xét.
+ Phương pháp sử dụng trong quá trình nghiên cứu
+ Ý nghĩa KH : mặt lí thuyết và thưc tiễn ( nêu được tri thức gì mới – giải quyết được vấn đề gì mới )
- Nội dung:
Chương 1: cơ sở KH
+ Các khái niệm, thành phần, vai trò của khái niệm.
+ Các nhà khoa học đã nghiên cứu như thế nào? Còn vấn đề gì chưa giải quyết được.
+ Kinh nghiệm nghiên cứu, giải quyết vấn đề.

Chương 2 : Cơ sở thực tiễn của vấn đề:
+ Thực trạng của vấn đề
+ Điều kiện địa lí, tự nhiên, KT-XH
+ Lịch sử hình thành và phát triển
+ Nguyên nhân của thực trạng
Chương 3: Những kết luận và giải pháp giải quyết vấn đề
+ Mục tiêu, phương hướng  giải quyết/
+ Quan điểm cần phân tích, bổ sung, hoàn thiện.
+ Giải pháp cụ thể, giải pháp mới, cách tiếp cận mới, phương pháp mới
+ Phần tổng kết kết quả, kết luận và kiến nghị

2. Quá trình nghiên cứu một đề tài:
- Chọn chủ đề: tìm trong hoạt động thực tiễn những tình huống có vấn đề để xây dựng thành chủ để nghiên cứu.
- Xây dựng giả thuyết : xây dựng luận đề nghiên cứu
- Xây dựng đề cương của một đề tài khoa học.
- Trình bày một đề tài khoa học

3. Tổ chức bảo vệ, nghiệm thu một đề tài khoa học


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: