antoandien1
An Toàn Điện
Chương 1 : CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Câu 1: Các tai nạn điện có thể gặp.
Tai nạn điện có thể gặp ở 3 dạng : điện giật , đốt cháy điện do hồ quang , nổ và hỏa hoạn.
1.Điện giật:
Do chạm trực tiếp hoặc gián tiếp vào phần tử mang điện :
Chạm trực tiếp xảy ra khi người tiếp xúc với các vật có mang điện trong tình trạng làm việc bình thường , với các vật đã được cắt ra khỏi nguồn điện nhưng vẫn còn mang tích điện (mạch điện dung) hay vật này vẫn còn chị điệ áp cảm ứng do ảnh hưởng của điện từ hay cảm ứng tĩnh điện do các trang thiết bị điện ở gần. Tiêu chuẩn IEC61140 thay đổi thuật ngữ " bảo vệ chống chạm điện trực tiếp " bằng thuật ngữ " bảo vệ cơ bản ".
Chạm gián tiếp xảy ra khi người tiếp xúc với phần bên ngoài của các vật mang điện mà lúc bình thường khong có điện nhưng trở nên có điện do cách điện bị hư hỏng hay do các nguyên nhân khác ( bảo vệ sự cố )
Điện áp mà người phải chị khi chạm điện được gọi là điện áp tiếp xúc.
2. Đốt cháy điện:
Đốt cháy điện có thể sinh ra do :
Ngắn mạch kéo theo phát sinh hồ quang điện.
Người đến gần vật mang điện áp cao tuy chưa chạm phải, nhưng điện áp cao sinh ra hồ quang điện mà dòng điện hồ quang chạy qua người khá lớn khiến nạn nhân bị chấn thương hoặc chết do hồ quang đốt cháy da thịt. Tai nạn này ít xảy ra vì đối với điện áp cao thường có biển báo và hàng rào an toàn bảo vệ
3.Hỏa hoạn, nổ:
Do điều kiện vận hành , dòng điện đi qua dây dẫn vượt quá giới hạn cho phép gây nên phát nóng, do hồ quang điện sinh ra khi tiếp xúc điện gây nên hỏa hoạn.
Do hợp chất ở gần các thiết bị điện có dòng điện quá lớn, nhiệt độ các thiết bị điện vượt quá giới hạn cho phép sinh ra sự nổ.
Hỏa hoạn , nổ xảy ra ở môi trường dễ cháy nổ ( bụi bặm, hơi hóa chất, khí dễ cháy ) khi có sự cố điện. Tai nạn này gây thiệt hại cả về con người lẫn cơ sở vật chất
Câu 2 : Các tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người.
1.Tác dụng kích thích
Dưới tác dụng của dòng điện, các cơ co bóp hỗn loạn dẫn đến tắt thở, tim ngừng đập. Chỉ với một dòng điện không lớn lắm , các cơ ngực ddax bị co rút làm ngừng hô hấp. Nếu không được cứu chữa kịp thời do thiếu oxy, tim sẽ ngừng đập. Với một dòng điện lớn hơn các thớ cơ tim co bóp hỗn loạn, quá trình tuần hoàn bị ngừng lại và tim nhanh chóng ngừng đập.
Với hệ thần kinh trung ương dòng điện gây nên triệu chứng xốc điện. Đối với sốc điện nạn nhân có thể phản ứng mạnh lúc đầu, nhưng sau đó các cảm giác dần dần bị tê liệt, nạn nhân chuyển dần sang trạng thái mê man rồi chết. Đây là tác dụng kích thích.
2. Tác dụng gây chấn thương
Cơ thể con người còn bị thương tích bên ngoài do sự đốt cháy bởi hồ quang điện. Nó tạo nên sự hủy diệt lớp da ngoài , đôi khi sâu hơn nữa có thể hủy diệt các cơ bắp, lớp mỡ, gân và xương. Nếu sự đốt cháy bởi hồ quang xảy ra trên diện tích khá rộng trên người thì có thể dẫn đến tử vong.Đây là tác dụng gây chấn thương
Thông thường đốt cháy do dòng điện nguy hiểm hơn sự đốt cháy do nguyên nhân khác, vì sự đốt cháy do dòng điện gây đốt nóng toàn thân. Tai nạn càng trầm trọng khi giá trị của dòng điện càng lớn và thời gian duy trì càng dài
Câu 5 : Nguyên nhân gây ra tai nạn điện
1.Đối với mạng điện hạ áp
Nguyên nhân gây ra tai nạn điện ở mạng điện hạ áp là do người chạm vào:
Các phần tử mang điện ko được bọc cách điện, hoặc bị hở do cách điện bị hư hỏng
Các bộ phận bằng kim loại bình thường ko mang điện của các thiết bị điện ( vỏ động cơ, khoan tay, tủ lạnh, bàn ủi...) nhưng vì cách điện bên trong hư hỏng gây hiện tượng " chạm vỏ "
2.Đối với mạng điện cao áp
Nếu người đến quá gần thiết bị hoặc đường dây có điện áp cao ( 15 kV, 22 kV, 110 kV...) , dù ko chạm phải thiết bị hay đường dây nhưng vẫn có thể bị tai nạn do hồ quang điện. Vì khi khoảng cách giữa người và vật mang điện nhỏ hơn khoảng cách an toàn tối thiểu sẽ xuất hiện sự phóng điện qua ko khí đến cơ thể con người, gây đốt cháy cơ thể bởi hồ quang
3. Điện áp bước
Khi dây dẫn mang điện bị đứt và rơi xuống đất, làm xuất hiện dòng điện tản trong đất. Nếu người đi trong vùng này thì giữa 2 chân sẽ tồn tại điện áp bước , mức độ tai nạn càng nguy hiểm nếu người đứng càng gần chỗ dây dẫn bị đứt và bước chân người càng rộng
Khi có sự cố dây dẫn đứt cần báo cho điện lực khu vực , lập rào chắn với khoảng cách 15 -20m. Trường hợp người ở trong vùng bị tác dụng của điện áp bước thì phải bình tĩnh rút 2 chân gần sát nhau, quan sát tìm được chỗ dây dẫn chạm đất, sau đố bước với bước chân rất ngắn ra ngoài khu vực bị ảnh hưởng
4. Do ko chấp hành quy trình kỹ thuật an toàn điện
Tự ý trèo lên cột điện câu mắc, sửa chữa, vi phạm hành lang lưới điện
Sửa chữa điện trong nhà ko ngắt cầu dao
Sử dụng các loại thiết bị điện , khí cụ điện , dây dẫn ko đúng quy cách, ko bảo đảm chất lượng gây chạm , chập, nổ , cháy
Sử dụng điện bừa bãi , ko đúng mục đích như dùng điện chích cá ở ao hồ, gài điện vào hàng rào nhà....
5.Do người sử dụng ko được đào tạo , trang bị kiến thức về an toàn điện một cách đầy đủ và có hệ thống
Khi người sử dụng điện chưa được trang bị kiến thức về ATĐ một cách đầy đủ và có hệ thống thì khả năng bị tai nạn điện giật hay phóng điện hồ quang là rất cao do ko được trang bị các thiết bị phòng hộ, ko sử dụng thiết bị điện đúng quy cách... Vì vậy, trong môi trường công nghiệp các công nhân vận hành thiết bị điện thường phải học và được kiểm tra kiến thức về ATĐ thường xuyên
6. Do trình độ của cán bộ tổ chức , quản lý công tác lắp đặt , xây dựng và sửa chữa công trình điện chưa tốt
Trong thực tế việc lắp đặt , xây dựng và sửa chữa thiết bị điện hay các công trình điện phải tuân theo các quy trình , qui phạm cụ thể của các ngành, các cấp chức năng liên quan nhằm đảm bảo rủi ro do tai nạn điện giảm thiểu ở mức thấp nhất
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro