Muỗi
Liệu Trái đất có đảo lộn khi loài muỗi biến mất hoàn toàn?
Các chuyên gia cho rằng, việc vắng bóng loài muỗi trên Trái đất gây ra nhiều bất lợi cho hệ sinh thái của chúng ta.
Thời tiết ẩm, mưa nhiều là cơ hội để loài sinh sôi nảy nở một cách nhanh chóng. Với không ít người, muỗi là kẻ thù "không đội trời chung" bởi lẽ, chúng gây ra những tiếng vo ve khó chịu khi bạn đang thiu thiu ngủ hay vẫn luôn trực chờ, chỉ cần sơ hở một tẹo là chúng lao tới, hút máu và khiến bạn "phát điên" vì ngứa.
Những lúc như vậy, hẳn không ít bạn sẽ muốn hét lên và mong muốn loài vật này sẽ bị tuyệt diệt. Nhưng liệu bạn đã bao giờ tự hỏi, nếu một ngày nào đó, loài muỗi bỗng nhiên biến mất hoàn toàn trên Trái đất thì sẽ như thế nào chưa? Liệu rằng hành tinh của chúng ta vẫn bình yên hay sẽ rối loạn bởi loài côn trùng bé nhỏ này?
Câu trả lời hẳn khiến nhiều người phải ngạc nhiên. Mặc dù không gây ra thảm họa nhưng sự biến mất hoàn toàn của muỗi trên Trái đất cũng sẽ khiến hệ sinh thái bị đảo lộn.
Muỗi và những sự thật "không thể ngờ"
Ít ai biết, muỗi đã xuất hiện và tồn tại trên Trái đất cách đây khoảng 170 triệu năm trước, các hóa thạch lâu đời nhất của muỗi được xác nhận là vào thời kỷ Phấn trắng - cách đây khoảng 200 triệu năm.
Với hơn 3.500 loài khác nhau trên Trái đất, muỗi không chỉ đánh bại khủng long mà còn sống và phát triển mạnh mẽ cho tới ngày nay.
Dù chỉ có tốc độ bay khoảng 2km/h nghe có vẻ khá chậm chạp nhưng nếu muỗi to bằng kích thước của con người thì chúng có thể chạy nhanh hơn chúng ta gấp 100 lần
Bên cạnh đó, muỗi sở hữu tầm quan sát rất rộng cùng thị lực tốt - chúng hoàn toàn có thể nhìn thấy địa hình phía trên đầu và một phần phía sau cơ thể. Điều này giúp lý giải vì sao nhiều bạn khó có thể bắt trúng muỗi mặc dù chúng đang đậu trong tầm mắt.
... tầm quan trọng của loài côn trùng nhỏ bé...
Nếu bạn cho rằng, muỗi là một loài vô tích sự thì có lẽ bạn đã nhầm bởi loài côn trùng bé nhỏ này là mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái, đặc biệt là việc tìm nguồn thức ăn.
Các nhà nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, một số phân loài của muỗi thường cư trú ở vùng lãnh nguyên Bắc cực vô cùng đặc biệt và là nguồn cung cấp thức ăn phong phú cho loài chim di cư.
Nếu muỗi đột nhiên biến mất, một lượng lớn cá thể chim trong vùng có thể bị ảnh hưởng và sụt giảm về số lượng. Một số nhà khoa học dự đoán, số phận của nhiều loài cá trên Trái đất cũng gặp phải trường hợp tương tự như ở loài chim.
Sự thiếu hụt nguồn thức ăn (bọ gậy, ấu trùng...) trầm trọng sẽ khiến cho các loài côn trùng hay loài cá, loài chim rơi vào tình trạng thiếu thức ăn, dần cạn kiệt về số lượng, gây ra một hiệu ứng mạnh mẽ trong cả chuỗi thực phẩm.
Chưa dừng lại ở đó, sự biến mất của muỗi còn khiến cho các vùng nước ngọt mất đi những nhà giám sát chất lượng nước nghiêm khắc và tuyệt vời.
Theo đó, các chuyên gia khi muốn kiểm tra chất lượng nguồn nước thường lấy mẫu nước ở vùng đó để xem có sinh vật phù du (gồm ấu trùng muỗi, sinh vật nhỏ khác) sống trong đó không.
Chính bởi ấu trùng muỗi rất nhạy cảm, dù chỉ với sự ô nhiễm nhỏ thế nên nếu tìm thấy sự có mặt của sinh vật này, điều đó có nghĩa là nguồn nước an toàn.
... và tuyệt chiêu diệt muỗi "trăm phát trăm trúng"
Không ai có thể phủ nhận mối hiểm nguy của loài muỗi đến với cuộc sống của chúng ta khi muỗi là nguyên nhân gây ra căn bệnh sốt xuất huyết, sốt rét cho khoảng 246 triệu người và 1 triệu người tử vong mỗi năm.
Nhà côn trùng học Michael Dickinson đã nghiên cứu cơ chế di chuyển của các loài côn trùng trong 20 năm và rút ra được rất nhiều điều thú vị từ thử nghiệm của mình. Theo ông, chính sự phản ứng nhanh nhạy của não bộ, đôi mắt tinh tường, nhạy cảm giúp muỗi có thể thoát hiểm trong gang tấc.
Do vậy, cách tốt nhất để bắt được muỗi là dùng cả hai bàn tay và đập từ hai phía lại. Nếu bạn chỉ sử dụng một tay, áp lực không khí sinh ra trong khi tay di chuyển phần nào cảnh báo cho con muỗi biết mối nguy hiểm, thậm chí áp lực này còn đẩy con muỗi ra khỏi tầm tay của bạn.
Chính vì vậy mà việc sử dụng hai bàn tay và ép từ hai hướng lại sẽ khiến áp lực cân bằng, giúp bạn dễ tiêu diệt được con mồi hơn.
Một mẹo nhỏ khác là hãy đợi đến khi con muỗi đang hút máu của bạn, vì lúc đó phản xạ của nó giảm đi đáng kể và dễ dàng hơn để đập trúng.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học đang nghiên cứu cách để giúp muỗi vẫn tồn tại nhưng không gây hại cho người, đó là sử dụng phương pháp di truyền để giảm số lượng muỗi cái và tăng lượng muỗi đực.
Để tạo ra những , các chuyên gia đã nghiên cứu sử dụng một loại gene có tên là Nix. Gene này có tác dụng thay đổi giới tính của muỗi cái sang muỗi đực, từ đó biến những kẻ hút máu người thành sinh vật hút nhựa cây và phấn hoa. Điều đó đồng nghĩa rằng 2/3 số muỗi cái sẽ trở nên hiền dịu và không bao giờ đốt người hay hút máu nữa.
Tại sao muỗi cái lại hút máu trong khi đó muỗi đực lại "ăn chay" hút nhựa cây để sống?
Để lý giải thắc mắc này cửa chống muỗi Việt Thống sẽ lý giải lý do tại sao cho các bạn biết. Bởi vì muỗi cái đảm nhận vai trò sinh sản, đẻ trứng phát triển nòi giống nên cần nguồn protein cung cấp đủ dưỡng chất để sản sinh ra trứng do đó chúng có cấu tạo vòi có thể xuyên thủng da người và động vật. Và dĩ nhiên muỗi đực không có vòi thích hợp để hút máu, và chỉ ăn nhựa cây và hoa quả.
Muỗi cái thường hoạt động săn mồi hút máu mạnh từ hoàng hôn cho tới sáng, nhất là thời tiết nóng ẩm hoặc khí hậu ẩm ướt. Nếu chẳng may bạn bị muỗi đốt, thì hãy dùng nước muối, dầu khuynh diệp, nước dấm loãng, nước cốt chanh hoặc dùng xà phòng rửa vết đốt, bạn sẽ giảm sưng ngứa và đỏ ngay. Nhà nào có điều kiện thì dùng các loại để ngăn chặn muỗi đốt đây là cách ngăn chặn muỗi cắn hiệu quả nhất.
Các bạn có biết? muỗi thường bị thu hút bởi những bộ quần áo có màu sắc sặc sỡ nên bạn cần lưu ý để tránh bị muỗi để ý thì nên mang những bộ quần áo tối màu như kaki, beige, màu olive hoặc chất liệu bằng len sẽ không "hấp dẫn" loại côn trùng này. Và đặc biệt muỗi rất thích những mùi hương nhất là người tiết ra nhiều mồ hôi, và những người hay uống bia vì muỗi rất nhạy cảm với mùi co2 và mùi cơ thể.
Để hạn chế bị muỗi đốt bạn nên dùng một số loại dầu từ các loại thực vật như chanh, sả, quế, hương thảo, bạc hà...có tác dụng chống muỗi rất hiệu quả. Ngoài ra bạn dùng những loại hương mà muỗi cực ghét như tỏi hay củ sả đập nát để gần chỗ ngủ sẽ khiến muỗi hoảng sợ mà tránh xa bạn. Và bạn nên tham khảo thêm một số loại cây trồng chống muỗi đốt hiệu quả trồng xung quanh nhà để xua đuổi muỗiRất nhiều người đã phàn nàn cùng ngồi trong đám đông nhưng họ thường xuyên bị muỗi đốt trong khi những người khác thậm chí chẳng biết có muỗi vo ve bên cạnh. "Thịt thơm" thường là giải thích vui cho hiện tượng này. Thực tế, đúng là có những người may mắn không bị muỗi đốt.
Tại sao bạn bị muỗi đốt nhiều hơn người khác?
Nhưng không phải bởi đối với con "quái vật" hút máu nhỏ bé này, máu của người này có vị "ngon hơn" máu của người khác. Trong một cuộc thảo luận tại hội nghị TED 2014 (hội nghị về công nghệ, giải trí và thiết kế) diễn ra tại Vancouver (Canada) hôm 19/3, nhà vi sinh vật học Rob Knight đã giải thích rằng vi khuẩn, hoặc vi trùng trên da sản sinh ra các hóa chất khác nhau, một số trong đó có một số mùi hấp dẫn hơn với muỗi.
Tất cả những con muỗi cái đều cần hút máu để nuôi dưỡng trứng trong thời kì sinh sản. Một số loài sẽ chỉ hút máu động vật, một số loài nhỏ hơn nhắm vào con người. Rất khó để có thể xác định được tại sao muỗi đánh hơi ra máu của con người và phân biệt các mùi riêng biệt. Chúng ta chỉ biết rằng khi tìm kiếm bữa ăn của mình, chúng sẽ sử dụng một loạt các giác quan đặc biệt có chức năng như một máy dò độ ẩm và nồng độ CO2.
Muỗi có khả năng nhận diện được tới 300 hóa chất khác nhau mà hàng ngày chúng ta phát tán vào không khí. Bởi có tới hơn 3.000 loài muỗi khác nhau, mỗi loài lại có một khuynh hướng bẩm sinh được định sẵn. Ví dụ, một số loài tỏ ra khá hung hăng trong khi số khác có vẻ hiền lành hơn. Có những loài muỗi thậm chí chỉ chọn chân chúng ta làm vị trí để "ăn tối".
Những nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng đa phần các loài muỗi thích bóng tối, những nơi ấm áp hay có nồng độ CO2 cao. Chúng bị hấp dẫn bởi chuyển động và hơi cồn khi chúng ta uống rượu. Một số người da mỏng hay sở hữu nhóm máu O sẽ trở thành mục tiêu ưu thích của muỗi. Và điều đặc biệt, chúng thích mồ hôi.
Hàng tỷ hoặc khoảng chừng đó vi khuẩn sống trên da chỉ là tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số đến 100 tỷ vi khuẩn sống trên và trong cơ thể người. Tuy nhiên, chúng lại đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra mùi cơ thể. Không có những vi khuẩn này, mồ hôi con người không thể phát ra bất cứ mùi gì.
Tuy nhiên, những vi khuẩn khác nhau này trên người này lại rất khác với người kia. Ông Knight giải thích rằng, trong khi DNA của chúng ta đến 99,9% như nhau thì hầu hết mọi người chỉ có khoảng 10% vi khuẩn là tương tự.
Để minh họa cho việc muỗi bị thu hút bởi những dạng vi khuẩn trên da nhất định, các nhà nghiên cứu đã đề nghị 48 tình nguyện viên nam giới kiêng cữ rượu, tỏi, thức ăn cay và tắm trong hai ngày. Những người này đi tất nilon trong vòng 24 giờ để thu thập một bộ sưu tập các vi khuẩn trên da đặc biệt.
Sau đó, các nhà nghiên cứu sử dụng hạt thủy tinh đã cọ sát ở dưới chân những người tình nguyện để lấy mùi làm mồi nhử muỗi.
Kết quả là 9 trong số 48 người tình nguyện đặc biệt hấp dẫn với muỗi, trong khi mùi của 7 tình nguyện viên may mắn khác bị muỗi phớt lờ hoàn toàn. Nhóm"hấp dẫn muỗi cao độ" có nồng độ vi khuẩn da thông thường cao gấp 2,62 lần; và nồng độ vi khuẩn thông thường khác gấp 3,11 lần so với nhóm "không hấp dẫn muỗi". Nhóm kém hấp dẫn muỗi có số vi khuẩn lưu trú trên da đa dạng hơn.
Một số loài muỗi sẽ thích mùi mồ hôi tươi. Số khác lại thích những mùi ủ lâu ngày do vi khuẩn tạo ra trên cơ thể. Tựu chung lại, khi bạn đổ mồ hôi và trong tình trạng không được sạch sẽ, bạn chính là mục tiêu lớn hơn bao giờ hết với muỗi.
Các nhà nghiên cứu nói rằng có thể một số người có mùi như là cách ngăn ngừa muỗi tự nhiên. Tuy nhiên, vẫn có giải pháp cho những người có sức hút tự nhiên đối với muỗi, như uống bia ít đi chẳng hạn. Những người uống bia rất hấp dẫn đối với loài côn trùng, theo các nhà nghiên cứu. Nhưng có một thứ họ không thể thay đổi, đó là gen di truyền.
Nghe có vẻ vô lý nhưng đó chính là kết quả của những nghiên cứu được xác nhận nhiều lần bởi các nhà khoa học. 85% lí do cho việc ai đó bị muỗi đốt nhiều hơn liên quan đến tính trạng di truyền của họ. Nghiên cứu mới nhất về điều này được thực hiện và công bố trong tháng 4 bởi các nhà khoa học đến từ Trường Đại học Vệ sinh và Y học nhiệt đới London.
Họ đã chọn 18 cặp sinh đôi cùng trứng giống hệt nhau và 19 cặp sinh đôi khác trứng tham gia nghiên cứu. Điều này sẽ giúp mọi điều kiện được chuẩn hóa cho các nhóm đối chứng, chỉ để lại một khả năng cho sự hấp dẫn đối với muỗi đến từ gen di truyền.
Kết quả không ngoài dự đoán. Jame Logan, nhà côn trùng học dẫn đầu nhóm nghiên cứu cho biết "Các cặp sinh đôi cùng trứng có mức độ hấp dẫn muỗi tương ứng nhau. Tuy nhiên, điều này lại rất khác nhau ở những cặp song sinh khác trứng. Vì vậy, câu trả lời cho việc ai đó hấp dẫn hay không hấp dẫn với muỗi đến từ mặt di truyền".
Có lẽ kết luận này sẽ khiến mọi nghiên cứu nhằm tìm ra phương pháp phòng tránh muỗi rẽ sang một hướng khác. "Nếu có thể hiểu cách các gen ảnh hưởng đến việc này, chúng ta có thể phát triển các chất đuổi muỗi mới", Logan nói. Đây có thể là cơ sở để giải quyết rất nhiều dịch bệnh khủng khiếp mà muỗi đóng vai trò là sát thủ hàng đầu đối với con người.
Công cụ tốt nhất mà chúng ta có ngày nay để phòng tránh muỗi là DEET, một hợp chất được phát triển bởi quân đội từ năm 1952. Tuy nhiên, đáng buồn nó lại được liệt vào danh sách các độc tố thần kinh, mặc dù chỉ ở mức độ nhẹ. Permethrin, chất diệt côn trùng được sử dụng để đối phó với các dịch bệnh gây ra bởi muỗi còn tệ hại hơn nữa. Một số báo cáo mới đây khẳng định nó tiềm ẩn khả năng gây .
Chính vì vậy, những nghiên cứu về sự thiên vị của muỗi đối với một số người không chỉ để trả lời cho thắc mắc đơn giản của bạn. Nó sẽ là cơ hội để chúng ta vượt qua những rào cản trong cuộc chiến với những dịch bệnh gây ra bởi muỗi. Hơn nửa thập kỉ sử dụng DEET và Permethrin, chúng đã lộ diện là những giải pháp không hoàn hảo. "Càng tìm hiểu rõ hơn về những gì đằng sau nguyên nhân sự thiên vị của muỗi, chúng ta càng có cơ hội thiết kế những chiến lược tốt hơn để bảo vệ người dân", Richard Pollack, nhà côn trung học, đồng thời là chuyên gia Y tế cộng đồng tại Đại học Harvard kết luận.
Hầu như mọi người đều cảm thấy ngứa sau khi bị muỗi đốt. Những người đang bị sưng tấy hoặc phát ban sẽ cảm thấy khó chịu hơn. Điều đó là do quá trình amin sinh học histamine giải phóng trong cơ thể để phản ứng lại với nước bọt của muỗi được truyền vào cơ thể thông qua quá trình hút máu gây nên.
Ông tư vấn: "Hãy hạn chế gãi nếu bạn có thể chịu được ngứa". Hành động này chỉ làm tăng phản ứng histamine của cơ thể, do đó vết cắn sẽ càng ngứa hơn. Ngoài ra, điều đó có thể làm trầy xước da, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Sau khi bị muỗi đốt, cách xử lí tốt nhất là rửa sạch vết cắn bằng xà phòng và nước lạnh. Việc làm này có thể giảm ngứa và giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh từ muỗi.
CO2
Thật ra muỗi không cắn người ngẫu nhiên. Thay vào đó, chúng tìm ra nạn nhân bằng cách lần theo khí CO2 từ cơ thể mà người đó phát ra.
Giảng viên khoa Y tế công cộng trường đại học Harvard và là cố vấn Bộ nông nghiệp bang Massachusetts, Ông Richard Pollack cho biết: muỗi rất tài tình trong việc tìm ra mục tiêu theo cách này.
"Nếu bạn vừa tập thể dục xong, bạn sẽ tạo ra nhiều khí CO2 hơn trong một thời gian ngắn. Lúc đó, bạn sẽ trở nên rất thu hút đối với muỗi."
Và thật không may, không có cách nào để cắt giảm lượng khí CO2 trong khi bạn thở ra.
Thân nhiệt
Trong khi CO2 giúp muỗi tìm được mục tiêu, thì thân nhiệt là thứ giúp chúng xác định được vị trí để cắn bạn.
Giáo sư khoa y tế côn trùng học Đại học Florida, Tiến sĩ Jonathan Day cho biết, trước khi muỗi cắn một ai đó chúng phải tìm ra một khu vực của cơ thể, nơi máu gần bề mặt. Các khu vực này gồm trán, cổ tay, khuỷu tay và cổ.
Tuy nhiên, đối với những người có thân nhiệt quá nóng hoặc những người vừa hoàn thành xong công việc ngoài trời, máu sẽ gần bề mặt da trên khắp cơ thể. Do đó muỗi sẽ rất nhanh chóng xác định được vị trí cắn.
Ngoài ra, một vài nghiên cứu nhỏ cho rằng muỗi thích đốt một nhóm máu cụ thể, nhưng các chuyên gia đã phủ nhận điều đó.
Trang phục
Nếu bạn sắp tham gia một buổi picnic và muốn tránh bị muỗi đốt, hãy tránh mặc bộ đồ tối màu hoặc đen toàn thân. "Nếu mặc bộ tối màu, bạn sẽ ở vị trí ngược sáng và muỗi có thể nhìn thấy bạn" - Ông Day nói.
Một số loài muỗi là những kẻ đi săn theo ánh sáng, và chúng tìm kiếm dấu hiệu của sự sống ở phía ngược sáng. Các cử động cũng thu hút sự chú ý của muỗi, do đó nếu phải đi bộ nhiều, bạn nên thoa thật nhiều thuốc chống côn trùng.
Bia rượu
Các kết quả của một nghiên cứu 13 người tình nguyện cho thấy uống một chai bia có thể làm cho bạn trở thành mục tiêu của muỗi, mặc dù các chuyên gia nói rằng không có bằng chứng xác thực nào với giả thiết thức ăn hay đồ uống nào đó làm tăng nguy cơ bị muỗi đốt.
Mùi của hơi thở
Ngoài thân nhiệt và CO2, muỗi còn bị thu hút bởi những chất được giải phóng khi con người thở.
Các chất này gọi là chất hấp dẫn thứ cấp.
Ông Day nói thêm: "Các chất khác nhau nhưng thường có liên quan đến estrogen, đó là lý do muỗi thường thích đốt phụ nữ hơn".
Ngoài ra, muỗi cũng bị thu hút bởi axit lactic. Axit lactic cũng được tạo ra nhiều trong quá trình bạn tập thể dục.
Vậy làm thế nào để tránh bị muỗi cắn?
Bên cạnh việc mặc đồ sáng màu, tránh ra khỏi nhà lúc hoàng hôn và nhá nhem tối, bạn nên tuân theo các mẹo sau:
Sử dụng thuốc chống côn trùng chứa DEET, picaridin hay IR 3535. Một số tinh dầu chanh cũng có thể ngăn ngừa muỗi.Mặc áo dài tay, quần dài và tất khi ra ngoài, tránh các hoạt động ngoài trời ở thời điểm bình minh hoặc chạng vạng tối, là giờ hoạt động cao điểm của muỗi.Dùng lưới chống muỗi ở các cửa sổ và thường xuyên loại bỏ các vũng nước tù, đọng quanh nhà.Dùng quạt thổi khiến khí CO2 bị phân tán, đồng thời khiến cho muỗi không thể hạ cánh và cắn người.Cách chống muỗi đơn giản để hạn chế sốt xuất huyết
Hiện sốt xuất huyết đang hoành hành, với số người mắc tăng nhanh. Do thời tiết sáng nắng, chiều mưa tại nhiều tỉnh, thành đang là điều kiện thuận lợi sản sinh ra ổ muỗi gây bệnh sốt xuất huyết. Ngoài sử dụng thuốc diệt muỗi, bạn có thể chống muỗi đơn giản bằng cách dưới đây.
Chống muỗi bằng cách tự nhiên
Cả nước đã có 15 trường hợp tử vong trong số hơn 45.000 ca mắc. Số ca mắc sốt xuất huyết đang tăng nhanh và diễn biến bất thường, tập trung chủ yếu tại khu vực phía Nam, miền Trung, Hà Nội. Đến nay, vẫn chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả vẫn là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt.
Để xua đuổi muỗi, diệt muỗi ngoài việc sử dụng hóa chất, theo Trung tâm Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp, mọi gia đình có thể sử dụng biện pháp tự nhiên từ việc sử dụng các thảo mộc khô, cây cỏ trong đời sống hàng ngày. Một vài nghiên cứu đã cho thấy muỗi không thích mùi rau bạc hà, mùi vỏ quýt, mùi hoa đinh hương... dùng loại này để khô cho vào túi lưới để vào các góc trong nhà mình có tác dụng xua đuổi muỗi khá hiệu quả.
Các gia đình có thể dùng cách đốt tạo khói và hương đuổi muỗi, chống muỗi trong nhà bằng các loại cây, vỏ cây sau:
+ Bưởi, lá náng hoa trắng, bèo cái, cây ngải hoa vàng hoặc thanh cao phơi khô, đốt lấy khói hun cũng có tác dụng xua đuổi muỗi.
+ Bồ kết phơi khô, cây hương nhu, cây gỗ thơm, vỏ bưởi, bã mía... đốt tạo khói trong nhà. Có thể đốt vào thời điểm buổi chiều tối hoặc trước khi đi ngủ. Lưu ý đốt với số lượng vừa phải để tạo ra một làn khói thoang thoảng trong nhà, tránh bị ngạt. Cách này không chỉ làm nhà có mùi thơm tự nhiên mà còn làm các loài côn trùng khác trong nhà như ruồi, gián, kiến... không có chỗ ẩn náu buộc phải bay ra khỏi nhà.
+ Dùng tinh dầu sả, tinh dầu bạch đàn xanh pha loãng với nước để phun. Hoặc tự làm dung dịch đuổi muỗi bằng sử dụng các nguyên liệu: Bách bộ 50g, nghể 20g, vỏ cổ giải 16g, rễ cây thuốc cá 16g, rễ cóc kèn 16g, dành dành bóng 20g cùng với 2 lít nước sắc thành dung dịch phun vào những nơi nhiều ruồi, muỗi.
TS Vật lý Nguyễn Văn Khải cho biết, muỗi là loài vật hướng quang, thích ánh sáng có thể sử dụng đèn bắt muỗi. Chúng thích sống trong môi trường nóng, tối và ẩm, ngày ẩn đêm ra nên buổi tối có thể áp dụng biện pháp tắt đèn trong nhà, mở cửa sổ để muỗi bay ra khỏi nhà, sau đó đóng kín cửa và cửa sổ để tránh muỗi bay vào. Mỗi gia đình nên mua chiếc bóng đèn compact để dẫn dụ muỗi. Ở nơi nhiều muỗi, bạn có thể đặt một hộp dầu con hổ hoặc chai dầu gió, muỗi ngửi thấy sẽ bay đi chỗ khác.
Cùng với đó, trong sinh hoạt hàng ngày mọi người nên chú ý mặc quần áo trắng hoặc nhạt màu. Loại quần áo này có tính phản quang mạnh, có tác dụng đuổi muỗi chống muỗi. Tắm rửa thường xuyên để người ít mồ hôi vì người có mồ hôi thì muỗi sẽ bay đến. Nếu có điều kiện nên sử dụng lưới chống muỗi. Việc dùng các loại thuốc chống muỗi dưới dạng kem bôi hay xịt cũng tốt nhưng cần tránh lạm dụng vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến da.
Các gia đình cũng nên trồng một số cây trong nhà có khả năng đuổi muỗi vì mùi hương mà chúng toát ra, khiến muỗi sợ và tránh xa. Chẳng hạn trồng cây sả , cây hương nhu trắng, cây húng quế... ở những chỗ ẩm ướt nơi muỗi hay trú ẩn sinh sản ở quanh vườn, cạnh bể nước. Hoặc bạn có thể đặt trong phòng nhà một bồn hoa dạ lan, bạc hà... Các loại cây này dễ trồng vừa làm đẹp không gian vừa có tác dụng đuổi muỗi.
Giữ vệ sinh môi trường sạch
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo, muỗi bùng phát có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân cơ bản là do môi trường. Vệ sinh môi trường sạch có thể diệt muỗi 70%.
Môi trường sinh trưởng của muỗi chủ yếu là những nơi ẩm ướt, có nguồn nước, các dụng cụ để chứa đồ... Theo đó, cần loại bỏ nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết bằng cách đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước là đã có thể giảm lượng lớn muỗi sinh sống. Các chum, vại để nước nếu không cọ rửa mà chỉ đổ nước không thôi thì trứng vẫn bám vào và khi gặp môi trường nước thì tiếp tục sinh sôi.
Chú ý loại bỏ các vật dụng có thể là nơi trú ngụ của muỗi như lọ hoa, cây phát lộc, bát nước, phi vại, các phế liệu bị vỡ... Các hố ga thì rắc vôi bột. Về mặt sinh học, người dân có thể áp dụng phương pháp thả cá vào bể nước để cá ăn bọ gậy, thay nước thường xuyên rồi cọ rửa để diệt nơi trứng muỗi sinh sôi; rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp...) hàng tuần.
Nếu có dịch bệnh truyền nhiễm do muỗi gây ra bùng phát, biện pháp diệt muỗi đuổi muỗi ở các khu vực này chỉ có cách phun thuốc muỗi ngay và phun thuốc muỗi định kỳ. Tuy nhiên, việc sử dụng hóa chất diệt muỗi, các chuyên gia khuyến cáo các gia đình không nên tự ý mua hóa chất về phun hoặc thuê người đến nhà phun hóa chất diệt muỗi. Bởi nếu phun không đúng liều lượng, không đúng quy trình, thậm chí không rõ nguồn gốc hóa chất thì sẽ không có tác dụng mà còn có thể ảnh hưởng đến .
Khi phun cần phải che đậy đồ ăn, thức uống trong nhà, người nhà phải ra ngoài hết và không được ở trong nhà trong vòng 2 tiếng để đảm bảo không bị dị ứng, ngộ độc. Sau khi phun, đóng cửa để đạt hiệu quả phun cao hơn.
Khống chế muỗi
Diệt muỗi
Trước đây, các hóa chất độc thường được sử dụng để diệt muỗi, như bằng bình xịt, hay đốt hương muỗi. Nhưng các biện pháp hiện đại sử dụng các sinh vật có khả năng tiêu diệt muỗi, hoặc các phương pháp sinh học và vật lý khác, tránh sử dụng chất hóa học độc hại cho cơ thể con người.
Dùng sinh vật :
Sử dụng thiên địch để diệt muỗi:
Nuôi cá hoặc lươn nhỏ trong bể nước để tiêu diệt bọ gậy.
Nuôi chuồn chuồn ngoài đồng ruộng. Các ấu trùng chuồn chuồn trong nước ăn bọ gậy, còn chuồn chuồn trưởng thành bắt muỗi trong không trung.
Nuôi bò sát nhỏ như thạch sùng, thằn lằn để ăn muỗi trong nhà.
Bảo vệ dơi bắt muỗi trong không trung.
Dùng Mesocyclops để diệt lăng quăng
Dùng các côn trùng thủy sinh thuộc họ corixidae để diệt lăng quăng
Cải tạo môi trường
Mục đích là thu hẹp môi trường sinh trưởng của muỗi:
Nạo vét cống rãnh, vũng nước
Phát quang bụi rậm
Sử dụng bồn chứa nước sinh hoạt kín
Dọn dẹp nhà cửa
Không để các vật ủ lại một chỗ (dễ cho muỗi phát sinh)
Bẫy điện
Đèn bẫy muỗi được chế tạo với một đèn phát ánh sáng hấp dẫn muỗi và côn trùng tụ tập đến, bao quanh bởi lưới kim loại có hiệu điện thế thấp. Khi muỗi và côn trùng sa vào lưới, dòng điện nhỏ sẽ phóng qua và tiêu diệt chúng. Phương pháp này sử dụng được trong nhà và ngoài trời.
Vợt điện, thiết kế như vợt bắt muỗi cầm tay, chỉ gồm lưới kim loại có điện thế, chạy pin. Vợt này đòi hỏi kỹ thuật sử dụng của người bắt muỗi, có thể có ích trong nhà, nhưng không có tính hiệu quả cao.
Dùng hóa chất
Thuốc xịt, có thể được xịt ở những khu vực ngoài trời rộng lớn. Một số thuộc xịt còn được xịt tiêu diệt muỗi và các côn trùng khác trong nhà ở, khi mọi người đi vắng. Việc dùng thuốc xịt gây tranh cãi, vì nó không chỉ độc cho con người mà còn tiêu diệt các sinh vật ăn muỗi, làm mất cân bằng sinh thái.
Hương xua muỗi (còn gọi là nhang muỗi), có thể được đốt trong nhà khi mọi người đi vắng. Nó có thể tiêu diệt muỗi trong phạm vi nhà ở và không duy trì được tác dụng lâu dài. Hương xua muỗi có thể gây độc cho người, và tạo nguy cơ hỏa hoạn.
Dùng muỗi biến đổi gien
Có thể tạo ra chủng muỗi đực bị mất khả năng sinh sản khi chiếu phóng xạ rồi thả chúng vào tự nhiên. Các con muỗi đực vô sinh sẽ cạnh tranh giao phối với muỗi đực thường, giảm tỷ lệ sinh của muỗi.
Xua muỗi
Một cách khác để giảm thiểu khả năng bị muỗi ảnh hưởng đến sức khỏe là ngăn cản không cho chúng tiếp xúc với cơ thể.
Bật đèn sáng
Muỗi rất sợ đèn sáng vào buổi tối. nhưng với đèn có tia uv cao thì sẽ lại thu hút chúng. các đèn bẫy muỗi thông thường là loại đèn phát tia cực tím để thu hút chúng. nhưng với tia uv thì lại có hại cho con người đặc biệt là trẻ nhỏ. nhìn nhiều hại mắt, tiếp xúc nhiều hại da.... vì vậy đặc biệt cách ly với con nhỏ. (hậu quả làm mờ mắt sớm, lão hóa sớm...)
Gió nhẹ
Tạo luồng gió nhẹ bằng quạt có thể xua được muỗi.
Màn
Các biện pháp dùng màn và lưới không gây hại cho sức khỏe hay môi trường, chi phí không cao và phát huy tác dụng trong thời gian dài.
Màn ngủ là phương pháp hiệu quả để phòng chống muỗi đốt khi ngủ.
Lưới cửa, là các lưới kim loại (hay nhựa) có lỗ nhỏ, không cho muỗi hay các loại côn trùng vượt qua và xâm nhập vào nhà ở, nhưng vẫn đảm bảo thoáng khí và ánh sáng.
Thuốc xua muỗi
Thuốc bôi lên da để xua muỗi khỏi da, tiện dụng khi đi du lịch đến vùng đất nhiều muỗi. Chúng thường chứa các hóa chất sau: DEET, tinh dầu bạc hà mèo, nepetalactone, tinh dầu xả hay tinh dầu bạch đàn (còn gọi là dầu khuynh diệp).
Máy phát siêu âm xua muỗi
Các máy này được chế tạo nhỏ như đồng hồ, đeo ở tay, chạy pin, phát ra sóng siêu âm khiến muỗi không muốn lại gần, nhưng tai người không nghe thấy gì. Tiện dụng khi ta đi du lịch các vùng đất nhiều muỗi. Tuy nhiên chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh được công dụng của thiết bị này.
KẾT LUẬN : HÃY DIỆT TRỪ MUỘI - LOÀI GÂY HẠI, MANG MẦM BỆNH CHO CON NGƯỜI!
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro