anken_ankin
Put your stHyđrôcacbon không no
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Hidrocacbon không no là hidrocacbon có chứa ít nhất một liên kết đôi trở lên trong cấu trúc phân tử của nó nhưng không có dạng mạch vòng như hidrocacbon thơm mà chỉ có dạng mạch thẳng hoặc phân nhánh.
[sửa] Các họ hidrocacbon không no
Ankencó công thức chung là CnH2n với n≥2
Ankadien có công thức chung là CnH2n-2 với n≥3, trong phân tử có hai liên kết đôi
Ankin có công thức chung là CnH2n-2 với n≥2, trong phân tử có một liên kết ba.
Các dạng hỗn hợp của ba dạng trên
Một số hidrocacbon không no có chứa liên kết đôi còn có đồng phân cis-trans (đồng phân hình học). Là do hai nhóm ở mỗi một bên của liên kết đôi khác nhau, do đó khi quay quanh mặt phẳng chứa liên kết đôi thì trở thành các dạng khác nhau.
[sửa] Các phản ứng của hidrocacbon không no
Phản ứng của hidrocacbon không no cũng như nhiều chất hữu cơ khác đều có là
Phản ứng với hidro để tạo ra hidrocacbon no (nếu hidro hóa hoàn toàn)
Phản ứng với hidro clorua tạo ra các dẫn xuất halogen
Phản ứng oxi hoá gồm phản ứng cháy, anđehit hóa, rượu hóa...
ory teAnken
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Anken
Thuộc tính
Công thức tổng quát CnH2n
Anken trong hóa hữu cơ là một hydrocacbon không no chứa ít nhất một liên kết đôi giữa các nguyên tử cacbon - cacbon. Những alken đơn giản nhất, chỉ với một liên kết đôi, tạo thành một dãy đồng đẳng, dãy anken với công thức tổng quát CnH2n.
Anken đơn giản nhất là C2H4, có tên thường gọi là "êtilen" và tên gọi của Tổ chức hóa học lý thuyết và ứng dụng quốc tế (IUPAC) là êten. Tiếp theo, êten trong dãy đồng đẳng anken là prôpen (hay prôpylen với ba nguyên tử cacbon), buten (hay butylen với bốn nguyên tử cacbon), penten (hay pentylen với năm nguyên tử cacbon)... Trong trường hợp từ buten và các anken lớn hơn, các đồng phân có thể tồn tại, phụ thuộc vào vị trí của liên kết đôi. Ví dụ buten có bốn đồng phân là: 1-buten (α-butylen), cis-2-buten (cis-β-butylen), trans-2-buten (trans-β-butylen) và mêtylprôpen (isobutylen). Các anken là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp hóa dầu. Điểm sôi của các anken tăng lên khi mạch cacbon của chúng dài hơn.
Anken còn được gọi là ôlêfin hay olefin (từ cổ, nhưng được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp hóa dầu) hoặc các hợp chất vinyl.
xt here...Allyl
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Nhóm anlyl là một nhóm anken hydrocacbon với công thức H2C=CH-CH2-. Nó có thể coi như một nhóm vinyl, CH2=CH-, gắn với mêtylen -CH2. Ví dụ rượu anlyl có cấu trúc H2C=CH-CH2OH. Các hợp chất chứa nhóm anlyl thông thường được nói đến như là các hợp chất anlyl.
Vị trí của nguyên tử cacbon bão hòa, trong đó nhóm anlyl được gắn vào (trong trường hợp này, nguyên tử cacbon bên cạnh nhóm OH trong rượu anlyl) được gọi là vị trí anlyl. Nhóm, chẳng hạn -OH, được gắn tại vị trí anlyl đôi khi được mô tả như là anlyl. Hai ví dụ đơn giản nhất về các hợp chất anlyl là anlyl clorua và rượu anlyl.
Các sự thay thế cho nhóm nói trên, chẳng hạn trans-but-2-en-1-yl hay nhóm crôtyl (CH3CH=CH-CH2-) cũng có thể coi như là các nhóm anlyl.
Các nhóm mêtylen anlyl có phản ứng đặc biệt chẳng hạn như trong các phản ứng ôxi hóa anlyl, phản ứng -en và ankyl hóa anlyl bất đối xứng Trost.
Lấy từ "http://vi.wikipedia.org/wiki/Allyl"
Estragol
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Estragol
Tên hóa học 1-mêtôxy-4-(2-prôpenyl) benzen
Công thức hóa học C10H12O
Phân tử gam 148,20 g/mol
Số CAS [140-67-0]
Tỷ trọng 0,946 g/cm3
Điểm nóng chảy ?°C
Điểm sôi 216°C
95-96°C ở 12 mmHg
SMILES C=CCC1=CC=C(OC)C=C1
Phủ nhận và tham chiếu
Estragol hay p-allylanisol hoặc mêtyl chavicol là một hợp chất hữu cơ nguồn gốc tự nhiên. Cấu trúc hóa học của nó bao gồm một vòng benzen được thay thế bởi một nhóm mêtôxy và một nhóm prôpenyl. Estragol là đồng phân liên kết đôi của anethol. Ở điều kiện bình thường, nó là một chất lỏng từ không màu tới vàng nhạt. Nó là thành phần chủ yếu của tinh dầu ngải giấm và chiếm từ 60-75% tinh dầu của cây này. Nó cũng được tìm thấy trong tinh dầu thông và nhựa thông.
Estragol được sử dụng trong sản xuất nước hoa và phụ gia thực phẩm để tạo mùi.
[sửa] Xem thêm
Anethol, đồng phân liên kết đôi
Chavicol, chất dẫn xuất từ phenol tương tự
Safrol, chất dẫn xuất từ mêtylenđiôxy tương tự
Lấy từ "http://vi.wikipedia.org/wiki/Estragol"
Êtilen
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Ethylene
Tổng quan
Danh pháp IUPAC Ethene
Công thức hoá học C2H4
SMILES C=C
Phân tử khối 28,05 g/mol
Bề ngoài khí không màu
Số CAS [74-85-1]
Thuộc tính
Tỷ trọng và pha 1,178 g/l ở 15 °C, gas
Độ hoà tan của khí trong nước 25 mL/100 mL (0 °C)
12 mL/100 mL (25 °C)[1]
Nhiệt độ nóng chảy -169,1 °C
Nhiệt độ nóng chảy -103,7 °C
Cấu trúc
Hình dạng phân tử phẳng
Mômen lưỡng cực không
Nhóm đối xứng D2h
Dữ liệu nhiệt động
Entanpy tạo thành ΔfH°gas +52,47 kJ/mol
Entropy phân tử tiêu chuẩn S°gas 219,32 J•K-1•mol-1
Nguy hiểm
MSDS MSDS ngoài
Phân loại của EU Cực kỳ dễ cháy (F+)
NFPA 704
402
Chỉ dẫn nguy hiểm R12, R67
Chỉ dẫn an toàn S2, S9, S16,
S33, S46
Điểm bốc cháy khí dễ cháy
Giới hạn nổ 2.7-36.0%
Nhiệt độ bắt cháy 490 °C
Dữ liệu bổ sung
Cấu trúc và
tính chất ''n'', ''εr'', v.v..
Tính chất
nhiệt động Pha
Rắn, lỏng, khí
Phổ UV, IR, NMR, MS
Hóa chất liên quan
Other alkenes Propen
Buten
Hóa chất liên quan Êtan
Acetylen
Ngoại trừ có thông báo khác, các dữ liệu được lấy ở 25°C, 100 kPa
Thông tin về sự phủ nhận và tham chiếu
Êtilen, hay eten có công thức hóa học là H2C=CH2 là chất đầu tiên trong dãy đồng đẳng của hiđrocacbon etilen.
[sửa] Đặc điểm
Êtilen là chất khí không màu; ts = - 103,7°C; nhiệt độ tự bốc cháy 540°C (trong không khí). Ít tan trong nước, etanol; tan nhiều trong ete. Có trong khí đốt (3 - 5%), trong khí chế biến dầu mỏ (đến 20%). Có khả năng phản ứng cao. Là nguyên liệu để tổng hợp nhiều chất hữu cơ quan trọng như etyl clorua, etanol, etilen oxit, polietilen, P.V.C. Trong phân tử etilen có một liên kết đôi kém bền, dễ bị đứt ra trong các phản ứng hóa học, vì vậy các phân tử etilen có thể tham gia nhiều phản ứng cộng và liên kết với nhau tạo ra phân tử có kích thước và khối lượng rất lớn gọi là polyetilen. Giống như đa số các khí hữu cơ khác, etilen khi cháy tạo ra nước và cacbon điôxít. Ở một số loài cây Etilen được sinh ra khi cây rụng lá , ngập úng hay cây gặp một số điều kiện bất lợi khác. Etilen có tác dụng thúc quả chín và rụng
Cycloankan
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
cyclobutanCycloankan hay ankan vòng là các hợp chất hữu cơ với một hay nhiều vòng cacbon trong đó các nguyên tử hiđrô được đính vào phù hợp với công thức CnH2n-2x, trong đó x là số cạnh chung cho các vòng (cạnh chung chỉ tính một lần). Do vậy các cycloankan vòng đơn có công thức tổng quát CnH2n do không có cạnh nào chung. Các cycloankan với vòng đơn được đặt tên tương tự như các ankan thông thường của chúng với cùng một số lượng nguyên tử cacbon: cycloprôpan, cyclobutan, cyclopentan, cyclohexan, v.v. Các cycloankan lớn hơn, với số nguyên tử cacbon trên 20 thông thường gọi là cycloparafin.
Cycloankan được phân loại thành các cycloankan nhỏ, bình thường và lớn, trong đó cycloprôpan và cyclobutan là các cycloankan nhỏ, cyclopentan, cyclohexan, cycloheptan là các cycloankan thường, và các cycloankan còn lại là các cycloankan lớn.
Mục lục [ẩn]
1 Danh pháp
2 Phản ứng
3 Liên kết ngoài
[sửa] Danh pháp
Xem thêm: Danh pháp IUPAC
Việc đặt tên cho các ankan đa vòng là phức tạp hơn, với tên gọi gốc chỉ ra số lượng cacbon trong hệ thống vòng, một tiền tố chỉ ra số lượng vòng (ví dụ "bicyclo" tức hai vòng), và các tiền tố bằng số để chỉ ra số lượng cacbon trong mỗi phần của mỗi vòng, loại trừ các cạnh chung. Ví dụ, bicyclooctan C8H14 bao gồm một vòng 6 thành viên và một vòng 4 thành viên, có nghĩa là chúng chia sẻ hai nguyên tử cacbon cạnh nhau và tạo ra 1 cạnh chung, là [4.2.0]-bicyclooctan. Phần của vòng 6 thành viên sau khi loại trừ cạnh chung chỉ còn 4 nguyên tử cacbon. Phần tương tự của vòng 4 thành viên sau khi loại trừ đi cạnh chung chỉ còn 2 nguyên tử cacbon. Cạnh chung sau khi loại trừ đi hai cạnh chung đã xác định trong mỗi vòng thì có 0 nguyên tử cacbon.
[sửa] Phản ứng
Các cycloankan thường và lớn là rất ổn định, tương tự như các ankan, và các phản ứng của chúng (các phản ứng mạch gốc tự do) là tương tự như ankan.
Các cycloankan nhỏ - cụ thể là cycloprôpan (C3H6) - có độ ổn định rất thấp do ứng suất Baeyer và sức căng vòng. Chúng phản ứng tương tự như các anken, mặc dù chúng không có phản ứng EA (viết tắt của electrophilic addition tức phản ứng cộng ái lực điện tử), nhưng chúng có phản ứng SN2 (viết tắt của nucleophilic substitution tức phản ứng thế ái lực hạt nhân). Các phản ứng này là phản ứng mở vòng hay phản ứng phá vỡ của ankyl cycloankan. Các cycloankan có thể tạo thành trong phản ứng Diels-Alder.
Cyclobutan
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Cyclobutan, C4H8, là một cycloankan chứa 4 nguyên tử cacbon, trong đó tất cả các nguyên tử cacbon được kết nối với nhau tạo ra vòng.
Nếu góc liên kết giữa các nguyên tử cacbon là 9o độ, các liên kết bị căng một cách đáng kể và vì thế cyclobutan không đồng phẳng mà có hình mái nhà. Góc giữa 2 "mái nhà" khoảng 20-25 độ. Chúng cónăng lượng liên kết lớn hơn so với các phân tử butan mạch thẳng hoặc các cycloankan đồng vòng lớn hơn, chẳng hạn như cyclohexan. Vì vậy cyclobutan là không ổn định ở nhiệt độ cao hơn 775 K (khoảng 502°C).
Điểm nóng chảy: -91 °C Điểm sôi: 12,5 °C
Cyclohexan
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Cyclohexan
[[Hình:{{{Hình}}}|200px|center|Phân tử cyclohexan trong cấu hình "hình ghế",
với các nguyên tử hiđrô trên trục có màu đỏ
và các nguyên tử hiđrô trên xích đạo có màu xanh lam]]
Phân tử cyclohexan trong cấu hình "hình ghế",
với các nguyên tử hiđrô trên trục có màu đỏ
và các nguyên tử hiđrô trên xích đạo có màu xanh lam
Tổng quan
Danh pháp IUPAC Cyclohexan
Tên khác Hexamêtylen
Công thức phân tử C6H12
Phân tử gam 84,16 g/mol
Biểu hiện Lỏng, trong suốt không màu
Số CAS [110-82-7]
Thuộc tính
Tỷ trọng và pha 0,779 g/cm3, lỏng
Độ hòa tan trong nước Không hòa tan
Điểm nóng chảy 6,55 °C (279,7 K)
Điểm sôi 80,74 °C (354 K)
pKa ?
pKb ?
Độ nhớt ? cP ở 20 °C
Nguy hiểm
MSDS MSDS ngoài
Các nguy hiểm chính Chất dễ bắt cháy (F)
Có hại (Xn)
Nguy hiểm cho môi trường (N)
NFPA 704
Điểm bắt lửa ?
Rủi ro/An toàn R: 11, 38, 50/53, 65, 67,
S: 2, 9, 16, 25, 33, 60, 61, 62
Số RTECS MX0900000
Trang dữ liệu bổ sung
Cấu trúc & thuộc tính n εr, v.v.
Dữ liệu nhiệt động lực Các trạng thái
rắn, lỏng, khí
Dữ liệu quang phổ UV, IR, NMR, MS
Các hợp chất liên quan
Các hợp chất tương tự Cyclopentan
Cycloheptan
Các hợp chất liên quan Cyclohexen
Ngoại trừ có thông báo khác, các dữ liệu
được lấy ở 25°C, 100 kPa
Thông tin về sự phủ nhận và tham chiếu
Cyclohexan là phân tử hợp chất hữu cơ với công thức phân tử C6H12 (phân tử gam = 84,18g/mol) bao gồm 6 nguyên tử cacbon liên kết với nhau để tạo ra mạch vòng, với mỗi nguyên tử cacbon liên kết với 2 nguyên tử hiđrô.
Do sự cần thiết cố hữu của cặp lai quỹ đạo sp³ (và do đó các liên kết C-H) trên cacbon hóa trị bốn để đạt được 109,5°, cyclohexan có cấu trúc phân tử của vòng cacbon không phải là phẳng. Tồn tại cyclohexan hình ghế và hình xoắn với cấu hình hình ghế là ổn định nhất với sức căng gần như là tự do (các góc 111,5° cho liên kết C-C-C). Odd Hassel đã nhận được giải Nobel hóa học cho các công trình nghiên cứu về cấu hình của cyclohexan.
Trong cấu hình ghế với năng lượng thấp nhất, một nửa trong số 12 nguyên tử hiđrô là ở các vị trí trục, có nghĩa là các liên kết C-H của chúng là song song và biểu hiện ở dạng cắm xuống dưới hay lên trên của vòng, nửa còn lại (6 nguyên tử hiđrô) nằm ở các vị trí xích đạo; có nghĩa là chúng bị xiên ngang sang hai bên. Cyclohexan có thể tồn tại trong các cấu hình hình bán ghế, hình xoắn hay hình thuyền. Chỉ có cấu hình xoắn là có thể cô lập - do giống như dạng hình ghế - nó thể hiện mức tối thiểu về năng lượng, mặc dù vẫn còn cao hơn mức năng lượng của dạng hình ghế do sự tăng của sức căng xoắn khi so sánh với dạng hình ghế. Dạng hình thuyền và bán ghế là các trạng thái chuyển tiếp giữa các dạng xoắn và giữa dạng xoắn với dạng hình ghế, và không thể cô lập được.
Trong dạng hình ghế, một tiến trình gọi là xấp ngửa vòng có thể xảy ra, và nó dẫn tới sự thay đổi vị trí của các nguyên tử hiđrô phía trên của trục với các nguyên tử hiđrô phía trên của xích đạo. Tuy nhiên, hướng tương đối của các nguyên tử hiđrô đối với vòng vẫn được duy trì, vì thế các nguyên tử hiđrô ở phía trên của trục, khi bị làm xấp ngửa, vẫn duy trì như là các nguyên tử hiđrô ở phía trên của xích đạo.
Trong khoảng cách gần xung quanh vòng, có thể thấy là các vị trí phía trên của trục xen kẽ với các vị trí phía trên của xích đạo, vì thế trans-1,2-cyclohexan, các thay thế phải hoặc là cả hai đều là trục hay cả hai đều là xích đạo để duy trì trên các hướng khác nhau của vòng. Tương tự, đối với cis-1,2-cyclohexan, sự thay thế ở 1 phải là xích đạo và 2 là thay thế trục, hoặc ngược lại. Mỗi cấu hình sẽ có khác biệt về sự ổn định của chúng, phụ thuộc vào sự xác định của mỗi nhóm chức. Nói chung, các thay thế là ổn định hơn khi trong vị trí quỹ đạo, do trong trưoiừng hợp này không có tương tác lưỡng trục 1,3 giữa nhóm thay thế trục và bất kỳ nhóm trục nào khác của vòng. Ví dụ, nếu có nhóm mêtyl trên cacbon 1 ở vị trí trục, nó sẽ tương tác với hiđrô trên trục ở các vị trí của cacbon 3 và 5.
Cyclopentan
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Cyclopentan
Cấu trúc phân tử của cyclopentan
Tổng quan
Danh pháp IUPAC Cyclopentan
Tên khác pentamêtylen
Công thức phân tử C5H10
Phân tử gam 70,1 g/mol
Biểu hiện Lỏng, trong suốt, không màu
Số CAS [287-92-3]
Thuộc tính
Tỷ trọng và pha 0,751 g/cm3, lỏng
Độ hòa tan trong nước ?
Điểm nóng chảy -94°C (179,15 K)
Điểm sôi 49°C (322,15 K)
pKa ?
pKb ?
Độ nhớt ? cP ở 20 °C
Nguy hiểm
MSDS MSDS ngoài
Các nguy hiểm chính Dễ bắt cháy (F)
NFPA 704
Điểm bắt lửa -37 °C
Rủi ro/An toàn R: ?
S: ?
Số RTECS GY2390000
Trang dữ liệu bổ sung
Cấu trúc & thuộc tính n εr, v.v.
Dữ liệu nhiệt động lực Các trạng thái
rắn, lỏng, khí
Dữ liệu quang phổ UV, IR, NMR, MS
Các hợp chất liên quan
Các hợp chất tương tự cycloprôpan
cyclobutan
cyclohexan
Các hợp chất liên quan ?
Ngoại trừ có thông báo khác, các dữ liệu
được lấy ở 25°C, 100 kPa
Thông tin về sự phủ nhận và tham chiếu
Cyclopentan là một hydrocacbon mạch vòng (cycloankan) dễ bắt cháy với công thức hóa học C5H10 và số CAS 287-92-3, bao gồm một vòng phẳng chứa 5 nguyên tử cacbon và mỗi nguyên tử này liên kết với 2 nguyên tử hiđrô nằm phía trên và dưới mặt phẳng này. Ở điều kiện tiêu chuẩn nó có dạng một chất lỏng trong suốt, không màu với mùi tương tự như xăng. Điểm nóng chảy của nó là -94°C và điểm sôi là 49°C.
Cyclopentan được sử dụng để sản xuất các loại nhựa tổng hợp và keo dán cao su. Tại Hoa Kỳ mỗi năm người ta sản xuất trên 1 triệu pao (khoảng 454.000 kg) hóa chất này.
Cycloprôpan
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Công thức cấu tạo phân tử của cycloprôpanTrong hóa hữu cơ cycloprôpan là các phân tử cycloankan với công thức hóa học C3H6 bao gồm 3 nguyên tử cacbon liên kết với nhau tạo thành một vòng, với mỗi nguyên tử cacbon gắn với 2 nguyên tử hiđrô. Các liên kết giữa các nguyên tử cacbon là yếu hơn nhiều so với liên kết C-C thông thường. Nó là kết quả của góc 60° giữa các nguyên tử cacbon, nhỏ hơn rất nhiều so với góc 109,5° thông thường. Sức căng của vòng này là do sự khấu trừ năng lượng từ liên kết C-C thông thường, làm cho nó có tính hoạt động hóa học cao hơn so với các ankan không tạo vòng và các cycloankan khác, chẳng hạn như cyclohexan và cyclopentan. Đây là liên kết banana của các cycloankan.
Tuy nhiên, cycloprôpan là ổn định hơn nhiều so với phân tích chỉ duy nhất sức căng góc có thể dự báo. Có điều này có lẽ là do mô hình liên kết banana (không tính tới các hiệu ứng vặn chính) là không chính xác; cycloprôpan được lập mô hình tốt hơn như là tổ hợp quỹ đạo liên kết ba tâm của mêtylen cacben. Nó tạo ra quỹ đạo Walsh của cycloprôpan, trong đó các liên kết C-C có đặc trưng pi đáng kể. Nó cũng giải thích tại sao cycloprôpan thông thường có các phản ứng tương tự như các anken.
Điểm sôi: -32,8 °C điểm nóng chảy: -127 °C
Các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc tự nhiên trong một số loài cúc ở châu Phi (tìm thấy trong một số loài thuộc chi Chrysanthemum) chứa cycloprôpan.
Cycloprôpan là một chất gây mê khi hít thở phải, nhưng nó đã bị thay thế bằng các thuốc gây mê khác ít độc tính hơn trong gây mê của y học hiện đại. Khi khí này được trộn lẫn với ôxy thì nguy cơ nổ là rất cao.
Lấy từ "http://vi.wikipedia.org/wiki/Cyclopr%C3%B4pan"
,3-Cyclohexadien
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
1,3-Cyclohexadien
Công thức hóa học C6H8
Phân tử gam 80,13 g/mol
Điểm sôi 80 °C
Điểm nóng chảy -98 °C
Tỷ trọng 0,841 g/cm3
Số CAS 592-57-4
SMILES C1CC=CC=C1
1,3-Cyclohexadien là một cycloanken dễ bắt cháy, ở điều kiện tiêu chuẩn nó là một chất lỏng trong suốt không màu.
[sửa] Xem thêm
Benzen
Cyclohexan
1,2-Cyclohexadien
1,4-Cyclohexadien
Cyclohexen
1,4-Cyclohexadien
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
1,4-cyclohexadien
Công thức hóa học C6H8
Phân tử gam 80,13 g/mol
Điểm sôi 88 °C
Điểm nóng chảy -49.2 °C
Tỷ trọng 0,847 g/cm3
Số CAS 628-41-1
SMILES C1C=CCC=C1
1,4-Cyclohexadien là một cycloanken dễ bắt cháy, ở điều kiện tiêu chuẩn nó là một chất lỏng trong suốt không màu.
1,4-Cyclohexadien và các hợp chất có liên quan có thể điều chế từ benzen với sự tham gia của liti hay natri trong amôniắc lỏng, quy trình này gọi là phản ứng khử Birch. Tuy nhiên 1,4-cyclohexadien rất dễ bị ôxi hóa thành benzen. Sự chuyển hóa thành vòng thơm có thể được thực hiện trong phòng thí nghiệm với việc sử dụng anken chẳng hạn như styren, cùng với các chất chuyển hiđrô như paladi kim loại với sự có mặt của than củi.
γ-Terpinen là dẫn xuất có nguồn gốc tự nhiên của 1,4-cyclohexadien, được tìm thấy trong các tinh dầu của rau mùi (Coriandrum sativum), chanh (Citrus × limon) và thì là Ai Cập (Cuminum cyminum).
Cyclohexen
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Cyclohexen
Công thức C6H10
Phân tử gam 82,15 g/mol
Điểm sôi 83 °C
Điểm nóng chảy -104 °C
Tỷ trọng 0.811 g/cm3
Số CAS 110-83-8
SMILES C1CCCC=C1
Cyclohexen ở điều kiện tiêu chuẩn là một cycloanken lỏng trong suốt với mùi đặc trưng mạnh không được ưa thích gợi nhớ đến mùi của dầu mỏ được chưng cất.
Nó là một chất không bền khi lưu trữ lâu trong điều kiện bị chiếu sáng và bị lộ ra ngoài không khí và người ta cần phải chưng cất nó trước khi sử dụng để loại bỏ các perôxít. Một thí nghiệm phổ biến khi học hóa hữu cơ là xúc tác axít cho quá trình khử nước của cyclohexanol với việc tách cyclohexen bằng chưng cất từ hỗn hợp của phản ứng.
Cyclopenten
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Cyclopenten
Tổng quan
Công thức hóa học C5H8
SMILES C1=CCCC1
Phân tử gam 68,11 g/mol
Bề ngoài chất lỏng không màu
số CAS [142-29-0]
Thuộc tính
Tỷ trọng và pha 0,744 g/cm3, lỏng
Độ hoà tan trong nước 0,1 g/cm3 ở (37,8°C
Nhiệt độ nóng chảy - 135 °C
Nhiệt độ sôi 44 °C
Nguy hiểm
NFPA 704
311
Hóa chất liên quan
Cycloanken liên quan
Ngoại trừ có thông báo khác, các dữ liệu
được lấy ở 25°C, 100 kPa
Thông tin về sự phủ nhận và tham chiếu
Cyclopenten (cyclopentene) là một hợp chất hóa học thuộc dãy cycloanken có công thức C5H8. Cyclopenten là một chất lỏng không màu, có mùi giống mùi dầu và rất dễ cháy. Cyclopenten thường được sử dụng như một monome để tổng hợp chất dẻo.
Lấy từ "http://vi.wikipedia.org/wiki/Cyclopenten"
Ankadien
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Ankadien, Dien hay Diolefin là tên gọi của các Hiđrôcacbon không no, mạch hở có 2 nối đôi trong liên kết phân tử. Công thức chung của dãy đồng đẳng Ankadien là:
CnH2n-2 (n ≥ 3)
Mục lục [ẩn]
1 Tên gọi
2 Phân loại
2.1 Hai nối đôi liền nhau
2.2 Hai nối đôi xa nhau
2.3 Hệ liên hợp
3 Tính chất hóa học
3.1 Phản ứng cộng
[sửa] Tên gọi
Gọi tên các ankadien bằng tên gốc hiđrôcacbon tương ứng và thêm -dien
Ví dụ: CH2=C=CH2 gọi là propadien (có 3 nguyên tử C)
[sửa] Phân loại
Tùy vị trí của hai nối đôi mà chia ankadien thành 3 loại:
[sửa] Hai nối đôi liền nhau
Ví dụ: CH3-CH=C=CH2 (butadien -1,2)
[sửa] Hai nối đôi xa nhau
Ví dụ: CH2=CH-CH2-CH=CH2 (Pentadien -1,4)
[sửa] Hệ liên hợp
Hệ liên hợp có hai nối đôi cách nhau bởi một nối đơn
Ví dụ: CH2=CH-CH=CH2 (butadien -1,3)
[sửa] Tính chất hóa học
[sửa] Phản ứng cộng
Cộng H2:
CnH2n-2 + 2H2 (to, Ni) → CnH2n+2
Cộng Br2:
CnH2n-2 + 2Br2 → CnH2n-2Br4
Lấy từ "http://vi.wikipedia.org/wiki/Ankadien"
Ankin
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Axetilen, Ankin đơn giản nhấtAnkin trong hóa hữu cơ là một hydrocacbon không no chứa ít nhất một liên kết ba giữa các nguyên tử cacbon - cacbon. Những alkin đơn giản nhất, chỉ với một liên kết ba, tạo thành một dãy đồng đẳng, dãy ankin với công thức tổng quát CnH2n-2.
Mục lục [ẩn]
1 Danh pháp khoa học
2 Một số hợp chất
2.1 Đồng phân
3 Các phản ứng
3.1 Phản ứng cộng
3.1.1 Với H2
3.1.2 Với Halogen
4 Điều chế
[sửa] Danh pháp khoa học
Trong tiếng Việt, tên gọi của của các ankin kết thúc bằng -in. Ví dụ: etin (thường gọi là axetilen), propin, butin,...
[sửa] Một số hợp chất
Ankin có công thức cấu tạo chung: RC≡CR' trong đó R và R' là 2 nhóm hydrocacbon giống hoặc khác nhau
Hợp chất Ankin đơn giản nhất là H-C≡C-H (axetilen), C2H2, có danh pháp IUPAC là etin (ethyne). Tiếp theo axetilen trong dãy đồng đẳng akin là các hợp chất: propin C3H4, butin C4H6, pentin C5H8.
[sửa] Đồng phân
Ankin có hiện tượng đồng phân nhóm chức với Xicloanken - Ankađien. Ví dụ: C4H6 có thể là
CH≡C-CH2-CH3: butin-1
CH3-C≡C-CH3: butin-2
CH2-CH
| ||: xiclobuten
CH2-CH
CH2=CH-CH=CH2: butađien-1,3
CH2=C=CH-CH3: butađien-1,2
[sửa] Các phản ứng
[sửa] Phản ứng cộng
[sửa] Với H2
RC≡CR' + H2 → RCH=CR'H
[sửa] Với Halogen
RC≡CR' + 2 Br2 → RCBr2-CR'Br2
RC≡CR' + Br2 → RCBr=CR'Br
[sửa] Điều chế
- Từ mêtan (CH4)
2 CH4 → C2H2 + 3 H2
- Từ đất đèn (CaC2)
CaC2 + 2 H2O → C2H2 + Ca(OH)2
Lấy từ "http://vi.wikipedia.org/wiki/Ankin"
Ankyl
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Ankyl là các gốc hydrocarbon tương ứng với các ankan.
Mục lục [ẩn]
1 Công thức tổng quát
2 Cách gọi tên
3 Cách gọi tên đồng phân
4 Một số hợp chất ankyl
[sửa] Công thức tổng quát
CnH2n-2 - trong đó n là một số tự nhiên >= 6.và n là số nguyên.
[sửa] Cách gọi tên
Bỏ đuôi -an trong tên của ankan và thay bằng -yl.
[sửa] Cách gọi tên đồng phân
Vị trí nhánh + tên nhánh + vị trí nối 3 + yl.
[sửa] Một số hợp chất ankyl
Rượu etylic: C2H5-OH
Axít axetic: CH3-COOH
Metyl amin: CH3-NH2
Cycloankan
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
cyclobutanCycloankan hay ankan vòng là các hợp chất hữu cơ với một hay nhiều vòng cacbon trong đó các nguyên tử hiđrô được đính vào phù hợp với công thức CnH2n-2x, trong đó x là số cạnh chung cho các vòng (cạnh chung chỉ tính một lần). Do vậy các cycloankan vòng đơn có công thức tổng quát CnH2n do không có cạnh nào chung. Các cycloankan với vòng đơn được đặt tên tương tự như các ankan thông thường của chúng với cùng một số lượng nguyên tử cacbon: cycloprôpan, cyclobutan, cyclopentan, cyclohexan, v.v. Các cycloankan lớn hơn, với số nguyên tử cacbon trên 20 thông thường gọi là cycloparafin.
Cycloankan được phân loại thành các cycloankan nhỏ, bình thường và lớn, trong đó cycloprôpan và cyclobutan là các cycloankan nhỏ, cyclopentan, cyclohexan, cycloheptan là các cycloankan thường, và các cycloankan còn lại là các cycloankan lớn.
Mục lục [ẩn]
1 Danh pháp
2 Phản ứng
3 Liên kết ngoài
[sửa] Danh pháp
Xem thêm: Danh pháp IUPAC
Việc đặt tên cho các ankan đa vòng là phức tạp hơn, với tên gọi gốc chỉ ra số lượng cacbon trong hệ thống vòng, một tiền tố chỉ ra số lượng vòng (ví dụ "bicyclo" tức hai vòng), và các tiền tố bằng số để chỉ ra số lượng cacbon trong mỗi phần của mỗi vòng, loại trừ các cạnh chung. Ví dụ, bicyclooctan C8H14 bao gồm một vòng 6 thành viên và một vòng 4 thành viên, có nghĩa là chúng chia sẻ hai nguyên tử cacbon cạnh nhau và tạo ra 1 cạnh chung, là [4.2.0]-bicyclooctan. Phần của vòng 6 thành viên sau khi loại trừ cạnh chung chỉ còn 4 nguyên tử cacbon. Phần tương tự của vòng 4 thành viên sau khi loại trừ đi cạnh chung chỉ còn 2 nguyên tử cacbon. Cạnh chung sau khi loại trừ đi hai cạnh chung đã xác định trong mỗi vòng thì có 0 nguyên tử cacbon.
[sửa] Phản ứng
Các cycloankan thường và lớn là rất ổn định, tương tự như các ankan, và các phản ứng của chúng (các phản ứng mạch gốc tự do) là tương tự như ankan.
Các cycloankan nhỏ - cụ thể là cycloprôpan (C3H6) - có độ ổn định rất thấp do ứng suất Baeyer và sức căng vòng. Chúng phản ứng tương tự như các anken, mặc dù chúng không có phản ứng EA (viết tắt của electrophilic addition tức phản ứng cộng ái lực điện tử), nhưng chúng có phản ứng SN2 (viết tắt của nucleophilic substitution tức phản ứng thế ái lực hạt nhân). Các phản ứng này là phản ứng mở vòng hay phản ứng phá vỡ của ankyl cycloankan. Các cycloankan có thể tạo thành trong phản ứng Diels-Alder.
Cloropren
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Cloropren
Thông tin chung
Danh pháp 2-Cloro-1,3-butadien
Tên khác Cloropren
Công thức hóa học C4H5Cl
Công thức đơn giản C=C(Cl)C=C
Phân tử gam 88,5365 g/mol
Dạng Lỏng không màu
Số CAS [126-99-8]
Các thuộc tính
Khối lượng riêng và pha 0,9598 g/cm3, lỏng.
Độ hòa tan trong nước 0,026 g/100ml, lỏng.
Nhiệt độ hóa lỏng -130°C (143° K)
Nhiệt độ sôi 59,4°C (332,4° K)
Độ nhớt ? cP at ?°C
Cấu trúc
Hình dạng phân tử ?
Mô men lưỡng cực ? D
Nguy hiểm
MSDS MSDS ngoài
Các nguy hiểm chính Dễ cháy, độc hại.
NFPA 704
320
Điểm bắt lửa -15.6°C
Rủi ro/An toàn R: 11, 20/22, 36/37/38, 45, 48/20
S: 45, 53
Số RTECS EL9625000
Dữ liệu bổ sung
Cấu trúc và thuộc tính n, εr, v.v.
Dữ liệu nhiệt động lực] Các pha
Rắn, lỏng, khí
Dữ liệu quang phổ UV, IR, NMR, MS
Các hợp chất liên quan
Các dien tương tự Butadien
Isopren
Các hợp chất liên quan Clorrua vinyl
Trừ khi ghi chú khác, số liệu ở trên
ghi nhận ở điều kiện tiêu chuẩn 25°C, áp suất 100 kPa
Cloropren là tên thường gọi của hợp chất hóa học 2-clo-1,3-butadien, công thức hóa học là C4H5Cl. Đây là đơn phân để tạo thành chuỗi (polyme) polycloropren, một loại cao su tổng hợp. Polycloropren còn được biết đến với cái tên Neopren, một thương phẩm của hãng DuPont.
Cho đến những năm 1960, axetylen (C2H2) là nguyên liệu để tạo cloropren. Tham gia phản ứng còn có axít clohiđric (HCl):
Quá trình này có nhược điểm là chi phí đầu tư cao và tiêu tốn rất nhiều năng lượng.
Ngày nay, quá trình tạo ra hợp chất này được tiến hành theo con đường khác. 1,3-butadien tham gia phản ứng cộng clo, bổ sung một nguyên tử clo (Cl) vào một trong hai liên kết đôi tạo thành 3,4-dicloro-1-butadien:
CH2=CH-CH=CH2 + Cl2 → CH2=CH-CHCl-CH2Cl
Sau đó, hợp chất trên trải qua một phản ứng để khử đi một nguyên tử hiđrô ở vị trí cacbon thứ ba và nguyên tử clo ở vị trí cacbon thứ tư:
CH2=CH-CHCl-CH2Cl → HCl + CH2=CH-CCl=CH2
Lấy từ "http://vi.wikipedia.org/wiki/Cloropren"
Hyđrocacbon thơm
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Mục từ "Aren" dẫn đến bài này. Xin đọc về các nghĩa khác tại Aren (định hướng).
Benzen
ToluenHyđrocacbon thơm hay còn gọi là aren bao gồm benzen và đồng đẳng của nó, hyđrocacbon thơm nhiều nhân, hợp chất thơm không chứa vòng benzen.
Tên gọi "thơm" xuất phát từ chỗ những hợp chất đầu tiên tìm được thuộc loại này có mùi thơm khác nhau. Tên thơm vẫn được giữ cho đến ngày nay, mặc dầu nhóm hyđrocacbon thơm bao gồm cả những hợp chất không có mùi thơm. Chúng thể hiện tính chất thơm tương tự benzen. Hiđrocacbon thơm là loại hyđrocacbon mạch vòng có tính chất thơm mà benzen là điển hình và quan trọng nhất.
Một số chất khác:
toluen
naphtalen
antraxen
xylen
etylbenzen
styren
Xăng ête
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Xăng ête là một nhóm các hiđrôcacbon lỏng dễ cháy và dễ bay hơi, được sử dụng chủ yếu để làm dung môi.
Xăng ête thu được từ chưng cất phân đoạn dầu mỏ như là sản phẩm trung gian giữa xăng naphta nhẹ hơn và dầu hỏa nặng hơn. Nó có khối lượng riêng khoảng 0,7 đến 0,8 khối lượng riêng của nước tùy thuộc vào thành phần của nó.
Xăng ête là hỗn hợp của các alkan, ví dụ như pentan C5H12, hexan C6H14 và heptan C7H16 v.v có nhiệt độ sôi khoảng 60-70 °C (140-160 °F).
Lấy từ "http://vi.wikipedia.org/wiki/X%C4%83ng_%C3%AAte"
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro