câu 13
1-Th ép không rỉ hai pha (máctenxit) : Là loại thép co 0,1 ÷-0,40%C và 13%Cr với hai pha là pherit và các bít crôm. Gồm các mác sau : 12Cr13, 20Cr13, 30Cr13 và 40Cr13. Nhóm thép nầy có tính chống ăn mòn cao trong không khí, nước sông, nước máy và axit HNO3. Công dụng : làm đồ trang sức, ốc vít không rỉ, chi tiết chịu nhiệt (<450OC) dụng cụ mổ, ổ bi chống ăn mòn... 2-Thép không rỉ pherit : Là loại thép có lượng ca ïc bon thấp hơn từ 0,08 ÷0,20%C với lượng crôm rất cao từ 17÷25%Cr, tính chống ăn mòn cao hơn nhóm trên. Do vậy thép chỉ có một pha là pherit. Gồm các mác sau : 8Cr13, 12Cr17, 15Cr25Ti...Chúng có đặc điểm là nếu nung nóng lâu ở cao hơn 475OC sẽ xuất hiện các pha dòn làm cho tính dẻo kém đi. Nhóm thép nay sử dụng được trong khí hậu biển, nước biển, môi trường axit, công nghiệp hoá dầu... 3-Thép không rỉ austenit : Là loại thép có lượng các bon rất thấp, lượng crôm cao> 16÷18% và niken cao ≥6÷8%, tổ chức một pha là austenit. Điển hình nhất là họ 18.8 và 18.9 (18%Cr và 8÷10%Ni). Gồm các mác thép sau :12Cr18Ni9, 08Cr18Ni11, 08Cr18Ni10Ti, 12Cr18Ni9Ti, 04Cr18Ni10...Đặc điểm chung là : tính chống ăn mòn cao, hoàn toàn ổn định trong nước sông, nước biển, hơi nước bão hoà, quá nhiệt, dung dịch mu . Hoàn toàn ổn định trong HNO3 với mọi nồng độ, trong H2SO4 nguội, trong HCl loãng. Có tính dẻo cao, cơ tính bảo đảm. Công dụng : sử dụng trong công nghiệp sản xuất axit, hoá dầu và thực phẩm, chi tiết chịu nhiệt đến 900÷1000OC. Chúng có nhược điểm là đắt tiền (do lượng niken cao), khó gia công cắt gọt (rất dẻo) và trong một số tường hợp bị ăn mòn tinh giới. 4-Thép không rỉ hoá bền tiết pha : Có thành phần và tổ chức tương tự thép không rỉ austenit nhưng chứa lượng crôm và niken thấp hơn (13÷17%Cr, 4÷7%Ni), ngoài ra còn có Al, Cu, Mo...Tổ chức là austenit nhưng không ổn định. Thép này có tính công nghệ và cơ tính cao, dễ gia công biến dạngvà cắt gọt tốt, có thể tiến hành hoá bền bằng hoá già ở nhiệt độ thấp tránh được biến dạng và ôxy hoá, có tính chống ăn mòn cao tương đương họ 18.8. Thường làm kết cấu máy bay.
9.1.3.Thép làm dao cắt có năng suất cao - thép gió : Thép gió là loại thép làm dụng cụ cắt quan trọng nhất và tốt nhất vì nó đáp ứng đầy đủ các yêu cầucủa vật liệu làm dao. -Tốc độ cắt gọt 35-80 m/phút (gấp 3÷7 lần nhóm trên) -Tính chống mài mòn và tuổi bền cao (gấp 8÷10lần) -Độ thấm tôi đặc biệt cao (thấm tôi với tiết diện bất kỳ) 1-Thành phần hoá học và tác dụng của các nguyên tố trong thép gió : a-Các bon : từ 0,70 1,50% đủ để hoà tan vào máctenxit và tạo thành các bit với các nguyên tố W, Mo và đặc biệt là vanađi làm tăng độ cứng và tính chống mài mòn. b -Crôm :có trong mọi loại thép gió với số lượng giống nhau khoảng 4% (3,8÷4,40%) có tác dụng nâng cao độ thấm tôi. Do tổng lượng Cr + W + Mo cao nên thép gió có khả năng tự tôi và tôi thấu với tiết diện bất kỳ. c -Vonfram : là nguyên tố hợp kim quan trọng nhất và chiếm số lượng lớn nhất trong thép gió (6÷18%) có tác dụng nâng cao tính cứng nóng. Các bit vonfram hoà tan vào austenit khi nung nên sau khi tôi máctenxit chứa nhiều vonfram. Các bit này chỉ tiết ra khỏi máctenxit ở 560÷570OC nên duy trì độ cứng sau khi tôiđến 600OC. d-Môlipđen : dùng để thay thế vonfram do tác dụng tương tự vonfram, nó có thể thay thế vonfram theo tỷ lệ nguyên tử 1/1 nhưng khối lượng riêng nhỏ hơn (10,3 g/cm3) so với vonfram (19,3 g/cm3) nên 1%Mo thay thế được 2%W làm cho giá thành thấp. e -Vanađi : là nguyên tố tạo thành các bit rất mạnh. Cácbit vanađi ít hoà tan vào austenit khi nung nóng, nó ở dạng nhỏ mịn, rất cứng và phân tán nên giữ được hạt nhỏ khi nung nóng và nâng cao tính chống mài mòn. Tỷ lệ sử dụng trong thép gió từ 1 ÷2% không nên dùng quá 5% vì rất khó mài nhẵn. f-Côban : la ì nguyên tố không tạo thành cácbit, nó hoà tan vào sắt tạo thành dung dịch rắn. Lượng chứa của nó từ 5÷10% góp phần nâng cao tính cứng nóng, vượt quá giới hạn này làm cho thép bị dòn mà không nâng cao thêm tính cứng nóng. 2-Tổ chức tế vi : Là loại thép hợp kim cao (10 ÷20%) và các bon cao nên ở trạng thái sau khi đúc là thép lêđêburit, chứanhiều các bit dưới dạng cùng tinh lêđêburit hình xương cá rất cứng và d ìn. Vì vậy phải tiến hành cán, rèn với lượng ép lớn để làm nhỏ mịn các bít và ủ không hoàn toàn 840÷860OC đạt độ cứng 241÷269HB mới tiến hành cắt gọt được.khi cán rèn c)Sau khi tôi ram 3-Nhiệt luyện : Tiến hành tôi và ram để nâng cao độ cứng, tính chống mài mòn và tính cứng nóng. Nhiệt độ tôi của các loại thép gió nói chung xấp xỉ 1300OC với sai số hẹp (±10OC). Không nung nóng cao hơn hay thấp hơn vì những lý do sau đây : -Khinung thấp hơn austenit chưa bão hoà đủ W để nâng cao tính cứng nóng : khi nung đến AC1 (≈850OC) mới có chuyển biến peclit thành austenit. Tôi ở nhiệt độ 8 0÷900OC thép có độ cứng thấp khoảng 45÷50HRC, không đủ cắt gọt được. Khi nâng nhiệt độ lên cao hơn cácbit hợp kim bắt đầu hoà tan càng nhiều vào austenit làm cho nó càng giàu nguyên tố hợp kim. Tới 1000OC đã bão hoà Cr23C6, Fe3W3C chỉ bắt đầu hoà tan mạnh ở nhiệt độ 1150OC, đến gần 1300OC austenit cũng chỉ hoà tan được 8%W. Các bit VC hầu như không hoà tan vào austenit. Nguyên lý chung khi chọn nhiệt độ tôi là tận lượng nhiệt độcao để austenit chứa nhiều vonfram nhất để máctenxit có tính cứng nóng cao nhất, các bit VC chưa hoà tan giữ cho hạt nhỏ, nâng cao tính chống mài mòn. -Nếu nung nóng cao hơn quy định các bit hoà tan nhiều, hạt phát triển mạnh làm thép giòn, trong một số trường hợp bị chảy biên giới hạt. Sau khi tôi tổ chức thép gió gồm máctenxit giàu vonfram, austenit dư (30%) và các bít dư (15÷20%) độ cứng 61÷63 HRC chưa đạt được cao nhất vì vậy phải tiến hành ram tiếp theo. Tiến hành ram thép gió ba lần, nhiệt độ 560OC, mỗi lần giữ nhiệt một giờ. Tại nhiệt độ nung nóng cácbit vonfram Fe3W3C nhỏ mịn bắt đầu tiết ra làm maõc ten xit nghèo nguyên tố hợp kim, nâng cao điểm Mđ lên và làm giảm ứng suất nên austenit dư mới chuyển biến thành mác ten xit ram làm độ cứng tăng lên. Nếu tiến hành gia công lạnh thì chỉ ram một lần. Tổ chức sau khi ram : mác ten xít ram, austenit dư (5%), các bít dư (15÷20%), độ cứng đạt 63÷65 HRC. Để nâng cao độ cứng cho thép gió cóthể tiến hành thấm các bon - nitơ độ cứng đạt 70 HRC nhưng hơi bị dòn.4-Các loại thép gió và công dụng : Các mác thép gió thông dụng gồm : 75W18V; 90W9V2; 140W9V5; 90W18V2;90W18Co5V2; 95W9Co10V2...Công dụng : thép gió được sử dụng rất rộng rãi làm các dụng cụ cắt gọt lớn, hình dáng phức tạp, điều kiện làm việc nặng nề và có năng suất cao, tuổi thọ lớn như : dao phay, doa, chuốt, xọc, mũi khoan, dao tiện, bào...
8.4.3.Các loại thép đàn hồi : 1-Thép các bon và thép mangan : Gồm các mác thép : C55, C60, C65, C70...60Mn, 65Mn, 70Mn. Đặc điểm của nhóm thép này : -Giới hạn đàn hồi thấp σđh ≤ 800MN/m2. -Độ thấm tôi thấp, chỉ tôi thấu đến đường kính 15 mm. Nhóm thép được cung cấp chủ yếu ở dạng dây tròn dùng làm các lò xo thường, yêu cầu không cao lắm. 2-Thép silic và thép hợp kim khácĐây là nhóm thép có giới hạn đàn hồi cao dùng vào các mục đích quan trọng, gồm các mác : 55Si2, 60Si2, 65Si2, 70Si2... Đặc điểm của chúng như sau : -Có giới hạn đàn hồi cao σđh ≥ 1000MN/m2 , giá thành tương đối thấp. -Độ thấm tôi cao hơn (tôi thấu tiết diện 20÷30 mm trong dầu) -Dễ thoát các bon khi nung. Nhằm khắc phục nhược điểm trên người ta hợp kim hoá thêm crôm, mangan, niken và vanađi, do đó tạo ra các mác : 50CrMn, 50CrVA, 60Si2CrVA, 60Si2Ni2A...Công dụng của nhóm thép này là làm lò xo xe lửa, nhíp xe ôtô, các trục mềm, dây cót đồng hồ. Cần lưu ý rằng các thép này nếu ở dạng dây tròn với đường kính < 6 mm đã được nhiệt luyện rồi (nếu làthép của Nga) do đó chỉ cần uốn nguội rồi đem ủ thấp để khử ứng suất là sử dụng được.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro