ảnh hưởng CM t8
Cách mạng Tháng Tám 1945 đã để lại những bài học kinh nghiệm quý báu nào cho cách mạng Việt Nam? Trên cơ sở những bài học kinh nghiệm này, hãy chứng minh một bài học kinh nghiệm đã được vận dụng trong các cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và chống Mỹ (1954-1975) của nhân dân ta.
1. Những bài học kinh nghiệm của cách mạng Tháng Tám.
a. Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết hợp đúng đắn sáng tạo nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, đưa nhiệm vụ chống đế quốc và tay sai lên hàng đầu, nhằm tập trung lực lượng để thực hiện cho kỳ được yêu cầu cấp bách của cách mạng là giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho Tổ quốc.
b. Đánh giá đúng và biết tập hợp, tổ chức lực lượng các giai cấp cách mạng, trong đó công nông là đội quân chủ lực. Trên cơ sở khối liên minh công nông, biết khơi dậy tinh thần dân tộc trong mọi tầng lớp nhân dân, tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp yêu nước và tiến bộ trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, phân hoá và cô lập cao độ kẻ thù rồi tiến lên đánh bại chúng.
c. Nắm vững và vận dụng quan điểm bạo lực CM và khởi nghĩa vũ trang, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị; kết hợp chiến tranh du kích, đấu tranh chính trị và khởi nghĩa từng phần ở nông thôn với đấu tranh chính trị và khởi nghĩa từng phần ở nông thôn với đấu tranh chính trị và khởi nghĩa ở đô thị khi có thời cơ thì phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền.
2. Các bài học kinh nghiệm này được vận dụng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) và đế quốc Mỹ (1954-1975). (Thí sinh chỉ trình bày 1 trong 3 bài học).
* Bài học 1:
a. Trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954).
Trong thời kỳ này, Đảng ta tiếp tục giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Giải phóng dân tộc, giành độc lập và dân chủ là nhiệm vu trực tiếp, còn CNXH là phương hướng tiến lên.
Trong khi tập trung sức người và sức của để hoàn thành nhiệm vụ chống đế quốc, chống phong kiến, Đảng chỉ rõ phương hướng tiến lên CNXH của CM nước ta và khi có điều kiện, Đảng bắt tay xây dựng 1 số cơ sở kinh tế của CNXH với mức độ thấp.
Trong thời kỳ này Đảng ta cũng đã giải quyết đúng đắn và sáng tạo nhiệm vụ đan tộc và dân chủ, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Đây chính là tiếp tục sự nghiệp của cách mạng Tháng Tám, tuân thủ phương hướng, mục tiêu và qui luật của một cuộc CMĐTCND do giai cấp vô sản lãnh đạo.
Trên quan điểm này, Đảng ta chỉ rõ nhiệm vụ cấp bách trước mắt của cuộc kháng chiến là: đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập và thống nhất; đồng thời trong quá trình kháng chiến, Đảng ta đã tiến hành xây dựng chế độ mới (dân chủ nhân dân) ban bố các quyền tự do dân chủ về chính trị, về kinh tế, văn hoá, giải quyết từng bước vấn đề ruộng đất nhằm bồi dưỡng sức dân, trước hết là nông dân, củng cố khối liên minh công nông, trên cơ sở đó đoàn kết toàn dân tộc để đánh Pháp và tay sai.
b. Trong kháng chiến chống Mỹ (1945-1975)
Trong kháng chiến chống Mỹ : mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội kết p chặt chẽ với nhau thể hiện trong việc Đảng ta đồng thời tiến hành hai chiến lược cách mạng khác nhau ở 2 miền: CMXHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam. Hai chiến lược này có mối quan hệ mật thiết và tác động thúc đẩy lẫn nhau phát triển. CMXHCN ở miền Bắc có vị trí quyết định nhất đối với sự nghiệp CM cả nước, CMDTDC miền Nam có vị trí quyết định trực tiếp sự nghiệp giải phóng miền Nam ; cả hai miền đều nhằm mục tiêu chung là giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc hoàn thành CMDTDC nhân dân trong cả nước, thống nhất Tổ quốc. Trong CMDTDC ở miền Nam, Đảng ta chủ trương tập trung lực lượng đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai.
Với đường lối trên, CM nước ta huy động được sức mạnh cả nước, sức mạnh của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, sức mạnh của thời đại, tạo nên sức mạnh tổng hợp đánh thắng đế quốc Mỹ và tay sai.
* Bài học 2
a. Trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954).
Để huy động sức mạnh toàn dân chống Pháp xâm lược, Đảng đề ra đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện. Với đường lối này, Đảng ta đã huy động được các giai cấp, các tầng lớp nhân dân yaau nước đoàn kết chặt chẽ trong Mặt trận Việt Minh (1941-1951), Mặt trận Liên Việt, nòng cốt là liên minh công nông, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Với chiến lược đại đoàn kết dân tộc này, Đảng ta đã huy động được sức mạnh toàn dân đánh giặc bằng mọi thứ vũ khí, trong đó lực lượng nòng cốt là quân đội với ba thứ quân, đánh giặc trên mọi phương diện : quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, ngoại giao, tạo nên nên sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, đánh bại một đế quốc có tiềm lực kinh tế và quốc phòng mạnh hơn ta nhiều lần.
b. Trong kháng chiến chống Mỹ ( 1954-1975).
Cuộc kháng chiến chống Mỹ là cuộc chiến tranh nhân dân được tiến hành toàn diện. Thấm nhuần chân lý : " Không có gì qúy hơn độc lập tự do ", dưới sự lãnh đạo của Đăng cả nước một lòng, toàn dân đánh giặc, nhân dân hai miền phối hợp chặt chẽ trong cuộc đấu tranh theo tinh thần miền Nam là tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn, chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc. Nhân dân 2 miền Nam Bắc được tập hợp trong các tổ chức mặt trận: Mặt trận Tổ quốc VN, Mặt trận DTGPMNVN, Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình; song tất cả đều hướng tới mục tiêu chung là: " Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào " do một Đảnh lãnh đạo. Đây là một thành công lớn về chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng ta và của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
* Bài học 3
a. Trong kháng chiến chống Pháp ( 1945-1954 ).
Trong kháng chiến chống Pháp, kinh nghiệm CM bạo lực của CM tháng Tám được kế thừa và sự phát triển theo đặc thù của chiến tranh, của kháng chiến chống Pháp, nên phương thức tiến hành chiến tranh là chiến tranh toàn dân, đánh địch toàn diện; đứng chân vững chắc ở nông thôn để đánh địch cả nông thôn và thành thị, kháng chiến toàn diện, nhưng vũ trang là quyết định; kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao, lấy đấu tranh vũ trang làm hình thức đấu tranh chủ yếu có ý nghĩa quyết định. Khéo kết hợp chiến trường chính với chiến trường phụ, kết hợp chiến tranh chính quy với chiến tranh du kích kết hợp tác chiến với địch vận; đánh lâu dài dựa vào sức mình là chính, nắm vững và chủ động thời cơ để tiêu diệt địch như các trận thắng lớn ở Biên Giới, Hòa Bình, Tây Bắc... ( cả hoạt động tác chiến và phá tề trừ gian khuấy động vùng địch hậu ), các cuộc tiến công chiến lược trong Đông Xuân 1953-1954, đỉnh cao là chiến dịch ĐBP là những thành công điển hình về việc sáng tạo và nắm vững thời cơ tiêu diệt địch trong nghệ thuật chiến dịch cũng nhue chỉ đạo chiến lược quân sự.
b-Trong kháng chiến chống Mỹ(1954-1975)
Phương pháp bạo lực cách mạng dược Đảng ta vận dụng và đạt đến đỉnh cao.Đó là sử dụng lực lượng chính trị của quần chúng và lực lượng vũ trang nhân dân,tiền hành khởi nghĩa từng phần phát triển lên chiến tranh CM; kết hợp khởi nghĩa của quần chúng với chiến tranh CM,nổi dậy với tiến công, tiến công và nổi dậy; đánh địch trên cả ba vùng chiến lược là rừng núi, nông thôn đồng bằng và thành thị; đánh địch bằng 3 mũi giáp công : quân sự, chính trị, binh vận ; kết hợp 3 thứ quân ; kết hợp đánh lớn, đánh nhỏ và đánh vừa; thực hiện làm chủ đề tiêu diệt địch, tiêu diệt địch để làm chủ; kết hợp đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao. Nắm vững phương châm chiến lược lâu dài, đồng thời biết tạo thời cơ và nắm bắt thời cơ mở những trận tiến công chiến lược (Phong trào Đồng khởi, cuộc Tổng Tiến công và nổi dậy Xuân 1968, cuộc Tiến công chiến lược 1972. ...) để làm thay đổi nhanh chóng cục diện chiến tranh tiến lên thực hiện Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 rộng khắp đè bẹp quân địch, giành thắng lợi cuối cùng.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro