7.
Thấm thoát hơn hai tháng kể từ khi Ninh đi công tác tại Thanh Hóa, Dương thì vẫn sáng chiều đến lớp dạy học, mỗi người đều có một công việc riêng, lần trước Dương đã gởi đi lá thư đầu tiên của mình ở bưu cục, Dương vẫn nhớ tối ấy đợi bố mẹ đi ngủ hết rồi mới đặt giấy bút kê lên bàn, vừa ngặm đầu bút vừa suy nghĩ nên viết cái gì cho anh, phải đến hồi lâu mới hoàn thành xong lá thư, nội dung trong thư nôm na
"Gửi anh Ninh
Em Dương đây ạ anh!
Anh có khỏe không ạ? Mọi chuyện ở chiến khu đều ổn cả chứ anh? Em vẫn khỏe ạ, vẫn đều đặn đi dạy học, tụi nhỏ ở đây cứ bảo là nhớ cái chú bộ đội bế máy bay lắm, dạo gần đây Quảng Ninh mình bình yên lắm ạ, cũng không còn thấy máy bay Mỹ nữa
Em vẫn mong sớm nghe được hai từ hòa bình anh ạ, thị trấn em cũng đang khấm khá lên lắm, nghe đâu họ sắp xây thêm cái trường tiểu học nữa cho các em nhỏ, tem thư mà anh gửi em cất vào trong cái lọ có khi không đủ chỗ để bỏ vào, chỗ ấy chắc cũng viết được đến tận nửa năm anh nhỉ
Anh ở đó hãy cố gắng giúp đỡ bà con nhiệt tình, ăn uống đấy đủ đấy nhé
Em xin ngưng bút tại đây, em chúc anh thật nhiều sức khỏe và bình an ạ
Mong thư của anh
Nguyễn Tùng Dương
Ngày 10 tháng 02 năm 1970"
Kể từ ngày gởi thư đi, Dương lâu lâu tủm tỉm cười một mình, trong đầu cứ hình dung lúc anh nhận được thư của mình thì phản ứng sẽ ra làm sao, bà Loan đang lau tủ mà thấy sao trông hộc tủ lại có một lọ tem thư to thế, bà lại nhìn ra Dương ở ngoài sân đang vừa ngồi vo gạo vừa hát mấy câu ngân nga trông yêu đời thế nào, thôi thì bà cũng không hỏi làm chi, chốc sau bà gọi Dương vào buồng, bà đến gần đầu giường, giở tấm chiếu lên thì phía bên dưới là một cọc con tem phiếu bà buộc tỉ mỉ, bà cẩn thận rút ra một con tem gạo rồi đưa cho Dương, dặn Dương đi ra ngoài cửa hàng mậu dịch ngay trung tâm thị trấn để mua, trữ gạo cho mấy tháng sau mà ăn
Dương đạp xe ra đến thị trấn, chưa gì cửa hàng đã đông như sắp vỡ trận, ai nấy cũng đều chen lấn nhau vào để mua gạo, mặt ai cũng đỏ như gà chọi, mãi Dương mới chen được mình vào, với cái tem phiếu ghi mười kí-lô-gam gạo thì sẽ được nhận đúng mười kí-lô-gam gạo mình mua, nhiều nhất thì sẽ là hai mươi kí-lô-gam, tem phiếu sẽ thay tiền mặt để trả, lắm lúc không chừng tiền mua tem phiếu còn đắt hơn cả tiền mua gạo, vì nguồn lực khan hiếm nên cũng may sao Dương đến sớm, cũng kịp đưa tem phiếu mà nhận được một bịch mười kí-lô-gam gạo, có những người đến trễ thì đã hết gạo đành phải trắng tay ra về, các mậu dịch viên thông báo cho bà con
"Kể từ tháng ba đổ đi thì sẽ là một ngàn hai trăm đồng cho mười kí-lô-gam gạo nhé các bác ơi!"
Một ngàn hai trăm đồng, vậy tức có nghĩa là đã tăng hai trăm đồng so với những năm trước, nghe thấy thông báo thì ai nấy cũng đều chán nản tạch lưỡi, xì xầm to nhỏ với nhau
"Cứ như thế này thì hại chết dân nó à!"
"Năm trước có một ngàn đã mượn đầu trên đầu dưới mà giờ tận một ngàn hai trăm đồng thì có mà chết đói!"
''Lại phải độn thêm khoai sắn vào mà ăn thôi"
Chiến tranh vẫn còn đấy, cái khổ vẫn mãi in hằn lên những khuôn mặt tần tảo của người dân, nếu trời thương thì trên nhà nước sẽ cấp thêm tem phiếu cho bà con, nhưng số lượng phiếu luôn có hạn, hết phần phiếu thì chỉ có nước bỏ tiền túi ra để mà mua, giá tem phiếu lúc nào cũng ngất ngưởng trên trời
Cẩn thận móc dây xung quanh lên bao gạo ở yên sau xe, Dương đứng nhìn một vòng để đảm bảo túi gạo sẽ không rơi mất khi đang chạy, trên đường về Dương vừa đạp xe vừa suy nghĩ, trong đầu nhẩm tính rằng sao đã hai tháng nay anh Ninh vẫn chưa gởi thư hồi đáp về cho mình, nghĩ làm liền, Dương quẹo xe vào đường đi về phía bưu cục của thị trấn, hạ chống xe xuống, tại chỗ làm việc của các nhân viên bưu cục, bác Vĩnh bưu tá đang ngồi ghi giấy tờ, Dương từ từ đi vào trong, lễ phép cúi đầu chào bác
"Dương đấy hả cháu? Lại đến đây gởi thư đấy à?"
Dương cười nhẹ lắc đầu, đưa tay ra sau gáy mà xoa xoa
"Dạ không ạ, bác Vĩnh cho cháu hỏi hôm nay có thư từ tỉnh Thanh Hóa gởi đến không ạ?"
"Thanh Hóa à, để bác xem"
Bác Vĩnh lấy chiếc kính lão của mình từ túi áo ra rồi đeo vào, tay mở hộc tủ dưới bàn lấy lên một cuốn sổ to đặt lên mở ra rồi lật lật, bác dừng lại ở một trang, miệng bác nhẩm nhẩm gì đấy rồi bác gập cuốn sổ lại, bác tháo kính nhìn Dương
"Thanh Hóa thì hôm nay mới bắt đầu đi thư, chắc cũng phải mất mấy hôm đến được bưu điện Quảng Ninh rồi mới truyền xuống cho các bưu cục chắc cũng phải hơn một tuần đấy cháu"
Một tuần, cũng sẽ mất kha khá thời gian chờ đợi đây, Dương cũng gật đầu cám ơn bác rồi chào bác mà ra về
Đạp xe vào trong sân, Dương tháo mấy chiếc dây móc ra rồi bê bao gạo vào đặt bên trong bếp
"Tháng sau là một ngàn hai trăm đồng cho mười kí-lô-gam gạo rồi mẹ ạ!"
Bà Loan nghe vậy không khỏi não lòng mà chẹp môi, Dương bật cười tiến đến vỗ vai an ủi mẹ
"Kìa mẹ, con của mẹ làm giáo viên nhà nước cũng có tiền đấy chứ, mẹ không việc gì phải lo!"
Ông Hải rít một hơi điếu bát rồi phì phèo thả khói, ông nói
"Con cứ giữ cái tiền ấy đi mua quần áo đẹp mà mặc, lo chi cho bố mẹ, bố cũng có tiền mua gạo mà!"
"Anh cứ khinh mẹ anh cơ, anh yên tâm, tôi mà đã săn phiếu tem thì đố ai giành được của nhà tôi đấy" Bà Loan vỗ tay vào ngực, hống hách
Dương chỉ cười, vẫn luôn miệng bảo sẽ bỏ tiền ra mua gạo, bố mẹ có nói gì thì cứ để ngoài tai, đã kiếm được tiền thì Dương cũng chẳng tiếc gì cho bố mẹ, công ơn bố mẹ nuôi nấng Dương và anh Duy đến tận bây giờ sao Dương có thể quên được
Xuân đi rồi hè tới, cái cây hoa phượng vĩ trước trường đã bắt đầu nở rộ như một cái đèn lồng khổng lồ, thế là sắp phải tạm chia xa chúng nhỏ trong nửa tháng rồi, tầm chập trưa thì Linh có sang nhà Dương để bàn nhau về các giáo án, cả hai định là tranh thủ lúc tụi nhỏ còn được nghỉ hè thì sẽ đến những lớp học tình thương để mà dạy học, ở đấy sẽ dạy cho các em nhỏ không đủ điều kiện, các cụ già, bất kể mọi độ tuổi, mọi hoàn cảnh nào cũng được tham gia lớp học, Dương chăm chú lật từng sách giáo án, trước hết phải để cho họ làm quen với các mặt chữ thì mới tính đến chuyện đọc rồi viết
"Dương nhà Hải Loan có thư gởi từ Thanh Hóa đến đây!"
Nghe thấy tiếng bác đưa thư, Dương cuống quýt đứng dậy mà xỏ dép vào chân chạy ngay ra ngoài cửa, Linh nhìn theo mà khó hiểu, có chuyện gì hay sao lại gấp đến thế à
Bước vào cùng bức thư trong tay, Dương đã mong mỏi đến thế nào, ngồi xuống ghế mà Dương cứ tủm tỉm mãi
"Thư của người yêu gửi hay sao mà chúm chím thế?"
"Thư ... của bạn tao"
Dương nhẹ tách miệng thư, cẩn thận lấy ra tờ giấy rồi mở ra, chữ của Ninh viết đẹp quá, dòng nào nắn nót ra dòng đấy
"Gửi Dương
Dương ơi, anh nhận được thư của em, anh vui lắm
Em ở nhà có khỏe không? Bố mẹ em vẫn khỏe cả chứ? Anh vẫn khỏe, hôm qua chúng anh đến giúp mọi người ở thị trấn Sầm Sơn em ạ, bà con ở đây ai cũng thân thiện và yêu quý chúng anh lắm, em vẫn dạy học tốt chứ, anh cũng nhớ tụi nhỏ lắm, đặc biệt là ông nhõi con suốt ngày bắt anh bế xoay vòng tròn hai ba lần, bảo nhõi là đợi anh về Quảng Ninh rồi thi nhau vật tay tiếp nhé
Nghe em viết rằng trên đấy không bị máy bay quấy phá nhiều thì anh mừng lắm, nhưng gia đình em cũng phải phòng thủ thật cẩn thận nhé
Lần trước em có bảo em chưa được xem phim chiếu bóng nên anh đã có mua một cục phim, khi nào anh về Quảng Ninh thì anh sẽ bật lên cho em xem nhé
Anh ngừng bút tại đây, anh chúc em và gia đình thật nhiều sức khỏe
Mong thư từ em
Bùi Anh Ninh
Ngày 27 tháng 03 năm 1970"
Đoạn gần cuối thư làm Dương sững sờ, lần trước Dương từng nói vu vơ với anh Long rằng cũng muốn một lần lên phố để đi xem phim chiếu bóng nhưng chắc phải để dịp nào đấy, cứ ngỡ Ninh đứng xa không để ý, hóa ra anh vẫn chăm chú đến từng lời nói của Dương
Dương cười thành tiếng, trong lòng thấy râm ran
Sao cảm thấy hạnh phúc quá đi
"Đấy, cứ ngồi cười mình như dở thì chắc chắn là có người yêu rồi còn gì"
"Yêu đương gì, bạn tao ở xa gởi thư đến, nên tao mừng"
Dương cất gọn thư của anh vào tập của mình, trông thằng bạn thân của mình lạ lắm, Linh đi guốc trong bụng Dương nên biết tuốt, trần đời này mà có ai suốt ngày cười thì chỉ có tình yêu thôi, Linh liền chọc
"Không khéo tao lại được ăn cỗ mày trước rồi đấy Dương ạ!"
Dương hứ lên một tiếng đỏng đảnh
"Có mà tao phải ăn cỗ mày trước ý!"
"Thì tao chống mắt lên mà xem nhớ, ai ăn của ai trước!"
Tối đến, soạn xong xuôi giáo án, Dương nằm lên giường nhưng trằn trọc mãi cũng không thể ngủ được, lại ngồi dậy lấy cuốn tập trên bàn rồi mở ra lấy lá thư, lôi ra đọc thêm một lần nữa, cứ đọc thì lại cười một cách kín đáo, lại vắt óc ra suy nghĩ để viết thư trả lời anh
Đường truyền thư thời chiến rất phức tạp, cũng phải qua xử lý mấy lần mới đến được các bưu điện tỉnh, mất đến tận ba bốn tuần trời thì thư mới được trao đến tay, âm thanh hạnh phúc nhất của Dương đó là tiếng bác đưa thư gọi ngoài ngõ, lâu lâu không thấy thư thì Dương cứ đi ra ngoài mà ngóng, không có thì lại đi vào trong nhà, bà Loan cũng quái lạ, từ khi nào mà Dương lại chăm viết thư đến thế, bà cũng tò mò không biết là con trai mình viết gởi cho ai
Dần dần số lượng tem đã vơi đi còn một nửa lọ, thoắt cái đã hơn năm tháng họ trao đổi với nhau qua thư từ, Dương viết đến nỗi mỗi lần đến bưu cục gởi thư mà nhân viên ở đấy ai cũng đều nhớ mặt cả, từng lá thư anh gởi về thì Dương đều cất gọn trong cuốn tập của mình, đã có thể thành một xấp dày rồi
Xuyên suốt mùa hè, Dương luôn đèo Linh trên cái xe đến trường để dạy các lớp học tình thương, sáng thì Dương dạy còn chiều thì sẽ là Linh, cứ thế luân phiên nhau đứng lớp, các cụ ham học lắm, miệng móm mém thế nhưng vẫn cố gắng đọc chữ thật to, có cả các cô các chú cũng tập cầm viết lần đầu tiên, tay cứng nên viết có chút nguệch ngoạc nhưng với sự kiên trì chỉ bảo của Linh và Dương thì đã tiến bộ trông thấy
Mỗi ngày đi dạy học thì luôn được các cụ và cô chú cho quà vặt, người thì cho ít lương khô, người thì cho vài củ khoai lang, các em nhỏ còn gấp những hạc giấy gửi tặng, được học nói học viết nên các bà con hạnh phúc biết bao, ai cũng yêu mến hai nhà giáo trẻ này, tuy cực nhưng Dương và Linh cùng lấy cái cực ấy phấn đấu hơn, những ngày lên lớp đều là ngày vui
Đầu thu tháng chín năm 1970
"Dương nhà Hải Loan có thư gởi từ Thanh Hóa đến đây!"
Nhận thư xong Dương lại chân thoắt chân sáo đi vào buồng của mình để đọc, mở thư ra Dương đọc từng chữ anh ghi
"Gửi Dương
Em có khoẻ không? Bố mẹ của em vẫn khoẻ chứ? Anh vẫn khoẻ em ạ, anh công tác gần hết tỉnh Thanh Hoá rồi, cứ đến tuần trực xã nào thì đều được bà con ở xã đấy nấu cả đống cơm cho ăn em ạ, người anh giờ tròn như hột mít rồi, thằng Long cũng tròn quay, không chừng lúc về em lại không nhận ra chúng anh
Ở Thanh Hoá cũng đã huy động xây dựng lên nhiều trường học lắm, mỗi lần nhìn các thầy cô đứng bảng dạy học cho các em nhỏ thì anh lại nhớ tới em
Chúng anh sắp được nghỉ phép vào đầu thu đây, sẽ về Quảng Ninh tiếp, chúng ta sẽ được gặp nhau, anh háo hức muốn gặp lại em
Anh xin ngưng thư tại đây
Chúc em và gia đình nhiều sức khoẻ nhé
Bùi Anh Ninh
Ngày 05 tháng 08 năm 1970"
Dương cũng thế
Nóng lòng muốn được gặp anh
Ôi rốt cuộc cái cảm giác thôi thúc này là gì đây.
***
Xin chào các cậu, tớ bắt đầu viết fic với mục đích ban đầu là cho vui thôi nhưng không nghĩ sẽ nhận được nhiều sự yêu mến từ các cậu đến thế 😭💖 tui đọc từng cái bình luận mà tui hạnh phúc lắm lắm luôn ý
Từng cái yêu thương của các cậu là động lực khiến tớ phải mở máy lên viết tiếp các chương tiếp theo ngay lập tức lun
Một lần nữa chân thành cảm ơn các cậu đã ghé đọc ÁNH DƯƠNG ạ 🫰🏻
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro