Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

ăn và cơ cấu bữa ăn

1. nêu quan niệm về ăn trong cơ cấu bữa ăn của người việt: hiển nhiên, để duy trì sự sống, ăn uống là việc quan trọng số một. tuy nhiên quan niệm của con người về chuyện này thì khác nhau. người phương tay coi ăn là chuyện tầm thường ko đáng nói. "người ta ăn để mà sống chứ ko phải sống để mà ăn" người việt nam nông nghiệp với tính thiết thực thì trái lại, công khai nói to lên rằng : ăn quan trọng lắm, có thực mới vực đc đạo. nó quan trọng tới mức tới Trời cũng ko dám xâm phạm: trời đánh còn tránh bữa ăn, mọi hoạt động của người việt đều lấy ăn làm đầu: ăn uống, ăn mặc, ăn ở, ăn nói, ăn chơi, ăn học, ăn tiêu, ăn ngủ, ăn nằm, ăn cắp. ngay cả khi tính thời gian cũng lấy ăn uống và cây trồng làm đơn vị: làm việc gì nhanh thì trong khoảng giập bã trầu, lâu hơn 1 chút là chín nồi cơm, còn kéo dài tới hàng năm là 2 mùa lúa, mọi giá trị ( lương, thuế, học phí...) đều quy ra thóc gạo

2. trình dấu dấu ấn nông nghiệp trong cơ cấu bữa ăn của người việt

+) cơ cấu bữa ăn: cơm-rau-cá ->tính chất ông nước và thực vật, tận dụng tự nhiên, lương thực chính trong bữa ăn là cơm

từ gạo, nếp -> bún phở, cháo, bánh đa, bánh cuốn, bánh chưng, bánh dày

rau (dưa cà) -> thực vật. cá và các loại thủy- hải sản -> sông nước

+) đồ uống: thông dụng là chè xanh, chè trà

+) tính tổng hợp

- trong cách chế biến thức ăn: ẩm thực việt nam đặc trưng trong cách pha trộn các nguyên liệu, ko quá cay, ko quá  ngọt hay quá béo

- trong cách ăn: các phụ gia để chế biến món ăn của người việt vô cùng phong phú, bao gồm: nhiều loại rau thơm như húng thơm, tía tô, kinh giới, hành, thì là, mùi tàu

gia vị thực vật như ớt, hạt tiêu, sả, hẹ, tỏi, gừng, chanh, quả, hoặc lá non

gia vị lên men như mẻ, mắm tôm, dấm thanh, kẹo đắng, nước cốt dừa

một nét đặc biệt khác của ẩm thực việt nam với các nước khác, nhất là phguowng tây ko có đó chính là nước mắm( mắm làm từ cá, cáy, tôm)

+) tính linh hoạt

- ăn uống theo mùa, theo vùng miền

- ăn uống để điều hòa, cân bằng giữa cơ thể với môi trường

- dụng cụ ăn

+) tính cộng đồng

- bữa ăn của người việt là ăn chung

- trong bữa ăn người việt thích trò chuyện

+) tính mực thước, lễ ngi

- ý tứ, nhường nhịn

- coi trọng lễ ngi

3. giải thích tại sao với người việt ăn lại đứng đầu

mooijhanhf động của người việt đều lấy ăn làm đầu: ăn uống, ăn mặc, ăn ở, ăn nói, ăn chơi, ăn học, ăn tiêu, ăn ngủ, ăn nằm, ăn cắp, ăn trộm... đối với người việt ăn là quan trọng nhất, các cụ ngày xưa có câu "có thực mới vực đc đạo". trên thế giới có bao nhiêu dân tộc có bao nhiêu quốc gia thì có bấy nhiêu cách quan niệm về ăn uống. ngoài quan niệm chung là ăn để tồn tại. riêng ở việt nam thì từ "dĩ thực vi bản' ( lấy ăn làm chủ yếu) đã thành "dĩ thực vi thiên" (lấy ăn làm trời) nên "ghen vợ gen chồng ko nồng bằng gen ăn" , và trong văn hóa việt nam thì văn hóa ăn là văn hóa lớn nhất, chả thế mà người việt thường dạy: học ăn-học nói-học gói- học mở. vậy trong những cái cần học thì ăn đc xếp hàng đầu. hơn nữa, đối với người việt, mọi thứ đều quy về cái ăn: ăn ở, ăn mặc, ăn chơi, ăn diện do đó ăn đối với người việt có ý ngĩa phong phú. nếu người pháp từ ăn có 37 ngĩa, người trung quốc có 49 ngĩa thì ở việt nam lên tới 108

và quan niệm về ăn của người việt ko chỉ dừng ở vị trí của ăn mà còn thể hiện ở cơ cấu bữa ăn, cách chế biến thức ăn, phong cách ăn uống và quan hệ ăn uống với cộng đồng

do bị chi phối bởi điều kiện tự nhiên xã hội nên cơ cấu bữa ăn của người việt là cơm-rau-cá, sử dụng những vật phẩm sản xuất tại chỗ và dễ kiếm tìm của nền văn minh thảo mộc, sông nước

từ những nguồn nguyên liệu cơ bản này, người việt nam đã chế biến ra hàng trăm món ăn khác nhau, phụ thêm nhiều đồ gia vị tạo sự tương hòa cũng như sự ngon miệng trong sự đơn giản: từ ninh, kho nấu luộc đến các món ăn tươi sống. nói chung người việt nam ăn ít thịt. bữa cơm đạm bạc đc kích thích thêm bởi yếu tố tâm lý :"râu tôm nấu với ruột bầu, chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon"

người việt nam nổi bật nhất trong phương pháp chế biến thức ăn của mình, đó là việc thêm gia vị. món ăn của người việt bao giờ cũng là sự tổng hợp của rất nhiều loại gia vị khác nhau: vị cay của ớt, vị chua của chanh, giấm, vị ngọt của đường ( chỉ riêng 1 chén nước mắm cũng tập trung đày đủ các vị rồi)

người việt nam ko ai là ko biết đến bài ca dao : con gà cục tác lá chanh, con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi, con chó khóc đứng khóc ngồi, mẹ ơi mẹ hỡi mua tôi củ riềng

quan niệm của người việt về ăn cũng còn là một sự thể hiện văn hóa đối xử: "ăn trông nồi, ngồi trông hướng" hay "ăn một miếng, tiếng để đời". và vì  "có khó mới có miếng ăn,, ko dưng ai dễ đem phần đến cho" nên của biếu là của lo, của cho là của nợ

người việt nam cũng quan niệm từ ăn lên tới thưởng thức. thưởng thức ko đơn thuần chỉ là một vị mà bằng một giác quan. giáo sư trần quốc vượng đã tổng kết lại bằng một câu là "tôi ăn uống bằng tổng thể tôi, do đó khi ăn, người ta chú ý đến cả vị giác, thính giác, thị giác và khứu giác

qua ăn uống, người việt nam cũng biểu hiện quan hệ với cộng đồng, từ gia đình với bữa cơm gia đình đến họ hàng làng nước trong những dịp lễ tết, khao vọng, giỗ chạp, hội hè, yến tiệc. trong cộng đồng gia đình, các gia đình thường quây quần xung quanh mâm cơm với những món ăn chung và những chén nước mắm chung. trong bữa ăn của người việt cũng đề cao tính tôn ti, trật tự ( mời cơm trước và sau khi ăn, hay những người già đc ngồi mâm trên)

ăn uống của người việt còn mang tính hướng ngoại, người ta có thể rất tiết kiệm, giản dị trong bữa ăn hàng ngày nhưng lại rất hào phóng đến mức hoang phí trong yến tiệc, hội hè, khao vọng bởi trong đó có vấn đề danh dự và sĩ diện. "một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp"

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: