C3 - BÌNH TRỌNG TỬ TRẬN
Trận chiến giữa triều Nguyên và Đại Việt là điều không thể ngăn lại, nó diễn ra lúc nào chỉ còn là vấn đề thời gian. Chỉ khi tin tức của hội nghi Diên Hồng được ban xuống thì cả trong và ngoài cung đều bắt đầu xôn xao. Vậy là chiến tranh sẽ xảy ra. Vạn người đều cùng nói một từ “Đánh.” Lúc đó các quận huyện trong nước đều đã chuẩn bị sẵn sàng liều chết để cản đường quân địch xâm lược bờ cõi. Phải liều chết để đánh, tuyệt đối không được đầu hàng.
Ải Khả Ly là nơi đầu tiên quân Đại Việt chống đỡ quân địch. Cho dù đã chuẩn bị trước cho trận chiến nhưng chênh lệch lực lượng giữa hai bên quá lớn nên chẳng mấy chốc mà Đại Việt thất thủ, quân lính chết nhiều không đếm xuể, mùi máu tanh, mùi khói đen khét lẹt của những đám cháy thiêu xác quân sĩ nồng nặc cả chiến trường. Từng cột khói đen bay cao vút làm mờ cả vầng thái dương.
Tin tức thua trận liên tục được truyền về. Ải Chi Lăng thất thủ, tướng Đoàn Thai bị bắt, tổn thất không thể nào nói cho hết.
“Bẩm báo, Tướng Trần Sâm tử trận rồi.”
“Bẩm…Ải Động Bản rơi vào tay giặc rồi.”
“Trấn Nam Vương Thoát Hoan đã bao vây Vạn Kiếp.”
Triều đình như ngồi giữa đống lửa khi tin dữ liên tục được báo về.
Chẳng mấy chốc Vạn Kiếp cũng thất thủ, quân cảm tử của Đại Việt vừa tấn công vừa tạo cơ hội để các cánh quân rút khỏi Vạn Kiếp, Bình Than. Chẳng mấy chốc mà Thoát Hoan đã tiến sát đến Thăng Long.
Chiếm xong Vạn Kiếp, hai bên lại giáp chiến ở Sông Đuống. Quân Đại Việt một lần nữa vỡ trận, thiệt hại vô số kể. Trấn Nam Vương Thoát Hoan nhanh chóng ra lệnh làm câu phao để vượt sông. Vậy là ý đồ của hắn đã lộ rõ. Hắn chưa muốn dừng ở đó, với kế hoạch đánh thần tốc này. Chẳng mấy chốc quân Nguyên sẽ tấn công thẳng vào Thăng Long. Tiêu diệt toàn bộ tông thất của Trần thị, chỉ có vậy thì kế hoạch thu toán toàn bộ bờ cõi Đại Việt mới có thể thành công.
Nửa đêm, cả hoàng cung sáng lửa rực đèn, mọi người lao nhao chạy tứ phía để tìm đường thoát. Hiếu Hoàng Trần Khâm trực tiếp chỉ huy lập chiến lũy ngay sông Hồng để nghênh chiến, một mặt phân phó nhanh chóng sơ tán hoàng thất cùng người dân rời khỏi Thăng Long.
Đoàn người di tản xếp thành hàng dài, nối đuôi nhau rời khỏi Kinh đô. Trên đường đi, làng mạc, ruộng đồng, nhà ở đều đươc đốt trụi. Dương phu nhân chưa kịp búi lại tóc đã chạy đến cung của An Tư, bà lo lắng khoác lên người nàng chiếc áo choàng, vội hỏi: “Con có làm sao không? Nhanh khoác áo vào kẻo lạnh.”
Vậy là Dương phu nhân cùng công chúa An Tư cùng đoàn tùy tùng hòa vào dòng người, nhanh chóng theo sự sắp xếp để rời khỏi hoàng cung. Cả kinh thành sáng rực lửa từ những đám cháy. Mọi công trình đều bị đốt sạch theo chiến lực tiêu thổ mà Hiếu Hoàng Trần Khâm ban xuống. Dương phu nhân ôm chặt lấy An Tư, kéo nàng ép sát vào trong người bà để không bị những người kia chen lấn.
Đến rạng sáng thì quân Nguyên đã đến sát bờ sông, quân Đại Việt dùng máy bắn đá để tấn công vào quân Nguyên. Mục đích để phô trương thanh thế ngăn không cho quân Nguyên nghi ngờ số lương quân Đại Việt mà không qua sông vội, vừa để có thể kéo dài thêm thời gian cho mọi người di tản. Hai bên đánh nhau từ khi trời mới hửng sáng đến buổi chiều tà.
Thấy người dân chưa đi được bao xa, nếu lúc này quân Nguyên vượt sông thì sẽ là hậu họa nên Hiếu Hoàng Trần Khâm cử Trần Khắc Chung sang đưa thư cầu hòa nhưng bị tướng của Nguyên Triều cự tuyệt. Đến khi dân chúng và hoàng thất đã rút khỏi hoàn toàn vùng nguy hiểm. Thành Thăng Long cũng đã cháy rụi tất cả, quân Đại Việt mới được lệnh rút lui.
Đại Việt liên tục thất thủ, lại một lần nữa Hoàng thất lại phải lên đường di tản theo sông mà đến Thiên Trường lánh nạn. Hiếu Hoàng Trần Khâm bố trí quân lính để chặn lại hai đường thủy bộ của quân Nguyên. An Tư công chúa ngồi trên xe, nàng liếc nhìn qua tấm màn, nàng đã nhìn thấy Bình Trọng, con trai của Phế hậu Lý thị và Bảo Văn Hầu Lê Phụ Trần. Người sẽ thống lĩnh quân sĩ chặn đánh quân Nguyên ở bãi Thiên Mạc này.
An Tư thấy được Bình Trọng cùng đội quân Thánh Dực, đeo khăn đỏ quỳ trước Hiếu Hoàng, một lòng nguyện thề sẽ liều chết để ngăn quân địch. Thật sự điên rồ. Sao chỉ với từng ấy quân mà có thể ra trận được chứ. Đó chẳng phải là tự lao vào chỗ chết ư?
Nhưng tuyệt nhiên Bình Trọng chẳng có chút sợ hãi nào hiện lên nét mặt. Chàng đã quyết chí sống chết để bảo vệ lý tưởng, bảo vệ đất mẹ Đại Việt của chàng.
“Nguyện chết bảo vệ non sông.”
Tiếng hô vang của quân Thánh Dực trước giờ tử chiến. An Tư hận mình chỉ là nữ nhân, không thể cùng sánh vai cùng những người kia để cầm kiếm lên chống lại quân giặc. Nàng úp mặt vào lòng Dương phu nhân khóc nức nở. Trong lòng nàng chỉ còn biết cầu cho những người kia chân cứng đá mềm, được bình an vượt qua trận chiến này mà thôi.
Bình Trọng cùng đội quân Thánh Dực đón đầu quân dịch ở bãi Thiên Mạc. Chàng càng chiến đấu càng hang hái. Thanh âm chát chúa từ khí giới, thanh kiếm của chàng nhuốm đỏ máu địch. Y phục chàng nhuốm đầy mùi tanh. Chàng đứng đó, nhìn những đồng đội mình đang dần ngã xuống. Từng người một chết dưới mũi kiếm của địch.
Bình Trọng cởi chiếc khăn đỏ trên trán, chàng buộc kiếm vào tay mình. Là tướng lĩnh cho dù chết trên chiến trường cũng không được buông bỏ vũ khí của mình. Đó là lời dạy của Lê Phụ Trần đã dạy cho chàng, lời nói đó cũng trở thành tâm niệm của Bình Trọng.
Do lực lượng chênh lệch quá nhiều nên cuối cùng toàn bộ quân Thánh Dực đều hi sinh. Khi chắc rằng ở phía sau, tông thất và người dân đều đã rút lui an toàn thì Bình Trọng mới yên tâm nhiệm vụ bảo vệ cho đoàn di tản đã hoàn thành. Chàng toan tự kết để tỏ lòng trung kiên nhưng đã bị quân Nguyên ngăn lại.
Sau khi chàng bị bắt, quân Nguyên dùng mọi thủ đoạn để dụ dỗ ông. Tra tấn, dọa nạt, buông lời ngon ngọt nhưng Bình Trọng đều cự tuyệt.
“Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm Vương đất Bắc. Ta đã bị bắt thì có một chết mà thôi, can gì phải hỏi nhiều lời.”
Nói xong, Bình Trọng khạc nhổ một bãi nước bọt vào mặt của viên tướng Nguyên Triều. Không kiềm nổi lòng, tên tướng đó vội rút đao ra giết Bình Trọng ngay trước mặt quân sĩ.
"Từ nay trở đi, bất cứ gặp người An Nam nào đều phải giết sạch hết cho ta."
Bình Trọng ngước cổ lên nhìn trời xanh lần cuối. Chàng nhớ lại lời dặn của công chúa Chiêu Thánh – mẹ chàng trước lúc lâm chung. Cuối cùng chàng cũng trả nợ được cho đất nước. Thượng hoàng và mọi người đều đã rút lui an toàn.
Chàng trai trẻ cũng đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Đại Việt là nơi cho chàng một cuộc sống hạnh phúc, đất mẹ Đại Việt là nơi cho chàng một mái nhà. Chàng bảo vệ đất nước cũng là đang bảo vệ gia đình mình. Một khi nước không không còn thì sao có một gia đình yên ấm.
Bình Trọng mỉm cười, khẽ nói: “Con đã làm rất tốt phải không mẹ?”
Nói rồi, Bình Trọng trút hơi thở cuối cùng. Năm đó chàng cũng vừa tròn 26 tuổi.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro