Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

AN TOÀN GIAO THÔNG.

Mỗi ngày trôi qua, có những người mãi mãi ra đi hay bị tàn tật, sống đời thực vật chỉ vì tại nạn giao thông. Theo con số ước tính của WHO, tỉ lệ người thiệt mạng/100 000 người của Việt Nam đang ở mức 24/100 000 người ( Malaysia cũng có mức 24 ). Nhưng khi sử dụng chỉ tiêu tỉ lệ người thiệt mạng/1 tỉ hành khách/km thì Việt Nam đang ở mức 75 trong khi Malaysia chỉ ở mức 13. Điều này cho thấy, xác xuất thiệt mạng khi sử dụng phương tiện tham gia giao thông tại Việt Nam cao hơn Malaysia gấp 6 lần. Một con số đáng để chúng ta giật mình, nhưng chưa chết. Theo số liệu công bố năm 2017, có 8 297 người chết vì tai nạn giao thông. Năm 2018, con số này là 8 248 người. Và theo số liệu thống kê mới nhất, chỉ tính riêng tháng 7/2019 đã xảy ra 1434 vụ tai nạn giao thông làm cho 647 người chết. Các con số tôi vừa liệt kê ra đã cho thấy một điều: Có bao nhiêu tai nạn, thiệt hại về vật chất, tính mạng bao nhiêu, ta đếm được nhưng chẳng có thước nào, máy nào đo nổi những gì mà vết thương vĩnh hằng mà những vụ tai nạn kia đã khoét sâu vào nhân tâm những gia đình, người thân của nạn nhân. Cụ thể, tai nạn giao thông đã gây ra những thảm cảnh đau thương cho biết bao gia đình: vợ mất chồng, con phải lìa cha, cha mẹ già mất con không nơi nương tựa khi mà theo thống kê, những người thiệt mạng do tai nạn giao thông chủ yếu là đàn ông, trụ cột của gia đình. Họ mất đi để lại bao nhiêu ước mơ, bao nhiêu hoài bão vẫn chưa thực hiện được, để lại cho người thân ,gia đình và tất cả những người ở lại nỗi đau mất mát không thể nào nguôi ngoai. Bên cạnh đó, không ít nạn nhân dù may mắn giữ được mạng sống nhưng phải gánh chịu hậu quả bởi di chứng của thương tật, thậm chí đến suốt đời. Trong đó có những nạn nhân bị bại liệt do chấn thương sọ não, chấn thương cột sống và những thương tật khác và họ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Có lẽ, chỉ những nạn nhân, gia đình có người thân là  nạn nhân của tai nạn giao thông mới thấu hiểu được hậu quả khôn lường mà tai nạn giao thông gây ra. Không chỉ thế, tai nạn giao thông còn làm cho diễn biến tình trạng giao thông thêm phức tạp và gây mất trật tự an ninh xã hội khi những thành phần xấu lợi dụng đám đông xúm vào xem xét tình hình tai nạn để thực hiện hành vi phạm pháp của mình như cướp giật. Vậy nguyên nhân là do đâu ?  Phó chủ tịch chuyên trách Uỷ bạn An toàn giao thông Quốc gia - Khuất Việt Hùng đã cho rằng có tới 90% nguyên nhân là do ý thức kém của người tham gia giao thông và người làm việc trong cơ quan quản lí xây dựng, thanh tra, tuần tra, kiểm soát. Theo tôi, điều đó thực sự đúng. Từ phân tích nguyên nhân gây tai nạn giao thông năm 2016, có tận 63,4% là do ý thức kém, bao gồm: đi không đúng làn đường, phần đường; chạy quá tốc độ; chuyển hướng không đúng quy định; vượt sai quy định; sử dựng rượu bia và không chấp hành tín hiệu giao thông. Điều đó chứng tỏ văn hoá giao thông ở nước ta đang dần xuống cấp. Tại sao hằng ngày các phương tiện thông tin vẫn nêu ra các vụ tại nạn giao thông nghiêm trọng, những con số thương vong rất lớn nhưng lại có ít tác dụng trong việc giáo dục luật lệ giao thông cũng như hạn chế làm giảm thiểu con số đó? Phải chăng con người đang dần vô cảm trước vấn đề này, vì nó xảy ra quá nhiều mà chỉ có người trong cuộc mới thấm thía nỗi đau của hậu quả? Ngay lúc này, tôi xin đưa ra một số giải pháp cơ bản nhất hiện nay.
Một là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục. Giải pháp này mang tính chất lâu dài và cần nhiều thời gian.
Hai là: Tăng cường các hành động cưỡng chết giao thông nhắm hạn chế hành vi vi phạm luật an toàn giao thông.
Ba là: Tăng cường đầu tư trang thiết bị-kĩ thuật hiện đại nâng cao hiệu quả hoạt động quản lí trật tự an toàn giao thông nói chung và phòng chống các hành vi vi phạm luật an toàn giao thông nói riêng.
Bốn là: Siết chặt hoạt động đào tạo, sát hạch cấp và quản lí giấy phép lái xe nhằm góp phần giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông.
Đối với vấn đề này, tôi xin đưa ra một ví dụ điển hình mà chúng ta cần phải học tập, đó chính là Nhật Bản. Những năm 60 của thế kỉ trước, Nhật Bản cũng đứng trước những khó khăn cùng nan giải về trật tự an toàn giao thông, thậm chí Nhật Bản giai đoạn đó còn sử dụng cụm từ "Cuộc chiến tranh giao thông" và đã tiếng hành chính sách 3E trong đảm bảo giao thông ( Enforcement - Cưỡng chế, Engineering - Xây dựng, Education - Giáo dục ). Với chính sách này, Nhật Bản đã thành công và góp phần đưa Nhật Bản trở thành một trong mười quốc gia có nền kinh tế phát triển như ngày nay.

Chính vì thế,

Hỡi người đi lại biết không
Ta đi theo luật mới mong an toàn
Không theo luật, lại kêu oan
Đến khi ân hận, đời tàn còn đâu
Lời khuyên ta hãy vì nhau
Cùng tuân theo luật cùng cầu bình an
Vì dân, vì vợ, vì con
Vì mình, vì cả nước non an bình.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro