ẨM THỰC ĐÓ ĐÂY-Lenghiabk05
Món lạ: “Riêu Quái vật”
Dạo này thiên hạ lắm chuyện đồn thổi. Nào là câu dược quái vật ở Hồ Tây nom như hình người, tóc tai rũ rượi. Nào là ngòai chợ Bưởi có con quái vật nửa tôm nửa cua… Dân ta có thói hiếu kì. Thấy đồn cái gì lạ là đổ xô đi xem dầu rằng lời dồn vô cùng hoang đường mà vẫn khối người tin.
Thật kì lạ, ở thời buổi Internet này mà thấy vật lạ chẳng mấy người truy tìm xem nó là gì. Muôn vàn người sử dụng Internet nhưng cũng lắm anh chỉ để chơi game hoặc khai thác những chuyện tò mò vô bổ. Cũng qua Internet mà chuyện quái vật chợ Bưởi làm dân mạng náo lọan cả lên. Có mỗi con “tôm rồng” (*) mà đồn ầm ỹ thành quái vật. Báo chí lại được dịp bán chạy như tôm tươi. Thì ra móm tôm bao giờ cũng có giá! Nhân đây, tôi xin hầu qúy vị câu chuyện tôi đã sáng tạo ra món riêu từ quái vật có dạng tôm lai cua kiểu như quái vật ở chợ Bưởi Hà nội như thế nào.
Ngày ấy, đang làm nghiên cứu khoa học ở Berlin, tôi có thú ẩm thực nên hay mò ra chợ dể tìm các của ngon vật lạ ngòai siêu thị. Vào một trưa hè, bỗng quầy cá trong siêu thị có bán một giống vật trông hệt như tôm hùm nhưng chỉ nhỉnh hơn ngón tay út mà gía lại rất rẻ. Chẳng biết món này ăn ra làm sao. Tôi hỏi tay bán cá ở chợ: “Con vật này ăn như thế nào? Luộc, rán hay chế biến theo kiểu gì?” Người bán hàng bối rối vì bản thân anh ta cũng chưa ăn nó bao giờ và cũng chẳng biết ăn ra sao. Tôi nghĩ: Trông nó như tôm hùm thì chắc phải ngon lắm. Tôi đã có đôi lần ăn tôm hùm rồi nên biết. Thịt tôm dầy và ngọt vô cùng. Thế là tôi làm luôn hai kí đem về, định bụng tối nay mời anh em cùng nhà sang làm bữa nhậu bia với “tiểu tôm hùm” cho sang.
Tối đến, tôi bỏ ‘tiểu tôm hùm” vào nồi luộc chin, vỏ tôm đỏ au, những đôi càng to khùynh khùynh như hai cánh tay của chàng hiệp sỹ nom rất oai vệ. Tôi xếp ngay ngắn “tôm hùm” quanh những chiếc đĩa bàu dục, xếp dưới đĩa là lớp rau xà lách xanh rờn. Chỉ nhìn đĩa tiểu tôm hùm tôi bày ra là mọi người cũng đã thấy sướng mắt rồi. Bè bạn tầng trên tầng dưới lục tục kéo sang phòng tôi. Mỗi người khệ nê đem theo cả một túi bia to tướng uống cho đã. Dân Đức có cái lệ uống xong ai nấy trả tiền phần mình rất sòng phẳng. Chí ít thì sau tiệc, chia đều tiền ăn uống và mỗi người đều góp phần, chẳng ai xin ai. Thật minh bạch và bình đẳng. Khác hẳn với dân Nhật, hễ đi với xếp thì thường bao giờ xếp cũng bao. Người có chức vụ cao hơn trong cơ quan thường bao cho người có chức vụ thấp hơn. Bè bạn đi uống với nhau thì thường theo kiểu Đức. Hôm ấy. tôi đã góp tôm hùm thì mọi người góp bia là chí lí lắm.
Bia mở ra sủi bọt, anh em hỏi tôi: Con này là con gì ? Làm ra vẻ sành điệu, tôi ba hoa: Các ông chẳng biết gì cả, đấy là tiểu tôm hùm đấy. Tôm hùm là đệ nhất trong các thực đợn hải sản. Bên Ý một xuất tôm hùm phải mất đến hàng trăm đô trong nhà hàng. Ơ ta chỉ có Vùng Cửa Tùng (Quảng Trị) hay Nha Trang mới có mà có được con nào họ xuất sạch sang Hồng Kông Nhật Bản Đài Loan cả. Chỉ các đại gia mới đủ tiền xơi món này.Tôm hùm người ta chế bíến cầu kì lắm. Có nhà hàng còn làm cả món tiết canh tôm hùm kì lạ lắm…cả lũ cứ vểnh tai nghe thú vị và chờ đợi tôi cho thưởng thức cái món “tiểu tôm hùm” . Ai cũng nghĩ Đại tôm hùm ngon và qúy thế thì tiểu tôm hùm chắc cũng phải ngon lắm. Trên đời này đâu cứ phải to mới ngon. Hạt tiêu sọ mà lại cay nên mới có câu bé hạt tiêu chứ.
Ngồi vào bàn, mọi người hỏi: ăn nó ra làm sao?
Quả thật tôi cũng chưa ăn lòai “ Tiểu tôm hùm” này bao giờ nên cứ phán đại: các cậu thấy đấy. cái càng nó xù xì thế kia nên khi ăn phải bỏ vỏ, cẩn thận kẻo hóc. Ta chỉ ăn thịt nó thôi. Thế là một hai ba cùng cụng li và mỗi anh nhóm một tiểu tôm hùm bóc ra ăn thử. Loay hoay bóc mãi tòan vỏ là vỏ. thịt tôm chỉ có tí xíu, tranh thủ hít được tí nước ngòn ngọt. Thế là cái trò diễn của tôi bị thất bại thảm hại. Tôi phải thay món nhậu bằng cả cây xúc xích Đức to tướng để chịu phạt. Cả lũ say khướt và cười bò lăn bò càng vì cái trò “lừa đảo ẩm thực không chủ ý “ của tôi.
Thôi ! Từ nay xin từ cái anh Tiểu hùm Đại hùm Tây này!
Tôi rút ra được một bài học lớn: có món lạ thì mình phải nấu thử, ăn thử rồi hãy mời bè bạn. Tôi vẫn băn khoăn không biết dân Đức họ ăn cái anh tiểu tôm hùm này theo kiểu gì. Hỏi tất cả các bà các ông trong viện nghiên cứu của tôi và cả đầu bếp trong bếp tập thể cũng chẳng ai biết. Chắc là món này thời ấy thương nghiệp người ta buôn ở đâu đó về bán nên ít người tiêu thụ và lòai tôm này cũng không phải là món phổ biến của dân Đức. Tôi quyết định phải tìm ra bí quyết và tổ chức một bữa nhậu để rửa sai lầm ẩm thực hôm ấy.
Nhìn kĩ thì lòai tiểu tôm hùm này có vỏ cứng giống vỏ cua, nó cũng thuộc lòai giáp xác có tám cẳng hai càng như con cua. Vậy nó cũng nhiều nét tương đồng trong nhóm tôm cua. Tôi quyết định làm một cuộc thí nghiệm nấu bún riêu tôm xem sao.
Mấy hôm sau, lại ra chợ, tôi mua về 1 kí Tiểu tôm hùm, mang về rửa sạch, bỏ vào máy xay thịt, cho thêm tí nước bấm điện, hai lưỡi dao máy xay quay tít, cả vỏ tôm lẫn thịt trong nháy mắt nhuyễn ra như thịt cua giã. Tôi lọc cua và cho vào nồi nấu nhẹ lửa khấy nhẹ tay. Từng đám cái “cua” nổi lên trên mặt nồi canh. Tôi xào cà chua, bỏ vào mấy lát táo xanh để lấy vị chua, phi hành với gạch lấy từ đầu tôm bỏ vào. Một mùi thơm tuyệt vời bốc lên. Đưa thìa nếm thử ! Trời ơi! Tôi như được ăn bắt canh riêu mẹ nấu cho ngày nào. Sao mà ngon đến thế. Tôi thầm cám ơn mẹ đã dạy tôi biết nấu món riêu cực kì dân tộc này từ thuở còn cắp sách đến trường.
Vào ngày nghỉ cuối tuần sau đó, để sửa lại sai lầm bữa trước, tôi quyết định khao cả nhóm một bữa bún riêu. Tôi ra chợ mua mấy kí tôm hùm nhỏ về sửa sọan cẩn thận. không có bún tôi thay bằng mì sợi to luộc kĩ. Lần này có cả rau xà lách thái nhỏ, hành hoa rắc vào bát bún và tôi chuẩn bị cả mẻ lọc để lấy vị chua…
Đánh tiếng mời bè bạn: “Có người trong nước mới sang, mẹ tớ ở nhà gửi cho ít cua đồng, mình khao các bạn một chầu bún riêu nhé”.
Nghe nói được ăn bún riêu bằng cua đồng Hà Nội, chẳng một ai từ chối và háo hức đến liền.
Múc canh riêu nóng hổi óng ánh sắc đỏ vàng với mấy vụn hành hoa thái nhỏ màu mỡ riêu cua nóng hổi tỏa mùi cua đồng chính hiệu thơm ngát , bỏ vào chút ớt bột chưng mỡ húp một thìa sao nó tuyệt vời đến thế. Cả lũ xì xụp và ai cũng tin rằng tôi đã nấu món riêu cua chính hiệu đem từ Hà nội Thủ đô sang để chế bíến hầu qúy khách món quốc hồn quốc túy. Chỉ thiếu chút mắm tôm và rau canh giói cùng đậu phụ rán là trọn vị .
Tiệc xong, ai cũng tấm tắc khen ngon. Lúc bấy giờ tôi mới cúi đầu thú nhận: thưa qúy vị ! Hôm nay tôi mời qúy vị xơi món “xúp tiểu tôm hùm”. Xúp quái vật nửa tôm nửa cua đấy ạ!
Bù rầy ai bán tôi mua
Cái chợ nhỏ nhếch nhác nơi triền núi lúc nào cũng nhộn nhịp cảnh mua bán bù rầy. Dân bản địa gọi đó là chợ bù rầy cũng không quá, bởi một ngày chợ đó tiêu thụ bù rầy với mức “khủng” cả chục ngàn con.
Chợ bù rầy (thị trấn Nhà Bàng, Tịnh Biên, An Giang) là chợ côn trùng lạ lùng và lớn nhất miền Tây. Mỗi ngày ở chợ này có đến hơn chục người mua bán bù rầy. Người bán ít nhất cũng 1 thiên, nhiều thì 2 - 5 thiên (1 thiên là 1.000 con).
Tôi tưởng côn trùng lạ này mắc mỏ nhưng nghe chị Nguyễn Thị Ngọc Lìn - một người chuyên bán bù rầy nói xong mới biết giá chúng “mềm” vô cùng. Bốc những con bù rầy đang bò lổm ngổm trong thau, chị Lìn nói: “Bù rầy đang hiếm, mấy hôm trước là 125, nay 140 (tức 100 con 40.000 đồng)”. Chị Lìn nhẩm tính hôm nay như thường lệ chị mua vào 2 thiên bù rầy, bán đắt nên chỉ còn vài trăm con. Chị cho biết nhìn bù rầy to thù lù như ngón tay nhiều người ớn, nhưng ăn thử một lần là mê. Bởi vậy mua bù rầy phải đi chợ sớm, nếu đi muộn, sau 9 giờ sáng thì thường khó mà mua được bù rầy.
Đang cầm kéo bắt từng con bù rầy cắt cánh thấy khách tới bà Trần Thị Lợi lật đật ngưng tay. Bà Lợi năm nay 63 tuổi, nhà khá giả hơn mấy hộ bán bù rầy khác nên thu mua bù rầy rất mạnh. Tôi lân la làm quen với bà, sau một hồi trò chuyện, bà Lợi kể: “Chợ bù rầy có khoảng 5 năm nay. Tao thấy bán bù rầy có lời, lại không nặng nhọc nên năm nay xin một chỗ mua bán bù rầy, mỗi ngày đóng tiền chợ 25 ngàn đồng”.
Cầm những con bù rầy đen xù xì bị cắt cánh, cắt chân đang trồi đạp nặng nhọc trong thau, tôi hỏi bà Lợi những con bù rầy này sống được bao lâu. Bà Lợi trầm ngâm suy nghĩ rồi lắc đầu: “Tao cũng không biết, bù rầy bán đắt lắm, chưa bao giờ bị ế để qua ngay hôm sau”. Bà Lợi nói chắc trong các mặt hàng côn trùng thì bù rầy bán đắt nhất, có ngày bà gom 4 thiên không đủ bán. Tháng này bù rầy ít nên hôm nay bà Lợi gom nhiều nơi mới được 3 thiên. Nhìn vào thau, thùng của bà Lợi chúng tôi thấy bù rầy ước lượng còn 400 con. Bà Lợi quả quyết với số ít ỏi này chưa đầy 15 phút bán sẽ chẳng còn con nào.
Bù rầy ngâm nước muối khoảng 10 phút nhả hết chất dơ ra, người ta cắt đầu, mổ bụng bù rầy nhét đậu phộng vào rồi xào hoặc chiên, ngon số zách. Mấy năm trước bù rầy chỉ có dân nghèo vùng núi dùng làm món ăn thay cá thịt hoặc trẻ con bắt để chơi. Lần hồi thấy ai ăn cũng nói ngon nên nhiều hộ bắt bù rầy ra chợ bán. Ban đầu người ta bàng quan, sau đó thấy giá rẻ nên xúm vào mua. Bù rầy thành mồi “độc”, dần dần món ăn này được đưa vào thực đơn của quán nhậu bình dân, sau đó rộ lên phong trào khách du lịch khoái khẩu với món bù rầy nên chợ bù rầy đã nhộn nhịp càng sôi động.
Cần câu cơm của dân nghèo
Loanh quanh chợ bù rầy chúng tôi thấy người bán bù rầy đều là phụ nữ, hiếm thấy anh chàng mày râu nào ngồi đếm từng con bù rầy. Những phụ nữ thành thị lần đầu nhìn thấy con bù rầy hình dáng như con bọ hung nhưng to hơn nhiều mặt đã xanh mét nói chi tới cầm bắt chúng. Bù rầy là thế, ai nhìn thấy lần đầu cũng ớn, nhưng đối với người dân nghèo nó là con hái ra tiền.
rong chợ bù rầy, chị Nguyễn Thị Hà, 31 tuổi là người bán bù rầy khá đặc biệt. Chị Hà bị câm nên chuyện mua bán phải nhờ mấy người bạn hàng kế bên giúp. Những phụ nữ bình thường nhìn bù rầy màu sắc vằn vện như sâu thấy hoảng, nhưng với chị Hà nó là loài côn trùng giúp chị làm kinh tế để nhà chị có miếng ăn. Mỗi đêm nhà chị Hà gồm 6 người hòa vào dòng người các nơi đi săn bù rầy. Một đêm gia đình chị Hà săn từ 1 - 3 thiên bù rầy, quy ra tiền kiếm được 250.000- 500.000 đồng, nhờ thế mà cuộc sống gia đình chị khá ổn định. Chị Hà tính nếu đem bỏ mối cho bạn hàng tiền lời ít hơn, vì thế chị thường đi bán lẻ. Bù rầy xuất hiện nhiều ở vườn xoài, khoảng 22 giờ đêm từ các nơi chúng bay túa ra đeo bám vào các lá xoài non tìm thức ăn. Đêm nào mưa lâm râm bù rầy xuất hiện dày đặc.
Để bắt bù rầy người ta phải đi đôi với nhau, dụng cụ bắt bù rầy là các thanh tre dài. Khi tới các vườn xoài, một người dùng cây tre đập mạnh vào các nhánh xoài cho bù rầy bám trên lá rớt xuống, người còn lại pha đèn bắt bỏ chúng vào thùng. Bù rầy có đôi cánh khỏe nhưng lười bay. Chính vì thế khi bắt bù rầy cắt bớt cánh nhưng nhiều con sổng thau thùng vẫn bay một đoạn, thấy cái gì đậu được là chúng đậu nên dễ bị bắt lại. Nghề săn bù rầy không mệt nhọc nhưng thỉnh thoảng vẫn gặp nguy hiểm khi đụng phải rắn độc, côn trùng độc náu mình trong bụi cỏ rậm, gốc cây.
Ông Nguyễn Văn Huệ, Trưởng phòng Nông nghiệp Tịnh Biên cho biết: Mấy năm qua bù rầy xuất hiện “hằng hà vô số” trên vùng đồi núi giúp người dân nghèo kiếm sống. Bù rầy ăn lá xoài non nên người dân bắt bù rầy cũng là cách hạn chế chúng phá vườn tược. Do vậy mà ngành nông nghiệp không ngăn cấm. Còn theo ông Nguyễn Thiện Chung, Chủ tịch Hội Đông y Tịnh Biên, không chỉ người dân thích ăn bù rầy mà khi có khách lạ tới Tịnh Biên họ cũng đãi bằng món bù rầy xào hoặc chiên. Theo ông Chung cho tới nay vẫn chưa có nghiên cứu nào khuyến cáo ăn bù rầy có hại hay có lợi cho sức khỏe. Ông Chung dí dỏm nói vui: Bù rầy ăn các loài cây lá nên biết đâu bản thân nó cũng là vị thuốc!
CÁ RỐNG BIỂN -
Đây là một loại cá lạ đặc biệt thích hợp cho món nướng.Thịt cá trắng phau ngọt ngây nóng hôi hổi chấm với muối giã ớt hiểm cay xè là món mà dân đưa cay… rất khoái.
CÁ TẮC KÈ LỬA TƯƠI -
Cá này chuyên dùng để hấp hoặc nướng , có thể nướng trần hay bọc lá chuối , nướng xong con cá chín vàng , chấm muối ớt chanh ăn rất ngon...
Không mất thời gian vào bếp, cũng như không cần phải lấy ruột và mang của nó ra, chúng ta cứ việc rửa sạch, để ráo nước rồi đặt vào vỉ tùy theo ý mà hấp hay nướng chẳng phải thêm gia vị gì khác. Gia vị chỉ càng làm mất mùi vị thơm ngon của cá. Nếu dùng nướng thì khi thấy lớp da đỏ dày sù sì của cá cháy chuyển sang màu nâu đen, cùng lúc mỡ cá tươm ra chảy xuống lửa xèo xèo là có thể gắp xuống được rồi. Và chỉ cần phủi lớp vỏ tróc đi là đã thấy hiện ra ngay lớp thịt trắng như bông gòn. Thịt cá tắc kè kết thành từng thớ trông chẳng khác gì thịt đùi gà. đem chấm nó vào muối ớt đỏ hồng cay cay, người ăn sẽ có cảm giác như ăn thịt đùi gà tơ vậy. Dai, ngọt, thơm... ngon tuyệt vời!
Cá tắc kè nướng hoặc hấp không phải chỉ chấm với muối ớt mơí ngon, mà dùng nó với bánh tráng cuốn cùng rau thơm, khế ngọt chấm nước chấm cũng quá hấp dẫn
Đây là những loại cá sống rất xa bờ hoặc sống sát đáy đại dương nên rất khó đánh bắt, món lạ lâu lâu mới có cơ hội gặp.
Chim trời trên... thớt!
TP - Theo lời rủ rê của ông bạn, một ngày cuối tuần dẹp trời, chúng tôi quyết dịnh phóng xe di thuởng thức món chim trời. Thiên duờng của các món nhậu chim trời, thú rừng chỉ cách Hà Nội chua dầy 30km - chạy dọc trục duờng Láng - Hòa Lạc. Chợ chim
“Ðây là chim ngói, sâm cầm, gà dồng, diệc, da da; còn dây là cu gáy, giẽ dất, tu huýt..., nếu anh thích còn có cò khoam, cò bợ, sẻ dồng… dảm bảo chim trời vừa gỡ luới xong, khỏi lo an cám con cò. Giá mềm bất ngờ, chỉ 35.000 dồng/cu gáy, 15.000 - 25.000 dồng/chim ngói, 50.000 - 70.000 dồng/xâu giẽ nâu, sâm cầm, tu huýt, le le…” - Một “lái chim” ca một bài tiếp thị ngay bên lề duờng khi xe chúng tôi vừa dỗ lại.
Chỉ một quãng dộ vài tram mét dọc cao tốc Láng - Hòa Lạc, doạn cắt ngang giao lộ 72, cả chục lái buôn công khai bày bán hàng chục lồng chim với dủ các chủng loại. Tôi hỏi “Nguồn chim này lấy ở dâu vậy?”. Một cái lắc dầu dáp trả của chủ hàng kèm câu trả lời cụt lủn: “Mua thì dây bán, hỏi làm gì?”.
Phải mất dến vài ngày nằm vùng dò la nghe ngóng chúng tôi mới tìm duợc manh mối nguồn cung cấp chim. Theo lời một thợ bẫy, nguồn chim ở vùng này nhiều vô kể. Nhờ có dải bán son dịa kéo dài từ Luong Son (Hòa Bình) dến Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai (Hà Tây) nên các loài chim về trú ngụ và tránh rét rất nhiều, nhiều nhất là vào thời gian từ dầu tháng chín dến cuối tháng ba âm lịch, nếu vào mùa gặt chim dổ về nhiều vô kể.
Ðặc biệt khu này nổi tiếng với vuờn cò Ngọc Nhị (Ba Vì), ngày mùa cò kéo về dến hàng nghìn con, dậu trắng cả ngọn cây.
Thấy lộc trời cho, nguời ta thi nhau bắn, bắt, bẫy. Ban dầu chỉ là dân quanh vùng dùng bẫy thủ công, một thời gian sau xuất hiện những dội quân bẫy chim chuyên nghiệp từ các noi khác dến, chúng dùng bang cassete giả tiếng chim dể rủ chim tới rồi dùng luới hốt gọn cả dàn.
Ðội quân này không chỉ hoạt dộng ở các vùng Hà Tây mà còn lùng sục dến tận những vuờn chim ở các tỉnh lân cận nhu vuờn chim Hải Lựu (Vinh Phúc), vuờn cò Ðông Xuyên (Yên Phong, Bắc Ninh), vuờn cò Chi Lang Nam (Thanh Miện, Hải Duong)…
Chim sập bẫy duợc lái buôn thu gom rồi mang ra duờng cao tốc bán - hình thành những chợ chim di dộng qui mô nhỏ, một thời gian sau nhiều chợ chim lớn xuất hiện, bày bán công khai nhu chợ Hoàng Ngô (Quốc Oai), chợ Hòa Lạc…
Truớc dây thị trấn Xuân Mai - Luong Son (phía nam) và Ðồng Mô (phía bắc) là thiên duờng của chim thú rừng, nhung bây giờ bị kiểm soát chặt, vô hình tạo thành hai cánh cung siết chặt lại dồn hết về Láng - Hòa Lạc, khiến noi dây trợ thành “thị truờng” chim tấp nập.
Có cung ắt có cầu, duờng cao tốc Láng - Hòa Lạc vừa thông xe, hàng tram nhà hàng, quán nhậu mọc lên, nguồn chim cung cấp bao nhiêu cung không dủ. Theo một “lão làng” buôn chim ở Hoàng Ngô, bây giờ chủ hàng không chỉ lấy mối chim quanh vùng lân cận mà còn nhập về từ các tỉnh xa nhu Son La, Lào Cai, Phú Thọ, Yên Bái, Thanh Hóa… nhờ những “chân rết” liên tỉnh.
Chim lên thớt
Chiếc xe con bốn chỗ rẽ bụi lách vào dỗ xịch bên vệ duờng, chủ xe chua kịp mở cửa cả chục nhân viên dã bủa lấy, chen nhau mời mọc, kéo khách về phía nhà hàng mình…
Dọc duờng Láng – Hòa Lạc kéo dài chừng 4 km, hàng tram nhà hàng an uống mọc lên chi chít với những tên gọi hấp dẫn: nào là “Ðặc sản xứ Muờng”, “Chim trời, cá nuớc”, “Huong vị rừng xanh”, “Ðặc sản núi rừng”…
Theo chủ nhà hàng H.H, nhờ nằm ở ngoại thành Hà Nội nên những nhà hàng an nhậu ở dây thu hút rất nhiều các dại gia, quan chức, giới thuong gia từ các vùng lân cận dến an choi.
Ðông nhất vẫn là Hà Nội, thứ dến Hà Tây, Vinh Phúc, Hòa Bình…, chua kể cạnh dấy là Khu công nghệ cao Hòa Lạc - noi duợc ví là “tu dinh” của nhiều dại gia lắm tiền, nhiều của.
Giờ cao diểm hàng chục chiếc xe biển xanh, biển trắng 31…, 33…, 28…, 88… nằm la liệt bên lề duờng, duới tán cây, kín dáo hon thì dậu sâu trong vuờn của nhà hàng.
Bình “còm” - chủ nhà hàng “Ðặc sản núi rừng” dẫn chúng tôi vào nhà giới thiệu những món an chế biến từ chim: “Thịt chim ở nhà hàng anh 36 món không thiếu món nào. An ngay thì có chim xào sả ớt, nuớng, quay, gỏi…còn chờ lâu một tí thì có lẩu, chim hầm thuốc bắc, chả chim, cháo chim…” - Bình quảng cáo. “Thế loại nào bán chạy nhất?” - Tôi hỏi. Bình không trả lời mà thò dầu xuống bếp ới một tiếng, một thanh niên xộc ra, hai tay xách hai xâu chim.
Bình dua bàn tay hộ pháp nắm lấy mỏ chim kéo hếch lên và phán: “Ðây là cu dồng, loại này mà hấp cách thủy hoặc tần thuốc bắc thì “sung” phải biết, các dại gia bụng phệ hiếm khi bỏ qua món này. Còn dây là cò khoam chuyên xáo mang hoặc nuớng, thịt giòn nhu củi thông, dùng nhâm nhi với ruợu bầu dá”.
Rời bếp, tôi theo ra phía sau vuờn, vợ Bình nằm vắt chân ngả ngớn trên chiếc võng xếp, cạnh dấy ba bốn thiếu niên chia làm hai tốp dang hì hục vặt lông chim, một tốp vặt khô, tốp kia nhúng nuớc. Mùi ngai ngái từ thịt chim, lông chim bốc lên xốc vào mui tôi.
Chim vặt lông, mổ bụng xong duợc xâu thành chuỗi bằng một que sắt, sau dó dặt lên máng than, chỉ phút chốc, từng thớ thịt tách ra mùi thom phức bốc lên.
Bình giảng giải kinh nghiệm: “Phải nuớng bằng than củi thịt chim mới giòn và không bị lạc mùi. Nếu không dùng củi than có thể nuớng bằng dèn khò, loại này lợi thế ở chỗ gia vị ngấm trực tiếp vào thịt chim, thịt sẽ dậm dà hon. Anh sẽ biểu diễn ngón nghề cho chú mày xem”.
Nhu dể chứng minh cho lời nói, ngay tức tốc, Bình kéo tôi ra sau quán trổ tài thịt chim. Thò tay kéo một con cò trong lồng ra, tay cầm thanh kim loại sắc lẹm, Bình phạt ngang một nhát rất diệu nghệ, con chim ré lên một tiếng, ngẹo cổ dần. Trông thấy thế, gáy tôi ớn lạnh, kiếm cớ ra ngoài gọi diện thoại, chúng tôi chuồn thẳng.
Hôm sau tôi theo anh bạn tới nhà hàng - nhà sàn Tây Bắc nằm trên duờng vào khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Sau cú diện thoại chớp nhoáng, một nguời dàn ông với mái tóc dài dậm chất cao nguyên phóng dến trên chiếc xe phân khối lớn, dó là Luân - chủ nhà hàng.
Qua một tuần ruợu với những chuyện trên trời duới biển, tôi lân la: “Thịt chim, thú thế này không sợ co quan chức nang hỏi tham sao?”. Luân cuời hề hề rồi khoát tay lia lịa: “Kiểm tra thì không thấy mà chỉ thấy các vị dến dánh chén thôi. Mà nếu bắt thì bắt sao xuể, hàng tram nhà hàng ở dây có chỗ nào mà không thịt chim dâu”.
Tuy nhiên, sở di Luân dắc chí nhu vậy vì biết rõ vùng Láng - Hòa Lạc này là vùng giáp ranh giữa Luong Son (Hòa Bình) và Quốc Oai, Thạch Thất (Hà Tây) nên các co quan chức nang lúng túng, dùn dẩy nhau trong việc kiểm tra, việc bị “sờ gáy” hiếm khi có thể xảy ra.
Thử làm một phép tính don giản: một nhà hàng trung bình một ngày vặt lông hon tram con chim, ở dây có cả tram nhà hàng, nhu vậy số chim bị “hóa kiếp” mỗi ngày phải dến cả nghìn con.
Bao nhiêu sâu bọ phát triển, còn những cánh rừng, khu vuờn dang vắng dần tiếng chim… trong lúc những con chim trời tội nghiệp ngày ngày vẫn lên thớt trong các nhà hàng.
Những Món Ăn Mùa Lạnh Nổi Tiếng Trên Thế Giới
Tạp chí du lịch CNNgo đưa ra những gợi ý các món ăn truyền thống xua đi cái lạnh ở các quốc gia châu Á vào dịp đông này.
Tiết đông đang lan tỏa khắp nơi, vì thế các nhà hàng châu Á đã bắt đầu phục vụ thực khách những món ăn nóng hổi có nguồn gốc từ hàng trăm năm trước. Theo Ayurveda (liệu pháp thư giãn bằng hương thơm của người Ấn Độ) và những phương thuốc truyền thống Trung Quốc, nên ăn những món ăn nóng hoặc đang bốc khói như thịt cừu với gia vị bạch đậu khấu trong những đợt rét.
CNNgo gợi ý 9 món ăn mùa đông được ưa thích nhất và điểm đến tuyệt nhất để thực khách thưởng thức chúng:
1. Trung Quốc: Súp gà đen
Súp gà là món ăn chống lại giá lạnh truyền thống của Trung Quốc. Gà đen có nhiều protein hơn, ít chất béo và ít calo hơn so với gà thường. Các đầu bếp cũng thêm vào cây goji ngọt, mứt và các loại thảo mộc để cân bằng âm dương trong cơ thể.
2. Hong Kong: Súp rắn
ại Hong Kong, rắn máu lạnh là thức ăn ưa thích để làm ấm người. Theo truyền thống, món rắn được lấy từ chính chuồng nuôi của nhà. Món súp rắn được cho là làm tăng tuần hoàn máu và làm giảm đau cho các vết thương trong mùa lạnh. Thịt của loài bò sát này được làm ngọt bằng hoa cúc và thảo mộc và được bày biện đẹp mắt và được giới thiệu là có vị ngon như thịt gà.
3. Triều Tiên: súp Seolleongtang
Seolleongtang là tên gọi món súp kiểu Hàn Quốc làm từ thịt bò và xương được ninh kỹ. Theo truyền thuyết, vào thế kỷ 15, vua Seongjong thường bắt đầu nghi lễ bằng việc cúng tế một con bò để làm món “súp phủ tuyết” mà sau đó ông sẽ ăn cùng với những người trong hoàng tộc. Xương bò ninh nhừ và thịt của món súp này đôi lúc sẽ được trộn với mì trắng và luôn luôn được bày biện với kimchi làm từ củ cải.
4. Hàn Quốc: canh Tteokguk
Vào buổi sáng đầu tiên của năm mới, người Hàn Quốc có truyền thống thưởng thức món canh Tteokguk (canh bánh dày) được làm từ bánh dày, hành tây xanh, trứng và rong biển. Màu trắng của bánh tượng trưng cho sự thuần khiết, còn hình dáng giống như đồng tiền của bánh dày được cho là mang lại sự thịnh vượng. Người ta cũng có thể ăn món canh này cùng với các loại bánh bao.
5. Mông Cổ: Lẩu thịt cừu
Thường xuyên phải đối mặt với việc thiếu các công cụ, những chiến binh Mông Cổ xa xưa đã nghĩ ra cách luộc trứng trong những chiếc mũ chiến đấu của họ. Ý tưởng ngâm các nguyên liệu vào một nồi nước dùng đang sắp sôi lên đã lan truyền tới phía bắc Trung Quốc trong triều đại nhà Đường.
Món lẩu của người Mông Cổ hiện tại vẫn còn phổ biến tại Trung Quốc, và lẩu thịt cừu thái lát mỏng luôn là lựa chọn tuyệt vời vào những ngày lạnh giá.
6. Nhật Bản: món Oden
Oden là món ăn cổ truyền của Nhật Bản, thích hợp khi ăn trong tiết trời rét và là món ăn rất phổ biến tại đất nước mặt trời mọc. Khởi đầu cách đây hơn 800 năm với cách chế biến đơn giản, hầm đậu phụ trong nước dùng, trải qua thời gian, công thức chế biến ngày càng phong phú đa dạng, mỗi vùng miền lại mang những đặc trưng riêng biệt.
Hiện nay, oden bao gồm 2 thành phần chính là nước dùng được nấu từ cá ngừ được bào nhỏ và rong biển, thành phần cho vào bao gồm: củ cải, trứng, konyaku v.v.
Oden tại các vùng khác nhau sẽ có những đặc trưng riêng của vùng đó, ví dụ như ở Nagoya, Oden sẽ được dùng với xì dầu làm nước chấm. Oden tại Shizuoka sử dụng canh tối màu với thịt bò và nước tương tối và tất cả các thành phần thì được nướng xiên. Cá sấy khô và cá mặt đất (cá thu hoặc katsuobushi) và bột aonori (từ rong biển) được rắc lên mặt trên trước khi ăn.
7. Nhật Bản: lẩu Nabemono
Nabemono là món ăn được yêu thích trong mùa đông của người Nhật, được chế biến từ hải sản, thịt gà hoặc thịt heo và rau củ. Đây là món ăn nấu trong nồi canh hầm để ngay trên bàn, các thành phần được sắp xếp nghệ thuật trên đĩa phẳng để cho mỗi người tự ăn món mình thích. Hai món thông dụng là Mizutaki (lẩu với nước dùng không béo, thịt gà, rau cải, cá) và Yose nabe (thịt gà, hải sản, rau).
Những Món Ăn Đường Phố Ngon Nhất Trái Đất
hẳng ai muốn bị... Tào Tháo rượt nhưng từ chối món ngon đường phố có nghĩa là từ chối một phần thiết yếu trong những kinh nghiệm du lịch. Để giúp bạn khỏi lúng túng khi chọn lựa, trang web chuyên về du lịch - ẩm thực Concierge.com đã bình chọn một danh sách các món ăn đường phố ngon nhất thế giới, dựa theo kinh nghiệm của những du khách sành ăn cũng như từ đánh giá của các chuyên gia ẩm thực.
Thật đáng ngạc nhiên khi món bánh mì thịt quen thuộc của người Việt lại được xếp ở vị trí số 1 trong bảng xếp hạng các món ăn đường phố ngon nhất tại nhiều nước. Để yên tâm thưởng thức chúng, bạn cũng nên mang theo vài viên thuốc tiêu chỉ để phòng xa thôi.
1. Bánh mì thịt
Nơi ăn ngon nhất: TP.HCM
Cứ đến 5g chiều mỗi ngày ở số 37 Nguyễn Trãi, Q.1, cô bán hàng lại nhóm lò than trên cái xe bánh mì nhỏ xíu. Bạn hỏi mua, cô sẽ làm cho bạn một cái bánh mì kiểu Pháp đã được “Việt hóa”.
Gỡ miếng giấy báo bọc ngoài và cắn! Răng bạn sẽ ngập sâu vào lớp vỏ bánh mì có pha chút bột gạo khiến bánh giòn tan và bên trong là những miếng thịt heo nướng còn ấm nóng, cùng với thanh dưa leo giòn rụm, vị chua ngọt của cà rốt, củ cải ngâm chua, có trét thêm một loại xốt kiểu VN. Thêm vào một chút tương ớt, đó có thể là món sandwich ngon nhất bạn từng được ăn.
2. Taco
Nơi ăn ngon nhất: San Miguel de Allende, Mexico
Taco được phát minh có lẽ do những người chăn bò ở Mexico muốn cái đĩa đựng món ăn ấy có thể xơi luôn được. Căn cứ vào nguồn gốc khiêm nhường này, chẳng ngạc nhiên khi giới am hiểu đề cử những nơi bán taco ngon nhất, họ thường nhắc đến những góc phố hơn là các nhà hàng nghiêm chỉnh. Điều này được kiểm chứng hết sức chính xác tại San Miguel de Allende, một thành phố thuộc địa đầy vẻ nghệ sĩ, cách thủ đô Mexico khoảng bốn giờ lái xe về phía bắc.
Đêm đến, khi du khách bản xứ và người nước ngoài bắt đầu tìm kiếm những địa chỉ ăn tối tuyệt ngon thì những người bán hàng rong khởi sự đốt lò nướng. Dễ thấy người bán taco ngon nhất ở cái góc phố chỉ cách quảng trường chính một đoạn ngắn đi bộ (hãy nhìn đám đông hớn hở bao quanh một cái xe đẩy).
Khi bạn hỏi mua tacos al pastor, người bán hàng cắt những khoanh thịt từ một khối thịt heo màu đỏ nhạt đang được nướng trên một cái xiên rồi đặt vào giữa hai lớp bánh mỏng làm bằng bắp, sau đó rắc thêm một ít xốt dứa có vị mặn. Mỗi cái taco chỉ cắn vài miếng là hết, để lại hương vị xốt và chút mỡ bóng trên tay và môi bạn. Thật tiếc cho những du khách đã lăn ra ngủ vào giờ ấy!
3. Sandwich lòng bò
Nơi ăn ngon nhất: Florence, Ý
Dân Florence tôn sùng món ăn quê mùa truyền thống này và một khi đã đến đây, dù bạn chẳng hề ưa thích lòng bò chút nào nhưng hãy nhắm mắt lại thử cắn một miếng sandwich ấy, cam đoan bạn sẽ thay đổi ý kiến ngay!
Người Florence hầm bao tử bò với tỏi và hương liệu đến khi thấm, mềm rồi cho vào một ổ bánh giòn tan, điểm thêm chút xốt ớt đỏ hay xốt xanh bằng bạch hoa, ngò tây và cá trồng (anchovy) đầy hương vị. Bạn có thể chọn một quán ăn nào đó hoặc đơn giản hơn: một xe bán lòng bò tại quảng trường Piazzale di Porta Romana, ở đó người bán có khuynh hướng thay đổi món ăn này theo mùa, chẳng hạn thêm atisô vào sandwich khi mùa xuân đến.
4. Gỏi đu đủ xanh
Nơi ăn ngon nhất: Bangkok, Thái Lan
Có một thứ âm thanh cực kỳ quyến rũ với đông đảo người Thái: tiếng “cốp cốp” của chày đá giã đu đủ xanh, báo hiệu sự có mặt của som tam, món salad kết hợp được cả bốn hương vị: mặn, ngọt, chua, cay đặc trưng của ẩm thực Thái. Som tam là món đu đủ xanh giã trộn với đậu phộng, tôm khô, chút nước mắm, đường thốt nốt và nước cốt chanh rồi cho vào bịch nilông để khách hàng mang đi.
Bạn có thể tìm thấy món này ở khắp Bangkok nhưng nơi có som tam tuyệt vời nhất là ở Phaholyothin Soi 7, một con đường luôn đông đúc xe bán thức ăn đường phố. Hoặc ghé quán ăn ngoài trời nổi tiếng Foon Talop ở chợ cuối tuần Chatuchak, nơi món salad này được chế biến với plara, một loại nước mắm đậm đặc mà hương vị của nó không dễ gì quên được.
5. Xúc xích Currywurst
Nơi ăn ngon nhất: Berlin, Đức
Nước Đức có lẽ có nhiều xúc xích cũng như Pháp có nhiều phô mai, vì vậy trong số món ăn đường phố được ưa chuộng nhất ở Berlin không thể thiếu wurst (xúc xích thịt heo). Currywurst không phải loại xúc xích thông thường mà là thứ xúc xích dài khoảng 40cm, khi ăn được cắt thành từng khoanh, cho thêm xốt cà có trộn bột cà ri và ớt bột.
Currywurst phản ánh một Berlin hôm nay: truyền thống nhưng lại toàn cầu và là món ăn tuyệt vời cho một đêm dài vui chơi. Những chỗ bán ngon nhất thường tự làm nước xốt, nhưng ở bất cứ nơi đâu, khi ăn currywurst bạn đừng quên kèm theo một pint (chừng nửa lít) bia lạnh Warsteiner nhé.
6. Bất kỳ món châu Á nào ở Singapore
Nơi ăn ngon nhất: Makansutra
Singapore là nơi tụ họp đông đảo dân châu Á: Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Malaysia - một đội ngũ ẩm thực trong mơ khiến thức ăn đường phố Singapore trở nên đa dạng và được du khách khắp nơi tán thưởng. Đây cũng là nơi an toàn nhất: tất cả các đầu bếp đường phố hành nghề trong những “trung tâm hàng rong” được tổ chức ngoài trời, nơi luật lệ nhà nước buộc phải đảm bảo chặt chẽ sức khỏe của thực khách.
Tại Old Airport Road Food Centre, bạn sẽ thấy món ăn kiểu Ấn: cà ri đầu cá sôi lục bục ở một quầy và cơm gà Hải Nam (Trung Quốc) ở kế bên cùng với hành tươi và gừng. Rồi đến quầy bán đặc sản nổi tiếng: cua xốt ớt đặc trưng Singapore. Ở The Matter Road Seafood Barbecue bày những con cua đỏ au ngập trong mùi tỏi quyến rũ và rất nhiều thứ xốt khác nhau sẵn sàng cho khách thưởng thức.
Còn ở Toa Payoh Rojak chỉ bán rojak, một loại salad tuyệt vời gồm trái thơm, dưa leo cùng với nhiều loại rau trái khác, trộn với một loại xốt làm bằng me và tôm quết nhuyễn. Quá nhiều lựa chọn phong phú tại đây đã truyền cảm hứng cho những khách sành ăn, trong đó có người viết sách hướng dẫn du lịch nổi tiếng K.F.Seetoh. Theo ông, Makansutra là nơi có những món ăn đường phố ngon nhất ở Singapore.
7. Bhel Puri
Nơi ăn ngon nhất: Mumbai, Ấn Độ
Bhel puri gồm cơm, sev (mì sợi nhỏ chiên), khoai tây, hành tím và ngò. Trước khi ăn, tương ớt me được cho vào đĩa để không chỉ kích thích khẩu vị mà còn làm cơm và sev mềm đi, trở thành một hỗn hợp vừa mềm vừa giòn.
Thánh đường của món ăn đường phố tại Mumbai là bãi biển Chowpatty ở vịnh Back Bay, nơi du khách có thể thưởng thức món bhel puri ngon nhất thành phố trên nền âm thanh là tiếng rao mời ầm ĩ (và cũng là nơi được coi không mấy an toàn về vệ sinh thực phẩm!). Họ có thể lôi kéo bạn thử nếm thêm món pav bhaji (bánh mì kiểu Bồ Đào Nha dùng kèm rau củ nấu với xốt cà và bơ) hay kulfi, loại kem lạnh đặc nổi tiếng của Ấn Độ.
8. Khoai tây chiên
Nơi ăn ngon nhất: Brussels, Bỉ
Người Bỉ tuyên bố - rất đụng chạm với dân Pháp - rằng chính họ mới là người phát minh món ăn mà bây giờ được gọi là khoai tây chiên kiểu Pháp! Khoai tây chiên ở Brussels được chứa trong những cái phễu giấy cùng với rất nhiều xốt mayonnaise và có bán tại các kiôt nhỏ khắp thành phố.
Những nơi bán khoai tây chiên ngon nhất ở Brussels chỉ dùng khoai tây Bintje - một loại khoai địa phương dường như sinh ra để chiên. Khoai được chiên hai lần với dầu phộng tinh chế hay mỡ bò, trở nên xốp và giòn không tưởng nổi mà không hề béo chút nào, rồi được đổ lên trên xốt mayonaise, xốt tartar (trộn với hành, dưa leo...), xốt cà chua - dứa... hay bất cứ thứ xốt nào trong khoảng mười thứ xốt được bày đầy ra đó. Ăn rồi chẳng biết sau chuyến du lịch trở về bạn có kham nổi những món ăn ở nhà không nữa!
9. Arepas
Nơi ăn ngon nhất: Cartagena, Colombia
Colombia có lẽ là xứ sở Mỹ Latin duy nhất dùng gạo nhiều hơn bắp. Nhưng người Colombia đã dành một chỗ đặc biệt trong tim họ cho món bánh bắp arepas. Đó là cái bánh tráng tròn và dẹp làm bằng bột bắp, chứa đầy phô mai hoặc trứng rồi được nướng hay chiên giòn tan. Cắn một miếng arepas, bơ chảy xuống cằm bạn và với người Colombia, hình ảnh đó gợi nhớ những kỷ niệm thời thơ ấu bên bếp lò.
Bạn hãy tới Cartagena và đi tìm nhà hàng Club De Pesca ở gần khu Manga. Nhưng trong thực đơn nhà hàng này không hề có món arepas! Vậy nó ở đâu? Ở sân đá banh cạnh đó, nơi nhiều phụ nữ bán những món ăn hè phố và quan trọng nhất là món arepas tuyệt diệu.
10. Thịt heo ướp nướng và gà nướng
Nơi ăn ngon nhất: Ocho Rios, Jamaica
Những người nô lệ Maroons đào thoát khỏi Jamaica vào thế kỷ 17 - khi người Anh đô hộ xứ sở này - đã sống bằng thịt lợn rừng và để bảo quản thức ăn, họ xát lên thịt một hỗn hợp gia vị. Ngày nay, món thịt nướng ở Jamaica được ướp với đủ thứ gia vị như nhục đậu khấu, húng tây... Thường thì gà được dùng nhiều hơn heo và lò nướng làm bằng các thùng dầu thay vì bếp củi truyền thống.
Du khách đến khu resort ở North Coast thuộc thị trấn Ocho Rios thường làm một chuyến du lịch ngắn khoảng 12 dặm đến thung lũng Faith's Pen. Trên đường đi có hàng chục quầy bán thịt thăn heo ướp và nướng tuyệt hảo. Khói từ gỗ và ớt tiêu Jamaica càng làm tăng thêm mùi thơm của những thứ gia vị cực kỳ kích thích, tạo nên một món thịt nướng tuyệt vời. Bạn có thể nghĩ mình đã tìm ra thiên đường trên những bãi biển Jamaica!
Sài Gòn Nướng Muối Ớt
Với những con người khẩn hoang Nam bộ, rõ ràng muối và ớt là hai thứ gia vị rất sẵn có và đeo cứng cuộc đời họ như đỉa dưới đồng sâu.
Ở Sài Gòn mà nói muối ớt nhiều người lắc đầu. Nhất là những ông bà chuyên viên dinh dưỡng nhìn đâu cũng thấy phản dinh dưỡng, lắc càng mạnh. Họ chẳng những khuyên giảm muối mà có kẻ còn coi muối như kẻ thù của loài người. Tính đến chuyện muối bị tình nghi là kẻ thù - tác nhân làm tăng huyết áp, phải kể từ thuở loài người thời chiến tranh nguyên sơ, đã biết lợi dụng tiền sử huyết áp của đối phương để kích báng đối phương tức đến hộc máu mà chết, như Lượng kích Du thời Tam Quốc. Nhưng tới nay chưa có toà nào lên án được muối vì không đủ chứng cứ kết nó là nguyên nhân trực tiếp
Triết lý của nhà dinh dưỡng là thà lầm còn hơn sót.
Với những con người khẩn hoang Nam bộ, rõ ràng muối và ớt là hai thứ gia vị rất sẵn có và đeo cứng cuộc đời họ như đỉa dưới đồng sâu. Sự thật này đã được khẳng định khắp nơi: "bữa ăn nghèo nàn nhất và đơn điệu nhất của các nước kém phát triển lại càng cần gia vị nhất," theo sử gia Pháp F. Braudel, tác giả cuốn Những cấu trúc sinh hoạt hàng ngày.
Người ta lại nói muối Bạc Liêu ngon nhứt. Mà Bạc Liêu chỉ có sở muối Gành Hào. Dân Gành Hào khẳng định, muối ở đây ngon nhất. Nhưng cả mấy ông làm công ty muối Bạc Liêu lẫn diêm dân Gành Hào không ai biết tại sao nó ngon. Mà còn khăng khăng muối đen ngon hơn muối trắng. Muối đen lại bị công nghiệp tẩy chay. Nội cái chuyện tiếp thị hột muối cũng kiểu "hữu xạ" bảo sao người dân muối không vô vọng…
Muối hột với ớt - ớt chim ỉa mọc hoang đâu đó gần gò mối, miếng ruộng biền, càng nồng nàn - giã dập dập, ướp con cá câu cắm, con chuột chận ngách, con lươn ống trúm trên đồng, rồi bó lá chuối, tóm mớ rơm nướng trui lên thì mười "barbecue" của Tây theo cũng chẳng kịp. Vì chẳng qua là barbercue nặng mùi son phấn, mà lại thiếu đi cái tươi ngọt, do nguyên liệu nằm trong hầm đá quá lâu. Vả chăng, so với dân Á, dân Tây rất ư là vô cảm với vị "ngọt" trong thực phẩm mà người Nhật khám phá ra đầu tiên từ tảo biển, đặt tên là umami…
Sài Gòn gần đây, khi những viên gạch mộc xù xì thô ráp quay trở ra nằm e ấp trên mấy cái mặt tiền nhà lai thuộc địa (coloniale), những làng nướng tấp tểnh mọc lên. Muối hột giã ớt lại quay về. Nhưng không phải làng nướng nào cũng đúng là muối hột, đúng là ớt hiểm chim ỉa, đúng là muối hột Gành Hào - vùng đất nuôi con cá-kèo-lọ-lem tự nhiên và bán tự nhiên ngon đến dẹo lưỡi người Sài Gòn. Hột muối ở đây ngon cũng vì lẽ này chăng?
Kể từ Sài Gòn sinh nhật 300, những khu nướng khẩn hoang nổi lên, nướng muối ớt làm cho lũ chuột đồng miền Tây điêu đứng (nhưng không sao, hồi tháng 10 vừa rồi, con người đã công bố nhân bản chuột đồng được rồi). Món ngon bao giờ cũng có hàm lượng quá khứ hoặc hàm lượng, xin lỗi,… nước bọt (quảng cáo của nhà hàng)… cho những người (trẻ) thiếu đi thứ "muối mắm" quá khứ: chuột bắt được lột da, ướp muối ớt - muối ớt đồng bao giờ cũng có thêm một hai thứ lá rau mùi như é, lốt hoặc mãng cầu, ổi, bó chuột lại hoặc giã dập trong muối luôn. Và nổi lửa ở một góc ruộng. Cơm trắng với bữa thịt chuột nướng bốc mùi thơm lừng ngon - một sự tương phản giữa cơm lạt ngon ngót bột đường và vị mặn, cay, béo, mùi thơm, khen khét quyện lấy nhau, "âm dương giao hoà, vạn sự (ngon) sinh sôi" (Khổng Tử). Phiên bản ấy được bê về Sài Gòn đã bị vặt trụi lủi nhiều chi tiết. Nhưng nhiều người ăn vẫn cứ ăn giặm phiên bản trụi lủi ấy với mắm-muối-xửa-xưa. Thật hồn hậu. Thật đã.
Bởi thế cho nên, chuột đồng nướng muối ớt thường đứng đầu bảng-sạch-bách trong thực đơn buffet của các chương trình ẩm thực khẩn hoang.
Với một số người ngại chuột, các món nướng muối ớt khác cũng không kém hương sắc. Bạn có thể đọc trong thực đơn: cu muối ớt nướng mọi, cá lóc nướng muối ớt, lươn nướng muối ớt, cánh gà ta nướng muối ớt, ếch nướng muối ớt, dông nướng muối ớt, v.v. Nói chung, những sản vật trên rừng dưới sông dưới suối dưới biển, còn tươi sống, tươi nguyên, gặp muối ớt dường như được ướp giữ lại mọi thứ thanh tân nguyên xi… Công thức điều vị mộc mạc này còn đứng vững tới nay, nói như một nhà văn hoá, là được bình chọn rất dân chủ bởi lá phiếu của từng cái lưỡi.
Muối ớt như những thứ công thức gia vị "trầm tích" từ đời sống của những người dân chân lấm tay bùn. Họ làm việc nặng, mồ hôi ra nhiều, muối cơ thể mất theo mồ hôi, nên muối ớt trở thành nguồn cung cấp bù muối. Chẳng nhà dinh dưỡng nào phản đối được điều này. Ngay cả trong các món canh, như canh cải tàu bay hái trên đồng, canh chua lá vang, muối ớt cũng là thứ điều vị chính. Bạn có thể thể nghiệm điều đó khi so với nêm các thứ khác. Muối mặn thường làm tim đập nhanh, kháng được cái lạnh buổi đầu ngày, nên củ khoai cũng có gói muối ớt kèm theo.
Về lại Sài Gòn, những món nướng thô mộc này, như giòng phù sa nặng "quặng" thương nhớ. Mỗi lần ăn là mỗi lần chở ta về một nơi chốn đã sống đã lớn lên, đã giữ lại ta là ta chứ không phải là ai khác.
Ghé Huế Ăn Mít Trộn
Người Huế có rất nhiều món ăn ngon được chế biến từ mít, đặc biệt là món mít trộn.
Giữa tầm tháng 10 – 11, khi những cây mít đầu mùa ra trái, ở những cây mít sai quả người ta thường hái bớt những trái non đi để những quả còn lại có sức lớn và ngon. Người ta lấy những trái mít non ấy để chế biến món mít trộn hay còn được gọi là gỏi mít.
Là món ăn dân dã nên việc chế biến nó cũng không quá cầu kỳ. Mít non rửa sạch, gọt vỏ, thái lát mỏng, bỏ phần lõi bên trong đem ngâm với nước muối khoảng 5 phút rồi bỏ mít vào nồi luộc. Khi mít chín mềm, vớt ra để ráo nước và thái thành sợi nhỏ. Sau đó, phi hành mỡ cho thật thơm, vàng giòn rưới lên mít, đảo thật đều cho mít ngấm với chanh, muối, ớt cùng với húng, mùi tàu, lá mơ, quế và lạc rang giã nhỏ. Vậy là bạn đã có một món mít trộn thật thơm ngon.
Với nhiều gia đình, người ta còn lấy thêm tôm lột vỏ, xắt nhỏ rồi phi với hành mỡ, gia vị rồi sau đó bỏ vào trộn đều với mít, thêm ít tỏi giã nhỏ cho dậy mùi. Hay cũng có thể trộn kèm với ruốc khô rang. Tất cả đều vẫn thơm ngon mà không làm mất đi hương vị đặc trưng của mít trộn.
Mít trộn có thể ăn kèm với bánh đa cuốn hay dùng với cơm như một món ăn chính trong bữa ăn gia đình vậy. Ngồi lai rai với một chút rượu, cảm nhận cái dư vị giòn giòn, sừn sựt của mít non, quyện mùi béo ngậy của lạc và dậy mùi thơm của húng, của mùi mới thấy được cái thanh tao, an lạc của cuộc đời. Đó là cái thú ăn khó có món nào bì được.
Chính vì thế mà món ăn tưởng chừng chỉ dành cho những người dân quê lam lũ, ấy vậy mà một thời lại là món ăn khoái khẩu của rất nhiều vị vua. Và giờ đây nó đã trở thành món ăn không thể thiếu trong những bữa cơm gia đình người Huế
9 Món Ăn Tiêu Biểu Của Nền Ẩm Thực Xứ Hàn
Đối với người dân Hàn Quốc, ẩm thực luôn được coi là một phần quan trọng của nền văn hóa lâu đời và đặc sắc nơi đây. Ở một gia đình truyền thống, một bữa sáng thường gồm có 6 món, bữa trưa và tối thì còn phải có đến tận 20 món với những thành phần nguyên liệu cũng như cách chế biến khác nhau. Sự đa dạng của ẩm thực còn được thể hiện qua sự kén chọn món ăn của từng vùng, miền riêng biệt và cho từng mùa xuân, hạ, thu, đông. Và trong kho tàng những món ngon đồ sộ đó, hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau gặp gỡ 9 vị “đại gia” cầm cờ đầu trong nền ẩm thực của xứ Hàn nhé!
Đầu tiên, chúng ta không thể không nhắc đến “đại gia” Ddeok-Bo-Ggi – món ăn mà thái tử phi Yeh đã phải trốn đi để thưởng thức. Món bánh gạo với nước sốt cay này được xếp hạng là món ăn có tỉ lệ được “đóng phim” cao nhất trong ẩm thực xứ Hàn. Được bắt nguồn từ bánh Tteok – loại bánh được xem như là một biểu tượng văn hóa điển hình của đất nước và con người Hàn Quốc – Ddeok-Bo-Ggi xuất hiện ở khắp mọi nơi từ đường phố cho đến những nhà hàng sang trọng. Có lẽ vì sức hấp dẫn đặc biệt đối với người dân Hàn Quốc ở mọi lứa tuổi, dù là ở thời điểm nào trong năm, món bánh gạo cay vẫn luôn được chào đón nồng nhiệt. Tuy nhiên, vị cay nồng của Ddeok-Bo-Ggi chỉ thật sự phát huy tác dụng hấp dẫn của mình nhất chính là vào mùa đông lạnh giá mà thôi.
Vị đại gia thứ hai phải kể đến là Kim-Bap – một trong những đặc sản nổi tiếng ở nơi đây. Tuy hay bị so sánh như Sushi của người Nhật nhưng đối với người dân xứ Hàn, Kim-Bap vẫn là món ăn đặc trưng của riêng đất nước họ. Lời giải thích được nhấn mạnh vào nguyên liệu làm nên món ăn này đều là những thứ thân thuộc nhất đối với người Hàn Quốc: thịt, trứng và rau. Cách làm đơn giản với những nguyên liệu rẻ tiền, Kim-Bap đã trở thành món ăn được nhiều người trên khắp thế giới lựa chọn cho những buổi picnic hay lễ hội lớn.
“Fast-food thế giới có sandwich, có hamburger, chúng tôi có Bi-Bim-Bap” – đó chính là khẩu hiểu đầy tự hào của người Hàn Quốc dành cho món cơm trộn của đất nước mình. Chưa hết, nếu như fastfood thế giới bị “bĩu môi” vì những ảnh hưởng không tốt lắm đến sức khỏe của thực khách thì trong Bi-Bim-Bap, chúng mình lại thấy có đầy đủ cả cơm, rau, thịt và trứng nữa, đầy đủ chất dinh dưỡng quá phải không nào? Thêm vào đó, cơm trộn còn có “tuổi đời” khá lớn, từ những năm 1800. Một tô Bi-Bim-Bap hoàn hảo còn hấp dẫn thực khách bởi màu sắc và khách trình bày đẹp mắt, nào là dưa chuột thái nhỏ, cà rốt, rau bina, giá, rau diếp, nào là trứng tráng và thịt bò được ướp gia vị thái nhỏ. Tất cả trộn đều cùng với nước sốt làm từ ớt. Biết đến Hàn Quốc mà không biết đến mỳ lạnh - Naeng-Myeon thì quả là một thiếu số vô cùng lớn. Gọi là mỳ lạnh, được ưa chuộng cực kỳ trong mùa hè oi bức nhưng Naeng-Myeon lại bắt nguồn từ một món ăn mùa đông ở phía Bắc Triều Tiên. Những sợi mỳ mỏng được làm bằng tay (thường được làm từ kiều mạch, có nơi thì làm từ kudzu, có khi bằng cả rong biển và trà xanh nữa) và được phục vụ theo kiểu truyền thống trong một chiếc bát inox lớn, nước dùng đá mát lạnh có hương thơm, rau sống thái dài... Ngoài ra người ta còn cho thêm thịt bò lạnh hoặc một quả trứng luộc tạo màu sắc hấp dẫn cho một bát mỳ lạnh nữa nữa. Mỳ lạnh có mùi nồng, vị thanh thanh, ngọt và mát thích hợp cực kỳ để xóa tan cái nóng oi bức của mùa hè. Tuy nhiên, không vì thế mà mùa đông Hàn Quốc thiếu vắng món ăn này đâu nhé, người ta có thể thay nước dùng thành nước kim chi đó! Nếu nhắc đến những “đại gia” của ẩm thực Hàn Quốc thì không thể không kể đến món mỳ đen trứ danh - Ja-Jang-Myeon. Được mệnh danh là “mỳ cô đơn”, Ja-Jang-Myeon là món ăn chính trong “Ngày Đen đối với tình yêu” ở Hàn Quốc (ngày 14/4 đấy các ấy ạ). Đây là một ngày dành riêng cho những người độc thân hàng năm, họ thường mặc đồ đen, dùng bữa trưa là một bát mỳ lớn Ja-jang-myeon với ý nghĩa chia sẻ đồng cảm từ những trái tim cô đơn. Món ăn gồm hai phần chính là mỳ và nước sốt tương đen. Sợi mỳ vàng để làm Ja-jang-myeon phải được trần cho chín tới, không bột quá cũng không cứng, mềm và dai vừa đủ, nước sốt thì được làm từ đậu tương đen bao gồm cả tỏi, bí xanh và thịt ở bên trên (thường là thịt bò hoặc thịt heo), có khi người ta còn cho thêm cả hải sản băm nhỏ nữa. Khi nấu tương, bột ngô cũng thường được thêm vào để tô mỳ thêm dày và đậm đồng thời giữ cho mỳ được nóng hổi. Tuy không bắt mắt về vẻ ngoài nhưng bù lại, hương vị của Ja-jang-myeon lại khiến cho không ít bạn trẻ trên khắp thế giới bị cuốn hút. Chúng ta đã gặp mặt hai loại mỳ trứ danh của ẩm thực xứ Hàn rồi thế nhưng bạn có biết loại mỳ thứ ba cũng được coi là biểu tượng của nơi đây là món mỳ gì không? Cực kỳ là bất ngờ luôn vì đó chính là Ra-Myeon – mỳ ăn liền Hàn Quốc. Theo thống kê, lượng tiêu thụ mỳ ăn liền ở nơi đây xếp hạng nhất trên thế giới. Xuất hiện vào khoảng đầu những năm 1990, Ra-Myeon nhanh chóng chiếm được cảm tình của người dân xứ Hàn. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, từ món ăn không mấy được ưa chuộng ở các nước phát triển, mỳ ăn liền đã được biến tấu thành gần nhiều kiểu phối hợp hương vị khác nhau (ước tính phải trên 1000 loại cơ đấy, đáng sợ hem???) Người Hàn Quốc cũng luôn tự hào về món mỳ ăn liền của xứ sở mình, với họ, đó là tác phẩm của sự sáng tạo, tìm tòi những điều thú vị từ chính những thứ mà ít nghĩ đến nhất. Có người coi món ăn Bul-Go-Gi là thịt bò ướp nướng theo kiểu phương tây nên không được xếp hàng trong danh sách những món ăn tiêu biểu cho nền ẩm thực Hàn Quốc. Điều này quả là cực kỳ sai lầm! Bul-Go-Gi trong tiếng Hàn có nghĩa là “thịt lửa” và đã xuất hiện từ thời xa xưa ngay tại hoàng cùng của đất nước ngày. Tương truyền thì tổ tiên của người Hàn Quốc là dân du mục ở vùng Trung Á và món ăn này được bắt nguồn từ chính những xiên thịt mà họ vẫn sử dụng trong chuyến phiêu du của mình. Mởi đầu, khi chế biến, người ta thái thịt thành từng mảng hình vuông sau đó tẩm gia vị, để ngấm rồi mang đi nướng. Tuy nhiên điều đó khiến cho thịt bị nguội và vị ngon cũng giảm đi rất nhiều.. Để khắc phục, một chiếc bàn đặc biệt được đục lỗ ở giữa để chậu than vào được tạo ra chuyên dùng riêng cho việc chế biến Bul-Go-Gi. Nhờ vậy mà thực khách có thể thưởng thức món Bul-Go-Gi một cách nóng hổi và phương pháp này được lưu truyền đến tận ngày nay. uy còn nhiều tranh cãi và thường ít được góp mặt nhất trong những bộ phim giới thiệu về ẩm thực xứ Hàn nhưng không thể phủ nhận vị trí cực kỳ quan trọng của món Gae-Go-Gi – thịt chó đối với người dân nơi đây. Người Hàn Quốc rất thích ăn thịt chó, thậm chí ngay giữa thủ đô Seoul còn có cả một “phố thịt chó”. Theo quan niệm của họ, thịt chó có tác dụng giải nhiệt trong mùa hè và còn giúp cơ thể tăng sức đề kháng với các loại bệnh dịch. Khác với Việt Nam, người Hàn Quốc rất quý món ăn này. Thịt sau khi mổ được cất giữ tủ lạnh và lấy ra dùng dần bằng cách cho vào nồi cùng với các loại rau, nấm nấu dưới dạng lẩu và được trình bày rất đẹp mắt, cũng có khi được chế biến thành một món xúp có tên gọi là Boshintang. Cùng giống như Gae-Go-Ki, San-Nak-Ji không được “phổ cập” nhiều trên các bộ phim truyền hình bởi vẻ ngoài khá đáng sợ của nó. Đây là món bạch tuộc con cắt nhỏ được trộn cùng với dầu vừng, xả và ớt. Điều đặc biệt của nó là những chú bạch tuộc con đó đều..còn tươi sống hết cả. Thậm chí một số nhà hàng còn để nguyên cho chúng ngọ nguậy cơ…Nghe ghê vậy thôi nhưng món này lại được cực kỳ nhiều thực khách phương Tây ưa chuộng đấy. Nó còn được xếp hạng 1 trong 99 món ăn không - thể - bỏ - qua trên thế giới nữa cơ. Còn ở Hàn Quốc, bạn có thể tìm thấy San-Nak-Ji ở khắp mọi nơi, trên đường phố, trong các quán bar hay trong cả những nhà hàng sang trọng, đó là một trong những món ăn nhiều chất dinh dưỡng nhất mà lại có giá khá bình dân. Một số nơi chấp nhận việc “làm chín” những chú bạch tuộc bằng cách chế biến chúng dưới dạng một loại lẩu giúp cho các du khách lần đầu nhìn thấy món ăn không bị hoảng sợ nhiều nữa. Có bạn nào đang ở Hàn Quốc đã bạo gạn nếm thử món ăn này chưa thế?
Và cuối cùng, thay cho lời kết, chúng ta hãy gặp gỡ vị “đại gia” lớn nhất của ẩm thực xứ Hàn – món ăn đã được đặt tên cho cả đất nước này – đó chính là Kim Chi. Một bữa ăn của người Hàn Quốc hầu như không bao giờ vắng mặt Kim Chi dù đó là gia đình quý tộc hay người dân lao động nghèo khó. Xuất hiện từ những năm đầu thế kỉ thứ 7 nhưng “phiên bản sơ khai” của món ăn này chỉ đơn giản là rau củ muối mà thôi. Phải đến giữa thế kỉ thứ 12, ớt từ các nước phương Tây mới bắt đầu có mặt ở xứ Hàn và nhanh chóng góp mặt trong món ăn truyền thống này. Ngày nay, Kim Chi càng ngày càng trở nên phổ biến ở khắp mọi nơi trên thế giới với nhiều loại hình đa dang và ngay cả cách sử dụng món ăn này cũng được người đầu bếp sáng tạo theo nhiều phong cách khác nhau. Tất cả điều này đã đưa món ăn bình dân, giản dị đó trở thành một biểu tượng của riêng người Hàn Quốc – Xứ sở Kim Chi.
Lịch Sử Bánh Pizza Của Nước Ý
Pizza là 1 đại diện của văn hóa ẩm thực Ý nổi tiếng thế giới. Thế nhưng lịch sử hình thành Pizza thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng tìm hiểu về lịch sử của những chiếc bánh Pizza này nhé.
“Tổ tiên” của chiếc Pizza bắt đầu xuất hiện từ thời kỳ đồ đá, nó bắt nguồn từ những miếng bánh mỳ khô được nướng trên đá nóng còn sót lại từ các đám cháy. Sau đó, để tận dụng những thức ăn còn dư, con người đã để hết lên trên bề mặt bánh mỳ rồi ăn. Chính vì lý do này, người Ý đã coi pizza là món ăn tiết kiệm và cực kỳ thuận tiện, một “fast food” chính hiệu luôn!
Rùi đến khoảng 3000 năm trước (từ thế kỉ thứ VI đến thế kỉ thứ I trước công nguyên), vào thời kỳ đỉnh cao của đế quốc Ba Tư, những người lính Darius trở nên cực kỳ ưa chuộng thứ bánh tiện dụng này trong những cuộc viễn chinh kéo dài. Lúc đó, pizza đơn giản chỉ là thứ bánh mỳ tròn, phẳng được phủ một lớp phô mai dày trên bề mặt mà thôi, người cầu kỳ thì cho thêm dầu ô liu, một vài loại thảo mộc hoặc cả mật ong nữa. Cuộc khai quật ở Pompeii đã tìm ra cuốn sách dạy nấu ăn cực kỳ tuyệt vời của Marcus Gavius Apicius. Trong đấy ghi lại công thức để tạo ra món ăn dành cho thời kỳ đói kém. Và đó chính là thứ bánh mỳ phẳng có lớp bề mặt là thịt gà thái nhỏ, pho mát, tỏi, bạc hà, tiêu và dầu ăn (cũng gần giống với những nguyên liệu của pizza thời kỳ hiện đại nhỉ?). Sau đó một thời gian, vào khoảng những năm 79 sau công nguyên, pizza đã nhanh chóng xuất hiện trong các quán ăn nhỏ ở Pompeii và cả ở Napolis. Đến nay, các nhà khảo cổ vẫn còn tìm thấy dấu tích của những cửa hàng pizza truyền thống trên những con phố nhỏ ở nơi đây. à đến đây, nếu bạn tinh ý thì chắc đã nhận ra những nguyên liệu sơ khai của món pizza chưa hề có sự xuất hiện của cà chua đúng không? Đó là vì phải đến tận năm 1522, cà chua mới xuất hiện ở nơi đây. Và đặc biệt nữa là việc đưa cà chua vào món pizza lại do chính những người dân nghèo nhất nghĩ ra. Bởi lẽ mới đầu, những người giàu có coi cà chua là một thứ rau quả độc hại và không ai thèm quan tâm đến. Rồi vào thế kỉ thứ 17, theo chân của những du khách đến thăm Naples, món ăn dành cho những người nông dân nghèo có cái tên “pizzaioli” dần dần được biết đến ở nhiều vùng, miền khác trên thế giới. Không chỉ thế, người ta còn tìm thấy một lò nướng đặc biệt được xây dựng ngay trong cung điện mùa hè của nữ hoàng Maria Carolina d’Asburgo Lorena - vợ của vua Ferdinando IV. Thế là từ món ăn bình dân, rẻ tiền dành cho những người nghèo, pizza đã dần chiếm cho mình một vị trí xứng đáng.
Đến thế kỉ thứ 19, vào năm 1889, vị đầu bếp có tên Raffaele Esposito đã sáng tạo ra ba loại pizza có hương vị độc đáo, mới mẻ để chào đón vua Umberto I và vợ của ông. Đó là pizza với mỡ heo, pho mát, húng quế; pizza với tỏi, dầu, cà chua và pizza với mozzarella (một loại pho mát đặc trưng của Ý), húng quế, cà chua. Các bạn nào am hiểu về ẩm thực Ý, chắc hẳn đã nhận ra loại pizza cuối cùng chính là pizza Margherita nổi tiếng đến tận bây giờ đúng không? Và đến cuối thế kỉ này, người ta có thể thưởng thức món ăn quen thuộc này ở khắp mọi nơi trên đất nước Ý dù là sáng, trưa, chiều hay tối. Pizza được nướng trong những khay lớn và càng ngày càng có nhiều loại hương vị theo yêu cầu của khách hàng. Cùng thời điểm đó, pizza cũng “lấn sân” sang cả Mỹ nữa, bởi sự di cư của một bộ phận người Ý đến đất nước này. Lần đầu xuất hiện ở Chicago, pizza đã ngay lập tức thu hút sự chú ý của rất nhiều cư dân nơi đây bởi chính cách bán pizza truyền thống ở Ý. Đó là hình ảnh một người đàn ông với chiếc mũ có hình chiếc pizza ở trên đẩy chiếc xe với cái lò than nóng dọc trên con phố Taylor.
Sang thế kỉ 20 là bước đánh dấu cho sự bành trướng lớn lao của “thế lực pizza”. Hàng loạt những hương vị pizza mới, những cửa hàng tên tuổi liên tục được xuất hiện ở khắp các nơi và không chỉ do người Ý sáng tạo ra. Đặc biệt nhất là vào năm 1957, pizza đông lạnh đã được giới thiệu và càng giúp cho món ăn này đến được nhanh chóng với người dân ở khắp các nơi trên thế giới.
Độc Đáo Ẩm Thực Iran
Ẩm thực Iran chịu ảnh hưởng của khá nhiều nền văn hóa như Trung Đông, Trung á, Cáp ca, Nga và châu Âu, vì thế có nhiều loại thức ăn đồ uống đa sắc, đa vị.
Tuy nhiên, do tập tục và quan điểm khắt khe cho rằng cuộc sống phải điều độ, kín đáo nên phần lớn người dân có thói quen ăn uống tại gia. Ngày thường cũng như dịp lễ Tết, mọi người đều tự mua nguyên liệu, tự nấu ăn. Họ không mấy ra quán nên có rất ít quán ăn uống truyền thống. Muốn hiểu biết về các món ăn và tập tục ăn uống sở tại chỉ có cách là đến dự tiệc tại nhà dân. Một đặc điểm chung của ẩm thực Iran là trong các món ăn thường trộn lẫn nhiều nguyên liệu khác nhau, cho dù đó là món cơm, canh hay đồ nướng, thường thấy nổi bật là rau, củ, hạt quả với nghệ, quế, ngò, diếp, mộc qua, óc chó, lựu, nho, táo, mận khô, chanh, ớt ngọt, cà chua, lá cải bắp, lá nho, đậu ván, bí ngô, bí đao, cà rốt, dưa chuột và hành. Người dân rất thích ăn rau ghém nên cũng có nhiều thứ sa lát xanh trộn dầu ô liu, nước chanh, muối, hạt tiêu và tỏi.
Trong các món ăn truyền thống của Iran đầu tiên phải kể tới là món cơm nàng hương (nấu từ gạo thơm berenj). Đây cũng là lương thực chính có mặt trong mọi bữa ăn ở Iran. Hiện nay, nước này có nhiều loại gạo như champa, rasmi, anbarbu, mowlai, sadri, khanjari, shekari, doodi… chủ yếu được trồng ở miền bắc. Từ các loại gạo trên nảy sinh nhiều thứ cơm, như cơm tẩm màu bằng bột nghệ và nêm gia vị gọi là polo. Polo được nấu bằng cách ngâm gạo trong nước muối đun đến khi gạo nở thì vớt ra để ráo, rồi cho lên nồi hấp cách thủy nhờ thế hạt cơm trơn và tơi. Nhiều khi người ta còn cho rau, thịt, hạt và quả trộn với gạo đem hấp tạo thành các loại cơm gia vị đặc biệt như shirin polo - cơm trộn bột vỏ cam, dâu tươi, cà rốt tẩm mật ong và giá đỗ; baghli polo - cơm có đa vị thuốc và sabzi polo - cơm có vị ngò, thìa là và bạc hà. Do đã đủ mặn ngọt, polo có thể ăn độc lập hoặc kèm thịt. Cũng có một số loại cơm khác như cơm Kateh là gạo đun cạn chín như bình thường, và là món ăn truyền thống của tỉnh Gilan. Cơm Damy là loại cơm nấu giống Kateh song nêm thêm phụ gia, các loại hạt như đậu lăng vào nấu cùng. Khi nấu Kateh và Damy phải vặn lửa nhỏ vì nếu để lửa to sẽ tạo ra cháy Tah-deeg màu vàng. Riêng từ Damy có nghĩa là hấp. Một loại Damy đặc sản là bánh nhân Tah-chin được làm nhờ trộn gạo với sữa chua, nghệ, lòng đỏ trứng và nhân thịt gà, thịt cừu.
Cũng có cơm không tẩm mầu mà để trắng gọi là chelo. Chelo thường ăn với thịt. Có hai loại chelo/thịt, nhiều nhất là chelo thịt nướng kabab và chelo gà quay morgh. Thịt nướng cả miếng hoặc dưới dạng chả xiên. Sau đó đặt trên một nắm cơm. Ngoài ra, khi ăn có thể phết thêm bơ, pho mát, khoai tây rán, gia vị chua somagh, và ở một số hàng ăn còn cho thêm lòng đỏ trứng. Người Iran thường ăn các loại thịt nướng sau: kabab koobideh - thịt bò băm trộn với hành thái nhỏ nêm gia vị; kabab barg - thịt cừu ướp nước chanh và hành thái; kabab makhsoos - thịt để cả miếng to và ở phần ngon nhất của con vật; joojeh kabab - thịt gà xiên que tẩm nước chanh và nghệ; kabab bakhtiari - thịt gà và cừu xiên xen kẽ trên một chiếc que.
Ngoài ăn cơm với thịt, người ta còn ăn cơm với canh đặc khoresht (canh rau nấu với thịt). Có tới hàng chục loại canh như canh chua ngọt fessenjan làm từ bột óc chó và nước lựu ép; ghormeh-sabzi từ rau tươi, chanh khô, đậu tây; gheimeh từ hạt đậu khô tách đôi và canh ngọt sih-aloo từ mận và táo.
Cháo cũng là một món ăn ngon của người Iran, phổ biến là cháo ăn kiêng reshteh từ rau, đậu xanh và mỳ, được bày đẹp mắt cùng những chiếc cốc sữa chua và những củ hành khô.
Cùng với cơm nhiều nơi cũng ăn bánh mỳ. Tại Iran có tới 40 loại bánh mỳ từ màu sẫm đến trắng, giòn cứng dễ vỡ đến mềm dai. Trong bữa ăn luôn có ít nhất một loại bánh mỳ. Tại Iran, bánh mỳ được gọi là nan, có dạng dẹt với bốn loại chính sau: Nan-e barbari còn gọi là Nan-e Tabrizi do bắt nguồn từ thành phố Tabrizi hình ô van dày chừng 1 cm, đậm đà; Nan-e lavash hình tròn hoặc ô van mỏng như bánh đa và là loại bánh lâu đời nhất Trung Đông và Trung á; Nan-e sangak hình chữ nhật nướng trên đá; Nan-e tafftoon hình tròn, mềm, dày hơn lavash; Nan-e shirmal có cách làm giống barbari song dùng sữa thay cho nước, cho thêm ít đường và ăn vào bữa sáng hoặc với trà; Nan-e Gandhi là bánh mỳ ngọt giống taftoon cũng ăn vào bữa sáng hoặc với trà; Nan-e gisu là bánh mỳ ngọt ăn vào bữa trưa; Nan-e dushabi là bánh mỳ làm bằng sirô nho; Nan-e tokhme-ru là bánh mỳ trên vỏ rắc các loại hạt ngọt… Nói chung, mỗi cái bánh to bằng chiếc vung nồi, xếp chồng lên nhau như chồng bát được ăn với rau, dược thảo sabzi, pho mát panir và mứt…
Trong các loại lương thực, thực phẩm của Iran, bánh mỳ là thứ duy nhất được bày bán nhiều ngoài vỉa hè. Những tiệm bánh ngon từ sớm đã có người xếp hàng mua. Để bánh nguội bớt, chủ tiệm xếp chồng bánh trên vỉ cao chạy dọc hành lang. Nếu mua ít, từ dăm đến chục cái người ta sẽ không cần gói ghém, mà chỉ tay không cầm bánh mang về, nếu mua nhiều thì mới cho vào túi ni lông.
Mỗi vùng miền Iran có một loại đồ ăn thức uống đặc trưng, song tựu chung gồm món chelo kakab như barg, koobideh, joojeh, shishleek, soltani, chenjeh; món hầm khoresht ăn cùng cơm trắng Basmati; canh đặc aash, rau chiên kookoo, cơm trắng pollo hoặc cơm ghém thịt hoặc rau như loobia pollo, albaloo pollo, sabzi pollo, zereshk pollo, Baghali Polo và nhiều loại sa lát, bánh, kẹo…
Ở miền bắc Iran, như Gilan có món cơm truyền thống Kateh là gạo nấu với bơ và muối, cho hạt cơm dính ăn nóng với sữa và mứt hoặc lạnh với pho mát và tỏi. Người dân ở Gilan cũng thường ăn cơm nguội Kateh với đậu ván sống Mazandarani và trứng cá Ashpel, hoặc đậu chín nóng có hương kinh giới khi trời lạnh. Ở miền trung Iran như Esfahan có món thịt hầm Fesenjan - thịt (gà, vịt, bò hay cừu) ninh với quả óc chó và lựu nghiền ăn với cơm. Có món kẹo mật Shohan-e Asali làm từ bột bạch đậu khấu trộn mật ong, bơ, nghệ rồi phủ bên ngoài một lớp hạnh và hồ trăn. Hay món bánh ngọt Khoresh-e-mast từ thịt gà, cừu trộn sữa, đường, nghệ và vỏ cam dùng trong dịp lễ tết hoặc cưới hỏi. Ở miền nam Iran nổi bật có món canh cá Ghaliye Mahi, được nấu với rau củ quả dưới dạng súp.
Do bận rộn, người ta cũng dùng thức ăn nhanh, chủ yếu là abgusht - món canh nóng nấu đặc từ thịt cừu, đậu xanh và chanh khô (còn gọi là dizi) chấm với bánh mỳ. Đầu tiên, chủ quán sẽ đưa cho khách hai bát canh một to một nhỏ, khách sẽ chắt nước từ bát to sang bát nhỏ mà chấm bánh mỳ. Sau khi ăn hết bát nhỏ mới ăn nốt phần thịt còn sót lại ở bát to với bánh mỳ, rau sống, hành tươi và một số thảo dược. Để ăn no bụng tốn khoảng 10 nghìn IR. Ngoài ra là món ăn tây như bánh pizza, hamburger, bít tết…
Nhờ trồng được nhiều cây như lê, táo, dưa hấu, mơ, mận, đào, cam, chanh, lựu, dâu, nho và chà là, người dân dùng nhiều quả khô vào chế biến món ăn cũmg như cho ra nhiều loại kem trái cây. Kem bọc sữa có gia vị nghệ và nước hoa hồng, kem Bastani-e Zafarani và bánh quế có nhân kem là món tráng miệng lạnh truyền thống của Iran. Cũng từ hoa quả, có khá nhiều loại kẹo gồm kẹo ướt kiểu Pháp dạng kem, trên cắm quả và kẹo khô truyền thống Iran như Shirini-e Berenji, Shirini-e Nokhodchi, Kolouche, Shirini-e Keshmeshi, Shirini-e Yazdi, Nan-e kulukhi…
Từ rau, củ, quả người Iran cũng chế biến được nhiều đồ uống. Thứ đồ uống truyền thống dùng trong bữa cùng các món ăn là doogh - nước uống chua gồm sữa chua, soda và bạc hà khô; nước có ga ngọt Sharbat và Khak shir; nước cà rốt Aab-e Havij còn gọi là havij bastani ở dạng kem, có vị quế và hạt nhục đậu khấu. Đồ uống không dùng với món ăn là nước sữa chuối Sheer Moz, nước anh đào ngâm sharbat albaloo, nước dưa đỏ Aab Talebi, nước dưa hấu Aab Hendevaneh, nước lựu Aab Anaar và sirô có ga Sekanjebin. Chúng được bán ở vỉa hè hoặc kiosk vào mùa hè hoặc dọc các tuyến dã ngoại. Họ cũng dùng một số nước giải khát nhẹ quốc tế như Fanta, Coca-cola, Pepsi…
Người Iran cũng uống trà và gọi trà là chai. Mọi người thường uống trà đen với cách thưởng thức đặc biệt: ngậm một cục đường sau đó nhấp một ngụm trà. Tùy nơi uống trà vào buổi sáng hoặc buổi trưa. Riêng ở tỉnh Khorasan, người dân lại uống trà trước và sau bữa trưa. Ngoài giải khát, các quán trà đồng thời là nơi tụ tập của nam giới để hút ống điếu và chơi cờ.
Người dân ít khi uống cà phê song gần đây đã uống nhiều hơn và làm nảy sinh nhiều quán cà phê phục vụ kiểu Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, các loại cà phê tan và cà phê Cappucino…
Tại Iran, do đa số dân chúng theo đạo Hồi nên có luật cấm uống rượu, sản xuất cũng như lưu hành rượu, nếu vi phạm sẽ bị phạt rất nặng thậm chí là nhục hình. Tuy nhiên, tùy theo tôn giáo ở một số dân tộc thiểu số cũng được phép uống rượu và nấu rượu song không được bán hay phổ biến rượu. Iran cũng cấm ăn thịt lợn và các chế phẩm từ lợn. Người dân thích ăn hoa trái, mứt kẹo, nhiều loại rau, uống nước hoa hồng vì cho rằng nó đem lại sự trẻ trung và hồn hậu, ít uống rượu và ăn đồ ngậy nhiều mỡ vì nó có hại cho sức khỏe, kích thích dụng vọng, lòng tham.
Bữa sáng người Iran gọi là sobhaneh hay nashtayi bao gồm các loại bánh mỳ, bơ, sữa, pho mát trắng, kem, mứt hoa quả… Bữa trưa gọi là naahaar, bữa tối là shaam. Lúc này, mọi người phải sửa soạn nấu nướng khá lâu. Bữa cơm này nói chung sinh động, đa sắc, giàu dưỡng chất bao gồm cơm/bánh mỳ, rau quả (đậu xanh, đậu ván, cải…), thảo dược (bạc hà, húng, thì là, ngò), sữa, pho mát (dê, cừu hoặc bò), thịt (gà, bò, cừu) và cá. Sau buổi ăn mọi người uống trà với bánh, kẹo, hoa quả khô. Khác nhiều nước, người Iran dùng bữa ăn trưa bắt đầu từ một giờ đến ba giờ trưa và bữa ăn tối sau chín giờ tối. Khi sắp bữa, họ kê bàn, rải khăn trải bàn sofreh hoặc thảm đặt các món chính ở giữa, món phụ xung quanh, bánh mỳ và các món ăn ghém gần người ăn. Khi bữa cơm đã bày sẵn, cả nhà ngồi quây quần bên nhau.
ở Iran có rất nhiều sách dạy nấu ăn. Sách dạy nấu ăn đã ra đời ở đây từ lâu mà nổi bật là dưới thời vua Abbasid Caliphate nhưng cổ nhất còn tồn tại đến nay là hai tập sách thời Safavid. Cuốn thứ nhất là Kar-nameh dar bab-e tabbakhi va sanat-e an, tác giả là Haji Mohammad-Ali Bavarci Bagdadi viết năm 1521 cuối thời Shah Esmail, gồm 26 chương; cuốn thứ hai là Maddat al-hayat, resala dar elm-e tabbaki, tác giả là Nur-Allah, sau thời Kar-nama.
Bữa Ăn Của Người Thái
Với người Thái Lan, cách tổ chức sắp xếp các món ăn trong một bữa cơm trong gia đình từ lâu đã là một truyền thống văn hóa.
1. Món khai vị
Để bắt đầu một bữa cơm gia đình hay một bữa tiệc, theo truyền thống, bao giờ người Thái cũng có những món khai vị đặc trưng. Món ăn được nhiều người Thái lựa chọn là món chả giò sầu riêng, với hương thơm nguyên chất từ sầu riêng kết hợp với các loại hải sản. Cách chế biến món này cũng không quá cầu kỳ. Đầu tiên rửa sạch, băm nhuyễn tôm, mực, rau cải, thịt trái sầu riêng, trộn tất cả cùng sốt mayonaise. Nêm gia vị gồm: giấm, đường, muối. Cuộn hỗn hợp vào trong lớp bánh tráng bía, sau đó đem chiên, là món khai vị chả giò sầu riêng đã hoàn thành. Ngoài ra, người Thái còn có các món khai vị khác như gỏi đu đủ, gỏi gà…
2. Món chính
Thông thường, món chính trong bữa cơm của người Thái có thể là hủ tiếu hoặc các món cà ri. Nếu là hủ tiếu, họ thường chọn hủ tiếu xào. Cách làm món ăn này như sau: hủ tiếu khô ngâm nước cho mềm, các loại nguyên liệu gồm: tàu hũ chiên, tôm khô, củ cải mặn. Tất cả xào với sốt me – loại sốt đặc trưng của Thái Lan – sau đó cho chút tương cà vào, bỏ bánh hủ tiếu vào xào chung. Ăn kèm với món này là ớt bột, giá sống, đậu phộng rang. Khi ăn, có thể vắt thêm chút chanh để vị đậm đà hơn.
Ngoài hủ tiếu xào, cà ri cua cũng là một lựa chọn được ưu tiên của người Thái. Cua làm sạch, xào chung với cà ri Thái, sữa, dầu, ớt, trứng gà kết hợp với một ít rau cải, ớt Đà Lạt, đầu hành. Món ăn có mùi thơm của cà ri Thái, vị cay của ớt, vị béo của sữa và trứng, tạo nên hương vị thật đặc sắc và hấp dẫn. Lẩu Tom Yum là một món ăn cổ truyền trong bữa ăn của người Thái. Cách làm món này như sau: Hầm đầu tôm với riềng, sả, ớt, lá chanh và sốt Tom Yum của Thái. Khi nước sôi, bỏ tôm vào, sau đó cho thêm chút sữa. Món canh sẽ có đầy đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt, béo rất hấp dẫn.
Món Ngon Độc Đáo Của Miền Tây
Cá lóc hấp mẻ
Trong các loài cá nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thì cá lóc là đặc sản tiêu biểu nhất. Cá lóc được chế biến rất nhiều món, từ nướng, chiên, hấp, nấu canh…
Làm món này cũng khá đơn giản: bạn sử dụng cá lóc đồng khoảng 800g tới 1kg, còn sống. Hấp mẻ cũng như nướng, không cần đánh vảy, cạo nhớt, mổ bụng, hay tẩm ướp gia vị trước.
Cơm mẻ là chất làm chua từ cơm nguội cho lên men. Cơm mẻ có vị chua dịu, rất đặc trưng.
Hành cọng cắt khúc dài, sắp xuôi, hành củ cắt mỏng, lót dưới khay. Cá ngâm nước muối vài phút, rửa thật sạch, để lên trên khay. Phủ một chén cơm mẻ lên mình cá, để lửa sôi liu riu. Thấy da cá nhăn nhíu lại là cá đã chín.
Món này ăn với bánh tráng cuốn tép luộc kèm rau thơm, khế xanh, xà lách, chuối chát, bún và tai heo luộc. Nước chấm có thể là nước mắm me hoặc chút cơm mẻ dầm muối ớt.
Chuột nướng chao
Đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều chuột đồng. Có nhiều loại chuột như: chuột cơm to bằng cườm tay trở lại, mình nâu, ức trắng, thịt thơm, mềm, loại này chuyên ăn lúa, chuột dừa chuyên sống ở trên đọt dừa, khoét trái, ăn cơm dừa, chuột cống nhum, mình to bằng bắp tay, lông đen, thịt dẻ, ngọt, ăn lúa và khoai củ.
Chuột chế biến được nhiều món, trong đó có món chuột nướng chao rất độc đáo và hấp dẫn.
Làm món chuột ướp chao nướng vỉ cũng đơn giản. Người ta đập đầu cho chuột chết, dùng nước sôi cạo sạch lông (có nơi thui với lửa rơm), móc bỏ ruột, lấy phần gan tim, cắt bỏ đầu, để nguyên con hoặc chặt cỡ hai, ba ngón tay tùy theo chuột lớn nhỏ. Kế đến nhúng thịt vào tô chao có ướp sẵn tiêu, tỏi, bột ngọt, ít muối ăn, tí nước mắm ngon cho thơm.
Bếp than được đốt đỏ hồng. Gắp thịt chuột sắp lên vỉ nướng và trở đều. Khi thịt chuột hơi tái màu, phết thêm chao cho thấm, nướng tiếp; đợi thịt có mùi thơm và cháy xem xém là được.
Chuột ướp chao nướng vỉ chấm với nước tương dầm ớt hiểm xanh hoặc nước mắm chao ăn kèm với rau thơm, đậu bắp nướng.
Lươn ruồng sả
Lươn ruồng sả là món ít người biết nhưng khi đã ăn rồi thì sẽ rất…khó quên.
Lươn cỡ ngón chân cái người lớn trở lại, để nguyên con không mổ bụng, không cạo nhớt. Lót lá sả tươi dưới nồi, cho lươn vào, đặt lên bếp, để lửa liu riu, đậy nắp he hé.
Lươn bị nóng sẽ tìm đường thoát. Chúng chui, luồn vào lá sả để trốn. Sức nóng và lá sả sẽ làm khô sạch nhớt của con lươn.
Khi thấy da lươn nứt, có màu vàng bóng là thịt lươn đã chín. Do không mổ bụng, nên máu lươn sẽ thấm, rút vào thịt, khiến thịt lươn rất ngọt, thơm.
Gắp lươn ra dĩa có lót sả cọng và rau răm. Món này chấm với nước mắm cốt dừa rất ngon.
Lẩu chua bông súng cá rô đồng
Lẩu chua bông súng cá rô đồng là món ngon đặc sắc của vùng sông nước, ruộng đồng. Cá rô có thịt ngọt, thơm, béo. Mùa nước nổi, hay khi lũ về, nông dân thường ra ruộng đồng, bờ sông giăng lưới bắt cá. Cá ngon nhất là loại to cỡ chừng non ba ngón tay khép lại, dân gian gọi là cá rô “mề”. Bắt chừng khoảng 9 con cá rô mề, đánh sạch vẩy, bỏ ruột, chặt vi, móc mang, để nguyên con, thế là có nồi lẩu ngon lành.
Rau ghém ăn lẩu chua cá rô đồng rất phong phú: bông súng, đậu bắp, rau muống đồng, rau nhút, bắp chuối, giá sống, cần ống… Nhưng thành phần rau chủ yếu vẫn là bông súng đồng
Bông súng mọc hoang rất nhiều ở các bưng, đìa, ao, vũng… Cọng bông súng mọc ngầm dưới nước, có khi dài đến hàng chục mét, tước bỏ vỏ, cắt đoạn chừng 10cm cho dễ ăn.
Nồi nước bắc lên bếp, nước sôi nêm ít muối hột. Sả bằm phi nhẹ, ớt xắt lát cho vào khi nước sôi dịu xuống. Nêm đường, bột ngọt, tí nước mắm ngon. Lần lượt bỏ cà chua hoặc me vào nồi nước dùng. Nếu có mẻ tán nhuyễn làm chất chua thì rất tuyệt. Nêm lẩu bằng rau mùi om là đúng điệu nhất, bởi loại rau này có mùi thơm rất dân dã.
Nồi lẩu sôi mới thả cá vào, cá vừa chín thì vớt ra dĩa, ăn nóng, chấm với chút nước mắm nguyên chất.
Rau nhúng vào nồi lẩu sôi liu riu, ít nhiều tuỳ theo ý thích của bạn, ăn với bún hoặc cơm. Thịt cá rô thơm béo, bông súng mềm dịu, nước lẩu chua hơi cay sẽ tạo nên nét rất riêng của món lẩu cá rô đồng này.
Gỏi ốc đắng trộn bắp chuối
Ở đồng bằng Sông Cửu Long, ốc đắng có khá nhiều trên những cánh đồng, sông rạch, mương ao… Vào mùa mưa chỉ cần cầm rổ thưa lội xuống sông, rạch, mương, ao, mò tìm non giờ đồng hồ là bạn có thể bắt được vài kí ốc đắng đem về.
Ốc đắng rửa sạch bùn đất, cho vào thau ngâm vài tiếng đồng hồ với nước vo gạo cho ốc nhả cặn, nhớt, đất trong miệng ra. Sau đó đem chà rửa thêm nhiều lần cho thật sạch, rồi đổ ốc vào nồi, luộc với ít lá sả, lá ổi cho thơm. Khoảng 10 phút sau thấy ốc tróc bong vỏ đầu, đổ ra rổ, đợi ráo nước, dùng tăm cứng, gai nhọn lể lấy ruột, bỏ riêng vào tô. (Nếu muốn ăn nhanh, ta có thể ngâm ốc đắng vào thau nước sạch có pha giấm, ốc ngậm phải chất chua sẽ nhả nhớt nhanh hơn.)
Bắp chuối xiêm hoặc bắp chuối hột xắt nhuyễn, ngâm nước, vắt một miếng chanh để bắp chuối có màu trắng nhạt, không đen. Sau đó vắt, hoặc bóp nhẹ bắp chuối cho ráo nước. Gia vị bóp gỏi phải có nước mắm, đường, bột ngọt, dấm, tỏi ớt bằm nhuyễn.
Cho ruột ốc vào trộn đều với gỏi bắp chuối và một ít da heo luộc xắt mỏng, rải lên dĩa gỏi một ít rau thơm xắt nhỏ cùng đậu phộng rang đâm hơi nhuyễn. Nếu có thịt ba chỉ luộc xắt mỏng sắp đều quanh dĩa gỏi thì tuyệt vời.
Gắp gỏi ốc trộn bắp chuối kèm ít rau thơm như: rau húng nhủi, rau răm, chấm với nước mắm tỏi ớt. Món gỏi ốc đắng này có thể ăn trong bữa cơm hay nhâm nhi với chút rượu nếp rất ngon.
Cá chạch nướng
Cá chạch nướng là một món ăn rất hấp dẫn ở miền Tây. Để làm món cá chạch nướng, nên chọn những con bằng ngón chân cái, mình dẹp, đầu nhỏ, hơi nhọn, dài khoảng gang tay.
Cá chạch bắt lên rửa trong nước phèn chua cho sạch, để ráo nước. Cơm mẻ tán nhuyễn, nêm chút muối, đường, bột ngọt, ớt băm nhỏ. Trộn tất cả hỗn hợp đó vào với nhau sao cho vừa ăn.
Rau sống gồm: chuối chát, khế chua, đọt cóc, ngò gai… rửa sạch đặt sẵn trên dĩa.
Bếp than hồng được chuẩn bị sẵn, xếp cá chạch lên vỉ nướng. Khi ngửi thấy mùi thơm, và da cá nhăn dúm lại, bong ra khỏi vỉ nướng là cá sắp chín. Phết một lớp cơm mẻ lên trên mình cá, đợi se mặt là dùng được.
Ăn cá chạch nướng, kẹp với rau sống chấm cơm mẻ. Thịt cá beo béo, mùi cá nướng thơm lựng, cơm mẻ vị chua chua, cay cay…nhâm nhi để biết thêm một đặc sản nữa của miền Tây.
Tả-Pí-Lù: Đặc Sản Vùng U Minh Thượng, Kiên Giang
Từ nguồn cá tươi, sống, người xứ U Minh Thượng chế biến ra nhiều món ăn rất độc đáo dưới những hình thức khác nhau như : chiên, kho, canh v.v… Nhưng ăn một lần để nhớ suốt đời thì phải nói đến món “tả-pí-lù”…
Sở dĩ có cái tên nghe là lạ, hay hay như vậy là vì đây là món ăn có nguồn gốc từ cộng đồng người Hoa di cư ở U Minh Thượng. Nguyên nghĩa tiếng Hoa của từ “tả-pí-lù” là ăn ngấu nghiến ngay trên lò nấu.
Người ta chọn cá to, nhiều thịt để thái thành từng miếng mỏng. Cá nguyên liệu thường dùng nhất là cá lóc, cá trê, đôi khi cũng sử dụng luôn cả cá rô, cá sặc bướm loại lớn. Những miếng cá này được nhúng trong nồi nước đang sôi có thành phần cơ bản là dấm, nước dừa tươi có nêm gia vị. Miếng cá săn lại, chuyển sang trạng thái tái thì được vớt ra ăn ngay, không để chín hoàn toàn, vì nếu qua chín, lúc đó thịt mềm, bở ra như đã bị luộc, mất ngon. Ăn cá tả-pí-lù phải có nước mắm cay, ngon, rau nhiều.
Nước mắm phải được chế biến lại thành một thứ nước chấm khá đặc biệt: Vừa mặn, lại phải có hậu vị ngòn ngọt, chua chua, thơm thơm và cay nồng. Thông thường thì người ta dùng nước mắm nguyên chất (nhất là nước mắm Phú Quốc, nếu không thì ít ra cũng phải là nước mắm hòn Sơn Rái là hai hòn đảo nổi tiếng của Kiên Giang về sản xuất loại thực phẩm này ) để chế biến nước chấm. Cách pha chế không khó, nhưng nếu không chú ý thì sẽ rất dễ hỏng. Trước tiên là phải có vài tép tỏi, mấy trái ớt chín (ớt hiểm càng tốt) cho vào chén dùng chày giã nát, sau đó trộn thêm ít đường cát rồi chế giấm hoặc vắt chanh vào, trộn lên cho đường tan đi. Cuối cùng là cho nước mấm vào quậy đều, khi thấy những mảnh tỏi, ớt nhỏ nổi hết lên trên là được. Nếu sai qui trình này, ớt và tỏi chìm xuống đáy chén thì ăn mất ngon.
Rau trong món ăn này khác với rau của món cá nướng trui, dù cũng là rau đồng. Do cách thưởng thức món tả-pí-lù là ăn ngay khi vớt cá ra khỏi bếp, lại là cá tái nên rau cũng được tái chung, ăn tới đâu nhúng tới đó cho nóng, nhưng không để lâu trong nồi nước sôi. Phần lớn rau là các loại mọc ven bờ mẫu, chân ruộng mới gặt hái xong như rau cóc, tàu bay, chân vịt, muống đồng,… không phải loại dùng để ăn sống.
Cá, rau đều nóng, thức hấm lại cay nên không khí trong bữa ăn với món tả-pí-lù thật tuyệt: Rất vui tai với tiếng đũa chạm vào chén hay xoong, nồi lạch cạch pha lẫn với tiếng trò chuyện rôm rã và tiếng xì xụp, hít hà của những người không quen ăn cay. Người lần đầu tiên được ăn tả-pí-lù với người dân địa phương, chắn chắn sẽ nhớ suốt đời món ăn độc đáo này.
Món ăn ngon, lạ miệng này dần dần lan sang người Việt, người Khmer và được hưởng ứng nhiệt tình. Có người nói món tả-pí-lù là món lẫu. Thực chất thì về hình thức, lẫu cũng được ăn theo cách ấy. Song với lẫu thì thịt cá gì cũng có thể sử dụng được (nên ngày nay mới có lọai “lẫu thập cẩm”) vì vậy, đó có thể chỉ là một sự cải biến của món tả-pí-lù mà thôi.
Mấy Món Đặc Sắc Trong Lễ Cưới Hỏi Của Người Thái Đen Tây Bắc
Khi làn gió heo may thổi trên những mái nhà sàn, chim én từng đàn bay từ trong núi ra tìm bạn về phương Nam tránh rét cũng là lúc trai trong bản nghĩ tới việc: tỏn mia (đón vợ). Nếu bạn được dự các thủ tục cưới hỏi của người Thái đen bạn sẽ rất thú vị.
Lễ lần một là "Chóm mia" (chạm ngõ). Lễ lần hai là "Khắt cằm kin khươi" (ăn hỏi). Lễ lần ba là "Tỏn mia" (đón vợ).
Nếu thuận cả thì hai bên sẽ làm đám cưới ba ngày liền, cùng nhau uống rượu xoè, "khắp" tưng bừng. Trong lễ lần hai và lần ba ngoài rượu thịt trầu cau, thuốc lào, bánh kẹo, miến chè là ba món đặc sắc không thể thiếu: Nhứa bẳng, pa háp, cáy hắp hó.
Món nhứa bẳng do nhà trai làm bằng thịt trâu hoặc thịt lợn, thái bằng hai ngón tay đem ướp khẩu thính (thính gạo) và rượu trắng độ một tiếng thì cho vào ống nứa nút kín bằng lá chuối khô, bên ngoài dán giấy đỏ đẹp mắt. Khi ăn nhà gái chỉ việc đổ thịt vào chảo hành mỡ xào ăn nóng với lá sung non và lá nhội. Mầu thịt hồng hào mùi thơm hấp dẫn vị hơi chua ăn rất bùi béo và không chán.
Món pa háp do nhà trai dùng cá sỉnh ngon mổ ướp với gừng, hạt sẻn và sấy công phu trên than hồng cho tới lúc con cá vàng xuộm thơm ngào ngạt. Lạt tre nhuộm đỏ đan thành những chiếc" giỏ xinh xinh" có quai xách. Mỗi giỏ đựng 5 con cá sấy để làm quà cho nhà gái. Pa háp ăn với xôi nếp thì ngon tuyệt vời. Loại cá sỉnh vốn rất ngon lại được nhà trai chế biến khéo léo. Món cáy hắp hó gồm bốn gà giò đã luộc chín, cứ hai con một buộc áp bụng vào nhau gói thành một đôi trong lá dong tươi để biếu nhà gái cùng hai món trên. Món gà này sau khi cúng tổ tiên, nhà gái có thể chặt ra cho khách có mặt thưởng thức. Còn chứa bẳng và pa háp được coi là hai món quà quý. Sau khi cúng, nhà gái thường cất đi và chỉ dùng vào hai việc: một phần biếu người cao tuổi trong họ nhà gái, phần còn lại nhà gái sẽ thưởng thức ngay sau lễ cưới một cách trân trọng và thích thú.
Kể từ ngày ông Lò Lai Trượng đưa người Thái đen về định cư ở Tây Bắc, bao nhiêu mùa cưới đã trôi qua không ai còn nhớ nữa nhưng những đôi gà tình tứ trong là dong xanh cùng hương vị độc đáo của món nhựa bẳng và pa háp đã khiến bao lứa đôi gắn bó với nhau trọn đời.
Hương Vị Bali Trên Vỉa Hè
Thông thường có 2 dạng khách du lịch ủng hộ những hàng quán vỉa hè ở Bali, Indonesia: những người không thích bỏ ra vài trăm USD cho các nhà hàng sang trọng và những người thật sự muốn tìm hiểu ẩm thực địa phương.
Những hàng quán vỉa hè ở Bali được gọi là warung, thường bày biện trên lề đường với một quầy hàng và một dãy ghế để khách có thể ngồi thưởng thức những món ăn truyền thống của Indonesia. Những hàng quán lớn hơn trong nhà, nhưng vẫn chỉ là những bộ bàn ghế đơn giản và có khi còn lấn ra lề đường.
Các sách hướng dẫn du lịch thường khuyến cáo du khách nên cẩn trọng với các warung vì vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng thật ra thức ăn ở đây cũng sạch sẽ không kém những nơi khác. Nếu bạn đến thăm Indonesia mà bỏ qua những hàng quán đa dạng với những món thịt nướng thơm lừng và cơm chiên cay nồng, có nghĩa là bạn chưa thực sự đến Bali.
Quán Ibu Oka hấp dẫn du khách và cả dân địa phương bởi món thịt heo nướng da giòn và thơm lừng, được ướp với các loại gia vị đặc biệt chỉ có ở đây, rồi sau đó nướng trên lửa trong 5 tiếng, và quết thêm nước cốt dừa để da thêm giòn.
Khám Phá Món Lạ Nam Phi
Từ món bunny chow cay xé lưỡi đến cái đầu trừu nướng vàng rụm mà vẫn còn “nhe răng cười”… Hãng tin AFP giới thiệu ngắn gọn một số món ăn đặc trưng của Nam Phi.
BILTONG: Một dạng khô tương tự như khô bò ở Việt Nam. Bên cạnh thịt bò cắt lát mỏng, món ăn vặt được ưa thích ở Nam Phi này còn có thể được làm từ thịt linh dương Nam Phi, thịt đà điểu.
BOEREWORS: Một dạng xúc xích bò, nhưng lại vừa “mập” vừa dài.
BOBOTIE: Món thịt băm đút lò được ướp khá cay, phía trên phủ một lớp trứng rất hấp dẫn. Bobotie được cho là món ăn của những người nô lệ Trung Ấn mà thực dân Hà Lan đưa đến Nam Phi.
BRAAI: Kiểu món nướng nổi tiếng của Nam Phi mà đội tuyển Argentina yêu cầu được phục vụ 2 lần mỗi tuần.
BUNNY CHOW: Món cà ri được dọn trong những cái chén bằng “bánh mì khoét bỏ ruột”, nên khi ăn cũng cầm nguyên lên mà… cắn, chẳng cần đến muỗng. Món này xuất phát từ Durban, nơi các công nhân da đen không được bước vào nhà hàng.
CHAKALAKA: Rau củ ướp cay, có thể ăn kèm với mọi món ăn.
KOEKSUSTER: Bánh bột chiên, nhúng nước đường rồi để khô. Một dạng bánh tương tự như bánh thèo lèo - còn có tên khác là bánh quai chèo, nhưng hiện cũng trở nên hiếm hoi ở Việt Nam.
KUDU: Dạng thịt lạng mỏng rồi cuốn lại khi chế biến, thường là thịt linh dương, hoặc đà điểu, đôi khi là thịt cá sấu, ngựa vằn, hươu cao cổ.
Quả Cà Trong Ẩm Thực Việt
Quả cà không có mùi hương quyến rũ hay vị ngọt hấp dẫn, nhưng khi được kết hợp với những nguyên liệu "đo ni đóng giầy" nó lại tạo nên nhiều món ăn đa dạng và vô cùng cuốn hút.
Gọi là "đo ni đóng giày" cũng phải, vì nếu như ẩm thực luôn ủng hộ sự sáng tạo, thì riêng với những món ăn làm từ cà pháo, cà bát, cà tím Việt Nam, món ăn phải "cổ điển" một chút mới được người ta mê đắm. Từ món cà muối, cà xổi đến bát cà bung hay đĩa cà nướng.
Vị ngon khó quên
Đơn giản nhất là món cà muối, nhưng chính trong cách làm món lại toát lên kỹ thuật bếp núc của đất nước hình chữ S, bề ngoài đơn giản mà thực chất cần sự tỉ mỉ và tinh tế. Cách làm cá muối có thể nói đơn giản là dùng nước muối làm chín cà, nhưng để cho cà ngon thì cần phơi qua nắng giúp tạo độ giòn, muốn thơm thì thêm riềng, tỏi, ớt, cần tạo độ ngọt thì nên thêm vài ba thanh mía. Trong mâm cơm miền Bắc, chẳng ai nỡ bỏ qua món ăn này.
Do có rất nhiều loại cà để muối, nên món cà càng hấp dẫn hơn theo khẩu vị của từng người và từng vùng miền. Cà Nghệ được mệnh danh là loại cà pháo ngon nhất với độ giòn, mùi thơm và sắc vỏ màu trắng rất bắt mắt khi thêm vài sợi ớt thái chỉ. Cà Nghệ trắng tròn, dày cùi và ít hạt, do vậy cũng khiến món ăn ngon hơn là loại cà trắng của miền Bắc vốn nhiều hạt cứng, cùi mỏng.
Người miền Bắc còn có món cà pháo màu xanh muối xổi, cách thức muối xổi cầu kỳ hơn trong Nam bởi phải muối lại lần hai sau một ngày, để tạo vị ngon. Cà muối xổi miền Bắc có đặc điểm là dùng quả non mà vẫn tạo độ giòn, hạt mềm, cùi khá dày. Với lứa quả già hơn một chút thì đem muối chua bình thường ăn cùng nước rau muống luộc có chút vị chua của chanh (hoặc tùy mùa mà giằm sấu, muỗng, me) thêm vài con tôm rang thì bát trước đưa bát sau đến hết nồi cơm mà không sợ ứ bụng.
Cà muối xổi chấm mắm tôm là món ăn quen thuộc của người dân Bắc và một số tỉnh miền Trung. Cà muối xổi có thể là cà pháo hoặc cà bát. Miếng cà còn tươi và giòn, lẫn với vị cay của ớt, chút ngọt của đường, độ chua dịu của chanh quyện lấy mùi vị đặc trưng của mắm tôm, tạo nên sự khoải khẩu đặc biệt. Với món cà bát sống (đem thái miếng) chấm với mắm tôm, người ăn có thêm thú thưởng thức độ giòn ở vỏ, mềm ở cùi của cà lẫn cùng vị mắm tôm. Đây là ưu điểm của cà bát mà cà pháo không có được.
Cà bát cũng có hai màu xanh, trắng và giống như cà pháo, cà xanh ăn ngon hơn vị dày cùi, ít hạt. Nếu cà bát, cà pháo ngon ở món muối hoặc ăn sống, thì cà tím lại ngon ở món làm chín. Cà tím luôn là nguyên liệu tạo nên cảm hứng sáng tạo của nhiều đầu bếp trong cả món rán, như cà tím bao bột rán giòn, cà tím cuộn thịt chiên xù, cà tím rán xốt húng tây..., món hấp như bí đỏ cà tím hấp dầu ô liu, cà tím hấp nước tương tỏi... và món xào như cà tím xào thịt bê, cà tím xào rau ngổ...
Truyền thống hơn có bát cà tím bung. Không một loại cà nào có thể thay thế cà tím trong món này bởi vị bùi, mềm, hơi ngậy khi nấu cùng thịt, rau tạo nên món ăn nửa xào nửa canh ngon miệng, hấp dẫn. Nếu có ai đó muốn thử cà bát để nấu thì chắc chắn sẽ có được một món ăn lạ hơn, dai và hơi ngại.
Chẳng cứ Bắc Nam
Không như nhiều món chỉ có trong Nam mà vắng bặt ở ngoài Bắc và ngược lại, cà có thể tìm thấy khắp nơi trên đất Việt. Như loại cà tím quả dài, quen thuộc ở cả ba vùng miền còn được gọi với một cái tên không lấy gì làm thanh tao, cả dái dê. Những món ăn từ loại cà này thì dù đơn giản mấy cũng hấp dẫn khôn lường. Như món cà nướng mỡ hành.
Chỉ là cà nướng trên than hoa, gỡ bỏ lớp vỏ đã cháy đen để lộ ra lớp thịt trắng nõn nà. Thêm bát mỡ hành xanh mướt rưới lên, trộn đều với nước mắm pha chua ngọt, cứ gọi là ăn quên thôi. Mùi khói oi oi của món cà này không làm người ta khó chịu mà lại có nét thú vị riêng, có thể ví như cái thú vị khi nghe một giọng ca khàn lạ lạ.
Miền Bắc còn một loại quả tròn, to như cà bát nhưng không có múi mà vỏ ruột mịn đều. Đây chính là loại cà tím dành cho bát canh cà bung nổi tiếng xứ Bắc. Và tuy loại cà phía Bắc có trội hơn phía Nam vì có thêm cà tím loại tròn đặc biệt ấy, thì cà pháo ngoài Bắc lại công nhận không có được giống như cà pháo xuất xứ thuộc tỉnh Kiên Giang.
Cà miền Bắc chỉ có một chút vị ngọt ngái khi ăn sống, và chỉ lên được hương vị khi muối cùng gia vị, củ quả. Còn cà Cái Sắn thì độc đáo hơn, quả to, cùi dày, hạt ít, giòn, ngọt. Cà Cái Sắn mà xóc tỏi, ớt, chanh theo kiểu muối xổi miền Nam, ăn vào cứ gọi là ngọt lừ, chấm thêm mắm tôm nữa thì nghe nói chưa có cô gái nào chỉ thẹn thùng ăn một bát.
Vào một ngày nào đó, sẽ có một vài món ăn được coi là "lỗi mốt" vì dễ gây ngán, không phù hợp với tiêu chí "ít chất gây phát phì" trong cuộc sống công nghiệp hiện nay luôn dư thừa chất béo và đạm. Nhưng với món cà, dường như người ta không tìm thấy từ "lỗi mốt" trong tự điển món ăn từ loại trái cây này, bởi sự đa dạng trong kiểu món, và hơn thế nữa là tính y học trong cà.
Người xưa thường nói "Một quả cà bằng ba thang thuốc", nhưng dường như đó là bởi cách ăn có phần sống xít hoặc đạm bạc của món cà. Kỳ thực, cà có tính hàn, giúp nhuận tràng, lợi tiểu, chống ho lao. Cà tím còn có tác dụng chống ứ đọng cholestorol và ure huyết nên là biện pháp hàng đầu để giảm cholestorol trong máu. Do vậy, cà tím rất có lợi trong việc điều trị các bệnh tim mạch, huyết áp cao, béo phì, tiểu đường, gút.
Cà còn ngày càng phổ biến trong thực đơn của nhiều nhà hàng hương quê lẫn hiện đại. Còn trên mọi mâm cơm vào mùa nóng thì món ăn này luôn là ưu tiên số một. Không có món nào có vị chua, giòn, dễ đưa cơm và hợp với nhiều món ăn như cà.
Những Món Ăn Đường Phố Lạ Nhất Thế Giới
Món ăn đường phố cũng là một trong những yếu tố góp phần làm nên nét ẩm thực đặc trưng của mỗi đất nước. Xin giới thiệu một số món ăn đường phố rất đặc biệt của vài quốc gia:
Sâu bọ chiên giòn (Thái Lan)
Với nguồn protein và can-xi dồi dào, những món côn trùng chiên được bày bán ở khắp Thái Lan. Bên cạnh châu chấu, cào cào, dế, bọ ngựa giòn… món bọ nước cánh cứng chiên, gọi là maeng da, luôn là món nổi tiếng nhất với người dân địa phương (và là thử thách lớn nhất đối với du khách). Những con rệp dài trông giống như con gián, được chiên trong dầu ăn, đôi khi ướp thêm tỏi và tiêu. Maengda cũng được nghiền và cho vào để làm tăng thêm hương vị cho món bột ớt nổi tiếng namprik, thường được dùng trong nhiều món Thái.
Bánh mì kẹp xúc xích tuần lộc (Alaska)
Vào mỗi tháng 3, khi mọi người tụ tập để xem các cuộc đua chó kéo xe tuyết Iditarod cũng là lúc người dân Alaska thưởng thức món bánh mì kẹp xúc xích tuần lộc này. Thực ra trong bánh chỉ có một phần thịt tuần lộc, còn lại là thịt heo, thịt bò. Những người sành ăn thường dùng chung với mù tạc, hành để có cảm giác ngon lành hơn so với món hot dog truyền thống.
Thịt khô Biltong (Nam Phi)
Món thịt này ra đời khoảng năm 1800, được làm từ những loại thịt phơi khô của các loại động vật địa phương như đà điểu châu Phi, linh dương châu Phi, linh dương kudu. Hiện nay, món này được bày bán trong những gói nhỏ tại các quầy hàng ở chợ Capetown, các ga ven đường và siêu thị. Thịt này được ngâm trong rượu táo hoặc giấm mạch nha, sau đó ướp gia vị (thường là tiêu đen, rau mùi, đường nâu và tỏi) nên có vị mặn và dai.
ABC (Malaysia)
Những chữ cái này viết tắt từ “air batu campur”, nghĩa là nước đá bào (water stone mix). Người Malaysia thích dùng món này trong một cái bát với sữa đặc, đường cọ, đậu phộng rang, đậu đỏ, bắp đóng hộp và sương sáo. Gần đây, người ta còn cho thêm vào đó thành phần mới gọi là cincau, một loại lá dược thảo gần giống với cây bạc hà được đun sôi, mùi vị của nó được miêu tả rất khác nhau, nó có đặc tính chữa bệnh giống iốt…
Đậu hũ thối (Đài Loan)
Mùi “thơm” của nó có thể khiến bạn lạc đường! Món này được chế biến từ đậu hũ đã lên mùi của rau và tôm muối, được ngâm nước muối trước khi chiên. Đậu hũ này có khi đã lên lên mùi hơn 6 tháng. Sau khi được nhúng vào nước muối trong một vài giờ, đậu hũ được chiên thành từng miếng vàng ươm, giòn rụm, sau đó được phết nước xốt gia vị làm từ giấm, dầu mè, dưa leo xắt nhỏ và cải thảo ngâm giấm.
Yak Butter Tea (Trà bơ bò Tây Tạng)
Trà bơ mặn đậm đặc, được gọi là pocha, trông giống xúp rau húng hơn là trà Nó được làm bằng cách đánh và lắc bơ bò Tây Tạng, trà đen và muối trộn lẫn vào nhau trong một cái hộp cho đến khi thật nhuyễn, nóng và sủi bọt. Những người dân địa phương ở đây uống rất nhiều trà này mỗi ngày. Đó là một nguồn năng lượng dễ kiếm và rất cần thiết ở những vùng cao. Phong tục ở địa phương là tách trà của khách luôn phải được rót đầy lại sau mỗi lần uống.
Bánh mì tảo tía (Wales)
Không có loại bánh mì nào đặc biệt như bánh mì tảo tía, được làm từ loại tảo biển sẫm màu trồng trong những khe đá dọc Gower Peninsula. Tảo tía được luộc trong vài giờ, cho đến khi chuyển thành dạng thạch, rồi lăn trong bột yến mạch và chiên thành bánh. Bánh này được kẹp với thịt muối và sò ở cảng Penclawwd, đây được xem như là món điểm tâm truyền thống ở xứ Wales.
Bake N’ Shark (Bánh cá mập, Trinidad)
Những khoanh thịt cá mập đầu đen được nhồi vào ruột bánh mì rán, sau đó được rưới nước xốt me hoặc shadow benny (loại rau mùi Mexico). Món ăn bờ biển này béo ngậy và ngon tuyệt.
Bánh nướng nổi (Australia)
Loại bánh nướng thịt được bán dạo dọc đường này là những miếng bột nhão nhỏ được nhồi nhân thịt băm và phủ nước xốt Úc. Bánh được thả nổi trong một chén xúp đậu đặc, phủ lên trên là nước xốt cà chua nấm. Những người Floatophile quả quyết rằng một khi họ đã ăn món đó, họ không cần ăn gì nữa suốt cả ngày.
Đa Sắc Ẩm Thực Cuba
Ẩm thực Cuba là sự pha trộn tuyệt vời từ cách nấu của người Cuba, hương vị và kỹ thuật của Tây Ban Nha và châu Phi, cộn thêm gia vị và khẩu vị vùng biển Ca-ri-bê. Một bộ phận nhỏ người từ Trung Quốc đến sống tại vùng Havana cũng góp phần làm nên hương vị phức tạp của món ăn Cuba.
Với điều kiện đảo và khí hậu nhiệt đới, hải sản và các loại trái cây luôn là một phần quan trọng trong bữa ăn của người Cuba.Tuy nhiên, do từng là thuộc địa của Tây Ban Nha, nên Cuba chịu ảnh hưởng rất lớn bởi nền ẩm thực của quốc gia này.
Một bữa ăn đặc trưng của người Cuba thường có cơm và đậu, nấu chung hoặc riêng. Món ăn chính thường là thịt heo hoặc bò nấu chung với chuối sống, bắp và các loại khoai (gồm cả khoai tây) và một đĩa salad (gồm cà chua, xà lách, bắp cải và củ cải đỏ). Các món ăn thường được dọn dùng cùng một lúc, trừ món tráng miệng.
Cơm và đậu trong các bữa ăn Cuba có cách nấu thay đổi theo vùng miền. Ở vùng phía Đông của đảo, arroz congri oriental là loại cơm và đậu phổ biến, gồm cơm nấu chung với đậu đỏ, thêm vào xốt sofrito (cà chua và hành tây xắt nhuyễn nấu mềm trong dầu olive) và nấu bằng lò nướng. Những vùng khác dùng đậu đen thay đậu đỏ và có nêm thêm hành tây, tỏi, lá thơm, muối.
Các món thịt thường được dùng nhiều với xốt. Một trong những loại xốt thường thấy nhất, dùng chung với thịt heo nướng và một số loại thịt khác, là mojo hay mojito, bao gồm dầu, tỏi, hành tây, lá oregano và nước cốt chanh hoặc nước cam. Xốt mojo của Cuba bắt nguồn từ xốt mojo của đảo Canary (vì Cuba hiện có nhiều người nhập cư đến từ đảo Canary), rất giống về ý tưởng và kỹ thuật nấu nhưng lại sử dụng những nguyên liệu khác.
uba còn có một món thịt bò khá lạ gọi là Ropa vieja, gồm thịt bắp bò xé nhỏ nấu chung với nước xốt cà chua criollo cho đến khi chín mềm. Ropa vieja tiếng Tây Ban Nha nghĩa là “quần áo cũ”, vì sau khi nấu thịt bò rất mềm và thịt được xé bằng tay nên trông giống những miếng vải cũ. Ngoài ra, còn có món bò boliche là món bò dồn xúc xích và trứng luộc, nướng bằng lò. Nổi tiếng trong nền ẩm thực của đất nước này là món tamales. Tamales của Cuba không giống hoàn toàn với “người bà con” tamales của Mexico mà được làm từ bắp nghiền, bột bắp, shortening và thịt heo xay, gói trong lá bắp, cột chặt lại, sau đó luộc trong nước muối. Một món có nguyên liệu tương tự là Tamales en cazuela thì không gói hỗn hợp lại mà nấu ngay trong thố. Tamales và xúp đậu đen là một trong những món ăn truyền thống hiếm hoi vẫn rất được ưa chuộng trong ẩm thực hiện đại của Cuba. Các món hầm và xúp cũng có mặt trong các bữa ăn gia đình của Cuba, được dùng chung với cơm trắng hoặc gofio (một loại bánh làm từ bột bắp có nguồn gốc từ đảo Canary). Bắp và các loại khoai thường là những nguyên liệu phổ biến trong món hầm và xúp, nấu cùng với thịt bò hay thịt gà.
Satay - Ấn Tượng Ẩm Thực Đông Nam Á
Nền ẩm thực Đông Nam Á với những món ăn mang đậm bản sắc có một nét văn hóa riêng, đã làm không ít du khách khi tới vùng đất này phải ngẩn ngơ. Trong những món đặc sắc ấy, không thể không nhắc đến món satay – một món ăn đã trở nên quen thuộc với rất nhiều du khách. Satay là một món gồm thịt gà, dê, cừu, bò, heo thái lát mỏng, tẩm ướp một số gia vị, xiên vào que tre đã vót nhọn đầu rồi nướng.
Món satay xuất hiện đầu tiên ở vùng Java, Indonesia, sau đó phổ biến ở các nước Đông Nam Á như: Malaysia, Singapore, Thái Lan. Nhiều người nói, nếu bạn từng đặt chân đến Đông Nam Á, mà chưa biết mùi vị món satay, thì coi như chưa đi qua vùng đất này.
Satay tại Indonesia và Malaysia được chế biến cầu kỳ và tinh tế. Tại Indonesia, các nhà hàng, quán ăn thường “biến hóa” satay, để tạo nên sự phong phú và đa dạng. Đến đất nước này, du khách có thể dễ dàng thấy món ăn này ở các quán ăn ven đường, nhà hàng cao cấp và trong các bữa tiệc truyền thống.
Nghệ là loại gia vị đặc trưng để làm nên món satay. Nhờ gia vị này, món ăn trông “bắt mắt” hơn bởi màu vàng tươi. Thịt dùng cho món ăn này có thể là thịt bò, thịt heo, cá, tôm, thịt gà…; một số vùng còn dùng cả thịt rùa, cá sấu và rắn.
Gia vị để làm nên món satay cũng đơn giản: sả, hành tím, tỏi, quế, nghệ, mật ong, bột đậu phộng. Để cho thịt thấm các loại gia vị này, bạn nên ướp trong khoảng 30 phút. Sau khi ướp xong, xiên những miếng thịt này vào que tre và bắt đầu nướng. Khi nướng bạn phải canh nhiệt độ vừa phải để các miếng thịt vàng đều mà không bị cháy. Muốn món ăn dậy mùi thơm, người ta còn quết một lớp dầu ớt lên xiên thịt khi nướng.
Món satay càng đặc biệt hơn khi được dùng chung với nước xốt đậu phộng. Để chế biến món nước xốt này, người ta dùng các gia vị như sả, riềng, tỏi, ớt, chút nước me, đậu phộng giã. Mùi vị thơm nồng của đậu phộng, chút chua của nước me và vị cay của ớt đã tạo cho nước xốt một hương thơm quyến rũ lạ kỳ. Món satay nếu thiếu hương vị này sẽ trở nên nhạt nhẽo và kém phần thú vị. Ăn kèm với satay là một chút dưa leo, hành.
Món satay được chế biến không cầu kỳ, nhưng vẫn tạo được cho du khách một cảm giác thật đặc biệt, khó quên với hương vị lạ, làm nên nét đặc trưng cho ẩm thực Đông Nam Á. Nếu bạn đi du lịch tới Singapore, Malaysia,… đừng quên thưởng thức satay.
Ẩm Thực Mexico
Bánh burrito của Mễ (Mexico) làm người ta liên tưởng đến cuốn bánh tráng bằng cẳng tay của người dân xứ Bình Định, tuy rằng nội dung cuốn bên trong mỗi nơi mỗi khác. Burrito giờ đây đã hấp dẫn một số người Việt Nam bởi hương vị là lạ, beo béo, chua chua của nó.
Trong cái cuốn burrito ấy, trừ phần nhân chính là thay đổi từ đầu, gà các kiểu đến bò các kiểu, còn phần nhân phụ thường theo một công thức nhất định. Công thức ở California Burrito là bơ cheddar, cải, xốt trái lê xứ Mễ và xốt salsa Tây Ban Nha, cơm. Riêng cuốn bánh grilled steak thì bánh cuốn được nướng giòn.
Món Mễ ở đây còn thấy nổi lên "mâm" tacos. Nó giống như một mâm cỗ nhỏ gồm nào thịt/tôm xay hoặc nướng, một nhúm cơm, một nhúm xốt lê, một nhúm xốt salsa, một chút cà chua xắt hột lựu, bắp cải, ô liu xắt nhuyễn, phết bơ lên miếng thịt/tôm, như món tôm flautas chẳng hạn. Nó không giống món ăn Việt khi tất cả gia vị hợp nhất vào món ăn như một hợp âm chồng những nốt nhạc lên nhau phát ra cùng một lúc, nó như nhiều nốt nhạc lần lượt diễn ra trong thời gian cực ngắn.
Nhưng nói chung, với người nghiện nước mắm và không ưa béo, thì món ăn Mễ chỉ là một phiêu lưu lạ lẫm cho biết, rồi thôi, thật khó mà bị níu giữ. Nhưng nói bảo thủ vậy thôi, chớ thường ngày mấy cái California Burrito vẫn đông khách, khách Việt Nam cũng nhiều dần lên.
Không gian của những cửa hàng bánh cuốn này cũng giống như một quán xép gồm có chỗ ngồi cho hai người, ba người, bốn người và bên cạnh là cái hàng quán đồng thời là nhà bếp với màu sắc rực rỡ rất mực Mexico
Món ngon từ cây chuối sau hè
Quê tôi gọi khu vườn phía sau nhà là hè. Hè nhà tôi là cả một vườn chuối sum suê, bữa cơm thiếu thức ăn, mẹ tôi chỉ nhoắng một lúc sau hè là có thể đem vào chế biến thành mấy món ăn ngon.
Nếu là nấu canh nhất định phải chọn loại chuối ba lùn vì quả loại chuối này khi còn xanh nấu canh sẽ rất ngon và đậm đà. Không bị chát như quả chuối sứ hay có mùi “vô duyên” như chuối bom, chuối ba lùn xanh sẽ được tước vỏ, cắt lát mỏng thả vào chậu nước nhỏ để khỏi bị thâm, khi nấu sẽ mất thẩm mỹ.
Món canh chuối nhà nghèo họa hoằn mới có một vài con tôm nhỏ, còn thường chỉ được nấu với nước ruốc, tóp mỡ và một chút ớt bột cay xè đặc trưng quê tôi nhưng vẫn ngọt ngào hương vị chuối ba lùn xanh được nấu chín, béo béo của mỡ và mằn mặn của ruốc.
Thậm chí, chuối ba lùn khi thiếu món mặn còn được mẹ tôi cắt từng khúc to rồi nêm gia vị mặn mà và kho rim như kho cá cho các con ăn với cơm.
Những dịp đặc biệt như mừng chị hai vào cấp III trường chuyên của tỉnh, mừng cậu em út vừa đoạt giải nhất kỳ thi giỏi toán cấp trường cho đến mừng tôi đoạt giải khuyến khích kỳ thi kể chuyện cấp xã... mẹ tôi đều cố tạo ra một cái cớ thật kêu để cho các con ăn một bữa ngon mà không thấy quá xót vì sẽ mất đi một chú vịt đẻ trứng cho mẹ đem bán kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Khi đó, mẹ thường ra sau hè chọn một bắp chuối sứ tròn lẳn để vào làm món gỏi vịt hoa chuối mà chị em tôi rất thích.
Bắp chuối sứ được lột bỏ phần vỏ màu đỏ thẫm bên ngoài, sau đó cắt thành những sợi nhỏ để làm gỏi. Sợi bắp chuối khi cắt cũng phải được thả vào chậu nước nhỏ có bỏ thêm muối sống để không bị ngả màu. Vịt chín sẽ được gỡ phần nạc và cắt thành từng lát nhỏ để trộn với bắp chuối đã được cắt trước đó.
Để gỏi vịt hoa chuối ngon, mẹ tôi thường cho vào thêm đậu phộng rang đập dập, rau ngò tươi xắt nhỏ, hành tây, xoài xanh, cà rốt, ớt đỏ xắt sợi và cho nước mắm chua ngọt rưới lên trên.
Món gỏi vịt hoa chuối ngon sẽ có màu sắc thật bắt mắt với màu trắng của bắp chuối, hành tây, vàng ươm của thịt vịt, xanh của ngò tươi, đỏ của cà rốt... và thơm lừng mùi gỏi đặc trưng với nhiều thực phẩm được hòa quyện khéo léo. Béo ngậy thịt vịt, bùi bùi đậu phộng rang, chan chát đặc trưng bắp chuối sứ, giòn giòn chua chua của cà rốt, xoài xanh.
Món này chúng tôi thường ăn với bánh tráng mè hoặc hoành tráng hơn thì mẹ đem về một bì bánh phồng tôm và chiên phồng thật to.
Lớn khôn mỗi đứa mỗi phương, dịp hè về chúng tôi lại tụ hội về với mẹ, túm tụm chuyện trò sau hè nhà để nhớ lại cảnh tranh nhau ăn gỏi vịt hoa chuối hay chê ỏng eo món canh chuối nấu ruốc thiếu tôm nhưng hôm nào cũng hết vèo của tuổi ấu thơ yêu dấu bên mẹ cha.
Ve sầu chiên: Món ngon độc đáo của người Thái Đen Tây Bắc
Văn hóa ẩm thực của người Thái rất phong phú. Không chỉ có những món đặc trưng như: xôi nướng, cơm lam, thịt ướp chua "nhứa xổm”,…mà nơi đây còn được mệnh danh là “xứ sở côn trùng”. Ve sầu là loại côn trùng được người Thái đen yêu thích nhất.
Ve là loài côn trùng không còn xa lạ gì, nhất là lũ học trò tinh nghịch, khi tiếng ve râm ran đến cũng là lúc hè về. Nhưng chắc không nhiều người biết rằng những chú ve sầu làm inh ỏi giấc ban trưa lại là nguyên liệu để chế biến nên những món ăn độc đáo. Ở nước ta, người Thái đen rất ưa chuộng món ăn này và có cách chế biến khá hấp dẫn. Người ta thích đến nỗi mỗi nhà đều trồng cây bồ kết trong vườn và chăm sóc cho nó thật tốt tươi để thu hút nhiều ve đến trú ngụ. Bởi loài côn trùng có tiếng kêu ra rả này rất “khoái” nhựa cây bồ kết, sau khi hút nhựa chúng lăn ra ngủ trên cây. Người Thái đen huy động lực lượng cả nhà ra rung gốc cây, những con ve cứ thế lao thẳng xuống gốc đã được thắp đèn từ trước. Vậy là đã có đủ nguyên liệu để mở một bữa tiệc linh đình.
Cách chế biến món ve sầu chiên của người Thái đen chắc bạn chưa biết. Người ta đem những chú ve sầu bắt được cắt bỏ hết cánh, rút ruột. Đặc biệt là nhồi một hạt lạc rang giòn vào bụng sau đó đem tẩm gia vị rồi mới đem chiên giòn. Việc dùng hạt mắc khén, một loại gia vị chỉ có ở rừng sâu để tẩm ve khiến món ve sầu chiên có hương vị đặc biệt không thể nào quên.
Khi mùi thơm tỏa ra, những con ve sầu có màu vàng mỡ bóng láng thì người ta lấy ra thưởng thức. Món này mà ăn vội vàng thì không cảm nhận được hết hương vị đặc trưng của nó. Phải nhai chậm rãi, từ từ cảm nhận bạn sẽ thấy đầu lưỡi tê tê, một vị ngọt tan dần dần trong miệng khiến người thấy sảng khoái “đã đời”.
Vị béo ngậy, thơm lừng khiến người ta ăn mãi mà không biết chán. Nhưng món ngon phải có đồ uống thích hợp mới thêm đậm đà. Đưa con ve sầu chiên giòn tan vào trong miệng, nhấp một chút rượu cho người ta cảm giác không gì thú bằng. Không chỉ được người Thái đen ưa chuộng, tôi tin chắc rằng nếu dân nhậu miền xuôi mà may mắn được nếm thử một lần thì chắc chắn sẽ “nghiền” hương vị hấp dẫn đó. Chẳng thế mà ngày càng có đông các thực khách từ các vùng miền khác tìm đến để thử món này.
Nhìn những con ve sầu vàng rộm, đưa lên miệng thấy giòn tan, bùi ngậy rất khó tả, nó không khiến người ta có cảm giác ngán như như khi ăn các món chiên khác. Người thưởng thức thật sự bị quyến rũ bởi mùi vị đặc trưng mang đậm hơi thở của núi rừng.
Cùng với các món châu chấu, dế mèn, bươm bướm trắng, mối, sâu măng, bọ xít, trứng kiến đỏ… ve sầu chiên là món ăn có hương vị đặc trưng góp phần tạo nên nét đặc biệt của văn hóa ẩm thực sứ sở côn trùng.
Dân dã hương vị chuối rừng
Khi chọn ta phải chọn những cây chuối rừng mập, lá xanh mướt và chưa trổ buồng, chuối phải có thân màu tím, củ bình vôi, cái củ càng to càng tròn thì càng ngon.
Sau khi hái chuối đem về, ta tước bỏ phần bẹ ngoài, xắt lát mỏng vừa ăn ngâm vào nước đã pha chanh cho trắng. Thường canh chuối được nấu với những con cá mới bắt ngoài suối. Chúng ta đem làm sạch cá, sau đó rán nhẹ trên lửa nhỏ cùng với hành khô thái mỏng. Vớt cá ra, tiếp tục cho chuối xắt mỏng vào nồi xào, chế nước đun sôi. Sau đó để lửa rim cho chuối chín mềm mới bỏ cá vào.
Thêm một chút nước mắm và lá lốt để “dậy” mùi. Vài phút sau đã thoang thoảng mùi thơm của cá, mùi lá lốt ngai ngái. Khi ăn, không quên cắn phựt một miếng ớt rừng. Cái ngòn ngọt của cá, chan chát của chuối, lẫn vào vị cay nồng của ớt khiến món ăn cảm thấy thật tuyệt vời.
Giống như các loại rau rừng khác, chuối cây còn có thể xào làm món ăn hằng ngày. Chỉ cần bắc chảo lên phi thơm dầu cùng hành tỏi, đổ chuối xắt mỏng vào xào, nêm gia vị. Cho thêm ít rau răm, hành, ngò, tiêu lên trên để tăng tăng thêm phần quyến rũ cho đĩa xào. Chuối rừng xào có một mùi vị rất riêng, không thể tìm được sự tương đồng ở bất cứ loại rau nào khác.
Ngoài ra chuối rừng có thể làm rau sống ăn cùng cơm, mì đều ngon và được nhiều người ưa thích. Rau chuối tuy đơn giản nhưng đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ của người làm. Để tận hưởng hết vị thanh ngọt của rau chuối rừng, thường người ta chọn những cây chưa trổ buồng để lấy lõi non. Lõi non thân cây chuối được rửa sạch, xắt mỏng, băm nhỏ.
Trong khi băm, các mẹ, các chị còn lấy bớt nhựa chuối để loại bỏ bớt vị chát. Bưng bát cơm hay tô mì trên tay, ngó những lát non chuối trắng tinh tưởng chừng như không thể chờ thêm được nữa rỗi.
Thưởng thức đặc sản ngon tuyệt tại quê lúa Thái Bình
Quê lúa Thái Bình có rất nhiều món ngon, làm thèm thuồng biết bao du khách một lần đặt chân tới vùng đất này.
Nói tới những món ngon từ quê hương của chị hai năm tấn Thái Bình có lẽ kể cả ngày không hết. Với những người xa quê, món ăn quê hương luôn làm cho người ta khắc khoải nhớ về quê nhà. Còn với du khách tới nơi đây, dù chỉ là một lần thì những thứ như mắm cáy, canh cá Quỳnh Côi, bánh cáy hay canh ốc nấu củ chuối có lẽ làm cho họ nhớ mãi.
Canh cá Quỳnh Côi
Gọi là canh cá nhưng không phải là món canh cá chua trong các bữa cơm hàng ngày mà chính bánh đa cá như cách gọi ở nhiều nơi khác. Đây là món ăn truyền thống, xuất hiện đầu tiên ở thị trấn Quỳnh Côi (Quỳnh Phụ, Thái Bình).
Cũng giống như cách nấu món bánh đa ở nhiều vùng miền khác, canh cá Quỳnh Côi được làm từ những nguyên liệu đơn giản như cá, rau và gạo. Ấy thế nhưng khó có nơi nào, hương vị bánh bánh đa cá đồng lại làm cho thực khách nhớ nao lòng như thế. Âu cũng bởi vì nguyên liệu thì giản dị nhưng vô cùng thơm ngon lại được chế biến cầu kỳ, cẩn thận dưới bàn tay khéo léo cũng người dân nới đây. Bát canh cá hội tụ đủ cái vị ngọt tự nhiên từ thịt cá, cái mát thanh thanh của rau tươi và vị bùi bùi của mánh đa xào làm từ gạo. Người nấu còn khéo léo đẩy cái vị gừng thơm cho bát canh cá thêm đậm đà.
Hai thứ cá phổ biến để làm nguyên liệu chính cho món canh chính là cá rô đồng và cá lóc (cá chuối). Cá được hấp chín, gỡ thịt riêng, xương cá được cho vào ninh làm nước dùng. Thịt cá để ráo nước, một phần được chiên vàng, một phần để lại chiều theo ý khách thích ăn mềm.
Bánh đa là một nét riêng chỉ người Thái Bình mới biết cách làm. Người ta đem bột gạo tráng mỏng, phơi khô rồi thái thành những sợi bánh đa nhỏ. Bánh đa vừa có cái dai dai của bánh phở, vừa mang cái mềm mềm của sợi bún mỏng manh.
Canh cá được nấu cùng rau cải canh (với cá rô đồng) hay cải cúc (nếu là cá chuối). Rau cải vừa làm ngọt thêm nước vừa giảm bớt vị tanh của cá lại tạo cho món ăn cái mát dịu của rau tươi.
Nếu có dịp ghé qua thành phố Thái Bình bạn có thể dễ dàng bắt gặp rất nhiều nơi bán món canh cá. Một số "ma xó" Thái Bình có chia sẻ nếu bạn thích ăn canh cá ít nước có thể ăn ở quán Hải Thúc ở gần đầu cầu tây.
Tại Hà Nội hiện nay cũng có một vài quán canh cá Quỳnh Côi ở số 6 Nguyễn Bỉnh Khiêm, 108 Khương Trung. Tại Sài Gòn có 2 quán ở Thích Quảng Đức (Q. Phú Nhuận) và trên đường Phan Thúc Duyện (Q. Tân Bình).
Gỏi cá nhệch
Nhắc tới Thái Bình, có một vùng ven biển với rất nhiều món hải sản ngon như cá khoai, mắm rươi hay cháo ngao... Ở vùng ven biển huyện Thái Thụy, còn có một loại hải sản mà theo miêu tả của nhiều người dân con cá đó vừa giống con lươn vừa giống con cá trình. Đó chính là con cá nhệch.
Con to dài cả mét nặng hơn 1 kg, con nhỏ thì tầm 3-4 lạng. Cá nhệch rất khỏe và hung dữ. Mình cá trơn nhẫy nên rất khó bắt bằng tay hay đánh lưới. Chỉ bắt được cá nhệch bằng hai cách là ra cửa biển đóng đáy bắt cá hoặc dùng những chiếc dĩa ba răng to và chắc khỏe để đâm cá. Từ cá nhệch có thể chế biến được nhiều món như kho, rán, nấu canh chua, om... Nhưng có lẽ cá nhệch nổi tiếng hơn cả bởi món gỏi cá. Cá làm gỏi phải là cá sống, người làm lấy nước vôi, nước tro, lá hóp tuốt sạch chất nhờn trên da cá. Sau khi da cá được lột sạch, cá được mổ sống lưng như làm lươn để lọc xương. Thịt cá sẽ được thái lát mỏng tang sau đó trộn với thính làm từ gạo nếp rang vàng. Thịt cá tươi cắt thành lát có mầu hồng giống thịt của cá chuối. Da cá được rán giòn để sau đó cuộn với gỏi. Còn xương cá đem vào cối giã nhuyễn để nấu chẻo (như nước sốt). Món chẻo nấu om được pha chế với gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu, sả băm nhỏ. Có người lại chấm gỏi với mắm tôm.
Khi dùng món gỏi nhệch bắt buộc phải có các loại rau như: lá chanh, lá sung, rau húng, tía tô với "sứ mệnh" làm tăng thêm hương vị của món gỏi còn là một vị thuốc để đề phòng "tào tháo' hỏi thăm với những người bụng yếu.
Thơm phức bánh cáy
Bánh cáy là loại bánh rất riêng của Thái Bình nổi tiếng khắp xa gần. Ở Thái Bình, muốn ăn bánh cáy ngon phải tới làng Nguyễn (huyện Đông Hưng). Từ thành phố Thái Bình theo quốc lộ 10 tới thị trấn Đông Hưng, rẽ trái sang quốc lộ 39, đi một đoạn là tới làng Nguyễn quê hương của bánh cáy.
Nghe tên bánh cáy với màu sắc và hình dáng, nhiều người lầm tưởng những chiếc nhân vàng vàng kia là trứng cáy. Nhưng giờ con cáy hiếm hoi nên người ta thay bằng bỏng nhuộm phẩm màu. Nghĩ thế thì "oan" cho người làm nghề ở huyện Đông Hưng quá!
Thực tế, từ xa xưa, bánh cáy chỉ là tên gọi gắn với truyền thuyết về thần cáy biển ban cho người dân một loại bánh nên họ đặt tên là bánh cáy. Nguyên liệu chính của bánh cáy là gạo nếp, nhưng các nguyên liệu phụ thì rất nhiều như: gấc, quả hoặc là lá dành dành, lạc, vừng, cà rốt, gừng, vỏ quýt, mỡ lợn.
Để làm ra một chiếc bánh cáy quả thật không hề đơn giản, phải là người có nghề, có tâm và sức khỏe mới có thể tạo ra chiếc bánh thơm phưng phức. Một ngày se lạnh, xắt miếng bánh cáy thành hình quân cờ, nhâm nhi cùng với nước chè xanh thì không có gì tuyệt vời hơn.
Ngon và lạ hải sản tại Vịnh Hạ Long
Đến với Vịnh Hạ Long bạn đừng quá say sưa ngắm biển, hãy dành thời gian khám phá rất nhiều món ngon và lạ từ vùng biển nơi đây.
Đã quen với Hạ Long, với Bãi Cháy và di sản thiên nhiên Thế giới, nhiều bạn chẳng muốn đi chơi Hạ Long vì xem ra chẳng có gì nữa ngoài biển. Bạn đã nghe đến những tên: cù kỳ, ngao, ngán, bề bề, sá sùng… chưa? Không chỉ độc đáo bởi tên gọi mà hương vị của chúng còn khiến bạn ngất ngây.
Hạ Long cách Hà Nội 180km, bạn chạy thẳng từ quốc lộ 18 là đến thành phố biển này. Còn rất nhiều điều thú vị cho bạn khám phá
Con Cù kỳ
Cái tên này khiến bạn lạ lắm phải không? Bề ngoài giống cua nhưng càng của nó to gấp 3 lần cua và giá thành cũng thế! Ăn cù kỳ xong bạn sẽ thấy ghẹ, cua ở nhà hàng chưa là gì!
Con Bề bề
Gần giống con tôm nhưng bề bề nhiều chân hơn. Trước kia ít người chú ý đến loại bề bề này nhưng nhờ khách du lịch mà nó đã trở thành món ăn được ưa chuộng với giá đắt đỏ.
Con Sá sùng
Đừng lầm tưởng với con thạch sùng. Sá sùng trông hơi giống giun đất, thường được sấy khô lên và làm đồ nhắm với bia rượu. Ngoài ra, sá sùng còn có thể dùng để nấu canh, nước sẽ rất thơm và ngọt. Giá của nó không rẻ chút nào
Con Ngao, ngán
Ngao là món ăn đặc sản nơi đây. Ngao ở Hạ Long to hơn ngao Hà Nội nhiều lần. Còn ngán thì ăn một lần bạn sẽ nhớ mãi, nhất là ngán hấp, ngán nướng. Rượu ngán còn rất bổ nữa.
Con Hà
Loại này bé nhỏ nằm sâu trong lòng đất nên để đào được người dân chài phải mất bao công sức, vì thế giá của nó cũng khiến bạn phải cân nhắc! Một bát canh riêu hà thơm nghi ngút khói sẽ níu chân bạn ở lại với thành phố biển miền đông bắc này.
Con ghẹ
Món ghẹ không phải là khoái khẩu nhất của Hạ Long nhưng không thể không có trong thực đơn của các món hải sản hôm nay
Chả mực
Món chả mực nổi tiếng không thể không nhắc tên. Vào buổi chiều, bạn có thể ra chợ mua được những mẻ mực tươi ngon vừa được rán nóng hổi. Chà, ngon tuyệt. Rất nhiều người có dịp ghé qua Hạ Long mua món ăn này về làm quà
Các món ốc
Đến Hạ Long mà chưa thưởng thức ốc ở Bãi Cháy và Cao Xanh thì bạn vẫn chưa cảm nhận được đầy đủ hương vị của thành phố biển này…
Địa điểm ăn ốc ngon nổi tiếng ở Hạ Long phải kể đến khu vực Cao Xanh và gần chợ Bãi Cháy. Từng cửa hàng san sát nối đuôi nhau mà không khi nào vắng khách. Xe cộ xếp nghìn nghịt cho thấy sự hấp dẫn của món ăn đặc trưng miền biển này.
Đi trên đường Bãi Cháy, nhìn tấm biển "Siêu thị ốc Hạ Long" như có ma lực khiến bạn không thể không bước chân vào. Và khi nhìn thực đơn lại thêm một lần bất ngờ vì sự đa dạng của các loại ốc nơi đây…
Ốc ở Hạ Long có nhiều loại: Ốc hương, ốc đĩa, ốc gai, ốc vặn, ốc mút, ốc đỏ môi... Cùng là thứ nước chấm ấy, cùng ngồi trên bờ biển lộng gió ấy nhưng mỗi loại ốc lại có một hương vị riêng, một cách thưởng thức riêng…
Cơm nếp cá rô đồng
Nhìn những hạt mưa xuân lất phất bên khung cửa, sao nhớ thế mùi cơm nếp cá rô tỏa ra từ căn bếp đơn sơ của mẹ, tự nhiên thấy mặn nơi đầu lưỡi nhưng ngọt tận trong lòng.
Tôi nhớ những ngày cuối thu ấy lúc tiết trời đã heo may, cũng là khi lúa chín vàng trên cánh đồng, lúc nhà hết đồ ăn mẹ thường hay đi bắt cá rô ngoài đồng về làm món cơm nếp cá rô, món ăn vừa thấm đẫm hương vị chân chất đồng quê, lại chắt chiu nhọc nhằn của mẹ.
Mẹ bảo cá rô vào cuối thu là ngon nhất, bởi cá rô thích ăn thóc nhất vào vụ nếp mùa, nên đây là thời điểm cá béo tròn nhất trong năm, đặc biệt thịt rất đậm và thơm. Vụ mùa cũng là lúc cho hạt gạo ngon hơn vụ chiêm xuân, bởi nắng mưa đủ đầy cho cây lúa sinh trưởng tốt tươi.
Sau này, mỗi lần trở về nhà tôi thường chăm chú xem từng công đoạn của mẹ để có được một nồi cơm nếp cá rô như chính tay mẹ làm.
Cá rô sau khi đánh vẩy, bỏ ruột sẽ được mang luộc. Mẹ bảo tôi phải luôn để mắt, nồi cá luộc vừa sôi lăn tăn phải nhanh tay dùng muôi hớt sạch bọt sủi lên để nước không bị đục. Khi nước đã trong, cá đã chín thì vớt ra, gỡ thịt rồi mới ướp gia vị.
Rất kỳ công, mẹ còn mang đầu và xương cá giã nhỏ, lọc lấy nước để nấu cơm nếp. Tôi có thể giúp mẹ ở các công đoạn đầu, còn đến công đoạn nấu cơm nếp thì đến giờ vẫn không thể nào nấu ngon bằng mẹ dù rất nhiều lần được mẹ hướng dẫn.
Mẹ thường vừa nấu vừa chỉ tôi cách nấu cơm nếp sao cho chín tới, hạt nếp phải săn như được đồ trong chõ xôi. Tiếp đó chưng hành thật thơm và cho thịt cá đã tẩm gia vị vào xào cho thật ngấm dầu. Dùng cá đã xào hấp vào nồi cơm nếp chín tới.
Nhìn thấy cái món vừa ra lò tôi đã muốn thử luôn, cứ như là lần đầu mới được ăn, nhưng mẹ luôn cười và nhắc món này phải ăn nhẩn nha mới thưởng thức hết cái béo, ngọt của cá và vị thơm của cơm nếp.
Đi xa nhà mỗi lần thèm món cơm nếp cá rô của mẹ giữa chiều mưa lành lạnh, tôi cũng xắn tay vào bếp. Nhưng thử bao nhiêu lần vẫn chẳng ra được cái mùi vị như món cơm nếp cá rô của mẹ.
Có lẽ cái món tôi làm nó thiếu đi cái giống lúa nếp cái hoa vàng, thiếu đi những con cá rô lớn lên từ những cánh đồng lúa quê nhà. Hay thiếu đi cái không khí đầm ấm, thân thương của bữa cơm gia đình một thời thơ ấu, nơi những món ăn đơn sơ từ bàn tay mẹ đều trở thành những món thương, món nhớ của cuộc đời tôi?
Nhớ cá bống mủ kho mùa lũ
Những ngày này cả miền Trung quê tôi lại oằn mình chống lũ. Nhìn trời vần vũ, mưa tuôn trắng trời, những căn nhà ngả nghiêng trong gió bão, những con sông đầy ăm ắp nước, những kỷ niệm thuở ấu thơ lại ùa về với hình ảnh món cá bống mủ kho tộ cay xè của ba tôi.
húng tôi lớn lên bên vùng quê ven con sông Bồ, vùng đất hiền hòa luôn rợp mát bóng tre của cố đô Huế. Mẹ tôi bị hậu sản sau khi sinh em út nên sức khỏe rất kém, một tay ba tôi phải chèo lái nuôi vợ và năm đứa con gái lít nhít. Với không ít gia đình thuần nông quê tôi, sinh toàn con gái như mẹ sẽ bị hắt hủi và các chị em tôi cũng sẽ “vạ lây”. Nhưng với ba tôi, chị em tôi và người mẹ ốm yếu của chúng tôi lại chính là cuộc sống của ông.
Ông quần quật làm việc và không cho bất kỳ đứa con gái nào trong nhà mó tay vào việc đồng áng, sợ công việc nhà nông sẽ làm hỏng đi bàn tay xinh xắn "các cô công chúa" của ông. Ba thay mẹ làm tất cả mọi việc trong nhà và dĩ nhiên cả chuyện nấu ăn cho chị em chúng tôi.
Giữa vùng quê thuần nông, ba tôi quần quật quanh năm suốt tháng ngoài đồng cũng chỉ đủ cho gia đình chúng tôi không đứt bữa, chứ bữa ăn của chị em tôi thường chỉ toàn rau với cơm độn sắn khô. Vào mùa nước nổi, khi những đợt lũ liên tục tràn về, khắp các cánh đồng bàng bạc một màu vàng đục ngầu cũng là lúc ba tôi “chuyển nghề” trở thành anh đánh dậm kiếm con tôm, con cá cải thiện bữa ăn cho gia đình.
Mùa nước nổi là mùa cá bống mủ với những bụng trứng căng tròn tràn vào bờ, và đó cũng là mùa chị em chúng tôi có những bữa ăn ngon lành với món cá bống mủ kho tộ cay xè. Với loại cá này ba tôi không dùng dậm để đánh bắt mà thường làm những cái bổi lớn đặt ven sông Bồ hay các hói trong vùng.
Bổi bắt cá bống mủ là các loại cây có cành nhỏ, nhiều lá như chè tàu, dương liễu... bó lại thành một bó lớn. Thường cứ 1-2 ngày ba tôi lại đến xem cá bị mắc trong từng bổi và lấy nó ra khỏi dòng nước, giũ thật mạnh để những con cá bống mủ với những chiếc bụng trứng lặc lè rơi vào chiếc rổ tre bên dưới.
Ba thường đem một ít ra chợ gửi các chị hàng cá trong xóm nhờ bán giúp, còn một ít để lại cho chị em tôi.
Những con cá bống mủ được ba cho vào rá tre nhỏ, bỏ một ít muối và xoa đều, ba bảo xoa quá mạnh sẽ làm bung hết bụng trứng căng tròn của cá. Muối và động tác xoa của đôi tay sẽ làm cá sạch vảy, hết nhớt. Cá sau đó được rửa thật sạch, nêm gia vị để khoảng 1 giờ cho thấm và mình cá cứng lại mới đem kho.
Để hết mùi tanh của cá, khi ướp cá ba thường cho rất nhiều ớt, nhất là ớt trái và phải thắng nước hàng (cho nước mắm, xì dầu, đường vào đun sôi đến khi nước quyện một màu vàng ươm là được) để cá có màu đẹp và khử được mùi tanh. Ba thường kho cá trong tộ đất để cá có mùi thơm hơn. Cá bống mủ kho tộ của ba mở ra thơm lừng, nồng nàn mùi cay của tiêu, ớt, những con cá săn chắc, vàng ươm.
Lũ “vịt giời” của ba ngày xưa giờ đã trưởng thành và có thể giúp đỡ được gia đình. Mẹ cũng khỏe hơn nhiều, ba thì chấm dứt vai trò kiêm nhiệm người phụ nữ trong gia đình. Chúng tôi đứa bám trụ thành phố vì công việc, đứa lấy chồng phương xa, đứa đi học tận miền Nam xa xôi, nhưng đi đâu món cá kho tộ mùa nước nổi của ba vẫn ươm nồng tình thương, kéo chúng tôi về với quê nhà, quây quần bên những bữa ăn ấm cúng của gia đình.
Ngon quá, cá nâu
Cá nâu là loại thủy sản rất đặc biệt, sống cả trong môi trường nước ngọt, và nước mặn, từ sông ra biển đều có. Cá nâu nước ngọt nhỏ con, thịt dai, không mấy ngọt. Trái lại cá nâu nước mặn, nhứt là nước lợ vùng duyên hải, bự con, vừa ngọt thịt vừa mềm, dẽ, ăn rất ngon.
Nhưng cá nâu đánh bắt ngoài biển hay vùng duyên hải được chuyển vào sâu trong đồng bằng thì ăn chẳng còn ngon, thịt dai vì được ướp nước đá, da trắng nhợt, nhìn không hấp dẫn nữa. Vì vậy, người sành miếng ngon, khi muốn thưởng thức cá nâu thường chịu khó đi về miệt biển.
Mỗi năm, cứ đến ngày mưa già là tới mùa thu hoạch cá nâu. Nước giựt ròng, đi dài theo bờ kinh, rạch, thò tay vào mấy hang hốc là có thể bắt được một chú cá nâu đang ẩn mình ăn rong rêu trong đó. Nhàn nhã hơn thì buông cần bên bờ biển ầm ào sóng vỗ ghềnh đá, chẳng mấy chốc đã có được nhiều con cá nâu mình dẹp tròn, có những đốm tròn đen bật nổi trên màu da nâu vàng, nhìn giống cá chim; nhìn sắc màu, hoa văn trên mình cá đã thấy đẹp rồi, có thể nuôi làm cá cảnh.
Câu cá nâu cũng phải nắm bắt đầy đủ kỹ thuật mới có cái mà ăn. Mồi câu cá nâu là cơm đâm nhuyễn vo thành viên trùm kín lưỡi cá mới cắn vì nó rất nhát. Lưỡi câu phải thả sâu chừng hai sải nước. Bắt cá cũng phải biết cách, lớ quớ mấy cái gai trên lưng cá đâm đau thấu xương suốt mấy ngày trời!
Món đơn giản là cá nâu chiên tươi. Cá chiên xong xúc ra khỏi chảo còn tỏa hơi nóng nghi ngút, giẽ gắp từng miếng thịt cá chấm nước mắm nhĩ giằm ớt, ngon rồi, nhưng ngon “nhức nhối” là chấm muối ớt. Cũng với muối ớt, ướp cá chừng mươi phút, đem nướng hoặc chiên ăn cũng là món ngon “số dách”.
Cá nâu gói lá chuối nướng trui chấm muối ớt cũng là “độc chiêu” của dân miệt cuối đất Việt. Cá nâu kho trái giác lạ miệng với dân thành phố. Nước dừa nấu trái giác vừa sôi, thả cá nâu làm sạch vào, nước sôi đợt nữa, nêm nếm gia vị vừa ăn, đã có món vừa ngọt thịt cá vừa chua thanh vị trái giác.
Trong vườn, rau răm tưởng như không có giá trị gì, nhưng khi được “đặt” đúng chỗ thì nó tăng thêm hương vị món ăn. Cá nâu kho rau răm là một ví dụ. Cá nâu phải kho cho thật thấm, mềm con cá, nước kho vừa lạt vừa ngọt, ăn không quá mặn mới là đầu bếp thiện nghệ. Và khi nồi cá kho đã được nêm nếm xong, nhấc xuống bếp mới cho nắm rau răm vào, vì rau răm chín quá sẽ dai. Thưởng thức cá nâu kho là ngon hơn hết vì nó thể hiện đầy đủ cái sự béo ngon và chắc thịt của con cá.
Còn món cá nâu kho lạt thả xoài sống bằm xắt sợi giằm trái ớt hiểm vừa ngòn ngọt thịt cá, vừa chua chua vị xoài sống, vừa cay nồng trái ớt hiểm, ngon ơi là ngon. Rồi cá nâu kho trái giác cũng là món “nhớ đời” với vị chua của thứ trái cây hoang dã, mọc ven bờ mương, sông, rạch, lề đường này.
Dân đồng bằng sông Cửu Long, nhất là người Bạc Liêu, Cà Mau ưa nấu ngót bằng khá nhiều loại cá, trong đó có cá nâu. Vị chua của cà chua, vị hăng nhẹ của hành lá và mùi thơm của cần tàu sao mà quyến rũ vậy, khi hòa với vị ngọt của cá nâu. Người dân khu vực này cũng thường hay nấu cá nâu với dưa cải. Cũng là món canh chua hấp dẫn khẩu vị nhiều người. Đặc biệt, món này được một số “lưu dân” gốc Bắc làm “nhẹ” thêm khi ăn kèm với rau thơm thì cái ngon lên tuyệt đỉnh!
Cá nâu cũng trở thành món lẩu đặc sắc. Lẩu cá nâu cơm mẻ hoặc trái giác là món ăn phổ biến, cạnh tranh ăn đứt các thứ lẩu cá khác. Món này ăn kèm với các loại rau vườn. Nào bông súng, đậu rồng, bắp chuối, rau mác, cù nèo, bông và đọt lục bình… Vị ngọt của cá nâu, vị chua đằm của cơm mẻ hoặc trái giác sẽ khiến người ăn nhớ mãi.
Cá nâu ngon nhất phải nặng khoảng 300g. Muốn thưởng thức những món ngon cá nâu, bạn nên chịu khó xuống miệt Bạc Liêu, Cà Mau... vừa thưởng ngoạn cảnh quan vùng đất cuối Việt, bạn vừa tấm tắc khen mấy má, mấy “chế” (chị) nhà mình sao mà khéo tay quá chừng vậy!
Hải sâm Cần Giờ
Tháng Năm 17, 2008
Cuối tuần, không ít dân Sài Gòn sành ăn xuống tận Cần Giờ tìm cho bằng được hai món lạ: đồn đột và bướm tiên
Vị con đồn đột (một loại đỉa biển) chiên béo, bùi và nhân nhẩn. Còn thịt con bướm tiên thì ngọt lịm. Khi còn sống, con đồn đột sẽ phình to ra nếu ta lấy tay vuốt nhẹ da từ đầu đến đuôi. Thịt đồn đột có thể chế biến nhiều món: tái, gỏi, chưng cách thuỷ, chiên giòn, nấu cháo… Có người còn ngâm rượu nếp hải sâm bằng đồn đột với đại hồi, tiểu hồi. Đông y cho rằng rượu này giúp “bổ thận, ích tinh, dưỡng huyết, nhuận táo”, ngày uống ba ly nhỏ – mỗi lần chỉ một ly trước bữa ăn. Và theo viện Hải dương học Nha Trang, có hơn 60 loài hải sâm sống trong vùng biển nước ta. Chúng có giá trị kinh tế cao, dùng làm thuốc và thực phẩm, nhờ chứa “chất hoạt tính sinh học”.
Sẽ “so le” nếu bạn ăn đồn đột mà không ăn thêm con “bướm tiên”. Con này còn gọi là vẹm xanh, có họ hàng với con chem chép, thịt ngọt và thơm. Thường vào con nước tối trời – không trăng, ruột nó nhiều thịt, nướng mỡ hành hoặc xào… đều số dzách.
Với không khí trong lành vùng duyên hải và nhịp sống chậm, sinh hoạt vắng vẻ của người dân “không cần giờ” ở đây, tất cả hoàn toàn thích hợp để bạn rong ruổi, nhấm nháp những sản vật địa phương.
Ăn đêm ở Chợ Lớn
Người Sài Gòn thường bảo nhau: “Ăn cơm Tàu…”. Ai đến Chợ Lớn mà không ăn cơm Tàu thì thật đáng tiếc. Ban đêm, dọc theo các con đường huyết mạch dẫn từ Sài Gòn vào Chợ Lớn có rất nhiều nơi để ăn. Tuy nhiên, bạn không thể bỏ qua ẩm thực đặc sắc của vùng Chợ Lớn
Đi ăn đồ tiềm
Có thể nói, món tiềm với người Hoa rất đỗi quen thuộc, là món ăn bổ dưỡng với gia vị tiềm là các loại thảo mộc có tính dược, bồi bổ lục phủ ngũ tạng sau những ngày lao động vất vả. Trước kia, món tiềm chỉ lan truyền trong phạm vi gia đình, cộng đồng nhỏ lẻ nhưng nay đã phổ biến rộng rãi ra các hàng quán bày bán khắp nơi vùng Chợ Lớn.
Một trong những con đường tập trung món tiềm độc đáo với số lượng đông đảo hàng quán bán các món tiềm là đường Phan Xích Long ngay đoạn giao với đường 3.2, thuộc phường 16 quận 11. Con đường vắng vẻ ban ngày nhưng khi chiều đến, độ từ 4 giờ trở đi, cả con phố dài chừng 200m tấp nập xe cộ ra vào, đèn hộp sáng trưng với các quán tiềm nằm san sát trông thật huyên náo, nhộn nhịp. Món đứng đầu trong thực đơn của phố tiềm là gà ác tiềm thuốc bắc – một món ăn rất đặc trưng kiểu người Hoa được thực khách rất ưa chuộng. Những con gà vừa cỡ nắm tay, nằm lọt thỏm trong chiếc thố đã lên nước cũ xì rạn màu thời gian, ngập trong đủ các vị thuốc bắc quen thuộc như đảng sâm, đương quy, hoài sơn, nhục túc, xuyên khung, kỷ tử, thục địa… qua thời gian tiềm cùng thịt gà, thố tiềm trở thành một liều thuốc bồi bổ ngon ngọt, đậm đà thật khó quên.
Có ít nhất tám quán tiềm trên đoạn ngắn của con đường với những tên gọi quen thuộc phổ biến của các quán ẩm thực người Hoa như Thuận Phát, Hồng Phát, Chấn Phát, Lương Ký, Lâm Ký, Văn Ký, Hải Sơn, Dương Thành… Ngoài món đặc trưng nhất là gà ác tiềm, đặc sản phố tiềm còn có các loại đồ tiềm khác như óc heo, tim, gan, cật, các loại xúp cá, xúp cua… cùng những món ẩm thực đặc trưng kiểu người Hoa như há cảo, sủi cảo, cơm chiên dương châu, mì xào giòn… đều có đủ.
Khác hẳn với những phố ẩm thực khác của Sài Gòn, phố tiềm Phan Xích Long ngoài thực đơn phong phú, dù các món tiềm đều giống nhau tên gọi nhưng khẩu vị mỗi quán mang một đặc trưng, có tính gia truyền. Chị Ken – một người Hoa gốc Phước Kiến – chủ tiệm Chấn Phát ở 95 Phan Xích Long, cho biết: “Món tiềm là món truyền thống, giống nhau tên gọi và cách tiềm, nhưng ở mỗi tiệm cách gia giảm gia vị và lượng thảo dược khác nhau nên sẽ tạo nên đặc trưng của từng tiệm…”. Chính nét đặc trưng của khẩu vị từng tiệm đem lại cho con phố nhiều dạng thực khách khác nhau, hoạt động ăn uống tấp nập đến tận khuya mới nghỉ.
Đặc sản cháo Tiều
Được gọi bằng thổ âm là món “ciae mué” (chè muế), ăn với “kềm xại” (cải chua) và “từ tố” (lòng heo) hay còn gọi là “tư khoan xoại”. Món cháo này thường dành cho giới lao động nghèo, ngoài chuyện giá cả bình dân, món cải chua lòng heo của cháo Tiều nhìn vẻ ngoài cũng rất đơn giản. Một nồi nước lèo lủng củng trong đó là cải chua, lòng heo, huyết heo, thịt mỡ, giò heo, tàu hũ, đậu phụng… dồn chung vào đó, để lửa sôi riu riu hầm hết ngày này qua ngày khác, ăn béo ngậy, phục vụ cho giới bình dân dùng chung với cháo trắng.
Ở Chợ Lớn, món cháo Tiều vẫn duy trì được những phẩm vị nguyên thuỷ của cháo Tiều từ vùng huyện Kiết Dương, Triều Châu do tám anh em của anh Trịnh Văn Tường nối nghiệp từ thời ông nội, bán ở 63 Hồng Bàng, P.6, Q.6. Anh Tường cho biết: “Từ thời ông nội ở Triều Châu nhà đã bán cháo rồi, khi ông nội sang Việt Nam mang nghề này theo, truyền cho ba, và đến giờ là tám anh em trai gái nối nghiệp…”. Cháo Tiều rất đơn giản, chỉ là cháo trắng, ăn kèm với cải chua lòng heo và các món muối từ rau củ đến động vật. Cháo Tiều nấu lạt, không nêm nếm gia vị, hạt gạo nấu cháo vừa nở bung (người Việt thường gọi cháo hoa) là xong.
Ở các quán cháo Tiều, nồi nước lèo là tinh hoa của cả tiệm cháo bởi trong đó gia vị đều lấy từ các vị thảo dược, mỗi tiệm có một bí quyết riêng để tạo nên vị đặc trưng. Ở tiệm cháo của gia đình anh Tường cũng vậy, anh cho biết thêm: “Cách chế biến thực phẩm cũng phải tuân thủ các kỹ thuật như hồi xưa, ví dụ giò heo hầm, khi làm lông phải dùng dao lam cạo thật kỹ, không thui qua lửa, như vậy khi hầm món giò da heo sẽ láng mịn, căng bóng lưỡng nhìn rất bắt mắt. Giò heo hầm phải thiệt nhừ, nhưng không nát thịt, chỉ cần xoi đũa là thịt bung ra, nhờ hầm với cải chua – có tác dụng rút mỡ – vị chua giúp cho món giò ăn không ngán…”
Trải qua ba đời, tiệm cháo của gia đình anh Tường hiện được xem là tiệm cháo Tiều hiếm hoi còn sót lại của vùng Sài Gòn – Chợ Lớn.
Sủi cảo Quảng Đông
Nhắc đến sủi cảo nổi tiếng ở khu vực Chợ Lớn, không ai không nghĩ đến phố sủi cảo Hà Tôn Quyền, nằm cắt ngang đường 3.2 quận 11 và Nguyễn Chí Thanh quận 5. Con đường này trở nên tấp nập, sáng đèn từ chiều tối trở đi cho đến khuya. Phố sủi cảo Hà Tôn Quyền được nhiều người biết đến với khoảng chục tiệm bán sủi cảo nằm san sát nhau như Ngọc Ý, Thiên Thiên, Hằng Phát, 193… Có thể nói đây là khu phố bán sủi cảo ngon nhất Sài Gòn, chất lượng tuyệt hảo, phục vụ nhiệt tình. Giá cả của các quán tại đây không mắc lắm. Một tô sủi cảo được bán với giá 15 ngàn đồng. Quán nào giá cả cũng như nhau. Người đến lần đầu còn được chỉ cho cách ăn.
Khách có thể ăn sủi cảo mì, sủi cảo xương hay sủi cảo thập cẩm. Chủ quán người Quảng Đông gọi sủi cảo thập cẩm là “cảo xập”, tức sủi cảo ăn với mực, tôm, cá viên, rau cải… Nếu không ăn kèm các món trên, khách có thể chỉ ăn sủi cảo với cải ngọt mà thôi. Nhiều người không quen với món ăn của người Hoa cũng rất thích món này. Chị Mỹ Tiên, một thực khách, cho biết: “Sủi cảo tại đây đúng là ngon. Giá cả cũng vừa phải. Tôi và gia đình thường ghé đến đây ăn”.
Mùa mưa trời lạnh, ăn sủi cảo nóng, húp nước canh thì không gì tuyệt bằng. Viên sủi cảo to, nóng hổi. Nhân bánh sủi cảo được làm bằng thịt heo băm và cá quết nhuyễn bọc một con tôm sú to, giòn và ngọt. Vỏ sủi cảo được làm bằng vỏ bột mì dùng để gói hoành thánh. Sủi cảo ăn với nước chấm gồm giấm đỏ, hắc xì dầu và sa tế, có vị chua ngọt và cay. Nước lèo ngọt và thanh được nấu từ nước hầm xương với cải ngọt, mực và các loại hải sản, thực sự là thú tận hưởng trên đời.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro