Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

ảm nhận về 1 tiếng lòng của một con người thiết tha yêu đời yêu cuộc sống trong đây thôi vĩ dạ

. Hàn Mặc Tử (1912 1940) là một trong những nhà thơ lớn của phong trào Thơ mới (1932 1945). Ông cũng là nhà thơ có số phận bất hạnh hiếm có. Hàn Mặc Tử là một tài năng độc đáo, một tiếng thơ lạ, thể hiện rõ tấn bi kịch của một con người bất hạnh. Mắc phải căn bệnh phong quái ác, phải sống trong sự cách li khi đang tràn trề nhựa sống đã khiến thơ ông nhiều khi như điên loạn với một thế giới hình ảnh thơ đầy ma quái. Thơ Hàn Mặc Tử vừa gợi cho người ta nỗi sợ hãi, vừa đem đến niềm say mê. Chế Lan Viên từng quả quyết rằng : "Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau, những cái tầm thường, mực thước kia sẽ biến tan đi, và còn lại của cái thời kì này chút gì đáng kể đó là Hàn Mặc Tử. Bên cạnh thơ điên, Hàn Mặc Tử còn có những vần thơ trữ tình rất dịu dàng và duyên dáng. Trong số đó có Đây thôn Vĩ Dạ".

2. Bài thơ được sáng tác khi nhà thơ đã lâm bệnh nặng và không còn cơ hội để trở lại với cuộc sống đời thường. Bài thơ mang vẻ đẹp huyền ảo và trong sáng. Thực và hư hoà quyện tạo nên vẻ riêng cho cảm xúc. Bài thơ thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với xứ Huế, nơi nhà thơ đã từng có nhiều kỉ niệm ngọt ngào, đồng thời thể hiện khát khao được sống, được yêu. Đây cũng là những cố gắng cuối cùng của thi sĩ để níu lại trong mình những giây phút ngọt ngào của cuộc sống trần thế. Cảnh thì đẹp mà tình thì buồn là sự thể hiện đầy đủ nhất tình yêu cuộc sống của thi sĩ bất hạnh mà đầy tài năng này.

Phong trào Thơ mới (1932 1945) xuất hiện trên thi đàn văn học đã tạo ra một bất ngờ lớn nhưng sự xuất hiện của Hàn Mặc Tử còn tạo ra sự ngạc nhiên hơn nhiều. Một đời thơ không dài nhưng Hàn Mặc Tử đã để lại một lượng tác phẩm đáng phục và anh được ví như "ngôi sao băng có ánh sáng khác lạ vụt qua bầu trời văn học" và làm người ta nhớ mãi không quên. Hàn Mặc Tử khiến người ta nhớ đến bởi giọng thơ độc đáo mới lạ của một hồn thơ luôn quằn quại đau đớn trong bất hạnh. Bên cạnh những vần thơ điên, thơ say, thơ siêu thực với một thế giới đầy ma quái là một giọng thơ trữ tình đằm thắm. Tất cả thể hiện một tình yêu đời tha thiết, khao khát tình người đến cháy bỏng. Đây thôn Vĩ Dạ là một bài thơ như thế. Mười hai câu thơ là một mạch cảm xúc chan chứa tình cảm với xứ Huế thơ mộng, với con người trần thế.

Đây thôn Vĩ Dạ ra đời khi Hàn Mặc Tử đã lâm bệnh nặng, không có cơ hội để trở về với cuộc sống đời thường bởi căn bệnh phong quái ác. Vì vậy bài thơ là sự hoà quyện giữa thực và ảo. Hiện thực là những kỉ niệm về xứ Huế, ảo mộng là những hình ảnh về con người trong mơ tưởng của thi nhân. Theo những người bạn của Hàn Mặc Tử kể lại thì bài thơ được gợi cảm xúc từ tấm bưu ảnh của Hoàng Cúc gửi cho thi sĩ. Bài thơ là sự quyện hoà của giọng điệu chủ thể trữ tình (thi nhân) và khách thể trữ tình (em).

- "Sao anh không về chơi thôn Vĩ

Nhìn nắng hàng cây nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền"

Cảnh vật ở thôn Vĩ Dạ - một làng kề sát thành phố Huế bên bờ Hương Giang với những vườn cây trái, hoa lá sum suê hiện lên thật nên thơ, tươi mát làm sao. Đó là một hàng cau thẳng tắp đang tắm mình dưới ánh "nắng mới lên" trong lành. Chưa hết, rất xa là hình ảnh "nắng hàng cau nắng mới lên" còn rất gần lại là "vườn ai mướt quá xanh như ngọc". "Mướt quá" gợi cả cây nhung non tràn trề sức sống xanh tốt. Màu "mướt quá" làm cho lòng người như trẻ hơn và vui tươi hơn. Lời thơ khen cây cối xanh tốt nhưng lại nhu huyền ảo, lấp lánh mới thấy hết cẻ đẹp của "vườn ai". Trong không gian ấy hiện lên khuôn "mặt chữ điền" phúc hậu, hiền lành vừa quen vừa lạ, vừa gần, vừa xa, vừa thực vừa ảo bởi "lá trúc che ngang". Câu thơ đẹp vì sự hài hòa giữa cảnh vật và con người. "Trúc xinh" và "ai xinh" bên nhau làm tôn lên vẻ đẹp của con người. Như vậy tâm trạng của nhân vật trữ tình ở đoạn thơ này là niềm vui, vui đến say mê như lạc vào cõi tiên, cõi mộng khi được trở về với cảnh và người thôn Vĩ.

=> bức tranh đẹp, tràn đầy sức sống, đầy màu sắc và mơn mởn non tơ. Nên nhớ đây là lúc HMT đã biết mình mắc bệnh nan y, với một người biết mình sẽ chết, nhưng lại có thể nhìn tinh tế bức tranh thiên nhiên với đôi mắt đẹp và đầy sức sống như thế thì đó chính là lòng yêu đời đến khát khao. "Thơ là tiếng lòng"

- "Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay"

Sông Hương "buồn thiu" lúc chiều dưới ánh trăng đã trở thành "sông trăng" thơ mộng. Cắm xào đậu bên trên con sông đó là "thuyền ai đậu bến", là bức tranh càng trữ tình, lãng mạn. Hình ảnh "thuyền" và "sông trăng" đẹp, hài hòa biết bao. Sáng tạo độc đáo của Hàn Mặc Tử là ở hình ảnh "sông trăng". Trăng tràn đầy không gian từ dòng sông đến cõi mộng. Hàn Mặc Tử chịu ảnh hưởng của trường phái thơ siêu thực và tượng trưng Pháp, có lẽ câu thơ này là kết quả của những ảnh hưởng đó. Hai câu thơ hay mà không thể lí giải cụ thể. Đó cũng chính là bí mật hấp dẫn của thi ca. Ai có thể chở được ánh trăng. Câu thơ gợi lên vẻ đẹp huyền ảo của xứ Huế và thể hiện tâm hồn thơ lãng mạn của thi nhân.

- "Mơ khách đường xa khách dường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?"

Vẫn là một tâm trạng vui sướng được đón "khách đường xa" - người thôn Vĩ đến với mình, tâm trạng nhân vật trữ tình lại khép lại trong một nỗi đau đớn, hoài nghi "Ai biết tình ai có đậm đà?". "Ai" ở đây vừa chỉ người thôn Vĩ vừa chỉ chính tác giả. Chẳng biết người thôn Vĩ có còn nặng tình với mình không? Và chẳng biết chính mình còn mặn mà với "áo em trắng quá" hay không? Nỗi đau đớn trong tình yêu chính là sự hoài nghi, không tin tưởng về nhau. "Ở đây" là ở đâu ? Dù ở đâu thì cũng đã bị bao phủ bởi sương khói của thời gian. Ai là một đại từ phiếm chỉ. Một đại từ phiếm chỉ được sử dụng hai lần trong một câu thơ, gợi lên bao ý nghĩa. Câu thơ tha thiết một khát khao, một ước nguyện muốn có người hiểu được tâm sự của mình. Đồng thời thể hiện tâm trạng hoài nghi. Trong bài thơ có tới bốn lần tác giả sử dụng đại từ ai, và "anh" và "em" đã hoà nhập trong từ ai ấy, hoà nhập trong tâm tưởng của thi nhân. Câu thơ cuối cùng thoáng chút hoài nghi ấy xuất phát từ lòng khát khao sống, khát khao giao tiếp với cuộc đời ; xuất phát từ niềm khao khát thuỷ chung. Vượt lên nỗi đau riêng, thơ Hàn Mặc Tử nói lên tâm trạng chung của bao lứa đôi xa cách...Nhân vật trữ tình rơi vào tình trạng ấy và đã bộc bạch lòng mình để mọi người hiểu và thông cảm. Cái mới của thơ ca lãng mạn giai đoạn 1932 - 1945 cũng ở đó.

3. Mở rộng:

"... Đi tìm cái đẹp của cõi thực, cõi thực hờ hững. Đi tìm sự đồng cảm, đồng điệu trong cõi mộng, cõi mộng hư ảo, mù mịt. Cho nên, đắm say rồi nguội lạnh, băng giá, mộng rồi lại tỉnh. Đó là lôgíc vận động tâm trạng của một cái Tôi ham sống, yêu đời trong Đây thôn Vĩ Dạ. Lôgíc tâm trạng đã chi phối lôgíc phong cảnh và tổ chức điệu giọng trữ tình. Cảnh lúc như gần, lúc như xa, lúc rất thực, càng về sau càng trở nên hư ảo, huyền hồ. Sắc điệu tiếng nói trữ tình lúc âm u, lúc chói lạnh. Nhưng giọng điệu chủ đạo của tiếng nói ấy vẫn là giọng điệu bâng khuâng, đầy mơ mộng.

Đây thôn Vĩ Dạ là tiếng nói của một cái Tôi bơ vơ, cô đơn, là khát vọng ngàn đời của con người về sự đồng cảm, đồng điệu, mà tình yêu và hạnh phúc lứa đôi là biểu hiện cao nhất.

Thể hiện khát vọng về sự đồng điệu, Hàn Mặc Tử đã tạo ra một công trình nghệ thuật đạt tới sự hài hoà lí tưởng : Đây thôn Vĩ Dạ là tốc kí tâm trạng, nhưng nhạc thơ chưa vượt trước lời thơ, phá vỡ lôgíc ngữ nghĩa thông thường, khiến tiếng nói trữ tình thành chuỗi phát ngôn thác loạn. Vì thế lời thơ trong sáng, tao nhã, mà vẫn giản dị. Lấy tình làm điểm tựa để vẽ cảnh, nhưng tình chưa tràn ra ngoài cảnh, biến cảnh thành những hình hài méo mó, dị dạng giống như bóng dáng của yêu ma. Được tắm đẫm trong cảm hứng lãng mạn, cuộc sống trần thế trong Đây thôn Vĩ Dạ hiện lên lung linh, kì diệu mà không kì bí. Kinh nghiệm của cái Tôi cá nhân Hàn Mặc Tử chưa vượt vòng kiểm soát của kinh nghiệm cá nhân Ta. Với Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử vẫn đứng giữa mảnh đất của thi ca lãng mạn, chưa bước qua địa hạt của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực. Cho nên, diễn đạt theo cách Hoài Thanh, bài thơ "Vẫn là một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó ra đời giữa những vui buồn của loài người và nó sẽ kết bạn với loài người cho đến ngày tận thế".

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #kyuto