AM CONG CO LONG
of 40 | First | Previous | Next | Last
Hồi 1
Bích Dạ Ngũ Tuyệt Gây Thảm Họa
Chôn Người Đổi Của Nghiệp Sinh Nhai
u u.
Giữa đêm trường tĩnh mịch, tiếng gió thổi xuyên qua những tán lá cây dày đặc tạo nên những âm hưởng lạnh người. Đã thế, chốc chốc lại có những tràng rúc dài của một vài con chim cú, là loại chim điểu chuyên sống về đêm, khiến cho khung cảnh vốn tĩnh mịch càng thêm âm u hoang lạnh.
Và màn đêm đen chợt bị xé toang khi vầng minh nguyệt sáng vằng vặc cuối cùng cũng thôi thẹn thùng để chui ra khỏi nơi ẩn nấp là một ngọn cô đơn phủ đầy những lớp mây cuồn cuộn.
Nếu áng sáng của một đêm rằm vừa xuất hiện làm xua tan sự u ám của một tối tĩnh mịch thì ngược lại, sự hiện hữu của một khung cảnh thực tại ngay lập tức làm tăng thêm cảm giác ghê rợn đầy huyền bí.
Chẳng là phần địa giới giáp với chân núi, nơi nhận được sự soi sáng rõ nét nhất của vầng minh nguyệt chính là một bãi tha ma nhấp nha nhấp nhô những ngôi mộ. Và cảm giác ghê rợn đầy huyền bí vừa được tăng thêm là do sự hiện hữu của khu mộ địa rộng bạt ngàn.
Không hề là mâu thuẫn khi cho rằng sự lộ diện của vầng trăng xua tan đi sự u ám.
Vì cùng với ánh trăng đem lại chút ánh sáng cho đêm đen là sự biệt dạng của loài chim cú. Chúng do sống về đêm và nhờ vào bóng đêm nên lẽ đương nhiên chúng phải vội ẩn thân mình khi ánh trăng xuất hiện.
Tiếng cú rúc thành tràng không còn nữa. Chỉ còn lại tiếng xào xạc rù rì của lá cây mỗi khi có một ngọn gió thổi qua. Cũng như ánh trăng vừa hiện hữu, vật đem lại sức sống cho khung cảnh hoang lương là một bóng người, là người sống hẳn hoi, có xương có thịt và có những cử động của những người còn đang sống. Cũng nhanh nhẹn bước ra từ chốn đêm tối để lộ diện hoàn toàn dưới ánh sáng huyền ảo của vầng minh nguyệt.
Nhìn nhân dạng bên ngoài của người này, y phục vừa rách vừa bẩn, mái tóc rối không được chải gọn, chỉ được bới qua quít cho có vẻ họn gàng. Gọi y là một tên khất cái hay một trang hảo hán cũng được. Vì nếu y không phải là khất cái thì hà cớ gì y lại không chăm chút quan tâm đến nhân dạng bên ngoài của y ? Còn nếu y là một trang hảo hán thì vào một đêm đen như thế này, giữa một khung cảnh hoang liêu cô dã đầy ghê sợ như thế này, tại sao y lại ung dung hiện hữu ?
Thế nhưng người đó bỗng ngẩng đầu nhìn về phần đỉnh của ngọn cô sơn. Nhờ ánh trăng soi tỏ cho thấy diện mạo của y hãy còn non trẻ, thật khó có thể xem là tay khất cái Ião luyện hay một trang hảo hán đã quen với kiếp sống giang hồ.
Đã thế, sau khi ngước nhìn lên đỉnh cô sơn, y vụt chạy đi và chạy đi thật nhanh.
Y nhẹ nhàng len lỏi qua những lối đi vừa chi chít vừa rối rắm của khu mộ địa để lập tức đặt những bước chân đầu tiên lên ngọn cô sơn, nơi y vừa ngước mắt nhìn.
Cử động của y nhanh nhạy, linh hoạt thật phù hợp với diện mạo của y. Qua đó cho thấy y hãy còn trẻ, còn rất trẻ, chưa chắc niên kỷ của y đã vượt quá đôi mươi. Cứ nhìn cung cách của y lúc vượt qua những gộp đá lô nhô cũng rõ. Y leo qua từng gộp đá cứ thoăn thoắt như là một trò chơi hợp với khả năng. Người ngoài đôi mươi cho đến tuổi tam tuần dẫu có thừa khả năng này thì cũng phần nào điềm đạm chứ không phải vội vã đến bộp chộp như y. Tóm lại thì y hãy còn trẻ nên cử động của y vẫn còn mang đậm sắc thái của một đứa bé.
Là một đứa bé, y dám một thân một mình hiện diện tại một khung cảnh hoang liêu thì y phải có đởm lược hơn người. Vả lại, y phục của y rách rưới, chứng tỏ y là kẻ tứ cố vô thân. Sự xuất hiện vào lúc này và tại đây cho thấy rằng có liên quan đến kế sinh nhai của y, buộc y không thể xuất hiện ở một nơi nào khác vào nột lúc nào khác.
Y là loại người chuyên sống về đêm. Cung cách của y nào khác loài chim cú ? Có khác chăng là y không hề ngại ánh sáng dẫu là ánh sáng nhợt nhạt của vầng trăng. Là vì địa điểm này, thời gian này, ngoài sự hiện hữu của y, làm gì có ai khác xuất hiện khiến y phải ngại ?
Vậy mà vẫn còn có người khác xuất hiện. Hoặc nói cho đúng hơn, y vừa phát hiện ra những dấu hiệu cho thấy có ai đó hiện diện.
Ầm.
Y leo lên được một phần ba ngọn cô sơn thì tiếng sấm động vừa rồi vang mồn một vào tai, khiến y phải lẩm nhẩm để tự khẳng định:
- Lại là bọn giang hồ háo danh hiếu chiến. Nếu không có ánh trăng soi tỏ, ta sẽ lầm tưởng tiếng động này với tiếng sấm. Và thế là ta sẽ bỏ phí một dịp may.
Tiếng động xuất phát từ phần đỉnh của ngọn cô sơn và đó là hướng mà y đang nhắm tới. Y lại thoăn thoắt vượt qua từng gộp đá một.
Leo càng cao, y càng nghe rõ hơn những tiếng động như những tiếng sấm này. Y nhận định không sai. Phải chi ngay bây giờ có một vầng mây đen u ám xuất hiện tại đỉnh cô sơn thì những tiếng động đó chắc chắn phải là những tiếng sấm báo hiệu một cơn giông sắp đến.
Đằng này trời quang mây tạnh, vầng minh nguyệt lại soi tỏ thế gian nên những tiếng động đó không thể nào là những tiếng sấm. Và như y đã từng nghe, từng mục kích nguyên do xuất phát của những tiếng động như thế này nên khi nãy y mới lẩm nhẩm rằng:
"lại là bọn giang hồ háo danh hiếu chiến." Phải là quen thuộc thì y mới dám khẳng định đến giới giang hồ. Chí ít thì cũng phải là người biết võ công thì y mới dám thản nhiên tìm đến tận nơi mà bọn người thuộc giới giang hồ đang giao chiến như thế.
Y là nhân vật thuộc giới giang hồ ?
Y biết võ công ?
Không có điều nào là chắc chắn và cũng không có một dấu hiệu nào để giúp ai đó xác định rằng y là người biết võ công đồng thời là một nhân vật thuộc giới giang hồ.
Bằng chứng là y đang bắt đầu thấm mệt sau khi vượt qua hai phần ba chiều cao của ngọn cô sơn. Bằng chứng là y tuy có thoăn thoắt leo qua từng gộp đá nhưng đó là leo trèo chứ không phải là tung người nhảy vượt qua hoặt phi thân lướt qua như kẻ biết võ công.
Vậy nếu y không có võ công và nếu y không phải là nhân vật thuộc giới giang hồ thì y tìm đến chỗ bọn giang hồ đang giao chiến để làm gì ?
Để giải đáp nghi vấn này thì cứ theo dõi mọi động tĩnh của y thì rõ.
Khi khoảng cách giữa y và đỉnh núi không còn bao xa, chỉ xấp xỉ mười trượng là cùng, y bỗng trở nên thận trọng trong từng động tác của y. Y nép người vào một khối đá, khẽ khàng dịch chuyển dần về phía đỉnh núi. Y cũng thận trọng trong từng nhịp hô hấp.
Dù đang thấm mệt, y vẫn không dám thở mạnh. Y khôn ngoan chỉ thở hắt ra từng hơi dài mỗi khi có tiếng chấn động từng chập vang lên hầu che giấu sự hiện hữu của y.
Cứ thế, do không phải dịch chuyển nhiều khi khoảng cách giữa y và đỉnh núi chỉ còn ngoài năm trượng, sức lực của y đã hoàn toàn hồi phục, cứ như là y chưa từng trèo lên ngọn núi.
Và như đã quá thông thuộc địa hình của đỉnh núi. Y chợt phục người nấp kín vào một vật chắn cuối cùng là hai khối đá nằm kề nhau. Đưa mắt nhìn xuyên qua kẽ hở duy nhất giữa hai khối đá, y ung dung quan sát phần đỉnh núi trơ trọi không một cội cây bụi cỏ. Nếu không thông tỏ địa hình làm sao y biết rằng hai khối đá này là vật chắn cuối cùng trước khi dẫn đến một khoảng lư bằng trống không rộng đến ba trượng vuông.
Và chỉ có thông tỏ địa hình, y mới mới biết rằng giữa hai khối đá nằm kề bên nhau có một khe hở đủ cho y quan sát khắp lư bằng mà không sợ bị bất kỳ ai phát hiện.
Khuôn mặt y dãn dần ra cùng với hai lượt gật đầu lúc y nhìn rõ tình hình đang diễn ra tại lư bằng. Y hoàn toàn ung dung buông lỏng toàn thân, vừa nghỉ ngơi vừa chờ đợi một kết cục chắc chắn phải xảy đến.
Tại lư bằng có đến bốn nhân vật cùng hiện hữu. Cả bốn đều đã cao niên. Cao niên nhất là nhân vật khoát tấm trường bào màu đen. Nhân vật này qua diện mạo cho biết niên kỹ phải xấp xỉ lục tuần. Lão đang dồn dập thở với hai cánh mũi phập phồng và hai khóe miệng rỉ máu.
Tuy vậy song thủ của nhân vật này vẫn vờn vờn trước ngực và luôn chuyển động từ tả sang hữu theo tia mắt nhìn cũng luôn phiên di chuyển của nhân vật này.
Theo hướng nhìn của nhân vật này, y dù không trông thấy diện mạo của ba nhân vật còn lại, do họ đều ngồi quay lưng về phía y và đối diện với lão nhân khoát tấm trường bào đen nhưng cũng biết rõ mười mươi rằng cả ba nhân vật còn lại đều là đối thủ của lão nhân kia.
Và y ngay lập tức nhìn thấy sáu cánh tay của cả ba nhân vật nọ chớp động. Cả sáu cánh tay cùng hướng về phía lão nhân kia. Do trông thấy nên y cũng nhìn ra có sáu luồng kình phong xuất hiện từ sáu cánh tay kia. Và y cũng nghe được tiếng của sáu luồng kình phong rít gió.
Phản ứng của lão nhân thực sự nhanh lẹ, khác hẳn nhịp thở ồ ồ chứng tỏ lão nhân đang mỏi mệt. Song thủ của lão nhân lập tức như thoi đưa để lần lượt vẩy ra ba luồng lực đạo, không luồng nào trước và không luồng nào xuất phát sai. Cả ba đồng thời cùng một lúc hiện hữu, y như lão nhân không chỉ có hai tay mà phải là ba tay mới đúng.
Và theo ba lần vẫy của lão nhân, ba đạo kình phong liền xuất hiện. Tiếng rít gió của ba luồng kình phong này có phần nào khác với âm ba của sáu luồng lực đạo kia.
Nếu y nhắm mắt lại và tự mường tượng ra nguồn gốc phát xuất tiếng rít quái lại này thì y không thể không nghĩ đây là tiếng rít trong trẻo được ai đó thổi vào một ngọn sáo trúc để tạo thành một chuỗi âm thanh véo von trầm bổng. Thế nhưng tất cả những mường tượng đó liền biến mất khi những tiếng chạm kình vang lên đến đinh tai nhức óc.
Y giương mắt nhìn chằm chằm vào bốn thân hình đang lay động sau khi có những tiếng chạm kình vang ra. Và y lại một phen nữa gật đầu lúc trông thấy ba nhân vật đang đối diện với lão nhân kia phải lần lượt té ngồi xuống nền đá cứng.
Sắc mặt của y chứng tỏ rằng y đang có chuyện gì đó rất vui, đúng như y đã và đang chờ đợi.
Thật là trùng hợp, lão nhân kia dù vẫn đang thở ồ ồ nhưng cũng đang để lộ sự vui mừng ra mặt. Lão nhân lần lượt nhìn ba người đối phương với ánh mắt giễu cợt. Tiếp đó, lão nhân lên tiếng. Đây là lần đầu tiên lão nhân phát thoại, giúp cho kẻ ẩn nấp kía sau hai khối đá liền nhaiu hiểu được phần nào nguyên do xảy ra trận chiến, cho dù là hiểu mập mờ:
- Tam Quái Tam Nhãn các ngươi liệu có còn nuôi mộng chiếm đoạt phần Bích Dạ Sáo Khúc, một trong Bích Dạ Ngũ Tuyệt Khúc của bổn giáo chủ nữa không ?
Nghe được lời này, y phải lắc đầu vài lượt. Y lắc đầu vì không hiểu ba nhân vật kia được gọi là Tam Quái thì kể ra cũng đúng nhưng tại sao lại còn cò hai chữ Tam Nhãn ? Không lẽ Tam Quái kia thật sự là quái nhân vì mỗi nhân vật đều có đến ba mắt ? Nếu vậy thì đúng là quái lạ.
Còn quái lạ hơn khi một trong Tam Quái Tam Nhãn bỗng kêu lên thảng thốt:
- Thôi lão tử, hóa ra ngươi đã luyện được Bích Dạ Sáo Khúc.
Lão nhân tự xưng là bổn giáo chủ vừa được một trong Tam Quái Tam Nhãn gọi là Thôi lão tử bỗng cười khanh khách:
- Bọn ngươi bất ngờ à ? Có như vậy thì bọn ngươi mới rõ bổn giáo chủ đã nhân nhượng như thế nào.
Thôi giáo chủ chợt đổi giọng và lên tiếng sau một tiếng hừ lạnh:
- Lần cuối cùng bổn giáo chủ hỏi bọn ngươi. Bọn ngươi có đồng ý quy tuhuận và gia nhập vào bổn giáo hay không ? Đây là cơ hội sau cùng cho Tam Quái Tam Nhãn các ngươi được dương danh thiên hạ. Ngược lại, chỉ cần nửa lời khước từ thì bổn giáo chủ sẽ dùng tuyệt học Bích Dạ Sáo Khúc để hoá kiếp cho bọn người. Thế nào ?
Sau khi té ngồi trong khi đối phương vẫn giữ nguyên vị, lại nghe lời hăm doa. của vị giáo chủ họ Thôi, ba nhân vật kia bèn xoay ngang mặt nhìn nhau để dò ý của nhau.
Nhờ đó mà đứa bé kia mới thấy rõ phần nào diện mạo của Tam Quái Tam Nhãn.
Và y chợt hiểu hai chữ Tam Nhãn vì đâu mà đó. Đó là vì Tam Quái mỗi người đều mất đi một mắt, cả ba cộng lại còn đúng Tam Nhãn.
Sau một lúc nhìn nhau, Tam Quái Tam Nhãn như tâm ý tương thông, liền lần lượt lên tiếng, người này tiếp lời người kia:
- Nếu như Thôi giáo chủ đã luyện được tuyệt học Bích Dạ Sáo Khúc, võ công của giáo chủ ...
- ... đã là thiên hạ đệ nhất nhân. Bọn ta không thể không phục. Nhưng bọn ta hãy còn ...
- ... một môn công phu nữa chưa dùng đến. Nếu giáo chủ thắng được công phu này của bọn ta ...
Tam Quái Tam Nhãn cùng hô to:
- Bọn ta nhất định tâm phục, khẩu phục.
Nói xong, Tam Quái Tam Nhãn hầu như phải tựa vào nhau mới chập choạng đứng lên được.
Vị Thôi giáo chủ động dung, có phần nào biến sắc. Lão quát lên:
- Đến lúc này mà bọn ngươi còn ương ngạnh được sao ? Công phu hàm dưỡng của bổn giáo chủ không nhiều như bọn Tam Quái Tam Nhãn các ngươi đâu.
Mặc cho Thôi giáo chủ quát tháo, Tam Quái Tam Nhãn sau khi đứng lên được, liền di chuyển một cách chậm rãi, vây Thôi giáo chủ vào giữa. Và khi Thôi giáo chủ dứt lời thì Tam Quái Tam Nhãn cũng vừa ổn định bộ vị xong, liền cười rộ lên:
- Ha ... ha ... ha ... Công phu hàm dưỡng của Thôi lão tử ngươi không nhiều thì đã sao ? Lão có dám cùng bọn ta chọi nhau một phen cuối cùng không ?
- Ha ... ha ... Thôi lão tử ngươi đừng hòng dùng lời lẽ khoa trương để dối gạt bọn ta. Ai lại không biết cả năm loại trong Bích Dạ Ngũ Tuyệt Khúc không có loại nào được luyện riêng lẻ. Trừ phi ...
- Ha ... ha ... Trừ phi Thôi lão tử ngươi vì quá mạo hiểm sinh liều, không kể gì đến sinh mạng đã tùy tiện luyện tập phần Sáo Khúc có được trong Bích Dạ Ngũ Tuyệt Khúc.
Lão giáo chủ họ Thôi rùng mình vài lượt vì chấn động. Có lẽ lão không ngờ lời lẽ của Tam Quái Tam Nhãn đã chạm đến một sự thật mà lão cứ ngỡ là không một ai nhận ra.
Phẫn nộ và bẽ mặt, Thôi giáo chủ quát lại:
- Hừm. Ai dám nói bổn giáo chủ liều lĩnh ? Đã thế thì bổn giáo chủ sẽ cho bọn ngươi biết thế nào là lợi hại. Xem đây.
Nhanh như tia chớp, Thôi giáo chủ vừa xoay người về ba phía vừa lẹ làng vẫy chưởng. Tiếng rít gió của kình phong như tiếng sáo trầm bổng du dương liền xuất hiện.
Đó chính là công phu tuyệt học Bích Dạ Sáo Khúc mà trước đó Thôi giáo chủ đã thi triển đã đả bại Tam Quái Tam Nhãn.
Khác với lần trước, Tam Quái Tam Nhãn thay vì đứng nguyên vị để đối chưởng với Thôi giáo chủ thì lần này bọn họ dùng một đấu pháp mới. Có lẽ là loại công phu cuối cùng như họ có nói là họ chưa dùng tới.
Cả ba ung dung khoa chân dịch bộ hoán vị trí cho nhau và lần lượt tung chưởng chống cự.
Và ba tiếng chạm kình to như tiếng sấm nổ liền xuất hiện.
Kết quả lần chạm chiêu này thật ngoài sức tưởng tượng của vị giáo chủ họ Thôi.
bản thân lão cũng phải lảo đảo, ngã nghiêng dù bọn người đối diện cũng nghiêng ngã chệnh choạng.
Bọn Tam Quái Tam Nhãn không lấy đó làm sợ. Ngược lại, họ còn cười lên sặc sụa:
- Ha ... ha ... ha ... Công phu Bích Dạ Sáo Khúc sao lần này kém vậy. Đỡ !
- Ha ... ha ... ha ... Lão còn dám huênh hoang bảo bọn ta phải quy hàng nữa hay thôi ?
- Ha ... ha ... ha ... Thôi lão tử thấy công phu Độc Bộ Tam Quỷ của bọn ta thế nào ? Đỡ !
Như danh xưng vừa thốt ra:
Độc Bộ Tam Quỷ, Tam Quái Tam Nhãn với ba con cùng long lên sòng sọc. Họ bắt đầu di chuyển nhanh hơn, tạo thành nhiều bóng u linh ma mụi vây kín hoàn toàn bóng nhân ảnh đơn độc của Thôi giáo chủ.
Thôi giáo chủ với thần sắc ngưng trọng, lặng lẽ hất mạnh song kình nhằm vào nhiều bóng u linh kia.
Giữa tiếng rít gió của kình phong là những tràng cười của Tam Quái Tam Nhãn vang lên lồng lộng. Bất chấp những tiếng chạm kình cứ nối tiếp nhau hiện hữu.
Có lần vì quá đắc ý, một trong Tam Quái Tam Nhãn bỗng rít lên:
- Thôi lão tử. Sau năm chiêu nữa liệu ngươi có chi trì được không hay phải tẩu hỏa nhập ma vì chân khí nghịch hành ?
Ngay lập tức, Thôi giáo chủ liền quát trả, nửa như thú nhận một sự thật phũ phàng, nửa như biểu lộ sự giận dữ vô bờ bến:
- Bổn giáo chủ có chết thì Tam Quái Tam Nhãn các ngươi cũng đừng mong toàn mạng. Xem chưởng !
Như hùm dữ sa cơ, Thôi giáo chủ lần này ra chiêu với thập thành công lực và với công phu tuyệt học mà lão đã mạo hiểm khổ luyện, bất chấp hậu quả là Bích Dạ Sáo Khúc.
Biết rõ ý đồ của Thôi giáo chủ, một trong Tam Quái Tam Nhãn hô hoán:
- Lão tặc đã đến lúc liều mình, đừng đối chọi với lão. Chúng ta chỉ cần kéo dài thời gian, đợi lão tặc tìm đến cái chết.
Theo đó, Tam Quái Tam Nhãn liền nhanh nhẹn xoay chuyển bộ vị, vừa cố ý kéo dài thời gian, vừa khích nộ Thôi giáo chủ.
Hụt mất một chiêu, biết sinh mạng chỉ còn lại trong vòng bốn chiêu nữa, thc chợt hét lên:
- Bọn ngươi đừng hòng toại nguyện. Hãy đỡ Tuyệt Mạng Phi Châm của bổn giáo chủ.
Ngay lập tức có ba tia hàn quan phát xạ từ hữu thủ của Thôi giáo chủ lao đi vun vút về phía những bóng u linh của Tam Quái Tam Nhãn.
Thôi giáo chủ nhận định phương vị thật chính xác. Ba tia hàn quang kia được Thôi giáo chủ gọi là Tuyệt Mạng Phi Châm cứ xé gió lao đúng vào bộ vị của Tam Quái Tam Nhãn. Tam Quái Tam Nhãn buộc phải đình bộ và xô kình đẩy bật ba ngọn phi châm hiểm ác.
Đúng với dự mưu, Thôi giáo chủ đanh giọng nạt lớn:
- Đáng chết !
Do Tam Quái Tam Nhãn bận đối phó với Tuyệt Mạng Phi Châm nên Thôi giáo chủ chớp thời cơ, thi triển tuyệt học Bích Dạ Sáo Khúc nhằm đoạt mạng Tam Quái Tam Nhãn. Tuy bất ngờ nhưng Tam Quái Tam Nhãn cũng kịp thời ứng phó. Bọn họ cùng hô lên đồng loạt:
- Đánh.
Sự liều lĩnh của Thôi giáo chủ đã thu được kết quả bất ngờ. Tam Quái Tam Nhãn đồng loạt bị chấn lùi khiến cho đấu pháp Độc Bộ Tam Quỷ vô phương thi triển.
Không dám chần chừ, Thôi giáo chủ tung bắn người lên cao. Và từ không trung, Thôi giáo chủ hất mạnh song kình xuống phía dưới với tiếng quát kinh thiên động địa:
- Nằm xuống.
Bị một áp lực nặng nề như ngọn núi đè xuống, Tam Quái Tam Nhãn kinh hoảng đến thất sắc và cùng rống lên:
- Mau đánh.
Sáu cánh tay cùng đưa cao, hất ngược lên trên nhằm chống đỡ thế Thái Sơn Áp Đỉnh do Thôi giáo chủ thi triển.
Dù đã quen với cảnh tượng như thế này, bọn giang hồ vì háo danh hiếu chiến đã tàn sát lẫn nhau nhưng đứa bé nấp sau hai khối đá cũng phải kinh hoàng khiếp đảm và suýt nữa đã kêu lên thành tiếng. Cũng may là y kịp đưa tay bịt lấy miệng khiến cho âm thanh phát ra chỉ là tiếng kêu ú ớ tắt nghẹn mà thôi.
Mọi chuyện thế là kết thúc. Tam Quái Tam Nhãn dù đã tận lực duy trì, kéo dài thời gian, cố đợi cho đến lúc Thôi giáo chủ vì chân khí nghịch hành phải ngã xuống, nhưng cũng thảm tử dưới tuyệt học Bích Dạ Sáo Khúc. Cả ba chỉ kịp buông ra những tiếng kêu hãi hùng sau cùng để rồi phải câm lặng vĩnh viễn.
Không hơn gì Tam Quái Tam Nhãn, Thôi giáo chủ ngay sau đó cũng nặng nề rơi xuống nền đá và ngồi im như một pho tượng. Không những thế, từ thất khiếu của vị giáo chủ họ Thôi có đúng bảy dòng máu đỏ thắm cứ ri rỉ chảy dài xuống. Dung mạo của Thôi giáo chủ lúc này trông chẳng khác gì quỷ nhập tràng.
Lạnh khắp người nên đứa bé lăn sang một bên. Y không dám nhìn vào cảnh tượng ghê rợn đó nữa.
Ngẩng mặt lên nhìn bầu trời đêm được vầng nguyệt soi rõ, y thở dài ra một hơi:
- Ta đến phải đổi sang phương cách khác để thay cho cái nghiệp "lấy của chôn người" này thôi. Ôi chao. Mục kích mãi những cảnh tượng kinh hoàng như thế này rồi cũng có lần ta vỡ mật mà chết. Đúng là nghiệp dĩ phải đeo đuổi.
Nghe được âm thanh của chính mình, cho dù đó là lời lẽ bi quan, khiếp sợ, y cũng phần nào trầm tĩnh lại.
Y vừa lăn người ngồi lên, vừa lẩm nhẫm tự trấn an:
- Sợ gì chứ. Đằng nào thì họ cũng đã chết. Họ có muốn cũng không làm gì được ta. Hơn nữa, thay vì để họ phải tử vô địa táng, ta lại an táng cho họ. Họ không cảm kích thì thôi, có gì phải oán trách ta.
Tự trấn an xong, trước khi bước ra khỏi chỗ ẩn nấp, y lại len lén thò đầu ra ngoài cđể nhìn khắp lư bằng.
Y nói không sai, cảnh tượng vẫn như cũ:
Tam Quái vẫn nằm im lìm bất động như y đã nhìn thấy. Thôi giáo chủ vẫn ngồi yên như pho tượng, mặc cho bảy dòng máu vẫn tiếp tục tuôn chảy. Tất cả đều đã chết, y không việc gì phải sợ.
Thở phào nhẹ nhỏm, y bước ra. Đầu tiên y lướt mắt nhìn qua bốn thi thể. Sau đó y mới dõng dạc lên tiếng:
- Tiểu sinh họ Bạch, tên Bất Phục. Vì phải dưỡng nuôi mẫu thân vốn bệnh tật liên miên nên tiểu sinh phải lấy việc an táng những người như chư lão anh hùng làm nghiệp dĩ. Cổ nhân có câu " nghĩa tử là nghĩa tận". Chư vị anh hùng sẽ được mồ yên mả đẹp.
Đổi lại tiểu sinh chỉ nhận thù lao bằng chút ít ngân lượng cònlại trong người chư lão anh hùng. Sách thánh hiền có dạy:
"Tài vật vốn dĩ là vật ngoại thân. Nay chư lão anh hùng chẳng may vong mạng. Số tài vật đó chư lão anh hùng dù muốn cũng không thể mang theo xuống cửu tuyền. Lời này của tiểu sinh thay cho lời cáo tri, mong chư vị anh hùng sống khôn thác thiêng, hiểu cho lòng thành của tiểu sinh." Hóa ra đây là kế sinh nhai của tiểu tử họ Bạch. Chẳng trách y vẫn ung dung cho dù phải đơn thân độc lực giữa đêm trường tĩnh mịch. Thảo nào y rỏ ra hăm hở khi biết rằng ở đâu đó có bọn người giang hồ vì nhiều lý do, đã ra tay tàn sát lẫn nhau.
Như đã thành thói quen, sau những lời cáo tri nói rất trôi chảy, tiểu tử Bạch Bất Phục nhanh tay lẫn nhanh chân mò tìm trong bọc áo của những thi thể kia. Có vẻ gớm ghiếc trước diện mạo của Thôi giáo chủ, Bạch Bất Phục mò sục khắp người của bọn Tam Quái Tam Nhãn trước. Bọn người giang hồ thường xuyên không mang theo những thứ vặt vãnh thừa thãi.
Bạch Bất Phục vốn đã biết điều này nên không tỏ ra thất vọng khi trong người của Tam Quái ngoài chút ít bạc vụn là thứ y cần thì chỉ còn mỗi một thứ vật dụng kỳ lạ là một mảnh da dê to bằng một bàn tay xòe rộng.
Bạch Bất Phục đưa mắt nhìn qua mảnh da dê trước khi quyết định là nên giữ lại hay vất bỏ đi. Y lẩm nhẩm thành lời:
- Độc Bộ Tam Quỷ. Hóa ra đấu pháp khi nãy của Tam Quái Tam Nhãn là do từ mảnh da dê này. Ta giữ lại cũng hay. Gặp lúc túc quẫn thì ta có thể đánh đổi cho bọn giang hồ để lấy thức ăn.
Nhìn lại số bạc vụn quá ít ỏi, y thầm nhủ không đủ bù đắp vào việc y phải an táng cho những bốn thi thể và còn phải đưa họ xuống đến chân núi để chôn ở khu mộ địa. Bạch Bất Phục đành đưa ánh mắt kỳ vọng nhìn sang thi thể chết ngồi của vị Giáo chủ họ Thôi. Qua y phục bề ngoài của Thôi Giáo chủ, y hy vọng rằng sẽ tìm được một số ngân lượng kha khá chứ không phải chỉ là một ít bạc vụn như ở Tam Quái Tam Nhãn.
Dù vẫn
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro