Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Âm công_11-15

Cổ Long

Âm Công

Đánh máy: Bạch Vân Phi và Vong hồn Tiên Tử

Hồi 10

Bởi Số Phận: Sa Bích Dạ Đầm

Lúc Tuyệt Vọng: Vào Bích Dạ Cung

Lúc đó bầu trời dần hửng sáng giúp cho Bạch Bất Phục nhìn được phần nào cảnh vật.

Và ngoài việc bốn bề trống không mông quạnh, nơi Bạch Bất Phục đang hiện diện lại luôn có những luồng lãnh khí thổi qua.

Cứ mỗi lần luồng lãnh khí xuất hiện thì y như rằng Bạch Bất Phục phải cam chịu những cơn lạnh đến cắt da. Không những lạnh giá, Bạch Bất Phục còn phải chịu đựng những cái lạnh từ bên trong lạnh ra.

Y run bần bật. Hai hàm răng của y cứ gõ vào nhau tạo thành chuỗi âm thanh vừa buồn cười vừa ghê rợn.

Cũng may là xung quanh đang được ánh dương quang rọi chiếu nên y không đến nỗi sợ vừa cảnh quang quá tịch mịch.

Vừa chịu đựng cái lạnh khốn cùng, y vừa thầm cầu mong cho vầng dương quang mau lên cao. Vì y hy vọng rằng với sức nóng của vầng dương, y sẽ thôi lạnh.

Có chờ đợi một điều gì đó mới biết là thời gian sao trôi đi quá chậm.

Vầng dương dường như không hề nhích động, nên cái nóng y đang chờ vẫn không thấy đến.

Trái lại, cái lạnh cứ đến không ngừng nghỉ khiến y không thể chịu đựng được nữa.

Y thầm kêu lên:

"Không được rồi! Nếu chờ đến lúc vầng dương lên có lẽ ta phải chết vì cóng! Ta phải tự cứu ta trước khi chờ trời cứu!" Nghĩ thế, y vụt đứng lên và co chân chạy quanh.

Tiếng chân của y gõ vào nền đá nghe thật khô khan và đơn lẻ. Điều này khiến y cảm nhận được một điều lạnh nữa cho tâm hồn đó là sự cô đơn.

Cũng may là lúc trước y đã quen đơn thân độc lực giữa đêm trường để làm cái việc mà y vẫn luôn gọi là nghiệp dĩ, chôn người đổi của. Nhờ đó, sự cô đơn ngay lúc này vẫn chưa làm cho y phải nhụt chí.

Chạy loanh quanh được một lúc, y bắt đầu dồn sức chạy bừa về mọi hướng.

Không được bao lâu, y bắt đầu nhận thức được địa phương y đang hiện diện.

Với tứ bề là làn nước tối đen, y hiểu rằng y đang hiện diện trên một tiểu đảo. Một tiểu đảo trơ trọi không có một bóng người lẫn bóng cây ngọn cỏ.

Điều này làm cho y ngao ngán thất vọng. Nếu nhờ có Bạch Hạc, y thoát khỏi đôi nam nữ bí ẩn kia thì giờ đây y phải chịu cảnh giam hãm một mình giữa một nơi cùng trời cuối đất.

Y ngao ngán đến độ không màng đến việc chạy lung tung nữa. Y chỉ biết đứng yên để nhìn vào làn nước tối đen cứ xa tít mù khơi không sao nhìn được phân tận cùng.

Sự rộng lớn của làn nước khiến y phải nghĩ đến một đại dương bao la vô tận.

Thế nhưng, y nghe nói ở biển thì nước phải mặn. Mà chỗ nước y đã tợp phải nào có mặn gì cho cam ? Vậy thì, làn nước đen này không thể nào là biển cả.

Y không cảm nhận thấy lạnh nữa. Gió vẫn thổi nhưng cái nóng của vầng dương đã làm tan đi sự lạnh giá.

Có phần khoan khoái, y ngồi xuống nghỉ chân.

Được một lúc, y ngã nằm xuống nền đá.

Vầng dương lên cao dần và cái nóng cũng tăng lên dần.

Nền đá dưới lưng y cũng nóng dần lên. Đến một lúc nào đó, y cảm thấy rằng cái nóng đang dần quá sức chịu đựng của y.

Lo sợ trước viễn cảnh sẽ bị cái nóng của vầng dương thiêu chín, y ngồi bật dậy và đưa mắt tìm quanh.

Và ngay từ cái nhìn đầu tiên, y kịp nhận ra hành động này của y hoàn toàn vô ích.

Vì đây là một tiểu đảo trơ trọi, và tại tiểu đảo này y đừng hòng tìm được bất kỳ nơi nào có thể giúp y lẩn trốn được sự thiêu đốt của ánh dương quang.

Y quay mặt đi thật nhanh để khỏi phải nhìn thấy điều mà y đã mường tượng ra dễ tạo sự nao lòng.

Thế là mục quang của y lại chạm phải làn nước đen như mực.

Y phấn khích:

"Ta ngốc thật! Cứ đầm mình dưới nước thì lo gì bị ánh dương quang thiêu đốt".

Y liền hăm hở tiến đến bờ nước.

Thế nhưng!

Quạ...quạ... Cùng với âm thnah lảnh lót và đột ngột vang lên, một cánh quạ với bộ lông tuyền một màu đen chợt lao sầm vào làn nước còn đen hơn cánh quạ.

Bõm!

Mặt nước vỡ toang ra rồi khép lại. Khép lại luôn tiếng kêu rất là bi thảm của cánh quạ kia.

Mới nhìn qua cảnh tượng mà Bạch Bất Phục thoáng có ý nghĩ:

"Dưới cái nóng này đến loài quạ cũng muốn đầm mình vào làn nước để lẩn tránh".

Tuy nhiên, tiếng kêu bi thảm nọ khi lọt vào tai y bỗng hóa thành lời đề tỉnh!

Động tâm, y cố chịu đựng cái nóng thiêu người để dõi nhìn xem điều gì vừa xảy ra cho con quạ nọ.

Thời gian dần trôi! Vầng dương đã nhích dần đến đỉnh đầu, sức nóng của vầng dương cơ hồ vắt kiệt toàn bộ sức chịu đựng của y, nhưng con quạ vẫn không thấy bay lên.

Điều này chỉ có mỗi một cách giải thích làn nước đen kia phải chứa đựng một điều gì đó vừa bí ẩn vừa khủng khiếp. Bằng không, con quạ sẽ phải bay lên chứ không thể đầm mình dưới nước lâu như vậy.

"Đó là điều bí ẩn gì? Hoặc giả con quạ nọ cố tình đâm đầu vào làn nước để tìm đến cái chết? Nếu đã thế, tại sao tiếng kêu sau cùng của nó lại mang đầy sắc thái bi thảm như nó cảm nhận được một sự chẳng lành vừa ập đến với nó? Không được! Trước khi ta tự dầm mình xuống nước, ta phải xem xét lại thận trọng".

Chưa biết phải xem xét bằng cách nào, Bạch Bất Phục bất giác nhớ lại cảnh tượng lúc mới rồi. Y kêu lên thảng thốt:

- Con quạ vừa chạm vào mặt nước liền chìm người ngay tức khắc, đến một nhúm lông cũng không thấy nổi lên. Không lẽ hồ nước này chính là loại "thuỷ bất thủy, nê bất nê" như ta đã từng nghe kể trong truyền thuyết?

(Thủy bất thủy, nê bất nê tạm dịch:

nước không phải là nước, là bùn không phải bùn! Lỏng như nước, đen như bùn, không trong như nước, không sền sệt đặc sánh như bùn, không có vị ngọt như nước nhưng lại có mùi hôi thối như bùn và có sức hút xuống bất kỳ vật nào dù nhẹ như đặc tính của bùn thường có!).

Nhớ lại lần bản thân y bị rơi vào làn nước tối đen trước đó, y càng tin chắc đây chính là loại nước mà y vừa nghĩ đến! Vì khi bị chìm vào làn nước, quả thật không hề có bất kỳ một lực nào đẩy ngược y lên. Trái lại, y luôn bị chìm vào làn nước đến tận đáy hồ. Nếu lúc đó y không đạp được chân vào nền đá cứng, nếu y không được may mắn là rơi vào một nơi gần bờ đá để y có chỗ bấu tay vào có lẽ bây giờ y đã là một thây ma nằm câm lặng dưới đáy làn nước như cánh quạ kia rồi.

Nhớ tới đó y thoáng lạnh người. Y chỉ cần rơi vào làn nước nhằm vào chỗ xa bờ đá hơn một chút:

y sẽ chết! Ngược lại, nếu y rơi quá gần bờ, hoặc là rơi thẳng vào bờ, y cũng phải chết vì tan xương nát thịt.

Hai chân của y đang luân phiên nhấc lên đặt xuống vì không chịu đựng được nữa cái nóng đang xộc lên từ gan bàn chân, nơi chân y đặt vào nền đá đang bị ánh dương quang nung nóng.

Không dám nghĩ ngợi lâu hơn, y vội vội vàng vàng đưa tay bám vào bờ đá để đu người vào làn nước vẫn còn giá lạnh.

Tránh việc bị chìm vào làn nước "Thủy bất thuỷ, nê bất nê" y luôn bấu chắc tay vào bờ đá. Khi toàn thân quá giá lạnh y rút người lên cho ánh dương quang rọi vào sưởi ấm. Khi cái nóng đã làm khô cong y phục y lại đầm mình vào làn nước, cứ thế y chi trì cho đến lúc hoàng hôn đổ về.

Y leo lên tiểu đảo và bắt đầu nghĩ đến cái lạnh chắc chắn sẽ đến khi đêm buông xuống.

Không nhớ đến cái lạnh còn đỡ một khi nhớ đến y kêu thầm:

"Để tránh cái nóng ta còn có cái giá lạnh của làn nước hoá giải. Nhưng ta biết phải làm gì để tránh giá lạnh đây? Không lẽ lại đầm mình xuống làn nước?" Kêu thì kêu nhưng y hoàn toàn không ngờ điều đó lại chính là biện pháp hữu hiệu để giúp y lẩn tránh cái giá lạnh.

Chỉ khi mà đêm buông xuống và gió mang cái lạnh lẽo của nguyên cả mặt nước đổ ập vào người y, y mới ước ao:

- Cái lạnh do nước ta còn có thể chịu được nhưng với sức gió thổi như thế này, ta e chết cóng mất. Phải chi có một chỗ nào giúp ta tránh được những cơn gió này thì hay biết mấy!

Đến lúc đó, y mới nghĩ đến làn nước chỉ cách y không đầy ba bước chân.

Y hoang mang trước y tưởng này! Hoa. là kẻ điên mới tránh cái lạnh bằng cách đầm mình xuống làn nước giá lạnh.

Nhưng y không thể nghĩ ra một biện pháp nào khả thi hơn nếu y cứ muốn phải chết cóng do lãnh khí thổi suốt đêm.

Cái lạnh đã quá sức chịu đựng của y, mà đêm còn những ba canh nữa mới tàn! Y đánh bạo tiến dần đến bờ nước.

Luồng lãnh khí lại thổi qua khiến y phải đi đến một quyết định.

Y vội tụt người xuống làn nước.

Chân vừa chạm vào mặt nước buột miệng kêu lên:

- Oâi chao! Lạnh!

Thế nhưng, để lẩn tránh nhưng luồng lãnh khí quái ác, y đành phải đưa toàn thân vào làn nước tối đen.

- Phì...phì...! Rừ...rừ...! Lạnh đến chết mất!

Y lại kêu và y bỗng muốn được trồi người lên!

Và y đu người lên thật!

- Rừ...rừ... Y tiếp tục kêu khi bị cái lạnh từ luồng lãnh khí thổi qua xuyên vào da thịt.

Y vội trầm người xuống để ngay sau đó cảm nhận được một điều hệ trọng:

cái giá lạnh của làn nước xem ra vẫn còn đỡ hơn là cái giá lạnh từ luồng lãnh khí luôn luôn thổi đến.

Nhận thức được điều này, y đành phải tự hài lòng với việc phải dầm mình xuống làn nước giá lạnh suốt đêm.

Mà nào phải chỉ đầm mình suốt đêm? Ngẫm lại một ngày qua, gồm năm canh với sáu khắc, trừ một khắc thời gian khi vầng dương mới lên và phải một khắc nữa là đúng ngọ, cộng với một khắc lúc hoàng hôn buông phủ và đêm mới chính về, y phải đầm mình vào làn nước buốt giá đủ năm canh với bốn khắc. Có thể nói là chỉ có vỏn vẹn hai khắc để thong dong tự tại với một mình một bóng lang thang trên tiểu đảo. Thời gian còn lại hoặc là tránh nóng hoặc là trốn lạnh, y phải đầm mình dưới nước như loài thuỷ quái không hơn không kém.

Ngẫm đến đây, y hầu như tuyệt vọng. Và nếu có được một tia hy vọng nào đó mỏng manh là y chỉ hy vọng rằng Hạc tỷ tỷ của y vì nhớ y sẽ quay lại nơi này tìm y. Vì chỉ có Hạc tỷ tỷ mới gúp được y thoát khỏi hiểm cảnh cực kỳ nguy khốn này?

Dẫu sao đó cũng là một sự hy vọng và sự hy vọng dù là nhỏ nhoi này dẫu sao cũng giúp Bạch Bất Phục tự tồn tại để quyết liệt chống trả với cái lạnh tợ băng khi đêm về và cái nóng như thiêu như đốt khi một ngày lại đến.

Với suy nghĩ đó, rốt cuộc y cũng qua được một đêm và là một đêm giá lạnh nhưng chưa đến nỗi phải chết vì cóng.

Vầng dương lên cao, một khắc thong dong đầu tiên trong ngày đã đến với Bạch Bất Phục.

Y khoan khái đặt những bước chân hoàn toàn tự chủ để đi khắp mặt tiểu đảo.

Y vẫn không quên việc ngẩng mặt nhìn lên không trung để dõi tìm bóng dáng của Hạc tỷ tỷ.

Tiếp đó, dù đang đầm mình vào làn nước, tay bấu vào bờ đá, y vẫn nhìn dõi mắt tìm vào một khoảng không bao la.

Ai ở vào hoàn cảnh của y lúc này cũng phải có ý nghĩ giống như y.

"Có khi nào ta ở vị trí này nên không thể nhìn thấy Hạc tỷ tỷ".

Cho dù thực trạng lúc đó, bầu trời bên trên tiểu đảo hoàn toàn khoảng khoát, không một vật thể nào ngăn cản thị tuyết của y, Bạch Bất Phục vì tia hy vọng mỏng manh nên phải nghĩ như vậy.

Tay bám lần theo bờ đá có đầy những vết nhám, y dịch chuyển dần về phía thuận là phía hữu của y, mắt vẫn dán vào bầu trời vằng lặng.

Ngày tàn đêm đến, y được một khắc để ngơi tay. Sau đó, để tránh cái lạnh, y lại đưa người xuống nước!

Vì bầu trời đang đêm nên y không cần tìm kiếm bóng dáng của Hạc tỷ tỷ nữa.

Y nghĩ ngợi mông lung, nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai xa vời. Y nhớ mẫu thân đang đêm ngày ngóng chờ y. Y căm phẫn đôi nam nữ với định ý phi lý của họ đã đưa y lâm vào tình cảnh khốn khổ này. Y cũng nhớ đến hắc y nữ lang Thôi Oanh Oanh, để rồi thầm cầu mong cho nàng lấy được tín vật tổ sư hầu khôi phục cương vị Giáo chủ của nàng.

Y bất giác nhớ đến một điều:

cái ăn và cái uống!

Y lấy làm lạ về việc y đã trải qua hai ngày hai đêm nhưng vẫn không thấy đói lẫn khát cho dù y không hề ăn uống gì. Cả đêm nay nữa là đêm thứ ba, cảm giác đói khát vẫn chưa đến với y.

Tại sao?

Toàn thân y run lên! Không phải vì lạnh do đang đầm mình dưới làn nước buốt giá mà vì y đang phải đối đầu với một thực tại phũ phàng. Y sẽ phải đói và khát. Điều đó chắc chắn phải xảy đến cho dù đến lúc này y vẫn chịu đựng được, vẫn chưa cảm thấy gì.

Tâm trí của y, kể từ lúc này liền bị viễn cảnh phải bị dày vò vì đói khát chi phối hoàn cảnh.

Do đó, y không nhận ra là đêm đã hết từ lâu và vầng dương cũng đã lên khá cao.

Chỉ khi đỉnh đầu của y bị nóng đến không chịu được y mới sực tỉnh.

Y lẩm bẩm:

- Vậy là ta đã bỏ phí một khắc thảnh thơi quý báu ! Hà! Chết bằng cách nào mà chẳng là chết! Ta chỉ lo sợ hão huyền mà thôi. Thay vì để tâm lo sợ ta hãy dõi tìm bóng dáng của Hạc tỷ tỷ thì hơn.

Y lại dõi tìm và lại tiếp tục dịch chuyển theo bờ đá về phía hữu.

Một ngày nữa trôi qua với hy vọng tan dần.

Một đêm lại đi qua với niềm hy vọng vừa được thắp sáng trở lại.

Ngày nữa rồi lại một ngày nữa, Bạch Bất Phục mãi rồi không biết đã bao cái một ngày trôi qua. Và y đã hết hy vọng vào việc sẽ phát hiện bóng dáng của Hạc tỷ tỷ. Y cũng không biết là y đã dịch chuyển theo bờ đá đủ một vòng chưa? Hay cũng như thời gian đã dịch chuyển theo nhiều vòng rồi!

Y chỉ biết mỗi một điều:

cho đến giờ y vẫn sống! Cho đến giờ y vẫn chưa bị cái nóng, cái lạnh, hai sự khắc nghiệt của tiết trời quật ngã. Và cũng chưa bị một cơn đói khát nào hành hạ.

Biết thì biết nhưng y đã hết cả quan tâm khi niềm hy vọng của y đã tắt ngấm.

Người ta bảo:

còn sống còn hy vọng! Nhưng đối với y thì ngược lại. Dù y sống nhưng y đâu còn gì nữa để hy vọng.

Vượt qua mặt nước mênh mông để tìm đến chỗ loài người sinh sống ư ? chỉ cần y buông tay khỏi bờ đá, ngay lập tức y sẽ bị nhấn chìm vào làn nước "Thủy bất thuỷ, nê bất nê".

Còn lưu lại tiểu đảo ư ? đó là điều đang đến với y, đang hành hạ y và đang tiêu diệt lần lần mạng sống của y.

Y thở dài:

- Hà... Và y cúi đầu nhìn xuống vì quá chán ngán khung cảnh trống vắng vô tận của bầu trời.

Để rồi, y bất chợt nhìn thấy một việc lạ đang hiện hữu ngay trên bờ đá kề sát bàn tay hữu của y.

Đó là một hàng chữ vẫn còn rõ nét:

"Bích Dạ Tuyệt Đầm lưu tự đến người hữu duyên".

Bích Dạ Tuyệt Đầm?!!

Bốn chữ này vừa đập vào mục quang của Bạch Bất Phục. Ngay lập tức có hai câu chữ khác hiển hiện trong tâm trí y.

"Bích Dạ Lôi Khúc, Bích Dạ Sáo Khúc! Hai loại công phu này gần như là trùng với bốn chữ Bích Dạ Tuyệt Đầm! Chúng có liên quan gì với nhau?" Muốn giải đáp được nghi vấn này là một điều thiên nan vạn nan đối với Bạch Bất Phục.

Vì y chỉ biết hai câu chữ trên vốn là danh xưng của hai trong năm loại công phu được Thôi Oanh Oanh gọi bằng Bích Dạ Ngũ Tuyệt Khúc mà thôi. Y chưa từng nghe ai nói đến Bích Dạ Tuyệt Đầm bao giờ!

Nghĩ cũng lạ, số mạng của y như gắn liền với bất cứ điều gì hay vật gì liên quan đến hai chữ Bích Dạ thì phải!

Từ Bích Dạ Sáo Khúc do Thôi giáo chủ cố ý cưỡng ép y học cho thuộc đến Bích Dạ Lôi Khúc vô tình lọt vào tay y và bây giờ lại là Bích Dạ Tuyệt Đầm.

Đầm là đầm nước, ám chỉ nơi y đã ngẫu nhiên rơi vào. Tuyệt:

chữ này chắc chắn là để nói lên sự nguy hiểm khác thường của đầm nước thuỷ bất thuỷ, nê bất nê rồi. Còn Dạ là đêm, ý nói đến làn nước tối đen như mực. Và bích phải chăng là ngọc bích, một sự ví von để so sánh tiểu đảo với viên ngọc bích.

Giải thích như thế, Bạch Bất Phục tin rằng giữa Bích Dạ Tuyệt Đầm và Bích Dạ Ngũ Tuyệt Khúc chắc chắn hẳn không có liên quan với nhau.

Chán nản, Bạch Bất Phục lẩm bẩm:

- Lại còn bảo là lưu tự đến người hữu duyên, ta nào thấy có thêm chữ nào lưu lại?

Cho đây là trò đùa của kẻ vô danh đã từng lâm vào cảnh như y bây giờ, y thản nhiên dịch chuyển tiếp về phía hữu.

Tay hữu của y vừa khoắng vào mặt nước để chạm vào phần tiếp giáp giữa mặt nước và bờ đá, y chợt sững người lại.

Y kêu lên:

- Ở đây hãy còn chữ? Không lẽ ngừơi này cố tình lưu tự dưới nước để che giấu đi điều gì bí ẩn?

Kinh ngạc và hoang mang, y dùng tay để đọc, vì không thể nào đọc bằng mắt một khi những chữ kia bị làn nước tối đen che lấp.

Y lẩm nhẩm đọc theo sự mò mẫm của y qua bàn tay hữu:

- Bích... Không những hàng chữ vừa rồi được viết theo lối chữ thảo và viết ngang như thường thấy trên những bức hoành phi, sau chữ Bích mà tay của y vừa chạm phải, kế bên đó không còn chữ nào nữa.

Thế nhưng ,nếu chỉ có vỏn vẹn một chữ Bích thì quả là phi lý.

Y thầm đoán:

- "Nếu ta nghĩ không lầm thì phía dưới chữ Bích phải có thêm ít nhất là một chữ nữa, có lẽ phải là chữ Dạ. Để xem nào!" Y tiếp tục tụt người sâu hơn và làn nước Bích Dạ Tuyệt Đầm và sờ soạng vào bờ đá ngay bên dưới chữ Bích.

Quả nhiên tay hữu của y liền chạm phải chữ Dạ, cũng được khắc sâu vào vách đá như bao chữ trước đó.

Y lại nghĩ:

- "Nếu chỉ có hai chữ Bích Dạ thì ở bên trên đã có rồi. Nhân vật nào đã lưu tự hẳn không phải phí công để làm một việc thừa thãi".

Để minh bạch hư thực, y cố tụt người xuống một chút nữa. Làn nước giá lạnh bây giờ đang ngập khỏi miệng của y.

Dẫu vậy, hành động này của y không phải uổng công. Bàn tay hữu của y thế là chạm phải một chữ nữa.

Do miệng đã ngập quá mặt nước nên y không thể nào lẩm nhẩm đọc, bằng không y lại tợp phải ít nhất là một ngụm nước vừa lạnh vừa hôi thối.

Y đọc thầm:

- "Đây là chữ Cung! Bích Dạ Cung? Gọi nơi đây là Bích Dạ Tuyệt Đầm còn cho là đúng! Nhưng nếu muốn ta xem ở tại đây lại có một nơi được gọi là Bích Dạ Cung thì hoa. có kẻ cuồng tâm mới tin vào điều này!" Với ý nghĩ này y vội dùng chân đạp vào bờ đá để giúp toàn thân trồi lên thật nhanh.

Thế nhưng, ngay khi đầu của y ngoi lên khỏi mặt nước y lại vội vàng trầm người xuống. Vì vừa rồi, lúc y co chân đạp, chính bàn chân của y như đạp phải một chỗ không phải chỉ là bờ đá nhám. Chỗ đó có những nét khắc sâu vào bờ đá giống như ai đó khắc thành tự dạng.

Và nếu đúng như vậy thì bên dưới chữ Bích Dạ Cung phải còn nữa những ký tự cũng được kẻ vô danh cố tình khắc càng lúc càng sâu vào bên dưới đáy nước Bích Dạ Tuyệt Đầm.

Đúng như sự suy đoán của y, y lại chạm tay vào nhiều chữ nữa. Và những chữ này cứ đứng thẳng thành một hàng so với ba chữ Bích Dạ Cung mà y đã đọc được.

Y phải trồi người lên để đổi hơi những ba lần mới chạm được tay vào những chữ như sau:

"Bích Dạ Cung nghênh đón tân cung chủ! Thỉnh..." Tin chắc rằng sau chữ "Thỉnh" vẫn còn nhiều chữ nữa nên mới đủ ý của người lưu tự, Bạch Bất Phục có phần ngao ngán khi nghĩ đến việc phải trầm người sâu hơn nữa!

Do y không dám rời tay khỏi vách đá, nên sau mỗi lần đổi hơi y phải ước lượng thời gian sao cho đủ để kịp trồi lên. Như lần đổi hơi vừa rồi của y, sau khi dùng tay mò mẫm để đọc được mỗi chữ "thỉnh" y lại phải vội vã lần theo bờ đá và trồi lên. Nếu sau chữ "thỉnh" này hãy còn quá nhiều ký tự nữa có lẽ y phải bỏ cuộc vì không dám đem sinh mạng ra mạo hiểm.

Tuy nhiên, do không còn tia hy vọng nào để thoát khỏi tiểu đảo và vì qua hàng lưu tự kia cho biết nơi này quả thật có tồn tại một Bích Dạ Cung, Bạch Bất Phục sau một lúc ngẫm nghĩ đành phải chấp nhận việc mạo hiểm.

Có Bích Dạ Cung chắc chắn phải có lối xuất nhập! Chẳng thà mạo hiểm tìm con đường sống giữa muôn nẻo tử vong còn hơn là phải chịu giam mình suốt đời tại một tiểu đảo trơ trọi chống vắng.

Lần này y cố lấy hơi thật nhiều để chi trì thời gian ở dưới đáy nước lâu chừng nào tốt chừng ấy. Có như thế y mới đỡ phải phí lực.

Y lại trầm xuống thật nhanh do đà ghi nhớ kỹ những chỗ y cần phải bám tay vào!

Bên dưới chữ "thỉnh" quả nhiên hãy còn chữ! Y lần lượt chạm phải chữ "nhập" và chữ "cung" Toàn bộ những tự dạng liền hiện lại trong tâm trí y :

"Bích Dạ Cung nghênh đón tân cung chủ! Thỉnh nhập cung!" Xem như câu chữ lưu lại đã đủ nghĩa nhưng y vẫn tiếp tục đưa tay mò tìm!

Và bất ngờ, ngay sau khi tay y chạm vào một mô đá tròn lẳng nằm ngay phía dưới hai chữ "nhập cung", một lực hút mãnh liệt bỗng xuất hiện và hút lấy thân thể y.

Không cưỡng lại được, y bị hấp lực kia cuốn phăng vào một khoảng trống, không ngờ lại có ở bờ đá.

Phần vì hốt hoảng, phần vì hụt hơi, y há miệng ra và lại tợp phải liên tiếp mấy ngụm nước vừa lạnh buốt vừa hôi thối đến tởm lợm.

Làn nước tối đen vẫn bao trùm lấy y. Y vẫn bị hấp lực cuồn cuộn cuốn đi và vẫn phải vừa nôn ra vừa tợp vào bằng loạt những ngụm nước nhơ bẩn.

Y kiệt lực và y không thể không nghĩ đến một điều:

"Lần này ta chết chắc! Mạng ta vậy là đã tuyệt".

Và đó là ý nghĩ sau cùng của y vì liền sau đó y hôn mê trầm trầm.

Hồi 11

Vô Tình Vào Được Bích Dạ Cung

Từ Vui Mừng Rơi Xuống Tuyệt Vọng

Y nghĩ y đang nằm mơ.

Vì nếu những gì y đang nhìn thấy đều là sự thật thì khung cảnh nguy nga tráng lệ này từ đâu xuất hiện? Hay nói cách khác thì y đã lọt vào nơi này bằng cách nào?

Y ngơ ngác ngồi lên và tự cắn vào lưỡi y.

Đau !

Cái đau này xuất hiện ngay tại chỗ y vừa cắn phải như một minh chứng hữu hiệu cho y biết y vẫn sống, vẫn tỉnh chứ không phải đã chết hay đang nằm mơ!

- Vậy tất cả đều là sự thật!

Aâm thanh bỗng thốt ra từ miệng y tạo thành những sóng âm và lần lượt phản hồi vào thính nhĩ của y.

Lại thêm một bằng chứng nữa cho y thấy rằng khung cảnh mà y đang nhìn thấy chính là một thực tại hiện hữu và không phải là ảo giác.

Đó là một khung cảnh chỉ có ở nội cung nơi thành nội! Với hai hàng giáp sĩ hộ vệ Ở hai bên, ở chính giữa là lối đi được trải thảm đều, xa hơn nữa là hai hàng quân thần đứng chầu hai bên, và ở phía cuối, trên một nền đá được tôn cao hơn phía dưới, có hai hàng cung nữ đang nghiêng mình thủ lễ trước một cái ngai được trạm chổ tinh tế nhưng không có người nào ngồi vào chiếc ngai đó.

Nếu cho đây là một khung cảnh thật thì y, một tên dân dã, một phàm dân tục tử xuất hiện quả không đúng nơi đúng lúc.

Kinh hoàng, y đứng lên và quay đầu định bỏ chạy.

Nhưng y chưa kịp thực hiện ý định thì đôi chân của y bỗng cứng đờ như hoá đá.

Vì khi y quay đầu lại, trước mặt y lúc này là một vách đá cao sừng sững, không một chỗ thoát thân.

Liếc nhìn sang hai bên, y cũng nhìn thấy hai vách đá cao to tương tự.

Điều này có nghĩa là nếu y muốn thoát khỏi khung cảnh quá sum nghiêm này y chỉ còn cách là đi giữa hàng người mà y vừa thấy!

Có thể ở đâu đó sau chỗ đặt cái ngai vàng sẽ có lối cho y thoát thân.

Nhưng làm sao y dám bước đi giữa hai hàng người đầy uy vệ này?

Y lo lắng:

- "Ai đã đưa ta đến đây? Đưa đến để làm gì? Ta đã phạm tội gì với triều đình để bị điệu đến đây?" Ngẫm lại mọi việc, y bất giác nhớ đến những gì xảy ra trước đó với y.

Y kêu lên thành tiếng:

- Ta đang ở Bích Dạ Tuyệt Đầm mà? Không phải ta đang mò tìm theo hàng chữ được khắc ở bờ đá rồi bị một hấp lực cuốn đi sao? Không lẽ đây chính là..." Là gì thì y không dám nói tiếp!

Y dõi mắt nhìn vào hai hàng người, từ tên giáp sĩ hộ vệ đầu tiên đến ả cung nữ sau cùng đang đứng gần cái ngai nhất.

Tiếng kêu hoảng của y vừa rồi như ràng là khá lớn nhưng sao không một ai trong hai hàng người có một cử chỉ nào chứng tỏ là họ có nghe có bị tiếng kêu của y làm khuấy động?

Điều này chỉ có một lối giải thích duy nhất:

đó chỉ là hai hàng hình nhân được ai đó cố ý tạo ra nhằm tăng sự nghi vệ cho khung cảnh giống với cảnh thiết triều.

Tuy hiểu như vậy nhưng trong y hãy còn một nghi vấn:

là y bị hấp lực trong Bích Dạ Tuyệt Đầm đưa đến nơi này hay trong khi y bất tỉnh có người đã đưa y đến đây?

Từ nghi vấn đó lại nảy sinh nghi vấn khác:

liệu nơi này có phải là Bích Dạ Cung hay không? Nếu phải thì y vào bằng cách nào hay ai đó đã đưa y đến đây bằng lối nào?

Nghi vấn trùng trùng khiến y quên đi nỗi khiếp hãi.

Y lặng lẽ đi giữa hai hàng người mà dĩ nhiên là y vừa đi vừa quan sát từng hình nhân một.

Càng quan sát y càng thêm thán phục.

Người nào mà tạo ra những hình nhân này hẳn phải là bậc tài hoa đệ nhất. Vì những hình nhân đó trông cứ y như người thật. Từ ngũ quan đến tứ chi kể cả y phục nhất nhất đều có cùng một kích cỡ như một người bình thường. Và những hình nhân này nếu có được một cử chỉ nào đó dù nhỏ thì những cử chỉ đó chắc chắn phải giống y như thật, vì chúng quá giống với con người sống.

Đi được vài bước chân, Bạch Bất Phục bất ngờ phát hiện một điểm lạ:

tấm thảm điều dưới chân y dường như được thấm đượm những nước là nước.

"Sao tấm thảm lại bị ướt đẫm thế này?" Nghi ngờ, Bạch Bất Phục liền đưa mắt nhìn vào từng đôi chân của lũ hình nhân.

Cũng vậy, những đôi giày vải kể cả phần dưới y phục của lũ hình nhân cũng bị ướt đẫm.

Càng thêm kinh nghi, Bạch Bất Phục bắt đầu lưu tâm đến phần nền. Và y phát hiện phần nền có một độ nghiêng nhất định, độ nghiêng này có phần thấp là ở về phía bức tường đá chắn lối phía sau mà khi nãy y định bỏ chạy nhưng không được.

Nhìn theo phần nền và theo độ nghiêng của nó, y lại phát hiện một điều lạ nữa.

Đó là một rãnh nhỏ nằm dọc theo bức tường đá bên tả. Rãnh nhỏ này đang chứa đựng một loại nước đen và đang thong thả chảy theo nền đá nghiêng dần để chui ra phía sau bức tường đá chắn lối từ một lỗ thông khá nhỏ.

Chạy đến chân bức tường đá phía hậu, y phục người xuống để nhìn vào lỗ thông.

Mùi hôi thối quen thuộc từ dòng nước đen ở rãnh nhỏ nọ liền phảng phất qua khướu giác của y.

- Ồ! Đây là loại nước thủy bất thủy, nê bất nê ở Bích Dạ Tuyệt Đầm đây mà?

Không lẽ ở sau bức tường đá này chính là Bích Dạ Tuyệt Đầm ? Và ta đã bị luồng hấp lực kia cuốn thẳng vào đây?

Nhận định như vậy y lại càng thêm kinh nghi vì không hiểu làm thế nào y có thể bị luồng hấp lực kia cuốn vào đây nhưng không bị bức tường đá kia ngăn lại? Không lẽ y đã bị cuốn vào qua lỗ thông bé xíu bằng nắm tay kia.

Nghiệm lại mọi điều y tin chắc rằng y thật sự bị luồng hấp lực kia cuốn vào tận đây. Và vì thế, cùng với sự hiện diện của y, nước từ Bích Dạ Tuyệt Đầm cũng lọt vào đây làm cho tấm thảm điều và phần bên dưới của các hình nhân phải thấm nước.

Theo thời gian và theo độ nghiêng của nền đá, nước đang rút đi và bây giờ vẫn tiếp tục ri rỉ chảy.

Ầm!

Ầm!

Một tiếng, hai tiếng, rồi nhiều tiếng đổ vỡ vang lên!

Bạch Bất Phục ngay từ tiếng động đầu tiên đã quay đầu nhìn lại.

Và y nhìn thấy những hình nhân kia lần lượt đổ ụp xuống.

Y nghĩ:

- "Những hình nhân kia có lẽ được nặn bằng đất nên khi bị thấm nước chúng phải rã ra và đổ xuống".

Y chỉ đoán đúng có một nửa. Những hình nhân nọ phải đổ xuống vì bị nước thấm vào là đúng rồi. Nhưng chúng không phải được nặn bằng đất.

Vì nguyên thuỷ chúng không phải là hình nhân như y đã tưởng.

Y nhận ra sự sai lầm khi tiến lại và quan sát các hình nhân.

Bên trong những y phục, những bộ áo giáp vẫn còn nguyên vẹn là những mẩu xương trắng hếu. Và những mẫu xương này sau đó cũng bị thấm nước và đang mục rã dần trước mắt Bạch Bất Phục.

Y tròn mắt nhìn hiện trạng đang xảy ra với sự ngỡ ngàng khôn xiết.

Y chỉ ngỡ ngàng vì không tin vào điều y đang nhìn thấy, y không còn hoảng sợ nữa.

Việc động chạm vào những thây người với đầy những huyết tích là việc y đã từng làm trước kia, đến việc đó y còn không sợ thì nói gì đến những bộ cốt khô đang mục nát dần?

Y ngỡ ngàng vì y không ngờ những hình nhân này không phải là hình nhân, mà là những người đã chết đứng.

Tại sao họ chết? Sao phải chết trong tư thế này? Là họ tự chọn hay có ai đó áp đặt?

Thời gian họ chết là bao lâu để bây giờ toàn bộ cốt khô đều phải mục rã do thấm nước?

Mười năm, năm mươi năm hay đã trăm năm?

Bất ngờ y nhớ đến câu chữ:

"Bích Dạ Cung nghênh đón tân cung chủ! Thỉnh nhập cung!

Y vỗ trán kêu lên:

- Không lẽ nơi này thật sự là Bích Dạ Cung ? Họ đứng đây là chờ để nghênh đón vị Tân Cung Chủ nhập cung và họ chờ, chờ mãi đến mỏi mòn, đến suy kiệt và đến phải chết đứng?

Nôn nao tấc dạ vì nhận định này, y đưa mắt quan sát toàn cảnh.

Hai hàng người ở phần nền phía dưới do bị thấm nước nên đều đổ ngã và đều phải mục rã thây thi. Chỉ còn lại phần y phục bên ngoài mà thôi.

Còn ở trên kia, nơi phần nền được tôn cao, hai hàng cung nữ và cái ngai trống không vẫn còn nguyên vẹn.

Y bàng hoàng nên phải khẽ khàng bước đi trên tấm thảm điều và bước tránh những bộ y phục giờ đang nằm ngổn ngang trên tấm thảm đỏ.

Y đặt chân lên phần nền được tôn cao và y nhìn thấy điều mà y đang muốn tìm hiểu.

Trên tay hai hàng cung nữ gồm tám người có tám món vật. Một quyển kinh phổ, một cuộn lụa, một thanh đoản kiếm có khảm một viên ngọc bích:

ba vật này do ba ả cung nữ nâng trên tay. Năm vật còn lại ở trên tay năm cung nữ là năm loại nhạc cụ, gồm:

một ngọn sáo, một ngọn tiêu, một cây thổ cầm, một cái chuông ngọc và một cái trống bằng thiết luyện.

Nhìn thấy sáo và trống, Bạch Bất Phục không thể không nghĩ đến:

Bích Dạ Sáo Khúc và Bích Dạ Lôi Khúc.

Y ngấm ngầm hiểu ra:

Bích Dạ Ngũ Tuyệt Khúc chính là để ám chỉ năm loại nhạc cụ này! Và điều này minh chứng rằng Bích Dạ Ngũ Tuyệt Khúc chính là năm loại công phu có xuất xứ từ Bích Dạ Cung.

Và trên quyển kinh phổ kia có một hàng chữ đã làm rõ nhận định này của Bạch Bất Phục:

Ngũ Tuyệt Công Phu Thượng Tầng.

Tuy chưa từng luyện qua công phu nhưng Bạch Bất Phục cũng hiểu đã có thượng tầng hẳn phải có hạ tầng. Và phần hạ tầng của Ngũ Tuyệt Công Phu chính là Bích Dạ Ngũ Tuyệt Khúc mà y đã nghe nói đến. Đồng thời chính y đã vô tình có được hai trong năm loại công phu Bích Dạ Ngũ Tuyệt.

Nhận chân điều này Bạch Bất Phục tin chắc rằng:

nơi đây chắc chắn phải có Bích Dạ Cung và ở nơi đây bây giờ chỉ có y là người sống duy nhất quanh những người đã từng sống và đã chết như những hình nhân.

Dần dần lấy lại trầm tĩnh, y không vội động chạm vào những di vật kia. Kẻo làm cho tám vị cung nữ phải đổ ngã do bị động chạm.

Y lặng lẽ tiến sâu vào bên trong bằng cách đi vòng về phía sau cái ngai.

Đúng như nhận định của y, Bích Dạ Cung tuy rộng lớn nhưng không có lấy một bóng người. Và hầu như những ai đã từng lưu ngụ Ở đây đều tập trung ở một chỗ là nơi y đã nhìn thấy. Và để theo suy đoán của y, nghênh đón vị tân cung chủ Bích Dạ Cung.

Y quay lại chỗ lúc nãy.

Y nhón tay cầm lấy cuộn lụa sau khi vòng tay thi lễ với vị cung nữ đang giữ vật này.

Sự cẩn trọng của y không hề thừa! Rốt cuộc, hành vi của y không làm cho thi thể của cung nữ kia lay động. Do đó, vị cung nữ đó vẫn đứng, vẫn tồn tại không bị hủy hoại.

Trên cuộn lụa là một bức di thư:

"Kính trọng người đã khuất, đó là một đạo nghĩa đáng khâm phục! Các hạ xứng đáng để đảm nhận trọng trách cung chủ Bích Dạ Cung! Bằng không, các hạ sẽ không có cơ hội đọc qua di thư này".

Nhíu mày nghĩ suy, Bạch Bất Phục mơ hồ biết rằng lời nói trên không phải là lời nói suông!

Rất có thể ở tại đây có sắp bày cơ quan ám tàng. Và chỉ cần một trong tám cung nữ kia vì hành vi khiếm lễ của y làm cho đỗ ngã, cơ quan lập tức phát động. Y chắc chắn sẽ bị cơ quan ám tàng huỷ diệt.

Rùng mình vì lo sợ, y phải lặng người một lúc khá lâu mới dám đọc tiếp di thư:

"Cung chủ yên tâm ! Sau đây là cách khống chế cơ quan:

Cung chủ chỉ cần xoay chiếc ngai kia đúng một vòng theo hướng Tây - Đông. Sau đó ngồi lên, cơ quan lập tức bị chế ngự!".

Không dám chậm trễ, Bạch Bất Phục thực hiện ngay điều này!

Và khi đã ngồi lên chiếc ngai, y bất giác rúng động khi đọc tiếp di thư:

"Cung chủ!

Đây là ngai vị chỉ dành cho cung chủ thượng toạ! Cung chủ đã ngồi, mặc nhiên cung chủ đã chấp thuận tiếp nhận ngai vị cung chủ Bích Dạ Cung, kể cả di ý của cung chủ đời trước! Chúng thuộc hạ dù đã hoá vật nhưng cũng khấu đầu tham kiến tân cung chủ!" Aàm! Aàm!

Tám tiếng đổ vỡ nữa lần lượt vang lên! Đó là sự đổ ngã của tám vị cung nữ! Và sự đổ ngã này, theo suy đoán của Bạch Bất Phục, không phải là chuyện tình cờ.

"Cơ quan dù đã bị khống chế nhưng vẫn cứ phát động. Và sự phát động này đã khiến cho bọn họ phải ngã xuống. Họ đã cố ý bố trí như vậy cho đúng với lời ghi trong di thư:

họ đang khấu đầu tham kiến ta là cung chủ Bích Dạ Cung!".

Thán phục trước mọi việc được hiệu trước như thần, Bạch Bất Phục xem tiếp di thư:

"Cách đây không lâu - là lúc chúng thuộc hạ vẫn còn tại thế - Cung Chủ đương nhiệm bỗng nhận được một chiến thư của một người tự xưng là Bạch Y công tử.

Lời lẽ trong chiến thư đầy ngạo mạn khiến Cung Chủ không thể không tiếp nhận. Sau khi Cung Chủ xuất cung được ba ngày, toàn bộ Bích Dạ Cung không hiểu sao lại bị nhấn chìm vào đáy Bích Dạ Đầm Do nước ở Bích Dạ Đầm có đặc tính lạ lùng và vì Bích Dạ Kiều cũng bị huỷ hoại, chúng thuộc hạ hoàn toàn bị cách ly với thế giới bên ngoài.

Từ đó, chúng thuộc hạ bảo nhau tìm cách luyện cho được Ngũ Tuyệt Thân Pháp. Vì chỉ có thân pháp này mới giúp chúng thuộc hạ vượt qua được Bích Dạ Đầm mà thôi.

Tuy nhiên, Ngũ Tuyệt Thân Pháp là phần công phu chỉ có trong Bích Dạ Ngũ Tuyệt Công Phu Hạ Tầng, mà phần này khi xuất cung Cung Chủ đã mang theo.

Không sao luyện được Ngũ Tuyệt Thân Pháp, chúng thuộc hạ đành phải mòn mỏi trong tuyệt vọng chờ đợi Cung Chủ quay về hồi cung.

Năm tháng dần qua, Cung chủ vẫn biệt vô âm tín. Theo đó, chúng thuộc hạ ngờ rằng Cung Chủ đã bị Bạch Y công tử hãm hại. Và việc Bích Dạ Cung bị nhấn chìm cũng là hành vi của y.

Sau đó, chúng thuộc hạ bảo nhau chuẩn bị mọi việc để đón chờ Tân Cung Chủ.

Vị Tân Cung Chủ này nếu không là truyền nhân do Cung Chủ đương nhiệm tuyển chọn thì cũng là người đủ tài trí để qua năm loại công phu Sáo -Tiêu - Cầm - Lôi - Chung mà luyện được Ngũ Tuyệt Thân Pháp. Và đó chính là người đang đọc di thư này của chúng thuộc hạ.

Cung chủ!

Sau khi luyện xong công phu thượng tầng, việc tìm tung tích của Cung Chủ đời trước và báo thù cho chúng thuộc hạ mong Cung chủ đảm nhận.

Sau đây là di ý của Cung Chủ đương nhiệm lúc xuất cung có dặn lại:

Âm công từ Ngũ Tuyệt Công Phu chính là phần tối thượng công phu của Bích Dạ Cung, rất tiếc ta không đủ tư chất để luyện thành. Mong sao Cung Chủ đời sau sẽ hơn ta và nhờ đó Bích Dạ Cung sẽ đương danh thiên hạ.

Mong Cung chủ ghi nhớ di ý này!

Chúng thuộc hạ khấu đầu bái biệt!" Lời lẽ trong di thư tuy ngắn gọn nhưng quá đủ cho Bạch Bất Phục hiểu toàn bộ sự việc.

Tuy thế, nếu y hiểu được ngọn ngành câu chuyện có liên quan đến Bích Dạ Cung thì y cũng hiểu tất cả đối với y thế là hết.

Vì y lọt được vào chốn này hoàn toàn là do ngẫu nhiên. Y nào luyện được Ngũ Tuyệt Thân Pháp như bọn người môn nhân Bích Dạ Cung đã lầm tưởng và dù chết cũng sẵn sàng nghênh đón.

Họ đã toan tính đủ mọi đường và hầu như là toan tính đúng. Duy có một điều họ đã tính sai hay nói cho đúng hơn là họ không lường được cách thức vượt Bích Dạ Đầm của y.

Y còn đủ năng lực để hiểu rằng từ năm phần riêng lẻ của Bích Dạ Ngũ Tuyệt Khúc công phu đang lưu lạc trên chốn giang hồ, được người trong di thư gọi là phần hạ tầng, nếu ai đó có đủ sẽ nhờ tài trí lẫn tư chất để hợp lại làm một và sẽ luyện được Ngũ Tuyệt Thân Pháp. Thế nhưng, sự may mắn xảy đến cho y lại có hạn, y chỉ có được hai trong năm phần kia mà thôi. Từ hai phần này nếu y cố luyện có lẽ y chỉ luyện được như lão giáo chủ họ Thôi hoặc hơn chút ít, để rồi y phải nhận lấy một hậu quả tất yếu là sẽ bị tẩu hỏa nhập ma dẫn đến thảm tử.

Vậy là y không sao luyện được Ngũ Tuyệt Thân Pháp. Nghĩa là y cũng phải chịu chung cảnh ngộ như mấy mươi môn nhân Bích Dạ Cung. Và sau này, sau vài mươi năm gì đó, nếu thật sự có Tân Cung chủ Bích Dạ Cung đến được nơi này sẽ trông thấy y như một hình nhân với bộ cốt khô dần dần mục rã.

Bấn loạn tâm can bởi viễn cảnh do y mường tượng ra cho bản thân y sau này. Y vùng đứng lên khỏi chiếc ngai vốn không thuộc về y.

Y chộp nhanh vào quyển kinh phổ Ngũ Tuyệt Công Phu Thượng Tầng đang nằm lăn lóc trên nền đá sau khi cả tám vị cung nữ bị đổ ngã và tan rã thành tro bụi.

Y xem qua một lượt và xem thật nhanh từ đầu chí cuối quyển kinh phổ. Để rồi y phải tuyệt vọng như bọn môn nhân Bích Dạ Cung trước kia đã từng tuyệt vọng. Vì y làm gì tìm thấy đoạn kinh văn nào trong đó có đề cập đến môn công phu y cần tìm:

Ngũ Tuyệt Thân Pháp.

Chực nhớ lại hành vi vừa rồi, là hành vi hoàn toàn thừa thải, y bật cười tự chế giễu y.

Thoạt đầu là cười nhỏ vì nào có gì vui thú đáng cho y phải cười lớn? Nhưng sau đó, với bao tâm trạng bị dồn nén kể từ khi y phát hiện chỉ có một mình y trên một tiểu đảo trơ trọi, y cười càng lúc càng lớn.

Tràng cười của y như thấm đượm đủ cả thất tình :

hỉ, nộ, ái, ố, bi, lạc.

Và cùng với tràng cười, tất cả những gì đã xảy ra cho y từ khi mở mắt chào đời đều hiển hiện trở lại trong tâm trí của y.

Y cười thật lâu, cười cho đến khi không thể nào phát ra một tiếng cười nào nữa y mới chịu ngậm miệng lại.

Qua tràng cười đó, y như vơi đi tất cả những u uất những phẫn nộ những bi quan kể cả sự tuyệt vọng.

Y chấp nhận vận số của y. Y nghĩ:

" Nếu số của ta phải chết, ta làm thế nào cũng không tránh khỏi số chết, ngược lại, ta bất tất phải nghĩ đến đều đó. Điều gì đến phải đến. " Hoàn toàn bình tâm, y bắt đầu nghĩ đến thực tại.

Y loay hoay dọn dẹp tất cả những đổ vỡ đang bày ra trước mắt y.

Y xếp gọn qua một bên tất cả những bộ y phục vẫn còn chắc chắn và vừa vặn với thân hình y. Số còn lại, kể cả tám bộ cung trang của tám cung nữ, y đưa cả về phía sau tại một tịnh phòng trong số nhiều tịnh phòng có ở Bích Dạ Cung.

Chỗ tro bụi của bọn môn nhân Bích Dạ Cung đã tan nát, y cho vào một tráp gỗ và đặt vào một nơi kín đáo.

Y lộ vẻ khó xử khi phải đối mặt với năm loại nhạc cụ và thanh đoản kiếm cùng quyển kinh phổ thượng tầng. Y không biết phải xử trí như thế nào với những vật thật sự quý báu nhưng lại là phế vật đối với y.

Y xem qua từng vật và lần lược đặt những vật đã xem sang một bên.

Cuối cùng chỉ còn lại quyển kinh phổ mà y đã xem rồi.

Y ngần ngừ nửa muốn xem lại nửa không muốn.

Trong một thoáng tự lự, tay y vô tình lật phải một trang. Và một hàng chữ bỗng lọt vào mục quang của y làm y tỉnh ngộ! Hồi 12

Khiếm Khuyết Kinh Văn Nhưng Vẫn Luyện

Lúc Bế Tắc Xem Chết Như Không

Y bật lên tiếng kêu thảng thốt:

- Hay lắm! Đây chính là môn công phu ta cần! Đúng là hoàng thiên bất phụ khổ nhân tâm, ta được cứu rồi.

Âm thanh giọng nói của y vẫn còn khàn khàn, cho dù đã một lúc lâu sau khi y không cười được nữa y chỉ lẳng lặng dọn dẹp mà không hề lên tiếng. Nhưng y không quan tâm đến điều đó nữa. Ngược lại, hai mắt y như muốn dán vào phần kinh văn mà tay vừa vô tình lật phải.

Vì đó là phần kinh văn giúp cho y có thể luyện được công phu Quy Tức Đại Pháp.

Với công phu này, y nghĩ, y sẽ bế khí nín hơi được một thời gian lâu. Với thời gian đủ lâu đó, y lại nghĩ, nếu y tìm được Bích Dạ Kiều tuy đã bị huỷ hoại nhưng vẫn nằm đâu đó dưới Bích Dạ Đầm, y sẽ lần dò theo Bích Dạ Kiều và y sẽ thoát được nơi này.

Phấn chấn được ý nghĩ này y xem xét và tìm hiểu thật kỳ công phu Quy Tức Đại Pháp.

Sau khi tìm hiểu y thoáng ngẩn người vì vấp phải một khó khăn. Đó là, theo kinh văn có ghi, muốn luyện được Quy Tức Đại Pháp y phải luyện được tâm pháp nội công Ngũ Tuyệt.

Tìm kiếm trong quyển kinh phổ đến đoạn có ghi phần nội công tâm pháp, y lại háo hức xem tìm hiểu.

Và lần thứ hai y lại phải ngơ ngẩn thần tình vì một khó khăn khác. Nội công tâm pháp mà y đang đọc chỉ là phần bổ khuyết, làm cho phần nội công tâm pháp trước đó thêm uy lực.

"Phần nội công tâm pháp trước đó là gì ? Sao ta không tìm thấy trong quyển kinh phổ này ? Không lẽ đó lại là phần có trong Ngũ Tuyệt Công Phu Hạ Tầng? Nếu vậy..." Lo lắng tột bực, y không dám nghĩ tiếp nữa... Vì nếu đúng như y nghĩ thì y đang gặp phải một vòng luẩn quẩn:

muốn luyện Quy Tức Đại Pháp trước hết phải luyện được nội công, muốn luyện được nội công ở phần Thượng phải luyện nội công ở phần Hạ và phần Hạ thì đã bị thất lạc từ lâu kể từ khi Cung Chủ đời trước xuất cung.

Tóm lại, y không có phần Hạ thì y phải chết dần ở đây. Ngược lại, nếu y có phần hạ y chỉ cần luyện Ngũ Tuyệt Thân Pháp là xong, đâu cần gì phải cố công luyện hết công phu này đến công phu kia để sau cùng phải nhờ Quy Tức Đại Pháp công phu mới có được cách đi thoát ?

- Đúng là một vòng luẩn quẩn như một mê hồn trận.

Y buột miệng thốt lên câu này và ba chữ vòng luẩn quẩn gợi cho y nhớ việc y đã phải lần dò vòng quanh cả một tiểu đảo trước đây.

Chính nhờ sự lần dò đó, cuối cùng này y phát hiện được những tự dạng giúp y vào được Bích Dạ Cung và thoát khỏi cái giá lạnh về đêm và cái nóng thiêu người của ban ngày.

Y lại kêu lên:

- Ta phải tìm cách phá vỡ vòng luẩn quẩn này. Nếu nội công tâm pháp phần thượng là phần bổ khuyết cho hạ tầng chắc chắn phải có những đoạn kinh văn có liên quan đến ba phần kinh văn hạ tầng ta còn khiếm khuyết.

Hăm hở vì phát hiện này, y cắm cúi đọc lại nhiều lần kinh văn nội công tâm pháp Thượng tầng.

Đúng như y nghĩ, kinh văn Thượng tầng đúng là có lược qua kinh văn Hạ tầng.

Với kinh văn y đã làu thông về Bích Dạ Sáo Khúc, Lôi Khúc, khi đọc qua Thượng tầng y rất dễ dàng thấu triệt.

Và phần mà y chưa thể thấu triệt dù là mơ hồ, chính là ba đoạn kinh văn có liên quan đến Bích Dạ công phu Hạ tầng là:

Tiêu, Cầm và Chung Khúc.

Y dựa vào ba đoạn kinh văn đó để cố mò mẫm cho được ba phần y còn khiếm khuyết.

Thời gian dần trôi, y vẫn giậm chân một chỗ.

Có chăng, nhờ việc mò mẫm này, y thức ngộ được một điều:

y có thể luyện được hai phần kinh văn Bích Dạ Sáo Khúc và Bích Dạ Lôi Khúc.

Tuy không đủ Ngũ Tuyệt để luyện được Ngũ Tuyệt Thân Pháp hay Quy Tức Đại Pháp nhưng việc luyện này vẫn không đến nỗi tác hại nếu như y chỉ luyện theo một phần kinh văn riêng lẽ. Nghĩa là y không bị tẩu hoa? nhập ma như lão Giáo chủ Hắc Y Giáo họ Thôi!

Y bật kêu lên tạm hài lòng:

- Không là Ngũ Tuyệt thì là Nhị Tuyệt! Chẳng hơn là không có Tuyệt nào và phải chết dần ở đây!

Ngẫm lại, y vẫn hơn bao nhiêu môn nhân Bích Dạ Cung. Họ không có được may mắn như y là được hai trong năm phần kinh văn của công phu hạ tầng.

Từ lúc ấy, y bắt đầu chiếu theo hai phần kinh văn nọ, kể cả ở hạ tầng lẫn thượng tầng để khổ luyện công phu.

Thời gian lại trôi, không biết được bao lâu, cái đói, cái khát bắt đầu xuất hiện dày vò thân xác y.

Y kinh ngạc, lẫn lo lắng!

Y nghĩ thầm:

- "Thời gian đã lâu, ta không hề ăn uống sao không cảm thấy đói khát ? Và bây giờ sao cảm giác này lại ập đến ? Nguy tai! Ở nơi này không hề có thực vật, ta làm sao tìm được để thỏa mãn điều tối cần này ? " Y buông dở việc luyện công để đắm chìm vào hai ý nghĩ:

tại sao chịu đựng đói khát lâu như vậy ? Và y phải làm gì để trấn áp cảm giác này?

Với vấn nạn thứ nhất, y không sao tìm được lời giải đáp.

Và với vấn nạn thứ hai, y lại càng không tìm được câu trả lời !

Điều này có nghĩa là:

trước khi y luyện xong công phu để có thể mạo hiểm thoát nạn thì y phải đương đầu với nỗi khó khăn lớn nhất. Nếu y đương không nổi, y phải chết dần chết mòn vì đói và vì khát.

Càng nghĩ, cái đói và cái khát càng dày và càng hành hạ y.

Nhìn các vật quanh y:

Tiêu, Sáo, Cầm... Y ước ao :

" Phải chi chúng có thể biến thành thực vật thì hay biết mấy!" Nghĩ thế, y lại nhìn cuộn lụa và quyển kinh phổ. Nếu y vì đói quá và phải nhét bừa một vật gì đó vào miệng thì vật đó chỉ có thể là quyển kinh phổ và cuộn lụa mà thôi. Dĩ nhiên vì chúng là vật mềm mại, dễ nhai, dễ nuốt.

Do nhìn chằm chằm vào hai vật này với sự thèm khát cực độ, y chợt phát hiện ở mặt sau cuộn lụa hãy còn một hàng chữ nữa mà y chưa đọc đến.

Nghĩ đây là điều y cần, y vội vã hất quyển kinh phổ sang một bên để chộp vào cuộn lụa.

Y tuyệt vọng vì nội dung của hàng chữ đó không liên quan gì đến điều y cần. Đó chỉ là lời điểm chỉ, giúp y tìm được mấu chốt cơ quan, làm cho bức tường đá kia hé mở, để lộ cho y một lối đi duy nhất là lối mà y đã bị luồng hấp lực lúc trước cuộn phăng vào.

Dù đang tuyệt vọng vì không sao tìm được vật thực, y vẫn suy nghĩ về lời điểm chỉ này.

Qua đó y hiểu lúc y ở bên ngoài chạm vào mô đá tròn lẳng, đó chính là y đã làm cho cơ quan phát động. Ngay sau đó bức tường đá liền hé mở. Theo đó, do bên trong Bích Dạ Cung là khoảng trống không to lớn, việc bức tường hé mở làm cho nước ở Bích Dạ Đầm phải xông ùa vào. Và đây chính là luồng hấp lực đã xuất hiện và đã cuốn y lọt vào Bích Dạ Cung.

Thông suốt được điều này, y lại gặp trắc trở với vấn đề vật thực.

Y lại đưa mắt tìm quanh. Và mục quang của y lại nhìn vào quyển kinh phổ.

Gọi là ý trời cũng đúng mà gọi là duyên kỳ ngộ cũng không sai, quyển kinh phổ do y vừa hất sang một bên tình cờ lại đưa trang cuối cùng vào ngay tầm thị tuyến của y.

Ở trang này có một đoạn kinh văn mập mờ như sau:

"Lãnh khí luyện thần, Lãnh thủy tẩy cốt ! Khổ hạnh nhập định, diện bích tiềm tu!

Quên đói quên khát, công phu đại thành!" Lãnh khí và lãnh thủy thì Bạch Bất Phục biết, nhưng còn khổ hạnh nhập định và diện bích tiềm tu thì y không sao hiểu được. Không lẽ theo kinh văn này y cứ nhắm mắt nhập định, gạt bỏ sự dày vò của đói khát để đạt được cái gọi là công phu đại thành?

Thế nhưng, ngay lúc này chính y còn không chịu sự đói khát cứ ập đến càng lúc càng tăng, y đâu có cách nào giũ bỏ toàn bộ những cảm giác này để nhập định?

Chợt nghĩ đến bốn chữ "diện bích tiềm tu" nghi ngờ nhìn vào bức tường đá phía trước. Đó là lối thoát như trong cuộn lụa đã điểm chỉ. Và đằng sau bức tường đá chính là Bích Dạ Đầm được đoạn kinh văn nhắc đến bằng hai chữ "lãnh thủy".

- Ô hay! Vậy còn Lãnh khí luyện thần và Lãnh thủy tẩy cốt thì sao? Hai câu kinh văn này hàm ý gì?

Đó là hai câu kinh văn mà thoạt đọc qua y nghĩ là y hiểu! Nhưng bây giờ nghĩ lại, y cứ mơ mơ hồ hồ vì y không hiểu gì cả!

Sau cùng, y kêu lên:

- Phải chăng nhờ có Lãnh khí luyện thần và Lãnh thuỷ tẩy cốt ta sẽ chế ngự được sự đói khát để có thể khổ hạnh nhập định và diện bích tiềm tu?

Y kêu như vậy vì y nhờ đến một thời gian khá dài y không hề đói khát, trước khi lọt vào Bích Dạ Cung. Phải chăng đó là nhờ y đã trải qua nhiều ngày chịu đựng lãnh khí và lãnh thủy.

Suy đi nghĩ lại, y tin rằng điều y hiểu thì mười phần đúng đến chín. Vì suốt thời gian y ở lại tiểu đảo, ngoài hai khắc không đáng kể cả buổi sáng và buổi chiều y ung dung đi lại trên tiểu đảo, thời gian còn lại của sáu khắc năm canh, y cứ luôn đầm mình vào lãnh khí xuất hiện hằng đêm, dù y đã ẩn thân dưới nước, vẫn xâm nhập vào y như để luyện thần.

Cau tít đôi mày, y có phần lưỡng lự bất quyết.

Ýù nghĩ này của y nếu là đúng để khi phát động cơ quan làm cho bức tường đá hé mở, y phải mạo hiểm với sinh mạng để đi đến một trong hai kết quả:

một là y sẽ trấn áp được cơn đói khát hành hạ và luyện được công phu đến đại thành. Hai là y bị nhấn chìm mãi mãi vào đáy Bích Dạ Đầm vì y vô phương quy trở lại hoặc thoát nạn.

Cảm giác đói khát vẫn cứ dày vò y, buộc y phải đánh liều.

Y kêu lên:

- Đằng nào cũng chết! Ta cứ liều, biết đâu tìm được cái chết trong cái chết?

Thu nhặt tất cả mọi vật dụng đặt lên chiếc ngai, vì sợ nước Bích Dạ Đầm tuôn vào huỷ hoại.

Y đi đến chân bức tường đá.

Y chậm rãi đưa tay chạm vào một mấu chốt cơ quan như trong cuộn lụa đã điểm chỉ.

Y nín thở đưa tay xoay thật mạnh.

Cạch!

Bức tường đá hé mở thật ! Và nước không phải là từ bên ngoài xộc vào mà là ở lưng chừng phía sau bức tường đá đổ ụp xuống khi bức tường đá bị cơ quan phát động.

Toàn bộ số nước này đều đổ lên đầu Bạch Bất Phục, làm cho y phải bay bắn ra bên ngoài bức tường đá.

Bõm!

Y ngã lọt thỏm và một hồ nước! Hồ nước này đủ lớn để chức đựng trọn vẹn thân thể y.

Và khi y đã hoàn toàn ngã ngồi vào hồ nước thì lúc đó, nước từ bên ngoài Bích Dạ Đầm mới thật sự tràn vào.

Aøo.... Aøo..... Trước đó. Khi y tưởng bên ngoài bức tường đá chính là đáy Bích Dạ Đầm, sợ tợp phải những ngụm nước hôi thối, y đã bế hơi ngậm miệng. Điều này chỉ giúp ích lúc y ngã lọt vào hồ nước nhỏ.

Đến khi nước ở Bích Dạ Đầm thật sự tuôn vào, vì bất phòng, y không sao tránh được, việc phải tợp vào nhiều ngụm nước ngoài dự kiến!

Vẫn chưa hết những kinh ngạc dành cho y ! toàn thân của y giờ đây hoàn toàn chìm ngập vào làn nước giá lạnh. Ngoài ra, luồng hấp lực do nước Bích Dạ Đầm tuôn vào cứ luôn xô đẩy y, buộc y phải dán lưng vào vách hồ phía sau để khỏi bị cuốn vào Bích Dạ Cung do bức tường đá đang hé mở.

Liên tiếp nhiều lượt. Y phải tợp vào những ngụm nước vừa lạnh vừa hôi thối sau khi y đã nôn thốc nôn tháo những ngụm nước trước đó y đã tợp vào.

Nước vẫn không ngừng tuôn vào miệng, y càng nôn nhiều hơn và càng tợp vào nhiều hơn.

Sau cùng, đúng vào lúc nước vừa ngừng chảy, y chỉ kịp hớp một hơi thanh khí thì nước từ bên trong bỗng tuôn ngược trở lại.

Aøo... Aøo....

Điều này, khi còn ở trong Bích Dạ Cung y đã hiểu ra lúc nhìn thấy rãnh nước nhỏ nghiêng dần ra bên ngoài. Nhưng y lại không lường được việc phải ngã ngồi vào hồ nước nằm ở dưới thấp để chịu đựng lượng nước tuôn cũng nhiều như lúc tuôn vào.

Không chi trì được nữa, y ngất đi.

Khi tỉnh lại, y vẫn thấy đang ngồi giữa hồ nước nhỏ. Nhưng phần nước chỉ ngập cổ y mà thôi.

Trước mặt y, sau lưng y, cả hai bên tả hữu của y đều là những bức tường đá cao quá năm trượng.

Sau khi nhớ lại và sau nhiều lần quan sát xung quanh, y hiểu được rằng:

lối vào Bích Dạ Cung không phải chỉ có một bức tường đá chắn lối! Có thể là hai hoặc nhiều hơn bằng cớ là ở bức tường đá sau lưng y đang có một lỗ thủng nhỏ bằng nắm tay vẫn cứ đưa nước rỉ rỉ chảy ra. Đó chính là bức tường đá y đã nhìn thấy khi ở bên trong Bích Dạ Cung.

Và bức tường đá trước mặt y cũng chưa phải là bức tường đá sau cùng, giáp với đáy Bích Dạ Đầm. Vì nước trong hồ nhỏ, nơi y đang ngồi do đầy tràn, đang ri rỉ thoát đi theo một lỗ thủng, nằm ở phần chân bức tường đá.

Tóm lại, lúc mới ngồi y đã nghĩ đúng! Hồ nước nằm giữa hai bức tường đá này là để giúp y!

Lãnh khí luyện thần!

Lãnh thủy tẩy cốt!

Khổ hạnh nhập định!

Quên đí quên khát!

Công phu đại thành!

Quả vậy, từ trên cao,không hiểu xuất phát từ đâu, từng luồng lãnh khí đang thi nhau xuất hiện! Cái lạnh của lãnh khí và cái lạnh của lãnh thủy ngay lập tức hành hạ, giúp y tạm quên đi sự dày vò của cơn đói khát.

Y hiểu ra, vội dẹp bỏ tạp niệm, chuyên chú luyện công theo kinh văn y đã làu thông.

Y chìm dần vào vô thức.

Thời gian tiếp tục trôi!

Bỗng ở sau lưng y, một cái đau khôn tả chợt xuất hiện làm y tỉnh lại.

Mục quang của y chạm phải bức tường đá vây kín tứ bề và làn nước giá lạnh vẫn đang ngập đến cổ y, tất cả ngay lập tức đưa y trở lại thực tại.

Y thức ngộ một hiện thực, việc "diện bích tiềm tu" quả thật đã giúp y quên đi đói khát. Đây tuy là điều phi lý, nhưng sự thật lại xảy ra cho y.

Lưng y lại đau nhói khiến y nhớ lại nguyên nhân sự lai tỉnh vừa rồi của y.

Y hoang mang:

liệu hai lần đau nhói đó có phải là điều đương nhiên xảy ra cho bất kỳ ai khi luyện nội công tâm pháp không?

Nhẩm lại toàn bộ kinh văn kể cả ở hạ tầng lẫn thượng tầng của Ngũ Tuyệt Công Phu Thượng Tầng, y hồ nghi điều này. Vì nào có câu chữ nào trong kinh văn đề cập đến một việc tương tự.

Có nghĩa là sự đau nhói xảy đến với y phải do nguyên nhân khác! Đó là nguyên nhân gì?

Vừa chờ thêm được một lúc vừa tìm hiểu y an tâm dần vì cái đau nhói đó không xuất hiện nữa.

Lãnh khí vẫn tiếp tục xuất hiện, minh chứng rằng trong suốt thời gian y nhập định lãnh khí vẫn thổi không hề ngừng nghỉ, y có cảm giác lạnh.

Để chống lại cái lạnh, y tiếp tục luyện công, tiếp tục nhập định.

Và lần thứ hai, sự đau nhói lại đến với y khiến y từ vô thức trở lại với nhận thức.

Lần đau nhói này không những đau hơn lần trước mà dường như còn âm ỉ đau dài hơn.

Y lại băn khoăn:

- "Sao lại thế này? Không lẽ đây là dấu hiệu báo trước việc ta sẽ bị tẩu hỏa nhập ma do đã miễn cưỡng luyện công theo hai phần kinh văn?" - Ối!

Nỗi đau đột ngột tăng lên khiến y không kềm được buộc phải bật lên tiếng kêu đau đớn.

Và ngay sau đó, dường như y cảm nhận được cái đau đang di chuyển trong người y.

Đó như một vật thể sống đang tung tăng bơi lượn trong huyết mạch của y, khác với sự dẫn lưu của chân khí cuồn cuộn tuôn chảy theo kinh mạch.

Y lo lắng:

- "Vậy là không có liên quan gì đến nội công tâm pháp? Tuy ta không còn sợ chân khí nghịch hành dẫn đến tẩu hoa? nhập ma, nhưng nếu nỗi đau này cứ tái diễn ta làm sao toàn tâm toàn ý cho việc "diện bích tiềm tủ".

Thế nhưng, như hiểu được nỗi lo lắng của y, vật thể kỳ lạ đó bỗng dưng dừng lại và y không cảm thấy đau nữa.

Thoáng an tâm, y tiếp tục luyện nội công.

- Hừ...! Rừ....Rừ....

Cái đau lại xuất hiện! Và lần này không hiểu sao cảm giác đau đó lại làm cho toàn thân y phải run bắn lên.

Cố cắn răng, chịu đựng, y lại suy nghĩ:

- "Không lẽ do ta đầm mình quá lâu vào lãnh thủy, cái lạnh buốt của lãnh thuỷ đã xâm nhập vào xương tủy khiến ta phải đau và phải run bắn toàn thân như thế này?".

Dù y đang cắn chặt hai hàm răng lại với nhau nhưng toàn thân vì cứ run bắn nên hai hàm răng vẫn gõ vào nhau!

Cố hết sức để chi trì, y tự biện luận:

- "Không lý nào lại có chuyện này! Vì nếu cái lạnh của lãnh thủy đang thấm vào tận xương tủy thì ta không chỉ cảm thấy đau ở một chỗ, phải là đau khắp toàn thân mới đúng!".

Nghĩ không ra nguyên nhân và do muốn trấn áp việc toàn thân đang run bắn như quá lạnh, y mạo hiểm nhắm mắt tọa công và cố tình không lưu tâm đến cái đau âm ỉ đang do vật thể bí ẩn kia gây ra.

- Hứ!

Keng!

Như có người nắm tóc lôi lên toàn thân y bất giác nhảy dựng do cái đau khôn tả lại xuất hiện lần thứ tư.

Thế nhưng, cái đau chợt chấm dứt một cách đột ngột như lúc nó đột ngột xuất hiện trong lúc y tọa công.

Nếu điều này làm y kinh ngạc thì âm thanh kia dù nhỏ nhưng vẫn là tiếng động của âm thanh va chạm xuất hiện ngay lúc y đau, còn làm cho y kinh ngạc nhiều hơn.

Kinh nghi, y quay đầu nhìn về phía sau, nơi mà y nghĩ rằng đã xuất phát ra tiếng động lọt vào thính lực của y.

Như đã nói, phía sau y hay xung quanh thân thể y đều là vách đá tạo thành cái hồ nhỏ cho y ngồi lọt thỏm, nên có phần nghi ngờ thình lực của y.

Aâm thanh kia có lẽ do mường tượng ra và không có thật. Nhưng, mục quang của y bất chợt nhìn thấy một điểm hàn quang ngay trên vách đá của hồ nước phía sau y.

Nhìn chằm chằm vào diểm hàn quang đó một lúc y chợt hiểu ra:

- Hừ! Thì ra là phần Tuyệt Mạng Phi Châm do lão Giáo chủ họ Thôi hạ thủ vào ta trước kia?

Y thoáng mừng vì thế là y không cần tìm đến Quỷ Y Ma Thủ, sư bá của Thôi Oanh Oanh nữa.

Việc y luyện nội công tâm pháp của Nhị Tuyệt trong Ngũ Tuyệt không ngờ lại giúp y vượt qua kiếp nạn này!

Hoàn toàn bình tâm vì không còn nỗi lo lắng canh cánh bên lòng y lại luyện công. Hồi 13

Quay Lại Chốn Xưa Lòng Quặn Đau

Chân Trời Góc Bể Tìm Thân Mẫu

Đỉnh Âm Sơn vẫn lộng gió! Và gió vẫn đi theo triền núi để phủ chụp lấy toàn bộ vạn vật nằm ở phía dưới và xung quanh ngọn Âm Sơn.

Khu mộ địa rộng bạt ngàn ở ngay chân núi đương nhiên cũng bị gió thổi tràn trề tạo cho quang cảnh khu mộ địa ngày càng thêm vẻ hoang lương và có phần ghê rợn.

U... U... U... Gió xuyên qua từng lùm cây dại, lách qua từng ngôi mộ để rồi sau đó biến thành những nhịp thở phập phồng và những tiếng thầm thì của bọn cô hồn dã quỷ. Điều này càng làm cho khu mộ địa thêm vắng lặng dẫu bây giờ đang là buổi chiều tà, đêm hãy còn lâu mới phủ chụp vạn vật.

Thế nhưng, sự ghê rợn của khu mộ địa vẫn chưa phải là hết.

Một bóng nhân ảnh với y phục trắng bỗng chập chờn lúc ẩn lúc hiện giữa khu mộ địa.

Sắc da trắng nhợt, hai mắt lấp loáng tinh quang, phiêu phiêu hốt hốt, chân không chạm đất, bóng nhân ảnh này khó có thể được xem là một con người sống.

Vả lại, nếu là con người sống thì người này xuất hiện giữa khung cảnh này rất dễ khiến cho ai đó nhìn thấy phải tưởng lầm là bóng u linh. Vì chỉ có bóng u linh mới có cách di chuyển như thế này và chỉ có bóng u linh mới ung dung xuất hiện giữa một khung cảnh hoang lương là khu mộ địa.

Tuy nhiên, nếu là bóng u linh thì phương hướng di chuyển của bóng đó có điều lạ thường.

Bóng đó chỉ lướt qua khu mộ địa để đến một mái thảo lư nằm kề với khu mộ địa đó.

Thông thường nhà của bọn cô hồn dã quỷ chính là nấm mộ dã chôn cất thi thể của chúng! Chúng không thể đi đến bất kỳ một mái nhà nào nhất là khi bóng đêm chưa về.

Vậy thì bóng nhân ảnh này chưa chắc đã là bóng u linh.

Đã thế, khi bóng này đến trước mái thảo lư bỗng mở miệng phát thoại. Và âm thanh phát ra chính là âm thanh chỉ có ở con người còn sống. Vì bóng đó gọi vọng vào mái thảo lư kia:

- Mẫu thân! Phục nhi của mẫu thân đã về đây.... mẫu thân!

Có lẽ bóng đó đang trong một tâm trạng nôn nóng nên miệng thì gọi và chân thì bước luôn vào bên trong.

Đến lúc này, khi tiếng bước chân của bóng đó vang lên rõ mồn một, cộng với lời phát thoại ầm vang kia, tất cả minh chứng rằng bóng đó không là bóng u linh.

Và bóng đó không những là con người sống hẳn hoi mà còn là Bạch Bất Phục.

Trải qua một thời gian dài không nhìn thấy ánh dương quang, lại phải luôn đầm mình vào làn nước lãnh thủy, sắc da của Bạch Bất Phục trắng nhợt là lẽ đương nhiên.

Và ngay sau khi ly khai Bích Dạ Cung, nơi mà Bạch Bất Phục phải tìm đến đầu tiên chính là nơi này.

Nỗi nhớ nhung mẫu thân khiến Bạch Bất Phục phải nôn nóng.

Thế nhưng, bóng dáng của mẫu thân không hề hiện diện.

Bạch Bất Phục dễ dàng nhận ra điều này kể từ lúc đặt bước chân đầu tiên vào nơi đã từng là nhà, là mái ấm của y.

Vì mọi vật dụng trong nhà đang được một lớp bụi thời gian phủ lấp. Không những thế, ở bất kỳ xó xỉnh nào cũng có sự hiện diện của lớp tơ giăng nhện bám.

Bạch Bất Phục thoáng chấn động vì việc xảy ra ngoài dự liệu:

- Mẫu thân đã đi đâu ? Hay là....

Không dám nói tiếp những gì còn là trong ý nghĩ, Bạch Bất Phục khẽ chợt động thân hình và biến mất hút về phía sau.

Ở phía sau không có cái mà Bạch Bất Phục muốn tìm, y vội đảo người về bên tả rồi sang phía hữu của mái thảo lư.

Đứng lặng người ở phía trước,Bạch Bất Phục lại lẩm bẩm:

- Không có dấu hiệu nào chứng tỏ mẫu thân đã tạ thế! Việc vắng bóng của mẫu thân chỉ có thể hiểu theo hai cách:

mẫu thân vì thương nhớ đang lặn lội tìm ra! Còn không đôi nam nữ độ nào vì không giàm sát được ta nên trút giận vào mẫu thân?

Sau một lúc ngẫm nghĩ, Bạch Bất Phục vụt kêu lên:

- Dù chân trời góc bể, hài nhi quyết phải tìm được mẫu thân!

Trong chớp mắt, bóng nhân ảnh của Bạch Bất Phục lại mất dạng.

Cuối cùng Bạch Bất Phục đã có được một thân võ học như mong muốn. Đây là điều sẽ khiến cho đôi nam nữ trước kia nếu biết được sẽ phải căm tức. Và đó cũng là cách mà Bạch Bất Phục vừa nghĩ ra.

Bạch Bất Phục sẽ khiến cho đôi nam nữ kia hiện thân và qua đó Bạch Bất Phục sẽ biết được tung tích của mẫu thân.

Trên đường xuôi tây, một vị công tử có dáng dấp phong lưu tao nhã đang thong dong đếm bước.

Trên tay vị công tử đang phe phẩy một chiếc quạt giấy. Và chiếc quạt giấy này cũng mang một màu sắc trùng hợp với bộ nho phục trắng tuyền của vị công tử.

Với sắc diện trắng hồng, toàn bộ vẻ ngoài của vị công tử đâu khác gì cây ngọc trước gió? Và có thể nói:

vị công tử này chính là Phan An tái thế , Tống Ngọc hồi sinh.

Vị công tử vẫn ung dung bước đi, cho dù trời sắp về chiều và trấn thành ở phía trước hãy cõn cách đó ngoài năm dặm.

Điệu bộ ung dung của vị công tử trong chớp mắt liền biến mất. Chàng dừng lại và nghiêng đầu sang một bên.

Chàng chợt mỉm cười và lắc nhẹ đôi vai.

Với hành động này, vị công tử có dáng cách thong dong vụt đổi xác để biến thành trang nam tử hán có thân thủ bất phàm.

Do phát hiện có nhiều tiếng động khả nghi chàng vội thi triển khinh thân pháp và lao đi thần tốc.

Tại một cánh rừng thưa vẫn còn nằm khá xa so với trấn thành, một khu trang viên có phần nào hoang phế liền xuất hiện trong tầm thị tuyến của vị công tử.

Tiếng động khả nghi mà chàng nghe được vẫn đang phát ra từ khu trang viện.

Vẫn bằng khinh thân pháp ảo diệu, chàng tránh xa phía chính diện để tìm cách vòng về phía sau khu trang viên.

Đúng với nhận định của chàng, ở phía sau khu trang viên quả nhiên đang có nhiều nhân vật giang hồ xuất hiện.

Đôi mục quang của chàng bỗng lóe lên những tia nhìn bí ẩn. Chàng căng mắt nhìn vào từng diện mạo của một vòng người gồm hơn hai mươi nhân vật vận y phục đen tuyền.

Giữa vòng người Hắc Y Nhân đó là hai nhân vật đang mang hai nét mặt hoàn toàn mâu thuẫn.

Một người có xấp xỉ lục tuần đang giương giương tự đắc nhìn bọn Hắc Y nhân với cái nhìn vừa thách thức vừa giễu cợt.

Nhân vật cònn lại cũng có niên kỷ tương tự nhưng lại bắn xạ tia nhìn lo sợ vào bọn hắc y nhân.

Vòng vây vẫn khép kín chứng tỏ hai nhân vật cao niên kia đang bị bọn Hắc Y nhân uy hiếp.

"Tại sao cùng bị uy hiếp nhưng một người thì lo sợ còn một người thì không?" Vị công tử nghi ngờ, đưa mắt nhìn theo hướng nhìn của nhân vật có sắc diện lo sợ kia.

Ngay tức khắc đôi mục quang của chàng liền loé lên hai tia hung quang. Bởi diều chàng đang nhìn thấy là điều phi nhân đến không tưởng.

Trong tay của một Hắc Y nhân, một vị nữ lang có niên kỷ độ đôi tám đang bị tên Hắc Y nhân đó giữ chặt.

Không những thế, tên Hắc Y nhân còn dùng đại đao đặt kề vào cổ của vị nữ lang kia.

Sắc diện của nữ lang cũng mang đầy vẻ sợ hãi đâu khác gì sắc diện của nhân vật cao niên kia.

"Sự lo sợ của cả hai dường như cả hai có điều gì đó tương quan?" Vị công tử mới nhìn ra điều này thì tên Hắc Y nhân kia bỗng quát lên:

- Lão thất phu ! Nếu lão không giao lão họ Đồng cho bọn ta, tiểu nha đầu này chắc chắn phải chết !

Ngược lại, nhân vật cao niên có thái độ tự đắc kia ung dung hăm dọa ngược lại:

- Lũ súc sinh bọn ngươi nếu không thả Đồng nha đầu, lão phu lập tức hủy diệt người mà bọn ngươi muốn bắt giữ.

Thu tia nhìn hung quang lại, vị công tử vẫn nhìn toàn cảnh bằng cái nhìn đầy nghi hoặc:

- "Thế là thế nào? Nữ lang kia và lão trượng nọ Ở chung một họ Đồng, chẳng hoá ra bọn Hắc Y Giáo và lão nhân kia cùng dùng tính mạng của cả hai để uy hiếp lẫn nhau ư ? Nếu vậy còn gì là đạo lý ?" Xoay chuyển ý nghĩ thật nhanh vị công tử bỗng ứng tiếng đánh động.

- Cho hỏi ở phía trước có phải chư vị bằng hữu ở Hắc Y Giáo không?

Âm thanh vang lên khá đột ngột khiến cho mọi người đương diện đều phải kinh ngạc lẫn hoang mang. Hoang mang nhất chính là nữ lang và lão trượng họ Đồng.

Tuy nhiên, âm thanh đáp lại là do tên Hắc Y Nhân kia phát ra:

- Là vị bằng hữu nào quang lâm.

Với dáng điệu ung dung vị công tử vừa phe phẩy chiếc quạt giấy vừa tiến đến đương trường.

Vòng Hắc Y nhân vội tách ra tạo một khoảng trống đủ cho mọi người cùng nhìn thấy vị công tử.

Nét mặt vừa tỏ ra căng thẳng của lão nhân tự đắc chợt giãn ra khi nhìn thấy kẻ xuất hiện chỉ là một tên nho sinh công tử, sức trói gà không chặt.

Ngược lại, tên Hắc Y nhân vừa lên tiếng bỗng sa sầm nét mặt, y quát:

- Tên đồ gàn kia, ngươi là ai? Ngươi có mấy thủ cấp mà dám gọi bừa bọn ta là bằng hữu?

Không để tâm đến tiếng quá nạt đầy giận dữ của tân Hắc Y nhân,vị công tử vẫn ung dung tiến qua vòng người.

Nghĩ đến câu nói:

"Không là mãnh long không quá giang!". Tên Hắc Y nhân nọ rít lên:

- Đứng lại! Các hạ còn bước tới nữa đừng trách bổn Đường chủ xem các hạ là địch nhân!

Thoáng dừng lại, vị công tử chợt vòng tay thủ lễ với chiếc quạt được khép lại nhẹ nhàng:

- Đường chủ bất tất phải khẩn trương. Lời của tai hạ tuy có phần quá đáng nhưng thật sự tại hạ chính là bằng hữu với lệnh Giáo Chủ quý giáo.

Tên Hắc Y nhân lộ vẻ nghi ngờ:

- Các hạ nói đúng không? Sao bổn Đường chủ không hề nghe Dương Giáo Chủ nhắc đến loại bằng hữu như các hạ?

Vị công tử chớp nhẹ đôi mắt như muốn che giấu diều đang nghĩ. Vị công tử nhẹ nhàng hỏi lại:

- Đường chủ dám gọi bằng hữu của lệnh Giáo Chủ là loại này loại nọ ư ? Đường chủ nghĩ sao nếu tại hạ nói lại việc này cho Độc Tâm Thiết Trảo Dương Côn Dương Giáo chủ biết ?

Kẻ dám gọi thẳng tên tục của Giáo chủ chỉ có hai hạng người:

hoặc là bằng hữu thật sự thâm giao hoặc là kẻ thù của Giáo chủ.

Tên Hắc Y nhân tuy biết rõ điều này nhưng y lại không dám mạo phạm.

Y có phần dịu giọng khi tìm cách dò hỏi:

- Chẳng hay tôn danh đại tính của các hạ là gì?

Phạch!

Vị công tử ung dung mở quạt, vừa phe phẩy vị công tử vừa đáp:

- Đường chủ cứ gọi tại hạ là Bạch Y công tử, thế cũng đủ!

Dứt lời, vị công tử lại nhẹ nhàng bước đến.

Tên Hắc Y nhân tuy nhìn thấy cử chỉ của vị công tử này, nhưng do mải lẩm nhẩm lập lại cách gọi của vị công tử kia nên y không thể nào thốt lời ngăn lại:

- Bạch Y công tử ? Danh xưng này nghe rất lạ, bổn Đường Chủ mới lần đầu được nghe.

Y chợt nhận ra vị công tử đang đi đến và đi đến quá gần bèn cao giọng để hỏi:

- Thật sự là thế nào ? Các hạ có đúng là bằng hữu của tệ Giáo Chủ không?

Lúc đó, vị công tử do đang hướng mắt nhìn vào khuôn mặt sợ sệt của nữ lang nên câu hỏi của tên Hắc Y nhân như không lọt vào thính nhĩ của chàng.

Vị công tử hất hàm về phía nữ lang và hỏi tên Hắc Y nhân:

- Đây là địch nhân của Đường Chủ à ? Ồ... Hình như Đường chủ vừa mới hỏi tại hạ điều gì đó thì phải?

Tên Hắc Y nhân tuy gật đầu đáp lại câu hỏi của vị công tử về nữ lang họ Đồng ,nhưng miệng của y thì hỏi:

- Bổn Đường Chủ muốn biết giữa các hạ và tệ Giáo Chủ có phải là....

Tình thế vụt thay đổi khi vị công tử nạt lớn:

- Đã muộn rồi ? Bổn công tử là thù chứ không là bằng hữu của lão Dương Côn!

Tiếng quát nạt của vị công tử làm cho tên Hắc Y nhân bàng hoàng.

Và dù bàng hoàng nhưng phản ứng của y thật xứng đáng với cương vị Đường Chủ Hắc Y Giáo.

Y lôi nữ lang sang một bên và chớp động đại đao với tiếng quát vang dội:

- Muốn chết !

Nhưng tiếng quát của vị công tử còn lớn hơn:

- Buông tay!

Vị công tử khẽ nghiêng đầu, đồng thời xếp nhanh chiếc quạt! Dùng đuôi quạt được xếp chặt như một vũ khí, vị công tử điểm nhanh vào hồ khẩu tay cầm đại đao của tên Hắc Y nhân!

Xoảng!

Thân thủ của vị công tử quá nhanh khiến cho tên nọ phải buông rơi đại đao vì không thể nào nắm giữ được một khi hồ khẩu tay bị tê rần.

Thu tay về, tên Hắc Y nhân tiện đà định quật chưởng vào đầu của nữ lang họ Đồng. Vì y nghĩ rằng sự can thiệp của vị công tử ắt phải dính líu đến vị nữ lang.

Y nghĩ không sai nhưng hành dộng của y lại quá chậm so với ý nghĩ.

Vị công tử xoay người đảo bộ và lập tức bóng nhân ảnh của chàng từ một liền hoá thành ba. Đồng thời cả ba bóng nhân ảnh này cùng quay tít như chiếc quạt.

Có tiếng quát của vị công tử vang lên:

- Ngươi đáng chết!

Bản lĩnh của vị công tử thật cao thâm khó lường! Ba chiếc quạt cùng được vũ lộng, đáng lý ra phải là một thực hai hư! Vì nhân ảnh của chàng thực sự chỉ có một, chỉ có bóng mới là hai chiếc bóng.

Thế nhưng hoặc là ba chiếc bóng đều là người thật, hoặc do vị công tử xuất thủ liên tiếp ba chiêu nên cả ba chiêu đều là thực chiêu.

Một chiếc quạt gõ vào huyệt hiệp cốc trên tả thủ của tên Hắc Y nhân khiến y phải buông thả vị nữ lang.

Một chiếc quạt thứ hai công kích vào kiên tĩnh huyệt trên đầu vai hữu của y, làm cho y phải buông dở nửa chừng chiêu chưởng sát thủ.

Còn chiếc quạt thứ ba thì nhanh tốc xoáy vào mi tâm huyệt của tên Hắc Y nhân và đó chính là điều thức tối hậu của vị công tử.

Ba tiếng động như vang lên cùng một lúc, không tiếng nào trước tiếng nào! Chỉ có tiếng động thứ tư, tiếp đó là tiếng động thứ năm mới phát ra sau, chậm hơn và có kết cục rõ ràng.

Đó là tiếng tia máu phun ra từ Mi tâm huyệt của tên Hắc Y nhân, trước khi y ngã xuống và hồn du địa phủ.

Mọi người đương diện ngay từ đầu vẫn lẳng lặng theo dõi và đến lúc này bọn họ mới có phản ứng.

Bọn giáo đồ Hắc Y Giáo bất đồng gào lên, rống lên:

- Tiểu tử đã giết Tả Đường Chủ!

- Phải báo thù cho Tả Đường Chủ!

- Tiến lên ! Bằm xác tiểu tử ra!

Hai lão nhân ở giữa vòng vây thì mỗi người kêu mỗi phách:

- Tiểu Hoa chạy mau đi ! Đừng lý gì đến nội tổ !

- Hay lắm Tiểu Hoa ! Mau lại đây với ta nào !

Nghe lọt tại từng âm thanh một, vị công tử dùng chiếc quạt giữ nữ lang họ Đồng lại. Chàng nói thật nhỏ, thật nhanh:

- Tiểu muội tử đứng lại đã. Đừng đi vội.

Ngay sau đó chàng đổi giọng quát thật lớn:

- Bọn Hắc Y Giáo đồ nghe đây! Cái chết của Tả Đường Chủ là gương cho bọn ngươi. Bọn ngươi còn loạn động đừng trách bổn công tử hạ thủ bất lưu tình.

Bọn Hắc Y Giáo đồ bị tiếng quát kinh thiên động địa uy hiếp phải rúng động tâm can.

Bọn chúng vừa nín bặt, vị công tử lại quát bảo:

- Khi quay lại Ma Vân Cốc, bọn ngươi nói cho lão Dương Côn biết :

Bạch Y công tử sẽ đến bái phỏng lão! Cút đi!

Càng thêm rúng động bởi thiện bất lai mà lai bất thiện, bọn Hắc Y Giáo đồ thoáng đưa mắt nhìn nhau rồi đồng loạt tháo chạy!

Vị công tử vẫn ngăn vị nữ lang bằng chiếc quạt, cho dù lão nhân đang tự đắc kia vẫn cứ tự đắc:

- Thần uy của công tử thật bất phàm. Không phí công lão phu dùng khổ nhục kế để chi trì với bọn hung đồ Hắc Y Giáo.

Ngay khi lão nhân dứt lời, cả lão trượng kia lẫn nữ lang nọ cùng kêu lên:

- Lão bá bá nói sao ? Hành vi vừa rồi của lão bá bá chỉ là giả vờ thôi sao ?

- Quỷ Y lão huynh nói có thật không? Đây là khổ nhục kế của lão huynh nhằm cứu nguy cho Đồng mỗ à ?

Bật cười đắc ý, lão nhân vừa được lão trượng họ Đồng gọi là Quỷ Y lẹ miệng giải thích:

- Đồng huynh nghĩ thật lạ. Là một y sư, phận sự của mỗ ngoài việc trị bệnh còn phải nghĩ cách chi trì tính mạng cho Đồng huynh là bệnh nhân của mỗ. Do gặp lúc khẩn trương nên mỗ không tiện thương lượng. Làm cho Đồng huynh phải một phen hoảng sợ, đó là lỗi của mỗ. Hà...hà...hà...!

Lời giải thích của Quỷ Y nghe thật xuôi tai, vậy mà đối với vị công tử, tràng cười sau đó của lão lại có vẻ thiếu thành thật.

Chàng còn đang ngẫm nghĩ, chưa kịp có phản ứng, lời của lão Quỷ Y lại vang lên và là nói với chàng:

- Bạch Y công tử có thể cho lão phu biết tánh danh cùng sư thừa không?

Tiếp đó, chàng chưa kịp đáp thì Quỷ Y lại nhanh mồm nhanh miệng gọi nữ lang họ Đồng:

- Tiểu Hoa ! Điệt nữ sao còn chưa đáp tạ ân cứu mạng của ân nhân? Mau đáp tạ đi, rồi lại đây giúp lệnh tổ đi vào nhà!

Thông thường, bất kỳ ai cũng vậy khi đang gặp nguy lại có người lạ mặt ra tay giải nguy, ý đồ của người lạ mặt đó tất sẽ bị kẻ khác nghi ngờ.

Nữ lang họ Đồng không phải là ngoại lệ, nhất là vào lúc này vẫn bị Bạch Y công tử dùng chiếc quạt ngăn đường.

Hiểu được sự nghi kỵ của nàng, Bạch Y công tử vội thu chiếc quạt về và bước tránh sang một bên.

Đến lúc đó nữ lang mới lên tiếng:

- Đa tạ ân cứu mạng của ... ân công!

Khó gọi chàng là Bạch Y công tử, vì cách gọi này chỉ dùng cho người quá thân quen hoặc hoàn toàn xa lạ. Đằng này, vị công tử vừa có ân cứu mạng, xem là xa lạ thì không đúng, nhưng có thế là quá thân quen thì không đủ. Sau một thoáng ngập ngừng, nữ lang bèn gọi là ân công.

Mỉm cười thân thiện, vị công tử đáp nhẹ:

- Mong tiểu muội tử đừng để tâm. Bạt đao tương trợ khi gặp bất bằng chỉ là chuyện thường tình thôi mà.

Lần thứ hai được vị công tử hào hoa tuấn tú gọi là tiểu muội tử, nữ lang nọ chợt hây hây đỏ đôi gò má.

Nàng thoăn thoắt tiến đến với lão trượng họ Đồng. Nàng gọi một cách lo lắng:

- Nội tổ! Nơi này cách tổng đàn Hắc Y Giáo không xa. Để hài nhi đưa nội tổ đi nơi khác ẩn thân.

Và khi nữ lang họ đồng vòng tay qua người lão trượng kia để dìu đi vị công tử mới kinh ngạc kêu lên:

- Lão trượng xin chớ trách tiểu bối lắm lời, thương thế của lão trượng....

Lão Quỷ Y chợt cười lạnh:

- Ngươi tự biết là lắm lời, còn hỏi làm gì ? Phải chăng việc ngươi xuất hiện là có ý đồ gian trá ? Hừ !

Chàng không kịp nói lời biện minh sau câu hỏi đầy ác ý của lão Quỷ Y, lã còn nói thêm lời đề quyết:

- Xem ra tâm ý của ngươi cũng không khác gì bọn hung đồ Hắc Y.

Chàng nhếch môi cười nhạt:

- Nếu tiền bối không phải là y sư, lấy việc cứu người làm trọng, vãn bối nhất định không bỏ qua câu nói vừa rồi của tiền bối. Vãn bối chỉ muốn nhắc tiền bối một điều, nếu vãn bối có ác ý, vãn bối không cần vội hiện thân và ra tay. Làm ngư ông đắc lợi vẫn tốt hơn nhiều! Cáo biệt!

Chàng động thân đi ngay, sau khi dứt lời. Nhưng trước đó, chàng vẫn kịp nhìn thấy có hai đôi mắt đang dõi nhìn chàng. Một thì đắc ý còn một kia thì lại có phần nuối tiếc xem lẫn ân hận! Đó là ánh mắt nhìn của lão Quỷ Y và của nữ lang họ Đồng. Hồi 14

Nghi Ngờ Tâm Địa Lão Quỷ Y

Thi Thố Thần Công Giải Cứu Người

Cố tình không nói ra là chàng đã biết lão Quỷ Y là ai, quay lưng đi, với nghi vấn trùng trùng vị công tử đi được một lúc liền lén quay lại.

Chàng có phần ngạc nhiên vì mới đó lão Quỷ Y và nội điệt nữ lang kia đã không thấy tăm dạng.

May thay, đúng lúc chàng định đâm bổ đi tìm họ thì bên trong khu trang viên bỗng le lói một ánh đèn.

Biết họ vẫn còn ở đây, chàng càng thêm nghi hoặc:

"Nữ lang kia đã nhận định đúng, rất có thể lão Dương Côn sẽ theo chân bọn Hắc Y Giáo đồ tìm đến đây. Tại sao nội tổ của nàng và lão Quỷ Y có thể khinh suất như vậy?

Hay họ đã sẵn biện pháp đề phòng?" Tin vào điều này vị công tử dù đang âm thầm tiến vào khu trang viên, nơi có ánh sáng đèn nhưng di chuyển rất thận trọng.

Sự thận trong của chàng vừa là không thừa vừa là rất thừa. Vì lúc đó, có âm thanh giọng nói của lão Quỷ Y vang lên:

- Ngươi không cần phải tỏ ra lo ngại, Tiểu Hoa ! Bọn Hắc Y Giáo nếu có đến đây, cho dù qua ánh đèn chúng phát hiện được chúng ta, chúng chỉ đến để tìm chết.

Hà...hà...hà....

Lại là tràng cười đầy giả dối của lão Quỷ Y khiến cho vị công tử càng lúc càng nghi ngờ lão.

Chàng nghe lão trượng họ Đồng lên tiếng và qua âm thanh này chàng thoáng hồ nghi về thương thế của lão. Bởi âm thanh của lão chừng như vô lực, không phù hợp với người đang được lão Quỷ Y gọi là lão huynh và càng không phù hợp với cảnh xảy ra ban chiều. Vì muốn lao sư động chúng, với lực lượng hơn hai mươi người, bọn Hắc Y Giáo hành động như thế không phải dễ đối phó với một người không có võ công.

Nhưng âm thanh của lão trượng họ Đồng thực sự vang lên không có lấy một chút nội lực:

- Đồng mỗ chỉ biết lão huynh có tài diệu thủ qua danh hiệu Quỷ Y Ma Thủ, không hiểu Quỷ Y lão huynh hàm ý gì khi bảo bọn Hắc Y Giáo đồ nếu kéo đến đây chỉ là tìm chết.

Ngược lại, khi âm thanh dịu nhẹ của nữ lang kia vang lên thì đó lại là âm thanh đầy hùng khí chứng tỏ nữ lang có biết võ công:

- Lúc mới rồi hài nhi nhìn thấy lão bá bá vừa di vừa rải không ít loại bột trắng, phải chăng chỗ bột này là biện pháp lão bá bá muốn đối phó với bọn hung đồ?

Tràng cười đắc ý của lão Quỷ Y một lần nữa vang lên:

- Hà...hà...hà...! Đây chỉ là tài mọn của lão phu mà thôi. Đâu dám cho Nhị Nguyên Vô Cực Đồng Lão huynh phải để vào mắt?

Lão trượng họ Đồng với ngoại hiệu là Nhị Nguyên Vô Cực vụt kêu lên:

- Thì ra Quỷ Y lão huynh đã phải dụng độc thủ? Không ngờ vì việc riêng tư của Đồng mỗ lại khiến lão huynh phải bị bọn Hắc Y Giào liệt vào hạng cừu thù. Mỗ thật áy náy.

Nữ lang kia chợt hỏi:

- Độc thủ của lão bá bá là gì vậy, nội tổ?

Không chờ Nhị Nguyên Vô Cực Đồng lão lên tiếng, lão Quỷ Y Ma Thủ vội giải thích:

- Lão phu đương thời tuy được liệt vào Thế Ngoại Tam Quỷ, nhưng so về công phu lão còn kém xa nhị Quỷ kia. Lão chỉ hơn họ Ở tài Quỷ Y và Ma Thủ mà thôi. Cái mà lệnh nội tổ khách khí gọi là độc thủ, thực sự chỉ là chút ít độc môn thô thiển của lão phu. Chỗ bột đó là do lão phu chế luyện, được lão phu gọi là Cửu Bộ Nhập Tiên Cảnh. Tên gọi quá tầm thường phải không ? Hà..hà...hà...!

Dù lão Quỷ Y Ma Thủ vừa nhún nhường tự nhận tên gọi của chất bột đó là quá tầm thường, nhưng vị công tử khi nghe được phải rúng động khắp châu thân. Vì năm chữ Cửu Bộ Nhập Tiên Cảnh rõ ràng là ám chỉ:

hễ ai hít vào hay chạm phải loại độc dược này, chỉ sau chín lần bước đi, chắc chắn sẽ hồn lìa khỏi xác. Đây là loại kịch độc khác thường, không hề tầm thường như lão Quỷ Y vừa bảo.

Có lẽ hiểu được điều này nữ lang kia kêu lên nho nhỏ:

- Đúng là độc thủ có năng lực ngăn được thiên binh vạn mã chứ chẳng không.

Tiếp đó, lão Quỷ Y lên tiếng chuyển đề tài:

- Đồng lão huynh. Việc Đồng lão huynh và lệnh điệt lặn lội đường xa, tìm mỗ để chữa trị chứng bán thân bất toại của lão huynh, mỗ đã biết rồi. Nhưng một khi lão huynh không chịu nói rõ nguyên nhân, mỗ có là Quỷ Y cũng phải bó tay. Mong lão huynh nghĩ lại cho và nên hợp tác với mỗ.

Giọng của lão trượng họ Đồng nghe thật nao lòng:

- Dù chưa nói nhưng mỗ tin rằng Quỷ Y lão huynh cũng đã đoán được. Chúng ta đều là người giang hồ, nguyên nhân nào khiến mỗ ra nông nỗi này, không lẽ lão huynh không biết ?

- Nói như Đồng lão huynh thì đây là hiện tượng chân khí nghịch hành ?

Giọng của lão họ Đồng càng lúc càng nhẹ đi. Để nghe được vị công tử ở bên ngoài phải nhích dần đến:

- Lão huynh thật không hổ danh Quỷ Y.

lời lẽ của Quỷ Y vang lên tiếp đó, đúng là cách nói của y sư.

Lão dò hỏi:

- Có hai tình huống dẫn đến chân khí nghịch hành. Không hiểu Đồng lão huynh gặp phải tình huống nào ?

- Quỷ Y lão huynh hãy nói rõ hơn nào.

- Tình huống thứ nhất là do Đồng lão huynh đang tọa công bị kẻ khác làm kinh động.

- Vậy là không phải tình huống này.

- Tình huống thứ hai là do luồng chân khí nội thể bị xung khắc, dẫn đến tẩu hoa? nhập ma.

- Đúng là tình huống này. Mong Quỷ Y lão huynh dùng tài diệu thủ chữa trị cho.

- Nhưng mỗ hãy còn điều chưa hiểu, muốn hỏi rõ hơn.

- Lão huynh cứ hỏi. Sự thể thế nào mỗ không dám giấu.

- Đồng lão huynh có ngoại hiệu là Nhị Nguyên Vô Cực, nội công của lão huynh đương nhiên phải kiêm tu đủ cả âm dương. Mỗ không hiểu tại sao chân khí của lão huynh đột nhiên xảy ra hiện tượng xung khắc ?

- Đó cũng là điều mỗ muốn lãnh giáo Quỷ Y lão huynh.

- Hừ ! Ngoại trừ trường hợp Đồng lão huynh ăn phải loại trân dược. Và loại trân dược đó tuy có tác dụng bồi nguyên nhưng lại không phù hợp với công phu lão huynh chuyên luyện.

- Ý của lão huynh là....

- Mỗ muốn nói tất cả các loại trân dược trên đời không hề có loại nào vừa có tính âm vừa có tính dương. Nội công của Đồng lão huynh vốn là Nhị Nguyên, có cả âm kình lẫn dương kình. Aên phải bất kỳ loại trân dược nào, lão huynh cũng gặp nguy đến tính mạng.

- Điều này....

- Khoan đã. Mỗ chưa nói hết. Nếu lão huynh gặp phải tình trạng như mỗ vừa nói, chắc chắn không có việc ngày hôm nay.

- Quỷ Y lão huynh muốn nói....

- Vì trong tình trạng đó, lão huynh không chỉ tẩu hoa? nhập ma. Diêm Vương không hề chê bỏ những người có hành động bất chấp hậu quả như lão huynh. Mỗ nói như vậy đã rõ chưa ?

Lão họ Đồng chưa kịp đáp thì bị nữ lang họ nọ vì quá khấp khởi nên nói át đi:

- Nội tổ! Lão bá bá phải là bậc đại danh y, có thể sánh với Hoa Đà Biển Thước.

Nội tổ đâu phải vì ăn loại trân dược nên....

Lão họ Đồng liền hắng giọng cắt ngang:

- E...hèm! Tiểu Hoa không được nói leo vào.

Đổi giọng, lão họ Đồng chợt hỏi:

- Có nghĩa là Quỷ Y lão huynh không tin việc mỗ bị chân khí xung khắc dẫn đến nghịch hành chân khí ?

Lão Quỷ Y đáp gọn:

- Mỗ tin.

- Vậy tại sao lão huynh còn nói nhưng lời như vừa rồi ?

- Vì mỗ không tin nội công Nhị Nguyên của Đồng lão huynh dẫn đến việc chân khí xung khắc.

- Lão huynh nói gì ạ vậy ? Lão huynh vừa bảo rằng tin, giờ lại nói là không tin.

Mỗ phải hiểu như thế nào đây ?

- Rất dễ. Đồng lão huynh chỉ cần nói cho mỗ biết nguyên nhân thực sự nào làm cho chân khí của lão huynh phải xung khắc nghịch hành, chắc chắn lão huynh sẽ hiểu tại sao lời nói của mỗ có phần mâu thuẫn.

- Hừm! Lão huynh nổi danh là Quỷ Y. lão huynh không nói được nguyên nhân thì sao xứng với danh hiệu?

- Hừ! Lão huynh không cần nói khích mỗ. Mỗ xin nói nhưng gì mỗ đoán được.

Lão huynh bị như thế này là do lão huynh khiên cưỡng, cố tu luyện một loại công phu khác. Và loại chân khí khác lạ này làm cho chân khí nội thể sẵn có của lão huynh phải nghịch hành! Có đúng không ?

Giọng của lão họ Đồng chợt chùng xuống:

- Quả danh bất hư truyền. Bội phục! Bội phục!

Âm thanh của lão Quỷ Y cũng dịu lại. Lão nói như dỗ danh:

- Danh là Quỷ Y nhưng mỗ chỉ là phàm nhân không phải thần nhân! Lão huynh đang bị tẩu hoa? nhập ma nhưng lại bị nhẹ, nên lão huynh vẫn còn cử động được một bên thân. Chỉ cần lão huynh nói cho mỗ biết ngọn ngành cách tu luyện môn công phu khác lạ kia, mỗ sẽ....

- Không được. Hoặc lão huynh nhận lời chữa trị cho mỗ hoặc là không, mỗ không thể hở môi nói ra loại công phu đó.

Ngay sau phản ứng quyết liệt đầy bất ngờ của lão họ Đồng, giọng nói ngọt ngào có tính cách thuyết phục của lão Quỷ Y làm cho vị công tử đang đến càng lúc cáng gần phải ngạc nhiên:

- Đồng lão huynh hiểu sai rồi. Là y sư, để trị bệnh mỗ không thể không tìm hiểu y chứng. Nếu lão huynh không chịu nói ra cách thức tu luyện nội công mỗ làm sao chữa trị cho lão huynh?

Đến lão họ Đồng cũng phải ngạc nhiên vì lời lẽ của lão Quỷ Y, lão họ Đồng cười lạnh:

- Hừ ! Đã lâu rồi mỗ chỉ nghe người giang hồ bảo nhau xa lánh lão huynh, Không ngờ trăm nghe không bằng một thấy, hảo ý của lão huynh không khác xa với lời đồn.

Lão Quỷ Y có phần tức giận, biểu hiện rất rõ qua giọng nói:

- Đồng lão huynh không cần phải nói cạnh khoé. Tâm tính của mỗ hỷ nộ thất thường mỗ cũng biết như vậy. Sao đồng lão huynh không nghĩ là mình gặp may, chạm mặt mỗ đúng vào lúc mỗ thích làm chút việc thiện. Cũng được. Nếu lão huynh có nghi ngờ mỗ không còn gì để nói. Nơi này đã có chất độc Cửu Bộ Nhập Tiên Cảnh của mỗ ngăn địch, Đồng lão huynh cứ yên tâm tịnh dưỡng. Cáo biệt!

Nghe đến đây, vị công tử do càng thêm tin chắc vào nhận định về lão Quỷ Y nên mắng thầm:

- "Đúng là lão hồ ly tinh. Mềm nắn rắn buông. Không phải lão muốn qua việc chữa trị để chiếm lấy điều có lợi cho lão sao?" Giọng nói hốt hoảng của nữ lang vụt kếu lên làm cho vị công tử có phần thất vọng:

- Khoan đi đã, lão bá bá. Hãy chờ điệt nữ cố thuyết phục gia nội tổ.

Lão họ Đồng kêu khá to:

- Không cần đâu, Tiểu Hoa. Nội tổ đã sáng tỏ rồi, công phu này nhất định nội tổ không nói ra.

- Nội tổ! Đã từ lâu ai trên giang hồ cũng nói:

Công phu này lợi hại như thế nào không thấy, chỉ thấy ai luyện vào cũng phải tẩu hoa? nhập ma. Nội tổ đã biết sao còn miễn cưỡng? Đến bây giờ, có cơ hội cho nội tổ khôi phục võ công, nội tổ còn chờ gì mà không dứt bỏ?

Lão Quỷ Y nghe xong liều kêu lên:

- Lại là công phu Bích Dạ Ngũ Tuyệt Khúc từ sáu mươi năm trước đây mà. Có đúng không Đồng lão huynh ?

Lão họ Đồng nói lời kinh ngạc:

- Quỷ Y lão huynh có gì khi kêu:

lại là công phu đó ? Không lẽ lão huynh đã từng chữa trị cho nhiều người vì luyện loại công phu này phải bị tẩu hoa? nhập ma?

Lão Quỷ Y đáp:

- Đồng lão huynh chỉ đoán đúng có một nửa. Mỗ chỉ nhìn thấy kẻ bị tẩu hoa? nhập ma vì công phu này chứ chưa từng ra tay chữa trị.

- Tại sao? Không lẽ một Quỷ Y như lão huynh vẫn phải thúc thủ vì không chữa trị được sao?

- Vậy thì không đúng. Một là mỗ không chữa, hai là bệnh trạng của họ quá nặng, không nhẹ như lão huynh. Tỷ như....

- Là ai ?

Lão Quỷ Y bỗng hạ thấp giọng:

- Đồng lão huynh có từng nghe nói đến Thôi Tử Bình là tiểu sư đệ của mỗ. Y cũng vì luyện công phu Bích Dạ mà bị tẩu hoa? nhập ma. Lúc đó mỗ cũng có mặt, nhưng vì bị quá năng, trong bát đại mạch y bị phế hủy những bảy nên mỗ dành bó tay nhìn y xuôi tay nhắm mắt.

Phàm ai cũng vậy, họ chỉ giữ kín những gì họ tin là không ai biết, ngược lại một khi đó là chuyện ai cũng biết thì họ không cần phải giữ kín làm gì.

Đồng lão cũng có tâm trạng này, nhất là khi có cơ hội khôi phục võ công hầu như đang ở trong tầm tay, lão họ Đồng không thể không nói.

Đng lý ra vị công tử phải nhân cơ hội này để lắng nghe cho bằng được công phu Bích Dạ, nhưng vị công tử lại làm khác.

Chàng bật cười lên một tiếng khô khan sắc lạnh:

- Hừ ! Nói dối mà không ngượng mồm.

Nghe động, lão Quỷ Y gầm lên:

- Kẻ nào ?

Vị công tử ứng tiếng đáp lại:

- Lão chóng quên thế sao ? Bạch Y công tử đây.

Vị công tử còn xòe ra cụp vào cái quạt giấy vài lượt, gợi nhớ cho ba người ở bên trong biết chàng là ai.

Quỷ Y nạt lớn:

- Ngươi bảo ai nói dối không ngượng mồm ?

Chàng cười thành tiếng:

- Ha...ha...ha...! Lão còn chờ bổn công tử vạch mặt sao ? Còn ai vào đây ngoài lão?

- Cuồng đồ. Đến lộ diện ngươi còn không dám, lời nói của ngươi ai dám tin?

Chàng cười lớn hơn:

- Ha...ha...ha...! Bổn công tử dám xưng danh làm gì không dám lộ diện? Chỉ có điều bổn công tử không thích lối nghênh đón của lão chút nào ! Hạ.ha...ha...!

- Ngươi....

Lão Quỷ Y chỉ quát được một tiếng ngắn ngủi rồi im bặt. Vì lão quá rõ độc thủ của lão là chất độc Cửu Bộ Nhập Tiên Cảnh đã bị Bạch Y công tử phát hiện.

Sợ lão họ Đồng và vị nữ lang lầm mưu của lão Quỷ Y, chàng lại lớn tiến kêu lên:

- Lão trượng, tiểu muội tử. Nhị vị đừng tin vào lời dối trá của lão. Lúc Thôi giáo chủ thảm tử tại Âm Sơn, lão còn cách đó ngoài ngàn dặm. Bổn công tử....

Tiếng kêu thét của nữ lang vang lên khiến vị công tử phải ngừng lời:

- Lão bá bá... Nội tổ!

- Ha...ha...ha... Tiểu nha đầu khôn hồn mau lùi lại. Bằng không nội tổ của ngươi khó toàn mạng đấy.

Biết lão Quỷ Y đang giở trò, Bạch Y công tử nóng lòng muốn nhảy xổ vào nơi có ánh đèn.

Rất tiếc, chàng lại lâm vào cảnh lực bất tòng tâm. Bởi chàng không thể xem thường chất độc Cửu Bộ Nhập Tiên Cảnh của lão Quỷ Y. Chàng đành quát lên, hy vọng uy hiếp được lão:

- Lão quỷ. Bổn công tử vẫn ở bên ngoài dù lão đắc thủ, liệu lão có thoát khỏi tay của bổn công tử không ?

Đáp lại, lão Quỷ Y cười lớn một cách cao ngạo:

- Ha...ha...ha... Đa tạ ngươi nhắc nhở lão phu. Rồi lão phu sẽ có cách khiến ngươi ngoan ngoãn để cho lão phu đi. Ha...ha...ha...!

"Độc? Lão sẽ dùng độc để uy hiếp ta? Làm thế nào bây giờ khi ta không có cách nào kháng độc?" chợt nhớ lại một chuyện xảy ra đã lâu, chàng vùng cười lên:

- Ha...ha...ha...! Lão đừng quên độc chất của lão rất sợ một điều. Lão nghĩ sao nếu bổn công tử phóng hỏa trước, xông vào sau?

Có tiếng gầm thét của lão Quỷ Y:

- Tiểu tử dám.

Bật hoa? tập, chàng hô vang:

- Dám hay không thì lão xem đây.

Lão Quỷ Y giận dữ quát:

- Tiểu tử không được manh động. Nếu ngươi phóng hỏa, kẻ chết trước phải là lão họ Đồng.

Lão vừa dứt lời đã thấy có tia lửa vùng lên từ một góc trang viên! Lão càng gầm lên vang dội:

- Chính tiểu tử ngươi đã buộc lão phu phải hạ độc thủ. Đồng lão. Lão phải chấp nhận số mạng thôi.

Liền sau đó có tiếng nữ lang kêu lên inh ỏi:

- Không được hại mạng gia nội tổ. Lão thất phu, đỡ!

Có tiếng kình phong ẩm hiện, khiến cho vi công tử càng thêm nóng lòng. Chàng phóng hoa? nhiều hơn, hy vọng độc chất của Cửu Bộ Nhập Tiên Cảnh của lão Quỷ Y nhanh chóng bị ngọn lửa thiêu huỷ.

Và trước khi ngọn lửa kịp bùng cháy khắp nơi, một tiếng chấn kình bỗng vang lên.

Hoang mang, vị công tử đưa mắt lướt nhìn thật nhanh về nơi phát ra tiếng chấn kình.

Thở ra nhẹ nhõm, chàng vụt rung ngươi lên không trung và thần tốc lao đến phần đỉnh của một mái nhà, nơi vừa bị vỡ tung cho thấy có một bóng người lao vọt ra như tia chớp loé.

Chặn ngang đường lao đi của bóng nhân ảnh đó, vị công tử lập tức vươn nhanh hữu thủ với chiếc quạt thay cho vũ khí.

Chàng khẽ nạt:

- Mau buông người.

Theo chiêu thức của chàng, chiếc quạt thoạt ẩn thoạt hiện vừa công kích vào mi tâm huyệt của lão Quỷ Y vừa đánh vào huyệt khúc trì của lão.

Đã từng mục kích sát chiêu của chàng đoạt mạng tên Hắc Y nhân khiến hắn phải chết ngay đương trường đến một tiếng kêu cũng không kịp thốt ra, lão Quỷ Y nhanh tốc lùi lại. Không những thế, lão còn quỷ quyệt dùng thân hình của lão Đồng Nhị Nguyên Vô Cực mà lão cố ý mang theo để đưa ra phía trước làm vật thế mạng cho lão.

Đúng lúc đó, nữ lang nọ sau lúc bất ngờ về việc lão Quỷ Y chưa đánh đã bỏ chạy, và khi chạy lão còn đưa cả nội tổ của nàng đi, nàng lao thốc từ bên dưới lên.

Vừa hiện thân nàng phẫn nộ hét lên:

- Hóa ra lão cũng chỉ vì công phu Bích Dạ. Mau buông nội tổ của ta ra.

Với một tay đang phải giữ chặt lão họ Đồng để khống chế phần nào uy lực từ chiêu thức lợi hại của Bạch Y công tử, giờ lại phải đương đầu với chiêu công của nữ lang, lão Quỷ Y lúng túng dùng tay còn lại để phát chiệu chống đỡ.

Tiếng chấn kình vang lên cùng một lúc với bóng nhân ảnh của lão Quỷ Y bị hất sang một bên!

Khi đó, chỉ còn một sát na nữa vị công tử đã có thể đoạt lại lão họ Đồng từ tay lão Quỷ Y.

Việc lão Quỷ Y bị lực chấn kình hất đi hoàn toàn ngoài dự liệu của chàng. Do đó, chàng chỉ chạm được vào chéo áo của lão họ Đồng nhưng không thể chộp giữ nhằm đoạt lại.

Nét mặt đanh lại vị công tử vừa tung người lao theo vừa nạt:

- Chạy đi đâu ? Đỡ!

Chiếc quạt trên tay lại được chàng vũ lộng. Và trước khi chàng đánh ra trọn chiêu thức chàng mới hiểu thêm thế nào là sự quỷ quyệt đến mức trá nguỵ của lão Quỷ Y.

Nhìn miệng lão đang nở một nụ cười hoàn toàn không phải lúc vị công tử vụt tỉnh ngộ! Lão bị hất bay đi lúc nãy không phải là do lão kém lực, ngược lại, đó là lão tương kế tựu kế, mượn lực chấn kình để thoát thân.

Và giờ đây, lão vừa ung dung đưa lão họ Đồng cùng đi vừa tung mạnh hữu thủ về phía vị công tử:

- Đã muộn rồi, tiểu tử. Ngươi không thoát khỏi Cửu Bộ Nhập Tiên Cảnh của lão phu đâu. Xem đây.

Từ hữu thủ của lão liền xuất hiện một vầng bạch vụ đó chính là thứ bột trắng mà nữ lang kia đã nhìn thấy lão Quỷ Y rắc quanh khu trang viên.

Thoáng rúng động tâm can vì mưu ma chước quỷ của lão Quỷ Y, vị công tử đành phải đảo người hồi bộ.

Nhưng khi chân chàng sắp đạp vào đỉnh mái nhà. Vượt thoát khỏi phạm vi ảnh hưởng của vầng bạch vụ là chất độc Cửu Bộ Nhập Tiên Cảnh của lão Quỷ Y, chàng vụt gầm lên với hữu thủ vung mạnh ra:

- Hãy xem độc thủ của bổn công tử đây.

Do không ngờ điều này, lão Quỷ Y ngay khi nhìn thấy Bạch Y công tử phải hồi bộ vì sợ chất độc Cửu Bộ Nhập Tiên Cảnh liền ung dung đưa lão họ Đồng lướt đi, nghe tiếng hô hoán của chàng, lão khẽ quay đầu nhìn lại.

Và lão không thể không kinh tâm động phách trước một bóng trắng nhỏ đang thần tốc lao ngay vào người lão. Đó chính là chiếc quạt của Bạch Y công tử được chàng ném đi như một ám khí.

Lão phát hiện điều này đúng vào lúc thân hình của lão sắp chạm đến mặt đất, là lúc khinh thân pháp của lão đang giảm dần và chân lực nội nguyên của lão đang cần được bổ sung.

Tình thế của lão lúc này đúng là thập tử nhất sinh, vì lão không còn năng lực để lạng tránh chứ không nói đến việc phát chiêu ngăn đỡ.

Để bảo toàn tính mạng, lão chỉ còn duy nhất có một phương cách.

Lão lập tức buông lão họ Đồng ra, cùng lúc đó lão co chân đạp vào lão họ Đồng.

Mượn lão họ Đồng làm điểm tựa, thân hình của lão Quỷ Y lập tức bay tạt sang một bên.

Ngược lại, nhờ cái đạp của lão Quỷ Y, thân hình của lão họ Đồng của bay bắn sang bên kia.

Ngay lúc thân hình của cả hai được phân khai, bay về hai hướng trái ngược nhau, vị công tử vội kêu lên sắp đặt:

- Tiểu muội tử mau đón lấy lệnh nội tổ.

Kêu xong, chàng nhanh tốc chớp động thân hình, lao về phía lão Quỷ Y đang cong người tháo chạy.

Sự sắp đặt của chàng tưởng đâu không có chỗ sơ hở. Nào ngờ, một tràng cười chợt vang lên:

- Hạ.ha...ha... Cùng lúc đó có tiếng kêu kinh hoàng của nữ lang họ Đồng:

- Giáo chủ Hắc Y Giáo. Nội tổ.

Đoán biết được sự tình, Bạch Y công tử nhanh nhẹn đảo người, để mặc cho lão Quỷ Y chạy thoát.

Chàng vẫy tay đón lại chiếc quạt và lặng người nhìn cảnh tượng thực sự kinh hoàng đang phơi bày. Hồi 15

Chạm Cố Nhân Ra Tay Phế Lực

Trước Thảm Trạng Kinh Hoàng Kiếm Chiêu

Một tay chộp giữ lão họ Đồng, tay còn lại khum thành ngọn trảo, Độc Tâm Thiết Trảo Dương Côn vừa cười thành tiếng vừa phát chiêu đối phó với nữ lang:

- Ha...ha...ha... Nhị Nguyên công phu của tiểu nha đầu này hãy còn kém lắm.

Nằm xuống nào!

Vì lo lắng cho nội tổ đang bị Hắc Y Giáo chủ không chế, nữ lang họ Đồng bất chấp hiểm nguy cứ lăn xả vào đối phương. Đúng vào lúc kình lực của song phương sắp chạm vào nhau, có hai tiếng quát đồng loạt vang lên. Một là của Bạch Y công tử:

- Không được đâu, tiểu muội tử. Hãy mau lùi lại!

Tiếng quát còn lại nhỏ hơn:

- Mau chạy đi, Tiểu Hoa! Ta... Hự!

Nữ lang nọ bị chấn lùi ngay khi tiếng chấn kình vang lên.

Dù thế, nàng vẫn há miệng kêu gào:

- Nội tổ ! Sao nội tổ lại hành động như vậy ?

Vừa gào nàng vừa gắng gượng lao đi như muốn chạy đến với nội tổ của nàng giờ đây đã chết.

Nhưng Bạch Y công tử chợt xuất hiện. Chàng dùng chiếc quạt để ngăn nàng lại.

Đồng thời chàng còn lên tiếng khuyên giải, hy vọng nữ lang họ Đồng vì hiểu ra sự thể đừng nên liều mạng:

- Đừng liều lĩnh. Lệnh nội tổ tự tận vì biết rằng khó toàn mạng một khi rơi vào tay bọn ác nhân Hắc Y Giáo. Tiểu muội tử nên nghe lời lệnh nội tổ, hãy thoát đi và tìm cách báo thù cho người.

Tuy hiểu được những gì Bạch Y công tử nói, nội tổ của nàng có lẽ cũng có tâm nguyện này nên quyết định chọn cái chết, còn hơn là để cho lão Dương Côn dùng sinh mạng để uy hiếp ngược lại nàng nhưng nàng vẫn cứ gào, cứ muốn rướn người qua vật cản là chiếc quạt của Bạch Y công tử:

- Nội tổ ! Hài nhi nguyện báo thù cho nội tổ. Hài nhi quyết liều mạng với kẻ thù.

Công tử đừng ngăn ta. Hãy để cho ta đi, ta phải liều chết với kẻ thù.

Và nàng càng thêm căm phẫn đến muốn ăn tươi nuốt sống kẻ thù khi nhìn thấy Độc Tâm Thiết Trảo Dương Công đang dùng trảo để bóp nát Thiên Linh Cái của nội tổ nàng.

Nàng vùng vẫy quyết liệt hơn, hung hăng hơn, chực chạy đến ôm chầm lấy thi thể nội tổ vừa bị lão tặc Dương Côn hất bay về phía trước.

- Để ta đi ! Ngươi không được ngăn ta. Nội tổ ! Hài nhi... Hự!

Chẳng đặng đừng, Bạch Y công tử đành chế trụ huyệt đạo của nàng khiến tiếng kêu gào của nàng phải tắt nghẽn.

Đỡ thân hình đang lả dần của nàng bằng chiếc quạt, Bạch Y công tử bắn xạ hai tia nhìn đầy hung quang về phía Giáo chủ Hắc Y Giáo và bọn giáo đồ ngoài hai mươi tên đang hiện diện.

Bị cái nhìn của chàng uy hiếp, lão Dương Côn gắng gượng lên tiếng hỏi:

- Bạch Y công tử là ngươi?

Không nói không rằng chàng vẫn xạ nhìn vào đối phương. Aùnh mắt của chàng đã thay cho lời đáp.

Dương Côn sau lúc nao núng liền giận dữ gầm lên:

- Thuộc hạ của bổn giáo chủ, Tả Đường Chủ là do ngươi giết hại?

Đến lúc đó, Bạch Y công tử mới chịu mỡ miệng lên tiếng:

- Không sai! Bây giờ là đến lượt lão đó, Dương Côn?

Âm thanh của chàng thật lạnh lẽo, cứ như tiếng đòi mạng của tử thần xuất phát từ âm ty địa ngục.

Sắc mặt của Dương Côn sạm lại. Lão nhìn chằm chằm vào đối phương nhân vật có niên kỷ chưa đến đôi mươi nhưng lại có năng lực để chỉ một chiêu vỏn vẹn đoạt mạng Tả Đường Chủ Hắc Y Giáo.

Sau một lúc nhìn dò xét, có phần nghi ngờ bản lĩnh của đối phương, kẻ có nhận dạng bên ngoài thật yếu đuối như một thư sinh công tử sức trói gà không chặt, Dương Côn nhe răng cười lạnh:

- Xưng danh đi, tiểu tử! Bình sinh bổn giáo chủ chưa hề động thủ với hạng vô danh.

Bạch Y công tử bật cười ngạo mạn:

- Ha...ha...ha... Ngươi nói dối mà không biết ngượng miệng sao, Dương Côn?

Cách đây hơn một năm không phải ngươi đã từng muốn lấy mạng bổn công tử, khi đó bổn công tử không đúng là hạng vô danh hay sao ? Ha...ha....ha...!

Dương Côn giật mình và nhíu mày cố nhớ lại:

- Cách đây hơn một năm ư ? Bổn giáo chủ đã từng gặp ngươi rồi sao ? Ngươi là....

Trong khi lão Dương Côn cố nhớ, một tên Hắc Y Giáo đồ bỗng kêu lên thất thanh:

- Giáo chủ! Thuộc hạ nhớ ra rồi. Tiểu tử này....

Bạch Y công tử lừ mắt nhìn ngay vào tên vừa lên tiếng.

Chàng hừ lạnh:

- Hừ ! Ngô Thất. Ngươi hãy còn nợ bổn công tử chuyện lần đó. Ngươi không nhắc, suýt nữa bổn công tử đã quên.

Tên kia, kẻ vừa được Bạch Y công tử gọi đích danh là Ngô Thất, bàng hoàng kêu lên:

- Bạch Bất Phục! Tiểu tử chính là Bạch Bất Phục. Thôi thiếu Giáo chủ đã từng bỏ chạy với y.

Nhích động thân hình, lão Dương Côn vụt lao đến chỗ Ngô Thất đứng. Và với một chiêu trảo, Dương Côn đã làm cho tên Ngô Thất vĩnh viễn câm miệng.

Dương Côn đưa mắt nhìn bọn giáo đồ Hắc Y Giáo đầy thị uy:

- Quân lện như sơn. Bổn giáo chủ đã cấm không ai được nhắc đến tiểu nha đầu họ Thôi trước mặt bổn giáo chủ. Cái chết của Ngô Thất là lời cảnh báo sau cùng cho những ai dám trái lệnh bổn giáo chủ.

Mức độ tàn ác của lão Dương Côn khiến Bạch Y công tử phải nhăn mặt.

Nhận ra điều này, Dương Côn vừa quay lại vị trí trước đó vừa nhăn nhở cười với Bạch Y công tử:

- Rồi ngươi cũng phải như vậy thôi, Bạch Bất Phục. Bổn giáo chủ sẽ nhẹ tay với ngươi nếu ngươi giao nha đầu kia cho bổn giáo chủ. Ha...ha...ha...!

Dương Côn vừa dứt lời liền mục kích được thân thủ lợi hại của Bạch Y công tử Bạch Bất Phục.

Đang đỡ thân hình của nữ lang kia bằng chiếc quạt bên tay hữu, sau một lượt lắc vai và khoa chân chàng đã di chuyển từ bên này sang bên kia. Và khi chàng yên vị thì chàng vẫn đang đỡ nữ lang bằng chiếc quạt, nhưng chiếc quạt lúc này đã chuyển sang tả thủ của chàng. Trong khi đó, cứ như một phép mầu, trong hữu thủ của chàng liền xuất hiện một thanh đoản kiếm và đốc kiếm có khảm một viện ngọc bích màu xanh lục.

Hành động chuyển đổi khí giới từ tay này sang tay kia và cùng lúc lấy thêm một thứ khí giới khác, không phải là điều khó. Bất kỳ ai chỉ cần luyện tập một thời gian ngắn đều thực hiện được. Nhưng hành động này lại không dễ chút nào nếu như vừa chuyển đổi khí giới vừa giữ nguyên được thân hình của nữ lang kia như Bạch Bất Phục vừa thực hiện.

Thân danh là giáo chủ Hắc Y Giáo, Dương Côn biết rằng muốn thực hiện như vậy, bản lĩnh của người thực hiện phải đạt mức phát chân lực tùy tâm. Bằng không đủ mức độ này hoặc là giữ chiếc quạt để cho nữ lang khuỵu xuống hoặc giữ nữ lang nguyên vị nhưng chiếc quạt phải rơi rồi.

Nhận định được bản lĩnh của đối phương đúng là khó đối phó, Dương Côn chợt gầm lên hạ lệnh:

- Vây chặt lấy tiểu tử. Nếu cần, giết không tha.

Bạch Bất Phục chợt động thân lao như tên bắn về phía lão Dương Côn. Chàng đanh giọng nạt thành tiếng:

- Muộn rồi, lão tặc. Tiếp chiêu !

Thanh đoản kiếm trên tay chàng liền loé lên thành một tia chớp, cuộn thẳng vào tâm thất lão Dương Côn.

Thần hồn bất định, Dương Côn không ngờ Bạch Bất Phục lại liều lĩnh vừa bỏ mặc nữ lang kia vừa ra tay trước để chiếm tiên cơ.

Lão hồi bộ để tạo một khoảng cách an toàn cùng lúc đó, lão vừa vung trảo vừa ngoác mồm hạ lệnh:

- Mau bắt giữ tiểu nha đầu. Kẻ nào lập công đầu sẽ....

Mật lệnh của lão chưa buông ra tròn câu đã bị tiếng thét lanh lảnh của nữ lang kia chận lại:

- Hung nhân Hắc Y Giáo! Mau đền mạng nội tổ của bản cô nương!

Dương Côn thoáng lạnh người trước bản lĩnh xuất quỷ nhập thần của Bạch Bất Phục. Vì khi động thân lao đi, chàng vẫn kịp giải khai huyệt đạo cho nữ lang và chàng giải khai như thế nào, vào lúc nào, đến thần không hay quỷ không biết nói gì đến lão Dương Côn cứ phải chú tâm đến việc điều động thuộc hạ vây bắt Bạch Bất Phục.

Lão còn lạnh người nhiều hơn khi nhận ra thanh đoản kiếm đang cuộn vào lão chợt biến mất. Đã thế, bóng nhân ảnh của chàng cũng không thấy tăm dặng.

Biết nguy, lão vội đảo người và lách nhanh sang một bên.

Nhưng bên tai lão chợt có một âm thanh vang lên:

- Vì Thôi Oanh Oanh, bổn công tử chỉ xử nhẹ lão!

Âm thanh nọ còn đang vang vọng vào tai lão, hình ảnh của chiếc quạt liền cuộn đến người Dương Côn.

Toàn thân chấn động, huyết mạch của lão chợt bị chế trụ cùng một lúc với cánh tay hữu bị đoạn lìa. Chưa hết, dư kình từ chiếc quạt còn đẩy bắn thân hình lão bay đi hơn trượng. Và khi lão cố gượng để giữ cho thân hình đừng ngã thì lão đau đớn nhận ra một điều:

bản thân công lực một đời của lão đã bị phế đi khoảng bảy phần. Với ba phần còn lại, lão không thể chi trì nội lực đẩy lão bay đi. Lão ngã dúi dụi, lão thấm thía nỗi đau của người mất đi hầu hết võ công.

Lướt mắt nhìn về phía nữ lang kia, nàng đang hung hăng xông vào bọn giáo đồ Hắc Y Giáo như vào chốn không người, Dương Côn lo sợ cho sinh mạng nếu nữ lang kia nhìn thấy lão. Vì cái chết của nội tổ, nữ lang kia nhất định không buông tha lão.

Với chút ít chân lực còn sót lại, lão Dương Côn thi triển khinh thân pháp để lẩn trốn.

Nhìn theo lão, Bạch Y công tử Bạch Bất Phục mỉm cười vì vừa giúp Thôi Oanh Oanh giảm đi một đại địch.

Chờ khi lão Dương Côn khuất dạng, chàng theo dự mưu liền kêu lên với vẻ mặt giận dữ:

- Đứng lại ! Thân là Giáo chủ lão lại hèn nhát đến thế sao ? Đố lão chạy thoát.

Bằng khoé mắt chàng nhận thấy nữ lang kia đang nhìn về phía chàng vội tung người và lao đi.

Ngay lập tức, tiếng của nữ lang kia đã kịp đuổi theo:

- Công tử ! Lão tặc chạy về phía này ư ?

Dù đang chạy về phía khác, không phải phương hướng Dương Côn bỏ chạy, nhưng Bạch Bất Phục vẫn vờ giận dữ đáp lại:

- Xem ra lão còn trá nguỵ hơn lão Quỷ Y nhiều. Tiểu muội tử nên ở lại lo hậu sự cho lệnh nội tổ thì hơn. Phần lão tặc cứ giao cho bổn công tử.

Nghĩ cũng đúng vì nàng không đành lòng để cho nội tổ thây phơi đồng nội, nàng dừng lại và dặn với theo:

- Đuổi không kịp lão thì thôi. Công tử đừng mạo hiểm xông vào tổng đàn của bọn chúng.

Chàng tăng thêm chân lực và lao đi thật nhanh. Chàng ngớ người khi nghe lời căn dặn của nữ lang kia. Không phải vì sự quan tâm của nàng làm cho chàng phải ngớ người, nhưng là vì phương hướng chàng đang lao đi.

Trong lúc tình cờ, chàng không ngờ phương hướng chàng đang chạy là về phía tây, chính là phương hướng dẫn đến Tổng đàn Hắc Y Giáo. Có nghĩa là, khi tháo chạy lão Dương Côn do không muốn quay về Tổng đàn nên chạy ngược lên phía bắc. Và vì muốn đánh lạc hướng nữ lang, chàng muốn dung dưỡng tính mạng của Dương Côn để sau này giao cho Thôi Oanh Oanh xử trí , chàng bất ngờ chạy về phía tây.

"Chẳng trách nàng không hề nghi ngờ. Nàng tin việc lão Dương Côn tháo chạy và chạy về Tổng đàn. Bất Phục ơi ! Bất Phục! Ngươi toan tính trăm đường nhưng vẫn còn chỗ sơ hở. Với tâm cơ này làm sao ngươi đối đầu với đôi nam nữ kỳ bí kia để tìm lại được mẫu thân?" Sau khi tự trách bản thân, Bạch Bất Phục liền dừng lại.

Ngẫm nghĩ một lúc về những hành động cần phải làm sau này, chàng quay ngược lại chỗ xuất phát.

Chàng bàng hoàng khôn tả khi phải đối diện với một thảm trạng kinh hoàng.

Bọn giáo đồ Hắc Y Giáo mới đó hãy còn động, giờ đều hoá thành người thiên cổ.

Về tông tích của nữ lang kia, lẫn thi thể của lão họ Đồng đều biến dạng.

Nếu cho đây là hành vi báo thù của nữ lang thì nàng đâu kịp thời gian để có thể hạ sát gần hai mươi nhân mạng rồi lại kịp đưa thi thể của nội tổ nàng đi xa?

Huống chi, Bạch Bất Phục kể cả lúc bỏ đi và quay lại, thời gian chưa đủ uống xong một tuần trà, nữ lang kia có bản lĩnh thần thông mới kịp thực hiện bấy nhiêu việc trong thời gian ngắn.

Mà bản lĩnh của nàng, so với lão Dương Côn hãy còn thua kém, nói gì đến việc so sánh với công phu của chàng.

Lại đưa mắt nhìn khắp lượt, Bạch Bất Phục lần nhìn này phát hiện được một điều:

bọn giáo đồ Hắc Y Giáo đều thảm tử với duy nhất có một vết tử thương.

Quan sát vết tử thương đó, chàng lặng người vì kinh ngạc tột cùng.

"Kiếm pháp không những thượng thừa mà còn tuyệt độc nữa. Nhân vật nào trên giang hồ có kiếm pháp lợi hại như thế này?" Nhìn vào yết hầu của từng thi thể, Bạch Bất Phục không tin trên đời này lại có một loại kiếm pháp có thể lấy mạng người nhanh như vậy. Chỉ một kiếm duy nhất đúng vào huyệt Hầu Lộ, đối phương liền hồn du địa phủ. Kiếm chiêu quả là khôn lường.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #cong#âm