1.
Minh hôn hay còn gọi là âm hôn, là một tục lệ kết hôn với người đã chết của người Trung Quốc. Quan niệm xưa cho rằng, người chết mà chưa lập gia đình khi chết đi mồ mả cô độc sẽ không mang tới tài vận và phong thủy tốt cho gia đình.
Chính vì thế, khi trong nhà có con chết yểu mà chưa thành lập gia đình, các gia đình người Trung Quốc sẽ tìm một thi thể mới chết để kết hôn cùng con của mình, và đó chính là “minh hôn”.
Hủ tục minh hôn tuy được bắt nguồn từ xa xưa nhưng nó vẫn còn ảnh hưởng đến tư tưởng của nhiều gia đình ở Trung Quốc có con chẳng may yểu mệnh.
Chính quyền Trung Quốc không cho phép việc tổ chức minh hôn vì nó kéo theo nhiều hệ lụy tệ nạn xã hội, nhưng thực tế, các hoạt động tổ chức “đám cưới ma” vẫn được lén lút tổ chức, các hoạt động mua bán thi thể “cô dâu”, “chú rể” vẫn diễn ra trong thị trường chợ đen, và thường rất có giá trị.
Minh hôn là tập tục phổ biến từ thời phong kiến của Trung Quốc. Người xưa cuồng tín cho rằng nếu chưa lập gia đình mà đã qua đời là một điều không hay, cộng với việc tin vào phong thủy mồ mả, theo họ những ngôi mộ cô độc sẽ làm ảnh hưởng đến sự hưng thịnh của đời sau. Thế nên họ có suy nghĩ để cho người đã khuất được yên nghỉ và người sống cũng được bình an thì phải làm minh hôn.
Theo một số tài liệu ghi lại thì âm hôn lần đầu tiên xuất hiện vào thời Tây Chu, nhưng không xác định rõ là vào năm nào. Tuy nhiên, theo một số điển tích cho hay, dù không có thời điểm chính xác, nhưng theo một vài điển tích thuật lại, con trai Tào Tháo là Tào Xung chẳng may yểu mệnh, chết khi chưa lập gia đình. Thân làm phụ mẫu, Tào Tháo thương con trai nên muốn tìm một tiểu thư gia đình quyền quý đã chết để kết duyên cùng Tào Xung.
Một thời gian sau, nghe nói nhà họ Chân có con gái chết yểu, Tào Tháo liền đến nói chuyện. Hai gia đình chọn ngày lành tháng tốt tổ chức “đám cưới ma” như thật, sau đó làm đám tang, chôn tiểu thư họ Chân cùng một chỗ với Tào Xung.
Minh hôn phát triển mạnh nhất vào thời nhà Tống. Theo ghi chép trong “Tạc mộng lục”, những nam nữ thanh niên chưa kết hôn không may chết sớm thì cha mẹ bắt buộc phải tổ chức âm hôn cho họ. Một số lý do được đưa ra cho việc tổ chức minh hôn là người xưa tin vào phong thủy mồ mả. Họ cho rằng những ngôi mộ cô độc sẽ ảnh hưởng đến sự hưng thịnh của đời sau. Đối với người xưa, minh hôn là cách hóa giải vận hạn cho đời sau. Tuy nhiên, phong tục này đã chính thức bị cấm từ sau năm 1949. Hiện nay, âm hôn chỉ còn tồn tại ở một số vùng quê xa xôi hẻo lánh.
Hủ tục này đối với phụ nữ, người Trung Quốc quan niệm con gái không phải con mình, thế nên khi con gái của họ chết đi mà vẫn còn độc thân thì sẽ không có ai thờ phụng, thương con nên gia đình đó sẽ tìm đến người đã khuất khác cùng trường hợp để làm minh hôn và sau đó nhà trai sẽ lo việc nhang khói cho con gái mình. Cũng có trường hợp những cô gái đã qua tuổi kết hôn nhưng vẫn chưa ai rước, gia đình sợ người ta cười chê nên các cô gái như vậy phải chịu cưới một người đã khuất, rồi dọn qua bên nhà trai ở và đảm nhận vai trò như một người con dâu thực sự.
Còn đối với đàn ông, Minh hôn là khi họ chết đi mà vẫn độc thân, sang thế giới bên kia họ vẫn cô đơn vì vậy họ sẽ "bắt" một thành viên trong gia đình mình cùng sang cõi âm để bầu bạn. Phong tục xưa cũng cho rằng những thanh niên trẻ qua đời đột ngột khi đã có hôn ước trước đó, thì gia đình phải tổ chức đám cưới ma, nếu không vong hồn của họ sẽ quấy phá gia đình. Đặc biệt, những thanh niên trẻ đã có hôn ước nhưng không may đột ngột qua đời thì người nhà phải tổ chức “đám cưới ma”, nếu không linh hồn của họ sẽ quấy nhiễu khiến gia đình gặp nhiều xui xẻo.
Một số nhà khác vì lý do muốn sở hữu tài sản nên cưới vợ cho con trai đã chết, khi cưới được vợ trên danh nghĩa, nhà chồng tìm một người cháu trai nhỏ tuổi để làm con nuôi của người đã chết nhằm kế thừa tài sản và lo hương khói tổ tiên.
Trong văn hóa Trung Quốc, em trai không thể kết hôn trước khi anh trai. Trong trường hợp người anh trai đã qua đời thì gia đình phải làm “đám cưới ma” cho anh trai trước rồi mới tổ chức lễ cưới cho người em để tránh vong linh của người anh không hài lòng, khiến gia đình lục đục.
Một lý do khác được đưa ra để hợp thức hóa Minh hôn là do người xưa thường tin vào phong thủy mồ mả, họ cho rằng những ngôi mộ cô độc sẽ ảnh hưởng tới sự hưng thịnh của hậu duệ sau này. Vậy nên, minh hôn là cách hóa giải những điềm xui, vận hạn cho hậu thế.
“ Phong Bì Đỏ ”
Hay còn gọi là Thiệp Cưới Vợ (Lấy chồng) . Để làm điều được đó, họ sẽ đặt bức ảnh của con gái (con trai) cùng với một vài lọn tóc của người đó trong bao lì xì đỏ. Nếu chàng trai (cô gái) nào nhặt được nó, gia đình tin rằng đó chính là người đàn ông (đàn bà) định mệnh với con gái(con trai) đã khuất của họ và bắt ép người này kết hôn với người chết.
Nếu có thể thì sẽ .Không quan trọng số tuổi...
⋆⋆⋆⋆⋆⋆⋆⋆⋆⋆⋆⋆⋆⋆⋆⋆⋆⋆⋆
Lưu ý :
+ Truyện của tôi ,ý tưởng của tôi . Không chuyển ver ,không lấy ý tưởng .
+ Thể loại : quỷ phu ,linh dị ,harem ,ngược ,r18 ,419 ,đam mỹ,...
ℂ𝔸𝕄 𝕆ℕ 𝔻𝔸 𝔻𝕆ℂ ♡
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro