Chương 18
" Lam, ngủ đi con, mai thầy đến sớm đó, mẹ chỉ nói vậy được thôi, mẹ đi đây, khuya rồi "
Bà Ngọc đóng cánh cửa lại, chốt thêm khoá ngoài vì sợ Lam lại trốn đi. Lam ngồi trên giường, nhìn ra phía sau sân nhà, ở đấy có dàn hoa phượng mới lí nhí mấy bông. Kể ra cô quen Vi cũng được gần 2 năm rồi, mà mai lại là sinh nhật cô, cô mơ ước được lên Sài Gòn thi lấy tấm bằng. Cô nghe trên đó nhiều cái hay lắm, không như ở Hà Nội hay Bến Tre đâu, cô còn mơ sau này, cô sẽ có một em bé bụ bẫm như cô vậy. Nhưng mọi điều đấy như bị dập tắt khi cô nghe những lời ông Hùng nói ra.
Lam đi đến chỗ cái tủ gỗ, mở cánh cửa kính ra, lấy từ trong đó chiếc hộp nhỏ được điêu khắc kĩ lưỡng. Mở chiếc hộp, bên trong là sợi dây chuyền vàng, cô đeo lên cổ. Sợi dây chuyền này là món quà Vi tặng cho Lam, đến giờ cô vẫn còn giữ nó.
Lam quay trở về giường, đặt lưng xuống rồi ngủ thiếp đi, dẫu gì cô vẫn phải giữ sức để mai dậy kịp giờ thầy đến.
" Lam ơi, dậy đi con "
Lam bừng tỉnh, hai mắt cô thâm đen vì thiếu ngủ, bọng mắt sưng vù, môi nhạt tuếch.
" Có ai ở nhà không, mở cửa cho tôi với "
" Lam, đi rửa mặt cho tỉnh ngủ đi, người ta đến rồi kìa, nhanh lên "
Bà Ngọc vừa nắm tay áo Lam kéo ra sân sau chỗ cái giếng vừa giục.
" Mẹ vào nhà đón thầy, khi nào xong ra gặp thầy nhớ chưa, hôm nay ba đi làm rồi, chiều về đấy "
Nói rồi bà chạy thẳng ra cổng tiếp khách. Nước giếng trong vắt, cô nhìn gương mặt mình phản chiếu trong đó, từ khi nào mà cô lại trông hốc hác thế này?
" Ái chà, bà là vợ ông Hùng đúng không ta? "
" Vâng, là tôi "
" Thế không biết cháu nhà bị gì đây nhỉ? "
" Dạ, cháu nhà có bệnh, mong thầy giúp cho ạ "
" Ừm, mà cháu nó đâu, sao không ra đây "
" Dạ thầy thông cảm, cháu nó mới dậy nên hơi chậm chạp "
" Ừm, vậy tôi đợi "
" Vâng, thầy cứ tự nhiên "
Nghe bảo ông Hùng phải nhờ người tận ngoài Bắc vào Nam cho Lam. Số tiền chữa trị cũng không nhỏ, còn thêm chi phí thuốc thang, bùa ngải nữa. Nhưng thực chất Lam có bệnh gì đâu mà chữa chứ.
Lam vội vội vàng vàng bước vào nhà, lễ phép khoăn tay chào thầy rồi ngồi xuống chiếc ghế gỗ. Mông cô đau nhức, rồi ê ẩm sau trận đòn nhừ tử hôm trước.
" Cho tôi xin họ tên, tuổi, quê quán "
" Kìa con "
Bà Ngọc nhắc nhẹ.
" Dạ thưa, Phạm Hồng Thanh Lam, 15 tuổi, quê quán ở Hà Nội ạ "
" Ừm, ra sân đi "
Ngoài sân có hai tên đang chờ sẵn, trên tay cầm thanh gỗ nạng trĩu. Thầy ta lấy ra tấm bùa từ trong túi, quệt một đường rồi ịn lên người Lam.
" Quỳ xuống "
Lam ngoan ngoãn làm theo, sau khi đọc xong kinh, hai tên đó cầm thanh gỗ đập thật mạnh vào lưng Lam, lần lượt như vậy đến khi thầy kêu dừng. Thầy ta lấy ra cây roi mây, không ngừng quật vào lưng Lam, mặc cho cô có gào thét van xin.
" Con quỷ này, mày khôn hồn mà nhập ra khỏi người nó "
* Chát, chát, chát, chát *
Sở dĩ, ông Hùng dù thương nhưng vẫn đem con đi chữa vì ông vẫn nghĩ tình yêu đó là bệnh. Ông nghĩ đem đi chữa sẽ khiến Lam hết bệnh, ông cũng nghĩ khi Lam bị bệnh vậy mà vẫn yêu thì sẽ khiến cho bệnh của cô càng tệ đi. Ông Hùng dùng đủ mọi cách kể cả tâm linh chỉ để con mình bình thường lại, nhưng cô vốn dĩ đã bình thường rồi mà.
Sau mấy tiếng đồng hồ, thầy cũng ném cây roi xuống, đưa cho bà Ngọc nắm dược liệu được bọc bằng tấm vải mỏng.
" Bà cho nó uống cái này, mỗi ngày cứ đánh nó cho tôi, với lại tôi có để mấy tấm bùa, dán quanh nhà, đặc biệt ở phòng nó, không được cho nó đi đâu, không con quỷ đó sẽ đi nhập vào người khác đó "
" Vâng, tôi biết rồi "
Bà Ngọc gật gù như đã hiểu. Cuối cùng đám người đó cũng rời đi, Lam nằm trên nền gạch lạnh buốt, cô bị đánh thảm đến nỗi không đủ sức để đứng dậy. Lam nằm im thin thít ở khoảng giữa sân, bà Ngọc trong nhà nhìn cũng thấy xót thay con. Nhưng thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi, bà cũng chẳng biết làm sao, ông Hùng cũng bảo bà không được cưu mang Lam, phải để cô chịu đau chịu khổ mới khỏi được.
Lam giờ đây thấy thật nhục nhã, tâm hồn cô đã chết từ lâu, chỉ là thân xác này vẫn muốn ở lại mà thôi. Từ hôm qua đến giờ, Lam như người mất hồn, cô chẳng có hứng để làm gì, kể cả viễc tiếp tục sống cái cuộc đời này.
* Lách cách *
4 chân bé tí, đôi mắt xinh xinh, con Ki, chú cún mà Vi mua cho Lam bước lại gần. Nó liếm láp mấy giọt lệ trên má Lam, vùi đầu vào vòng tay cô. Có vẻ như nó đang hưởng thụ hơi ấm đấy từ Lam, bỗng Lam thấy như mình được an ủi phần nào.
" Gâu gâu "
Ki nó vừa kéo tà áo dính đầy máu, vừa sủa inh ỏi, nó muốn cô đứng dậy chơi với nó, nó tưởng cô chỉ giả vờ doạ nó thôi, bởi cô lúc nào cũng giả ngất để hù nó mà.
" Ki à "
Lam yếu ớt nói.
* Cót két *
Cánh cổng hé mở, ông Hùng về rồi, cơn ác mộng lại ập tới, ông hẩy Ki ra, kéo Lam vào phòng, chốt chặt cửa. Lam cảm thấy cô như một con thú, à không, còn hơn cả đó nữa. Ngày nào cô cũng bị đánh, đến khi thoi thóp thở thì bị giam cầm trong căn phòng tưởng như ngục tù.
Trong lòng Lam cảm thấy buồn tỉu sau những gì đã sảy ra, cô cố gắng tìm một thứ gì đó để khiến bản thân trở nên vui lên.
Lam ngoảnh đầu, đi về phía cửa sổ, mở toang nó ra. Nhà cô ngay đối diện một túp lều tranh, nơi đó có người phụ nữ đang dạy học cho đám trẻ nhỏ. Cô ấy là Liêm, cô biết chỉ có kiến thức mới thay đổi vận mệnh của những mảnh đời bất hạnh, nhưng thời chiến mà, ai mà có tiền đưa con đi học cơ được, làng này lại còn là làng nghèo nhất chứ, đến miếng cơm còn phải đi xin nói gì đến học với chả hành. Bọn trẻ là tương lai của đất nước, phải có kiến thức mới có thể vươn xa, nên cô mới mở lớp, nhưng Liêm không thu phí.
Nói đến Liêm, cô có phần may mắn khi được đi học, nhưng những người bạn của cô thì không, ngày ngày họ phải ngồi ăn xin từng đồng từng cắc, đến một hôm, như đã hẹn, cô đi qua con ngõ nhỏ để gặp những người bạn của mình, nhưng lại không thấy đâu, người ta bảo bạn cô bị giặc bắt về giết rồi. Cô căm thù bọn giặc ngoại xâm, lớn lên, Liêm có bằng cấp đàng hoàng, cô có cơ hội lên Sài Gòn làm ăn. Nhưng nhìn lại người dân nơi đây, cái đói đã khiến họ chết mòn đi từng ngày, nhận thấy những đứa trẻ, ai trong chúng cũng có tiềm năng, nghĩ lại, bọn chúng chính là những người sẽ thay đổi cả tương lai của dân tộc, cô lặng lẽ giấu cha giấu mẹ mở lớp, nói dối rằng mình đã lên Sài Gòn rồi. Liêm nuôi nấng những đứa trẻ ấy bằng tiền mà mình đã cất công làm ra, cho chúng nơi để ở, dạy chúng từng câu từng chữ. Cô hy vọng một ngày nào đó, hai miền Nam Bắc sẽ thống nhất, những đứa trẻ khi sinh ra sẽ được hưởng nền hoà bình, sẽ không ai phải hy sinh trên chiến trường khốc liệt, sẽ không người mẹ nào phải ngồi đợi con trong sự nhớ nhung suốt mấy năm ròng. Bởi vậy, ta mới có câu không thứ gì quý hơn Độc lập tự do.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro