phan 11
Đặt văn bản tại đây...Phần Mười Một:
Trong Một Cuộc Tranh Biện
Không Có Người Thắng Kẻ Bại
Trong Một bữa tiệc, ông khách ngồi bên tay mặt tôi quả quyết rằng câu "Có Một vị
thần nắm vận mạng của ta, ta cưỡng lại không được" ở trong Thánh Kinh. Ông ta lầm.
Tôi biết vậy. Tôi chắc chắn vậy, không ngờ vực gì Nữa. Cho nên, để tỏ sự hơn người
của tôi, sự quan trọng của tôi, tôi Tự nhận việc cải chính. Mà có ai cầu tôi cải chính đâu!
Tôi bảo ông Ta rằng câu đó của thi hào Shakespeare. Ôn ta không chịu nhận mình lầm,
Cãi! "Sao? Câu đó mà của Shakespear sao? Không thể được, thật vô lý! Rõ ràng trong
Thánh kinh mà! Tôi biết". Ngồi bên trái tôi là ông Grammond, Bạn cũ của tôi, ông này đã
nhiều năm nghiên cứu Shakespear. Cho nên Chúng tôi quay lại cùng xin ông
Grammond phân giải xem ai phải ai trái. Ông Grammond đá mạnh vào chân tôi ở dưới
bàn làm hiệu rồi tuyên bố: "Anh Dale anh lầm rồi: ông nói đúng. Câu đó ở trong Thánh
kinh".
Khi đi về cùng với ông Grammond, tôi nói:
"Anh biết câu đó của Shakespear mà!"
Ông Grammond trả lời: "Dĩ nhiên. Nó ở trong kịch Hamlet, hồi V, màn II. Nhưng, này
anh, chúng ta là khách trong một cuộc hội họp vui vẻ, tại Sao muốn chứng minh rằng
ông ấy lầm? Có phải làm như vậy mà người Ta có thiện cảm với mình đâu? Sao không
để ông ta giữ thể diện một Chút? Ông ta không hỏi ý kiến của anh mà. Tại sao quả
quyết tranh biện Với ông ấy? Đừng gây với ai hết".
"Đừng gây với ai hết". Ông bạn già của tôi nói câu ấy, nay đã khuất, Nhưng lời
khuyên đó, bây giờ vẫn còn giúp cho tôi nhiều.
Mà hồi ấy tôi cần có bài học đó vô cùng. Thuở thiếu thời, tôi ham Mê tranh biện với
anh tôi. Ở trường, không có cuộc tranh biện nào mà Tôi không có mặt. Tôi học phép
luận lý, phép lập luận, sau này tôi Dạy môn biện chứng pháp và tôi phải thú rằng: Ôi!
Mắc cỡ thay! Có Lần tôi tính viết một cuốn sách về môn đó nữa. Tôi đã có mặt trong
Hàng ngàn cuộc tranh biện và có khi dự cuộc bàn cãi nữa. Và sau vô Số kinh nghiệm,
tôi nhận thấy rằng cách hay nhất để thắng một cuộc Tranh biện là tránh hẳn nó đi. Hãy
trốn nó như trốn rắn hổ, hoặc trốn Động đất vậy.
Mười lần thì có tới Chín lần các đối thủ, sau cuộc tranh biện, vẫn tin chắc rằng mình
có Lý.
Trong các cuộc tranh biện không Ai thắng hết. Thực vậy, vì nếu bạn thua... thì là
thua rồi. Và nếu bạn Thắng thì... bạn cũng thua nữa. Tại sao ư? Thì đây! Ví dụ bạn
thắng đối Thủ của bạn một cách rực rỡ và tỏ cho người đó thấy rằng y là một Thằng
ngu. Phải, rồi sao nữa? Bạn đã làm thương tổn lòng tự ái, lòng Kiêu căng của người ta.
Người ta tức giận lắm vì đã thua bạn. Rồi thì:
Kẻ nào bắt buộc nghe ai, luôn luôn vẫn giữ ý sai của mình.
Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch
http://ebook.vinagrid.com 54
Bạn biết điều đó chứ?
Trong một công Ty lớn bảo hiểm, tất cả nhân viên phải theo lệnh này: "Không bao
giờ Được tranh biện". Không phải tranh biện mà làm cho người ta tin được. Hai sự đó
không có chút liên lạc gì với nhau hết. Muốn dẫn dụ người, Không phải tranh biện mà
được.
Chẳng Hạn, đã lâu rồi, tôi có một người học trò hiếu thắng lắm, trung hậu Giản dị,
nhưng trời! Thích cãi nhau làm sao! Anh ta làm đại lý cho một Hãng bán cam nhông,
nhưng không thành công, chỉ vì anh thích cãi lại những Người anh mời mua xe và làm
cho họ phát giận. Anh tranh biện, la ó, không Tự chủ được nữa. Có khách nào dám chỉ
trích xe của anh ư, anh đỏ mặt Tía tai lên, chỉ muốn nhào vào bóp cổ người ta. Cái thời
đó, bao giờ Anh cũng thắng trong các cuộc tranh biện. Nhưng về sau, anh thú với tôi:
Than ôi! Biết bao lần ở nhà một khách hàng ra, tôi khoan khoái tự nhủ: "Ta đã làm cho
thằng cha đó phải ngậm câm"... Tôi làm cho họ ngậm câm, Phải, nhưng tôi chẳng bán
cho họ được chút chi hết.
Công việc thứ nhất của tôi không phải là dạy anh ta ăn nói, mà dạy Anh ta giữ mồm
miệng. Và bây giờ anh ta là một người bán hàng quan Trọng nhất trong công ty Bạch xa
ở Nữu Ước. Bây giờ anh làm sao? Xin Nghe anh ta nói:
Bây giờ, khi tôi lại Nhà một khách hàng và nếu người đó bảo tôi: "Cái gì? Xe cam
nhông Hãng Bạch xa? Tôi xin chịu. Xe đó dở quá. Cho không tôi, tôi cũng không Nhận.
Tôi, tôi mua xe cam nhông hãng X", thì tôi ngọt ngào trả lời người ấy rằng:
"Thưa ông, xe hãng X tốt lắm. Nếu ông mua xe hãng đó, ông không lầm đâu. Hãng
đó tin cậy được và Chế tạo đồ thật tốt".
Như vậy ông Ta hết nói gì nữa, không còn lý lẽ gì để tranh biện được nữa. Ông ấy
bảo xe hãng X cừ lắm. Tôi đáp: "Chắc chắn vậy". Thì ông phải im Liền. Ông ấy không
thể lặp đi lặp lại suốt cả buổi chiều câu: "Xe Hãng X rất tốt". Thế là chúng tôi bỏ câu
chuyện đó và chúng tôi Bắt đầu tả những cái tốt, khéo của xe cam nhông Bạch xa của
tôi.
Có một hồi mà một mối hàng chỉ trích hãng tôi như trên kia thì tôi Đã phát điên rồi.
Tôi đã đập nhiều vố vào hãng X của ông ấy rồi Và càng đập thì ông ấy lại càng binh vực
nó. Càng binh vực thì ông ấy lại càng tin chắc rằng xe hãng X tốt hơn các xe khác.
Nghĩ tới quá khứ của tôi, tôi tự hỏi, với tính tình như vậy, làm sao Tôi có thể bán
được món hàng gì chứ. Đã phí nhiều năm để tranh biện, Gây lộn, và tạo ra sự phản
kháng lại mình. Bây giờ tôi quyết làm Thinh. Như vậy lợi hơn nhiều".
Ông Franklin Đã là khôn khéo, ông nói:
"Mình tranh Biện và cái lẽ, có thể làm cho người khác ngượng được, nhưng thẳng
Như vậy có ích gì đâu, vì không khi nào làm cho người ta thành thật đồng ý với mình
hết".
Vậy xin bạn tự ý Lựa lấy: Một đàng thì rực rỡ thắng người ta, nhưng về phương
diện lý Luận, một đàng thì được người ta thành thật đồng ý với mình. Xin lựa Lấy một vì
được cả hai là điều hiếm thấy lắm.
Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch
http://ebook.vinagrid.com 55
Một tờ báo ở Boston chép lại mộ chí ngộ nghĩnh sau này:
Đây là nơi an nghĩ ngàn thu của William Joy.
Y suốt đời hăng hái bênh vực ý kiến của y.
Y có lý trong đời y.
Nhưng có lý hay Vô lý.
Y cũng vẫn chết không hơn, Chẳng kém".
Phải, bạn có lý lắm, Ngàn lần có lý trong khi bạn hăng hái chứng minh đề nghị của
bạn. Nhưng Bạn luống công vô ích vì không thể thay đổi ý kiến người khác. Vậy Bạn có
lý hay vô lý rốt cuộc cũng vậy!
Sau nhiều năm hoạt động chính trị, William Mc. Adoo, tổng trưởng thời Tổng Thống
Wilson tuyên bố: "Lý luận không thể nào thắng được một người Ngu hết".
"Một người ngu!" Ông nhũn Nhặn quá, ông Mc. Adoo.
Nhiều năm kinh Nghiệm đã dạy cho tôi rằng không thể nào làm đổi ý kiến của bất Kỳ
một người nào, dù người đó thông minh học thứ tới đâu đi nữa! Xin các bạn nghe
chuyện ông F. Parsons, một nhà buôn, tới phòng giấy Một viên chức thu thuế để kêu nài
về một sự tính lộn trong số thuế Của ông. Nguyên do là người ta đã đánh thuế vào một
số tiền chín ngàn Đồng mà ông chưa thâu được và cũng bao giờ thâu được vì con nợ
không Trả nổi. Viên thu thuế lạnh lùng đáp: "Cái đó tôi không biết. Đã Khai số tiền đó thì
phải đóng thuế".
Hai bên cãi lý trong một giờ đồng hồ: Viên thu thuế thì lạnh lùng, Ngạo nghễ và cố
chấp. Ông Parsons dẫn chứng ra cũng vô ích. Càng tranh Biện thì viên thu thuế càng lỳ.
Sau cùng, ông Parsons thay đổi chiến Thuật và kiếm cách thỏa lòng tự ái của viên thu
thuế, ông nói: "Tất Nhiên tôi cũng cho rằng việc của tôi không quan trọng bằng những
việc Khác, gai góc hơn nhiều mà ông thường phải giải quyết. Chính tôi cũng Đã học
chút ít về thuế má, quốc khố. Tôi thích môn đó lắm... Nhưng Tất nhiên là tôi chỉ học
trong sách, còn ông, ông học một cách trực Tiếp, họ bằng kinh nghiệm. Có lúc tôi muốn
làm nghề của ông. Tôi Sẽ học thêm được biết bao nhiêu điều".
Xin các bạn nhớ rằng ông Parsons thực tình nghĩ như vậy.
Viên thu thuế tức thời thẳng người lên, dựa lưng vào ghế, kể cho ông Parsons nghe
những chuyện về nghề của ông, những vụ gian lận xảo quyệt Mà ông đã khám phá
được. Lần lần lời lẽ, cử chỉ hóa ra thân mật, Rồi ông ta kể chuyện về con cái ông ta. Khi
ông Parsons ra về, ông ấy Nói để xét lại yêu cầu và sẽ cho hay kết quả ra sao. Ba ngày
sau, ông Cho ông Parsons hay là ông miễn cho số thuế đó, như lời ông Parsons xin.
Câu chuyện đó chứng tỏ rõ ràng cái nhược điểm thông thường nhất của Loài người
là muốn tỏ sự quan trọng của mình ra. Mới đầu viên thu thuế Tỏ uy quyền của ông một
cách ồn ào. Nhưng khi uy quyền đó đã được ông Parsons công nhận rồi khi ông này
không tranh biện nữa thì ông ta Tươi tỉnh ra, hóa ra nhân từ, dễ cảm và tốt bụng như
Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch
http://ebook.vinagrid.com 56
những người khác.
Constant, người bồi phòng thân cận nhất của Hoàng Đế Nã Phá Luân thường Hầu
bi da Hoàng Hậu Joséphine. Trong cuốn ký ức về đời tư của Nã Phá Luân, ông viết:
"Tuy tôi chơi bi da rất giỏi nhưng tôi cũng cố ý nhường Cho Hoàng Hậu thắng tôi, mà
được vậy, Hoàng Hậu rất vui lòng".
Ta nên luôn luôn nhớ bài học đó:
Ta hãy để cho khách hàng, bè bạn, người yêu và bạn trăm năm của ta Thắng ta
trong những cuộc tranh biện nho nhỏ mà không tránh được.
Đức Thích Ca nói "Oán không bao giờ diệt được oán, chỉ có tình thương Mới diệt nó
được thôi" Tranh biện không phá tan được sự hiểu lầm. Phải thiệp thế, biết khéo léo, có
lòng hòa giải và khoan hồng, tự Đặt mình vào địa vị đối thủ của ta mới có thể thu phục
họ được.
Một lần Lincoln khiển trách một sĩ quan nhỏ tuổi đã tranh biện với bạn. Ông nói
"Người nào đã muốn tu thân tự tiến thì không phí thì giờ cãi Vã nhau. Những cuộc gây
lộn đó làm cho tính tình hóa ra khó chịu và Làm mất sự tự chủ đi. Thỉnh thoảng phải biết
nhịn người. Thà nhường Lối cho một con chó còn hơn là tranh nhau với nó để nó cắn
cho. Vì dù Có giết được nó thì vết cắn cũng không lành ngay được".
Vậy muốn dẫn dụ người khác cho họ nghĩ như mình, bạn phải theo quy tắc Thứ
nhất này:
Cách hay hơn hết để Thắng một cuộc tranh biện là tránh hẳn nó đi.
Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch
http://ebook.vinagrid.com 57
Phần Mười Hai:
Một Cách Chắc Chắn Để Gây Oán Thù Tránh Nó Cách
Nào?
Hồi ông Thoedore Roosevelt còn làm Tổng Thống, ông thú rằng trong trăm lần ông
chỉ chắc xét đoán đúng được bảy mươi lăm lần là nhiều, khả năng Của ông không thể
hơn được nữa.
Một Trong những vị có tài danh nhất của thế kỷ hai mươi mà kỷ lục tối cao chỉ Được
có bấy nhiêu, thì bọn dung phàm như bạn và tôi, còn hy vọng gì Nữa?
Nếu bạn chắc chắn rằng trăm Lần bạn chỉ lầm lỡ bốn mươi lăm lần thôi, thì bạn còn
đợi gì mà không Lại đóng đô ở Wall Street, kiếm hằng triệu bạc mỗi ngày, sắm một
chiếc Du thuyền và cưới một ngôi sao hát bóng? Nhưng nếu bạn lầm lỡ nhiều Hơn thì
tại sao lại tự cho cái quyền chê người khác là lầm lỡ?
Bạn có nhiều cách cho người ta hiểu rằng người ta lầm: ví dụ một vẻ Nhìn, một
giọng nói, một cử chỉ những cái đó cũng hùng hồn như lời Nói vậy. Nhưng người ta có
đồng ý với bạn không? Người ta có vui lòng Chịu nhận người ta lầm không? Không! Vì
bạn đã đập một vố ngay vào Trí khôn, vào óc xét đoán, lòng tự ái của người ta. Như vậy
là bạn Xúi người ta phản kháng lại, chớ không phải giúp người ta đổi ý kiến. Bạn đã xúc
phạm người ta, thì dù có đem cả khoa lý luận của Platon Hay Emmanuel Kant đổ lên
đầu người ta bạn cũng chẳng thế nào thay đổi ý kiến của người ta được.
Đừng bao Giờ mở đầu câu chuyện như vầy: Tôi sẽ chứng minh cho ông điều đó...
Tôi sẽ chứng rõ rằng... Như vậy tức là nói: "Tôi khôn hơn ông. Tôi Sẽ làm cho ông đổi
ý".
Bạn đã thách Đố người ta. Bạn gây ra sức phản kháng và xúi giục người ta tranh
đấu Với bạn trước khi bạn bày tỏ quan niệm của bạn.
Trong những trường hợp thuận tiện nhất, cũng đã khó mà sửa được ý Kiến của
người khác. Vậy thì tại sao lại còn dựng thêm trở ngại nữa? Tại sao lại mua lấy cái bất
lợi cho mình?
Muốn chứng minh điều gì, phải lập luận một cách kín đáo, đừng cho người Nhận
thấy chủ ý của ta. Phải khéo léo lắm, tế nhị lắm, đừng cho ai Đoán được bạn muốn đưa
người ta đến đâu.
Bạn nên theo lời khuyên sau này của một thi nhân:
Dạy bảo mà đừng có vẻ dạy bảo.
"Giảng Một mới mà như nhắc lại một điều đã quên rồi".
Lord Chesterfiel nói với con:
"Con nên Khôn hơn những trẻ khác, nếu có thể được nhưng đừng cho chúng biết
Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch
http://ebook.vinagrid.com 58
Con hơn chúng".
Bây giờ tôi gần như Không tin một chút nào những điều mà hai mươi năm trước tôi
tin, trừ bảng Cửu chương ra. Mà chưa chắc. Khi đọc những thuyết của Einstein, tôi sinh
Ngờ cả bảng cửu chương là không đúng nữa. Trong hai mươi năm nữa, có Lẽ tôi không
còn tin tới nửa lời tôi đã nói trong cuốn sách này. Ý kiến của tôi không còn vững vàng
như hồi trước nữa. Socrate xưa thường Nhắc đi nhắc lại cho đệ tử ở Athènes: "Thầy chỉ
biết chắc có một điều Này là thầy không biết chi hết".
Làm Sao bây giờ? Tôi không dám khoe rằng tôi giỏi hơn Socrate, cho nên tôi Đã
chừa, không dám chê ai là lầm nữa. Và như vậy tôi thấy lợi vô Cùng.
Nếu một người cho một điều là Đúng trong khi bạn cho nó là sai, dù bạn có biết
chắc rằng nó sai đi Nữa, thì bạn cứ nói như vầy:
Tôi không Đồng ý với ông, nhưng tôi có thể lầm được. Tôi vẫn thường lầm... Nếu
Tôi lầm, tôi sẽ đổi ý kiến... Vậy chúng ta cùng xét lại xem sao nhé?. Như vậy chẳng hơn
ư?
Những câu như Vầy thật là thần diệu:
"Tôi có thể Lầm được... Chúng ta cùng xét lại xem..". Không có một người nào nghe
Những lời đó mà giận dữ được!
Xét Lại sự kiện, là một phương pháp khoa học. Tôi đã có một lần phỏng Vấn
Stefanson, nhà thám hiểm mười một năm ở gần địa cực, trong sáu năm ăn toàn Thịt bò
và uống nước lạnh. Ông ấy tả cho tôi nghe một cuộc thí nghiệm Mà ông đã làm. Tôi hỏi
thí nghiệm như vậy để chứng minh điều chi. Không Khi nào tôi quên được câu trả lời
này của ông: "Một nhà khoa học Không bao giờ dám chứng minh một điều chi hết. Chỉ
gắng sức tìm kiếm Những sự kiện đã xảy ra thôi".
Ai Cấm các bạn bắt chước các nhà thông thái? Nếu bạn saÜn sàng nhận Rằng bạn
có thể lầm được thì khỏi lo gì hết. Vì tuyên bố như vậy là Tránh trước được các cuộc
tranh biện, và làm cho đối phương nảy lòng Công bằng, vô tư, rộng rãi cũng như bạn,
nghĩa là tự nhận rằng cũng Có thể lầm lỡ như bạn được.
Nếu bạn Biết chắc rằng người ta lầm mà bạn nói thẳng ngay ra, thì sẽ ra sao? Đây,
thí dụ dưới này cho bạn thấy.
Ông S, một luật sư còn nhỏ tuổi ở Nữu Ước, mới cãi tại tòa Thượng Thẩm Nữu
Ước trong một vụ kiện lớn. Trong phiên nhóm, một thẩm phán Hỏi ông S.: "Trong luật
hàng hải, thời hạn tiêu diệt thẩm quyền là Sáu năm phải không?" .
Ông S. đương Cãi, ngừng lại, ngó trân trân vị thẩm phán rồi buột miệng: "Kính Ngài,
Trong luật hàng hải không có thời hạn tiêu diệt thẩm quyền".
Sau ông S. kể lại: "Lúc đó, trong phòng im lặng như tờ, không khí lạnh Ngắt như
băng. Ông thẩm phán lầm. Tôi đã chứng tỏ rằng ông ấy lầm. Như vậy đâu phải cách lấy
lòng ông và làm cho ông nghe theo lý luận Của tôi. Tôi chắc chắn cứ đúng luật thì tôi
phải thắng trong vụ kiện Đó và lần đó tôi cãi hùng hồn hơn bao giờ hết. Vậy mà tôi thua.
Tôi Đã mắc phải một lỗi không sao tha thứ được là đã chỉ cho một vị rất Có danh và học
Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch
http://ebook.vinagrid.com 59
rất rộng rằng ông ta lầm".
Rất ít người xét đoán một cách hoàn toàn khách quan và sáng suốt. Phần đông
chúng ta đầy thành kiến và thiên vị. Phần đông chúng ta bị Lòng ghen tuông, nghi ngờ,
sợ sệt, ghanh ghét va kiêu căng làm mù quáng. Lại thêm người ta phần nhiều không
muốn thay đổi ý kiến, dù là ý Kiến về tôn giáo, về chính trị hay về một hiệu xe, một tài tử
hát Bóng. Cho nên trong khi nói chuyện, nếu bạn có tánh hay nhắc đi nhắc Lại cho một
người nghe rằng họ lầm, thì xin bạn mỗi buổi sáng, quỳ Gối tụng đoạn sau này, rồi hãy
điểm tâm. Đoạn đó trích trong cuốn "Luyện Tinh thần" của giáo sư James Harvey
Robinson:
Chúng ta thường tự nhiên thay đổi ý kiến dễ dàng mà không cảm động Chút chi hết.
Nhưng nếu ai chỉ trích rằng ý kiến ta lầm, thì chúng ta Sẽ thấy bẽ và phản kháng lại liền.
Thật chúng ta nhẹ dạ vô cùng Khi tin chắc một điều gì, nhưng có ai tỏ ý muốn bắt ta rời
bỏ điều Tin tưởng đó đi, là ta binh vực nó một cách giận dữ, tàn bạo. Tất Nhiên là ta
hành động như vậy, không phải vì quý báu gì những ý tưởng Đó đâu, mà chỉ vì lòng tự
ái của ta bị đe dọa. Hai tiếng "của tôi" Trong công việc sinh nhai của loài người, là
những tiếng quan trọng nhất, Và khi biết suy tính đến hai tiếng đó, là biết khôn vậy. Dù
là bữa ăn "của tôi", con chó "của tôi" hay nhà "của tôi", cha "của tôi", nước "của tôi".
Trời "của tôi", cái "của tôi" nào cũng có mãnh lực như Nhau hết.
Chúng ta giận khi người ta Bảo đồng hồ của chúng ta chậm, xe chúng ta cổ, điều đó
đã đành, mà Chúng ta còn giận khi người ta cho rằng những quan niệm của ta về ngôi
Hỏa tinh, về công dụng của một vị thuốc, hoặc về văn minh Ai Cập là Sai nữa... Chúng
ta thích sống trong những tin tưởng mà chúng ta đã quen Nhận là đúng rồi. Có ai chỉ
trích những quan niệm đó, tức thì ta phản Động lại, kiếm đủ lý lẽ để bênh vực chúng.
Tóm lại, gọi là lý luận, Chứ kỳ thực chúng ta chỉ tưởng tượng ra những lý lẽ để giúp ta
cố Giữ những thành kiến cũ của ta thôi.
Tôi nhớ có lần đặt làm những tấm màn ren để trang hoàng trong nhà. Làm rồi, ít lâu
sau mới tính tiền, tôi phải trả một giá cứa cổ.
Sau đó vài bữa, một bà bạn lại chơi, tôi chỉ những tấm màn, vô tình Nói giá nữa. Bà
ta lên giọng đắc thắng: "Giá đó sao? Họ lừa ông rồi. Gì mà dữ tợn vậy?" .
Quả có vậy. Nhưng Sự thực đó tôi không thích nghe chút nào cả. Tôi rán tự bào
chữa. Tôi bảo bà bạn tôi rằng đồ tốt không bao giờ đắt hết, và muốn có Những đồ
thượng hạng, có mỹ thuật mà trả giá như giá "bán sôn" thì Được đâu, vân vân...
Hôm sau, một bà Khác lại coi những tấm màn đó, ngắm nghía, tấm tắc khen và tiếc
không Có tiền sắm nổi. Tức thì sự phản động của tôi trái ngược lại hẳn, Chắc các bạn
đoán được. Tôi đáp: "Nói thật ra tôi cũng vậy, không Đủ tiền dùng thứ xa xỉ phẩm đó, nó
đắt quá. Đáng lẽ không nên mua Thì phải".
Khi ta có lỗi, ta có thể Nhận lỗi riêng với ta. Chúng ta có thể nhận lỗi với người khác
nữa, Nếu họ biết ngọt ngào khôn khéo nghe ta nói. Tại sao vậy? Tại ta được Tự đắc
rằng đã thành thật và can đảm tự thú. Nhưng nếu người ta bắt Chúng ta nuốt cay mà
nhận lỗi thì lại khác hẳn.
Horace Greely, một nhà xuất bản có danh trong thời Nam Bắc chiến tranh, Phản
kháng kịch liệt chính sách của Lincoln. Ông dùng đủ cách chỉ trích, Dọa dẫm, trào
Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch
http://ebook.vinagrid.com 60
phúng, hằng tháng, hằng năm như vậy, hy vọng ông Lincoln Sẽ phải đổi chính sách...
Nhưng đã phí công công kích và đã hoàn toàn Thất bại. Những lời phúng thích, chửi
mắng không làm cho người khác Đổi ý họ mà theo ý mình bao giờ.
Nếu Bạn muốn tu thân, tập tự chủ và làm cho người khác tin theo mình thì Hãy đọc
cuốn tự thuật của Benjamin Franklin, một cuốn sách đọc rất Mê và được liệt vào những
tác phẩm cổ điển bực nhất của Mỹ. Trong Cuốn đó, Franklin kể chuyện ông thắng được
tính khả ố thích chỉ trích Tranh biện chuyện của ông ra sao, để thành một nhà ngoại
giao dịu dàng Nhất, hoàn toàn nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Hồi ông Franklin còn nhỏ, thô lỗ và vụng về, một ông bạn già dạy Cho ông những
chân lý nghiêm khắc này:
"Ben mầy thiệt khó chịu. Ai không đồng ý với mày thì mày có giọng cứng Cỏi với ta.
Mầy phản đối người ta như tát nước vào mặt người ta vậy. Cho nên người ta trốn mầy
hết; không ai chỉ bảo chi cho mầy hết, vì vô ích. Vậy thì làm sao kiến thức hẹp hòi của
mày có cơ hội mở mang được".
Tuy bị mắng như tát nước vào mặt, nhưng ông Franklin óc đã già giặn Và khôn, hiểu
rằng như vậy là đáng, và ông nghe lời, tự sửa tính ngay Để tránh những thất bại tai hại
sau này.
Ông nhất định từ đó không chống lại ý kiến ngưòi nữa. Không dùng Cả những chữ
có ý nghĩa quá quyết như "chắc chắn", "không ngờ gì cả", V.v.. mà dùng những chữ
mềm mỏng hơn như "tôi thấy" "tôi tưởng", "tôi Hiểu rằng"... Có ai xét đoán lầm lộn trước
mặt ông thì ông tự kìm chế, Để đừng hăng hái chỉ trích người đó nữa, và ông bắt đầu
nói với người Đó rằng trong những trường hợp khác thì ý kiến người đó đúng, trong
Trường hợp này theo ông, có lẽ hơi khác v.v...
Ông thấy liền những lợi của thái độ như vậy: nói chuyện với người Khác thấy vui
hơn, ý kiến của ông được người khác công nhận ngay, và Khi ông lầm lỗi thì không ân
hận nhiều nữa, đối thủ của ông chịu bỏ Quan niệm của họ để theo quan niệm của ông.
Phương pháp đó mới đầu trái hẳn với bẩm tính của ông, vậy mà tập Luyện lâu thành
thói quen. Nhờ nó và cũng nhờ sự thanh liêm, nghiêm Chính của ông mà ông được
quốc dân ủng hộ, khi ông đề nghị đặt những Chế độ mới, thay thế chế độ cu, lại được
uy tín lớn trong cuộc hội Họp trước công chúng, tuy ông diễn thuyết rất dở, lúng túng,
không Hùng hồn chút nào. Rốt cuộc người ta tin theo ông hết.
Trong những sự giao thiệp về thương mại, phương pháp của Benjamin Franklin Có
kết quả tốt không? Đọc chuyện sau này bạn sẽ biết:
Ông S. cậy ông Mahoniey chế tạo một kiểu máy mới, dùng trong kỹ nghệ Dầu lửa.
Ông Mahoniey vẽ bản đồ án, đưa ông S. coi, ông này bằng lòng. Ông Mahoniey bèn
cho thợ khởi công. Nhưng rầy rà thay, ông S. lại đưa Đồ án đó cho bạn bè coi. Họ chê
bai đủ thứ: cái này rộng quá cái Kia ngắn quá... quá thế này, quá thế khác. Họ giày vò
ông S, tới nỗi ông này hoảng lên, gọi điện thoại bảo ông Mahoniey rằng không chịu
Nhận kiểu máy đó đâu.
Ông Mahoniey Xem xét lại kỹ lưỡng kiểu máy, tin chắc rằng nó hoàn toàn, và ông S,
cùng bạn bè ông ta chẳng biết chút gì hết, chỉ trích bậy. Nhưng ông Mahoniey không nói
Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch
http://ebook.vinagrid.com 61
ra vậy, sợ mất lòng, mà lại thăm ông S.
Mới trông thấy tôi, ông Mahoniey nói, ông S nhảy chồm chồm lên, vừa Chạy lại tôi
vừa giơ quả đám vừa la, mạt sát máy của tôi rồi kết Luận:
"Bây giờ ông tính ra sao đây?"
Tôi rất bình tĩnh đáp rằng ông ấy muốn ra sao thì tôi sẽ làm như vậy. "Ông trả công
tôi, vậy tự nhiên tôi phải làm vừa ý ông. Nhưng phải Có người chịu trách nhiệm trong vụ
này chứ? Nếu ý của ông hay thì xin ông vẽ bản đồ án khác đi, tuy tôi đã bỏ ra hai ngàn
đồng để bắt đầu Làm máy của tôi rồi, tôi bằng lòng bỏ số tiền đó đi, làm lại máy Khác
cho ông, để được vừa ý ông. Nhưng tôi xin nhắc lại, nếu ông nhất Định đòi thay đổi thì
ông phải chịu trách nhiệm trong sự rủi ro, máy Hư chạy không được. Còn như tôi, tôi
vẫn nghĩ rằng kiểu tôi tốt, nếu ông để cho tôi làm theo kiểu đó, thì tất nhiên tôi phải gánh
lấy hết Cả trách nhiệm".
Trong khi tôi nói ông S. bình tĩnh lại lần lần và khi tôi ngưng, ông bảo tôi "Được. Thôi
Cứ theo ý ông. Nhưng nếu hư hỏng thì mặc ông!".
Chẳng những máy không hư hỏng chút chi hết mà lại còn tốt lắm... và ông S. hứa
mùa sau sẽ đặt làm hai cái máy như vậy nữa.
Khi ông ta chạy lại cự tôi, đưa quả đấm trước mặt tôi bảo rằng tôi Chẳng biết chút
chi về máy hết, tôi dằn lòng lắm mới khỏi gây lộn Với ông và tự bênh vực. Nhưng sự
nén lòng đó đã có kết quả tốt. Nếu không như vậy chúng tôi sẽ kiện nhau, tôi sẽ mất tiền
và làm Cho một khách hàng tốt hóa ra kẻ thù của tôi. Tôi quả quyết rằng Không khi nào
được bảo người khác lầm hết. Phương pháp đó nguy hiểm Lắm.
Lời khuyên đó không mới mẻ gì. Mười chín thế kỷ trước, Đức Ki Tô nói: "Con hãy
mau mau theo ý kiến Đối thủ của con đi".
Nghĩa là: Đừng Tranh biện với người khác, dù người đó là khách hàng, hay là bạn
trăm Năm, là kẻ thù của mình. Đừng chỉ cho người ta thấy rằng người ta lầm Lẫn, đừng
làm cho người khác tức giận, trái lại phải biết khôn khéo.
Hai năm trước Thiên Chúa giáng sinh, một ông vua Ai Cập nói nhỏ với Con ông như
vầy "Phải khôn khéo, biết ngoại giao, con như vậy đạt được Mục đích dễ dàng hơn".
Chúng ta bây Giờ cần lời khuyên đó lắm.
Vậy muốn Cho người khác theo ý mình, xin bạn nhớ quy tắc thứ hai sau này:
Phải trọng ý kiến của người khác
Đừng bao giờ chê ai là lầm hết.
Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch
http://ebook.vinagrid.com 62
Phần Mười Ba:
Quá Tắc Quy Cung
Tôi ở tại một vùng ngoại ô kế cận Nữu Ước. Nhưng gần ngay nhà tôi có Một khu
rừng hoang, cứ mùa xuân tới thì các bụi cây trổ đầy bông trắng, Loài sóc sanh sản trong
đó và có loại cúc dại mọc cao hơn đầu ngựa. Nơi đó kêu là lâm viên. Tôi thích dắt con
chó nhỏ của tôi lại nơi Đó dạo chơi. Con Rex hiền và dễ thương. Vì nơi đó vắng người
nên tôi Cho nó chạy nhảy tự do, không bị xích, cũng không bị đai mõm.
Một hôm tôi gặp một người hiến binh cưỡi ngựa, có vẻ muốn làm oai Lắm. Người ấy
hỏi tôi bằng một giọng xaÜng:
Tại sao để chó chạy như vậy, không có xích, cũng không có đai mõm gì Hết? Không
biết rằng điều đó cấm sao?
Tôi ngọt ngào đáp lại:
Có, tôi biết, Nhưng ở chỗ vắng người này tôi tưởng vô hại.
A thầy tướng! Thầy tướng! Luật pháp không cần biết thầy tướng ra sao Hết. Con vật
đó có thể giết một con sóc hay cắn một đứa nhỏ! Lần Này tôi bỏ qua cho, lần sau tôi bắt
được nữa thì tôi bắt buộc phải Làm biên bản đưa thầy ra tòa".
Tôi Ngoan ngoãn hứa sẽ vâng lời.
Và tôi Giữ lời được... trong vài ngày. Con Rex không chịu đeo đai mõm. Tôi tính Thử
làm càn một lần nữa xem sao. Êm được trong một thời gian. Rồi một Buổi chiều, mới
leo lên ngọn một gò nhỏ, tôi hoảng lên, vì thình lình Thấy tượng trưng của luật pháp
nghiêm khắc là chú hiến binh bữa nọ, Lần này cưỡi ngựa hồng, mà con Rex của tôi
chạy thẳng tới chú ta.
Lần này thì "bị" rồi. Tôi biết vậy. Cho nên không đợi chú ta gọi tôi Lại, tôi vội vàng xin
lỗi trước.
"Dạ, Lần này tôi bị bắt tại trận. Tôi không có gì để chữa lỗi hết. Tuần Trước thầy đã
giao hẹn rồi, hễ bắt gặp lần nữa thì thầy phạt".
Người hiến binh đáp bằng một giọng từ tốn:
Phải... chắc chắn rồi... Nhưng tôi cũng hiểu thầy. Ở chỗ vắng người ai Mà không
muốn thả chó như con chó nhỏ này cho nó tự do chạy một chút.
Dạ, ai cũng muốn như vậy... nhưng dù sao thì cũng là điều cấm.
Ồ;! Con vật nhỏ này mà làm hại ai được?
Dạ, nhưng nó có thể cắn chết các con sóc được!
Thôi thầy, đừng làm lớn chuyện! Bây giờ tôi chỉ cho thầy. Cho con nhỏ Này chạy lại
Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch
http://ebook.vinagrid.com 63
đàng xa kia đi, cho khuất mắt tôi... Rồi thì thôi, không Sao hết!
Chú hiến binh đó chỉ là người Như những người khác: muốn tỏ cho người ta thấy sự
quan trọng của mình. Cho nên khi tôi buộc tội tôi rồi thì chú chỉ còn mỗi một cách giữ
Lòng tự trọng là tỏ một thái độ khoan hồng.
Ví thử tôi đã kiếm cách tự bào chữa thì sẽ xảy ra sao? Sẽ tranh biện Và rồi rốt cuộc
ra sao, bạn đã biết. Đằng này, tôi không gây sự gì Hết. Tôi nhận ngay rằng chú ấy hoàn
toàn có lý mà tôi thì hoàn toàn Có lỗi. Tôi vui vẻ và thẳng thắn nhận ngay như vậy. Cho
nên câu chuyện êm thấm. Tôi bênh vực quan điểm của chú ấy thì tất chú ấy bênh vực
Quan điểm của tôi. Thành thử lần trước chú ấy dọa phạt tôi, mà lần Này thật là tử tế với
tôi.
Khi chúng Ta biết rằng chúng ta đáng bị phạt, thì can đảm nhận lỗi trước ngay đi,
Chẳng hơn ư? Mình tự khiển trách mình chẳng hơn để người khác mắng mình ư?
Vậy biết trước người khác thế Nào cũng nói những lời khó chịu với mình, thì mình tự
đem lời đó trách Mình đi, và người ta sẽ không làm gì mình được nữa. Như vậy thì 100
lần, Có tới 99 lần, người ta sẽ đại lượng, khoan hồng với mình, nhắm mắt Bỏ qua hết
như chú hiến binh ở Lâm viên trên kia.
Ferdinand E Warren, chuyên về quảng cáo cũng dùng phương pháp đó để được
Lòng một khách hàng khó tính. Ông ấy nói:
Làm nghề của tôi phải đứng đắn, đúng hẹn. Một vài nhà xuất bản muốn Rằng những
bức quảng cáo họ đặt phải làm liền. Như vậy có lầm lẫn Một chút cũng không sao.
Nhưng tôi biết một nhà xuất bản nọ tìm được Một tiểu tiết nào để chỉ trích thì thích lắm.
Tôi nhiều khi ở phòng ông ấy ra về, ngán vì những lời chỉ trích của ông thì ít, mà ngán vì
Điệu bộ của ông thì nhiều. Mới rồi, làm xong một công việc gấp, tôi Gởi ông ấy coi. Ông
kêu điện thoại mời tôi lại vì có chỗ hỏng. Tôi Chạy lại. Nỗi lo âu của tôi quả không sai:
Trong cái vẻ của ông nghịch Tôi, tôi còn thấy cái vẻ khoái chí, vì gặp được dịp chỉ trích
tôi. Ông Hầm hầm hỏi tôi sao lại làm như vầy, như vầy...
Đây là dịp thực hành những quy tắc tôi đã học được. Tôi đáp: "Thưa ông, ông trách
rất đúng, tôi có lỗi và không có gì tự bào chữa hết. Tôi làm việc với ông đã lâu, đáng lẽ
phải biết làm vừa ý ông mới Phải. Tôi tự thấy xấu hổ".
Tức thì ông tự kiếm những lẽ để bênh vực tôi:
Phải... nhưng, nghĩ kỹ, lỗi đó cũng không nặng gì, chỉ là...
Tôi ngắt lời: "Bất kỳ lỗi lớn hay nhỏ cũng có thể đưa tới những kết Quả tai hại nhất.
Vả lại trông thấy những lầm lỡ, khó chịu lắm".
Ông ấy muốn nói mà tôi không để ông nói. Tôi thấy thích lắm. Lần Đầu tiên trong đời
tôi, tôi tự buộc tội tôi mà thú vị chứ! Tôi tiếp:
Đáng lẽ tôi phải cò ý tứ một chút. Ông giao việc cho tôi đã nhiều Lần, tôi không làm
vừa lòng ông được thì lỗi về tôi. Để tôi mang Về vẽ lại hết.
Đừng! Đừng! Không Bao giờ tôi bắt buộc ông như vậy.
Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch
http://ebook.vinagrid.com 64
Rồi ông ấy khen công việc của tôi, chỉ muốn sửa đổi lại chút xíu thôi, Và cái lỗi nhỏ
đó cũng chẳng làm tốn công tốn của gì, xét kỹ nó Chỉ là một chi tiết... một chi tiết không
quan trọng.
Sự vội vàng tự buộc tội của tôi đã làm cho ông chưng hửng, hết giận. Sau cùng ông
mời tôi ở lại dùng bữa, đưa cho tôi một tấm chi phiếu Và đặt tôi là một bức vẽ khác
nữa".
Bất kỳ thằng khùng nào cũng tự bào chữa cho mình được mà những thằng Khùng
đều làm như vậy hết. Nhưng biết nhận lỗi của mình là biết vượt Lên trên bọn người
thường và biết một nỗi vui cao thượng hiếm có. Cho nên một ký sự đẹp nhất trong lịch
sử là hồi đại tướng Lee, trong Cuộc Nam Bắc chiến tranh, tự nhận lỗi vì ông mà đạo kị
binh của tướng Pickett phải thất bại trong cuộc tấn công tại Gettysburg.
Cuộc tấn công đó là một lỗi lầm đã làm đỗ máu nhiều nhất trong đời Cầm quân rất
anh hùng và rực rỡ của Lee. Ông biết rằng sự thất bại Đó sẽ làm cho quân phương
Nam do ông chỉ huy không sao thắng được quân Phương Bắc nữa và sẽ phải hoàn
toàn tan nát. Ông thất vọng tới nỗi ông xin từ chức và xin cho "một người khác trẻ hơn,
tài giỏi hơn" thay ông. Nếu ông trút trách nhiệm cuộc chiến bại đó thì ông thiếu gì lý Lẽ:
như vài người đoàn trưởng đã bỏ ông... kỵ binh tới trễ quá v.v.
Nhưng Lee, rất cao thượng, không chịu đổ lỗi cho kẻ khác. Trong khi quân Của
Pickett bại trận, và bị thương nặng trở về, ông phi ngựa đi đón Và thú: "mọi sự đều do
lỗi của tôi cả... Chỉ một mình tôi chịu trách Nhiệmvề cuộc chiến bại này thôi". Thật là cao
thượng.
Trong lịch sử ít thấy những đại tướng có can đảm và đại lượng để tự Nhận lỗi như
vậy.
Elbert Hubbard, một Trong những nhà viết chuyện hằng ngày đặc sắc nhất đã làm
cho người Ta say mê, thường bị người ta oán dữ vì những bài chỉ trích của ông nhưng
Nhờ ông khéo léo cho nên thường khi kẻ thù của ông lại thành bạn Thân của ông.
Có lần một đọc giả Nóng tính viết thư cho ông rằng không đồng ý với ông về bài ông
viết Kì trước, và dùng những danh trừ không đẹp đẽ gì để tặng ông. Ông Trả lời bằng
mấy dòng sau này:
Nghĩ Kỹ, tôi cũng không đồng ý với tôi về bài đó. Có lẽ hôm nay tôi Không thích
những bài tôi đã viết ngày hôm qua nữa. Tôi sung sướng Được ông cho biết ý kiến. Lần
sau, nếu ông đi ngang, xin mời ông vô Chơi, chúng ta bàn luận về chuyện đó.
Chân thành kính chúc...
Còn có cách Gì chê bai một người có giọng mềm mỏng như vậy nữa?
Học viên theo lớp giảng của tôi phải thi một bài kỳ dị. Mỗi người Phải để cho các
bạn xét đoán mình. Những bạn này phải thành thực nói Cho người đó biết có chỗ nào
đáng ưa, chỗ nào đáng ghét: Những lời Nhận xét đó phải viết lên giấy và không ký tên,
như vậy tự do tỏ Hết những ý nghĩ thầm kín nhất của mình được.
Sau khi dự thi kỳ đó, một thanh niên lại kiếm tôi, thất vọng. Các bạn Anh ta chỉ trích
Đắc Nhân Tâm Nguyễn Hiến Lê dịch
http://ebook.vinagrid.com 65
anh ta không tiếc lời: nào là tự đắc quá, hách dịch, ích kỷ, xấu bạn, có óc phản động,
đáng tống cổ ra khỏi lớp.
Buổi học sau, "tội nhân" đó đứng dậy, nhìn thẳng vào các bạn, đọc Lớn tiếng những
lời chửi đó của họ. Nhưng anh dằn lòng, không mạt Sát lại những kẻ đã xử tội anh, mà
nói:
"Các bạn, tôi biết rằng tôi không dễ thương chút nào hết, tôi không Còn ngờ gì về
điều đó. Đọc những lời chỉ trích của anh em, tôi buồn Lắm, nhưng nó có ích cho tôi. Nó
đã làm cho tôi bớt tự phụ, đã cho Tôi một bài học tốt. Xét cho cùng, tôi chỉ là một người
cần được Tình thương yêu cũng như mọi người khác. Các bạn chịu giúp tôi không?
Chiều nay các bạn có chịu viết cho tôi ít hàng thành thật chỉ cho tôi Cách phải làm sao
để sửa mình không? Tôi sẽ hết sức tu tỉnh lại".
Không phải anh ấy diễn kịch đâu. Lòng anh thành thật cho nên làm cảm Động tất cả
thính giả. Tất cả những người mà 8 ngày trước muốn đem "hành hình" anh thì bây giờ
bênh vực anh nhiệt liệt, khen lòng chân thành, Khiêm nhượng của anh, sự hăng hái sửa
mình của anh. Họ khuyến khích Anh, khuyên anh và thú rằng đã có nhiều thiện cảm với
anh.
Như trong Thánh kinh đã nói: "Câu trả lời nhã nhặn của anh đã làm cho Nguôi mọi
sự giận dữ".
Khi biết chắc Rằng chúng ta có lý, chúng ta phải rán ngọt ngào và khéo léo tỏ ý Kiến
của ta với người khác. Nhưng khi chúng ta lầm mà sự đó thường Có lắm, nếu ta thành
thật với ta thì chúng ta phải vui vẻ nhận lỗi Liền. Chẳng những sẽ có kết quả bất ngờ mà
như vậy lại còn vui hơn Là kiếm cách tự bào chữa cho mình.
Xin bạn nhớ kỹ phương ngôn say này: "Nếu phản kháng lại thì có được Cũng không
bỏ vào đâu. Còn cứ nhận đi thì được nhiều hơn cái mình muốn Nữa".
Vậy muốn cho người khác theo ý kiến mình, xin bạn nhớ quy tắc thứ ba sau này:
Khi bạn lầm lỡ, hãy vui lòng nhận lỗi ngay đi.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro