Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

(CHƯƠNG 1)

A PHI Ở XÓM NGÓI 

Tác giả: Linh Xuân Quân

—---------------

1.

Nếu như nói tôi đã từng yêu ai trong đời thì nhất định phải là anh năm mười sáu tuổi.

Chàng thiếu niên trắng trẻo, thích mặc áo khoác ngoài màu trắng, luôn phóng xe máy len lỏi qua các đầu ngõ, quần áo tung bay trong gió y hệt như một đôi cánh.

Khi đó, tôi ở một mình trong căn nhà lợp ngói dột nát nhất của dãy trọ, cách vách là một bà lão trạc ngoài năm mươi làm nghề buôn hương bán phấn, đêm nào khách cũng gõ cửa nhà tôi, hỏi tôi bao giờ thì bán.

Tôi dùng ván gỗ chặn cửa ra vào và cửa sổ, để không lọt chút ánh sáng nào vào trong phòng, cho đến khi có tiếng xe máy ở đầu ngõ, tôi mới chậm rãi đi ra, chờ anh xuất hiện. Anh một tay nắm lấy tay cầm, mang theo chút ngả ngớn mà hỏi: "Quần áo giặt xong chưa?"

Các cô gái trong dãy trọ trạc tuổi tôi cũng đã đi làm từ sớm, trong lòng có chút sốt ruột. Họ đều đã làm mẹ rồi mà tôi vẫn còn đang đi học. Bà nội nói, Phan Phan phải lên đại học nên tôi cắn răng đi học, năm nay đã lên cao trung. Tiền học phí là tiền trợ cấp của bà nội, sinh hoạt phí đều dựa vào việc giặt quần áo cho mấy cậu trai này.

Vì mới bắt đầu đi làm, đang ở độ tuổi vô kỷ luật, phóng túng, lúc nào bọn họ cũng không kiên nhẫn cọ sạch mấy vết dầu mỡ dính bẩn trên bộ đồ lao động và áo khoác, vì thế mới ném cho tôi.

Tôi không có máy giặt hay bất kỳ một thiết bị hỗ trợ giặt ủi nào. Tôi dùng một cái nồi đồng nhỏ đã được vá lại nhiều lần, đun sôi nước sông và rửa sạch, sau đó làm nóng đáy nồi rồi ủi từng cái một. Giặt quần áo một đêm là năm nhân dân tệ, vừa vặn cũng là chi phí ăn uống một ngày của tôi.

Khi đó, tôi nghèo khó và ít nói, cũng không gây sự với ai như bây giờ. Nhưng điều này không ngăn cản tôi trở thành kẻ ngoại đạo trong mắt người khác. Những người trong khu trọ cho rằng việc tôi đi học là một hành vi hoang đàng khó hiểu, mà đám bạn học của tôi thì lại ưa thích ở sau lưng tôi ra vẻ ho khan, bọn họ hay gọi tôi là "Phan công giao!". Ở trong thị trấn nhỏ này, những cô gái nếu có biệt danh như vậy, thì đồng nghĩa với gái làm tiền.

Có một buổi tối sau khi tan tiết tự học, có một vài cô gái mang theo bạn trai của họ đến chặn tôi lại, lấy lý do hình như là tôi không mượn vở một bạn nữ nào trong số đó để chép bài, tôi không nhớ chính xác, tôi chỉ nhớ họ cười và đẩy tôi vào một góc phòng.

"Mày không phải rất gan sao? Sao lại nhát gan thế?"

"Nghe nói mày ph/á th/a/i nhiều lần, khắp người mắc bệnh gi/a/ng m/a/i?"

(Bản quyền thuộc về fanpage Cẩm Sắc Hoa Niên) 

"Mày không phải là con đi/ế/m sao? Để bọn tao nhìn thử!"

Họ tiến đến cởi quần áo của tôi, các nam sinh cười đùa quay phim lại. Tôi giằng co cùng với bọn họ, gầm lên như dã thú, cảnh tượng này trong mắt họ càng trở nên buồn cười. Khi họ dùng bật l/ử/a đ/ố/t cháy váy của tôi, đột nhiên cách đó không xa truyền đến tiếng còi của xe máy.

Khi đó, tôi vẫn chưa nói chuyện nhiều với anh, nhưng tôi biết anh, là một tên c/ô/n đ/ồ trong xóm trọ của tôi. Tôi suýt nữa đã hô lớn: "Anh A Phi! Anh A Phi!"

Đây là tiếng kêu duy nhất tôi nói với thế giới bên ngoài trong mười sáu năm qua.

Anh bước xuống đất, nhìn xung quanh, nhận ra tôi và nói: "Có chuyện gì vậy? Dám b/ắ/t n/ạ/t người trong xóm trọ của bọn tao à?"

"Liên quan gì đến mày! Mau lượn đi!" Một tên nam sinh lớn giọng hét vào mặt anh.

Anh hình như có chút buồn cười, cởi mũ bảo hiểm ra rồi lẩm bẩm: "Thằng nhãi con."

Mấy nam sinh kia đều nhỏ tuổi hơn anh, lại là học sinh, anh căn bản không cần lấy một chọi mười. Anh chỉ cần đ/ậ/p nhừ tử hai người trong số đó, đám này ngay tức khắc liền tản ra bỏ chạy. Anh th/ô b/ạ/o nắm lấy tóc của nữ sinh cầm đầu, chỉ vào tôi và nói: "Đây là em gái của tao, mày biết chưa? Nếu mày g/â/y r/ố/i với nó thêm lần nào nữa, bố sẽ x/é n/á/t mặt mày ra."

Bạn trai của nữ sinh đó sớm đã cao chạy xa bay rồi.

Toàn bộ quá trình diễn ra rất nhanh chóng, còn không quá năm phút, thế mà đủ để tôi đem lòng thầm mến một người.

2.

Trước sự kiện này, ấn tượng của tôi về anh chỉ là một chàng trai tên A Phi lái xe máy.

Anh sống ở ngôi nhà ngoài cùng trong dãy nhà lợp ngói, bố mẹ anh đều là những người ngh/i/ệ/n m.a t.ú.y, anh dành hơn 300 ngày một năm trong trung tâm cai ngh.i.ệ.n m.a t/ú/y. Do đó vừa lên sơ trung anh đã bỏ học để đi làm. Có lẽ hiện đang làm bảo an trong khách sạn.

Anh là người cầm đầu đám con trai trong xóm nhỏ. Mùa hè tôi thường thấy họ tụ tập với nhau hút thuốc ở đầu ngõ, giữa đám con trai cởi trần chỉ có mình anh mặc vest trắng, giống như những lãng khách vừa xinh đẹp vừa phóng khoáng trong những bộ phim cổ trang Hồng Kông. Bên cạnh anh lúc nào cũng có những cô gái xinh đẹp khác nhau, đùi xỏ tất đen, cả người bọn họ cứ như dính chặt vào người anh.

Ngày đó, anh ấy ném áo khoác lên đầu tôi và cười khẩy: "Có gì mà khóc chứ? Đọc sách đến phát đ.i.ê.n rồi à."

Tôi run cầm cập nhặt quần áo và mặc vào, cố gắng kìm chế tiếng nức nở nghẹn ngào.

Anh tiễn tôi đến tận cửa nhà, còn hỏi: "Bà nội có nhà không?".

Tôi gật đầu.

Anh cười hàm ý không rõ, "Vậy tôi đi đây."

Sao đó tôi đem quần áo giặt sạch sẽ trả lại cho anh, anh khen tôi giặt đồ rất cẩn thận. Về sau anh thường xuyên nhờ tôi giặt đồ, còn có đám con trai xung quanh. Phòng tôi trước kia có mấy tên gi.a.ng h.ồ hay lảng vảng, có ý đồ xấu xa bây giờ cũng ít khi gõ cửa làm phiền tôi.

Chúng tôi vẫn rất ít nói chuyện, khi tình cờ gặp nhau cũng không biết chào hỏi như thế nào, hình như những người trong xóm trọ này đều như vậy.

Chúng tôi yêu nhau được nửa năm. Vào ngày tôi được trường cho nghỉ đông, anh đang chơi bài ở đầu ngõ, trên mặt dán rất nhiều tờ giấy, thấy tôi đến, anh như kiếm cớ, ném quân bài trên bàn, nói: "Không đánh nữa, đi lấy quần áo đây!"

Một tràng oán giận bất chợt vang lên, có một trong những người anh em của anh tên là Nhục Đầu đã nói to: "Tham lam đến mức này rồi, gấp gáp cái gì chứ?"

Anh lười biếng ngẩng đầu nhìn Nhục Đầu: "Đừng con mẹ nó nói hưu nói vượn, người ta vẫn còn là học sinh đấy!"

"Học sinh thì sao? Học sinh mới đem lại cảm giác hưng phấn nhất!"

Phía sau truyền đến khéo tay xấu xa. Anh vòng tay qua người tôi kéo đi, giơ ngón giữa lên mà không thèm nhìn lại.

Mà mặt tôi đã đỏ tận mang tai.

Anh lấy một điếu thuốc từ sau tai, hỏi tôi, "Thi cử thế nào rồi?"

"Sao anh biết em thi..."

"Tôi mù chữ, nhưng không có ngu ngốc."

Chiếc bật lửa lóe lên soi rõ ngũ quan sắc nét của anh, anh thuần thục thở ra một làn khói.

Tôi lúng túng nói: "Cũng tàm tạm."

Bước đến trước cửa nhà, anh nói: "Anh có hai bộ quần áo cần giặt, em vào lấy với anh."

Cách đó không xa truyền đến tiếng cười ồ xấu xa của đám bạn anh, tôi mất tự nhiên cúi đầu: "Em ở đây đợi anh."

Anh cười, dùng sức kéo tôi vào: "Anh còn có thể ăn em sao?"

Nhà bọn họ rất tối tăm, tựa như một cái hầm ngầm sâu không thấy đáy.

3.

Ở Thâm Quyến, khi tàu điện ngầm chạy vút vào trong bóng tối, tôi luôn trong trạng thái mê man, nghĩ rằng mình đã trở lại năm mười sáu tuổi. Trong căn phòng tối tăm và h.ỗ.n l/o/ạ/n đó, có một chàng thiếu niên tên là A Phi đang mặc áo sơ mi trắng đang hút thuốc cách đó không xa.

Nhưng hình ảnh phản chiếu trên kính thủy tinh trong suốt làm tôi ngay lập tức tỉnh táo ngồi dậy. Một phụ nữ ba mươi bảy tuổi, bọng mắt to và khóe miệng cụp xuống. Với cái cà mên chứa đầy thức ăn nhiều dầu mỡ trong tay, trông tôi cứ như một thiếu phụ đã ngoài năm mươi vậy.

Bỗng dưng có tiếng chuông điện thoại reo lên, tôi do dự không nhấc mấy.

"Phan Phan? Vẫn còn đang ở Thâm Quyến làm giàu... hả?" Giọng nói đến từ người hàng xóm cũ của tôi, Vương Quyên Hoa trong xóm nhỏ, không mảy may che đậy nỗi vui sướng khi người khác gặp họa của mình: "Cũng không có việc gì, tôi gọi để nói cho cô biết, cái tên A Phi kia ra ngoài rồi."

Trong nháy mắt, tôi chỉ cảm thấy hồn bay phách lạc, mấp máy môi nhưng không nói được lời nào.

"Ai mà biết hắn sao lại ra được? Hắn đang tìm cô." Cô ấy khoái trá nói, không che giấu nỗi hả hê: "Tôi nghĩ vậy thôi chứ không ý gì đâu nha, nhưng mà cô cũng biết đó, hắn từng gi.ế.t người..."

Tôi cúp máy, bàng hoàng chạy về nhà, ừ, tôi phải về.... Nhanh lên một chút.

Sau khi đẩy cửa ra, một mùi hôi thối xộc vào người tôi, "Con khốn, mày đi chỗ quái quỷ nào vậy!" Tử Quyền nằm trên vũng phân, lớn tiếng ch/ử/i r/ủ/a, giọng nói ầm ầm cứ như là chuông đồng ở mấy ngôi chùa lớn.

"Anh không thể nhịn một xíu sao?"

Cho dù tôi có nhìn thấy cảnh này bao nhiêu lần đi chăng nữa, nó vẫn khiến tôi tởm lợm buồn nôn.

"Tao mà nhịn được thì cần gì đến mày hả đồ đ.ê ti.ệ.n tạp chủng kia! Mày chỉ muốn tao ch/ế/t sớm! Mày chỉ ham cái nhà của tao!"

Giữa những lời mắng mỏ không dứt bên tai, tôi dọn dẹp đống phân và nước tiểu trong phòng, sau đó mở cửa sổ để hút thuốc.

Đây là cuộc sống của tôi, tôi nghĩ nghĩ rồi châm thêm một điếu thuốc. Tôi còn có cái gì chưa bị h.ủ.y ho/ạ/i nữa sao? Tôi cho tới bây giờ luôn luôn là hai bàn tay trắng.

A Phi ra rồi, anh ấy sẽ đến tìm tôi, dù sao thì tôi cũng là người đưa anh ấy đến viện t/â/m th/ầ/n.

Trong thời gian chúng tôi ở bên nhau, để nuôi anh, tôi đã làm việc quần quật không kể ngày đêm. Lúc xào rau vô ý đổ dầu nóng vào mu bàn chân, để lại vết sẹo thâm. Anh còn đ/á/nh tôi, di chứng ù tai cho tới bây giờ vẫn còn lưu lại.

Khi bị bắt, anh đỏ cả mắt hét vào mặt tôi: "Tao gi/ế/t mày! Tao gi/ế/t mày!"

Sau đó, tôi gả cho Tử Quyền.

Là con trai duy nhất của một gia đình trung lưu, anh ta không bao giờ biết có một nơi gọi là xóm nhỏ lợp mái ngói. Anh đã cho rằng tôi chỉ là một nữ sinh viên đại học bình thường, nhút nhát. Sau đó, anh đã biết được quá khứ của tôi. Trước khi chúng tôi kịp ly hôn, anh đã bị t.a.i n.ạ.n xe hơi, mỗi ngày vì b/ạ/i li/ệ/t mà ch.ế.t dần ch.ế.t mòn.

Quá trình chờ ch.ế.t dần dần khiến toàn bộ sự x.ấ.u xa đâm chồi nảy lộc trong tâm tính một người bình thường. Anh ta ngày ngày cáu kỉnh, trái tính trái nết, đem sự h/à/nh h/ạ chì chiết tôi trở thành niềm vui lớn nhất trong quãng đời của lại của mình. Tôi nhìn anh ta, thỉnh thoảng ngẩn ngơ nghĩ rằng đó là một con qu/á/i v/ậ/t có răng nanh màu vàng, nước dãi chảy ròng ròng.

Quái lạ là tôi không dám ly hôn vì tôi còn muốn có được ngôi nhà của anh.

Tôi cũng là một con qu/á/i v/ậ/t.

—---------------

#ngoaphienlyaphi

#camsathoanien

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro