A.Bom - câu 7
Cau 7 :
Cùng với sự phát triển toàn cầu, Việt Nam đang ngày càng tiến bước. hiện nay nền kinh tế nước ta đang phát triển len nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, tự do kinh doanh, tự do phát triển. Tuy nhiên trong sự nỗ lực đi lên đó, nền kinh tế Việt Nam còn tồn tại những điểm yếu. Một trong những điểm yếu đã làm ảnh hưởng xấu tới sự phát triển kinh tế nước nhà chính là vấn đề đào tạo và sử dụng lao động không hợp lý, đặc biệt là nguồn lao động tri thức mà nhà nước luôn chú trọng trong việc đào tạo.
Đất nước ngày càng phát triển, lực lượng lao động là những sinh viên được đào tạo trong các trường ĐH, CĐ là lưc lượng trẻ của đất nước, rất năng động, có năng lực trong công việc. vì vậy sinh viên là nguồn nhan lực rất quan trọng mà xã hội cần biết cách sử dụng hợp lý và hiệu quả nhất. Tuy nhiên tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường hiện nay ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển kinh tế, xã hội nước nhà.
Giáo dục đại học (GDĐH) và vấn đề việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên đã và đang là mối quan tâm của không chỉ sinh viên và gia đình họ mà của cả các cấp quản lý và toàn xã hội.
Điều tra của Bộ GD-ĐT, cả nước có tới 63% sinh viên tốt nghiệp ĐH-CĐ ra trường không có việc làm, 37% có việc làm nhưng nhiều SV phải làm trái nghề hoặc phải qua đào tạo lại. Có những sinh viên sư phạm đi làm bảo hiểm, sinh viên luật đi bán hang.
Hàng vạn cử nhân quản trị kinh doanh ra trường làm những việc không dính dáng gì đến chuyên môn, có cả bưng bê ở các quán cơm bình dân, oshin và tiếp thị
Điều này trở thành nỗi ám ảnh của các tân cử nhân.
Sinh viên ra trường nhiều, thất nghiệp cũng nhiều trong khi các nhà tuyển dụng lao động vẫn than thở thiếu nguồ nhân lực, thiếu những nhân viên có kinh nghiệm năng lực, năng động trong công việc.
Vậy nguyên nhân là do đâu?
Trước hết là do chính bản thân sinh viên. Do chính thái độ học tập mang tính đối phó của sinh viên đã dẫn đến tình trạng ra trường, mang theo tấm bằng ĐH, CĐ nhưng thực chất lại không chắc kiến thức đã được đào tạo, không đáp ứng được nhu cầu công việc. Theo một thống kê, có đến 94% SV mới ra trường khi đi làm cần được đào tạo lại để đáp ứng nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Trong đó, các nội dung cần đào tạo lại có 92% về nghiệp vụ chuyên môn, 61% về kỹ năng mềm cơ bản, 53% về kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa… Có những SV mang bằng loại giỏi nhưng lại rất yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là những kỹ năng thực hành để bắt tay ngay vào công việc.một điểm yếu khác mà SV hiện nay thường mắc phải là khả năng ngoại ngữ, tin học và kỹ năng sử dụng các thiết bị văn phòng còn rất yếu kém. Nhiều SV bị trượt ngay từ vòng phỏng vấn do yếu kém ngoại ngữ và tin học văn phòng. Khi vào làm việc, nhiều SV lúng túng khi phải sử dụng những thiết bị như máy in, máy fax, máy photocopy… và điều này thường gây khó chịu cho nhà tuyển dụng.
Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp tỏ ra thờ ơ với SV mới ra trường. Họ cho rằng phải mất nhiều thời gian để đào tạo lại SV tốt nghiệp từ những kỹ năng cơ bản như soạn thảo văn bản, gửi email cho đến giao tiếp, tác phong làm việc. Bù lại, họ tập trung tuyển chọn những cá nhân có nhiều kinh nghiệm làm việc để bắt tay ngay vào công việc của họ yêu cầu. Điều này trực tiếp làm giảm đi cơ hội có được việc làm cho các SV khi mới tốt nghiệp ra trường
Bên cạnh đó có rất nhiều sinh viên ra trừơng muốn được làm việc ở thành phố nên họ có thể làm bất cứ ngành nghề gì miễn là có thu nhập, kể cả trái ngành nghề đào tạo như một sinh viên sư phạm có thể đi bán hang, một sinh viên marketing có thể đi làm bảo vệ cho một quán bar. Trong khi tỷ lệ thất nghiệp tại thành phố ngày càng cao thì ở một số nơi vùng sâu, vùng xa lại thiếu nguồn lao động trầm trọng.
Về phương pháp giảng dạy: Hiện nay, GDĐH ở Việt Nam quá chú trọng lý thuyết và nguyên lý, chưa quan tâm đúng mức tới kỹ năng và khả năng sáng tạo, chưa bám sát vào thực tiễn. Do đó không phát huy được khả năng sang tạo của sinh viên.
Do các cơ sở đào tạo chưa có sự lien kết với các doanh nghiệp nên không xác định được nhu cầu thực sự mà nhà tuyển dụng cần ở sinh viên.
Do sự đòi hỏi cao của nhà tuyển dụng như yêu cầu có kinh nghiệm trong công việc mà sinh viên mới ra trường không thể có.
Về các chính sách của nhà nước: Nhà nước có rất nhiều chính sách phát triển kinh tế, sinh viên lựa chọn khối kinh tế quá nhiều dẫn tới tình trạng dư thừa nguồn nhân lực trong khối kinh tế trong khi các ngành nghề khác như nông lâm nghiệp, thuỷ hải sản … lại không được nhắc nhiều trên truyền thong nên người dân có tư tưởng học những ngành đó sẽ khó xin việc. từ đó dẫn đến sự mất cân đối trong việc phân bổ nguồn lực: nơi thừa, nơi thiếu làm giảm sự phát triển kinh tế nước nhà.
Vậy cần phải có giải pháp để khắc phục tình trạng trên.
Trước hết là sinh viên, chúng ta phải có ý thức định hướng nghề nghiệp rõ rang, không chọn trường theo trào lưu, phải học thật, làm thật, không được học mang tính đối phó. bản than sinh viên và gia đình nên xem xét để lựa chọn cho con em miìn một ngành nghề phù hợp với khả năng bản than và hoàn cảnh gia đình
Giáo dục đào tạo: phải gắn lý thuyết với thực hành, nâng cao chất lượng đào tạo, chống bệnh thành tích. Ngoài các kiến thức chuyên môn, chuyên ngành thì SV cần được trang bịthêm những kiến thức và kỹ năng xã hội để có thể hòa nhập dễ dàng với thị trường lao động ngay sau khi tốt nghiệp
Ngành đào tạo ứng viên phải có mối lien hệ với thị trường lao động để luôn cập nhất những thong tin về xu hướng nhu cầ việc làm để đào tạo cho phù hợp cả về chất lượng cũng như số lượng.
Các chính sách của nhà nước:Với Nhà nước, bên cạnh việc thay đổi các cơ chế, chính sách tuyển dụng, đào tạo nghề, là tăng cường chính sách bảo trợ xã hội, một nhân tố giúp lực lượng trẻ có thêm cơ hội tiếp cận với công việc tốt hơn.
Cần có các chính sách khuyến khích hơn đối với những người công tác tại vùng sâu vùng xa nhằm thu hút lao động, phân bổ nguồn lực cho đồng đều.
Phải có chính sách tạo điều kiện cho các trường đạo tạo tiếp cận được với thị trường lao động. Nhà tuyển dụng có kênh thông tin để cơ sở đào tạo hiểu rõ những kiến thức và kỹ năng cần trang bị cho sinh viên, qua đó, phối hợp điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp.
Những tiêu chí cơ bản trong tuyển dụng cần được áp dụng triệt để (chứ không phải mang tính hình thức) là sự sáng tạo, năng động, hiểu biết, có khả năng thực hành và các kỹ năng khác Bằng cấp cũng cần quan tâm nhưng nó chỉ là một trong rất nhiều tiêu chí được sử dụng trong tuyển dụng.
Việt Nam đang cần một nguồn nhân lực trí thức trình độ cao để xây dựng một hình thái kinh tế mới cao hơn, hoàn thiện và hiệu quả hơn, đó là kinh tế tri thức. Vậy bản thân mỗi sinh viên cũng như các cơ quan đào tạo, cơ quan nhà nước bằng những giải pháp của mình hãy khắc phục những hạn chế để việc sử dụng nguồn lực được hiệu quả hơn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam ngày một lớn mạnh hơn.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro