9 kha nang va hien thuc
6. Khả năng và hiện thực
6.1. Khái niệm
- Hiện thực là những gì hiện có, hiện đang tồn tại thực sự. Còn khả năng là
những gì chưa có, nhưng sẽ có, sẽ tới khi có các điều kiện tương ứng.
- Khả năng là cái hiện chưa có ở thời điểm đang xét nhưng bản thân khả
năng với tư cách cái chưa có đó lại tồn tại. Tức là các sự vật được nói tới trong khả
năng chưa tồn tại, nhưng bản thân khả năng để xuất hiện sự vật đó thì tồn tại.
- Phân biệt khả năng với tiền đề hoặc điều kiện của một sự vật nào đó: Tiền
đề hay điều kiện của một sự vật nào đó là cái hiện đang tồn tại thực sự, là yếu tố
hiện thực trên cơ sở đó xuất hiện cái mới mà cái mới đang ở dạng tiềm năng. Còn
khả năng không phải tiền đề, điều kiện của cái mới mà là cái mới đang ở dạng tiềm
thế.
27
6.2. Phân loại các khả năng
- Khả năng thực tế
Tất cả khả năng đều là khả năng thực tế vì mọi khả năng là thực sự tồn tại và
do hiện thực sinh ra.
Tuy vậy, sự hình thành các khả năng không giống nhau, có cái hình thành
một cách tất nhiên, có cái hình thành một cách ngẫu nhiên. Vì vậy, khả năng thực tế
lại được phân thành khả năng tất nhiên và khả năng ngẫu nhiên.
Khả năng tất nhiên dựa trên điều kiện và mức độ trở thành hiện thực phân
thành khả năng gần và khả năng xa.
- Ngoài khả năng thực tế, có thể phân thành khả năng chủ yếu và khả năng
thứ yếu, khả năng tốt và khả năng xấu, khả năng thuận nghịch và khả năng bất
thuận nghịch, khả năng cùng tồn tại và khả năng loại trừ nhau…
- Khả năng ảo, khả năng hình thức hay khả năng trừu tượng được một số tác
giả dùng để chỉ những cái do con người tưởng tượng một cách chủ quan, không bắt
nguồn từ hiện thực và không thể biến thành hiện thực thì không phải là khả năng
theo đúng nghĩa. Vì vậy, không đề cập đến trong cặp phạm trù này.
6.3. Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực
- Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không
tách rời nhau, thường xuyên chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự
vật.
Điều này do chính quá trình phát triển của sự vật quy định. Quá trình phát
triển là quá trình trong đó khả năng biến thành hiện thực và hiện thực - hiện thực
chứa đựng cái khả năng đang vận động - lại sản sinh ra các khả năng mới, các khả
năng mới này trong những điều kiện thích hợp lại biến thành hiện thực mới… cứ
như vậy hiện thực được chuẩn bị bởi khả năng, còn khả năng hướng tới biến thành
hiện thực, tạo thành một quá trình vô tận.
- Cùng trong những điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật, có thể tồn tại một
số khả năng chứ không phải chỉ có một khả năng.
Ngoài một số khả năng vốn sẵn có ở sự vật, khi xuất hiện điều kiện mới thì
sẽ xuất hiện những khả năng mới và tính chất, vai trò của các khả năng có sẵn của
sự vật cũng biến đổi theo sự thay đổi của điều kiện.
- Để khả năng biến thành hiện thực thường cần có không chỉ có một điều
kiện, mà là một tập hợp những điều kiện - tập hợp này được gọi là cần và đủ - khi
tập hợp này xuất hiện thì khả năng nhất định sẽ trở thành hiện thực, sự biến nhất
định phải xảy ra.
6.4. Vai trò của điều kiện khách quan và chủ quan trong sự chuyển biến khả
năng thành hiện thực
- Trong giới tự nhiên, quá trình khả năng biến thành hiện thực chủ yếu là một
quá trình khách quan.
- Trong xã hội, bên cạnh các điều kiện khách quan, khả năng muốn biến
thành hiện thực còn cần có các điều kiện chủ quan là hoạt động thực tiễn của con
người.
Hoạt động có ý thức của con người có vai trò hết sức to lớn trong việc biến
khả năng thành hiện thực. Nó có thể đẩy nhanh hoặc kìm hãm quá trình biến khả
năng thành hiện thực, có thể điều khiển khả năng phát triển theo chiều hướng nhất
định bằng cách tạo ra những điều kiện tương ứng. Không thấy vai trò của nhân tố
chủ quan sẽ rơi vào sai lầm hữu khuynh chịu bó tay, khuất phục hoàn cảnh. Tuy
28
nhiên không được tuyệt đối hóa vai trò của nhân tố chủ quan mà xem thường những
điều kiện của nhân tố chủ quan mà xem thường những điều kiện khách quan vì sẽ
dẫn đến sai lầm chủ quan, mạo hiểm, duy ý chí.
6.5. Những ý nghiã về mặt phương pháp luận
- Hiện thực là cái tồn tại thực sự, còn khả năng là cái hiện chưa có, nên trong
hoạt động thực tiễn phải dựa vào hiện thực, không dựa vào khả năng nhưng không
được xem thường khả năng vì khả năng biểu hiện khuynh hướng phát triển của sự
vật trong tương lai nên khi đề ra chủ trương, kế hoạch hành động phải tính toán đến
mọi khả năng để chủ động và có các phương án sát hợp trong hoạt động.
- Để xác định các khả năng cần phải:
Tìm khả năng phát triển của sự vật ở ngay trong chính bản thân sự vật; khi
dự kiến khả năng phát triển của sự vật phải căn cứ vào sự tác động của các mặt khác
nhau bên trong sự vật, sự tác động qua lại của sự vật với hoàn cảnh bên ngoài trong
trạng thái vận động và phát triển; làm sáng tỏ sự khác biệt về chất giữa khả năng và
hiện thực để không lầm lẫn khả năng với hiện thực; xuất phát từ mối quan hệ chặt
chẽ giữa khả năng và hiện thực để xác định khả năng tiềm tàng và tương lai phát
triển của sự vật, từ đó tạo những điều kiện cần thiết để thúc đẩy hoặc ngăn cản theo
yêu cầu của hoạt động thực tiễn.
- Khi lựa chọn và thực hiện khả năng cần lưu ý:
Trong cùng một lúc sự vật có thể chứa đựng nhiều khả năng khác nhau. Bởi
vậy, khi lựa chọn khả năng cần phải ưu tiên khả năng tất nhiên, nhất là các khả năng
gần vì đó là những khả năng dễ biến thành hiện thực; để khả năng biến thành hiện
thực phải tạo cho nó các điều kiện cần và đủ; trong xã hội, khả năng không tự biến
thành hiện thực mà phải có sự tham gia của con người, của nhân tố chủ quan vì vậy
cần tạo mọi điều kiện cần thiết để nhân tố chủ quan tham gia tích cực - nếu có lợi -
hoặc ngăn cản - nếu có hại - trong sự biến đổi khả năng thành hiện thực. Tuy nhiên,
phải tránh hai thái cực là tuyệt đối hóa hoặc hạ thấp vai trò của nhân tố chủ quan
trong việc biến khả năng thành hiện thực.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro