9.ĐẦU TƯ VÀ KÍCH CẦU ĐẦU TƯ
1.3 Nguồn vốn đầu tư trong nền kinh tế
1.3.1 Nguồn vốn đầu tư trong nước
1.3.1.1 Nguồn vốn đầu tư nhà nước
Nguồn vốn đầu tư của nhà nước bao gồm nguồn vốn của ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước.
a.Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước
Đây chính là nguồn chi của ngân sách nhà nước cho đầu tư. Đó chính là một nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của nhà nước, chi cho công tác lập và thực hiện các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn.
b/ Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước
Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước là một hình thức quá độ chuyển tư phương thức cấp phát vốn ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Với cơ chế tín dụng, các đơn vị sử dụng vốn này phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay. Chủ đầu tư là người vay vốn phải tính kỹ hiệu quả đầu tư, sử dụng vốn tiết kiệm hơn. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước là một hình thức quá độ chuyển từ phương thức cấp phát vốn ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.
Bên cạnh đó, vốn tín dụng phát triển của nhà nước còn phục vụ công tác quản lý và điều tiết kinh tế vĩ mô.Thông qua nguồn vốn tín dụng, nhà nước khuyến khích phát triển kinh tế xã hội của ngành, vùng, lĩnh vực rheo hướng chiến lược của mình.
c/ Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước.
Được xác định là thành phần chủ đạo trong nền kinh tế,các doanh nghiệp nhà nước vẫn giữ một khối lượng vốn khá lớn.Mặc dù vẫn còn một số hạn chế,nhưng khu vực kinh tế nhà nước với sự tham gia của doanh nghiệp nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần,hiệu quả của khu vực này ngày càng được khẳng định, tích lũy của khu vực này ngày càng tăng.
Nguồn vốn này chủ yếu bao gồm từ khấu hao tài sản cố định và thu nhập giữ lại tại doanh nghiệp nhà nước,thong thường chiếm 14-15% tổng vốn đầu tư xã hội.
3.1.2.Nguồn vốn của dân cư và tư nhân
Nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư,phần tích lũy của doanh nghiệp dân doanh,các hợp tác xã.
Đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn,mở mang ngành nghề,phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp....
Nguồn vốn trong dân cư là một nguồn vốn quan trọng, nếu có những biện pháp thích hợp,chúng ta có thể huy động được một khối lượng vốn đáng kể cho sự phát triển kinh tế. Các loại hình doanh nghiệp tư nhân ngày càng phát triển,phần tích lũy của các doanh nghiệp này sẽ góp phần đáng kể vào tổng quy mô nguồn vốn của toàn xã hội,nó được coi như những tế bào có khả năng tái tạo các nguồn tài chính.
1.3.2 Nguồn vốn đầu tư nước ngoài
1.3.2.1 ODA
ODA-Nguån vèn viÖn trî ph¸t triÓn chÝnh thøc (official Development assistance) là nguồn vốn viện trợ song phương hoặc đa phương với một tỉ lệ viện trợ không hoàn lại , phần còn lại chịu mức lãi suất thấp.Cơ chế tài chính đối với việc sử dụng ODA là cấp phát cho vay toàn bộ hoặc một phần từ ngân sách nhà nước. Các dự án ODA thường có vốn đối ứng là khoản đóng góp của phía Việt Nam bằng hiện vật và giá trị để chuẩn bị và thực hiện các chương trình, dự án (có thể dưới dạng tiền đuợc cấp từ ngân sách hoặc nhân lực, cơ sở vật chất). Nguồn vốn là điểm khác biệt lớn nhất giữa dự án ODA với với các dự án khác; kèm theo nó là các yêu cầu, quy định, cơ sở pháp lý về quản lý và thực hiện của nhà đầu tư và nhà tài trợ(có thể đi kèm hoặc không đi kèm điều kiện chính trị).
1.3.2.2 FDI
FDI- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)
Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF: FDI được định nghĩa là "một khoản đầu tư với những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chứ trong một nền kinh thế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác. Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó.
Các nhà kinh tế quốc tế định nghĩa : đầu tư trực tiếp nước ngoài là người sở hữu tại nước này mua hoặc kiểm soát một thực thể kinh tế của nước khác. Đó là một khoản tiền mà nhà đầu tư trả cho một thực thể kinh tế của nước ngoài để có ảnh hưởng quyết định đổi với thực thể kinh tế ấy hoặc tăng thêm quyền kiểm soát trong thực thể kinh tế ấy.
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đưa ra khái niệm: "Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoái hoặc bất kì tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của luật này"
Từ những khái niệm trên có thể hiểu một cách khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: "đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở một nươc khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào vào quốc gia đó để có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó, với mục tiên tối đa hoá lợi ích của mình". Tài sản trong khái niệm này, theo thông lệ quốc tế, có thể là tài sản hữu hình (máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ, bát động sản, các loại hợp đòng và giáy phép có giá trị ...), tài sản vô hình (quyền sở hữu tí tuệ, bí quyết và kinh nghiệm quản lý...) hoặc tài sản tài chính (cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, giấy ghi nợ...). Như vậy FDI bao giờ cũng là một dạng quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài. Hai đặc điểm cơ bản của FDI là: có sự dịch chuyển tư bản trong phạm vi quốc tế và chủ đầu tư (pháp nhân, thể nhân) trực tiếp tham gia vào hoạt động sử dụng vốn và quản lí đối tượng đầu tư.
1.3.2.3 Thị trường vốn quốc tế
Thị trường vốn quốc tế là nơi thực hiện chuyển giao hay mua bán vốn với thời hạn trên một năm giữa những người cư trú và không cư trú. Đặc trưng của thị trường vốn với mục đích đầu tư phát triển dài hạn,tham gia vào thị trường vốn quốc tế là chonhs phủ các nước, các công ty đa quốc gia, các ngân hàng thương mại lớn và các tổ chức quốc tế.
Cấu trúc của nó bao gồm thị trường trái phiếu và thị trường cổ phiếu quốc tế.
Hoạt động của thị trường vốn quốc tế bao gồm tại các trung tâm tài chính quốc tế lớn trên thế giới được hình thành từ việc quốc tế hoá thị trường vốn của một số nước có nền tài chính mạnh hoặc một số nước có vị thế kinh tế chính trị đặc biệt .
2.1 Kích cầu đầu tư
2.1.1 Khái niệm kích cầu đầu tư
Kích cầu đầu tư là tổng hợp các biện pháp chính sách, các công cụ pháp lý được sử dụng một cách có hệ thống và đồng bộ nhằm thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội trong một giai đoạn hay một thời kì nhất định
2.1.2 Phân biệt kích cầu đầu tư và kích cầu tiêu dùng
Chúng ta cần lưy ý để phân biệt giữa hai khái niệm kích cầu đầu tư và kích cầu tiêu dùng. Bởi lẽ hai khái niệm này thường hay được nhắc đến cùng nhau. Tuy nhiên về mặt bản chất thì hai khái niệm này có sự khác nhau. Thứ nhất về đối tượng tác động của hai loại hình kích cầu này là khác nhau. Trước tiên đó là về kích cầu tiêu dùng đối tượng của nó là về phía cầu trong nền kinh tế, thông qua các chính sách của chính phủ để kích thích tiêu dùng trong nước. Chẳng hạn như các chính sách về thuế thu nhập cá nhân, rồi các chính sách hỗ chợ tiêu dùng như các chương chình khuyến mại, mục đích của kích cầu tiêu dùng đó là kích thích tiêu dùng trong nước thông qua đó tạo thêm thị trường cho các doang nghiệp mở rộng sản xuất giúp nền kinh tế lấy lại được đà tăng trưởng trong tình hình nền kinh tế gặp khó khăn như thời kỳ hậu khủng hoảng. Còn xét về kích cầu đầu tư thì dây là các chính sách trực tiếp tác động đến họat động đầu tư của nền kinh tế nhằm khuyến khích hoạt động đầu tư sản xuất của các doang nghiệp thông qua các chính sách như lãi suất hay thuế.Tuy nhiên hai loại chính sách kích cầu đầu tư và kích cầu tiêu dùng có qua hệ bổ trợ lẫn nhau, bổ xung cho nhau nhằm phát huy tốt hơn hiệu quả cảu cả hai chính sách tất cả đều hướng đến mục tiêu nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế
2.2 Các yêu cầu khi áp dụng kích cầu đầu tư
Mỗi động sản xuất kinh doanh rơi vào chỗ đình trệ người ta liền nghĩ đến chuyện kích thích kinh tế mà thường được gọi một cách hình tượng - "kích cầu".
Kích cầu là biện pháp đẩy mạnh chi tiêu ròng của chính phủ (hay còn gọi tiêu dùng công cộng) để làm tăng tổng cầu, kích thích tăng trưởng kinh tế.
Biện pháp kích cầu cụ thể có thể là giảm thuế hoặc tăng chi tiêu hoặc cả hai. Kích cầu thường chỉ được dùng khi nền kinh tế lâm vào trì trệ hay suy thoái, đang cần vực dậy. Kích cầu đặc biệt hay được sử dụng khi nền kinh tế rơi vào trạng thái bẫy thanh khoản, là khi mà chính sách tiền tệ trở nên mất hiệu khi hoạt lực vì lãi suất đã quá thấp.
Kích cầu đôi khi còn được gọi là chính sách Keynes vì biện pháp này tác động tới tổng cầu. Trong cuốn Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ, John Maynard Keynes cũng nhắc đến việc "chi tiêu thâm hụt" khi cần thiết để giúp nền kinh tế khỏi suy thoái. Tư tưởng của Keynes là nếu cần, chính phủ có thể chi tiêu ngân sách mạnh đến mức dẫn tới thâm hụt cả ngân sách nhà nước để kích thích tổng cầu.
Theo các nhà kinh tế biện pháp để thúc đẩy kích cầu có hiệu quả là việc thực hiện đảm bảo vừa đúng lúc , trúng đích , vừa đủ .
Thứ nhất,là đúng lúc là phải thực hiện kích cầu ngay khi các doanh nghiệp chưa thu hẹp sản xuất và các hộ gia đình chưa thu hẹp tiêu dùng. Nếu thực hiện sớm quá, kích cầu có thể làm cho nền kinh tế trở nên nóng và tăng áp lực lạm phát. Nhưng nếu thực hiện chậm quá, thì hiệu quả của kích cầu sẽ giảm. Việc thực hiện kích cầu đúng lúc càng phải được chú ý nếu các quá trình chính trị và hành chính để cho một gói kích cầu được phê duyệt và triển khai là phức tạp. Thường thì chính phủ phải đệ trình quốc hội kế hoạch kích cầu và phải được cơ quan lập pháp tối cao này thông qua. Và, không phải lúc nào công việc này cũng suôn sẻ.
Là ta,cần đúng địa chỉ, đúng lúc. "Nhiều trường hợp, càng bơm nhiều tiề kích cầu càng bị thiệt hại. Vì vậy, phải tính toán thật kỹ là kích vào đâu, kích cho ai và theo ... tiêu Hiện nay, mục tiêu kích cầu là chống suy thoái, duy trì tăng trưởng và tạo việc làm. Vì vậy, người ta cho rằng, các dự án ưu tiên hưởng phần kích cầu của Chính phủ phải đảm ... lý do trên không định hướn kích cầu theo kiểu phân biệt đối xử, chỉ ưu tiên cho doanh nghiệp nhà nước hay cho những doanh nghiệp "lobby" giỏi. Những địa chỉ kích cầu phải được tính toán cẩn
Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với việc thực hiện kích cầu đúng lúc chính là sự thiếu chính xác trong xác định thời điểm chuyên pha của chu kỳ kinh tế. Có trường hợp kinh tế đã chuyển hẳn sang pha suy thoái một thời gian rồi mà công tác thu thập và phân tích số liệu thống kê không đủ khả năng phán đoán ra
Vì vậy kích cầu không đúng chỗ, không đúng lúc và thiếu hiệu quả chẳng những không giúp chống suy giảm kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội mà còn tạo thêm những tác nhân gây lạm phát trong tương lai. Những tác nhân này không phải đã hoàn toàn biến mất, khi cách nay mới hơn một tháng, chúng ta còn coi chống lạm phát là ưu tiên hang dầu. Do đó chúng ta phải nắm thời điểm đúng lúc để kích cầu nền kinh tế , để đưa nền kinh tế phát triển.
Thứ hai,là trúng đích là hướng tới những chủ thể kinh tế nào tiêu dùng nhanh hơn khoản tài chính được hưởng nhờ kích cầu và do đó sớm gây ra tác động lan tỏa tới tổng cầu hơn; đồng thời hướng tới những chủ thể kinh tế nào bị tác động bất lợi hơn cả bởi suy thoái kinh tế. Thường thì đó là những chủ thể kinh tế có thu nhập thấp hơn. Người có thu nhập cao thường ít giảm tiêu dùng hơn so với người có thu nhập thấp trong thời kỳ kinh tế quốc dân khó khăn. Việc hỗ trợ các gia đình có thu nhập thấp để họ không phải giảm tiêu dùng hay thậm chí còn tăng tiêu dùng sẽ tạo ra hiệu ứng lan tỏa, kích thích doanh nghiệp mở rộng sản xuất và thuê mướn thêm lao động. Hỗ trợ đó sẽ giúp đưa nền kinh tế tăng lên giúp họ chi tiêu nhiều hơn tao ra cho các doanh nghiệp có điều kiện mở rông kinh doanh tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động
Để kích cầu trúng đich, các nhà hoạch định chính sách thường dựa vào các mô hình kinh tế lượng để mô phỏng hiệu quả của gói kích cầu qua các kịch bản khác nhau tương ướng với các mục tiêu khác nhau, từ đó tìm ra mục tiêu hợp lý nhất.Họ tìm ra các chính sách khác nhau và tạo ra các gói kích cầu vào đúng thời điểm đó để giúp cho hiệu quả của gói kích cầu đó đạt được mức tối đa trong thời điểm đó.
Thứ ba,là vừa đủ tức là khi nền kinh tế bắt đầu phục hồi các gói kích cầu đã tác dụng vào nền kinh tế một cách mạnh mẽ và đang đưa nền kinh tế trở lại một cách mạnh mẽ . Nếu gói kích cầu quá bé thì kích thích sẽ bị hụt hơi và tổng cầu có thể không bị kích thích nữa, khiến cho gói kích cầu trở thành lãng phí sẽ làm hao hụt nền kinh tế và nó sẽ không giải quyết được nền kinh tế trong thời kỳ khủng hoảng . Ngược lại gói kích cầu lớn qua tạo ra tác động kéo dài khiến cho nền kinh tế đã hồi phục mà vẫn trong trạng thái tiếp tục được kích thích thì sẽ dẫn tới kinh tế mở rộng quá mức, lạm phát tăng lên. Điều này càng được chú ý nếu ngân sách nhà nước và dự trữ ngoại hối nhà nước không dư dật và còn làm cho mức tiêu dung bị giảm sút các doanh nghiệp lại phải thu hẹp sản suất. Vì vậy kích cầu vừa đủ sẽ nhanh chóng đưa kinh tế nó trở lai quỹ đạo ban đầu của nó và giúp nền kinh tế phát triển hơn nữa.
2.3.1 Điều kiện áp dụng các biện pháp kích cầu
Suy thoái, phục hồi, hưng thịnh, là ba pha trong chu kì của nền kinh tế, đây là yếu tố khách quan mà không một chính phủ hay một tổ chức nào có thể thay đổi được. Suy thoái kinh tế (tiếng Anh: recession/economic downturn) được định nghĩa trong kinh tế học vĩ mô là sự suy giảm của tổng sản phẩm quốc nội GDP thực trong thời gian hai hoặc hơn hai quý liên tiếp trong năm (nói cách khác, tốc độ tăng trưởng kinh tế âm liên tục trong hai quý). Tuy nhiên, định nghĩa này không được chấp nhận rộng rãi. Cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia (NBER) của Hoa Kỳ đưa ra định nghĩa về suy thoái kinh tế còn mập mờ hơn "là sự tụt giảm hoạt động kinh tế trên cả nước, kéo dài nhiều tháng". Suy thoái kinh tế có thể liên quan sự suy giảm đồng thời của các chỉ số kinh tế của toàn bộ hoạt động kinh tế như việc làm, đầu tư, lợi nhuận doanh nghiệp. Các thời kỳ suy thoái có thể đi liền với hạ giá cả (giảm phát), hoặc ngược lại tăng nhanh giá cả (lạm phát) trong thời kì đình lạm.
Một sự suy thoái trầm trọng và lâu dài được gọi là khủng hoảng kinh tế. Sự tan vỡ
tàn phá nền kinh tế là suy sụp/đổ vỡ kinh tế.Khi lý thuyết bàn tay vô hình của Adam Smith sụp đổ với đỉnh điểm là cuộc đại khủng hoảng 1929-1933 phải nhường lại cho kinh tế học vĩ mô "Keynes" với trọng tâm chính là nêu bật vai trò tăng trưởng tiền lương (để tăng tổng cầu) và vai trò của nhà nước trong việc quản lý nền kinh tế. Từ khi kinh tế học Keynes ra đời với các biện pháp can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế để điều chỉnh những méo mó của thị trường thì nền kinh tế thị trường ở các nước có sự chuyển biến rõ nét. Khi nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu suy thoái kéo dài, để tránh tình trạng trở nên tồi tệ hơn, chính phủ các nước đã áp dụng nhiều chính sách kinh tế vĩ mô và vi mô để kích cầu nhằm đưa nền kinh tế tăng trưởng trở lại. Trong đó kích cầu đầu tư là một biện pháp hữu hiệu của các chính phủ
2.3.2 Các giải pháp thực hiện kích cầu đầu tư
để thực hiện kích cầu đầu tư hiệu quả, trong tay chính phủ có hai công cụ quan trọng là chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá. Mỗi chính sách có ưu, nhược điểm khác nhau và tuỳ từng tình hình của từng nước mà mỗi chính phủ có thể sử dụng một hoặc cả hai chính sách để kích cầu đầu tư đạt hiêu quả cao nhất
2.3.2.1 Nhóm chính sách tiền tệ
Chính sách lưu thông tiền tệ hay chính sách tiền tệ là quá trình quản lý hỗ trợ đồng tiền của chính phủ hay ngân hàng trung ương để đạt được những mục đích đặc biệt- như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế. Chính sách lưu thông tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định, có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các nghiệp vụ thị trường mở; qui định mức dự trữ bắt buộc; hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hối. Các công cụ của chính sách tiền tệ gồm 5 loại :tái cấp vốn, tỉ lệ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất tín dụng. tuy nhiên trong mục này ta chỉ xét 2 công cụ chủ yếu của chính phủ tác động mạnh đến kích cầu đầu tư
a) Công cụ lãi suất tín dụng
Đây được xem là công cụ gián tiếp trong thực hiện chính sách tiền tệ bởi vì sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng thêm hay giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, mà có thể làm kích thích hay kìm hãm sản xuất. Nó là một công cụ rất lợi hại. Cơ chế điều hành lãi suất được hiểu là tổng thể những chủ trương chính sách và giải pháp cụ thể của Ngân hàng Trung ương nhằm điều tiết lãi suất trên thị trường tiền tệ, tín dụng trong từng thời kỳ nhất định.Về mối quan hệ giữa lãi suất và đầu tư, mức lãi suất càng thấp thì mức đầu tư càng cao và ngược lại. Điều này có thể giải thích là khi đầu tư, nguồn vốn có thể được tài trợ bằng vốn tự có hay đi vay mượn. Bất luận dự án đầu tư được tài trợ bằng phương thức nào, mức lãi suất cũng là một phần chi phí cơ hội của dự án đó. Tiền trả lãi cho khoản tiền vay để đầu tư cho sản xuất là chi phí trực tiếp. Nhưng nguồn vốn tự có của một doanh nghiệp có thể dùng để cho vay với một mức lãi suất nào đó. Tiền lãi mà doanh nghiệp bị mất khi sử dụng nguồn vốn tự có để tài trợ cho dự án riêng của chính mình, thay vì dùng để cho vay được gọi là chi phí cơ hội. Mức lãi suất càng thấp thì chi phí cơ hội của dự án càng thấp, càng có nhiều dự án đầu tư mang lại lợi nhuận và vì vậy mức đầu tư sẽ gia tăng.
b) tăng hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương mại
Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà Ngân hàng Trung ương buộc các Ngân hàng thương mại phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế. Khác với loại vay thông thường, ngân hàng không xác định kỳ hạn nợ cho từng món vay mà chỉ khống chế theo hạn mức tín dụng, có nghĩa là vào một thời điểm nào đó nếu dư nợ vay của khách hàng lên đến mức tối đa cho phép, thì khi đó ngân hàng sẽ không phát tiền vay cho khách hàng.Khi chính phủ tăng hạn mức tín dụng sẽ kích thích các chủ doanh nghiệp vay vốn để đầu tư phát triển. Trong điều kiện nền kinh tế suy thoái hoặc khủng hoảng, các doanh nghiệp vấp phải khó khăn rất lớn nhưng đó cũng là cơ hội để các doanh nghiệp khẳng định mình, gia tăng thị phần, xây dựng thương hiệu, thu hút được lao động có tay nghề...
Với các ưu đãi về lãi suất hoặc các khoản cho vay tín dụng khác, là cơ hội cho các doanh nghiệp sống và sống khoẻ trong khủng hoảng và cũng góp phần giúp nền kinh tế tăng trưởng trở lại.
c) Hiệu quả của chính sách tiền tệ
Tuy nhiên chính phủ các nước cần phải chú ý đến hiệu quả của chính sách tiền tệ khi áp dụng để kích cầu đầu tư. Trong nhiều trường hợp đầu tư không tăng mặc dù lãi suất đã giảm đi rất nhiều.
Bẫy thanh khoản:
Khi nền kinh tế vào pha suy thoái, ngân hàng trung ương sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ bằng việc giảm lãi suất để kích thích tiêu dùng và kích thích đầu tư tư
nhân dẫn tới tăng tổng cầu, thoát khỏi suy thoái. Tuy nhiên, nếu việc giảm lẫi suất là liên tục và xuống thấp quá mức thì, theo thuyết ưa chuộng tính thanh khoản, mọi người sẽ giữ tiền mặt chứ không gửi vào ngân hàng hay mua chứng khoán. Hậu quả là đầu tư tư nhân khó có thể được thúc đẩy vì ngân hàng không huy động được tiền gửi thì cũng không thể cho xí nghiệp vay và chứng khoán không bán được thì xí nghiệp cũng không huy động được vốn. Chính sách tiền tệ trở nên bất lực trong việc thúc đẩy đầu tư tư nhân và do đó là bất lực trong kích thích tổng cầu.
Khi đầu tư không thay đổi theo lãi suất:
Chính sách tiền tệ làm thay đổi lãi suất, qua đó thay đổi đầu tư của xí nghiệp và điều chỉnh được tổng cầu. Đấy là giả thiết rằng đầu tư của xí nghiệp có phản ứng trước các thay đổi của lãi suất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp dù lãi suất có giảm thì đầu tư cũng không tăng do niềm tin của các nhà đầu tư vào nền kinh tế lúc này này là rất thấp, ví dụ như khi tình hình chính trị của nước đó không ổn định. Nếu đầu tư không phản ứng trước thay đổi của lãi suất, thì chính sách tiền tệ bị vô hiệu hóa. Sử dụng phép phân tích IS-LM cũng có thể thấy điều này. Khi đầu tư không phản ứng với lãi suất, đường IS trở nên thẳng đứng. Dù chính sách tiền tệ có làm dịch chuyển đường LM thế nào đi nữa, tổng cầu vẫn không thay đổi.
2.3.2.2 Nhóm chính sách tài khoá
Các nguồn vốn hỗ trợ từ kênh chính sách tài khoá có tác dụng bù đắp sự giảm sút nguồn thu do suy thoái kinh tế của các chủ thể trong nền kinh tế, hạn chế tốc độ sụt giảm nhu cầu tiêu dùng của cả tư nhân và doanh nghiệp, bằng cách đó cho phép các chủ thể này tồn tại qua giai đoạn khó khăn và khôi phục năng lực tiêu dùng khi nền kinh tế qua khỏi giai đoạn suy giảm.
a) Tăng chi tiêu chính phủ
Nhà nước với nguồn thu lớn từ thuế ( thường chiếm 98% thu ngân sách nhà nước) và các khoán vay trong và ngoài nước khi phát hành trái phiếu thì chính phủ chính là nhà đầu tư và tiêu dùng lớn trong nền kinh tế. Khi kinh tế khó khăn, chính phủ có thể tăng chi tiêu ngân sách để tác động vào tổng cầu, kích thích việc mua bán hang hoá, giúp các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh tốt đứng vững trong suy thoái, đồng thời đào thải những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, mô hình hoạt động lạc hậu. Mặt khác chính phủ cũng có thể kích cầu đầu tư thông qua các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng đầu tư cho công nghệ, mang lại lợi ích lớn cho xã hội cũng như doanh nghiệp. Với khoản chi lớn cho xây dựng cơ sở hạ tầng vừa giúp các doanh nghiệp và công nhân trong nước có việc làm, vừa góp phần làm giảm chi phí sản xuất của các doanh nghiệp khác, làm giảm giá thành sản phẩm, kích thích tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế. Dầu tư nhà nước theo hướng phát triển đồng đều các vùng mìền, nhưng vẫn nên tập trung vào các khu vực trong điểm có điều kiện tự nhiên thuận lợi, cũng như cơ sở hạ tầng phát triển để tạo đòn bẩy tăng trưởng cho cả vùng khu vực lân cận. Ngoài ram những khu vực kinh tế khó khăn, đời sống nhân dân khó khăn, khu vực tư nhân không sẵn sang đầu tư, thì cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư, xây dựng các cơ sở vật chất cần thiết, tạo động lực cho các nhà đầu tư để thúc đẩy khu vực tăng trưởng, phát triển
b) các chính sách thuế
thuế là một nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kì vọng, cũng như lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp. Do đó công cụ hữu hiệu khác là miễn hoặc giảm thuế, đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản thu từ khu vực sản xuất. Công cụ này không chỉ có ý nghĩa tích cực trong kích thích khu vực sản xuất, mà đồng thời góp phần giảm giá thành, kích thích người dân tiêu dùng việc giảm thuế và các khoản thu từ nhà nước sẽ kích thích các thành phần kinh tế bình đẳng hơn, tạo nên sự cân bằng giữa khu vực tư nhân và khu vực nhà nước. Ngoài ra, xu hướng giảm thuế khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại còn là xu hướng chung của thế giới, cũng như tạo ra môi trường kinh doanh hấp dẫn hơn thu hút đầu tư nước ngoài.
c) Một số vấn đề cần chú ý khi áp dụng chính sách tài khoá
Hiệu quả của chính sách tài khoá
Các trường phái kinh tế học Keynes cho rằng chính sách tài chính(chính sách tài khóa) có hiệu quả to lớn trong chống chu kỳ kinh tế. Họ sử dụng phân tích IS-LM để cho thấy chính sách tài chính (chính sách tài khóa) phát huy tác dụng thông qua sự dịch chuyển của đường IS thế nào. Bản thân John Maynard Keynes đề cao chính sách tài khóa thông qua công cụ chi tiêu chính phủ.
Tuy nhiên, dựa vào phân tích IS-LM có thể thấy chính tài khó phát huy tác dụng hoàn toàn khi đường IS dốc xuống phía phải cắt đường LM ở đoạn nằm ngang, và phát huy tác dụng không hoàn toàn khi đường IS cắt đường LM ở đoạn dốc lên phía phải. Còn khi đường IS cắt đường LM ở đoạn thẳng đứng, chính sách tài chính không hề có tác dụng. Giả dụ nhà nước thực hiện chính sách tài chính nới lỏng, đường IS sẽ dịch song song sang phía phải. Phân tích IS-LM cho thấy lãi suất thực tế sẽ tăng lên, gây khó khăn cho các hãng đi vay để đầu tư mở rộng sản xuất. Hiện tượng chính sách tài chính không phát huy hiệu quả hay phát huy không đầy đủ như thế này gọi là hiện tượng hất ra.
Độ trễ trong chính sách tài khoá
Ở nhiều nước, chính phủ muốn tiến hành đầu tư (chi tiêu chính phủ) thường phải xin quốc hội phê duyệt. Khả năng bị quốc hội bác bỏ không phải là không có. Vì thế, không phải cứ muốn thực hiện chính sách tài chính nới lỏng thông qua tăng chi tiêu chính phủ là luôn có thể làm được. Ngoài ra Chính phủ muốn thực hiện chính sách tài chính nới lỏng bằng cách tăng chi tiêu chính phủ. Giả sử được quốc hội thông qua thì cũng đã mất thời gian chờ đợi quốc hội xem xét thảo luận. Sau đó, để triển khai còn phải tiến hành các hoạt động như lập kế hoạch dự án, khảo sát-thiết kế để triển khai đầu tư. Những việc này cũng mất không ít thời gian. Chính vì vậy, có một độ trễ để chính sách tài chính nới lỏng bắt đầu phát huy tác dụng.
2.4 Tác động của hoạt động kích cầu đầu tư vào nền kinh tế
Khi chúng ta thi hành bất cứ một chính sách nào để tác động vào nền kinh tế thì chính sách đó bao giờ cũng có tính hai mặt. Bên cạnh việc có thể đạt được các mục đích như mong muốn thì cò có các tác động tiêu cực không mong muốn. Bài toán đặt ra ở đây là làm cách nào để đạt được tối đa hiệu quả của chính sách và giảm đến mức tối thiểu các tác động tiêu cực. Đối với chính sách kích cầu đầu tư thường được sử dung khinh nền kinh tế lâm vào khó khăn như khủng hoảng kinh tế. Khi chính phủ thực hiện chính sách kích cầu đầu tư. Thì chính sách này sẽ tác động cả mặt tích cực lẫn tiêu cực đến nền kinh tế. "Liệu pháp kích cầu" về bản chất là việc Nhà nước chủ động tác động tích cực tới tổng cung và tổng cầu xã hội một cách thống nhất, có tổ chức và có chủ đích, theo hướng khuyến khích đầu tư và mở rộng quy mô tiêu dùng; kích hoạt và tăng động lực phát triển kinh tế trong bối cảnh có sự suy giảm các động lực phát triển kinh tế do các khó khăn về nguồn vốn và thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp, nhất là khu vực kinh tế tư nhân...
Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu năm 2009, sự xuất hiện các "gói kích cầu" này là phổ biến ở các quốc gia, các tổ chức khu vực và quốc tế như IMF, EU, ASEAN, với quy mô ngày càng tăng, từ hàng ngàn tỷ USD như ở Mỹ, hàng trăm tỷ USD như ở Nhật, Trung Quốc, Nga và các nước thành viên EU...
Ở Việt Nam, gói kích cầu thứ nhất trị giá 17. 000 tỷ đồng đã được Chính phủ quyết định thông qua và sớm được giải ngân nhanh chóng để hỗ trợ 4% lãi suất vay ngân hàng thương mại cho các khoản vay ngắn hạn dưới 1 năm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng, sử dụng không quá 300 công nhân, không nợ đọng thuế và nợ tín dụng quá hạn ...
Tiếp đó, gói kích cầu thứ hai cũng đã được công bố với quy mô lớn hơn, thời hạn cho vay dài hơn (tới 2 năm), điều kiện nới lỏng hơn (doanh nghiệp và cả HTX có vốn dưới 20 tỷ đồng, sử dụng dưới 500 lao động, có thể nợ thuế và tín dụng quá hạn nhưng có dự án phù hợp vẫn được xét cho vay) và lĩnh vực cho vay cũng mở rộng hơn...
Và trong phạm vi của đề tài này chúng ta sẽ đi nghiên cứu cả những mặt tích cực và mặt tiêu cực để từ đó có thể rút ra các bài học kinh nghiệm.
2.4.1 Tác động tích cực
Tuy còn cần thời gian cũng như các số liệu cần thiết để tổng kết thực tế, phân tích khách quan hiệu quả của các gói kích cầu này, song trước mắt có thể cảm nhận được một số tác động của chúng .
2.4.1.1. Tạo hiệu ứng tâm lý tốt cho nền kinh tế
Có thể nói, gói kích cầu trước hết có hiệu ứng tâm lý tích cực, làm tăng tức thời lòng tin của các doanh nghiệp, các ngân hàng và nhà đầu tư trong nước và quốc tế vào trách nhiệm của Nhà nước trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, cũng như tin vào triển vọng thị trường và môi trường đầu tư trong nước. Đây là điều hết sức quan trong bởi lẽ khi nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng khoảng thì yếu tố thông tin có ảnh hưởng rất lớn đến tâm tý của người dân cũng như doanh nghiệp. Chỉ cần bất cứ một thông tin sẫu nào cũng có thể ảnh hưởng ngay lập tức đến nền kinh tế. Điều này có thể thấy rõ nhất ở thị trường chứng khoán. Ví dụ như khi nghe tin các ngân hàng của mỹ phá sản thì thị trường chứng khoán của Việt Nam ngay lập tức cũng có chiều hướng đi xuống theo. Khi các doanh nghiệp có thông tin về việc chính phủ có các chính sách để đối phó với khung haoảng kinh tế cũng như có các gói kích cầu. Điều này sẽ là chỗ dựa tâm lý cho các doang nghiệp do họ biết rằng mình sẽ được hưởng các chính sách hỗ trợc của chính phủ trong giai đoạn khó khăn.
2.4.1.2 Gói kích cầu đã hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn ưu đãi
Gói kích cầu đã trực tiếp hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn vốn ngân hàng với chi phí rẻ hơn. Theo đó Thủ tướng Chính phủ quyết định, các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn ngân hàng bằng đồng Việt Nam để thực hiện đầu tư mới phát triển sản xuất-kinh doanh, kết cầu hạ tầng sẽ được Nhà nước hỗ trợ lãi suất tiền vay 4%/năm trong khoảng thời gian tối đa 24 tháng. Việc hỗ trợ lãi suất này được thực hiện từ ngày 1/4/2009 đến ngày 31/12/2011. Quyết định 443/ QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất cho các đối tượng nêu trên có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành, 4/4/2009. Quyết định này là một trong hàng loạt các biện pháp của Chính phủ tiếp tục thúc đẩy kích cầu đầu tư, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế và duy trì tăng trưởng.
Về nguyên tắc hỗ trợ lãi suất, ngân hàng thương mại, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, công ty tài chính cho vay các nhu cầu vốn trung, dài hạn để thực hiện đầu tư mới phát triển sản xuất-kinh doanh, kết cấu hạ tầng theo cơ chế cho vay thông thường và thực hiện hỗ trợ lãi suất theo đúng quy định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Các khoản vay được hỗ trợ lãi suất là khoản vay trung, dài hạn ngân hàng bằng đồng Việt Nam theo hợp đồng tín dụng của các tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư mới để phát triển sản xuất kinh doanh, kết cấu hạ tầng ký kết trước và sau ngày 1/4/2009 mà thực tế giải ngân từ ngày 1/4/2009 được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về chế độ báo cáo thống kê thuộc các ngành, lĩnh vực kinh tế.
Thủ tướng lưu ý, các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, công ty tài chính không được từ chối hỗ trợ lãi suất nếu khoản vay thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất, đồng thời có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng để đảm bảo việc vay được thực hiện thuận tiện, an toàn và đúng đối tượng.
Trước đó, ngày 23/1/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 131/QĐ-TTg hỗ trợ lãi suất cho vay 4%/năm đối với các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất - kinh doanh, nhằm giảm giá thành sản phẩm hàng hóa, duy trì sản xuất, kinh doanh và tạo việc làm, trong điều kiện nền kinh tế bị tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới. Thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 8 tháng đối với các khoản tín dụng được ký kết và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 1/2 - 31/12/2009.
Từ đó các doanh nghiệp sẽ giảm bớt chi phí kinh doanh, góp phần giảm giá thành sản phẩm, tăng cạnh tranh và tăng tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ trên thị trường; giúp các ngân hàng cải thiện hoạt động huy động vốn và cho vay tín dụng của mình, một mặt, không phải hạ thấp lãi suất huy động dễ gây giảm và biến động mạnh nguồn tiền gửi và huy động; mặt khác, mở rộng đầu ra nhờ không buộc phải nâng lãi suất cho vay dễ làm thu hẹp cầu tín dụng trên thị trường.
2.4.1.3 Giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo nhiều việc làm cho nguoi lao động
Bên cạnh việc chính phủ tung ra các gói hỗ trợ lại suất, thì để kích cầu đầu tư trong nuớc thì chính phủ cũng đã thực hiện chính sách tăng chi tiêu công, đẩy nhanh giải ngân vốn cho các công trình xây dựng cơ bản. ví dụ như xây dựng đường giao thông vận tải, các chương trình xây dưọng nhà ờ xã hội, các chính sách này đã dán tiếp thông qua các công ty có liên quan tạo thêm việc làm cho ngoài lao đông, bên cạnh việc các doanh nghiệp sau khi nhận đựoc các gói kích thích kinh tế đã cơ bản vượt qua được khó khăn bước đầu phục hôì và phát triển.Chính vì vậy mà tỷ lệ thất nghiệp trong năm 2009 đã giảm so với năm 2008. đặc biệt trong giai đoạn têt nguyên đán 2009- 2010 nhiều doang nghiệp còn thiếu lao động để sản suất hàng hoá phục vụ tết nguyên đán. Như vậy nhình chúng các biên pháp kích cầu đầu tư cảu chính phủ nhìn chung đã có tác động tốt tới tình hình việc làm và tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế. Bới lẽ thát nghiệp là một trong những yếu tố kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế.
2.4.1.4 Kích thích tăng trưởng kinh tế sau khủng hoảng.
Như chúng ta đã biết thì nền kinh tế sau khi lăm vào suy thoái hay khủng hoảng thì đi kèm với nó là giai đoạn tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế. Cụ thể
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Đức Hoà, mặc dù tốc độ tăng GDP năm 2008 chỉ là 6,23%, thấp hơn 2,25% so với năm 2007 và thấp hơn 0,77% so với kế hoạch điều chỉnh nhưng trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, tốc độ tăng như vậy cũng là một thành tựu lớn, tạo điều kiện thuận lợi để giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Bước sang năm 2009 với tình hình kinh tế thế giới vẫn hết sức khó khăn song tăng trưởng GDP 5,2%, Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao nhất khu vực. Để đạt được kết quả như vậy phải kể đến nỗ lực rất lớn của chính phủ và các doanh nghiệp.
Ngoài ra thì các giải pháp kích cầu đầu tư còn có một số tác động tích cực khác như tạo sự ổn định và hoạt động lành mạnh của hệ thống ngân hàng trong khi gia tăng dòng tiền vào thị trường là điều kiện tiên quyết cho sự ổn định kinh tế vĩ mô và gia tăng các hoạt động đầu tư xã hội, mà bài học khủng hoảng tài chính ở Mỹ hiện đang là bài học đắt giá nóng hổi.
Hơn nữa, gói kích cầu còn trực tiếp góp phần gia tăng các hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo nền tảng và động lực của sự phát triển xã hội cả hiện tại, cũng như tương lai.
Những hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại quốc gia được tài trợ từ gói kích cầu nếu thực hiện có hiệu quả sẽ có tác động tích cực đến việc tăng dòng vốn chảy vào và mở rộng thị trường đầu ra cho doanh nghiệp và nền kinh tế, từ đó trực tiếp góp phần vào phát triển kinh tế -xã hội đất nước..
2.4.2 Tác động tiêu cực của các giải pháp kích cầu đầu tư:
Bên cạnh những tác động tích cực trên, sự lạm dụng và sử dụng không hiệu quả các gói kích cầu sẽ có thể gây ra một số hậu quả, chẳng hạn, khi các dự án vay đầu tư có chất lượng thấp hoặc triển khai kém, giải ngân không đúng mục đích, sẽ làm thất thoát, lãng phí các nguồn vốn vay, gia tăng gánh nặng nợ nần và các hiện tượng "đầu cơ nóng" gây hệ quả xấu cho cả Chính phủ, doanh nghiệp, ngân hàng và xã hội nói chung.
Sử dụng không hiệu quả các gói kích cầu sẽ làm tổn hại đến sức cạnh tranh của nền kinh tế nếu việc cho vay thiên về quy mô và thành tích (tức là góp phần níu kéo, duy trì cơ cấu kinh tế, cũng như cơ cấu sản phẩm và thị trường kinh doanh lạc hậu, kém hiệu quả) đồng thời, làm gia tăng hoặc kéo dài tình trạng bất bình đẳng thị trường giữa các loại hình doanh nghiệp, khu vực kinh tế và các địa phương nếu không tuân thủ tốt các nguyên tắc minh bạch và bình đẳng trong triển khai các gói kích cầu.
Đặc biệt, về trung hạn, nếu kéo dài quá lâu "liệu pháp kích cầu" và sử dụng không hiệu quả gói kích cầu có thể khiến gia tăng tích tụ về mất cân đối hàng -tiền và vi phạm nghiêm trọng quy luật lưu thông tiền tệ. Tóm lại, về tổng thể và cơ bản, "liệu pháp kích cầu" có nhiều tác động tích cực hơn tiêu cực, đặc biệt các gói kích cầu có ý nghĩa lịch sử nhất định trong quá trình phát triển và quản lý kinh tế-xã hội đất nước, nhất là trong các tình huống khẩn cấp và đặc biệt ...
Tuy nhiên, việc triển khai trên thực tế đòi hỏi sự cẩn trọng và tỉnh táo, tránh lạm dụng, kéo dài, cũng như cần tăng cường công tác thông tin, thanh kiểm tra và kết hợp các giải pháp đồng bộ khác nhằm phát huy các tác động tích cực, trung hoà và phòng ngừa các tác động tiêu cực, góp phần ổn định và phát triển kinh tế vĩ mô và vi mô theo hướng bền vững./.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro