9-10
Câu IX: Phân tích quan điểm HCM về văn hóa giáo dục. Nêu ý nghĩa của nó đối với việc đổi mới giáo dục đại học ở nước ta hiện nay.
Trả lời
-Người phê phán nền giáo dục phong kiến là nền giáo dục kinh viện xa rời thực tiễn, coi kinh sách của thánh hiền là đỉnh cao của tri thức. Giáo dục phong kiến hướng tới kẻ sỹ, người quân tử, bậc trượng phu, phụ nữ bị tước quyền học hành. Trong nền giáo dục thực dân, không mở mang trí tuệ, thực hiện ngu dân. Đó là nền văn hoá đồi bại, xảo trá và nguy hiểm hơn cả sự dốt nát.
- Nền giáo dục của nước Việt Nam sau khi được độc lập là nền giáo dục mới. Nó thực sự ra đời từ CM T8 thành công và phát triển cùng sự nghiệp CM của dân tộc. Nền giáo dục đó sẽ “...làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập”.
-HCM xác định: xây dựng một nền giáo dục mới là một nhiệm vụ cấp bách và cần thiết, có ý nghĩa chiến lược, vì nó làm cho dân tộc ta xứng đáng với nước VN độc lập. Văn hóa giáo dục là một mặt trận quan trọng trong công cuộc xây dựng CNXH và đấu tranh thống nhất nước nhà.
-Trong quá trình xây dựng nền văn hóa giáo dục ở Việt Nam, Người đã đưa ra hệ
thống quan điểm định hướng cho nền Giáo dục Việt Nam: Giáo dục toàn diện; Giáo dục tiên tiến; Giáo dục toàn dân; Giáo dục nhằm đào tạo con người mới XHCN.
* Mục tiêu của văn hoá giáo dục là thực hiện cả ba chức năng của văn hoá bằng giáo dục. Đó là:
-Một là, bồi dưỡng những tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp.
Tư tưởng và tình cảm là hai vấn đề chủ yếu nhất trong đời sống tinh thần của con người. Tư tưởng có thể đúng đắn hoặc sai lầm, tình cảm có thể thấp hèn hoặc cao đẹp. Chức năng cao quý nhất của văn hóa là phải bồi dưỡng, nêu cao những tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho nhân dân, loại bỏ những sai lầm hoặc thấp hèn có thể có trong tư tưởng và tình cảm của mỗi người.
Hồ Chí Minh nêu rõ: Văn hoá phải làm thế nào cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập tự do. Đồng thời, văn hoá phải làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng.
§ Lý tưởng mà Hồ Chí Minh xác định cho Đảng và nhân dân ta là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
§ Tình cảm lớn, theo Người là lòng yêu nước, thương dân, thương yêu con người, yêu tính trung thực, chân thành, thuỷ chung, ghét những thói hư, tật xấu, sự sa đọa, căm thù mọi thứ “giặc nội xâm”…
- Hai là, mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí
§ Nói đến văn hoá phải nói đến dân trí. Đó là trình độ hiểu biết, vốn tri thức của người dân. Nâng cao dân trí phải bắt đầu từ chỗ biết đọc, biết viết đến chỗ hiểu biết các lĩnh vực khác của đời sống. Người nói: “mọi người phải hiểu biết quyền lợi của mình... phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”.
§ Nâng cao dân trí nhằm phục vụ cho mục tiêu chung là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nâng cao dân trí là để nhân dân có thể tham gia sáng tạo và hưởng thụ văn hoá, góp phần cùng Đảng “biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hoá cao và đời sống tươi vui hạnh phúc”. Đó cũng là mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” mà Đảng ta vạch ra trong công cuộc đổi mới.
- Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh; hướng con người tới chân, thiện, mỹ để không ngừng hoàn thiện bản thân.
§ Phẩm chất và phong cách được hình thành từ đạo đức, lối sống, từ thói quen của cá nhân và phong tục tập quán của cả cộng đồng. Tuỳ vào yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng, Hồ Chí Minh đề ra những phẩm chất và phong cách cần thiết để mọi người tự tu dưỡng.
§ Người chỉ rõ: phải làm thế nào cho văn hoá thấm sâu vào tâm lý quốc dân, nghĩa là văn hoá phải sửa đổi được những tham nhũng, lười biếng, phù hoa xa xỉ; văn hoá phải soi đường cho quốc dân đi.
è Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người có ích cho xã hội, học để làm việc, làm người, làm cán bộ; “cải tạo trí thức cũ”, “đào tạo trí thức mới”; xây dựng đội ngũ trí thức ngày càng đông đảo, trình độ ngày càng cao.
Giáo dục giúp đào tạo những con người mới vừa có đức vừa có đức có tài; kế tục sự nghiệp cách mạng xây dựng đất nước giàu mạnh và văn minh; mở mang dân trí từ việc xoá nạn mù chữ, chống giặc dốt, kết hợp phổ cập và nâng cao, đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu.
Để thực hiện phải tiến hành cải cách giáo dục để xây dựng hệ thống trường, lớp với chương trình và nội dung dạy học thật khoa học, hợp lý, phù hợp với bước phát triển của đất nước.
* Nội dung giáo dục phải toàn diện: bao gồm cả văn hóa, chính trị, khoa học - kỹ thuật, chuyên môn nghề nghiệp, lao động… Nghĩa là phải thực hiện giáo dục toàn diện. Các nội dung đó có mối quan hệ mật thiết với nhau.
* Phương châm, phương pháp giáo dục:
ü Phải luôn gắn giáo dục với thực tiễn Việt Nam, học đi đôi với hành, lý luận liên hệ với thực tế, học kết hợp với lao động sản xuất. Giáo dục phải có tính định hướng đúng đắn, rõ ràng, thiết thực, phối hợp nhà trường với gia đình và xã hội. Phải tạo môi trường giáo dục lành mạnh, bình đẳng, dân chủ, trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò.
ü Học ở mọi nơi, mọi lúc, học mọi người; học suốt đời; coi trọng việc tự học, tự đào tạo và đào tạo lại; “học không biết chán, học không bao giờ đủ, còn sống còn phải học”.
ü Phương pháp giáo dục phải bám chắc vào mục tiêu giáo dục. Giáo dục là một khoa học nên cách dạy phải phù hợp với lứa tuổi, dạy từ dễ đến khó, kết hợp học tập với vui chơi có ích, lành mạnh. Giáo dục phải dùng phương pháp nêu gương, giáo dục phải gắn liền với thi đua. Do đó phải quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên vì không có giáo viên thì không có giáo dục. Xây dựng đội ngũ giáo viên có phẩm chất yêu nghề; phải có đạo đức CM, phải giỏi vè chuyên môn, thuần thục về phương pháp.Người đi giáo dục cũng phải được giáo dục, phải học thêm mãi, học không bao giờ đủ, còn sống còn phải học.
* Ý nghĩa quan điểm của HCM về văn hóa giáo dục đối với đổi mới giáo dục đại học ở nước ta hiện nay.
Cần thực hiện đúng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục gồm:
-Nền giáo dục mới của Việt Nam là mở mang dân trí, nâng cao đảng trí.
-Nền giáo dục mới của Việt Nam là nền giáo dục toàn dân.
-Nền giáo dục mới của Việt Nam là nền giáo dục toàn diện.
-Nền giáo dục mới của Việt Nam là nền giáo dục tiên tiến hiện đại.
-Nền giáo dục mới của Việt Nam là nền giáo dục đào tạo con người mới XHCN.
Câu X: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người trong sự nghiệp cách mạng
Trả lời:
Trong khẳng định mục tiêu cách mạng là giải phóng con người, mang lại tự do, hạnh phúc cho con người, Hồ Chí Minh cũng đồng thời khẳng định sự nghiệp giải phóng là do chính bản thân con ngượi thực hiện. Đây là tư tưởng chủ đạo bao trùm và xuyên suốt, vừa có ý nghĩa như tiền đề xuất phát đồng thời lại là mục đích trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh.
-Con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng.
+ HCM coi sinh mạng con người là quý giá nhất. Theo Người “không có một trận đánh đẫm máu nào là “đẹp“ cả, mặc dù thắng lớn. Người quý trọng sức dân, của dân, trọng người tài, đức, trân trọng “người tốt, việc tốt” dù rất nhỏ”. “máu nào cũng là máu, người nào cũng là người”. Những dòng máu đó đều quý như nhau.
+ Theo HCM, “ Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gí mạnh bằng lục lượng đoàn kết của toàn dân”. Vì vậy, “vô luận việc gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ xa đến gần, đều thế cả”. Người cho rằng “việc dễ mấy không có dân cũng chịu, việc khó mấy cũng có dân liệu cũng xong”. Nhân dân là người sáng tạo ra mọi giá trị vật chất tinh thần.
Nhân dân là yếu tố quyết định thành công của cách mạng: “Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi”
-Con người vừa là mục tiêu, vừa lạ động lực của cách mạng; phải coi trọng, chăm sóc, phát huy nhân tố con người.
+ Mục tiêu cách mạng của HCM là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người , thực hiện độc lập dân tộc và CNXH, giành độc lập dân tộc. Khi đất nước còn nô lệ lầm than thì mục tiêu trước hết, trên hết là phải giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc. Sau khi giành chính quyền về tay nhân dân thì mục tiêu là “làm sao cho nước ta hoan toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”… Nhưng sự nghiệp giải phóng là do chính con người thực hiện. Với tư cách là mục tiêu của cách mạng, mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đều phải vì dân, vì lợi ích của dân.
+ Trong khi khẳng định mục tiêu của cách mạng, Hồ Chí Minh cũng đồng thời nhấn mạnh sự nghiệp giải phóng là do chính bản thân con người thực hiện. Nghĩa là con người là động lực cách mạng. Điều này thể hiện niềm tin mãnh liệt của Hồ Chí Minh vào sức mạnh của nhân dân
+ Con người là động lực của cách mạng được nhìn nhận trên phạm vi cả nước, toàn thể đồng bào, song trước hết là ở giai cấp công nhân và nông dân HCM nhìn nhận: không phải mọi con người đều trở thành động lực, mà phải là những con người được thức tỉnh, giác ngộ, giáo dục, định hướng va tổ chức. Họ phải có bản lĩnh và trí tuệ, văn hóa, đạo đức, được giác ngộ, được nuôi dưỡng trên nền truyền thống lịch sử và văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc VN.
+ Khẳng định con người là mục tiêu, là động lực của sự nghiệp CM thì một điều quan trọng là mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, chính phủ đều vì lợi ích chính đáng của con người. Có thể đó là lợi ích lâu dài, lợi ích trước mắt, lợi ích cả dân tộc và lợi ích của bộ phận, giai cấp, tầng lớp và cá nhân.
Vì vậy phải tăng cường giáo dục nhân dân, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng cách mạng.
+ Giữa con người-mục tiêu và con người-động lực có mối quan hệ biện chứng với nhau. Càng chăm lo cho con người – mục tiêu tốt bao nhiêu thì sẽ tạo thành con người- động lực tốt bấy nhiêu. Ngược lại, tăng cường sức mạnh con người- động lực sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu cách mạng.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro