Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

7764119

VẤN ĐỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI

1. Khái quát quan điểm trước Mác về con người:

- Quan điểm duy tâm về con người thường đề cao yếu tố tâm lý trong con người, nó quy bản chất con người về bản chất tinh thần, tức là linh hồn, coi linh hồn là bất tử, là toàn năng, nó coi thường yếu tố sinh lý tức là thể xác, coi thể xác chỉ là tạm thời có sinh , có diệt.

- Quan điểm duy vật trước Mác (quan điểm duy vậy siêu hình): lại đề cao yếu tố sinh lý coi con người chỉ là một thực thể tự nhiên sinh vật, nên cho rằng toàn bộ ý thức, tinh thần đều phụ thuộc vào cơ thể và hoàn cảnh sống.

Như vậy cả 2 quan điểm trên đều có những hạn chế giống nhau:

+ Đã tách rời và tuyệt đối hóa một trong hai yếu tố ở con người là yếu tố sinh lý và yếu tố tâm lý.

+ Đã xem xét con người một cách trung trung, trìu tượng, con người phi lịch sử, phi giai cấp, phi dân tộc, nên đã không thấy được bản chất XH của con người.

2. Quan niệm Mác Xít về bản chất con người:

a. Con người là thực thể thống nhất giữa mặt tự nhiên sinh vật và mặt XH:

Theo luận điểm này thì con người vừa là sản phẩm tiến hóa của tự nhiên, vừa là kết quả phát triển của lịch sử, cho nên bản chất của con người là thể thống nhất giữa hai mặt đó là mặt tự nhiên (mặt sinh vật – cái sinh vật hay yếu tố sinh vật) và mặt XH (cái XH hay yếu tố XH).

- Mặt tự nhiên – sinh vật (cái sinh vật trong con người) trước hết con người là sản phẩm tiến hóa của giới tự nhiên, từ 1 loài động vật cao cấp dần dần tiến hóa thành con người, cho nên để tồn tại con người cần phải sử dụng tự nhiên. Do đó Mác coi giới tự nhiên là “thân thể vô cơ” của con người, con người phải mang trong mình đầy đủ các đặc điểm sinh vật như sự sinh, sự tử, quá trình trưởng thành.

- Mặt XH của con người: để tồn tại và phát triển con người cần phải tiến hành lao động. Do đó lao động chính là phương thức thể hiện bản chất XH của con người, con người phải tự khẳng định mình thông qua năng lực lao động của mình.

Hai mặt tự nhiên và XH của con người luôn nằm trong quan hệ thống nhất với nhau, chúng được hình thành và phát triển dần dần trong lịch sử (chứ không phải ngay khi sinh ra con người có hai mặt đó). Quá trình đó chịu sự chi phối bởi 3 hệ thống quy luật: các quy luật XH, các quy luật tâm lý ý thức và các quy luật tự nhiên sinh vật. Dưới sự tác động trên sẽ làm cho hai mặt của bản chất con người quy định chế ước (hình thành tương ứng) lẫn nhau và cùng nhau phát triển. Một mặt, bản chất tự nhiên của con người được biểu hiện ra thông qua các nhu cầu tự nhiên: ăn, uống, mặc, ở, hiểu biết, sinh hoạt văn hóa tinh thần... Để thỏa mãn những nhu cầu này con người cần phải tiến hành lao động, trong lao động sẽ hình thành nên mặt XH của họ. Ngược lại, nhờ lao động mà con người tạo ra được những vật phẩm cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của mình và thỏa mãn nhu cầu sẽ góp phần làm hoàn thiện con người hơn. Thỏa mãn được nhu cầu này thì lại làm hình thành nên những nhu cầu mới cao hơn.

b. Trong tính hiện thực của nó “bản chất con người là tổng hòa của những mối quan hệ XH”: Con người luôn luôn tham gia vào 3 loại quan hệ:

+ Quan hệ giữa mình với tự nhiên;

+ Quan hệ giữa mình với XH;

+ Quan hệ giữa mình với mọi người (cá nhân với cá nhân).

Cả 3 loại quan hệ này ở con người đều mang tính XH. Chỉ trong các quan hệ XH trên thì bản chất của con người mới được bộc lộ một cách đầy đủ nhất. Cho nên Mác đã khẳng định: bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt, trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng hòa các mối qua hệ XH. Luận điểm này được hiểu như sau:

- Bản chất con người là cái chung, là bản chất tộc loài chứ không phải là bản chất cá nhân riêng rẽ;

- Bán chất con người phải được xem xét trong tính hiện thực, đó là sự tồn tại của những cá nhân con người cụ thể, sống động với một nền tảng sinh học nhất định;

- Bản chất đích thực của con người không phải là bản chất sinh vật mà là bản chất XH, là tổng hòa của những mối quan hệ XH. Cho nên trong hai mặt của bản chất con người thì Mác nhấn mạnh hơn bản chất XH.

Toàm lại ta có thể diễn đạt lại quan điểm của mác như sau: bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ XH trên nền tẳng tự nhiên - sinh vật.

c. Con người vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của lịch sử: Chủ nghĩa duy vật trước Mác bước đầu đã chỉ ra rằng con người là sản phẩm của hoàn cảnh, của môi trường giáo dục, tức là con người là sản phẩm của lịch sử. Điều đó là đúng nhưng chưa đủ, bởi vì theo Mác hoàn cảnh sống là do con người tạo ra (con người làm thay đổi) và giáo dục cũng do con người làm nên, do đó Mác nói “cái chủ nghĩa duy vậy (duy vật siêu hình) đã chỉ ra rằng con người là sản phẩm của hoàn cảnh và của giáo dục, nhưng nó lại quên mất rằng chính con người làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáo phải được giáo dục. Cho nên cái quan trọng hơn ở đây chính là con người là chủ thể của lịch sử.” Từ đó Mác kêu gọi phải phải làm cho hoàn cảnh càng ngày càng có tính người nhiều hơn (theo nghĩa là môi trường đó là môi trường nhân tạo, tạo môi trường tốt nhất cho con người).

3. Vấn đề xây dựng con người mới ở nước ta hiện nay: Theo Hồ Chí Minh muốn XD CNXH cần có những con người XHCN, cho nên vấn đề XD con người mới phải vừa là mục tiêu vừa là động lực của cuộc cách mạng. Con người mới phải vừa là những con người vừa hồng vừa chuyên, vừa đức vừa tài.

Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta chủ trương XD con người mới phate triển toàn diện về nhân cách trên 5 khía cạnh: (Nghị quyết 5 khóa VIII, Nghị quyết 10 khóa IX)

+ Cường tráng về thể chất;

+ Phát triển cao về trí tuệ;

+ Trong sáng về đạo đức;

+ Phong phú về đời sống tinh thần;

+ Có năng lực lao động, sáng tạo, tự cường dân tộc.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #triết