76 - 85.
Thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976-1980)
- Đại hội IV của Đảng (12-1976)
+ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam họp từ 14 đến 20-12-1976 đã tổng kết cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta, đề ra con đường đi lên chủ nghĩa xã hội cho cả nước. Đại hội đã thông qua nghị quyết đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam, bầu Lê Duẩn giữ chức Tổng bí thư của Đảng.
+ Đại hội nêu sự tất yếu và tầm quan trọng của việc đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới thực hiện được ước mơ lâu đời của nhân dân lao động là vĩnh viễn thoát khỏi cảnh bị áp bức, nghèo nàn, lạc hậu, để sống một cuộc đời no cơm, ấm áo, ngày mai được bảo đảm, một cuộc đời văn minh, hạnh phúc... chỉ có chủ nghĩa xã hội Tổ quốc ta mới có kinh tế hiện đại, văn hóa, khoa học tiên tiến, quốc phòng vững mạnh; do đó bảo đảm cho đất nước vĩnh viễn độc lập, tự do và ngày càng phát triển phồn vinh”.
+ Đại hội thông qua đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong thời kì quá độ. Đường lối mà Đại hội lần thứ IV của Đảng đề ra dựa trên cơ sở kinh nghiệm cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc (1954-1975), nhất là xuất phát từ đặc điểm tình hình đất nước và thế giới trong giai đoạn cách mạng mới.
+ Vận dụng đường lối chung và đường lối xây dựng kinh tế của Đảng trong tình hình cụ thể, Đại hội quyết định phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ hai (1976-1980).
- Thực hiện những nhiệm vụ kinh tế - xã hội của kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976-1980)
+ Khôi phục và phát triển kinh tế: đã khắc phục được những hậu quả nặng nề do chiến tranh xâm lược và thiên tai bão lụt, úng hạn gây ra. Các cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải bị địch bắn phá về cơ bản đã được phục hồi và bước đầu phát triển. Trong công nghiệp, nhiều nhà máy được gấp rút xây dựng như xi măng, điện, cơ khí động lực, đường, giấy, kéo sợi. Ngành giao thông vận tải được khôi phục và xây dựng mới, tuyến đường sắt thống nhất từ Hà Nội đi thành phố Hồ Chí Minh sau 30 năm gián đọan đã hoạt động trở lại.
Trong nông nghiệp, nhờ tăng cường nhiều biện pháp khai hoang, thâm canh, tăng vụ mà diện tích gieo trồng tăng thêm gần 2 triệu hécta. Diện tích trồng rừng đạt 580.000 hécta .
+ Về cải tạo quan hệ sản xuất: tiếp sau cuộc đấu tranh nhằm xóa bỏ bộ phận tư sản mại bản ở miền Nam bắt đầu từ cuối 1975 đến giữa 1976 là công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh bắt đầu từ 1978 tiến hành cùng một lúc trên qui mô toàn miền. Phương châm là cải tạo kết hợp với xây dựng và tổ chức lại sản xuất.
+ Trong công nghiệp: đã chuyển quyền sở hữu 1.500 xí nghiệp tư bản loại lớn và vừa, sắp xếp lại thành 650 xí nghiệp quốc doanh và công tư hợp doanh, ngành thủ công nghiệp và thương nghiệp bước đầu được sắp xếp và tổ chức lại.
+ Trong nông nghiệp: đại bộ phận nông dân miền Nam đi vào con đường làm ăn tập thể, tham gia vào các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp như: tổ đoàn kết, tập đoàn sản xuất, hợp tác xã.
+ Văn hóa, giáo dục, y tế: giáo dục mẫu giáo, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học và trung học chuyên nghiệp phát triển mạnh. Tính chung số người đi học thuộc các đối tượng trong cả nước năm học 1979-1980 là 15 triệu (bằng 1/3 số dân), tăng hơn năm học 1976-1977 là 2 triệu. Phong trào bình dân học vụ thu hút được nhiều người tham gia.
+ Mạng lưới các bệnh viện, phòng khám chữa bệnh, trạm y tế, nhà hộ sinh, cơ sở điều dưỡng được mở rộng. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao có nhiều tiến bộ. Văn học, nghệ thuật, báo chí, thông tin, xuất bản đã phản ánh kịp thời nhiệm vụ chính trị, làm sáng rõ quan điểm, đường lối của Đảng.
- Bên cạnh những thành tựu và tiến bộ, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta cũng gặp không ít khó khăn và hạn chế:
+ Trên mặt trận kinh tế, đất nước đang đứng trước những vấn đề gay gắt: kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể trong sản xuất luôn bị thua lỗ, không phát huy được tác dụng; kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể bị ngăn cấm, không phát triển lên được. Thu nhập quốc dân vẫn chưa đảm bảo được tiêu dùng xã hội. Nền kinh tế chưa tạo được tích lũy.
+ Lương thực, vải mặc, và các hàng tiêu dùng thiết yếu khác đều thiếu. Đời sống nhân dân lao động còn nhiều khó khăn. Trong đời sống kinh tế, văn hóa, trong nếp sống xã hội có những biểu hiện tiêu cực kéo dài.
- Thực trạng kinh tế - xã hội nước ta giai đoạn 1976-1980 bên cạnh yếu tố khách quan là hết sức to lớn còn do “Khuyết điểm, sai lầm của các cơ quan Đảng và Nhà nước từ trung ương đến cơ sở về lãnh đạo và quản lý kinh tế, quản lý xã hội”.
3.2.2. Thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1981-1985)
- Đại hội V của Đảng (3-1982)
+ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng Cộng sản Việt Nam họp từ 27 đến 31-3-1982 tại Hà Nội. Đồng chí Lê Duẩn được bầu lại làm Tổng bí thư (tháng 7-1986, đồng chí từ trần, đồng chí Trường Chinh lên thay).
+ Xuất phát từ đặc điểm tình hình trong nước và thế giới có thay đổi to lớn Đảng ta khẳng định: “Trong giai đoạn mới của cách mạng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, ra sức phấn đấu làm hai nhiệm vụ chiến lược: một là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, hai là sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Hai nhiệm vụ chiến lược đó được tiến hành đồng thời và quan hệ mật thiết với nhau. Đảng ta cũng khẳng định: “Trong khi không một phút lơi lỏng nhiệm vụ củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta và nhân dân ta đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội”.
+ Đại hội V khẳng định tiếp tục đường lối chung và đường lối xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa trong thời kì quá độ do Đại hội IV đề ra. Tuy nhiên, đến Đại hội V đường lối xây dựng xã hội chủ nghĩa trong thời kì quá độ của Đảng bắt đầu có sự điều chỉnh, bổ sung, phát triển, cụ thể hóa cho từng chặng đường, từng giai đoạn phù hợp với những điều kiện lịch sử cụ thể.
+ Đại hội xác định thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội của nước ta trải qua nhiều chặng. Chặng đường trước mắt (chặng đường đầu) gồm 5 năm đầu (1981-1985) và những năm còn lại của thập kỉ 80. Trong chặng đường đầu gồm 10 năm (1981-1990), cách mạng thực hiện những nhiệm vụ tổng quát: “Tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội, tăng cường hơn nữa sự nhất trí về chính trị và tinh thần của nhân dân, giảm bớt và khắc phục khó khăn, ổn định và cải thiện đời sống của nhân dân, chặn đứng và loại trừ các biểu hiện tiêu cực... đồng thời chuẩn bị cho những bước tiến vững chắc và mạnh mẽ hơn trong chặng đường tiếp theo”.
- Thực hiện những nhiệm vụ và mục tiêu của kế hoạch 5 năm (1981-1985) do Đại hội V của Đảng đề ra, nhân dân ta đạt được những thành tựu và tiến bộ quan trọng:
+ Trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp: đã chặn được đà giảm sút của những năm 1976-1980
1976 - 1980
1981 - 1985
Lương thực
13,4 triệu tấn
17 triệu tấn
Công nghiêp
Tăng 0,6%
9,5%
Thu nhập quốc dân
Tăng 0,4%
Tăng 6,4%
+ Về xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật: trong 5 năm đã hoàn thành mấy trăm công trình tương đối lớn và hàng nghìn công trình vừa và nhỏ, trong đó có những cơ sở quan trọng về điện, dầu khí, xi măng, cơ khí, dệt, đường, thủy lợi, giao thông. Các công trình thủy điện Hòa Bình, Trị An đang được xây dựng, chuẩn bị đưa vào hoạt động trong những năm tới.
+ Trong cải tạo quan hệ sản xuất: đại bộ phận nông dân Nam Bộ đi vào con đường làm ăn tập thể, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên có tiến bộ trong sự nghiệp xây dựng cuộc sống mới. Cùng với việc áp dụng những thành tựu về khoa học - kĩ thuật, việc thực hiện rộng rãi phương thức khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động, tuy chưa hoàn thiện và còn nhiều thiếu sót, nhưng đã góp phần quan trọng tạo nên một bước phát triển sản xuất nông nghiệp, mở ra phương hướng đúng đắn cho việc củng cố quan hệ kinh tế ở nông thôn.
+ Các ngành kinh tế quốc dân đã thu hút thêm 4 triệu lao động. Sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, văn học, nghệ thuật phát triển và có những đóng góp nhất định vào việc xây dựng nền văn hóa mới, con người mới.
- Khó khăn yếu kém:
+ Trước hết là những khó khăn trên lĩnh vực kinh tế, xã hội: những khó khăn, yếu kém của thời kỳ trước không được hạn chế, khắc phục, thậm chí có mặt trầm trọng thêm. Hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp, năng suất lao động giảm, chất lượng sản phẩm thấp kém.
+ Tài nguyên của đất nước chưa được khai thác tốt lại bị sử dụng lãng phí, nhất là đất nông nghiệp và tài nguyên rừng, môi trường sinh thái bị phá hoại. Lưu thông không thông suốt, phân phối rối ren, vật giá tăng nhanh tác động tiêu cực đến sản xuất, đời sống và xã hội.
+ Đời sống của nhân dân, nhất là công nhân viên chức còn nhiều khó khăn. Nhiều nhu cầu chính đáng tối thiểu của nhân dân về đời sống vật chất và tinh thần chưa được đảm bảo. Hiện tượng tiêu cực trong xã hội phát triển. Pháp luật, kỷ cương không nghiêm. Những hành vi lộng quyền, tham nhũng của một số cán bộ và nhân viên Nhà nước, những hoạt động của bọn làm ăn phi pháp chưa bị trừng trị nghiêm khắc và kịp thời.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro