71 câu hỏi kiểm tra kịch bản
71 câu hỏi kiểm tra kịch bản
DANH SÁCH CÂU HỎI KIỂM TRA KỊCH BẢN :
1. Câu chuyện hay cảnh này là của ai?
2. Mâu thuẫn chủ yếu là gì?
3. Mâu thuẫn có cụ thể và được biểu lộ một cách rõ ràng không?
4. Nhân vật chính muốn gì và cần gi?
5. Ai ngăn cản ước muốn và nhu cầu đó của anh ta?
6. Thời điểm căng thẳng nhất của mâu thuẫn là lúc nào?
7. Có lúc nhân vật chính cảm thấy hy vọng, sợ hãi hay bất trắc một cách rõ ràng không?
8. Những khó khăn chủ yếu là gì? Nhân vật chính có thể mất gì?
9. Liệu nhân vật chính sẽ được gì nếu anh ta thành công?
10. Nhân vật chính có thực sự xem xét kỹ vấn đề không?
11. Chúng ta có thể nhìn thấy vấn đề có tác động tích cực lên nhân vật chính không?
12. Chúng ta có chăm chút cho nhân vật chính không?
13. Những trở ngại mà anh ta ( chị ta ) phải đương đầu có thực sự khó khăn không?14. Đó là trở ngại chính hay là dễ dàng giải quyết được?
15. Giải pháp cho mâu thuẫn có rõ ràng không?
16. Giải pháp có gây ngạc nhiên và bất ngờ không?
17. Có tồn tại nội dung chìm của câu chuyện và nội dung đó có rõ không?
18. Những yếu tố nào gây nên sự phản kháng của khán giả. Chúng đã được triển khai đủ độ chưa?
19. Việc đặt ra nguồn gôc của phim có đúng chỗ không?
20. Vấn đề chính là gì, những khó khăn và rắc rối mà nhân vật chính gặp phải?
21. Đề tài của câu chuyện là gì?
22. Trong phim có tiếng nói ngược chiều không? Và nó được vào có đúng lúc không?
23. Bộ phim có cần tiếng nói này không?
24. Mâu thuẫn chủ yếu có sinh ra từ nhân vật chính không. Và điều này phụ thuộc vào những thói xấu, sự sợ hãi quá mức, điệu bộ, tính tự phụ, đạo đức giả, tính nhu nhược mâu thuẫn…của nhân vật. Tất cả hay những gì thích hợp nhất?
25. Khó khăn của nhân vật chính có thể nhìn thấy không?
26. Tuyến của nhân vật là gì?
27. Liệu kịch bản có nghiêng quá về miêu tả tâm trạng các vấn đề và cảm xúc không?
28. Các đoạn đối thoại có quá tự tin không?
29. Có thể bỏ qua những đoạn hội thoại đi không?
30. Có thể nhận thấy đủ sức ép của thời gian lên nhân vật chính không?
31. Khán giả có nhận thấy câu chuyện không?
32. Nhân vật chính có ý thức muốn gì?
33. Nhân vật chính cần gì ( ở khía cạnh vô thức )?
34. Liệu có thể làm cho thử thách mà nhân vật chính phải đối chọi khó khăn lên thêm trong khi vẫn giữ được mức độ hiện thực của câu chuyện ?
35. Liệu khán giả có khả năng “đi guốc trong bụng” nhân vật chính không? Họ có đồng tình với anh ta không?
36. Khán giả có thể bị cuốn theo câu chuyện không?
37. Khán giả có biết nhiều hơn nhân vật chính không? Điều này góp phần làm tăng (gây lên) mối nghi ngờ?
38. Liệu khán giả có thấy được phản ứng của nhân vật chính không? Hay họ tin vào những đoạn hội thoại, độc thoại và lời người dẫn chuyện.
39. Khán giả có thấy được những bước tiến hoặc sự chuẩn bị cho mâu thuẫn chính và giải pháp của nó không?40. Có sự căng thẳng không? Khán giả có cảm thấy hy vọng hay là sự lo sợ cho nhân vật chính không?
41. Những khoảng khắc căng thẳng có được nhấn mạnh đủ độ cần thiết không?
42. Sau khi căng thẳng được giải tỏa. câu chuyện có được kết thúc đủ nhanh không?
43. Nhân vật chính mang theo những gì từ quá khứ của mình? “Hành trang xúc cảm” của anh ta gồm những gì?
44. Qúa khứ của nhân vật chính có gì đặc biệt và cụ thể không?
45. Câu chuyện có bắt đầu muộn và kết thúc sớm không?
46. Giữa các nhân vật có đủ độ tương phản không?
47. Những phản ứng xúc cảm của nhân vật chính có rõ ràng và logic không?
48. Nhân vật chính có cảm thấy khó khăn khi tìm cách thu nhận thông
tin không? Cuộc tìm kiếm thông tin này có thể được tiến hành bền bỉ hơn không?
49. Nếu như câu chuyện có tính chất huyền bí thì khán giả có gặp khó khăn khi tiếp cận không?
50. Sẽ tố hơn nếu như khán giả nhận thức được sự kiện cùng lúc với nhân vật chính hay là để họ nhận biết muộn hơn?51. Có phải là phần lớn những đoạn trình bày đều do nhân vật chính đảm nhiệm không? Nếu như vậy thì có thể chuyển bớt cho nhân vật khác đảm nhiệm không? Ví dụ: cảnh sát, bác sĩ…
52. Có thể tạo ra những đoạn trình bày gián tiếp được không? Chúng ta có thể rút ra một số thông tin từ những hoàn cảnh cụ thể: những chiếc ô tô, lề thói xã hội…
53. Cái thúc đẩy diễn biến câu chuyện có xuất phát từ nhân vật chính không? Những nhân vật chính là yếu tố duy nhất?
54. Bạn muốn tạo ra ấn tượng gì với khán giả?
55. Kết thúc của mỗi cảnh và kết thúc cuối cùng của toàn bộ câu chuyện có củng cố thêm cho ấn tượng này không?
56. Chúng ta có nhìn toàn cảnh câu chuyện với con mắt của nhân vật chính hay không? Thực tế nhân vật chính trải qua có trở thành thực tế bản thân khán giả ?
57. Mỗi cảnh có một kết quả cụ thể không?
58. Bạn có nhớ là khán giả chỉ nhớ được 2% nội dung các đoạn hội thoại?
59. Kịch bản có phân ra 75% hành động và 25% hội thoại không?
60. Khán giả có thể thấy rõ thời điểm nhân vật chính nảy sinh ra ý tưởng để giải quyết vấn đề không?
61. Nếu là truyện hài thì nó có chứa sự châm biếm không ?
62. Trong hài kịch, khán giả có thể cảm thấy và nhìn thấy một cách ý thức những yếu tố mà nhân vật chính không biết không? Điều này làm cho khán giả cảm thấy đứng trên nhân vật ?
63. Trong hài kịch, khán giả có nhìn thấy mâu thuẫn và nhu nhược của nhân vật chính không?
64. Trong hài kịch, khán giả có nhìn thấy sự đối lập giữa con người thực của nhân vật chính và con người mà anh ta tự nghĩ là mình?
65. Những vật dựng trong phim có tượng trưng cho một vật gì hay một người nào đó không?
66. Địa điểm xảy ra câu chuyện có tính chất hay đặc điểm cụ thể nào làm tăng thêm tâm trạng và sự căng thẳng không?
67. Bạn có viết rõ ràng các nhân vật cảm thấy gì và phản ứng thế nào không? Sự tham gia của khán giả tùy thuộc vào phản ứng của nhân vật chính.
68. Kịch bản có tạo đất diễn cho diễn viên không?
69. Mỗi thể loại phim đều” hứa hẹn” một cảnh bắt buộc. Kịch bản của anh ta có tuân theo điều đó không?
70. Khán giả có biết độ dài của phim không?(căn được thời gian)
71. Cảm xúc mãnh liệt duy nhất mà bộ phim để lại cho khán giả là gì?
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro