7 THÓI QUEN CỦA BẠN TRẺ THÀNH ĐẠT ( 7 HABITS OF HIGHTLY EFECTIVE TEENS)
MỤC LỤC
Lời giới thiệu: Thói quen xin chào bạn
PHẦN I: TẠO THÓI QUEN
Thói quen quan trọng như thế nào?
Những quan niệm và nguyên tắc sống
PHẦN II: CHIẾN THẮNG BẢN THÂN
Tài khoản cá nhân
Thói quen 1: Có thái độ sống tích cực
Thói quen 2: Biết định hướng cho tương lai
Thói quen 3: Việc hôm nay không để ngày mai
PHẦN III: CHIẾN THẮNG VỚI CỘNG ĐỒNG
Tài khoản quan hệ
Thói quen 4: Tư duy cùng thắng
Thói quen 5: Biết lắng nghe để thấu hiểu và để được thấu
Thói quen 6: Có tinh thần hợp tác
PHẦN IV: ĐỔI MỚI BẢN THÂN
Thói quen 7: Biết rèn luyện và phát triển những kỹ năng
Biết nuôi dưỡng niềm tin và hy vọng
Phần giới thiệu:
Cuốn sách nhấn mạnh những gì chúng ta có được trong cuộc sống đều bắt nguồn từ những thói quen của chính mình. Ai cũng có những thói quen tốt và những thói quen xấu, và mỗi chúng ta phải rèn luyện những thói quen tốt và biết điều chỉnh,loại bỏ những thói quen xấu. Tuổi thiếu niên và trưởng thành là tuổi đẹp nhất và quan trọng nhất của đời người. Đây là cũng lứa tuổi mà các bạn trẻ bắt đầu khám phá cuộc sống với những ước mơ, khát vọng. Phía trước các bạn là những con đường bằng phẳng, êm ái; nhưng cũng có con đường quanh co, khúc khuỷu. Có con đường ngập tràn ánh sáng, cũng có con đường u ám, đầy cạm bẫy, nguy cơ.Nhưng làm cách nào để chọn được con đường đến đích thành công, hạnh phúc mà không lãng phí nhiều thời gian, công sức? Tất cả đều phụ thuộc vào tính cách và thói quen của các bạn. Có những thói quen đem đến sự thành công, hạnh phúc; nhưng cũng có những thói quen cản trở, phá hỏng sự phát triển của bạn.
7 thói quen của bạn trẻ thành đạt Sean Covey
Gieo suy nghĩ, gặt hành động Gieo hành động, gặt thói quen Gieo thói quen, gặt tính cách Gieo tính cách, gặt số phận.
Cuốn sách này được viết bởi Sean Covey. Sách được viết dựa trên ý tưởng của một cuốn sách khác do Stephen R. Covey, đó là Thói quen của những người thành đạt – một trong những cuốn sách bán chạy nhất từ trước đến giờ.
Vậy tôi – Thói Quen Là gì mà quan trọng đến thế ? Đầu tiên, tôi chỉ là một suy nghĩ hoặc là một hành động tình cờ của bạn, Rồi tôi trở thành một Thói quen của bạn, Và cuối cùng Tôi là người Điều khiển bạn!
PHẦN I: TẠO THÓI QUEN
Thói quen quan trọng như thế nào?
Thói quen tốt giúp bạn thành công, hạnh phúc; Thói quen xấu cản trở bạn, phá hỏng sự phát triển của bạn. Những quan niệm và nguyên tắc sống Bạn nhìn nhận và suy nghĩ như thế nào, thì bạn sẽ đạt được đúng như vậy
7 thói quen của bạn trẻ thành đạt
Thói quen 1: Có thái độ sống tích cực Có trách nhiệm đối với bản thân.
Thói quen 2: Biết định hướng tương lai. Xác định nhiệm vụ và mục tiêu của mình trong cuộc sống.
Thói quen 3: Việc hôm nay không để ngày mai Phải biết ưu tiên, điều gì quan trọng thì hãy làm trước
Thói quen 4: Tư duy cùng thắng Tập có thái độ không mong ai thua cuộc
Thói quen 5: Biết lắng nghe để thấu hiểu và để được thấu hiểu Phải biết lắng nghe một cách chân thành
Thói quen 6: Có tinh thần hợp tác Hợp lực làm việc để đạt hiệu quả cao nhất.
Thói quen 7: Biết rèn luyện và phát triển những kỹ năng Hãy học hỏi để bản thân mình luôn hướng về phái trước và mới mẻ.
7 thói quen xấu của những bạn trẻ là :
Thói quen 1: Thụ động, có thái độ sống tiêu cực
Luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh này nọ để biện minh cho mình. Không có trách nhiệm với lời hứa của mình và với người khác, hành động theo bản năng hơn là theo lý trí.
Thói quen 2: Lười suy nghĩ
Không định ra kế hoạch, né tránh mục đích trong cuộc sống và chẳng bao giờ nghĩ đến tương lai. Họ chẳng phải lo lắng về hậu quả của những hành động của mình. Cuộc đời của họ chỉ là hiện tại thôi, ngày mai như đã là ngày tận thế, tội gì mà không vui chơi thỏa thích, vùi đầu vào các thú vui bất kể hậu quả ra sao.
Thói quen 3: Nước đến chân mới nhảy
Dù việc có quan trọng đến đâu đi chăng nữa cũng lần lữa không làm cho xong. Lãng phí phần lớn thời gian vào các trò chơi điện tử, la cà trên mạng, tán gẫu qua điện thoại, bàn luận phù phiếm và lang thang rong chơi khắp chốn. Luôn để bài tập về nhà đến ngày mai. Không coi trọng những việc phải làm.
Thói quen 4: Chỉ nghĩ đến thắng thua
Họ nhìn cuộc đời như một cuộc đỏ đen. Bạn mình mà thắng có nghĩa là mình thua, còn nếu có vẻ như mình sắp thua thì cũng phải kéo người khác cùng tuột dốc, chung số phận với mình mới thấy vừa lòng.
Thói quen 5: Thích nói trước rồi mới nghe sau
Họ xem mình chào đời đã có cái miệng, vậy sao không dùng đến nó chứ? Luôn luôn bày tỏ quan điểm của mình trước đã, khi đã chắc rằng mọi người hiểu mình thì mới nghe đến họ, hoặc giả vờ “ ừ hử” cho qua chuyện.
Thói quen 6: Không hợp tác với mọi người
Họ xem những người khác kỳ cục vì những người ấy nghĩ khác với mình. Mọi người đoàn kết lại hay chơi với nhau vì họ không giống mình. Nếu ý kiến của mình là tuyệt vời thì việc gì phải hợp tác với ai, làm một mình vẫn sướng hơn chứ sao.
Thói quen 7: Sống mòn Không quan tâm trau dồi bản thân.
Không chịu học hỏi những điều hay và ý tưởng mới. Họ không bao giờ luyện tập thể thao, tránh xa xách vở.
Bạn thấy đó, “họ” đôi khi là chính chúng ta. Những thói quen và tích cách này thật tồi tệ, nhưng đôi khi ta vẫn nuông chiều những thói quen xấu này,và lúc đó cuộc đời sẽ thật là tệ hại, kinh khủng.
Có bao giờ bạn tự hỏi: “Điều gì định hướng cho tôi trong cuộc sống?”, “tôi mất thời gian suy nghĩ về điều gì?”, “Ai hay điều gì thường xâm chiếm tư tưởng tôi?”. Đó chính là nhận thức của bạn trong cuộc sống. Điều quan trọng nhất đối với bạn chính là quan điểm sống của bạn, cặp kính nhìn đời của bạn, hay như tôi thích gọi: là trọng tâm cuộc đời của bạn. Vậy thường thì tuổi mới lớn đặt trọng tâm cuộc đời vào đâu?...
Đặt trọng tâm và nguyên tắc sống: Vấn đề đúng đắn.
PHẦN II: CHIẾN THẮNG BẢN THÂN
Tài khoẢn cá nhân
Những dấu hiệu của một tài khoản “nghèo”:
• Bạn dễ bị bạn bè tác động
• Bạn thường đánh vật với những cảm giác thất vọng và tự ti.
• Bạn quan tâm quá mức tới những gì người khác nghĩ về bạn.
• Bạn tỏ ra ngạo mạn phá phách
• Bạn tự hủy hoại bản thân bằng ma túy, phim khiêu dâm, sự sự phá phách hay tham gia các băng nhóm xấu.
• Bạn dễ ghen tức, nhất là khi ai đó thân cận với bạn có được thành công.
Những dấu hiệu của một tài khoản “giàu”:
• Bạn tự chịu trách nhiệm về mình và chống lại các áp lực.
• Bạn không quá quan tâm tới việc được nhiều người biết đến.
• Bạn nhìn đời lạc quan.
• Bạn sống có mục đích.
• Bạn hạnh phúc với thành công của người khác.
Nếu quỹ tiết kiệm của bạn không còn nhiều thì đừng thất vọng, ngay từ hôm nay, bạn hãy dành dụm từng chút một, dần dần bạn sẽ trở nên “giàu có” cho mà xem. Tôi mách nhỏ bạn một vài cách tiết kiệm nhé: Giữ lời hứa với bản thân,Làm nhỮng viỆc tỐt, Hãy đỐi xỬ tỐt vỚi bẢn thân(Chúng ta không thể nghĩ rằng mình là người hoàn hảo vào sáng hôm sau, nếu một bạn chưa được hoàn hảo thì hãy kiên nhẫn và tự cho bản thân mình thời gian để phát triển. Hãy học cách cười vào những điều ngu xuẩn mình làm. Ngoài ra cần biết tha thứ cho bản thân khi mình có lỗi. những con tàu đi biển thường bị những con hào bám vào áy, có thể làm mục tàu. Cách dễ nhất là cập bến vào một cảng nước ngọt, lũ hào sẽ rơi khỏi đáy tàu. Con tàu sẽ được giải phóng, thanh thản trở về biển.Còn bạn, bạn có những con hào lỗi lầm, hối hận và nỗi đau trong quá khứ không? Hãy cho bản thân một cơ hội để rũ bỏ những “con hào” ấy. và đó cũng là một cách “gởi tiền” vào tài khoản cá nhân của bạn.), Hãy trung thỰC, Hãy tỰ LÀM MỚI BẢN THÂN (Bạn nên dành thời gian cho bản thân để tự mình làm mọi việc và thư giãn. Nếu không bạn sẽ đánh mất niềm vui trong cuộc sống.Chúng ta cần một nơi để bộc lộ cảm xúc, làm sảng khoái tinh thần. không bắt buộc là vườn hoa, đỉnh núi, bờ biển, mà có thể là phòng ngủ, phòng tắm hay một nơi vắng vẻ, yên tĩnh.) , ĐÁNH THỨC TÀI NĂNG CỦA MÌNH (Tìm và phát huy tài năng, sở trường, hay niềm vui là một cách rất hay để gởi niềm thêm một điểm vào tài khoản cá nhân của bạn…)
THÓI QUEN 1: Có thái độ sống tích cực
BẢN THÂN TÔI LÀ NGỌN NGUỒN SỨC MẠNH
Những người tiêu cực lựa chọn thái độ ứng xử dựa trên sự bốc đồng. Cũng như một chai soda, nếu cuộc sống lắc họ vài cái, áp lực tăng lên và nút chai văng ra. Người tích cực chọn cách ứng xử dựa trên nhận thức, họ suy nghĩ trước khi hành động. Họ biết mình không thể điều khiển những gì xảy ra cho mình, nhưng họ có thể quyết định điều gì mình nên làm. Không như người tiêu cực đầy hơi ga, người tích cực giống như nước. Bạn cứ tha hồ lắc cũng chẳng có gì xảy ra: không xì bọt, không trào bong bóng, không áp lực. Người tích biết tự làm chủ bản thân mình.
LẮNG NGHE NGÔN NGỮ CỦA MÌNH.
Mình có thể nhận ra sự khác biệt giữa người năng động, tích cực và người thụ động, tiêu cực qua ngôn ngữ họ sử dụng. Ngôn ngữ tiêu cực là những cách nói như: “Tôi là vậy đó. Tôi quen vậy rồi.” Điều họ thật sự muốn nói là : Tôi không chịu trách nhiệm gì về cung cách hành động của tôi. Tôi không thể thay đổi . Tôi sinh ra đã là như vậy rồi.
Bạn hãy để ý xem, như vậy là ngôn ngữ tiêu cực đã tước bỏ sức mạnh bản thân của chúng ta và trao nó cho ai khác hay điều gì khác. Khi bạn thụ động thì giống như bạn đã đưa bộ điều khiển từ xa của đời mình cho ai đó và bảo: “Này, hãy điều khiển tôi khi nào anh thích”. Ngôn ngữ tích cực, trái lại, đặt bộ điều khiển từ xa đó vào tay bạn và bạn được tự do chọn kênh mà mình muốn.
NĂNG ĐỘNG, TÍCH CỰC KHÔNG PHẢI TỰ NHIÊN MÀ CÓ
Người năng động, tích cực là mẫu người:
• Trầm tĩnh, không dễ bị xúc phạm.
• Tự chịu trách nhiệm về những gì mình làm.
• Suy nghĩ trước khi hành động.
• Luôn tìm cách chủ động tạo ra hoàn cảnh mà họ muốn.
CHÚNG TA CÓ THỂ KIỂM SOÁT ĐƯỢC DUY NHẤT MỘT ĐIỀU: THÁI ĐỘ SỐNG
Chúng ta không thể quyết định được màu da của mình, nơi chúng ta được sinh ra hay bố mẹ của ta là ai. Nhưng có một điều chúng ta có thể quyết định, chính là thái độ của chúng ta đối với những gì xảy ra cho mình.
Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta mất thời gian để lo ngại về những gì chúng ta không thể điều khiển, như một lời châm chọc, một lỗi lầm trong quá khứ hay một sự thay đổi thời tiết? bạn nghĩ xem, chúng ta sẽ càng mất tự chủ, như thể chúng ta là một nạn nhân vậy. ví dụ như chị của bạn luôn châm chọc bạn và bạn thì cứ than phiền về điều này mà chẳng làm gì để cải thiện tình hình. Lâu dần bạn sẽ trở nên bị lệ thuộc vào những nhận xét của chị ấy và đánh mất sức mạnh của bản thân.
CHUYỂN BẠI THÀNH THẮNG
Bạn có thể cũng có lúc bị người yêu bội bạc, bị thất bại trong một cuộc thi, bị một tên côn đồ đánh hay bị mắc một bệnh nặng. Nhưng tôi hy vọng bạn sẽ tỏ ra tích cực và mạnh mẽ trong những trường hợp như thế; như Elaine Maxwell nói: “Dù tôi thành công hay thất bại, không có ai khác làm điều đó, ngoại trừ chính tôi. Tôi là sức mạnh”.
QUYẾT TÂM LÀM ĐƯỢC
Tích cực bao hàm hai nội dung. Một là bạn phải chịu trách nhiệm về đời mình. Hai là bạn phải có tâm lý có thể làm được,
Người có thể làm được:
*Chủ động thúc đẩy cho sự việc xảy ra
*Suy nghĩ về các giải pháp và ý tưởng
*Tự hành động
Nếu bạn nghĩ bạn có thể làm được, bạn có sự sáng tạo và lòng quyết tâm thì bạn sẽ đạt được mục đích. Trong thời gian học đại học, vì học kém ngoại ngữ tôi buộc phải học một lớp riêng mà tôi thấy vô ích. Thay vì học đó, tôi quyết định tự học. Vì vậy tôi lập một bảng liệt kê những quyển sách cần đọc và tìm một người thầy hướng dẫn. Tôi tìm đến thầy trưởng khoa và trình bày vấn đề. Ông chấp nhận ý kiến của tôi và thế là tôi đã hoàn thành được môn ngoại ngữ của mình qua giáo trình tự học. Để đạt được mục đích của cuộc sống, bạn phải nắm được quyền chủ động.
HÃY NHẤN NÚT TẠM DỪNG
Nếu có ai đó xúc phạm bạn thì sức mạnh nào sẽ giữ bạn được bình tĩnh để không phản ứng lại theo những cách mà sau này bạn phải hối tiếc?Với những người mới bắt đầu thì hãy nhấn nút tạm dừng. Đôi khi cuộc sống có những diễn biến quá nhanh đến nỗi chúng ta khó có thể có những phản ứng phù hợp. Nếu bạn biết cách tạm dừng, lấy lại tự chủ và suy nghĩ thì bạn sẽ có những quyết định đúng đắn hơn. Khi đã tạm dừng,bạn hãy mở hộp dụng cụ (mà mỗi người có từ lúc mới lọt lòng) ra và sử dụng 4 dụng cụ là nhận thức, lương tâm, óc tưởng tượng và ý chí để giúp bạn ra quyết định.
Nhận thức: để có thể khách quan xem xét những suy nghĩ và hành động của mình.
Lương tâm: để có thể nghe tiếng nói của lòng mình và biết đâu là đúng hay sai.
Óc tưởng tượng: để có thể nhìn thấy trước được những khả năng sắp sửa xảy ra.
Ý chí: để có sức mạnh thực hiện sự lựa chọn.
THÓI QUEN 2 BIẾT ĐỊNH HƯỚNG TƯƠNG LAI
CHÍNH BẠN LÀ NGƯỜI QUYẾT ĐỊNH TƯƠNG LAI CỦA MÌNH
Xin ông cho tôi biết tôi nên đi đường nào?
“Còn tùy cô bé muốn đi đâu”. – Con mèo trả lời.
“Tôi cũng không cần biết là đi đến đâu nữa”. – Alice trả lời.
“Vậy thì đi đường nào cũng không có gì quan trọng!” – Con mèo nói ngay. (Trích “Alice lạc vào xứ thần tiên”)
VẬY “ĐỊNH HƯỚNG CHO TƯƠNG LAI” LÀ GÌ VÀ PHẢI SUY NGHĨ TƯỜNG TẬN NHƯ THẾ NÀO?
Bạn có thể không nhận ra, nhưng bạn lúc nào cũng làm việc này rồi đấy: bạn vẽ một bản thiết kế trước khi xây nhà, bạn đọc công thức trước khi làm văn. Đó cũng là một phần của cuộc sống. hãy suy nghĩ và để trí tưởng tượng bay bổng, tìm một chỗ yên tĩnh. Không ai quấy rầy. Nào, bây giờ thì “xóa sạch bộ nhớ” đi, đừng để đầu óc vương vấn chuyện học hành, bạn bè, gia đình,…thở sâu nhé, và bắt đầu tập trung với tôi: Trong trí bạn, bạn có thấy một người đanh đi hướng ngược lại với bạn không? Ai đó? Bạn không thấy rõ phải không nào? Bây giờ thì người đó tiến gần đến bạn hơn, gần nữa, bạn thấy ai chưa? Chính bạn đấy. nhưng không phải là bạn bây giờ mà là bạn một năm sau. Bạn hãy suy nghĩ tường tận xem:
• Bạn đã làm được gì trong một năm qua!
• Bản thân bạn cảm thấy thế nào?
• Bây giờ bạn ra sao?
• Tính cách của bạn biến chuyển thế nào? (Nên nhớ là tôi đang nói với bạn một năm sau đấy nhé).
Để tưởng tượng được điều này, bạn cần dựa vào thực tế hiện nay của bạn. Điều gì quan trọng nhất đối với bạn, và trong một năm tới bạn muốn làm cho xong điều gì. Đó gọi là định hướng cho tương lai.
Tại sao định hướng cho tương lai lại quan trọng đến như vậy? Có hai lý do: Một là bạn đang đứng trước một vòng xoay của cuộc đời: từ đây bạn phải chọn một con đường để đi, điều này ảnh hưởng đến cả cuộc đời bạn đấy; hay là nếu bạn không tự quyết định cuộc đời mình thì người khác sẽ quyết định thay bạn.
VÒNG XOAY CUỘC ĐỜI
Đây là lý do đầu tiên: bạn đang còn trẻ, có tự do, bạn có cả cuộc đời trước mắt. Bạn đang đứng giữa vòng xoay của cuộc đời và phải chọn một con đường để đi:
• Bạn muốn vào đại học hay chỉ tốt nghiệp trung học?
• Bạn sẽ cư xử ra sao trong cuộc sống?
• Bạn muốn sẽ có những loại bạn bè như thế nào?
• Bạn sẽ hò hẹn với ai?
•Bạn sẽ quan hệ tình dục trước khi cưới?
• Bạn sẽ nhậu nhẹt, hút thuốc, “chơi” ma túy?
• Bạn chọn những giá trị đạo đức nào?
•Bạn muốn trong gia đình sẽ có những mối quan hệ như thế nào?
• Bạn sẽ đóng góp được gì cho xã hội?
Con đường mà bạn chọn hiện nay sẽ ảnh hưởng đến cả cuộc đời bạn đấy. Khi bạn còn quá trẻ và phải quyết định nhiều việc hệ trọng như thế thì thật là khó khăn, nhưng cũng không kém phần hào hứng và thú vị đâu.
VÂY, AI LÀ NGƯỜI QUYẾT ĐỊNH?
Như tôi đã nói : "Chính bạn là người quyết định tương lai của mình chứ không phải ai khác" . Có lẽ bạn sẽ thắc mắc: "Nếu tôi không quyết định thì ai quyết?"Người đó có thể là bạn bè của bạn, cha mẹ hay ai khác. Có thể họ là những người rất tốt, rất lo lắng cho bạn, thế nhưng, bạn có muốn họ vẽ nên bức tranh cuộc đời bạn không ?Họ có những mối quan trọng khác xa bạn. Có thể bạn sẽ nói rằng : ”Nhưng tôi chẳng thích nghĩ về tương lai, tôi chỉ thích nghĩ về cuộc sống hiện tại của mình để mặc dòng đời cuốn trôi đi ”.Tôi đồng ý với bạn rằng nên nghĩ về cuộc sống hiện tại, nhưng tôi chẳng đồng ý chút nào khi để mặc dòng đời cuốn đi. Nếu bạn quyết định sống tới đâu hay tới đó, bạn sẽ kết thúc đời bạn bằng sự ngẫu nhiên, và thường là nó theo chiều hướng đi xuống nhiều hơn – thường dẫn tới một vũng lầy và một cuộc đời bất hạnh. “Con đường dẫn tới mọi thật ra là con đường không có đích đến”.
NHIỆM VỤ BẢN THÂN
Vậy nên định hướng tương lai là quan trọng thì bạn nên làm gì để định hướng tương lai của mình? Cách tốt nhất là lập ra một bản nhiệm vụ cho bản thân. Nó cũng giống như phác họa cuộc đời bạn vậy, nó cũng tương tự như chức năng của các thể chế quốc gia. Các công ty lớn như Microsoft hoặc Coca-cola cũng có những bản nhiệm vụ như vậy. Vậy tại sao bạn chưa lập bản nhiệm vụ cho riêng mình ? những bạn trẻ khác cũng đã làm rồi đấy. Nó có thể dài hay ngắn, có thể là một bài thơ hoặc có thể là một bản nhạc, có những bạn lại chọn một vài câu danh ngôn làm bản nhiệm vụ cho riêng mình, người khác lại chọn một bức tranh hay một tấm hình.
BA ĐIỀU CẦN CẢNH GIÁC
Khi bạn cố gắng bắt đầu với mục đích trong đầu và thành lập một bản nhiệm vụ cá nhân, hãy cảnh giác với những trở ngại nguy hiểm!
1. Sự chụp mũ và gán ghép biệt danh tiêu cực
Bạn có bao giờ bị ai đó gán ghép một biệt danh tiêu cực chưa? Các biệt danh gán ghép là một hình thức xấu xa của định kiến. Khi bạn gán biệt danh cho ai, bạn đã có định kiến về người đó, nghĩa là có những kết luận về ai đó mà không hề biết họ. Trên đời này có biết bao nhiêu là loại người, có ai giống ai đâu. Nếu bạn bị đặt một biệt danh như “óc bã đậu”, “rùa lật ngửa”…,thì hãy quên nó đi. Cho dù có lúc bạn như thế thì phải nhớ rằng là bạn có thể thay đổi được. Còn nếu bạn không như thế thì đừng vì những biệt danh đó mà nghĩ mình như thế.
2. Hội chứng “thế là hết”
Một lỗi khác mà các bạn hay mắc phải là các bạn thường tự nhủ: “Thế là hết, mình đã gây tai họa rồi!” cứ nghĩ như vậy bạn sẽ tự hại mình đấy. Chẳng có việc gì hết. Ai mà chẳng có lúc phạm lỗi, nếu bạn mắc lỗi gì đó thì cũng bình thường thôi. Bạn có thể sữa lỗi được mà.
3. Định hướng sai
Có bao giờ bạn làm việc cật lực để rồi sau đó cảm thấy một cảm giác trống rỗng?đôi khi, để trở nên nổi tiếng, chúng ta đã đánh mất điều quan trọng hơn như lòng tự trọng, tình bạn chân chính, sự thanh thản. Thường thì con người bận leo lên những nấc thang danh vọng đến nổi không có thời gian để nhìn lại thang có đặt đúng bức tường cần leo không. Không định hướng tương lai là một vấn đề nhưng định hướng tương lai sai lại là một tai họa.
TIẾN ĐẾN MỤC TIÊU
Sau khi đã có bản nhiệm vụ trong tay rồi thì ta bắt đầu tiến đến những mục tiêu nhé. Nó cụ thể hơn bản nhiệm vụ nhiều và giúp chúng ta chia nhỏ bản nhiệm vụ ra để dễ dàng thực hiện. tôi sẽ đưa bạn 5 chìa khóa để mở cánh cửa thành công.
Chìa khóa số 1: Ước lượng cái giá phải trả.
Có bao nhiêu lần bạn đặt mục tiêu trong lúc đang hứng chí rồi sau đó thấy rằng bạn không đủ sức để thực hiện? Tại sao điều này lại xảy ra? Đó là bạn không ước lượng cái giá phải trả.Ví dụ bạn đưa ra mục tiêu đạt điểm số cao trong năm học này. Tốt! Nhưng ngay từ bây giờ, trước khi bắt đầu, hãy ước lượng cái giá phải trả. Để đạt mục tiêu này, bạn sẽ phải làm bài tập thay vì đi chơi với bạn bè,phải thức khuya dậy sớm, không xem ti vi, đọc báo vì dành thời gian học bài. Đánh giá thử xem. Điểm cao mang lại cho bạn những điều gì: được khen tặng, được bạn bè nể phục, được học bổng vào đại học, có việc làm tốt…bạn hãy tự hỏi:”Tôi sẽ mãn nguyện chứ?” và nếu câu trả lời là không thì đừng làm. Đừng hứa nếu biết rằng mình sẽ thất hứa vì như vậy tài khoản cá nhân của bạn sẽ bị thâm hụt đấy!Cách tốt nhất là chia mục tiêu đó ra từng phần nhỏ. Chẳng hạn như muốn có điểm tốt trong tất cả các học kỳ thì đề ra mục tiêu là từng học kỳ, rồi cứ tiếp, bạn sẽ thấy “nhẹ” hơn.
Chìa khóa số 2: Viết ra giấy
“Mục đích mà không được viết ra cũng sẽ chỉ là một điều ao ước mà thôi!”. Viết ra giấy giúp khả năng đạt mục tiêu tăng gấp 10 lần so với chỉ nghĩ trong đầu. Bạn thấy đó, viết ra giấy sẽ giúp bạn cụ thể hóa mục tiêu của mình nên đó là điều rất quan trọng để bạn có thể đạt được mục tiêu của mình.
Chìa khóa số 3: Hãy làm ngay
Đã bao lần bạn nói rằng: “Tôi sẽ cố, tôi sẽ thử” và đã bao lần bạn thật sự làm? Có ai dám cho người khác mượn cả ngàn đo mà chỉ được hứa rằng:”Tôi sẽ, sẽ trả”? Hứa chỉ là hứa. Nói phải làm ngay mới tin. Tôi rất thích câu thơ của Goethe: Bắt đầu điều gì bạn muốn làm hay mơ ước, bạn hãy bắt đầu thực hiện. Lòng cam đảm hàm chứa thiên tài, sức mạnh và phép lạ diệu kỳ.Khi chúng ta hoàn toàn tận tâm làm một việc gì đó, khả năng hoàn thành của chúng ta sẽ tăng lên. Một khi quyết định đạt được mục tiêu, sức mạnh ý chí, kỹ năng, khả năng sáng tạo của chúng ta được tăng lên. Bạn thấy đó, chỉ có việc làm hay không làm, không có việc thử làm.
Chìa khóa số 4: Những thời cơ quan trọng
Trong đời ta đôi khi có những thời cơ mà ta phải biết tận dụng. Một số thời cơ để làm nên những mục tiêu mới như năm học mới,một mối quan hệ mới, cơ hội thăng tiến, một cách nhìn mới, lễ cưới, tốt nghiệp…
Chìa khóa số 5: Thắt chặt
Bạn cũng có thể đạt được mục tiêu của mình nếu bạn biết sử dụng sợi dây thắt chặt này. Hãy nghĩ xem có ai có cùng mục tiêu như bạn, tại sao những người có chung mục tiêu không cùng nhau hành động, sẽ nhanh chóng có kết quảhơn chứ. Hay là bạn nói cho bố mẹ bạn biết mục tiêu của bạn, họ sẽ giúp dỡ. hoặc là bạn tìm ai đó đã từng thành công khi đạt được mục tiêu như bạn và xin lời khuyên xem sao. Bạn sẽ mạnh mẽ và có nhiều cơ hội thành công hơn nếu biết cách thắt chặt với mọi người.
ĐƯA MỤC TIÊU VÀO HÀNH ĐỘNG
BIẾN YẾU THÀNH MẠNH
Hãy lưu ý David đã sử dụng năm chìa khóa của việc tiến tới mục tiêu như thế nào. David biết ước lượng cái giá phải trả, viết mục tiêu ra giấy, thắt chặt mục tiêu của mình với Eddie và những người khác, đặt ra mục tiêu đúng thời cơ (quá chán nản với thể trạng của mình), và cuối cùng là quyết tâm làm ngay. Và David đã làm được, từ một đứa trẻ gầy giơ xương, David đã trở thành một người khỏe mạnh – phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực cá nhân. Theo như câu chuyện này, rõ ràng việc là một anh chàng ốm yếu hóa ra là một chuyện rủi hóa may. Nhược điểm này của anh ta lại trở thành sức mạnh của anh ta. (buộc anh ta phải phát triển tính kỷ luật và kiên gan bền chí). Những người thiếu các khả năng về thể chất tự nhiên, xã hội hay tinh thần phải đấu tranh nhiều hơn những người khác. Và cuộc đấu tranh khó khăn đó có thể sinh ra những phẩm chất và sức mạnh mà họ không thể phát triển được bằng bất kỳ cách khác. Đó là lý do tại sao tôi nói một nhược điểm lại trở thành một sức mạnh. Vì vậy, nếu bạn không được trời phú cho vẻ đẹp, cơ bắp,trí thông minh mà bạn ao ước – xin chúc mừng! bạn có một khả năng hấp dẫn lớn hơn. Bài thơ của Doughlas Malloch thể hiện điều này rất hay:
Loài cây chẳng bao giờ chiến đấu Vì mặt trời, ánh sáng, bầu trời và không khí, Chỉ đứng đó như bình nguyên, Và đón nhận phần mưa rơi xuống nó, Không bao giờ trở thành một bậc vương giả của rừng, Mà chỉ sống và chết như một thứ vô giá trị, Loài gỗ tốt không trưởng thành trong sự dễ dàng, Gió càng mạnh, thân cây càng vững chắc.
ĐỪNG ĐỂ CUỘC ĐỜI TRÔI MỘT CÁCH BUỒN TẺ
Hãy làm cho cuộc đời của bạn vui lên bằng cách sống hết mình, vì người khác, vì những sứ mệnh do mình đặt ra. Đừng sống cuộc đời nhàm chán và buồn tẻ, không làm điều tốt cho ai, không biết hy sinh vì ai.Có những con người vĩ đại với những cuộc đời hết sức lý thú, bởi vì họ đã thực hiện những sứ mệnh lớn lao: Ông Gandhi giải phóng được cho 300 triệu người Ấn Độ, mẹ Teresa xác định xứ mệnh của mình là đem lại quần áo và cơm ăn cho những người đói rách, mục sư Martin Luther King đấu tranh cho quyền con người…
Còn rất nhiều thú vị khác nữa. có lẽ bạn sẽ thắc mắc: “Nhưng nếu tôi không làm được việc lớn như vậy, thì chẳng lẽ cuộc đời tôi không vui, không thú vị hay sao?”. Không phải vậy, như nhà sư phạm Maren Mouritsen đã nói: “Chỉ có một ít người làm được những điều vĩ đại. Nhưng tất cả chúng ta có thể làm những điều nhỏ bé theo một cách lớn lao”. Vậy đó, làm việc nhỏ cũng được, nhưng làm hết mình, hết sức, thì cuộc đời sẽ trở nên có ý nghĩa và vui lên bội phần.
THÓI QUEN 3: VIỆC HÔM NAY KHÔNG ĐỂ NGÀY MAI
Tôi đã từng nghe một bài diễn thuyết về tuổi mới lớn thời nay và ngày xưa, cách đây 150 năm. Tôi đồng ý với hầu hết ý kiến của diễn giả so sánh những thách thức mà tuổi trẻ xưa và nay phải đối mặt, chỉ trừ một ý kiến cho rằng tuổi trẻ ngày nay thiếu tính chăm chỉ, siêng năng. Ồ, không! Sao lại thiếu tính chăm chỉ được. Tôi nghĩ ngày nay tuổi trẻ bận rộn hơn và siêng năng hơn chứ.Đúng vậy, các bạn trẻ ngày nay bận rộn quá, thế nhưng các bạn lại không đủ thời gian để làm tất cả mọi chuyện. Do đó, thói quen 3, Việc hôm nay không để ngày mai, sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này. Theo đó,bạn sẽ tạo được thói quen sắp xếp công việc, giờ giấc hợp lý. Nếu thói quen 2 đã giúp bạn xác định việc gì là quan trọng cần ưu tiên số một trong đời bạn thì thói quen 3 sẽ giúp bạn có thể làm việc đó đầu tiên, tiên, và biết để những việc ít quan trọng và cấp thiết hơn làm sau. Bạn thấy chưa, thói quen 1 nói rằng “Bạn là người lái chứ không phải là hành khách trên con tàu số phận của bạn” thì thói quen 2 lại nói rằng:“Vậy thì hãy tự quyết định hướng đi và vẽ sơ đồ nơi đi đến”, còn thói quen 3 thì: “Đi đi, đừng để cái gì cản trở hành trình của bạn cả!”.
Đem theo nhiều hành lý vào đời Hãy tưởng tượng bạn sắp xếp hành lý đi chơi xa: Nếu sắp xếp gọn gàng, hợp lý thì có thể đem theo nhiều thứ tiện dụng, đúng không? Còn nếu bỏ tất cả vào túi xách một cách lộn xộn thì chẳng mang được bao nhiêu cả. Cuộc đời bạn cũng thế. Khéo sắp xếp, bạn sẽ có được rất nhiều: Có nhiều thời gian cho gia đình, bạn bè, trường học, và cho chính bản thân bạn nữa. Cách sắp xếp của bạn sẽ cho thấy bạn thuộc loại người nào trong 4 loại dưới đây:
1. Người lừng khừng, hay khất lần
Loại người này cho tất cả mọi việc đều quan trọng và khẩn cấp cả. Họ không thể kiểm soát được việc gì nên làm trước, việc gì nên làm sau. Họ hay khất lần cho đến lúc nước đến chân mới nhảy, và khi đó mọi việc rối tungvà chẳng mấy chốc họ như muốn điên lên. Stress là điều không thể tránh khỏi, vì làm việc gì cũng có áp lực đè nặng. Cuối cùng chẳng việc gì ra việc gì cả.
2. Người ba phải
Dân ba phải xem chuyện gì cũng cần làm ngay, nhưng không có việc gì là quan trọng! Dân ba phải luôn muốn là vừa lòng mọi người xung quanh nên luôn muốn đáp ứng tất cả mọi yêu cầu của mọi người. Tính cách này có vẻ giả dối vì làm mọi việc có vẻ khẩn cấp để người ta lầm tưởng rằng việc đó quan trọng, nhưng thực tế thì không như vậy, anh ta có xem việc đó là quan trọng đâu, dân ba phải mà lại, ai nói gì mà chẳng gật.Anh ta có thích hội họa chăng nữa nhưng bố anh ta là một vận động viên bơi lội thì đương nhiên là anh ta cũng sẽ tỏ ra thích bơi lội để làm vừa lòng bố. Nếu bạn nhiễm tính ba phải nhiều như thế, bạn sẽ sinh ra tính vô kỷ luật, dễ trở thành người xu nịnh đấy.
3. Kẻ lười biếng
Nếu đã lười nhác thì có việc gì là quan trọng và khẩn cấp đâu. Anh ta luôn phí thời gian cho những việc quá đáng như xem tivi triền miên, ngủ nướng tối ngày, cà kê dê ngỗng trên điện thoại, chơi game suốt, tán ngẫu trên mạng thì còn phải nói. Bạn chớ có học đòi tính lười biếng như thế, nếu không bạn sẽ sinh ra thiếu trách nhiệm, hư hỏng.
4. Người biết dành ưu tiên
Người biết dành ưu tiên biết rõ việc gì là quan trọng và không gấp gáp, chẳng hạn như việc làm quen bạn mới, tập luyện điều độ, lên kế hoạch cho công việc, nghĩ ngơi hợp lý… Thật tuyệt vời nếu bạn được như vậy. Việc gì đối với người biết dành quyền ưu tiên cũng điều được coi trọng. Thế những việc này không cần làm gấp thì sao? Không, nó chỉ cần làm đúng lúc, đúng chỗ. Dĩ nhiên loài người này cũng không phải là đã hoàn hảo, nhưng họ biết xem xét công việc và dành quyền ưu tiên cho những việc cần làm trước. Họ cũng biết từ chối đúng lúc, đúng việc. Bởi vì họ có một thói quen tuy đơn giản nhưng rất hữu dụng, đó là làm việc có kế hoạch.Nếu bạn cũng biết dành quyền ưu tiên cho những việc cần thiết thì bạn sẽ tự chủ được cuộc đời mình, cân bằng trong cuộc sống, và có phong thái ung dung.
Sau khi xem xét rồi, bạn thấy thế nào? Dĩ nhiên là để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, bạn nên trở thành người biết dành quyêng ưu tiên và nên bớt tính khất lần, ba phải và lười biếng. Trong mỗi người đều có đủ tính tốt và tính xấu, vậy thì bạn hãy: Bớt khất lần: đùng có việc gì cũng xem là quan trọng và gấp gấp gáp hết. Bớt tính này bạn sẽ bớt tính căng thẳng đấy.
Biết nói ”không“ với những việc không cần thiết, việc này không dễ nhưng bạn có thể làm được, đừng tự biến mình thành người ba phải, xấu lắm. Từ bỏ tính lười biếng.Đừng phí thì giờ vào những việc vô bổ, để dành thời giờ vào những việc quan trọng. Bạn có quyền nghỉ ngơi nhưng đừng có quá đáng, bạn nên nghỉ ngơi có kế hoạch như người biết dành ưu tiên ở trên. Vậy để trở thành người biết dành quyền ưu tiên thì phải làm thế nào? Phải biết lên kế hoạch!
Lên kế hoạch
Để bứt đầu một công việc gì đó luôn suôn sẽ thì tôi thành thật khuyên bạn nên lên kế hoạch. Đừng nghỉ kế hoạch là việc gì to tát, bạn có thể lên kế hoạch theo nhiều cách cơ mà: mốt số ghi chú, quyết định, việc cần làm được ghi trên quyển lịch, một quyển sổ nhỏ ghi mục tiêu phải đạt….Có thể bạn sẽ thốt lên: ”Tôi không muốn bị trói cuộc đời vào những kế hoạch vớ vẫn nào đâu. Tự do muôn năm“. Không đâu, kế hoạch không hề trói buộc bạn mà nó giúp bạn tự do cơ đấy. Nó nhắc bạn không quên việc phải làm,giúp bạn chủ động để đạt mục tiêu của mình.
Kế hoạch tuần Mỗi tuần bỏ ra 15 phút để lên kế hoạch thử xem, bạn sẽ thấy hiệu quả ngay thôi. Bạn theo 3 bước của tôi nhé:
Bước 1: xác định hòn đá lớn của bạn
Cuối tuần hoặc đầu tuần, hãy suy nghĩ xem trong tuần này việc gì quan trong nhất cần làm. Tôi gọi đó là hòn đá lớn, nó cũng như chặng nhỏ trên đường đi đến mục tiêu lâu đài của bạn. Nó có thể là đọc xong một cuốn sách,viết xong một lá đơn xin việc, tập thể dục 3 lần/tuần, dự sinh nhật một người bạn…. Tùy vào bạn xác định vai trò của mình như thế nào mà hòn đá lớn của bạn có khác nhau:
Bước 2: phác họa thời gian để xử lý Hòn Đá Lớn
Hãy tưởng tượng bạn có một cái chậu, sau đó bỏ tiếp những hòn đá lớn vào, một số hòn đà sẽ bị dư ra.Nào bây giờ làm lại: trút hết sỏi trong chậu ra, xếp những hòn đá lớn vào trước, sau đó mới cho sỏi vào những viên sỏi gần như lấp đầy những khảng trống giữa những hòn đá. Bây giờ thì tất cả điều nằm ổn trong chậu: cả những hòn đá lớn, cả những viên sỏi. Hòn Đá Lớn là những việc quan trọng nhất đối với bạn, còn những viên sỏi là những việc nhỏ hàng ngày để hoàn tất những việc quan trọng. Bạn thấy chưa, nếu bạn không đưa những Hòn Đá Lớn vào thời khóa biểu trước tiên thì bạn sẽ chẳng làm hết được mọi việc đâu. Trong kế hoạch tuần, bạn nên xác định thời gian nào là tốt nhất để làm việc, làm trong bao lâu, lúc nào làm việc là thích hợp, từng việc nhỏ hàng ngày như vậy sẽ giúp bạn xử lý hòn đá lớn dễ dàng.
Bước 3: lập dự tính cho tất cả nhũng việc còn lại
Sau khi lập kế hoạch cho những việc cơ bản, giờ là lúc bạn nhét những viên sỏi vào những khoảng trống trong”chậu“ thời khóa biểu của bạn: liếc sơ qua thời biểu và viết vào những sự kiện trong tuần: hẹn hò, tiệc tùng, lễ, buổi xem kịch, xem xem ca nhạc… Áp dụng hàng ngày Xong xuôi, giờ chỉ mỗi thực hiện thời khóa biểu này thôi. Bạn có thể chỉnh lại đôi chút khi thực hiện. Cố thao đúng những gì đã dự định, nhưng nếu không làm hết được mọi thứ thì cũng không sao, bạn sẽ làm bù lại khi khác vậy.
Thời gian là thứ qua đi không bao giờ trở lại. Tời khóa biểu giúp ta đỡ phí thời gian và biết trân trọng từng khoảng khắc cuộc sống.
Nửa phần còn lại Trong thói quen 3, quản lý thời gian không phải là tất cả mà mới chỉ là một nữa. Một nữa còn lại là học cách vượt qua nỗi sợ hãi và áp lực, giúp bạn lấy lại sự dũng cảm. Khi tôi hỏi một nhóm bạn trẻ”điều trọng nhất trong cuộc sống của bạn là gì? “, tôi thường được nghe họ trả lời: Đó là gia đình, sự tự do, sự trưởng thành, lòng chân thật, tín ngưỡng, quan điểm…. Rồi tôi hỏi tiếp:”điều gì ngăn không cho các bạn đặt những điều ấy lên hàng đầu trong đời bạn? “. Không có gì phải ngạc nhiên,”sự sợ hãi “và”áp lực của bạn bè “là hai trong số những câu đáp chiếm da số. Chúng ta sẽ bàn về cách giải quyết hai vấn đề này nhé!
Vùng an nhàn và vùng dũng cảm
Vùng an nhàn thể hiện những gì bạn quen thuộc: bàn bè, những việc bạn thích làm,những nơi hay đến. Môi trường an nhàn không có rủi ro thì qua dễ, không đòi hỏi nỗi lực,trong đó bạn cảm thấy an toàn và dễ chịu. Nói cách khác, làm quen bạn mới, diễn thuyết trước đám đông…làm cho bạn cảm thấy lo sợ. Hãy bước vào vùng dũng cảm xem nào: thử thách, rủi ro, mạo hiểm, mọi thứ đều làm bạn không thấy dễ chịu chút nào cả. Ở đó đầy những áp lực, nguy cơ, sự bất ổn, khả năng thất bại đang chờ đón, nhưng nó cũng là một nơi để tìm kiếm cơ hội và là nơi nhất bạn có thể đạt được tiềm năng tròn vẹn của bạn. Bạn sẽ không bao giờ đạt được nó nếu cứ quanh quẩn trong vùng an nhàn. Đó là điều kiện chắc chắn. Bạn có thể hỏi:”thích môi trường an nhàn thì có làm sao đâu?“. không có gì sai hết. Thật ra, phần lớn của chúng trải qua ở đó. Nhưng sẽ hoàn toàn sai nếu bạn không mạo hiểm đi vào những vùng xa lạ. Bạn cũng biết rõ như tôi rằng mọi người hiếm khi thử nhưng điều mới lạ hay dám sãi cánh bay ra khỏi vùng đời sống àn toàn và tẻ nhạc của họ. Tại sao không thử biểu lộ một niềm tin vào bản thân, thử liều một chuyến, và thỉnh thoảng nhảy dù vào vùng dũng cảm của bạn? Hãy nhớ rằng, rủi ro của an nhàn mới là rủi ro lớn nhất.
Không bao giờ để nỗi sợ hãi quyết định
Có nhiều cảm giác tệ hại nhưng tệ nhất vẫn là nỗi sợ hãi. Khi tôi nghĩ về mọi điều mà tôi đã làm hỏng trong đời, tôi nhận ra rằng tất cả cũng bởi vì tôi sợ hãi.Đối mặt với sợ hãi không dễ nhưng nếu bạn làm được, bạn sẽ thấy hài lòng.Cũng như nhà leo núi Edmund Hillary khi trở thành người đầu tiên leo lên đến đỉnh Everest đã phát biểu:”không phải là tôi đã chiến thắng được đỉnh núi, mà là tôi chiến thắng bản thân mình
Vì vậy bạn nên mạnh dạn
: • Làm quen bạn mới,
• Thoát khỏi áp lực bạn bè,
• Từ bỏ thói quen cũ,
• Bồi dưỡng một kỹ năng mới,
• Thay đổi công việc,
• Tìm ra giải pháp,
• Tự thân vận động,
Hoặc là thậm chí bạn có thể sẽ hát trước một đám đông …. hãy làm! Đừng ngại thất bại. Đừng bao giờ để nỗi sợ hãi quyết định lấy.
Thành công là biết đứng dậy sau mỗi lần thất bại.
Nếu bấy lâu nay bạn văn cảm thấy sợ thì cũng chẳng sao. Cảm thấy sợ mà vẫn làm được. Một cách để vượt qua sự sợ hãi luôn nghĩ trong đầu câu ”Thành công là biết đứng dậy sau mỗi lần thất bại “, bạn sẽ đỡ lo lắng hơn và có nhiều cơ hội hơn để ôn lại những gì mình đã làm. Rất nhiều danh nhân cũng đã từng thất bại nhiều lần. Albert Einstein không biết nói cho đến năm 4 tuổi. Thầy dạy nhạc của Betthoven đã từng nói:”chẳng chút hy vọng gì để Betthoven trở thành nhà soạn nhạc “. Louis Pasteur thì luôn đạt điểm tệ trong môn hóa. Nhà khoa học về tên lửa Wernher Von Braun thi hỏng môn đại số lớp 9. Nhà hóa học Marie Curie đã bị khách liệt về tài chính trước khi phát hiện ra hóa học nguyên tử. Michael Jordan bị loại khỏi đội bóng chuyền lúc đang học năm thứ 2 trung học…
Mạnh mẽ trong lúc khó khăn
Vậy chính xác những thời điểm khó khăn là gì? Đó là khi có việc xung đột giữa việc làm điều đúng và việc làm dễ dàng. Cách ứng xử của ta trong những lúc khó khăn có thể ảnh hưởng đến bản thân ta suốt đời. Thời điểm khó khăn có hai tầm mức, nhỏ và lớn. Những khó khăn nhỏ xảy ra hàng ngày như phải dậy sớm khi đồng hồ reo, tự giác làm bài tập về nhà. Nếu bạn có thể chiến thắng bản thân và mạnh mẽ trong những phút đó thì mỗi ngày của bạn sẽ trở nên tươi đẹp hơn. Những khó khăn lớn cũng thường xảy ra trong đời. Như việc phải quyết định chọn bạn, phải từ bỏ một áp lực xấu từ bạn bè, gia đình ly tán, những việc rủi ro không ngờ…Nếu bạn đã luôn phòng trước rằng những việc như vậy có thể sẽ đến và đã chuẩn bị trước được cho những tình huống như vậy, chắc chắn bạn sẽ vượt qua được thôi. Hãy dũng cảm lên trong những phút giây này, đừng “nướng” hạnh phúc tương lai vào những phút giây yếu lòng.
Vượt qua áp lực
Một trong những khó khăn nhất là phải đối diện với áp lực của bạn bè. Để nói “không” khi tất cả bạn của bạn mình nói “có”, bạn phải thật cam đảm lắm. Tuy nhiên,đứng vững trước áp lực này là bạn đã gởi một khoản lớn vào tài khoản cá nhân của bạn rồi đấy. Đôi khi áp lực cũng có thể quá lớn nên chỉ có cách chống trả duy nhất là thoát khỏi môi trường đó. Như trong trường hợp bạn dính líu đến một băng xã hội đen, một đám bạn nghiện ngập… Để vượt qua được những áp lực này, điều bạn cần quan tâm nhiều là trong lòng bạn muốn gì, gì, bạn tự nghĩ về mình như thế nào. Tại sao áp lực bạn bè lại nặng nề đến như vậy? Bởi vì bạn muốn phụ thuộc nó? Bạn muốn học đòi những phong cách quái đản của một băng nhóm? Muốn hút chích cho không “thua” bạn bè?Không phải tất cả những áp lực bạn bè là xấu cả. Phần lớn áp lực bạn bè là điều tốt, nếu bạn có thể tìm ra một người bạn có ảnh hưởng tích cực đến bạn thì cứ tiếp tục chơi với người đó. Bạn có thể sẽ được nhiều điều hay. Nếu bạn thấy chính mình muốn độc lập, nhưng vẫn bị phụ thuộc bạn bè lôi kéo thì bạn nên chú ý xây dưng lòng tự tin và lòng tự trọng trong tài khoản cá nhân của bạn. Nếu sự tự tin và lòng tự trọng của bạn thấp thì sao có thể chống cự lại sự lôi kéo? Do đó bạn nên tạo một “tài khoản cá nhân” của riêng bạn, giữ lời hứa với bản thân, giúp đỡ người khác, phát huy năng khiếu bản thân, thân, tự mài dũa bản thân. Tự nhiên bạn sẽ có được nội lực để tìm ra lối đi của riêng mình thay vì theo đuôi người khác. Hai là hãy viết ra những nhiệm vụ và mục tiêu của bạn, nếu bạn chưa tìm được chân giá trị của mình thì làm sao có thể phát huy nó được? Bạn sẽ dễ nói “không” hơn nếu bạn biết rõ mình nói “có” vì mục tiêu nào. Ví dụ như bạn sẽ dễ dàng nói “không” khi ai đó rủ trốn học, vì bạn có mục đích lớn hơn là học tiếp lên đại học.
Công thức chung của thành công
Biết ưu tiên việc gì làm trước sẽ tạo cho bạn tính kỷ luật. Kỷ luạt để quản lý thời gian, kỷ luật để vượt qua nỗi sợ hãi,kỷ luật để trở nên mạnh mẽ trong những trường hợp khó khăn và chống lại áp lực của cuộc sống. Albert E.Grey đã bỏ nhiều năm nghiên cứu trên những người thành đạt để tìm ra những nhân tố quyết định sự thành công của họ. Bạn nghĩ xem ông đã khám phá ra điều gì? Hẳn nhiên không phải cứ ăn mặc đẹp thì thành công, hay ăn uống đầy đủ hoặc có một thái độ, tinh thần lạc quan thì thành công, thay vào đó, những điều ông tìm ra là: Tất cả những người thành công có thói quen làm những việc mà người thất bại không thích làm. Đúng là họ không thích làm, mà cũng không ai bắt họ làm, nhưng ở đây, sự không thích làm chỉ là phụ so với sức mạnh của mục đích mà học đạt ra.
Vây là sao? Nghĩa là những người thành công sẵn sàng rút kinh nghiệm và làm những điều mà họ không thích làm. Tại sao họ phải làm như vậy, bởi vì họ biết rõ những điều đó sẽ dẫn họ tới mục đích của họ.Nói cách khác, đôi khi bạn phải sử dụng ý chí để làm một việc gì đó cho dù bạn có thích hay không. Bạn có nghĩ là một nghệ sĩ piano luôn thích luyện tập hàng giờ mỗi ngày. Một người vừa đi học, vừa đi làm có thích đi làm thêm không? Có một câu chuyện về một vận động viên, khi được hỏi:”Ngày đáng nhớ nhất trong sự nghiệp của anh là gì?”, câu trả lời của anh là: “ một ngày không phải tập tành gì cả”. anh ấy ghét luyện tập, nhưng vẫn sẵn lòng chấp nhận nó vì mục đích lớn hơn. Thói quen thứ 3 là khó nhất trong 7 thói quen đấy, nó đòi hỏi tính dũng cảm. Vậy thì để có thói quen 3, nếu bạn không biết bắt đầu từ đâu thì hãy làm theo chỉ dẫn của những bước nhỏ sau:
Những bước nhỏ
1. Đặt ra mục tiêu và lên kế hoạch trong một tháng. Trung thành với kế hoạch đó. 2. Xác định xem ban phí thời gian vào việc gì nhất, có cần thiết phí thời gian vào những việc như vậy không?
3. Bạn có “ba phải” không? Ai nói gì bạn cũng gật hết phải không? Nếu đúng như vậy, bạn hãy dũng cảm nói “không” trong những trường hợp cần thiết.
4. Nếu bạn có bài tập trong một tuần, đừng chần chừ để nước đến chân mới nhảy, hãy làm ngay từ bây giờ, mỗi ngày một chút, nó sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn.
5. Nghĩ xem có việc gì quan trọng mà bạn trì hoãn đã lâu mà bạn trì hoãn đã lâu mà vẫn chưa làm. Hãy xếp nó và kế hoạch tuần này và thực hiện ngay.
6. Ghi ra 10 Hòn đá lớn quan trọng nhất của bạn để đưa nó vào lịch của bạn, thực hiện từng việc một.
7. Xác định nỗi sợ hãi nào cản trở bạn tiến đến mục tiêu của mình. Quyết định ngay từ bây giờ bước ra khỏi môi trường an nhàn của bạn để dũng cảm đối mặt với những thách thức làm bạn tốt hơn. Đập tan nỗi sợ hãi.
8. Bạn có phải chịu một áp lực nào không? bạn phải chịu trách ảnh hưởng của ai nhất? Hãy tự hỏi: Mình làm việc này vì mình muốn làm hay vì người khác muốn mình làm nó.
PHẦN III: CHIẾN THẮNG VỚI CỘNG ĐỒNG
Tài khoản quan hệ
Những chất liệu tạo nên cuộc sống
Thói quen 4: Tư duy cùng thắng Cuộc đời là một bữa buffet, “mọi người đều no cả”
Thói quen 5: Biết lắng nghe để thấu hiểu và để được thấu hiểu.Bạn có hai tai để nghe Nhưng chỉ có một cái miệng để nói
Thói quen 6: Có tinh thần hợp tác Con đường “cao tốc”
Tài khoản quan hệ Chất liệu tạo nên cuộc sống
Một trong những câu danh ngôn mà tôi thích là: “Không ai trong giờ phút lâm chung của mình lại đi ước ao phải chi mình đã giành nhiều thời gian hơn cho công việc”. Tôi thường tự hỏi: “vậy họ muốn giành thời gian nhiều hơn cho công việc Tôi thường tự hỏi: “vậy họ muốn giành thời gian nhiều hơn cho công việc gi?”, rồi tôi nghĩ câu trả lời sẽ là: “giành nhiều thời gian hơn cho những người họ yêu thương”. Đó chính là những mối quan hệ, là những chất liệu tạo nên cuộc sống.Còn các mối quan hệ của bạn thì sao? Hãy tự đánh giá xem. Kết quả thế nào rồi? Có thể hết sức mỹ mãn, cũng có thể không.
Thông thường thì có 5 cách cơ bản để duy trì hoặc làm mất đi một tài khoản quan hệ, đó là:
Giữ lời hứa
Thất hứa
Có những cử chỉ tốt bụng
Ích kỷ
Trung thực
Nhiều chuyện và thiếu tín nhiệm
Chịu lắng nghe
Không biết lắng nghe
Nói câu xin lỗi
Bướng bỉnh, cố chấp
THÓI QUEN 4: TƯ DUY CÙNG THẮNG
ĐỜI LÀ BỮA TIỆC BUFFET “MỌI NGƯỜI CÙNG NO CẢ”! Chúng ta sống vì cái gì, nếu không phải là để làm cho cuộc đời của mỗi người ít khó khăn hơn. - Nhà văn GEORGE ELIOT
Tư duy cùng thắng là một thái độ đới với cuộc đời, một trạng thái tinh thần bảo rằng tôi có thể thắng, và bạn cũng vậy. Chiến thắng không phải chỉ dành cho tôi hoặc bạn, mà cả hai cùng thắng. Đây là nền tảng để hòa hợp tốt với mọi người. Nó dựa trên cơ sở là mọi người đều bình đẳng, không ai hơn hay kém người khác và cũng không cần như vậy. Bạn có thể kêu lên “Thực tế một chút đi Sean. Cả thế giới toàn lâ sự cạnh tranh. Làm thế nào mà mà tất cùng thắng được?” Thạt ra, cuộc sống không phải là một cuộc cạnh tranh hay là ganh đua để vượt qua người khác. Điều đó có thể xảy trong thể thao, kinh doanh và học tập nhưng đó chỉ là những tình huống do chính chúng ta tạo ra. Còn những quan hệ tình cảm thì không như vậy. Quan hệ tình cảm, như chúng ta đã biết, là những vật liệu tạo nên cuộc sống. Thạt là ngu ngốc khi nghĩ:”Ai là kẻ chiến thắng trong quan hệ, mình hay bạn mình?”Vạy chúng ta hãy khám phá ý tưởng lạ lùng gọi là cả hai cùng thắng này nhé. Theo kinh nghiệm của tôi, cách hay nhất để nhận ra cách tư duy này là hãy xét qua những tâm lý nào không phải là cả hai cùng thắng, thí dụ thí dụ tâm lý “mình thắng người thua”, “mình thua người thắng” hay “cả hai cùng thắng”.
CẢ HAI CÙNG THẮNG
Cả hai cùng thắng là niềm tin rằng ai cũng có thể thắng. nó vừa tốt lại vừa khó thực hiện. Tôi không giẫm lên bạn nhưng bạn cũng không thể giẫm lên tôi. Bạn quan tâm tới người khác và muốn họ chiến thắng nhưng bạn cũng tự quan tâm và muốn bản thân mình chiến thắng. Đó là niềm tin rằng có nhiều chiến thắng để đoạt lấy chứ không của riêng ai. Cũng như một buổi tiệc buffet mà có đủ thức ăn cho tất cả. và món nào bạn cũng có thể ăn.
THÓI QUEN 5
BIẾT LẮNG NGHE ĐỂ THẤU HIỂU VÀ ĐỂ ĐƯỢC THẤU HIỂU
BẠN CÓ HAI CÁI TAI ĐỂ NGHE NHƯNG CHỈ CÓ MỘT CÁI MIỆNG ĐỂ NÓI!
Trước khi muốn mang đôi giày của người khác thì tôi phải tháo đôi của mình ra.
Đó là khuynh hướng của chúng ta muốn bay vèo như siêu nhân và giải quyết vấn đề của người khác trước khi hiểu ra vấn đề thực sự là gì. Đơn giản là chúng ta không chịu lắng nghe. Như câu ngạn ngữ của người da đỏ: “Hãy lắng nếu không, cái lưỡi của anh sẽ làm anh bị điếc”. Bí quyết để tiếp xúc và có sự lôi cuốn với người khác có thể tóm gọn trong một câu: Hãy lắng nghe để thấu hiểu. Nói cách khác nghe trước rồi mới nói sau.
NHU CẦU SÂU THẲM TRONG TÂM HỒN MỖI NGƯỜI
Tại sao thói quen này lại là bí quyết để tiếp cận người khác? Chính vì nhu cầu sâu thẳm nhất của con người là được thấu hiểu. Ai cũng mong muốn được người khác tôn trọng và nhìn nhận giá trị của mình. Họ sẽ không bộc lộ những mềm yếu của mình trừ khi họ cảm nhận sự yêu thương chân thành và thấu hiểu của người đối diện. Khi đó họ sẽ kể cho bạn nghe nhiều hơn là bạn muốn nghe nữa. Bạn có thể biểu lộ sự quan tâm bằng cách đơn giản là lắng nghe, không phán xét và không đưa ra lời khuyên bảo. Bài thơ ngắn sau đây cho thấy mọi người muốn được lắng nghe như thế nào:
XIN HÃY LẮNG NGHE
Khi tôi đề nghị bạn nghe tôi,
Bạn bắt đầu khuyên bảo đủ điều Không thèm nghe tôi nói.
Khi đề nghị bạn nghe tôi, Bạn bắt đầu tuôn ra lý lẽ, Giày xéo lên những cảm giác của tôi.
Khi đề nghị bạn nghe tôi,
Bạn cho rằng bạn phải làm điều gì đó
Để giải quyết vấn đề của tôi.
Bạn làm tôi thất vọng.
Xin hãy lắng nghe, Đó là tất cả những gì tôi muốn. Đừng nói hay làm gì cả, chỉ cần nghe.
NĂM KIỂU NGHE KHÔNG TỐT
Để hiểu người khác, bạn phải lắng nghe họ trước. Thật ngạc nhiên! Vấn đề chúng ta không biết cách lắng nghe. Khi người khác nói, chúng ta ít chịu lắng nghe vì chúng ta thường qua bận rộn chuẩn bị cho việc liên hệ, phỏng đoán, phân tích những lời nói của họ theo quan điểm của chúng ta. Điển hình là chúng ta có năm cách nghe không tốt sau:
• Lơ đãng
• Giả vờ nghe
• Nghe có chọn lọc
• Chỉ nghe lời nói
• Nghe một cách chủ quan
Lơ đãng Là khi một ai đó nói chuyện với chúng ta nhưng ta làm ngơ bởi vì trong đầu chúng ta đang có những suy nghĩ về một vấn đề khác. Có thể họ có những điều quan trọng để nói nhưng chúng ta không
Nghe có chọn lọc Là khi chúng ta chỉ chú ý một phần nào đó của câu chuyện lôi cuốn chúng ta. Ví dụ như một người bạn của bạn đang than phiền về anh ta bị che khuất bởi người anh đang tại ngũ ở trong quân đội. Tất cả những gì bạn nghe chỉ là “quân đội”, và bạn nói:”Ơ, mình đang nghĩ có nên đi lính không nè”. Bởi vì bạn chỉ nghe những gì bạn muốn nói thay vì những gì người khác muốn nói, hậu quả là bạn sẽ không phát triển được những tình bạn lâu dài.
Chỉ nghe lời nói Trường hợp này xảy ra khi chúng ta chỉ chăm chú lắng nghe lời người khác nói nhưng không để ý đến cách nói, tình cảm và những gì bí ẩn sau câu nói. Hậu quả là chúng là chúng ta sẽ đi lạc lối. Khi một người bạn nói: “Bạn nghĩ gì về Ronaldo?”, bạn có thể trả lời “tôi cho là anh ta rất hay”. Nhưng nếu bạn nhạy cảm hơn, lắng nghe cách cô ấy nói và cao độ của lời nói, bạn sẽ nhận ra ý cô ấy muốn nói: “Bạn có nghĩ rằng Ronaldo giống bạn lắm không?”. Nếu bạn chỉ nhắm đến lời nói, bạn sẽ hiếm khi chạm được vào những suy nghĩ sâu nhất bên trong trái tim một con người.
Nghe một cách chủ quan Xảy ra khi ta nhìn mọi sự việc theo quan điểm của ta. Thay vì hiểu ý của người khác, ta muốn họ hiểu theo ý của ta. Câu nói cửa miệng cho kiểu này là “Ồ, mình biết chính xác cậu cảm thấy thế nào rồi.” Thật ra, ta chẳng biết chính xác họ cảm thấy thế nào mà chỉ biết chính xác ta cảm thấy thế nào, và ta cho rằng họ cũng có cảm giác giống ta. Như một người bán giày sẽ cho rằng bạn sẽ thích đôi giày chỉ vì anh ta thích.
Không ai muốn bị điều tra xét hỏi. Nếu bạn đặt ra nhiều câu hỏi và không thu lượm được gì, có lẽ bạn đang thăm dò đó. Đôi lúc người ta chưa chuẩn bị tâm lý để cởi mở và không muốn chuyện trò. Hãy học cách là một người biết lắng nghe ở những thời điểm thích hợp.
CHÂN THÀNH LẮNG NGHE
Có một hình thức lắng nghe tốt hơn, đưa tới một cuộc trò chuyện thật sự. Chúng ta gọi đó là “lắng nghe một cách chân thành” và bạn cần thực hành nó thường xuyên. Để chân thành lắng nghe, bạn cần làm được ba điều.
Thứ nhất – hãy lắng nghe với đôi mắt, trái tim và đôi tai
Chỉ nghe bằng tai thôi chưa đủ, bởi vì chỉ có 7% thông tin chứa đựng trong những gì chúng ta nói ra bằng miệng. Phần còn lại chứa trong cử chỉ (53%) và trong cách nói, độ cao – thấp của giọng nói và tình cảm ẩn sau giọng nói (40%). Ví dụ như bạn có thể thay đổi ý nghĩa cùng một câu nói bạn bằng cách nhấn mạnh ở một từ khác nhau trong câu. Để hiểu những gì người khác nói, bạn cần nghe những điều mà họ không nói. Cho dù ngoài mặt mỗi người có cứng rắn đến đâu thì họ vẫn có những điều tế nhị bên trong và có một nhu cầu riêng tư cần được thấu hiểu.
Thứ hai – Nhìn nhận quan điểm của một người khác
Để trở thành một người chân thành lắng nghe, bạn cần phải gạt bỏ các quan điểm của bạn và nhìn nhận theo quan điểm của người đối diện. Hay như Robert Byrne nói:”Chừng nào anh chưa đi cả dặm bằng một đôi giày của kẻ khác, anh chưa thể tưởng tượng được mùi hôi.” Bạn phải cố gắng nhìn nhận thế giới theo cách người khác nhìn để có cảm giác giống họ.
Thứ ba – Thực hành phản ánh
Suy nghĩ cũng giống một tấm gương. Một tấm gương sẽ làm gì? Nó không phán xét, cũng không khuyên nhủ. Nó phản ánh. Hiểu đơn giản, phản ánh là lặp lại bằng ngôn từ riêng của bạn những gì người khác nói và cảm nhận. Phản ánh không phải là bắt chước. bắt chước là khi bạn lặp lại nguyên xi những gì người khác nói, y như một con vẹt:
Bắt chước
Lặp lại câu nói
Theo đúng nguyên văn
Lãnh đạm, thờ ơ
Phản ánh
Lặp lại ý nghĩa
Dùng ngôn ngữ riêng
Ấm áp và quan tâm
Ngoài ra còn mẫu người nửa vời. Đó là bạn cũng thực hành việc phản ánh đấy nhưng chỉ như một kỹ năng lịch sự, còn thật sự bạn không muốn hiểu người khác. Việc đó sẽ khiến người kia cảm thấy bị đối xử giả dối, không được tôn trọng. Phản ánh chỉ là một kỹ năng, như phần nổi của một tảng băng. Thái độ của bạn mới là phần còn lại. Nếu thái độ của bạn tốt những kỹ năng của bạn sai thì cũng tạm được tuy rằng có thể có những phiền toái. Còn nếu bạn có thái độ lẫn kỹ năng của bạn đều tốt thì bạn sẽ trở thành một người thành công trong giao tiếp. Dưới đây là một vài cách phản ánh lại những gì người khác nói. Nhưng hãy nhớ mục đích của bạn là lặp lại những gì người khác nói theo ngôn ngữ của bạn: “Theo tôi hiểu thì bạn cảm thấy…” hoặc “Vậy hả, tôi cũng thấy là…” hoặc “Ý bạn muốn nói là…” hoặc, “Tôi hiểu bạn muốn là…”
Lưu ý: Kỹ năng phản ánh phải được dùng đúng nơi, đúng chỗ. Bạn chỉ nên áp dụng nó khi lắng nghe những lời tâm sự, khi ai đó cần giúp đỡ, khi tiếp xúc với những người thân. Không nên dùng bừa bãi ở mọi nơi, trong những việc hàng ngày quá vặt vãnh.
Hãy nhớ hai điều sau, khi bạn định góp ý cho ai đó: Thứ nhất, bạn hãy tự hỏi mình rằng: “ý kiến này có thật sự giúp đỡ cho người này không, hay mình lại buộc họ theo ý của mình?” Nếu động cơ phản hồi ý kiến của bạn không tương ứng với quan tâm cao nhất của người ấy thì có lẽ đó không phải là lúc là nơi để nói ra.
Thứ hai, dùng ngôi thứ nhất chứ đừng dùng ngôi thứ hai trong giao tiếp, ví dụ bạn nên nói: “Mình cho rằng bạn hơi nóng tính.” Khi bạn dùng ngôi thứ hai, thông điệp sẽ có tính chất đe dọa hơn vì nó có vẻ như bạn đang áp đặt: “Cậu có tính khí kinh khủng quá.” Điều cuối cùng tôi muốn nói với bạn bè về thói quen 5 là nhắc lại ý tưởng mà chúng ta đã nói từ đầu: Bạn có hai lỗ tai nhưng chỉ có một cái miệng, vậy hãy sử dụng chúng cho phù hợp.
THÓI QUEN 6 CÓ TINH THẦN HỢP TÁC
CON ĐƯỜNG “CAO TỐC”
Một mình chẳng làm nên được mấy, cùng nhau làm được thật nhiều. - Helen Keller
Hợp tác nghĩa là gì? Nói thật ngắn gọn, hợp tác là việc hai người hoặc nhiều hơn nữa cùng nhau làm việc để đạt những thành tựu hay kết quả lớn hơn. Nó không phải là con đường riêng của tôi hay của bạn, mà là một con đường to lớn, rỗng rãi hơn, nó là “Con đường Cao tốc”. Hợp tác là phần thưởng, là quả ngọt mà bạn sẽ nếm được sau khi bạn đã hoàn thiện bản thân hơn do thực hành những thói quen tốt, đặc biệt là cách tư duy cùng thắng và thái độ biết lắng nghe người khác.
Hợp tác là:
oan nghênh những sự khác biệt
Làm việc tập thể
Có tình hòa đồng
Luôn tìm cách mới
Hợp tác không là:
Chịu đựng những sự khác biệt
Làm việc một mình
Nghĩ rằng có mỗi mình là đúng
Thỏa hiệp
SỰ HỢP TÁC CÓ Ở MỌI NƠI
Sự hợp tác có mặt ở khắp nơi trong tự nhiên. Loài cây sequoia khổng lồ (có thể cao tới 90 mét) mọc thành cụm và có những bộ rễ to lớn mọc đan bện vào nhau. Nếu không sống thành cụm và có những bộ rễ to lớn mọc đan bện vào nhau. Nếu không sống thành cụm như thế, chúng sẽ bị các cơn bão lớn quật ngã. Có nhiều loài thú và thực vật cùng chung sống với nhau theo kiểu cộng sinh. Ví dụ như tê giác được giải thoát khỏi những ký sinh trùng khó chịu. Sự hợp tác không có gì mới mẻ. Nếu bạn đã từng sống trong một tập thể, thì bạn đã từng biết về tinh thần hợp tác. Một ban nhạc giỏi là một thí dụ hay về sự hợp tác. Không chỉ là trống, ghita, kèn saxo hay ca sĩ, mà là tất cả hòa quyện để tạo nên âm nhạc. Mỗi thành viên đem hết khả năng của mình góp vào hoạt động chúng để sáng tạo ra những điều tốt nhất. Không có nhạc cụ nào là quan trọng hơn nhạc cụ nào mà chỉ là nhạc cụ này khác nhạc cụ kia mà thôi.
HOAN NGHÊNH NHỮNG SỰ KHÁC BIỆT
Tinh thần hợp tác không muốn là có ngay lập tức. Đó là một một tiến trình. Và nền tảng để đạt được là phải học cách hoan nghênh sự khác biệt. Đó chính là sự đa dạng của cuộc đời này. Đa dạng trong màu da, giống người, áo quần, ngôn ngữ, sức khỏe, gia đình, niềm tin, cách sống, tín ngưỡng, kỹ năng, tuổi tác,…Chính vì sự đa dạng ngày càng lớn nên bạn phải quân tâm làm cách nào để theo kịp nó. Có 3 dạng tâm lý bạn nên biết:
Dạng 1: Xa lánh sự đa dạng
Dạng 2: Chịu đựng sự đa dạng
Dạng 3: Hoan nghênh sự đa dạng
Thế nào là xa lánh sự đa dạng? Người xa lánh thường ngại (đôi khi sợ muốn chết) về những điểm khác biệt. Nó làm cho họ bối rối khi có ai đó khác biệt về màu da, khác về tín ngưỡng, hay thậm chí chỉ khác về nhãn hiệu quần jeans của họ. Bởi vì họ cho rằng cách sống của họ là tốt nhất, hay nhất và là cách duy nhất. Họ cho là quái đản những ai khác họ, họ không ngần ngại gia nhập vào những băng đảng, nhóm chống đối để có thêm sức mạnh của số đông.
Thế nào là người chịu đựng sự đa dạng? Người chịu đựng cho rằng ai cũng có quyền khác biệt. Họ không xa lánh sự khác biệt nhưng cũng không hào hứng đón nhận nó. Quan điểm của họ là: “Anh giữ phần anh và tôi giữ phần tôi. Anh làm chuyện của anh còn tôi làm cái của tôi. Vậy đừng ai làm phiền ai”. Mặc dù họ tỏ ra thân mật, nhưng họ không bao giờ có thể hợp tác bởi vì họ nhìn nhận những sự khác biệt như chướng ngại chứ không phải sức mạnh riêng tư để hợp tác. Họ không biết mình đã bỏ lỡ cơ hội.
Người biết hoan nghênh sự đa dạng
Người hoan nghênh sự đa dạng đánh giá cao sự khác biệt. Họ xem đó là điểm lợi chứ không phải là điểm yếu. Họ hiểu rằng hai người có ý tưởng khác nhau sẽ có nhiều thành tựu hơn là hai người nghĩ giống nhau. Trong mắt họ: sự đa dạng = trí khôn = cơ hội. Vậy bạn là người như thế nào? Hãy tự nhìn lại mình. Nếu có ai đó mặc quần áo khác lạ so với bạn, bạn có đánh giá cao nét riêng của người ấy hay bạn chỉ nghĩ họ là người không hợp thời? Nếu có ai đó ở nơi khác đến, bạn có học hỏi họ những điểm mới lạ nơi họ hay bạn xa lánh họ chỉ vì bạn xa lạ với nơi họ sống?
TẤT CẢ CHÚNG TA ĐỀU LÀ THIỂU SỐ
Việc chấp nhận những sự khác biệt sẽ dễ dàng hơn nếu chúng ta nhận ra được là về một khía cạnh nào đó thì tất cả chúng ta đều là thiểu số. Và chúng ta cũng nên nhớ rằng sự đa dạng không là một vấn đề chỉ đơn thuần bên ngoài mà cũng là một vấn đề từ trong mỗi người. Chính trong đầu mỗi chúng ta có khác nhau mới dẫn đến bề ngoài chúng ta chẳng giống nhau. Vậy chúng ta đã khác nhau như thế nào?
HOAN NGHÊNH SỰ ĐA DẠNG CỦA MÌNH
Khuynh hướng của chúng ta là tự hỏi: Loại trái nào là tốt nhất? Câu trả lời là: Đó là một câu hỏi ngớ ngẩn. Tôi có 3 người anh. Mặc dù chúng tôi có nhiều điểm chung, như cái mũi cao và cùng bố mẹ, thì chúng tôi vẫn khác nhau. Khi còn bé, tôi thường cố chứng minh tài năng của mình hơn các anh:”Đúng là các anh giỏi hơn tôi. Nhưng ai cần biết? Tôi học giỏi hơn các anh đó mới là điều quan trọng”. Về sau tôi nhận ra suy nghĩ như vậy là ngớ ngẩn và nhận ra họ có điểm mạnh của họ và tôi có điểm mạnh của tôi. Không ai giỏi hơn hay kém hơn người khác mà chỉ là có sự khác nhau mà thôi. Đó là lý do vì vì sao bạn không nên cảm thấy buồn phiền khi một người khác giới (người mà bạn muốn làm quen vô cùng) không thích bạn. Bạn có thể là một trái nho ngon lành chín mọng, nhưng có ấy có lẽ đang tìm một trái cam bình thường. Và bất kể bạn muốn thay đổi thế nào, bạn vẫn là một trái nho và cô ấy cần một trái cam. (Đừng lo bạn ơi, một cô nàng xinh xắn đang mỏi mắt tìm nho có thể đến bên bạn ngay bây giờ!) Thay vì cố gắng để thay đổi hay trông giống người khác, hãy tự hào và tán thưởng các phẩm chất và sự khác biệt độc đáo của bạn. Một đĩa trái cây hỗn hợp ngon là vì mỗi thứ trái có một hương vị riêng.
NHỮNG VẬT CẢN KHIẾN BẠN KHÔNG HOAN NGHÊNH SỰ SỰ KHÁC BIỆT
Mặc dù có nhiều vật cản nhưng có 3 điều tệ hại nhất là: dửng dưng – làm ngơ, kết bè phái và có thành kiến.
Dửng dưng, làm ngơ
Tính dửng dưng làm cho bạn không có thông tin. Bạn sẽ không biết người ta tin gì, cảm thấy gì và nghĩ gì; nhất là khi bạn tiếp xúc với người bị khuyết tật. Ví dụ như gặp một người điếc, đừng xem họ là một người tật nguyền. Thay vào đó hãy cố hiểu họ và tìm hiểu xem bị điếc thì cảm giác như thế nào. Bằng cách đó, bạn không chỉ mở lòng mình ra với người khác mà còn quan trọng hơn, bạn mở lòng ra với bản thân.
Kết bè phái
Không có gì là sai trái khi bạn muốn tập hợp những người bạn thân lại, nhưng việc này trở nên nguy hiểm khi nhóm bạn trở nên tách biệt và phản bác những ai không giống mình. Những người ngoài nhóm sẽ cảm thấy họ như công dân hạng 2 và những người trong nhóm sẽ rơi vào cảm giác tự cao tự đại. Kết bè phái sẽ làm bạn chẳng mấy chốc đánh mất bản sắc của mình, trở nên đồng hóa với chúng bạn cùng nhóm, và như vậy bạn không còn là một con người độc lập đầy thú vị nữa.
Thành kiến
Có bao giờ bạn thấy bị chế nhạo, đặt biệt hiệu hay bị thành kiến – phân biệt đối xử vì vóc dáng của bạn hay vì bạn sống ở vùng quê chưa? Có phải là bạn đã rất buồn phiền không? Bạn hãy nhớ rằng chúng ta được tạo ra trên đời này một cách bình đẳng: Ai cũng là con người. Định kiến – phân biệt đối xử không phải là một các tính sinh ra đã có. Đó là việc do được người khác dạy mà có. Thí dụ, những đứa trẻ không có khái niệm về giai cấp, nhưng khi lớn lên chúng hấp thụ định kiến của người lớn và bắt đầu phân biệt giai cấp.
TÌM RA CON ĐƯỜNG “CAO TỐC”
Một khi bạn đã có được ý tưởng cho rằng các khác biệt chính là sức mạnh chứ không phải là điểm yếu, và khi bạn đã tự nhủ ít nhất cũng sẽ tán thưởng sư đa dạng, bạn đã sẵn sàng tìm ra con đường cao tốc. Hợp tác mang nhiều ý nghĩa hơn là chỉ thỏa hiệp hay cộng tác. Thỏa hiệp 1+1=1,5. Cộng tác là 1+1=2. Hợp tác 1+1=3 hoặc nhiều hơn nữa. Nó là sự cộng tác một cách sáng tạo. đúng là một cách sáng tạo, bởi khi đó, cái toàn thể luôn lớn hơn tổng số của cái thành phần.
THỰC HIỆN HỢP TÁC
Khi nào bạn bất đồng với bố mẹ về giờ giấc về nhà buổi tối hay bất đồng với bạn học về lịch học chung thì đã có một cách để thực hiện sự hợp tác. Dưới đây là một tiến trình 5 bước để đạt tới sự hợp tác. Thực hiện hợp tác
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ?
XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ HAY CƠ HỘI B CÁCH CỦA NGƯỜI KHÁC (Hiểu các ý tưởng của người khác)
CÁCH CỦA MÌNH (Để mọi người hiểu các ý tưởng của mình) + ĐỘNG NÃO (Tạo ra những ý tưởng mới)
CON ĐƯỜNG CAO TỐC (Tìm ra giải pháp tốt nhất)
Chúng ta thử tiến hành một Kế hoạch Hành động để xem nó có hiệu quả ra sao.
PHẦN IV ĐỔI MỚI BẢN THÂN THÓI QUEN 7:
BIẾT RÈN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN NHỮNG KỸ NĂNG
Đây là “lúc của riêng mình”! Biết nuôi dưỡng niềm tin và hy vọng Bạn trẻ, bạn sẽ dời được núi!
Có bao giờ bạn cảm thấy mất thăng bằng, bị stress, hay cảm thấy trống rỗng không? Nếu có thì bạn sẽ thích ngay thói quen 7, vì nó được tạo ra để dành riêng giải quyết những vấn đề như vậy. Tại sao lại gọi là “gọt giũa bản thân”? À hãy tưởng tượng bạn đang đi trong rừng thì bắt gặp một người đang ra sức cưa ngã một cây to. “Anh đang làm gì vậy?” Bạn hỏi. “Tôi đang cố cưa ngãy cái cây này”. “Chắc anh cưa cũng được một lúc rồi hả?”. “Hơn 4 tiếng,nhưng tôi sắp thành công rồi”, anh trả lời, mồ hôi tuôn xuống cằm. “Cái cưa trông có vẻ hơi cùn”, bạn nói, “sao anh không nghỉ một lúc và giũa lưỡi cưa?” “Không được đâu anh khờ ạ. Tôi đang bận rộn, không thấy hả”. Chúng ta đều thực sự biết ai là người khờ khạo ở đây, phải không? Nếu người ấy chịu nghỉ 15 phút để giũa lưỡi cưa cho bén thì có lẽ anh ta đã cưa nhanh hơn gấp 3 lần.
Thói quen 7 giúp bạn giữ cho bản thân luôn nhạy bén để đối phó tốt hơn với cuộc đời. Nghĩa là nó thường xuyên làm mới và củng cố bốn phương diện quan trọng nhất của đời bạn– cơ thể, trí óc, trái tim và tâm hồn của đời bạn
CƠ THỂ Yếu tố thể chất Tập thể dục, ăn ngon, ngủ yên, thư giãn
TRÍ ÓC Yếu tố trí tuệ Đọc sách, học tập, viết, học hỏi
TRÁI TIM Yếu tố tình cảm Giao tiếp với nhiều người
TÂM HỒN Yếu tố tinh thần Suy tư, đi du lịch, nghe nhạc, viết nhật ký
CÂN BẰNG LÀ TỐT
Câu ngạn ngữ nổi tiếng của người Hy Lạp cổ đại: “không có gì được quá mức” nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc giữ cân bằng và điều độ với bốn yếu tố của cuộc sống. Nhiều người bỏ quá nhiều thời gian tập luyện cơ bắp nhưng lãng quên luyện tập trí óc. Có nhưng người khác thì mang bộ óc to nhưng lại có cơ thể yếu đuối hoặc khờ khạo trong giao tiếp. Để phát huy sức mạnh bản thân tốt nhất, bạn cần phải thực hiện sự cân bằng cho cả bốn lĩnh vực trên. Tại sao việc giữ cân bằng lại quan trọng đến thế? Bởi vì cách bạn thể hiện một yếu tố của cuộc sống sẽ ảnh hưởng đến cả 3 yếu tố còn lại.
CHÌA KHÓA MỞ CỬA TƯƠNG LAI
Trong một cuộc khảo sát, tôi đã hỏi một nhóm bạn trẻ: “Các bạn sợ những gì?”. Tôi ngạc nhiên vì có nhiều bạn đáp rằng họ sợ áp lực tâm lý phải học tốt, phải đậu vào trường đại học và tìm được việc làm tốt trong tương lai. Một bạn hỏi, “Chúng tôi có thể làm gì để chắc rằng chúng tôi sẽ tìm được một việc làm và sống đàng hoàng?”. Câu trả lời thật đơn giản. Bạn có thể thử mua vé số với cơ may trúng thưởng là 1/1.000.000, hoặc bạn có thể tập luyện để trở thành một người có học – một người thong minh nhờ học vấn. So ra thì việc học sẽ đảm bảo chắc chắn hơn cho bạn trong việc tìm ra một cơ hội tốt nhất để có nghề nghiệp phù hợp và có một cuộc sống đầy đủ lâu dài cho mình.
Vậy thế nào là “có học”, là thông minh nhờ học hành? Không chỉ là một tấm bằng được treo trang trọng trên tường, mặc dù đó cũng là một phần quan trọng. Nói cho dễ hiểu: Một trí thông nhờ học vấn cũng như một vũ công ba lê được đào tạo tốt. Một vũ công ba lê hoàn hảo các cơ bắp của mình. Thân hình cô ấy có thể uốn lượn, nhảy lên, gập lại, mềm dẻo theo lệnh của cô. Tương tự như vậy, một người “có học” có thể định hướng, phân tích, viết, nói, tổng hợp, sáng tạo, khám phá, tưởng tượng và còn nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, để được như vậy thì bộ óc cần phải được tập luyện. Tôi đề nghị bạn nên cố học hành càng nhiều càng tốt. Bất kỳ hình thức nào cao hơn cấp trung học – đại học, các trường kỹ thuật hay hướng nghiệp – sẽ xứng đáng với thời gian và tiền bạc bạn phải bỏ ra. Hãy xem nó như là một khoản đầu tư cho tương lai của bạn. Các số liệu thống kê cho thấy một người có trình độ đại học có thu nhập gấp hai lần một người chỉ có bằng trung học phổ thông. Và khoảng cách này còn đang được mở rộng thêm. Đừng để một sự thiếu thốn về tiền bạc ngăn cản bạn trên đường học vấn. Derek Bok, cựu chủ tịch trường đại hoc Harvard nói, “Nếu bạn nghĩ việc học quá tốn kém, thì hãy cứ làm người dốt nát”. Ngay cả khi bạn phải làm việc vất vả đến bở hơi tai để có tiền học thêm, điều đó vẫn đáng làm.
Gọt giũa trí óc
Có nhiều cách để phát huy trí tuệ .Tuy nhiên cách tốt nhất đơn giản có thể là đọc sách .Như người xưa đã nói, đọc sách với bộ óc cũng như tập thể dục với cơ thể .Đọc sách là nền tảng cho các phương pháp khác và không tốn nhiều tiền so với những cách khác ( Như đi du lịch) .Dưới đây là 20 cách phổ biến nhất mà tôi đề nghị:
• Đọc báo mỗi ngày
• Viết truyện hay làm thơ
• Đăng ký vào hội du khảo
• Chơi những môn có tinh thần thách đố
• Du lịch
• Tranh luận
• Trồng một khu vườn
• Chơi một môn cờ
• Quan sát cuộc sống hoang dã
• Thăm các di tích
• Tham dự các cuộc thuyết trình
• Phát biểu ý kiến trong lớp
• Xem các chương trình mở rộng kiến thức trên ti vi
• Chơi một nhạc cụ
•Đi thư viện
• Hoạt động xã hội
• Chơi trò ô chữ
• Tìm hiểu gia phả tổ tiên mình
• Lướt web
Tìm ra sở trường của mình
Trong khi có những môn học bạn phải chịu đựng ở trường, thì hãy tìm ra những môn bạn thích và phát triển nó. Hãy tham dự những khóa học thêm, đọc thêm sách và tìm những tài liệu về môn học đó. Đừng nghĩ trường học là nơi duy nhất bạn có thể học mà hãy xem cả thế giới là trường học của bạn. Có thể bạn học kém một số môn. Thậm chí nếu bạn là Einstein thì tất cả mọi môn học cũng không dễ dàng với bạn. Thật sự ông Albert Einstein rất kém môn toán và bị xem là một học sinh yếu trong nhiều năm. Nếu bạn thất vọng về việc học thì đừng buông xuôi (bạn sẽ phải hối hận nếu làm như vậy). Hãy kiên trì. Bạn sẽ khám phá ra những điều bạn thích trong học tập hay tìm ra được những môn bạn vượt trội.
Đừng quên mục đích của việc học là kiến thức
Điểm số thì quan trọng, đặc biệt là khi chúng dẫn đến những nghề nghiệp tương lai và những cơ hôi học nâng cao. Nhưng đi học không có nghĩa là chỉ để đạt được điểm cao. Nhà tôi toàn những người kém về kỹ thuật. Tôi cũng thừa hưởng gen xấu đó từ bố tôi. Tôi thường bắt gặp bố trong nhưng tình huống dở khóc dở cười, như những khi bố tôi tháo mui xe ra (cứ như thể bố có thể sửa được một thứ gì trong đó) hay khi bố cố thay bóng đèn. Tôi thấy rằng trong những tình huống đó thì bộ óc của bố ngừng trệ và giảm hẳn năng suất. Đó là một hiện tượng xấu! Cương quyết trở thành một người năng động, tôi quyết định vượt qua điểm yếu di truyền của tôi; vì vậy tôi ghi danh học một lớp sửa xe hơi ở năm học cuối cấp 3. Bạn tin hay không cũng được nhưng tôi đã đạt được một điểm 10 trong lớp. Nhưng thật xấu hổ vì tôi biết rằng mình chả học được gì cả. Tôi chỉ nhìn ngó chứ không lao vào thực hành. Mỗi kỳ kiểm tra tôi gạo bài thật kỹ nhưng chỉ sau khi thi 2 tiếng là tôi quên sạch. Tôi nhận được điểm cao nhưng không nhận được kiến thức. Mặc dù điểm số cũng quan trọng nhưng kiến thức thực sự còn quan trọng hơn, vậy đừng quên lý do mà bạn tới trường. Trong đời mình tôi thấy có nhiều người bỏ rơi việc học vì những lý do thật ngu xuẩn, ví dụ như cho rằng học hành là không cần thiết, hoặc quan tâm hơn đến việc kiếm tiền, trai gái, xe cộ hay bắt chước cách sống của những ngôi sao, thần tượng. Tôi cũng đã gặp nhiều vận động viên hy sinh học thức vì hào quang của thể thao. Tôi rất muốn viết thư cho những vận động viên trẻ đã đặt cả đời mình vào thể thao đến nỗi bỏ rơi hoàn toàn chuyện học hành. Trên thực tế, tôi đã viết một lá thư cho một vận động viên tưởng tượng. Dù viết cho một vận động viên, nó cũng có thể áp dụng cho bất cứ người nào xem thường việc phát triển trí óc.
Thư cho một vận động viên vô danh
Bạn thân mến, Tôi rất tin vào các lợi ích của thể thao. Tuy nhiên, sau khi đến thăm bạn, tôi sửng sốt khi biết thái độ của bạn đối với việc học.
Tôi không bao giờ quên một lần trước khi chúng tôi thi đấu, một đồng đội của tôi đã đứng lên phát biểu để động viên tâm lý cho cả đội. Do học hành lơ mơ và chưa bao giờ làm quen với việc diễn tả cá ý tưởng của mình, tất cả những gì anh ta có thể làm là tuôn ra một tràng lời lẽ thô tục có thể làm ngập lụt một cách rừng. Anh ta nói năng lắp ba lắp bắp, câu cú ngôn từ cứ nháo nhào rồi loạn cả lên. Toi rời cuộc họp với ý nghĩ, “Bạn ơi, cố gắng có đầu óc thêm chút nữa đi”. Hãy mở to mắt ra! Học vấn của bạn chính là chiếc chìa khóa để mở cánh cửa tương lai của bạn.
Bạn nói không thích trường lớp. Nhưng bạn ơn, ở đời này có gì tốt mà đến một cách dễ dàng đâu? Bạn có thích hàng ngày phải làm việc đến mệt nhoài không? Một sinh viên y khoa có thích học hành suốt bảy năm trời không? Đôi khi bạn cần phải khép mình vào kỷ luật để làm những điều bạn không thích vì cái mà bạn hy vọng sẽ đạt được nhờ vào nó. Bạn bảo rằng bạn cố ngồi học nhưng không thể vì trí óc bạn cứ lan man. Tôi nói rằng nếu bạn không học được cách kiểm soát trí óc của mình, bạn sẽ không làm nên chuyện gì cả. Kỷ luật của trí óc là một hình thức cao hơn nhiều so với kỷ luật của cơ thể. Rèn luyện cơ thể để đạt tới thành tích đỉnh cao là một việc,kiểm soát và tập trung tư tưởng, phân tích, tổng hợp và tư duy một cách sáng tạo là một việc hoàn toàn khác.
Kiểu nói: “Tôi sẽ cố gắng” là một kiểu nói không thể chấp nhận. Hãy tưởng tượng xem sẽ lố bịch cỡ nào nếu tôi hỏi bạn, “Hôm nay bạn sẽ ăn hay bạn sẽ cố gắng ăn?”. Hãy khép mình vào kỷ luật để thực hiện việc học hành. Bạn nói rằng bạn có thể “qua truông” mà không cần học hành nghiêm chỉnh, rằng bằng cách học gạo và tìm ra những chiêu thức, những mánh khóe khác, bạn có thể kiểm được đủ điểm để đậu. Tôi nói bạn sẽ gặt những gì bạn gieo. Một nông dân có thể quên gieo hạt vào mùa xuân, chơi rong suốt mùa hè, và rồi sẽ làm cật lực vào mùa thu để thu hoạch mùa vụ không? Bạn có thể nâng cao khả năng cử tạ bằng cách thỉnh thoảng nhấc chơi một chút? Bộ não cũng giống như cơ bắp. Để cải thiện sức mạnh, tốc độ, sức chịu đựng của trí óc, bạn phải rèn luyện nó. Không có con đường tắt nào cả. Đừng mong một ngày nào đó bạn sẽ thức dậy với chiếc đũa thần trong tay để biến ra cho bạn một bộ não tuyệt vời.
Nếu bạn không trả giá, bạn có thể kiếm được một tấm bằng, nhưng bạn không thể có một trí thức thật sự. Giữa hai điều đó có một khác biệt lớn lao. Nhiều nhà tư tưởng, nhà phát minh vĩ đại của chúng ta là những người không có bằng cấp, tự mình học hỏi thành tài. Họ làm thế nào để đạt được điều đó? Họ đọc. Đó là thói quen đơn giản nhưng mang lại lợi ích to lớn nhất mà bạn có thể áp dụng suốt đời. Thế nhưng có một số người không thực hành nó thường xuyên. Một số khác thôi đọc khi họ rời khỏi nhà trường. Điều đó làm bộ óc của họ teo đi. Người không đọc sách cũng chẳng giỏi hơn người mù chữ là mấy!
Bạn nói bạn sống cho hôm nay và không cần nghĩ tới tương lai. Tôi nói khác biệt chủ yếu giữa bạn và con chó cưng của bạn là bạn có thể nghĩ tới ngày mai còn nó thì không.
Câu ngạn ngữ sau tóm gọn toàn bộ vấn đề: “Hãy nhanh chóng giữ chặt kiến thức; không cho nó rời xa bạn; vì nó chính là đời bạn”. Hình như bạn muốn nói không cần một bộ óc. Tôi nói, phải có nó!
Tôi hy vọng tôi đã không xúc phạm bạn. Ý của tôi là ý tốt. Để mười năm sau, bạn không phải thấy mình đang hát bài hát “kẻ lang thang”. “Lẽ ra không là một kẻ chẳng có gì Và tim tôi ngập tràn niềm hạnh phúc … Nếu tôi đã không coi thường bộ óc”. Bạn ơi, hãy suy nghĩ cho cẩn thận!
Rào cản tâm lý Khi bạn muốn rèn luyện bộ não của mình thì có một số chướng ngại bạn phải vượt qua. Dưới đây là 3 chướng ngại thường gặp:
Ngồi trước màn hình
Ngồi trước màn hình là những khi bạn tiêu phí thời giờ để xem tivi, chơi game, xem phim. Nếu chỉ đôi khi thì đó là việc tốt, nhưng nếu quá thường xuyên thì nó sẽ làm đầu óc bạn trở nên khờ khạo. Bạn có biết rằng nhiều thiếu niên đã bỏ ra hơn 20 giờ một tuần chỉ để xem ti vi? Nghĩa là 43 ngày một năm và 8 năm trong một đời người. Hãy thử nghĩ xem, với 43 ngày một năm bạn có thể làm việc gì đó có ích, như học ngoại ngữ, tin học hay một kỹ năng hữu ích nào đó trong cuộc sống… Vì vậy, hãy lập thời khóa biểu cho việc ngồi trước màn hình, và đừng để mất tự chủ. Hãy tránh xa cái điều khiển từ xa.
Sợ làm “mọt sách”
Có một số bạn trẻ không muốn học trội hơn người khác vì họ sợ người ta cho rằng họ là con mọt sách. Tôi còn nghe vài cô gái bảo rằng họ không muốn biểu lộ trí thông minh vì nó sẽ làm các chàng trai sợ. Vậy bạn nghĩ sao? Nếu sự thông minh của bạn làm cho ai đó sợ thì có lẽ điều này sẽ nói lên một cái gì đó về sự thiếu thốn nơron thần kinh của họ. Hãy tự hào về trí thông minh của mình và đánh giá cao việc học. Tôi biết có rất nhiều người mạnh khỏe và thành công nhưng đã từng bị coi là những con mọt sách.
Áp lực tâm lý
Đôi khi chúng ta sợ học giỏi vì khi đó các kỳ vọng của người thân về chúng ta cũng sẽ tăng theo. Nếu chúng ta mang về nhà một tấm bằng khen và được cả nhà khen ngợi, đột nhiên chúng ta đã tạo nên một kỳ vọng rằng chúng ta sẽ lặp lại được điều này mãi. Và áp lực phát sinh. Thế là bạn nghĩ, nếu chúng ta học học tà tà, sẽ không có các áp lực kỳ vọng. Nhưng bạn hãy nhớ rằng: áp lực tâm lý từ sự thành công thì dễ chịu hơn là sự hối hận vì đã không cố gắng hết sức mình. Đừng sợ áp lực. Bạn có thể điều hòa nó.
BẠN SẼ LÀM ĐƯỢC!
Nói chung, ai cũng có lúc cảm thấy buồn bã, chán nản. Nhưng có một sự khác biệt lớn giữa việc đôi khi buồn và việc thường xuyên chán nản. Nếu bạn thấy cuộc sống chỉ là một sự chịu đựng dài đằng đẵng và bạn không thể rũ bỏ cảm giác thất vọng thì sự việc đã trở nên nghiêm trọng. May mắn thay, chán nản là một bệnh có thể chữa khỏi. Đừng ngại tìm sự giúp đỡ, từ thuốc thang hay từ một người có kinh nghiệm về vấn đề này.Hãy nhớ rằng những khó khăn bạn đang đối diện một lúc nào đó có thể là nguồn sức mạnh cho bạn. Như nhà tâm lý học Kahlil Gibran viết: “Những giếng vui trong lòng bạn thường trào ra tiếng cười đầy nước mắt. Cái hố đo phiền muộn đào trong lòng ta càng sâu bao nhiêu càng chứa được niềm vui nhiều bấy nhiêu”.
Hãy cười lên, nếu không bạn sẽ khóc
Sau tất cả những gì bạn đã nói và làm, có một cách cuối cùng để giữ cho tim bạn trong lành và khỏe mạnh. Hãy cười lên. Đúng thế… cười lên đi bạn. Đừng lo âu gì cả, hãy sống hạnh phúc! Đôi lúc cuộc đời chỉ toàn những phiền toái và bạn chẳng thể làm gì để thay đổi nó, vì thế, tốt hơn hết bạn cứ cười cho thỏa thích.
Tôi đề nghị bạn nên xây dựng một “bộ sưu tập hài hước” của riêng bạn, bao gồm sách, truyện tranh, băng video, ý tưởng – bất cứ những điều gì vui nhộn đối với bạn. Rồi bất cứ lúc nào bạn thấy thất vọng hay lo lắng thì hãy sử dụng bộ sưu tập này. Ví dụ như tôi, tôi rất thích những bộ phim hài có các nhân vật ngớ ngẩn. Có một vài diễn viên mà chỉ cần nhớ tới họ là tôi đã bật cười vui vẻ. Tôi đã mua khá nhiều cuốn phim loại này và lấy ra xem mỗi khi cần lên tinh thần.
QUAN TÂM ĐẾN TÂM HỒN
Điều gì có thể tác động đến tâm hồn bạn? Một bộ phim hay? Một quyển truyện cảm động? Có bao giờ một cuốn phim tình cảm làm bạn khóc chưa? Việc đó làm bạn cảm thấy thế nào? Điều gì gợi lên niềm cảm hứng sâu sắc cho bạn? Âm nhạc? Nghệ thuật? Thiên nhiên? Đó là nhờ vào tâm hồn. Tâm hồn là trung tâm của con người bạn, nơi chứa đựng những niềm tin và giá trị sâu sắc nhất của bạn. Nó là nguồn của niềm vui, ý nghĩa và sự thanh thảnh bên trong bạn. Làm bén lại lưỡi cưa của tâm hồn nghĩa là dành thời gian để đổi mới và đánh thức lại phần ẩn sau trong tâm hồn, khơi dậy bản ngã của ta. Như nhà văn Pearl S.Buck viết: “Bản ngã của tôi là một nơi tôi sống với mình và là nơi tôi làm mới lại dòng suối nguồn không bao giờ cạn”.
Làm sao để nuôi dưỡng tâm hồn?
Khi còn bé, tôi tìm được một sức mạnh từ việc viết nhật ký, nghe nhạc và ngồi trên đỉnh núi một mình ngắn cảnh. Đó cũng là cách tôi tự đổi mới tâm hồn mình, mặc dù lúc ấy tôi không nghĩ đó là cách để nuôi dưỡng tâm hồn. Tâm hồn bạn là nơi riêng tư của đời bạn. Hiển nhiên là có nhiều cách nuôi dưỡng nó. Dưới đây là vài ý tưởng được các bạn trẻ chia sẻ:
• Suy tư
• Giúp đỡ người khác
• Viết nhật ký
• Đi dạo
• Vẽ tranh
• Cầu nguyện
• Viết thơ hay đặt nhạc
• Nghe những bản nhạc sôi nổi
• Chơi nhạc
• Nói chuyện với những người bạn thân tình
• Tìm cách thực hiện mục đích
Đó là những cách làm sảng khoái tâm hồn rất hữu dụng, trong đó có hai kỹ thuật đặc biệt đáng được quan tâm:
Trở về với thiên nhiên
Có những điều huyền bí không gì sánh được khi trở về với thiên nhiên. Thậm chí khi bạn sống trong một thị trấn cách xa sông núi hay bãi biển thì vẫn có những công viên gần đấy bạn có thể đến chơi.
Viết nhật ký
Một quyển nhật ký có thể mang đến nhiều đến nhiều điều kỳ diệu cho bạn. Nó trở thành bí ẩn của bạn, người bạn tốt nhất của bạn, nơi duy nhất bạn có thể thổ lộ mình cho dù bạn cảm thấy buồn, vui, giận ghét, hờn thất vọng. Bạn có thể trải lòng mình ra với nhật ký và nó ngồi đó, lắng nghe bạn. Nó không trả lời, cũng không đồn đại sau lưng bạn. Viết ra những ý tưởng trong đầu có thể làm trí óc bạn sáng sủa hơn, tăng thêm niềm tin của bạn và giúp bạn khám phá bản thân. Viết nhật ký cũng làm mạnh hơn công cụ tự nhận thức của bạn. Thật vui và nhẹ nhõm khi đọc lại những gì mình đã viết để nhận thấy mình đã trưởng thành thế nào, có đôi khi mình đã ngớ ngẩn và thiếu chín chắn ra sao hay những tình cảm của mình với ai đó trước đây ra sao. Bạn không cần theo một thể thức nào cả khi viết nhật ký. Bạn có thể dán thêm vào đó những tấm ảnh lưu niệm, các tấm vé, những lá thư tình, những gì xứng đáng để nhớ. Mấy cuốn nhật ký cũ của tôi thì đầy những thứ ảnh tranh tiếu lâm, thơ con cóc và những hoa cỏ lạ lùng.
Bạn có thể làm được!
Có thể bạn đã thực hiện rất nhiều công việc làm mới bản thân mà không tự nhận ra. Nếu bạn học hành chăm chỉ ở trường, bạn đang mài dũa trí óc. Nếu bạn chơi thể thao hay tập thể dục, bạn đang chăm chỉ ở trường, bạn đang mài dũa trí óc. Nếu bạn chơi thể thao hay tập thể dục, bạn đang chăm sóc cơ thể. Nếu bạn tìm cách phát triển tình bạn hữu, bạn đang nuôi dưỡng trái tim. Thông thường, bạn có thể đồng thời làm mới bản thân ở nhiều lĩnh vực cùng một lúc.
Việc làm bén lưỡi cưa không tự nhiên xảy ra với bạn. Bởi vì nó là một hoạt động của người biết dành quyền ưu tiên (quan trọng nhưng không khẩn cấp), bạn phải năng động và thúc đẩy nó. Điều tốt nhất nên làm là dành một ít thời gian mỗi ngày để làm bén lưỡi cưa, thậm chí chỉ là 15- 20 phút cũng được. Vài bạn định ra cả một giờ thích hợp trong ngày – sáng sớm tinh mơ, buổi chiều, hoặc trong đêm tối – để được một mình, suy nghĩ hay tập luyện. Vài người khác thì thích làm việc đó vào cuối tuần. Không có cách nào là tốt hơn cách nào, vậy hãy tìm cách thích hợp với bạn. Khi tổng thống Mỹ Abraham Lincoln được hỏi: “Ông sẽ làm gì nếu có 8h để đốn ngã một cây to?”, ông đã trả lời: “Tôi bỏ ra 4h đầu để mài sắc lưỡi cưa”.
Biết nuôi dưỡng niềm tin và hy vọng
Bạn trẻ, bạn sẽ dời được núi!
Tôi thích lời phát biểu của một chính khách tại một cuộc tranh cử. Ông ấy chỉ biết nói 4 chữ: “Biết nuôi hy vọng. Biết nuôi hy vọng. Biết nuôi hy vọng!”. Ông lặp đi lặp lại những từ đó, lặp lại mãi như chúng là vô tận. Quần chúng òa vỡ trong tiếng hoan hô. Người ta có thể cảm nhận được sự chân thành trong giọng nói của ông. Ông làm mọi người phấn chán. Ông tạo ra niềm hy vọng. Đó cũng là lý do tôi viết quyển sách này… để mang đến cho bạn niềm hy vọng! Hy vọng rằng bạn có thể thay đổi, từ bỏ một thói xấu, cải thiện một quan hệ đầy ý nghĩa. Hy vọng rằng bạn có thể tìm ra lời giải đáp cho các vấn đề của bạn và vươn tới tiềm năng trọn vẹn. Vì vậy, dù gia đình bạn bất ổn, việc học của bạn dở dang, các mối quan hệ của bạn trở nên tồi tệ thì cũng hãy nuôi hy vọng, bạn nhé!
Bạn sẽ ngạc nhiên về kết quả mà một vài sự thay đổi nhỏ có thể mang lại. Dần dần bạn sẽ tăng được lòng tự tin, bạn sẽ thấy hạnh phúc hơn, bạn sẽ tự nhiên hơn, những mục đích của bạn sẽ thành hiện thực, những mối quan hệ của bạn sẽ được cải thiện, và bạn sẽ thấy thanh thản. Tất cả chỉ bắt đầu bằng một bước nhỏ. Nếu có một thói quen hoặc ý tưởng nào đó làm bạn thật sự tâm đắc – như “Có phản ứng tích cực” hoặc “tài khoản quan hệ” chẳng hạn – cách tốt nhất để tiếp thu nó là cùng trao đổi với một ai đó trong nhà khi nó vẫn còn mới nguyên trong đầu bạn. Diễn tả nó bằng những ví dụ và lời lẽ của riêng bạn. Biết đâu, bạn sẽ khơi dậy ở họ niềm thích thú, và họ sẽ tham gia cùng bạn.
Vâng, đây là phần kết của cuốn sách. Cám ơn bạn đã trải qua cuộc du hành cùng tôi và chúc mừng bạn đã đọc xong. Tôi muốn bạn biết rằng tôi chân thành tin tưởng vào tương lai của bạn. Bạn có nhiều khát vọng lớn lao và muốn thực hiện những điều vĩ đại? Hãy mạnh dạn bắt tay vào thực hiện! Bởi bạn đã được sinh ra với tất cả những gì cần thiết để thành công. Bạn không cần phải tìm đâu xa xôi cả. Sức mạnh và ánh sáng nằm trong bạn!
Tôi chúc bạn những điều tốt đẹp nhất.
Tạm biệt!
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro