7 bước Chiến lược truy tìm thông tin
a. Làm sáng tỏ vấn đề
- Ghép đề tài vào một bộ môn- ví dụ: tin học, lịch sử
- Chắc chắn rằng bạn quen thuộc với đề tài – kiểm tra thuật ngữ trong từ điển, hay bách khoa toàn thư.
- Mức độ chi tiết nào được cần đến?
- Bao nhiêu thông tin được yêu cầu?
- Ai sẽ sử dụng thông tin? Độc giả hay một người khác?
- Thông tin được dùng cho việc gì?
- Có thể dành thời gian tìm kiếm hay thông tin phải có ngay lập tức?
- Tài liệu mới đây có cần không hay phải là thông tin có tính cách lịch sử?
- Có phải tìm ra một dạng tài liệu đặc biệt nào không?(băng hình hay bài báo)
b. Lựa chọn tài liệu
- Quyết định xem thông tin có thể xuất hiện trong tài liệu tham khảo không?
- Thông tin được lưu trữ ở đâu?(thư viện, cơ quan thông tin, lưu trữ hay nguồn khác)
- Có cần phải tiếp xúc với chuyên gia trong lĩnh vực này không?
- Cần phải tìm kiếm trong mục lục, sách chỉ mục trong CSDL không?
c. Định vị ưu tiên cho các nguồn tài liệu
Chỉ rõ các nguồn tài liệu theo thứ tự khả năng có thể chứa thông tin của chúng
d. Định vị nguồn tài liệu
- Nó có trong sưu tập tham khảo không?
- Nó được thư viện hay cơ quan thông tin lưu trữ không?
- Có cần phải tìm ở một nơi khác không?
e. Tìm kiếm tài liệu
Tìm cho đến khi bạn thấy1 câu trả lời hay xác định rằng câu trả lời không có trong nguồn đó
f. Đánh giá quy trình
- Việc làm sáng tỏ thêm vấn đề có cần thiết không?
- Có thêm thời gian không?
- Có cần tham khảo với 1 người nào hay chỗ nao khác không?
g. Thu thập và trình bày thông tin
Khi sử dụng chiến lược truy tìm thông tin này, bạn cần đảm bảo rằng bạn đã hiểu
- Ghép đề tài vào bộ môn – ví dụ lịch sử, tin học
- Loại thông tin cần đến
- Dạng tài liệu (sách, báo, báo cáo, đồ họa, băng ghi âm,…)
- Phương pháp trình bày
- Giới hạn thời gian
- Sự việc liên quan đến nguồn tài liệu
- Bất cứ sự nhạy cảm nào liên quan đến loại thông tin cần thiết
Ví dụ: Nguyên lý 80/ 20trong kinh doanh và đời sống như thế nào?
B1:
- Bộ môn kinh tế, xã hội học
- Thuật ngữ chuyên ngành
- Có 2 thuật ngữ được yêu cầu : kinh tế, đời sống
- Độc giả sử dụng thông tin
B2:
- TT có thể xuất hiện trong nguồn tài liệu tham khảo
- Được lưu trữ trong thư viện, báo cáo khoa học, tiểu luận
B3: Ưu tiên cho các nguồn tài liệu: sách, các bài báo, đĩa
B4: Nguồn tài liệu có trong thư viện và Internet
B5: Tìm tài liệu trong thư viện, internet và hỏi một số chuyên gia về kinh tế
B6:Cần làm sáng tỏ các vấn đề trong tư duy
B7:
- Dạng tài liệu là: sách, CSDL điện tử
- Phương pháp trình bày: thư mục , chỉ mục, mô tả và tóm tắt
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro