63HHVaSuyHH
Câu 63: Sinh lý quá trình hô hấp và cơ chế gây suy HH ở trẻ
Cơ sở sinh lý của quá trình hô hấp:
Chức năng hô hấp:
- Hô hấp có 2 chức năng:
+ Cung cấp oxy đến các tổ chức và tế bào.
+ Đào thải khí CO2 ra ngoài.
Các giai đoạn của quá trình hô hấp:
- Quá trình hô hấp được điều hoà bởi trung khu hô hấp ở hành tủy và chia làm nhiều giai đoạn:
+ Giai đoạn trao đổi khí ở phổi.
+ Giai đoạn vận chuyển khí trong máu.
+ Giai đoạn trao đổi khí ở tổ chức.
Sinh lý bệnh của suy hô hấp.
Khi rốt loạn 2 chức năng của hô hấp sẽ gây nên tình trạng suy hô hấp. Suy hô hấp xảy ra khi ở màu động mạch có độ bão hoà oxy giảm < 95%, phân áp oxy giảm < 90 mmHg.
Hậu quả của suy hô hấp là thiếu O2 và tăng CO2
Cơ sở sinh lý bệnh của suy hô hấp ở trẻ em gồm:
Rối loạn thông khí:
Chủ yếu là giảm thông khí dẫn tới thiếu oxy gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tế bào ở các cơ quan quan trọng như: não, tim, thận, gan...
Do giảm O2, tăng CO2 nên PaO2 giảm, PaCO2 từng gây ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan.
- Nhiễm toan:
Nhiễm toan là tình trạng không thể tránh khỏi trong suy hô hấp. Nhiễm toan do thiếu O2 và tăng CO2 máu, sự điều hoà toan - kiềm là nhờ hệ thống đệm trong máu, chủ yếu là hệ đệm bicarbonat và hệ đệm hemoglobin. Nhưng do thận điều chỉnh chậm hơn phổi nên
phổi tăng hô háp để tăng phải CO2 Khi tôn thương cơ quan hô hấp thì CO2 không được đào thải nên CO2 máu tăng. CO2 máu tăng dẫn tới tích luỹ ton H+ gây pH máu giảm (toan hô hấp).
Ngoài ra, do tình trạng giảm O2 nên các quá trình chuyển hoá sẽ xảy ra trong tình trạng yếm khí dãn đến ứ đọng các sản phẩm chuyển hoá trung gian (axit lactic) gây nên nhiễm toan chuyển hoá và cuối cùng là nhiễm toan hỗn họp.
- Tăng sức cản mạch máu phổi:
Trong một số bệnh lý về phổi, tình trạng tăng áp lực động mạch phổi sẽ gây ứ đọng máu ở phổi. Tăng sức cản mạch máu phổi làm máu chảy chậm lại trong mao mạch phổi, cản trở trao đổi O2 và CO2 sức cản mao mạch phổi có liên quan chặt chế với pa máu, pa giảm (do nhiễm toan) tới sức cản tăng.
- Rối loạn tim mạch
Do thiếu O2 làm tim tăng co bóp (nhịp tim nhanh) cuối cùng sẽ dẫn tới suy tim. Thiếu O2 nên HbO2 giảm ( HbO2 < 20 - 25% thì ngừng tim
Thiếu O2 cấp làm huyết áp mao mạch phổi tăng sẽ dẫn đến phù phổi.
Thiếu O2 nặng và kéo dài gây huyết áp giảm dẫn tới trụy mạch.
Hậu quả cuối cùng của thiếu O2 là trụy tim mạch.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro