Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

TẬP QUÁN QUỐC TẾ. Untitled Part 17


CÂU 17: TRÌNH BÀY KHÁI NIỆM, YẾU TỐ CẤU THÀNH VÀ CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH TẬP QUÁN QUỐC TẾ.

Tập quán quốc tế là hình thức pháp lý chứa đựng quy tắc xử sự chung hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được các chủ thể LQT thừa nhận.

Các yếu tố cấu thành

(1) Yếu tố vật chất: chính là sự tồn tại của quy tắc xử sự chung được hình thành trong đời sống quốc tế và được áp dụng nhiều lần. Nhờ đó mà các quy tắc xử xự đó trở thành quy tắc chung và thông nhất. Không có quy định bao nhiêu lần áp dụng sẽ được coi là tập quán quốc tế. Nhưng theo hướng dẫn của Tòa án công lý quốc tế, nếu trong 1 thời gian ngắn mà các quốc gia áp dụng lặp đi lặp lại thì có thể được coi là tập quán quốc tế. TỒN TẠI TRÊN THỰC TIỄN

(2) Yếu tố tinh thần: chính là sự thừa nhận của các chủ thể LQT đối với tập quán pháp. Ví dụ quy tắc các tàu chào nhau khi đi trên biển...THỰC TIỄN KHÔNG LẶP LẠI MỘT CÁCH NHẤT QUÁN

 Con đường hình thành

Tập quán quốc tế có thể được hình thành theo nhiều con đường khác nhau: như hình thành từ thực tiễn hoạt động của tổ chức quốc tế Liên chính phủ, thực tiễn giải quyết tranh chấp của các cơ quan tài phán quốc tế.....

-hình thành từ thực tiễn THỰC HIỆN CÁC NGHỊ QUYẾT CÓ TÍNH CHẤT KHUYẾN NGHỊ CỦA TCQT.

-  từ một TIỀN LỆ DUY NHẤT

- THỰC HIỆN ÁN LỆ một phán quyết của cơ quan tài phán qt...







CÂU 18: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ NGUỒN CƠ BẢN VÀ NGUỒN BỔ TRỢ

1. Nguồn cơ bản tác động đến nguồn bổ trợ

Nguồn cơ bản là cơ sở hình thành nguồn bổ trợ. Vì nguồn cơ bản được áp dụng trực tiếp và có ý nghĩa ràng buộc nên mọi hành vi khác đều phải tuân thủ nguồn cơ bản, không được trái với nguồn cơ bản.

Ví dụ: Hiến chương LHP là 1 điều ước quốc tế - nguồn cơ bản. đây là cơ sở để Đại hội đồng ra nghị quyết để giải quyết một vấn đề của quốc tế.

2. Nguồn bổ trợ tác động đến nguồn cơ bản

- Nguồn bổ trợ làm sáng tỏ nguồn cơ bản: nguồn cơ bản là những nguyên tắc, quy phạm pl quốc tế cô đọng, có tính khái quát cao hơn so với nguồn bổ trợ. Việc vận dụng các nguồn cơ bản để đưa ra những phán quyết, những học thuyết hay hành vi pháp lý của quốc gia đều dựa vào những nguyên tắc quy phạm của nguồn cơ bản. do đó nguồn bổ trợ làm sáng rõ hơn nguồn cơ bản

- nguồn bổ trợ là cơ sở chứng minh sự tồn tại của nguồn cơ bản.

Mọi hành vi pháp lý đều phải được dựa trên những căn cứ pháp lý hợp pháp. Nếu không có nguồn cơ bản điều chỉnh thì không thể hình thành những nguồn bổ trợ.

-Nguồn bổ trợ là cơ sở hình thành nguồn cơ bản. những nguồn bổ trợ nếu được pháp điển hóa trong những thỏa thuậ của các chủ thể của luật quốc tế thì sẽ hình thành điều ước quốc tế. nguồn cơ bản được các chủ thể áp dụng lắp đi lặp lại thì được thừa nhận là tập quán quốc tế.

- nguồn bổ trợ được áp dụng khi không có nguồn cơ bản điều chỉnh. Không phải mọi vấn đề liên quan đến đời sống quốc tế đều có nguồn cơ bản điều chỉnh. Các chủ thể chưa kịp thỏa thuận hoặc chưa có tập quán để áp dụng thì có thể áp dụng nguồn bổ trợ. Nếu nguồn bổ trợ được áp dụng nhiều lần thì có thể trở thành nguồn cơ bản.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro