PHÂN TÍCH CƠ SỞ VÀ NỘI DUNG CỦA MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT QUỐC TẾ VÀ LUẬT QUỐC GIA
CƠ SỞ:
* Thực Tiễn.
- Mối quan hệ: Sự gắn bó chặt chẽ giữa chức năng đối nội và đối ngoại – hai chức năng cơ bản của nhà nước.
Chức năng đối nội và đối ngoại gắn bó chặt chẽ với nhau. Việc thực hiện chức năng đối ngoại phải dựa trên tình hình thực tế của việc thực hiện chức năng đối nội. việc thực hiện chức năng đối ngoại thành công hay thất bại sẽ tác động thúc đẩy hoặc cản trở việc thực hiện chức năng đối nội.
Để thực hiện chức năng đối nội, quốc gia sử dụng hệ thống pháp luật quốc gia. Để thực hiện chức năng đối ngoại với các chủ thể khác của quốc tế, quốc gia sử dụng pháp luật quốc tế.
- Một số chức năng chung của hai hệ thống pháp luật trong quá trình điều chỉnh các quan hệ pháp luật mà QG là chủ thể.
Pháp luật quốc gia hay pháp luật quốc tế đều được quốc gia sử dụng để bảo vệ lợi ích của mình. Pháp luật quốc gia được đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo trật tự có lợi cho lợi ích quốc gia. Pháp luật quốc tế cũng thể hiện ý chí, bảo vệ quyền lợi của quốc gia. Việc quốc gia quyết định tham gia hay không tham gia và tham gia thỏa thuận để xây dựng luật quốc tế đã thể hiện ý chí đó.
+ Là cơ sở để thiết lập, củng cố tăng cường quyền lực nhà nước.
+ Là cơ sở để nhà nước quản lý kinh tế xã hội
+ Là cơ sở xây dựng các mối quan hệ mới và môi trường ổn định để thiết lập, duy trì các quan hệ quốc tế.
*Cơ Sở Pháp Lý
Nguyên tắc Pacta sunt servanda
-Nguyên tắc này đặt ra nghĩa vụ cho các quốc gia phải tận tâm, thiện chí, trung thực và đầy đủ trong việc thực hiện các cam kết quốc tế của mình. Thể hiện ở việc quốc gia phải sửa đổi, ban hành các văn bản hiện hành để phù hợp với các cam kêt quốc tế.
- Quốc gia không được viện dẫn sự khác biệt của pháp luật trong nước để từ chối thực hiện cam kết quốc tế.
NỘI DUNG:
Luật quốc gia ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự hình thành, phát triển của LQT.
- Quá trình xây dựng LQT trước hết phải xuất phát từ lợi ích của mỗi quốc gia. Do đó, trong quá trình thỏa thuận, thương lượng, các quốc gia luôn dựa trên những nguyên tắc và quy phạm nền tảng của chính pháp luật quốc gia.
VD: Nguyên tắc cấm dùng sức mạnh và đe dọa dùng sức mạnh trong quan hệ quốc tế, nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết... bắt nguồn từ nguyên tắc cấm chiến tranh xâm lược được ghi nhận lần đầu tiên trong Sắc lệnh hòa bình của Liên Xô năm 1917.
- Pháp luật quốc gia bảo đảm pháp lý quan trọng để các nguyên tắc, quy phạm luật quốc tế được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
LQT có tác động đến sự phát triển và hoàn thiện của luật quốc gia
- Khi tham gia các ĐƯQT, những thành tựu mới của khoa học pháp lý sẽ được nội luật hóa truyền tải trong các văn bản pháp luật quốc gia, góp phần không nhỏ trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia
QG tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế trong quan hệ quốc tế thông qua hành vi sửa đổi bổ sung ban hành các vb qppl phù hợp với cam kết quốc tế.
LQT tạo điều kiện bảo đảm cho pháp luật quốc gia trong quá trình thực hiện vì có những vấn đề mà bản thân quốc gia không thể thực hiện được, những vấn đề mang tính toàn cầu và cần có sự hợp tác quốc tế. vd: đấu tranh phòng chống tội phạm qt,...
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro