Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

6.điều hòa hoạt động tim

a)     Điều hòa ngay tại tim: Luật tim hay luật Starling: “Lực co cơ tim tỷ lệ thuận với chiều dài sợi cơ trước khi co”, tức là nếu máu về tim cùng chiều, làm cơ tìm càng giãn ra ( rộng ra) thì lực co của cơ tim càng mạnh lên

b)    Cơ chế thần kinh

-         Vai trò hệ thần kinh tự chủ:

 + Hệ phó giao cảm: Tác dụng của hệ phó giao cảm lên tim là làm giảm hoạt động của tim: Giảm tần số co bóp, lực co bóp, tốc độ dẫn truyền, trương lực và tính hưng phấn của cơ tim.

+  Hệ giao cảm: Tác dụng của hệ giao cảm lên tim ngược lại với hệ phó giao cảm, là làm tăng hoạt đọng của tim: Tăng tần số co bóp, lực co bóp, tốc độ dẫn truyền, trương lực và tính hưng phấn của tim.

-         Vai trò của các phản xạ:

+ Phản xạ thường xuyên: Sự thay đổi huyết áp, nồng độ O2và CO2 trong máu, hoặc thay đổi lượng máu về tim sẽ làm xuất hiện các phản xạ điều hòa, làm giảm hoặc tăng tần số tim, nhằm đưa hoạt động của tim trở về bình thường.

+ Phản xạ bất thường:

- Khi nhịp tim nhanh, ấn mạnh vào hai nhãn cầu sẽ làm tim đập chậm lại (?)

- Đấm mạnh vào vùng thượng vị sẽ làm giảm hoặc ngừng tim.

-         Ảnh hưởng của vỏ não: Xúc cảm ảnh hưởng đến nhịp tim, làm tăng hoặc giảm nhịp tim.

c)     Cơ chế thể dịch

-         Hormon tuyến tủy thượng thận (adrenalin) làm nhịp tim đập nhanh, mạnh. Hormon tuyến giáp (T3,T4) làm cho tim đập nhanh.

-         Nồng độ CO2 tăng và oxy giảm trong máu làm tim đập nhanh và ngược.

-         Nồng độ Ca++ tăng làm tăng trương lực cơ tim, nồng độ ion K+ tăng làm giảm trương lực cơ tim.

-         Ion H+, nhiệt độ cơ thể tăng làm nhịp tim đập nhanh.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: