Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

59. Trình bày về lỗ đột và màng ngăn lỗ đột?

Sản phẩm có lỗ suốt, nhưng vật dập trên máy búa ko thể tạo được lỗ dập suốt, vì thế khi dập trên máy búa ta chỉ tạo đc các lỗ chưa thấu và còn lại màng, màng đó phải đột bỏ sau khi cắt vành biên. Nếu màng dày thì khó đột, màng mỏng quá thì chóng làm hỏng lõi khuôn. Bề dày của màng ngăn lỗ được tính theo công thức:

S = 0,45.sprt(d - 0,25h - 5)+ 0,6sqrt(h) (mm)

Trường hợp đường kính của lỗ lớn dần tới bề dày màng lớn, khi d – 1,25R > 26 mm thì màng có thể làm chiều dày thay đổi

Smin = 0,65S; Smax = 1,35S; d1 = 0,12d + 3 (mm)

Trong vật dập nếu vật dập cần chuẩn bị thì màng ngăn lỗ ở lòng khuôn chuẩn bị gia công giống như màng ngăn lỗ giới thiệu trên hình (hình vẽ) còn màng ngăn lỗ ở lòng khuôn cuối cùng thì làm giống trên hình (hình vẽ); bán kính R1 = R/2 còn kích thước hc/2 và b của rãnh chứa giống kích thước của rãnh vành biên ở phần trên. Màng phẳng hoặc màng S thay đổi thì rất khó đột, đồng thời KL chảy ra thành ngoài vật dập rất khó khăn, khi đó nên ép KL vào một cái túi ở giữa lỗ đột (hình vẽ). Chiều dày của màng S = 0,4; chiều sâu của túi bằng 5S, bán kính R1 = 5h; R2 tự chọn

Đối với những vật rèn thấp này nên chồn phôi chuẩn bị có chiều cao thấp để phần tâm của phôi có đường kính bằng đường kính lỗ đột, thể tích của nó nhỏ hơn thể tích của túi giữa lỗ đột, như vậy vật dập đạt được chất lượng tốt.

Trường hợp vật dập có chiều cao lớn, lỗ đột nhỏ ta chỉ dập được lỗ có chiều cao hmax mà ko thể đột thông đc. Trường hợp này tạo ra lỗ dập tắc, khi đó bán kính R1 được tính theo công thức: (bổ sung)

Trường hợp vật có chiều cao rất bé () nếu tạo thành lỗ đột có

R1 = d/(2tan(45o – α/2).(h/d)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: