5. Phân tích quan niệm của HCM về đặc trưng bản chất của CNXH
a. Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về bản chất của CNXH
- Mác và ăngghen dựa trên cơ sở phân tích những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội ở các nước tư bản chủ nghĩa Tây Âu phát triển nhất vào cuối thế kỉ XIX, nêu ra những đặc trưng bản chất của CNXH trên các phương diện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và con người. Các ông cho rằng, nhờ công cuộc cải tạo mang tính cách mạng mã xã hội sẽ đạt được trạng thái phát triển mới về chất, đó là:
Mọi tư liệu sản xuất trở thành tài sản chung của toàn xã hội.
Có nền đại công nghiệp cơ khí với trình độ khoa học, công nghệ hiện đại.
Nền kinh tế được phát triển theo một kế hoạch thống nhất.
Thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, thể hiện sự công bằng, bình đẳng về lao động và hưởng thụ.
Khắc phục sự khác biệt giữa các giai cấp, giữa thành thị với nông thôn, giữa lao động trí óc với lao động chân tay.
Giải phóng con người khỏi mọi áp bức, bóc lột, bất công, tạo điều kiện cho con người phát triển mọi khả năng của mình.
- Kế thừa học thuyết của Mác và từ thực tiễn xây dựng CNXH ở nước Nga, Lênin bổ sung:
Trong chủ nghĩa xã hội, có chế độ sở hữu nhà nước về các tư liệu sản xuất quan trọng. Mặt khác, có các xí nghiệp hợp tác, các xã viên của nó cũng giống như những người công nhân, họ cũng là những người đại biểu cho PTSX XHCN.
Tiến lên CNXH, không loại trừ nền sản xuất hàng hoá. Người đề ra việc sử dụng các quan hệ hàng hoá - tiền tệ và các phạm trù có liên quan như hàng hoá, giá cả, lợi nhuận , hạch toán kinh tế...
Việc phân phối còn được xây dựng nhờ các quan hệ hàng hoá - tiền tệ và thương nghiêp.
- Những đặc trưng cơ bản của CNXH của các nhà kinh điển nêu ra trên đây dựa trên những phán đoán khoa học, xuất phát từ thực tiễn sinh động và để đấu tranh chống lại những tư tưởng và học thuyết phi mác xít để giành thắng lợi cho học thuyết cách mạng.
Qua quá trình vận động của lịch sử, với những thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ và từ thực tiễn xây dựng CNXH ở các nước thì trong những luận điểm đó có những luận điểm ngày nay cần được nhận thức lại, có sự bổ sung và phát triển cho phù hợp.
b. Quan niệm của Hồ Chí Minh về đặc trưng bản chất của CNXH
Vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn chỉ đạo công cuộc cải tạo và xây dựng CNXH ở miền Bắc nước ta, Hồ Chí Minh đã từng bước hình thành quan niệm của Người về những đặc trưng bản chất của CNXH. Người có những phát biểu:
- Nói một cách tổng quát, Người xem CNXH như một chế độ xã hội hoàn chỉnh, đó là con đường giải phóng cho nhân loại cần lao, bị áp bức:
“Chỉ có CNCS mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người niềm vui hoà bình, hạnh phúc.” ( HCM Toàn tập, T1, tr 461)
- Phát biểu về CNXH bằng cách chỉ ra một mặt nào đó của nó:
+ “CNXH là lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng... làm của chung” ( Tập 8, trang 226 )
+ CNXH là “một xã hội không có chế độ người bóc lột người, một xã hội công bằng và bình đẳng, nghĩa là ai cũng phải lao động và có quyền lao động, ai làm nhiều thì hưởng nhiều, làm ít thì hưởng ít, không làm không hưởng.” ( Tập 9, trang 23 )
+ CNXH “gắn liền với sự phát triển khoa học và kỹ thuật, với sự phát triển văn hoá của nhân dân.” ( Tập 9, trang 586)
“...Chỉ ở trong chế độ XHCN thì mỗi người mới có điều kiện để cải thiện đời sống riêng của mình, phát huy tính cách riêng và sở trường riêng của mình.” ( Tập 9, trang 291)
+ “Chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa là chế độ do nhân dân lao động làm chủ.” ( Tập 9, trang 291)
- Phát biểu bằng việc xác định mục tiêu của CNXH và chỉ ra phương hướng, phương tiện để đạt mục tiêu đó:
+ Trả lời câu hỏi CNXH là gì? Người nêu: “Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, CNXH trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc.” ( Tập 10, trang 17)
+ Trả lời câu hỏi: muốn có CNXH phải làm gì? Người nói: “Nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của chúng ta hiện nay là phát triển sản xuất để nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân. Muốn có CNXH thì không có cách nào khác là phải dốc lực lượng của mọi người ra để sản xuất.” ( Tập 10, trang 312 )
+ Phát biểu bằng việc xác định động lực xây dựng CNXH: “CNXH là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân và do nhân dân tự xây dựng lấy.” ( Tạp 10, trang 556 )
- Từ những phát biểu trên đây có thể khái quát thành những đặc trưng bản chất của CNXH trong tư tưởng Hồ Chí Minh như sau:
+ Về chính trị: CNXH là một chế độ chính trị dân chủ thật sự. Một xã hội trong đó dân là chủ và dân làm chủ.
Nhà nước là của dân, do dân và vì dân. Nhà nước dựa trên khối đoàn kết toàn dân, nòng cốt là liên minh công – nông – trí thức do Đảng lãnh đạo.
+ Về kinh tế: CNXH là một xã hội có nền kinh tế phát triển cao gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và văn hoá, dân giàu, nước mạnh.
Nền kinh tế thực hiện chế độ sở hữu xã hội về TLSX và nguyên tắc phân phối theo lao động
+ Về văn hoá: CNXH là một xã hội phát triển cao về văn hoá, có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh.
+ Về xã hội: CNXH là một xã hội công bằng và bình đẳng, không còn áp bưc, bóc lột, bất công, con người có điều kiện phát triển toàn diện.
+ Chủ thể xây dựng CNXH (lực lượng): CNXH là công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân tự xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Để đạt tới một xã hội xã hội chủ nghĩa có những đặc trưng bản chất như thế, theo Người, phải là một quá trình phấn đấu khó khăn, gian khổ và lâu dài, phải làm dần dần, không thể nôn nóng.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro