Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

5.2 tch tat yeu

Vì sao VN phải hội nhập kinh tế quốc tế?

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh giữa các quốc gia, không chỉ giữa nước giàu và nước nghèo mà còn ngay cả giữa các nước giàu với nhau nhằm giành vị trí có lợi nhất cho mình trong phân công lao động và quan hệ kinh tế quốc tế.

Với những xu thế vận động và bối cảnh khách quan của nền kinh tế thế giới và của khu vực, với những tác động của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, Việt Nam ta đã chủ động tham gia quá trình hội nhập đó với phương châm "Đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ" và "là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển". Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước và hầu hết các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng. Từ năm 1992, Việt Nam bắt đầu khai thông quan hệ với các tổ chức kinh tế như IMF, WB, ADB…Tháng 7 - 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN, tham gia FTA, và ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tế với EU; Tháng 3 - 1996, Việt Nam trở thành sáng lập viên của diễn đàn hợp tác Á -Âu ASEM; Tháng 11- 1998; Việt Nam tham gia Diễn đàn hợp tác Châu Á - Thái Bình Dương APEC ; ký Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ tháng 7 -2000 và hiện nay đang chuẩn bị tích cực cho các cuộc đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Việt Nam đang bước những bước tiến dài nhưng vững chắc trên con đường hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu.

Hội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu, do bản chất xã hội của lao động và quan hệ giữa con người. Các cá nhân muốn tồn tại và phát triển phải có quan hệ và liên kết với nhau tạo thành cộng đồng. Nhiều cộng đồng liên kết với nhau tạo thành xã hội và các quốc gia-dân tộc. Các quốc gia lại liên kết với nhau tạo thành những thực thể quốc tế lớn hơn và hình thành hệ thống thế giới. 

Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường đòi hỏi phải mở rộng các thị trường quốc gia, hình thành thị trường khu vực và quốc tế thống nhất. Đây là động lực chủ yếu thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng và hội nhập quốc tế nói chung.

Trong điều kiện kinh tế thế giới thống nhất, xu hướng TCH kinh tế, phân công lao động quốc tế sâu rộng thì sự giao lưu kinh tế tăng vọt, trình độ phát triển kinh tế cao, buôn bán vật tư, vốn, tài chính, hợp tác quốc tế diễn ra vô cùng sôi động khiến cho các nền kinh tế dân tộc bị lệ thuộc lẫn nhau và không một nền kinh tế nào phát triển một cách cô lập đóng cửa vì nếu cô lập đóng cửa thì sẽ bị lạc hậu về kinh tế, xã hội và cả về chính trị. Đồng thời cộng đồng thế giới đứng trước nhiều vấn đề có tính toàn cầu mà không một nước riêng lẻ nào có thể giải quyết được mà không có sự hợp tác đa phương.

DO yêu cầu phát triển kinh tế của mình mỗi nước cần tiếp cận với thế giới bên ngoài, thực thi nền kinh tế mở cửa nhằm tranh thủ mọi nguồn lực bên ngoài cùng những ưu thế của phân công lao động quốc tế khai thác và phát huy có hiệu quả các nguồn lực trong nước để xây dựng và phát triển kinh tế xã hội là tất yếu, hợp quy luật và yêu cầu của tái sản xuất mở rộng nền sản xuất xã hội

Việt Nam là quốc gia đang phát triển có thu nhập thấp, năng suất lao động và hiệu quả sản xuất thấp, sức cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và sản xuất còn yếu.. nguy cơ tụt hậu ngày càng xa đang là hiện thực. Trong tình hình đó hội nhập KTQT giúp nước ta có cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.

+ Trước hết giúp VN mở rộng thị trường, tăng quy mô sản xuất. Bởi tự do hoá thương mại có hai mặt, một mặt ta phải mở cửa thị trường cho các đối tác, mặt khác các nước cũng phải mở cửa thị trường cho nước ta ở mức độ tương tự, giúp hàng nhập khẩu của nước ta có điều kiện thuận lợi hơn khi thâm nhập thị trường thế giới.

+ Tự do hoá kinh tế theo các cam kết quốc tế sẽ kích thích khả năng cạnh tranh của các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp VN từ đó có thể khắc phục được các khiếm khuyết trong việc phân bổ và sử dụng các nguồn nhân lực một cách hợp lý và hiệu quả hơn.

+ Mặt khác việc giảm bớt sự bảo hộ của Nhà nước vào nền kinh tế tạo ra động lực, sức ép buộc các chủ thể kinh tế thị trường đổi mới quản lý, công nghệ, cải tiến kỹ thuật kinh doanh.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: