47.ĐL ứ/s dư,ĐL thể tích ko đổi dùng trong gia công áp lực? ý nghĩa?
- ĐL ứng suất dư:
Do nhiều nguyên nhân khác nhau như ( nhiệt độ phân bố ko đều, tổ chức KL ko đều, lực biến dạng phân bố ko đều, do ma sát…) mà trạng thái ứng suất và trạng thái biến dạng ở các phần khác nhau của vật thể ko đồng nhất. Ở những phần có xu hướng biến dạng làm thay đổi kích thước nhiều hơn sẽ xuất hiện ứng suất phụ có dấu phù hợp với việc làm giảm sự thay đổi kích thước. Khác với ứng suất chính xuất hiện để cân bằng với ngoại lực, ứng suất phụ xuất hiện trong vật thể biến dạng tự cân bằng lẫn nhau, thực tế chứng tỏ rằng ứng suất phụ còn tồn tại trong vật biến dạng ở dạng ứng suất dư khi quá trình gia công đã kết thúc, lực gây biến dạng đã thôi tác dụng. Như vậy có thể khẳng định:
” Trong KL đã qua biến dạng dẻo tồn tại ứng suất dư tự cân bằng với nhau”. Đây cũng là nội dung của ĐL ứng suất dư.
- ĐL thể tích ko đổi:
Nội dung ĐL: thể tích của vật biến dạng ko thay đổi khi gia công áp lực, tức là thể tích của vật trước khi biến dạng bằng thể tích của vật sau khi biến dạng: V = const
Giả sử thể tích của vật thể trước khi biến dạng là H.B.L còn thể tích của vật thể sau khi biến dạng là h.b.l. Theo đl thể tích ko đổi ta có H.B.L = h.b.l hoặc
ln(H/h) + ln(B/b) + ln(L/l) = 0 hoặc δ1 + δ2 + δ3 =0 trong đó δ1, δ2, δ3 đc gọi là biến dạng thẳng hoặc ứng biến chính và phương trình trên đc gọi là “pt điều kiện thể tích ko đổi”.
Từ pt trên ta rút ra nhận xét:
- Khi tồn tại cả 3 ứng biến chính thì dấu của 1 ứng biên chính phải trái với dấu của 2 ứng biến kia, trị số bằng tổng của 2 ứng biến kia.
- Khi có 1 ứng biến bằng 0, 2 ứng biến còn lại phải ngược dấu và có trị số tuyệt đối bằng nhau
Ý nghĩa: để xác định dấu và trị số của các ứng biến, từ đó có thể biết được số lần gia công hợp lý.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro