Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

41-56 TTHCM

Câu 41: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh trong việc xác định tốc độ xây dựng và phát triển của nền kinh tế xã hội ở nước ta từ thời kỳ miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Trả lời :

Nhiệm vụ kinh tế cơ bản trong thời kì qúa độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam : Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kì cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để, toàn diện xã hội cũ thành xã hội mới. Về kinh tế, những nhiệm vụ cơ bản là :

a- Phát triển lực lượng sản xuất, coi công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kì quá độ nhằm xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội:

Cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội theo V.I.Lênin, là nền sản xuất đại cơ khí ở trình độ hiện đại được áp dụng trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, kể cả trong nông nghiệp.

Ngày nay, cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội phải thể hiện được những thành tựu tiên tiến nhất của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học. Chỉ khi lực lượng sản xuất phát triển đến trình độ cao mới tạo ra được năng suất lao động cao trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nhờ đó những mục tiêu và tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội mới được thực hiện ngày càng tốt hơn trên thực tế.

Qúa độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, khi đất nước ta chưa có tiền đề về cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội do chủ nghĩa tư bản tạo ra; do đó phát triển lực lượng sản xuất nói chung, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói riêng trở thành nhiệm vụ trung tâm của suốt thời kì quá độ. Nó có tính chất quyết định đối với thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Nhiệm vụ không kém phần quan trọng khác của phát triển lực lượng sản xuất, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là phát triển nguồn lực con người - lực lượng sản xuất cơ bản của đất nước, yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế, tạo đội ngũ lao động có khả năng sáng tạo, tiếp thu, sử dụng, quản lí có hiệu quả các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại. Vì vậy, phải phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của con người Việt Nam, coi phát triển giáovà đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là " quốc sách hàng đầu" trong chiến lược phát triển đất nước.

b- Xây dựng từng bước quan hệ sản xuất mới theo đinh hướng xã hội chủ nghiã:

Xây dựng chủ nghĩa xã hội là xây dựng một chế độ xã hội mới có nền kinh tế phát triển dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu. Chế độ công hữu tư liệu sản xuất chủ yếu là đặc trưng của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghiã; nó là sản phẩm của nền kinh tế phát triển với trình độ xã hội hoá cao, các lực lượng sản xuất hiện đại, nó sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối khi chủ nghĩa xã hội được xây dựng xong về cơ bản. Vì vậy, không thể nôn nóng, vội vàng, duy ý chí trong việc xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa. Nó chỉ được hình thành trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội lâu dài, qua nhiều bước, nhiều hình thức từ thấp đến cao.

Như vậy, xây dựng quan hệ sản xuất mới định hướng chủ nghĩa xã hội ở nước ta phải đảm bảo các yêu cầu sau đây :

Một là, quan hệ sản xuất mới được xây dựng phải dựa trên kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất, " bất cứ một sự cải biến nào về mặt quan hệ sở hữu cũng đều là kết quả tất yếu của việc tạo nên những lực lượng sản xuất mới".

Hai là, quan hệ sản xuất biểu hiện trên ba mặt: sở hữu tư liệu sản xuất, tổ chức quản lí và phân phối sản phẩm, do đó, quan hệ sản xuất mới phải được xây dựng một cách đồng bộ cả ba mặt đó.

Ba là, tiêu chuẩn căn bản để đánh giá tính đúng đắn của quan hệ sản xuất mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa là ở hiệu quả của nó: thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đ sống nhân dân, thực hiện công bằng xã hội.

Trong thời kì quá độ ở nước ta, tất yếu còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu, hình thành nhiều thành phần kinh tế với những hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng, đan xen, hỗn hợp. Do đó, xây dựng quan hệ sản xuất định hướng xã hội chủ nghĩa đồng thời phải tôn trọng và sử dụng lâu dài và hợp lí cơ cấu kinh tế nhiều thành phần.

c- Mở rộng và nâng cao hiệu quả của quan hệ kinh tế quốc tế .

Trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế và sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, xu hướng mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế trở thành tất yếu đối với các quốc gia. Nền kinh tế nước ta không thể khép kín mà phải tích cực mở rộng và ngày càng nâng cao hiệu quả của quan hệ kinh tế quốc tế.

Toàn cầu hoá kinh tế và cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại tạo ra những thách thức và nguy cơ cần phải đề phòng, khắc phục; mặt khác, tạo ra cho nước ta những cơ hội, thuận lợi cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo con đường " rút ngắn". Đó là thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài, nhập được các loại công nghệ hiện đại và những kinh nghiệm quản lí tiên tiến ... nhờ đó, khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong nước, đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, thu hẹp khoảng cách lạc hậu so với các nước khác. Đó là sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Để mở rộng và nâng cao hiệu quả quan hệ kinh tế quốc tế, phải nâng cao sức cạnh tranh quốc tế, khai thác thị trường thế giới, tối ưu hoá cơ cấu xuất - nhập khẩu, đa dạng hoá quan hệ kinh tế với các tổ chức và các quốc gia trong khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, phải xử lí đúng mối quan hệ giữa mở rộng kinh tế quốc tế với độc lập tự chủ, bảo vệ an ninh kinh tế quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc với kế thừa, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại ...

Câu 42 :Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh trong việc xây dựng kế hoạch quản lý kinh tế.

Trả lời :

1. Xây dựng kế hoạch kinh tế toàn diện.

a. Vị trí của kế hoạch kinh tế.

b. Quan điểm của HCM về xây dựng kế hoạch KT

- Xây dựng kế hoạch phải có nhiều loại và đồng bộ.

- Kế hoạch là sản phẩm chủ quan nhưng phải phù hợp với khách quan.

- Xây dựng kế hoạch phải gắn liền với sự chỉ đạo cụ thể.

2. Sản xuất phải đi đôi với tiét kiệm chống tham ô, lãng phí quan liêu.

a. Sản xuất phải đi đôi với tiết kiệm vì sao?

- Sản xuất và tiết kiệm đều có cùng một mục đích.

- Tiết kiệm là thế nào?

- Trong điều kiện nước ta, HCM rất quan tâm đến việc quay vòng vốn.

- Tiết kiệm còn là tiêu chuẩn đạo đức của con người VN mới.

- Cần phân biệt tiết kiệm với bủn xỉn, keo kiệt.

3. Vấn đề cán bộ quản lý kinh tế.

a. Vị trí của cán bộ quản lý kinh tế.

b. Cán bộ quản lý tốt theo tư tưởng HCM là như thế nào?

- Vấn đề quan tâm trước hết của HCM là đạo đức của người cán bộ. Đạo đức là gốc là nền tảng.

- Bên cạnh đạo đức còn phải có tài năng.

- Quan hệ giữa đức và tài.

- Đào tạo và sử dụng cán bộ.

Câu 43 : Vai trò và phẩm chất của người cán bộ quản lý kinh tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

Trả lời

A.Vai trò vị trí của cán bộ quản lý kinh tế.

HCM ví cán bộ quản lý kt như tiền vốn của đoàn thể. Đó chính là đk quan trọng nhất của sx kd và đảm bảo có lãi.

B.Phẩm chất

+ Vấn đề quan tâm trước hết của HCM là đạo đức của người cán bộ. Đạo đức là gốc là nền tảng.Đạo đức cách mạng của người cán bộ quản lý kt cũng như người cán bộ nói chúng: đối với mình phải đừng tự mãn, tự túc, phải học hỏi cầu tiến bộ, phải siêng năng, tiết kiệm, đối với đồng chí đồng nghiệp thì phải thân ái giúp đỡ...

+Bên cạnh đạo đức còn phải có tài năng vì ko có tài thì làm việc j cũng khó thậm chí ko hoàn thành được nhiệm vụ của mình.Tài năng của người cán bộ quản lý kt là khả năng nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, thong thạo công việc mà mình phụ trách, thì có như vậy mới hoàn thành tốt được công việc được giao.

+Đức và tài của người cán bộ quản lý kt đều quan trọng nhưng trong đó đức là quan trọng nhất.Bởi vì đức là cơ sở cho tài nảy sinh và phát triển.Người có đức sẽ khiêm tốn học tập, tích cực rèn luyện, biết sử dụng cái tài đúng đắn và phục vụ cho lợi ích chung của XH nhiều hơn.

+ Đào tạo cán bộ quản lý kt là công việc gốc của Đảng. Trog đào tạo, học phải đi đôi với hành, lý luận phải đi với thục tiễn, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.Đào tạo phải cứ vào nền kt nước nhà

Câu 44: Phương hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế và quản lý kinh tế vào sự nghiệp đổi mới kinh tế ở nước ta hiện nay được đặt ra như thế nào?

Trả lời:chém gió theo 4 ý lớn này.

Tư tưởng thực hiện mở cửa nền kinh tế

Nhận thức vai trò quan trọng của nông nghiệp

Nhấn mạnh vai trò của công nghiệp nặng

Kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân

Câu 45 :Vì sao khi xây dựng những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới, Hồ Chí Minh thường sử dụng những khái niệm đạo đức của Nho giáo?

Trả lời :

Một vài chi tiết về nho giáo: Nho giáo nói chung và Khổng giáo nói riêng là khoa học về đạo đức và phép ứng xử, tư tưởng triết lý hành động, lý tưởng về một xã hội bình trị. Đặc biệt Nho giáo đề cao văn hoá, lễ giáo và tạo ra truyền thống hiếu học trong dân. Đây là tư tưởng tiến bộ hơn hẳn so với các học thuyết cổ đại. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng phê phán Nho giáo có tư tưởng tiêu cực như bảo vệ chế độ phong kiến, phân chia đẳng cấp - quân tử và tiểu nhân, trọng nam khinh nữ, chỉ đề cao nghề đọc sách. Hồ Chí Minh đã chịu ảnh hưởng của Nho giáo rất nhiều dựa trên nền tảng chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.

Câu 46: Hãy phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò, vị trí của Đạo đức.

Trả lời :

+HCM rất quan tâm đến vấn đề đạo đức, HCM coi đạo đức là gốc, là nền tảng của người CM.

+Có đạo đức mới tập hợp được mọi người, nói người # mới nghe. Nếu ko có đạo đức CM làm gốc thì ko thể lãnh đạo được CM.

+Có đạo đức mới phát huy được cái tài, sẽ làm cho cái tài nảy sinh và phát triển. Người có đạo đức thì bao h cũng cố gắng rèn luyện, khiêm tốn học tập, nâng cao năng lực để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Câu 47 : Hãy trình bày quan điểm của Hồ Chí Minh về những phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam trong thời đại mới? ý nghĩa của quan điểm này đối với công cuộc chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu ở nước ta hiện nay?

Trả lời :

A.Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới

a.Trung với nước, hiếu với dân.

Đây là phẩm chất quan trọng nhất chi phối đến các phẩm chất #. Tư tưởng "trung hiếu" có từ lâu đời, nhưng dưới thời phong kiến, trung hiếu thưởng chỉ giới hạn trong phạm vi hẹp,chỉ là trng với và hiếu với cha mẹ.Ở HCM đó là bổn phận và trách nhiệm của mọi ngươi đối với tổ quốc và ND.Suốt đời trung thành với đảng, với TQ, hết long phục vụ ND. Vì vậy phải gần dân, gắn bó với dân, kính trọng và học tập dân,lấy dân làm gốc.

b.Yêu thương con người

yêu thương con người ở HCM vừa là bao la rộng lớn, vừa rất gần gũi với số phận mỗi con người, hướng tới con người cụ thể, luôn hành động để đem hạnh phúc cho con người.

yêu thương con người thể hiện trong mối quan hệ với bạn bè đồng chí, với ND kể cả những người có những sai lầm khuyết điểm nhưng đã nhận ra và sửa chữa.

yêu thương con người ở HCM ko phải là phi giai cấp mà vẫn theo lập trường của giai cấp CN.Nó ko giành cho bọn bóc lột.

b. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

Đây là phẩm chất gắn liền với hoạt động hành ngày của mọi người.

+Cần tức là lđ cần cù siêng năng, tự giác sáng tạo...

+Kiệm tức là tiết kiệm về mọi mặt, về lđ, thời gian, tiền của..., ko phô trương.

+Liêm tức là liêm khiết trong sạch, ko tham kam

+Chính tức là chính trực với bản thân và với người #.Với mình thì ko tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập, cầu tiến bộ, với người thì ko nịnh hót kẻ trên, xem thường kẻ dưới, ko dối trá lừa lọc.

+Chí công vô tư là đặt lợi ích công lên trên lợi ích cá nhân, nó đối lập với chủ nghĩa cá nhân, mà CNCN là 1 thứ giặc nội xâm rất nguy hiểm.

d. Tinh thần quốc tế trong sáng, thuỷ chung

tinh thần quốc tế là bắt nguồn từ bản chất quốc tế của giai cấp công nhân và từ tính ưu việt của CNXH.Sự trong sáng ở đây là sự vô tư, vì sự tiến bộ chung của CM thế giới mà ko cần 1 đk nào kèm theo.Nếu tinh thần quốc tế ko trong sáng thì có thể dẫn đến CN dân tọc hẹp hòi,vị kỉ hoặc CN bá quyền bành trướng.Tất cả những khuynh hướng lệch lạc đó có thể dẫn đến phá vỡ 1quốc gia dân tộc,phá vỡ tình đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh chung

B.Ý nghĩa

Từ sự phân tích sâu sắc những biểu hiện, bản chất, nội dung, nguồn gốc của tham ô, lãng phí, quan liêu, => những biện pháp nhằm chống các căn bệnh tệ hại này một cách có hiệu quả:

Thứ nhất, phải tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Thứ nhì, phải dựa vào quần chúng, phát động quần chúng tích cực tham gia đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu và thực hành tiết kiệm.

Thứ ba, phải hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước, đào tạo và nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ.

Thứ tư phải tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra và xử lý kỷ luật nghiêm minh những tập thể, cá nhân vi phạm.

Thứ năm, thường xuyên chỉnh đốn đội ngũ cán bộ, đảng viên. Để thực hiện có hiệu quả cần coi trọng và tiến hành đồng bộ các biện pháp. Người yêu cầu: "Mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Phải kiên quyết nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và tính kỷ luật".

Câu 48 : Phân tích nguồn gốc hình thành tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.

Trả lời :

1- Truyền thống nhân văn của dt: "Thương người như thể thương thân", "Người trong 1 nước phải thương nhau cùng";

2- Truyền thống văn hóa Phương đông và phương tây: Sống có nhân nghĩa, luân lý, coi trọng đạo lý làm người. Đó là lòng từ bi của Phật giáo; đó là lòng báo ái của Thiên Chúa giáo; đó là tư tưởng nhân đạo của CMTS, nhất là CMTS pháp 1789, muốn tự do, bình đẳng, bác ái trong quan hệ giữa con người với con người...

3- Cơ sở hoạt động thực tiễn của người: Quan hệ với nhiều tầng lớp nhân dân trong nước, nhất là nhân dân lao động; Đi nhiều nước trên thế giới, cả nước ĐQTB, cả các nước thuộc địa; Thấu hiểu cuộc sống, tình cảnh, ước vọng của các tầng lớp nhân dân trong xh; Bản thân người cũng đã trải qua nhiều cảnh thăng trầm, vất vả, tủi nhục trong cảnh nước mắt, nhà tan...

4- Chủ nghĩa nhân văn mác-xít: nhất là chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, khát khao giải phóng cho toàn xh, cho mọi người, nhất là người lao động bị áp bức, bóc lột...

Câu 49 : Phân tích khái niệm "con người" trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.

Trả lời :

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người được khái niệm vừa là mục tiêu của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, vừa là động lực của chính sự nghiệp đó. Tư tưởng đó được thể hiện rất triệt để và cụ thể trong lý luận chỉ đạo cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Đối với Hồ Chí Minh, con người vừa tồn tại vừa tư cách cá nhân, vừa là thành viên của gia đình và của cộng đồng, có cuộc sống tập thể và cuộc sống cá nhân hài hòa, phong phú

Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh không tồn tại như một phạm trù bản thể luận có tính trừu tượng hóa và khái quát hóa, mà được đề cập đến một cách cụ thể

Tóm lại: Quan niệm về con người, coi con người là một thực thể thống nhất của "cái cá nhân" và "cái xã hội", con người tồn tại trong mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân với cộng đồng, dân tộc, giai cấp, nhân loại; yêu thương con người, tin tưởng tuyệt đối ở con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp giải phóng xã hội và giải phóng chính bản thân con người, đó chính là những luận điểm cơ bản trong tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh. Xuất phát từ những luận điểm đúng đắn đó, trong khi lãnh đạo nhân dân cả nước tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, Hồ Chí Minh luôn tin ở dân, hết lòng thương yêu, quý trọng nhân dân, biết tổ chức và phát huy sức mạnh của nhân dân. Tư tưởng về con người của Người thông qua thực tiễn cách mạng của Người thông qua thực tiễn cách mạng đã trở thành một sức mạnh vật chất to lớn và là nhân tố quyết định thắng lợi của chính sự nghiệp cách mạng ấy.

Câu 50 :Lòng thương yêu vô hạn của Hồ Chí Minh đối với con người được thể hiện như thế nào?

Trả lời :

Kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp truyền thống nhân nghĩa với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, tiếp thu tinh thần nhân văn của nhân loại qua nhiều thế kỷ, qua hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh đã xác định tình yêu thương con người là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất.

Tình yêu rộng lớn dành cho những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức, bóc lột. Hồ Chí Minh chỉ ham muốn cho đất nước được hoàn toàn độc lập, dân được tự do, mọi người ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Chỉ có tình yêu thương con người bao la đến như vậy mới có cách mạng, mới nói đến CNXH và CNCS.

Nghiêm khắc với mình, độ lượng với người khác. Phải có tình nhân ái với cả những ai có sai lầm, đã nhận rõ và cố gắng sửa chữa, đánh thức những gì tốt đẹp trong mỗi con người. Bác căn dặn Đảng phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, trên nguyên tắc tự phê bình và phê bình chân thành.

Tình yêu thương con người còn là tình yêu bạn bè, đồng chí, có thái độ tôn trọng con người, điều này có ý nghĩa đối với người lãnh đạo.

Câu 51 :Tại sao có thể khẳng định: điểm nổi bật trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là sự khoan dung rộng lớn.

Trả lời:

Lòng khoan dung rộng lớn trong TTHCM.

Đoàn kết lâu dài và rộng rãi các lực lượng là thể hiện lòng nhân ái bao dung cao cả.

Vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, ứng xử có lý có tình với kiều dân nước ngoài, bảo vệ tính mạng và tài sản của họ.

Lòng nhân ái bao la còn thể hiện ở nguyên tắc đánh kẻ chạy đi, không đánh người quay lại. Hồ Chí Minh có chính sách khoan hồng đại lượng, đối xử nhân đạo với tù binh.

Cán bộ, đảng viên có lỗi, chú ý giáo dục nhiều hơn so với xử phạt.

Trân trọng ý kiến khác nhau, kể cả ý kiến trái với mình.

Người chắt lọc tinh hoa, tiếp thu hạt nhân hợp lý từ chủ nghĩa nhân văn phương Đông, phương Tây, hình thành tư tưởng khoan dung đối với tất cả mọi người, trừ bọn cướp nước, kẻ cố ý hại dân, cam tâm phản quốc.

Tấm lòng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân hậu, bao dung cả với những vị quan lại cũ, những trí thức đã từng tham gia chính quyền bù nhìn. Họ được Người cảm hóa bằng sự khoan dung. Và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tập hợp quanh mình và phát huy tác dụng của những vị vốn là đại thần của Nam triều cũ như cụ Thượng thư Bùi Bằng Đoàn, cụ Khâm sai đại thần Phan Kế Toại, cụ Tổng đốc Vi Văn Định...

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi cá nhân cũng như mỗi cộng đồng người đều có ưu điểm, khuyết điểm, mặt tốt, mặt xấu, mặt được, mặt chưa được..., hết sức phong phú, như năm ngón tay dài ngắn khác nhau, như mấy mươi triệu con người Việt Nam "có thế này, thế khác". Và tuy dài ngắn khác nhau, nhưng cả năm ngón tay đều tập hợp nhau lại thành bàn tay; tuy người thế này, người thế khác, nhưng đều là nòi giống Lạc Hồng, ai cũng có ít hay nhiều lòng yêu nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là hiện thân rực sáng của tấm lòng nhân ái, khoan dung, mà còn thường xuyên giáo dục, nhắc nhở những ai có chức, có quyền, đặc biệt chức to, quyền lớn càng phải thương yêu, độ lượng với người dưới, với chiến sĩ.

Di sản tư tưởng nhân văn - đạo đức Hồ Chí Minh để lại là hết sức phong phú, sâu sắc, có giá trị lý luận và thực tiễn lớn lao. Những nội dung cơ bản của tư tưởng nhân văn - đạo đức Hồ Chí Minh đang được Đảng ta vận dụng và phát triển trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, vì hạnh phúc con người.

Câu 52 :Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh: con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng.

Trả lời :

Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng

a. Con người là mục tiêu giải phóng của sự nghiệp cách mạng

Mục tiêu của cách mạng là giải phóng con người, mang lại tự do, hạnh phúc cho con người; nhưng sự nghiệp giải phóng là do chính con người thực hiện. Với tư cách là mục tiêu của cách mạng, mọi chủ trương đường lối, chính sách của Đảng phải vì dân, vì lợi ích của dân. Bao nhiêu lợi ích cũng vì dân. Dân trước hết là giai cấp công nhân, liên minh với nông dân, trí thức cũng là một tầng lớp cần coi trọng.

b. Con người là động lực của cách mạng

Với tư cách là động lực của cách mạng, cần phải tổ chức và thức tỉnh hàng chục triệu nông dân, phải thức tỉnh và tổ chức toàn thể giai cấp công nhân. Có như vậy mới tạo ra sức mạnh to lớn để có thể làm cách mạng thành công. Họ phải có trí tuệ, bản lĩnh, văn hoá, đạo đức, được nuôi dưỡng trên nền truyền thống lịch sử và văn hoá hàng ngàn năm của dân tộc. Lịch sử đã chứng minh, quần chúng nhân dân là lực lượng sáng tạo cơ bản, có dân là có tất cả. Xuất phát từ sự đánh giá đúng con người và hiểu biết con người, con người là động lực chỉ có thể thực hiện được khi hoạt động có tổ chức, có lãnh đạo. Đảng cách mạng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng, qua phong trào cách mạng của quần chúng, Đảng sẽ nhân sức mạnh của con người lên gấp bội lần. Câu 53: Trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay, phương hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện như thế nào?

Trả lời :

Nắm vững quan điểm thực tiễn, vận dụng và phát triển sáng tạo CN Mac_Lenin, tư tưởng HCM để giải đáp đúng những vấn đề do thực tiễn CM nước ta đặt ra hiện nay.Vận dụng và phát triển phải dựa vào ND vì lợi ích của ND, phù hợp với thực tiễn VN.

Câu 54 : Hãy làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về tính chất và chức năng văn hoá.

Trả lời :

1. Quan điểm về tính chất của nền văn hoá.

- Tính dân tộc, đặc tính dân tộc hay cốt cách dân tộc là cái tinh tuý, đặc trưng riêng của văn hoá dân tộc. Cốt cách văn hoá dân tộc không phải "nhất thành bất biến", mà có phát triển và bổ sung nét mới.

- Tính khoa học của nền văn hoá thuận với trào lưu tiến hoá của tư tưởng hiện đại: hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Những người làm văn hoá phải có trí tuệ, hiểu biết khoa học tiên tiến, phải có chiến lược xây dựng văn hoá mang tầm thời đại.

- Tính đại chúng của nền văn hoá là phục vụ nhân dân, phù hợp nguyện vọng của nhân dân, đậm đà tính nhân văn.

Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, nền văn hoá thể hiện:

- Nội dung xã hội chủ nghĩa: tiên tiến, tiến bộ, khoa học, hiện đại, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.

- Tính dân tộc của nền văn hoá là giữ gìn, kế thừa và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, phù hợp với điều kiện lịch sử mới.

2. Quan điểm về chức năng của văn hoá.

- Một là, bồi dưỡng tư tưởng đạo đức đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho con người. Người thường xuyên quan tâm đến bồi dưỡng lý tưởng cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Đó là chức năng cao quý của văn hoá. Hồ Chí Minh nói phải làm cho văn hoá soi đường cho quốc dân đi, đi sâu vào tâm lý quốc dân, để xây dựng tình cảm lớn cho con người.

- Hai là, nâng cao dân trí tức là trình độ hiểu biết, trình độ kiến thức của người dân.

- Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách lành mạnh, luôn hướng con người vươn tới chân- thiện- mỹ để không ngừng hoàn thiện bản thân mình.

Câu 55: Hãy phân tích các quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về các lĩnh vực chính của văn hóa.

Trả lời:

a) Văn hoá giáo dục:

- Mục tiêu của văn hoá giáo dục là thực hiện cả ba chức năng của văn

- Cải cách giáo dục là xây dựng hệ thống trường, lớp với chương trình và nội dung dạy học thật khoa học, hợp lý, phù hợp với bước phát triển của ta. Học chính trị, khoa học - kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, lao động...

- Phương châm, phương pháp giáo dục:

Phải luôn gắn giáo dục với thực tiễn Việt Nam, học đi đôi với hành, học kết hợp với lao động sản xuất. Giáo dục phải có tính định hướng đúng đắn, rõ ràng, thiết thực, phối hợp nhà trường với gia đình - xã hội, thực hiện bình đẳng dân chủ trong giáo dục.

Học ở mọi nơi, mọi lúc, học mọi người; học suốt đời; coi trọng việc tự học, tự đào tạo và đào tạo lại. "học không biết chán, học không bao giờ đủ, còn sống còn phải học".

Phương pháp giáo dục phải bám chắc vào mục tiêu giáo dục.

- Quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên có phẩm chất, yêu nghề; phải có đạo đức cách mạng, phải yên tâm công tác, đoàn kết; phải giỏi chuyên môn, thuần thục phương pháp.

b) Văn hoá văn nghệ:

+ Văn nghệ là một mặt trận, văn nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng, trong xây dựng xã hội mới, con người mới.

+văn nghệ phải gắn với thực tiễn của đời sống ND. Đó là đời sống lddsx, chiến đấu, sinh hoạt và xd cuộc sống mới. Văn nghệ vừa phản ánh thực tiễn ấy, vừa hướng cho ND thúc đẩy sự phát triển của thực tiễn ấy theo quy luật của cái đẹp

+ Phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới của đất nước và của dân tộc.Phải phán ánh cho hay, cho chân thật sự nghiệp cách mạng của nhân dân. Cần làm cho món ăn tinh thần được phong phú, không nên bắt mọi người chỉ được ăn một món thôi.

c) Văn hoá đời sống

Văn hóa trong đời sống mới bao gồm: Đạo đức mới, lối sống mới, nếp sống mới.

- Đạo đức mới. Theo Hồ Chí Minh là thực hành đời sống mới trước hết là thực hành đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm chính.

- Lối sống mới bao gồm phong cách sống và phong cách làm việc.

+Phong cách sống là sống thế nào cho phù hợp.

+Phong cách làm việc bao gồm tác phong quần chúng, tác phong tập thể, dân chủ, tác phong khoa học.

- Nếp sống mới là lối sống mới đã trở thành thói quen ở mỗi người, thành phong tục tập quán của cả cộng đồng. XD nếp sống mới phải kế thừa và phát triển những truyển thống tốt đẹp, đồng thời phải cải tạo những tập quán cũ lạc hậu.XD nếp sống mới ko chỉ tuyên truyền giáo dục mà điều quan trọng là phải nêu gương,

Câu 56: Hãy làm rõ sự vận dụng và phát triển tư tưởng văn hoá của Hồ Chí Minh với việc xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc?

Trả lời :

Sự vận dụng Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với vấn đề xây dựng văn hóa

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) của Đảng ta nêu rõ rằng, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một trong những nội dung cơ bản của việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng yêu cầu: đưa các nhân tố văn hóa, tinh thần thấm sâu vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII, ghi rõ: "Để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng về văn hóa, phải xây dựng văn hóa từ trong Đảng, trong bộ máy nhà nước..." và khẳng định rằng: "Đặt trọng tâm vào nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa lành mạnh trong xã hội, trước hết là trong các tổ chức đảng và nhà nước, trong các đoàn thể quần chúng và trong từng gia đình". Nghị quyết Đại hội IX của Đảng một lần nữa yêu cầu: "Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân". Kết luận của Hội nghị Trung ương 10, khóa IX, nhấn mạnh: Tiếp tục đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sốngđời sống lành mạnh trong xã hội, trước hết là trong các tổ chức đảng và nhà nước. Trong Diễn văn đọc tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Đảng, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh cũng yêu cầu phải phấn đấu để mỗi tổ chức đảng và đoàn thể, mỗi cơ quan nhà nước đều là "một tấm gương văn hóa trong xã hội".

Nhắc lại các nghị quyết nói trên để thấy rõ tính bức bách của nhiệm vụ xây dựng văn hóa trong Đảng hiện nay; cũng là để thấy rõ rằng muốn xây dựng được tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa lành mạnh trong xã hội, trước hết phải xây dựng được các phẩm chất đó trong các tổ chức của Đảng và bộ máy của Nhà nước...

Đối chiếu với tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức mà chúng tôi vừa đề cập, ta càng thấy rõ vai trò quan trọng biết dường nào của đạo đức cách mạng trong việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nói chung, và xây dựng văn hóa trong Đảng nói riêng. Không phải ngẫu nhiên trong Di chúc Người nói về Đảng và đặc biệt nhấn mạnh vấn đề đạo đức: "Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân".

Những lời dạy của Bác Hồ về đạo đức cách mạng, đối với Đảng ta, đối với mỗi cán bộ, đảng viên, ngày nay vẫn còn mang tính thời sự nóng hổi; nhất là những phẩm chất trung với Đảng, trung với nước, hiếu với dân, về cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, về nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, về đảng viên đi trước, làng nước theo sau... là không bao giờ cũ. Nếu có cái gì gọi là cũ thì đó chính là nhận thức của chúng ta về các lời dạy của Bác không đến nơi, đến chốn, không thật đầy đủ và nhuần nhuyễn, nhất là chúng ta nói mà không đi đôi với làm, hoặc nói nhiều làm ít, khiến cho đời sống văn hóa trong Đảng nhất là đời sống về đạo đức, có những biểu hiện suy thoái nghiêm trọng. Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (lần 2), khóa VIII, đòi hỏi phải khắc phục bằng được tình trạng suy thoái về tư tưởng, đạo đức và lối sống trong cán bộ, đảng viên, đặc biệt là tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, một căn bệnh nguy hiểm đang đục khoét cơ thể sống của Đảng ta. Trong cuộc chiến đấu sinh tử này, mỗi cán bộ, đảng viên chúng ta càng phải đề cao trách nhiệm tu dưỡng và thực hành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh..

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #-b3liev3