Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

400 cau hoi nu gioi can biet

1. Nữ giới có những đặc điểm sinh lý gì?

Sự hoạt động của nội tạng cơ thể người, nam nữ cơ bản giống nhau, nhưng về hệ thống sinh dục mà nói, nam nữ có sự khác nhau rõ ràng. Trước hết về giải phẫu, nữ giới có tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng (hai cái sau cũng gọi là phần phụ) mà nam giới không có. Trong đó, tử cung là một bộ máy sinh dục quan trọng.

Tử cung bình thường có hình dạng như quả lê lộn ngược hơi dẹt trước sau, nằm ở chính giữa bụng dưới, phía trước là bàng quang, phía sau là trực tràng, đầu dưới thông với âm đạo, nó có thể sản sinh kinh nguyệt, mang thai, đồng thời là cơ quan trọng yếu sinh ra thai nhi, ống dẫn chứng là hai đường ống dẫn nhỏ cong, bắt đầu từ hai góc tử cung, thông với khoang tử cung, đầu ngoài tự do di động tách ra, cửa thông với khoang hình phễu là nơi tinh trùng và trứng kết hợp với nhau, rồi dẫn trứng hoặc trứng đã thụ tinh đến khoang tử cung.

Buồng trứng nằm ở hai bên phải trái, có hình bầu dục dẹt, là bộ máy sinh dục của nữ giới, có thể sản sinh ra trứng và chất kích thích, không chỉ quan hệ đến kinh nguyệt, thai ngén, đồng thời có quan hệ mật thiết đến nội tiết của thân thể.

Về sinh lý, nữ giới khác nam giới ở chỗ có kinh nguyệt, rụng trứng, mang thai, sinh con và nuôi con bằng sữa. Nói chung, con gái khoảng 14 tuổi thì bắt đầu có kinh nguyệt, khoảng cách của ngày thứ nhất giữa hai lần kinh nguyệt được gọi là một chu kỳ kinh nguyệt, nói chung là từ 28 đến 30 ngày; mỗi lần kinh nguyệt ra từ 3 đến 5 ngày; lượng kinh mỗi ngày hành kinh trung bình là 50 mi, ít thì có 10 - 20 ml, nhiều thì 100 ml, máu kinh nguyệt không đông, hơi có mùi tanh, màu sắc nói chung đỏ sẫm.

Trước và sau khi có kinh nguyệt, phụ nữ thường cảm thấy vú nở ra, chân tay mỏi, ăn uống không ngon, tinh thần khó chịu hoặc kích động, đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Những thay đổi sinh lý mang tính chu kỳ này của nữ giới, là kết quả của nội tiết tố buồng trứng tác động vào cơ thể.

Trứng rụng cũng là một đặc điểm sinh lý của nữ giới, vào khoảng từ ngày thứ 14 đến ngày thứ 16 của chu kỳ kinh nguyệt, thường mỗi tháng chỉ có một trứng chín, hai buồng trứng thay nhau rụng trứng, cũng có thể do một bên buồng trứng liên tục rụng trứng, trứng rụng tạo điều kiện để thụ thai. Sau khi có kinh nguyệt thì có khả năng sinh con, khi nam nữ giao hợp nhau, trứng thụ tinh, bắt đầu mang thai. Về mặt lâm sàng lấy 28 ngày làm một tháng thai ngén, thời kỳ thai ngén kéo dài 10 tháng tất cả là 40 tuần lễ.

Trong cả kỳ thai ngén, về mặt sinh lý nữ giới có hàng loạt thay đổi. Hệ thống sinh dục chủ yếu lấy tử cung làm chính, không những thể tích tử cung tăng lên, mà hình dạng cũng thay đổi không ngừng, từ hình quả lê dẹt biến thành hình cầu, sau khi mang thai 3 tháng, lại từng bước kéo dài thành hình bầu dục. Vú cũng dần dần lớn thêm, núm vú cũng thâm dần.

Thời kỳ cuối mang thai, vú có ngậm sữa non. Đồng thời với sự biến đổi của hệ thống sinh dục, sự biến đổi của các hệ thống toàn thân cũng rất rõ ràng, gánh nặng của quả tim tăng lên, cho nên tim thường có độ nhẹ to mập; do sự gia tăng của dung lượng máu vượt quá mức gia tăng của số tế bào máu, do vậy dẫn đến thiếu máu mang tính sinh lý rõ ràng. Khả năng bài tiết của thận cũng có thay đổi. Chủ yếu biểu hiện ở chỗ đái nhiều và có bệnh đái albumin hoặc đái đường mang tính sinh lý. Thậm chí khớp xương và dây chằng trở nên nhão, mềm! Giúp cho mức độ hoạt động tăng lên và đường kính xương chậu tăng lớn, có lợi cho việc sinh con.

Đến thời kỳ sau khi sinh con, tức là thời gian từ khi nhau thai ra đến lúc bộ máy sinh dục khôi phục nguyên trạng, nói chung 6 đến 8 tuần lễ. Trong giai đoạn này, đại đa số sản phụ cảm thấy mệt mỏi cần được nghỉ ngơi, mồ hôi ra nhiều, có những sản phụ nóng sốt trong vòng 24 tiếng đồng hồ, nhưng nhiệt độ cơ thể phần nhiều dưới 38oC. Trong âm đạo tiết ra thứ nước như nước ối ngày càng nhiều trong 3 ngày đạt tới đỉnh cao, nước có màu hồng tươi, sau đó nước giảm dần, màu sắc cũng biến nhạt dần, nói chung nước ra kéo dài khoảng 20 ngày. Sản phụ sau khi sinh con do tử cung co lại có thể gây nên đau ở vùng bụng, gọi là co thắt. Triệu chứng đau này từ 3 đến 4 ngày rồi tự nhiên hết đau.

Sau khi sinh con 2 đến 3 ngày, vú to ra và trở nên cứng, nhiệt độ cơ thể có lúc cũng tăng cao, và bắt đầu có sữa non chảy ra, lúc này cảm thấy vú căng và đau, nhưng cho con bú sẽ nhanh chóng hết đau. Sữa của người mẹ lúc đầu có màu trắng ngà, sau chuyển thành trắng. Trong thời gian cho con bú, nói chung kinh nguyệt ngừng, chỉ có cá biệt một số phụ nữ còn có kinh nguyệt. Qua thời kỳ sau khi sinh con 6 đến 8 tuần lễ là cơ bản khôi phục trạng thái trước khi mang thai.

Từ những điều tóm tắt nêu trên, có thể thấy rằng đặc điểm sinh lý của phụ nữ là rất phức tạp, hiểu biết những đặc điểm này để giữ gìn vệ sinh, bảo đảm sức khỏe phụ nữ là điều rất cần thiết và bổ ích.

2. Đời sống sinh lý nữ giới chia làm mấy giai đoạn? Có đặc điểm gì?

Nữ giới từ khi sinh ra đến lúc già, là một quá trình tiệm tiến. Nói chung, có thể chia làm 5 giai đoạn: thời kỳ niên thiếu, thời kỳ dậy thì, thời kỳ trưởng thành, thời kỳ mãn kinh, thời kỳ già, nhưng không có ranh giới rõ ràng. Tuổi tác của các giai đoạn, do ảnh hưởng của các yếu tố như di truyền, tình hình phát dục, môi trường và khí hậu xung quanh, tình hình dinh dưỡng... mà có đôi chút khác biệt.

1.Thời thiếu niên

Từ mới sinh đến 12 tuổi thì trước 7 tuổi là giai đoạn đầu của thời niên thiếu, sau 7 tuổi là giai đoạn cuối của thời niên thiếu. Giai đoạn đầu của thời niên thiếu, thân thể phát triển khá nhanh, nhưng bộ máy sinh dục chưa phát dục. Âm đạo dài hẹp, thường bị mỏng, không có nếp gấp, trong tế bào không có đường Glucose, trong âm đạo độ acid thấp, sức chống cảm nhiễm yếu. Tử cung rất nhỏ, buồng trứng dài mảnh, noãn bào cũng không phát dục, con trai con gái ngoài bộ máy sinh dục ra, các mặt khác không phân biệt là mấy.

Giai đoạn cuối của thời niên thiếu, tuyến nội tiết bắt đầu hoạt động, xúc tiến xu hướng phân hóa giới tính và sự trưởng thành. Thân thể phát triển khá nhanh, bộ máy sinh dục dần dần phát dục. Bắt đầu từ 10 tuổi, các cơ quan sinh dục như tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng... vốn ở khoang bụng, đã sa xuống trong khoang xương chậu. Buồng trứng biến thành hình tròn, to hơn trước, noãn bào cũng dần dần phát dục, nhưng không chia tách. Đặc trưng nữ giới cũng rõ dần. Lớp mỡ dưới da bắt đầu tích tụ dần ở ngực, vai, hông làm cho các bộ phận này căng phồng lên. Do buồng trứng phát dục dần, nội tiết tố tăng nhiều, vú cũng bắt đầu phát dục, bầu vú rắn lại và cảm giác hơi sưng đau. Sau đó chuyển sang thời kỳ dậy thì.

2. Thời kỳ dậy thì

Từ khi xuất hiện kinh nguyệt đến khi bộ máy sinh dục phát triển đầy đủ, quãng thời gian này gọi là thời kỳ dậy thì, nói chung là từ 13 đến 18 tuổi. Đặc điểm sinh lý của thời kỳ này là cùng với việc cả cơ thể lớn lên nhanh chóng, quá độ đi dần tới sự hoàn thiện, bộ máy sinh dục và đặc trưng giới tính cũng phát triển rõ nét.

Về bộ máy sinh dục, âm hộ bắt đầu to ra, môi lớn của âm hộ trước kia vốn phẳng lì nay trở nên béo ra và dày lên, môi nhỏ của âm hộ cũng to ra và có màu thâm, âm đạo dài và rộng hơn, màng âm đạo dày lên và có nếp gấp; tử cung phát triển to, đặc biệt là thân tử cung to lên rất nhiều, chiếm 2/3 toàn bộ tử cung; ống dẫn trứng cũng to hơn, đỡ cong; buồng trứng lớn lên rõ rệt và bắt đầu có nang noãn chín, đến lúc đó thì kinh nguyệt xuất hiện.

Sự xuất hiện kinh nguyệt là cái mốc quan trọng đánh dấu sự bắt đầu của thời kỳ dậy thì. Nhưng do chức năng của buồng trứng vẫn chưa được kiện toàn, nên sau khi thấy kinh lần đầu tiên, kinh nguyệt còn thất thường trong một giai đoạn nữa. Về đặc trưng giới tính, bầu vú phát triển rõ hơn, núm vú to; xương chậu lớn rộng hơn, lớp mỡ dưới da dầy lên, các bộ phận như mông, ngực, vai... trở nên tròn, đẫy, khiến cơ thể nổi rõ dáng vẻ riêng biệt của nữ giới. Ngoài những điều đó ra, tính cách của nữ tính cũng nổi rõ hơn; mọi hành động, ham thích và tình cảm... đều khác nam giới.

3. Thời kỳ trưởng thành

Thường bắt đầu từ tuổi 18, cũng có thể kéo dài đến 30 tuổi. Trong thời kỳ này, bộ máy sinh dục của nữ giới trưởng thành hoàn toàn đầy đủ, đặc trưng nữ giới phát triển rõ hơn. Cũng trong thời kỳ này buồng trứng đã đi vào giai đoạn rụng trứng và nội tiết tố Estrogen (chất kích thích giới tính) theo một chu kỳ nhất định.

Các bộ phận của bộ máy sinh dục và cặp vú, thậm chí toàn bộ cơ thể đều có những thay đổi mang tính chu kỳ. Chu kỳ này được gọi là chu kỳ giới tính. Cái rõ nhất của chu kỳ giới tính là kinh nguyệt xuất hiện theo định kỳ thời gian, và có trách nhiệm sinh ra thế hệ sau. Đặc điểm trong khoảng 25 đến 35 tuổi là độ tuổi có khả năng sinh con mạnh nhất, sau đó thì yếu dần.

4. Thời kỳ tuổi mãn kinh

Đây là giai đoạn quá độ từ thời kỳ trưởng thành về giới tính bước vào tuổi già, là một thời kỳ quá độ mà chức năng buồng trứng của người phụ nữ suy thoái dần cho đến hết, biểu hiện rõ nhất là tắt kinh. Người phụ nữ thường tắt kinh ở độ tuổi 45 đến 52 tuổi, tuổi bình quân là 48 tuổi. Độ dài ngắn của thời kỳ không giống nhau, có thể từ mấy tháng đến mấy năm. Trong thời gian đó, chức năng của buồng trứng giảm dần, nang noãn không thể phát triển thành trứng chín, cũng không rụng trứng.

Đại đa số phụ nữ, do chức năng của buồng trứng suy giảm dần, hệ thống thần kinh thực vật của cơ thể có thể điều tiết và làm thay chức năng, mà không bị chứng bệnh gì. Nhưng có khoảng 10 đến 30% phụ nữ do không thể thích nghi được mà bị rối loạn chức năng thần kinh thực vật, mắc các hiện tượng tổng hợp của thời kỳ tuổi mãn kinh.

5. Tuổi già

Bắt đầu từ tuổi 50 đến tuổi 55, là giai đoạn buồng trứng mất tác dụng và mọi hiệu năng nội tiết của cơ thể nhìn chung đều hạ thấp xuống: Lúc này tử cung tóp lại, buồng trứng teo nhỏ không thể có hành kinh nữa, nếp gấp trong màng âm đạo biến mất, vú xệ xuống. Đồng thời cơ thể cũng có những thay đổi có tính già lão, chẳng hạn như lông tóc ngả bạc, lớp mỡ dưới da không còn, da dẻ không còn căng như trước và bắt đầu nhăn nheo, răng bắt đầu rụng, có người còn còng lưng, biểu hiện ra một loạt đặc trưng của sự già yếu.

3. Hệ thống sinh dục của nữ giới gồm những bộ phận nào ?

Hệ thống sinh dục của nữ giới gồm có hai bộ phận trong và ngoài.

a. Bộ máy sinh dục ngoài

Bộ máy sinh dục ngoài còn được gọi là âm hộ, là bộ phận lộ ra bên ngoài của bộ máy sinh dục nữ, bao gồm vùng mu, môi lớn môi bé, âm vật, tiền đình, tuyến lớn tiền đình và màng trinh... Một đệm tổ chức mỡ dày lên ở phía trên khớp mu, sau khi dậy thì lông mọc lên che phủ trên bề mặt, gọi là vùng mu. Do vùng mu kéo dài xuống phía dưới, tạo thành hai nếp gấp to của da và mỡ ở phía trong háng, gọi là môi lớn. Khi ở trong trạng thái không hưng phấn, hai môi lớn khép lại, có tác dụng bảo vệ âm đạo và niệu đạo. Môi nhỏ là hai nếp gấp da màu phấn hông ở phía trong môi lớn, ở đây phân bố rất nhiều dây thần kinh, khá nhạy cảm.

Ở phụ nữ chưa kết hôn thì môi nhỏ khép lại, có tác dụng bảo vệ âm đạo và bộ máy sinh dục bên trong cơ thể, ở đầu trên giữa hai môi nhỏ, có một bộ phận nhô lên cương cứng và xốp dạng như hạt đậu to, có nhiều dây thần kinh, rất nhạy cảm, hưng phấn mạnh về giới tính, là bộ phận quan trọng gây ra những hưng phấn giới tính. Vùng có hình quả trám nằm giữa hai môi bé được gọi là tiền đình. Phía trước là âm vật, phía sau là dây chằng âm vật. Trong vùng này còn có lỗ niệu đạo, lỗ âm đạo và tuyến lớn tiền đình (còn gọi là tuyến Bartholin). Tuyến lớn tiền đình nằm ở đằng sau môi lớn, phân bố ở hai bên, có lỗ thông vào khoảng giữa môi bé và màng trinh, bằng hạt đậu, khi giao hợp tiết ra chất dính nhầy, có tác dụng bôi trơn cửa âm đạo. Ở chỗ giáp ranh giữa cửa âm đạo và tiền đình, có một lớp màng mỏng hình tròn hoặc hình bán nguyệt có một lỗ nhỏ ở giữa gọi là màng trinh. Sau khi kết hôn, màng trinh bị phá rách mà tạo thành vết rách của màng trinh. Cũng có những nữ thanh niên chưa giao hợp lần nào nhưng do hoạt động quá mạnh và bị ngoại thương mà cũng rách màng trinh.

b. Bộ máy sinh dục trong

Bộ máy sinh dục trong là bộ phận nội tạng của bộ máy sinh dục, bao gồm âm đạo, tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng. Âm đạo là một ống cơ đi từ bộ phận sinh dục ngoài vào tới tử cung. Đầu dưới thông với phía sau tiền đình của âm đạo, đầu trên bọc xung quanh cổ tử cung, thành trước dài khoảng 7 đến 9 cm, thành sau dài khoảng 10 đến 12 cm. Thành âm đạo có rất nhiều nếp gấp và các sợi dây dọc có sức đàn hồi nên có sức co giãn rất lớn. Thành âm đạo lại có nhiều chùm tĩnh mạch, nên khi bị tổn thương cục bộ thì dễ chảy máu hoặc tụ máu. Màng nhày của âm đạo chịu ảnh hưởng của nội tiết tố oestrogen, nhưng lại thay đổi mang tính chu kỳ. Khi giao hợp, các mạch máu xung quanh âm đạo được xung nạp dồi dào, chất nhầy tiết ra làm trơn âm đạo. Âm đạo là ống dẫn tinh trùng vào, thoát máu hành kinh ra ngoài và sinh ra thai nhi, và cũng là bộ phận giao hợp.

Tử cung là một khoang cơ rỗng, nằm lọt giữa khoang chậu có hình giống quả lê đặt ngược, phần đầu dưới nhỏ hẹp là cổ tử cung, thông với âm đạo. Phần đầu trên to dày gọi là đáy tử cung, đoạn giữa là thân tử cung, hai sừng tử cung ở hai bên thông với ống dẫn trứng. Chiều dài tử cung của người thành niên vào khoảng 7,5 cm rộng 5 cm, dày 2,5 cm, nặng khoảng 50 gam. Bề mặt phía trong của khoang tử cung có một lớp màng nhầy, gọi là niêm mạc tử cung. Do ảnh hưởng chất kích thích của buồng trứng, niêm mạc tử cung biến đổi theo chu kỳ, tự bong ra thành kinh nguyệt. Cho nên nói, tử cung là nơi sinh ra kinh nguyệt và mang thai cho đến khi thai lớn đủ tháng đủ ngày, ống dẫn trứng (hay còn gọi là vòi Fallôpe) là một cặp đường ống nhỏ dài mà cong, đầu trong thông với tử cung, đầu ngoài tự do di động, có vòi thông với khoang hình phễu, gần với buồng trứng, ống dài khoảng 8 đến 12 cm. Vai trò của ống dẫn trứng là nhận trứng rụng từ buồng trứng, giúp trứng có cơ hội thụ tinh và đưa trứng vào làm tổ trong khoang tử cung.

Buồng trứng nằm ở mặt sau của dây chằng rộng treo hai bên tử cung, có hình dạng giống như quả chà là (tức là hình bầu dục dẹt) ở đầu dưới của ống dẫn trứng. Buồng trứng là tuyến sinh dục của nữ. Tuy nó không nặng đến 5 hoặc 6 gam, nhưng lại là nơi sản sinh ra tế bào trứng và tiết ra nội tiết tố oestrogen. Hoạt động bình thường của buồng trứng có quan hệ tới chức năng sinh con và sinh lý của cuộc đời phụ nữ.

4. Có những dị tật gì thường thấy ở âm hộ và âm đạo?

Âm hộ và âm đạo là bộ phận cấu thành bộ máy sinh dục nữ, những dị tật người ta thường thấy ở chúng là: màng trinh đóng kín, vách ngăn ngang âm đạo, vách ngăn dọc âm đạo và không có đường âm đạo bẩm sinh...

Thông thường, màng trinh nữ có một lỗ nhỏ ở giữa, lỗ có hình tròn hoặc hình bán nguyệt, hoặc hình cánh hoa. Nếu lỗ màng trinh quá nhỏ hoặc tạo thành dạng xốp thì không những máu hành kinh khó thoát ra ngoài mà thường gây khó khăn cho việc giao hợp sau khi cưới. Màng trinh đóng kín, được gọi là màng trinh không có lỗ, tục ngữ gọi là "thạch nữ" (tức "cô gái rắn như đá"), là một dạng dị tật thường thấy của bộ máy sinh dục.

Do màng trinh bít kín cửa âm đạo, sau khi có hành kinh lần đầu tiên, máu kinh không thể thoát ra ngoài, mà tích lại trong tử cung. Nếu máu tích quá nhiều có thể chảy vào buồng trứng và chảy vào ổ bụng. Những cô gái bị tật này đều không thấy hành kinh khi dậy thì, sau đó dần dần xuất hiện tình trạng thấy đau ở bụng dưới, theo chu kỳ mỗi tháng và cùng với sự chuyển dời của thời gian, bụng dưới không những càng ngày càng đau dữ dội thậm chí còn nổi cục, hơn nữa còn kèm theo những triệu chứng như toàn thân khó chịu, đau đầu, bí tiện (bí đại tiện), đi đái liên tục...

Khi bác sĩ kiểm tra, có thể phát hiện thấy bộ phận màng trinh là một màng dày có màu tím thẫm, chọc thủng màng trinh có thể hút ra dung dịch máu có màu nâu sẫm hoặc màu đen đóng kín cũng không thể sinh hoạt tình dục được. Khi phát hiện thấy các tình trạng nêu trên đi đến bệnh viện đề nghị bác sĩ rạch màng trinh theo hình "X".

Trên lâm sàng vách ngăn của âm đạo cũng là một trường hợp ngẫu nhiên, phần lớn nằm ở đoạn trên của âm đạo. Nếu vị trí vách ngăn ngang hơi thấp, phạm vi tương đối rộng, có thể làm cho âm đạo bị đóng kín hoặc đóng kín một phần, vì thế ảnh hưởng đến việc giao hợp, và có thể xuất hiện những triệu chứng tương tự như màng trinh bị bịt kín.

Còn nếu vị trí vách ngăn ngang hơi cao, mà vách ngăn của âm đạo lại có lỗ, thì thường không có triệu chứng gì và có thể có thai được, nhưng khi sinh con có thể làm ảnh hưởng đến việc thoát ra của thai nhi, gây sinh con khó.

Còn về trường hợp vách ngăn dọc của âm đạo, thường hình thành hai âm đạo (âm đạo kép) ở một chỗ hoặc ở suốt cả âm đạo, tử cung cũng có thể có hai tử cung. Có lúc vách ngăn dọc của âm đạo có thể gây khó khăn cho việc sinh con hoặc bị rách chảy máu. Đối với hai dị tật này của âm đạo, dùng phẫu thuật cắt bỏ vách ngăn ngang hoặc vách ngăn dọc là biện pháp chữa trị duy nhất.

Còn đối với những người không có đường âm đạo bẩm sinh, thường đồng thời không có tử cung hoặc tử cung quá nhỏ. Nếu tử cung phát dục bình thường, thì kinh nguyệt không chảy ra nổi, vì máu tích lại trong tử cung, có thể gây nên đau bụng dưới.

Nếu việc tử cung phát dục bất thường, phần lớn do không có kinh nguyệt hoặc không có cách nào làm tình được thì cần tiến hành thăm khám, đa số là áp dụng cách chữa phẫu thuật tạo hình âm đạo.

6. Tử cung hay có những dị tật gì?

Tử cung là nơi sinh ra kinh nguyệt, mang thai và cũng là cơ quan quan trọng để sinh con. Tử cung phát triển bất bình thường không những gây nhiều ảnh hưởng về sinh lý cho phụ nữ mà có khi còn là nguyên nhân gây nên tình trạng không có con. Vậy thì, tử cung thường có những dị tật gì? Có thể chia ra làm hai loại:

Một là tử cung phát triển thiếu, trường hợp này gồm:

1. Không có tử cung bẩm sinh: Đa số những người mắc bệnh này thường kèm theo cả không có âm đạo, nhưng buồng trứng vẫn phát triển bình thường vì vậy đặc trưng giới tính vẫn phát triển tốt.

2. Tử cung teo nhỏ: Tử cung rất nhỏ, chỉ từ 1 đến 3 cm, phần lớn không có niêm mạc, vì thế không có kinh nguyệt.

3. Tử cung phát triển không hoàn thiện: Tức tử cung nhỏ hơn bình thường, cổ tử cung lại dài, lượng kinh nguyệt ít, thường là nguyên nhân gây nên tình trạng không thụ thai.

Hai là tử cung không phát triển thừa, bao gồm:

1. Tử cung kép: Tức có hai tử cung cùng tồn tại.

2. Hai cổ tử cung: Tức đáy tử cung lõm xuống, tạo thành hình hai sừng, đồng thời có hai cổ tử cung.

3. Tử cung hai sừng, một cổ tử cung: Tức chỉ tử cung có hai sừng, nhưng chỉ có một cổ tử cung.

4. Tử cung có vách ngăn dọc: Hình dáng bên ngoài của tử cung bình thường, nhưng có một vách ngăn dọc chia cổ tử cung và khoang tử cung ra làm hai nửa.

5. Tử cung một sừng: Tử cung chỉ phát triển một sừng về một phía, tử cung chỉ có một ống dẫn trứng, còn một ống không phát triển.

6. Tử cung có sừng phụ: Tức sừng tử cung ở một bên phát triển thêm một sừng phụ dị dạng, tử cung sừng phụ này không thông với tử cung.

Do những dị tật này của tử cung, thường làm cho kinh nguyệt thất thường hoặc dẫn đến vô sinh, dù có thai nghén cũng dễ bị sảy. Nếu thai nhi có trưởng thành đầy đủ thì do hình dáng đặc thù của tử cung, sức co bóp của tử cung kém, nên thai bị ngược hoặc tỷ lệ thai lưu, không ra được khá cao.

7. Vì sao buồng trứng phát triển không đầy đủ?

Sự phát triển không hoàn chỉnh của buồng trứng là nguyên nhân thường gặp của chứng vô sinh ở nữ giới, dẫn đến chứng bệnh buồng trứng không thực hiện đầy đủ chức năng do sự phát triển của nó bị cản trở. Chẳng hạn như mất sự điều hòa cân bằng giữa khâu não - tuyến yên - buồng trứng, u tuyến yên, các chất dinh dưỡng cao không tốt, có bệnh mãn tính (như kết hạch), bị hết bệnh này sang bệnh khác (ví dụ như chức năng tuyến giáp trạng bị giảm đi hoặc quá mức bình thường, bệnh đái đường, rối loạn chức năng tuyến thượng thận...). Tất cả đều có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển không bình thường của buồng trứng, thậm chí gây trở ngại cho chức năng của tuyến sinh dục. Ngoài ra, những bệnh của bản thân buồng trứng (như buồng trứng non, sớm suy giảm chức năng buồng trứng, buồng trứng đa nang, u buồng trứng) do buồng trứng không thể phát triển đầy đủ có thể gây ảnh hưởng rõ rệt đến sự bài tiết oestrogen và chức năng rụng trứng của buồng trứng.

Khi gặp phải những trường hợp trên, trước tiên phải kiểm tra nội tiết tố, thông qua kiểm tra xác định nội tiết tố oestrogen (còn gọi là chất kích thích giới tính) trong nước tiểu, phenol trong nước tiểu người có thai để tìm hiểu xem các nội tiết tố được tiết ra như thế nào, nhằm đoán ra khả năng rụng trứng của buồng trứng. Trước mắt, vẫn chưa có biện pháp trực tiếp để kiểm tra liệu buồng trứng có khả năng rụng trứng hay không, mà phải trải qua một số những quan sát gián tiếp, xác định nhiệt độ cơ thể một cách có cơ sở vẫn thường áp dụng trên lâm sàng, kiểm tra chất nhầy ở cổ tử cung, kiểm tra tổ chức sống của niêm mạc tử cung. Nếu những kiểm tra này cho thấy không có hiện tượng rụng trứng thì có thể chuẩn đoán là chức năng buồng trứng không hoàn thiện

8. Tử cung có những thay đổi sinh lý gì trong cuộc đời người phụ nữ?

Sau khi thai nhi nữ ra khỏi bụng mẹ, tử cung và màng nhầy tử cung của nó đã có sự phát triển ở một mức độ nhất định.

Đầu giai đoạn thơ ấu, tử cung bé gái nằm trong khoang bụng, gần với mép trên xương chậu. Thể tích tử cung rất nhỏ, cổ tử cung cũng khá dài chiếm 2/3 toàn bộ chiều dài tử cung, lớp cơ của tử cung cũng rất mỏng, toàn bộ vẫn ở trong tình trạng trẻ thơ.

Sau khi 7 tuổi, tử cung dần dần kéo xuống phía xương chậu. Bắt đầu từ tuổi dậy thì, thân tử cung to lên rõ rệt, do sự phát triển của buồng trứng sản sinh ra các oestrogen (chất kích thích giới tính) đã làm cho niêm mạc tử cung thay đổi có chu kỳ. Sự thay đổi này cho thấy rằng về việc bong ra và phục hồi màng nhầy tử cung có tính chu kỳ, kinh nguyệt bắt đầu xuất hiện.

Đến thời kỳ trưởng thành đầy đủ về giới tính, cũng đã phát triển hoàn thiện, có hình dáng giống như một quả lê đặt ngược, đầu trên khá to rộng thì là thân tử cung, đầu dưới nhỏ hẹp hình trụ tròn là cổ tử cung. Thân tử cung tương xứng với 5 khớp cùng ghép lại, xương cụt cũng gồm 4 hoặc 5 khớp cụt. Xương cùng và xương cụt liên kết với nhau thành khớp cùng cụt nhờ dây chằng, khớp này có tính hoạt động cao.

Khi sinh con, khớp cùng cụt có thể di chuyển ra phía sau giúp cho cửa ra của khung chậu được mở rộng ra ở cả đằng trước và đằng sau, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh con tự nhiên. Giữa hai tai của xương hông và xương cùng có khớp cánh chậu, phạm vi hoạt động của khớp này khá hẹp. Giữa các bộ phận của khung chậu đều có hai đôi dây chằng chắc chắn, một là dây chằng đầu khớp xương cùng đoạn nối giữa xương cùng cụt và đầu khớp xương u ngồi. Bốn kết cấu xương này được nối liền với nhau làm một nhờ dây chằng, xương sụn và các đầu khớp tạo thành khung xương chậu.

Khung xương chậu nữ giới là chỗ chứa bộ máy sinh dục của người phụ nữ tức tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng, đồng thời cũng là nơi trú ngụ của bộ máy tiết niệu tức bàng quang. Thứ tự sắp xếp của những cơ quan này trong khung xương chậu như sau: phía trước xương chậu là bàng quang và niệu đạo, ở giữa là buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung và âm đạo, phía sau là trực tràng. Kết cấu chắc chắn của khung xương chậu có tác dụng bảo vệ các cơ quan nội tạng này và cổ tử cung là tỷ lệ 2:1. Lớp cơ của tử cung cũng dày hẳn lên, dày nhất là 0,8 cm.

Trong thời gian thai nghén, các mạch máu ở cổ tử cung tăng lên, máu nạp bị yếu đi và có màu sẫm (màu máu cá); trong ống tử cung tiết ra đầy chất nhầy, bịt kín cửa sổ tử cung, thành vật chướng ngại chống vi khuẩn xâm nhập vào khoang tử cung. Sau khi nghén, tử cung to dần theo sự lớn lên của thai nhi, số mạch máu trong tử cung tăng lên. Sau khi phình to lên, tử cung trở nên mềm hơn, tử cung có hình dạng giống như quả bóng tròn và sự nhạy cảm về giới tính bị yếu đi. Sau 3 tháng, tử cung lại biến thành hình trụ tròn, đồng thời lớp cơ thành tử cung cũng giầy hơn, trọng lượng nặng hơn, trọng lượng tử cung khi thai nghén đủ tháng tăng gấp 20 đến 25 lần tử cung chưa có thai (tử cung lúc bình thường nặng khoảng 40 gam).

Sau khi sinh con, tử cung co lại, hồi phục dần đến độ bình thường. Việc xung máu, thủy thũng của cổ tử cung có từ trước khi sinh con dần dần hồi phục lại. Cửa cổ tử cung của sản phụ sau khi sinh con đã mất đi hình dạng ban đầu mà trở thành vết nứt ngang.

Sau khi bước vào tuổi mãn kinh, biểu hiện nổi bật là kinh nguyệt rối loạn, thường xuyên bế kinh, cuối cùng tắt kinh. Trong thời kỳ tắt kinh, tử cung và cổ tử cung co tóp lại. Lúc này niêm mạc tử cung cũng không bong ra theo chu kỳ nữa, vì vậy cũng không còn kinh nguyệt.

9. Buồng trứng có những chức năng nào? Cơ năng buồng trứng chịu ảnh hưởng của những yếu tố gì?

Buồng trứng là tuyến sinh dục của phụ nữ. Nó có thể sản sinh ra tế bào trứng và tiết ra chất kích thích oestrogen, vì thế nó có chức năng sinh dục và nội tiết.

Về chức năng sinh dục, phụ nữ đang ở độ tuổi sinh con, ngoài những tháng mang thai và nuôi con bằng sữa ra, cứ mỗi tháng một lần, buồng trứng lại có những thay đổi mang tính chu kỳ và rụng tế bào trứng, thời gian rụng trứng thường vào khoảng từ ngày 14 đến ngày 16 của chu kỳ kinh nguyệt. Tế bào trứng là do nang noãn trong buồng trứng tiết ra và rụng xuống. Trong sự phát dục của nhiều nang noãn, thường chỉ có một nang noãn tăng trưởng đến độ chín, vì thế mỗi tháng chỉ có một quả trứng chín. Sau khi rụng trứng, trứng sống được vài giờ. Lúc đó, nếu trứng đi vào ống dẫn trứng và gặp tinh trùng thì thụ tinh thành bào thai.

Về chức năng nội tiết, trong quá trình thay đổi theo chu kỳ của buồng trứng, buồng trứng còn đồng thời tiết ra 3 loại hormon giới tính, đó là nội tiết tố oestrogen, progesteron và một lượng cực ít hormon giống đực. Những nội tiết tố này có tác dụng quan trọng đối với các tác phủ của cơ thể.

Buồng trứng là tuyến sinh dục của phụ nữ. Việc phát triển bình thường chức năng của nó chịu ảnh hưởng của vỏ đại não, hạ khâu não và tuyến yên. Chúng ta biết rằng, thùy trước của tuyến yên tiết ra hai loại hormon gây ảnh hưởng đến chức năng của buồng trứng, một loại là hormon kích thích nang noãn chín, một loại khác là hormon tạo thành hoàng thể. Loại hormon đầu thúc đẩy nang noãn phát dục lớn đến chín, tác dụng chủ yếu của loại hormon sau là thúc đẩy rụng trứng. Hạ khâu não mang những ước số phóng thích các loại tuyến nội tiết, điều tiết tuyến yên tác động đến việc tiết ra nội tiết tố oestrogen. Thế nhưng tác dụng đưa trở lại của chức năng buồng trứng cũng có ảnh hưởng nhất định đối với lớp vỏ đại não, hạ khâu não và tuyến yên.

Từ đó ta thấy rằng, khi môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của cơ thể có những thay đổi, gây cản trở đối với bất cứ khâu nào của lớp vỏ đại não, hạ khâu não, tuyến yên và buồng trứng, thì đều dẫn đến rối loạn chức năng buồng trứng.

10. Ống dẫn trứng có những chức năng gì?

Ống dẫn trứng được chia ra làm 4 phần tính từ trong ra ngoài, bao gồm đoạn kẽ hở, đoạn eo, đoạn ổ nang và đoạn vòi loa. Trên thành ống dẫn trứng, có lớp cơ trơn, phẳng và có tế bào có nhung mao. Sự co bóp của lớp cơ trơn này sẽ làm cho ống dẫn trứng di chuyển, nhu động từ đầu xa đến đầu gần. Lông mao của tế bào có nhung mao cũng chuyển theo hướng từ ngoài vào tử cung. Những kết cấu này đã quyết định chức năng buồng trứng, tức hứng lấy trứng từ buồng trứng rụng xuống, giúp trứng có cơ hội thụ tinh và đưa trứng xuống khoang tử cung, làm tổ trên niêm mạc tử cung, phát triển thành bào thai.

11. Xương chậu được cấu tạo như thế nào? Trong xương chậu nữ giới có những cơ quan nội tạng gì?

Khung chậu của nữ giới do xương cùng, xương cụt và xương hông cấu tạo thành. Giữa 4 tấm xương cánh chậu có khớp cứng và có dây chằng hoặc xương sụn nối lại với nhau. Trong đó xương hông lại do xương cánh chậu, ụ ngồi và khớp mu tạo thành được nối bằng xương sụn, gọi là khối liên kết khớp mu, khi sinh con, khối liên kết này hơi nới lỏng ra, tạo điều kiện cho thai nhi chui ra.

12. Sau khi chào đời, bé gái có những đặc trưng gì?

Một bé gái vừa chào đời, ngoài những đặc điểm giống như bé trai là cơ thể còn chưa phát triển, các cơ quan còn chưa hoàn thiện ra, lại mang những đặc trưng riêng của giới bé.

Trước tiên, điều đó được thể hiện ở bộ phận sinh dục ngoài, toàn bộ bộ phận sinh dục hiện ra bên ngoài có hình hơi tròn, môi âm hộ lớn dày lên, môi âm hộ bé khá to và dày so với của người lớn, sự phát triển của âm vật càng to không theo một tỷ lệ nào. Như vậy, tổ chức của bộ phận sinh dục ngoài âm hộ hơi múp lên. Còn bộ phận bên trong của bộ máy sinh dục, là âm đạo thì chỉ là một đường ống hẹp và dài, màng da trên của âm đạo có nhiều lớp tế bào xếp lên nhau. Mấy tuần sau lớp tế bào ở lớp da trên của âm đạo mỏng ra. Tử cung của bé gái lúc này rất nhỏ, thân tử cung chiếm 1/3, cổ tử cung chiếm 2/3, lớp cơ của tử cung cũng rất mỏng, ống dẫn trứng cong, hơn nữa rất nhỏ, lớp cơ rất mỏng. Buồng trứng nhỏ và dài, nằm sát dây chằng rộng, có mầu phấn hồng hơi phớt trắng, mặt trơn bóng. Vị trí của tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng đều nằm trong khoang bụng, chỉ đến khi bé gái khoảng 10 tuổi thì mới bắt đầu xuống vùng xương chậu.

Ngoài đặc trưng về bộ phận sinh dục ra, có bé gái khi còn ở trong bụng mẹ, do bị nội tiết tố oestrogen của người mẹ ngấm vào trong cơ thể, khiến màng tử cung thay đổi nên sau khi sinh ra, hệ thống tuần hoàn máu tách ra khỏi cơ thể mẹ, lượng kích thích tố trong máu bị giảm đi, dẫn đến tình trạng, có máu chảy ở cửa âm đạo, làm bố mẹ kinh sợ. Tình trạng này gọi là tình trạng thấy kinh giả, có thể kéo dài từ 1 đến 2 ngày, thường thì máu ra không nhiều, có thể tự cầm, không cần phải tác động gì. Ngoài ra, do chịu tác động của chất kích thích của hormon từ cơ thể mẹ, tuyến sữa cũng có thể bị cương lên, thậm chí có tí "sữa" từ 8 đến 10 ngày sau khi sinh, hai ba tuần sau thì hết, không cần phải xử lý. Xin chớ nặn bóp gì, để tránh nhiễm trùng.

13. Vì sao không được bó lưng, thít ngực trẻ em gái?

Có những ông bố bà mẹ đã cho bé gái mặc những chiếc áo bó lưng, thít ngực để trang điểm cho con mình, đặc biệt ở một số vùng nông thôn miền núi, do chịu ảnh hưởng tư tưởng phong kiến, sợ bé gái có cặp vú to dày khó hấp dẫn mà đã bắt bé gái mặc những chiếc áo chật khít để bó ngực. Đây là một tập tục xấu, rất nguy hại. Bởi vì trẻ em đang ở trong giai đoạn phát triển, bộ xương mềm, lồng ngực nhỏ, xương sườn thẳng đuỗn, nếu thít chặt tất sẽ hạn chế và làm ảnh hưởng đến sự phát triển của lồng ngực và khả năng hoạt động của phổi, thậm chí còn làm cho xương ngực biến thành hình dị dạng. Theo thống kê của các nhà y học, việc bó ngực còn có thể làm cho tỷ lệ phát bệnh ung thư ở phổi tăng lên khá cao. Ngoài ra việc thít chặt ngực còn làm cho cặp vú lép kẹp, đặc biệt là làm cho đầu vú bị tụt sâu vào trong. Do đầu vú quá nhỏ, bầu vú phát triển không đầy đặn, không những sẽ gây khó khăn cho việc nuôi con cái sau này khi làm mẹ mà còn gây viêm tuyến sữa do sữa tắc.

Bó eo lưng cũng là một tập quán rất không hay. Nếu bó eo lưng quá chặt, khoang bụng sẽ vì thế mà nhỏ đi, co hẹp lại, áp lực trong bụng tức đẩy lên, có thể làm cho vị trí các mạch máu ở thận, lá lách, gan, dạ dày, ruột. v.v... bị di dịch, khiến khả năng hoạt động bị hạn chế, máu không lưu thông, gây ảnh hưởng đến các chức năng. Chẳng hạn như làm cho việc thở bằng bụng bị cản trở, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp của lá phổi, khiến phổi không lấy đủ được lượng ôxy cần thiết cung cấp cho cơ thể do lượng hoạt động của cả buồng phổi bị ảnh hưởng. Mặt khác, nếu dạ dày không phồng to lên được, không những có thể ảnh hưởng đến việc dẫn thức ăn từ miệng xuống, đồng thời cũng có thể làm cho sự co bóp của dạ dày bị hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa. Ngoài những điều đã nêu ở trên ra, nếu bó eo lưng quá chặt, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của khung xương chậu, khiến xương chậu bị hẹp hoặc bị dị dạng, sẽ gây khó khăn cho việc sinh nở. Vì vậy, xin đừng bó eo lưng, thít ngực bé gái.

Chương 2: Tuổi dậy thì

14. Đặc trưng tuổi dậy thì là gì?

Đặc trưng giới tính thứ hai là chỉ sau khi nam hoặc nữ đến tuổi dậy thì, do sự phát triển của tuyến sinh dục khác nhau nên có sự khác biệt nhau hẳn thể hiện ở hình dáng cơ thể, giọng nói, tuyến sữa, xương chậu, bắp thịt, lông tóc, lớp mỡ dưới da... Có sự khác biệt này là do kết quả của hormon giống đực của nam giới tiết ra và do tác động của oestrogen và progesteron (hormon giống cái và hormon thụ thai) của nữ giới. Đặc điểm của đặc trưng giới tính thứ hai của nam giới và nữ giới là:

1.Về thể trạng: Nam giới thì phát triển về cơ thể, hai vai to, rộng dần ra cùng với sự lớn lên của cơ thể, phía trên cơ thể nở nang, phía dưới thon lại; nữ giới thì có hình dáng bên ngoài đầy đặn, đầy đủ, phần giữa cơ thể thì to ra.

2.Về giọng nói: Khi đến tuổi dậy thì, yết hầu ở cổ nam giới nổi lên, dây thanh đới to rộng thêm, giọng bị vỡ ra, nghe khô và ồm; nữ giới thì không có yết hầu, dây thanh đới dài và hẹp, cho nên tiếng thanh mà sắc.

3.Về lớp mỡ dưới da: Các tổ chức cơ bắp của nam giới rất phát triển còn nữ giới thì lớp mỡ dưới da dày lên.

4.Về lông tóc: Sau khi dậy thì, do tác dụng của các hormon, các loại lông tơ ở âm hộ, lông nách đều mọc. Ở nam giới, ria mép dần dần xuất hiện, lông ở bộ phận sinh dục mọc kéo dài đến phía trên, nữ giới không có râu, lông ở bộ phận sinh dục rất ít, chủ yếu mọc ở phía trên âm hộ.

5.Về xương chậu: Xương chậu nữ giới phát triển to ra và rộng ra còn xương chậu của nam giới thì nhỏ và hẹp.

6. Về tuyến sữa: Đối với nữ giới, đầu vú mọc trước, sau đó bầu vú phát triển to dần, xung núm vú có quầng sữa khá sâu; ở nam giới, không có sự phát triển rõ nét về vú.

Y học gọi những đặc trưng thể hiện ở sự phát triển trên, các bộ phận nói trên là "đặc trưng giới tính thứ hai".

15. Thế nào là dậy thì sớm?

Thường đến tuổi 11, 12, tuyến sinh dục của bé gái bắt đầu phát triển và dần dần xuất hiện những đặc trưng của nữ giới như cơ thể phát triển đầy đặn, khung xương chậu to và rộng ra, cơ thể lớn vọt lên, mọc lông ở âm hộ và nách, cặp vú nổi rõ dần và bắt đầu có kinh nguyệt.

Thế nhưng có một số bé gái lại xuất hiện những đặc trưng giới tính này ở thời kỳ trước 10 tuổi. Hiện tượng phát triển sớm này, chúng ta gọi là "dậy thì sớm". Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng "dậy thì sớm" này thường có liên quan tới di truyền của gia đình, không ảnh hưởng tới sức khỏe từ nay về sau. Nhưng cũng có số ít trường hợp là do các khối u của hệ không nội tiết gây ra, như u tuyến yên, khối u tuyến thượng thận và khối u buồng trứng... Những trường hợp này phải kịp thời sớm đến bệnh viện để chữa trị.

Hiện nay, có một số nguyên nhân nữa cũng cần phải chú ý, đó là cho trẻ ăn, uống thuốc bổ, các chất bổ quá liều lượng cũng khiến trẻ dậy thì sớm. Những chất bổ này có tác dụng làm thức dậy chức năng giới tính, khiến trẻ dậy thì sớm, người bị nặng còn có thể có những biến đổi về trạng thái và phát sinh các bệnh khác nên các bậc làm cha làm mẹ cần chú ý.

16. Khi nào bắt đầu dậy thì? Cần chú ý những gì trong thời kỳ dậy thì?

Thời kỳ dậy thì bắt đầu từ lúc xuất hiện những dấu hiệu dậy thì của tuổi trẻ cho đến khi chức năng sinh dục phát triển đầy đủ nhất, thường trong khoảng từ 11 tuổi, 12 tuổi đến 17, 18 tuổi. Người ta thường lấy việc xuất hiện kinh nguyệt ở thanh niên gái làm cái mốc bước vào thời kỳ dậy thì. Thời kỳ dậy thì là một giai đoạn tiến vọt trong quá trình phát triển của cuộc đời, cũng là giai đoạn cuối cùng của sự phát triển lớn lên. Trong thời kỳ này, cơ thể lớn lên nhanh chóng, bộ máy sinh dục và chức năng giới tính cũng được hoàn thiện dần, tinh thần và tâm lý có những thay đổi tương đối lớn. Giữ được sự khỏe mạnh của cơ thể và tinh thần trong thời kỳ này là mấu chốt quyết định thể trạng, thể chất của cuộc đời con người. Vậy cần chú ý những gì trong giai đoạn dậy thì?

1. Cần ăn uống hợp lý: Do cơ thể phát triển nhanh chóng trong giai đoạn dậy thì nên nhu cầu về dinh dưỡng, đặc biệt là nhu cầu về chất albumin và nhiệt lượng tăng lên rất nhiều. Nếu không đủ dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu của cơ thể thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường, cho nên về mặt ăn uống, ngoài việc phải ăn nhiều những thức ăn có chứa chất albumin ra còn phải chú ý bổ sung các loại vitamin và chất khoáng, ăn uống đa dạng nhiều chủng loại hợp lý, khắc phục những thói quen không tốt như ăn kiêng, ăn một thức ăn...

2. Làm tốt vệ sinh cá nhân: Chính là tạo một thói quen tốt về sinh hoạt cá nhân, sắp xếp hợp lý việc sinh hoạt, công tác và học tập, tham gia các hoạt động luyện tập và giải trí một cách đúng mức, đảm bảo ngủ đủ.

3. Khắc phục những trở ngại về tâm lý: Thời kỳ dậy thì là một thời kỳ quá độ quan trọng về phát triển tâm lý, lại là một giai đoạn quan trọng phát triển trí lực, hình thành thế giới quan, cộng với sự gia tăng những hoạt động độc lập trong xã hội nên dễ dàng bị ảnh hưởng của môi trường xung quanh, tư tưởng thì sôi nổi, tình cảm dễ bị dao động, có lúc khiến tầm nhìn, lúc thì tự cao tự đại, lúc thì bi quan thất vọng, vì thế phải nỗ lực học tập, cần phải quan sát xã hội, tìm hiểu xã hội, xây dựng cho mình một nhân sinh quan đúng đắn, khắc phục những trở ngại về tâm lý, giúp cho bản thân lành mạnh đi đến thời kỳ phát triển chín đủ của con người.

4. Hiểu rõ những kiến thức sinh lý bộ máy sinh dục: Trong giai đoạn dậy thì, bộ máy sinh dục có những thay đổi rất lớn, đặc trưng của giới tính cũng ngày càng thể hiện ra một cách rõ nét. Lúc này nên tìm hiểu kỹ càng những vấn đề như giải phẫu và sinh lý của bộ máy sinh dục, xử lý đúng đắn những hiện sinh lý như khí hư, kinh nguyệt xuất hiện trong giai đoạn dậy thì và cả những vấn đề về yêu đương và hôn nhân, để điều hòa sinh hoạt và học tập của bản thân, giúp cho hệ thống sinh dục của bản thân được phát triển khỏe mạnh.

Tóm lại, bước vào giai đoạn dậy thì, chỉ cần bạn quan sát kỹ mình thì sẽ nhận thức đúng mình. Trong quá trình nhận thức về bản thân mình nên đặt ra những biện pháp hữu hiệu thì có thể bảo đảm được sự trưởng thành khỏe mạnh của giai đoạn dậy thì.

Trong giai đoạn dậy thì, con người có những biến đổi rất lớn cả về phát triển cơ thể hình dáng hay sinh lý, cả về phát triển tinh thần hay tâm lý. Trong thời kỳ này, do cơ thể đang đi dần đến sự phát triển đầy đủ, hoàn thiện và do ảnh hưởng của nội tiết, khiến môi trường bên trong của cơ thể khác hẳn với thời niên thiếu; lại do sự tiếp xúc với xã hội của thanh niên ngày càng nhiều lên, khiến môi trường bên ngoài của cơ thể cũng có những thay đổi rõ rệt. Như vậy, về mặt tinh thần tâm lý của nữ thanh niên trong giai đoạn này có những đặc điểm sau:

1. Do sự phát triển đầy đủ của giới tính khiến cho nữ thanh niên cảm thấy e thẹn, rụt rè hoặc luôn luôn lo lắng. Đó là: Khi bước vào thời kỳ dậy thì, do có những thay đổi về cơ thể của bản thân, khá nhiều nữ thanh niên cảm thấy rất không tự nhiên, chẳng hạn lồng ngực nở nang, cặp vú to lớn, béo ra, cặp mông to ra... Đây vốn là vẻ đẹp khỏe mạnh của tuổi thanh xuân, nhưng có một số nữ thanh niên lại vì thế mà cảm thấy ngượng ngùng vì vậy đã bó lưng, thít ngực, thậm chí không muốn mặc quần áo mùa hè, sợ quần áo mỏng làm lộ rõ cơ thể của mình. Còn một số nữ thanh niên khác thì lại phiền não ủ rũ vì cơ thể gầy yếu, lồng ngực phẳng lì, cặp vú chưa phát triển, sợ mình có bệnh, lo không lọt được vào mắt bạn trai...

2. Việc xuất hiện của kinh nguyệt và những chứng bệnh có liên quan tới kinh nguyệt đã làm cho tinh thần các nữ thanh niên căng thẳng, hoảng hốt, lo buồn: Bởi khi thấy có kinh nếu không có sự chỉ bảo hướng dẫn trước của người lớn tuổi, các cháu gái lớn sẽ hoang mang không biết làm thế nào. Còn những chứng bệnh có liên quan đến kinh nguyệt, chẳng hạn như chứng căng thẳng trước khi có kinh, chứng thống kinh (đau bụng dữ dội khi hành kinh) và kinh nguyệt không đều... đều là những việc mà những nữ thanh niên chưa hề trải qua, hơn nữa lại xấu hổ không muốn hỏi người khác, bởi thế càng làm cho họ rối loạn trong thời kỳ quá độ đến lúc giới tính được trưởng thành đầy đủ.

3. Cảm thấy thần bí trước mối quan hệ của hai giới tính nam và nữ : Do tuyến sinh dục ngày càng phát dục đầy đủ, dưới tác dụng của nội tiết tố oestrogen và hormon nội tiết khác, khiến các cô gái có những thay đổi rất lớn trong nhận thức về giới tính và khác giới tính. Trong thời kỳ này, sức chú ý và hứng thú của các bé gái lớn tuổi lúc ban đầu thường chỉ dành cho bạn cùng giới, sau đó chuyển sang bạn khác giới. Thế nhưng khi đứng trước bạn khác giới, các cô thường cẩn thận, e thẹn rụt rè, có thể có lúc muốn quan sát bạn khác giới học biểu hiện một cái gì đó trước mặt bạn khác giới, do vậy họ luôn sống trong mâu thuẫn giữa lòng kiêu hãnh và ý muốn theo đuổi, giữa sơ và thân. Cùng với sự tăng lên của tuổi tác, thậm chí các cô gái còn có những ham muốn giới tính một cách mông lung. Điều này cũng không có gì là lạ.

4. Có tính độc lập và tính không ổn định về tâm lý tinh thần: Cùng với sự trưởng thành về tuổi tác và phạm vi tiếp xúc với người và vật ngày càng rộng lớn, khi đến tuổi dậy thì, các cô gái thường khát khao có tính độc lập nhiều hơn nữa, không thích bố mẹ và ngưòi khác can dự vào việc của mình quá nhiều. Họ rất muốn chi phối tất cả mọi việc, do vậy biểu hiện về tính cách thường có phần cố chấp và bướng bỉnh, hầu như bất cứ việc gì cũng đều muốn tham gia chủ trương của mình vào. Thế nhưng do vẫn chưa độc lập về kinh tế, vẫn phải dựa vào bố mẹ và gia đình, cộng với những hạn chế về kiến thức và sự từng trải, lúng túng trước những khó khăn khi phải đối phó với mọi phức tạp ở xung quanh nên thường xuất hiện tâm lý mâu thuẫn giữa tính độc lập và sự dựa dẫm. Ngoài ra, do sự điều tiết về thần kinh trong giai đoạn dậy thì không được cân bằng, có nhiều mâu thuẫn đan xen nhau về mặt tâm lý tinh thần, do đó có lúc thì tỏ ra quá thừa nhiệt tình mà thiếu sự bình tĩnh, có lúc lại trầm tĩnh kiêu ngạo một cách cô độc không thèm để ý đến người khác; lúc nói lúc cười, thoắt một cái là đã khóc, tâm trạng không đủ vững vàng, thường hay thái quá khi hưng phấn và kiềm chế.

5. Thần kinh thực vật chưa ổn định: Do tác dụng điều tiết của thần kinh thực vật chưa được ổn định kiện toàn nên có mặt biểu hiện không được ăn khớp phù hợp với hoạt động của các bộ phận trong cơ thể, ví dụ như, có cô gái động tác y hệt con trai, mạnh tay mạnh chân. Một mặt khác còn có biểu hiện dễ hoảng hốt, không bình tĩnh khi có việc xảy ra, nói chuyên với người lạ, người khác giới thì đỏ mặt, tim đập thình thịch có lúc có những tình cảm và hành vi khó hiểu không thể kiềm chế được mình.

Xuất phát từ những đặc điểm trên, người ta có thể thấy rằng: đặc điểm tâm lý của các cô gái trong giai đoạn dậy thì được bộc lộ ra trên nhiều mặt. Hiểu được những đặc điểm này, các bậc làm cha làm mẹ, thày giáo và toàn xã hội đều phải tập trung quan tâm đến các cháu, có những hướng dẫn đúng đắn, sẽ rất giúp ích cho sự trưởng thành khỏe mạnh về giới tính của nữ thanh niên.

Trang 6 của 35

18. Bầu vú dậy thì chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào?

Sự dậy thì của bầu vú bắt đầu đồng thời với sự phát dục của tuyến sinh dục, vì thế nó có quan hệ chặt chẽ với sự điều tiết của các hormon tuyến sinh dục. Đó là:

1. Nội tiết tố oestrogen: Tác dụng của loại hormon này là kích thích sự sinh trưởng của mạch dẫn tuyến sữa, đảm bảo cho tuyến sữa bước đầu được phát triển.

2. Nội tiết tố progesteron: Tác dụng của nó là kích thích sự sinh trưởng của các màng xốp của tuyến sữa, giúp cho tuyến sữa được phát triển đầy đủ.

3. Một số nội tiết tố tuyến yên và chất kích thích do cuống rốn tiết ra. Qua thí nghiệm trên động vật thì người ta thấy rằng, những động vật đã bị cắt bỏ tuyến yên, đã làm cho nội tiết tố oestrogen và nội tiết tố progesteron không có tác dụng giúp cho tuyến sữa phát triển đầy đủ. Thí nghiệm này đã chứng minh rằng, một số nội tiết tố nào đó do tuyến yên tiết ra có tác dụng quan trọng đối với việc phát triển bình thường của tuyến sữa, chẳng hạn như chất sinh ra sữa và hormon sinh trưởng do tuyến yên tiết ra có thể thúc đẩy trực tiếp đối với sự phát triển bình thường của tuyến sữa.

Nhìn chung, sự điều tiết bình thường của các nội tiết tố trên là sự đảm bảo quan trọng cho sự phát triển của cặp vú, nếu bị một số bệnh làm rối loạn sự điều tiết của các hormon đó, thì sự phát triển của bầu vú tất sẽ bị ảnh hưởng.

19. Chú ý như thế nào đến việc ăn uống và chất dinh dưỡng trong giai đoạn dậy thì?

Thời kỳ thanh niên, đặc biệt là từ khoảng 11, 12 tuổi đến 17, 18 tuổi, là thời kỳ đỉnh cao của sự tăng trưởng cơ thể, tất cả đều có những thay đổi ghê gớm từ ngoại hình đến nội tạng, từ các chức năng từ bản thân cơ thể đến phương pháp hoạt động.

Vào thời kỳ đó, mọi bộ phận trong cơ thể đều đua nhau phát triển, lớn lên, đi đến hoàn thiện dần, hoạt động của trí não và thể lực căng thẳng, nặng nề và phức tạp, lượng tiêu hao vật chất, dinh dưỡng lớn, đòi hỏi nhiều. Có nghiên cứu cho thấy rằng nhu cầu nhiệt lượng của thanh niên so với người thành niên phải tăng từ 25 đến 50%. Cho nên cần chú ý đến ăn uống và dinh dưỡng trong thời kỳ dậy thì đảm bảo được nhu cầu sinh hoạt, học tập và công tác, đồng thời cung cấp lượng dự trữ vật chất cho cơ thể đáp ứng cho nhu cầu cơ thể đang lớn lên rất nhanh. Xét về thành phần dinh dưỡng, chất sống albumin là tối quan trọng đối với thanh niên, bởi sự phát triển của các khí quan, sự dự trữ "nguyên liệu", chủ yếu đều bắt nguồn từ chất sinh dục, khả năng đề kháng bệnh tật và hoạt động của hệ thống thần kinh cao cấp đều có liên quan đến chất sống albumin. Vì thế về mặt ăn uống, phải ăn thêm nhiều trứng, cá, thịt và các loại đậu. Đường là nguồn nhiệt lượng chính, đường có được là do các món ăn chính (cơm, bánh mì...) tạo ra, nhưng một số lương thực phụ ( như ngô, khoai...) của món ăn chính lại mang ít đường hơn so với lương thực chính (là bột mì trắng và gạo...). Vì vậy phải ăn kết hợp cả lương thực phụ với lương thực chính, điều này rất có ích cho việc bổ sung lượng đường cần thiết cho cơ thể.

Trong giai đoạn dậy thì, nhu cầu đòi hỏi về vitamin A, D vó vai trò quan trọng đối với việc phát triển bộ xương. Vitamin B, C có tác dụng thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển. Về nhu cầu chất khoáng, lượng can xi, phốt pho, chất sắt mà cơ thể đòi hỏi trong giai đoạn này là lớn nhất. Can xi và phốt pho là nguyên vật liệu tạo xương, sắt là thành phần chủ yếu của tế bào máu. Sự phát triển của cơ bắp, việc tăng dung lượng máu đều cần đến những thức ăn chứa nhiều can xi. Nữ thanh niên mỗi tháng cho một lần hành kinh sẽ mất đi từ 15 đến 30 g sắt, cho nên có thể thấy rằng, việc bổ sung sắt cho cơ thể là vô cùng quan trọng.

Bởi vậy, để đảm bảo hấp thu đủ các chất dinh dưỡng này, không những phải chú ý đến chất lượng và chủng loại bữa ăn mà còn phải chú ý đến thói quen vệ sinh của việc ăn uống, không thẻ ăn theo kiểu bữa nhịn, bữa ăn, càng không thể mang thói quen không hay là chỉ ăn một thứ mình thích nếu không sự phát triển cơ thể sẽ bị hạn chế do thiếu một số chất dinh dưỡng nào đó. Cho nên phải ăn được tất cả các loại thức ăn, không được chỉ ăn một loại, các thức ăn ngon cũng không có đủ toàn bộ các chất dinh dưỡng. Rau là loại thức ăn giàu vitamin và khoáng chất, hãy nuôi dưỡng thành thói quen thích ăn rau, ăn uống bừa bãi không những không thể hấp thụ được hết chất dinh dưỡng trong thức ăn mà còn dẫn đến bệnh tật. Do đó, phải sắp xếp điều độ ngày 3 bữa ăn vừa đầy đủ lại vừa tiết kiệm thì mới hợp vệ sinh dinh dưỡng. Vào chu kỳ kinh nguyệt, việc tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng lại còn quan trọng hơn, thế nhưng không cần dùng nhiều thuốc bổ. Bởi vì việc ăn uống tốt đã có thể đáp ứng được yêu cầu của cơ thể.

Điều cuối cùng vẫn cần nhắc đến, đó là lượng nước cho cơ thể. Nước là chất nuôi dưỡng không thể thiếu được cho cơ thể con người. Thanh niên đang lớn thì 70% trọng lượng cơ thể là do nước tạo thành. Càng trẻ tuổi, cơ thể càng đòi hỏi nhiều nước. Vì thế, uống đủ nước, cũng rất quan trọng đối với việc trưởng thành, bài tiết chất thải của thanh thiếu niên.

20. Kinh nguyệt phát sinh như thế nào?

Các cháu gái đến tuổi dậy thì, buồng trứng phát triên rất nhanh.Cứ qua một chu kỳ 28 đến 30 ngày, sẽ có một số trứng, phát triển nhưng thường chỉ có một trứng chín. Nang noãn trứng chín này tiết ra nội tiết tố oestrogen và làm rụng trứng. Nội tiết tố oestrogen có thể kích thích làm dầy màng tử cung. Sau khi rụng trứng, vỏ bên ngoài của nang noãn trứng chín biến thành một vật gọi là "hoàng thể" (tức kích thích tố màu vàng tiết ra từ buồng trứng mỗi lần rụng trứng), đồng thời tiết ra nội tiết tôêstrogen và progesteron. Tác dụng chủ yếu của các loại hormon này là tiếp tục làm dầy niêm mạc tử cung.

Nếu trứng đã rụng không gặp tinh trùng, cũng có nghĩa là không thụ thai thì 14 ngày sau "hoàng thể" (tức kích thích tố màu vàng) tự co lại, không tái sản sinh ra nội tiết tố oestrogen và nội tiết tố progesteron nữa, niêm mạc tử cung bèn tự bong ra. Việc bong ra của các niêm mạc tử cung tất sẽ gây ra sự phá vỡ của mạch máu. Lúc đó , những mảnh niêm mạc bị bong ra sẽ chảy ra khỏi âm đạo cùng với máu, đây chính là kinh nguyệt.

Sau khi hành kinh, lại có những nang noãn khác phát triển và chín ở buồng trứng, tiếp tục tiét ra nội tiết tố oestrogen và rụng trứng, lại làm dày niêm mạc tử cung nếu trứng rụng không có cơ hội thụ tinh, niêm mạc tử cung lại bị khô héo bong ra và chảy máu, đây là một lần kinh nguyệt. Do quy luật rụng trứng của buồng trứng cứ khoảng một tháng một lần, vì vậy tử cung mỗi tháng một lần chảy máu, cho nên gọi là kinh nguyệt. Tuy vậy, cá biệt có người cứ 3 tháng hay 6 tháng mới thấy kinh một lần, chỉ cần theo đúng chu kỳ thì vẫn bình thường.

21. Đặc điểm của kinh nguyệt bình thường là thế nào?

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể con người, trừ thời gian trong khoảng hai, ba năm sau khi bắt đầu có kinh nguyệt, do chức năng của buồng trứng chưa được phát triển hoàn thiện, việc hành kinh vẫn chưa đi vào chu kỳ đều đặn ra thì trong thời gian hai, ba mươi năm từ sau tuổi dậy thì đến trước khi hết kinh, kinh nguyệt tất phải đi theo một quy luật.

Vậy thì, kinh nguyệt bình thường cần có những đặc điểm gì? Trước tiên, phải có một chu kỳ kinh nguyệt tương đối ổn định. Cái gọi là " chu kỳ", chính là chỉ khoảng thời gian giữa 2 ngày đầu hành kinh của hai lần kinh nguyệt. Phần lớn chu kỳ kinh nguyệt bình thường là từ 28 đến 30 ngày, có thể di dịch lên trước hoặc chậm lại mấy ngày. Chu kỳ kinh nguyệt trong khoảng từ 21 đến 35 ngày, hơn nữa khá cố định, cũng được coi là hiện tượng bình thường. Sau khi kinh nguyệt đã đi vào quy luật, số ngày hành kinh của mỗi lần, tức " kỳ kinh" cũng khá ổn định, thường từ 3 đến 7 ngày. Nếu chỉ có một hai ngày là sạch hoặc 8, 9 ngày vẫn chưa hết thì là hiện tượng không bình thường. Lượng máu hành kinh là tổng lượng máu chảy ra của kinh nguyệt mỗi tháng, thông thường khoảng từ 50 đến 60 mililít, nhưng rất khó xác định được lượng máu hành kinh mỗi lần. Thường chỉ đoán sơ bộ qua giấy thấm. Nếu một ngày thay từ 3 đến 5 lần giấy lót thì là bình thường. Những ngày hành kinh ra nhiều nhất là ngày thứ 2 và thứ 3. Chất máu kinh nguyệt bình thường cũng có đặc điểm riêng. Do bản thân máu kinh nguyệt là sự lẫn lộn của một số màng tử cung bị bong ra, chất dính của cổ tử cung và các chất tiết ra cửa âm đạo trong máu sạch nên về màu sắc có phần hơi tối, hơi dính và có một số mảnh nhỏ, khó đông thành cục. Nếu máu đỏ tươi và đông thành cục, đó là hiện tượng không bình thường. Trong thời gian hành kinh, thường không có gì khác biệt lắm, phần lớn là có mỏi lưng một chút, bụng dưới hơi căng hoặc cương đau ngực, táo bón, đau đầu... vào trước kỳ kinh hoặc sau kỳ kinh, nhưng không gây ảnh hưởng đến công tác và học tập hàng ngày.

22. Nên chú ý gì trong kỳ kinh nguyệt?

Từ lúc bắt đầu thời kỳ dậy thì, việc có kinh nguyệt là hiện tượng bình thường của phụ nữ. Thế nhưng, cơ thể có biết bao nhiêu thay đổi, chẳng hạn như sự hưng phấn của đại não bị giảm đi, vì thế dễ mệt mỏi rã rời, không những thế sức đề kháng bệnh tật của cơ thể cũng bị giảm sút nên dễ bị cảm mạo phong hàn và mắc một số bệnh khác. Đồng thời, một số khả năng phòng chống nào đó của bộ máy sinh dục tạm thời bị phá hoại, ví dụ như việc bong niêm mạc tử cung tạo nên diện sát thương, chất dính diệt khuẩn có tính a xít trong âm đạo bị máu hành kinh xối loãng đi, cửa tử cung lại hơi hé mở, rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập vào. Nếu không chú ý giữ gìn khi hành kinh, rất có thể mắc các bệnh kinh nguyệt hoặc viêm bộ phận sinh dục, thậm chí còn bị nhiễm mang tính toàn thân, vì vậy cần chú ý điều dưỡng giữ gìn khi hành kinh.

Cần chú ý mấy điểm sau:

1. Chú ý vệ sinh khi hành kinh: Trước tiên, băng giấy vệ sinh và băng lót phải sạch sẽ. Băng giấy vệ sinh bán trên thị trường đều đã được khử trùng, có thể mua về dùng nhưng phải chú ý thay thường xuyên. Sau một lần dùng băng lót hành kinh, phải giặt sạch sẽ, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, sau đó cất giữ cẩn thận. Ngoài ra, phải giữ sạch âm hộ, tốt nhất là dùng nước ấm rửa sạch âm hộ sau mỗi lần thay băng vệ sinh, nhưng chớ ngâm cửa mình vào trong chậu, để tránh nước bẩn vào trong âm đạo. Trong kỳ kinh nguyệt còn phải cấm sinh hoạt giới tính, tắm bồn và bơi lội.

2. Giữ tâm trạng vui vẻ: Bởi vì não và thần kinh có vai trò quan trọng trong việc điều tiết kinh nguyệt, cho nên cần chú ý giữ được trạng thái tinh thần thật tốt trong kỳ kinh nguyệt , giữ cho tâm trạng vui vẻ, lạc quan và ổn định, tránh bị xáo động và căng thẳng quá độ nếu không sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng điều tiết của lớp vỏ đại não, khiến kinh nguyệt không đều.

3. Chú ý giữ gìn cho ấm: Việc giữ ấm khi đang hành kinh, nhất là giữ ấm cho nửa dưới của cơ thể là điều quan trọng. Tránh tắm, rửa chân, gội đầu... bằng nước lã, bởi vì sự tác động của sự quá lạnh sẽ làm cho các huyết quản trong tử cung co lại, có thể khiến cho lượng máu hành kinh xuất ra ít đi hoặc đột ngột tắt đi, đồng thời cũng dễ bị cảm.

4. Lao động thích hợp: Cần chú ý nghỉ ngơi và đảm bảo ngủ đầy đủ trong kỳ kinh nhưng lao động vừa phải. Bởi vì, công tác và các hoạt động ngoài cơ thể mà được tham gia một cách thích hợp, có thể làm tăng sự tuần hoàn của máu trong khoang chậu, từ đó giảm nhẹ các triệu chứng như mỏi thắt lưng, đau lưng... Thế nhưng các công việc lao động chân tay quá nặng nề sẽ dẫn đến tình trạng máu hành kinh ra quá nhiều hoặc ra dầm dề không ngớt.

5. Điều chỉnh bữa ăn: Khi đang hành kinh, phải ăn những món ăn đảm bảo độ tươi, giàu dinh dưỡng mà dễ tiêu hóa, để giúp ích cho việc bổ sung chất dinh dưỡng; nếu ăn nhiều rau, uống nhiều nước sôi, để giữ cho đại tiện dễ dàng, giảm bớt lượng máu đầy trong khoang bụng, nhưng phải tránh ăn quá nhiều các thức ăn có tính chất kích thích như cay... để tránh làm cho kinh ra không đều hoặc phát sinh một số bệnh khác.

23. Lần hành kinh đầu tiên xảy ra vào lúc nào? Hành kinh sớm hay muộn có quan hệ gì tới sức khỏe?

Phụ nữ thường bắt đầu hành kinh vào độ tuổi từ 13 đến 16 tuổi, nhưng cũng có người hành kinh sớm ở độ tuổi 11 đến 12, có người thì mãi đến 16 hoặc 17 tuổi mới có kinh. Nhìn chung, người ta thấy rằng, bắt đầu hành kinh ở độ tuổi từ 11 đến 18 tuổi đều nằm trong trạng thái bình thường.

Việc có kinh lần đầu tiên ở độ tuổi sớm hay muộn đều chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Nó không những có liên quan tới khả năng kinh tế, tình trạng dinh dưỡng, đồng thời còn chịu ảnh hưởng của khí hậu, sức khỏe. Chẳng hạn như người sống ở xứ lạnh sẽ có kinh chậm hơn người sống ở xứ nóng. Người có sức khỏe thì thấy kinh đúng độ tuổi. Người có thể chất yếu, dinh dưỡng kém, mắc bệnh mãn tính hoặc tâm trạng hay u uất đều có kinh muộn. Các cô gái nông thôn thấy kinh lần đầu tiên ở độ tuổi muộn hơn tuổi của các cô gái ở thành phố một chút. Mẹ có kinh sớm thường thì con gái cũng có kinh sớm, điều này đủ chứng minh rằng tuổi có kinh lần đầu tiên cũng liên quan tới cả di truyền.

Những điều đã nêu ở trên, trừ những người có bệnh và dinh dưỡng không tốt ra còn đều thuộc loại bình thường, không có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của cơ thể. Nếu thấy kinh quá sớm hoặc quá muộn, chẳng hạn như bé gái thấy kinh trước 8 tuổi hoặc 18 tuổi rồi mà vẫn chưa có kinh lần đầu tiên thì tuyệt đại đa số những trường hợp đó đều không bình thường, cần đến ngay bệnh viện để kiểm tra, xử lý thích đáng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

14. Nên giữ gìn sức khỏe như thế nào trong lần có kinh đầu tiên?

Lần có kinh đầu tiên là dấu hiệu báo cho thiếu nữ bước vào thời kỳ dậy thì. Do sự điều tiết của các hormon tuyến sinh dục trong cơ thể, đã dẫn đến một loạt thay đổi về sinh lý cơ thể. Để giữ gìn sức khỏe vệ sinh trong giai đoạn này phải chú ý đến việc giáo dục vệ sinh sinh lý giai đoạn dậy thì trước. Sau khi các cháu bước vào thời kỳ dậy thì, người mẹ và các thầy cô giáo trong nhà trường nên kịp thời truyền thụ các kiến thức vệ sinh sinh lý cho các cháu, giúp chúng có một nhận thức đúng đắn về kinh nguyệt, đồng thời học cách xử lý đúng.

Nếu dùng băng lót vải màn thì phải chú ý giặt sạch phơi nắng, nếu dùng băng giấy vệ sinh thì phải thay thường xuyên. Nếu mỏi lưng thì dùng túi cát ấp vào thắt lưng. Nếu cương đầy bụng dưới thì uống nước gừng đường, để tránh tình trạng do thấy máu hành kinh ra đột ngột mà có những lo lắng sợ hãi không cần thiết, ảnh hưởng đến tâm trạng tinh thần, thậm chí còn làm cho kinh nguyệt mất bình thường, dẫn đến mắc bệnh kinh nguyệt.

Hai là phải tránh những thói quen không hay ở thời kỳ dậy thì, do bộ máy sinh dục dần dần được hoàn thiện, bắt đầu có những rung động về giới tính, lúc này thường hay xảy ra tật "thủ dâm" (tức dùng tay kích thích bộ phận sinh dục), mới đầu tuy phần lớn đều là ngẫu nhiên, không có nguy hại lớn đến cơ thể, nhưng nếu tạo thành thói quen xấu sẽ khiến cho đại não ở trong trạng thái hưng phấn cao độ, mãi như vậy, đại não sẽ cũng có xu hướng muốn nghỉ ngơi, mệt mỏi, thậm chí suy yếu do hưng phấn quá độ. Lúc này, con người cảm thấy tinh thần ủ rũ, buồn bã, trí nhớ kém, đầu nặng nề, choáng váng, tối mất ngủ, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, công tác và học tập.

Vậy nên người mẹ và các cô giáo phải kịp thời giảng giải cho các cháu hiểu một số kiến thức có liên quan tới giới tính, hiểu rõ sự nguy hại của việc "thủ dâm", tích cực tham gia vào các hoạt động xã giao nam nữ bình thường, tạo cho mình hứng thú, sự ham thích và nghỉ ngơi đúng giờ giấc, ra sức rèn luyện thân thể, không nên xem tiểu thuyết rẻ tiền và phim tình dục, xây dựng quan niệm yêu đương và quan niệm đạo đức đúng đắn thì sẽ giúp các cháu tránh được có những thói quen xấu.

25. Sự rụng trứng xảy ra như thế nào?

Nữ giới trong độ tuổi sinh con, trong buồng trứng có khoảng 2 vạn nang noãn nguyên thủy, nhưng trong suốt cuộc đời của một người phụ nữ chỉ có 400 đến 500 nang noãn phát triển thành trứng chín, số nang noãn còn lại phát triển đến một chừng mực nhất định rồi tự thoái hóa đi. Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, thông thường chỉ có một nang noãn phát triển thành trứng chín, nang noãn đó tiếp cận dần dần với bề mặt buồng trứng, rồi lồi ra, cuối cùng nang noãn chỉ còn cách khoang bụng một lớp màng mỏng tức màng nang. Do áp lực bên trong của nang noãn và ảnh hưởng phân giải chất xúc tác albumin trong dịch nang noãn, nang noãn bèn phá vỡ màng nang ở chỗ lồi ra, thế là tế bào trứng tách khỏi nang noãn, đi vào khoang bụng của tử cung, đó chính là trứng rụng.

Thời gian rụng trứng thường ở giữa hai kỳ kinh. Trứng có thể rụng lần lượt từ hai buồng trứng, cũng có thể rụng liên tục ở một bên, trứng rụng sẽ được vòi trứng đưa vào ống dẫn trứng, nếu trứng gặp tinh trùng ở thân ống dẫn trứng thì thụ thai, nếu trong 24 tiếng đồng hồ vẫn chưa được thụ tinh thì trứng bắt đầu thay đổi tính chất.

26. Tự đoán kỳ rụng trứng như thế nào?

Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ có một lần rụng trứng. Tự đoán kỳ rụng trứng như thế nào, bạn có thể lựa chọn mấy biện pháp sau:

1. Cách suy tính từ giữa chu kỳ kinh nguyệt:

Sau kỳ kinh nguyệt, trong điều kiện hạ khâu não, tuyến yên, trục buồng trứng bình thường, nang noãn chủ yếu chỉ tiết ra nội tiết tố oestrogen, khiến lượng oestrogen trong cơ thể tăng dần lên và lên đến mức cao trước khi rụng trứng.

Dưới tác dụng của nội tiết tố oestrogen, niêm mạc tử cung mọc dầy lên, như một lớp vữa trát trên tường. Sau khi rụng trứng, nang noãn tiết ra hoàng thể (một chất kích thích tố màu vàng được tiết ra từ buồng trứng sau mỗi lần rụng trứng), chủ yếu tiết ra nội tiết tố progestin (còn gọi là chất hoàng thể) và một lượng rất ít nội tiết tố oestrogen. Do tác dụng của nội tiết tố progestin, khiến niêm mạc tử cung được phát triển theo chu kỳ. Hai tuần sau khi trứng rụng, hoàng thể co lại, niêm mạc tử cung bong ra, khiến tử cung xuất huyết, như vậy đã đến kỳ kinh nguyệt.

Có thể thấy rằng rụng trứng là "tuyến môi giới trung gian" của chu kỳ kinh nguyệt, thường xảy ra vào giữa hai chu kỳ kinh nguyệt, tức là vào ngày thứ 14 và 16 trước khi có kỳ kinh tiếp theo. Việc đoán ra kỳ rụng trứng qua cách tính bắt đầu từ giữa chu kỳ kinh, thường là khá chính xác đối với những người thấy kinh đều đặn.

2. Cách đo nhiệt độ cơ bản của cơ thể

Nhiệt độ cơ bản của cơ thể là nhiệt độ đo được vào sáng sớm mỗi ngày hoặc sau 5 tiếng đồng hồ ngủ yên giấc, tỉnh dậy rồi mà vẫn chưa làm bất cứ việc gì. Trong tình hình bình thường, nhiệt độ cơ thể sau kỳ kinh nguyệt thường tụt xuống, đặc biệt là nhiệt độ cơ thể trong những ngày rụng trứng lại càng thấp, nhưng sau khi rụng trứng, do tác dụng làm nóng của nội tiết tố progesteron, nhiệt độ cơ bản của cơ thể tăng lên từ 0,3 - 0,5 độ C so với trước khi rụng trứng, kéo dài liên tục như thế từ 11 - 16 ngày, chỉ trước kỳ kinh sau một ngày hoặc ngày đầu tiên của kỳ kinh thì nhiệt độ cơ thể mới hạ xuống.

Vì vậy các bác sĩ gọi tuyến nối liền nhiệt độ cơ bản của cơ thể mỗi ngày từ nhiệt độ cao - đến nhiệt độ thấp trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường là "nhiệt độ cơ thể hai pha". Nhìn chung, trứng rụng vào trước lúc nhiệt độ cơ bản của cơ thể sẽ tăng lên hoặc vào thời điểm nhiệt độ hạ xuống một chút trước khi nhiệt độ cơ bản của cơ thể tăng lên hoặc vào bất cứ thời điểm nào trong quá trình nhiệt độ cơ bản của cơ thể tăng từ thấp lên cao.

3. Cách quan sát chất nhầy cổ tử cung

Chất nhầy cổ tử cung cũng chịu ảnh hưởng của kích thích tố giới tính, nó do hệ thống các tuyến trong cổ tử cung tiết ra. Lượng nhầy, tính chất và trạng thái của nó, kết tinh chất nhầy thay đổi theo sự biến đổi của kích thích tố giới tính, trong chu kỳ kinh nguyệt. Sau chu kỳ kinh nguyệt, nội tiết tố oestrogen tăng lên, chất nhầy cũng nhiều hơn, trước khi rụng trứng chất nhầy lại càng nhiều, có màu trong suốt, chất loãng như lòng trắng trứng gà có thể chảy dài thành sợi, chiều dài có thể tới 10 cm, được gọi là phản ứng kéo sợi.

Căn cứ vào những đặc trưng này của chất nhầy cổ tử cung, qua cảm giác hoặc qua quan sát trạng thái, tính chất của chất nhầy khi đi tiểu tiện hoặc lấy chất nhầy ở cửa âm hộ dính vào đầu ngón tay cái và ngón tay trỏ mà kéo ra, có thể dự tính được liệu đã đến kỳ rụng trứng hay chưa. Những biện pháp đã nêu ở trên, đều có ý nghĩa nhất định đối với việc dự đoán kỳ rụng trứng, nhưng rất khó đoán ra ngày chính xác. Để đoán được tương đối chính xác, có thể tiến hành kết hợp cả ba phương pháp, cũng có thể đến bệnh viện nhờ bác sĩ xác định giúp lượng kích tố giới tính trong máu hoặc quan sát bằng kính hiển vi những chất tiết ra ở âm đạo và chất nhầy ở cửa tử cung, giúp tính ra ngày rụng trứng.

27. Rụng trứng có ý nghĩa thế nào?

Sinh con có kế hoạch là điều kiện phải có để loài người tồn tại và phát triển. Mặc dù có rất nhiều nhân tố liên quan đến việc sinh con nhưng rụng trứng là điều kiện tiên quyết vì có rụng trứng mới có khả năng thụ thai, còn không rụng trứng thì không có khả năng sinh con. Cho nên nắm vững kỳ rụng trứng của mình cũng như nắm chiếc chuông sinh mạng của con mình. Sau khi rụng trứng, có thể sống tiếp từ 12 đến 24 tiếng đồng hồ, trong môi trường thích hợp có thể sống 24 - 28 tiếng. Để đạt được mục đích sinh con, nên động phòng giao hợp vào đúng kỳ rụng trứng, như vậy khả năng trứng gặp được tinh trùng có xác suất cao hơn, khả năng thụ thai cũng cao hơn.

Ngược lại, để tránh thụ thai có thể sinh hoạt tình dục trong thời gian trước và sau kỳ rụng trứng khá xa, như vậy giúp cho trứng không thể gặp được tinh trùng, từ đó đạt được mục đích tránh thai. Cái gọi là tránh thai " thời kỳ an toàn" chính là vì điều này. Thuốc tránh thai đang được ứng dụng hiện nay, cơ bản là để ghìm việc rụng trứng, từ đó đạt được mục đích tránh thai. Do vậy có thể thấy rằng, nếu buồng trứng không rụng trứng, tự nhiên sẽ mất đi khả năng sinh con, do đó sẽ dẫn đến chứng vô sinh.

Không chỉ như thế, việc buồng trứng không rụng trứng còn gây nên sự rối loạn của các nội tiết tố, dẫn đến sự biến đổi thất thường của niêm mạc tử cung, gây ra sự chảy máu có tính chức năng của tử cung mà không có rụng trứng, vì thế dẫn đến sự đau khổ buồn rầu về tinh thần và tổn hại về sức khỏe của người phụ nữ. Cho nên, khi phát hiện thấy chức năng buồng trứng có tật, phải kịp thời tìm bác sĩ điều trị.

28. Làm thế nào xác định được nhiệt độ cơ bản của cơ thể?

Gọi tắt nhiệt độ cơ bản của cơ thể là BT. Trong thời gian suốt một ngày đêm, nhiệt độ cơ bản của cơ thể của một người chịu ảnh hưởng của môi trường bên ngoài và hoạt động trong cơ thể mà bị xáo trộn. Để tách khỏi những ảnh hưởng bên trong và bên ngoài cơ thể, sáng sớm mỗi ngày tỉnh dậy, không làm bất cứ việc gì cả, không uống nước, không ăn sáng, lấy nhiệt kế ngậm vào mồm 3 - 5 phút, sau khi đọc rõ số chỉ trên nhiệt kế thì ghi số liệu vào biểu mẫu kẻ sẵn.

Khi đo nhiệt kế phải chú ý điều kiện cơ bản, bởi vì việc đứng dậy, hoạt động ăn sáng, nói chuyện v.v... đều có thể ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ bản của cơ thể. Thông thường, nhiệt độ cơ bản của cơ thể vào buổi sáng sớm biến động rất ít trong khoảng thời gian 3 - 6 giờ, nhưng biến đổi khá lớn vào tầm từ 3 đến 7 giờ chiều. Vì vậy, những người làm việc vào buổi trưa và ban đêm, cần phải ghi rõ thời gian trên tờ biểu mẫu nhiệt độ để tham khảo.

Nếu ban ngày quá mệt mỏi cũng gây ảnh hưỏng đến nhiệt độ cơ bản của cơ thể trong ngày hôm sau, chẳng hạn như cảm cúm, đau bụng đi ngoài, mất ngủ, uống rượu. Nếu trong chu kỳ kinh nguyệt thấy có các hiện tượng khác thường như đau bụng dưới trong thời gian ngắn, âm đạo ra máu nhỏ giọt, khí hư (tức bạch đối) bỗng nhiên ra rất nhiều... thì nên thuyết minh rõ trong biểu mẫu nhiệt độ.

Trên biểu mẫu nhiệt độ, tọa độ ô cột dọc là số độ của nhiệt độ cơ thể. Mỗi một ô vuông là 0,1 độ C, để thấy rõ hơn, có thể lấy mỗi ô vuông thay cho 0,05 độ. Tọa độ ô ngang là ngày và ngày chu kỳ kinh nguyệt, mỗi ô vuông là một ngày. Hằng ngày ghi số độ đo được của nhiệt độ cơ bản của cơ thể vào trong ô vuông bằng các điểm chấm tròn.

Vào kỳ kinh, ghi theo dõi vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cho đến ngày cuối cùng của kỳ kinh, sau đó nối tuần tự các chấm nhỏ lại, sẽ tạo được chuỗi nhiệt độ cơ bản của cơ thể. Đồng thời với việc ghi lại nhiệt độ cơ thể, hãy dùng ký hiệu chữ "x" đánh dấu những ngày hành kinh lại, ngày ra nhiều thì đánh hai dấu "xx", ngày ra ít thì "chấm tròn". Như vậy đã làm xong biểu đồ nhiệt độ cơ bản của cơ thể một cách hoàn chỉnh. Ngoài ra, để so sánh tình hình của mấy chu kỳ kinh liền nhau nên ghi mỗi chu kỳ thành một hàng.

29. Nhiệt độ cơ bản của cơ thể phản ánh những vấn đề gì?

Qua việc đo nhiệt độ cơ bản của cơ thể, có thể biết được buồng trứng có rụng trứng hay không và chuẩn đoán có thai sớm hay không?

Trong tình hình bình thường, nhiệt độ cơ bản của cơ thể phụ nữ ở độ tuổi sinh con thì từ khoảng giữa của nửa chu kỳ kinh về trước thường khá thấp, dao động giữa 36,2 độ C - 36,7 độ C.

Nhiệt độ cơ bản của cơ thể của ngày rụng trứng có thể hạ xuống một chút. Sau khi trứng rụng, dưới tác dụng làm nóng của những chất nội tiết tố progesteron tiết ra không qua hệ thống thần kinh trung ương, đã làm cho nhiệt độ cơ bản của cơ thể đột nhiên hoặc từ từ tăng lên trong 24 tiếng đồng hồ hoặc trong mấy ngày, thông thường có thể tăng 0,3 - 0,6 độ C, nhưng không nhỏ hơn 0,3 độ C và kéo dài liên tục từ ngày 14 đến 16 của chu kỳ kinh, ít nhất không dưới ngày thứ 12. Vào ngày hành kinh đầu tiên hoặc trước ngày hành kinh một hai ngày của kỳ kinh nguyệt sau, nhiệt độ của cơ thể lại hạ xuống, cho nên tuyến nối liền nhiệt độ cơ bản của cơ thể trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường là thấp - cao, tạo nên một "hình sin", còn gọi là "nhiệt độ (cơ thể) hai pha".

Nếu buồng trứng không rụng trứng, trong cơ thể không có nội tiết tố progesteron thì nhiệt độ cơ bản của cơ thể luôn luôn ở mức khá thấp, được gọi là (nhiệt độ cơ thể một pha). Vì vậy qua việc đo nhiệt độ cơ bản của cơ thể có thể biết được trong cơ thể có nội tiết tố progesteron hay không, cũng gián tiếp cho ta biết rằng trứng có rụng hay không, hay sau khi rụng trứng chức năng của hoàng thể tốt hay xấu. Nếu đang ở trong tình trạng chữa bệnh thì cũng ghi lại, vẫn phản ánh được hiệu quả chữa trị.

Mặt khác, nếu đã thụ tinh sau khi rụng trứng, hoàng thể không co lại mà hình thành hoàng thể thai nghén việc tiết ra nội tiết tố progesteron càng được tăng cường, do đó nhiệt độ cơ thể không những không hạ thấp, ngược lại liên tục duy trì ở mức khá cao, thường trong khoảng từ 36,8 độ C đến 37 độ C hoặc có thể cao hơn một chút. Nếu nhiệt độ cơ bản của cơ thể bắt đầu tăng lên từ ngày rụng trứng, 18 ngày sau vẫn chưa tụt xuống nên nghi là có khả năng có thai, còn nếu nhiệt độ cơ thể vẫn ở mức cao từ 20 ngày trở lên thì chắc chắn có thai. Có thể thấy rằng việc đo nhiệt độ cơ bản của cơ thể còn có thể giúp cho ta đoán được mình có thai hay không?

Chương 3: Thai nghén

30. Thế nào là thụ tinh? Điều kiện cơ bản của việc thụ tinh là gì?

Thụ tinh là quá trình kết hợp giữa tinh trùng và trứng. Quá trình này được biểu hiện ở chỗ: sau khi trứng tách ra khỏi buồng trứng, qua vòi của ống dẫn trứng đi vào ổ bụng thân tử cung lúc đó nếu có tinh trùng đi vào trong cơ thể, qua cổ tử cung vào tử cung, đến ống dẫn trứng và gặp trứng kết hợp thành một tế bào mới - tức phôi thai. Chúng ta gọi quá trình này là thụ tinh. Thụ tinh là một quá trình sinh lý phức tạp, tất phải có đủ các điều kiện sau:

1. Đường ống sinh dục thông suốt

Đây là điều kiện phải có của việc thụ tinh, nếu không tinh trùng không có cách nào gặp được trứng, tất yếu sẽ không có thai. Nếu phía nữ bị viêm ống dẫn trứng mạn tính, ống dẫn trứng bị bít lại không thông, tinh trùng cũng không có cách nào gặp được trứng, có nghĩa là không thể thụ tinh được.

2. Tinh trùng, trứng bình thường

Đối với phía nữ mà nói, buồng trứng phải rụng trứng một cách bình thường. Đối với nam giới, tinh dịch phải bình thường. Tinh dịch tiết ra trong mỗi lần phóng tinh của nam giới khỏe mạnh có số lượng từ 2 - 5 ml, mỗi ml mang 100 triệu tinh trùng. Nếu mỗi ml mang ít hơn 60 triệu tinh trùng, thì tỷ lệ thụ tinh thấp, nếu dưới 4 triệu tinh trùng thì khó thụ tinh. Vì khi thụ tinh, dù chỉ có một tinh trùng đi vào gặp trứng, nhưng tất phải có hàng trăm triệu tinh trùng tham gia và quá trình phá hoại noãn. Đồng thời trong quá trình đi từ âm đạo qua tử cung vào ổ hình phễu của ống dẫn trứng rất nhiều tinh trùng bị chết trên đường đi, hơn nữa trong tinh dịch có tinh trùng khỏe có tinh trùng yếu, thường số tinh trùng hoạt động mạnh chỉ chiếm khoảng 60%, cộng thêm năng lượng vật chất dự trữ của tinh trùng khá ít, cho nên số tinh trùng chính thức đến được chỗ thụ tinh phần lớn là còn rất ít, khi tinh dịch quá ít thì khả năng thụ thai càng ít.

3. Thời gian giao hợp thỏa đáng, thích hợp

Vì trứng rụng ra từ buồng trứng thường chỉ có khả năng thụ tinh trong khoảng 12 - 24 tiếng đồng hồ, lúc này gặp được tinh trùng thì thụ tinh dễ nhất, nếu không trứng dần dần thoái hóa rồi chết. Khả năng thụ tinh của tinh trùng thường chỉ có thể kéo dài 1 - 2 ngày, thời gian dài ra, khả năng thụ tinh bị giảm đi hoặc teo mất, làm chết tinh trùng. Cho nên muốn có thai, phải lựa chọn thời gian thích hợp để giao hợp.

31. Tinh trùng hoạt động trong đường sinh dục nữ như thế nào?

Tinh trùng có khả năng vận động. Khi giao hợp, đại bộ phận tinh dịch phóng vào cuối âm đạo và cửa cổ tử cung. Trong điều kiện bình thường, mấy phút sau tinh trùng đã chui vào đến ống cổ tử cung. Mỗi lần phóng tinh có hàng trăm triệu con tinh trùng được xuất ra, phần lớn số tinh trùng này bị mất khả năng hoạt động hoặc chết trong dung dịch âm đạo có tính acid, số còn lại vào được cửa cổ tử cung sẽ tham gia tiếp vào quá trình thụ tinh.

Sau khi qua kì kinh nguyệt, chất nhầy ở cổ tử cung ít đi và có độ keo dính, chất dinh dưỡng mang theo ít, đồng thời có khá nhiều bạch tế bào, tinh trùng rất khó qua được chất nhầy này. Vào thời gian trước khi rụng trứng, chất nhầy ở cổ tử cung chuyển sang thể loãng, lượng cũng tăng lên, trong chất nhầy đó có chứa nhiều chất dinh dưỡng. Chất dinh dưỡng này cung cấp cho tinh trùng những năng lượng cần thiết, duy trì hoạt động của tinh trùng, giúp cho tinh trùng vào tiếp.

Cuối kỳ rụng trứng, chất nhầy cổ tử cung đặc lại, chất dinh dưỡng giảm đi, lại không thích hợp cho tinh trùng đi qua, cho nên thời kỳ rụng trứng là thời kỳ thích hợp nhất cho tinh trùng đi vào. Khi tinh trùng đi qua cổ tử cung, sau khi vào được tử cung, nhờ tác dụng co bóp của thành tử cung và sự vận chuyển của dung dịch khoang tử cung, tinh trùng nhanh chóng vào đến đáy tử cung, qua cửa của ống dẫn trứng đi vào trong ống dẫn trứng. Tế bào của lớp da trên của ống dẫn trứng có lông tơ, số lông này chuyển động theo hướng ngả từ vòi ống vào trong khoang tử cung.

Thế nhưng đặc tính của tinh trùng là chuyển động ngược, thế là những tinh trùng vào đến ống dẫn trứng bèn chuyển động vào đầu xa của ống dẫn trứng, thường ở chỗ khoảng 1/3 phía ngoài của ống dẫn trứng, tức ở chỗ ổ hình phễu và gặp trứng ở đó, như vậy có thể kết hợp với trứng mà thụ tinh. Một sinh mạng mới cũng được bắt đầu từ đó. Nhìn chung mà nói, sau khi giao hợp khoảng 1 tiếng đồng hồ thì vào đến khoang tử cung, thêm 1 tiếng đồng hồ nữa là vào đến ống dẫn trứng, có thể rất nhanh.

32. Trứng đã thụ tinh làm tổ trong tử cung như thế nào?

Sau khi trứng thụ tinh trong ống dẫn trứng, bèn trở thành trứng thụ tinh, còn được gọi là phôi thai. Do sự vận động của lông tơ màng dính trong ống dẫn trứng và sự nhu động của cơ thịt thành ống, giúp trứng thụ tinh di chuyển dần về khoang tử cung sau, khi thụ tinh khoảng 4 - 5 ngày thì trứng về đến khoang tử cung.

Khi trứng thụ tinh về đến khoang tử cung, do tế bào không ngừng phân chia, lúc đó đã hình thành phôi thai, và tiết ra một loại dung môi có thể phân giải chất sống albumin, chất dung môi này sẽ phá rách niêm mạc tử cung, đưa phôi thai hút về phía niêm mạc và dần dần lún sâu vào. Đồng thời niêm mạc tử cung của cơ thể mẹ nhanh chóng tăng trưởng, khiến vết rách trên bề mặt niêm mạc liền lại nhanh chóng, lúc này cả phôi thai được bao bọc trong niêm mạc tử cung. Cả quá trình này được Y học gọi là "làm tổ" hoặc "cấy vào".

33. Làm thế nào lựa chọn thời cơ thụ thai tốt nhất?

Mỗi cặp vợ chống trẻ đều hy vọng sinh được một đứa con khỏe mạnh, thông minh, hoạt bát. Để thực hiện được nguyện vọng này, nắm bắt được thời cơ tốt nhất của việc thụ thai là vô cùng quan trọng. Thông thường, những nữ thanh niên chưa tròn 20 tuổi tuy bộ máy sinh dục đã phát triển đầy đủ, nhưng các bộ phận trên cơ thể vẫn đang trong giai đoạn phát triển.

Nói rõ hơn, thời kỳ thanh niên chính là thời kỳ tinh thần sức lực dồi dào, trí nhớ tốt, ý chí ham học hỏi muốn hiểu biết cao, là thời kỳ tốt nhất để nỗ lực phấn đấu học tập, cố gắng công tác. Nếu yêu đương sinh con quá sớm, tất phải tăng thêm gánh nặng, làm phân tán tinh thần sức lực ảnh hưởng đến công tác và học tập.

Đứng ở góc độ Y học, kết hôn sớm, sinh con sớm không có lợi cho sức khỏe cơ thể mẹ. Theo các tài liệu thống kê thì thấy rõ, trẻ bị dị tật bẩm sinh do những sản phụ chưa đầy 20 tuổi sinh ra cao hơn 50% so với số trẻ bị tật này sinh ra ở các bà mẹ 25 - 35 tuổi. Nhưng kết hôn muộn, sinh con muộn cũng bị hạn chế. Tốt nhất không nên kết hôn ở tuổi quá 30, càng không nên để quá tuổi 35. Người sinh con ở độ tuổi 35 trở lên, Y học xếp vào loại "sản phụ sinh con lần đầu cao tuổi". Phụ nữ tuổi cao, không những tế bào trứng bị lão hóa mà dễ bị nhiễm độc của bệnh tật, bị ảnh hưởng của sự thay đổi hormon, của những kích thích vật lý và hóa học v.v...khiến trứng trong cơ thể giảm số lần phân chia mà phát sinh những điều khác, bào thai được hình thành sau khi thụ tinh sẽ sinh ra bị bệnh nhiễm sắc thể, chẳng hạn như trẻ ngu đần bẩm sinh chính là do tuổi này mang lại.

Vậy thì bao nhiêu tuổi là tuổi sinh con tốt nhất?

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho rằng sinh con ở độ tuổi 25 - 29 tuổi là thích hợp nhất. Tỷ lệ ngôi thai khác thường và tỷ lệ phẫu thuật của những sản phụ sinh con lần đầu ở nhóm tuổi này thấp hơn so với sản phụ ở các nhóm tuổi khác. Tỷ lệ phát sinh các chứng tổng hợp của bệnh cao huyết áp khi thai nghén cũng thấp. Có thể thấy rằng việc lựa chọn sinh con ở độ tuổi sinh con tốt nhất có lợi cho sức khỏe của cơ thể mẹ và các con. Thứ nữa, khi đang mắc một số bệnh thì không nên có thai, chẳng hạn như một trong hai bên nam hoặc nữ đang mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh kết hạch, thiếu máu, bệnh đái đường, cao huyết áp, viêm âm đạo, các bệnh có sốt v.v...Khi cơ thể ở trong tình trạng này, việc thụ thai có thể bị ảnh hưởng bởi chất lượng của tinh trùng, trứng và sự phát triển của phôi thai.

Khi phía nữ mắc các bệnh tim, gan, thận v.v... thì không thích hợp với việc thụ thai, bởi sẽ làm chậm sự phát triển của thai, thể trạng thấp, trí lực kém, thậm chí sinh con non hoặc chết lưu trong tử cung.

Thứ ba, không nên thụ thai sau khi uống rượu. Các thầy thuốc Đông y nói rằng "Tửu hậu bất nhập phòng" (tức không được động phòng sau khi uống rượu) là có lý, vì tinh rượu sẽ làm cho phôi thai phát triển kém, khiến thể lực, trí tuệ của trẻ bị sa sút. Trong những tết lễ hay kỳ nghỉ phép, những đứa trẻ được thụ thai sau những trận uống rượu điên cuồng hầu như đều là những đứa trẻ thiểu năng. Ngoài uống rượu ra, hút thuốc lá, uống cà phê v.v...đều có thể dẫn thai nhi đến chỗ bị dị tật. Tốt nhất là một năm trước khi định có con, hai bên bố mẹ đều cai thuốc lá, bỏ rượu. Một trong hai bên nam nữ làm việc ở các phòng gây mê, phòng phẫu thuật, phòng phóng xạ và ở nhiệt độ cao, kể cả những người tiếp xúc với chất độc, khi có những stress lớn trong cuộc sống, chẳng hạn như: bị điều khỏi cương vị cũ thì phải sau 3 - 6 tháng mới nên có thai.

Thứ tư, phải có một môi trường tốt để thụ thai. Môi trường trong hàm ý này có nghĩa là sức khỏe phải khỏe mạnh, tinh thần sức lực dồi dào, tâm trạng vui vẻ.

Ngoài một số nội dung đã nêu ở trên, các bác sĩ còn đề xuất rằng, không nên có thai trong 3 tháng mới kết hôn, không những sự mệt mỏi của giai đoạn tân hôn đã được hồi phục mà tình cảm cũng vui vẻ, ngày sinh hoạt tình dục cũng đi vào nề nếp, cuộc sống giữa hai bên đã thích hợp với nhau. Chính lúc này, lựa chọn việc giao hợp vào thời kỳ rụng trứng và sau ngày thứ 14 trước khi có kinh là rất dễ thụ thai. Nói một cách xác đáng là việc giao hợp vào trước khi rụng trứng hay sau khi rụng trứng là thời cơ tốt nhất để thụ thai. Còn đối với hoàn cảnh bên ngoài, như địa điểm, mùa khí hậu, thời tiết v.v... đều hết sức quan trọng.

Theo phân tích của các nhà Y học, mùa hè nóng nực không thích hợp cho việc thụ thai, vì lúc đó nhiệt độ nóng cao, việc ăn uống và ngủ nghỉ đều thất thường, thể lực và tinh thần đều sa sút, vì thế chất lượng tế bào được sinh sản lúc đó cũng bị ảnh hưởng nhất định. Nghiên cứu gần đây của các nhà khí tượng sinh vật cho thấy rõ, kết qua những đứa trẻ được sinh ra trong điều kiện nhiệt độ ngoài phòng khoảng 20 độ C đều có thân thể khỏe mạnh, trí lực của những đứa trẻ được mang thai và sinh ra trong tháng giá rét cao hơn trí lực của những đứa trẻ mang thai và sinh ra trong tháng nóng. Có tài liệu thống kê cho thấy trong số những nhân vật tương đối có thành tựu, phần lớn đều là những người được mẹ của họ mang thai trong giá lạnh hoặc trong xuân sớm.

34. Cần chú ý những gì trước khi thụ thai?

Để giữ gìn sức khỏe cho đời sau, ngoài việc lựa chọn thời cơ mang thai tốt nhất ra, trước khi có bầu còn cần phải chú ý mấy vấn đề sau:

Thứ nhất, chú ý dinh dưỡng ăn uống. Trước khi thụ thai, hai vợ chồng phải chú ý dinh dưỡng ăn uống, nên thường xuyên ăn các thức ăn có lượng albumin cao và nhiều vitamin, đặc biệt là những thức ăn có nhiều sinh tố A và C là những thành phần không thể thiếu được của cơ thể con người, là nền tảng vật chất của việc sinh con trong tương lai. Đồng thời còn phải ăn nhiều hoa quả có tác dụng rửa sạch đường ruột, bổ sung vitamin.

Thứ hai, tăng cường rèn luyện thân thể. Thường xuyên tham gia một số vận động điền kinh, kiên trì đi bộ ra ngoài vào sáng sớm và buổi tối, đến những nơi có môi trường trong lành để hít thở không khí tươi mới, tham gia hoạt động giải trí phù hợp. Như vậy vừa rèn luyện sức khỏe, lại vừa bồi dưỡng tâm lý sâu sắc, chức năng tác dụng điều khiển hệ thống thần kinh.

Thứ ba, tránh phát sinh bệnh tật. Trước khi thụ thai, phòng chống để khỏi mắc nhiều bệnh tật, nhất là một số bệnh có tính nhiễm độc như bệnh sởi, cảm cúm v.v... vì khả năng nhiễm độc của các bệnh này có thể làm cho thai nhi bị dị tật.

Thứ tư, cấm hút thuốc, uống rượu, lạm dụng thuốc... Thuốc lá, rượu đều là những thứ bất lợi cho tế bào sinh sản còn việc lạm dụng thuốc thường làm cho thai nhi bị dị hình. Chẳng hạn như uống các loại thuốc nội tiết của nữ có thể làm cho thai nhi bị nữ hóa, uống các loại thuốc nội tiết của nam có thể làm cho thai nhi bị nam hóa. Đối với các vật có chất độc và có khả năng phóng xạ thì cũng phải hết sức tránh. Cuối cùng, chính là phải giữ được môi trường sạch sẽ và tinh thần sức lực dồi dào khi giao hợp. Khi giao hợp, môi trường phải thật yên tĩnh, tập trung tinh lực, chủ động phối hợp với nhau, như vậy mới có thể giúp cho việc sinh con được tốt đẹp.

35. Có những hiện tượng gì để có thể biết được đã mang thai?

Sau khi người phụ nữ mang thai, cùng với sự hình thành của bào thai và sự phát triển của thai nhi, tất yếu sẽ gây ra cho người mẹ một loạt thay đổi. Những biến đổi này khiến người phụ nữ có thai sinh ra một số cảm giác, hình thành các hiện tượng đặc trưng cho sự có thai. Tắt kinh là một trong những đặc trưng quan trọng đầu tiên của việc mang thai. Đối với một người phụ nữ khỏe mạnh đã lập gia đình, nếu kinh nguyệt trước kia luôn luôn bình thường, trong những điều kiện không đặc biệt (chẳng hạn như tinh thần bị kích thích, mệt mỏi và suy kiệt quá độ v.v...) bỗng nhiên kỳ kinh lên tới 40 ngày mà vẫn chưa thấy kinh trước tiên phải nghĩ tới khả năng có thai. Nếu tắt kinh trong khoảng 6 tuần, kèm theo choáng đầu, mệt mỏi, háo nhủ, ăn uống thất thường, buồn nôn, nôn oẹ v.v...sáng sớm ngủ dậy sau khi bắt đầu hoạt động càng thể hiện nhiều hơn thì triệu chứng có thai lại càng rõ.

Thứ hai là vú căng to. Sau khi thai nghén do sự kích thích của các nội tiết tố là oestrogen và progesteron, bầu vú to dần lên, căng đau đầu vú chạm vào là đau, thể hiện rõ nhất ở lần thai nghén đầu tiên.

Thứ ba là sắc tố da xạm đi. Điều này thể hiện ở đầu vú và màu sắc núm vú, ở hai bên má có thể có vết xạm đối xứng. Chính giữa bụng dưới có thể có "vân thai" màu sẫm. Vân thai của phụ nữ có thai lần đầu tiên là màu tím hồng. Vân thai của phụ nữ đã qua một lần sinh nở có màu trắng.

Thứ tư là đái nhiều. Trong thời kỳ đầu mang thai, số lần đi tiểu cũng có thể nhiều hơn lúc bình thường, những xuất hiện đái buốt mà không phải bị viêm nhiễm ở vào hệ tiết niệu, điều này chủ yếu là do tử cung to lên đè vào bàng quang mà có. Nếu xác định được nhiệt độ cơ bản của cơ thể, có thể thấy rằng nhiệt độ cơ thể đã tăng lên sau khi rụng trứng và không hề giảm xuống, đó cũng là một trong những đặc trưng của thai nghén. Nếu bạn biết bắt mạch thì thấy hiện tượng mạch đập nhanh. Nếu một người phụ nữ đã có chồng thấy có những biểu hiện trên thì phải nghĩ đến là mình đã có thai, nên kịp thời đến bệnh viện kiểm tra để xác định thêm.

36. Bắt đầu mang thai hay có những triệu chứng gì?

Phụ nữ đã có thai, khoảng một nửa số người có hiện tượng buồn nôn, nôn oẹ và đau nửa đầu ở những mức độ khác nhau trong thời kỳ mới có thai. Đồng thời kèm theo các triệu chứng, choáng đầu, mệt mỏi rã rời, thèm nhủ và chán ăn... Theo y học, những hiện tượng này thường được gọi là phản ứng thai sớm, tức là hiện tượng nghén khi bắt đầu có thai. Những hiện tượng này thường xuất hiện trong khoảng thời gian có thai đã được 6 - 12 tuần. Chẳng hạn như buồn nôn, nôn oẹ hay xảy ra vào lúc sáng sớm và khi đói bụng, hơn nữa lại không chịu được những mùi vị như mùi mỡ và các mùi vị đặc biệt khác nếu không, lập tức nôn ngay. Nhiều người thích ăn của chua và những thứ thanh đạm hợp khẩu vị, có một số người lúc thì thích ăn cái này, lúc lại muốn ăn thứ khác, ăn được một chút lại bỏ. Những hiện tượng này, phần lớn diễn ra trong khoảng 3 tháng là hết.

37. Có mấy biện pháp chuẩn đoán thai sớm?

Sau khi phụ nữ có thai, thường xuất hiện tình trạng tắt kinh và có những biểu hiện có thai. Những biểu hiện này, thường có thể giúp cho việc chuẩn đoán có thai trong thời gian đầu, nhưng tuyệt không phải là những căn cứ hết sức chắc chắn mà còn phải kết hợp phân tích tổng hợp mấy biện pháp sau thì việc chuẩn đoán mới có thể không có sai sót. Đó là:

1. Kiểm tra phụ khoa: Nếu quả thật có thai sớm thì qua kiểm tra, có thể phát hiện thấy âm đạo, cổ tử cung trở nên mềm mại và có màu xanh tái. Tử cung từ chỗ xẹp xuống biến thành hình tròn và dần phồng to lên, cổ tử cung dường như không nối liền với thân tử cung...

2. Quan sát bầu vú: Bắt đầu từ tuần thứ tư sau khi có thai, tuyến sữa bắt đầu cương to, có thể sờ thấy thân tuyến sữa, đầu vú và núm vú ngày càng thâm lại, đồng thời nổi rõ những tĩnh mạch màu xanh trên bề mặt bầu vú. Nếu bóp đầu vú ra, có lúc có thể thấy có dung dịch nước màu vàng chảy ra.

3. Chuẩn đoán hỗ trợ: Có rất nhiều phương pháp chuẩn đoán hỗ trợ, biện pháp hay dùng nhất là thử ếch. Cách thử này đơn giản, dễ làm. Dương tính giả rất thấp. Tỷ lệ chuẩn xác có thể đạt 95 - 98%. Ngoài ra có thể dùng các biện pháp như xác định độ miễn dịch phóng xạ của các chất nội tiết tuyến sinh dục, kiểm tra chất nhầy cổ tử cung, đo nhiệt độ cơ bản của cơ thể, thử hoàng thể và kiểm tra sóng siêu thanh B.

38. Vì sao phải xét nghiệm thai bằng nước tiểu sáng sớm? Làm thế nào giữ thật tốt nước tiểu sáng sớm?

Khi trứng thụ tinh vào làm tổ trong tử cung bèn sinh ra một chất nội tiết tố mới, điều đó có nghĩa là màng nhung mao (hay còn gọi là màng lông) thúc đẩy nội tiết tố tuyến sinh dục, giúp cho bào thai sinh trưởng và làm tổ. Sau 45 ngày thai nghén, chất nội tiết tố này được tiết ra ngày càng nhiều, làm tăng nồng độ có trong cơ thể và có thể thải ra ngoài qua nước tiểu. Cho nên kiểm tra bằng nước tiểu trên lâm sàng có thể chuẩn đoán thai sớm.

Nước tiểu sáng sớm, sau khi được lưu giữ khá lâu trong cơ thể, thường khá đậm đặc, khiến nồng độ chất nội tiết tuyến sinh dục được tiết ra khá cao, dễ đạt được mức xét nghiệm thấp nhất, nâng cao được tỷ lệ dương tính đã kiểm tra. Vì vậy khi xét nghiệm nên lấy nước tiểu buổi sáng sớm. Cách lấy và bảo quản như sau:

Trước khi đi ngủ phải đi tiểu, để nước tiểu do cơ thể tiết ra sau đó được giữ trên người trên 6 tiếng đồng hồ. Ngoài điều đó ra, tốt nhất nên uống ít nước, ra ít mồ hôi, cách làm cho nước tiểu đậm đặc hơn. Sáng sớm hôm sau đi giải cho ra trước một ít nước tiểu, sau đó đi nốt phần còn lại cho vào chiếc lọ nhỏ sạch sẽ đưa lọ nước tiểu đến phòng hóa nghiệm kiểm tra. Để đảm bảo độ chính xác của việc xét nghiệm, khi lấy nước tiểu, phải chú ý rửa thật sạch lọ. Nếu âm đạo bị xuất huyết hoặc ra nhiều bạch đới, tốt nhất nên đi giải trực tiếp vào lọ, để tránh nhiễm bẩn.

39. Có thai mấy tháng thì có thể nghe thấy tiếng tim thai?

Hệ thống tuần hoàn của thai nhi lớp phôi giữa hình thành và bắt đầu phát triển rất sớm. Thế nhưng tiếng tim thai còn gọi là "tim thai" thường phải đến tuần thứ 18 hay tuần thứ 20 mới nghe được. Tiếng tim thai gần giống tiếng "tịch tà" của đồng hồ, tốc độ rất nhanh, mỗi phút đập 120 - 160 lần, vang rõ. Tỷ số lần đập của tim thai vào giữa thời gian có thai đập nhanh hơn vào cuối kỳ, có lúc mỗi phút có thể đập trên 160 lần. Trước khi thai được 6 tháng, sẽ nghe được tiếng tim thai ở chính giữa hoặc khoảng phía dưới rốn. Sau khi thai được 6 tháng thì có thể kiểm tra rõ ngôi thai, căn cứ vào tiếng tim thai đã nghe thấy để đoán ngôi thai, thường nghe thấy rõ nhất ở đằng lưng của thai nhi. Trên lâm sàng, nhờ nghe tim thai có thể biết được tình hình của thai nhi ở trong tử cung, đồng thời cũng giúp cho việc phán đoán ngôi thai và số thai. Nếu tần số đập của tim thai luôn luôn bình thường, đột nhiên tăng nhanh, mỗi phút đập vượt quá 160 lần hoặc chậm đến 120 lần hoặc từ mạnh chuyển sang yếu hoặc lúc nhanh lúc chậm không đều thì phải lập tức đến ngay bệnh viện điều trị.

40. Có thai bao nhiêu lâu thì thai máy? Số lần thai máy có ý nghĩa gì?

Sau khi người phụ nữ mang thai, phôi thai lớn dần trong tử cung.

Khi mang thai đến tuần thứ 8 thì bào thai đã mang hình người. Đã có thể nhìn thấy mắt, tai, miệng, mũi ở phần đầu. Lúc đó thai nhi đã có thể hoạt động. Nhưng do hoạt động rất khẽ và yếu. Người mẹ không thể cảm thấy được, chỉ có thông qua siêu âm mới thấy được.

Khi thai được khoảng 16 tuần (4 tháng), tử cung phồng to lên khá nhanh, lượng nước ối cũng nhanh chóng nhiều lên. Hệ thống xương tứ chi của thai nhi phát triển khá hơn, giúp cho sức hoạt động của thai nhi mạnh hơn, khiến người mẹ có thể cảm thấy thai máy, cứ như có vật gì đang đội lên ở bụng dưới. Thời gian mang thai tăng dần, thai máy ngày càng rõ.

Khi được khoảng 7 - 8 tháng, có lúc người mẹ sẽ cảm thấy có bàn tay bàn chân nhỏ đang đạp trong bụng. Nếu chú ý quan sát kỹ lưỡng việc thai máy thì sẽ thấy nó có tính quy luật nhất định. Thường trong một tiếng đồng hồ thì thai máy 3 - 5 lần, trong 12 tiếng đồng hồ có thể máy tới trên 30 - 40 lần.

Thế nhưng thai máy sớm hay muộn còn do sự khác nhau của từng người. Thông thường những phụ nữ sinh con so thường thấy thai máy muộn hơn những phụ nữ sinh con dạ. Nhưng khi có thai đã được năm, sáu tháng, vẫn không thấy thai máy thì phải đi bệnh viện kiểm tra. Bởi vì thai có máy hay không, yếu hay khỏe và số lần thai máy nhiều hay ít là những tiền tố quan trọng phản ánh một số bệnh lý khác thường trong cơ thể mẹ và chức năng của nhau thai bị gây trở ngại, kể cả việc thai nhi bị thiếu ôxy mạn tính. Chẳng hạn như, có thể mẹ mắc bệnh viêm phổi trên diện rộng trong thời gian mang thai, do thiếu ôxy trong cơ thể, tim đập nhanh lên, thở gấp, sự cung cấp máu của thai nhi bị khó khăn, thì biểu hiện ra ngoài là thấy thai máy không yên ổn. Nếu như tâm trạng người mẹ bị xáo động, quá sợ hãi buồn rầu có thể làm tăng những chất hóa học có trong mạch máu, dễ gây hại đến hệ thống thần kinh và mạch máu của tim, khiến tần số và cường độ máy của thai bỗng tăng gấp mấy lần. Điều này hiển nhiên là đã gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sự tăng trưởng bình thường của thai nên có những biện pháp xử lý ngay, khắc phục và chấn chỉnh lại những nhân tố không hay này, để giúp cho thai nhi sinh trưởng và phát triển được tốt.

Nếu số lần thai máy giảm ít đi, số lần máy (hay đạp) hàng ngày tụt xuống, trong 12 tiếng đồng hồ chỉ đạp dưới 10 lần hoặc hoàn toàn không còn nghe thấy gì nữa thì chứng tỏ thai thiếu ôxy rất nghiêm trọng, phải phá thai để cứu mẹ.

41. Làm thế nào để đoán được số tháng có thai theo vòng bụng to nhỏ?

Bắt đầu từ khi trứng thụ tinh vào làm tổ trong niêm mạc tử cung cho đến thai lớn lên đủ tháng đủ ngày và được sinh ra, tổng cộng tất cả khoảng 40 tuần, cũng chính là thời gian 280 ngày. Trong một thời gian kéo dài này cùng với sự lớn lên của thai nhi, tử cung cũng dần dần to lên. Qua thực tiễn một thời gian dài, người ta phát hiện thấy, vòng bụng to hay nhỏ có quan hệ tỷ lệ nhất định với số tháng mang thai. Vì thế trên lâm sàng có thể thông qua quan sát vòng bụng to nhỏ để đoán thai được bao nhiêu tháng. Điều này rất có ý nghĩa đối với những phụ nữ có thai mà kinh nguyệt không đều.

Thông thường mà nói, đến cuối tháng thai nghén thứ nhất của người phụ nữ, tử cung to bằng quả trứng; hết tháng thứ 2 tử cung to bằng quả trứng ngỗng. Đầy 3 tháng, tử cung to bằng nắm tay người lớn, có thể sờ thấy ở bụng dưới, cuối tháng thứ 4, tử cung to bằng đầu đứa trẻ mới sinh, đáy tử cung cao hơn khớp mu từ 2 đến 3 đốt ngón tay; hết tháng thứ 5, đáy tử cung nhô lên cách dưới rốn 2 đốt ngón tay, tròn 6 tháng đáy tử cung ngang bằng rốn; cuối tháng thứ 7 đáy tử cung nhô lên trên rốn 2 đốt; hết tháng thứ 8 đáy tử cung nổi cao hơn rốn chút nữa; 9 tháng, đáy tử cung tụt xuống 2 đốt ngón tay; tháng thứ 10, do đầu thai chúc xuống, đáy tử cung lại cao bằng độ cao tháng thứ 8. Thông qua sự to nhỏ của vòng bụng mà tính ra số tháng có thai, đây chỉ là cách tính sơ bộ. Bởi vì điều kiện sống, chế độ dinh dưỡng của từng phụ nữ khác nhau, khiến tốc độ sinh trưởng phát triển của thai nhi cũng khác nhau nên vòng bụng mỗi phụ nữ đang mang thai đều có sự khác nhau.

Để tính số tháng có thai một cách chính xác, tốt nhất nên nhớ kỹ ngày hành kinh lần cuối trước khi bạn mang thai. Kết hợp với những hiện nghén, ngày thai máy để tính ra số tháng mang thai.

42. Phụ nữ mang thai có những đặc điểm sinh lý gì?

Để thích ứng với nhu cầu sinh trưởng phát triển của thai nhi và để chuẩn bị tốt cho việc sinh con, nuôi con bằng sữa, sau khi người phụ nữ có thai, hệ thống sinh dục và các bộ phận trên toàn thể cơ thể người mẹ đều có những thay đổi tương ứng theo như:

1. Bộ máy sinh dục

Chủ yếu là tử cung cùng với sự lớn lên của thai nhi, tử cung to dần lên, đến gần ngày sinh nở, trọng lượng của riêng tử cung từ 30 gam tăng lên đến 1,0 kg, to gấp 33 lần; sức chứa cũng tăng lên đến 4000 - 5000 mililít, tăng trên 500 lần so với lúc bình thường. Đồng thời số lượng mạch máu trong tử cung cũng tăng lên nhiều, vì vậy lưu lượng máu chuyển vận trong tử cung phải tăng gấp 4 - 6 lần so với lúc bình thường, vị trí tử cung dần dần được nâng cao. Sau 3 tháng có thai, có thể sờ thấy tử cung ở phía trên khớp mu. Khi được 5 - 6 tháng, tử cung cao ngang rốn; 9 tháng, tử cung cao hơn rốn một ít. Ngoài những điều đó ra, để thích ứng với sự tăng trưởng của thai nhi, niêm mạc tử cung cũng có những biến đổi rất rõ rệt. Trong tế bào mang nhiều thành phần dinh dưỡng phong phú, trở thành "màng xác". Còn về cổ tử cung và âm đạo, sự sung huyết rõ hơn và trở nên mềm mại trong thời kỳ mang thai. Vào tháng cuối của thời kỳ thai nghén, cổ tử cung dần dần co lại và biến đi, để khi sinh nở thai nhi chui ra được.

2. Bầu vú

Do tác động các nội tiết tố nữ khi người mẹ mang thai, bầu vú căng to rõ rệt tuyến sữa và nang tuyến phát triển, tổ chức đệm kết xung huyết, vú phình to, núm vú thâm lại, sắp đến kỳ sinh nở thì đầu vú tiết ra một ít sữa non màu vàng.

3. Hệ thống mạch máu tim

Để thích ứng với việc lưu lượng máu tăng lên trong tử cung và nhau thai, bắt đầu từ sau khi thai được 3 tháng, tổng lượng máu trong cơ thể mẹ dần dần tăng lên. Đến cuối thời gian mang thai, đã tăng lên khoảng 30% số máu so với lúc bình thường. Do lượng tăng lên lại là bộ phận dịch thể trong máu, khiến hồng cầu tăng lên khá ít, vì thế dễ gây ra tình trạng " thiếu máu có tính sinh lý trong thời kỳ có thai". Hơn nữa, do tử cung ngày càng lớn to lên, thậm chí làm cho mô hoành cách bị nâng lên, tim bị đẩy lên phía trên, sang trái. Đồng thời, do tổng lượng máu tăng lên, cũng làm cho tim phải gánh nặng thêm, cho nên trong thời kỳ có thai, tim thường to lên, đập nhanh hơn, lượng máu được đưa ra từ tim trong mỗi phút tăng lên 50% so với bình thường. Do tim có chức năng thay thế, tuy phải gánh thêm nhiều, nhưng vẫn bình thường. Nhưng nếu trước kia có bệnh thì khi có thai tim sẽ phải hoạt động quá nặng, chỉ có thể làm cho bệnh nặng thêm.

42. Phụ nữ mang thai có những đặc điểm sinh lý gì? (tiếp)

4. Về huyết áp

Không có sự thay đổi lớn đối với những trường hợp mang thai bình thường, khi gần đến ngày sinh nở thì có thể cao hơn một chút. Thế nhưng huyết áp tối thiểu không nên vượt quá huyết áp cơ bản 40 mmHg, huyết áp tối đa không nên vượt quá 20 mmHg.

5. Hệ hô hấp

Lượng ôxy cần cho thời kỳ mang thai và lượng carbonic (CO2) thải ra ngoài đều tăng nên phổi phải làm việc nhiều. Đồng thời, do mô hoành cách bị đẩy lên vì tử cung ngày càng to lớn nên khoang ngực bị hẹp lại. Vì vậy, người phụ nữ thường hay thở gấp.

6. Hệ tiêu hóa

Phần lớn số phụ nữ có thai đều có phản ứng nghén trong thời gian đầu khi mới mang thai như chán ăn, buồn nôn, nôn oẹ... Do acid trong dạ dày tiết ra ít, sự nhu động của thành ruột kém nên họ hay đầy bụng và táo bón. Ngoài ra, gan cũng phải hoạt động nặng hơn trong thời kỳ có thai.

7. Hệ triết niệu

Khi có thai, do cả mẹ cả con thay nhau bài tiết nên thận phải hoạt động nhiều. Lưu lượng máu trong thận và lượng lọc của tiểu cầu thận tăng 30 - 50% so với trước khi có thai. Nếu vượt quá khả năng hấp thụ nặng nề của tiểu cầu thận, có thể gây ra "đái đường có tính sinh lý" trong thời kỳ có thai. Dưới tác dụng của nội tiết tố progesteron, sức căng của ống dẫn nước tiểu kém, nhu cầu chậm, cộng thêm với việc bàng quang bị tử cung đè lên, nước tiểu thải ra không hết, vì thế dễ bị viêm nhiễm hệ tiết niệu. Trong thời gian đầu có thai, tử cung to lên, đẩy bàng quang lên phía trên và đè lên bàng quang, vì vậy hay đi giải nhiều sau khi tử cung phồng to lên, lên cao đến khoang bụng, đỡ đè lên bàng quang làm giảm bới số lần đi giải. Cuối thời gian mang thai, do đầu thai nhi chúc xuống đè vào bàng quang, số lần đi giải lại tăng lên.

8. Hệ nội tiết

Trong thời gian có thai, khí quan, nội tiết đều có những thay đổi rõ rệt về kết cấu và cơ năng. Thuỳ trước của tuyến yên rộng gấp 2 -3 lần so với bình thường, có lần cao quá mức bình thường, vì vậy kích thích các tuyến nội tiết của toàn thân lên cao quá mức theo. Tuyến giáp trạng tăng 30 - 40% so với bình thường, chúng ta thường thấy cổ người phụ nữ có thai to lên là do nguyên nhân này. Do tuyến giáp trạng to lên nên cơ thể người phụ nữ cũng theo đó to lớn lên. Các bộ phận khác nhu tuyến thận, tuyến giáp trạng phụ cũng tăng theo.

9. Hệ thần kinh

Trong thời gian có thai, do sự thay đổi của hệ thần kinh, người mẹ có thể có nhiều thay đổi về trạng thái thần kinh chẳng hạn như buồn nôn, nôn mửa, háo ngủ, vị giác và tâm trạng không ổn định.

10. Da dẻ

Khi có thai, sắc tố da thường sẫm lại, nhất là ở xung quanh đầu vú, âm hộ, đường sọc chính giữa rốn phía dưới rốn hai bên mũi, má thường có vết xạm. Có người sau khi sinh con xong vẫn chưa sạch hết xạm do tuyến mồ hôi và tuyến mỡ của da tiết ra nhiều hơn, móng tay và lông tóc mọc nhanh. Trên bề mặt lớp da thành bụng, bầu vú và dọc hai bên đùi ngoài, có nhiều vết rạn của da, khi mới có thì mang màu hồng tím, khi cũ thì có màu trắng.

11. Bộ xương và dây chằng

Trọng lượng tử cung khi có thai làm cho trọng tâm cơ thể đổ về phía trước. Để giữ cân bằng, đầu và vai người mẹ phải ngả về phía sau, vì thế tạo nên " hình dáng đàn bà chửa". Sự thay đổi của dây chằng chỉ yếu do các dây chằng khớp và các bộ phận gắn với khung chậu lỏng ra, giúp cho xương chậu hoạt động dễ dàng, dễ mở ra cho thai nhi chui ra khi sinh con. Cá biệt có trường hợp, do dây chằng quá rão, có thể gây nên đau khớp, gây cản trở cho hành động, không thể đứng lâu hay đi lâu, hiện tượng này càng gần đến tháng sinh con càng thấy rõ, sau khi sinh con mới hồi phục được.

12. Trọng lượng cơ thể

Khi mới có thai, do ăn uống thất thường nên trọng lượng cơ thể thường bị giảm sút. Nhưng sau 4 tháng, cơ thể bắt đầu tăng cân. Tính đến tháng sinh con, có thể tăng 10-14 kg, bình quân mỗi tuần tăng 0,5 kg. Nếu trọng lượng cơ thể tăng quá nhanh hoặc trọng lượng cơ thể tăng quá ít là không bình thường.

44. Vì sao người đang mang thai dễ mắc bệnh?

Khi có thai, ngoài những nhu cầu của bản thân cần thay thế những cái cũ bằng cái mới, người phụ nữ còn phải đáp ứng một lượng tiêu hao ngày càng tăng của thai nhi, vì thế nhu cầu dinh dưỡng đòi hỏi ngày càng nhiều một khi bổ sung không đủ thì sẽ khiến cho cơ thể có những thay đổi phức tạp. Dù những thay đổi này thuộc những thay đổi có tính sinh lý, phần lớn người mang thai cũng có thể qua được dễ dàng, Nhưng những thay đổi phức tạp này cũng đem lại nhiều nhân tố bất lợi cho nhiều phụ nữ, tạo điều kiện cho nhiều bệnh tật phát sinh.

Ví dụ như, để cung cấp đủ lượng máu cho thai nhi, tổng lượng máu trong cả cơ thể người mẹ ngày càng nhiều lên, màng dính ở mũi dày lên, việc phù thũng dễ làm cho các chất độc bệnh có tính lây. Tử cung to lên sẽ đè lên bàng quang ống dẫn nước tiểu... gây nên các chứng viêm của hệ tiết niệu. Dưới tác dụng của nội tiết tố Progesteron, các khớp xương chậu và dây chằng lỏng ra, thường dẫn đến chứng đau lưng và đau khớp.

Nếu trong cơ thể có những bệnh mạn tính, sau khi có thai sẽ tăng nặng hơn. Ví dụ như trước kia mắc bệnh tim, sau khi có thai, do tim phải làm việc nhiều hơn, không những sẽ làm cho bệnh tim đột phát mà có lúc còn làm cho sức tim suy kiệt. Nếu mắc bệnh thận, vì sự biến đổi của chức năng thận, sẽ làm cho chức năng thận mạn tính hoạt động kém. Từ đó có thể thấy, tuy việc sinh con là thiên chức của nữ giới, nhưng có thai lại gây nên rất nhiều nhân tố bất lợi cho phụ nữ. Vì thế phải hiểu rõ những trường hợp này, giữ gìn sức khỏe cho người mẹ trong thời kỳ có thai, để phòng hoạ khi chưa xảy ra mới có thể giúp cho người mẹ dễ dàng qua được thời kỳ mang thai.

45. Cần chú ý giữ vệ sinh như thế nào trong thời kỳ có thai?

Trong thời kỳ mang thai, người phụ nữ sống trong điều kiện sinh lý riêng, vì thế để giữ gì sức khỏe cả mẹ lẫn con, tất phải chú ý giữ vệ sinh cá nhân, bao gồm:

1. Về lao động: Thông thường, trong thời gian có thai cũng như khi bình thường, có thể tham gia lao động và công tác bình thường, nhưng phải tránh những lao động chân tay quá nặng nhọc, tránh quỳ lâu, đứng lâu hoặc cúi khom lưng quá. Những phụ nữ làm việc lao động chân tay, sau 7 tháng có thai, có thể giảm bớt cường độ lao động cho thật thích hợp, bảo vệ phần bụng, chớ để va chạm bị thương, để tránh bị sinh con non hoặc đứt cuống rốn.

2. Về mặt vận động: Đi bộ hàng ngày có tác dụng rất tốt đối với việc tăng cường sức cơ và thúc đẩy sự thay thế các chất cũ bằng chất mới trong cơ thể nên tránh những vận động mạnh, chẳng hạn như chạy thi, nhảy cao. Nên giảm bớt việc đi du lịch đường dài, để đề phòng sảy thai và sinh non.

3. Về giấc ngủ: Cơ thể người phụ nữ có chửa phải gánh vác khá nặng nề nên dễ mệt mỏi, cần được ngủ và nghỉ ngơi đầy đủ. Ngoài thời gian ngủ 8 - 9 tiếng đồng hồ một ngày ra, tốt nhất nên có 1- 2 tiếng đồng hồ ngủ buổi trưa. Nhiệt độ nóng lạnh trong nhà phải thích hợp, không khí phải trong lành, thoáng.

4. Ăn mặc: Quần áo của người có thai phải luôn luôn sạch sẽ, ấm áp, rộng rãi dễ chịu, không được bó thít ở ngực, không được thắt lưng quá chặt, để tránh làm ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn máu và sự hoạt động cũng như phát triển của thai nhi.

5. Về làn da: Trong thời gian có thai, tuyến mồ hôi và tuyến mỡ dưới da tiết ra nhiều bạch đới (khí hư), do đó phải chú ý giữ gìn cơ thể sạch sẽ, chịu khó tắm rửa cơ thể và âm hộ, hay thay quần áo, giữ sạch làn da, để giúp cho da bài tiết dễ, khi tắm phải múc nước dội hoặc lau cọ người, không được ngâm người trong bồn tắm hay trong chậu, để tránh nước bẩn vào trong âm đạo.

6. Bầu vú: Sau khi có thai, bầu vú to dần lên, có thể mặc áo coóc-xê, nhưng không được mặc quá chật. Bắt đầu từ tháng thứ 5, phải lấy nước ấm và xà phòng rửa sạch bầu vú và đầu vú, lau cậy sạch những ghét bẩn, vẩy khô tích ở đầu vú, sau đó xoa một ít dầu mỡ lên, để da mỡ màng mềm mại mà tăng thêm độ dẻo dai, nhằm giúp cho bầu vú chịu được sự háu ăn của đứa trẻ sau khi sinh, tránh được tình trạng nứt đầu vú. Nếu đầu vú tụt vào sâu, có thể lấy một tay ấn bầu vú xuống, tay kia khẽ kéo đầu vú ra ngoài, dần dần đầu vú sẽ nhô ra, để cho trẻ dễ bú.

7. Về việc đi đại tiện: Trong thời gian có thai nên tạo thành thói quen đi đại tiện hàng ngày không nên giảm bớt lượng vận động, vì sức căng và sức nhu động của đường ruột bị yếu đi sẽ dẫn đến tình trạng táo bón. Để điều tiết sinh hoạt, làm cho tinh thần sảng khoái, người mẹ nên tham gia một số hoạt động giải trí thích hợp

46. Khi đang mang thai nên giữ gìn sức khỏe như thế nào?

Khi người phụ nữ có thai, cùng với sự sinh trưởng phát triển của thai nhi, trong cơ thể người mẹ có một loạt thay đổi. Vì sức khỏe của người mẹ, hãy làm tốt công tác bảo vệ sức khỏe, để thích ứng với những thay đổi này. Về phương diện hô hấp, để chống thủy thũng, sưng màng dính của khí quản, mũi họng...dẫn đến cảm cúm nên chú ý ăn mặc phù hợp theo mùa, không nên để mặc nóng quá hoặc lạnh quá, tích cực tham gia các hoạt động chân tay nhẹ nhàng, chống bị cảm cúm. Để cải thiện tình trạng mô hoành cách bị thai đẩy lên cao, phần dưới của phổi bị ép phải dịch lên, khoang ngực bị thu hẹp lại, dẫn đến tình trạng thở gấp, khoang màng phổi không thông suốt, do vậy không được thắt eo lưng chặt, càng không được mặc áo bó ngực, khi nằm có thể gối cao đầu.

Về phương diện tiêu hóa, tùy theo đặc điểm từng người trong thời gian thai nghén, việc ăn uống phải thanh đạm mà giàu chất dinh dưỡng, ăn ít và ăn nhiều bữa. Nếu vì bụng to lên, bị tử cung đè vào mà làm cho lượng acid trong dạ dày bị dồn ngược lên trên, khiến họng và thượng phúc (bụng trên) bị nóng, có thể uống một ít thuốc dạ dày có tính kiềm. Nếu chưa kịp mua thuốc, có thể thay bằng nửa cốc sữa.

Ngoài ra, do ít hoạt động, đường ruột hay bị đầy hơi và sức co bóp yếu, dễ gây đầy bụng và táo bón, vì thế nên ăn nhièu rau, hoa quả, mới đièu hòa được đường ruột và dạ dày. Về phương diện tuần hoàn máu nên ăn nhiều thưc ăn có chất sắt như gan, lòng đỏ trứng v.v...để tăng lượng hồng cầu trong máu. Nếu do tim phải hoạt động quá nhiều, thấy tim hoảng hốt, nhảy loạn xạ nên thường xuyên ăn nhãn nhân hạt táo chua có thể giúp cho tỳ khỏe lên.

Hơn nữa, do thai nhi dài ra và tử cung ngày càng to lên đè vào đường trở về của tĩnh mạch xương chậu, khiến máu của tĩnh mạch chi dưới khi chảy về bị cản trở. Khi hai bên đùi non và bắp chân xuất hiện những đoạn tĩnh mạch căng phồng, có thể ăn nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi tất căng hoặc mặc quần mỏng sát người v.v...

Nếu máu chảy về tĩnh mạch chi dưới, khó khăn nếu đứng quá lâu, cổ chân bị xuống máu (phù to) cách tốt nhất là ngồi bệt xuống, chân gác cao lên, có thể giúp cho máu ở chân chảy trở về hòa vào vòng tuần hoàn của cơ thể.

Nếu tử cung tiếp nhận một lượng máu cung cấp lớn nhưng máu cấp cho chi dưới và xương sống lại quá ít, khi thấy mệt mỏi nên chú ý nghỉ ngơi và ngủ cho đầy đủ. Về phương diện tiết niệu nếu xét nghiệm nước tiểu, thấy trong nước tiểu, có albumin và đường, nên thường ăn các loại thuốc như câu khởi tử thì sẽ giúp cho việc làm giảm albumin và đường.

Về làn da và tuyến mồ hôi, sau khi có thai, do có sự thay đổi của các nội tiết tố trong cơ thể, tuyến mồ hôi tiết ra nhiều nên người phụ nữ có thai thường thấy có nhiều mồ hôi. Lớp mỡ dưới da cũng dày lên, tóc cảm thấy có nhiều dầu hơn, vì vậy nên chú ý thường xuyên gội đầu, lau người, giữ sạch đầu tóc và làn da.

Về bầu vú, cùng với sự tiến triển của thai, bầu vú dần dần lớn lên và căng to, đầu vú tiết ra một số chất và dễ bị kết tụ tích bẩn lại, cho nên lúc đó phải thường xuyên lau rửa bầu vú và đầu vú, giữ cho vú sạch sẽ. Có thể mặc áo coóc-xê nhưng phải điều chỉnh cho vừa, rộng rãi mới thích hợp, không được nén chặt bầu vú. Nếu đầu vú bị tụt sâu vào thì trên các coóc xê nên lót thêm một cái nịt vú, để thúc cho đầu vú lồi ra.

Tóm lại, sau khi có thai, trong cơ thể người phụ nữ có thai thay đổi rất nhiều, nhưng chỉ cần quan sát cặn kẽ, làm tốt việc giũ gìn sức khỏe thì sẽ an toàn vượt qua thời kỳ có thai.

47. Tâm lý người phụ nữ mang thai có ảnh hưởng gì đối với việc mang thai và sinh con?

Mang thai và sinh con là giai đoạn quan trọng trong cuộc sống người phụ nữ sau khi lập gia đình. Nó cũng giống như việc có kinh và việc tắt kinh, đều gây nên những biến đổi tâm lý đặc trưng, chẳng hạn như trong thời kỳ có thai do lượng nội tiết tố Progesteon tăng lên, đã làm cho người phụ nữ có thai chú ý đến sự thay đổi của cơ thể mình nhiều hơn mà bớt hứng thú với chồng, hơn nữa tâm trạng lại bất ổn, dễ bị kích động, cáu gắt, đặc biệt đòi hỏi người khác quan tâm đến mình v.v...

Còn về thái độ đối việc mang thai, do có những cá tính cụ thể và môi trường hoàn cảnh khác nhau mà có thái độ không giống nhau. Đại đa số phụ nữ đều vui sướng khi có thai và tích cực chuẩn bị cho đứa con ra đời, nhưng đối với một số phụ nữ, việc mang thai lại là một gánh nặng khó đảm đương, do cuộc sống có nhiều điều bất tiện, gây ra tâm sợ hãi lo lắng. Có phụ nữ sợ sinh con ra quái thai, quá lo lắng cho tình hình phát triển của thai nhi có được bình thường không? Có người hết sức mong mỏi sinh được một đứa con trai, để giành được sự quan tâm đặc biệt và những tình cảm tốt đẹp của người thân xung quanh mình. Có người muốn sinh con nhưng lại sợ có con sẽ phải gánh nặng thêm trong công tác, học tập và cuộc sống. Có người sợ đau khi sinh con, chảy máu khi sinh con, vì thế tâm lý mâu thuẫn chồng chất, thậm chí căng thẳng, sợ hãi, lo lắng, mất ngủ v.v...

Sự biến đổi của những tâm lý này của người có thai đều sẽ gây nên những ảnh hưởng không tốt cho việc mang thai và sinh con. Thông thường nếu người mẹ có tâm trạng vui vẻ, bên trong cơ thể cân bằng thì những thay đổi đó không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và việc sinh con được diễn ra bình thường. Nếu lo lắng, sợ hãi, không những làm rối loạn quá trình thay thế trong cơ thể người mẹ, làm bên trong cơ thể bị mất cân bằng mà còn làm cho thai nhi bị xáo động không yên. Nếu tình trạng này cứ kéo dài mà không dứt được thì sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của thai nhi, nếu nặng thì sẽ gây ra những khiếm khuyết bẩm sinh cho trẻ. Đến khi sinh con, do quá ưu tư lo lắng, tinh thần căng thẳng cao độ, cơ thể gầy sút nhiều thì sẽ làm cho tử cung không còn sức co bóp, cửa tử cung không mở, kéo dài thời gian sinh con hoặc gây ra những hậu quả nghiêm trọng như băng huyết sau khi sinh con. Từ đó thấy rằng, tâm lý người phụ nữ có thai đều có ảnh hưởng quan trọng đến việc mang thai và sinh con, cho nên mỗi một người mẹ đều nên nắm lấy một số kiến thức có liên quan đến việc mang thai và sinh con.

48. Trong thời gian mang thai nên nằm ngủ ở tư thế nào?

Nhìn chung, vào giai đoạn đầu và giai đoạn giữa của thời kỳ mang thai, thai nhi trong tử cung khá bé, khi ngủ dù nằm nghiêng hay nằm ngửa đều được, không cần phải nằm theo một tư thế riêng biệt nào. Nhưng đến giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai, vị trí nằm của người mẹ có ảnh hưởng quan trọng đối với sức khỏe của cơ thể mẹ và sự an nguy của thai nhi. Bởi vì trong giai đoạn này, cùng với sự lớn vọt của thai nhi, làm cho thể tích, dung tích của tử cung to hẳn lên rõ rệt, do đó các tạng phủ mạch máu của tử cung và xung quanh cũng có những thay đổi kèm theo. Nếu ngủ hay nghỉ ngơi theo tư thế nằm ngửa trong giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai, tất yếu sẽ làm cho tử cung đang nặng sẽ đè lên động mạch chủ ở vùng bụng, từ đó sẽ làm cho áp lực của động mạch của tử cung bị hạ thấp xuống, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu của tử cung, do đó việc cấp máu cho thai nhi sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp, gây khó khăn cho việc cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi và việc thải các chất thay thế. Lượng cung cấp máu cho tử cung bị giảm đi, sẽ làm thiếu máu ở nhau thai, vì thế sẽ dẫn đến tình trạng nhau thai tiết ra một lượng lớn thận tố, sau khi chất này hòa vào tuần hoàn máu của cơ thể mẹ, sẽ làm cho áp lực động mạch của cơ thể mẹ tăng cao, có thể gây ra chứng cao huyết áp tổng hợp cho thai.

Vậy thì lúc đó, người mẹ nên ngủ ở tư thế nào cho phù hợp? Căn cứ vào cơ chế tuần hoàn máu nói trên và quan sát thực tiễn lâm sàng, tốt nhất người mẹ nên ngủ ở tư thế nghiêng sang trái. Bởi vì tư thế nằm này có thể hiệu chỉnh được việc xoay sang phải của tử cung, có thể làm giảm bớt sức đè của tử cung, đối với động mạch chủ ở bụng và động mạch xương chậu, cải thiện tuần hoàn máu, làm tăng lượng cung cấp máu cho thai, giúp cho thai sinh trưởng và phát triển tốt. Ngoài ra, tư thế nằm nghiêng sang trái còn có thể làm giảm sức đè lên tĩnh mạch khoang trái, giữ lưu lượng máu về tim được nhiều hơn, cải thiện tác dụng của mạch máu tim, làm cho lợi tiểu, khiến lượng nước tiểu tăng lên, làm giảm hoặc mất các chứng bệnh của chứng tổng hợp tĩnh mạch chi dưới.

Đối với những phụ nữ có chứng bệnh cao huyết áp khi mang thai, việc nằm ở tư thế nằm nghiêng sang trái trong 24 tiếng đồng hồ có thể làm lợi tiểu được 1361 = 2722 mililít. Những người bị bệnh nặng mà nằm nghiêng sang trái, thể trọng có thể giảm từ 1,2 đến 1,8 kg, huyết áp hạ thấp xuống tùy theo những mức độ khác nhau, rất có lợi cho việc chữa trị các chứng bệnh cao huyết áp khi mang thai. Nếu bụng người mẹ quá to, khi nằm nghiêng sang trái thấy khó khăn, cũng có thể nằm ngửa, dùng gối hoặc vỏ chăn cuộn lại lót vào phía hông bên phải cho cao lên khoảng 15 - 20 centimét, như vật có được hiệu quả như của tư thế nằm nghiêng bên trái. Vậy là, không những bảo đảm được việc tuần hoàn máu cho cơ thể mẹ mà còn giúp ích cho việc điều trị các chứng bệnh kèm theo đồng thời cũng đảm bảo bài tiết các chất thải và dẫn các chất dinh dưỡng mà thai nhi cần, tạo cho thai nhi một môi trường sống thật tốt.

49. Người phụ nữ mang thai có thể tham gia những hoạt động gì?

Sau khi có thai, cơ thể người mẹ có một loạt thay đổi sinh lý, phần lớn những phụ nữ khỏe mạnh bình thường đều thích ứng được với những thay đổi này, thế nhưng cũng nên sắp xếp hợp lý sinh hoạt của mình, mới có thể đảm bảo được sức khỏe cho người mẹ và thai nhi. Thế nhưng có một số phụ nữ lại không phải như vậy. Một khi họ có thai, là họ sợ này sợ nọ, thậm chí dứt khoát chỉ nằm trên giường mà không chịu dậy. Hơn nữa có người chẳng chú ý gì cả, làm bất cứ một công việc nào, kỳ thực hai cách làm này đều không đúng.

Thông thường mà nói, trong thời kỳ mang thai một cách bình thường, có thể lao động và công tác như thường lệ, nhưng phải chú ý: Không được làm những công việc ở trên cao, ở nơi có nhiệt độ cao và ở dưới nước ngầm, nên tránh những động tác cúi khom lưng, tránh những công việc có cường độ lao động mạnh và có độ rung lớn. Đối với nhưng công việc có tiếp xúc với chất độc hoặc có khí độc thì phải kịp thời điều động sang làm công việc khác, để tránh sảy thai hoặc gây ra những dị tật cho thai nhi. Vận động thích hợp có thể thúc đẩy sự thay thế nhau trong cơ thể. Chẳng hạn như tập thể dục, đi bộ hay làm những công việc bình thường trong nhà thì đều nên làm, nhưng không được làm những việc đòi hỏi vận động mạnh như đi du lịch đường dài. Để tránh vận động quá độ làm cho thai bị nghiêng xóc khiến thai nhi bị tổn thương. Sau khi thai được bốn tháng, không nên đi xe đạp nữa. Khi thai tròn 8 tháng, vùng xung quanh bụng càng ngày càng to, tim càng ngày càng phải làm việc nhiều hơn nên phải giảm nhẹ cường độ lao động. Do trọng tâm cơ thể đổ về phía trước, dễ bị ngã, cho nên cũng nên cẩn thận khi làm những việc vặt hàng ngày trong nhà, ví dụ như: phơi quần áo ở chỗ cao, đạp máy khâu.

Lúc này nên đi bộ là phù hợp, nhưng cũng không nên để mệt mỏi quá. Ngoài ra nên thường xuyên nghe âm nhạc, xem múa, rất có lợi cho việc thư giãn thần kinh và giúp ngủ ngon.

50. Phụ nữ có thai nên chú ý ăn những thức ăn gì?

Chất dinh dưỡng là những thứ mà người có thai cần rất nhiều. Ngoài nhu cầu đáp ứng cho việc thay thế bình thường trong cơ thể, việc phát triển của bầu vú, tử cung, nhau thai và sức lực cần cho khi sinh đều đòi hỏi được bổ sung vượt mức, đồng thời còn phải đáp ứng nhu cầu sinh trưởng của thai nhi, cho nên mỗi ngày người phụ nữ có thai phải đảm bảo hấp thu được 28 gam chất albumin; thấp hơn mức này sẽ gây ra sinh con non hoặc chết. Đặc biệt trong thời gian có thai 3 - 4 tháng, đúng vào thời kỳ đại não thai nhi phát triển nhất, người phụ nữ có thai càng phải bổ sung một lượng lớn chất albumin hơn nên phải ăn nhiều thức ăn giàu chất albumin như cá, trứng, thịt nạc...

Ngoài chất albumin ra, việc bổ sung các chất như canxi, phốt pho, sắt và các loại vitamin đều khá quan trọng. Thiếu canxi và phốt pho sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển bộ xương, răng , cơ bắp, thần kinh của thai nhi. Phốt pho có rất nhiều trong sữa, đậu thịt... nên chú ý bổ sung bằng cách ăn các thức ăn này. Công dụng chủ yếu của sắt là tạo hồng cầu cho máu, thiếu sắt sẽ dẫn đến bệnh thiếu máu, làm giảm chất albumin trong hồng cầu, hơn nữa lượng chất sắt cần cho người phụ nữ có thai cũng cao hơn lượng chất sắt cần cho người bình thường, vì vậy việc bổ sung đủ lượng sắt cần thiết cho cơ thể là điều vô cùng quan trọng. Trong gan của động vật chứa rất nhiều sắt, ngoài ra trong lòng đỏ trứng gà, lá rau xanh, các loại đậu đỗ cũng chứa nhiều, cho nên về mặt ăn uống nên chú ý đến số lượng ăn các loại thực phẩm này. Các chất vitamin, đặc biệt là việc bổ sung vitamin D cũng rất quan trọng, bởi vì vitamin D không những có thể giúp cho việc hấp thụ Canxi mà còn có thể bổ sung cho việc thiếu dinh dưỡng mà phần lớn là thiếu vitamin ở phụ nữ có thai.

Để đảm bảo cho việc cung cấp đủ các thành phần dinh dưỡng này, người phụ nữ có thai cần chú ý ăn những thức ăn sau:

1.Ăn nhiều thức ăn thô, ít ăn các loại bột gạo tinh chế vì trong các loại bột ngô, kê... có chứa nhiều vitamin B và chất albumin hơn so với gạo tẻ và bột mì trắng.

2. Ăn nhiều rau và quả tươi, không những có thể cung cấp đủ nhu cầu của cơ thể về vitamin A, C, chất canxi và chất sắt mà còn có thể chống táo bón, nhưng phải chú ý cách nấu rau, không được nấu lâu quá.

3. Ăn các loại ngũ cốc, ăn lạc... Trong các loại lương thực và thực phẩm này, có chứa một lượng lớn chất albumin, vitamin D, C, chất sắt và canxi, lại có thể cung cấp một phần chất béo.

4. Bổ xung một lượng thích hợp một lượng cá, thịt nạc, trứng..., nhất là vào những tháng cuối của thời kỳ có thai, lại càng cần thiết. Vì những thức ăn này, đặc biệt là các loại trứng rất giàu chất albumin, canxi, phốt pho và các loại vitamin.

5. Bớt ăn mặn và các thức ăn nóng có tính kích thích. Việc bớt ăn mặn có thể chống được phù thũng và cao huyết áp. Các thức ăn có tính kích thích như hạt tiêu, ớt, rượu, chè đặc rất có hại cho sự phát triển của thai. Ngoài ra, việc phơi nắng nhiều có thể giúp cho cơ thể sản sinh ra vitamin D, đảm bảo cho bộ xương thai nhi phát triển.

51. Khi mang thai có sinh hoạt tình dục được không?

Khi đã có thai, cả hai vợ chồng nên cùng quan tâm, đặc biệt là sinh hoạt tình dục thời kỳ có thai nên được hạn chế cho thật phù hợp với những thay đổi của thời kỳ này. Thời gian đầu khi có thai từ 1-3 tháng, nhau thai còn chưa phát dục trong tử cung, phôi thai sống bám trong tử cung của cơ thể mẹ lỏng lẻo, sự hưng phấn tình dục có thể làm cho tử cung xung huyết và co bóp, có kha năng gây xảy thai. Lúc này cần tuyệt đối tránh sinh hoạt tình dục.

Thời gian giữa, khi có thai 4-6 tháng, nhau thai đã phát triển xong. Người mẹ không bị nghén nữa, việc ăn uống cũng đã trở lại bình thường, việc sinh hoạt tình dục trong thời gian này không gây hại mấy đến thai nhi. Nhưng phải chú ý, không được sinh hoạt quá lâu, quá nhiều lần. Mặt khác do bụng người phụ nữ có thai ngày càng to, khi sinh hoạt tình dục cần hết sức chú ý đến tư thế, tránh đè lên tư cung trong bụng.

Đến thời kỳ cuối khi mang thai 7-9 tháng, lúc này người mẹ cơ bản không có đòi hỏi về tình dục, âm hộ bắt đầu to lên, âm đạo và màng dính tử cung mềm ra và xung huyết, rất dễ bị tổn thương, nhất là âm đạo và tử cung càng cao dễ chảy máu hơn mà việc giao hợp lại dễ đưa vi khuẩn vào đường sinh con, gây nên viêm nhiễm khi sinh con và sau khi sinh con.

Tháng cuối cùng của thời kỳ thai nghén, việc sinh hoạt tình dục vẫn có thể dẫn đến những nguy hiểm như sinh con non, vỡ nước ối và thai chết lưu. Vì thế nên tránh hẳn sinh hoạt tình dục vào những tháng cuối.

52. Giữ gìn bầu vú trong thời kỳ có thai như thế nào?

Vú là cơ quan nuôi sữa sau khi sinh con, có ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển bình thường của đứa trẻ, vì vậy cần phải giữ gìn sự khỏe mạnh của bầu vú thật tốt trong giai đoạn có thai.

Mỗi một quả vú có từ 15-20 tuyết sữa, có lỗ thông với đầu vú. Mỗi tuyến lại chia thành hai bộ phận là nang tuyết và ống dẫn. Nang tuyết tiết ra sữa, đưa qua ống dẫn sữa ra ngoài. Giữa các tuyết sữa có nhiều tổ chức sơ, đệm và mỡ, bề mặt được một lớp da bao bọc. Sau khi có thai, thân tuyết sữa bắt đầu lớn lên, bầu vú cương to dần, tuyết mỡ dưới da xung quanh vú cũng bắt đầu to phì ra. Lúc này không được nặn, bóp bầu vú, khi ngủ phải nằm nghiêng hay nằm ngửa, nằm sấp sẽ làm cho bầu vú bị đè ép. Thời kỳ này không được mặc áo trong quá chặt, càng không được bó ngực.

Cho đến những tháng cuối của thời kỳ có thai, bầu vú to hẳn lên, bắt đầu chảy xuống cũng không được thắt chặt coóc xê, để tránh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tuyết sữa, hoặc làm tắc tuyến sữa khiến tuyến sữa không thông sau khi sinh con. Hơn nữa nên thường xuyên tắm, thay áo trong, giữ sạch bầu vú đặc biệt là trước khi sinh con khoảng ba bốn tháng phải thường xuyên rửa bầu vú bằng nước ấm, lấy khăn bông có xà phòng cọ nhẹ những ghét bẩn trên da rồi rửa sạch. Như vậy vừa giữ vệ sinh cho bầu vú, đồng thời làm tăng sức bền của bề mặt lớp da núm vú để chịu được những lần mút sữa của trẻ. Nếu đầu vú tụt sâu vàp trong, khi cọ rửa, có thể lấy tay kéo nhẹ đầu vú ra ngoài. Những đầu vú tụt sâu thường tích nhiều ghét bẩn, có thể rửa sạch trước những chất nhầy bẩn, làm cho đầu vú mềm đi. Sau đó lấy nước ấm và xà phòng cọ sạch.

Trong thời gian mang thai, nếu thấy đầu vú có những thay đổi bên ngoài hoặc bị đau khác thường nên kịp thời tìm bác sĩ chữa trị. Cấm không được chữa lung tung gây ảnh hưởng đến việc nuôi trẻ bằng sữa mẹ. Ngoài ra cũng cần phải nhắc nhở rằng, có người thấy vú mình nhỏ bèn xoa thuốc phong nhũ xương, có người thấy vú to bèn uống thuốc giảm béo, dù là thuốc phong nhũ xương hay thuốc giảm béo đều chứa một lượng chất kích thích nhất định, dùng không đúng sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của tuyến vú, cho nên không được dùng.

53. Người phụ nữ có thai tự theo dõi mình như thế nào?

Phần lớn, thời gian người phụ nữ mang thai đều sống ở gia đình, có điều gì xảy ra trong giai đoạn mang thai thì người phụ nữ là người biết đầu tiên. Do vậy, việc nắm vững những triệu chứng báo trước có thể xảy ra trong giai đoạn mang thai và kịp thời chữa trị là điều rất quan trọng đối với mỗi người mẹ đang mang thai...

Thông thường trong 3 tháng đầu thai nghén, do vận chuyển vật nặng, ngã, sinh hoạt vợ chồng hoặc do những bệnh trong tử cung, rất dễ dẫn đến sảy thai. Triệu chứng báo trước của việc xảy thai, chủ yếu là cảm thấy mỏi lưng trước, đau cuộn bụng dưới và âm đạo ra một ít máu. Khi gặp trường hợp này, phải lên giường nằm nghỉ ngay và gọi bác sĩ đến điều trị.

Nếu máu ra quá nhiều hoặc có thấy máu cục ra theo, việc xảy thai thường là khó tránh khỏi. Nhưng phải đưa đến bệnh viện, để bác sĩ khám xem đã xảy thai hẳn hay chưa và quyết định xem có cần nạo vét tử cung hay không.

Khi mang thai đến tháng thứ 4, người mẹ sẽ cảm thấy thai máy cùng với sự tịnh tiến của thời gian, thai càng ngày càng máy rõ hơn. Khi thai từ tuần thứ 30 - tuần thứ 38 thì đạt đến đỉnh cao, một ngày một đêm có thể máy tới 130lần. Số lần và cường độ thai máy thường đi theo một quy luật nhất định. Thai máy hơi ít vào sáng sớm, buổi tối thì thai máy nhiều hơn. Tiếng thai máy biểu thị tình trạng sức khỏe thai nhi khỏe mạnh, bình thường.

Khi nhau thai bị lão hóa, tác dụng bị giảm đi, làm thai nhi bị thiếu ô xy mạn tính thì thai bớt máy, tình trạng này có thể kéo dài mấy ngày cho đến một tuần, nếu không kịp thời cứu chữa thì thai sẽ chết trong tử cung. Vì vậy, việc thai máy ít đi là một loại tín hiệu của tình trạng thai thiếu ô xy. Nhưng cũng nên chú ý, khi nhau thai bị thiếu ô xy cấp, mới đầu thai phụ chỉ cảm thấy thai máy không yên, vì thế người mẹ phải tự đếm số lần thai máy, theo dõi tình hình thai nhi ở trong tử cung, cần nhất là sau khi thai đầy 7 tháng.

Phương pháp đếm số lần thai máy là: cứ vào sáng sớm, buổi trưa, buổi tối mỗi ngày, người mẹ mỗi buổi tự đếm số lần thai máy trong một tiếng đồng hồ, rồi cộng tổng số thai máy trong 12 tiếng đồng hồ nếu trong 12 tiếng thai máy trên 30 lần thì bình thường; nếu thai máy dưới 20 lần thì có nghĩa là thai bị ngạt trong tử cung, thai máy chưa đến 10 lần thì dự báo hậu quả không hay xảy ra.

Khi phát hiện thấy thai máy có vẻ khác thường, người mẹ phải đến bệnh viện khám ngay. Khi có thai đến tháng thứ 7, thứ tám nếu người mẹ cảm thấy bụng đau từng cơn, âm đạo chảy ra mấy giọt máu thì phải nghĩ ngay đây có thể bị sinh con non, phải lên giường nằm nghỉ ngay và cho gọi bác sĩ đến khám và điều trị.

Chương 4: Sinh con

54. Làm thế nào tính được ngày sinh con?

Sau khi có thai , bất cứ bà mẹ nào cũng đều muốn biết cái ngày đứa tre chào đời, tức là dự đoán chính xác ngày sinh con, để chuẩn bị tốt mọi việc trước khi sinh con. Thường có 2 cách dự tính trước kỳ ở cữ như sau:

1. Cách tính từ lần hành kinh cuối cùng: là cách thông dụng nhất hiện nay, nhìn chung thường bắt đầu tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng, lấy số tháng trừ đi 3, lấy số ngày cộng với 7, kết quả là ta có được ngày sinh con tính sẵn. Chẳng hạn như ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng của một phụ nữ X nào đó là ngày 2 tháng 10 năm 1988. Ta lấy số tháng là 10 trừ đi 3 thì còn 7, lấy số ngày là ngày 2 cộng với 7 thì được 9, vậy thì ngày sinh nở của người phụ nữ này là ngày 9 tháng 7 năm 1989. Nếu đã mang thai từ 1- 3 tháng thì có thể lấy số tháng cộng với 9, lấy số ngày cộng với 7 thì kết quả thu được chính là ngày ở cữ đã tính trước ví dụ như kỳ kinh cuối cùng của một phụ nữ là ngày 6 tháng 2 năm 1987 thì ngày sinh nở của chị là ngày 13 tháng 11 năm 1987. Nếu người phụ nữ chỉ nhớ ngày âm lịch thì lấy số tháng cộng trừ như trên, lấy số ngày cộng với 15. Nếu trước khi có thai, chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ ngắn, quá nửa số người này đều sinh con trước ngày tính sẵn nếu chu kỳ kinh nguyệt dài thì phần lớn đêù sinh con sau ngày tính.

2. Cách tính căn cứ vào đặc trưng cơ thể thể hiện qua các triệu chứng bên ngoài: Đối với một số phụ nữ không nhớ rõ được ngày hành kinh của kỳ kinh lần cuối hoặc nhớ không chính xác kỳ kinh hoặc có thai trong khi còn đang cho con bú thì không thể dùng cách tính trên được nên có thể áp dụng cách tính căn cứ vào đặc trưng cơ thể thể hiện qua các triệu chứng ra bên ngoài.

3. Tính theo chiều cao của đáy tử cung: Bởi vì sau khi có thai, cùng với sự tăng trưởng của thai nhi, tử cung cũng phình to dần lên trong khoang tử cung. Thông thường khi có thai được 3 tháng, tử cung to bằng đầu đứa trẻ mới sinh, đáy tử cung cao hơn khớp mu từ 2- 3 đốt ngón tay. Khi thai được 4 tháng, đáy tử cung nằm giữa rốn và khớp mu. Thai được 5 tháng thì đáy tử cung ở dưới rốn 2 đốt ngón tay, 6 tháng thì đáy tử cung cao ngang bằng rốn. Đến cuối tháng thứ 7 đáy tử cung cao hơn rốn 3 đốt ngón tay, cuối tháng thứ 8 thì đáy tử cung nổi cao hơn rốn một chút nữa, được 9 tháng đáy tử cung thấp xuống một ít, sang tháng thứ 10 đáy tử cung trở lại cao bằng tháng thứ 8. Như vậy có thể căn cứ vào độc đáo của đáy tử cung mà phán đoán sơ bộ thời gian sinh nở của người phụ nữ.

4. Cách tính căn cứ vào biểu hiện nôn oẹ của tháng thai nghén: Đa số phụ nữ đều có biểu hiện thai nghén trong mấy tháng có thai đầu chẳng hạn như buồn nôn, nôn oẹ... Những biểu hiện này thường xảy ra vào ngày thứ 42 của kỳ kinh cuối cùng (tức sau khi đã mang thai 6 tuần) đến ngày thứ 80 (tức 12 tuần sau mang thai) thì hết vì thế có thể dự tính thời gian sinh nở của người phụ bắt đầu từ ngày thai nghén, rồi cộng với 238 ngày tiếp theo, đó chính là khoảng thời gian sinh con. Đối với những phụ nữ có biểu hiện nghén quá sớm hoặc không có biểu hiện nghén thì không thể tính bằng cách tính này.

5. Cách tính theo ngày thai máy: Theo cảm giác của quan của người phụ nữ, phần lớn thai máy trong khoảng thời gian từ tuần thứ 18 - tuần thứ 20 của giai đoạn mang thai. Cứ tính từ ngày thai máy đầu tiên cộng với 140 ngày tiếp theo nữa thì đến ngày ở cữ. Trong mấy cách tính nêu trên, cách tính theo kỳ kinh nguyệt cuối cùng là tương đối chính xác, cách tính theo biểu hiện nghén và đặc trưng cơ thể có độ sai số khá lớn. Nếu có thể ứng dụng kết hợp cả mấy cách tính lại thì độ chính xác càng cao.

55. Khám thai trước khi sinh con có ý nghĩa gì?

Đã là những phụ nữ có thai, đều nên khám thai theo định kỳ trước khi sinh con. Bởi vì qua việc kiểm tra sức khỏe toàn diện, trước hết, có thể phát hiện thấy một số bệnh của thân thể người phụ nữ đang mang thai. Nếu những bệnh này không phù hợp với việc có thai, có thể kịp thời đem nạo bỏ đi. Hơn nữa, qua khám thai định kỳ, có thể biết được sự phát triển của thai nhi và những thay đổi sinh lý của cơ thể mẹ. Nếu phát hiện thấy điều gì không bình thường, có thể kịp thời chữa trị sớm. Thứ ba, thông qua việc khám thai, sẽ được các bác sĩ phổ biến những kiến thức về vệ sinh, tâm lý, sinh hoạt, dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai, nắm đượccác điều cần chú ý trước khi sinh con, sau khi sinh con. Thứ tư, qua việc kiểm tra một cách có hệ thống, có thể đoán trước được có sinh con khó hay không, để quyết định phương thức sinh con hoặc sau khi sinh con, đảm bảo sinh con an toàn. Do đó, mỗi một người phụ nữ có thai, đều phải coi trọng việc khám thai.

Nội dung khám thai có rất nhiều việc phải làm. Khi đi khám lần đầu, phải kê khai tỉ mỉ bệnh án và kiểm tra toàn diện. Trong bệnh án, ngoài việc ghi rõ tuổi, nghề nghiệp, nơi ở ra, phải điền trả lời các nội dung sau:

1.Trước kia có bệnh gì, đã làm phẫu thuật gì?

2. Gia đình có ai bị bệnh kết hạch hay bệnh truyền nhiễm không? Có bệnh cao huyết áp và bệnh di truyền hay không? Mấy thế hệ trước có ai có tiền sử thai đôi không?

3.Thấy kinh lần đầu tiên ở độ tuổi nào? Tình hình chu kỳ kinh nguyệt và số ngày hành kinh, lượng máu hành kinh có bình thường hay không?

4. Lập gia đình vào thời gian nào, tình hình của chồng (bao gồm nghề nghiệp và tình hình sức khỏe).

5. Đã có thai mấy lần? Tình hình đã trải qua sau mỗi lần thai nghén, sinh nở? Đã sảy thai, sinh con non, mổ khi sinh con hoặc có các bệnh khác kèm theo không? Tình hình con cái ra sao?

6. Có nghén không? Cảm thấy thai máy vào tháng nào? Có các hiện tượng tim thình thịch, thở gấp phù thũng, co giật chi dưới không? Âm đạo có ra máu không ?.

Tất cả những vấn đề đó đều có quan hệ mật thiết tới sức khỏe và an toàn của người mẹ và thai nhi tất cả phải trả lời kỹ càng. Sau khi nắm được những điều đã nêu ở trên thì sẽ tiến hành kiểm tra tỉ mỉ và toàn diện, bao gồm

1. Kiểm tra độ phát triển và dinh dưỡng của người mẹ đang mang thai.

2. Đo chiều cao, cân nặng và huyết áp.

3. Kiểm tra tim, phổi, gan, lá lách và tình hình phát dục của tuyến vú.

4. Kiểm tra âm đạo (thông thường chỉ kiểm tra thời gian đầu mới có thai và vào giữa thời kỳ mang thai).

5. Đo độ rộng hẹp của xương chậu và hình dạng của nó.

6. Xét nghiệm máu, nước tiểu, phân.

7. Kiểm tra phần bụng: chủ yếu kiểm tra độ lớn bé của tử cung xem có thai không? Có nghe thấy tiếng tim thai không? Khi đã nghe thấy tim thai lại còn phải tìm hiểu xem số lần đập và cường độ đập của tim thai, chú ý ngôi thai có bình thường không, đầu thai với tỷ lệ của xương chậu như thế nào?

Thông qua những lần kiểm tra tỉ mỉ toàn diện này, bác sĩ sẽ gợi ý có mang thai tiếp tục được không, điều trị và giữ gìn sức khỏe như thế nào đối với các bệnh đi theo, khi sinh con thì sinh con bình thường hay phải mổ hoặc dùng cách nào khác.

56. Cần chuẩn bị những gì cho trước khi sinh con?

Gần tới kỳ sinh nở, để chào đón một sinh mạng mới ra đời, người mẹ đều phải chuẩn bị xong mọi thứ cả về tinh thần cũng như vật chất, để tránh luống cuống khi sắp sinh con. Bỏi vì bắt đầu từ hai tuần trước ngày sinh con đã tính sẵn, người phụ nữ có thể sinh con vào bất cứ lúc nào. Cho nên, bắt đầu từ lúc này, phải chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cần thiết, chẳng hạn như chuẩn bị quần áo lót để thay, giấy vệ sinh dùng cho sau khi sinh con xong và băng hành kinh, dây lưng để buộc băng hành kinh phải dài, vì sau khi sinh con phần bụng chỗ thắt lưng xổ ra khá to hơn trước khi có thai.

Còn phải chuẩn trứng gà và đường đỏ, phải cho đường đỏ vào hấp trước, kẻo uống vào bị đi ngoài. Trước mỗi tối đi ngủ, phải sắp sẵn phích nước nóng, chậu rửa mặt tã lót và các đồ dùng cần thiết để vào một chỗ, khi cần là xách đi được ngay. Còn phải dặn người nhà nếu là mùa đông thì hãy chuẩn bị đốt lò sưởi, để sau khi sinh con 3, 4 ngày về đến nhà là có lò sưởi ngay nếu sinh con ở nhà thì ngoài những thứ nói trên, hãy chuẩn bị sẵn một bánh xà phòng, một phích nước ấm đã đun sôi, một miếng vải nhựa to vuông và một chiếc chậu to sạch, một đôi đũa sạch để đề phòng khi sắp sinh con đem khử trùng, dùng làm dụng cụ đỡ đẻ.

Ngoài việc chuẩn bị những thứ nói trên, về tư tưởng, không những phải an tâm, ngủ đẫy giấc mà phải ăn uống tốt và phải chú ý tới 3 việc sau.

1. Tử cung co: Chính là chỉ sự co bóp của tử cung. Khi gần đến ngày đứa trẻ ra đời, do tử cung bắt đầu co bóp, bụng thường cảm thấy một ngày bị căng lên mấy lần. Khi cảm giác này chuyển thành những cơn đau trụy ở bụng dưới hoặc đau mỏi ở thắt lưng theo một quy luật, quá trình sinh con đã bắt đầu nên gấp rút đưa vào viện.

2. Vỡ nước ối: Chính là bọc nước ối bị vỡ, qua âm đạo chảy ra ngoài loại nước có màu vàng nhạt. Thông thường khi sắp sinh con, màng nước ối bị vỡ, nếu trước khi sinh con màng thai bị rách trước, nước ối chảy ra, phải lập tức nằm thẳng và khiêng ngay vào viện, trong tư thế nằm thẳng như vậy. Nước ối thường ộc ra nhiều khi mới chảy, nhưng có khi chỉ xảy ra một chút xíu, lúc này cũng nên đưa đi viện ngay để kiểm tra, để phân biệt đó là nước ối hay là bạch đới loãng (tức khí hư loãng). Nếu nước ối có màu máu hoặc màu xanh, vẩn đụch thì càng phải chú ý.

3. Chảy máu: Trước khi sinh con vẫn có thể có một ít máu cá hoặc máu sẫm có lẫn một ít bạch đới nhầy nhầy từ âm đạo chảy ra, đó chính là dấu hiệu của việc sinh nở đến gần, là hiện tuợng bình thường. Nếu máu ra nhiều hoặc ra máu tươi hoặc ra máu đen hoặc ra những chất nội tiết loãng như nước, cũng phải đến bệnh viện khám ngay.

57. Trước khi sinh con có dấu hiệu gì báo trước?

Một số dấu hiệu báo trước của việc sắp sinh con gồm:

1. Đáy tử cung tụt xuống:

Mấy tuần trước khi sinh con, đáy tử cung tụt thấp xuống.Lúc đó, người mẹ cảm thấy phần bụng trên nhẹ đi, do đó cảm thấy dễ thở, ăn uống dễ hơn nhưng bụng dưới càng xệ ra và cảm thấy tức trong bụng.

2. Có biểu hiện thúc xuống rõ rệt.

Do đầu thai chúc xuống, chui vào trong xương chậu, đè vào các tổ chức và các bộ phận xung quanh hay làm cho đi đái liên tục, cử động chậm chạp, có hiện tượng mỏi tắt lưng, đau đùi và gân rút, ngay cả trở mình khi nằm trên giường cũng khó khăn.

3. Tử cung co bóp.

Người mẹ tự cảm thấy đau ngắt quãng do tử cung co bóp từng cơn một. Sự co bóp này của dạ con không theo một quy tắc nào, có lúc 10 phút đau một lần, có lúc nửa tiếng đau một lần hoặc lúc đau lúc không hoặc lúc nằm xuống thì đau, lúc ngồi dậy làm cái gì đó thì hết, hơn nữa thời gian co bóp cũng rất ngắn phạm vi co bóp chỉ giới hạn ở bụng dưới, Y học gọi hiện tượng co bóp này của dạ con là hiện tượng "co bóp tử cung giả"

4. Thấy dịch hồng ở âm đạo.

Mấy tuần cuối cùng của thời kỳ có thai, chất nội tiết từ trong âm đạo tiết ra ngoài ngày càng nhiều, đồng thời thấy xuất hiện chất có màu máu, gọi là "dịch hồng", có lúc còn trong âm đạo còn ộc ra khá nhiều nước đó chính là do màng nước ối vỡ ra ngoài, Y học gọi là "vỡ ối". Sau 24 tiếng đồng hồ thấy ra dịch hồng và vỡ ối thì bắt đầu sinh con, cho nên đó là điềm báo trước quan trọng.

58. Quá trình sinh con diễn ra như thế nào?

Toàn bộ quá trình sinh con chia làm 3 giai đoạn.

Giai đoạn thứ nhất: Là giai đoạn mở cửa mình tức là quãng thời gian từ lúc dạ con bắt đầu co bóp ngắt quãng cho đến lúc cửa tử cung mở hết. Trong quãng thời gian này, dạ con co bóp dồn dập thời gian giữa các cơn đau rút ngắn lại, cường độ không ngừng tăng lên. Cùng với sự co bóp của dạ con người mẹ sẽ cảm thấy đau bụng dồn dập, y học gọi là "đau dồn". Do tử cung co bóp, cửa tử cung dần dần mở ra, thai nhi cũng theo đó chui ra. Khi tử cung co bóp dồn dập, cứ 1 - 2 phút 1 lần, mỗi lần kéo dài một phút thì cửa tử cung mở hết (đường kính khoảng 10 cm), ít phút sau, màng thai bị thúc vỡ, nước ối ộc ra ngoài.

Thời gian này lâu nhất, sản phụ sinh con so thì phải mất từ 12 - 16 tiếng đồng hồ, sản phụ sinh con dạ thì mất từ 6 - 8 tiếng đồng hồ.

Giai đoạn thứ hai: Là giai đoạn sinh con, là quãng thời gian bắt đầu từ lúc cửa tử cung mở hết sức co bóp của tử cung liên tục dồn lên, thai nhi ra thêm được một chút. Đầu thai nhi lúc này đè lên trực tràng, người mẹ có cảm giác đi ngoài, do đó làm cho người mẹ không chủ động dồn sức rặn. Đầu thai nhi sẽ ra dần đến cửa âm đạo, sau đó theo các cơn co bóp của tử cung, đầu thai nhi ra được bên ngoài, tiếp đến là đứa bé ra theo, vừa kết thúc giai đoạn 2. Trong quá trình này phụ nữ sinh con lần đầu phải mất khoảng 1- 2 tiếng đồng hồ, phụ nữ sinh con dạ thì có thể chỉ mất khoảng nửa tiếng.

Giai đoạn thứ ba: Là giai đoạn ra nhau thai, là quãng thời gian bắt đầu từ lúc đứa trẻ ra đời cho đến lúc nhau thai ra. Sau khi đứa trẻ ra đời, tử cung tạm thời ngừng co bóp, sau mấy phút cách quãng, tử cung lại bắt đầu co bóp nhau thai tách ra khỏi cửa tử cung, theo âm đạo ra ngoài chứng tỏ giai đoạn 3 đã xong. Quá trình này phần lớn diễn ra trong khoảng từ 12 - 20 phút. Như vậy việc sinh ra một đứa trẻ đã hoàn tất.

59. Khi sinh con, cần chú ý những gì?

Tục ngữ có câu "mang thai 9 tháng 10 ngày, sinh con một giờ", rằng việc sinh con giống như "dưa chín rụng cuống" là một hiện tượng sinh lý bình thường.

Do đó khi sinh con, tinh thần không được căng thẳng, càng không được sinh ra các kiểu buồn phiền và lo lắng. Giữ cho sinh con được bình thường vào lúc này là rất quan trọng, nếu luôn luôn lo lắng và sợ hãi, không những có thể làm cho tử cung mất điều hòa, khiến cửa tử cung không mở mà còn ảnh hưởng đến việc ăn uống, gây ra mệt mỏi, mất sức, thậm chí làm cho quá trình sinh con bị kéo dài, gây nên những bất trong khi sinh con. Người mẹ, ngoài việc phải thoải mái an tâm về tư tưởng còn phải chú ý vệ sinh cá nhân, nhất là việc giữ sạch âm hộ, để tránh bị viêm nhiễm phần phụ. Khi thấy tử cung co bóp theo một quy luật nhất định, sau khi bước vào giai đoạn 1, tử cung co bóp tiếp, nên phối hợp thở sâu, chậm, đều với sự co bóp từng cơn của tử cung.

Sau khi qua cơn co bóp, trở lại thở và vận động bình thường. Trong thời gian tử cung ngắt cơn co bóp nên cố gắng ăn, để bổ sung nước và dinh dưỡng, đồng thời đi đại tiểu tiện cho hết, nhưng chớ đi ra nhà vệ sinh. Sau đó lấy nước lọc rửa sạch âm hộ, có thể đi đi lại lại, thúc tử cung co bóp, cố gắng sinh con càng nhanh càng tốt. Sau khi chuyển sang giai đoạn 2, tử cung co bóp dồn dập nhất. Khi tử cung bắt đầu co bóp, không những bụng đau dữ dội mà còn có cảm giác muốn đi ngoài. Lúc này nên cố chịu đựng, cố kéo dài thời gian hít thở càng sâu càng tốt, sau đó từ từ thở ra, đợi qua cơn đau, tranh thủ thời gian nghỉ ngơi, nếu cảm thấy đuối hơi thì có thể uống chút nước đường, xin chớ gào to hét to, giãy giụa nhiều để đỡ phí sức, làm lỡ cơn sinh con. Khi thấy đầu thai nhi vừa lộ ra thì người đỡ đẻ sẽ hô "rặn một hơi", xin chớ vội rặn mạnh và dùng sức nhiều mà nên rặn từ từ, để tránh thai ra quá nhanh làm rách cửa mình. Sang giai đoạn 3, có thể xoa ấn nhẹ tay lên bụng, để tác động cho tử cung co bóp, đỡ ra máu.

60. Yếu tố nào quyết định việc sinh con thuận lợi?

Toàn bộ quá trình sinh con có thuận lợi hay không được quyết định bởi 3 nhân tố gồm sức lực để sinh con, sản đạo (tức chỉ sự để mở của tử cung, khung xương chậu và thai) và thai nhi. Nếu 3 nhân tố này bình thường, thích hợp với nhau, thai nhi sẽ được sinh ra một cách dễ dàng suôn sẻ; nếu không sẽ gây khó khi sinh con.

1. Sức lực sinh con.

Là chỉ sức đưa thai từ trong tử cung qua sản đạo ra ngoài, bao gồm sức co bóp của tử cung,sức co bóp cả cơ bụng và sức co bóp của cơ tầng sinh môn, trong đó sức co bóp của tử cung là sức sinh con chính. Sức co bóp của tử cung lúc sắp đẻ gọi là "co bóp dồn", có thể làm cho cổ tử cung dần dần mở to ra và đẩy thai nhi xuống. Khi cổ tử cung mở hết, chỏm đầu thai nhi xuống đến âm đạo. Mỗi lần tử cung co bóp, thai nhi nhích dần ra túi nước ối được đè lên các tổ chức ở đáy chậu và trực tràng, gây cảm giác buòn đi ngoài. Khi người mẹ chủ động nín thở rặn xuống, làm cơ bụng và cơ hoành cách co bóp, khiến áp lực trong khoang bụng được tăng lên, thúc thai nhi ra ngoài.

Sau khi thai nhi được sinh ra còn có thể kéo theo cả nhau thai. Cho nên, sức co bóp của cơ bụng là điều kiện quan trọng để đưa thai nhi ra ngoài trong giai đoạn 2. Thế nhưng chỉ co bóp cơ bụng khi tử cung co bóp, nếu không sẽ phí công mà làm cho sản phụ dễ mệt mỏi, kéo dài quá trình sinh con. Khi phần đầu thai nhi xuống đến mép dưới khớp mu, tử cung co bóp sẽ làm cho cơ tầng sinh môn co bóp, phối hợp đưa thai nhi ra. Khi thai nhi xuống đến âm đạo, sự co bóp của cơ tầng sinh môn còn có tác động đẩy nhau thai ra.

2. Sản đạo

Bao gồm 2 bộ phận là sản đạo mềm và sản đạo xương. Sản đạo xương là chỉ khung xương chậu, là bộ phận quan trọng của sản đạo, kích thước hình dáng của nó có liên quan mật thiết tới viẹc sinh con. Nếu kích thước, hình dáng khung xương chậu không bình thường, khi sinh con sẽ bị khó khăn, sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình sinh con. Sản đạo mềm là đường ống dẫn cong do đoạn dưới của tử cung, cổ tử cung âm đạo và các tổ chức cơ của hố chậu nhỏ tạo thành. Nếu cửa tử cung mở ra được một cách dễ dàng, âm đạo thông suốt, hội âm (nằm giữa hậu môn và phần ngoài bộ phận sinh dục) lỏng ra thì thai có thể ra một cách thuận lợi, ngược lại thì sẽ trở thành lực cản của việc sinh con.

3. Thai nhi

Việc sinh con có thuận lợi dễ dàng hay không, ngoài các nhân tố sức sinh con, sản đạo ra còn có mối quan hệ mật thiết với ngôi thai, kích thước của thai và sự phát triển của thai có bình thường hay không hoặc do xương sọ quá cứng, không mềm thì dù kích thước, hình dáng của xương chậu bình thường cũng không thể qua lọt được, khiến sinh con khó.

Trong tình hình bình thường, khi sinh con, đầu thai nhi trong tử cung chúc xuống dưới, mông đít quay lên trên, tư thế này giúp sinh con dễ nếu không mông thai nhi ra trước hoặc thai nhi xoay ra nằm ngang thì sinh con khó. Nếu thai nhi phát triển không bình thường, chẳng hạn như bị úng não, hai thai dính liền vào nhau... thì cũng gây sinh khó.

61. Thế nào là hiện tượng bình thường sau khi sinh con?

Trong khoảng thời gian từ 6 đến 8 tuần sau khi sinh, trừ tuyến vú ra, các bộ phận trong cơ thể sản phụ đều phải hồi phục trở lại trạng thái sức khỏe ban đầu trước khi có thai. Như vậy thường một loạt những thay đổi về sinh lý của sản phụ, là những hiện tượng bình thường sau:

Trước tiên, sau khi sản phụ sinh nở xong, giống như vừa qua một trận vật lộn dữ dội, người cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Vậy là sau khi sinh xong được ít phút, người mẹ ngủ thiếp đi. Trong 24 tiếng đồng hồ sau khi sinh, nhiệt độ cơ thể có thể hơi lên cao, thường không lên quá 38 độ C, 24 tiếng đồng hồ sau cơ thể dần dần trở lại nhiệt độ bình thường. Do nín thở lấy sức rặn nên năng lượng cơ thể giảm xuống, bề mặt da bị mất nhiệt rất nhanh, gây cảm giác rét lạnh nhưng hồi phục rất nhanh.

Sau khi sinh, áp lực trong bụng giảm xuống, mô hoành cách không bị đẩy lên nữa, hơi thở sâu hơn và chậm hơn, mỗi phút thở được 14 đến 16 lần. Do hệ tuần hoàn của nhau thai không còn hoạt động, ổ đệm niêm mạc không còn, cơ thể bài tiết ra nhiều mà hấp thụ kém, các bộ phận trở nên lỏng lẻo mạch đập chậm, đi dần vào quy luật, mỗi phút đập từ 60 đến 70 lần. Sau khi sinh, da bài tiết nhiều, mồ hôi ra nhiều. Khi mới ngủ dậy càng ra nhiều hơn.

Một hai ngày sau khi sinh, sản phụ thường cảm thấy khát, uống nhiều nhưng dạ dày hấp thụ kém. Đẻ xong, do cơ bụng bị nhão ra, ít vận động sự co bóp của ruột yếu đi nên thường gây nên táo bón. Ngược lại có thể lại cần thải ra ngoài một lượng nước lớn qua nước tiểu, do đó, lượng nước tiểu càng ngày càng nhiều lên, mỗi ngày có thể lên tới 2 hoặc 3 lít nước tiểu.

Trong thời kỳ sau khi sinh (tính đến khi bộ phận sinh dục khôi phục trở lại trạng thái bình thường) có nhiều chất thải ra từ âm đạo, gọi là "máu sinh".Thường sau khi sinh khoảng 3 đến 4 ngày, lượng "máu sinh" ra nhiều, màu đỏ tươi, từ 7 đến 10 ngày thì màu máu nhạt dần, khoảng 3 tuần thì sạch hẳn. Máu sinh thường có mùi tanh của máu, nhưng không hôi.

Sau khi sinh, do sữa kéo về ngày càng nhiều, làm cho bầu vú căng đầy, bắt đầu tiết ra sữa. Trong 1 đến 2 ngày đầu sau khi sinh, trong vú có một lượng khá ít dịch thể màu vàng, gọi là "sữa non". Thường sau khi sinh 2 đến 3 ngày thì sữa về, lúc này bầu vú căng to rõ rệt, cương cứng, các tĩnh mạch dưới da nổi rõ, nhiệt độ ở da vú nóng lên, có lúc nhiệt độ của cơ thể cũng tăng lên, nách nổi hạch. Ngoài ra trong thời kỳ sau khi sinh, bạch cầu cũng tng lên tới 15x109/lít, rồi trở lại bình thường sau khi sinh 2 tuần.

62. Vì sao sau khi sinh lại bị đau co tử cung?

Sau khi sinh xong, tử cung nhanh chóng co lại, co nhỏ đến mức chỉ to bằng đầu đứa trẻ rồi tiếp tục co dần lại. Hơn 40 ngày sau kể từ khi sinh, tử cung đã co lại nhỏ như quả lê, trở lại trạng thái bình thường trước khi chưa có thai.

Trong quá trình tử cung co nhỏ dần lại, sản phụ thường không có cảm giác gì. Nhưng có một số sản phụ, trong 1 hay 2 ngày sau khi sinh, thường cảm thấy bụng dưới đau cuồn cuộn từng cơn và có thể sờ thấy tử cung tương đối cứng và đang co lại. Y học gọi hiện tượng này là hiện tượng "đau co tử cung".

Thường những sản phụ sinh con dạ đều bị "đau co tử cung", đặc biệt dễ xảy ra sau khi bị sản cấp (bắt đầu từ khi sinh đến khi kết thúc, không quá 3 tiếng đồng hồ). Nguyên nhân gây đau dữ dội, có thể là do tử cung bị thiếu máu, thiếu ô xy hoặc do áp lực trong bụng ép vào mạng thần kinh trong thành tử cung mà gây ra. Chớ lo lắng khi bị đau co tử cung, thường chỉ 3 đến 4 ngày sau là có thể dễ chịu hơn. Nếu đau quá nên lấy túi nước nóng chườm vào bụng hoặc uống một ít nước nóng gừng đường, uống thêm viên giảm đau là khỏi.

63. Sau khi sinh, nhiệt độ cơ thể, mạch đập, huyết áp có gì thay đổi?

Sau khi sinh, cơ thể sản phụ có những thay đổi trên tất cả các mặt, biểu hiện ở nhiệt độ cơ thể, mạch đập, huyết áp đều có những biến đổi mới.

1.Về nhiệt độ cơ thể.

Trong 24 tiếng đồng hồ sau khi sinh, do bị tiêu hao sức lực trong quá trình sinh và mệt mỏi quá độ, nhiệt độ cơ thể có thể hơi tăng lên nhưng thường không cao quá 38 độ C, rồi đều trở lại bình thường sau 24 giờ. Sau khi sinh được 3 đến 4 ngày do sữa căng mà nhiệt độ cơ thể có thể lên hơi cao, Đông y gọi đây là sốt sữa. Nếu vú xung huyết nhiều và chạy hạch, nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên đột ngột, có lúc lên tới 40 độ C, nhưng chỉ kéo dài mấy tiếng đồng hồ, nhiều nhất không quá 12 tiếng đồng hồ là nhiệt độ cơ thể lập tức hạ xuống. Nếu nhiệt độ cơ thể tiếp tục tang lên mà không giảm thì phải nghĩ ngay đến việc bị nhiễm bệnh trong thời kỳ sau khi sinh.

2. Về mạch đập

Sau khi sinh mạch đập trở nên mạnh hơn, thường mỗi phút đập khoảng 60 đến 70 nhịp. Đó là sau khi sinh, áp lực trong bụng giảm đi, cơ hoành tụt xuống, tuần hoàn máu của nhau thai không hoạt động nữa, ổ đệm niêm mạc bong ra, khiến mạch đập chậm lại, nhưng phần lớn thường hồi phục lại nhịp đập bình thường từ sau 7 đến 10 ngày. Nếu mạch đập nhanh lên, thường báo hiệu mất máu quá nhiều hoặc mắc bệnh tim, cần hết sức chú ý.

3. Về huyết áp

Sau khi sinh, huyết áp thường tụt xuống và dần hồi phục lại trạng thái huyết áp bình thường trước khi có thai. Nếu huyết áp tụt hẳn xuống, thường là do sau khi sinh máu ra quá nhiều. Ngược lại nếu huyết áp tăng lên thì phải chú ý tìm nguyên nhân, xem liệu có phải bị cao huyết áp hoặc đã mắc hội chứng cao huyết áp từ trước khi sinh không...

64. Vì sao lại ra nhiều mồ hôi sau khi sinh xong? Nên xử lý như thế nào?

Sau khi sinh xong, người mẹ hay ra nhiều mồ hôi, lúc ngủ và khi tỉnh dậy càng ra nhiều hơn, thậm chí ra đầm đìa vào mùa hè, đến mức quần áo đều bị mồ hôi thấm ướt. Đó là do lượng nước trữ trong cơ thể vào những tháng cuối của thời kỳ mang thai khá lớn, khiến sau khi sinh da phải hoạt động bài tiết nhiều mà dẫn đến tình trạng đó.

Có thể coi việc đổ mồ hôi là hiện tượng sinh lý là quá trình quan trọng giúp sản phụ thải ra một lượng nước lớn dư thừa trong cơ thể. Nhưng nếu ra mồ hôi quá nhiều thì sẽ làm cho thể chất sản phụ suy yếu và dễ bị cảm gió, cảm cúm. Do đó, phải giữ nhiệt độ trong buồng người sinh cho thích hợp, mùa đông ấm, mùa hè mát, có không khí lưu thông, thoáng đãng, nhất là vào mùa hè thì càng phải chú ý hơn.

Nhưng nên chú ý tránh để gió lùa qua đầu giường và tránh để quạt điện quạt trực tiếp vào người. Việc mặc quần áo, đắp chăn của người sinh phải lựa theo thời tiết mà mặc áo dày hay mỏng, đắp nhiều chăn hay đắp ít chăn cho thích hợp. Nên phá bỏ tập quán cũ là đội khăn, mặc nhiều áo, đắp chăn dày. Ngoài ra, khi mồ hôi ra nhiều, phải lấy khăn mặt lau khô mồ hôi hoặc lấy nước nóng lau người, để giữ cho da sạch sẽ. Phải thay ngay những bộ quần áo đang mặc bị mồ hôi thấm ướt, để chống bị cảm lạnh.

65. Máu sinh là gì? Có đặc điểm gì?

Sau khi sinh trong quá trình tử cung phục hồi lại trạng thái bình thường như trước khi sinh, tử cung đã hoàn thành xong sứ mệnh tăng sinh niêm mạc lót ổ, để niêm mạc bắt đầu đi vào hoại tử, bị xơ hóa mà bong ra, lẫn lộn với máu, chất nhầy theo âm đạo thoát ra ngoài, người ta gọi đó là máu sinh hay thường gọi là sản dịch (âm Hán Việt là "ố lộ"). Cho nên trong máu sinh có máu, niêm mạc bị hoại tử và chất nhầy...

Trong 3 ngày sau khi sinh, máu sinh ra nhiều, màu đỏ tươi, sau đó màu máu nhạt dần, có màu hồng nhạt, giống như dịch loãng. Trong khoảng từ 7 đến 10 ngày sau khi sinh, trong máu sinh có mang một lượng lớn tế bào và niêm mạc nên có màu vàng nhạt và màu trắng còn goị là máu sinh trắng (tức "bạch ố lộ"), trong khoảng 20 ngày thì máu sinh ra hết, chỉ có một số ít sản phụ bị kéo dài đến một tháng. Thường máu sinh có mùi tanh của máu, trong 6 ngày đầu sau khi sinh, lượng máu ra nhiều, trung bình là 250 mililit (1/4 lít).Quan sát lượng máu, màu sắc, trạng thái và thời gian ra máu là điều hết sức quan trọng để hiểu được tình hình sức khỏe sản phụ sau khi sinh. Nếu máu sinh có mùi hôi hoặc có màu nâu sẫm, chứng tỏ khoang tử cung bị viêm nhiễm. Nếu máu sinh ra nhiều hoặc ra mãi không sạch, chứng tỏ còn sót nhau thai nên hết sức chú ý và mời bác sĩ đến chữa trị.

66. Chăm sóc tuyến vú như thế nào sau khi sinh?

Sau khi sinh, bầu vú có những thay đổi rất lớn. Việc chăm sóc bầu vú là nhằm tạo điều kiện tốt cho việc bú sữa bình thường. Thường trong 12 tiếng đồng hồ sau khi sinh thì bắt đầu cho trẻ bú. Sau khi trẻ bú, sẽ giúp cho tuyến sữa lưu thông, tránh làm cho vú bị cương đau, phát sốt, thậm chí làm tắc tuyến sữa mà gây ra viêm tuyến vú. Do đó nên tập cho trẻ có thói quen bú theo giờ, hàng ngày cứ cách từ 3 đến 4 tiếng đồng hồ có thể cho bú một lần. Để tránh cho vú to không đều nhau nên cho trẻ bú đều hai bên. Trước khi bú phải rửa sạch tay và rửa sạch đầu vú bằng nước lọc. Trẻ bú xong, lấy khăn mặt sạch lau sạch sữa rớt trên đầu vú, sau đó lấy vải gạc sạch hoặc khăn mềm sạch phủ lên đầu vú. Mỗi lần cho trẻ bú no xong, phải dứt đầu vú ra khỏi miệng trẻ, không cho trẻ ngậm đầu vú ngủ, tránh để sữa tích ở đầu vú hoặc do miệng trẻ không sạch mà làm vú bị viêm nhiễm, gây viêm tuyến sữa.

67. Sinh con xong nên chăm sóc hội âm như thế nào?

Hội âm là bộ phận nằm giữa hậu môn và phần ngoài bộ phận sinh dục. Sau khi sinh, bộ phận hội âm của sản phụ có thể bị chảy máu nhẹ, bị sưng, thậm chí có thể bị rách hoặc bị rạch rách một bên để giúp cho việc sinh được dễ dàng, cộng với việc máu sinh ra liên tục sau khi sinh xong nếu không chú ý giữ vệ sinh, không những làm cho hội âm lau lành mà còn có thể bị viêm nhiễm. Muốn giữ vệ sinh cho bộ phận hội âm (chỗ rách cửa mình), trước hết phải chú ý đến tư thế nằm nghỉ. Nếu không bị rách cửa mình hoặc không phải khâu thì những sản phụ như vậy khá dễ dàng, có thể đứng dậy ngồi dậy hoặc hoạt động nhẹ nhàng. Như vậy không những giúp cho dạ con nhanh chóng hồi phục mà còn kích thích muốn ăn, giúp đại tiểu tiện đi được dễ dàng, giúp bộ phận hội âm nhanh lành. Nếu bộ phận hội âm bị rạch hoặc bị rách chớ nên đi lại hoạt động ngay.

Thường sau khi sinh khoảng 8 ngày mới ra khỏi giường là phù hợp, nhưng chớ làm gì động chạm đến miệng vết rách, làm vết khâu khó lành. Thứ nữa là giữ về sinh sạch sẽ. Hãy dùng nước sôi để ấm để rửa bộ phận hội âm (chú ý không được xối nước vào trong âm đạo). Nếu cửa mình bị rách thì rửa bằng dung dịch nước sôi để ấm pha muối theo tỉ lệ 1/5000, hàng ngày rửa từ 1 đến 2 lần và sau khi đại tiện thì rửa 1 lần. Sau đó lấy gạc sát trùng thấm khô, lót vào đó. Gạc lót hội âm cũng phải được sát trùng cẩn thận và thay thường xuyên, để giữ cho sạch sẽ. Người bị sưng viêm bộ phận hội âm, có thể bôi thuốc tiêu viêm. Bắt đầu từ ngày thứ 5 đến thứ 6 sau khi sinh nên ngồi ngâm bộ phận hội âm trong dung dịch sát khuẩn (pha theo tỉ lệ 1/5000) để vết rách mau lành miệng. Sau khi vết rách đã lành hẳn, mỗi ngày rửa bộ phận hội âm một lần. Đồng thời phải chú ý thay băng vệ sinh và quần lót khi hành kinh, giặt xong phải mang phơi ra ngoài nắng để sáy trùng. Sau khi sinh xong, cửa cổ tử cung vẫn chưa khép lại, bề mặt phía trong của tử cung vẫn còn những vết sây sát khi nhau thai bong ra nên rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập vào, gây nên viêm nhiễm, do đó phải giữ sạch cửa mình, không những giúp cho bộ phận hội âm mau lành, đồng thời cũng là biện pháp phòng chống viêm nhiễm sau khi sinh.

68. Thế nào là thời kỳ hậu sản? Theo dõi và chăm sóc sản phụ như thế nào?

Thời kỳ sau khi sinh là khoảng thời gian được tính từ lúc nhau thai xổ ra cho đến khi bộ máy sinh dục và cơ thể người mẹ hồi phục trở lại khỏe mạnh bình thường. Quãng thời gian này thường từ 6 đến 8 tuần.

Trong giai đoạn này, bộ máy sinh dục và tất cả các bộ phận trong cơ thể đều đang hồi phục. Sau khi nhau thai xổ ra, tử cung lập tức co lại, đáy tử cung cao, ngang rốn, sau đó cứ mỗi ngày lại tụt xuống từ 1 đến 2 cm, trong khoảng 10 ngày thì tụt xuống khoang xương chậu. Lúc này kiểm tra phần bụng sẽ không sờ được đáy tử cung nữa. Từ độ cao của đáy tử cung, chúng ta có thể biết được tình trạng co lại của tử cung. Đối với những sản phụ bị đau do co tử cung sau khi sinh thì phải áp dụng những biện pháp xử lý đặc biệt, chẳng hạn như khi đau dữ dội thì có thể châm cứu, uống nước đường phèn và thuốc giảm đau. Đồng thời chú ý xem máu sinh ra nhiều hay ít, có mùi hôi không? Nếu máu sinh ra dầm dề không ngớt, có thể điều trị theo bài thuốc Đông y chứng bệnh "Máu sinh (ố lộ) không dứt". Phải giữ gìn âm hộ sạch sẽ trong cả giai đoạn sau khi sinh để tránh viêm nhiễm. Nếu bộ phận hội âm (tức chỗ rách cửa mình) bị sưng đau, có thể bôi dung dịch sát khuẩn với nồng độ 50% với cồn. Những người bị khâu cửa mình, cần phải theo dõi xem vết khâu có lành miệng hay không.

Phải chú ý chăm sóc bầu vú, phải lau rửa sạch đầu vú trước khi cho trẻ bú. Nếu đầu vú bị nứt có thể bôi thuốc trước khi cho bú. Nếu bầu vú cương đau, sau khi cho trẻ bú bớt đi, có thể dùng máy hút sữa hút hết lượng sữa còn lại trong vú hoặc có thể phối hợp với một số biện pháp khác để làm giảm nhẹ tình trạng này. Sau khi sinh nên động viên sản phụ ra khỏi giường đi tiểu. Đối với những người đi tiểu tiện khó khăn, có thể chườm nóng, châm cứu để thông tiểu tiện. Cần tăng cường cho sản phụ ăn uống điều hòa các chất dinh dưỡng để dễ tiêu hóa. Cũng cần chú ý ăn nhiều rau xanh, kết hợp với ăn các chất có độ dinh dưỡng cao để chống táo bón. Nên chú ý nghỉ ngơi, sản phụ cần được nằm yên tĩnh trên giường trong 24 tiếng đồng hồ sau khi sinh. Những sản phụ bị mổ thì phải sau một tuần mới được hoạt động. Cần tránh lao động nặng, vì các tổ chức ở hố chậu nhỏ đều bị dão ra còn chưa hồi phục ngay sau khi sinh, việc lao động quá sức sẽ làm cho dạ con bị sa xuống. Khoảng 6 đến 8 tuần sau khi sinh nên đưa sản phụ đi khám để tìm hiẻu xem người mẹ đã bình phục hoàn toàn hay chưa, có gì khác thường thì phải xử lý ngay.

69. Sau khi sinh nên tắm rửa gội đầu như thế nào?

Sau khi sinh, do da sản phụ bài tiết nhiều, mồ hôi ra đầm đìa, bầu vú cương đầy luôn chảy ra sữa, máu sinh thường xuyên ở trong trạng thái ướt át, tỏa ra nhiều mùi lẫn lộn, rất khó chịu vì thế phải hết sức chú ý làm vệ sinh sạch sẽ hơn cả lúc bình thường,để giữ sạch toàn thân và âm hộ, chống bị viêm nhiễm sau khi sinh.

Thông thường, sản phụ có thể đánh răng súc miệng, rửa chân gội đầu bằng nước ấm sau khi sinh, nhưng khi tắm thì phải chú ý đến thời tiết và sức khỏe của sản phụ khỏe hay yếu. Nếu sau khi thể lực đã hồi phục cơ bản thì có thể tắm được nhưng phải múc nước dội lên người mà tắm, không được ngâm người trong bể tắm để tránh nước bẩn ngấm vào âm đạo gây nên viêm nhiễm. Nếu vào mùa đông cơ thể sản phụ rất yếu, chỉ thích hợp dùng khăn tay sạch lau người hoặc dùng nước nóng lau người. Tốt nhất là không được tắm, để chống cảm lạnh.

70. Vì sao sau khi sinh cần ăn mặc kín đáo?

Sau khi sinh, cơ thể sản phụ có rất nhiều thay đổi, da bài tiết nhiều để thải ra một lượng nước tích trữ quá nhiều trong cơ thể, vì thế đổ rất nhiều mồ hôi. Lúc này nên chú ý lau khô cơ thể, không được để gió thổi trực tiếp vào, không được mặc quần áo sơ sài mỏng manh, dễ bị cảm. Nhưng cũng có nhiều sản phụ sợ "trúng gió sau khi sinh", bất kể nóng lạnh, đông hè, lúc nào cũng đóng kín cửa, mặc nhiều quần áo, cẩn thận lắm. Thực ra cách làm này cũng chưa đúng. Ăn mặc quá nhiều, quá kín, hơi nóng quá nhiều trong cơ thể không tỏa đi được, mồ hôi ra nhiều hơn, không những làm cho cơ thể trở nên yếu đi, ảnh hưởng đến sự hồi phục của sức khỏe, khi nắng quá thì dễ bị cảm nắng, khiến váng đầu hoa mắt, tim hoảng hốt, sốt cao, thậm chí ngất đi không tỉnh. Điều này rất nguy hiểm. Cho nên việc ăn mặc sau khi sinh phải tùy thuôc vào thời tiết nóng lạnh, vụ đông hay vụ hè mà tăng giảm cho thích hợp với từng hoàn cảnh. Xin chớ mặc quá nhiều, thậm chí một số sản phụ còn bịt khăn mặc áo dày, đắp chăn dày... đều là những thói quen nên từ bỏ.

74. Khi nào sản phụ có thể đi lại, hoạt động là thích hợp nhất? Nên chú ý những gì?

Mười tháng mang thai và sự mất sức ghê gớm sau khi sinh đã làm cho sản phụ mệt mỏi rã rời suy yếu. Cho nên trong 24 tiếng đồng hồ ngay sau khi sinh, sản phụ phải nằm im trên giường nghỉ ngơi, để có thể bớt mệt mỏi. Đối với những phụ nữ sinh thuận, nếu cơ thể khỏe mạnh, sau 24 tiếng đồng hồ nằm trên giường là có thể ngồi dậy đi lại được. Còn đối với những sản phụ bị rách cửa mình lớn, khó sinh, bị phẫu thuật thì phải nằm trên giường lâu hơn, thường phải nằm im trên giường từ 3 đến 4 ngày là thích hợp, nhưng phải luôn luôn trở mình, cử động thích hợp ở trên giường. Sau khi ra khỏi giường đi lại, sáng chiều có thể ngồi trên giường khoảng nửa tiếng đồng hồ. Ngày thứ hai có thể đi đi lại lại trong buồng. Sau ngày thứ ba, tăng dần thời gian và phạm vi hoạt động có thể tập thể dục, co duỗi chân, nằm ngửa rồi ngồi dậy, vận động cơ hậu môn... đều là những vận động có ích. Khoảng nửa tháng sau khi sinh có thể làm một số việc nhà nhẹ nhàng, chỉ làm lao động nặng sau khi đã đầy tháng và chú ý không được đứng lâu, ngồi xổm và làm những việc như phải xách nặng, để tránh làm dạ con bị sa xuống.

72. Vì sao phải chú ý vận động một cách thích hợp sau khi sinh?

Vận động sẽ giúp cho con người khỏe mạnh hơn, đây là điều mà ai cũng biết. Vận động thích hợp, mang một ý nghĩa mới đối với sản phụ. Bởi vì sau khi người phụ nữ mang thai, do thai không ngừng lớn lên, chiếm vị trí lớn dần ở trong bụng. Để thích ứng với sự biến đổi này, cơ thể đã có một loạt những thay đổi về sinh lý và giải phẫu. Chẳng hạn như thân tử cung to dần lên, làm vị trí các bộ phận ở xung quanh bị xê dịch, hoành kết tràng và dạ dày bị đẩy lên, thành bụng ngày càng to ra... Sau khi sinh, thành bụng trở nên lỏng lẻo, các bộ phận nội tạng phải trở lại vị trí cũ.

Để giúp cho các bộ phận nội tạng sớm hồi phục trở lại vị trí sinh lý trước kia, sản phụ nên vận động một cách thích hợp. Ví dụ khi nằmnghỉ trên giường nên chú ý trở mình, thay đổi tư thế nằm. Ngày đầu tiên có thể tập ngẩng đầu lên. Ngày thứ hai thì tập cử động tay. Ngày thứ ba tập cử động chân. Ngày thứ 4 chống hai tay vào giường để tập lưng. Ngày thứ 5 tập chân theo kiểu đạp xe. Ngày thứ 6 tập nằm ngửa rồi ngồi dậy... Luyện tập theo thứ tự tăng tiến dần như vậy sẽ giúp cho cơ bụng căng ra, đưa tử cung về vị trí cũ và giúp máu lưu thông, cải thiện chức năng sinh lý. Khi ra đồng làm việc, lúc đầu có thể cảm thấy tim đập mạnh, tâm thần hoảng hốt, váng đầu, đổ mồ hôi, do vậy chỉ nên làm ít, sau đó làm tăng dần lên.

Những hoạt động trong thời kỳ đầu sau khi sinh, cần kết hợp cả với việc xoa bóp bụng, để tác động tử cung trở về vị trí trước kia, hết sức có ích cho việc tránh bị mắc các chứng bệnh sản hậu. Nếu cứ nằm trên giường suốt một tháng ròng thì thật hết sức sai lầm, bởi vậy như vậy không giúp gì cho sự bình phục của cơ thể. Đặc biệt là việc nằm lâu ngày, dễ làm cho tử cung khi cong chưa kịp co về vị trí cũ được, sẽ bị lệch về phía sau vì lúc đó thân tử cung vẫn còn lớn và nặng, dây chằng lại rão, từ đó gây đau thắt lưng và dẫn đến tình trạng không có con. Vì vậy sau khi sinh, không nên nghỉ ngơi quá lâu mà nên chú ý vận động một cách phù hợp.

73. Nên chú ý sinh hoạt tình dục như thế nào sau khi sinh?

Sau khi sinh con, do bề mặt tổn thương trong tử cung vẫn chưa lành, sự cân bằng về chất kiềm, chất acid trong âm đạo vẫn chưa khôi phục lại, nhất là máu sinh còn chưa ra sạch nên vi trùng dễ xâm nhập vào và sinh sôi phát triển. Sau khi sinh nếu sinh hoạt tình dục quá sớm, sẽ là nhân tố đưa vi trùng vào trong âm đạo, gây viêm nhiễm cho âm đạo và tử cung.

Hơn nữa, việc giao hợp có thể làm cho người phụ nữ hưng phấn, kích thích các tạng khí trong khoang chậu vẫn chưa hồi phục hoàn toàn, bị xung huyết, khiến sức đề kháng bệnh tật bị kém đi, dễ bị viêm khoang chậu. Vì thế, khi chưa hết máu sinh, tuyệt đối cấm sinh hoạt tình dục. Để tử cung trở lại bình thường, phải mất khoảng từ 6 đến 8 tuần. Do đó sau khi sạch máu sinh, cũng nên tránh sinh hoạt tình dục.

Cho đến khi được 2 tháng, bề mặt tổn thương ở trong tử cung đã lành, tử cung hoàn toàn hồi phục trở lại như cũ thì có thể sinh hoạt tình dục. Đối với những sản phụ bị rách cửa mình hoặc bị tổn thương sản đạo, việc sinh hoạt tình dục nên chậm lại một chút, như vậy có lợi cho việc lành vết rách, chống được vi trùng xâm nhập vào. Ngoài ra còn cần phải chú ý rằng, khi bắt đầu sinh hoạt tình dục, nhất định phải chú ý tránh thai. Vì có một số phụ nữ, tuy không hành kinh trong thời kỳ cho con bú những vẫn có thai.

74. Bố trí việc ăn uống như thế nào sau khi sinh?

Để lấy lại sức lực đã tiêu hao và bị tổn thương trong quá trình sinh con, sản phụ cần được bổ sung các chất dinh dưỡng, vừa là để chuẩn bị cho thời kỳ bú sữa của trẻ. Vì thế phải cho sản phụ ăn các món ăn ngon, có độ đạm cao, thuần chất sau khi sinh. Nên ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa mà giàu chất dinh dưỡng. Thường sau khi sinh một ngày bắt đầu cảm thấy khát, phải uống nhiều nước và cho ăn các thức ăn dễ dẫn lưu. Sang ngày thứ hai, có thể ăn những món ăn thanh đạm, hơi loãng, mềm như phở, mì, trứng gà trần, cháo kê... Việc ăn cháo kê, đường phèn, trứng gà, vừng là một tập tục tốt, vì có nhiều chất sắt và vitamin... Sang ngày thứ ba trở đi thì có thể ăn các món ăn có độ đạm cao một cách bình thường, nhưng phải chú ý nhiệt lượng của thức ăn, trong món ăn phải có đủ chất albumin, chất khoáng và vitamin, có thể tăng vừa phải lượng trứng, tôm và một số món ăn chế từ đậu. Ngoài ra, do nằm lâu, cơ bụng và cơ hố chậu nhỏ lỏng rão, đường ruột co bóp kém, dễ bị táo bón nên vẫn phải ăn nhiều canh cá, canh thịt, cũng có thể ăn nhiều rau. Mặt khác, không nên bắt sản phụ quá kiêng khem trong việc ăn uống. Đối với những trường hợp không cho sản phụ ăn tạp, chỉ cho ăn tinh, thậm chí kiêng này kiêng nọ, chỉ cho uống nước cháo, đều là những cách làm sai.

75. Cần chú ý ăn uống những gì trong thời kỳ cho con bú?

Dinh dưỡng của trẻ sơ sinh đều lấy từ sữa mẹ. Cho nên yêu cầu về nhiệt lượng và chất dinh dưỡng cần cho người mẹ đang cho con bú, thường nhiều hơn bình thường và lượng thức ăn trong thời kỳ cho con bú phải nhiều hơn lúc bình thường 1/3. Vì thế trong thời kỳ cho con bú, trừ mỗi ngày ăn 3 bữa ra còn phải cho ăn thêm, để giữ sức khỏe cho cơ thể mẹ. Hơn nữa chất lượng thức ăn mà người mẹ ăn vào có liên quan chặt với chất lượng và lượng của sữa. Chẳng hạn nếu lượng dinh dưỡng trong cơ thể người mẹ không tốt thì sẽ làm giảm lượng sữa, rồi đến chất albumin, chất béo, nhiệt lượng cũng không đủ, sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu của trẻ. Nếu trong thành phần thức ăn chỉ chủ yếu dùng các lương thực chính mà không ăn gì đến lương thực phụ, trong sữa sẽ thiếu mất chất albumin dành cho cơ thể thì sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, lớn lên của trẻ. Do đó trong bữa ăn của sản phụ, ngoài việc phải đảm bảo số lượng cần thiết mà còn phải đảm bảo chất lượng. Có thể ăn tăng thêm thịt gà, trứng, thịt, cá và các nội tạng của động vật (như tim, gan, thận...). Vì những thức ăn này không những có acidamin rất cần cho cơ thể con người mà còn có nhiều loại sinh tố mà con người cần. Đồng thời cong phải ăn nhiều loại hoa quả và rau tươi chẳng hạn như táo, chuối, quýt, sơn tra và rau, rau cải dầu, hồng, cà rốt... Đây là những loại rau và hoa quả giàu chất sắt và đồng, đồng thời có cả vitamin B1 và các vitamin khác. Để bổ sung chất canxi mà cơ thể cần, có thể ăn nhiều canh xương, canh đậu phụ. Như vậy vừa đáp ứng được nhu cầu của cơ thể mẹ, lại có đủ sữa tốt đáp ứng được nhu cầu sinh trưởng phát triển của trẻ sơ sinh. Nhưng phải chú ý không được ăn các chất quá béo, ngọt, đồ rán và các chất kích thích như nóng, cay, để tránh làm tổn thương dạ dày, đường ruột, gây chán ăn, làm kém sữa. Phải duy trì chế độ ăn uống hài hòa, đủ chất này cho đến khi cai sữa. Có những người khi đang nuôi con bú lại ăn rất ít, kết quả là không đủ sữa, gây khó khăn cho việc nuôi con.

76. Vì sao phải thận trọng dùng thuốc trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ?

Khi người mẹ dùng thuốc trong thời kỳ đang cho con bú, có khá nhiều loại thuốc tiết ra qua sữa, chẳng hạn như các loại thuốc Atropin, thuốc phiện, các loại thuốc có chứa hàm lượng iod, thuốc streptomycin, tetracyclin, muối acid salicylic, sulfa... Nếu trẻ bú phải loại sữa có chứa những chất thuốc này, thường bị ảnh hưởng không tốt. Nếu người mẹ sử dụng lâu dài, những loại thuốc này hoặc dùng với liều lượng cao, có lúc còn làm cho trẻ bị ngộ độc thuốc. Chẳng hạn như các loại thuốc Atropin có thể gây đỏ mặt, khô họng, tim đập nhanh, nóng ruột không yên. Thuốc Tetracyclin làm cho trẻ xạm răng... Cho nên người mẹ phải hết sức thận trọng trong việc dùng thuốc trong giai đoạn đang cho con bú. Khi phải sử dụng thuốc nếu bệnh nhẹ, thời gian điều trị ngắn, không ảnh hưởng lắm đến trẻ thì trẻ vẫn bú được. Nếu bệnh nặng, phải chữa trị lâu dài, ảnh hưởng lớn đến trẻ thì tốt nhất không cho trẻ bú nữa mà nên dùng nịt hút sữa hút sữa ra đổ đi, sau khi khỏi bệnh lại tiếp tục cho trẻ bú. Nếu là bệnh gây viêm nhiễm đầu vú thì nên bôi thuốc bên ngoài. Trước khi cho trẻ bú nên dùng nước ấm rửa sạch thuốc đi.

77. Những thay đổi của thời kỳ mang thai được hồi phục lại như thế nào sau khi sinh?

Mọi biến đổi của cơ thể mẹ trong thời kỳ mang thai, trong điều kiện bình thường, đều được hồi phục trở lại trạng thái bình thường trong khoảng thời gian sau khi sinh từ 6 đến 8 tuần.

Về bộ máy sinh dục, sau khi nhau thai xổ ra, thân tử cung đã co lại ngay chỉ to bằng đầu đứa trẻ, nặng 1 kg. Đáy tử cung cao ngang rốn, sau đó mỗi ngày lại tụt thấp xuống từ 1 đến 2 cm, khoảng 10 ngày thì tử cung xuống đến khoang chậu, dùng tay khám phần bụng đã không thể sờ thấy đáy tử cung nữa. Trong tuần đầu tiên, sau khi sinh, trọng lượng của tử cung rút xuống còn 500 gam, hết tuần thứ hai chỉ còn 350 gam. Được khoảng 8 tuần thì trọng lượng rút xuống chỉ bằng trọng lượng tử cung lúc bình thường là 60 đến 80 gam. Sau khi nhau thai xổ ra, niêm mạc tử cung theo ra cùng với máu sinh, thành tử cung lại mọc lên lớp niêm mạc mới. Trong khoảng 10 ngày sau khi sinh, các bộ phận khác trong tử cung đều được phủ một lớp niêm mạc mới sinh, làm bề mặt tử cung lành lại. Những chỗ mạch máu bị đứt gãy thì cầm lại, các tổ chức đã hoại tử và những vết máu lưu trên bề mặt của nó bong ra, hoàn toàn lành lại trong khoảng từ 6 đến 8 tuần sau khi sinh. Đẻ xong, cổ tử cung bị giãn ra, xung huyết, hơi sưng lên, trong giống như cổ tay áo. Khoảng 7 ngày sau khi sinh thì cửa cổ tử cung khép lại, cổ tử cung dần dần hồi phục trở lại hình dạng trước kia. Sau bốn tuần thì cổ tử cung hồi phục lại hoàn toàn bình thường. Nhưng do bị tổn thương sau khi sinh, hình dạng của cổ tử cung từ chỗ trước kia là hình tròn thì nay trở thành hình bẹt bị rách ngang. Bộ phận âm hộ và âm đạo, hội âm do bị rách mà bị xung huyết và sưng lên, nếp nhăn màng dính của thành âm đạo mở ra, sau khi sinh xong tuy nó dần dần hồi phục trở lại, nhưng không thể hồi phục trở lại nguyên dạng. Màng trinh bị rách nên chỉ để lại một số dấu vết. Các tổ chức xung quanh hố chậu nhỏ bị rão ra sau khi sinh, sẽ dần dần hồi phục sau 2 đến 3 tuần. Về buồng trứng, khi người phụ nữ mang thai, do nhau thai tiết ra một số chất kích thích tố, làm trứng không rụng và người có thai cũng không thấy hành kinh nữa. Sau khi sinh xong, do nội tiết tố của nhau thai không còn, buồng trứng được khôi phục lại chức năng cũ, nang noãn mới lại bắt đầu phát triển. Thường thường có thể hành kinh lại sau khoảng 6 tuần. Nếu người mẹ vẫn cho con bú thì việc hành kinh và rụng trứng có thể đến chậm hơn.

Về các hệ thống tổ chức khác trong toàn cơ thể, chẳng hạn như hệ thống tiết niệu, trong thời kỳ người mẹ mang thai, ống dẫn nước tiểu và bể thận được phình to ra, sẽ từ từ hồi phục trở lại trong khoảng thời gian từ 4 đến 6 tuần sau khi sinh, lượng nước tiểu cũng dần trở lại bình thường. Còn hệ thống hô hấp và tiêu hóa, sau khi sinh, do áp lực trong khoang bụng không còn nữa, mô hoành cách được hạ xuống nên người mẹ không còn thở hổn hển nữa mà trở lại bình thường. Ruột, dạ dày cũng trở lại vị trí bình thường, khôi phục lại chức năng cũ. Tuy vậy, sức co bóp của đường ruột hơi chậm, lại do các nguyên nhân như nằm giường lâu, ăn ít, lượng nước bài tiết nhiều... mà có thể bị táo bón, thường phải tăng cường hoạt động, ăn nhiều hoa quả, rau để chống táo bón. Về hệ thống tuần hoàn, sau khi sinh, lưu lượng máu về tĩnh mạch tăng lên rõ rệt, hồng cầu bị giảm đi, huyết áp thấp xuống, nhưng sau đó sẽ dần dần trở lại bình thường. Ngoài ra, do phải mang thai lâu ngày thành bụng bị chảy xuống, khoảng 6 tuần sau khi sinh mới thu nhỏ lại được, bề mặt da bụng cũng co lại, những vẫn còn những vân thai màu trắng.

78. Thế nào là tuổi mãn kinh?

Cuộc đời người phụ nữ, bắt đầu từ khi ra đời cho đến khi kết thúc thì sự thay đổi của tất cả các khí quan, các hệ thống trong cơ thể đều được diễn ra qua nhiều giai đoạn khác nhau kể từ tuổi thơ ấu, tuổi dậy thì, tuổi trưởng thành, tuổi mãn kinh và tuổi già.

Cái gọi là tuổi mãn kinh chính là thời kỳ chuyển đổi chức năng sinh lý phụ nữ từ chỗ chín nục sang suy thoái; cũng chính là giai đoạn quá độ, thời kỳ chuyển tiếp từ trạng thái chức năng sinh lý dồi dào sang trạng thái suy thoái của tuổi già mà Đông y gọi là "trước và sau thời kỳ mãn kinh". Thời kỳ này chỉ kéo dài trong mấy tháng hoặc cùng lắm là mấy năm.

Thời kỳ mãn kinh có thể chia ra thành 3 giai đoạn là thời kỳ tiền mãn kinh, thời kỳ tắt kinh và thời kỳ hậu mãn kinh. Trong thời kỳ tiền mãn kinh, do nang noãn trong buồng trứng cảm ứng không nhạy với các nội tiết tố có tác dụng kích thích giới tính mà tuyến yên tiết ra, cho nên một số nang noãn bị giảm ít hẳn đi và phát dục không đầy đủ, thậm chí không chín được để rụng thành trứng mà chỉ có thể tiết ra một ít nội tiết tố ostrogen, vì thế mà mất đi khả năng sinh. Niêm mạc tử cung tăng trưởng, phát triển hay bong ra, rụng xuống đều phụ thuộc vào sự tăng lên hay giảm đi của nội tiết tố ostrogen trong máu. Vì thế mà chu kỳ kinh nguyệt rối loạn, kỳ kinh và lượng máu cũng có những biến đổi khác.

Sau đó, do chức năng buồng trứng càng ngày càng bị yếu đi, lượng nội tiết tố oestrogen tiết ra bị giảm đi đến mức không đủ làm cho niêm mạc tử cung bong ra, dẫn đến tình trạng tắt kinh. Khi đến thời kỳ tắt kinh, độ tuổi tắt kinh của người phụ nữ phần lớn trong khoảng 45 đến 50 tuổi, bình quân là 47 tuổi, có người tắt sớm ở độ tuổi 40, cũng có người kéo dài đến tận 55, 56 tuổi. Những hiện tượng này đều là những hiện tượng bình thường. Vào cuối thời kỳ tắt kinh, buồng trứng của phụ nữ càng bị xơ hóa, teo nhỏ lại, trở nên cứng hơn, cuối cùng bị mất hẳn chức năng nội tiết.

Trong thời kỳ mãn kinh, do cơ thể chuyển từ trạng thái nội tiết theo chu kỳ trong suốt một thời gian dài quá độ sang trạng thái nội tiết mới nên có nhiều biểu hiện bị rối loạn cơ năng nội tiết và mất cân bằng hệ thống thần kinh thực vật. Thế nhưng, những biểu hiện này thể hiện ra nặng hay nhẹ, nhiều hay ít, diễn ra lâu hay chóng đều có sự liên quan chặt chẽ tới thể chất, loại thần kinh, tình trạng dinh dưỡng và môi trường sống của từng cá nhân, đặc biệt là có liên quan mật thiết tới nhân tố tinh thần.

Tuy nhiên, những biểu hiện này phần lớn đều là những hiện tượng sinh lý ình thường, là những biểu hiện tạm thời, thuận theo sự điều trị xử lý của bản thân, không những có thể thích ứng dần mà còn tạo nên sự cân bằng mới về nội tiết trong đó. Những cảm giác khó chịu và hiện tượng đau đầu cũng dần dần biến mất.

79. Độ tuổi và thời gian mãn kinh của phụ nữ liên quan tới những yếu tố nào?

Độ tuổi của người phụ nữ khi bước vào thời kỳ mãn kinh đã được cuốn sách " Hoàng đế nội kinh" của Trung quốc có từ cách đây hơn 2000 năm viết rằng:

" Nữ tử...thất thất nhâm mạch hư, thái xung mạch suy thiểu...địa đạo bất thông, cố hình hoài nhi vô tử dã"; có nghĩa là: "Đàn bà... 49 tuổi thì mạch Nhâm hư, mạch (thái xung) suy giảm...địa đạo không thông, vì thế bị teo đi mà không có con".

Điều này đã nói rõ độ tuổi trung bình của thời kỳ mãn kinh là 49 tuổi. Lúc này do chức năng buồng trứng bị thoái hóa nên không còn kinh nguyệt, không thể sinh con được nữa. Nhìn chung, độ tuổi mãn kinh bắt đầu từ tuổi 45 đến 50, bình quân là ở độ tuổi 47. Nhưng lại khác nhau tùy theo từng nước, từng khu vực. Độ tuổi tắt kinh phần lớn ở độ tuổi sớm nhất là 35 tuổi, muộn nhất là 55 tuổi, bình quân là 47 tuổi. Độ tuổi tắt kinh trung bình của phụ nữ nông thôn Trung quốc là 47,5 tuổi. Theo thống kê của một số nhà học giả của Trung quốc, số phụ nữ tắt kinh trước tuổi 40 chiếm 13,4%, số phụ nữ tắt kinh ở độ tuổi 55 chiếm 3%. Nếu tắt kinh trước độ tuổi 30 đến 40 thì là tắt kinh quá sớm, thoái hóa sớm, còn tắt kinh ở độ tuổi trên 50 thì là tắt kinh quá chậm hoặc tắt kinh muộn.

Thời gian mãn kinh là khoảng thời gian 5 năm trước khi tắt kinh và 5 năm sau khi tắt kinh, thế những có người diễn ra rất ngắn, chỉ trong mấy tháng hoặc 2 đến 3 năm, có người lại kéo dài mười mấy năm. Theo thống kê của nước ngoài, số người có thời gian mãn kinh kéo dài từ 3 đến 12 tháng chiếm 35%, số người có thời gian mãn kinh kéo dài từ 8 đến 12 tháng chiếm 40%, số người có thời gian mãn kinh kéo dài trong 24 tháng hoặc lâu hơn chiếm 25%.

Việc phụ nữ bước vào tuổi mãn kinh sớm, hay muộn, thời gian mãn kinh dài hay ngắn phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố. Theo con số thống kê, phụ nữ sống ở những niên đại khác nhau, ở các thời kỳ lịch sử khác nhau thì tuổi tắt kinh cũng khác nhau. Hơn nữa, cùng với sự chuyển dịch của từng niên đại số phụ nữ tắt kinh sớm càng ngày càng ít đi, số người tắt kinh muộn càng ngày càng theo xu hướng tăng lên. Sự thật này đã chững minh rằng: độ tuổi mãn kinh và thời gian mãn kinh của phụ nữ có kéo dài được hay không rất có thể có quan hệ chắc chắn tới sự phát triển của xã hội, tới việc cải thiện đời sống cư dân và tới tuổi thọ của con người.

Qua nghiên cứu của các nhà khoa học còn phát hiện ra mối quan hệ chặt chẽ giữa độ tuổi mãn kinh và thời gian mãn kinh với độ tuổi thấy kinh lần đầu. Đại đa số đều cho rằng: thấy kinh sớm thì khả năng tình dục, khả năng sinh con khá mạnh, tuổi sinh cũng kéo dài hơn, tuổi mãn kinh muộn hơn. Ngược lại, nếu thấy kinh muộn thì tuổi mãn kinh sớm. Cũng có nhà khoa học phát hiện ra rằng, tuổi mãn kinh và thời gian mãn kinh còn có quan hệ tới di truyền. Theo thống kê, tuổi mãn kinh và thời gian mãn kinh của đa số phụ nữ khá giống với người mẹ của họ. Có người còn quan sát, độ tuổi mãn kinh của đa số các chị em gái sinh đôi đều giống nhau, cho dù điều kiện sinh sống của những phụ nữ mang thai đôi rấtkhác nhau, những độ tuổi mãn kinh lại hoàn toàn giống nhau,thời gian mãn kinh cũng gần như nhau. Điều này đủ để chứng tỏ, độ tuổi mãn kinh và thời gian mãn kinh dài hay ngắn có liên quan chặt chẽ tới nhân tố di truyền của dân tộc. Có người đã thống kê rằng, những phụ nữ mãn kinh sớm đều thuộc loại người có thể chất gầy yếu, không có sức, có thời gian mãn kinh tương đối ngắn.

Những người mãn kinh muộn đa phần là những người có thể chất khỏe mạnh, thời gian mãn kinh khá dài. Đương nhiên vẫn còn một số nhân tố khác có ảnh hưởng tới độ tuổi mãn kinh, chẳng hạn như chịu sự hạn chế của điều kiện khí hậu ở các nước khác nhau, ở từng vùng khí hậu khác nhau. Điều kiện sống cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới độ tuổi mãn kinh. Điều kiện sống kém hay quá thừa dinh dưỡng, ăn nhiều, béo phì làm mất điều hòa sự trao đổi chất trong cơ thể... đều có thể làm cho con người ta bước vào tuổi mãn kinh sớm. Cho nên mong rằng, những phụ nữ càng gần đến tuổi mãn kinh càng nên hiểu rằng tuổi mãn kinh là quá trình sinh lý mà mỗi một phụ nữ tất phải trải qua, xin chớ quá căng thẳng lo lắng, bởi vì nhân tố tinh thần cũng là một trong những nhân tố gây ảnh hưởng tới thời kỳ mãn kinh.

Chương 5: Phòng và chữa các bệnh nữ giới

80. Tuổi dậy thì thường gặp những bệnh gì?

Những bệnh hay gặp nhất trong độ tuổi dậy thì chính là những trở ngại trong quá trình phát dục đầy đủ. Biểu hiện là đặc trưng giới tính và kinh nguyệt không bình thường. Đặc trưng giới tính thể hiện rõ nét nhất ở người con gái trong tuổi dậy thì là bộ ngực đầy đặn, mông, vai tròn trịa, hình dáng cân đối nở nang và bắt đầu thấy kinh nguyệt.

Nếu không thấy có sự thay đổi rõ rệt nào ở bản thân cô gái, ngược lại lông tóc rậm rì, cơ bắp thì phát triển, da thô, thậm chí âm hộ phát triển không bình thường hoặc đến 18 tuổi mà vẫn chưa hành kinh thì đa số đều là những cô gái có vấn đề trong việc phát dục, chẳng hạn như có dị tật ái nam ái nữ. Nếu đặc trưng giới tính phát triển bình thường, điều khiếm khuyết duy nhất là vẫn chưa thấy kinh nguyệt thì phải xem liệu có phải dị tật, không có âm đạo bẩm sinh, có vách ngăn ngang âm đạo và màng trinh bị bít kín hay không.

Kinh nguyệt bình thường có vị trí hết sức quan trọng trong các bệnh ở tuổi dậy thì biểu hiện là kinh nguyệt muộn, bế kinh, kinh nguyệt ít, xuất huyết tử cung theo chức năng và thống kinh.

Cái gọi là kinh muộn, tức là chỉ những cô gái bắt đầu hành kinh sau khi đã qua tuổi 18. Nếu đã đến tuổi dậy thì mà vẫn chưa có kinh nguyệt hoặc đã thấy kinh nguyệt lần đầu, kinh nguyệt đã tương đối đều đặn, sau đó bị tắt kinh từ 3 tháng trở nên thì gọi là bế kinh.

Những cô gái đã đến tuổi dậy thì mà vẫn chưa hành kinh thì gọi là chứng "bế kinh có tính nguyên phát". Còn những trường hợp bế kinh thuộc dạng thứ 2 gọi là chứng " bế kinh có tính kế phát". Nếu kỳ kinh cách nhau khá lâu mới thấy kinh một lần, hơn nữa máu hành kinh lại ít thì gọi là ít kinh. Nếu do vệ sinh hành kinh không được sạch sẽ hoặc do chức năng buồng trứng không bình thường, không rụng trứng được, khiến niêm mạc tử cung mất bình thường, gây chảy máu tử cung, gọi là chảy máu tử cung dạng chức năng. Nếu trước và sau khi hành kinh hoặc đúng vào lúc hành kinh bị đau bụng dưới, mỏi lưng, khi đau dữ dội còn làm đau hậu môn, âm hộ, đồng thời còn có cảm giác buồn nôn, bị nôn mửa, chân tay lạnh, nặng hơn còn bị hôn mê, hiện tượng này gọi là chứng thống kinh.

Việc bị viêm nhiễm trong tuổi dậy thì là khá hiếm, nhưng thiếu nữ có thể bị viêm âm đạo. Phần lớn là do thiếu nội tiết tố oestrogen. Cũng có người mắc bệnh viêm nhiễm đặc biệt khác, chẳng hạn như kết hạch ở bộ máy sinh dục. Nếu phát hiện thấy bị bế kinh, kinh nguyệt ít, kèm theo sốt nhẹ, hâm hấp, đau bụng, toàn thân mệt mỏi... nên nghĩ ngay đến bệnh này. Nếu bị u hạch ở các bộ phận khác, như kết hạch ở phổi, kết hạch ở tuyến dịch Lympho (tên la tinh), kết hạch ở ruột... phải cảnh giác vì xương chậu rất dễ bị mỏi. Còn bệnh ung thư, thường ít thấy trong tuổi dậy thì, nhưng cũng có thể có ở tử cung, ung thư buồng trứng. Ung thư buồng trứng trong tuổi dậy thì thường hay thấy nhất là "u nang dạng da", thuộc loại u lành tính. Tuy vậy, trong số u buồng trứng trong độ tuổi dậy thì, các cô gái không thể coi thường việc khám khoang chậu.

81. Chữa bệnh trứng cá như thế nào?

Trứng cá được gọi là "nụ hoa tuổi trẻ", y học gọi là "mụn trứng cá", là một chứng bệnh ngoài da thường hay có ở thanh niên. Do nội tiết tố giống đực trong cơ thể khi ở độ tuổi dậy thì tăng lên khá cao, kích thích tuyến nhầy ở da phát dục đầy đủ, khiến chất nhầy ở da tiết ra nhiều.

Chất nhầy ở da phải đi qua lỗ chân lông để ra đến bề mặt cơ thể nếu lỗ chân lông bị bít kín, chất nhầy ở da bèn tích lại dưới lỗ chân lông, tạo thành những hạt nhỏ lấm tấm như hạt gạo trên mặt da, đó chính là trứng cá, lấy tay bóp nhẹ sẽ thấy chảy ra một chất giống như bã đậu có màu trắng. Có lúc do chất nhầy tích lại dần dần bị khô, bị không khí ô xy hóa, lại bị nhuốm bụi nên thấy có "vẩy đen" mà tạo nên trứng cá đen.

Nếu bề mặt da không sạch, lại bị vi khuẩn xâm nhập vào và phát triển, sẽ gây nên viêm nhiễm làm trứng cá bị sưng đỏ, nặng thì mưng thành mủ, để lại những nốt sẫm, rất khó hết. Có lúc chứng viêm này còn ăn sâu vào da, đến khi khỏi viêm còn để lại những lỗ sâu, ảnh hưởng đến vẻ đẹp.

Khi có trứng cá xin chớ nặn bóp, để tránh làm lỗ chân lông bị doãng rộng ra, gây nên viêm nhiễm. Phải thường xuyên rửa mặt bằng xà phòng và nước ấm, để cọ sạch những chất bẩn và chất nhầy trên bề mặt lớp da giữ cho lỗ chân lông được thông thoáng, nên tránh sử dụng các loại kem mỹ phẩm. Về mặt ăn uống nên hạn chế ăn các loại thức ăn ngọt và béo, kem, lạc... nên tránh ăn các thức ăn có chất kích thích cay nóng, ăn nhiều rau, hoa quả, giữ cho đại tiện đều đặn.

Khi sử dụng thuốc, nên dùng loại thuốc sát trùng có lưu huỳnh để rửa bên ngoài, có tác dụng tiêu viêm chất nhầy và tẩy đi các chất tích tụ trên da. Bên trong thì uống vitamin A vì rất có tác dụng đối với những mụn trứng các mẩn đỏ. Tetracyclin rất nhạy cảm với loại khuẩn hình roi của mụn trứng cá, dùng nó lâu dài với một liều lượng nhỏ, rất có tác dụng đối với mụn trứng cá bị mưng thành mủ và loại mụn mẩn đỏ dạng bị viêm.

Ngoài ra, vitamin B1 hoặc B5 cũng có tác dụng chữa trị đối với trứng cá. Có thể dùng thang thuốc Đông y gồm: Thạch cao sống 15 gam, lá Sơn tra 12 gam, vỏ cây dâu trắng (tang bạch bì) 9 gam, hoàng tinh 9 gam, quả sơn tra 15 gam, lá trắc bá 9 gam, cho tất cả vào ấm sắc lấy nước uống. Dùng bài thuốc này hiệu quả khá hay.

Còn có thể lấy đại hoàng, lưu huỳnh, mỗi thứ một ít, số lượng bằng nhau, đem nghiền nhỏ rồi trộn đều lên, hòa với nước chè, bôi lên mụn trứng cá, mỗi ngày bôi từ 1 đến 2 lần, kiên trì chữa trị, cũng có thể khỏi. Uống các loại viên tễ của Đông y như viên phòng phong thông thánh, viên đường quy long hội, mỗi ngày uống từ 6 đến 9 gam, vừa chữa khỏi mụn trứng cá, vừa khỏi táo bón.

82. Làm thế nào giữ được mái tóc khỏe đẹp?

Tóc không những có tác dụng bảo vệ da đầu mà còn có tác dụng làm đẹp phần đầu. Mấu chốt của việc giữ vẻ đẹp của tóc là ở chỗ bạn gội, chải, chăm sóc tóc như thế nào. Phải thường xuyên gội sạch đầu để giữ cho tóc sạch sẽ. Nếu tóc không bắt bụi, mỗi tuần có thể gội đầu một lần. Nếu tóc bắt bụi nên gội đầu thường xuyên. Trước khi gội đầu, phải chải mượt tóc trước, để tránh cho tóc bị rụng quá nhiều khi gội.

Độ nóng của nước gội đầu ở trong khoảng từ 37 đến 38 độ C là thích hợp. Nếu nước nóng quá sẽ làm cho tóc bị tổn thương mà bị rão, dòn, dễ bị rụng. Nếu dùng nước lạnh thì không sạch gầu. Khi gội đầu, không nên lấy sức cào giật, kẻo làm xước da đầu. Khi gội đầu, tốt nhất nên dùng loại xà phòng trung tính như xà phòng thơm, kem gội đầu... Sau khi gội xà phòng xong phải dùng nước ấm gội sạch.

Phải thường xuyên chải tóc. Việc chải tóc sẽ giúp lưu thông tuần hoàn máu ở da đầu, khiến tóc tốt hơn, và giữ cho tóc sạch sẽ, thẳng sóng, bóng đều và dài bền. Chải đầu còn giúp cho tóc bông lên, mềm ra lưu thông không khí, tạo điều kiện cho da trao đổi không khí. Khi mái tóc được chăm sóc tạo thành những kiểu tóc đẹp sẽ làm tăng vẻ đẹp cho con người. Khi chải đầu, chớ giật tóc quá mạnh, để tránh làm tổn thương da đầu mà gây nên viêm nhiễm. Không được dùng chung lược, nếu không dễ bị lây các bệnh về tóc. Không nên dùng lược quá cứng, có răng lược quá nhọn, để khỏi làm xước da đầu, và phải thường xuyên cọ lược sạch sẽ.

Cắt tóc là biện pháp quan trọng để bảo vệ đầu tóc. Cắt tóc có thể kích thích tóc mọc. Nếu sợi tóc quá nhỏ và màu quá nhạt, việc cắt tóc thường xuyên có thể làm cho tóc đen hơn và sợi to hơn. Việc uốn tóc bằng điện, sẽ làm cho tóc khô mà dễ gãy, vì thế tốt nhất là nên nửa năm hay một năm mới làm đầu một lần, không nên uốn tóc thường xuyên. Việc sấy tóc cũng giống như uốn tóc, bôi dầu vào tóc rồi mới sấy sẽ tốt hơn sấy khô.

Ngoài ra, còn có thể dùng biện pháp xoa bóp da đầu để chăm sóc mái tóc. Việc xoa bóp sẽ giúp cho việc điều tiết sự nội tiết của tuyến nhầy dưới da, tác động vào sự trao đổi chất của da đầu. Cách làm như sau: hai tay đặt lên đỉnh đầu, dùng ngón trỏ và ngón giữa vạch thành một vòng tròn rồi bóp mạnh vào từng vùng trên da đầu, xoa bóp từ trước trán ra đến sau gáy, sau đó xoa bóp đến 2 bên thái dương. Mỗi ngày làm từ 1 đến 2 lần, mỗi lần từ 10 đến 15 phút.

83. Vết sạm ở mặt được hình thành như thế nào? Có thể làm mất đi được không?

Các học giả gọi vết sạm là vết rám hay còn gọi là vết vân gán, phần lớn xuất hiện ở hai bên gò má, sống mũi, phía bên dưới trước trán và xung quanh miệng..., hình dạng to nhỏ khác nhau, có màu nâu nhạt hoặc màu nâu sậm. Do vết sạm thường xuất hiện ở phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai nên cũng gọi là vân thai. Người ta còn chưa rõ nguyên nhân phát sinh ra các vết sạm, có thể là do nội tiết tố oestrogen kích thích tế bào sắc tố màu đen, làm cho sắc tố bị tán phát và lặn vào mặt mà gây ra. Ngoài việc xuất hiện ở thời kỳ mang thai, vết sạm còn xuất hiện khi cơ thể con người bị mắc một số bệnh mạn tính như viêm gan mạn, lao, viêm khoang chậu mạn hoặc do uống thuốc tránh thai lâu ngày, dinh dưỡng kém hoặc thiếu máu... Số người rám da như thế này khá nhiều, hơn nữa, thường bị rám nhiều hơn vào mùa hè, mùa đông thì bị ít hơn hoặc mất hẳn vết rám. Điều này chứng tỏ rằng, vết sạm có thể liên quan tới phản xạ quá mức của ánh nắng mặt trời. Cũng có người bị sạm da theo di truyền. Những năm gần đây, có người đã quan sát trên lâm sàng thấy rằng: một số người quá lo lắng, buồn phiền sợ hãi vì vết sạm trên má, có thể làm cho bệnh nặng thêm; bởi vì việc xét bệnh tình cũng có sự quan hệ nhất định tới các nhân tố thần kinh.

Muốn chữa vết sạm, trước tiên phải triệt các nhân tố gây bệnh có liên quan, chữa một cách tích cực các bệnh mạn tính có khả năng gây nên các vết sạm, tránh phơi nắng lâu ngày. Thứ ba, có thể uống hoặc tiêm vào cơ bắp một lượng lớn vitamin C. Nếu uống, mỗi ngày uống 0,2 đến 0,3 gam, mỗi ngày uống từ 2 đến 3 lần. Khi tiêm vào cơ bắp, mỗi lần tiêm 200mg, mỗi ngày tiêm một lần. Đồng thời có thể bôi thêm dung dịch ôxy già 3% vào bên ngoài vết sạm, mỗi ngày bôi từ 1 đến 2 lần. Theo Đông y, nguồn gốc gây ra bệnh này là do thận âm không đủ, can khí uất mà trì hoặc do khí huyết không điều hòa mà tạo nên, nên thường chữa trị bằng cách bổ âm, bổ thận, điều hòa can khí, điều hòa khí huyết, phần lớn hay dùng viên địa hoàng 6 vị, viên tiêu dao hoặc viên thư an, mỗi lần uống từ 6 đến 9 gam, mỗi ngày uống 2 lần.

84. Tâm trạng không vui có gây ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?

Kinh nguyệt có bình thường hay không là do chức năng của hạ khâu não, tuyến yên, chức năng buồng trứng có bình thường hay không và có phối hợp ăn khớp với nhau hay không. Khi người phụ nữ có tâm trạng buồn rầu lo lắng, đau khổ như có tang, thất tình, sợ hãi hoặc có mâu thuẫn trong công tác, có thể làm thay đổi sự phối hợp điều tiết của hạ khâu não - tuyến yên - buồng trứng, khiến chức năng của buồng trứng rối loạn, vì thế làm kinh nguyệt thất thường, nếu thần kinh bị tổn thương nặng hơn thì có thể gây ra bế kinh, cho nên người phụ nữ phải luôn giữ được tâm trạng ổn định, đó mới là điều kiện quan trọng đầu tiên để kinh nguyệt ra đều đặn.

85. Vì sao những người béo hay quá gầy, kinh nguyệt đều thất thường?

Kinh nguyệt là chỉ sự chảy máu của tử cung do niêm mạc tử cung bong ra theo chu kỳ mà có. Sự thay đổi có tính chu kỳ đều đặn của kinh nguyệt là do hạ khâu não - tuyến yên - buồng trứng có sự điều tiết, ràng buộc lẫn nhau trong việc tiết ra các chất nộ tiết, trong đó có các chất kích thích của tuyến sinh dục nữ, đặc biệt là sự thay đổi lúc ra ào ạt, lúc ra ít của nội tiết tố oestrogen, vì thế làm hàm lượng oestrogen trong cơ thể ít đi và không còn, cộng với những hoạt động quá độ của lớp da tuyến thượng thận mà những người béo thường hay mắc và sự giảm sút chức năng của tuyến giáp trạng, khiến quá trình thay thế các nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn, làm ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng.

Vì thế kinh nguyệt bị thất thường, lượng kinh ra ít hoặc bị bế kinh. Những người béo phì có thể bị chứng kinh nguyệt không đều. Những người quá gầy cũng khiến chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng. Nhìn chung, nếu trọng lượng cơ thể nhẹ hơn 10% trọng lượng cơ thể chuẩn hoặc nếu cơ thể bị gầy rộc đi trong một thời gian ngắn, việc điều tiết các chất nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn thì có thể làm cho chu kỳ kinh nguyệt trở nên thất thường, máu kinh trở nên loãng hơn, lượng máu kinh ra ít, thậm chí dẫn đến bế kinh. Qua đó có thể thấy, cơ thể béo phì ra quyết không phải cái gì cũng tượng trưng cho "sự phúc hậu", cơ thể quá gầy cũng không phải là biểu hiện của "sự thon thả". Vì vậy người béo quá thì phải tăng cường vận động, hạn chế ăn chất béo. Người gầy quá thì nên tăng cường bồi bổ, điều hòa thói quen ăn uống của mình, như vậy mới điều hòa được kinh nguyệt, cơ thể phát triển khỏe mạnh.

86. Thế nào là có kinh muộn? Việc thấy kinh muộn thường do yếu tố nào?

Đại đa số các cô gái đều thấy kinh lần đầu tiên trong độ tuổi 12, 13, đến 16, 17 tuổi. Nếu quá 18 tuổi mới thấy kinh thì gọi là "kinh muộn". Một trong những nguyên nhân gây nên chứng kinh muộn là do cơ thể chậm phát triển. Vì cơ thể chậm phát triển nên bộ máy sinh dục cũng chậm phát triển, do đó kinh nguyệt có muộn. Còn đối với một số người cơ thể phát triển bình thường chiều cao, trọng lượng đều thích hợp, đặc trưng giới tính đã phát triển đầy đủ, nhưng vẫn chưa thấy kinh, điều này có thể bị ảnh hưởng bởi sự xúc động hay kích thích về tinh thần, tâm trạng, cũng có thể bị ảnh hưởng bởi tác động của môi trường sống. Một nguyên nhân nữa là do nhân tố di truyền. Thông thường nếu người mẹ hay những người trong gia tộc đều có kinh muộn thì con cái cũng thấy kinh khá muộn. Cũng có trường hợp có kinh muộn là do ăn uống thất thường hoặc dinh dưỡng không đủ, thế nhưng những trường hợp này là khá hiếm.

87. Không có kinh nguyệt, có thể có con được hay không?

Kinh nguyệt là biểu hiện của sự phát triển bình thường của bộ máy sinh dục nữ. Tuyệt đại đa số phụ nữ không có kinh nguyệt thì không thể có con. Bởi vì việc không có kinh nguyệt, tất yếu nói rõ rằng, một bộ phận nào đó trong bộ máy sinh dục bị trắc trở, hiển nhiên là không thể sinh đẻ được.

Nhưng có mấy trường hợp đặc biệt, ví dụ như, có rất ít những phụ nữ trưởng thành đầy đủ, tuy buồng trứng và tử cung đã có những biến đổi theo đúng quy luật, nhưng đến cuối chu kỳ, niêm mạc tử cung không bong ra mà lại tự thoái hóa đi, cho nên không có hiện tượng hành kinh, được Đông y gọi là "ám kinh" (tức "hành kinh ngầm"). Những người như thế này tuy không hành kinh, nhưng vẫn rụng trứng bình thường, vì thế vẫn sinh đẻ được.

Cá biệt có phụ nữ kết hôn quá sớm khi bộ máy sinh dục còn chưa phát triển hoàn thiện, vừa khéo chỉ sau một lần rụng trứng là đã có thai, tất nhiên trường hợp này cũng được coi là thụ thai không hành kinh. Ngoài ra, do mắc một số bệnh khiến người phụ nữ bị tắt kinh nên khi chức năng sinh sản vừa hồi phục trong quá trình điều trị đã thụ thai ngay, trường hợp này cũng coi như thụ thai không có kinh. Cho nên đối với những phụ nữ không có kinh nguyệt, phải đưa đi kiểm tra phụ khoa thật cẩn thận, sau khi xác định được nguyên nhân gây bệnh mới có thể kết luận có khả năng sinh đẻ hay không?

88. Thế nào là xuất huyết thời kỳ rụng trứng? Thế nào là tiếp xúc có tính cọ xát?

Trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường, bắt đầu từ ngày thứ 12 đến ngày thứ 14 là ngày rụng trứng. Việc chảy một ít máu ở âm đạo trong thời kỳ này được gọi là xuất huyết thời kỳ rụng trứng. Trường hợp này là do nang noãn lúc đó bị phá vỡ, nội tiết tố oestrogen lúc tăng lên lúc giảm xuống, làm thay đổi sự lưu thông của mạch máu mà ra ngoài. Để theo dõi phân biệt sự xuất huyết của thời kỳ rụng trứng với các bệnh khác, cần chú ý đo nhiệt độ cơ bản của cơ thể. Nếu máu ra đúng vào ngày rụng trứng thì đó là xuất huyết thời kỳ rụng trứng.

Việc chảy máu trong thời kỳ rụng trứng có thể không cần chữa trị gì nếu máu ra ít và nhanh hết còn nếu máu ra nhiều, có thể uống thuốc cầm máu với liều lượng thích hợp. Có lúc đồng thời với việc chảy máu thời kỳ rụng trứng, còn cảm thấy khó chịu và đau bụng dưới. Nếu đau nhẹ và ít, có thể chườm nóng vào bụng là khỏi. Nếu đau dữ dội, lại kéo dài thì nên mời bác sĩ đến khám và chữa trị. Cái gọi là chảy máu có tính cọ sát, đó là chỉ sự chảy máu do cổ tử cung, nhưng phần lớn thường hay chảy máu do sinh hoạt tình dục. Những trường hợp hay bị chảy máu nhiều lần, thường là bị các bệnh ung thư, viêm nhiễm nặng nên cần đến bệnh viện khám xét kỹ càng, ngoại trừ sự biến chuyển của các bệnh ác tính.

89. Vì sao lại bị bế kinh trong tuổi dậy thì?

Bế kinh thường được phân ra làm hai loại. Một loại là chỉ những cô gái đã quá 18 tuổi mà vẫn chưa hành kinh lần đầu tiên, những trường hợp này gọi là "bế kinh có tính nguyên phát". Loại bế kinh thứ hai là chỉ những cô gái đã hành kinh theo một chu kỳ nhất định, bỗng tắt kinh từ 3 tháng trở lên, những trường hợp này gọi là "tắt kinh có tính kế phát".

Có loại bế kinh bình thường, có loại bế kinh bất bình thường. Loại bế kinh bình thường là những trường hợp thấy kinh muộn do di truyền. Còn trường hợp sau khi thấy kinh lần đầu tiên, kinh nguyệt lúc ra lúc không trong một hai năm đầu đều không có bệnh gì, không nên chạy chữa, hai ba năm sau sẽ tự đều đặn bình thường.

Loại bế kinh bất bình thường thì có rất nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như tử cung non, màng trinh bít kín hoặc chức năng của tuyến yên ở dưới não của tuyến giáp trạng hoặc tuyến thượng thận là những bộ phận tiết ra các chất nội tiết tố bị mất điều hòa hoặc do buồng trứng bị viêm, phát dục không đầy đủ hoặc do tử cung có những thay đổi khác thường, ví dụ như kết hạc màng tử cung... thế nhưng những trường hợp như thế này là khá hiếm.

Ngoài ra, có có một số bệnh khi mắc phải cũng có thể gây ra bế kinh, chẳng hạn như bệnh thiếu máu, bệnh giun móc... Bởi những bệnh này sẽ làm cho cơ thể thiếu dinh dưỡng, sức khỏe suy yếu, việc tiết ra các chất nội tiết tố bị suy giảm, niêm mạc tử cung phản ứng không bình thường đối với các nôi tiết tố mà dẫn đến tình trạng bế kinh. Tuy vậy, đại đa số những trường hợp bế kinh có tính bệnh lý trong tuổi dậy thì đều có liên quan tới chức năng điều tiết của hệ thống thần kinh não. Nếu tâm trạng buồn phiền lo lắng, căng thẳng quá độ, môi trường thay đổi hoặc khí hậu có những thay đổi đột ngột, mưa dầm dề, cóng lạnh, mệt mỏi quá độ v.v... sẽ làm cho não, thần kinh bị tác động mà gây ra bế kinh. Có thể thấy rằng, việc giữ vệ sinh kinh nguyệt, lao động nghỉ ngơi thích hợp, giữ cho tinh thần vui vẻ thì có thể tránh được bế kinh.

90. Thế nào là bế kinh có tính sinh lý?

Những phụ nữ đã quá 18 tuổi mà vẫn chưa hành kinh hoặc đã hành kinh theo một chu kỳ nhất định nhưng tự nhiên bị tắt kinh từ 3 tháng trở lên, đều gọi là bế kinh. Những cô gái đã quá tuổi 18 mà vẫn chưa hành kinh thì gọi là bế kinh có tính nguyên phát còn loại thứ hai thì gọi là bế kinh có tính kế phát.

Bế kinh được phân thành hai loại gồm bế kinh có tính sinh lý và bế kinh có tính bệnh lý. Bế kinh có tính sinh lý chỉ là một hiện tượng bình thường. Trong hai ba năm đầu của tuổi dậy thì, sau khi người con gái đã bắt đầu hành kinh, do chức năng nội tiết của buồng trứng còn chưa được ổn định nên kinh nguyệt hay thất thường. Sau khi người phụ nữ có thai, do hoàng thể của buồng trứng tiết ra một lượng lớn hoàng thể tố (tức progestin), kích thích niêm mạc tử cung không ngừng phát triển mà không hề bong ra nên người phụ nữ không có kinh nguyệt hàng tháng nữa. Sau khi đẻ, hồi phục lại chức năng của buồng trứng đòi hỏi phải có một thời gian nhất định. Việc cho con bú cũng có tác dụng hạn chế nhất định đối với buồng trứng, nên thời gian để người phụ nữ hành kinh trở lại cũng có những thay đổi. Khi người phụ nữ đã ngoài 40 tuổi, do chức năng của buồng trứng dần dần thoái hóa làm niêm mạc tử cung thiếu mất sự kích thích có tính chu kỳ nên kinh nguyệt thường mấy tháng mới có một lần cho đến khi sạch kinh. Những hiện tượng bế kinh xảy ra trong tuổi dậy thì, khi mang thai, khi đang cho con bú và trong tuổi mãn kinh được gọi là bế kinh có tính sinh lý là hiện tượng bình thường.

91. Thế nào là bế kinh có tính bệnh lý? Nguyên nhân phát sinh từ đâu?

Tắt kinh do có bệnh tật ở một bộ phận nào đó trong bộ máy sinh dục hoặc do bị bệnh trong cơ thể gây ra được gọi là bế kinh có tính sinh lý. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bế kinh có tính bệnh lý. Khái quát lại thì có thể chia thành 7 nguyên nhân gồm:

1. Nhân tố tinh thần

Sự thay đổi đột ngột của môi trường sống, sự biến đổi của khí hậu và những vết thương về tinh thần, sự sợ hãi, lo lắng buồn phiền, sự căng thẳng v.v... dưới tác dụng phản xạ của hệ thống thần kinh, sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng nội tiết của tuyến sinh dục mà gây ra bế kinh.

2. Dinh dưỡng kém

Việc thiếu dinh dưỡng trong một thời gian dài, chẳng hạn như thiếu chất albumin, thiếu các loại vitamin... có thể gây trở ngại cho quá trình nội tiết mà dẫn đến bế kinh.

3. Bệnh tật trong cơ thể

Các bệnh truyền nhiễm cấp, mạn tính, bệnh thiếu máu nghiêm trọng, bệnh lao, bệnh thận, bệnh phong thấp, bệnh đái đường, sự rối loạn của nhiễm sắc thể giới tính v.v... thường làm ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng gây ra bế kinh.

4. Tử cung bị bệnh

Các trường hợp như: không có tử cung bẩm sinh hoặc không có niêm mạc tử cung, tử cung bị cắt bỏ, tử cung phát triển không hoàn thiện, nạo tử cung quá sâu, khoang tử cung dính liền lại với nhau hoặc chữa bệnh bằng phóng xạ; việc tử cung mắc các bệnh nặng như viêm niêm mạc tử cung có tính kết hạch, việc kéo dài thời gian cho trẻ bú hoặc mất điều hòa thần kinh huyết quản khiến tử cung khô héo hoặc làm mất niêm mạc tử cung... đều có thể gây nên bế kinh, khiến các nội tiết tố của buồng trứng không thể tác động được tới tử cung.

5. Buồng trứng có bệnh

Buồng trứng bị thiếu do bẩm sinh hoặc phát triển không tốt và phẫu thuật cắt bỏ hai bên buồng trứng hoặc sau khi điều trị bằng phóng xạ, hai bên buồng trứng bị u nang hoặc một bên buồng trứng bị phá hoại hoặc bị nhiễm chứng bệnh của buồng trứng đa nang... đều có thể làm cho bế kinh.

6. Có vấn đề ở hạ khâu não

Tuyến yên bị bệnh: chẳng hạn như bị cảm, bị viêm nhiễm làm cho tác dụng của tuyến yên kém hiệu quả hoặc uống thuốc tránh thai để ngăn cản tác động của hạ khâu não - tuyến yên, cũng dẫn đến bế kinh.

7. Bệnh tật từ các tuyến nội tiết khác

Nếu cơ năng sinh lý của tuyến giáp trạng quá mức bình thường hoặc yếu, khiến buồng trứng tác động kém tới các phản ứng của các nội tiết tố tuyến sinh dục, cộng với sự thay đổi của quá trình trao đổi chất trong cơ thể, dễ gây ra bế kinh hoặc tuyến thượng thận tăng sinh, có khối u hoặc chức năng hoạt động suy yếu, cũng làm cho bế kinh. Hơn nữa, còn phải chú ý rằng, có một số hiện tượng bế kinh giả, cũng gọi là bế kinh ẩn, tức là có sự thay đổi của kỳ kinh nguyệt nhưng do bị vách ngăn ngang âm đạo bẩm sinh, do màng trinh đóng kín, do âm đạo hoặc cổ tử cung bị đóng kín bẩm sinh hoặc bị tổn thương sau này, khiến máu kinh không thoát ra ngoài được mà gây ra bế kinh. Những bệnh nhân loại này thường bị đau bụng dưới có tính chu kỳ, thậm chí đau dữ dội theo từng tháng, khác những trường hợp bị bế kinh thực sự đã nêu ở trên.

92. Phòng và điều trị bế kinh như thế nào?

Để tránh bị bế kinh, trước hết phải chú ý giữ gìn vệ sinh kinh nguyệt. Do sức đề kháng của cơ thể trong chu kỳ kinh nguyệt khá yếu nên cần chú ý chế độ dinh dưỡng, sắp xếp hợp lý mọi sinh hoạt, công tác, tránh gây nên những căng thẳng kích thích về thần kinh và tránh bị cảm gió, cảm lạnh, tránh bị nhiễm các bệnh về kinh nguyệt.

Ngoài ra còn phải chú ý giữ gìn vệ sinh trong giai đoạn cho con bú, bỏ thói quen cho con bú quá lâu, loại trừ những ổ nhiễm bệnh mạn tính, thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, tránh nạo thai, nắm vững những ứng dụng của việc uống thuốc tránh thai, để ý phát hiện những khác thường trong cơ thể và kịp thời lý. Nếu làm được việc ngăn chặn ngay từ lúc chưa xảy ra thì có thể tránh được rất nhiều trường hợp bế kinh.

Bế kinh không phải là một căn bệnh mà là một chứng trạng của rất nhiều bộ phận và sự thay đổi bệnh tật cả cơ thể. Bởi vậy trong việc chữa trị chứng bế kinh, cần sớm tìm ra nguyên nhân và bệnh lý của nó, sau đó chữa trị theo nguyên nhân. Nếu bị bế kinh do nhân tố thần kinh gây ra thì chỉ cần loại bỏ được lo lắng buồn phiền về thần kinh và gánh nặng tư tưởng, cải thiện hoàn cảnh thì kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.

Nếu bị bế kinh do suy dinh dưỡng hoặc do bệnh tật trong người gây ra, chỉ cần nâng cao chế độ dinh dưỡng, trị đúng nguyên nhân gây bệnh, bổ sung đủ dinh dưỡng, cơ thể khỏe lên thì kinh nguyệt cũng trở lại bình thường.

Nếu do tử cung phát triển kém hoặc do chức năng của buồng trứng, tuyến yên bị mất điều hòa mà dẫn đến bế kinh thì có thể uống loại vỉ thuốc tránh thai kết hợp, mỗi ngày uống một viên, liên tục trong 20 ngày thì ngừng. Nếu ra được kinh thì sẽ uống thuốc tiếp vào ngày thứ 5 (tính từ ngày bắt đầu hành kinh). Chất oestrogen chứa trong lượng thuốc này có tác dụng thúc tuyến yên tiết ra chất hoàng thể, từ đó làm tăng lượng oestrogen được tiết ra từ buồng trứng mà kích thích rụng trứng. Có thể uống liên tục trong 3 chu kỳ kinh. Những người bị suy giảm chức năng buồng trứng hoặc chức năng tuyến yên hoạt động quá mức bình thường đều có thể sử dụng thuốc này. Chữa trị bằng một chu kỳ nhân tạo, tức là mỗi ngày uống một loại 0,5 mg, uống liền 20 ngày, sau đó bắt đầu từ ngày từ ngày thứ 15 trong khi đang uống thuốc, mỗi ngày tiêm 10 mg chất hoàng thể vào cơ bắp. Sau khi đã hành kinh, lại bắt đầu chu trình điều trị thứ hai kể từ ngày hành kinh thứ 5.

Ngoài ra, việc tác động vào chất kích thích tuyến sinh dục cũng có thể kích thích được chức năng của buồng trứng, làm rụng trứng, khôi phục lại kinh nguyệt. Chất nội tiết tuyến giáp trạng cũng có tác dụng nâng cao quá trình trao đổi chất, những người có sự trao đổi chất kém, cũng có thể áp dụng. Nếu bị bế kinh do khối u ở tuyến yên, buồng trứng hoặc do bị mắc chứng đa nang ở hai bên buồng trứng thì nên làm phẫu thuật ngay. Dùng thuốc Đông y rất giúp ích cho việc dưỡng máu bổ thận, thông khí hoạt huyết, thường có tác dụng thúc kinh ra nên có thể mời thầy thuốc Đông y kê đơn bốc thuốc điều trị.

93.Những nguyên nhân nào có thể gây ra thống kinh? Khi bị thống kinh thì nên làm thế nào?

Những trường hợp bị đau bụng dưới, đau mỏi thắt lưng vào trước và sau kỳ kinh hoặc trong lúc đang hành kinh, thậm chí còn làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và công tác, chính là chứng thống kinh.

Theo thống kê không đầy đủ ở trong và ngoài nước, có khoảng trên 50% phụ nữ bị đau bụng ở những mức độ khác nhau trong khi hành kinh, trong đó 1/10 số phụ nữ bị đau dữ dội, thậm chí phải nằm nghỉ trong thời gian hành kinh, không thể làm việc hoặc tham gia học tập. Căn cứ vào nguyên nhân phát bệnh, có thể chia chứng thống kinh thành 2 loại gồm: chứng thống kinh có tính kế phát và chứng thống kinh có tính nguyên phát.

Chứng thống kinh có tính nguyên phát là chứng đau bụng khi bắt đầu hành kinh, thường xuất hiện ở các cô gái trẻ tuổi chưa qua sinh nở.

Chứng thống kinh có tính kế phát là chứng thống kinh do những biến đổi bệnh lý về khí chất của bộ máy sinh dục dẫn đến, cho nên được gọi là chứng thống kinh có tính khí chất, đa số hay xuất hiện ở các phụ nữ trung niên hoặc nhưng phụ nữ đã qua sinh đẻ.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng thống kinh có tính nguyên phát. Một là do nhân tố tinh thần, những cô gái quá ưu tư, quá lo lắng, tinh thần căng thẳng hay bị thống kinh.

Có một số nữ thanh niên do không hiểu về kinh nguyệt mà có tâm lý xấu hổ, sợ hãi, kinh ghét v.v... cũng bị thống kinh. Hai là do cơ bắp quá mạnh hoặc co bóp loạn xạ, ép mạnh vào mạch máu làm cho tử cung bị kích thích mà sinh ra đau bụng. Nếu cửa tử cung hoặc thân tử cung nhỏ hẹp, vị trí tử cung bị lệch đi hoặc tử cung quá cong, niêm mạc tử cung bong ra từng cục, có thể làm cho máu kinh không thông kích thích tử cung co bóp dữ dội mà gây ra đau bụng. Có người do tử cung phát triển không đầy đủ, gây nên sự co bóp không đều đặn nhịp nhàng nên cũng dễ bị chứng thống kinh. Ba là do nhân tố nội tiết. Rất nhiều bác sĩ cho rằng sự phát sinh của chứng thống kinh là do tử cung quá nhạy cảm với chất hoàng thể được tiết ra từ buồng trứng, nên đã co bóp quá mức, khiến cơ tử cung bị thiếu máu mà gây ra đau bụng. Cũng có người lại căn cứ vào chất tiền liệt tuyến của những phụ nữ bị thống kinh cao hơn của những phụ nữ bình thường; hơn nữa cũng trong một người, khi cơ thể đang trong thời gian thống kinh thì tố chất tiền liệt tuyến lại cao hơn lúc bình thường, vì thế mà cho rằng thống kinh có liên quan tới tố chất của tiền liệt tuyến.Các thầy thuốc Đông y cho rằng: người phụ nữ bị thống kinh là do khí huyết khó lưu thông, thậm chí "bất thông tắc thống" (tức "không thông thì sinh ra đau"). Nguyên nhân của nó là sau khi bị nội thương, bị cảm lạnh, và tinh thần bị căng thẳng v.v... Còn chứng thống kinh có tính kế phát phần lớn là do bộ máy sinh dục bị tật bệnh, chẳng hạn như chứng viêm khoang chậu, ung thư v.v... gây ra.

Điều trị thống kinh, trước hết phải tìm ra nguyên nhân. Những người bị mắc chứng thống kinh có tính nguyên phát, chớ nên quá lo lắng căng thẳng. Việc rũ bỏ được những sợ hãi và lo lắng là vô cùng có lợi. Cần chú ý giữ vệ sinh khi hành kinh, hoạt động thích hợp, ăn nhiều rau, để thông đại tiện, giảm bớt sự xung huyết của khoang chậu. Khi đang hành kinh, không được uống nước lạnh không ăn các chất cay nóng, sẽ giúp giảm bớt phần nào cơn đau. Khi bị đau dữ dội, hãy lấy túi nước nóng chườm vào bụng dưới, có thể làm tăng sự vận hành của máu, khiến bụng bớt đau. Cũng có thể uống một số thuốc giảm đau, chẳng hạn như viên khử đau, Atropin, viên ninh khôn hoàn của Đông y, viên ngọc dịch kim đan. Có thể dùng thuốc điều kinh vào trước thời gian hành kinh mấy ngày, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 8 viên, uống trước bữa ăn, cứ uống như vậy cho đến khi hành kinh xong mà không thấy đau bụng nữa thì ngừng thuốc, hiệu quả khá tốt. Dùng cỏ ích mẫu 31 gam, gừng sống 36 gam, đường đỏ 6 gam hoặc hương phụ 9 gam, lá ngải tươi 9 gam, đường đỏ 63 gam, cho các vị thuốc này vào ấm sắc lấy nước uống; vừa đơn giản vừa công hiệu. Có thể lấy điếu ngải cứu khô châm lửa cứu ở giữa bụng dưới, mỗi lần cứu khoảng 10 phút thường có thể hết đau. Sau khi sử dụng các loại thuốc trên mà bệnh vẫn không chuyển, nên đến bệnh viện để khám và để bác sĩ xác định biện pháp điều trị. Nếu mắc chứng thống kinh có tính kế phát nên tích cực chữa khỏi những bệnh có tính nguyên phát, sau khi chữa khỏi thì chứng thống kinh cũng khỏi theo.

94. Thế nào là chảy máu tử cung chức năng? Đặc điểm từng loại như thế nào?

Có một số phụ nữ hành kinh rất bất thường chu kỳ kinh ngắn, thời gian hành kinh kéo quá dài, lượng máu hành kinh càng ngày càng nhiều lên, hơn nữa lại không tìm ra bệnh tật gì về khí chất của bộ máy sinh dục sau khi đã khám phụ khoa thì đều gọi là chảy máu tử cung có tính chức năng. Căn bệnh này thường xuất hiện trong thời kỳ cơ thể mất cân bằng về nội tiết tố trong tuổi dậy thì, tuổi hết kinh, sau khi đẻ hoặc sau khi sảy thai v.v... Người ta phân loại chảy máu tử cung có tính chức năng ra làm 2 loại gồm chảy máu không phóng noãn và chảy máu có phóng noãn là:

1. Chảy máu không phóng noãn: Là trường hợp chảy máu thường hay gặp nhất, hay thấy xuất hiện trong tuổi dậy thì và tuổi mãn kinh. Biểu hiện của nó là chu kỳ kinh nguyệt trở nên thất thường, thường có tiền sử bế kinh trong một quãng thời gian nhất định trước khi bị chảy máu tử cung. Phần lớn chu kỳ kinh kéo dài, lượng máu hành kinh ra nhiều hoặc ra dầm dề không dứt. Khi máu ra nhiều, có thể gây ra bệnh thiếu máu. Máu ra nhưng không kèm theo đau bụng, đó là đặc trưng của loại bệnh này. Nhiệt độ cơ bản của cơ thể vẫn giữ nguyên vì không có sự rụng trứng.

2. Chảy máu có phóng noãn: Thường hay gặp ở những người nạo thai hoặc sau khi đẻ đủ tháng. Ở những người này, chu kỳ kinh nguyệt thường đều đặn hoặc bị rút ngắn lại, thời gian chảy máu bị kéo dài (quá 7 ngày trở lên), lượng máu ra nhiều hoặc ít không đều nhau. Có thể chảy máu trước kỳ kinh, sau kỳ kinh vẫn dầm dề không ngớt, nhiệt độ cơ bản của cơ thể xuống 35 độ C.

Chữa chảy máu tử cung do rối loạn chức năng như thế nào?

Sau khi bị chảy máu tử cung do rối loạn chức năng, nên chú ý nghỉ ngơi đúng mức, tránh căng thẳng tinh thần, mệt mỏi quá độ hoặc vận động mạnh. Nếu máu ra nhiều nên nằm nghỉ ngơi để giảm bớt lượng máu chảy ở khoang chậu và phải uống thuốc co tử cung và thuốc cầm máu, ví dụ như uống các loại thuốc cầm máu để cấp cứu ngay như An lạc huyết, Tiên nha thảo và Vitamin K... Bài thuốc bốc sẵn của Đông y (gồm than Đương quy 9 gam, than Đan bì 9 gam, than Ngó sen 9 gam, viên keo ả rập 9 gam, hương phụ nướng 9 gam, than Bồ hoàng 9 gam, than Quán trọng 7 gam, than Trần tông 7,5 gam, Xuyên tục đoán 15 gam), hiệu quả cầm máu cũng rất tốt.

Nếu thiếu máu, có thể uống thuốc bổ máu. Khi bị thiếu máu nặng, trong tình hình có điều kiện, vẫn nên tiếp máu, sau đó căn cứ vào tình hình cụ thể mà áp dụng các biện pháp điều trị khác nhau. Chẳng hạn, đối với những người bị chảy máu tử cung trong tuổi dậy thì, thường phải uống thuốc cầm máu trước, sau khi máu cầm sẽ tiến hành chữa theo chu kỳ, làm cho rụng trứng, khôi phục lại chức năng buồng trứng, nhưng phải do bác sĩ chỉ đạo tiến hành. Đối với phụ nữ đã có chồng, việc dùng thuốc viên để chữa khó cầm máu được, có thể phải nạo tử cung. Có khoảng một nửa số phụ nữ sau khi được xử lý xong, máu chảy ở tử cung dần dần được cầm lại.

Đối với một số phụ nữ đang trong tuổi mãn kinh, việc điều trị bằng uống thuốc, nạo tử cung đều không có hiệu quả, có thể xem xét đến biện pháp cắt bỏ tử cung hoặc làm cho tuyệt kinh bằng cách chiếu tia phóng xạ vào niêm mạc tử cung, nhằm hủy diệt niêm mạc của tử cung, làm mạch máu cứng lại, để đạt được mục đích cầm máu. Hoặc dùng X quang chiếu sâu vào buồng trứng, tiêu diệt chức năng buồng trứng, làm cho tắt kinh vĩnh viễn, nhưng điều này sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình trao đổi chất của toàn cơ thể, do đó bất đắc dĩ lắm mới dùng biện pháp này.

96. Tại sao tâm lý căng thẳng trước khi hành kinh?

Có một số người, cứ trước kỳ kinh từ 7 đến 14 ngày thì thấy xuất hiện các hiện tượng đau đầu, chóng mặt, thần kinh căng thẳng, nóng nảy, dễ tức giận, ưu tư lo nghĩ, hai bên sườn căng ra, vú căng đau hoặc toàn thân rã rời, hết sức mệt mỏi, tim đập nhanh, mất ngủ, tư tưởng không tập trung hoặc hơi phù, bụng dưới cương đau trụy xuống, lưng mỏi rã rời, buồn nôn, các triệu chứng này càng gần đến ngày hành kinh càng trở nên nặng hơn, chỉ đến khi đã hành kinh được thì mới tự hết. Đây chính là chứng căng thẳng trước kỳ kinh. Cũng có người gọi nó là triệu chứng "khó ở trước kỳ kinh". Triệu chứng này là thứ bệnh tổng hợp do nhiều nhân tố đem đến nên còn gọi là " hội chứng căng thẳng trước kỳ kinh".

Hiện nay người ta vẫn chưa hiểu được nguyên nhân nào dẫn đến chứng căng thẳng trước kỳ kinh. Phần lớn mọi người đều cho rằng, nó có liên quan đến tình trạng các chất nội tiết của tuyến sinh dục tiết ra quá nhiều hay quá ít trước kỳ kinh. Nếu chất nội tiết tố oestrogen tiết ra nhiều hoặc do chất hoàng thể quá ít mà chất nội tiết tố oestrogen và progesteron không bằng nhau, dẫn đến tình trạng rối loạn quá trình trao đổi nước muối, do muối thải ra bị ít đi, lượng nước bị giữ lại, gây nên phù thũng bụng dưới căng đầy và đau, cơ thể buồn nôn hoặc nôn mửa. Khi chức năng của hệ thống thần kinh thực vật bị cản trở, sẽ gây ra các triệu chứng về tinh thần như tim hồi hộp, mất ngủ, nóng nảy...

Ngoài ra, cũng có người phát hiện thấy rằng, đối với một số phụ nữ sống trong điều kiện căng thẳng hoặc có vấn đề gì đó về hô nhân hoặc bị kích động về tinh thần hoặc do không hiểu biết đầy đủ về quá trình sinh lý kinh nguyệt này mà sinh ra lo thì khá nhiều người mắc triệu chứng căng thẳng trước kỳ kinh như đã nói ở trên, hơn nữa tình trạng lại khá nặng. Sự thay đổi về tính cách của những người này rất rõ rệt, vì thế cho rằng sự căng thẳng tinh thần, sẽ tiến tới ảnh hưởng đến chức năng nội tiết cũng là nhân tố quan trọng gây ra bệnh này.

97. Phòng chữa tâm lý căng thẳng trước kỳ kinh như thế nào?

Việc xuất hiện các triệu chứng căng thẳng trước kỳ kinh tất nhiên là có liên quan tới nhân tố nội tiết và tinh thần. Vì thế để phòng chống bệnh này, trước tiên phải học được cách kiềm chế tâm trạng, giữ cho tinh thần vui vẻ. Những phụ nữ đang căng thẳng tinh thần, nghe thấy những điệu nhạc mềm mại dễ chịu, sự căng thẳng có thể lắng đi. Khi cần thiết có thể uống vitamin B và C.

Việc rèn luyện thân thể một cách thích hợp, chẳng hạn như tập khí công, tập thái cực quyền hoặc tập thể dục chữa bệnh v.v... đều có thể nâng cao được thể chất, rèn luyện ý chí, cải thiện chức năng của đại não.

Việc ăn nhiều rau tươi và hoa quả cũng có hiệu quả khá tốt đối với việc phòng chống các triệu chứng này. Thần kinh của các cô gái khá nhạy cảm với hệ thống nội tiết. Việc đảm bảo được dinh dưỡng đầy đủ, cộng thêm với chế độ rèn luyện thích hợp, có thể cải thiện và làm tăng độ hoàn thiện và sự phối hợp nhịp nhàng giữa thần kinh với hệ thống nội tiết, vì vậy có tác dụng rất tốt đối với việc phòng chống và điều trị chứng căng thẳng trước kỳ kinh.

Còn vấn đề nội tiết, dưới sự chỉ đạo của bác sĩ, có thể tiêm chất hoàng thể vào cơ bắp hoặc uống thuốc nội tiết. Ngoài ra, trong khoảng từ 7 đến 14 ngày trước khi hành kinh, về mặt ăn uống nên ăn các món ăn nhạt hoặc ít muối, có thể làm giảm được lượng tích trữ nước và muối trong cơ thể nên cũng có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống và điều trị bệnh này.

98. Bạch đới là gì? Trong điều kiện bình thường bạch đới có thay đổi gì?

Trong điều kiện sinh lý bình thường, huyết tương thấm qua các mạch máu nhỏ li ti, qua tổ chức hạch của thành âm đạo cùng với chất nhầy do dịch hạch và thân tuyến niêm mạc tử cung, thân tuyến cổ tử cung, tuyến lớn tiền đình và tuyến bàng quang niệu đạo... tiết ra, trộn lẫn với tế bào biểu mô tử cung trong âm đạo bong ra, với một ít bạch huyết, tế bào tự do, tạo thành một chất nhầy màu trắng sữa, giống như lòng trắng trứng gà hơi có mùi tanh, chính là bạch đới (ta vẫn gọi là khí hư). Bạch đới không những giúp cho âm đạo giữ được độ ẩm nhất định mà còn có tác dụng chống vi khuẩn của bệnh tật xâm nhập vào.

Lượng bạch đới tiết ra và tính chất thái của bạch đới lúc bình thường được thay đổi tùy theo hàm lượng oestrogen trong cơ thể phụ nữ nhiều hay ít. Chẳng hạn như khi còn nhỏ bộ máy sinh dục còn chưa phát dục đầy đủ, nhìn chung trong âm đạo, không có các chất nội tiết nên không có bạch đới. Nếu thấy có bạch đới, phải đưa đi khám ngay để tìm nguyên nhân, điều trị kịp thời. Vào độ tuổi dậy thì, buồng trứng dần dần phát triển và tiết ra các chất kích thích, khiến bộ máy sinh dục sản sinh các chất nội tiết, vì thế mới có bạch đới.

Đến tuổi trưởng thành, buồng trứng phát triển hoàn thiện, hàng tháng đều tiết ra nội tiết tố oestrogen và progesteron, vì thế làm cho bạch đới được thay đổi theo chu kỳ tùy theo hàm lượng nội tiết tố ra nhiều hay ít. Trong chu kỳ kinh nguyệt, khi lượng nội tiết tố oestrogen tăng lên, các tổ chức của thân tuyến cổ tử cung được tiết ra nhiều, hàm lượng nước trong nó cũng tăng lên, cho nên thấy xuất hiện loại chất nhầy như nước, như lòng trắng trứng, có thể kéo thành sợi, đặc biệt là trước đêm rụng trứng, chất nội tiết loại này càng nhiều, vì thế làm cho chị em phụ nữ luôn cảm thấy cửa mình ẩm ướt. Sau khi rụng trứng lượng nội tiết tố progesteron tăng lên, khống chế việc tiết ra chất nhầy của cổ tử cung, lúc này bạch đới có màu trắng sữa, dạng keo dính. Ngoài ra trong thời gian mang thai, ngày nóng, làm lao động nặng và khi bị kích thích tình dục, các chất nội tiết này cũng ra nhiều, khiến lượng bạch đới tăng lên, có lúc còn chảy thành dòng ra ngoài. Cho nên trong điều kiện sinh lý bình thường, bạch đới có lúc nhiều lúc ít, trạng thái của nó cũng có thay đổi, nhưng những hiện tượng này đều là hiện tượng bình thường, không cần để ý đến.

99. Làm thế nào phân biệt được bạch đới sinh lý và bạch đới bệnh lý?

Bạch đới sinh lý là loại bạch đới chịu tác động, ảnh hưởng của hàm lượng oestrogen trong cơ thể, thay đổi về số lượng và trạng thái tùy theo hàm lượng đó nhiều hay ít. Còn khi cơ thể mắc bệnh, tính chất của bạch đới cũng bị thay đổi. Vậy thì làm thế nào phân biệt được bạch đới có tính sinh lý hay bạch đới có tính bệnh lý? Thường phải hết sức chú ý theo dõi số lượng, màu sắc, trạng thái, mùi vị và các chứng bệnh kèm theo của bạch đới. Nếu bạch đới ra không nhiều, màu trắng sữa, dạng lòng trắng trứng, hơi có mùi tanh, nhưng cảm giác không có gì khó chịu thì thuộc dạng bạch đới sinh lý.

Nếu bạch đới ra quá nhiều, thậm chí còn lẫn máu thì thuộc loại bạch đới có bệnh. Nếu bạch đới có màu vàng sạm, dạng bọt, có mùi hôi khẳn đồng thời bị ngứa đau ở âm hộ hoặc khi giao hợp bị đau v.v... phần lớn đều là viêm âm đạo dạng trùng roi. Khi bạch đới có màu trắng đục, thuộc thể bã đậu hoặc như cục sữa đông, có lúc còn có mùi hôi, kèm theo âm hộ bị ngứa, bị đau, phần lớn là viêm âm đạo dạng nấm. Còn nếu bạch đới có màu vàng hoặc màu mủ có mùi hôi thối, giống như nước gạo hoặc mủ, đa số đều thuộc dạng bị nhiễm vi khuẩn mưng mủ gây ra, chẳng hạn như viêm cổ tử cung mạn tính, viêm âm đạo người già và viêm niêm mạc tử cung. Nếu trong bạch đới có lẫn máu thì gọi là bạch đới đỏ hay xích bạch đới, thường thấy ở các bệnh viêm loét cổ tử cung ở mức độ nặng, thịt thừa cổ tử cung, khối u cổ tử cung, u xơ dưới màng nhầy v.v... Bạch đới dạng nước, là bạch đới loãng, có lúc giống như nước gạo, thường phát sinh từ các bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư thân tử cung, ung thư ống dẫn trứng v.v... cũng có lúc là bị chứng viêm hoặc mắc bệnh u xơ dưới màng nhầy cũng có thể ra bạch đới. Tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân gây bạch đới có tính bệnh lý, đa số đều là các bệnh viêm nhiễm, cũng có cái là u ác tính, vì vậy cần phải kiểm tra kỹ bạch đới có bệnh, sau khi chuẩn đoán chính xác phải chữa trị kịp thời.

100. Bạch đới đỏ thường có ở những bệnh nào?

Khi thấy ra bạch đới đỏ (hay còn gọi xích bạch đới), phải nghĩ ngay đến các bệnh sau:

1. U thịt (tức thịt thừa) cổ tử cung: Do bề mặt u thịt bị viêm, bị xung huyết nên máu thấm ra, lẫn vào với bạch đới chảy ra ngoài.

2. Loét cổ tử cung nặng: Do cổ tử cung bị viêm loét mà máu ứa ra, hòa lẫn vào với bạch đới.

3. Viêm âm đạo cấp: Chủ yếu là bạch đới dạng mủ, nhưng trong giai đoạn xung huyết cấp, có thể bạch đới lẫn máu.

4. Viêm âm đạo tuổi già: Thường hay bị sau khi tắt kinh, có lúc bạch đới cũng lẫn máu và cảm thấy nóng bỏng ở âm hộ.

5. U xơ dưới màng nhầy tử cung: Khi u xơ bong ra khỏi âm đạo, do bề mặt u xơ bị viêm loét, hoại tử nên có thể ra bạch đới lẫn máu.

6.Ung thư cổ tử cung: Những người mắc bệnh ung thư cổ tử cung, dễ bị chảy máu khi có sự va chạm nếu bề mặt khối u còn bị loét thì sẽ có bạch đới lẫn máu kèm theo cả mùi hôi thối nấm xâm nhập vào, chủ yếu là chứng viêm do khuẩn nấm màu trắng gây ra. Nếu bị cả viêm âm đạo nấm thì gọi là viêm âm đạo, âm hộ dạng nấm.

7. Viêm cửa mình trẻ em: Do trẻ êm mặc quần quá chật đũng, dễ bị nhiễm bẩn;do không thay tã lót kịp thời, vệ sinh đại tiểu tiện không sạch nên bị hăm, bị viêm da cửa mình; do bị các bệnh truyền nhiễm cấp, sức đề kháng của toàn thân giảm đi, những chỗ không giữ được sạch sẽ sẽ bị viêm nhiễm làm cho cửa mình bị viêm.

8. Viêm tuyến lớn tiền đình, sưng nang.

9. Mẩn ngứa cửa mình: Bệnh này thường phát ra ở chỗ tiếp giáp giữa màng nhầy và da. Bệnh làm hỏng bề mặt da, mọc lên nhiều nốt màu hồng bề mặt trở nên lồi lõm, có lúc rộp thành kiểu hoa rau, đây là do nhiễm phải chất độc của căn bệnh mẩn u cục mà dẫn đến tình trạng trên.

10. Loét âm hộ cấp: Là một loại loét lành tính ở âm hộ không phải do sự tiếp xúc, cọ sát với vật gì đó gây ra. Vết loét có thể xuất hiện ở các bộ phận của âm hộ, phần lớn hay thấy ở mặt trong của môi lớn, môi nhỏ của âm hộ, rồi xuất hiện ở màng nhầy tiền đình và xung quanh cửa âm đạo. Thường phát bệnh cấp, phát triển nhanh, có thể bị sốt và toàn thân bị các chứng bệnh khác rất lạ, có lúc còn chảy ra các cục mủn rữa. Ung thư niêm mạc tử cung thì bạch đới phần lớn đều có dạng nước, có lúc ra lẫn một ít dung dịch máu.

Do đó có thể thấy, việc ra bạch đới đó, ngoài bị các bệnh u thịt thuộc cổ tử cung, viêm âm đạo ra, phần lớn đều do các khối u, ung thư gây nên, cần hết sức chú ý. Tuy vậy, cũng có lúc do việc đặt vòng hạn chế sinh đẻ ở tử cung, khiến bạch đới có lẫn một ít tia máu, có thể là do vòng cọ sát vào niêm mạc tử cung mà gây ra chảy máu.

101. Âm hộ phụ nữ dễ bị mắc những bệnh gì?

Âm hộ phụ nữ có thể bị mắc rất nhiều bệnh. Những bệnh thường hay mắc gồm:

1) Viêm cửa mình (viêm âm hộ): Do cửa mình phụ nữ là nơi thường xuyên có các chất nội tiết của âm đạo, máu hành kinh, khí hư chảy ra nếu không giữ được vệ sinh sạch sẽ thì có thể bị viêm. Khi bị viêm cấp tính có thể bị sưng to, chảy máu, bị loét hoặc bị mẩn ngứa từng mảng hoặc bị viêm lông hoặc bị viêm xung quanh lông , thậm chí còn mưng mủ cấp ở chân lông hoặc xung quanh tuyến nhầy dưới da. Nếu bị viêm cấp mà không chữa trị kịp thời thì bệnh sẽ chuyển sang mạn tính.

2) Viêm cửa mình dạng nấm: Là do khuẩn nấm xâm nhập vào, chủ yếu là chứng viêm do khuẩn nấm màu trắng gây ra. Nếu bị nấm thì gọi là viêm âm đạo, âm hộ dạng nấm.

3) Viêm cửa mình trẻ em: Do trẻ em mặc quần áo chật đũng, dễ nhiễm bẩn, do không thay tã lót kịp thời, vệ sinh đại tiểu tiện không sạch nên bị hăm, bị viêm da cửa mình, do bị các bệnh truyền nhiễm cấp, sức đề kháng của toàn thân giảm đi, những chỗ không được giữ gìn sạch sẽ dễ bị viêm nhiễm.

4) Viêm tuyến lớn tiền đình, sưng nang.

5) Mẩn ngứa cửa mình: Bệnh này thường phát ra ở chỗ tiếp giáp giữa màng nhầy và da. Bệnh làm hỏng bề mặt da, mọc lên nhiều nốt màu hồng nhạt , màu đỏ sẫm hoặc màu xám do làm cho bề mặt trở nên lồi lõm, có lúc rộp thành kiểu hoa rau, đây là do nhiễm phải chất độc của căn bệnh mẩn u cục mà dẫn đến tình trạng trên.

6). Loét âm hộ cấp: Là một loại loét lành tính ở âm hộ không phải là do sự tiếp xúc, cọ sát với vật gì đó gây ra. Vết loét có thể xuất hiện ở các bộ phận ở âm hộ, phần lớn hay thấy ở mặt trong của môi lớn, môi nhỏ của âm hộ, rồi xuất hiện ở màng nhầy tiền đình và xung quanh cửa âm đạo. Thường phát bệnh cấp, phát triển nhanh có thể bị sốt và toàn thân bị các chứng bệnh khác.

7). Viêm phù nề âm hộ dạng mạn tính: Căn bệnh này phần lớn là do mắc bệnh chân voi mà gây ra, biểu hiện là âm hộ hoăch một bộ phận nào đó của âm hộ bị sưng dày mãi lên, khi bị nặng thì gọi là bệnh da voi âm hộ, hay xuất hiện ở bộ phận âm vật, cũng có thể bị ở môi lớn, môi bé của âm hộ. Ngoài ra cũng có thể bị các bệnh khác như kết hạch ở âm hộ, sưng u cục ở âm hộ.

102. Vân trắng ở âm hộ là biểu hiện của chứng bệnh gì? Phòng chữa như thế nào?

Vân trắng ở âm hộ thường do bệnh ngứa ở âm hộ gây ra, biểu hiện là xuất hiện từng đám vân trắng trên bề mặt âm hộ, lớp da dày cộp lên, cứng ra hoặc khi lớp da chỗ có vân trắng bị sây sát, nứt nẻ do ngứa gãi thì không những có cảm giác bị ngứa rát mà còn cảm thấy rất đau ở âm hộ. Vân trắng ở âm hộ là thuộc triệu chứng tiền ung thư trong biến chứng của bệnh vân trắng ở âm hộ nhưng không phải mọi biểu hiện của lớp da âm hộ bị chuyển sang màu trắng đều là bệnh vân trắng ở âm hộ.

Tỷ lệ chuyển sang ác tính của bệnh vân trắng ở âm hộ khá cao, đạt 10-20%, cho nên cần làm tốt công tác phòng chống. Trước hết phải chú ý giữ gìn sạch sẽ vệ sinh âm hộ. Hàng ngày nên dùng nước ấm rửa sạch âm hộ 2 lần, chớ dùng thuốc pha ra để rửa âm hộ. Nếu bị viêm cổ tử cung hoặc viêm âm đạo nên sớm chữa trị, để làm giảm sự tác động của bạch đới đối với lớp da âm hộ. Nếu phát hiện thấy lớp da âm hộ chuyển sang màu trắng, bị ngứa, bạch đới ra nhiều nên kịp thời đi khám, khi cần sẽ làm sinh thiết bệnh lý, để chuẩn đoán chính xác rõ ràng, dù kết quả kiểm tra là âm tính, cũng vẫn phải chú ý theo dõi sự phát triển của bệnh trạng. Muốn theo dõi mức độ âm hộ bị mẩn ngứa tăng lên như thế nào, bản thân có thể lấy gương soi vào âm hộ để xem vết vân trắng có phát triển rộng ra hay không. Nếu phát hiện thấy bệnh tiến triển thì hãy đi khám sinh thiết một lần. Đối với việc điều trị bệnh vân trắng, phải theo chỉ dẫn của bác sĩ. Có thể dùng bài thuốc Đông y gồm các vị sau: kim ngân hoa, sa sàng tử, quả bạch tật lê... sắc lấy nước uống và rửa chỗ ngứa, đồng thời chiếu tia laser vào, điều trị bằng cách làm đông lạnh chỗ ngứa. Nếu bệnh tiến triển ở mức độ trung bình và nặng hoặc tuổi đã cao, qua điều trị vẫn không khỏi thì có thể cắt bỏ phía ngoài âm hộ.

103. Ung thư ở âm hộ có những biểu hiện gì? Chữa trị như thế nào?

Ung thư ở âm hộ chiếm vị trí thứ tư sau các bệnh ung thư ở bộ máy sinh dục nữ. Phụ nữ châu Á thường phát bệnh này ở độ tuổi trên dưới 50. Biểu hiện của thời kỳ đầu thường không rõ ràng nên hay bị bỏ qua. Có người chỉ bị một nốt hạch nhỏ và cứng ở âm hộ nên có thể không tự linh cảm thấy bị bệnh một cách rõ ràng. Có lúc chỉ thấy bị loét sau khi bị sây sát ở bề mặt lớp da âm hộ, không thấy đau thấy ngứa. Nếu đó là bệnh vân trắng ở âm hộ chuyển thành bệnh ung thư âm hộ thì triệu chứng nổi bật nhất là mẩn ngứa âm hộ, từng chỗ có thể nhìn thấy rõ vết cào xước. Nếu bệnh tình phát triển thì bệnh sẽ tiến triển hình thành hoa, hình vết loét, háng sưng hạc lùn, pha to và cố định, cửa mình chảy ra nhiều mủ hoặc chất có lẫn máu. Nếu bị viêm nhiễm kế phát hoặc do khối u sưng ăn sâu vào bên trong đè vào dây thần kinh âm hộ thì thường cảm thấy đau, mệt, đi đái nhiều, đái đau, đi đái khó khăn, táo bón.

Để sớm phát hiện ra ung thư âm hộ và kịp thời chữa trị, nếu thấy có hạch cứng ở bộ phận âm hộ, có vết loét hoặc sưng thành cục, phải lập tức đến bệnh viện khám, có thể cắt lấy một miếng da hoặc một ít tổ chức dưới da ở chỗ nghi ngờ, đưa vào xét nghiệm sinh lý. Sau khi chuẩn đoán chính xác, phẫu thuật cắt bỏ là biện pháp chữa trị đầu tiên. Nếu khối u sưng to ăn sâu vào niệu đạo, khi tiểu tiện khó khăn, có thể điều trị bằng tia phóng xạ, nhưng do bề mặt lớp da âm hộ ẩm ướt, sức chịu đựng tia phóng xạ kém, dễ bị bỏng và hoại tử, hơn nữa tế bào ung thư lại rất phân tán, không nhạy cảm với tia phóng xạ nên ít dùng đến. Việc điều trị bằng chất hóa học cũng có tác dụng nhất định, có thể kết hợp điều trị.

104. Vì sao âm hộ lại mẩn ngứa? Khi âm hộ bị mẩn ngứa nên làm thế nào?

Phụ nữ ở bất cứ độ tuổi nào cũng có thể bị mẩn ngứa âm hộ, nhưng đa số hay bị ở những phụ nữ đang độ tuổi mãn kinh. Khi bệnh còn nhẹ thường hay ngứa về đêm, ngứa rất khó chịu, thoắt ngứa thoắt hết. Do ngứa không chịu được nên phải gãi vào chỗ ngứa, thậm chí gãi xước cả da mà vẫn không hết ngứa, vì vậy ảnh hưởng đến sự nghỉ ngơi và giấc ngủ cá nhân.

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho âm hộ bị ngứa. Chẳng hạn như mặc quần lót ẩm và dày, khiến âm hộ luôn bị ẩm, làm cho da bị ngâm mềm ra mà bị hăm. Những phụ nữ mập béo, hai bên đùi hay cọ sát vào nhau, mồ hôi lại ra nhiều, chất nhờn dưới da cũng tiết ra nhiều, cũng có thể là nguyên nhân gây ngứa ngáy ở âm hộ. Bạch đới ra quá nhiều do bị các chứng viêm như viêm âm đạo thể trùng roi, viêm âm hộ thể nấm, viêm cổ tử cung, u thịt thừa cổ tử cung hoặc có thai hoặc bị ung thư khoang chậu hoặc thể chất suy yếu... đều có thể làm âm hộ bị ngứa. Những phụ nữ trong các trường hợp này, do bạch đới ra quá nhiều, làm âm hộ luôn luôn ẩm ướt kích thích đến da khiến âm hộ bị ngứa.

Còn các nguyên nhân khác như sự kích thích của nước tiểu, ảnh hưởng của bệnh ngứa hậu môn, các bệnh ở âm hộ (ví dụ như bệnh căng phòng tĩnh mạch âm hộ, bệnh vân trắng ở âm hộ, bệnh ngoài da...), ảnh hưởng của các bệnh như thiếu vitamin A và B, bệnh đái đường, bệnh hoàng đản; hoặc cơ thể quá mẫn cảm (với các chất sợi hóa học, vòng tránh thai hoặc thuốc tránh thai, thuốc uống...). Đó đều là những nguyên nhân gây ngứa âm hộ.

Khi bị ngứa ở âm hộ, phải đi khám tìm ra nguyên nhân ngay, trị đúng nguyên nhân gây bệnh, đồng thời phải mặc loại quần áo rộng, mềm, mỏng, không được mặc quần áo quá dày; phải vệ sinh âm hộ sạch sẽ, hàng ngày dùng khăn mặt bông thấm nước ấm lau nhẹ, không được lấy xà phòng sát mạnh, càng không được dùng nước nóng để làm cho đỡ ngứa, vì việc dùng nước nóng làm cho đỡ ngứa chỉ giải quyết được cảm giác ngứa trong chốc lát. Khi âm hộ bị xung huyết quá độ, có thể làm cho mút dây thần kinh hưng phấn cao, khiến bệnh nặng thêm. Sau khi tắm rửa xong, âm hộ mềm mại ra, không còn bị bất cứ một chất nào xâm nhập vào, như trẻ sơ sinh được thoa lên mình một lớp phấn tắm. Muốn giữ cho âm hộ sạch sẽ, khô ráo, không được dùng các loại thuốc linh tinh, để tránh làm tổn thương làn da âm hộ, thậm chí làm âm hộ bị sưng mọng lên, chảy nước, viêm nhiễm tiếp.

105. Khi bị viêm tuyến lớn tiền đình, thường có những biểu hiện lâm sàng nào? Việc chữa trị nên tiến hành như thế nào?

Tuyến lớn tiền đình nằm ở phía sau môi lớn âm hộ. Với những đặc điểm của vị trí này, tuyến lớn tiền đình rất dễ bị viêm nhiễm. Khi bị cấp tính, ống tuyến bị viêm do vi khuẩn xâm nhập vào, có chỗ đỏ lên, sưng, nóng, đau, có thể gây sốt toàn thân. Do màng nhầy của thân tuyến mọng lên xung huyết, ấn nhẹ vào thân tuyến có lúc có thể có dịch mủ từ trong miệng ống tuyến chảy ra.Khi ống tuyến sưng to bít chặt cửa ống lại, các chất nội tiết từ bên trong tiết ra không thoát được ra ngoài, thành mủ và nhanh chóng lan rộng, có chỗ mưng thành cục mủ to rõ rệt. Có người bệnh, vết mưng nủ có thể vỡ ra, chẳng hạn như vết vỡ khá to, có thể dẫn lưu được các chất khác ra ngoài, khiến bệnh nhanh chóng rút đi và khỏi hẳn. Nếu vết vỡ nhỏ, việc dẫn lưu không thông, bệnh có thể tái phát. Cũng có người sau khi điều trị đã khỏi chứng viêm cấp, dịch mủ tiêu đi thành bọng nước trong, có cái to có cái nhỏ, thông thường bọng nước này không to hơn quả trứng gà, có thể tồn tại trong một thời gian dài, thậm chí kéo dài trong nhiều năm, không có bệnh gì, nhưng cũng có thể bị viêm lại nhiều lần.

Sau khi phát hiện ra mình bị viêm tuyến lớn tiền đình, phải chú ý nghỉ ngơi, uống thuốc kháng sinh và đi khám bệnh, làm phẫu thuật cắt bỏ hoặc thông ống tuyến tùy theo tình trạng mưng mủ ở tuyến như thế nào. Sau khi làm phẫu thuật xong sẽ bình phục nhanh chóng.

106. Thế nào là viêm âm đạo thể nấm? Việc chữa trị ra sao?

Có rất nhiều loại khuẩn nấm. Viêm âm đạo thể nấm chủ yếu là bệnh viêm âm đạo do khuẩn nấm trắng gây ra. Loại bệnh này có thể lây trực tiếp thông qua giao hợp, cũng có thể lây gián tiếp qua việc tắm chung ở các bể tắm công cộng, bể bơi, ngồi hố xí bệt, mặc chung quần áo hoặc dùng chung dụng cụ khám bệnh... Căn bệnh này thường hay gặp ở những phụ nữ có thai, những người bị mắc bệnh đái đường hoặc những người sử dụng kháng sinh lâu dài, cũng có khi bệnh này có liên quan với bệnh "nấm ở chân". Đặc biệt là đối với bé gái và người già, do lượng nội tiết tố oestrogen tiết ra ít nên sức đề kháng của âm đạo kém, rất dễ bị viêm chứng bệnh này. Triệu chứng chủ yếu của căn bệnh này là bạch đới ra nhiều, ra giống như bã đậu, có màu trắng sữa, âm hộ hoặc âm đạo rất ngứa, có lúc cảm thấy nóng rát, đi đái liên tục, đi đái cảm thấy buốt, khi giao hợp thì bị đau...

Bệnh viêm âm đạo thể nấm làm cho âm đạo ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ và công tác, vì thế phải tích cực đề phòng. Trước hết, với người trong gia đình, phải dùng riêng chậu, riêng khăn. Chậu, khăn rửa chân, lau chân của mình cũng phải dùng riêng ra với chậu, khăn để rửa, lau âm hộ phải thường xuyên khử trùng bằng nước sôi, phải thường xuyên thay giặt quần lót. Ngoài ra phải tắm theo kiểu múc nước dội, ngồi hố xí xổm, cách ly hẳn với các nguồn truyền bệnh. Những người mắc bệnh đái đường phải luôn luôn rửa sạch âm hộ, giữ âm hộ sạch sẽ. Điều trị chủ yếu bằng canxi bicar - bonat loại 4% và dung dịch per manganat kali 1:5000, dùng thuốc này để rửa âm đạo, ở âm hộ thì bôi loại thuốc chống nấm, trong âm đạo thì đặt thuốc viên chống khuẩn hoặc chống nấm hoặc dùng bài thuốc Đông y gồm các vị sà sàng tử 30 gam, hoàng bá 15 gam, sâm (khổ sẩm) 15 gam, phèn khô 15 gam, hoắc hương 15 gam, đại hoàng 15 gam, đem đun kỹ, lấy nước xông rửa âm hộ, mỗi ngày 1 lần. Phải hết sức kiên trì khi dùng thuốc, không được vừa thấy bệnh đõ đã ngừng chữa ngay, bởi loại bệnh này có thể lây qua đường ình dục nên trong thời gian chữa bệnh tốt nhất không được giao hợp hoặc cả hai vợ chồng cùng chữa bệnh, để bệnh khỏi triệt để.

107. Viêm âm đạo thể trùng roi được phát sinh như thế nào? Phòng chữa ra sao?

Viêm âm đạo thể trùng roi là một loại bệnh viêm âm đạo thường gặp do loại trùng roi có lông gây nên. Phương thức của bệnh này gồm:

- Một là lây trực tiếp qua việc cọ xát, tức là trong bộ máy sinh dục nam (trong đường tiết niệu) có trùng roi sống ký sinh nên khi giao hợp thì truyền cho phía nữ.

- Hai là tắm chung trong bể tắm công cộng, dùng chung khăn tắm, chậu rửa, hố xí bệt đã bị nhiễm bẩn, đều có thể bị lây gián tiếp mà sinh ra mắc bệnh. Sau khi bị bệnh, thành âm đạo bị xung huyết, các chất tiết ra trong âm đạo nhiều lên nên bạc đới ra nhiều, có màu vàng nhạt, có lúc giống như màu mủ xanh vàng, đặc điểm của nó là thường có bọt ra theo có mùi thối, lúc nặng có thể ra lẫn máu. Loại bạch đới này chảy ra âm hộ, gây cảm giác bỏng rát hoặc ngứa ngáy như có dòi bọ ở âm hộ và âm đạo hoặc cảm thấy đau đớn. Khi trùng roi xâm nhập vào đến niệu đạo, tuyến bàng quang niệu đạo thì sẽ đi đái liên tục, bị chứng niệu cấp. Khi cả bàng quang cũng bị viêm thì sẽ bị đi đái buốt. Nếu đến bệnh viện khám bệnh, có thể tìm thấy trùng roi âm đạo trong các chất tiết ra từ âm đạo.

Bệnh viêm âm đạo thể trùng roi hơi khó chữa vì thế phải tích cực phòng chống, chữa bệnh triệt để. Phương pháp phòng chống là phải tắm theo kiểu múc nước dội hoặc tắm vòi hoa sen, dùng hố xí xổm, không dùng chung khăn tắm, chậu rửa, khăn lau chân v.v...Khăn tắm, chậu rửa của bản thân mình phải thường xuyên phải được khử trùng bằng nước sôi (ngâm khoảng 20 phút). Ngoài ra, cũng có một số người tuy có trùng roi, nhưng lại không bị bệnh cho nên phải cách ly hẳn với những nguồn có khả năng gây bệnh, phải làm tốt công tác kiểm tra thường xuyên, kịp thời tìm ra những người có loại khuẩn này, để sớm điều trị. Việc chữa trị căn bệnh này, thường dùng thuốc uống để diệt khuẩn hoặc cũg có thể đặt thuốc vào trong âm đạo, có thể dùng dung dịch Acid acetic loại 0,5% để rửa. Và sau khi hành kinh xong,có thể đặt thuốc vào trong âm đạo, mỗi chu trình điều trị là 10 ngày.Cũng có thể dùng bài thuốc Đông y gồm sà sàng tử 30 gam, khổ sâm 15 gam, phèn khô 15 gam, bách bộ 15 gam, hoàng bá 15 gam, bạc hà 15 gam cho vào sắc lấy nước xông rửa âm hộ, mỗi ngày 1 lần, 10 ngày là một chu trình điều trị. Khi bệnh đã đỡ nhiều, phải đi kiểm tra lại, dù kết quả kiểm tra là am tính, cũng vẫn phải kiên trì điều trị tiếp 3 vòng kinh nữa, để bệnh khỏi hẳn.

108. Viêm cổ tử cung là thế nào?

Viêm cổ tử cung là một trong những loại bệnh thường gặp của các loại bệnh phụ khoa của phụ nữ, được chia ra thành hai loại là viêm cấp và viêm mãn tính. Phần lớn những người bị viem cổ tử cung cấp đều là những người do bị rách, bị tổn thương cổ tử cung sau khi đẻ hoặc sau khi tổn thương tử cung sau khi sảy thai, khiến vi khuẩn xâm nhập vào mà gây ra, biểu hiện là cổ tử cung bị xung huyết từng chỗ, bị sưng mọng, lớp biểu mô bong ra; người bị nặng thì cổ tử cung có thể bị loét, bị hoại tử, chảy ra khá nhiều loại bạch đới có mủ, bụng dưới căng lên, nhưng do cảm giác ở cổ tử cung chậm nên khó phát triển, thường bệnh hay chuyển sang mạn tính. Viêm cổ tử cung mạn là căn bệnh do bệnh viêm cổ tử cung cấp chuyển sang, cũng có trường hợp do sử dụng các loại thuốc có tính kiềm, tính acid lâu dài hoặc do nội tiết khác thường, tiết ra trong âm đạo nhiều chất có tính bệnh lý làm mềm cổ tử cung, làm lớp biểu mô cổ tử cung bị ngâm trong các chất nhầy, rồi bị bong ra, khiến vi khuẩn có thể xâm nhập vào mà gây nên bệnh.

Trong số những phụ nữ đã sinh bình thường, cứ khoảng 8-9 người trong số 10 người bị viêm cổ tử cung có mức độ do viêm nhiễm khác nhau. Biểu hiện của viêm cổ tử cung mạn là cổ tử cung bị loét trợt, cổ tử cung sưng to, cổ tử cung có u thịt thừa và có bọng nước ở thân tuyến cổ tử cung. Trong đó, chứng loét trợt cổ tử cung là chứng bệnh hay bị nhất. Triệu chứng chính của bệnh viêm cổ tử cung mạn là bạch đới ra nhiều, trong bạch đới có chất nhầy màu trắng hoặc có mủ vàng nhạt. Khi có kèm theo u thịt thừa thì sẽ ra bạch đới lẫn máu hoặc ra máu sau khi giao hợp. Khi chứng viêm ăn dọc dây chằng đáy tử cung lan đến khoang chậu, có thể làm vùng thắt lưng xương cụt bị đau, khiến khoang chậu đau quặn và gây đau buốt khi giao hợp. Cũng có người còn bị đi giải liên tục và bị chứng niệu cấp.

109. Thế nào là bệnh loét trợt cổ tử cung?

Loét cổ tử cung là một loại bệnh của viêm cổ tử cung, là căn bệnh do bề mặt cổ tử cung bị viêm đã tiết ra khá nhiều mủ, dung dịch mủ này làm lớp biểu mô của cổ tử cung mềm nhũn ra, chết đi rồi bong ra từng mảng, bề mặt cổ tử cung sau đó lại mọc lên một lớp biểu mô mới, nhưng do lớp biểu mô mới này khá mỏng và trong suốt, làm nổi rõ mạch máu và các tổ chức ở trong, nhìn giống như một vật bị thối rữa, bóng đỏ, cho nên gọi là bệnh loét trợt cổ tử cung. Bệnh loét trợt cổ tử cung thường phân ra làm 3 mức, nếu diện tích bị loét nhỏ hơn 1/3 diện tích cổ tử cung, thì gọi là loét nhẹ; nếu diện tích bị loét chiếm 1/2 diện tích cổ tử cung thì gọi là loét vừa (tức loét trung bình); nếu diện tích bị loét vượt quá 1/2 diện tích cổ tử cung thì gọi là loét nặng.

110. Phòng chống bệnh viêm loét cổ tử cung như thế nào?

Để phòng chữa bệnh viêm loét cổ tử cung được tốt phải hết sức chú ý giữ vệ sinh nửa cơ thể dưới. Mỗi tối đều phải rửa sạch cửa mình, giữ sạch sẽ bộ phận hội âm, thường xuyên thay giặt quần lót. Chú ý giữ vệ sinh trong thời kỳ kinh nguyệt và khi sinh hoạt tình dục. Xin chớ tự phá thai, nạo thai. Khi sinh đẻ, cố gắng tránh không để rách cổ tử cung. Nếu phát hiện thấy cổ tử cung bị rách thật sự, phải nhanh chóng khâu lại ngay. Khi kiểm tra lại cơ thể sau khi đẻ, càng phải chú ý xem cổ tử cung đã bình phục hay chưa. Nếu phát hiện thấy cổ tử cung bị viêm, phải chữa ngay. Kịp thời chữa khỏi chứng viêm đường âm đạo cũng là một mắt xích quan trọng để phòng tránh chứng viêm cổ tử cung.

Nếu không kịp thời, tích cực chữa trị chứng viêm cổ tử cung, không những có thể bị chuyển sang viêm mạn tính mà lớp mủ đặc dính do cổ tử cung tiết ra còn ngăn không cho tinh trùng đi qua, khiến người mẹ không thụ thai được, vì thế phải rất tích cực chữa trị. Khi chữa bệnh, phải đặt loại thuốc kháng sinh đặc trị vào chính chỗ bị viêm và uống cả kháng sinh dùng cho toàn thân, đồng thời phải tạm ngứng sinh hoạt tình dục. Có rất nhiều phương pháp chữa bệnh viêm cổ tử cung mạn. Có thể bôi các loại thuốc như Nitrat bạc 25 - 50%, Permanganat ka-li loại 40% hoặc kết tinh acid crôm nguyên chất vào chỗ loét, kết quả điều trị khá tốt. Các phương pháp chữa trị khác như đốt điện, là điện, phẫu thuật lạnh, chiếu laser, cắt bỏ,v.v...đều có thể áp dụng được. Phương pháp đốt điện va là điện là phương pháp dùng dòng điện cực nóng đốt vào lớp biểu mô bị viêm, để giúp cho lớp da non mọc tốt hơn. Phương pháp phẫu thuật lạnh là phương pháp lợi dụng dung dịch ni-tơ đặc, chế tạo ra luồng nhiệt độ thấp từ 600 đến 1900, phun luồng nhiệt độ thấp đó vào chỗ bị loét, làm ngưng mạch máu ở chỗ bị viêm, khiến tổ chức bị viêm đông cứng lại, bị chết mà bong ra. Phương pháp chiếu tia laser là phương pháp dùng chùm tia laser phá hoại thân tuyết, lớp biểu mô của ổ bệnh. Đối với những người phải làm các phẫu thuật trên, chỉ cho phép tiến hành phẫu thuật sau khi họ đã sạch kinh được 3 ngày. Phương pháp phẫu thuật khoét chóp là phương pháp cắt bỏ lớp biểu mô bị viêm theo hình chóp. Hiệu quả của phương pháp này rất đảm bảo. Còn về việc áp dụng cách chữa trị nào cho thật thích hợp với từng người, đều phải do bác sĩ khám xét, tùy theo tình hình bệnh trạng cụ thể của mỗi cá nhân mà xác định lựa chọn cho phù hợp. Đối với bệnh loét trợt cổ tử cung, để phân biẹt và loại trừ bệnh ung thư cổ tử cung, trước tiên phải làm sinh thiết cổ tử cung.

111. Thế nào là ung thư cổ tử cung? Ung thư cổ tử cung có những biểu hiện lâm sàng nào?

Ung thư cổ tử cung là khối u thường thấy ở phụ nữ, hay phát bệnh nhiều nhất ở độ tuổi 35 - 55 tuổi. Hiện vẫn chưa khẳng định được nguyên nhân gây nên ung thư cổ tử cung xuất phát từ đâu. Căn cứ vào một số tài liệu lâm sàng, có thể liên quan đến một số nhân tố khác sau:

1) Tảo hôn: Rất nhiều tài liệu thống kê đã chứng minh rằng, tuyệt đại đa số những người bị ung thư cổ tử cung đều là những phụ nữ đã lập gia đình, trong đó tỉ lệ phát bệnh ở những phụ nữ do tảo hôn, đẻ sớm, đẻ nhiều và đẻ quá dày lại khá cao. Điều này có thể có liên quan nhiều đến việc sinh hoạt tình dục quá nhiều cổ tử cung và những lần bị viêm nhiễm cổ tử cung ở những người đẻ sớm.

2) Rách cổ tử cung và loét trợt cổ tử cung: Việc cổ tử cung bị rách, bị nứt, nhất là những vết nặng, thường hay kèm theo viêm nhiễm, làm lớp biểu mô của cổ tử cung tăng sinh, thậm chí hình thành u thịt thừa mà chuyển thành ung thư.

3) Ảnh hưởng của việc đầu bao cao su bẩn: Đầu bao cao su bẩn cũng có tác động nhất định đối với việc phát bệnh ung thư: tỷ lệ phát bệnh ung thư ở những phụ nữ có chồng sử dụng bao cao su quá dài, đầu bao cao su bẩn là khá cao.

4) Do nhiễm virus: Người ta đã tìm thấy virus trong ung thư cổ tử cung của một số người, chứng tỏ khả năng gây bệnh ung thư cổ tử cung có liên quan tới virus.

5) Các nguyên nhân khác: Thần kinh căng thẳng, u uất làm ảnh hưởng tới một số quá trình trao đổi chất nào đó mà biến thành ung thư. Việc không chú ý giữ gìn vệ sinh khi sinh hoạt tình dục, chẳng hạn như giao hợp khi đang hành kinh, sinh hoạt tình dục quá sớm sau khi đẻ, đều là những nhân tố có liên quan nhất định gây nên bệnh ung thư.

Những người mắc bệnh ung thư cổ tử cung phần lớn đều không cảm thấy có triệu chứng gì trong giai đoạn đầu. Khi kiểm tra sức khỏe chung cho mọi người, quá nửa số người này mới được phát hiện. Thường hay thấy bạch đới ra nhiều, nhất là sau khi đã hết kinh. Vì vậy nếu thấy bạch đới ra nhiều lên, phải hết sức cảnh giác, định kỳ khám và làm xét nghiệm sinh thiết cổ tử cung. Trong giai đoạn đầu mới bị bệnh, bạch đới (tức khí hư) trông giống như bạch đới bình thường, không có gì khác biệt. Nhưng cùng với sự phát triển của bệnh, bạch đới ra càng ngày càng nhiều, trông giống như nước vo gạo, có lúc còn lẫn ít máu. Nếu các tổ chức ung thư bị hoại tử thì bạch đới có mùi thối khẳn.

Song song với việc bạch đới ra càng ngày càng nhiều, triệu chứng đầu tiên của bệnh này là âm đạo ra máu, lúc đầu thường ra máu khi có sự tiếp xúc với âm đạo (ví dụ: vợ chồng sinh hoạt tình dục với nhau, táo bón phải rặn, khám phụ khoa...) lượng máu ra khá ít, thời gian cách quãng khá lâu. Khi bệnh tiến triển hơn, máu lại ra tiếp, số lần ra máu tăng lên, có trường hợp vì thế mà thành thiếu máu mạn tính. Đến giai đoạn cuối, máu ra nhiều hơn, có lúc còn làm cho bị hôn mê và bị sốc choáng.

Ở những bệnh nhân bị ung thư ở giai đoạn cuối, do khối u to lên ăn vào đến thành xương chậu và gần vào dây thần kinh, thường bị cơn đau liên tục ở vùng xương ống và xương cùng. Nếu khối u đè vào mạch máu của khung chậu, máu về không lưu thông được, sẽ làm cho chi dưới bị phù và đau đớn. Nếu khối u đè vào ống dẫn nước tiểu, sẽ làm cho bể thận hoặc ống dẫn nước tiểu tích nước tiểu lại, ống dẫn nước tiểu bị co giật, có thể gây ra những cơn đau bụng bị co giật ghê gớm.

Do tế bào ung thư ăn lan ra các nơi nên còn gây ra nhiều triệu chứng khác nhau như: đi tiểu tiện liên tục, niệu cấp, đau quặn trực tràng... Do bị đau đớn và ra máu lâu dài, những bệnh nhân ung thư ở giai đoạn cuối thường gày tọp, đuối sức, ăn uống sút kém, đó chính là "cái chất của bệnh ác tính".

112. Phòng chữa bệnh ung thư cổ tử cung như thế nào?

Việc không lập gia đình sớm, khi sinh đẻ có kế hoạch, tránh để rách cổ tử cung và bị loét trợt, chú ý giữ vệ sinh tình dục... đều là những biện pháp có ý nghĩa tích cực đối với việc phòng tránh bệnh ung thư cổ tử cung. Không những thời gian ủ bệnh của căn bệnh này khá dài mà quá trình tiến triển của bệnh sau khi đã hình thành tế bào ung thư cũng diễn ra chậm chạp. Nếu sớm phát hiện, kịp thời đều có thể chữa khỏi. Cho nên những phụ nữ từ 30 tuổi trở lên, phải thường xuyên kiểm tra theo định kỳ và quan trọng nhất là phải xét nghiệm sinh thiết tế bào cổ tử cung.

Các phương pháp chữa bệnh ung thư cổ tử cung gồm: điều trị bằng tia phóng xạ, phẫu thuật cắt bỏ, điều trị bằng chất hóa học và bằng thuốc Đông y... Việc chữa bệnh bằng thuốc gì, cách gì, phải do bác sĩ sau khi khám xét, chẩn đoán rồi mới xác định. Nếu cổ tử cung và âm đạo của bệnh nhân chưa bị nặng bị teo tóp, bị hẹp, sự tiến triển của khối u tử cung vẫn giới hạn khoang chậu thì có thể điều trị bằng phóng xạ. Khi ung thư mới ở giai đoạn đầu, ung thư chưa bị di căn và ung thư cổ tử cung độ I thì có thể làm phẫu thuật bóc tách. Việc điều trị bằng chất hóa học, có thể áp dụng cho ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối hoặc kết hợp phẫu thuật và chiếu tia phóng xạ nhưng cách chữa này hiện vẫn còn đang thăm dò. Việc chữa ung thư bằng thuốc Đông y, đang có hiệu quả nhất định đối với điều trị ung thư ở giai đoạn cuối và điều trị các phản ứng xuất hiện sau khi đã phẫu thuật đã chiếu tia phóng xạ, đã điều trị hóa chất đối với các tế bào ung thư.

113. U xơ tử cung là căn bệnh gì?

U xơ tử cung là căn bệnh ung thư lành tính thường có trong bộ máy sinh dục nữ. Căn bệnh này ít thấy ở các cô gái đang tuổi dậy thì, phần lớn thường phát bệnh trong độ tuổi từ 30 - 50 tuổi. Đến nay người ta vẫn chưa rõ nguyên nhân gây bệnh, cũng có thể liên quan tới việc chất nội tiết tố oestrogen có quá nhiều và kích thích lâu dài trong cơ thể. Do vị trí u xơ tử cung nằm ở nhiều chỗ khác nhau nên có thể chia thành u dưới màng nhầy, u giữa thành cơ, u dưới màng dịch. Biểu hiện lâm sàng của u xơ tử cung thể hiện ở mấy phương diện sau:

1) Chảy máu tử cung: Chảy máu tử cung là triệu chứng hay gặp nhất của u xơ tử cung, biểu hiện là hành kinh ra quá nhiều, kỳ kinh kéo dài chu kỳ rối loạn, thường hay thấy nhất ở u xơ dưới màng nhầy và u xơ giữa thành cơ.

2) Nổi u cục ở bụng: U xơ dưới màng dịch thường không có triệu chứng gì rõ rệt. Khi u xơ lớn nhanh, có thể sờ thấy u cục ở bụng dưới nhất là vào lúc sáng sớm hay sẩm tối. Khi vị trí tử cung được đẩy lên, càng thấy rõ khối u.

3) Bạch đới ra nhiều: Do thân tuyến niêm mạc tử cung tiết ra nhiều chất nội tiết, khiến bạch đới tăng lên hoặc khi u xơ dưới màng nhầy bong ra khỏi của tử cung hoặc cửa âm đạo, do bề mặt bị loét, bị hoại tử, đã tiết ra một lượng lớn bạch đới có máu hoặc có mủ.

4) Có triệu chứng đè vào các tổ chức: Khi u xơ tử cung to lên, đè vào bàng quang có thể làm cho đi tiểu liên tục, bí đái, thậm chí sỏi thận. Nếu khối u đè vào trực tràng, có thể gây táo bón; nếu đè vào ống dẫn nước tiểu có thể làm cho bể thận, ống dẫn nước tiểu tích nước lại; đè vào dây thần kinh và tĩnh mạch trong và tĩnh mạch ngoài của xương cánh chậu, khiến máu về tĩnh mạch không thông, gây phù chi dưới.

5) Không có con được: Do u xơ ngăn cản trứng thụ tinh làm tổ trong dạ con hoặc làm ảnh hưởng đến tinh trùng, đến sự di chuyển của trứng đã thụ tinh, khiến 25 - 35% số người mắc bệnh không thụ thai được.

6) Các triệu chứng về hệ thống tuần hoàn: Do kinh nguyệt ra nhiều trong thời gian dài, thường dẫn đến bệnh thiếu máu, gây choáng, tim hồi hộp, đuối sức...

114. Nên làm thế nào khi phát hiện thấy u xơ tử cung?

U xơ tử cung là một loại u lành tính, chỉ bị biến chứng sang ác tính khoảng 1 -5%. Có người sau khi tắt kinh, u xơ thường teo đi, do đó không nên quá lo lắng căng thẳng khi thấy mình bị u xơ. Sau khi qua khám xét hội chuẩn, khối u, triệu chứng lâm sàng để xét xem liệu có cần duy trì chức năng sinh đẻ nữa hay không và căn cứ vào tình hình u xơ phát triển cùng các triệu chứng kèm theo để xác định biện pháp điều trị. Những người bị u xơ nếu gần đến độ tắt kinh hoặc các triệu chứng đã giảm đi sau khi tắt kinh hoặc nếu tuổi còn trẻ đã bị u xơ mà không thấy có bệnh trạng gì hoặc u xơ còn nhỏ không to hơn bào thai 3 tháng, không có gì đặc biệt hoặc tuy lượng máu kinh ra nhiều nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe, hơn nữa lại mắc bệnh có tính toàn thân, không phù hợp với phẫu thuật thì có thể điều trị bằng thuốc hoặc chiếu tia phóng xạ. Có thể uống Methyl testosteron. Có thể sử dụng các loại thuốc co tử cung và thuốc cầm máu như thuốc thúc đẻ nhanh và an lạc huyết, viêm cầm máu nhạy...

Dùng thuốc Đông y viên như quế chi, phục linh hoặc viên hoạt huyết hóa ứ hoặc viên làm tan u cục (âm Hán Việt là: nhuyễn kiện tán kết dược), cũng có tác dụng hoặc chữa trị nhất định. Đối với những bệnh nhân tuổi đã quá cao, sức khỏe không tốt hoặc bị kèm thêm các bệnh tim, thận không thể phẫu thuật được thì có thể xem xét điều trị bằng tia phóng xạ như chiếu phóng xạ ỏ bên ngoài cơ thể hoặc chiếu tia ra-di-um vào trong tử cung. Nếu kinh nguyệt ra quá nhiều, âm đạo ra máu thất thường, đã qua điều trị bằng thuốc mà không có hiệu quả, khối u sưng to kèm theo các triệu chứng đau đớn và bị chèn ép, u lớn hơn thai 3 tháng, lớn với tốc độ nhanh hoặc nghi ngờ có thể bị biến chứng thành u ác tính thì phải xem xét cẩn thận khi quyết định cắt bỏ tử cung. Có một số bệnh nhân trẻ, chỉ bị một u, lại muốn vẫn đảm bảo được khả năng sinh đẻ thì có thể làm phẫu thuật nạo bỏ khối u.

115. Thế nào là chứng mọc niêm mạc tử cung hay không đúng chỗ? Thường có những triệu chứng gì?

Các tổ chức dạng niêm mạc tử cung mọc ở trong các bộ phận và các tổ chức nằm ngoài khoang tử cung, các tổ chức dạng niêm mạc tử cung mọc không đúng chỗ này cũng giống như niêm mạc tử cung bình thường, đều chịu sự kích thích của các nội tiết tố tiết ra từ buồng trứng, cũng tăng sinh tiết ra các chất chảy máu theo chu kỳ, từ đó gây nên hàng loạt về bệnh lý và triệu chứng lâm sàng được gọi là chứng mọc viêm niêm mạc tủ cung không đúng chỗ. Triệu chứng thường thấy của căn bệnh mọc niêm mạc tử cung không đúng chỗ gồm:

1) Đau bụng dưới theo chu kỳ: Chứng này có quan hệ mật thiết tới kinh nguyệt. Ban đầu, bụng luôn luôn chướng đầy và đau khi đến kỳ kinh và thường đau kéo dài đến khi sạch kinh. Sau đó, lượng máu tiết ra ở chỗ mọc niêm mạc không đúng chỗ ngày càng nhiều lên, khiến bụng đau dữ dội hơn. Báo chí nước ngoài cho biết: tỷ lệ thống kinh do niêm mạc tử cung mọc không đúng chỗ gây ra chiếm khoảng 50%. Nếu các tổ chức dạng niêm mạc này mọc ở vùng dây chằng xương hông, xương cùng nó còn làm đau mỏi thắt lưng, xương hông rồi truyễn xuống hậu môn và làm người ta bị đau khi giao hợp.

2) Kinh nguyệt ra nhiều: Nếu các tổ chức dạng niêm mạc này mọc ăn sâu vào trong cổ tử cung, nó có thể làm cho tử cung to ra, gây ảnh hưởng lớn đến chức năng co bóp của tử cung khiến máu ra nhiều hơn, cũng có thể do các tổ chức dạng niêm mạc này mọc ở buồng trứng tạo thành các bọc nang, phá hoại kết cấu tổ chức của buồng trứng, làm ảnh hưởng đến chức năng của buồng trứng, khiến máu ra nhiều hơn cũng có trường hợp do máu ứ xung huyết trong khoang chậu, khiến kinh nguyệt ra quá nhiều máu.

3) Không thụ thai được: tỷ lệ không thụ thai được do chứng niêm mạctử cung mọc không đúng chỗ gây ra cũng rất cao. Có tài liệu của nước ngoài cho biết, có khoảng nửa số bệnh nhân mắc chứng niêm mạc tử cung mọc không đúng chỗ, đồng thời cũng là những người không có con. Điều này là do khi các tổ chức dạng niêm mạc tử cung này mọc ở khoang chậu chảy máu theo chu kỳ, tạo thành chỗ sưng chảy máu bên trong, sau đó thì xơ hóa, dính liền với các tổ chức xung quanh, làm ống dẫn trứng bị bít chặt không thông được hoặc do buồng trứng bị lấn mất chức năng mà không điều hóa được, đều dẫn đến tình trạng không thụ thai được.

116. Chữa bệnh niêm mạc tử cung mọc không đúng chỗ như thế nào?

Có hai cách chữa bệnh niêm mạc tử cung mọc không đúng chỗ là uống thuốc và phẫu thuật.

1) Về việc điều trị bằng thuốc

Do các tổ chức dạng niêm mạc mọc lung tung cũng cùng chịu sự chi phối, tác động của các nội tiết tố oestrogen và progesteron, tạo ra sự tăng sinh, tiết dịch, bong ra theo chu kỳ, nhưng lại không thể thải ra ngoài được, nên dẫn đến một loạt thay đổi bệnh lý và triệu chứng lâm sàng. Vì vậy, dùng nội tiết tố giống đực và nội tiết tố progesteron đối kháng với nội tiết tố oestrogen đã trở thành phương thuốc chính chữa chứng niêm mạc tử cung mọc không đúng chỗ hiện nay. Những loại thuốc này phải do bác sĩ chỉ đạo sử dụng. Đông y có phương thuốc hoạt huyết khứ ứ khá hiệu nghiệm. Những phụ nữ bị mắc chứng niêm mạc tử cung mọc không đúng chỗ nếu có thể thụ thai được một lần thì triệu chứng này có thể biến mất trong thời gian có thai và sau khi đẻ nhưng đây chẳng qua là sự trì hoãn tạm thời. Thường vẫn có thể tái phát lại bệnh cũ sau một thời gian tương đối dài.

2) Về việc chữa trị bằng phẫu thuật

Nếu chữa bằng thuốc không có hiệu quả, triệu chứng bệnh lý nặng hơn, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, công tác và học tập hoặc có chỗ bị biến chứng hoặc buồng trứng bị sưng mọng v.v... thì nên nghiên cứu xem xét dùng phẫu thuật cắt bỏ. Nếu có trường hợp do bệnh biến chứng trong một thời gian dài, bệnh tình lại phát triển nặng hơn, khiến các tổ chức trong khoang chậu dính chặt lại với nhau, không thể dùng phẫu thuật cắt bỏ hoặc do thể chất suy yếu hoặc còn mắc thêm các bệnh khác mà không thể phẫu thuật được, vẫn có thể chiếu tia X quang hoặc chiếu tia cô-ban vào buồng trứng, phá hủy chức năng buồng trứng, làm cho tuyệt kinh, hạn chế được căn bệnh.

117. Tử cung bị di lệch ra đằng sau hoặc ngả quá về phía trước thường có những biểu hiện gì? Chữa như thế nào?

Tử cung nằm ở giữa khoang chậu. Khi đứng thẳng tử cung chếch lên về phía trước, âm đạo chếch xuống phía dưới, cả hai tạo thành một góc vuông còn thân tử cung hợp với cổ tử cung tạo thành một góc tù 170 độ. Vị trí của tử cung là do cơ của đáy chậu, màng gân và dây chằng mang giữ, nhưng hay bị thay đổi do tử thế, cơ thể thay đổi và do sự biến đổi của các khí quan xung quanh. Trường hợp tử cung bị lệch khỏi vị trí hay gặp nhất là tử cung bị lệch về phía sau, trong đó lại chia ra thành tử cung bị ngả ra sau và tử cung bị gập ra sau. Nếu quan hệ giữa thân tử cung và cổ tử cung không có gì thay đổi, toàn bộ tử cung bị lệch ra xa nhau, khiến thân tử cung tạo thành một góc tù lớn hơn 90 độ với âm đạo thì là tử cung bị ngả ra phía sau. Nếu góc giữa thân tử cung và cổ tử cung bị lật ra phía sau thì là tử cung bị gập ra sau. Khi tử cung bị gập ra sau, thường có thể do khoang chậu xung huyết khiến các chất nội tiết từ thân tuyến cổ tử cung được tiết ra nhiều hơn, lượng bạch đới (tức khí hư) ra nhiều, lượng máu kinh nguyệt cũng tăng lên, nếu lượng máu này không thoát được ra ngoài một cách dễ dàng thì có thể gây nên thống kinh. Nếu tử cung bị di lệch ra sau làm cho buồng trứng sa xuống đến lỗ trực tràng tử cung thì có thể gây đau lưng hoặc đau quặn hậu môn, nếu nặng thì buồng trứng bị chạm mỗi khi sinh hoạt tình dục. Còn một trường hợp nữa là tử cung quá gập về phía trước. Điều đó có nghĩa là: thân tử cung và cổ tử cung nối với nhau thành một góc nhỏ hơn 90 độ, trường hợp này có nghĩa là tử cung quá sa về phía trước. Việc tử cung quá sa về phía trước, phần lớn là do sự biến chứng của các bệnh bẩm sinh gây nên. Do cửa cổ tử cung chọc vào thành âm đạo nên thường gây ra thống kinh, thậm chí còn dẫn đến không có con.

Khi tử cung bị lệch ra khỏi vị trí, nếu không có triệu chứng gì, thì không cần xử lý. Nếu có triệu chứng bệnh tật thì có thể chữa trị theo mấy phương pháp sau:

1) Chữa tử cung bị lệch về phía sau: Trước tiên áp dụng biện pháp nằm úp sấp, rèn luyện mỗi ngày, tức là hàng ngày sau khi đã đi đại tiện, tiểu tiện xong thì nằm úp sấp xuống giường, hai tay ôm lấy đầu, áp sát ngực xuống giường, mông nhổm lên, tạo thành một góc vuông với đùi và chân, nằm ở tư thế như vậy khoảng 15-20 phút. Qua cách tập này, nếu tử cung bị lệch nhẹ về phía sau thì có thể dễ dàng trở lại đúng vị trí. Nếu lệch quá nhiều nên đến bệnh viện dùng thủ pháp kéo tử cung trở lại đúng vị trí, sau đó lại tập theo kiểu này, kiên trì tập luyện sẽ có hiệu quả. Nếu tử cung bị lệch quá nặng, đã nhiều lần dùng thủ pháp mà vẫn không trở lại đúng vị trí, ngày càng thể hiện rõ triệu chứng bệnh tật, hơn nữa lại không tìm ra được các nguyên nhân khác có thể gây ra những triệu chứng này thì phải nghiên cứu xem xét dùng phẫu thuật đưa tử cung về đúng vị trí.

2) Chữa chứng tử cung quá sa về phía trước: Khi tử cung quá sa về phía trước, trước tiên nên đến bệnh viện phẫu thuật mở rộng cổ tử cung, khi máu kinh nguyệt lưu thông thì khỏi bệnh thống kinh. Hơn nữa, do thay đổi được góc độ giữa thân tử cung với cổ tử cung nên dễ có thai. Nếu có thai, vị trí không bình thường này của tử cung có thể chữa khỏi.

118. Vì sao bị sa tử cung (tức sa dạ con)?

Tử cung được dây chằng và các tổ chức cơ của đáy chậu nâng đỡ, nằm giữa chậu hông, giữ cho thân tử cung kéo lên về phía trước, cổ tử cung chúc xuống dưới về phía trước theo đúng vị trí bình thường. Nếu khi sinh con, sau khi đường sản đạo mềm đi, bị tổn thương, hội âm (tức cơ tầng sinh môn) bị rách không được phục hồi chu đáo và không liền sẹo tốt, việc sinh đẻ lại quá nhiều, quá dày, khiến các tổ chức đáy chậu vẫn mang giữ dạ con bị dão hoặc bị rách. Sản phụ lại lao động nặng như gánh nước, ngồi xổm làm việc trong những ngày chưa đầy tháng hoặc trong mấy ngày đầy tháng và sau khi đẻ laị không hoạt động thích hợp hoặc nằm ngửa quá lâu khiến tử cung bị lệch ra đằng sau, hoặc cơ thể phụ nữ sau khi tắt kinh hoặc trong thời gian cho con bú bị suy yếu, các tổ chức đáy chậu bị dão nên việc màng giữ tử cung và âm đạo kém đi. Do dạ con bị lệch về phía sau, áp lực trong bụng ngày càng gia tăng trong một thời gian dài như bị ho mạn tính, bị táo bón đã thành thói quen và thường xuyên làm việc trong tư thế ngồi xổm, lúc bình thường do cơ thể không chịu tập thẻ dục, cơ thịt lỏng nhão v.v... đều dễ dàng làm sa dạ con.

Bệnh sa dạ con được chia thành 3 mức độ: Sa dạ con độ I là chỉ dạ con bị sa xuống cách âm đạo khoảng 4 cm, còn các triệu chứng khác thì không có biểu hiện rõ rệt. Sa dạ con độ II là chỉ cổ tử cung đã hoàn toàn lộ ra ngoài âm đạo, gây cảm giác đau quặn ở nửa dưới cơ thể, lưng mỏi bụng căng, bạch đới ra nhiều. Sa dạ con độ III là chỉ cổ tử cung và thân tử cung đã ra hẳn bên ngoài, do cổ tử cung rơi ra ngoài lâu dài nên thường xuyên bị cọ xát, rất dễ bị tổn thương viêm loét, bị chảy máu hoặc ra bạch đới có mủ và cảm thấy đi lại khó khăn, kinh nguyệt rối loạn, máu hành kinh ra quá nhiều hoặc âm đạo chảy máu bất thường, đồng thời bị các chứng nặng hơn như đi tiểu tiện liên tục, tiểu tiện không tự chủ được, tiểu tiện khó khăn.

119. Phòng chữa bệnh sa dạ con như thế nào?

Cần chú ý mấy điểm sau trong việc phòng chống bệnh sa dạ con. Đó là:

1. Trước tiên phải kết hôn đúng độ tuổi, sinh hoạt tình dục muộn.

2. Trong thời gian hành kinh, mang thai, phải tránh để mệt mỏi quá độ, không nên làm việc nặng và những công việc phải thường xuyên ngồi xổm, khom lưng.

3. Không được kéo dài thời gian cho con bú, thường chỉ cho trẻ bú từ 10-12 tháng là thích hợp nhất.

4. Sau khi đẻ, phải chú ý bồi bổ sức khỏe và giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn nhiều chất giàu dinh dưỡng như thịt, trứng, ăn nhiều hoa quả và rau tươi.

5. Hai, ba ngày sau khi đẻ nên đứng dậy đi lại, hoạt động thích hợp, tuyệt đối không được nằm lỳ trên giường, phải tập thể dục của người đẻ nhằm luyện cho các cơ đáy chậu hông có khả năng mang giữ chắc hơn, tuy vậy không nên làm lao động nặng trong 3 tháng đầu sau khi đẻ.

6. Luyện thành thói quen đi đại tiện vào một giờ nhất định, tích cực chữa khỏi các bệnh hay làm cho áp lực tong bụng gia tăng, chẳng hạn như: chẳng hạn như viêm phế quản mạn, táo bón đã thành thói quen...

Tích cực phòng chống, ta có thể tránh được bệnh sa dạ con. Nếu bị sa thì nên đến bệnh viện khám bệnh, để bác sĩ chữa trị. Các biện pháp chữa trị bệnh sa dạ con thường dùng gồm:

a) Rèn luyện thể dục: Tập nằm sấp chổng mông lên hoặc vận động hậu môn, là có thể tập được cơ hậu môn, có tác dụng đối với việc chữa bệnh sa dạ con ở mức độ nhẹ.

b) Dùng phương pháp Đông y: Có thể uống viên ích khí hoàn của Đông y theo liều lượng mỗi ngày uống từ 2-3 lần, mỗi lần 1 viên, nếu bị viêm loét, có thể uống thuốc viên hoặc thuốc nước long đờm tả can hoàn.

c) Châm cứu: Chủ yếu châm vào các huyệt nối với nhau thai, sẽ giúp bệnh chuyển mạnh ( người bệnh có cảm giác dạ con co lên), kết hợp với châm các huyệt Huyền chung, Tam âm giao, Túc tam lý...mỗi ngày châm một lần.

d) Nâng tử cung (tức dạ con) lên: Dưới sự hướng dẫn chỉ đạo của bác sĩ chọn lấy một dụng cụ nâng tử cung lên, buổi sáng sớm nhét vào, buổi tối lấy ra, kiểm tra định kỳ vào tháng thứ nhất, tháng thứ 3, tháng thứ 6, nếu thấy mức độ sa dạ con giảm đi thì đổi lấy dụng cụ nhỏ hơn.

e) Phẫu thuật: Đối với những người có dạ con bị sa ở độ II, độ III hoặc dùng các biện pháp phi phẫu thuật không có hiệu quả, tự cảm thấy bệnh không đỡ, lại không muốn sinh đẻ nữa thì có thể cắt bỏ.

120. Có phải tất cả các khối u buồng trứng đều là u lành tính không?

Khối u buồng trứng thường phát bệnh rất sớm. Mầm bệnh ẩn dấu trong xương chậu nên bản thân không cảm thấy gì, thường chỉ có thể phát hiện ra khi khám phụ khoa. Khi khối u to dần, bụng dưới cảm thấy trĩu xuống do trọng lượng u kéo xuống. Khi khối u đef lên các bộ phận khác, có thể có một số triệu chứng đi theo, chẳng hạn như khi khối u đè lên bàng quang, có thể cảm thấy đi tiểu tiện khó khăn, đi tiểu tiện liên tục, bị niệu cấp, nếu khối u đè lên trực tràng, sẽ làm cho đại tiện không thông, thậm chí bị táo bón; Nếu khối u đè lên dây thần kinh hông, sẽ gây nên mỏi thắt lưng và căng bụng.

Nếu khối u không ngừng tăng lên về phía trên, bạn có thể cảm thấy vòng eo to ra, bụng nhô rõ lên, khi khối u cứ lớn lên mãi thì có thể bụng to như người mang thai sắp đến tháng đẻ, hơn nữa do khối u đè vào dạ dày, ruột nên dễ gây ra hàng loạt hiện tượng rối loạn chức năng tiêu hóa, hoặc do cơ hoành cách bị đẩy lên cao, sẽ gây nên thở gấp.

Nếu khối u làm ảnh hưởng đến chức năng của buồng trứng, có thể làm cho kinh nguyệt thất thường. Có khối u buồng trứng có hình dáng giống như hoa quả có cuống, nếu chiếc cuống này bị xoắn lại máu trong khối u sẽ khó lưu thông, khiến ta cảm thấy đau bụng dưới.

Nếu cuốn khối u xoắn từ từ thì bụng đau nhẹ. Bụng có thể giảm đau khi cơ thể thay đổi tư thế. Cũng có khi cơ thể ở mãi một tư thế mà khối u bị xoắn trở lại vị trí bình thường, làm hết cơn đau. Nếu cuống khối u bị xoắn quá thì sẽ bị đau kịch liệt, bị nôn, bụng dưới hơi cứng, không chịu được khi ấn nhẹ, lúc này phải cấp tốc để đưa đến bệnh viện để cắt bỏ. Nếu không, khối u sẽ bị vỡ ra, chảy máu, bị sốc, gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng.

Nếu khối u thuộc loại ác tính, nhìn chung do khối u phát triển nhanh, tế bào ác tính lan nhanh, dễ rụng từ khối u xuống, di căn vào màng bụng (tức phúc mạc) và thành ruột và tiếp tục phát triển thành nhiều khối u nhỏ kích thước phúc mạc, khiến bụng mọng nước. Lúc này không những cơ thể hết sức suy yếu, bụng to như chiếc trống mà cơ thể gầy như que củi. Hơn nữa do tế bào khối u di căn ra toàn thân, khiến các khí quan ở xa cũng bị chuyển dịch.

122. Thế nào là viêm khoang chậu?

Khi bộ máy sinh dục nữ và các tổ chức đệm xung quanh nó, bao gồm tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng, và các tổ chức đệm khoang chậu phúc mạc khoang chậu...bị viêm thì gọi là viêm khoang chậu. Viêm khoang chậu là một trong những căn bệnh thường thấy ở phụ nữ. Chứng viêm này có thể chỉ bị ở một chỗ, cũng có thể đồng thời bị viêm ở mấy bộ phận.

Tùy theo căn bệnh phát nhanh hay chậm, người ta có thể chia ra thành hai loại gồm viêm khoang chậu cấp tính và viêm khoang chậu mạn tính. Biểu hiện của căn bệnh viêm khoang chậu cấp là đột ngột đau bụng dưới, đồng thời phát sốt, phát rét, âm đạo tiết ra nhiều khi hư giống như nước hoặc như mủ. Nếu khi bị viêm niêm mạc tử cung cấp còn kèm theo hiện tượng máu chảy dầm dề không dứt. Ngoài ra, còn hay cảm thấy mỏi lưng, bị đau khi đại tiểu tiện, hai bên bụng dưới bị đau tức, có lúc còn bị căng cơ thịt ở chỗ đau bụng. Khi bác sĩ khám phụ khoa ngoài một số đặc trưng vê bệnh lý mà bác sĩ kiểm tra thấy còn cảm thấy bị đau khi dùng tay sờ vào.

Nếu quá trình mắc bệnh kéo dài sau khi hết chứng viêm cấp, bệnh thường chuyển sang giai đoạn mạn tính. Triệu chứng chính của chứng viêm khoang chậu mãn là bụng dưới đau âm ỉ, lưng mỏi, khí hư ra nhiều, kinh nguyệt thất thường...Đồng thời còn phát sinh ra một loạt triệu chứng như thấp nhiệt, không muốn ăn, thần kinh sa sút. Do bị viêm nên chức năng của buồng trứng bị ảnh hưởng hoặc miệng ống dẫn trứng bị dính liền lại, khiến người phụ nữ không thụ thai được.

Cũng có căn bệnh vừa mới phát sinh đã là chứng viêm khoang chậu mạn, phần lớn là do các bộ phận khác trong cơ thể bị lao, vi khuẩn lao theo máu di truyền đến bộ máy sinh dục mà gây ra chứng viêm khoang chậu mạn. Chứng viêm khoang chậu thể như lao thường hay phát bệnh ở ống dẫn trứng trước, sau đó lan đến tử cung và cổ tử cung.

123. Phòng chữa bệnh viêm khoang chậu như thế nào?

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm khoang chậu phần lớn là do bị nhiễm vi khuẩn mà có. Hơn nữa, do lúc bình thường không chú ý giữ gìn vệ sinh âm đạo sạch sẽ, khiến vi khuẩn ở cửa âm đạo xâm nhập vào sâu bên trong; hoặc do không khử trùng tốt dụng cụ phẫu thuật khoa sản, sau khi mổ đẻ lại không được chăm sóc đầy đủ, vi khuẩn trực tiếp xâm nhập vào trong bộ máy sinh dục; hoặc do sức đề kháng của cơ thể kém đi sau khi hành kinh, sau khi sảy thai hoặc sau khi đẻ, tạo điều kiện cho vi khuẩn bắt đầu hoạt động đều là những nguyên nhân chủ chốt gây nên căn bệnh viêm khoang chậu.

Vì thế, lúc bình thường cần chú ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ âm hộ. Khi rửa hậu môn nên dùng ngón tay cọ từ đằng trước ra đằng sau. Nếu bị bệnh trĩ, sau khi đi đại tiện xong, tốt nhất nên xối nước rửa âm hộ và hậu môn, đó là các đề phòng tốt nhất chống vi khuẩn nhiễm vào trong.

Phải thường xuyên thay băng vệ sinh khi hành kinh, nếu lót bằng xô màn thì phải giặt sạch sẽ phơi khô chỗ có nắng gió, phải chú ý giữ vệ sinh khi hành kinh, nhất là tránh sinh hoạt tình dục khi đang hành kinh. Nếu kinh nguyệt ra trước ngày hoặc kinh nguyệt ra thất thường không biết hành kinh vào ngày nào mà lại muốn sinh hoạt tình dục thì phải uống thuốc kháng sinh liền trong 2-3 ngày liền, để chống viêm nhiễm.

Cần chú ý giữ gìn sau khi đẻ và sau khi sảy thai, hàng ngày phải rửa sạch âm hộ, khi tắm không được tắm trong bồn, cấm sinh hoạt tình dục trong một tháng. Ngoài ra, làm tốt công tác tránh thai, giảm tỷ lệ nạo hút thai nhân tạo và các dịch gây tổn thương trong khoang chậu, là hết sức quan trọng chống vi khuẩn xâm nhập vào, chống viêm khoang chậu.

Khi chữa trị bệnh viêm khoang chậu, cần phải chú ý nằm nghỉ trên giường, nằm ở tư thế nửa nằm nửa ngồi khi bị cấp tính để giúp cho khí hư trong âm đạo chảy ra ngoài. Phải bồi bổ thêm chất dinh dưỡng và uống nhiều nước, giữ cân bằng chất điện giải, để cho chứng viêm không bị lan rộng. Đối với những bệnh nhân bị sốt cao còn phải dùng khăn mặt thấm nước hoặc túi nước đá đặt chườm vào những chỗ có động mạch đang căng máu như đầu, nách, háng... để hạ thấp nhiệt độ.

Về thuốc thì có thể dùng các loại thuốc kháng sinh như Penicilin streptomycin... hoặc sắc thuốc Đông y uống gồm ngân hoa, liên kiều, địa đinh, cỏ bại tương, đan bì, xích thược, đương quy, xuyên khung... Cứ dùng thuốc điều trị cho đến khi bệnh khỏi hẳn được 2 tuần thì mới ngừng thuốc, để tránh bị chuyển sang viêm mạn tính.

Đối với chứng viêm mạn tính, khi kỳ kinh bắt đầu thì dùng liên tục từ 3-5 ngày các loại thuốc kháng sinh chống viêm nhiễm như viên chống viêm, viên hoàng liên (cũng có thể dùng thêm thuốc Đông y dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ gồm các vị thuốc như: kim ngân hoa, bồ công anh, hạ khô thảo, xích thược, hạt cải, bồ hoàng sống, ngũ linh chi, hương phụ, tam lăng, nga truật... thì hiệu quả hay hơn.

Nếu có điều kiện, có thể mời bác sĩ chạy lý liệu hoặc dùng liệu pháp thẩm thấu thuốc, ở nhà thì dùng túi cát vàng, muối to sao nóng chườm vào bụng dưới cũng đỡ được một phần. Nếu chữa tổng hợp các cách mà vẫn không khỏi thì có thể điều trị bằng phẫu thuật).

124. Khi bộ máy sinh dục bị lao thường có biểu hiện gì?

Bệnh viêm bộ máy sinh dục do trực khuẩn lao gây nên được gọi là bệnh lao bộ máy sinh dục. Bệnh lao bộ máy sinh dục tiến triển chậm chạp, biểu hiện lâm sàng không giống nhau. Rất nhiều người do không thấy triệu chứng gì lúc đầu nên hay coi thường. Mấy biểu hiện dưới đây là một số triệu chứng mà ta hay gặp, gồm có:

1) Kinh nguyệt thất thường

Trong thời gian đầu mới mắc bệnh do bệnh nhân bị vi khuẩn lao xâm nhập vào niêm mạc tử cung, gây viêm ở niêm mạc tử cung, thậm chí bị xung huyết hoặc bị loét, nên hành kinh ra quá nhiều máu, kỳ kinh bị kéo dài ra hoặc ra máu loạn xạ. Nhưng vào giai đoạn cuối khi bệnh đã biến đổi, do niêm mạc tử cung bị hoại tử, bị khô héo đi thì kinh nguyệt bắt đầu ra ít đi. Những người bị chuyển sang nặng lên thì niêm mạc tử cung bị phá hoại toàn bộ, tạo nên các tổ chức vết sẹo, thậm chí còn làm khoang tử cung dính liền lại, khiến kinh nguyệt bị tắc không thoát ra được.

2) Đau bụng dưới

Do khoang chậu bị viêm và dính liền lại, có thể có những cơn đau quặn bụng dưới, đến kỳ hành kinh thì đau rõ nhất. Nếu bị viêm nhiễm còn có thể đau bụng cấp.

3) Khí hư ra nhiều

Bệnh lao ở bộ máy sinh dục cũng là một chứng viêm, cho nên nó cũng giống như các chứng viêm khác, làm ra nhiều khí hư.

4) Không thụ thai được

Không thụ thai được là một trong những biểu hiện hay xảy ra ở những người bị bệnh lao ở bộ máy sinh dục và cũng là nguyên nhân chủ yếu gây nên chứng không có con. Đó là vì sau khi vi khuẩn lao xâm nhập vào bộ máy sinh dục thì bộ phận bị bệnh trước tiên là ống dẫn trứng. Sau khi niêm mạc trong ống dẫn trứng bị phá hoại, ảnh hưởng đến sự nhu động của vòi trứng, nặng hơn có thể làm cho ống dẫn trứng bị dính liền lại, khiến lòng ống dẫn trứng bị tắc, vì thế không sao thụ tinh được hoặc đưa trúng đã thụ tinh vào trong, do đó không thể thụ thai.

5) Biểu hiện trên toàn thân

Thời kỳ đầu khi bệnh mới biến chứng, phần đông bệnh nhân đều không cảm thấy khó chịu lắm nhưng có một số người nhất là vào thời kỳ cuối của bệnh hay cảm thấy mệt mỏi, sút cân, không muốn ăn, hay bị thấp nhiệt, ra mồ hôi trộm về buổi chiều v.v...

125. Chữa bệnh lao ở bộ máy sinh dục nữ như thế nào?

Khi chữa trị các ổ nhiễm bệnh ở bộ máy sinh dục nữ, việc trước tiên là phải nằm trên giường nghỉ ngơi thoải mái. Khi nào khỏi bệnh mới được hoạt động và rèn luyện sức khỏe cho thật phù hợp. Bệnh lao sinh dục nữ cũng giống như các bệnh lao khác, là một căn bệnh tiêu hao sức khỏe mạn tính, vì thế cần phải coi trọng chế độ dinh dưỡng, phải ăn tăng các thức ăn giàu vitamin, bảo đảm ngủ đẫy giấc và giữ tinh thần thoải mái, vứt bỏ lo lắng ưu phiền, để sức khỏe mau hồi phục.

Về mặt chữa trị, trước tiên phải cân nhắc việc chữa kết hợp 3 loại thuốc streptomycin rimifon, dexa. Khi dùng streptomycin, mỗi ngày tiêm vào cơ bắp 0,5 gam, tiêm thành 2 lần, cứ tiêm như thế liên tục trong 2-3 tháng. Sau đó mỗi tuần tiêm từ 3-3 lần, liều lượng có thể điều chỉnh theo khả năng chịu đựng của bệnh nhân, sức hấp thụ thuốc của vi khuẩn bệnh và chuyển biến của ổ bệnh, thường tiêm khoảng 60-90 gam là đủ. Rimifon mỗi lần uống 0,1 gam, ngày uống 3 lần, uống liên tục từ 1-2 năm. Dexa ngày uống 3 lần, 4 lần tính theo trọng lượng cơ thể mà uống thuốc, cứ 1 kg trọng lượng cơ thể thì phải uống 0,2 gam, uống sau bữa ăn. Do dexa có tác dụng kháng lại tuyến giáp trạng ở mức độ nhẹ nên sau khi chữa bệnh được nửa năm, phải uống thêm viên giáp trạng, để tránh làm giảm sút cơ năng của tuyến giáp trạng. Sau khi điều trị kết hợp cả 3 loại thuóc trên mà bệnh vẫn chưa chuyển hẳn hoặc gây tác dụng phụ thì chọn dùng Rifamycin etambutol...hoặc chữa thuốc Đông y theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Nếu việc chữa trị bằng thuốc trở nên vô hiệu hoặc có u cục trong hố chậu, phải nghiên cứu cắt bỏ ngay.

126. Vì sao phụ nữ dễ bị viêm đường tiêt niệu? Thường có những triệu chứng gì? Phòng chữa như thế nào?

Viêm đường tiết niệu bao gồm viêm niệu đạo, viêm bàng quang và viêm bể thận. Do đường niệu đạo của phụ nữ ở khá gần hậu môn nên dễ bị nhiễm bẩn, khiến các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào, nhất là hay bị vi khuẩn roi của đại tràng nhiễm vào. Lại do đặc điểm giải phẫu sinh lý của phụ nữ, không những lỗ đái gần với âm đạo, mà còn hay bị kích thích và bị rách do sinh hoạt tình dục và sinh đẻ, chính những điều này đã làm tăng thêm cơ hội nhiễm bệnh. Cộng với đường niệu đạo của nữ ngắn mà thẳng, khoang bên trong rộng mà to, rất thuận lợi cho vi khuẩn tràn vào trong, xâm nhập vào bàn quang, bể thận, thậm chí cả thận, cho nên phụ nữ hay mắc bệnh viêm đường tiết niệu.

Sau khi bị viêm đường tiết niệu, người bệnh thường cảm thấy đau như bị nóng ở niệu đạo, nhất là lúc bắt đầu đi tiểu tiện thì thấy rất rõ. Thường muốn đi giải gấp, đi giải nhiều lần, nướctiểu vẩn đục, có người còn đi ra mủ hoặc máu, có người rất kho đi tiểu tiện, bụng dưới căng đau, ấn nhẹ vào bụng dưới là đau. Triệu chứng sớm nhất của bệnh viêm đường tiết niệu là đau một bên thắt lưng. Nếu đau lên đến trên thắt lưng, chúngtỏ bệnh đã nặng và vào đến tạng thận, lúc này thường xuất hiện các triệu chứng người khó chịu, sốt và đau đầu...nếu ấn nhẹ vào chỗ đau ở thắt lưng thì cảm thấy đau nhói ở bụng dưới.

Còn có một triệu chứng nữa là chứng viêm bể thận mạn tính kiểu tiềm ẩn, chỉ có thể phát hiện thấy bằng cách kiểm tra nước tiểu hoặc kiểm tra vi khuẩn, ngoài ra không có biểu hiện gì là rõ nét.

Chữa viêm đường tiết niệu không triệt để thường có thể bị biến sang viêm mạn tính, thậm chí làm tổn hại đến chức năng của thận, do đó phải tích cực chữa trị. Do bệnh viêm đường tiết niệu có thể phát sinh ở bất cứ độ tuổi nào nên ngay từ khi là bé gái, đã phải hết sức giữ gìn phòng tránh, sau khi trẻ đi đại tiện xong phải thay lót và rửa sạch âm hộ ngay. Nên tạo thành một thói quen cho cả trẻ em và người lớn biết dùng giấy vệ sinh chùi từ đằng trước ra đằng sau sau khi đi đại tiện xong, để tránh cho phân và khí hư tiết ra từ trong âm đạo làm nhiễm bẩn đường tiết niệu. Nếu có điều kiện, hàng ngày nên rửa sạch âm hộ và hậu môn. Phải thường xuyên thay giặt và thay băng vệ sinh. Những phụ nữ đã có chồng lại càng phải chú ý giữ vệ sinh khi sinh hoạt tình dục và giữ sạch âm hoọ.

Về phương diện chữa trị, có thể dùng các loại thuốc kháng sinh chống viêm và các loại thuốc lợi tiểu, chẳng hạn như tiêm thuốc Streptomycin mỗi ngày tiêm một lần với liều lượng là 1 gam, tiêm vào cơ bắp, uống Streptomycin mỗi ngày uống 4 lần, mỗi lần uống 0,5 gam, uống furacilinum, mỗi ngày 4 lần, mỗi lần uống 0,1 gam. Phải kiên trì dùng thuốc đến khi khỏi hẳn, sau khi xét nghiệm nước tiểu đã trở lại bình thường vẫn phải uống thêm 1-2 tuần thuốc nữa. Chữa bệnh bằng thuốc Đông y cũng rất hiệu quả. Châm cứu vào các huyệt Thận du, Tam âm giao, Túc tam lý, Quan nguyên, ủy trung...cũng có chuyển biến rõ rệt. Đối với những bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu cấp hoặc bị mắc đi mắc lại nhiều lần chứng viêm đường tiết niệu mạn, sau khi đã hạn chế được bệnh mỗi ngày, phải uống một lần 0,1 gam fura cilinum trong khoảng nửa năm, đồng thời sau khi giao hợp xong phải đi giải cho hết nước tiểu, thường xuyên như vậy có thể tránh được tái phát bệnh. Những người đã bị viêm đường tiết niệu nên uống một số thuốc kháng sinh và thuốc lợi tiểu mỗi khi hành kinh cũng có thể tránh được tái phát. Ngoài việc chữa bằng thuốc còn phải chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ, nghỉ ngơi yên tĩnh và uống nhiều nước. Uống nhiều nước sẽ đi tiểu nhiều, cơ thể thải được vi khuẩn và chất độc ra ngoài theo nước tiểu. Ngoài ra, trong thời gian chữa trị nên tránh sinh hoạt tình dục.

127. Tự kiểm tra vú mình như thế nào?

Vú là bộ phận dễ bị ung thư. Định kỳ kiểm tra vú có thể kịp thời phát hiện thấy khối u vú. Có nhiều phụ nữ cảm thấy ngại ngùng khi đến bệnh viện khám, đã tự kiểm tra vú mình trước. Để tự kiểm tra cho mình tốt nhất nên kiểm tra vào tuần đầu tiên ngay sau khi vừa hành kinh xong. Khi kiểm tra vú nên nằm thẳng, gối cánh tay của tay bên kiểm tra lên gáy; sau đó nắn nhẹ bàn tay của tay bên kia vào trên vú, dưới vú, hai bên vú, xung quanh vú. Khi sờ nắn vú, phải kiểm tra cho kỹ. Phải kiểm tra hốc nách và phần nách vú. Kiểm tra xong một bên, ta sang kiểm tra vú bên kia cũng theo phương pháp như vậy và phải so sánh đối chiếu cẩn thận hai bên vú.

Tạng vú bình thường mềm mại, hình dạng kích thước đối xứng như nhau, da vú không có gì biến đổi khác thường, cũng không có u cục cứng và sưng to. Nếu sờ nắn thấy, u cục cứng và sưng to, phải để ý xem vị trí, số lượng và độ cứng của khối u xem có chạy trong vú không. Trong vú có từ 15 - 20 lá tuyến sữa do các tổ chức bọng sữa tạo thành, xếp thẳng hàng với nhau xung quanh đầu vú. Do đó khi sờ vào vú, không được lấy đầu tay nặn bóp vú, để tránh nặn bóp vào các tổ chức xơ đệm tạo nên thân vú lại cho đó là u ú. Sau khi kiểm tra vú xong còn phải kiểm tra hố nách 2 bên và tuyến hạch lympho ở dưới xương quai sanh xem có sưng to không, đồng thời để ý đến số lượng, kích cỡ, độ cứng và sự di động của nó.

128. Ung thư vú có biểu hiện gì ở giai đoạn đầu? Làm thế nào để tự kiểm tra mình?

Ung thư vú là khối u ác tính ở phụ nữ hay gặp nhất, cũng là loại u ác tính chiếm vị trí thứ hai, Đông y hay gọi là "vú đá". Loại u này hay mọc ở độ tuổi từ 40 - 60. Triệu chứng của nó ở giai đoạn đầu là trong vú có một nốt cứng nhỏ, vú có hình dạng méo hoặc khác thường (vú bình thường có đường nét rất tròn), có vết hằn rõ trên áo lót hoặc xu-chiêng phụ nữ trongthời kỳ không cho con bú, nếu lấy tay bóp vú có thể tiết ra chất màu vàng nhạt hoặc chất có máu. Nếu có những biểu hiện như vậy, có thể đó là tính hiệu của ung thư vú giai đoạn đầu.

Mấu chốt của việc phòng chữa bệnh ung thư vú là thực hiện ba sớm, tức là sớm phát hiện, sớm chuẩn đoán ra bệnh, sớm chữa trị. Nhìn chung việc phát hiện sớm, kịp thời chữa trị một cách triệt để thì khả năng sống được thêm 5 năm nữa đạt trên 90%. Nếu phát hiện muộn, không kịp thời chữa trị thì dù có chữa triệt để, tỷ lệ sống được 5 năm nữa cao nhất cũng không quá 40%.

Việc nắm được phương pháp tự mình kiểm tra là phương pháp tốt nhất kịp thời phát hiện ra khối u vú. Phương pháp kiểm tra rất đơn giản. Trước tiên hãy ngồi hoặc đứng trước một chiếc gương lớn có tia sáng tốt, cởi bỏ áo ngoài, để lộ cặp vú ra, cánh tay buông tự nhiên, quan sát hình dáng bên ngoài của hai bên vú, có gì đổi khác không? Kích thước có đối xứng nhau không? Sắc da có bình thường không,có hiện tượng co dúm và lõm vào không. Sau đó giơ hai tay lên qua đầu, chống vào hông, nhiều lần thay đổi tư thế, quan sát xem vú có gì thay đổi trong khi thay đổi tư thế. Sau khi kiểm tra xem xét hình dáng bên ngoài của tuyến vú, hãy nằm thẳng lên giường, lấy tay sờ lên bề mặt vú, kiểm tra lại một lần nữa. Khi kiểm tra vú trái, có thể kê vai trái lên chiếc gối, tay trái gối xuống dưới đầu, tay phải kiểm tra vú trái, dùng bàn tay xoa vào 12 vị trí ở vú, xoa một vòng tròn, rồi từ từ sờ vào các vị trí xung quanh theo thứ tự.

Sau khi xoa xong, dùng ngón tay khám cả vú theo hình tròn, bắt đầu từ đầu vú. Kiểm tra vú trái xong hãy kiểm tra vú phải theo cách làm tương tự. Kiểm tra hai vú xong, còn phải kiểm tra hai bên hố nách, xem hạch có sưng to không. Nếu bình thường thì không sờ thấy hạch. Nếu sờ thấy hạch ở nách thì phải chú ý xem vị trí, độ to nhỏ, độ cứng của hạch và xem ấn tay vào có bị đau không v.v...Trong quá trình tự kiểm tra nếu phát hiện thấy có u cục hoặc có những nghi ngờ nào đó, nên đến gặp bác sĩ khám ngay.Nhưng lúc này cũng không được lo lắng hoang mang, vì 85% u cục là u lành tính còn khối u ác tính chiếm 10 - 15%.

129. Vì sao phụ nữ hay mắc nhiều bệnh tật trong thời kỳ sinh đẻ?

Đến kỳ sinh nở, người phụ nữ dốc hết thiên chức của mình để sinh được đứa con, vì vậy những bệnh tật mà họ mắc phải phần lớn đều liên quan đến việc sinh đẻ. Do giao hợp, sảy thai, sinh đẻ mà khả năng "giữ sạch" của âm đạo bị kém đi, bộ phận sinh dục ở bên trong có nhiều chỗ thông ra với bên ngoài, khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào, vì thế hay viêm nhiễm. Hay bị viêm nhiễm nhất là các bệnh viêm âm đạo thể trùng roi, viêm âm đạo dạng nấm, viêm cổ tử cung, viêm niêm mạc tử cung, viêm phần phụ, viêm khoang chậu v.v...Những bệnh liên quan tới khoa sản do sinh đẻ gây ra cũng bắt đầu phát sinh từ đây như sẩy thai, chửa ngoài dạ con. Các căn bệnh của chứng hậu sản cũng ập đến từ lúc này. Tỷ lệ phát sinh một số bệnh ung thư, chẳng hạn như u xơ tử cung, u nang buồng trứng cũng bắt đầu tăng lên. Điều khiến người ta hay chú ý là: nếu kinh nguyệt ra quá nhiều là do u xơ tử cung gây nên, bụng chướng to, đau bụng là do bị u nang buồng trứngv.v...Chứng niêm mạc tử cung mọc lung tung cũng là một căn bệnh đặc thù hay phát sinh trong thời kỳ này. Do niêm mạc tử cung mọc ở những chỗ khác nhau cũng giống như niêm mạc tử cung bình thường, đều chịu tác động của các nội tiết tố tiết ra từ buồng trứng nên cũng tăng sinh, cũng tiết ra các chất thải, rụng đi và chảy máu, khiến kinh nguyệt ra quá nhiều, bị thống kinh, bị đau khi giao hợp.

130. Những người bị bệnh tim có thể mang thai được không?

Để đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi trong quá trình mang thai, hệ thống tuần hoàn của cơ thể mẹ sẽ có một loạt biến đổi. Dung lượng máu sẽ tăng từ 40-50% so với lúc chưa có thai, lượng đập của tim tăng từ 20-30% so với lúc chưa mang thai, rõ ràng là đã tăng thêm gánh nặng cho tim. Gần đến tháng đẻ, do tử cung ngày càng to lên, cơ hoành cách bị đẩy lên, tim bị lệch đi, áp lực tâm thất bên phải tăng lên, động mạch bị gập lại... cũng làm tim phải gánh nặng thêm một cách máy móc. Sau khi chuẩn bị đẻ, do tử cung co bóp một lượng lớn máu đổ vào hệ tuần hoàn của cơ thể mẹ,làm tăng lượng máu về tim, hơn nữa do áp lực trong bụng tăng lên và các chỗ chảy máu sau khi đẻ bị đóng lại, một lượng máu lớn bị dồn đưa vào tuần hoàn. Những thay đổi này, tim người bình thường khẻo mạnh thì có thể chịu được. Nếu chức năng của tim không đầy đủ thì không chịu được gánh nặng này, dễ làm tim bị suy kiệt khi gần đến ngày sinh, khi sinh con và ngay sau 3-4 ngày đầu sau khi sinh. Theo các báo cáo trong nước, tỷ lệ phát bệnh ở những người vưa mang thai vừa bị bệnh tim chiếm 22% số sản phụ vào viện chiếm 32% tỷ lệ số sản phụ tử vong. Có thể thấy rằng những bệnh nhân bị bệnh tim sẽ rất nguy hiểm sau khi có thai. Cho nên trước khi chưa có thai, cần phải tìm hiểu bệnh tim của mình nặng hay nhẹ. Nếu bệnh tình tương đối nhẹ, chức năng tim vẫn hoạt động tốt, không ảnh hưởng tới một số hoạt động thể lực thông thường hoặc chỉ bị hạn chế chút ít, chỉ cảm thấy hơi hoảng hốt, thở hổn hển hoặc mệt mỏi khi tham gia các hoạt động chân tay thường ngày thì có thể mang thai được, nhìn chung đều an toàn khi mang thai và khi sinh đẻ. Nếu bệnh tim tương đối nặng, chức năng hoạt động kém, bị ảnh hưởng rõ rệt khi tham gia một số hoạt động chân tay thông thường hoặc khi làm những việc nhẹ vẫn cảm thấy khó chịu, khi nghỉ ngoiư cũng cảm thấy mệt mỏi, thở dốc hoặc đau tim hoặc đã từng xảy ra trường hợp tim bị suy kiệt...thì không nên có thai, dù đã mang thai rồi, cũng phải sớm nạo hút đi.

131. Bệnh nhân lao phổi loại nào thì không được mang thai?

Người bị bệnh lao phổi có được mang thai hay không còn tùy thuộc vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà xác định. Nhìn chung đều cho rằng, đối với những bệnh nhân lao phổi mà mức độ lao không tiến triển hoặc phạm vi biến chứng của bệnh không rộng, có thể thay thế được bằng các tổ chức phổi khỏe mạnh, chức năng phổi không có gì biến đổi thì có thể mang thai được, bởi vì tình trạng này không gây ảnh hưởng gì lớn tới sự phát triển của thai nhi và bản thân ngươì phụ nữ có thai. Nhưng đối với bệnh nhân bị lao phổi có tính tiến triển hoặc phạm vi biến chứng của bệnh khá rộng, bệnh tình nghiêm trọng, các tổ chức phổi bị phá hoại, dinh dưỡng cơ thể bị giảm sút nặng, liệu trình điều trị vẫn chưa có kết quả thì không được mang thai.Đó là bởi vì sau khi bệnh nhân lao phổi có thai, do ảnh hưởng của việc thai nghén mà dinh dưỡng không đưa vào được cơ thể, không có lợi cho việc chữa khỏi các vết lao.

Hơn nữa việc thiếu dinh dưỡng cũng làm ảnh hưởng đến việc phát triển lớn lên của thai nhi. Đồng thời sự hấp thu của thai nhi, khiến các cơ quan trong cơ thể người mẹ phải làm việc tăng lên, cộng thêm phải dùng sức nín thở rặn đẻ khi sinh con, nên áp lực trong bụng sau khi đẻ bị tụt xuống thấp, cơ hoành cách nhanh chóng hạ xuóng, vùng phổi được mở rộng đột ngột, dễ làm cho bệnh lao phổi tái phát hoặc gây nên tụ huyết ở ngực.

Ngoài ra, các bệnh nhân lao phổi còn phải uống thuốc rimifon hoặc streptomycin, việc sử dụng lâu dài các loạithuốc này sẽ dễ làm cho thai nhi bị tật hoặc chết. Người ta đã biết đích xác rằng streptomycin có thể làm cho thai nhi bị điếc bẩm sinh. Để kiểm tra sự biến chuyển của bệnh lao phổi, người ta phải chiếu hoặc chụp X- quang định kỳ mà tia X- quang sẽ làm cho trẻ bị tật nguyền. Cho nên để bảo đảm sức khỏe cho con và mẹ,những bệnh nhân bị lao khá nặng hoặc bị laocó tính tiến triển thì không được mang thai. Đợi sau khi vùng lao đã liền sẹo, cơ bản ổn định mà không cần dùng đến thuốc nữa thì hãy có thai.

132. Những người bị lao phổi nên chữa trị như thế nào sau khi đã có thai?

Những người bị lao phổi sau khi đã có thai, nhìn chung lao phổi không gây ảnh hưởng nhiều lắm đến việc thai nghén, trừ khi bị lao phổi nặng có kèm theo sốt cao thì có thể gây ra sẩy thai, đẻ non hoặc thai nhi bị chết.

1) Cách điều trị thông thường

Nên kịp thời điều trị chứng nôn ọe của thai nghén, chú ý chế độ dinh dưỡng, đảm bảo ăn nhiều thức ăn có độ đạm cao, nhiều loại sinh tố và giàu chất khoáng, đồng thời nghỉ ngơi thích hợp tùy theo bệnh tình.

2) Điều trị bằng thuốc

Dùng thuốc kháng lao, chẳng hạn như rimifon, mỗi lần uống từ 0,1 - 0,2 gam, mỗi ngày uống 3 lần và uống cả pi-za-na-mit (P.A.S). Có thể uống luân phiên hai loại thuốc này hoặc uống cả hai loại cùng một lúc, cũng không có gì ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Cũng có thể dùng rifamycin khi thai đã đầy 3 tháng. Nếu cần phải dùng streptomycin trong một thời gian dài, có thể làm cho 3-10% số trẻ sơ sinh bị tổn thương thần kinh thính giác. Theo báo cáo, trong số 17 trẻ sơ sinh mỗi ngày được tiêm 1 gam streptomycin trong thời kỳ người mẹ đang mang thai thì có 4 cháu có sức nghe kém. Nhưng trong 70 trẻ sơ sinh được tiêm mỗi tuần 2 gam streptomycin, có 32 cháu được tiêm mãi đến 6 tuổi thì khả năng nghe vẫn bình thường. Cho nên, khi tiêm streptomycin cho phụ nữ có thai, có thể tiêm gián đoạn (mỗi tuần chỉ tiêm từ 2-3 gam) hoặc mỗi ngày tiêm 0,75 gam vào cơ bắp thì thai nhi ít bị ảnh hưởng, tránh cho trẻ bị điếc bẩm sinh.

Ngoài ra, đối với những phụ nữ có thai mắc bệnh lao đang ở bệnh tiến triển, có thể đưa vào viện nằm nghỉ và đẻ trước hai tuần, để điều trị bằng thuốc chống lao và áp dụng liệu pháp nâng sức khỏe toàn thân. Khi sinh con nên cho vào đẻ trong buồng cách ly, chú ý giữ ấm, hết sức tránh để sản phụ kiệt sức. Khi sản phụ đau đẻ đến chu trình ha, có thể dùng dụng cụ trợ giúp sản phụ đẻ, chú ý cầm máu sau khi đẻ xong. Sau khi đẻ xong, quấn chặt bụng lại, để tổ chức phổi đỡ bị dãn rộng ra do có áp lực trong bụng giảm đi và cơ hoành cách tụt xuống, nhằm hạn chế sự hoạt động và lan rộng của các ổ lao.

133. Những phụ nữ bị hen suyễn do viêm phế quản có mang thai được không?

Có người Trung Quốc đã làm công trình nghiên cứu đối với 273 phụ nữ mang thai mà bị hen suyễn vì viêm phế quản, phát hiện thấy có 271 người bệnh tình không hề thuyên giảm, 9 người chuyển bệnh, 13 người nặng lên trong thời gian đang mang thai.

Ở nước ngoài cũng có người đã từng theo dõi tỷ mỉ những trường hợp này. Theo phân tích điều tra 300 phụ nữ có thai bị hen suyễn do viêm phế quản, phát hiện thấy 93% phụ nữ sau khi có thai, bệnh tật vẫn giữ như trước, không nặng thêm, cũng không giảm đi, số lần phát tác cũng không nhiều lên hoặc ít đi, 7% số còn lại thì một nửa đỡ hơn và một nửa nặng lên, điều này cơ bản thống nhất với các quan sát của các chuyên viên. Đối với trẻ sơ sinh, trừ trường hợp cá biệt bị bệnh nặng, do thiếu ôxy nặng mà thai nhi bị chết hoặc thai còi cọc chậm phát triển ra còn trên 90% trẻ khi sinh ra đều phát triển và có thể trọng bình thường.

Qua đó, có thể thấy, những phụ nữ bị hen suyễn do viêm phế quản có thể mang bầu được. Chẳng qua, hen suyễn, có thể làm cho cơ thể bị thiếu ôxy và làm mất cân bằng giữa kiềm và acid mà sức chịu đựng của thai nhi đối với bệnh máu thiếu dinh dưỡng khí là khá kém.

Thông thường nếu người mẹ bị hen suyễn nhẹ thì thai không bị ảnh hưởng gì lớn lắm. Nếu người mẹ bị hen suyễn nặng hoặc bị hen suyễn mức trung bình thì có thể gây ra chứng thiếu ô xy ở trẻ hoặc dẫn đến nguy hiểm tử vong. Ngoài ra cũng có chuyên gia cho biết, tỷ lệ bội nhiễm ở thai của phụ nữ có thai bị hen suyễn (như mắc chứng tổng hợp của bệnh cao huyết áp, chảy máu âm đạo, nôn mửa dữ dội khi có thai...) thường cao hơn ở những phụ nữ có sức khỏe bình thường.

Vì thế, những phụ nữ có thai bị hen suyễn do viêm phế quản, không những phải cố gắng hạn chế sự phát tác của bệnh, mà còn phải thường xuyên mời bác sĩ khám thai kiểm tra tình hình phát triển của thai nhi và phát hiện xem có phát sinh chứng bệnh gì kèm theo không. Một khi đã phát hiện ra có điều gì khác thường, phải sớm chữa trị.

134. Những người mắc chứng tiểu cầu giảm (tức khả năng đông máu kém) có thể mang thai được không?

Cơ số tiểu cầu trong máu của người bình thường là10-300 x 109/lít. Nếu số đơn vị tiểu cầu trong máu giảm đi, cơ số tiểu cầu trong máu ở dưới mức 50 x 109/lít thì gây nên chảy máu thì được gọi là chứng tiểu cầu giảm. Căn bệnh này thường hay thấy có ở các nữ thanh niên, do còn chưa xác định được rõ nguyên nhân gây bệnh nên gọi là chứng tiểu cầu giảm có tính nguyên phát.

Căn bệnh này không bị di truyền, dù kháng thể của tiểu cầu trong máu của người mẹ có thể thấm qua nhau thai vào trong cơ thể của thai nhi, khiến cho một số trẻ sơ sinh sau khi chào đời trong mấy tiếng đồng hồ, do tiểu cầu giảm mà cả da, niêm mạc hoặc nội tạng đều bị chảy máu. Nhưng sau từ 1-3 tuần, do kháng thể của tiểu cầu dần dần mất đi, việc chảy máu cũng đỡ dần và tự khỏi. Ngoài ra, khi căn bệnh tiểu cầu giảm có tính tự phát này chảy máu khá nặng, đã áp dụng các biện pháp mà vẫn không hiệu quả thì người ta hay chữa trị bằng cách sử dụng các loại hormon vỏ thượng thận và đòi hỏi phải dùng thuốc trong một thời gian khá dài. Việc sử dụng các loại thuốc hormon vỏ thượng thận ở thỏ, khỉ sẽ tạo nên các dị tật nứt vòm họng cho con cháu của chúng, nhưng khi sử dụng ở người, theo dõi 428 trường hợp bệnh nhân điều trị bằng thuốc này, chỉ thấy có 3 người bị nứt vòm họng hoặc rách môi. Có thể thấy rằng, nguy cơ bị dị tật là rất ít. Nếu tránh được dùng thuốc trong giai đoạn đầu mới có thai, trong giai đoạn các bộ phận trong cơ thể thai nhi đang phân tách mạnh thì có thể khắc phục được căn bệnh này. Hơn nữa có người nói rằng, chứng tiểu cầu giảm sẽ gây chảy máu ào ạt khi đẻ, nhưng do thành tử cung rất giầy, mạch máu luồn qua các bó cơ xoắn vào nhau nên khi tử cung co bóp sau khi đẻ xong mạch máu bị các cơ chèn ép vào nên có thể đỡ chảy máu được phần nào.

Qua theo dõi phát hiện ở 12 sản phụ mắc chứng tiểu cầu giảm tự phát đã sinh con thì thấy rằng lượng máu ra sau khi đẻ tương đương với lượng máu ra của sản phụ khỏe mạnh. Từ đó thấy rằng, những phụ nữ bị bệnh chứng tiểu cầu giảm tự phát có thể mang thai và sinh con được. Nhưng nếu bệnh khá nặng, có khuynh hướng chảy máu rõ rệt, tạm thời không nên có thai, để tránh gây khó khăn cho việc chữa trị.

135. Bệnh đái đường có ảnh hưởng gì tới sản phụ - thai nhi và trẻ sơ sinh?

Bệnh đái đường có ảnh hưởng nhiều hay ít tới người mẹ, thai nhi và trẻ sơ sinh phụ thuộc vào bệnh nặng hay nhẹ và việc khống chế bệnh có hiệu quả hay không, ảnh hưởng của bệnh đái đường thường biểu hiện ở 5 phương diện sau:

1) Dễ bộc phát cùng với hội chứng cao huyết áp.

Đó là bởi vì ở đa số những người mắc bệnh đái đường, do tế bào nội bì của mạch máu dày lên và do lòng mạch máu bị nhỏ hẹp lại nên phát sinh thành bệnh. Tỷ lệ phát sinh hội chứng cao huyết áp ở những người bị bệnh đái đường thường cao gấp 4 - 8 lần những phụ nữ có thai bình thường. Vì thế tỷ lệ phát sinh bệnh như trẻ bị bệnh phong, nhau thai rụng sớm, đứt mạch máu não đột ngột... cũng tương đối cao.

2) Dễ viêm hệ tiết niệu: Đó là những người mắc bệnh đái đường bị thiếu hụt một khối lượng lớn bạch cầu, do đó tác dụng kháng khuẩn, tính xu thế hóa bị sút giảm rõ rệt, mức độ nặng có thể dẫn đến bệnh thiếu máu.

3) Quá trình sinh con diễn ra chậm: Đó là vì những sản phụ mắc bệnh đái đường đã không hấp thu đủ đường nên không có đủ năng lượng, có trường hợp còn bị chảy máu ác tính do dạ con co bóp sau khi đẻ.

4) Phụ nữ có thai bị bệnh đái đường: Dễ ra quá nhiều nước ối, tỷ lệ phát bệnh có thể đạt 8-30%, những người bị nặng có thể còn bị mất điều hòa chức năng tim, phổi.

5) Tỷ lệ mổ đẻ cao: Bởi vì tỷ lệ thai quá to ở những phụ nữ bị bệnh đái đường khá cao, có lúc còn phải nhanh chóng kết thúc việc sinh đẻ do tình trạng khẩn cấp của thai nhi nên cần phải phẫu thuật, như vậy đã đẩy tỷ lệ mổ đẻ lên cao, đồng thời cũng làm tăng tỷ lệ phát sinh bệnh tật do việc mổ đẻ gây ra.

Bệnh đái đường ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ sơ sinh trên nhiều phương diện. Một là do tỷ lệ đường trong máu của cơ thể mẹ cao, sau khi đi vào hệ tuần hoàn của thai nhi, đã làm cho chất insulin tiết ra từ tuyến tụy tăng sinh, tạo ra một lượng lớn chất insulin, rồi xúc tiến hợp thành Protein, acid béo, hạn chế khả năng tiêu hóa mỡ, vì thế hay sinh thai cực đại. Hai là dễ bị dị tật, hiện nguyên nhân gây ra vẫn chưa rõ. Ba là do những người mắc bệnh đái đường hay bị biến chứng sang bệnh huyết quản hoặc bị mắc các bệnh phụ khoa khác, do đó việc cung cấp mau của nhau thai bị ảnh hưởng, chức năng hoạt động giảm sút, dễ xảy ra chết thai. Còn đối với trẻ sơ sinh, do việc cung cấp đường trong máu của cơ thể mẹ bị gián đoạn, có thể gây ra chứng máu thiếu đường và thiếu chất hoạt tính trên bề mặt túi phổi, từ đó tạo ra hội chứng khó thở.

136. Bệnh nhân mắc bệnh đái đường sau khi có thai cần chú ý những gì?

Bệnh đái đường có ảnh hưởng rất lớn đối với phụ nữ có thai và thai nhi, mức độ tác động nặng hay nhẹ của bệnh còn phụ thuộc vào việc ngăn chặn bệnh có hiệu quả hay không, khống chế bệnh này càng tốt càng ổn định, làm hạ thấp tỷ lệ phát sinh các chứng bệnh kèm theo và tỷ lệ tử vong của sản phụ và trẻ sơ sinh. Sau khi người mắc bệnh đái đường có thai, nên định kỳ khám sức khỏe trong thời gian trước khi đẻ, cứ 1-2 tuần khám 1 lần, kiểm tra lượng đường trong máu khi đói bụng, kiểm tra lượng đường trong nước tiểu. Kịp thời phát hiện chứng bệnh có xê-tôn trong nước tiểu, kiểm tra mạch máu ở đáy mắt, xem có bị xơ cứng động mạch không.

Về phương diện ăn uống, những người bệnh nhẹ có thể ăn hạn chế những chất có đường một cách thích hợp còn cơ bản vẫn ăn bình thường các chất có đạm và chất béo. Qua nhiều lần kiểm tra điều chỉnh duy trì độ âm tính của bệnh đái đường tới mức (+) thì có thể làm những công việc hàng ngày và lao động, lại không cảm thấy đói là được. Những người bị bệnh ở mức độ trung bình và nặng, ngoài việc phải hạn chế ăn uống ra còn phải điều trị bằng insulin, để khống chế lượng đường trong máu khoảng 5-6 mmol/lít, khống chế lượng đường trong nước tiểu trong khoảng (-) - (+). Thông thường, người ta không dùng loại có tác dụng kích thích tiết ra chất insulin. Những phụ nữ có thai bị bệnh đái đường nên vào viện nằm từ tuần thứ 35-36, nếu xảy ra các trường hợp sau thì nên cho đẻ ngay. Đó là: việc ngăn chặn bệnh đái đường gặp khó khăn, hơn nữa trong nước tiểu thường hay có xêtôn hoặc là bị bội nhiễm hội chứng cao huyết áp thai hoặc là nước ối tăng lên quá nhiều, kèm theo biến chứng của bệnh huyết quản nếu các động mạch nhỏ ở đáy mắt bị xơ cứng hoặc chức năng của thận kém đi, lượng insulin cần thiết bị giảm xuống đột ngột thì thai nhi sẽ bị ngạt thở.

137. Những người bị viêm gan có mang thai được hay không?

Viêm gan là một căn bệnh truyền nhiễm do siêu vi trùng viêm gan gây nên, bị viêm gan có mang thai được hay không, điều đó còn tùy thuộc vào mức độ bị nặng hay nhẹ. Nhìn chung ý kiến đa số đều cho răng, gan phải gánh vác nhiều trong thời gian mang thai, lượng tiêu hao dinh dưỡng trong cơ thể mẹ cũng nhiều lên, dễ làm cho bệnh gan nặng thêm. Hơn nữa, lại hay phát sinh hội chứng cao huyết áp vào những tháng mang thai cuối cùng, do các mạch máu nhỏ bị co giật, việc cung cấp máu cho gan không đủ, thường làm cho bệnh viêm gan nặng hơn, thậm chí còn làm cho gan bị hoại tử.

Ngoài ra, viêm gan có ảnh hưởng hay làm phát sinh hội chứng cao huyết áp thai mà còn làm cho gien đông máu bị ảnh hưởng, gây chảy máu sau khi đẻ. Bệnh viêm gan còn ảnh hưởng tới thai nhi trên nhiềumặt. Virus của bệnh viêm gan có thể làm cho thai nhi bị dị tật, thai chết trong tử cung qua nhau thai hoặc làm cho thai nhi bị lây bệnh qua sản đạo khi đang được đẩy ra ngoài trong lúc người mẹ đang sinh nở, kể cả cũng có thể làm cho trẻ lây bệnh qua nước bọt, sữa bú của người mẹ sau khi trẻ đã chào đời. Cho nên đối với những người bị viêm gan mạn đã bị thay đổi thì không nên có thai. Chỉ nên có thai sau khi đã khỏi bệnh viêm gan khoảng nửa năm hoặc 1 năm.

138. Những người bị viêm gan sau khi có thai cần chú ý những gì?

Chế độ ăn uống, chăm sóc vừa mang thai vừa bị viêm gan về cơ bản giống như khi họ chưa mang thai, chẳng hạn như cần chú ý cách ly, khử trùng, tất cả các đồ dùng, nghỉ ngơi thỏa đáng, tránh mệt mỏi. Về ăn uống, cần chú ý ăn các thức ăn có độ đạm cao, ít béo và giàu các chất vitamin, bổ sung lượng đường thích hợp, uống thuốc bổ gan Đông tây y kết hợp...Do bệnh viêm gan mang thai dễ làm cho bệnh tình nặng thêm mà còn có thể làm lây sang trẻ em, vì thế sau khi có thai nên đi bệnh viện để khám, để bác sĩ quyết định xem có tiếp tục mang thai nữa hay không? Nhìn chung, nếu có thai chưa đến 3 tháng, tốt nhất nên đi nạo hút. Nếu có thai đã được 4-5 tháng hoặc sắp đến tháng đẻ, do việc dùng thuốc và nạo hút thai không phù hợp nữa nên thường không phá thai, chỉ khi đã áp dụng mọi biện pháp chữa trị mà vẫn vô hiệu, bệnh tình nghiêm trọng thêm thì phải cẩn thận khi phá thai. Do sự hoại tử của tế bào gan, khiến cơ thể mẹ bị thiếu nhiều chất đông máu nên sẽ gây băng huyết khó cầm được máu khi đẻ. Vì thế, khi gần đến kỳ sinh nở nên đến những bệnh viện có điều kiện tiếp máu để đẻ. Đồng thời mặc dù có hay không có hiện tượng chảy máu, mỗi ngày phải tiêm 20 mg vitamin K vào cơ bắp. Trước khi sắp đẻ, mỗi ngày còn phải tiêm thêm vào tĩnh mạch 20 mg vitamin K. Khi đẻ, phải cố gắng đẻ bằng âm đạo. Nếu đẻ quá lâu hoặc việc đẻ tự nhiên bị khó khăn, phải nghĩ đến phẫu thuật. Nếu ra máu nặng,, phải lập tức tiếp máu tươi ngay và tiêm vào tĩnh mạch thuốc thúc đẻ. Đẻ xong bệnh viên gan dễ làm cho chức năng gan bị xấu đi nên phải tích cực phòng chữa. Khi chọn thuốc tránh sử dụng các loại thuốc có hại tới gan như tetracyclin streptomycin...có thể dùng các loại kháng sinh phổ biến như ampicilin ít có hại cho gan. Đối với trẻ sơ sinh của những người bị mắc bệnh viêm gan B, nếu có điều kiện có thể tiêm thuốc miễn dịch kháng nguyên vào bề mặt gan B. Trong sữa của những sản phụ bị viêm gan siêu vi trùng, trên 50% có siêu vi trùng trong viêm gan, cho nên những người mắc bệnh viêm gan sau khi đẻ xong không được cho con bú mà phải cách ly trẻ với mẹ 4 tuần. Khi sữa về không được tiêm nội tiết tố Estrogen, có thể uống nước mầm thóc, mầm lúa, mạch rang v.v...

139. Bệnh nhân viêm thận loại nào không được mang thai?

Những bệnh nhân viêm thận cấp có khả năng bị nặng hơn sau khi mang thai, thậm chí còn bị nguy hiểm tới tính mạng. Nhưng điều trị viêm thận cấp chỉ sau 4 tuần là chuyển bệnh, chữa khoảng 1-2 năm có thể khỏi hoàn toàn, chỉ có khoảng 2% bệnh nhân chuyển sang viêm mạn tính. Cho nên đối với những bệnh nhân viêm thận cấp, nên đợi cho bệnh khỏi hẳn, để cho urênitơ trong huyết tương và chất acid anhydrit trong cơ hồi phục lại bình thường,sau 2 năm kiểm tra xét nghiệm nước tiểu thấy không còn hiện tượng đái ra máu, đái ra albumin thì mới được có thai.

Trước kia người ta thường cho rằng viêm thận mạn tính không thích hợp với việc mang thai. Việc có thai có thể khiến bệnh viêm thận nặng thêm, thậm chí còn làm cho chức năng hoạt động của nhau thai bị suy giảm, thai nhi rất dễ bị chết, cho nên phần lớn đều chủ trương: những bệnh nhân bị viêm thận mạn khi đã có thai thì phá thai là tương đối an toàn. Nhưng hơn 20 năm trở lại đây, qua theo dõi thì thấy rằng, số người bị viêm thận mạn tính có thể sinh đẻ một cách bình thường không còn là con số nhỏ bé, điều mấu chốt là ở mức độ nặng nhẹ của chứng viêm thận mạn trước khi người phụ nữ có thai, kể cả trong thời gian mang thai liệu có phát sinh thêm hội chứng cao huyết áp hay không. Nhìn chung mọi người đều nhận thấy rằng: nếu trong nước tiểu chỉ có albumin ở mức độ cho thấy bệnh tình tương đối nhẹ hoặc bệnh mới đang ỏ trong giai đoạn đầu thì việc mang thai không bị ảnh hưởng gì. Các tài liệu có liên quan đã chứng minh: trong số những bệnh nhân phát hiện nước tiểu có albumin, chỉ có 17% bệnh nhân bị bội nhiễm hội chứng cao huyết áp sau khi có thai. Còn cơ hội để thai nhi sống và ra đời đạt mức cao là 93%. Trong nước tiểu có albumin mà người mẹ lại mắc cả bệnh cao huyết áp thì tỷ lệ phát sinh hội chứng cao huyết áp cũng càng cao, rất nguy hiểm cho bệnh viêm thận, do đó cơ hội cho trẻ sống được càng ít. Nếu trước khi có thai đã bị bệnh có nitro trong máu (tức khi xét nghiệm máu thấy urênitơ trong huyết tương > 25 m mol / lít, lượng acid anhydrit là 177 m mol / lít), điều đó chứng tỏ bệnh khá nặng hoặc đã phát triển ở giai đoạn cuối. Việc mang thai lúc này tất làm cho bệnh nặng thêm, thậm chí còn làm suy kiệt chức năng thận bị bệnh mạn tính, gây hậu quả không tốt, cho nên khi người bệnh có huyết áp trên mức 200/130 mm Hg hoặc bị mắc chứng có nitơric trong máu đều không nên có thai.

140. Những người viêm thận mạn tính nên làm thế nào sau khi có thai?

Từ xưa tới nay, việc vừa viêm thận mạn tính vừa mang thai luôn đượccoi là chứng hội nhiễm nghiêm trọng của người có thai, nên trước kia người ta cho rằng, những người bị viêm thận mạn tính không được mang thai. Nếu có thai rồi thì cũng phải phá thai. Nhưng hơn hai mươi năm trở lại đây, qua theo dõi người ta thấy rằng: số người bị viêm thận mạn tính có thể sinh đẻ một cách bình thường không phải là hiếm. Mấu chốt ở chỗ là mức độ bệnh nặng hay nhẹ khi người phụ nữ có thai và trong thời gian mang thai người mẹ có bị mắc thêm hội chứng cao huyết áp hay không.

Biểu hiện chính của chứng viêm thận mạn tính là trong nước tiểu có chứa albumin, huyết áp cao và bị bệnh có nitơric trong máu (tức khi xét nghiệm dung dịch máu thì phát hiện thấy có urênitơ trong huyết tương > 25m mol / lít, acid anhydrit là 177 m mol / lít. Nếu trong nước tiểu chỉ có albumin cho thấy bệnh ở mức độ nhẹ hoặc bệnh đang ở giai đoạn đầu thì đứa trẻ sinh ra không bị ảnh hưởng gì. Có tài liệu đã chỉ rõ rằng, khi nước tiểu chỉ có albumin thì chỉ có 17% bệnh nhân phát sinh thêm hội chứng cao huyết áp sau khi có thai, do đó trẻ sống và ra đời được đạt ở mức độ cao đạt tới 93%.

Nếu trong nước tiểu có albumin, đồng thời lại mắc thêm chứng cao huyết áp (huyết áp ở trên mức 200-130 mm thủy ngân (Hg)), thì tỷ lệ phát sinh hội chứng bội nhiễm cao huyết áp đạt tới 70%, cơ hội để trẻ sống được đạt 55%. Hơn nữa huyết áp trước khi có thai càng cao thì tỷ lệ phát sinh hội chứng bội nhiễm cao huyết áp cũng càng cao, khiến độ nguy hiểm của bệnh viêm thận rất lớn, cơ hội trẻ sống được càng ít đi. Nếu trong thời gian mang thai đã mắc chứng có urênitơ trong máu và cho thấy rõ bệnh mắc khá nặng hoặc bệnh đã ở vào giai đoạn cuối thì việc mang thai lúc này càng làm cho bệnh nặng thêm, dễ làm cho chức năng của thận suy kiệt, thậm chí còn xảy ra những hậu quả. Cho nên, sau khi có thai trước tiên bệnh nhân mắc bệnh viêm thận mạn cần chú ý nghỉ ngơi, điều này vô cùng quan trọng trong việc giảm nhẹ bệnh tật và ngăn chặn phát sinh bội nhiễm hội chứng cao huyết áp.

Vào những tháng cuối của thời kỳ mang thai, người mẹ phải nằm nghiêng, do đó cần đề phòng tử cung đè vào động mạch ở trước cột sống khi nằm nghiêng, làm lưu lượng máu cung cấp cho thận và tử cung bị giảm đi. Về mặt ăn uống phải thanh đạm. Khi không bị mắc chứng có urênitơ trong máu mà trong nước tiểu có một lượng lớn albumin phải ăn các thức ăn giàu chất đạm như trứng, thịt, đậu. Khi mắc chứng có urênitơ và acid anhydrit trong máu và đem xét nghiệm nước tiểu để sau 24 tiếng đồng hồ để xem tổng hàm lượng albumin trong đó. Một khi phát hiện thấy huyết áp lên cao trên mức 200/130 mm Hg (thủy ngân), sau khi đã tích cực chữa trị vẫn không sao hạ thấp được hoặc khi phát hiện thấy urênitơ trong máu tăng lên thì phải phá thai.

Ngoài ra, phải hết sức chú ý theo dõi bản thân vì khi mắc bệnh viêm thận mạn tính, do cuống nhau thai và nhau thai nhỏ lại, khiến chức năng của nhau thai hoạt động kém, có thể gây cho thai nhi phát triển chậm và đi tới cái chết, do đó có thể thông qua số lần thai đạp để biết được nhau thai hoạt động ra sao. Trong tình hình bình thường, khi thai được 5 tháng thì thai máy rât rõ. Về sau, thai máy càng ngày càng nhiều hơn cùng với sự gia tăng của từng tháng. Thời gian thai được khoảng 30-38 tuần là thời gian thai máy nhiều nhất. Có thể số lần thai máy vào các buổi sáng sớm, buổi trưa, buổi tối mỗi ngày, mỗi buổi một tiếng đồng hồ hoặc đếm vào lúc thai đạp nhiều nhất là từ 8- 10 giờ tối, đếm khoảng 1 tiếng đồng hồ, tiếng thai máy bình thường không quá 3 lần. Nếu trong một tiếng đồng hồ thai không máy được 3 lần thì phải đến bệnh viện khám ngay. Nếu nhau thai hoạt động kém hẳn, phải kịp thời phẫu sản, chớ để thai nhi chết trong tử cung. Về phương thức đẻ nếu thận viêm tương đối nhẹ, vào cuối thời kỳ mang thai bị mắc thêm hội chứng cao huyết áp nặng, chức năng của nhau thai lại không suy giảm hẳn thì có thể đợi để đẻ tự nhiên, nếu không thì có thể đẻ chỉ huy hoặc mổ đẻ theo yêu cầu.

141. Những người mắc bệnh u xơ tử cung có thể có thai được không? Sau khi có thai liệu có ảnh hưởng gì đối với việc mang thai và sinh đẻ?

U xơ tử cung là một u lành tính. Đa số phụ nữ bị u xơ tử cung là có thể có thai được, thế nhưng theo tài liệu lâm sàng cho biết, khoảng 1/3 phụ nữ bị u xơ tử cung không thụ thai được. Điều này có thể là do u xơ ngăn cản trứng thụ tinh làm tổ trong tử cung hoặc là do u xơ to lên khiến khoang tử cung biến dạng, cửa vào ống dẫn trứng bị ngăn cản không cho tinh trùng vào.Có lúc u xơ tử cung còn làm chức năng của buồng trứng mất điều hòa, đó cũng là nguyên nhân không thụ thai.

Sau khi những phụ nữ bị u xơ tử cung có thai, do u xơ ngăn cản trứng thụ thai làm tổ và lớn lên nên rất dễ bị sẩy thai. Vào cuối thời kỳ có thai, ngôi thai hay bị lệch. Khi đẻ, có thể gây ảnh hưởng đến sự co bóp của tử cung, do tử cung không đủ sức co bóp, thường ảnh hưởng đến tiến trình đẻ. U xơ mọc ở đoạn dưới tử cung, đặc biệt là u xơ mọc ở cổ tử cung, hay gây đẻ khó, gây chảy máu sau khi đẻ. Tóm lại, khi u xơ tử cung cùng song song tồn tại với thai nhi, tuy phần lớn đều có thể vượt qua được thời kỳ mang thai và sinh đẻ, những cũng có một số trường hợp hay phát sinh chống bội nhiễm, nhất là khi u xơ tử cung tăng trưởng khá nhanh trong thời kỳ thai nghén, rất dễ sinh ra biến chứng nên chú ý.

142. Vừa có u xơ tử cung vừa có thai thì làm thế nào?

Những trường hợp khi vừa bị u xơ tử cung lại vừa có thai, tuy đại đa số đều vượt qua dễ dàng thời kỳ mang thai và sinh đẻ nhưng có một số trường hợp hay xảy ra những chuyện bất thường nên hết sức chú ý. Chẳng hạn như trong thời gian mang thai, do u xơ ngăn cản trứng thụ thai làm tổ và phát triển nên dễ dẫn đến sảy thai;u xơ tử cung tăng trưởng khá nhanh thì hay biến chứng, hay bị lệch ngôi thai vào những tháng cuối.

Trong khi đẻ, do u xơ tử cung vẫn còn trong tử cung, thường có thể gây ảnh hưởng đến sự co bóp của tử cung; do u xơ mọc ở đoạn cuối tử cung gây cản trở cho thai nhi chui ra, tạo thành ca đẻ khó và chảy máu sau khi đẻ. Cho nên những phụ nữ bị u xơ tử cung, sau khi có thai phải kịp thời đến bệnh viện khám và khám theo thời gian hẹ trước của bác sĩ, định kỳ chuẩn đoán bệnh tật. Nếu u xơ mọc ở cuối đoạn trên của tử cung, nhìn chung không ảnh hưởng gì đến quá trình sinh con.

Nếu trong thời kỳ mang thai không thấy có biểu hiện khác biệt gì thì có thể không cần xử lý gì, đợi sau khi đẻ xong khám xét lại một lần nữa, rồi quyết định biện pháp chữa trị. Nếu u xơ chuyển sang biến chứng, gây đau bụng cấp hoặc khối u mọc thấp ở phía dưới, cản trở thai nhi chui ra thì dùng phẫu thuật cắt bỏ khối u hoặc tiến hành phẫu sản.

143. Nếu khối u ở buồng trứng, sau khi có thai thì làm thế nào?

Người phụ nữ có khối u ở buồng trứng lại có thai, không những phải chịu thêm nguy hiểm do khối u xoắn lại và bị vỡ, mà còn dễ bị sẩy thai hay khó đẻ. Cho nên sau khi phát hiện thấy khối u ở buồng trứng mà lại mang thai, phải gấp rút đến bệnh viện khám xem tính chất kích thước, vị trí và cả chứng trạng của khối u đó là gì, nhằm xác định biện pháp điểu trị. Nếu đã khám nghiệm xác định được khối u ở buồng trứng, thường khi thai đã được 4-6 tháng là thời kỳ tương đối an toàn cho thai thì làm phẫu thuật cắt bỏ khối u. Bởi vì nếu cắt quá sớm, dễ dẫn đến sẩy thai. Nếu mang thai đến nhứng tháng cuối mới phát hiện ra khối u thì phải tùy theo vị trí và tính chất của khối u mà xác định biện pháp chữa trị. Nếu thuộc khối u lành tính, vị trí cao mà không ảnh hưởng gì đến quá trình sinh đẻ, có thể đợi đẻ xong mới xử lý. Nếu khối u mọc trong lòng hố chậu, cản trở việc sinh đẻ thì phải tiến hành phẫu sản khi có thời cơ thích hợp, đồng thời cắt bỏ khối u, để tránh khối u bị chèn vỡ khi đẻ. Như vậy bắn một phát có thể trúng hai đích. Nếu là khối u ác tính nên sớm phát hiện, mổ kịp thời, không thể để lâu. Khi khối u xoắn lại hoặc vỡ ra, bất kể khối u đó thuộc loại nào cũng phải mổ ngay.

144. Việc mang thai có nguy hiểm gì đối với người lưng gù? Cần chú ý những gì sau khi có thai?

Những phụ nữ lưng gù là do khoang ngực bị tật, không những làm cho diện tích hô hấp bị thu nhỏ lại mà còn vì thế làm cho phổi không nở, phổi bị xơ hóa khiến các mạch máu ở phổi bị ngăn cản nhiều. Tình trạng này, tuy gây ra nhiều điều bất tiện cho người bị gù, nhưng vẫn có thể tham gia các hoạt động bình thường. Nếu mang thai, hoạt động của lồng ngực sẽ bị hạn chế. Cùng với sự tăng lên của thời gian mang thai, tử cung to dần, cơ hoành cách vị đội lên, khiến diện tích hô hấp có hiệu quả trong phổi bị thu hẹp lại, gây nên tình trạng thiếu ôxy và ứ đọng CO2, tạo nên vẻ tím tái và thở khó khăn . Nếu mắc bệnh viêm đường hô hấp trên thì dễ làm cho hơi thở bị suy kiệt và dẫn đến bệnh tim có nguồn gốc từ phổi, đe doạ rất lớn đến tính mệnh. Vì thế, sau khi có thai, những phụ nữ bị gù lưng nhất định phải tích cực đề phòng và chữa bệnh viêm đường hô hấp và phải thường xuyên đến gặp bác sĩ kiểm tra, tìm hiểu tình hình tim phổi ra sao, để quyết định có tiếp tục mang thai được nữa hay không. Đồng thời phải ngăn ngừa tình trạng để tim bị suy kiệt, chú ý nghỉ ngơi đầy đủ, tránh mệt mỏi, bổ sung chất sắt và tăng dinh dưỡng, chống thiếu máu. Chú ý giữ ấm, chống viêm phổi. Nếu thấy có các triệu chứng của giai đoạn đầu của bệnh suy tim như tần số tim đập nhanh lên quá lâu, tần số tim đập trên mức 110 lần/phút, ho lâu và khó thở, chữa mãi không khỏi v.v...nên uống thuốc trợ tim theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đến ngày sắp ở cữ nên vào bệnh viện để mổ đẻ, nhằm giảm nhẹ gánh nặng cho tim phổi.

145. Vì sao phụ nữ có thai hay bị viêm thận, viêm bể thận?

Viêm thận, viêm bể thận là một trong những căn bệnh thường hay bị phát sinh trong thời kỳ mang thai. Theo điều tra, tỷ lệ phát bệnh viêm thận của những phụ nữ có thai chiếm từ 0,5-2%, sau khi mang thai được 4 tháng lại càng dễ phát bệnh. Có lúc bệnh chuyển sang cả hai bên thận nhưng phần lớn là hay bị một bên thận. Nếu phát bệnh thận ở một bên thì phần lớn là ở thận bên phải. Vi khuẩn gây bệnh hay gặp nhất là trực khuẩn đại tràng đường nhiễm bệnh là nhiễm lên trên. Phụ nữ có thai dễ bị bệnh viêm thận, nguyên nhân chủ yếu là do bị ảnh hưởng của các chất nội tiết phàm chủ yếu là nội tiết tố Progesteron, làm lớp cơ trơn của ống dẫn nuớc tiểu dão ra, khiến lòng ống rộng ra, sức bóp kém, vì thế đưa nước tiểu ra chậm, dẫn đến tình trạng ứ đọng nước tiểu trong bể thận và ống dẫn nước tiểu. Ngoài ra, việc tử cung to lên và đè nặng lên ống dẫn nước tiểu ở mép hố chậu cũng làm ảnh hưởng đến việc dẫn thông nước tiểu, điều này đã tạo cơ hội cho vi khuẩn tồn tại và phát triển. Sau khi có thai, lưu lượng tăng lên trên 30% so với lúc bình thường. Các chất dinh dưỡng như đường gluco, acid amin dễ lọc qua thận vào trong nước tiểu, khiến lượng chất dinh dưỡng chứa trong nước tiểu tăng lên, càng tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển. Hơn nữa do tầng cơ ở chỗ nối liền ống dẫn nước tiểu với bàng quang bị nhão ra, khi thải nước tiểu bàng quang phải co bóp, dung dịch nước tiểu có chứa vi khuẩn ở trong bàng quang cũng có thể chảy ngược lên ống dẫn nước tiểu. Do nước tiểu bị ứ đọng trong bể thận, lượng các chất dinh dưỡng chứa trong nước tiểu nhiều lên và dung dịch nước tiểu chứa vi khuẩn trong bàng quang thấm ngược lên, chính sự tổng hòa của ba nhân tố này đã cấu thành nguyên nhân có bản gây nên bệnh viêm bể thận, viêm thận ở các phụ nữ có thai.

Khi đã bị viêm thận nên nằm nghỉ ngơi, trong thời gian cấp tính nên nằm nghiêng sang cả hai bên để giảm bớt lực đè lên ống dẫn nước tiểu, giúp nước tiểu lưu thông. Nên uống nhiều nước, mỗi ngày không dưới khoảng 3 lít nước để tăng lượng nước tiểu, buộc phải đi tiểu nhiều để bài tiết các chất độc của vi khuẩn ra ngoài. Về việc điều trị bằng thuốc, có thể uống thuốc kháng sinh loại sulfa tổng hợp hoặc dùng thuốc Furacilinum loại 100 mg, mỗi ngày uống 3 lần, uóng liền 4 tuần là một chu trình chữa bệnh. Dùng sulfa tổng hợp và Furacilinum trong thời gian đầu mới mang thai khá an toàn nhưng thỉnh thoảng cũng gây nên bệnh thiếu máu. Trong hai tuần cuối cùng của tháng đẻ thì không được dùng sulfa vì có thể gây nên bệnh vàng da vàng mắt dạng hạt (tức bệnh viêm gan). Có thể chọn dùng các loại thuốc kháng sinh như Penicilin, Streptomycin...hơn nữa phải thử phản ứng thuốc rồi mới quyết định thử phản ứng thuốc. Bởi vì các loại thuốc kháng sinh dùng để chữa bệnh viêm niệu đạo này đều có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi bị hoại tử gan, làm cho thai nhi phát sinh hội chứng màu xám. Do đó phải có sự hướng dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc, việc tăng giảm chữa trị bằng các bài thuốc Đông y như bát chính tán, đạo xích tán, khá an toàn chắc chắn. Do rất khó chữa khỏi hẳn bệnh viêm thận nên phải khám lại ngay sau khi đẻ và sau sáu tuần nữa, để trị bệnh tận gốc.

146. Vì sao phụ nữ có thai dễ sinh ra thiếu máu? Phòng chữa như thế nào?

Cái gọi là bệnh thiếu máu là chỉ lượng hồng cầu trong máu và lượng huyết sắc tố trong mỗi tế bào hồng cầu bị giảm đi. Thông thường lượng huyết sắc tố trong máu của nam giới đã trưởng thành mà thấp hơn 12 gam/lít và lượng huyết sắc tố của nữ thấp hơn 110 gam/lít thì có thể chuẩn đoán là thiếu máu. Nhưng sau khi người phụ nữ mang thai, dung lượng máu tăng lên, trong đó lượng tăng của huyết tương sẽ nhiều hơn lượng tăng hồng cầu, làm dung dịch máu loãng ra, cho nên tiêu chuẩn chẩn đoán phụ nữ có thai bị thiếu máu cũng được giảm xuống khi huyết sắc tố trong máu những người phụ nữ mang bầu ở dưới mức 100 gam/lít, hồng cầu ở dưới 3,3 x 1012/lít thì mới chẩn đoán là thiếu máu. Bệnh thiếu máu mà người phụ nữ có bầu hay mắc nhất là bệnh thiếu chất sắt. Đó là bởi vì chất sắt là nguyên liệu quan trọng để tạo máu. Người phụ nữ có thai bắt đầu từ tháng thứ 4, một mặt do lượng máu trong người tăng lên yêu cầu khá nhiều sắt, một mặt khác do thai nhi phát triển, việc tạo máu cho thai nhi cũng cần đến sắt. Lượng sắt cần cho mỗi ngày từ 1-2 mg khi người phụ nữ chưa có thai và tăng trên 4 mg khi thai tròn 9 tháng, như vậy tăng gấp 3 lần so với lúc chưa có bầu.

Hơn nữa, lượng sắt có thể hấp thụ được qua 3 bữa ăn hàng ngày chỉ có 2 mg, vì thế không thể đáp ứng đủ nhu cầu về sắt, cộng thêm các phản ứng cũng cần nhu cầu về sắt, như phản ứng thai nghén biểu hiện buồn nôn, nôn mửa...Trong mấy tháng đầu mới mang thai, người mẹ nôn mửa trong thời gian tương đối dài, không những làm cho lượng sắt mà cơ thể hấp thụ được ít đi mà còn mất đi một số lượng lớn acid trong dạ dày nên không thể hấp thụ đầy đủ lượng sắt có trong thức ăn, vì thế khiến cho cơ thể không có đủ nguyên liệu tạo máu, gây ra bệnh thiếu máu do thiếu chất sắt. Theo điều tra, lượng sắt dự trữ trong cơ thể số đông phụ nữ có thai luôn bị thiếu giảm, khoảng 25% số phụ nữ có thai bị thiếu chất sắt. Ngoài ra cũng có trường hợp do bị thiếu vitamin B1 mà dẫn đến bệnh thiếu tế bào máu non còn bệnh thiếu máu do khó tái tạo được tế bào máu thì rất ít thấy.

Để phòng chữa bệnh thiếu máu, ngoài việc tăng cường chất dinh dưỡng, ăn nhiều thức ăn nhiều chất sắt như gan lợn,thịt nạc...trong thời kỳ mang thai, phải kịp thời chữa các bệnh đường ruột, dạ dày. Bắt đầu từ tháng thứ tư trở đi, mỗi ngày uống 1 viên sắt, có thể giúp cho cơ thể hấp thụ được 6 mg sắt, đáp ứng đủ nhu cầu mỗi ngày. Nếu bị bệnh thiếu máu, khi huyết sắc tố giảm xuống dưới mức 10%, có thể uống viên sunphat sắt thiếu hoặc viên carbonat sắt thiếu 0,3-0,6 g; mỗi ngày uống 3 lần hoặc 10 ml dung dịch xitric sắt amonium loại 10%, mỗi ngày uống 3 lần. Tiêm B12 loại 100 micoron, mỗi ngày tiêm một lần vào cơ bắp. Nếu hồng cầu tụt xuống dưới mức 1,5 x 1012 / lít huyết sắc tố dưới mức 60 gam/ lít ma lại gần tới tháng đẻ, tốt nhất là nên tiếp máu nhiều lần, mỗi lần một ít. Nếu là bệnh thiếu tế bào hồng cầu non, có thể uống vitamin B1, mỗi lần uống 10 mg, ngày uống 3 lần. Để phòng chống bệnh thiếu tế bào hồng cầu non, có thể uống viamin B1 bắt đầu có thai từ tháng thứ tư trở đi, mỗi ngày uống 5 - 10 mg nên ăn những thức ăn có nhiều vitamin B1, chẳng hạn như rau tươi. Khi nấu thức ăn không được nấu quá kỹ, để vitamin B1 không bị phá mất quá nhiều. Đông y cho rằng thiếu máu chủ yếu là do huyết suy yếu, có thể uóng viên thập toàn đại bổ, viên nhân sâm, viên đương quy kiện tỳ...mỗi ngày 1 viên, ngày uống 3 lần.

147. Phòng chữa phản ứng nghén trong mấy tháng đầu mới có thai như thế nào?

Sau khi người phụ nữ có thai, do cơ thể tiết ra một lượng lớn chất nội tiết tố oestrogen gây kích thích đến gan, khiến dạ dày, đường ruột bị phản ứng, gây ra cảm giác không muốn ăn uống, chán ăn, sợ mùi dầu mỡ, cảm thấy buồn nôn khi ăn các món ăn không hợp khẩu vị, thậm chí bị nôn, sau khi nôn vẫn ăn được những món ăn mà mình thích. Những biểu hiện này thường xuất hiện khi có thai được hơn một tháng, đến tháng thứ ba, đa số đều tự hết, đay chính là phản ứng nghén. Hiện tượng nghén gây nhiều ảnh hưởng tới công tác, sinh hoạt, nhưng không cần điều trị, chỉ cần chú ý điều hòa ăn uống, nghỉ ngơi thích hợp là được. Về ăn uống, cần chú ý ăn các thức ăn tuơi, thơm mát, giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, thích hợp khẩu vị, chẳng hạn như hoa quả tươi, rau tươi, tương đậu, sữa bò, bột sen...Đồng thời phải chú ý phối hợp màu sắc, hương thơm, mùi vị, ăn ít món ăn giàu chất đạm, tránh ăn các chất có tính kích thích như cay, nóng...Hàng ngày khi đến giờ ăn tốt nhất nên tránh ăn vào khoảng thời gian hay nôn, chẳng hạn như sáng sớm, trước khi ngủ dậy có thể uống một cốc trà, ăn chút gì đó, ăn xong nghỉ ngơi một lúc rồi mới dậy. Có thể ngậm trong mồm hoặc ăn những thứ có vị chua ngọt hoặc vị cam thảo hoặc vị gừng thì sẽ đỡ buồn nôn, kích thích ăn uống. Khi ngồi xuống ăn có thể làm mất đi cảm giác buồn nôn. Sau nhiều lần nôn, phải nằm nghỉ trên giường cho hết mệt, đảm bảo ngủ đủ thời gian. Buồng ngủ phải thông thoáng, nóng lạnh thích hợp, nhưng không cần phải nằm suốt ngày trên giường. Nên giữ tinh thần sảng khoái, vứt bỏ ưu phiền lo lắng, tin tưởng vào sức khỏe có thể thắng nổi bệnh tật. Có thể uống một ít vitamin B1, B6 mỗi thứ 10 mg và vitamin C 100 mg, mỗi ngày 3 lần. Có thể dùng thuốc Đông y gồm các vị thuốc: Trần bì 10 g, nấm tre 6 g, khương bán hạ 10 g, bạch truật 10 g, mộc hương 6 g, sa nhân 6 g, gừng sống 3 lát, đổ nước vào sác uống, uống một ít chia làm nhiều lần, hiệu quả rất tốt mà không có tác dụng phụ.

148. Bị nôn khi mang thai thì làm thế nào?

Có một số phụ nữ mang thai, bắt đầu từ khi thai được hơn một tháng là bị buồn nôn, nôn mửa và ngày càng nặng hơn, khi bị nặng thì không ăn, không uống được, gọi là nôn nghén. Nếu bị nôn, trước tiên không nên quá căng thẳng về tinh thần, phải giải thoát những lo lắng suy tư về tư tưởng, tạo niềm tin chiến thắng bệnh tật, sau đó áp dụng các biện pháp chữa trị khác nhau tùy theo mức độ nặng nhẹ của chứng bệnh. Nếu nôn nhẹ, có thể chú trọng nghỉ ngơi thích đáng, ăn những thứ có độ ngọt cao, nhiều vitamin, dễ tiêu hóa, ăn ít mà ăn thành nhiều bữa, ăn theo nguyên tắc sao cho thật hợp khẩu vị. Đồng thời uống nhiều vitamin B1, B6 và vitamin C và uống thuốc chống nôn, giữ bình tĩnh, chẳng hạn như uống thuốc ru-mi-nam 0,03 g, mỗi ngày uống 3 lần...0,5 mg, mỗi ngày uống từ 2-3 lần. Có thể sắc bài thuốc Đông y để uống gồm các vị: trần bì 10 g, nấm tre 9 g, khương bán hạ 9 g, hoàng liên 6 g, gừng sống 3 lát, đất lòng bếp 100 g. Sau khi sắc xong để lắng rồi uống, ngày uống 2-3 lần. Nếu bệnh nặng thì phải vào viện điều trị, sau khi nhập viện phải nhịn ăn trước từ 12 -24 tiếng đồng hồ và kịp thời tiếp nước để bổ sung nhiệt lượng kịp thời điều chỉnh tình trạng thoát nước, thường tiêm vào tĩnh mạch dung dịch đường glucô loại 5% - 10% dung dịch muối đường glucô loại 5% với liều lượng từ 1,5 đến 3,0 lít và vitamin C, mỗi ngày tiếp 1 lần, thường tiếp 3 ngày liền thì đỡ bị nôn. Nếu bị trúng độc acid nên tiêm vào tĩnh mạch muối hydro acid cacbonic. Đồng thời tiêm 25-50 mg vitamin B6 vào cơ bắp hoặc tiêm 12,5-25 mg...hoặc châm cứu vào các huyệt nội quan, túc tam lý, để làm dịu cơn nôn. Các thầy thuốc Đông y dựa vào nguyên tắc mát gan làm điều hoà vị, giáng nghịch hết nôn mà đưa ra các phương thuốc điều trị, hiệu quả cũng rất tốt. Đợi hết đợt nôn lại ăn thử một chút nên ăn các thức ăn thanh đạm nhưng giàu chất dinh dưỡng, ăn ít và ăn thành nhiều bữa là phù hợp.

Nếu thấy xuất hiện các tình huống sau thì nên bỏ thai:

1) Nôn mửa nghê gớm ảnh hưởng đến sức khỏe.

2) Đã tích cực chữa trị mà vẫn không đỡ nôn.

3) Nhiệt độ cơ thể lên tới 38 độ C, mạch đập nhanh lên tới 110 lần/phút.

4) Xuất hiện bệnh vàng da.

5) Nước tiểu liên tục có albumin, nitơ phi protein tăng lên trong máu.

6) Nồng độ i-on clo trong máu giảm xuống sau khi tiếp máu vẫn không thể nhanh chóng đạt tới kết quả.

7) Thị lực và ý thức cảm thấy bị kém đi.

149. Thế nào là nước ối quá nhiều. Xử lý thế nào khi nước ối quá nhiều?

Trước khi trẻ ra đời, chúng nằm trong nước ối chứa trong bọc màng ối. Một phần nước ối là do màng ối tiết ra, một phần là của thai nhi. Nước ối có tác dụng bảo vệ thai nhi, lượng nước ối được tăng dần treo sự phát triển của thai. Khi thai được hai tháng, nước ối có khoảng 5-10 ml. Khi thai gần 3 tháng đến 6 tháng, mỗi tuần nước ối tăng trung bình khoảng 25 ml. Khi thai từ 6 tháng đến 7 tháng, trung bình mỗi tuần tăng khoảng 50 ml.

Khi thai được 8-9 tháng, lượng nước ối được tiết ra nhiều nhất, khoảng 0,5 - 1,5 lít, trung bình là 1,0 lít, sau đó lượng nước ối bớt dần đi. Đến khi thai đủ tháng, lượng nước ối lên tới hơn 2,0 lít được coi là nước ối quá nhiều. Căn cứ vào mức độ nhanh chậm khi phát bệnh, có thẻ chia ra thành hai loại là loại cấp tính và loại mạn tính.

Nước ối cấp tính là chỉ loại nước ối tăng nhiều lên một các nhanh chóng, khiến bụng chỉ trong mấy ngày to hẳn lên, người bị nước ối cấp cảm thấy đau bụng, thành bụng căng ra, đồng thời tim đập loạn nhịp, thở dốc, không nằm thẳng được, hai chân và âm hộ sưng lên, cử động khó khăn, tiêu hóa không tốt, nôn mửa, táo bón v.v... Khi khám bệnh thì thấy da bụng căng bóng, vòng bụng quá 100 cm, lấy tim thai nghe không rõ, có chỗ không sờ thấy thai. Lấy tay ấn nhẹ vào một bên bụng, rồi lại buông tay ra, có thể có cảm giác thai đang nổi. Đồng thời lấy bàn tay đặt lên một bên bụng, bàn tay kia gõ vào bên bụng đối xứng, lập tức cảm thấy bàn tay áp vào bị xô đập vào. Nước ối cấp tính quá nhiều thường hay xuất hiện vào độ thai khoảng 6-7 tháng, nhưng tương đối ít thấy.

Nước ối quá nhiều loại mạn tính là chỉ loại nước ối từ từ tăng nhiều lên, hay ra vào cuối thời kỳ mang thai. Do nước ối tăng lên dần dần, người chửa có thể thích ứng được một cách từ từ, bản thân cảm thấy có biểu hiện nhẹ, chỉ khi nằm thẳng mới hói cảm thấy khó thở, cơ thể cử động nặng nề bất tiện, tử cung to quá số tháng mang thai, thành bụng và tử cung căng ra sờ không thấy rõ thai nhi, nghe không rõ tiếng tim thai, có lúc còn kèm theo những biểu hiện của hội chứng cao huyết áp.

Nước ối quá nhiều phần lớn là do thai nhi bị dị tật (chẳng hạn như không có não, toác cột sống, não tích nước, đóng kín thực đạm bẩm sinh) hoặc mang nhiều thai hoặc người mẹ bị bệnh (như bệnh đái đường, hội chứng cao huyết áp)... gây nên. Sau hi bị nước ối quá nhiều nên căn cứ vào các triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài của người chửa mà áp dụng các biện pháp điều trị khác nhau để bảo tồn thai và xem thai có bị dị tật hay không.

Nếu các triệu chứng của người chửa không rõ, thai nhi không bị dị tật, có thể nằm nghỉ ở trên giường theo hướng dẫn của bác sĩ, hạn chế lượng nước và uống các thuốc lợi tiểu, thuốc cho bình tĩnh lại theo liều lượng thích hợp. Khi thấy các triệu chứng biểu hiện rõ nên vào viện chữa trị, nếu thai không bị dị tật cần giữ thai lại, có thể chọc thủng màng ối ở thành bụng, từ từ rút nước ối ra. Nếu thai bị dị tật nặng nên mổ phá thai.

150. Bị phù trong thời gian mang thai là do đâu? Nên làm như thế nào?

Vào cuối thời kỳ mang thai, người mẹ hay bị phù, không nên hoang mang lo lắng. Đó là bởi vì, trong những tháng cuối, do tử cung to lên đè vào tĩnh mạch khoang dưới và tĩnh mạch khoang chậu, làm nghẽn đường máu về của chi dưới. Khi tĩnh mạch của chi dưới bị chèn tăng lên, áp lực trong các mao mạch tăng quá áp lực thẩm thấu của máu một số dịch thể trong các mao mạch thấm vào giữa các khe của các tổ chức gây nên phù. Thế nhưng trường hợp phù này không những không bị phù nặng, chỉ hạn chế từ khớp gối trở xuống nên chú ý nghỉ ngơi là hết phù. Cho nên, không cần điều trị trường hợp này, sau khi đẻ xong là khỏi phù.

Tuy vậy, nếu bị phù trong những tháng đầu mới mang thai hoặc sau khi bị phù thấy bệnh cứ nặng dần lên, đã nghỉ ngơi mà bệnh vẫn không thuyên giảm hoặc bị kèm theo các chứng cao huyết áp, thiếu máu và đái ra albumin v.v... đều là những thứ không thuộc hiện tượng sinh lý, phần lớn là do các bệnh hội chứng cao huyết áp, thiếu máu, viêm thận mạn tính và các bệnh nội tiết gây ra. Lúc này phải đến bệnh viện khám định kỳ để đo huyết áp, xét nghiệm huyết sắc tố, xét nghiệm lượng albumin trong nước tiểu và các chức năng có liên quan của thận, khi cần thiết còn phải kiểm tra tuyến nội tiết có liên quan, để tìm ra nguyên nhân bị phù, tiến hành chữa đúng bệnh.

151. Thế nào là hội chứng cao huyết áp? Phòng tránh như thế nào?

Hội chứng cao huyết áp trong thời kỳ có thai xưa kia được gọi là "chứng trúng độc thai", là một căn bệnh riêng của những người có mang, hay phát sinh trong giai đoạn thai đã được hơn 5 tháng.

Nguyên nhân gây bệnh cho đến nay vẫn chưa xác định được rõ, có thể là do kết quả tác dụng tương hỗ giữa các nhân tố. Hiện nay đa số đều cho rằng, căn bệnh này có liên quan tới các nhân tố như thiếu máu cho nhau thai, sự tăng cường có tính phản ứng của mạch máu v.v...Biểu hiẹn chủ yếu của nó là bị cao huyết áp, phù thũng, đái ra albumin, khi bị nặng thì có thể bị co giật và hôn mê, đe doạ đến tính mạng của người mẹ và thai nhi. Căn cứ vào các giai đoạn khác nhau của sự thay đổi bệnh lý và biểu hiện lâm sàng ở những mức độ khác nhau, có thể chia hội chứng cao huyết áp ra làm 3 giai đoạn nhẹ, trung bình, nặng. Nếu người phụ nữ có thai chỉ bị cao huyết áp hoặc bị phù mà không có albumin trong nước tiểu thì là hội chứng cao huyết áp nhẹ. Những người cùng một lúc bị cao huyết áp, phù thũng và đái ra albumin hoặc bị mắc hai thứ trong những bệnh đó là những bệnh nhân bị hội chứng cao huyết áp trung bình.Khi nước tiểu có lượng albumin cao thì thường là bệnh nặng, xuất hiện những triệu chứng báo trước của bệnh phong, tức là hội chứng cao huyết áp nặng, lúc này rất nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ lẫn con.

Để phòng tránh bệnh hội chứng cao huyết áp thai nghén nặng, trước tiên phải đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục vệ sinh trong thời kỳ mang thai. Giúp cho mỗi một bà mẹ có thai nắm được những kiến thức thông thường có liên quan đến việc mang thai, sinh đẻ và máu đẻ ra sau khi sinh, giải thoát gánh nặng tử thương hay nghĩ ngợi lung tung và tâm trạng lo sợ việc phải mang thai và sinh đẻ, tích cực hoạt động và tham gia các công việc thích hợp, đồng thời đảm bảo nghỉ ngơi và ngủ đầy đủ. Giúp cho các bà mẹ biết được tình hình của huyết áp cơ bản và thận của mình trong những tháng đâù mới có thai, sau khi thai tròn 6 tháng thì phải định kỳ khám thai, hết sức chú ý đến sự thay đổi của trọng lượng cơ thể, huyết áp...Đối với những phụ nữ có thai bị mắc bệnh cao huyết áp, bệnh thận, thiếu máu, có thai đôi...đặc biệt là những phụ nữ có thai lần đầu thì phải coi trọng gấp bội và tích cực chữa trị thì có thể hạ được tỷ lệ phát bệnh của bản thân bệnh này. Nếu thấy huyết áp cao tăng lên, phải kịp thời chuẩn bị. Nếu đã nghỉ ngơi mà không tiêu được phù, cũng phải chữa trị gấp rút. Nếu trọng lượng cơ thể mỗi tuần tăng quá 0,5 kg, ngàn vạn lần xin chớ bỏ qua nên chú ý theo dõi xem có phải bị phù cấp không? Khi thấy có các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, buồn nôn...nên đo huyết áp, xét nghiệm albumin trong nước tiểu ngay, để sớm chuẩn đoán kịp thời chữa trị.

152. Thế nào là điềm báo trước của bệnh động kinh? Khi xuất hiện các điềm báo trước của bệnh động kinh nên làm như thế nào?

Vào những tháng cuối của giai đoạn mang thai (sau 24 tuần), những người bị xuất hiện các triệu chứng của người bệnh như cao huyết áp phù thũng, đái ra albumin, kèm theo váng đầu, đau đầu, hoa mắt, mắt nhìn nhập nhòe, tức bụng trên, ngực thấy buông phiền, buồn nôn, nôn mửa... thì gọi là điềm báo trước của bệnh động kinh (sản giật). Nếu không kịp thời chữa trị sẽ bị co giật rất nhanh và phát triển thành bệnh động kinh, đồng thời dễ dẫn đến các hội chứng tổng hợp như nhau thai rụng sớm, tim bị suy kiệt, chức năng của thận bị suy hẳn...

Khi thấy xuất hiện các triệu chứng báo trước của bệnh động kinh nên sớm vào bệnh viện, nằm nghỉ tuyệt đối trên giường, tránh ánh sáng, tiếng ồn và sự kích động khác, bởi vì bất cứ sự kích thích, kích động không hay nào chẳng hạn như tiếng ầm ĩ, sự kích động về tinh thần căng thẳng, sợ hãi, hưng phấn quá độ...đều có thể gây nên động kinh. Cần ăn nhạt những món ăn có độ đạm cao để đảm bảo cho cơ thể có đủ nhiệt lượng cần thiết. Nếu ăn được ít, lại bị phù thũng nên tiêm đường glucô và vitamin C vào tĩnh mạch. Cần theo dõi chặt chẽ mọi thay đổi của bệnh tình, ghi rõ số lượng nước uống vào và thải ra, kiểm tra nước tiểu xem có bình thường không, kiểm tra đáy mắt và sức kết hợp của CO2. Lúc cần thiết phải kiểm tra chức năng của gan, thận và hàm lượng kali, natri, clo, để kịp thời điều chỉnh sự rối loạn chất độc trong axit và chất điện giải. Sử dụng hợp lý các thuốc an thần, hạ huyết áp, chống co giật và giảm áp lực trong não, chẳng hạn như các loại thuốc sunphat, ma-giê, thuốc ngủ số I và rượu Cam lộ...

Ngoài ra, do sự phát minh của những điềm báo trước của bệnh động kinh có liên quan tới thai nhi, nếu đã chữa trị bằng thuốc mà vẫn không có hiệu quả, bệnh vẫn tiếp tục phát triển, có khả năng tiến triển thành bệnh động kinh hoặc thời gian kéo dài bệnh quá lâu, có thể để lại các di chứng như cao huyết áp... thì phải gấp rút phá thai. Sau khi phá thai xong, các triệu chứng hết dần, huyết áp cũng có thể trở lại bình thường. Nhưng có một số phụ nữ, chứng cao huyết áp có thể kéo dài mãi cho đến sau khi đẻ, thậm chí phát sinh thành bệnh động kinh sản hậu, vì vậy nên chú ý chữa trị và chăm sóc bồi bổ sau khi đẻ.

153. Vì sao mắc chứng rút gân bắp chân (chuột rút) vào mấy tháng cuối mang thai? Nên làm như thế nào?

Vào những tháng cuối của thời kỳ mang thai, người mẹ thường hay bị chuột rút. Nguyên nhân gây nên bệnh này chủ yếu là do cơ thể bị thiếu canxi mà gây nên. Hơn nữa trong những tháng cuối mang thai, do trọng tâm cơ thể thay đổi, khi đỡ trọng lượng của cả cơ thể, cơ bắp chân phải chịu quá nặng, có lúc có thể sinh ra hiện tượng co giật có tính tạm thời, dẫn đến tình trạng rút gân,

Khi cơ bắp thường xuyên bị rút gân, phải phơi nắng đúng mức, nhất là về mùa đông, không được ngồi suốt ngày trong phòng nên thường xuyên ra ngoài hoạt động khi trời đẹp. Trước khi đi ngủ, phải dùng túi nước nóng chườm vào và lấy tay xoa bóp vào cơ bắp của bắp chân, sẽ đỡ bị rút gân. Trong suốt những tháng mang thai, không được đi guốc, đi giày cao gót để giảm bớt gánh nặng làm cơ bắp chân phải chịu. Về mặt ăn uống, có thể ăn nhiều thức ăn có hàm lượng canxi cao, chẳng hạn như sữa bò, nước canh nấu xương, canh cá, rauv.v... hoặc uống thuốc canxi với liều lượng thích hợp thì có thể bổ sung lượng canxi thiếu trong cơ thể. Mặt khác hiện tượng rút gân hay xảy ra thình lình trong đêm nên phải chú ý không được duỗi chân mạnh. Nếu cảm thấy mình sắp bị rút gân, phải lập tức duỗi thẳng chân dùng sức hất mũi chân lên cao, gân bị rút sẽ đỡ đi rất nhanh.

154. Vì sao phụ nữ có thai dễ bị bệnh trĩ (bệnh lòi dom)?

Giữa màng dính hậu môn với đầu dưới trực tràng có rất nhiều tĩnh mạch. Nếu các tĩnh mạch này phồng to lên, xoắn thành bụi thì gây nên trĩ. Do tĩnh mạch trực tràng nối liền với tĩnh mạch tử cung, sau khi mang thai tử cung to dần lên đè vào khung chậu, đồng thời cũng đè vào tĩnh mạch trực tràng, dễ làm cho tĩnh mạch của trực tràng bị ứ máu, lưu thông chậm. Ngoài ra, do sự hoạt động của người mang thai càng ngày càng ít đi, sức co bóp (tức sức nhu động) của ruột càng ngày càng kém vì thế dễ gây táo bón. Sau khi bị táo bón, lại do phân bị giữ lại trong ruột khá lâu, lượng nước trong đó lại hấp thụ nhiều hơn, khiến phân bị táo, kết lại thành những cục khô, không những phân bị tích ép lại mà việc thải phân ra ngoài phải rặn rất khó khăn, có thể làm cho tĩnh mạch của trực tràng bị căng lên uốn khúc và xung huyết nên người phụ nữ có thai dễ bị lòi dom. Nếu đã bị trĩ trước khi có thai thì bệnh sẽ tăng nặng sau khi có thai.

155. Vì sao người chửa hay bị táo bón? Phòng chữa như thế nào?

Người phụ nữ có thai, do trong cơ thể có một lượng lớn nội tiết tố Progesteron, khiến sức nặng cơ trơn của dạ dày, đường ruột bị giảm đi và dão ra, sức co bóp yếu đi, cộng thêm với sức đàn hồi của cơ hoành thành bụng bị kém đi, tử cung to lên đè vào trực tràng, lượng hoạt động của những phụ nữ có thai lại ít đi nên dễ bị đầy bụng và táo bón.

Sau khi bị táo bón, không những bụng trướng lên mà còn dẫn đến trĩ và chảy máu, vì thế phải tích cực phòng chữa. Để phòng chữa bệnh táo bón, trước tiên người phụ nữ có thai phải luôn luôn hoạt động với một mức độ thích hợp trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là vào những tháng cuối, để dễ tiêu hóa và thải phân ra ngoài. Ngoài ra phải uống nhiều nước đun sôi, ăn nhiều thức ăn có chứa nhiều nước, ăn nhiều rau có nhiều chất xơ như rau cần, củ cải, rau hẹ, rau cải bắp và các lương thực phụ như khoai, ngô v.v... nếu có điều kiện thì có thể ăn thêm mật ong và hoa quả. Thứ ba là phải tạo thành thói quen đi ngoài theo đúng một giờ nhất định, tốt nhất mỗi ngày đi một lần vào sáng sớm. Nếu đã bị táo bón thì ngoài việc điều chỉnh ăn các thức ăn nói trên, có thể chữa bằng cách uống thuốc nhuận tràng hoặc uống thuốc đi lỏng nhẹ, chẳng hạn như mỗi ngày nên uống 50 g mật ong, chia làm hai lần hoặc mỗi ngày ăn từ 50-100 g vừng rang, ngày ăn một lần hoặc uống viên Ma nhân bổ tỳ (tức viên hạt đay bổ tỳ), mỗi ngày 2 lần, mỗi lần một viên. Ngoài ra có thể thụt hậu môn bằng chất gliceryn cũng có tác dụng thông tiện tạm thời. Nhưng xin chớ uống những viên thuốc đi lỏng mạnh, như sunphat magiê, đại hoàng, sunphat natri ngậm nước, để đề phòng do ruột co bóp của tử cung mà gây sẩy thai hoặc đẻ non.

156. Vì sao sau khi có thai hay đi giải liên tục?

Nhiều phụ nữ sau khi có thai cứ chốc chốc lại thấy đi giải, số lần đi giải tăng gấp nhiều lần so với trước, tâm lý rất buồn phiền, kỳ thực hiện tượng đi giải nhiều là do thai gây ra. Trong thời gian đầu mới có thai, do khoang chậu bị xung huyết, tử cung to lên đẩy bàng quang dịch lên trên nên đã làm bàng quang bị kích thích, gây ra đi giải nhiều. Vào những tháng cuối của thời kỳ mang thai, do đầu thai nhi chúc xuống chui vào hố chậu, đè lên bàng quang, làm bàng quang bị nhỏ lại, vì thế mà đi tiểu nhiều lần. Không nên lo lắng sợ hãi khi thấy mình đi tiểu tiện nhiều sau khi có thai. Đó là hiện tượng sinh lý bình thường. Nếu thấy đi tiểu tiện quá nhiều, có thể uống viên bổ trung ích khí của Đông y, sáng tối mỗi lần một viên có thể làm giảm bớt số lần đi giải. Nhưng cũng cần hiểu rõ một điều, việc đi tiểu tiện nhiều lần là hiện tượng sinh lý, khi đi tiểu tiện không có cảm giác đau buốt.Nếu đi tiểu nhiều, bị niệu cấp, đi giải bị đau buốt thì đó là viêm tiết niệu, phải đi khám và chữa trị.

157. Vì sao mắc hội chứng nằm ngửa trong thời gian có thai? Ngăn chặn như thế nào?

Trong những tháng cuối của thời kỳ mang thai, nếu nằm ngửa trong một thời gian dài, nhất là khi mang thai, thai đôi, thai ba hoặc nước ối quá nhiều, do tử cung to lên đè vào các tĩnh mạch khoang chậu, khiến lượng máu về tim ít đi, lượng máu cung cấp cho cơ thể do tim co bóp cũng vì thế làm giảm đi, gây nên hội chứng nằm ngửa do mang thai, biểu hiện gồm các triệu chứng như váng đầu, hoa mắt, buồn nôn, nôn mửa, mặt trắng bệch, ra mồ hôi trộm, tim đập gấp...bắt mạch thì thấy mạch yếu và huyết áp tụt nhanh. Nếu lượng máu về tĩnh mạch bị nghẽn, sẽ làm cho mạch máu bị thoái hóa đi, vỡ ra và chảy máu, khiến nhau thai rụng sớm.

Để ngăn ngừa phát sinh hội chứng nằm ngửa do mang thai nên thường xuyên thay đổi tư thế nằm hoặc nên nằm nghiêng nhiều hơn, như vậy sẽ giúp ích cho tuần hoàn máu, không những cơ thể không bị hội chứng nằm ngửa mà còn làm giảm áp lực xuống tĩnh mạch của chi dưới, cải thiện được sự tuần hoàn máu ở từng chỗ. Hơn nữa, lượng thức ăn dẫn vào nhau thai ở vị trí nằm nghiêng là tốt nhất, đồng thời cũng có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của thai nhi.

158. Bị cảm khi có thai thì nên làm thế nào?

Sau khi người phụ nữ mang thai, do sức đề kháng bị giảm đi nên rất dễ bị cảm. Thường có hai loại bệnh cảm : một là cảm cúm thông thường, do nhiều virus hoăcj vi khuẩn gây nên nhưng không bị lây, biểu hiện chủ yếu là sốt nhẹ, đau đầu, đau cỏ họng, tịt mũi, chảy nước mũi, toàn thân khó chịu, không muốn ăn...Những người có sức khỏe tốt, thường không cần phải uống thuốc gì, qua 2-3 ngày là khỏi, thường không co ảnh hưởng gì đến với thai nhi. Loại bệnh cảm thứ hai là cảm cúm dịch, gọi tắt là "cúm dịch", do siêu vi trùng cảm cúm gây nên không những hắt hơi, tắc mũi, chảy nước mũi, đau đầu mà còn rét run, sốt cao, đau nhức các khớp toàn thân, bệnh tình khá nặng, thông thường phải 3-4 ngày sau hoặc 1 tuần mới đỡ và có thể làm thai bị dị tật. Vì thế, sau khi bị cảm, ngoài việc phải nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ít ăn các món ăn có tính kích thích hoặc có mỡ ra, phải kịp thời uống thuốc chữa bệnh khi bệnh mới bắt đầu. Cũng có thể uống thuốc aspirin hoặc các loại thuốc giải sốt giảm đau khác nhưng không được uống nhiều, để bớt ra mồ hôi quá nhiều.

159. Các bệnh siêu vi trong thời kỳ mang thai thường có những biểu hiện gì? Phòng tránh như thế nào?

Sau khi có thai, do phải tiêu hao chất dinh dưỡng để nuôi thai nên sức đề kháng của cơ thể người mẹ bị giảm đi dễ bị mắc các bệnh siêu vi trùng. Có nhiều loại bệnh siêu vi trùng còn đường lây bệnh của các loại bệnh này cũng không giống nhau, biểu hiện triệu chứng của từng bệnh cũng khác nhau. Những bệnh hay gặp gồm cúm dịch, virus sởi, viêm gan siêu vi trùng. Nếu bị lây cúm dịch qua đường hô hấp qua những siêu vi trùng bay trong không khí thì phát bệnh rất nhanh, thườngcó những triệu chứng phát sốt, phát rét, đau đầu, đau mỏi các khớp toàn thân...

Nếu bị lây cúm dịch trong mấy tháng đầu mới có thai, thai nhi có thể bị dị tật như dị tật về thần kinh, rách môi, toác hàm, không có mũi...Tuy tỷ lệ trẻ bị dị tật rất thấp nhưng không thể coi thường, nếu bị lây sởi qua đường hô hấp vào vụ đông xuân, thường thấy có các triệu chứng sốt, chảy nước mũi, ho, đau họng...sau khi phát bệnh 24 tiếng đồng hồ, bắt đầu xuất hiện các nốt mẩn đỏ từ mặt lên đến đầu, sau đó lan ra người và tứ chi, rồi các nốt mẩn tự bay hêt trong 2-7 ngày. Loại virus này có thể gây ảnh hưởng tới thai qua nhau thai. Nếu chỉ bị ảnh hưởng nhẹ thì sẽ làm cho thai chậm phát triển, đục thủy tinh thể, cao huyết áp, tim bẩm sinh, viêm não...Nếu bị ảnh hưởng nặng thì sẽ làm sảy thai, đẻ non, chết thai...Nếu bị lây siêu vi trùng viêm gan qua đường tiêu hóa hoặc qua tiêm chung mũi kim thì có thể mắc bệnh viêm gan, triệu chứng đầu tiên là mệt mỏi, không muốn ăn, buồn nôn, nôn mửa, có người còn bị vàng da. Bị viêm gan trong 2-3 tháng đầu mới có thai, đặc biệt là bị viêm gan B, dễ làm thai nhi bị dị tật. Nếu bị mắc bệnh viêm tuyến nước bọt siêu vi trùng qua đường hô hấp thì bệnh phát rất nhanh, người bệnh sẽ bị rét run, sốt đau đầu, nôn mửa ,chán ăn, và bị sưng to một bên hoặc cả hai bên tuyến nước bọt. Nếu mắc bệnh viêm tuyến nước bọt siêu vi trùng, có thể dẫn thai nhi đến tử vong.

Phụ nữ có thai sau khi các bệnh siêu vi trùng này, không những đem lại cho mình nỗi đau khổ to lớn và những tổn hại cho cơ thể mà còn có thể làm cho thai nhi bị dị tật, vì thế phải tích cực phòng tránh, nhất là trong mấy tháng đầu, việc phòng tránh khỏi bị lây các bệnh siêu vi trùng này càng quan trọng hơn.

Do con đường lây của các siêu vi trùng chủ yếu là lây qua không khí và đường hô hấp nên sau khi có thai, phải chú ý giữ vệ sinh môi trường xung quanh, phải bớt đi hoặc không đi vào những nơi công cộng đông người hoặc ngột ngạt, không dùng chung bát, chung đũa để ăn cơm, để làm giảm các cơ hội bị lây. Ngoài ra cũng phải chú ý giữ vệ sinh các nhân, áo quần chăn chiếu phải giặt phơi thường xuyên, không khí trong phòng phải thoang đãng, lưu thông. Để tăng sức đề kháng của cơ thể cong phải tham gia vận động một cách thích hợp. Nếu sức khỏe suy yếu hoặc sống giữa những người bị mắc các loại bệnh siêu vi trùng thì phải tiêm phòng, sẽ gây được tácdụng nhất định đối với việc phòng tránh lây nhiễm hoặc giảm nhẹ sự phát bệnh.

160. Ngôi thai không bình thường hay có biểu hiện gì? Nắn ngôi thai như thế nào?

Ngôi thai là nhân tố chủ yếu quyết định việc sinh đẻ của người phụ nữ có thuận lợi hay không. Nhìn chung ngôi thai bình thường là khi xương chẩm của thai nằm ở vị trí trước xương chẩm của cửa vào hố chậu của người mẹ. Còn tất cả các ngôi thai khác như ngôi hông, ngôi ngang, ngôi lộ mặt, ngôi lộ trán và ngôi chẩm ngang, ngôi chẩm sau v.v... đều là những ngôi thai không bình thường.

Khi thai được hơn 6 tháng, do nước ối tương đối nhiều nên ngôi thai không cố định được, hay bị lệch, chớ vội nắn ngôi thai lại. Sau này , phần lớn số thai bị lệch ngôi đều xoay thành ngôi thuận. Nếu trong khoảng thời gian thai được hơn 6 tháng đến 7 tháng, ngôi thai vẫn chưa thuận thì nên đi nắn lại để tránh bị đẻ khó, gây nguy hiểm cho tính mạng của cả mẹ và con. Các phương pháp nắn cho thuận ngôi thương vẫn được áp dụng gồm:

1) Nằm sấp, chổng mông lên

Nằm khi đói bụng, vừa đi tiểu xong, nới lỏng thắt lưng, hai tay khuỵu xuống giường, dưới ngực lót một chiếc gối, mông chổng lên, đầu gối gập ra sau tạovới đùi thành một góc vuông, mỗi ngày làm 2-3 lần, mỗi lần 10 -15 phút, sau một tuần thì đi kiểm tra lại ngôi thai. Cách làm này có thể giúp cho thai nhi lùi về hố chậu, nhờ trọng tâm của thai nhi thay đổi mà tạo điều kiện cho thai xoay sang ngôi đầu, khoảng 60-70% đạt kết quả tốt.

2) Châm cứu vào các huyệt âm

Để người mang thai ngồi, nới lỏng thắt lưng, đồng thời châm cứu vào hai bên huyệt âm (ở cạnh ngoài ngón chân út, cách móng chân khoảng 1cm) mỗi lần 15 phút, mỗi ngày làm từ 1-2 lần.

3) Dùng thuốc Đông y

Có thể dùng bài thuốc giữ thai vô lo gồm các vị thuốc: đương quy 9 g, xuyên khung 6 g, xuyên bố, dây tơ hồng mỗi thứ 5 g, hoàng kỳ sống, kinh giới, lá ngải sao, chỉ xác, hậu phác sao tẩm, khương hoạt, bạch thược mỗi thứ 4 g, cam thảo 2 g, gừng 3 lát. Hoặc dùng bài thuốc đương quy thược gồm: bạch truật, bạch thược, phục linh mỗi thứ 9 g, trạch tả 6 g, xuyên khung 3 g. Mỗi ngày sắc một thang, chia ra uống làm 2 lần trong ngày, uống liền 3 thang, một tuần sau đi khám lại ngôi thai. Nếu ngôi thai vẫn chưa thuận, có thể uống từ 6 đến 9 thang thuốc, nếu thấy ra máu thì ngừng uống thuốc ngay. Chữa kết hợp cả ba phương pháp trên, hiệu quả sẽ tốt hơn. Nếu ngôi thai vẫn chưa thuận, có thể đến bệnh viện đề nghị bác sĩ xoay lại.

161. Thế nào là chửa trứng? Người bị chửa trứng còn có thể mang thai bình thường được hay không?

Chửa trứng còn gọi là thai bọc, do tế bào tiểu mô có lông tơ tăng sinh, gây thủy thũng về chất giữa các tế bào, bị biến chứng mà thành. lông tơ biến thành các bọng nước to nhỏ không đều, giữa các bọc nước này được nối liền với nhau bằng một cuống nhỏ, tạo thành một chùm nên gọi là thai trứng. Trong 2.000 phụ nữ có thai ở Trung quốc chỉ có một người bị chửa trứng mà trong đó lại có từ 7-16% khả năng là thai trứng ác tính. Cho đến nay người ta vẫn chưa rõ nguyên nhân nào gây ra chửa trứng, có thể liên quan tới những trở ngại về dinh dưỡng, lây nhiễm, di truyền, cơ chế miễn dịch v.v...Biểu hiện lâm sàng của loại bệnh này là phản ứng nghén thấy trên một nửa số phụ nữ chửa trứng thường nặng hơn những người có thai bình thường. Có người còn bị ra máu ở âm đạo, lượng máu ra ít nhưng dai dẳng, liên tục, có lúc có thể chảy máu ồ ạt, có lúc có thể thấy những vật giống như bọng nước trong số máu chảy ra ngoài này. Khi khám phụ khoa, bác sĩ thường phát hiện thấy tử cung to hơn số tháng bình thường. Nồng độ xét nghiệm thai trong nước tiểu quá cao, có biểu hiện dương tính mạnh, kiểm tra ổ bụng bằng siêu âm thì không thấy có phản xạ về hình thế thai, tim thai, thai đạp v.v...Nếu các triệu chứng đã nêu ở trên thì có thể khẳng định là bị chửa trứng.

Sau một lần bị chửa trứng, phụ nữ rất có thể bị chửa trứng tiếp. Có người bị chửa trứng liên tục đến 10 lần, vậy thì sau khi bị chửa trứng có thể có thai bình thường được không? Theo các biểu hiện lâm sàng đã thấy, việc tiếp tục mang thai sau khi bị chửa trứng tuy có thể có những trường hợp không bình thường, nhưng phần lớn vẫn bình thường. Nhiều bác sĩ đã bỏ công ra theo dõi và thực nghiệm lâm sàng một cách tỉ mỉ, lâu dài với các trường hợp này, đã phát hiện ra có khá nhiều nhân tố biến chứng trong một số thai trứng lành tính. Sau khi mổ lấy hết thai trứng, phải dùng hóa liệu triệt khả năng bị lại hoặc có một số trường hợp bị biến chứng thành chửa trứng ác tính phải dùng hóa liệu nhiều lần, nhưng vẫn chưa phát hiện thấy có ảnh hưởng xấu tới việc mang thai, sinh đẻ và sự phát triển của thai nhi, mọi trẻ sinh ra đều bình thường. Vì thế, những phụ nữ đã từng bị chửa trứng không nên lo lắng cho việc sinh đẻ về sau. Tuy vậy, đối với những người đã từng bị chửa trứng, nhất là đối với những người đã từng dùng hóa liệu, phải tránh có thai trong hai năm đầu sau khi vừa bị chửa trứng xong, để tránh gây khó khăn về chuẩn đoán, chữa trị sau khi mang thai.

162. Vì sao phụ nữ có thai hay bị rách màng thai trước? Xử lý thế nào khi bị vỡ nước ối trong mấy tháng đầu?

Trước khi người mang thai chính thức đẻ con, màng thai bị phá rách trước nên có nước ối chảy ra từ cửa mình, được gọi là rách màng thai trước, cũng gọi là "vỡ nước ối sớm". Có 4 nguyên nhân chính làm cho màng thai bị rách trước. Đó là:

1) Khoang hố chậu nhỏ hẹp, bị dị tật và ngôi thai không thuận.

Khi bị tình trạng này, do bộ phận ra trước của thai không vào được hố chậu, không lọt gọn trong khoang hố chậu, bọng nước ối ở phía trước do bị đè vào với những lực không đều nhau nên dễ dẫn đến màng thai bị rách trước.

2) Do áp lực trong lòng tử cung bị tăng lên.

Khi nước ối quá nhiều, lại bị mang thai đôi hoặc mang thai ba, khiến áp lực trong lòng tử cung bị dồn nén lên cao hoặc do mệt mỏi quá độ hay do tử cung co bóp mạnh đột ngột khiến áp lực trong khoang tử cung bỗng nhiên tăng vọt, chèn vào phía cổ tử cung mà làm cho màng thai bị rách trước.

3) Bị tổn thương bên ngoài.

Do ngôi thai không thuận, buộc phải dùng cách xoay thai từ bên ngoài hoặc bị thương ở phần bụng và do giao hợp, có thể làm cho màng thai rách trước.

4) Thành màng nước ối bị dòn gãy.

Do không đủ dinh dưỡng và âm đạo bị viêm, có thể dẫn đến tình trạng nước ối bị viêm khiến thành màng bị dòn nên dễ bị rách màng thai.

Cuống rốn bị rụng là căn bệnh bội nhiễm nặng của việc vỡ nước ối trong mấy tháng đầu có thai,có thể gây tử vong cho thai nhi. Khi vỡ nước ối sớm, cũng có thể do nước ối bị chảy hết, thành tử cung bó chặt lấy thai nhi, gây ảnh hưởng tới tuần hoàn máu của nhau thai, khiến thai nhi bị ngạt trong tử cung, hơn nữa còn có thể làm cho cổ tử cung mở không hết, khiến quá trình sinh đẻ bị kéo dài và gây viêm nhiễm cho tử cung. Cho nên vỡ nước ối sớm rất bất lợi cho người mẹ và thai nhi. Sau khi bị vỡ nước ối sớm, từ trong âm đạo chảy ra một loại dịch thể (tức một loại nước) không màu sắc không mùi vị. Thông thường sản phụ có thể cảm thấy được. Một khi thấy mình bị vỡ nước ối sớm, xin chớ hoang mang bối rối, hãy nằm ngay lên giường, đề phòng cuống rốn nhau thai bị rụng và phải đưa vào bệnh viện ngay. Cho theo dõi chặt chẽ mọi thay đổi của tử cung co bóp như thế nào, tim thai ra sao, quá trình đẻ và nhiệt độ cơ thể. Nếu vỡ nước ối đã từ 12-24 tiếng đồng hồ mà vẫn chưa đẻ thì phải tiêm kháng sinh chống viêm nhiễm. Khi vỡ nước ối đã quá 24 tiếng đồng hồ, có thể dẫn đẻ cho những sản phụ có mang gần 9 tháng.

163. Những nhân tố nào có thể dẫn đến sảy thai?

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên sảy thai, chủ yếu gồm:

1) Sinh hoạt tình dục quá nhiều.

Việc sinh hoạt tình dục liên tục sẽ kích thích khoang chậu của phụ nữ xung huyết, khiến tử cung co bóp nên thường là nguyên nhân chủ yếu gây ra sảy thai.

2) Bào thai kém phát triển.

Do tế bào sinh sản của phía nam hoặc phía nữ không đầy đủ, tuy tạm thụ thai nhưng rốt cục sẽ chết yểu sớm, đây thuộc về " sự đào thải tự nhiên" do việc phát dục kém gây ra. Có một số phụ nữ có thai bị nôn mửa kịch liệt, khiến cơ thể và thai nhi bị thiếu dinh dưỡng mà dẫn đến sảy thai. Ngoài ra, sự khác thường của nhiễm sắc thể không hợp với loại máu của người mẹ, cũng là nguyên nhân sảy thai.

3) Bộ máy sinh dục bị tật bệnh.

Nếu tử cung có vách ngăn dọc, tử cung bị u xơ tử cung, tử cung 2 sừng, cửa tử cung không đóng kín và tử cung phát triển xấu, gây ảnh hưởng đến sự phát triển lớn lên của thai nhi, đều có thể dẫn đến sảy thai. Do các nguyên nhân này làm cho cửa cổ tử cung bị doãng ra hoặc bị tổn thương nặng, thường có thể làm cho màng thai nhi bị vỡ nước ối sớm nên gây sảy thai.

4) Bị ốm

Việc mắc các bệnh lây cấp, chẳng hạn như cảm cúm dịch, sốt rét, thương hàn, viêm phổi... có thể làm cho tử cung của người mang thai co bóp mà gây ra sảy thai; virus hoặc vi trùng có thể xâm nhập tuần hoàn máu qua nhau thai, làm cho thai nhi bị dị tật hoặc tử vong cũng gây nên sảy thai; bị trúng độc thuốc, thiếu vitamin B1 hoặc vitamin E cũng có thể gây sảy thai. Những bệnh mạn tính, chẳng hạn như thiếu máu nghiêm trọng, suy tim đều có thể làm cho trẻ bị ngạt, bị tử vong. Do chất nội tiết oestrogen, thiếu nội tiết tố của tuyến giáp trạng mà gây nên rối loạn nội tiết, cũng là nguyên nhân không kém phần quan trọng gây ra sảy thai. Các nguyên nhân khác như bị thương bên ngoài bụng, phẫu thuật... cũng khiến tử cung co bóp, gắn liền với việc sảy thai.

164. Nên giữ thai như thế nào khi phát hiện thấy có các dấu hiệu sảy thai?

Căn cứ vào thời gian phát sinh ra các vụ sảy thai ở phụ nữ có mang, có thể chia ra thành hai loại: sảy thai sớm và sảy thai muộn. Sảy thai sớm là trường hợp sảy thai trước khi thaui được 12 tuần. Nếu sảy thai trong khoản thời gian sau khi thai đã được 12 tuần trở lên thì được gọi là sảy thai muộn.Căn cứ vào từng giai đoạn khác nhau của quá trình sảy thai, lại có thể chia ra thành sảy thai báo trước, sảy thai quá kỳ, sảy thai vì bệnh và sảy thai theo thói quen.

Để giữ được thai, khi thấy có xuất hiện các dấu hiệu báo trước sẽ sảy thai thì phải lập tức áp dụng các biện pháp giữ thai. Cái gọi là sảy thai báo trước còn gọi là động thai là chỉ trường hợp thai mới có được hai tháng đầu, người phụ nữ cảm thấy đau bụng và mỏi thắt lưng, âm đạo ra một chút máu đỏ tươi hoặc máu nhạt hoặc máu thẫm màu. Máu có thể ra trong mấy tiếng đồng hồ, trong mấy ngày hoặc lâu hơn, khi khám thì thấy kích thước của thân tử cung phù hợp với số tháng mang thai, cửa cổ tử cung chưa mở. Khi thấy có những dấu hiệu báo trước này, biện pháp giữ thai thông thường là phải lên giường nằm nghỉ ngay, cấm tham gia bất kỳ hoạt động gì , cố gắng hạn chế những động tác khám âm đạo không cần thiết, uống một lượng thuốc thích hợp để giảm đau và an thai mà loại thuốc cần uống đầu tiên là thuốc xê tôn hoàng thể. Đó là vì xê-tôn hoàng thể có giúp cho cơ tử cung dãn ra, giảm sức co bóp, bớt phản ứng với các yếu tố bên ngoài, hạn chế sự mẫn cảm của tử cung đang mang thai đối với các nhân tố gây động thai, giúp cho bào thai sinh trưởng phát triển trong tử cung. Nhưng thuốc xê-tôn hoàng thể chỉ phù hợp với những trường hợp động thai khi thai nhi chưa được 3 tháng, trước khi nhau thai chưa hình thành, phát triển đầy đủ mà bị ảnh hưởng bởi các nguyên nhân khiến tử cung bị hưng phấn mạnh mà gây ra. Ngoài ra, dùng vitamin E cũng giúp cho sự phát triển của bào thai, mỗi ngày có thể uống từ 10-20 mg, ngày uống 3 lần.

Nhưng nguyên nhân gây sảy thai rất phức tạp, liệu có giữ được thai không, cũng nhất định phải đến bệnh viện khám xét kỹ càng. Điều này không chỉ vì một số trường hợp, chảng hạn như bào thai có sự khác thường, rất dễ chết yểu trong mấy tháng đầu, không có lợi gì cho việc giũ lại thai hoặc đối với một số phụ nữ có thai, do cơ thể mắc bệnh nặng hoặc do tử cung bị dị tật nặng, hoặc bị u xơ tử cung v.v... việc giữ thai lại chỉ có hại mà không có lợi, hơn nữa khi dùng xê tôn hoàng thể để giữ thai trong mấy tháng đầu còn có thể làm cho trẻ nữ bị nam tính hóa,đường niệu đạo trẻ nam bị nứt v.v...Vì thế, khi phát hiẹn ra trườn g hợp sảy thai có báo trước, xin chớ mù quáng giữ thai lại.

165. Nguyên nhân gây nên trường hợp sảy thai thành thói quen là gì? Nên xử lý như thế nào?

Tự nhiên sảy thai liên tục 3 lần trở lên, hơn nữa cứ đến tháng có thai đó lại sảy thai thì gọi là sảy thai thành thói quen. Đông y gọi là "hoạt thai". Có thể nêu tóm tắt nguyên nhân gây nên sảy thai thành thói quen trên 4 phương diện.

1). Một là: Bào thai phát triển không bình thường.

Nếu tinh trùng hoặc trứng phát triển không tốt hoặc trứng thi tinh phát triển không đầy đủ, làm cho thai không thể phát triển được nữa, dẫn đến sảy thai.

2) Nội tiết tố không điều hòa.

Nếu chức năng của tuyến giáp trạng giảm sút, hoàng thể khong phát huy đầy đủ tác dụng, khiến thai không thể tiếp tục được nữa.

3) Triệu chứng có khác thường.

Tử cung phát triển kém do bẩm sinh, tử cung bị dị tật hoặc tử cug bị u xơ v.v... có thể gây ra sảy thai nhiều lần.

4) Cửa cỏ tử cung không khép kín, bị doãng rộng.

Do phẫu thuật hoặc nạo tử cung nhiều lần khiến cửa cổ tử cung bị doãng rộng ra, thường có thể gây ra sảy thai trong mấy tháng giữa.

Những phụ nữ đã từng sảy thai thành thói quen, sau khi bị sảy thai nên đợi khoảng 6 - 12 tháng sau hãy mang thai lại, để kéo dài thời gian cách quãng phải mang thai, giúp cho niêm mạctử cung sau khi sảy thai được bình phục lại. Còn nếu có thai rồ, phải tìm rõ nguyên nhân phát bệnh ngay khi vừa có thai, áp dụng các biện pháp phòng tránh tương ứng. Trước tiên phải tránh các hoạt động mạnh và những căng thẳng về tinh thần, cấm giao hợp. Nếu chức năng của hoàng thể không đủ thì phải sử dụng thuốc xê-tôn hoàng thể để chữa trị, mỗi ngày uống một lần, mỗi lần uống 20 mg, uống liên tục đến khi thai được 4 tháng, lúc đó nhau thai đã hình thành đầy đủ thì mới dừng thuốc. Nên kết hợp uốn cùng với vitamin E mỗi lần 10 mg, mỗi ngày uống 3 lần. Nếu chức năng của tuyến giáp trạng bị giảm sút, có thể uống viên tuyến giáp trạng hàm lượng 0,03 g, mỗi ngày uống từ 1-2 lần. Nếu cơ thể không có phản ứng gì đặc biệt, có thể uống vào những tháng cuối. Nếu thuộc loại tử cung phát triển khác thường, chẳng hạn như những người bị dị tật ở cổ tử cung như tử cung hai sừng, tử cung có vách ngăn dọc v.v... thì phải dùng phẫu thuật chữa trị khi đang có thai. Đối với những người bị sảy thai vào mấy tháng cuối do cửa cổ tử cung doãng rộng gây ra thì có thể dùng phẫu thuật khâu cửa cổ tử cung lại khi thai được gần 4-5 tháng, để giữ cho thai gần đủ tháng đẻ hoặc đến tháng đẻ. Có thể kết hợp uống thêm Đông y bổ tỳ ở thận, an thai dưỡng huyết, hiệu quả cũng rất cao.

166. Đề phòng đẻ non như thế nào?

Những người ở cữ trong khoảng thời gian mới được hơn 6 tháng hoặc hơn 8 tháng thì gọi là đẻ non. Các cơ quan khí quan của trẻ đẻ non đều phát triển chưa hoàn thiện, cơ năng điều tiết, khả năng sống và sức đề kháng bệnh tật đều kém, vì thế tỷ lệ trẻ bị ốm yếu hay bị bệnh, tử vong cũng rất cao. Cho nên cần hết sức đề phòng đẻ non. Những nguyên nhân dẫn đến đẻ non gồm có:

- Những phụ nữ có thai mắc bệnh lây cấp tính hoặc mắc bệnh mạn tính.

- Bộ máy sinh dục có dị tật hoặc thai có sự khác thường.

- Bị tổn thương bên ngoài, sinh hoạt tình dục quá mức độ, tâm trạng không ổn định và thai nhi bị dị tật bẩm sinh.

Vì thế phải nhằm trúng vào nguyên nhân khác nhau mà phòng tránh đẻ non trên nhiều phương diện.

Trước tiên, phải đi khám thai đúng kỳ hạn, thời gian quy định, tuân thủ các yêu cầu về vệ sinh trong thời kỳ mang thai, chẳng hạn như tránh mệt mỏi quá độ, cấm sinh hoạt tình dục sau tháng thứ 7, tích cực chữa trị hội chứng nghén thì có thể hạn chế được đẻ non.

Khi thấy các triệu chứng báo trước về việc đẻ non, chẳng hạn như tử cung co bóp không theo một quy luật nào thì phải nằm xuống giường nghỉ ngơi, chớ nên lo lắng nghĩ ngợi quá, cũng có thể uống thuốc làm giảm sự co bóp của tử cung hoặc uống thuốc trấn tĩnh với liều lượng thích hợp. Dùng thuốc tiêu, viên loại 25 mg, cứ 4 tiếng đồng hồ uống một lần, có thể khống chế có hiệu quả sự co bóp của tử cung hoặc kéo dài thời gian mang thai cho đến khi thai nhi hoàn thiện. Thế nhưng việc dùng các loại thuốc này lại có tác dụng hạn chế sự trao đổi chất của các tế bào, nên phải hết sức thận trọng khi sử dụng.

Có thể uống thuốc Đông y theo chỉ dẫn của thầy thuốc với cácvị thuốc: dây tơ hồng, đỗ trọng, tang ký sinh, xuyên đoạn v.v...cũng có tác dụng an thai chống đẻ non. Nếu vì cửa tử cung có vết rách cũ hoặc bị doãng ra thì phải vào viện sớm, làm phẫu thuật đặt vòng tử cung, đó là một biện pháp hữu hiệu.

167. Xử lý thế nào khi ra máu trước khi đẻ?

Khi phát hiện thấy ra máu trước khi đẻ nên tìm rõ nguyên nhân, sớm có những biện pháp chữa trị hữu hiệu. Nguyên nhân gây chảy máu trước khi đẻ hay gặp nhất là do nhau thai nằm ở phía trước và nhau thai rụng sớm.

Nếu lượng máu ra ít, thai mới được hơn 8 tháng thì phải cố gắng giữ cho thai sống tới khi thai nhi ra đời, phải nằm lên giường nghỉ ngơi, uống thuốc cầm máu với liều lượng thích hợp và phải theo dõi chặt chẽ tình hình ra máu. Chú ý ghi rõ lượng máu ra từ âm đạo, đồng thời cũng còn phải theo dõi độ cao của đáy tử cung và tình trạng chảy máu trong.

Nếu lượng máu ra nhiều, phải đưa gấp vào viện, trước hết cho tiếp máu ngay để cấp cứu, rồi căn cứ vào nguyên nhân phát sinh mà áp dụng các biện pháp khẩn cấp, không được để sản phụ đợi ở nhà, càng không được sử dụng thuốc cầm máu một cách bừa bãi, để tránh mất đi cơ hội chữa trị, gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.

168. Chửa ngoài dạ con xảy ra như thế nào? Thường có những triệu chứng gì?

Trong điều kiện bình thường, trứng của người mẹ và tinh trùng của người nam gặp và kết hợp với nhau trong ống trứng thì gọi là trứng thụ tinh, ba bốn ngày sau thì trứng về đến khoang tử cung, cấy vào niêm mạc tử cung và phát triển lớn lên ở đó cho đến khi đủ tháng thì ra đời.

Nếu trứng thụ tinh dừng lại ở một chỗ nào đó ở ngoài khoang tử cung, rồi phát triển lớn lên ở chỗ đó thì gọi là chửa ngoài dạ con, y học gọi là "chửa sai vị trí".Các vị trí chửa ngoài dạ con có thể là ở ống dẫn trứng, cũng có thể chửa ở buồng trứng, ở chỗ dây chằn rộng hoặc ổ bụng hay gặp nhất là chửa ở ống dẫn trứng chiếm trên 95% trong các ca chửa ngoài dạ con là do ống dẫn trứng bị viêm khiến lòng ống dẫn trứng bị dính liền lại, bị biến dạng đi và lòng ống dẫn trứng bị thu nhỏ lại, làm cho rứng thụ tinh bị cản lại khi đi qua, vì thế dẫn đến tình trạng chửa ngoài dạ con. Một nguyên nhân nữa là do ống dẫn trứng phát triển kém hoặc bị dị tật do khối u của các khí quan trong khoang chậu đè vào mà gây ra và có cả nguyên nhân trứng thụ tinh bị tuột ra ngoài tức sau khi một vòi trứng đưa trứng vào thụ tinh, trứng thụ thai bèn tuột ra ngoài sang ống dẫn trứng phía bên kia, tất cả đều gây nên tình trạng chửa ngoài dạ con; một lý do khác như việ phẫu thuật ống dẫn trứng sẽ làm cho lòng ống hẹp lại, ảnh hưởng đến quá trình đưa trứng thụ tinh vào, cũng là một nguyên nhân dẫn đến chửa ngoài dạ con.

Triệu chứng của chửa ngoài dạ con có liên quan đến vị trí trứng thụ thai cấy vào. Vị trí cấy trứng khác nhau thì biểu hiện của triệu chứng cũng khác nhau. Nhìn chung chửa ngoài dạ con có mấy triệu chứng chủ yếu sau:

1) Tắt kinh: Đây là biểu hiện thông thường của việc mang thai lúc ban đầu, có lúc còn cảm thấy buồn nôn, nôn mửa. Có người sau khi tắt kinh còn bị ra máu thất thường, máu màu đỏ tươi.

2) Đau bụng: Đây là triệu chứng chính của ca chửa ngoài dạ con, phần lớn sau khi tắt kinh bèn cảm thấy một bên bụng dưới bị cương đau âm ỉ. Nếu ống trứng bị vỡ rách thì đột nhiên cảm thấy bụng đau như dao cắt. Nếu do ống dẫn trứng bị vỡ rách ra hoặc bị sảy thai, máu sẽ chảy vào ổ bụng, kích thích bàng quang hoặc trực tràng, có thể gây đi tiểu tiện liên tục và muốn đi đại tiện. Khi máu chảy đến phần bụng trên sẽ kích thích dạ dày gây đau dạ dày, kích thích cơ hoàn cách sẽ gây đau xương bả vai theo phản xạ. Thường do đau bụng mà bệnh nhân đột nhiên cáu bẳn, còn kèm theo cả đau đầu, hoa mắt, sắc mặt trắng bệch, mồ hôi trộm ra đầm đìa, khi nặng còn bị hôn mê. Loại đau bụng này không những sợ bị ấn tay vào mà ngay cả thở cũng phải kiềm chế trong lồng ngực, không dám thở động đến bụng sợ bị đau. Nếu ra máu quá nhiều thì sẽ bị choáng. Khi thấy có các triệu chứng này, nếu đã từng có tiền sử bị viêm khoang chậu mạn hoặc không có thai thì khả năng là bị chửa ngoài dạ con.

169. Phòng chữa căn bệnh chửa ngoài dạ con như thế nào?

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh chửa ngoài dạ con là do ống dẫn trứng bị viêm.Vì thế muốn ngăn chặn tình trạng chửa ngoài dạ con, điều chủ chốt nhất là phải tích cực điều trị bệnh viêm khoang chậu và chứng viêm ống dẫn trứng; cần chú ý giữ gìn vệ sinh trong thời kỳ kinh nguyệt, sau khi đẻ, trong thời kỳ cho con bú, làm tốt sinh đẻ có kế hoạch, giảm số lần phẫu thuật vì thai; chống viêm nhiễm sau khi đẻ và sau khi sảy thai. Tất cả các biện pháp này đều là các biện pháp trọng yếu phòng chống khỏi bị chửa ngoài dạ con.

Nếu đã bị chửa ngoài dạ con thì có thể chữa trị bằng cách kết hợp cả Đông, Tây y. Khi thai ngoài dạ con còn chưa bị vỡ ra, phôi thai vẫn còn sống, có thể lấy bột rễ cây quất lâu (tên vị thuốc Đông y) loại bỏ phôi thai. Nếu thai đã bị vỡ ra, người mẹ bị sốc thì phải nhanh chóng tiếp máu, tiếp nước và cho thở ôxy, giữ ấm, đồng thời có thẻ sắc cho uống loại thuốc hoạt huyết hóa ứ của Đông y, chẳng hạn như đan sâm 30 g, xích thược 12 g, nhân hạt đào 10 g, cây một dược 10 g, nhũ hương 10 g. Nếu bệnh nhân không tỉnh lại được thì phải mổ ngay. Nếu thai mới bị vỡ, máu ra ít, không có hiện tượng bị sốc nhưng có khả năng ra máu tiếp thì có thể cho thêm ngân hoa, liên kiều vào bài thuốc Đông y đã nêu ở trên, để thanh nhiệt, giải độc, chống viêm nhiễm. Nếu bệnh tình vẫn không chuyển, có thể đưa vào mổ. Nếu thai nhi bị vỡ đã khá lâu, tạo thành cục trong khoang bụng, thì có thể uống bài thuốc Đông y hoạt huyết hóa ứ (tức lưu thông máu, tan u cục) và bổ khí dưỡng âm, gồm đan sâm 15 g, xích thược 12 g, tam lăng 10 g, nga truật 10 g, nhân hạt đào 10 g, hoàn kỳ 10 g, đan sâm 10 g, mạch đông 12 g, tất cả đều cho vào ấm sắc lấy nước uống, có tác dụng tiếp thêm nước, chống viêm nhiễm. Nếu bị viêm khoang chậu nặng mà không chữa được, đồng thời muốn triệt để thì dùng phẫu thuật cắt bỏ.

170. Thai già tháng mà chưa sinh nở có hại gì?

Những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng một lần, nhưng có thai vượt quá kỳ đẻ 2 tuần hoặc lâu hơn, có nghĩa là mang thai đã trên 294 ngày mà vẫn chưa đẻ thì gọi là " thai già tháng" (trong dân gian vẫn thường gọi là "chửa trâu").

Khi bị mang thai quá lâu, nhau thai của những thai già tháng sẽ bị lão hóa dần, mạch máu bị tắc, máu chảy chậm dần, chức năng của nhau thai dần dần suy giảm, không thể tiếp tục cung cấp dinh dưỡng và ôxy cho thai nhi, rất hại đến sự sinh trưởng của trẻ. Nếu bị thiếu ôxy trong một thời gian dài, trẻ có thể chậm lớn hoặc không lớn được nữa. Nó cũng có thể làm cho lực của trẻ phát triển chậm hoặc phát triển kém đi do các tổ chức não bị thiếu ôxy gây ra. Nếu bị nặng thì chức năng của nhau thai bị suy thoái, có thể làm trẻ bị chết ngạt trong tử cung.

Còn nếu chức năng nhau thai của những thai già tháng vẫn chưa bị ảnh hưởng gì, thai nhi vẫn tiếp tục lớn, có khi có thể tạo nên những thai cực đại, đầu thai quá to, xương sọ quá cứng, khi đẻ đầu thai không còn khả năng đàn hồi, khiến thai chui ra ngoài theo đường sản đạo rất khó khăn, dễ gây chảy máu trong sọ thai nhi và gây tổn thương đường sản đạo của cơ thể mẹ...

Vì thế, sau khi thấy thai đã quá kỳ sinh nở, phải vào ngay bệnh viện, để y bác sĩ theo dõi tình trạng của thai nhi, đồng thời áp dụng các biện pháp phù hợp dẫn thai ra hoặc nghiên cứu xem có cần mổ đẻ không. Khi đẻ cần chuẩn bị đầy đủ mọi phương tiện dụg cụ cấp cứu trẻ sơ sinh, không được chờ đẻ một cách mù quáng.

171. Vì sao lại bị chết thai? Sau khi thai chết người mẹ có những hiện tượng gì?

Thai đã được trên 6 tháng, chết trong tử cung, gọi là thai chết. Có 4 nguyên nhân chính dẫn đến thai bị chết. Đó là :

1. Cuống rốn không bình thường, chẳng hạn như cuống rốn bị xoắn, bị đè vào v.v...

2. Nhau thai bị đẩy về phía trước hoặc nhau thai rụng sớm, khiến thai nhi có thể bị chết do thiếu máu, thiếu ôxy.

3. Thai nhi bị dị tật nặng.

4. Chức năng của nhau thai bị suy giảm, do nhau thai ảnh hưởng của thai già tháng của hội chứng cao huyết áp, của bệnh cao huyết áp, bệnh đái đường, bệnh viêm thận v.v... mà không cung cấp đủ ôxy cho thai nhi, làm thai nhi bị chết ngạt.

Sau khi thai chết, cảm giác đầu tiên mà người mẹ nhận biết là không thấy thai đạp nữa, bụng sụt xuống thấp, đồng thời có thể có một ít máu đen từ âm đạo chảy ra. Nếu thai chết đã lâu, người mẹ thường có cảm giác chán ăn, toàn thân không còn sức lực, buồn nôn, nôn mửa, ghê lạnh, mồm hôi, từ âm đạo chảy ra chất như mủ. Nếu bản thân kiểm tra tỉ mỉ, sẽ thấy đầu vú chảy xuống, có ít dịch sữa tiết ra; độ cao của đáy tử cung khong còn cao như trước nữa, cũng không thấy vòng bụng to lên, thậm chí còn nhỏ hơn trước, sờ không thấy ngôi thai, cũng không có cảm giác thai đạp.

Nếu thấy có hững hiện tượng bất thường này thì có khả năng là thai đã chết nên vào ngay bệnh viện, sớm xử lý kịp thời.

172. Thế nào là thai có độ nguy hiểm cao? Những tình trạng nào thai có độ nguy hiểm cao?

Việc những thai gây độ nguy hiểm cao tới người mẹ, thai nhi, trẻ sơ sinh đều được gọi là thai có độ nguy hiểm cao. Người phụ nữ có chửa mang những nhân tố có độ nguy hiểm cao thì gọi là người chửa có độ nguy hiểm cao, thai nhi là thai nhi có độ nguy hiểm cao, trẻ sơ sinh là trẻ có độ nguy hiểm cao.

Có nhiều nhân tố gây nên thai có độ nguy hiểm cao. Những thai trong các trường hợp dưới đây, thuộc nhóm những thai có độ nguy hiểm cao. Đó là :

- Có thai trước tuổi 18 hoặc sau tuổi 35.

- Trong thời gian mang thai còn bị kèm theo các bệnh cao huyết áp, bệnh tim, bệnh thận, bệnh viêm gan nặng, bệnh đái đường, bệnh cơ năng sinh lý của tuyến giáp trạng hoạt động quá mức bình thường, bệnh viêm ruột thừa cấp, bệnh lao phổi có tính phát triển rộng.

- Đã từng có tiền sử sinh đẻ không bình thường, chẳng hạn như chửa ngoài dạ con, sảy thai thành thói quen hoặc đẻ non, chết thai, đẻ khó, bị dị tật hoặc trẻ mới sinh ra thì chết. Khi mang thai lần sau này thì xuất hiện tình trạng không bình thường của thai, chẳng hạn như nước ối quá nhiều hoặc quá ít, ra máu trước khi đẻ, bị hội chứng cao huyết áp thai nghén, thai đôi, chửa già tháng, lệch ngôi thai, hẹp khoang chậu, thai cực đại, nhóm máu của mẹ và con không hợp nhau và thai phát triển chậm; tiếp xúc với tia phóng xạ quá nhiều trong khi đang mang thai, tiếp xúc với chất độc hóa học hoặc uống quá nhiều thuốc, rượu mạnh gây ảnh hưởng tới thai hoặc bị nhiễm virus gây bệnh.

173. Chăm sóc những phụ nữ mang thai có độ nguy hiểm cao như thế nào?

Những phụ nữ mang thai có độ nguy hiểm cao có tỷ lệ trẻ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong cao hơn những phụ nữ mang thai bình thường. Các chuyên gia ở Trung Quốc đã thống kê rằng số người mang thai có độ nguy hiểm cao chỉ chiếm 10-20% tổng số những người mang thai nhưng 70-80% tỷ lệ trẻ mắc bệnh và tỷ lệ trẻ tử vong xung quanh kỳ đẻ (tính từ 6 tháng trở ra cho đến sau khi đẻ một tuần) và 60% các ca phẫu sản đều xảy ra ở những phụ nữ mang thai có độ nguy hiểm cao. Tỷ lệ bị đẻ non, nhẹ cân và mắc bệnh ở hệ hô hấp cũng cao gấp hai lần những người đẻ bình thường. Theo tổng kết của thành phố Tô Châu năm 1083, số người mang thai có độ nguy hiểm cao chiếm 23,5% tổng số người có thai, trong đó tỷ lệ tử vong xung quanh kỳ đẻ cao gấp 6,6 lần những người mang thai bình thường. Có thẻ thấy rằng làm tốt việc chăm sóc những phụ nữ mang thai có độ nguy hiểm cao là hết sức quan trọng đối với an toàn của người mẹ và đứa trẻ.

Sau khi những phụ nữ mang thai có độ nguy hiểm cao vào nằm viện, ngoài việc điều trị đúng vào các nguyên nhân bệnh tật còn về mặt chăm sóc trước tiên phải bố trí ngỉ ngơi ở một nơi yên tĩnh, dễ chịu và phải luôn luôn nằm nghiêng, để giúp ích cho việc tuần hoàn máu của nhau thai và cung cấp ôxy cho thai nhi.

Về mặt ăn uống, phải cho ăn các chất dinh dưỡng cao, có nhiệt lượng cao, giàu đạm và bổ sung đủ các chất vitamin, chất sắt, chất canxi, để nâng cao tình trạng dinh dưỡng của người bệnh, thúc thai nhi lớn lên. Định kỳ kiểm tra tiếng tim thai (bình thường cứ mỗi phút đạp từ 120-160 lần), kiểm tra tiếng thai đạp (bình thường cứ một tiếng đồng hồ thai đạp 3-5 lần), tốt nhất là nên ghi lại số lần thai đạp trong 12 tiếng đồng hồ.Nếu số lần tim thai đập quá nhanh hoặc quá chậm, hoặc không đúng nhịp, tiếng tim thai yếu đi, đều chứng tỏ chức năng nhau thai đã bị suy giảm. Mỗi tiếng đồng hồ thai đạp không đến 3 lần, chứng tỏ thai có thể bị thiếu ôxy nên kịp thời báo cho bác sĩ để kịp xử lý.

174. Tình trạng nào thì phải mổ đẻ?

Những người có thai từ sáu tháng rưỡi trở lên, phải phẫu thuật mổ tử cung để lấy thai nhi và nhau thai ra thì gọi là phẫu sản (tức mổ đẻ). Có sản phụ vừa mới đau đẻ đã đề nghị mổ đẻ, nói rằng có làm như vậy mới giúp cho con trẻ bớt phải chịu tội; cũng có sản phụ vừa nghe thấy phải mổ đẻ thì sợ mất mật, không dám vào mổ đẻ. Thực ra, việc phẫu sản có đặc trưng riêng gồm.

1.Về đường sản đạo: Những người phải phẫu sản là những người có xương chậu nhỏ hẹp, xương chậu bị biến dạng, đường sản đạo mềm bị bít lại (chẳng hạn như có khối u ung thư ở khoang chậu và âm đạo, âm đạo bị dính liền lại), người meệ sinh con lần đầu ở độ tuổi đã cao từ 35 tuổi trở lên nên tử cung bị cứng không mở rộng ra được...đều cản trở thai nhi chui qua âm đạo.

2. Sức đẻ không bình thường: Tử cung không có sức co bóp, ca đẻ kéo dài, đã dùng nhiều biện pháp xử lý mà không có kết quả, gây nguy hại nghiêm trọng cho cả mẹ và con .

3. Thai nhi không bình thường: Ngôi thai lệch (gồm những sản phụ đẻ lần đầu bị ngôi thai ngược khi đã đủ tháng, những sản phụ đã từng sinh đẻ vẫn bị ngôi thai ngược kèm theo nước ối quá nhiều hoặc nước ối đã ra hết, những sản phụ đẻ lần đầu khi tuổi đã cao mà ngôi thai là mông đứa trẻ ra trước hoặc ngôi thai mặt...), thai cực đại, thai nhi bị ngạt trang tử cung đã gắng cứu chữa vẫn vô hiệu, những người cao tuổi đẻ lần đầu đã từng bị chết thai khi đẻ.

4. Các tổ chức kèm theo thai có sự bất thường như: Nhau thai ở phía trước, nhau thai tách ra sớm cùng lúc với việc ra máu ồ ạt trước khi đẻ, cuống rốn đã rời ra nhưng thai nhi còn sống.

5. Mắc chứng bội nhiễm thai: Đó là những người bị hội chứng cao huyết áp nặng đã từng chữa trị mà không khỏi; những người vừa mang thai vừa bị bệnh tim muốn đẻ sớm nhưng không thể tự đẻ bằng đường âm đạo; những người đã từng mổ đẻ hoặc có vết sẹo mổ ở bụng chưa được 2 năm hoặc sau khi mổ xong đã từng bị viêm hay bị loét rách vét mổ, thế mà lần mang thai này lại có các yếu tố khác bất lợi cho việc sinh đẻ bằng âm đạo...Để đảm bảo tính mạng và an toàn cho cả mẹ lẫn con, tất cả các trường hợp nêu trên đều phải mổ đẻ.

175. Làm giảm bớt được cơn đau khi đẻ

Khi đẻ, do tử cung co bóp mạnh mà gây nên những trận đau bụng dữ dội. Muốn giảm bớt được cơn đau đẻ trước tiên phải gạt bỏ mọi lo lắng và sợ hãi về tư tưởng. Việc sinh đẻ vốn là việc dưa chín đến ngày rụng cuống, nếu lo sợ quá mức sẽ làm cho cơn đau nặng thêm. Khi bắt đầu đẻ, có thể áp dụng mấy biện pháp giúp giảm nhẹ cơn đau như sau:

1. Thở sâu: Khi tử cung bắt đầu co bóp, làm động tác hít thở sâu vào bụng, tử cung càng co bóp mạnh càng hít thở sâu hơn, cho đến khi tử cung ngừng co bóp thì ngừng lại.

2. Xoa ấn tay vào thành bụng: Để đẩy nhanh quá trình đẻ ban đầu, lấy hai tay xoa ấn nhẹ vào bụng, chú ý kết hợp động tác xoa ấn với thở sâu.

3. Cách ấn: Khi bác sĩ thông báo tử cung đã mở hết còn 1-2 giờ đồng hồ nữa thì đúng vào lúc tử cung co bóp, lấy tay hoặc nắm tay ấn vào những chỗ khó chịu như thắt lưng, trên khớp mu, cánh chậu.

4. Cách rặn đẻ: Sau khi rặn đẻ ở sản trình 2, dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, có thể vận hết áp lực của bụng rặn dồn xuống dưới, để đẩy nhanh quá trình đẻ, như vậy rút ngắn được thời gian đẻ, giảm được đau đớn.

176. Vì sao đau bụng sau khi đẻ. Xử lý như thế nào?

Có một số phụ nữ, trong 3-4 ngày đầu sau khi đẻ vẫn thấy bụng dưới đau dồn từng cơn, khi đau dữ còn có thể sờ thấy hoặc nhìn thấy tử cung nhô lên, hơi cứng, đồng thời máu đẻ ra nhiều hơn. Khi cho trẻ bú, có thể cảm thấy đau rõ hơn.Y học gọi là đau co bóp tử cung sau khi đẻ. Tình trạng này thường hay gặp ở những phụ nữ đẻ con dạ hoặc sản cấp. Việc tử cung co bóp mạnh đã làm cho các chùm dây thần kinh ở thành tử cung bị ép vào, tổ chức tử cung bị thiếu máu, thiếu ôxy, vì thế dẫn đến đau bụng.

Khi cho bú, tử cung co bóp càng rõ hơn, cho nên càng đau nhiều hơn. Ngoài ra, nếu trong tử cung vẫn còn máu cục hoặc những miếng màng thai còn sót lại nhau thai, cũng có thể dẫn đến đau co bóp tử cung sau khi đẻ kèm theo chảy máu. Cơn đau thường xuật hiện vào ngày đầu tiên sau khi đẻ, sau đó giảm dần và hết hẳn.

Thường không cần phải xử lý gì khi bị đau co tử cung. Nếu đau quá không chịu được, có thể chườm bụng bằng túi nước nóng, cơn đau có thể giảm bớt. Có thể uống một chút rượu màu pha với đường phèn, nước sơn tra pha đường phèn hoặc ăn hột sơn tra cũng có hiệu quả.

177. Thế nào là tử cung không hồi phục lại đầy đủ sau khi đẻ? Xử lý như thế nào?

Sau khi sản phụ sinh con xong, thường trong khoảng 10-14 ngày, tử cung đã co về chui vào trong hố chậu. Lúc này không còn sờ thấy tử cung ở dưới bụng nữa. Nếu sau khi đẻ, tử cung vẫn chưa co về và trở lại vị trí cũ trong khoảng thời gian đã nêu, thì gọi là tử cung không hồi phục lại đầy đủ.

Việc tử cung hồi phục trở lại trạng thái cũ nhanh hay chậm, tuy có liên quan tới độ tuổi, số lần đẻ, tình trạng sức khỏe toàn thân, quá trình đẻ nhanh hay chậm và liệu có sữa hay không nhưng nguyên nhân dẫn tới việc tử cung không hồi phục đầy đủ chủ yếu là do niêm mạc tử cung không bong hết, có lúc có thể ra nhiều máu, đau thắt lưng, bụng dưới trướng đầy, thời gian ra máu đẻ kéo dài hoặc bạch đới ra nhiều, thể tích tử cung lớn nhưng mềm...Nếu không kịp thời chữa trị thì sẽ làm co tử cung bị thay đổi trạng thái mãi mãi, hơn nữa còn làm cho lượng kinh nguyệt ra nhiều hơn, kỳ kinh kéo dài ra. Vì thế nên liểm tra tìm nguyên nhân, tích cực chữa trị. Có thể uống cao ích mẫu để tăng cường khả năng co lại của tử cung; Nếu bị viêm, co thể lựa chọn dùng loại kháng sinh thíc hợp. Nếu tử cung ngả ra đằng sau nên nằm úp sấp mỗi ngày hai lần, mỗi lần từ 10-15 phút. Khi nghi ngờ còn sót nhau thai, phải đến bệnh viện khám và nạo tử cung.

178. Bị viêm nhiễm trong thời kỳ ở cữ là thế nào? Phòng chữa ra sao?

Viêm nhiễm sau khi đẻ cũng gọi tắt là sốt sản hậu hay sốt ở cữ là một căn bệnh khá nặng trong thời gian ở cữ. Người phụ nữ sau khi sinh con xong, do có bề mặt sát thương rộng ở những chỗ nhau thai áp vào trong khoang tử cung, cơ sản đạo bị tổn thương nhiều hoặc ít khi thai nhi chui ra,do có một khối lượng lớn máu đẻ chảy qua sản đạo ra ngoài trong thời gian tử cung hồi phục lại sau khi đẻ, do quá trình kéo dài hoặc bị ra nhiều máu, khiến sức đề kháng của toàn thân yếu đi, vì thế làm cho vi khuẩn vốn ẩn náu trong âm đạo hoặc xâm nhập từ bên ngoài vào dễ sinh sôi phát triển, khiến bộ máy sinh dục bị viêm nhiễm dẫn đến mắc bệnh sốt sản hậu.

Khi bắt đầu bị viêm, thường những chỗ bị sát thương sẽ viêm trước. Nếu bị viêm ở âm hộ hoặc âm đạo thì có thể xuất hiện tình trạng tấy đỏ, đau rát từng chỗ, còn toàn thân phản ứng nhẹ. Nếu bị viêm trong tử cung, thường sau khi đẻ khoảng 2-5 ngày thì sản phụ bắt đầu sốt, đau đầu, toàn thân khó chịu và bụng dưới đau tức, máu đẻ ra nhiều và có mùi. Nếu kéo dài sẽ trở thành bệnh viêm các tổ chức ở hai bên tử cung, sẽ sốt liên tục kéo dài, hai bên tử cung đau tức. Nếu phát triển thành viêm màng bụng thì ngoài sốt cao còn bị rùng mình, vùng bụng bị đau dữ dội và trướng đầy. Nếu chuyển sang chứng bại máu thì bệnh tình càng nặng, nếu không kịp thời chữa chạy có thể nguy đến tính mạng. Đối với bệnh sốt sản hậu, việc phòng chống sẽ tốt hơn việc chữa trị. Nên bắt đầu phòng chống từ khi có thai bằng cách tăng cường dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, thường xuyên khám sản, đề phòng đẻ khó, giảm bớt sát thương do mổ đẻ hoặc đẻ thường.

Vào cuối thời kỳ mang thai, cần tránh tắm ngâm người trong bể tắm và tránh sinh hoạt tình dục. Khi đẻ, chú ý chống viêm, sau khi đẻ phải giữ vệ sinh sạch sẽ, những người bị rách cửa mình phải chú ý giữ sạch hội âm. Đương nhiên,nhân viên đỡ đẻ vô trùng là điều quảntọng hơn. Nếu đã bị viêm, có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc thuốc tiêu độc hạ sốt của Đông y. Đồng thời nằm theo tư thế nửa nằm nửa ngồi, để khoanh vùng chỗ viêm nằm trong khoang chậu, máu đẻ dễ thoát ra ngoài và nên uống nhiều nước, thức ăn phải giàu chất dinh dưỡng và dễ tiêu hóa.Qua tích cực chữa trị và chăm sóc, phần lớn sản phụ mắc bệnh này đều qua khỏi.

179. Vì sao sau khi đẻ lại ra nhiều mồ hôi? Cần chú ý những gì?

Sau khi đẻ, cơ thể sản phụ ra rất nhiều mồ hôi, nhất là lúc ngủ hay vừa tỉnh dậy; mồ hôi ra càng nhiều, thậm chí ra ròng ròng vào mùa hè, khiến quần áo ướt đẫm. Vì sao sau khi đẻ sản phụ lại ra nhiều mồ hôi như vậy? Đó là bởi vì trong thời kỳ mang thai, cơ thể sản phụ tích trữ khá nhiều nước, đến lúc ở cữ, chức năng bài tiết của da hoạt động mạnh. Cho nên ra nhiều mồ hôi sau khi đẻ là hiện tượng sinh lý bình thường, không cần phải lo lắng.

Việc ra nhiều mồ hôi sau khi đẻ tuy là hiện tưọng sinh lý bình thường, nhưng phải quan tâm chăm sóc. Trước tiên, buồng nghỉ của sản phụ phải ấm nhưng không được nóng nhưng phải thoáng, lưu thông không khí nhưng không được quá mát, càng cần tránh để gió thổi qua đầu giường hoặc dùng quạt trực tiếp vào. Quần áo, chăn đắp cũng không được quá dày. Khi mồ hôi ra nhiều nên thường xuyên thay quần áo. Có thể lấy khăn mặt lau khô người hoặc dùng nước ấm lau người, như vậy có thể chống bị cảm.

180. Vì sao sau khi đẻ hay bị đi tiểu khó? Khi bị đi tiểu khó thì làm thế nào?

Vào những tháng cuối của thời kỳ mang thai, cơ thể người sản phụ tích trữ một lượng nước khá lớn. Sau khi đẻ, một phần được bài tiết qua da từ tuyến mồ hôi, một phần qua thận đi tiểu ra ngoài. Cho nên sau khi sinh con, người sản phụ vừa nhiều mồ hôi, vừa đi tiểu nhiều. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Nhưng cũng có một số sản phụ, đặc biệt là những sản phụ sinh con so, có thể đi tiểu khó khăn. Đó là vì:

1. Quá trình đẻ kéo dài: Do quá trình đẻ kéo dài, bàng quang do bị thai chèn trong thời gian dài mà bị xung huyết, sưng phù, thậm chí màng dính lại rồi ra máu, làm ảnh huởng đến sự co bóp của cơ bàng quang, khiến chức năng của bàng quang mất điều hòa mà đi tiểu khó khăn.

2. Do thành bụng nhão chảy ra sau khi đẻ: Sau khi đẻ, thành bụng trở nên lỏng lẻo, khoảng trống trong thành bụng to lên, khiến dung lượng của bàng quang cũng phình thêm. Bàng quang không chịu được áp lực bên trong. Khi dung dịch nước tiểu quá nhiều, sức căng của bàng quang càng bị đè xuống, khả năng cảm thụ càng kém, khi nước tiểu bị giữ lại thì không buồn đi tiểu.

3. Bộ phận hội âm bị tổn thương: Do bộ phận hội âm bị rách, đau, có thể khiến cho cơ vòng của niệu đạo bị co giật, tiến tới đi tiểu khó khăn.

4. Thói quen thay đổi khác đi: Sau khi đẻ, sản phụ phải nằm ngửa khi đi tiểu tiện hoặc tiểu tiện trên giường, có sản phụ khó khăn với kiểu này, vì thế tinh thần căng thẳng, cũng có thể gây ra đi tiểu khó khăn.

Biện pháp tốt nhất để phòng chữa đi tiểu khó là sau khoảng 6-8 tiếng đồn hồ sau khi đẻ, hãy đốc thúc sản phụ đi tiểu, không được đến khi buồn đi tiểu mới đi. Nếu không quen nằm trên giường đi tiểu,có thể đỡ sản phụ dậy đi tiểu ngồi. Nếu sản phụ không thể tự đi tiểu được, có thể lấy túi nước nóng chườm vào bụng dưới hoặc dùng nước nóng xông rửa bộ phận âm hộ và xung quanh niêm đạo. Lấy tay ấn vào bụng dưới, dùng kim châm cứu hoặc dùng điếu ngải khô cứu trên các huyệt Quan nguyên, Khí hải, Trung cực.

Sau khi dùng những phương pháp trên, nếu vẫn chưa đi tiểu được, cần dùng ống dẫn nước tiểu ra ngoài và để như vậy trong 1 ngày tròn, đợi hết phù không còn xung huyết, độ căng của bàng quang trở lại bình thường thì có thể tự đi giải được.

181. Nguyên nhân nào có thể dẫn đến chảy máu sau khi đẻ?

Khi đẻ bình thường, lượng máu mất đi thường vào khoảng 50-200 ml. Nếu ra máu quá 400 ml trong 24 tiếng đồng hồ sau khi đẻ thì gọi là xuất huyết sản hậu thời kỳ đầu. Nếu ra máu ồ ạt sau thời gian 24 tiếng đồng hồ sau khi đẻ thì gọi là xuất huyết sản hậu thời kỳ cuối.

Chủ yếu có mấy nguyên nhân dẫn đến chảy máu sau khi đẻ, đó là: Tử cung yếu, co bóp không hết, mạch máu trên các vùng bị sát thương mở ra, dẫn đến chảy máu liên tục. Tình trạng này chiếm 70-75% số sản phụ bị chảy máu sau khi đẻ. Ngoài ra còn bị sót mảnh nhau thai, gây ảnh hưởng đến sức co bóp của tử cung hoặc do đường sản đạo mềm bị tổn thương hoặc vết mổ đẻ chưa lành hoặc máu tụ lại gây cản trở, cũng sẽ dẫn đến chảy máu sau khi đẻ.

Nhau thai bị sót, gây chảy máu nhiều thường hay xảy ra trong khoảng 10 ngày sau khi đẻ. Kèm theo với việc sót nhau thai, có cả tình trạng bề mặt nhau thai áp vào tử cung phục hồi trở lại không tốt dẫn đến chảy máu thì hay xảy ra trong khoảng 2 tuần sau khi đẻ. Thành tử cung bị cứa vào chỗ nứt rạn gây chảy máu thường xảy ra trong khoảng từ 2-3 tuần sau khi mổ đẻ.

Việc chảy máu sau khi đẻ không những gây ra thiếu máu, nặng hơn còn dẫn đến bị choáng,có người đồng thời bị viêm nhiễm. Vì thế phải tích cực đề phòng. Cần sinh đẻ có kế hoạch, chú ý giữ vệ sinh khi mang thai, định kỳ khám thai trước khi đẻ, phát hiện có vấn đề phải kịp thời giải quyết sớm, những điều kiện này rất quan trọng đối với việc phòng tránh chảy máu sau khi đẻ. Nếu bị chảy máu sau khi đẻ, lượng máu ra không dứt,có thể dùng cao ích mẫu hoặc thuốc kháng sinh, một mặt cầm máu, một mặt chống viêm nhiễm. Nếu nghi còn sót nhau thai, màng niêm mạc bong ra hoặc bề mặt nhau thai áp vào bề mặt phục hồi không tốt phải đi khám và nạo tử cung ngay.

182. Vì sao sản phụ phải tránh gió lạnh?

Đông y có câu "một chậu lửa trước thai, một cục nước đá sau khi đẻ". Sau khi đẻ chân khí của sản phụ bị tổn thương lớn, khí huyết không đủ, các mạch đều rỗng, hơi một chút không cẩn thận là sẽ bị bệnh. Đẻ xong, tuyến mồ hôi của sản phụ mở rộng lỗ, mồ hôi ra nhiều, gió lạnh khí lạnh rất dễ ngấm vào người qua những kẽ hở, có thể trực tiếp gây đau thần kinh hoặc do sau khi bị lạnh, nhiệt độ cơ thể hạ xuống, mạch máu co lại, gây ảnh hưởng đến việc cung cấp máu bình thường, vì việc tuần hoàn bị cản trở mà gây ra các chứng bệnh đau đầu, đau thắt lưng, đau chân...

Cho nên sau khi đẻ xong, sản phụ phải tránh gió lạnh. Vì thế cần ăn mặc thích hợp, mềm mại, giữ ấm, giường nằm không được kê ở chỗ có gió lùa (nhưng phải chú ý độ thoáng đảm bảo ánh sáng của cả phòng). Không được lau rửa chân tay bằng nước lạnh, càng không được tắm bằng nước lạnh. Ngoài ra, khả năng tiêu hóa của sản phụ kém, tốt nhất không ăn thức ăn sống lạnh, đẻ tránh bị trúng lạnh cản trở tuần hoàn máu, gây đau dạ dày hoặc đau bụng.

183. Phòng chữa trúng nắng sau khi đẻ như thế nào?

Sinh con vào mùa hè rất dễ bị trúng nắng, nhất là những sản phụ có sức khỏe yếu, có bệnh, mất nhủ hoặc thiếu nhủ, lao động mệt mỏi quá độ, phải nằm trên giường lâu dài, càng dễ bị trúng nắng. Sau khi bị trúng nắng, nhẹ thì miệng khát, đổ mồ hôi nhiều, buồn nôn, đầu váng, đau đầu, đau ngực, trong lòng hoảng hốt, người không còn sức...Nếu trúng gió khá nặng thì nhiệt độ cơ thể tăng lên, mạch đập nhanh và thở nhanh, mặt trắng bệch, ngừng ra mồ hôi, da không nóng.

Khi nhiệt độ cơ thể tăng lên cao thì xuất hiện các triệu chứng nguy cấp như sốt cao, hôn mê, co giật, huyết áp tụt và thở dốc. Nếu không kịp thời cứu chữa sẽ nguy đến tính mạng. Cho nên cần tích cực đề phòng tránh nắng sau khi đẻ. Trước tiên, không được đóng kín cửa sổ vào mùa hè nóng nực, không được mặc quần áo dày, đắp chăn dày, nên làm cho buồng ở thông gió, lưu thông không khí và tán nhiệt nhanh. Nhưng lại không được để gió lùa hoặc dùng quạt điện gió lùa, để tránh bị lạnh. Tiếp nữa, có thể dựng mái che ở ngoài cửa sổ, ngăn cản nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào, ở xa bếp lửa, để tránh bị nóng quá, khi mồ hôi ra nhiều, có thể uống nhiều nước sôi pha muối nhạt, có tác dụng rất quan trọng đối với việc chống trúng nắng sau khi đẻ.

184. Nguyên nhân bầu vú căng đau sau khi đẻ là gì? Nên xử lý như thế nào?

Sau khi sinh xong, sữa bắt đầu được tiết ra với một lượng lớn, đồng thời ống limpha ở tuyến vú va mạch máu căng lên, lúc này các tia sữa trong tuyến vú bị tắc, sẽ dẫn đến tình trạng bầu vú bị đầy sữa ứ đọng lại. Chính điều này có thể làm cho bầu vú bị căng đau.

Do tình trạng vú sữa bị căng đau ở mỗi người mỗi khác, có thể xử lý theo các phương pháp khác nhau. Nếu sản phụ cảm thấy tạm thời bầu vú bị cương lên hơi đau, nhưng dịch sữa vẫn tiết ra được thì không cần áp dụng biện pháp đặc thù, chỉ cần cho trẻ bú hoặc dùng tay nắn nhẹ vắt sữa ra là được. Nếu bầu vú bị cương đau, hơi cứng, có thể dùng nịt hút sữa hoặc cho trẻ bú là mềm dần. Nếu vú bị sưng to, sờ cứng cục rắn, khá đau, bề mặt da sưng lên mà nóng rực, đầu vú tụt vào thì có thể chườm nóng, xoa bóp từng chõ và chú ý giữ gìn đầu vú, chống bị nứt núm vú. Bầu vú sưng to, đau dữ dội, nóng rát, thậm chí phát sốt toàn thân thì nên chườm nóng, xoa bóp nhẹ vào xung quanh bầu vú, đầu vú nặn sữa ra, cũng có thể tiêm thuốc kích thích để ra sữa, 15 phút sau cho trẻ bú hoặc dùng nịt hút sữa hút. Lúc cần có thể dùng kháng sinh để chống viêm nhiễm hoặc dùng bài thuốc Đông y để thông sữa làm tan chỗ kết rắn lại.

185. Phòng trị viêm tuyến sữa như thế nào?

Bệnh viêm tuyến sữa thường hay xảy ra sau khi đẻ, đặc biệt là phụ nữ mới sinh con lần đầu, càng dễ bị viêm. Đó là bởi vì đầu vú của phụ nữ sinh con lần đầu khá mềm, rất dễ bị nứt thành những lỗ nhỏ khi trẻ bú mạnh, từ đó tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập vào. Ngoài ra, do lần đầu tiên tiết sữa, ống dẫn sữa của tuyến sữa không được thông lắm, sữa dễ bị tích lại trong các tổ chức xơ đệm của vú, cũng là môi trường để vi khuẩn sinh sôi phát triển, vì thế dễ gây viêm tuyến sữa.

Sau khi bị viêm tuyến sữa, sờ thấy u cục rắn cứng ở trong vú, lớp da bề mặt vú sưng đỏ, nóng rực, rát đau, nếu bị nặng thì còn bị phát sốt ,chứng viêm tiếp tục phát triển có thể nung thành mủ. Để phòng chống bị viêm tuyến sữa, việc chú ý giữ sạch bầu vú là rất quan trọng. Nếu đầu vú bị nứt, có thể lấy đầu vú bằng thủy tinh (hãy đến hiệu thuốc mua) chụp lên đầu vú, cho bú gián tiếp, để đầu vú không bị trẻ nhay trực tiếp,có thể giúp cho vết nứt nhanh chóng liền lại. Nếu lỗ tuyến sữa bị tắc, sữa ứ đọng lại trong bầu vú, có thể dùng tay xoa bóp nhẹ vào xung quanh bầu vú và đầu vú hoặc dùng lược gỗ chải nhẹ, giúp cho sữa ra ngoài (nhất thiết không được bóp mạnh) như vậy có thể phòng được bệnh viêm tuyến sữa nên ngừng cho trẻ bú ở bên vú bị viêm. Để sữa tiết ra không bị giảm đi, có thể dùng nịt hút sữa định kỳ hút sữa ra, đồng thời chườm lạnh khi mới bị viêm, cuối thời kỳ bị viêm thì chườm nóng, mỗi ngày chườm 3-4 lần và có thể tiêm kháng sinh với liều lượng thích hợp để chữa trị, cũng có thể nghiền thành bột hai vị Hoàng bá, Thạch cao uóng thuốc Đông y thanh nhiệt tiêu độc. Nếu vú bị nung mủ nên đến bệnh viện chích lấy hết mủ.

186. Phòng chống nứt núm vú và tụt đầu vú sau khi đẻ như thế nào?

Đầu vú bình thường phải nhô cao lên trên bề mặt vú, đặc biệt là sau khi mang thai, đầu vú càng to hơn, càng nhô hẳn lên. Nếu đầu vú tụt xuống thì ảnh hưởng đến việc bú sữa, nếu tụt sâu hẳn vào trong thì không thể bú được. Sữa bị tích đọng trong vú, còn có thể gây viêm tuyến sữa nên trong thời kỳ có thai nếu phát hiện thấy đầu vú tụt lõm vào nên hết sức cẩn thận. Nếu đầu vú hơi bị tụt vào trong, vào những tháng cuối thời kỳ mang thai, hàng ngày bạn có thể lấy tay kéo nhẹ đầu vú ra ngoài. Nếu đầu vú tụt sâu vào trong, dùng tay kéo mà không được có thể lấy nịt hút sữa hút sữa ra hoặc lấy đầu vú thủy tinh chụp vào cho bú gián tiếp. Một số phụ nữ do đầu vú bằng tịt, tụt vào trong khiến trẻ bú rất khó khăn, thời gian bú kéo dài mà bị nứt cổ vú. Việc bị nứt núm vú không những gây đau đớn khi cho trẻ bú mà còn dễ gây đọng sữa, nhiễm vi khuẩn từ ngoài vào, dẫn đến viêm tuyến sữa. Cho nên bắt đầu vào những tháng cuối có thai, phải phòng chống bị nứt núm vú. Mỗi ngày lau rửa sạch đầu vú từ 1-2 lần bằng xà phòng và nước, nắn đầu vú bị tụt, làm tăng độ bền của lớp da vú, nhẹ thì có thể tiếp tục cho trẻ bú hoặc cho bú thay đổi, gián đoạn hai bên vú. Sau mỗi lần bú lại bôi loại dầu cá 10% hoặc trộn 3 g phèn chua nghiền thành bột với 10ml dầu vừng, đem bôi đều lên trên, lấy băng tiêu độc phủ lên, khi cho bú lần sau thì rửa sạch. Nếu bị nặng có thể hút sữa ra bằng nịt hút sữa hoặc cho vú gián tiếp qua đầu vú thủy tinh...

con nua

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro