40. Các dạng khuyết tật vật đúc, các biện pháp khắc phục, sửa chữa
Sai lệch hình dáng, kích thước, khối lượng:
- Thiết hụt: hình dạng vật đúc ko đầy đủ, do trọng lượng KL lỏng ko đủ, nhiệt độ rót thấp, độ điền đầy của hợp kim thấp, hệ thống rót quá bé, thành quá mỏng…
- Lệch: là sự xê dịch phần này của vật đúc so với phần kia do lắp khuôn hoặc lõi, đặt mẫu ko chính xác
- Ba via: là phần thừa ra mà hình dáng ko có trong bản vẽ do kích thước ở những chỗ ráp khuôn hoặc lõi ko chính xác.
- Lồi: là những chỗ dầy ra trên vật đúc do khuôn khi đầm chặt ko đều bị tác dụng tĩnh của KL lỏng đẩy ra
- Vênh: là sự thay đổi hình dáng và kích thước của vật đúc khi đông đặc do ả/h của ứng suất bên trong hoặc do mẫu bị vênh…
- Sứt: là hình dáng hoặc kích thước của vật đúc bị hỏng do thao tác cơ học như dỡ khuôn, cắt đậu ngót, hơi, làm sạch, vận chuyển…
- Sai kích thước: kích thước tăng giảm so với bản vẽ
- Sai lệch khối lượng: sai lệch quá giới hạn cho phép
Khuyết tật mặt ngoài:
- Cháy cát: mặt ngoài xù xì do tác dụng tương hỗ giữa vật liệu làm khuôn hay vật liệu bao bọc
- Khớp: khe rãnh hoặc chỗ lõm xuyên thấu hay trên bề mặt vật đúc có mép tròn do các dòng kim loại trong khuôn ko dính vào nhau do đông đặc sớm
- Lõm: Những chỗ lõm vào có hình dạng và kích thước khác nhau ở trên bề mặt vật đúc do vỡ khuôn
- Ria: là những đường nổi lên ở trên mặt vật đúc do KL chui vào những đường nứt trên mặt khuôn và lõi
- Giọt hạt: những hạt KL ở trên bề mặt vật đúc
- Vẩy: lớp oxit phủ trên bề mặt vật đúc vì lớp KL mặt ngoài tiếp xúc với môi trường khí lò
- Xước: sự hư hỏng mặt ngoài vật đúc khi dỡ, cắt, vận chuyển vật đúc
Nứt:
- Nứt nóng
- Nứt nguội
Những lỗ hổng trong vật đúc
- Rỗ khí: là những lỗ nhỏ rất nhẵn, có hình dạng, kích thước khác nhau
- Rỗ co: là những lỗ nhỏ sần sùi bên trong vật đúc
Lẫn tạp chất
- Lẫn xỉ
- Lẫn cát
- Lẫn tạp chất phi kim
- Lẫn hạt
Sai tổ chức
- Sai cỡ hạt
- Biến trắng
- Thiên tích
- Sai cấu trúc
Sai thành phần hóa học và cơ tính
- Sai tphh do tính phối liệu sai
- Sai cơ tính do sai tphh hay sai tốc độ nguội
Biện pháp khắc phục
- Kiểm tra khuyết tật bên ngoài bằng mắt thường: dùng để phát hiện các dạng khuyết tật như: cháy cát, thiếu hụt, nứt, cong, vênh
- Kiểm tra khuyết tật bên trong:
+ Kiểm tra độ kín của vật đúc bằng pp thử nước, thử dầu hỏa để phát hiện vết nứt bên trong, dò rỉ do lỗ xốp
+ Các pp vật lý kiểm tra khuyết tật bên trong gồm: chiếu tia X, tia γ hoặc pp siêu âm, pp từ tính …
- Kiểm tra tổ chức KL: dùng kính hiển vi KL học ta có thể kiểm tra đc tổ chức KL vật đúc
- Kiểm tra cơ tính vật đúc: kiểm tra sức bền vật liệu (bền kéo, nén, độ cứng…)
Sửa chữa:
- Khuyết tật bề mặt tại những phần ko quan trọng đc sơn phủ bằng matit hoặc nhựa bakelit
- Khuyết tật bề mặt tại những chỗ quan trọng ddc sửa bằng cách hàn hơi hoặc hàn điện
- Với khuyết tật thiếu hụt lớn trong vật đúc có thể sửa chữa bằng cách rót thêm KL lỏng vào đó
- Với khuyết tật sai tổ chức, sai cơ tính có thể dùng pp nhiệt luyện
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro